You are on page 1of 24

Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.

HCM
Khoa Kinh Tế

TIN HỌC ỨNG DỤNG


Khối ngành kinh tế
DASHBOARD TRONG EXCEL

TP.HCM, tháng 2 năm 2023


Dashboard trong Excel
1. Dashboard là gì?

Dashboard Excel hay còn gọi là bảng điều


khiển Excel. Là một dạng báo cáo được trình bày
trên Excel với các thông tin sinh động và trực quan
hơn là các con số khô khan.

Do đó, tạo Dashboard trong Excel là một kỹ


năng nâng cao quan trọng mà các nhân viên văn
phòng cần thành thạo. Chức năng này sẽ rất có
ích trong việc tạo các báo cáo, các bảng thu chi
ngân sách,…
1. Dashboard là gì?
 Bảng điều khiển thường được gọi là báo cáo, tuy
nhiên, không phải tất cả các báo cáo đều là bảng điều
khiển.
 Một báo cáo sẽ chỉ thu thập và hiển thị dữ liệu ở một
nơi duy nhất.

Vậy sự khác biệt đó là gì?


1. Dashboard là gì?

Ví dụ: Nếu người quản lý muốn biết doanh số đã


tăng trưởng như thế nào trong giai đoạn vừa qua
và khu vực nào có lợi nhuận cao nhất?

BÁO CÁO BẢNG ĐIỀU KHIỂN


Đơn giản là báo cáo tất cả các dữ liệu Có thể trả lời ngay các câu hỏi quan
bán hàng có liên quan. trọng như khu vực nào đang hoạt
động tốt hơn và quản lý nên tập trung
vào sản phẩm nào.

Các báo cáo này sau đó được sử Các bảng điều khiển này có thể là tĩnh
dụng để tạo bảng điều khiển liên kết hoặc tương tác.
biều đồ từ Excel sang PowerPoint.
1. Dashboard là gì?
Trong Excel, chúng ta dễ dàng xây dựng Dashboard thông qua các biểu
đồ và Pivot Table, hay còn gọi là bảng điều khiển Excel.
Những việc cần làm trước khi
bắt đầu tạo Dashboard
1. Nhập dữ liệu vào Excel
2. Xử lý sơ dữ liệu đã nhập
3. Xác định yêu cầu thông tin
Cách tạo một Dashboard
1. Xác định dạng biểu đồ nào phù hợp với dữ liệu
Excel cung cấp rất nhiều dạng biểu đồ bạn có thể sử dụng
như biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ thanh, biểu đồ đường
thẳng, biểu đồ thác nước,… Tuy nhiên, không phải tất cả các
dạng biểu đồ trên đều phù hợp để thể hiện dữ liệu của bạn.
Cách tạo một Dashboard

2. Lọc dữ liệu
Lọc những dữ liệu thật sự cần thiết đáp ứng cho việc
phân tích. Sau khi lọc, bạn nên copy những dữ liệu
này sang một sheet khác, và tạo các biểu đồ từ dữ
liệu ở sheet mới.
Cách tạo một Dashboard
3. Tạo biểu đồ
Khi đã có dữ liệu cần thiết để tạo biểu đồ, chọn
Insert > Charts > chọn dạng biểu đồ bạn muốn tạo.
nên kiểm tra thật kỹ biểu đồ để đảm bảo mọi thứ
đều chính xác và hợp lý.
Cách tạo một Dashboard
4. Trang trí cho biểu đồ:
Trang trí cho biểu đồ trở nên sinh động hơn.
Bạn có thể double click vào biểu đồ để tùy chỉnh
các thiết lập phông chữ, màu sắc, và các yếu tố
khác để biểu đồ trở nên bắt mắt hơn.
Cách tạo một Dashboard

5. Lập lại quy trình để tạo các biểu đồ khác


Một Dashboard trong Excel phải bao gồm nhiều
biểu đồ và hiển thị được các dữ liệu có giá trị.
Nên copy paste dữ liệu cho mỗi biểu đồ ở một khu
vực riêng biệt
Không nên sử dụng một vùng giá trị cho nhiều biểu
đồ khác nhau, tránh trường hợp bạn cần điều chỉnh và
thêm các biến cho biểu đồ về sau.
Công cụ tương tác dùng cho Dashboard

Việc sử dụng các công cụ tương tác trong Bảng điều


khiển Excel sẽ giúp cho Bảng điều khiển của bạn đẹp,
sinh động và thân thiện với người dùng.
 Scroll Bar – Thanh cuộn: Trong Dashboard, Scroll
Bar giúp người dùng xem được toàn bộ dữ liệu chỉ
trên 1 màn hình.
Công cụ tương tác dùng cho Dashboard
 Scroll Bar – Thanh cuộn:
• B1: Bật Developer Ribbon (Office Botton > Excel
Options > Show Developer tab in the Ribbon > OK)
• B2: Tạo Scroll Bar
Developer > Insert > Srcoll bar (Form Control)
Drag chuột vẽ 1 Scroll bar có số ô tùy chọn.
R-Click trên Scroll bar mới vẽ.
Chọn Format Control.
Chọn Tab Control để chỉnh
thông số.
Công cụ tương tác dùng cho Dashboard

 Check Box – Hộp kiểm: Trong Dashboard, Check


Box cho phép bạn thực hiện các lựa chọn và cập
nhật Bảng điều khiển. Cách tạo Check Box cũng
tương tự như Scroll Bar.
B1: Bật Developer Ribbon
B2: Tạo Check Box
Công cụ tương tác dùng cho Dashboard

 Drop-down List – Danh sách thả: Drop-down List


cho phép người dùng thực hiện lựa chọn độc
quyền. Bạn có thể sử dụng các lựa chọn này để cập
nhật Dashboard.
B1: Chọn dãy ô cho danh sách (có thể chọn 1 dãy
liên tiếp hoặc không liên tiếp)
Công cụ tương tác dùng cho Dashboard

 Drop-down List – Danh sách thả:


B2: Tạo Drop-down List bằng Excel Data Validation
(Chọn tab Data > Data Tool > Data Validation)
Công cụ tương tác dùng cho Dashboard
 Drop-down List – Danh sách thả:
B3: Thêm dữ liệu vào danh sách và chọn các tùy
chọn (Data Validation > Settings).
Hộp Allow: chọn List
Hộp Source: nhập giá trị xuất hiện trong danh sách
Sử dụng biểu đồ cho Dashboard
1. Chọn biểu đồ cơ bản:
Excel cung cấp nhiều tùy chọn biểu đồ và ta nên sử
dụng biểu đồ sao cho phù hợp theo từng mục đích cụ
thể.
Nếu muốn hiển thị xu hướng, nên sử dụng biểu đồ
đường. Nhưng nếu muốn làm nổi bật các giá trị thực tế,
biểu đồ cột là lựa chọn phù hợp nhất.
Thông thường những dữ liệu cần biểu diễn cơ cấu, tỷ
trọng, thì biểu đồ tròn là cần thiết.
Sử dụng biểu đồ cho Dashboard
2. Biểu đồ kết hợp:
Biểu đồ kết hợp thường được sử dụng trong Bảng
điều khiển Excel, bởi vì thông qua biểu đồ người dùng có
thể so sánh các giá trị và dễ dàng hiểu được ý nghĩa của
dữ liệu.
Ví dụ: Ta có thể
hiển thị số liệu bán
hàng dưới dạng
biểu đồ cột và tăng
trưởng danh số
dưới dạng biểu đồ
đường.
Sử dụng biểu đồ cho Dashboard
3. Biểu đồ động:
Biểu đồ động cho phép người dùng thực hiện các lựa
chọn và sau đó cập nhật theo yêu cầu lựa chọn đó.
Một số lưu ý khi sử dụng Dashboard
 Những việc NÊN LÀM:
Đánh số biểu đồ: Bảng điều khiển là một tập hợp
ngẫu nhiên các biểu đồ và điểm dữ liệu. Do đó, để người
dùng có thể thực hiện theo đúng trình tự các bước, bạn
nên đánh số thứ tự cho các biểu đồ để dễ theo dõi.
Tiết kiệm không gian với biểu đồ kết hợp: Sử dụng
biểu đồ kết hợp để tiết kiệm không gian trang tính.
Cung cấp hướng dẫn sử dụng: Nếu Dashboard
phức tạp, nên chọn một bảng tính riêng để hướng dẫn
các bước cho người sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng Dashboard
 Những việc KHÔNG NÊN LÀM:
Giảm các yếu tố không cần thiết, gây nhiễu Bảng
điều khiển: Mục tiêu của Dashboard là giúp xác định chủ
đề và hỗ trợ việc ra quyết định. Vì vậy, giảm thiểu tối đa
những yếu tố không cần thiết hoặc không liên quan ra
khỏi bảng.
Sử dụng các hàm dễ bay hơi: Những hàm này sẽ
làm chậm các tính toán của bạn.
Tạo bản sao Bảng điều khiển: Nên tạo một file
backup để sao lưu dữ liệu.

You might also like