You are on page 1of 61

01

Phát triển ĐHQGHN thống nhất trong đa dạng (One VNU), phù hợp
với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ;
thực hiện vai trò tiên phong và nòng cột trong đổi mới giáo dục đại
học Việt Nam.

2
02

Xây dựng đại học nghiên cứu tiên tiến, vừa là mục tiêu vừa là động
lực để tăng cường các nguồn lực, phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa
học và công nghệ đỉnh cao phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo và sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3
03

Phát huy sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực, nâng cao tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm xã hội và sáng tạo của các đơn vị; đẩy mạnh liên
thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị trong ĐHQGHN với
các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương và các đối tác nước ngoài để
tạo các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo.

4
04

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển theo chiều rộng và vun cao; Ưu tiên
đầu tư trọng tâm, tạo bước đột phá để tăng quy mô các chương trình
đào tạo tài năng, CLC, SĐH và các ngành mới có tính liên ngành cao,
đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực bậc cao của đất nước.

5
05
Phát triển toàn diện và bền vững; tập trung phát triển khoa học cơ
bản đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ cộng đồng,
gắn kết chặt chẽ khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên
và công nghệ; Lựa chọn, đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu
khoa học trọng điểm, mũi nhọn để tạo các sản phẩm KH&CN chủ
lực, mang thương hiệu ĐHQGHN, tham gia bảo vệ trực tiếp vào hệ
thống đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

6
7
8
9
10
Quy mô các bậc đào tạo hợp lý, phù hợp với lộ trình phát
triển và tiêu chí đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; đặc
biệt là các tiêu chí về tỷ lệ quy mô đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

11
Tiên phong trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực
tài năng, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; ưu tiên đào tạo
nguồn nhân lực đất nước có nhu cầu trong khu vực dịch vụ dựa
trên nền tảng ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ
hiện đại có mức độ sẵn sàng cao.

12
Đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy, theo hướng hiện đại,
tích hợp, “cá thể hóa” trên nền tảng công nghệ thông tin, lấy
người học làm trung tâm, gắn lý thuyết với thực hành, thực
nghiệm.

13
Thiết lập được cơ chế liên thông và trao đổi tín chỉ với các
trường đại học lớn trong khu vực và trên thế giới. Sinh viên tốt
nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ
nơi nào trong nước và quốc tế.

14
Triển khai các nghiên cứu thể hiện trách nhiệm quốc gia của
ĐHQGHN, tham gia giải quyết được những vấn đề trọng yếu
trước mắt và lâu dài ở hầu hết các lĩnh vực, phục vụ phát triển
bền vững đất nước.

15
Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của ĐHQGHN đạt
tiêu chí của đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; Thiết lập
được hệ sinh thái nghiên cứu, sáng tạo, khởi nghiệp với sự tham
gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, tổ chức.

16
Khoa học xã hội và nhân văn và khoa học quản lý giáo dục tập
trung nghiên cứu, luận giải những vấn đề hệ trọng của đất nước
mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra.

17
Phát triển một số lĩnh vực liên ngành giữa khoa học tự nhiên với
khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn
phục vụ phát triển bền vững.

18
Thiết lập mô hình tổ chức và quản trị đại học thông minh đáp
ứng hội nhập quốc tế và xếp hạng đại học. Thực hiện chuyển đổi
số toàn diện trong mọi hoạt động của ĐHQGHN; vận hành thống
nhất và đồng bộ hệ thống dữ liệu số - thông tin số - tri thức số
dùng chung, liên thông phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản
trị, chỉ đạo, điều hành và đổi mới hoạt động giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học

19
Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ khoa học trình độ
cao phù hợp với tiêu chí đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo;
Thu hút được các học giả trong nước và quốc tế có trình độ cao
đến giảng dạy và nghiên cứu dài hạn tại ĐHQGHN theo các cơ
chế tài chính đặc thù, các chương trình, dự án nghiên cứu hợp tác
quốc tế gắn với nguồn lực thực hiện và cam kết sản phẩm đầu ra

20
Thiết lập được cơ chế gắn kết bền chặt với các đối tác khoa học,
đối tác đào tạo, các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế; Tăng
cường kết nối với hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, phát
triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên
cứu phối hợp với nước ngoài, gia tăng tiềm lực khoa học và công
nghệ của ĐHQGHN

21
Nâng cao mức độ quốc tế hóa của các chương trình đào tạo; Thu
hút được sinh viên quốc tế; Lan tỏa được hình ảnh, danh tiếng
ĐHQGHN trong các diễn đàn khoa học, diễn đàn kinh tế - xã hội
lớn, có uy tín trong nước và quốc tế

22
23
24
Thiết lập các mô hình hợp tác nghiên cứu phát triển và
1 đổi mới; chủ trì thực hiện các chương trình lớn về Khoa
học và Công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia.

25
Thực hiện các nghiên cứu và các chương trình giáo dục
2
cấp quốc gia về văn hóa, xã hội, kinh tế, dân sinh.

26
Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
3 dựa trên việc phát triển nền tảng sở hữu trí tuệ thông
qua chủ trì các chương trình quốc gia, nghiên cứu, đăng
ký và bảo hộ tài sản trí tuệ.

27
Tiên phong dẫn dắt hệ sinh thái đổi mới và chuyển đổi
số trong hệ thống giáo dục trên cơ sở cung cấp các dịch
4 vụ, chứng chỉ nền tảng, quản lý chất lượng và tham gia
chương trình chuyển đổi số giáo dục quốc gia, chú trọng
e-learning và blended learning.

28
Triển khai nghiên cứu các xu hướng khoa học, công
5 nghệ và đổi mới sáng tạo cũng như sự phát triển kinh tế
xã hội tương lai để tham gia hoạch định và chủ trì các
chương trình quốc gia về KH&CN.

29
Triển khai các phòng thí nghiệm trọng điểm trong một số lĩnh
vực mũi nhọn đặc biệt là các mô hình liên ngành như công
6 nghiệp vũ trụ; y – sinh – tin; nông nghiệp linh hoạt công nghệ
cao, chú trọng giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, thất
nghiệp, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, ô nhiễm môi
trường…

30
31
1 Đảm bảo các nguồn lực phục vụ đào tạo cá thể hóa.

32
Phát triển các chương trình đào tạo, đổi mới phương thức
2 đào tạo theo hướng cá thể hóa.

33
Phát triển môi trường và không gian học tập và giảng dạy
3 cho người học, giảng viên và nghiên cứu viên.

34
Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo đẩy mạnh công tác
4 đánh giá, kiểm định, đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc
tế.

35
36
Phát triển danh tiếng của ĐHQGHN, của các chương trình
1 ĐHQGHN và của con người ĐHQGHN như một môi trường
giáo dục đại học mẫu mực.

37
Gắn kết danh tiếng ĐHQGHN với các chương trình mang tính
2 ảnh hưởng xã hội cao như các đề án chiến lược, đề án xã hội
số, hạ tầng số, tri thức số của quốc gia.

38
Tận dụng môi trường số và khuôn viên Hòa Lạc đẩy mạnh
các hoạt động kết nối hiệp đồng giữa các đơn vị trực
3 thuộc/thành viên và giữa các cá nhân thành viên của
ĐHQGHN xây dựng các cộng đồng gắn kết với ĐHQGHN.

39
Triển khai chương trình thu hút và nuôi dưỡng nhân tài
4 ĐHQGHN; Bồi dưỡng đào tạo tài năng trẻ và các nhà
nghiên cứu trẻ dựa trên chế độ đãi ngộ xứng đáng.

40
5 Xây dựng và phát triển mạng lưới cựu sinh viên
ĐHQGHN.

41
42
Cải cách quản trị theo hướng quản trị hiệu năng (KPIs) dựa
1 trên dữ liệu hướng tới các bảng xếp hạng quốc tế.

43
Chuyển đổi số ĐHQGHN hướng tới OneVNU song song
2 với thúc đẩy cải cách hành chính bảo đảm tính công khai,
minh bạch, trách nhiệm giải trình, đồng thời nâng cao năng
lực quản trị chất lượng, quản trị rủi ro.

44
Triển khai các chương trình liên ngành, xuyên ngành dựa
3 trên sự phối hợp của các đơn vị trong ĐHQGHN tạo ra
những giá trị gia tăng mới trong đào tạo và nghiên cứu
khoa học.

45
Quản trị thống nhất trải nghiệm của người học, giảng viên,
4 cán bộ về ĐHQGHN thông qua các hệ thống quản trị đại
học số tích hợp và xuyên suốt.

46
5 Xây dựng và phát triển mạng lưới cựu sinh viên
ĐHQGHN.

47
48
Quy mô đào tạo đại học
Số lượng SV đào tạo đại học 35 600 50 000 60 000

Quy mô giảng viên


Tỷ lệ giảng viên trên tổng quy mô đào 18 15 15
tạo đại học và sau đại học (tỷ lệ giảng
viên / sinh viên)
49
Trình độ giảng viên
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên 57% 70% 80%
tổng số giảng viên cơ hữu

Uy tín giảng viên


Tỷ lệ giảng viên có chức danh 19% 25% 30%
GS, PGS trên tổng số giảng viên cơ
hữu

50
Quy mô đào tạo sau đại học
Tỷ lệ đào tạo sau đại học (thạc sĩ và 57% 70% 80%
tiến sĩ) trên tổng quy mô đào tạo

Tỷ lệ đào tạo tiến sĩ trên tổng quy mô 3.3% 5% 7%


đào tạo

Việc làm của người học


Tỷ lệ người học tốt nghiệp đại học có 82% 95% 98%
việc làm sau 12 tháng

51
80% CTĐT
Kiểm định chất lượng ĐH được KĐ
100% ĐH
91% ĐH
Tỷ lệ CTĐT hệ ĐH và ThS được kiểm 20% CTĐT
3% ThS
định và đánh giá chất lượng trên tổng ThS được KĐ 100% ThS
số các CTĐT ĐH và TS phù hợp với
quy định về KĐCL 10% ĐGDC

52
Công bố trong nước
Trung bình số công trình hoa học công 35 600 50 000 60 000
bố xuất bản trong nước trên tổng số
cán bộ khoa học / năm

Công bố trong nước


Trung bình số công trình khoa học công 18 15 15
bố trên CSDL ISI và Scopus trên tổng
số cán bộ khoa học / năm
53
Chất lượng công bố quốc tế
Tỷ lệ công bố khoa học trong CSDL 50% 60%
Scopus thuộc nhóm Q1, Q2 trên tổng
số công bố thuộc Scopus

Nguồn thu cho hoạt động KHCN


Tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các
hoạt động khoa học và công nghệ, đổi
mới sáng tạo, chuyển giao tri thức, 15% 20%
thương mại hóa sản phẩm khoa học và
công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp trong
3 năm gần nhất đạt 15% tổng thu

54
Sở hữu trí tuệ
50 100 150
Số đơn đăng ký giải pháp hữu ích,
sáng chế được chấp nhận hợp lệ / năm

Số doanh nghiệp khởi nghiệp


Số doanh nghiệp khởi nghiệp mở mới / 4 25 50
năm của đơn vị, cán bộ khoa học, sinh
viên và cựu sinh viên

55
Môi trường đào tạo gắn với
nghiên cứu và ứng dụng
Tỷ lệ các ngành đào tạo đại học có đủ 75% 90%
(i) PTN, trung tâm nghiên cứu, cơ sở
phục vụ thực hành, thực tập (ii) các
hoạt động KH&CN, chương trình/dự
án/đề tài nghiên cứu gắn với lĩnh vực
đào tạo

56
Tài nghiên số
Tỷ lệ học liệu bắt buộc trong các học 4.6 100% 100%
phần đào tạo được số hóa

Môi trường đào tạo trực tuyến


Tỷ lệ học phần được tổ chứ giảng dạy 10%-20% 20%
theo tiếp cận đào tạo kết hợp (blended
learning) của mỗi CTĐT
57
Thủ tục hành chính trực tuyến
Tỷ lệ các thủ tục hành chính được thực 100% 100%
hiện hoàn thành (mức 4) thông qua hệ
thống thông tin trực tuyến

58
Sinh viên quốc tế
Tỷ lệ sinh viên có quốc tịch nước ngoài 2% 10% 15%
đến học tập (từ cấp độ có chứng nhận,
trao đổi ngắn hạn, tới học tập toàn
khóa) / tổng quy mô đào tạo

59
Giảng viên quốc tế
Tỷ lệ giảng viên có quốc tịch nước 7% 10% 15%
ngoài (đến giảng dạy tối thiểu 01
chuyên đề hoặc có thời gian giảng dạy
hoặc nghiên cứu tại trường liên tục tối
thiểu 3 tháng) trên tổng quy mô giảng
viên

Hợp tác quốc tế về nghiên cứu


Tỷ lệ công bố ISI / Scopus có hợp tác
67% 70% 75%
quốc tế

60
61

You might also like