You are on page 1of 62

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

GIẢNG VIÊN: THS HOÀNG HÀ ANH


KHOA: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN – B310
TEL: 094.750.3288
EMAIL: ANHHH@FTU.EDU.VN
NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: Bản chất và đối tượng của kế toán

Chương 2: Chứng từ kế toán

Chương 3: Tài khoản kế toán

Chương 4: Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Chương 5: Báo cáo tài chính


GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Giáo trình
• Giáo trình Nguyên lý kế toán – Trường đại học Ngoại Thương
• Bài tập Nguyên lý kế toán – Trường ĐH Ngoại thương

• Tài liệu tham khảo


• Luật kế toán Việt Nam 2015
• Thông tư 200/2014/TT-BTC
• Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam (26 chuẩn mực)
• Lý thuyết hạch toán kế toán – trường ĐH KTQD, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại.
• Nguyên lý kế toán – trường ĐHKT TP. Hồ Chí Minh – PGS. TS Võ Văn Nhị

• Websites:
• Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
• Website kế toán viên: www.webketoan.com
• Kiểm toán: www.kiemtoan.com.vn
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

• Chuyên cần: 10%


• Giữa kỳ: 30%
• Cuối kỳ: 60%
CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1

• -Hiểu bản chất kế toán, vai trò của kế toán


• -Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
• -Phân biệt được các đối tượng của kế toán
• -Nắm được các đặc điểm chất lượng của thông tin kế toán
• -Hiểu và vận dụng các nguyên tắc cơ bản của kế toán
• -Nắm được một số quy định pháp lý liên quan đến kế toán Việt nam
• Luật kế toán
• Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
• TT 200 Chế độ kế toán doanh nghiệp
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ

CỦA KẾ TOÁN
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

• Đơn vị kế toán (Thực thể kinh doanh)


• Kế toán
• Kỳ kế toán
1.1.KHÁI NIỆM: ĐƠN VỊ KẾ TOÁN
(THỰC THỂ KINH DOANH)

Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị dưới đây có lập báo cáo tài chính.
• Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
• Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
• Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
• Hộ kinh doanh cá thể, Hợp tác xã.
• Đơn vị kế toán là một tổ chức độc lập với các chủ thể, cá nhân, chủ sở hữu
về mặt kế toán, tài chính
DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Các loại hình doanh nghiệp


• Doanh nghiệp tư nhân
• Công ty hợp danh
• Công ty TNHH
• Công ty cổ phần
Đặc điểm vốn chủ sở hữu của các công ty?
Chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu?
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

• Hoạt động sản xuất kinh doanh


• Hoạt động đầu tư: đầu tư vào TSCĐ và đầu
tư tài chính
• Hoạt động tài chính: vốn chủ, vốn vay
1.2.KHÁI NIỆM KẾ TOÁN

• Kế toán là:
Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật
và thời gian lao động
(Điều 3, Luật kế toán 2015)
CHU TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Hoạt động Người ra


KTTC quyết định

Thu thập Xử lý, kiểm Tổng hợp


tra, phân (Báo cáo)
tích
LUCA PACIOLI
CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN
• Chức năng của kế toán:
• Cung cấp thông tin
• Nghĩa vụ pháp lý
• Vai trò của kế toán:
• KT là công cụ quản lý
• Quản lý tài chính DN: Quản lý tài sản, vốn, hoạt động kinh doanh của DN
• Quản lý kinh tế vĩ mô
• KT là công cụ kiểm soát
• KT hỗ trợ việc ra các quyết định kinh tế
1.3.KỲ KẾ TOÁN

• Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị


kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc
ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
(Điều 3, Luật Kế toán 2015)
2. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Chủ sở hữu
Nhà quản trị
Cổ đông

Ngân hàng Cơ quan thuế

Khách hàng Cơ quan quản lý


Nhà cung cấp
3. PHÂN HỆ CỦA KẾ TOÁN
• Kế toán tài chính (điều 3 luật Kế toán 2015):
là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của
đơn vị kế toán.
• Kế toán quản trị (điều 3 luật Kế toán 2015):
là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
HAI PHÂN HỆ KẾ TOÁN (GIỐNG NHAU)

• Đều là bộ phận của hệ thống thông tin kế toán: KTQT sử dụng các
số liệu ghi chép hàng ngày của KTTC, nhằm cụ thể hoá các số liệu,
phân tích một cách chi tiết để phục vụ yêu cầu quản lý cụ thể.
• Cùng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhưng ở góc độ khác nhau. KTTC liên quan đến quản lý toàn
đơn vị, KTQT quản lý trên từng bộ phận, từng hoạt động, từng loại chi
phí.
HAI PHÂN HỆ KẾ TOÁN (KHÁC NHAU)
KTTC KTQT
1. Đối tượng sử dụng Cả trong và ngoài Bên trong

2. Thông tin thể hiện Tổng hợp Chi tiết


Mang tính quá khứ Mang tính tương lai
3. Nguyên tắc trình bày Tuân thủ các quy định Ko có quy định bắt buộc
của kt
4. Tính pháp lý Rất cao. (quy định kt + Ko bị pháp lý ràng buộc
kiểm toán)
5. Thước đo sử dụng Giá trị (tiền tệ) Giá trị
Hiện vật
Thời gian lao động
6. Hệ thống báo cáo 4 BCTC lập theo kỳ kế Ko có mẫu báo cáo. Ko có
toán năm kỳ báo cáo cụ thể
4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán)
(Statement of financial position): Tài sản – Nguồn vốn
2. Báo cáo kết quả kinh doanh (Statement of profit and loss):
Doanh thu – Chi phí
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows): dòng
tiền ra vào
4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to financial
statement)
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

• 2.1 Tài sản


• 2.2 Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)
• 2.3 Doanh thu
• 2.4 Chi phí
TÀI SẢN TRONG MỐI QUAN HỆ 2 MẶT
VỚI NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

CÁC NGUỒN AI CUNG CẤP CÁC NGUỒN LỰC


LỰC KINH TẾ KINH TẾ CHO DOANH NGHIỆP HAY
MÀ DOANH QUYỀN ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN LỰC
NGHIỆP SỬ NÀY?
DỤNG

Hai mặt của cùng một lượng giá trị


VÍ DỤ: Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp thay
đổi thế nào sau mỗi nghiệp vụ kinh tế

Doanh nghiệp ABC thành lập ngày 1/1/N.

•1/1/N Chủ sở hữu góp vốn 3 tỷ bằng tiền gửi ngân hàng
•10/1/N Vay ngân hàng 1 tỷ đồng, ngân hàng đã chuyển tiền vào tài khoản
tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp.
•12/1/N Nhập khẩu 1 thiết bị sản xuất, trị giá 2,2 tỷ đồng, chưa thanh toán cho
nhà cung cấp.
•31/1/N Mua chịu 1 lô hàng hóa, trị giá 230 triệu đồng. Hàng đã nhận đủ tại
kho.
2.1 TÀI SẢN
• Là nguồn lực do doanh nghiệp
kiểm soát và có thể thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai.
(Chuẩn mực kế toán - 01)
Ví dụ: Tiền mặt, TGNH, Phải
thu khách hàng, hàng tồn kho,
nhà xưởng, khoản đầu tư vào
chứng khoán,…
TÀI SẢN….

• - Nguồn lực kinh tế (Economic resource): Quyền có khả năng


tạo ra lợi ích kinh tế.
• - Kiểm soát bởi DN (controlled by the entity):
• - Là kết quả từ các sự kiện trong quá khứ (as the result of past
events)
• - Có thể xác định được giá trị
… CÓ KHẢ NĂNG TẠO RA LIKT

• - LIKT:
• + dòng tiền thu được
• + nhận được nguồn lực kinh tế khác
• + sử dụng để tạo ra các dòng tiền
• + bán nguồn lực (thu tiền, trừ vào nợ phải trả, phân phối
cho CSH)
KIỂM SOÁT (CONTROL)

 Kiểm soát gắn kết nguồn lực kinh tế với thực thể kinh doanh.
 Một đơn vị kiểm soát một nguồn lực kinh tế nếu đơn vị có khả năng định
hướng việc sử dụng nguồn lực đó và nhờ đó nhận được các lợi ích kinh tế.

 Ví dụ: tài sản là hàng hoá, máy móc, thiết bị…


LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ KIỆN TRONG QUÁ KHỨ

• Tài sản phải có nguồn hình thành từ một sự kiện đã xảy ra


• VD: mua sắm, trao đổi, nhận góp vốn, được cho tặng…
CÓ THỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC GIÁ TRỊ

• Giá trị của tài sản phải được ghi nhận theo thước đo tiền tệ
Xác đinh tài sản của doanh nghiệp?

1. Uy tín của ban lãnh đạo


2. Đội ngũ nhân viên tay nghề cao
3. Hàng hoá nhận giữ hộ
4. Máy móc, thiết bị sản xuất
5. Sản phẩm dở dang
6. Tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 6 tháng
7. Văn phòng DN đi thuê
8. Bằng phát minh sáng chế
9. Khoản đầu tư vào cổ phiếu
10. Thương hiệu
PHÂN LOẠI TÀI SẢN
1. Theo nội dung kinh tế
2. Theo tính thanh khoản
PHÂN LOẠI THEO NỘI DUNG KINH TẾ

• - Tiền
• - Nhà xưởng, máy móc, thiết bị
• - Vật tư, thành phẩm, hàng hóa
• - Các khoản phải thu
• - Đầu tư tài chính
• - Tài sản khác
PHÂN LOẠI THEO TÍNH THANH KHOẢN
• Tài sản ngắn hạn

• Tài sản dài hạn


A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
• Là những tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân
chuyển ngắn, thường là trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh
doanh.
• Gồm có:
• - Tiền và các khoản tương đương tiền
• - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
• - Các khoản phải thu ngắn hạn
• - Hàng tồn kho
• - Tài sản ngắn hạn khác
1. TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

• Tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển…
• Tương đương tiền: là những khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn
thu hồi hoặc đáo hạn gốc không quá 3 tháng có khả năng chuyển
đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong
chuyển đổi kể từ ngày mua. VD: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn không
quá 3 tháng, tín phiếu kho bạc…
2. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm
hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh không bao
gồm những khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương
đương tiền.
• Ví dụ: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngắn hạn…
Đầu tư tài chính ngắn Mục đích Đối tượng
h ạn
Chứng khoán kinh Đầu tư ngắn hạn với mục Cổ phiếu, trái phiếu…
đích mua bán kiếm lời
doanh

Đầu tư nắm giữ đến Đầu tư ngắn hạn với mục Trái phiếu, tiền gửi ngân hàng
đích giữ đến ngày đáo hạn để có kỳ hạn…
ngày đáo hạn
lấy lãi
3. CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN

• Là những tài sản mà doanh nghiệp đang bị khách


hàng chiếm dụng tại thời điểm lập báo cáo và sẽ thu
được về trong thời gian ngắn. Bao gồm các khoản:
phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước tiền
cho người bán,…
Các khoản phải thu Nội dung

Phải thu khách hàng Là khoản mà doanh nghiệp phải thu từ khách hàng do đã
bán hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán

Phải thu nội bộ Là các khoản phải thu trong nội bộ doanh nghiệp, giữa đ ơn
vị cấp trên với đơn vị cấp dưới hoặc là giữa các đơn vị trực
thuộc với nhau

Phải thu khác Là khoản phải thu bất thường mà ko phải là PTKH hoặc
PTNB.
VD: tiền bồi thường hàng hóa vận chuyển bị mất mát, ti ền
bảo hiểm bồi thường hàng hóa bị cháy nổ trong kho, ti ền lãi
cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư
tài chính
4. Hàng tồn kho
Là vật tư, hàng hoá, thành phẩm, giá trị sản phẩm sở dang....dự trữ để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tồn kho ở khâu dự trữ: NVL, CCDC, Hàng mua đang đi đường.
Tồn kho ở khâu sản xuất: Chi phí SXKD dở dang.
Tồn kho trong lưu thông: Hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.
Hàng tồn kho Nội dung

Nguyên vật liệu Đối tượng lao động được sử dụng kết hợp với tư liệu lao
động dưới tác động của sức lao động để tạo ra thành
phẩm

Thành phẩm Là sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất với mục đích
để bán

Sản phẩm dở dang Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

Hàng hóa Là sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để
bán

Hàng mua đang đi đường Hàng đã mua nhưng chưa về nhập kho

Hàng đang gửi bán Hàng gửi bên thứ 3 bán hộ

Công cụ dụng cụ* Là tư liệu lao động có giá trị nhỏ và thời gian s ử d ụng
ngắn, không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định
5. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC

- Thuế và các khoản phải thu khác từ nhà nước


- Các khoản tạm ứng cho nhân viên
-Các khoản doanh nghiệp đem đi ký quỹ, ký cược
- Chi phí trả trước ngắn hạn
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

• Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ở VN, có 3 mức thuế
GTGT là 0%, 5%, 10%
• Đối tượng chịu thuế: hàng hóa, dịch vụ dùng cho sxkd và tiêu dùng tại Việt Nam
• Người chịu thuế: là người mua, người tiêu dùng cuối cùng
• Người nộp thuế: là cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam
• Đặc điểm: thuế GTGT là thuế gián thu, do người bán thu hộ Ngân sách nhà nước từ
người mua => không được tính vào giá gốc hàng mua hoặc doanh thu bán hàng.
PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ GTGT

• Thuế GTGT= Giá bán x tỷ suất thuế GTGT


• Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
- Thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa
đơn GTGT (là Nợ phải trả của DN)
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
được mua vào ghi trên hóa đơn GTGT (là Tài sản của DN)
VÍ DỤ 1 TÍNH THUẾ GTGT

• Trong kỳ, DN B phát sinh nghiệp vụ kinh tế sau:


Mua hàng của DN A số tiền là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10%
Bán hàng cho DN C số tiền là 250 triệu đồng, thuế GTGT là 10%
Xác định số thuế GTGT mà DN B phải nộp về ngân sách nhà nước trong kỳ.
VÍ DỤ 2 TÍNH THUẾ GTGT

• Trong kỳ, DN B phát sinh nghiệp vụ kinh tế sau:


Mua hàng của DN A số tiền là 600 triệu đồng, thuế GTGT là 10%
Bán hàng cho DN C số tiền là 350 triệu đồng, thuế GTGT là 10%
Xác định số thuế GTGT mà DN B sẽ được khấu trừ vào kỳ sau.
B. TÀI SẢN DÀI HẠN

- Tài sản dài hạn là những tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân
chuyển và thu hồi trên 1 năm hoặc nhiều hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- VD:
• Các khoản phải thu dài hạn
• Tài sản cố định
• Bất động sản đầu tư
• Đầu tư tài chính dài hạn
• Tài sản dài hạn khác
1. CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN

• Là số tài sản của doanh nghiệp đang bị chiếm


dụng và có thời hạn thu hồi trên 1 năm hay trên 1
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Theo TT 45/2013/TT-BTC có 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
• Chắc chắn thu được LIKT trong tương lai
• Nguyên giá xác định được một cách đáng tin cậy.
• Thời gian sử dụng ước tính là trên 1 năm
• Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( trên 30 triệu
đồng)
• Phân biệt giữa TSCĐ và CCDC?
• Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại
CCDC VÀ TSCĐ

Công cụ dụng cụ TSCĐ


Định nghĩa Tư liệu lao động có giá trị thấp và thời Tư liệu lao động chính của DN, tham
gian sử dụng ngắn mà không đủ điều gia vào chu trình SXKD và có giá trị
kiện được ghi nhận là TSCĐ lớn và thời gian sử dụng dài.

Ví dụ Dụng cụ văn phòng phẩm, dụng cụ lau Nhà xưởng, máy móc, thiết bị giá trị
dọn, dụng cụ văn phòng, máy móc lớn, bất động sản, phương tiện vận tải…
thiết bị giá trị nhỏ…

Điều kiện ghi -Giá trị dưới 30 triệu (TT45) - Chắc chắn đem lại LIKT trong tương
nhận -Thời gian phân bổ vào chi phí không lai
quá 3 năm (TT96) - Nguyên giá cao hơn 30 triệu
- Thời gian sử dụng dài hơn 1 năm
2. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ
thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng trong SXKD phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ. VD: nhà xưởng, máy móc, thiết bị
• Tài sản cố định vô hình: là TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ. VD: quyền sử dụng
đất, quyền phát hành, bản quyền, phần mềm máy tính…
• Tài sản cố định thuê tài chính: là các TSCĐ được hình thành từ các
hoạt động thuê tài chính, đây là hình thức thuê vốn hoá về TSCĐ.
3. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

• Bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà, cơ sở hạ tầng do


doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ
tăng giá để bán chứ không phải để sử dụng trong SXKD
hoặc bán trong kỳ kinh doanh thông thường.
VÍ DỤ PHÂN LOẠI TÀI SẢN TRONG CÁC
TRƯỜNG HỢP SAU:
Tập đoàn Vinaconex có hoạt động sxkd chính là xây dựng nhà để bán.
Vinaconex có xây dựng 1 tòa nhà cao 20 tầng được phân bổ như sau:
•Từ tầng 1 đến tầng 5 dùng để cho thuê trung tâm thương mại => là
……….……….
•Từ tầng 6 đến tầng 8 dùng làm văn phòng công ty Vinaconex -> là
…………………..
•Từ tầng 9 đến tầng 20 chia thành nhà chung cư để bán ->
là…………………….
4. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN

• Là những khoản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn
trên 1 năm hay 1 chu kỳ SXKD như:
• Đầu tư vào công ty con;
• Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
• Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Đầu tư tài chính dài hạn Đặc điểm

Đầu tư vào công ty con Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết

Đầu tư vào công ty liên doanh, Nắm giữ từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết
liên kết,

Đầu tư góp vốn khác Nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết
MỘT SỐ TS ĐẶC BIỆT

• Trả trước cho người bán


• Chi phí trả trước
• Hao mòn tài sản cố định
TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN

• Công ty B có hợp đồng mua hàng từ công ty A


• 20/6/N công ty B trả trước cho công ty A 330 triệu tiền hàng bằng TGNH
• 1/7/N công ty A giao lô hàng với giá bán 300 triệu, thuế GTGT 10%. Tiền
hàng trừ vào tiền ứng trước.
• (TH 2: lô hàng có giá bán 500 triệu)
• Công ty B ghi nhận như thế nào?
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
• Là tài sản đang trong quá trình chuyển hóa
thành chi phí.
• Ví dụ: 1/3/N công ty A ký hợp đồng thuê nhà để làm
văn phòng, tiền thuê 10 triệu/tháng, thời hạn thuê 3
tháng. Tiền nhà thanh toán 1 lần bang tiền mặt vào
ngày 1/3/N. Thời điểm TS
tiêu dùng hết

Thời điểm đưa


TS vào sử dụng
HAO MÒN TSCĐ

• Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị
của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do
bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình
hoạt động của TSCĐ.
• -> Hao mòn TSCĐ (ghi số âm) là tài khoản điều chỉnh
giảm tài sản
HAO MÒN TSCĐ

VD: Ngày 01/01/16 DN A mua 1 oto đưa vào vận chuyển


hàng hóa, giá mua là 590tr, thuế GTGT được khấu trừ
10%, chi phí vận chuyển lắp đặt là 10tr, thời gian sử
dụng hữu ích là 5 năm bắt đầu tính từ ngày mua. Xác
định hao mòn TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán năm
2016, 2017, 2018 theo phương pháp khấu hao đường
thẳng
HAO MÒN TSCĐ

VD: Ngày 01/10/17 DN A mua 1 thiết bị sản xuất, giá


mua là 250tr, thuế GTGT được khấu trừ 10%, chi phí
vận chuyển lắp đặt là 50tr, thời gian sử dụng hữu ích
là 5 năm bắt đầu tính từ ngày mua. Xác định hao mòn
TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán năm 2017, 2018
theo phương pháp khấu hao đường thẳng

You might also like