You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM
KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO DỰ ÁN
MÔN: Thiết kế và xây dựng web kinh doanh

BÁO CÁO DỰ ÁN WEB KINH DOANH GIAO DIỆN


WEBSITE
Nhóm: Double S

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG GIANG.


SVTT:
1. TRẦN TRƯƠNG VIỆT ANH_ 2188901536
2. PHAN MINH THÔNG_ 2188901640
3. VÕ DUY CƯỜNG_ 2188901282
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tp. Hồ Chí Minh,ngày 23 tháng 5 năm 202


A. BỐ CỤC BÁO CÁO
1. Trang bìa ngoài ( bìa cứng)
2. Tờ lót ( giấy trắng )
3. Trang bìa trong
4. Phiếu chấm điểm của GV
5. Lời cảm ơn của tác giả
6. Lời cam đoan
7. 1. Trang bìa chính (file mẫu)

8. 2. Nhận xét của GV (file mẫu)

9. 3. Mục lục

10. 4. Danh mục các từ viết tắt (nếu có)

11. 5. Danh mục các Bảng biểu, Sơ đồ, Hình ảnh, Đồ thị... (nếu có)

12. 6. Lời mở đầu (nếu có)

13. 7. Nội dung:

1. Mở đầu
1.1 Nhiệm vụ dự án
Tìm hiều hosting và vận hành của nó.

Tìm hiểu công nghệ dựa trên nền Web 

Tìm hiểu về các trang thương mại điện tử. 

Xây dựng và thử nghiệm hệ thống website bán sách trực tuyến 

Tìm hiểu công nghệ dựa trên nền Web 

Tìm hiểu về các trang thương mại điện tử. 

Xây dựng và thử nghiệm hệ thống  


1.2 Giới thiệu
Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tạo ra sự đột phá trong thương mại toàn cầu. Hệ
thống này đã xóa bỏ khoảng cách giữa khách hàng với nhà cung cấp. Tiết kiệm chi phí bán hàng
và quản lý bán hàng. Đo lường và đánh giá nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. Đối với
hệ thống website bán sách cũng nằm trong sự phát triển đó. Hệ thống bán sách trực tuyến giúp
cho nhà cung cấp cập nhật thông tin, quảng bá sản phẩm, đo lường nhu cầu khách hàng, v.v. Đây
là hình thức truyền tải thông tin nhanh chóng, hiệu quả và chi phí thấp. Những khách hàng có
nhu cầu mua cho mình một cuốn sách có thể trực tiếp mua thông qua website trực tuyến, không
mất nhiều thời gian mà khách hàng đã có thể sở hữu cuốn sách mà mình yêu thích. Do đó, việc
xây dựng website bán sách là một trong những trường hợp điển hình của một hoạt động thương
mại điện tử. Đồ án phân tích thiết kế hệ thống bán sách trực tuyến dựa trên cách tiếp cận thương
mại điện tử.

2. Nội dung
2.1 Kiến thức cơ sở
Thương mại điện tử

 Giới thiệu thương mại điện tử 


 Hai mô hình thương mại điện tử B2C và B2B
 Các phương án thu tiền qua mạng 
 Lợi ích của thương mại điện tử 
 Các yêu cầu của thương mại điện tử

2.2 Phân tích thiết kế hệ thống


Mô hình phân tích hoạt động của các thành phần

 Chức năng đăng nhập 


 Chức năng đăng ký 
 Chức năng tìm kiếm 
 Chức năng giỏ hàng 
 Biểu đồ cộng tác tổng quát các chức năng 

Biểu đồ hoạt động


 Biểu đồ hoạt động đăng nhập 
 Biểu đồ hoạt động đăng ký 
 Biểu đồ hoạt động tìm kiếm 
 Biểu đồ hoạt động giỏ hàng 
 Biểu đồ hoạt động tổng quát 

2.3 Thử nghiệm hoạt động của website


Phần quản trị hệ thống 

 Đăng nhập 
 Tạo tài khoản quản lý 
 Tìm kiếm sản phẩm 
 Thống kê sách 
 Nhập hàng 
 Cập nhật thông tin lĩnh vực 

Phần tương tác với khách hàng

 Chi tiết một quyển sách 


 Mua sách
 Hình thức thanh toán
 Hình thức giao hàng
 Kiểm tra hệ thống đơn hàng

3. Kết luận
Dự án đã đạt được các kết quả sau: 

 Tìm hiểu, nắm bắt và làm chủ được phương pháp phát triển một website áp dụng  trong
bán hàng trên Internet.  
 Xây đựng được hệ thống bán sách trên mạng bao gồm giới thiệu sách của nhà sách với
khách hàng, đồng thời giúp nhà sách quản lý hàng tồn, nhân viên, nhà cung cấp. 
 Thể hiện được các yêu cầu của website thương mại điện tử : người mua hàng có thể lựa
chọn hàng, thay đổi hàng theo sở thích. Người mua hàng có thể sửa đơn hàng đã đặt.
Ngoài ra khách hàng có thể đóng góp ý kiến, kiến nghị với nhà sách. 
 Nhà sách có thể theo dõi được đơn đặt hàng của khách hàng. 
 Đơn hàng của khách hàng cũng như dữ liệu của hệ thống được bảo mật. 

Tài liệu tham khảo


B. TRÌNH BÀY VĂN BẢN

1. Soạn thảo văn bản


 Phần nội dung đề tài: Thống nhất sử dụng trong toàn văn bản là kiểu chữ Time New
roman, cỡ chữ 12 pt, canh đều (Cập nhật ngày 17/12/2020);
 Dãn dòng nội dung văn bản: Line space_Multiple = 1.15; spacing _before = 6 pt, after =
6pt; First line_1 cm;
 Tên đề tài: Xem trang mẫu
 Canh lề: Lề trên 2.5cm, lề dưới 2.5 cm, lề trái 3.5 cm và lề phải 2 cm;
 Header và Footer: 1.27 cm;
 Đánh số trang: Phần Header, kiểu chữ Arial , cỡ chữ 12 pt, canh giữa;
 Đánh số trang: Trang bìa chính, bìa phụ và các trang từ mục 3  11, không đánh số.
Các trang phần nội dung từ mục 12 18 đánh số theo dạng số (1,2,3…). Phần phụ lục không
đánh số trang nhưng được sắp xếp theo trật tự của phần nội dung và có đánh số phụ lục
(Hình chỉ mục.1. ví dụ “1” chỉ mục 1, “hình 1.1.” trong mục 1)

2. Thiết kế và đánh số chương, mục, tiểu mục


 Yêu cầu các chương: Phải được bắt đầu bằng đầu trang;
 Tiêu đề chương: Kiểu chữ Arial, viết in hoa, in đậm, canh giữa, cỡ chữ 16, dãn dòng before
= 12 pt, after = 36 pt;
 Các mục và tiểu mục:
Phải được hình thành và đánh số theo số (ví dụ “1” chỉ mục 1, “1.2.” chỉ tiểu mục 2 trong
mục 1). Tương tự như vậy với các ý nhỏ hơn; Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai
nhóm tiểu mục (ví dụ: nếu đã có “1.2.1” thì phải có “1.2.2”); Cuối các dòng tiêu đề mục
và tiểu mục không được sử dụng bất cứ dấu chấm câu nào; Định dạng của các mục và
tiểu mục ngang hàng nhau phải giống nhau, dãn hàng before 6 pt và after 6 pt, line
space = 1.15, trong đó lưu ý: Mục 1.1. Times New Roman chữ 12, chữ thường, in đậm;
Tiểu mục 1.1.1. Times New Roman, cỡ chữ 12, chữ thường, in đậm.

3. Sơ đồ quy trình, hình vẽ và bảng biểu


 Sơ đồ quy trình phải được thể hiện bằng phần mềm chuyên dùng như Visio không được sử
dụng công cụ Word;
 Hình vẽ và bảng biểu (xem chi tiết trong file mẫu báo cáo đồ án tốt nghiệp) được đặt ngay
trong phần nó đề cập tới, canh giữa. Trong trường hợp sự xuất hiện của hình vẽ hoặc bảng
biểu làm cho xuất hiện khoảng trắng lớn trong trang, thì nên lùi hình hoặc bảng qua trang kế
tiếp để tránh tạo khoảng trắng thừa làm giảm tính liên tục của văn bản;
 Chú thích tên của bảng và hình:
 Tên của bảng, sơ đồ quy trình và hình phải viết ngắn gọn và dễ hiểu; Tên của bảng nằm
bên trên bảng; tên của hình nằm bên dưới hình; Tiêu đề trong bảng, trong hình không in
đậm, canh giữa, chữ thường, kiểu chữ Times New Roman, line = 1.15; before = 6 pt,
after = 6 pt; cỡ chữ 12 pt; Tên của bảng, hình, sơ đồ phải được đánh số thứ tự theo
chương; Times New Roman, cỡ chữ 12 pt; line = 1.15; before = 6 pt, after = 6 pt; in
đậm phần ký hiệu và không in đậm, không nghiêng phần nội dung, canh giữa theo ví dụ
bên dưới; Ví dụ hình và bảng trong chương 3 sẽ được mô tả như sau:
Hình 3.1. Kết quả Marketing cho thương hiệu ABC.
Bảng 3.1. Số liệu thống kê.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ biểu diễn cho tác động….
 Nếu có sơ đồ quy trình, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái
của trang (hạn chế trình bày theo cách này);
 Bảng cố gắng được trình bày trong một trang. Nếu chiều dài bảng quá lớn, không thể trình
bày trong một trang thì trên trang thứ hai, không cần phải ghi lại tên bảng nhưng phải ghi lại
tên các cột. Không được trình bày bảng có chiều ngang lớn hơn 1 trang;
 Nếu bảng, sơ đồ quy trình và hình được trích dẫn thì phải đánh số tài liệu tham khảo ngay
sau tên bảng, hình;
 Khi đề cập tới sơ đồ quy trình, bảng biểu hoặc hình vẽ bên trong nội dung, bắt buộc phải viết
rõ số thứ tự của chúng (không cần phải viết tên).

4. Quy định cụ thể cho từng nội dung như sau:


 Trang bìa ngoài: trình bày theo hình số 1.
 Tờ lót: giấy trắng
 Trang bìa trong: nội dung gần như trang bìa ngoài
 Phiếu chấm điểm của giáo viên: GV sẽ tự điền vào chỗ đó nhưng để 1 trang tiêu đề để GV
có chỗ chấm điểm.
 Lời cảm ơn: Lời cảm ơn nên dành cho những người thực sự giúp đỡ vào việc hoàn thành
nhiệm vụ được giao của mình, do đó không nên dàn trải lời cám ơn đến quá nhiều người,
làm mất tác dụng lời cám ơn. Lời cám ơn phải hết sức chân thành, không khuôn sáo.
 Lời cam đoan: nhóm đã làm bài này không lấy bài của nhóm khác…ký tên xác nhận.
 Lưu ý: Lưu ý tránh cảm ơn sai người, sai họ tên, chức vụ người được cảm ơn
 Mục lục, đánh số trang. Chuyên đề phải có mục lục tổng quát. Ngoài mục lục tổng quát có
thể thêm mục lục riêng cho từng phần của chuyên đề. Nếu có nhiều phụ lục, cũng có mục
lục cho phụ lục. Mục lục nên bao gồm cả các tiểu mục để dễ tra cứu.
 Lời mở đầu bao gồm:
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu và câu hỏi đạt mục tiêu
- Đối tượng đề tài
- Phạm vi đề tài
- Bố cục đề tài (chương 1 nói gì, chương 2 nói gì dạng tóm tắt)

5. Tài liệu tham khảo:


Tất cả các hình, bảng biểu, ý kiến, gợi ý, số liệu, định nghĩa,… được sử dụng từ những nguồn
khác phải được ghi rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của chúng trong mục tài liệu tham khảo. Sinh viên
có thể sử dụng trích dẫn theo phương pháp APA6 hoặc IEEE (có thể xem thêm ở phụ lục kèm
theo)
Được phép trích dẫn đoạn văn, thông tin của người khác nhưng phải ghi rõ xuất xứ,
không được quá 35%

You might also like