You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bộ môn Giải phẫu bệnh

GIỚI THIỆU MÔN


HỌC
Kết quả Pretest
GPB ĐẠI CƯƠNG
• Số tín chỉ: 01 (Đối với K43)
• Đối tượng: sinh viên năm 1- 2-
3
• Phân bổ thời gian
+ Lý thuyết: 100%
Lý thuyết
• Thuyết trình
• Sinh viên chuẩn bị bài trước
• Sinh viên dự lý thuyết tối thiểu 80% số
tiết
Kiểm tra
HÌnh thức thi Trắc nghiệm:
• Đánh giá cuối học phần theo quy chế
• 1. điểm pretest 10% ( có 03 bài, mỗi bài 10 câu)
• 2. điểm giữa kỳ 20% (15 câu hỏi)
• 3. điểm cuối kỳ 70% (30 câu hỏi)
• Điều kiện: sinh viên phải đạt điểm trung bình là 4 điểm mới qua môn
Tài liệu học
tập
Sách tham khảo:
• Giải phẫu bệnh học – NXB Y học (2007)
• Bài giảng giải phẫu bệnh Phạm Ngọc Thạch 2015

• Pathologic basis of deseases, 9th edition, Robbins and Cotran, 2015


Bộ môn Mô- Bệnh học - Đại học Y dược Hải Phòng

Địa điểm: Tầng 7 nhà B


Nhân lực: tổng số 17 nhân viên bao gồm 11 GV, 4 KTV

Trưởng bộ môn: Th.S Phạm Thị Thu Thủy


NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1- Đại cương về giải phẫu


bệnh 2- Sự phát triển giải
phẫu bệnh
3 Đối tượng nghiên cứu của
giải phẫu bệnh

4 Phương pháp nghiên cứu của giải phẫu bệnh


5 Nhiệm vụ của ngành giải phẫu bệnh
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU BỆNH

1. Định nghĩa:

“Giải phẫu bệnh là ngành khoa học nghiên cứu các tổn thương, cả về
hình thái và cơ chế.”

Trước mỗi loại bệnh tật, giải phẫu bệnh sẽ cho biết nguyên nhân, biến
đổi hình thái, tiến triển của bệnh, đối chiếu các biến đổi hình thái của tế
bào, mô hay cơ quan với triệu chứng của người bệnh trên lâm sàng.
2. Tên gọi:
Pathology
- Nguồn gốc tên giải phẫu bệnh : Anatomy pathology
- Tên gọi tắt: Ana-pathology, Anapath
+ Ở nước ngoài: Sinh lý bệnh và Giải phẫu bệnh được ghép
chung trong môn bệnh học (Pathology)
+ Ở Việt Nam: Tách riêng hai môn học GPB và SLB. Tuy tên
gọi là “Pathogoly” xong môn Giải phẫu bệnh có xu hướng
thiên về mô tả hình thái tế bào, mô và cơ quan bị bệnh.
II. SỰ PHÁT TRIỂN GIẢI PHẪU BỆNH
GPB phát triển cùng với sự phát triển của y học nói chung, được chia
làm 4 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn giải phẫu bệnh kinh nghiệm (trước năm 1850)
- Mô tả tổn thương của bệnh tật là chủ yếu mà không giải thích được tổn
thương.
2.2. Giai đoạn giải phẫu bệnh bệnh căn (từ 1850-1900)
- Bắt đầu tìm ra nguyên nhân và cơ chế của các tổn thương.
- Thời kỳ của Rudolf Virchow (1821-1902), nhà bệnh học người Đức,
cuốn “Bệnh học tế bào” do ông viết năm 1858 được xem là cơ sở của
môn giải phẫu bệnh hiện đại.
Rudolf Virchow (1821-1902),
“Nhà giải phẫu bệnh, cuối cùng cũng thành
công…”
II. SỰ PHÁT TRIỂN GIẢI PHẪU BỆNH

2.3. Giai đoạn giải phẫu bệnh kinh điển (1900-1950):

- Đây là giai đoạn ngành giải phẫu bệnh phát triển với các kỹ thuật chuyển

đúc nến, cắt mảnh mô học, các kỹ thuật nhuộm thông thường và đặc biệt

được quan sát với kính hiển vi quang học.


II. SỰ PHÁT TRIỂN GIẢI PHẪU BỆNH

2.4. Giai đoạn giải phẫu bệnh học hiện đại (từ 1950 cho đến nay):

- Đặc biệt trong khoảng vài ba chục năm gần đây những tiến bộ to lớn

về kính hiển vi điện tử, về gen, về hóa tổ chức, hóa mô miễn dịch, sinh

học phân tử,... kết hợp với lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh đã giúp cho

thầy thuốc chẩn đoán được chính xác và cặn cẽ hơn nhiều bệnh tật, đặc

biệt là các bệnh ung thư.


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Tế bào, mô và cơ quan bị bệnh ( trên cơ thể người)
- Nói tóm gọn là người bệnh.
2. Động vật thực nghiệm
- Chủ động gây ra một dạng bệnh lý nào đó trên động vật để tìm ra
nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh. Từ đó góp phần điều trị, tiên
lượng và phòng bệnh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA GIẢI PHẪU
BỆNH
4.1. Quan sát đại thể
- Quan sát và mô tả các đặc điểm tổn thương của các cơ quan, bộ phận
trên cơ thể người chết; Bệnh phẩm trên cơ thể người sống bao gồm:
Hình dạng, kích thước, màu sắc, mật độ, ranh giới...
4.2. Quan sát vi thể
- Mô tả các tổn thương của tế bào (tế bào bệnh học) và mô trên cơ thể
người sống (sinh thiết); người chết (tử thiết) thông qua kính hiển vi,
ảnh quét tiêu bản,…
4.3. Liên hệ đối chiếu tổn thương vi thể với đại thể, đối chiếu tổn
thương với triệu chứng lâm sàng.
Bạn đã từng nghe: Bệnh U nang buồng
trứng???
4.4. Cách thức tiến
hành
Chủ yếu là các cách thức để phục vụ cho quan sát vi thể, bệnh phẩm được
lấy ra khỏi cơ thể và được xử lý (cắt lọc, cố định, chuyển, đúc, nhuộm...)
để bác sỹ GPB có thể quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi và đưa ra chẩn
đoán chính xác về bệnh.
Xét nghiệm tế bào học:
Nhận xét sự thay đổi hình thái của tế bào trong việc phát hiện và chẩn đoán một
số bệnh:
+ Xét nghiệm tế bào học bong (phiến đồ cổ tử cung)
+ Xét nghiệm tế bào học bằng phương pháp áp (apposition): Vết thương hở
+ Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Áp dụng với những vị trí kim
chọc rò có thể tới được (tuyến giáp, tuyến vú, hạch ngoại vi, tổ chức dưới da,…)
+ TB dịch rửa (dạ dày, phế quản), dịch các màng (phổi, bụng, tim)
Phiến đồ cổ tử cung
(Pap smear)
Mẫu thu được
vừa làm
phiến đồ
CTC, hoá
miễn dịch tế
bào, xác định
nhiễm vius
HPV,…
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (tuyến giáp)
Chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm
4.4. Cách thức tiến hành
-(tiếp)
Xét nghiệm mô bệnh học:
+ Bệnh phẩm trên người sống gọi là sinh thiết, được lấy bằng cách sinh
thiết bằng kim nhỏ (mẫu mô lấy được dạng dải nhỏ)(A), bấm sinh thiết
nhỏ qua nội soi (thực quản, dạ dày, phế quản,…) (B), phẫu thuật (C).
+ Các mô bệnh nói chung được nhuộm thường quy (Hematoxylin &
Eosine), các thuốc nhuộm khác (P.A.S; sudan III,…) hoặc các phương
pháp khác (hoá mô miễn dịch, men học, sinh học phân tử,…) nhằm mục
đích cuối cùng là chẩn đoán đúng bệnh, giúp quyết định và lựa chọn
phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
- Sinh thiết bằng kim nhỏ (A): Cách thức giống với chọc hút tế bào bằng
kim nhỏ, nhưng đường kính kim chọc sinh thiết thường lớn hơn.

Nội soi bang quang qua niệu đạo, nếu cần Sinh thiết tuyến tiền liệt (vùng nghi ngờ ung
thiết thư)
Sinh thiết Sinh thiết
vú thận
- Bên cạnh siêu âm, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cao cấp cũng rất hữu
ích trong việc hỗ trợ lấy mẫu bệnh phẩm (CT scan, MRI,…)

Sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn của CT Scanner


- Mẫu sinh thiết nhỏ (B):
+ Qua nội soi dạ dày, đại tràng, phế quản,…
+ Sinh thiết da bằng dụng cụ chuyên dụng (khoét 1 lỗ thủng)
- Các bệnh phẩm phẫu thuật (Mổ nội soi, mổ mở, tiểu
phẫu…) (C)

Phổi Ung thư gan


Thận đa nang
Mổ nội soi cắt
U tuyến yên
4.4. Cách thức tiến hành
-(tiếp)
Khám nghiệm tử thi:
+ Phẫu tích trên người chết để tìm kiếm và mô tả tổn thương, lấy bệnh
phẩm làm xét nghiệm (máu, phân, nước tiểu, chất nôn, dịch, mô bệnh,
…) để xác định nguyên nhân gây chết.
+ Bệnh phẩm cắt ra từ người chết gọi là tử thiết, được lấy từ cơ quan bị
bệnh/nghi ngờ bị bệnh trên người chết. Mẫu mô tử thiết được xử lý
tương tự mô sinh thiết.
Tại VN, việc khám nghiệm tử thi thường
được cơ quan y pháp và công an phụ trách
V. NỘI DUNG CỦA MÔN GIẢI PHẪU BỆNH
Gồm hai phần: phần đại cương và phần phủ tạng
5.1. Giải phẫu bệnh đại cương: (Y1)
Khám phá và giải thích các cơ chế bệnh lý cơ bản.
Bao gồm:
- Các tổn thương tế bào và mô;
- Bệnh học viêm, bệnh học khối u
5.2. Giải phẫu bệnh cơ quan (Y2, Y3,…)
- Bệnh về tổn thương riêng lẻ của từng cơ quan, hệ thống như: Hệ thống
tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bộ máy thần kinh ...
VI. NHIỆM VỤ CỦA GPB
1. Chẩn đoán bệnh
- Việc áp dụng các kiến thức mới: các phân loại mô bệnh học mới và áp
dụng các kỹ thuật mới như hóa mô miễn dịch, giúp cho giải phẫu bệnh có
những kết luận chính xác và khách quan hơn.
- Các kỹ thuật tế bào hỗ trợ cho lâm sàng như FNA cũng rất hữu ích
trong thực hành lâm sàng; xét nghiệm tế bào và dịch cơ thể cũng hết sức
quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán bệnh ung thư. Chẩn đoán và sàng
lọc phát hiện sớm ung thư.
VI. NHIỆM VỤ CỦA GPB

6.2. Đào tạo cán bộ y tế


- Giải phẫu bệnh là một trong những môn cơ sở quan trọng trong bộ ba
hình thái học, và còn là môn học được đào tạo để giúp cho các bệnh
viện xây dựng và phát triển khoa giải phẫu bệnh, đào tạo nhân lực có
trình độ và đạo đức nhằm phục vụ đắc lực cho chẩn đoán và sàng lọc
phát hiện sớm ung thư.
VI. NHIỆM VỤ CỦA GPB

6.3. Nghiên cứu y học


- Tham gia vào các nghiên cứu với lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm
sàng khác. Kết hợp, đối chiếu kết quả để đưa ra kết luận cuối cùng có tính
khoa học, khách quan và chuyên môn cao.
6.4 Xây dựng một nền y học dân tộc và khoa học
- Cùng với các chuyên ngành khác, giải phẫu bệnh học tham gia nghiên cứu
xác định các đặc điểm riêng về bệnh tật của người Việt Nam.

You might also like