You are on page 1of 12

1.

Tác Giả

*Tiểu sử:
- Hoài Thanh (1909 – 1982),
tên khai sinh Nguyễn Đức
Nguyên.

- Quê ở Nghi Trung, Nghi


Lộc, Nghệ An, xuất thân
trong một gia đình nhà Nho
nghèo.

FIRST UP 2
CONSULTANTS
1. Tác Giả
- Trước cách mạng:
+ Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ
thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.
+ Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm
chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. - Sau
cách mạng Tháng Tám:

+ Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa –


nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan
trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc
Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư
ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt
Nam…

FIRST UP 3
CONSULTANTS
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời

- Đoạn trích thuộc phần đầu của


quyển “Thi Nhân Việt Nam”, là phần
cuối của tiểu luận “Một thời đại trong
thi ca”

- Giá trị văn bản: tổng kết một


cách sâu sắc toàn diện của phong
trào thơ Mới.

FIRST UP 4
CONSULTANTS
2. Tác phẩm
b. Bố Cục

FIRST UP 5
CONSULTANTS
Câu 1 :Để làm sáng tỏ luận để “tinh thần Thơ mới", Hoài
Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ
giữa các luận điểm đó.

-Để làm sáng tỏ luận để “tinh thần Thơ mới", Hoài Thanh đã nêu lên những luận
điểm:
- Đưa ra sự so sánh đối chiếu để chỉ ra mối quan hệ của Thơ mới và thơ truyền
thống
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng
- Ý nghĩa của “cái tôi” trong Thơ mới
- Khẳng định lại sự độc đáo, mới lạ và chưa từng có của Thơ mới.
→ Giữa các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được trình bày theo trình
tự hợp lí. Đầu tiên để hiểu được sự ra đời của nó, tác giả chỉ ra sự khác nhau và khó
phân biệt giữa 2 thể loại thơ này. Sau đó, ông làm rõ sự khác nhau đó bằng việc
khẳng định “cái tôi” trong Thơ mới là một cái gì đó rất riêng và hay. Cuối cùng,
ông tổng kết lại, sự ra đời của Thơ mới thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc trong nhận
thức của các nhà thơ khi họ dám đứng ra nói lên tâm tư, tình cảm của mình một
cách táo bạo. FIRST UP 6
CONSULTANTS
Câu 2:Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí
so sánh thơ cũ– thơ mới nhằm mục đích gì?

-Mở đầu, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ, mới
nhằm chỉ ra ranh giới không rõ ràng để phân biệt giữa Thơ
mới và thơ cũ bởi trong thơ truyền thống cũng có người
dũng cảm, dám nói lên cái tôi cá nhân của mình và trong
Thơ mới, cũng có những nhà thơ mang tâm hồn trĩu nặng
tâm trạng mà viết lên những dòng tâm trạng như những
nhà thơ xưa.
-Điều đó khẳng định không thể dựa vào giai đoạn để nói
về 2 thể loại này mà phải dựa vào cái giá trị, cái hay của
nó để so sánh.

FIRST UP 7
CONSULTANTS
Câu 3:Hãy nhận xét cách diễn giải về "cái tôi" của Hoài Thanh
trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: "Đời chúng ta... cùng Huy
Cận").

- Cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh khá sâu sắc. Ông chỉ ra
rằng Thơ mới chủ yếu đào sâu vào nội tâm tình cảm, tâm hồn của con
người, khác với thơ truyền thống họ thường thể hiện trên bề rộng, mơ
hồ và cố định.
- Xong ông đưa ra ví dụ về các nhà thơ mới, họ thể hiện cái tôi, cái nội
tâm của mình một cách phong phú có đôi chút phóng túng như tình
yêu cháy bỏng của bản thân, nỗi buồn về thiên nhiên, cảnh vật… Từ
đó giúp ta hiểu Thơ mới luôn phản ánh tốt nhất về thế giới nội tâm ẩn
sau trong tâm hồn của con người.

FIRST UP 8
CONSULTANTS
Câu 4 :Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ
thuật lập luận của Hoài Thanh được thể hiện qua văn bản.

- Đưa ra sự so sánh đối chiếu để chỉ ra mối quan hệ của Thơ mới và thơ truyền
thống
+ Tác giả đưa ra 2 câu thơ khá nổi tiếng trong 2 hoàn cảnh khác nhau, một cái thuộc
Thơ mới nhưng lại mạng nét cổ kính và cái còn cái thuộc thơ truyền thống nhưng lại
mang nét hiện đại
→ Sự khác nhau của 2 thể loại không phụ thuộc vào giai đoạn mà phụ thuộc vào cái
hay của chúng.
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng
+ Trước hết là khi mới lộ diện, tác giả đưa ra dẫn chứng để cho thấy sự khó khăn, rẻ
rúng của “cái tôi” trong xã hội lúc bấy giờ: “Ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo
Thiên Chúa, không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế.”
+ Sau khi phân biệt “cái tôi”, “cái ta”, tác giả đưa ra tên tuổi của một số nhà thơ nổi
tiếng trong phong trào Thơ mới như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư… -
Khẳng định lại sự độc đáo, mới lạ và chưa từng có của Thơ mới.
+ Trích dẫn câu nói của chủ báo Nam Phong. Qua đó nhằm khẳng định cái hay, cái
đẹp của Thơ mới. FIRST UP 9
CONSULTANTS
Câu 5 :Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện
pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản

- Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp từ “Chưa bao giờ”, so sánh


(tinh thần giống nòi – các thể thơ xưa)
- Giá trị của các biện pháp tu từ: khẳng định sự đa dạng, mới mẻ của
tiếng Việt. Sự xuất hiện của nó là một bước tiến mới trong nhận thức
của con người về tầm quan trọng của cá nhân trong xã hội. Cái mới
mẻ của nó chưa từng được bắt gặp ở đâu và đó chính là điều đáng
quý của Thơ mới. Mang theo cơn gió của thời đại, thổi hồn vào thơ,
phản ánh một thời đại huy hoàng của thơ ca Việt Nam.

FIRST UP 10
CONSULTANTS
Câu 6:Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào
Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.

-> Qua văn bản, em hiểu được sự khác biệt giữa “cái tôi” trong Thơ
mới và “cái ta” trong thơ truyền thống. Thơ mới luôn mang đến cho
người đọc một cảm giác mới mẻ về thế giới quan của con người khi
“cái tôi” được đề cao, con người được tự do thể hiện cảm xúc của mình
một cách táo bạo và chân thực nhất. Đặc biệt, qua lối văn phê bình của
Hoài Thành đã giải thích cặn kẽ được sự khác biệt cũng như tiến bộ lớn
nhất của Thơ mới với thơ truyền thống, giúp người đọc có cái nhìn toàn
diện và chính xác hơn về Thơ mới.

FIRST UP 11
CONSULTANTS
FIRST UP 12
CONSULTANTS

You might also like