You are on page 1of 8

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI … (hoạt động nghiệp vụ theo vị trí tuyển dụng)

(Phục vụ cho Bài thi phỏng vấn nghiệp vụ chuyên ngành)

Họ và tên (chữ in hoa):


Ngày tháng năm sinh:
Đơn vị công tác:
Vị trí tuyển dụng:

……., tháng …. năm 2024


KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI … (hoạt động nghiệp vụ theo vị trí tuyển dụng)

Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Đơn vị công tác:
Trình độ chuyên môn:
Ngày tháng năm cấp bằng cao nhất: Chuyên ngành:

I. MỞ ĐẦU
II. MÔ TẢ CÔNG VIỆC (Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tuyển dụng, mô
tả công việc theo vị trí tuyển dụng)
Chức năng nhiệm vụ
+ Chức năng:
Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế có chức năng tham mưu
giúp Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ khoa
học và công nghệ, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; công tác hợp tác quốc tế về
đào tạo.
+ Nhiệm vụ:
Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường:
- Chủ trì, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn và
hằng năm về các chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ và bảo vệ môi
trường sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Trình Hiệu trưởng phê duyệt ban hành quy chế quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ của Trường;
- Chủ trì, phối hợp với các Khoa, Bộ môn xây dựng dự án tăng cường năng
lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Phối hợp với Ban quản lý dự án lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu các
dự án mua sắm, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu
khoa học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với Ban quản lý dự án tổ chức đấu thầu, trình duyệt kết quả đấu
thầu trang bị mua sắm các vật tư, thiết bị thuộc dự án; tiếp nhận, bàn giao và
thực hiện chuyển giao công nghệ cho đơn vị tiếp quản sử dụng;
- Phối hợp với các Khoa, Bộ môn, đơn vị hướng dẫn tổ chức các hoạt động
nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên;
- Tổ chức đăng ký đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Trường, trình
Hiệu trưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học công nghệ, phổ biến các tiêu
chuẩn, các quy trình, quy phạm, công nghệ mới có liên quan đến lĩnh vực
đào tạo của Trường;
- Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ môi
trường; tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác ứng dụng, chuyển giao công
nghệ vào thực tiễn;
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về đào tạo, khoa học công nghệ và bảo
vệ môi trường;
- Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đánh giá, công nhận khả năng
hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và
công nghệ của Nhà trường; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở trong nước và quốc tế;
- Phối hợp với Ban biên tập Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao
thông tổ chức quản lý, xuất bản Tạp chí theo quy định.
Công tác hợp tác quốc tế:
a) Hợp tác quốc tế về đào tạo:
- Nghiên cứu, đề xuất các chương trình đào tạo quốc tế và chất lượng cao
bậc đại học, sau đại học;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng nội dung,
chương trình đào tạo hợp tác quốc tế và chất lượng cao bậc đại học, sau đại
học;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thành lập, tổ chức các lớp học
thuộc các chương trình đào tạo quốc tế và chất lượng cao;
- Tư vấn và tổ chức du học quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp, tham gia tổ chức, quản lý các lớp đào tạo bằng tiếng nước ngoài;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện
các chương trình đào tạo dự bị đại học, tiền du học, ngoại ngữ; đào tạo ngắn
hạn theo quy định.
b) Công tác hợp tác quốc tế khác:
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo, trình Hiệu
trưởng quyết định cử cán bộ, giảng viên đi học tập, công tác, đào tạo dài
hạn, ngắn hạn tại nước ngoài;
- Chuẩn bị nội dung, tổ chức tiếp đón và làm việc với các đoàn khách quốc tế
đến làm việc với Trường. Là đầu mối liên hệ với: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Đại sứ quán, cơ quan đại diện
các nước để cử giảng viên và cán bộ quản lý đi đào tạo, công tác ở nước
ngoài;
- Chủ động liên hệ, lựa chọn đối tác thích hợp, tổ chức, thực hiện các dự án
quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các dự án hỗ trợ kỹ
thuật; tiếp nhận, khai thác nguồn viện trợ; tổ chức các lớp tập huấn, hội
nghị, hội thảo quốc tế.
Các nhiệm vụ khác:
- Quản lý tài sản, quản lý cán bộ viên chức và người lao động của Phòng
theo phân cấp của Hiệu trưởng;
- Hằng tháng báo cáo kết quả nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác
tháng tại hội nghị giao ban hoặc bằng văn bản trình Hiệu trưởng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Mô tả công việc Chuyên viên về quản lý khoa học và công nghệ (theo QĐ
số…)
- Chủ trì, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế
hoạch công tác và kế hoạch tài chính hàng năm về các chương trình, nhiệm
vụ khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sau khi được Hiệu trưởng phê
duyệt;
- Trình Hiệu trưởng phê duyệt ban hành quy định hoạt động khoa học và
công nghệ của Trường;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và thực hiện các dự
án đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ bằng nguồn vốn trong và ngoài nước;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các dự án mua sắm, tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học
bằng nguồn vốn hợp pháp của Trường;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận, bàn giao và quản
lý tài sản trang thiết bị theo các quy định hiện hành;
- Tư vấn hỗ trợ các khoa, đơn vị triển khai các hoạt động nghiên cứu, hội
nghị, hội thảo và các hoạt động nghiên cứu khoa học cho học viên, sinh viên;
- Tham mưu thành lập, quản lý và hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên
cứu mạnh trong Trường hoạt động hiệu quả;
- Tổ chức đăng ký đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Trường, trình
Hiệu trưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học công nghệ cấp Trường, phổ biến
các tiêu chuẩn, các quy trình, quy phạm, công nghệ mới có liên quan đến lĩnh
vực đào tạo của Trường;
- Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ môi
trường; tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý ứng dụng, chuyển
giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất;
- Phối hợp lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đánh giá, công nhận
khả năng hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và
công nghệ của Nhà trường; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở trong nước và quốc tế;
- Là đầu mối làm việc và báo cáo hoạt động khoa học công nghệ với: Bộ
Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vụ Khoa học công
nghệ - Bộ Giao thông vận tải; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ
Giáo dục và Đào tạo; Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương nơi Trường
đặt cơ sở đào tạo;
- Phối hợp với Ban biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Giao thông của
Trường tổ chức quản lý, xuất bản theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Phòng giao
III. ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ
TRƯỜNG VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG
+ Sứ mạng:
“Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải có sứ mạng đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh
vực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát
triển của ngành Giao thông vận tải và của đất nước, phù hợp với xu thế phát
triển quốc tế, hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và trên
thế giới”.
+Tầm nhìn:
Đến năm 2030, có một số ngành đào tạo ngang tầm với các trường đại học có
uy tín trong khu vực và trên thế giới; là trung tâm nghiên cứu khoa học ứng
dụng, chuyển giao công nghệ mới và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giao
thông vận tải.
Đến năm 2045, chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Trường, trở thành
trường đại học thông minh, trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giao thông vận tải
+ Giá trị cốt lõi:
Đoàn kết - Trí tuệ - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển bền vững
Đoàn kết: Tập thể sư phạm Nhà trường là một khối thống nhất, đồng tâm
nhất trí vì sự phát triển của Nhà trường; luôn sẵn sàng hợp tác, chia sẻ mọi
nguồn lực trong công việc, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ; lợi ích của mỗi cá nhân trong Trường gắn liền với sự phát triển của
Nhà trường. Cựu sinh viên, học viên, sinh viên và các đối tác luôn là một
phần gắn bó chặt chẽ của Trường Đại học Công nghệ GTVT.
Trí tuệ và Đổi mới: Trường Đại học Công nghệ GTVT đề cao trí tuệ và đổi
mới sáng tạo, coi trí tuệ là tài sản và dùng đổi mới sáng tạo để: Tối ưu hóa –
Đơn giản hóa – Khác biệt hóa; xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu
thân thiện, đảm bảo và tạo điều kiện tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên, học
viên được tự do đổi mới sáng tạo, phát triển tư duy.
Hội nhập: Trường Đại học Công nghệ GTVT đẩy mạnh hợp tác với các
trường đại học, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm tạo điều
kiện tối đa cho cán bộ giảng viên, người lao động và học viên, sinh viên có
cơ hội tiếp cận và hội nhập với tiêu chuẩn của nền giáo dục đại học tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển bền vững: Các hoạt động của Trường Đại học Công nghệ GTVT
luôn hướng tới sự phát triển trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, phục vụ cộng
đồng, bảo đảm công bằng xã hội, tôn trọng các quyền con người, bảo đảm sự
bình đẳng giữa các thế hệ.
+ Triết lý giáo dục: Ứng dụng- Thực học- Thực nghiệp
Ứng dụng: Các chương trình đào tạo được Nhà trường xây theo định hướng
ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu
cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy
trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu của thực tiễn
sản xuất.
Thực học: Các chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo tỷ lệ thực hành,
thực tập trong trường và ngoài doanh nghiệp chiếm từ 40% trở lên; được tổ
chức dạy thật, học thật, thi thật.
Thực nghiệp: Các chương trình đào tạo được xây dựng gắn liền với nhu cầu
của doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo sinh viên được tuyển dụng
ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC (theo vị trí
tuyển dụng)
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

…………, ngày ….. tháng ….. năm 2024


Người trình bày
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lưu ý: MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY
1. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản
1.1. Khổ giấy và kiểu trình bày: Bản Kế hoạch được trình bày theo chiều
dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).
1.2. Định lề trang văn bản: Lề trên cách mép trên 20 mm; Lề dưới cách
mép dưới 20 mm; Lề trái cách mép trái 30 mm; Lề phải cách mép phải 20 mm.
2. Phông chữ
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt
Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode.
3. Số trang: Giới hạn số trang từ 10 đến 25 trang A4.
4. Yêu cầu về trình bày báo cáo:
4.1. Phần nội dung được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả
hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi
vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn
(paragraph) là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) là
1,3 dòng (multiple 1.3).
4.2. Số trang đánh ở giữa phía dưới, căn giữa mỗi trang giấy A4.
4.3. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần
trong tài liệu và có trình bày đầy đủ ban đầu. Nếu có nhiều chữ viết tắt thì phải
có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp thứ tự ABC) ở trang đầu của bản Kế
hoạch.
4.4. Bản Kế hoạch được đóng quyển, có bìa bên ngoài theo mẫu đính kèm.
Thí sinh chuẩn bị 04 quyển nộp cho hội đồng trước khi thi và 01 quyển nộp về
Phòng Tổ chức cán bộ (Phòng 303 nhà H1) trước ngày thi vòng 2 là 05 ngày
làm việc.
-----------------------------------------

You might also like