You are on page 1of 38

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

SQL & POWER BI


BECOME AN EXPERT IN DATA ANALYTICS
THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Mr. Nguyễn Phương Nam

Hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực


Data Analytics

Senior Data Analyst - Techcombank

Chứng chỉ: Microsoft Certified: Data


Analyst Associate

phuongnam506@gmail.com
4

Theo bạn Data Warehouse là gì?

Bài 4: Thiết kế Dashboard theo quy


chuẩn
MỤC LỤC

Hiển thị và trực quan hóa dữ liệu


1

Bài tập thực hành 1


2

15 quy tắc để xây dựng dashboard chuẩn


3

4 Bài tập thực hành 2


HIỂN THỊ VÀ TRỰC QUAN HÓA
DỮ LIỆU
Giao diện Report và phần Visualizations
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Line chart:
Một loại biểu đồ có cách sử dụng đa dạng, phù hợp để biểu thị các khuynh hướng
dữ liệu tại các khoảng thời gian bằng nhau như tháng, quý hoặc năm tài chính và dữ
liệu phân loại.
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Stacked area charts :


Biểu đồ vùng giống với biểu đồ đường thẳng, nhưng khu vực dưới đường được lấp
đầy. Trong khi biểu đồ đường vẫn tập trung vào thay đổi giá trị theo thời gian, thì
trọng tâm của một biểu đồ vùng là để làm nổi bật độ lớn của các giá trị theo thời gian
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Bar and column charts


Biểu đồ cột được dùng để so sánh các giá trị với nhau, so sánh dữ liệu được phân
loại cho một bộ dữ liệu hoặc so sánh các dữ liệu phân loại trên nhiều bộ dữ liệu.
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Card Multi Rows and Single Number:


Hiển thị dữ liệu 1 cách đơn giản nhưng rất thu hút người xem, thường dùng để nhấn
mạnh các chỉ số quan trọng. Ta có thể hiển thị kiểu biểu đồ KPI như ở dưới để bổ
sung thông tin về target và % tăng trưởng
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Combo charts
Dùng biểu đồ này khi bạn có 2 kiểu dữ liệu cần thể hiện mà không cùng đơn vị
(như trong hình thì cột thể hiện doanh thu còn đường thì thể hiện tỷ lệ % tăng giảm
doanh thu với tháng liền kề)
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Pie chart (hoặc Donut chart):


Biểu đồ tròn có hình dạng như một chiếc bánh và được sử dụng tốt nhất khi cần
hiển thị một dữ liệu được phân thành nhiều mục con (mục con nên ít hơn 6 để biểu
đồ được đẹp hơn)
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Maps: Basic maps:


Một biểu đồ cho 1 cảm giác trực quan rất ấn tượng đến người xem, dùng để hiển thị
các giá trị theo các vị trí địa lý
Các dạng biểu đồ thông dụng

❑ Table and Matrix:


Dùng để hiển thị các giá trị theo nhiều chiều mà các biểu đồ không thể đáp ứng
được (áp dụng được conditional formatting giống Excel)
Lựa chọn đúng biểu đồ cần

❑ Tham khảo các dạng biểu đồ theo mục đích:


• So sánh: Cluster Bar Chart, Cluster Column Chart, Dot Plot
• Xu hướng: Line Chart, Spark Line Chart, Card
• Phân nhóm: Cluster Bar Chart, Stacked Bar Chart
• Luồng: Water Fall, Funnel
• Ranking: Bar Chart
• Địa lý: Map
• Quan hệ: Heat Map
• Thông tin đơn: Card
Tham khảo

Nguồn: numerro.io
Bài tập thực hành 1

• Hướng dẫn thực hành:


❑ Sử dụng dữ liệu trong folder tài liệu PBI buổi 1
❑ Load dữ liệu vào Power BI, tạo các Relationships
❑ Tạo bảng Date và liên kết với Order Date
❑ Hiển thị dữ liệu bằng biểu đồ các chỉ số sau:
➢ Profit của các Region của United States (dùng Pie chart)
➢ Sales của United States qua các tháng trong năm 2015 (dùng column chart)
➢ Matrix gồm cột là các tháng, dòng là State/Province và giá trị là trung bình cột Quantity
Order new
➢ Tự vẽ thêm các biểu đồ line, card, combo chart

❑ Tìm hiểu các nhóm chức năng Fields, Format và Analytic theo hướng dẫn
15 QUY TẮC ĐỂ XÂY DỰNG
DASHBOARD CHUẨN
1. Thiết kế cho một mục tiêu cụ thể

• Một dashboard chỉ nên nói về 1 chủ đề cụ thể. Nội dung các bảng, biểu đều
xoay quanh chủ đề này.
2. Để tất cả thông tin lên một màn hình
• Sẽ thế nào nếu bạn phải lăn chuột để theo dõi hết thông tin trên dashboard?
Thật là một trải nghiệm không mấy dễ chịu. Một dashboard tiêu chuẩn cần phải hiển thị đầy đủ
thông tin trên một màn hình duy nhất mà người đọc không cần phải chạm, lăn, hay click vào
chuột.
3. Giữ mọi thứ đơn giản
• Một thiết kế đẹp luôn đề cao sự đơn giản. Hãy luôn ghi nhớ những điều sau khi thiết kế một
dashboard:
❑ Hạn chế sử dụng những hiệu ứng đồ họa không liên quan đến dữ liệu (Ví dụ: Viền, lưới, hình ảnh).
❑ Nên sử dụng màu nền trắng hoặc sáng màu.
❑ Tránh sử dụng chữ đậm, chữ in nghiêng hoặc khổ chữ quá to không cần thiết.

TRÁNH
DÙNG
3. Giữ mọi thứ đơn giản
• Một thiết kế đẹp luôn đề cao sự đơn giản. Hãy luôn ghi nhớ những điều sau khi thiết kế một
dashboard:
❑ Hạn chế sử dụng những hiệu ứng đồ họa không liên quan đến dữ liệu (Ví dụ: Viền, lưới, hình ảnh).
❑ Nên sử dụng màu nền trắng hoặc sáng màu.
❑ Tránh sử dụng chữ đậm, chữ in nghiêng hoặc khổ chữ quá to không cần thiết.
4. Căn lề biểu đồ và các khối thông tin
• Hãy nhớ luôn phải căn lề trái, phải, trên, dưới các khối thông tin trong dashboard.

CẦN
CĂN LỀ
4. Căn lề biểu đồ và các khối thông tin
• Hãy nhớ luôn phải căn lề trái, phải, trên, dưới các khối thông tin trong dashboard.
5. Thống nhất
• Thống nhất sử dụng loại biểu đồ.
• Đồng nhất màu sắc cho cùng một kiểu dữ liệu.
• Đồng nhất vị trí chú thích của những loại biểu đồ giống nhau

CẦN
SỬA LẠI
5. Thống nhất
• Thống nhất sử dụng loại biểu đồ.
• Đồng nhất màu sắc cho cùng một kiểu dữ liệu.
• Đồng nhất vị trí chú thích của những loại biểu đồ giống nhau
Quy tắc 6, 7, 8
6. Nổi bật những thông tin quan trọng
• Mức độ ưu tiên dữ liệu: Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
• Thông tin quan trọng dùng màu đậm và to hơn

7. Rõ ràng
• Tiêu đề biểu đồ cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh viết tắt
• Hiển thị giá trị trên biểu đồ (nếu cần)
• Chú thích: Ngày chốt doanh thu, ngày cập nhật dữ liệu

8. Hệ quy chiếu đặt từ mốc số 0


Trừ trường hợp muốn nhấn mạnh sự thay đổi trong 1 khoảng của dữ liệu, chúng ta thường
không được vi phạm quy tắc này
Quy tắc 9, 10, 11
9. Rút gọn số có giá trị quá lớn, làm tròn số thập phân
Giữ Dashboard không cồng kềnh, làm người nắm bắt thông tin từ các con số một cách nhanh
nhất

10. Nội dung cần có ngữ cảnh


• Dữ liệu cần có sự so sánh, quan hệ (cùng kỳ, tăng trưởng, chỉ tiêu)
• Thể hiện xu thế qua thời gian

11. Chọn đúng màu sắc


• Đảm bảo sự đồng nhất, tránh sự mất tập trung
• Nên sử dụng màu xám, trừ khi có lí do đặc biệt
• Tránh vấn đề mù màu xảy ra
Quy tắc 12, 13, 14, 15
12. Thiết kế Dashboard, không phải Report
• Không được phép sử dụng tables, matrix
• Tập trung việc theo dõi xu thế, kế hoạch ở mức overview

13. Hiển thị chênh lệch (theo tỉ lệ %)

14. Loại bỏ những dữ liệu thừa không cùng nội dung báo cáo
Lưu ý với các chỉ số không cùng nội dung thì không nên đưa vào trong cùng 1 Dashboard. Ví dụ:
Báo cáo đang trình bày về doanh thu thì không đưa số lượng nhân viên vào, thay vào đó có thể
đưa chi phí lương nhân sự

15. Lựa chọn đúng biểu đồ


Biểu đồ có khả năng kỳ diệu là biến các số trừu tượng thành trực quan đẹp có thể đọc được và
gây ấn tượng với người xem, hỗ trợ họ hiểu nhanh 1 vấn đề, 1 câu chuyện.
Store #123 - Sales
Bài tập thực hành 2

• Hướng dẫn thực hành:


❑ Sử dụng dữ liệu trong folder tài liệu PBI buổi 4
❑ Làm theo các yêu cầu trong file PRACTICE 4 - BT 1.1-1.2.docx
Bài tập thực hành tổng hợp

Hướng dẫn thực hành:


❑ Sử dụng file “HRDataset_v14.csv” trong tài liệu PBI buổi 4
❑ Xây dựng dashboard theo yêu cầu và áp dụng các quy tắc đã học
❑ Trên giao diện Power Query:
➢ Load và transform dữ liệu
➢ Tạo thêm các cột Age và Seniority bằng cách lấy 2019 trừ đi các cột DOB và
DateofHired
➢ Tạo thêm cột Age Group gồm: <=35, 36-50, 51-60, 60+
➢ Tạo thêm cột Seniority Group gồm: (1) <3, (2) <6, (3) <10, (4) <12, (5) 12+
Bài tập thực hành tổng hợp (tiếp)

❑ Dashboard yêu cầu phải có:


➢ Tên Dashboard: HR Management Dashboard
➢ Các slicer: Gender, Department, Race, Age Group
➢ Các chỉ số: Total Emp, Total Active Emp, Salary for Active Emp
➢ Các biểu đồ:
1. Total Emp by Hired Year
2. Total Emp by Department and Gender
3. Total Emp by Position
4. Total Emp by Seniority Group
5. Average Engagement Score by Department
6. Average Salary by Department
Dashboard mẫu
Q&A

You might also like