You are on page 1of 5

HỘI THẢO QUỐC TẾ VIETNAM ECONOMIST ANNUAL MEETING

(VEAM) 2022
Lần đầu tiên sau thời gian dài tạm dừng tổ chức vì đại dịch Covid-19, Hội nghị
VEAM năm 2022 được Trường ĐH Ngoại Thương (FTU), Trung tâm Nghiên cứu
Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia
Pháp (CNRS), và Trường kinh doanh IPAG (Cộng Hoà Pháp) đồng chủ trì tổ chức tại
Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội từ ngày 22/11 đến ngày 24/11/2022. Qua gần
15 năm xây dựng và phát triển, Hội nghị thường niên các nhà kinh tế Việt Nam đã và
đang trở thành diễn đàn học thuật uy tín hàng đầu dành cho giới nghiên cứu trên toàn
thế giới.
Giới thiệu Trường Đại học Ngoại Thương:
Ngày thành lập: 1960
Tên viết tắt: FTU
Địa chỉ: số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.
Sứ mạng: Phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri
thức.
Tầm nhìn: Trở thành đại học đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm các đại học hàng đầu
Châu Á.
Giá trị cốt lõi: Sáng tạo – Xuất sắc – Trách nhiệm - Bản lĩnh – Đa dạng – Hòa hợp
2.1. Phương pháp tổ chức hội thảo
Các phiên chính của hội thảo được tổ chức dưới cả 2 hình thức trực tuyến và trực
tiếp. Bên cạnh các phiên chính, hội nghị năm nay còn tổ chức chuỗi các hoạt động bên
lề.
2.2. Công tác tổ chức hội thảo
2.2.1. Chuẩn bị hội thảo
 Mục tiêu:
Hội nghị thường niên các nhà kinh tế Việt Nam (VEAM) được tổ chức hàng năm, là
nơi các nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu xã hội khác ở trong và ngoài Việt Nam
trình bày các bài báo, các chương trình nghiên cứu khoa học và học thuật của họ.
VEAM tạo cơ hội đối thoại nghiên cứu giữa các nhà kinh tế học Việt Nam với nhau
và với nghiên cứu sinh từ nhiều nơi trên thế giới để trao đổi ý kiến về kinh tế, chính
sách công,tài chính, quản lý và khoa học xã hội,... Hội nghị là nơi các diễn giả và
người tham dự tích cực thảo luận về các mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu và chia sẻ
kinh nghiệm, kiến thức nhằm hướng tới nâng cao và đào sâu tầm hiểu biết về các vấn
đề kinh tế và xã hội khác nhau ảnh hưởng đến Việt Nam cũng như phần còn lại của
thế giới.
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế đến từ Việt Nam, Ấn Độ và
Indonesia cùng hội tụ tại Đại học Ngoại thương (Hà Nội) để thảo luận các vấn đề kinh
tế ''nóng'', được dư luận quan tâm hiện nay như:
- Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các vấn đề tăng trưởng, lạm phát,
thương mại, đầu tư, thất nghiệp, an sinh xã hội, môi trường; Biến đổi khí hậu toàn cầu
với vấn đề năng lượng, sản xuất, đầu tư, và thích ứng của nền kinh tế; Biến động của
nền kinh tế toàn cầu và hàm ý cho sự phát triển của Việt Nam; Phát triển nguồn nhân
lực đối với vấn đề tăng trưởng, bất bình đẳng kinh tế - xã hội, nghèo đói; Can thiệp
phi tiền tệ để thúc đẩy các hành vi hướng tới phát triển bền vững…
- Bàn thảo và đề xuất giải pháp cho nhiều vấn đề của nền kinh tế hiện đại, dự đoán
những xu hướng và giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch.
 Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo
- Xác định thành phần tham dự Hội thảo “Gặp gỡ các nhà kinh tế Việt Nam thường
niên” (Vietnam Economists Annual Meeting - VEAM)
 Diễn giả chính của sự kiện:
1. Giáo sư Đỗ Quốc Anh (Khoa Kinh tế, Đại học Monash, Australia)
2. Giáo sư Nguyễn Văn Phú (EconomiX, Đại học Paris Nanterre, Pháp)
3. Giáo sư Luigi Mittone (Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Trento, Ý)
4. Giáo sư Robert Breunig (Viện Chính sách Thuế và Chuyển giao, Trường Chính
sách Công Crawford)
 Người chủ trì: GS Lê Văn Cường - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia
Pháp, Đại học Paris 1, Pantheon Sorbonne – Trường Kinh tế Paris, Pháp
 PGS, TS Lê Thị Thu Thủy - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Ngoại Thương
 TS Nguyễn Vân Hà - Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Ngoại
thương.
 TS Phạm Cẩm Anh - Giảng viên Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế trường
ĐH Ngoại thương
 GS Paul Glewwe - ĐH Minnesota (Hoa Kỳ)
 GS Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển
(DEPOCEN), Việt Nam.
 GS Trần Nam Bình - UNSW Sydney, Australia.
 TS Đào Ngọc Tiến - Đại học Ngoại thương (FTU), Việt Nam
 PGS, TS Nguyễn Đình Chúc Viện Phát triển bền vững khu vực, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam, Việt Nam.
 GS Phạm Văn Hoàng - Đại học Baylor, Hoa Kỳ.
 GS Phạm Công - Đại học Deakin, Australia.
 TS Đặng Hữu Mẫn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Việt Nam.
 Hội thảo cũng thu hút hơn 150 nhà nghiên cứu, học giả, chuyên gia, nhà khoa
học, hoạch định chính sách nổi tiếng đến từ nhiều trường đại học, cơ quan
nghiên cứu lớn ở trong và ngoài nước như University of Pennsylvania,
University of Minnesota, UNSW Sydney, Ipag Business School, CNRS…, tạp
chí hàng đầu trên thế giới như American Economic Review, tổ chức quốc tế
như World Bank, UNDP, GIZ…, cơ quan hoạch định chính sách, tổ chức phi
chính phủ, doanh nghiệp trao đổi về những vấn đề kinh tế có tính chất thời sự
và nổi bật trên phạm vi toàn cầu, trong khu vực và của Việt Nam.
- Lập danh sách đại biểu tham dự:
+ Trình chủ toạ văn phòng xét duyệt và ký duyệt
+ Gửi thông báo, giấy mời tới từng đại biểu
+ Đối với các đại biểu nước ngoài, liên hệ và thông báo cho bộ phận đối ngoại.
- Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị cho hội thảo
+ Địa điểm: Hội trường D201, Tòa D, Trường Đại học Ngoại Thương (Hà Nội)
+ Trang trí phòng họp theo nghi lễ quy định: giản dị, chuyên nghiệp, đầy đủ, tránh quá
cầu kỳ không cần thiết hoặc quá cẩu thả, sơ sài.
+ Bố trí bàn ghế hợp lý cho hội thảo: Có bục diễn giả và bàn ghế toạ đàm trên bục
(nếu cần); Vị trí ngồi của những khách mời quan trọng được chuẩn bị các tấm biển ghi
rõ họ tên, chức danh
+ Trang thiết bị cần thiết: Cần chuẩn bị tốt về ánh sáng để đại biểu có thể đọc rõ tài
liệu, hệ thống âm thanh phải được đảm bảo, micro phải đầy đủ hoặc linh hoạt để
người tham gia hội thảo có thể chủ động phát biểu ý kiến, chất lượng âm thanh tốt;
thiết bị trình chiếu, thiết bị ghi âm và chụp hình,…
- Chuẩn bị tài liệu cho hội thảo:
+ Chuẩn bị đề dẫn của Ban Tổ chức.
+ Cung cấp lịch trình chi tiết của hội thảo, bao gồm thời gian và địa điểm của các bài
diễn thuyết, buổi thảo luận, hoạt động mạng lưới và giờ ăn trưa.
+ File hoặc Slide trình bày của hơn 100 bài nghiên cứu sẽ được trình bày của các
chuyên gia kinh tế và chuyên gia xã hội học của Đại học Ngoại thương Hà Nội, Trung
tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát
triển, tổ chức Campaign For Tobacco Free Kids, Đại học Indonesia, Đại học Khoa học
xã hội Rajagiri, Ấn Độ.
+ Bảng tóm tắt thông tin: Cung cấp một bảng tóm tắt thông tin quan trọng, bao gồm
tên diễn giả, tiểu sử chuyên môn, chủ đề của các bài diễn thuyết và thông tin liên hệ
cho những người tham dự hội thảo có thể nắm rõ và tham gia vào các hoạt động.
- Phối hợp tổ chức hội thảo: Trường ĐH Ngoại Thương (FTU) phối hợp với Trung
tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), Trung tâm Nghiên cứu Khoa
học Quốc gia Pháp (CNRS), và Trường kinh doanh IPAG (Cộng Hoà Pháp).
- Kinh phí tổ chức Hội thảo:
+ Chi phí thuê phòng hội thảo là hội trường D2 Trường Đại học Ngoại Thương.
+ Chi phí thuê trang thiết bị bao gồm âm thanh, ánh sáng, máy ảnh,…
+ Chi phí trang trí
+ Chi phí in ấn tài liệu
+ Chi phí mua hoa và quà
+ Chi phí thuê MC
+ Các loại chi phí khác.
- Xây dựng chương trình cho hội thảo:

Thời gian Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm
10/9/2022- Lên kế hoạch chi tiết, dự trù kinh phí Ban tổ chức
26/9/2022 Họp các ban chuyên môn, dự kiến số Ban chuyên môn
liệu, lập chương trình hội thảo
1/10/2022 Gửi thư mời tham dự hội thảo Ban tổ chức
Ban chuyên môn
Ban đối ngoại
8/11/2022 Hạn cuối nhận bài nghiên cứu của các Bài viết gửi tới địa chỉ
chuyên gia veam@depocen.org

9/11/2022- Họp các ban lên chương trình chi tiết Ban chuyên môn
13/11/2022

14/11/2022- Xác nhận tham gia của đại biểu, khách Ban tổ chức
18/11/2022 mời, các đơn vị

20/11/2022 In ấn tài liệu Ban tổ chức

22/11/2022- Tổ chức hội thảo


24/11/2022

- Kế hoạch phân công điều phối công việc:


Ban chuyên môn Xây dựng chương trình hội thảo
Điều khiển hội thảo
Liên hệ các chuyên gia diễn thuyết trong hội thảo
Ban tổ chức Phụ trách tổ chức
Liên hệ các đơn vị, tài chính, cơ sở vật chất

You might also like