You are on page 1of 48

GIÁO TRÌNH vẽ HÌNH HỌA

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ


HÌNH HỌA

Ngöôøi soaïn : Th.S HS HÙYNH QUANG CƯỜNG


1. Tên học phần:

Tên tiếng Việt: Hình Họa 1


Tên tiếng Anh: DRAWING AND BASIC COLOR

1. Mã môn học:

2. Số tín chỉ: 2 TC (LT: 00 tiết; TH: 60 tiết)

3. Phân bổ thời gian:

- Nghe giảng lý thuyết: 5 tiết (trên lớp)


- Vẽ nghiên cứu mẫu: 55 tiết
- Thực tập vẽ màu tại lớp: 30 tiết
4, Điều kiện tiên quyết: không
5, Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Cung cấp cho sinh viên nắm vững những kiến thức cơ
bản để thực hiện bài vẽ hình họa bằng chì. Nghiên
cứu mẫu và thể hiện bài vẽ chì tại lớp. Bên cạnh kiến
thức về hình khối môn học gíup các em những hiểu
biết căn bản về về cách pha màu và sử dụng màu.
6, Mục tiêu môn học

-Hiểu về cấu trúc khối cơ bản đến phức tạp


-Rèn luyện khả năng phân tích, so sánh, bao quát tổng thể về hình,
khối, tỷ lệ, ánh sáng và không gian.
-Sinh viên được gợi mở phát triển nhận thức về vẻ đẹp tạo hình,
ứng dụng - trong thiết kế như: sự hài hòa về tỷ lệ, vẻ đẹp về đặc tính
hình, các tổ hợp khối.
-Vận dụng kiến thức vào các bài học chuyên ngành.
7, Yêu cầu đối với Sinh viên:
-Tham gia đầy đủ các buổi học tại lớp
-Làm các bài tập tại nhà
-Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu
của môn học:
+ Bản vẽ, giấy canson, chì HB,2B, 3B, 4B, que đo,
tẩy.
+ Cọ, màu poster coulor, bản pha màu
8, BÀI TẬP KÝ HỌA VỀ NHÀ

• Ký họa tĩnh vật, số lượng 10 bài và 5 bài ký họa


thâm diễn, chất liệu chì, khổ giấy A4.

• Sinh viên làm việc độc lập ở nhà và đem bài cho
giảng viên duyệt hàng tuần.

• Cuối kỳ đóng thành tập chấm một cột điểm.


C. PHẦN NGHIÊN CỨU HÌNH HỌA
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA MÔN HÌNH
HỌA :

Nhận thức được vai trò của môn hình họa.

Hiểu và nắm vững những yêu cầu cơ bản quan trọng của một
bài nghiên cứu hình họa.

Hiểu biết về qúa trình làm việc khi vẽ hình họa.

Nâng cao khả năng diễn tả trong khi vẽ hình họa bằng ngôn
ngữ đặc trưng của nghệ thuật tạo hình .
II CÓ 5 YÊU CẦU CHÍNH:

1, BỐ CỤC: Sắp đặt hình vẽ trên tờ giấy sao cho đẹp,


thuận mắt.

2. DIỄN TẢ HÌNH KHỐI ÁNH SÁNG:


Yêu cầu chủ yếu và quan trọng là phải đúng hình,
khối, tỷ lệ và hệ thống sáng tối lớn, hòa sắc màu tổng
thể.

3. DIỄN TẢ KHÔNG GIAN TOÀN BỘ:


Phải có được cách nhìn tổng thể theo tương quan
chung toàn bộ các mối quan hệ của hình khối, tỷ lệ, hệ
thống ánh sáng, màu sắc nóng lạnh, trung thành với
không gian thực tế của mẫu.
4. DIỄN TẢ ĐẶC ĐIỂM:

Vận dụng những kiến thức về giải phẫu, phối cảnh, ánh sáng, màu
sắc… cộng với những hiểu biết kinh nghiệm sống nói chung để
nhấn mạnh rõ được đặc điểm bên ngoài, rồi từ đó diễn tả phần nội
tâm bên trong mẫu.

5. DIỄN TẢ CHẤT:

Sự khác biệt trong bút pháp khi diễn tả những chất khác nhau
nhưng phải thống nhất theo tương quan chung của bài vẽ.
III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ :

Bảng vẽ: Tốt nhất là bằng ván ép phẳng.

Giấy vẽ: Theo kích thước quy định của từng bài: A4, A3, A2, A1

Chất lượng giấy: Giấy trắng cứng, giấy Canson.

Que đo giây rọi: Giới thiệu và cách sử dụng.

Chất liệu: Chì đen.

Tốt nhất là 4 cây chì : HB, 2B, 4B, 6B .


B – chỉ về độ mềm, H – chỉ về độ cứng .
Caùch caàm buùt veõ:
- Cục gôm mềm, lưu ý cách dùng gôm không đơn
thuần để tẩy mà còn là một phương tiện để vẽ khá
quan trọng.

- Chọn góc độ để vẽ: Tùy theo sở thích và khả năng,


không nên chọn nhiều bài vẽ cùng góc độ.

- Khoảng cách từ mẫu đến chỗ vẽ: Tùy theo mẫu lớn
nhỏ mà xác định khoảng cách tốt nhất, hình sẽ bị
biến dạng theo độ cong của cầu mắt nếu khoảng
cách qúa gần hoặc nhìn không rõ chi tiết nếu ở qúa
xa.
CÁCH ĐẶT GÍA VẼ: Góc độ giữa người vẽ, giá vẽ và mẫu không nên vượt
qúa 90 độ. Tốt nhất là khoảng 45 độ (hình 1). Không nên đặt gía vẽ gần
nguồn sáng (bị tối) hoặc bị nguồn sáng chiếu thẳng trực tiếp vào giấy vẽ
(bị lóa mắt). ( hình 2) tổng thể.
Cách cầm bút vẽ:
CÁCH CẦM BÚT VẼ
Cách cầm dây dọi, que đo
IV PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT:

Trước hết quan sát mẫu và toàn bộ không gian chung


quanh.

Nhận xét về hình, quy toàn bộ mẫu vào hình kỷ hà đơn


giản, so sánh độ chênh lệch về sáng tối, sắc độ đậm nhạt
của các hình.

Xác định nguồn sáng bóng đổ, hệ thống sáng tối lớn.

Nhận xét, so sánh kỹ đặc điểm về hình, chất của các


phần khác nhau trên mẫu. tổng thể.
V. Ý THỨC BỐ CỤC:
Nên ký họa để tìm bố cục sao cho cân đối, tỷ lệ tương
xứng với khuôn khổ tờ giấy. Hình không qúa lớn hay qúa
nhỏ, không bị lệch lên trên hay xuống dưới, hay lệch trái,
lệch phải, chừa những khoảng trống vừa phải hợp lý, chú
ý những điều cần tránh trong bố cục.
Lưu ý: Bố cục không đơn thuần là hình vẽ trên tờ giấy
thế nào cho đẹp, mà còn là sự phân bố của hệ thống sáng
tối, đậm nhạt hình khối đường nét, tổng thể.
CẤU TRÚC VỀ HÌNH THỂ, CÁCH SO
SÁNH TỶ LỆ, ĐO, PHÁC HÌNH
1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

Nhằm giúp cho học sinh nắm được cấu trúc của hình thể từ những
hình đơn giản nhất.

2. CẤU TRÚC CỦA HÌNH THỂ:

Mọi vật đều bắt đầu từ những hình đơn giản nhất như hình vuông,
hình chữ nhật, hình trụ, hình tròn, hình chóp…
Vd: Hình tròn là tiền thân của cái bình, cái hũ, cái đồng hồ…
3. CÁCH SO SÁNH TỶ LỆ , PHÁC HÌNH:
4. SẮC ĐỘ, MẢNG KHỐI CỦA MỘT VẬT THỂ:
Các loại bóng tô
5. CÁCH XÁC ĐỊNH MỘT HÌNH KHỐI TRONG KHÔNG
GIAN:

Phải xác định vị trí của đường chân trời và 2 điểm tụ nằm trên
đường chân trời, từ đó ta có thể vẽ được nhiều vị trí của một
vật .
Cách dựng một khối hình trụ và hình chóp:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI VẼ

You might also like