You are on page 1of 37

Chuyên đề 3

PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC


VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ

PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh


ĐT: 0903290024
1. KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH
SÁCH HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

 Hệ thống pháp luật về dân tộc và công tác


dân tộc ở Việt Nam được cụ thể hóa bằng các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn
đề dân tộc và công tác dân tộc;
 Tổng số văn bản liên quan đến lĩnh vực công
tác dân tộc là 352 văn bản (
bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và các đ
ề án, dự án, chính sách
);
a) Các chính sách được quy định trong HPVN 2013
Điều 5, quy định:
 Nước CHXHCNVN là quốc gia thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
 Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
 Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng
tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục,
tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
 NN thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện
để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất
nước.
Hiến pháp 2013 quy định:

 Nhà nước và xã hội có trách nhiệm trong


việc phát triền KT-XH, văn hóa, đời sống của
người dân các DTTS (Điều 58, 60 và 61);
 Công dân có quyền xác định dân tộc của
mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42, Hiến pháp
2013);
 Thẩm quyền quyết định chính sách dân tộc
là của Quốc hội (Điều 70, Hiến pháp 2013);
=> Những nội dung quy định trong Hiến
pháp là thể chế các nguyên tắc cơ bản:
(1): Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng nhau, giúp
nhau cùng phát triển;
(2): Các dân tộc cùng nhau kiên trì thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: Về Ch.trị;
ph.triển k.tế; VH-XH; môi trường sinh thái; QP-AN.
(3): Thể chế và thực hiện nhất quán chính sách dân
tộc, Hiến pháp đã ghi rõ Quốc hội quyết định chính
sách dân tộc (Khoản 5, Điều 70, HP 2013).
b) Quy định của các bộ luật, luật có liên quan
đến dân tộc, phát triển KT-XH vùng DTTS
 Bộ luật Dân sự (2015)
 Luật Di sản văn hóa (2009)
 Luật đất đai
 Bộ Luật hình sự năm 2015…
 Các văn bản luật: 66 Luật chuyên ngành, 194
điều khoản và 200 văn bản dưới luật liên quan đến
dân tộc, CTDT;
=> Từ năm 2003-2018, các bộ, ngành đã tham mưu
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
hàng chục nghị quyết, nghị định của Chính phủ và
hằng trăm quyết định, chỉ thị về phát triển kinh tế-xã
hội vùng DTTS&MN.
2. Chính Sách Dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
2.1. Khái niệm CSDT
Chính sách dân tộc có thể hiểu theo các nội dung sau:
- Theo nghĩa rộng: CSDT của Đảng và Nhà nước VN là tổng
hợp các q.điểm, ng.tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các
DTTS, vùng DTTS, nhằm ph.triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá
các DTTS theo hướng đảm bảo khối đại đoàn kết, thống nhất và phát
triển cộng đồng dân tộc VN, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn
trọng, giúp nhau cùng phát triển.
- Theo nghĩa hẹp: CSDT là cụ thể hoá đường lối của Đảng và
Nhà nước về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến các thành phần
dân tộc, đến mối quan hệ giữa các dân tộc, vùng DTTS và quan hệ
với các quốc gia dân tộc trên thế giới.
- Đối tượng thụ hưởng CSDT là các DTTS và vùng DTTS.
- Mục tiêu của CSDT: Nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc:
Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, tương trợ giúp nhau cùng phát triển,
củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất và ph.triển cộng đồng dân tộc
VN.
c) Các chính sách quy định tại Nghị định
05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ về công tác dân tộc

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày


14/1/2011 của Chính phủ về công tác
dân tộc là văn bản pháp quy cao
nhất được Chính phủ ban hành về
công tác dân tộc với 13 nhóm
chính sách và công tác quản lý nhà
nước về dân tộc.
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
(Nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc):
 Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng
phát triển.
 Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn
diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
 Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc
dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
 Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục,
tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị định 05/2011/NĐ - CP về công tác dân tộc
(Đề cập tới 13 nhóm chính sách và công tác quản lý nhà nước
về dân tộc):
(1) Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực
(2) Chính sách đầu tư phát triển bền vững
(3) Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
(4) Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số
(5) Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
(6) Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
(7) Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số
(8) Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số
(9) Chính sách y tế, dân số
(10) Chính sách thông tin, truyền thông
(11) Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
(12) Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái
(13) Chính sách quốc phòng, an ninh.
d) Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước
Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính trị Về một số chủ
trương, chính sách lớn phát triển KT - XH vùng DTTS.
 Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của BCH TW
Đảng khóa IX về công tác dân tộc
 Kết luận 57 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy, BCH TW Đảng khóa IX
 Chỉ thị 45-CT/TW ngày 23/09/1994 của BCH TW Đảng Về
một số công tác ở vùng dân tộc Mông;
 Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về
tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong
tình hình mới;
 Chỉ thị 121-CT ngày 12/05/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng về công tác đối với đồng bào Chăm;
 Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc
trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
e) Các chương trình, dự án phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số

 Nhóm chính sách chung: Quyết định số


1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016; Chương trình
135…
 Nhóm chính sách đặc thù: Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ; Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định
số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính
phủ; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015
của Thủ tướng Chính phủ…
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc (Đề cập
tới 13 nhóm chính sách và công tác quản lý nhà nước về dân
tộc giai đoạn 2016-2020 được cụ thể hóa thành 352 văn bản
pháp lý quy định chính sách dân tộc đang có hiệu lực, chia
làm 3 nhóm):
 Nhóm CS theo dân tộc, gồm các chính sách
cho các dân tộc: Chăm, Hoa, Khmer, Mông; 4 dân tộc
Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao và các dân tộc dưới 10.000
người.
 Nhóm CS phát triển KTXH theo vùng, địa bàn:
 Phát triển cơ sở hạ tầng KTXH, biên giới, các công trình
phúc lợi công cộng.
Nhóm CS phát triển KTXH theo ngành, lĩnh vực:
bao gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, nước
sạch, môi trường, giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, cán bộ
dân tộc thiểu số, trợ giúp pháp lý,...
04/09/2024 13
2.
Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DT
TS
a) Về phát triển
kinh tế
- Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của
vùng DTTS giai
đoạn 2016-2018
đạt bình quân trên
7% (năm 2016
tăng 6,67%; năm
2017 6,89%; năm
2018, 7,56%);
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách
hiện hành của Nhà nước về phát triển KT- XH
vùng DTTS
a) Về phát triển kinh
tế
- Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới,
đến hết năm 2018, cả
nước có 3.838 xã (đạt
43,02%) đạt chuẩn
nông thôn mới, vùng
DTTS có 1.052/5.266
xã.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

b) Về phát triển văn hóa


- Chương trình phủ
sóng phát thanh, truyền
hình được quan tâm
thực hiện.
- Thực hiện phát thanh,
truyền hình bằng tiếng
DTTS ngày càng được
chú trọng;
- Việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa
truyền thống của đồng
bào các DTTS luôn được
quan tâm.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

c) Về phát triển giáo dục,


đào tạo và dạy nghề
- Hiện nay, vùng DTTS có
5.766 trường mầm non,
chiếm tỷ lệ 38,74% cả nước.
- Hệ thống trường dân tộc
nội trú có 314 trường.
- Hệ thống trường bán trú
có 975 trường.
- Trường dự bị đại học có 04
trường
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

c) Về phát triển giáo dục,


đào tạo và dạy nghề
- Chính sách hỗ trợ đào
tạo, dạy nghề người DTTS
được triển khai thực hiện
theo các Quyết định số
53/2015/QĐ-TTg, Quyết
định số 46/2015/QĐ-TTg,
Quyết định số 1956/QĐ-
TTg và 971/QĐ-TTg.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

d) Về phát triển y tế và
chăm lo sức khỏe nhân dân
- Mạng lưới y tế cơ sở vùng
DTTS và miền núi ngày càng
hoàn thiện, cơ sở vật chất
và trình độ đội ngũ y, bác sỹ
ngày một nâng lên.
- Nhà nước hỗ trợ mua bảo
hiểm y tế cho đồng bào
DTTS ở vùng ĐBKK
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

e) Về tôn giáo, tín ngưỡng vùng DTTS&MN


Thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở
vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích
cực.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

g) Về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử


dụng cán bộ, công chức, viên chức
người DTTS và củng cố, nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở vùng
DTTS&MN
- Hệ thống chính trị cơ sở vùng
DTTS&MN ngày càng được kiện
toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ ở
cơ sở ngày một nâng lên.
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng người DTTS
được quan tâm
- Công tác phát triển đảng viên
vùng DTTS và miền núi được quan
tâm, chú trọng.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

h) Về xây dựng thế trận quốc


phòng toàn dân, an ninh
nhân dân
Công tác đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã
hội ở vùng DTTS và miền núi
và khu vực biên giới ngày
càng được tăng cường.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

i) Về đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận vùng
đồng bào DTTS và miền núi cơ bản hiệu quả, luật tổ chức
chính quyền địa phương, luật khiếu nại tố cáo, pháp lệnh dân
chủ cơ sở… phát huy tác dụng tích cực
- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp
đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đa dạng hóa các
loại hình tập hợp, vận động quần chúng, nhất là người DTTS;
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp công
dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đối thoại trực tiếp
với nhân dân, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

k) Kết quả thực hiện một số đề án, chính sách đối với DTTS
rất ít người
- Từ 2006 – 2010 thực hiện 6 dự án hỗ trợ phát triển kinh tế
- xã hội cho 5 dân tộc Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm (có
dân số dưới 1.000 người) .
- Thực hiện Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân
tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao
- Chính sách Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các DTTS rất ít
người giai đoạn 2016-2025
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

l) Hạn chế, nguyên nhân hạn chế


* Một số hạn chế, khó khăn, thách thức và những vấn đề
bức xúc đặt ra:
- Công tác chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện pháp
luật, chính sách ở một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế,
nhận thức chưa đầy đủ, hành động thiếu kịp thời và chưa
quyết liệt;
- Việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các
chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thực hiện
chưa thường xuyên;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nắm
tình hình vùng dân tộc ở một số địa phương chưa kịp thời
- Nhận thức về công tác dân tộc của một số cán bộ, đảng
viên, cấp ủy, chính quyền chưa sâu sắc, thiếu toàn diện…
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

* Nguyên nhân
- Vùng DTTS và miền núi có địa bàn rộng, địa hình
hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn,
- KT-XH vùng DTTS&MN có điểm xuất phát thấp, cơ sở
hạ tầng còn bất cập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao,
- Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực thấp.
- Các thế lực thù địch lợi dụng để kích động, gây mất
ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện
hành của Nhà nước về phát triển KT- XH vùng DTTS

* Nguyên nhân
- Nhận thức của một số cán bộ các ngành, các cấp
chưa sâu sắc, toàn diện. Sự phối hợp chưa chặt chẽ,
thiếu nhất quán
- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân có nơi
chưa tốt.
- Hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc từ Trung
ương đến cơ sở chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ,
không ổn định. Năng lực của một số cán bộ làm công
tác dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…
3. Định hướng xây dựng pháp luật và chính sách phát triển kinh tế -
xã hội vùng dân tộc thiểu số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

a) Nghiên cứu, đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc và tổ
chức thực hiện hiệu quả các chính sách
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 176-QĐ/TW ngày 18/02/2019
của Ban Bí thư Trung ương;
- Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 06/3/2019 của Ban Chỉ đạo Trung
ương và Kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.
- Tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiếp pháp sửa đổi 2013 về vấn đề
dân tộc, chính sách dân tộc;
- Thực hiện Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS&MN và vùng có
điều kiện ĐBKK (01/11/2019 QH thông qua –> 5 nhất: Tỷ lệ nghèo cao
nhất; tiếp cận dịch vụ xã hội thấp nhất; điều kiện khó khăn nhất; chất lượng
nguồn nhân lực thấp nhất; điều kiện KT-XH thấp nhất.)
3. Định hướng xây dựng pháp luật và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

b) Rà soát, cân đối, ưu tiên đầu tư bố trí đủ nguồn lực


thực hiện chính sách đầu tư phát triển KT-XH vùng
DTTS và miền núi
- Đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách, thu hẹp
một bước chênh lệch giữa vùng dân tộc thiểu số và
miền núi so với vùng phát triển,
=> Giảm 50% số xã ĐBKK; giảm 60% hộ nghèo dân
tộc thiểu số hiện nay…
3. Định hướng xây dựng pháp luật và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

c) Nghiên cứu đề xuất chương trình mục tiêu chung phát


triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trong thời gian
tới có tính dài hạn
Tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS&MN vùng
ĐBKK; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế
và các nguồn tài trợ quốc tế để phát triển kinh tế nhanh,
bền vững, hiệu quả. Trong đó ngân sách nhà nước giữ vai
trò quan trọng, quyết định.
Giữ vững ổn định chính trị, không ngừng củng cố khối đại
đoàn kết các dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
vững mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững
chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
3. Định hướng xây dựng pháp luật và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

d) Rà soát đánh giá, nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí


phân định miền núi, vùng cao và phân định vùng DTTS
theo trình độ phát triển
đ) Phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tê, xã
hội vùng DTTS, miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2021-2026, định hướng đến năm
2030
3. Định hướng xây dựng pháp luật và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

e) Phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh
quốc phòng. Ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách
dân tộc nhằm tạo sự đột phá về phát triển KT-XH vùng
DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo
3. Định hướng xây dựng pháp luật và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

h) Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn đặc
biệt khó khăn, biên giới, ở cộng đồng các DTTS rất ít người
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát
triển KT-XH vùng DTTS và miền núi tại các vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung.
- Tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển KT-XH 05 dân tộc dưới
1.000 người: Sila, Pu Péo, Ơ đu, Brâu, Rơ Măm
- Tập trung giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất,
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS và chăm lo củng
cố hệ thống chính trị cơ sở ở những vùng ĐBKK.
4. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật và chính
sách phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số

a) Tổ chức thực hiện; thu thập và tổng hợp thông tin, phát
hiện các vấn đề phát sinh trong thực tiễn thực hiện pháp luật
và chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS
b) Tổng hợp, đánh giá đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện
chính sách trong phạm vi trách nhiệm được giao
c) Vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của
nhà nước; tổng hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn
đề liên quan đến lĩnh vực phát triển KT-XH vùng DTTS
4. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật và chính
sách phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số
d) Đổi mới XD và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
- Tích hợp các chính sách để triển khai thực hiện hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền
vững KT-XH vùng DTTS&MN
- Giảm dần cơ chế “cho không”, chuyển hướng cho
vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện để phát triển
kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính
sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo
dục, y tế...;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều
hình thức phù hợp với đồng bào DTTS;
4. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật và chính
sách phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết,


tổng kết thực hiện các chính sách dân tộc;
- Đổi mới mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động của Cơ
quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở
nhằm tinh gọn và tăng cường hiệu lực, hiệu quả

You might also like