You are on page 1of 10

7ҥSFKt*,È2'Ө& ;­+Ӝ,

-2851$/2)('8&$7,21$1'62&,(7<
1Ă07+Ӭ0ѬӠ,%Ҧ<
%ӝPӟL
6ӕĈһFELӋWWKiQJ Nu
,661

+•,ô‘1*%,€17t3
75Ҫ1+Ӗ1*48Æ1 &KӫWӏFK
Ĉ¬275Ӑ1*7+,
&$29Ă13+ѬӠ1*
9lj'lj1*
%Ô,9Ă1*$
75Ҫ19Ă11+81*
1*8<ӈ10,1+7+8<ӂ7
75Ҫ19Ă1ĈӜ
%Ô,$1+78Ҩ1
75Ҫ1ĈĂ1*;8<ӄ1
75Ҫ1;8Æ11+Ƭ
75Ҫ148$1*48é
75,ӊ87+ӂ+Ô1*
75Ҫ1%È'81*
7+È,9Ă1/21*
/Ç7+ӎ+Ҵ1*

7“1*%,€17t3
Ĉ2¬1;8Æ175ѬӠ1*

7‹$62n19j75Š6
3KzQJ7ұSWKӇ7әQJFөF7KӕQJNrQJ}$ÿѭӡQJ1JX\ӉQ&Kt7KDQK
SKѭӡQJ/iQJ7KѭӧQJTXұQĈӕQJĈD+j1ӝL
ĈLӋQWKRҥL)D[
(PDLOWDSFKLJLDRGXFYD[DKRL#JPDLOFRP:HEVLWHZZZJLDRGXFYD[DKRLYQ
9u13+‹1*%w&7581*%•
3KzQJ7RjQQKj$Vӕ4XDQJ7UXQJSKѭӡQJĈ{QJ9Ӌ737KDQK+yDWӍQK7KDQK+yD
ĈLӋQWKRҥL
(PDLOJLDRGXF[DKRLEWE#JPDLOFRP
75†1+%j<7+¬1+&Ð1*
*Lҩ\SKpS;XҩWEҧQ6ӕ&%&.7%& +'19QJj\
&өF%iRFKt%ӝ7K{QJWLQYj7UX\ӅQWK{QJ
,QWҥL &{QJW\71++,QҨQĈD6ҳF
0Ө&/Ө&&217(176
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 65 Lê Minh Cường: Thiết kế tình huống dạy học chủ đề Hàm số
và đồ thị theo hướng phát triển năng lực mô hình hóa toán
- RESEARCH & DISCUSSION
học của học sinh lớp 10 - Designing teaching situations on the
6 Hoàng Thị Phương Loan: Hồ Chí Minh vận dụng và topic of Functions and Graphs in the direction of developing
phát triển sáng tạo về vấn đề dân tộc và cách mạng mathematical modeling competence of 10th grade students.
giải phóng dân tộc thuộc địa của chủ nghĩa Mác-Lênin
Đặng Quỳnh Dung: Bàn về chiến lược chuyển mã trong
- Ho Chi Minh applied and developed creatively on 70
giảng dạy Tiếng Trung Quốc sơ cấp - Code-switching
the national issue and colonial national liberation
strategy in teaching Chinese at beginner level.
revolution of Marxism-Leninism.
Dương Thị Bích Thủy: Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên
10 Lại Trang Huyền: Quyết định phát động toàn quốc 74
cứu khoa học - nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng
kháng chiến của Đảng và sự vận dụng trong lãnh đạo sự
trường chính trị chuẩn hiện nay - Improving the quality of
nghiệp đổi mới đất nước hiện nay - The Party’s decision
scientific research activities - an important task contributing to
to launch the national resistance war and its application
the building of a standard political school today.
in leading the cause of national renovation today.
80 Đinh Thị Thúy Hằng - Nguyễn Công Hải: Một số
15 Trần Quốc Việt: Đổi mới chính sách giáo dục và
phương pháp giảng dạy hoạt động nhận thức về tư duy
đào tạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập
(metacognition) trong giáo dục đại học - Several teaching
kinh tế quốc tế - Vietnam’s renovation of education
methods to drive learners’ metacognition in undergraduate
and training policy in the process of international
education.
economic integration.
20 Vũ Thị Thúy: Một số vấn đề lí luận về đo lường chuẩn 85 Võ Thị Thanh Huyền: Đổi mới chương trình đào tạo
Marketing trong bối cảnh kinh tế số - Innovation of
đầu ra chương trình đào tạo trong giáo dục đại học -
Marketing training program in the digital economic context.
Some theory-based concerns about program outcomes
measurement of curriculum in higher education. 91 Hồ Mỹ Dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn tổ hợp
môn trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của học
25 Lê Thị Ngọc Ánh: Giảng dạy về diễn ngôn thân thể
sinh lớp 10: Nghiên cứu tại thành phố Trà Vinh - Factors
trong bộ ba tiểu thuyết "Ngôi nhà đất" của Pearl S.
influencing the choice of subject combinations in the 2018
Buck cho sinh viên đại học ngành Ngữ văn - Teaching
on body discourse in Pearl S. Buck’s in the trilogy The high school education program for 10th-grade students: A
case study in Tra Vinh city.
House of Earth for students of Literature.
Dương Thị Quỳnh Nga: Phương pháp chữa lỗi tích cực
30 Đặng Hoàng Thạch: Thiết kế tình huống dạy học 97
trong dạy học ngoại ngữ - Positive error correction in foreign
phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học
language teaching and learning.
sinh chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
lớp 10 - Designing teaching situations to develop 101 Nguyễn Thị Hoa - Lê Thị Hồng Nhung: Một số vấn đề về
mathematical modeling competencies for students on giáo dục tình cảm xã hội của trẻ mầm non - Some issues on
grade 10’s topic “coordinatization methods in planes”. social-emotional education for preschool children.
34 Ngô Trúc Phương: Đặt đề toán trong dạy học giải 105 Lê Thanh Huyền: Gamification (game hóa) trong giáo dục mầm
toán có lời văn ở lớp 5 - Mathematical problem posing non - Application of Gamification in Early Childhood Education.
in solving word problems in Grade 5. 110 Đỗ Thị Liên: Mối quan hệ giữa đảm bảo an ninh con người và
39 Nguyễn Hùng Sơn: Xây dựng hệ thống bài tập phát triển cải thiện chỉ số hạnh phúc ở Việt Nam hiện nay - relationship
năng lực văn học cho học sinh lớp 5 - Building a system of between human security assurance and happiness index in
exercises to develop literary capacity for 5th grade students. vietnam today.
45 Nguyễn Thông Minh: Chuyển đổi số góp phần nâng 114 Võ Lê Phương Thảo: Cơ hội và thách thức cho lao động
cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới thành phố Cần Thơ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
giáo dục hiện nay - Digital transformation contributes lần thứ tư - Opportunities and challenges for workers in Can
to improve the quality of higher education in the Tho city in the context of the Industrial Revolution 4.0.
current of educational context.
119 Vũ Thị Duyên: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
50 Nguyễn Thị Hà Thu: Nâng cao hiệu quả của phương của tổ chức cơ sở Đảng trong giai đoạn hiện nay - Improving
pháp dạy học tích cực góp phần đổi mới căn bản, toàn leadership capability of grassroots Party organizations in
diện giáo dục đại học - Improving the effectiveness the current period.
of active learning contributes to the fundamental
124 Huỳnh Minh Như Hương: Các chiến lược hướng nghiệp
and comprehensive innovation in higher education.
hiệu quả cho học sinh trung học - Effective career orientation
55 Nguyễn Trọng Tuấn - Nguyễn Ngọc Anh Tiên: Vai strategies for high school students.
trò của công tác kiểm định trong việc nâng cao chất
128 Võ Văn Luyến - Lê Thị Trúc Giang: Quản lý hoạt động dạy
lượng đào tạo ngành Luật Kinh tế ở Việt Nam - The role
học theo nội dung giáo dục của địa phương tại các Trường
of assessment in improving the quality of Economic
Tiểu học huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang - Managing
Law education in Vietnam.
teaching activities according to local educational content
60 Vũ Quang Huy: Thiết kế kế hoạch bài học theo định at primary schools in Tan Hiep district, Kien Giang province.
hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
134 Dương Thị Quỳnh Nga: Sử dụng công cụ kỹ thuật số trong
trong dạy học bài Tích vô hướng của hai vectơ lớp 10 -
dạy học ngoại ngữ: từ lý thuyết đến thực tiễn - Using digital
Designing lesson plans in the direction of developing
tools in foreign language teaching and learning: from
students’ qualities and competencies in teaching the
theory to practice.
lesson The scalar product of two vectors in grade 10.
139 Nguyễn Tuấn Minh: Đánh giá kết quả học tập của sinh 212 Vũ Thị Cúc - Vũ Thị Hiền: Chính sách y tế tại tỉnh Bình
viên Học viện Hành chính Quốc gia theo tiếp cận quá trình Dương - Health policy in Binh Duong province.
- Assessment of learning results of students of the National
218 Trần Thị Mỹ Duyên: Chủ nghĩa nhân đạo trong triết lý
Academy of Public Administration by process approach.
nhân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm - Humanism in Nguyen
145 Hà Sỹ Nguyên: Tăng cường phát triển văn hóa thể Binh Khiem’s philosophy of life.
thao tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Strengthen 223
Trương Thị Hoài: Phản bác luận điệu xuyên tạc “Chống
the development of sports culture at the Academy of
tham nhũng bằng sách là sự thất bại của luật pháp ở
Journalism and Communication.
Việt Nam hiện nay” khi cuốn sách chống tham nhũng
150 Lại Văn Hải: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đời - Rebutting
tập tự động và đào tạo - Using artificial intelligence to the claim that “Fighting corruption with books is a
enhance automatic learning and training. failure of the law in Vietnam today” when General
Secretary Nguyen Phu Trong’s anti-corruption book
154 Lê Thị Minh Hải: Đánh giá công tác quản lý nhân sự
released.
của Trường Đại học Cửu Long giai đoạn (2018-2022) -
Evaluation of human resource management of Cuu Long 228 Nguyễn Đức Hưng: Luật Biển Việt Nam năm 2012
University in the period of 2018-2022. - khung pháp lý quan trọng góp phần tăng cường
năng lực thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
159 Lê Thị Hiền: Thiết kế rubrics đánh giá kết quả học tập
quốc - Vietnam’s Law of the Sea 2012 - important legal
cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
framework contributions to enhanced enforcement
trong giai đoạn hiện nay - Designing rubrics to assess
capacity, protection of the country’s seas and island.
learning outcomes for students to improve the quality
of teaching and learning in the current period. 233 Đoàn Quỳnh Thương: Hợp tác giữa các nước ASEAN
trong bảo vệ quyền của nạn nhân tội phạm buôn
164 Chu Thị Thơm: Mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung
bán người - Cooperation among ASEAN countries in
học cơ sở huyện Ứng Hòa, Hà Nội - Levels of social adaptation
protecting the rights of victims of human trafficking
of secondary students in Ung Hoa district, Ha Noi City.
crimes.
169 Phạm Thị Giang Chung: Tầm quan trọng của văn hóa
Đào Phương Thanh: Một số kiến nghị hoàn thiện
học đường ở trường đại học - The importance of school 239
quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách
culture at university.
nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội -
173 Lê Hồng Hạnh: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Some recommendations for finishing the provisions
âm nhạc cho học sinh lớp 2 tại các trường tiểu học ở thành of Vietnam’s Penal Code on criminal liability of the
phố Cà Mau - experience activities in the course day music offenders under 18 years of age.
choose grade 2 students some courses in ca mau city.
244 Nguyễn Thị Tuyết Mai: Trách nhiệm chăm sóc trẻ em
178 Đồng Văn Toàn: Một số biện pháp đáp ứng nhu cầu theo pháp luật hiện hành - Responsibility for childcare
tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông trong in accordance with current laws.
dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Some
measures to meet the need of psychological counseling
249 Trần Thị Vân Anh: Trách nhiệm của người chiếm hữu
tài sản trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
of high school students during the Covid-19 epidemic in
hiểm cao độ gây ra - Liability of property owner in
Binh Dương province.
compensation for damage caused by the source of
182 Lê Thị Hồng Thắm - Huỳnh Bích Trân: Các yếu tố ảnh extreme danger.
hưởng đến sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Kiên
Đoàn Thị Quế Chi: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
Giang - Factors affecting students’ decision to drop out of 254
trường tại tỉnh Bình Phước - Implementation of the law
Kien Giang University.
on environmental protection in Binh Phuoc province.
187 Hoàng Thị Tuyết Trinh: Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng
Trương Thị Hoài: Bác bỏ luận điểm xuyên tạc “Lý luận
yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới - Developing teacher 259
về lực lượng sản xuất của C. Mác không phù hợp với
quality to meet the requirements and tasks in the new period.
thực tiễn của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” -
193 Lê Kim Trọng: Cách tiếp cận mới trong triển khai thực Rebutting the claim that "The theory of the productive
hành các kỹ thuật tấn công và phòng thủ mạng dựa forces of Karl Marx is not consistent with the reality of
trên công nghệ ảo hóa và DVWA - A new approach to the current industrial revolution 4.0".
the implementation of network attack and defense
practices based on virtualization and DVWA. 263 Đoàn Thị Quế Chi: Thực hiện pháp luật về thu hút
nhân tài tại tỉnh Bình Phước - nội dung và giải pháp -
198 Nguyễn Thị Bích Trâm: Phát triển du lịch cộng đồng gắn Implementing the law on talent attraction in Binh Phuoc
kết với giáo dục - Community tourism development in province - content and solutions.
association with education.
268 Vũ Phạm Phương Anh - Chu Ngọc Hân – Phạm
203 Hoàng Văn Vân - Nguyễn Văn Anh: Chiến thắng chiến Thị Thanh Nhan: Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản
tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (7/01/1979) tham nhũng - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị
- Giá trị lịch sử và hiện thực - The victory in the war to cho Việt Nam - Civil lawsuits to recover corrupt assets
protect the Southwestern border (07/01/1979) - historical - international experience and recommendation for
and realistic value. Vietnam.
208 Phạm Thị Dung: Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các 274 Nguyễn Đức Huy - Trần Thị Khánh Chi: Một số vấn
doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo trong phát triển đề lý luận quản lý nhà nước về chứng thực của uỷ ban
nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng - Building nhân dân cấp xã - some state management theory
cooperation between business and education - training issues about certification of the community people's
institutions in tourism human resources development in committee.
Da Nang city.
279 Nguyễn Quỳnh Anh: Thuận lợi hóa thương mại 348 Nguyễn Thị Thu Thủy - Đinh Thị Minh Phượng - Kiều
hàng hóa trong khu vực thương mại tự do ASEAN và Doãn Hà: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chính
sự tham gia của Việt Nam - Trade facilication in the sách tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại
ASEAN Free Trade Area and Vietnam’s participation. Việt Nam - Researching some basic factors affecting salary
policies in public non-business units in Vietnam.
285 Phạm Trường Sơn: Thực hiện pháp luật về hợp
tác xã tại tỉnh Đồng Nai - thực trạng và giải pháp - 353 Huỳnh Thị Yến Ny - Nguyễn Thị Nụ: Gia đình và xã hội với
Implementation of the Law on Cooperatives in Dong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong điều kiện kinh
Nai province - situation and solutions. tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay - Family and social with ethical education for youth in
290 Nguyễn Duy Vĩnh: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi
the social original market economy in vietnam today.
số công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước
hiện nay - Practical solutions to accelerate the digital 357 Trần Thị Bích Trâm: Một số vấn đề lý luận về quản lý cơ sở
transformation of documentation and archival practices vật chất trường học ở trường cao đẳng - Some theoretical
within the current state agencies. issues on the management of school facilities in colleges.
295 Lục Thanh Huyền: Phòng ngừa tội phạm và vi phạm 361 Nguyễn Thanh Tùng - Lê Thị Bích: Vai trò của nhà báo
pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp trên địa Phạm Quỳnh đối với báo chí - The role of journalist Pham
bàn tỉnh Đồng Nai - Prevention of crimes and violations of Qunh in the press.
environmental laws in industrial zones in Dong Nai province.
366 Nguyễn Nhiên Hương: Nghiên cứu xây dựng mô hình du
300 Nguyễn Phạm Mạnh Hùng: Nâng cao chất lượng lịch văn hóa tại Khu di sản thế giới Thành nhà Hồ (huyện
đào tạo của các học viện, trường công an nhân dân Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) - Research for building model of
đáp ứng yêu cầu tăng cường về cơ sở - improve cultural tourism in the Ho Dynasty Citadel World Heritage
the quality of education and training of schools of Site (Vinh Loc district, Thanh Hoa province).
people's public security to meet requirements for
increase of the commune and town police. 372 Hồ Mỹ Dung - Nguyễn Công Đoàn: Mô hình lý thuyết về các
yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng công việc – cuộc sống và
304 Hoàng Văn Long: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động: Trường hợp
trường tại tỉnh Đồng Nai - Implementation of the Law lao động nữ tại Công ty TNHH Yazaki eds Việt Nam - Trà Vinh
on Environmental Protection in Dong Nai province. - Theoretical model of factors affecting work-life balance and
employees' commitment to the organization: a case study of
309 Lê Quang Thành: Nghiên cứu phương thức, thủ đoạn
female employees at yazaki eds vietnam co., ltd - tra vinh.
của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không
gian mạng và giải pháp phòng, chống - Research on 378 Lê Thị Hải Yến: Một số luận bàn về quyền nhân thân liên quan
methods and tricks of fraudsters to appropriate property đến giới tính của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam -
in cyberspace and solutions for prevention and control. Several comments on the personal rights regarding individual’s
gender in vietnam civil law.
314 Nguyễn Đình Văn: Một số vấn đề trao đổi nhằm
hoàn thiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp 383 Lê Thúy Hà - Nguyễn Thị Thu Hà: Đào tạo nguồn nhân lực gắn
lý - Some exchange issues to complete the provisions với thế mạnh và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng
of the law on legal aid. Yên - Human resource training associated with strengths and
socio-economic development goals of Hung Yen province.
319 Trần Văn Viên: Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một 387 Đào Thanh Hải: Đánh giá thực trạng chế biến cà phê nhân
số kiến nghị hoàn thiện - Grounds for prosecution Arabica tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - Assessment
of criminal cases under the provisions of Vietnam›s of Arabica coffee processing in Hua La committee, Son La
Criminal Procedures Code – some recommendations. city, Son La province.
324 Nguyễn Hữu Thọ: Xây dựng văn hóa Trường Đại học 392 Bùi Thị Hảo: Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần
Kiên Giang đáp ứng giá trị cốt lõi của nhà trường - cho thanh niên trong bối cảnh hiện nay - Building a cultural
Building the culture of kien giang university to satisfy and spiritual life for young people in the current context.
the core values of the university.
397 Huỳnh Trần Hoài Đức - Phan Duy Hiếu: Mối quan hệ giữa
329 Trương Thị Mai: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế niềm tin tôn giáo và sự hài lòng trong cuộc sống của phật
trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tử - Relationship between religious belief and satisfaction in
của Đảng Cộng sản Việt Nam - Innovation of economic the life of Buddhists.
growth model in the Document of the 13th National 402
Trần Thị Hải Yến: Sáng tạo ngôn ngữ điện ảnh phim Lê
Congress of the Communist Party of Vietnam.
Hoàng trong xu hướng chuyển đổi cuối thế kỉ XX và đầu
333 Trầm Thảo Vy - Vũ Thị Mỹ Quyên - Đỗ Thị Mỹ Hội: thế kỉ XXI - Creating cinematic language in Le Hoang›s
Nguồn lực con người cho giáo dục đại học trong cơ films in the transitional trend of the late 20th and early 21st
chế tự chủ hiện nay - Human resources for universal centuries.
education in the current automatic mechanism.
408 Bùi Văn Long: Cầu cổ xứ Nam trong cuộc sống đương đại -
338 Nguyễn Mạnh Tuấn: Đặc điểm dấu vân tay đầu ngón The ancient bridge of Son Nam in contemporary life.
của học sinh dân tộc Mông cư trú ở huyện Mường La, tỉnh
414 Nguyễn Thị Minh Trang: Đời sống văn hóa gia đình nữ
Sơn La - Characteristics of fingertip fingerprints of Hmong
công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long - Cultural
students residing in Muong La district, Son La province.
family life of female workers in industrial zones in Vinh Long
342 Nguyễn Thị Hiền: Dịch vụ công tác xã hội đối với người province.
cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, quận Nam Từ
419 Nguyễn Thị Thanh Thủy: Một số khuyến nghị tạo động lực
Liêm, Hà Nội - Social work services for the elderly at
học tập cho sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc
Social Protection Center 3, Nam Tu Liem district,
- Some recommendations to promote students’ motivation
Hanoi.
at Faculty of Economics - Tay Bac University.
THỰC TIỄN GIÁO DỤC - EDUCATION FACTS 485 Phạm Thị Huế: Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng
425 Đỗ Cẩm Tú - Nguyễn Thị Phương Thảo: Một số đề xuất mềm cho sinh viên Trường Đại học Đại Nam - Enhancing
the effects of soft skills practice for students at Dai Nam
cải thiện thực trạng học ngoại ngữ thứ hai cho sinh viên
University.
ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Trà Vinh - Some
suggestions for improving second foreign language learning 490 Trần Thị Thùy Linh: Nâng cao tính phản biện trong
of students majoring in English at Tra Vinh University. giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, góp
phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường
430 Nguyễn Thanh Tâm - Bùi Thị Mùi: Thực trạng và biện
Chính trị Quảng Bình hiện nay - Improving critical
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường
thinking in teaching the History of the Communist
trung học cơ sở tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ
Party of Vietnam at Quang Binh School of Politics,
- the reality and solution of management of teacher
contributing to protecting the ideological foundation
refresher activities for junior high school teachers in binh
of the Party.
thuy district, can tho city.
495 Trương Văn Bắc: Bồi dưỡng phong cách diễn đạt Hồ Chí
436 Phạm Ngân Hạnh - Phùng Thị Nga - Phạm Thị Hồng Vân: Minh cho học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
Những khó khăn trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng
- Training Ho Chi Minh’s expression style for students at
Trung cho sinh viên năm thứ hai (học kỳ I) tại Trường
the current Political Officer School.
Đại học Đại Nam và biện pháp khắc phục - Difficulties
in teaching Chinese reading comprehension skills for 500 Nguyễn Thị Linh - Trần Văn Kiếm: Tổ chức hoạt động
second year (the first semester) students of Dai Nam thể dục thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực
University and remedial measures. chung cho nữ sinh viên Lào, Trường Đại học Tây Bắc
- Organization of extracurricular sports to enhance
441 Nguyễn Thị Ngọc: Nâng cao phương pháp giảng dạy tích cực physical strength for Lao female students at Tay Bac
môn Triết học Mác-Lênin theo chương trình mới tại Trường
University.
Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh -
Improving the active teaching method of Marxist-Leninist 504 Nguyễn Chí Tâm: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu
Philosophy under the new program at Ho Chi Minh City học theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện An Biên, tỉnh
University of Natural Resources and Environment. Kiên Giang - Training primary school teachers n An Bien
district, Kien Giang province according to professional
445 Đặng Thúy Quỳnh: Xây dựng và sử dụng tình huống
pháp luật trong giảng dạy học phần Pháp luật đại cương standards.
tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định - Construction 509 Nguyễn Văn Tuân: Xây dựng văn hóa ứng xử với môi
and using of legal situation in teaching General Law trường tự nhiên của sinh viên Trường Đại học Công
course at Nam Dinh University of Nursing. nghệ giao thông vận tải - Building a culture of behavior
with the natural envinronment of students at University
450 Nguyễn Ngọc Diệp: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
of Transport Technology.
về giáo dục vào công tác giáo dục, đào tạo tại Trường
Đại học Thành Đông - Applying Ho Chi Minh Thought to 514 Lò Tuyến Quân: Giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật cơ
education and training at Thanh Dong University. bản trong học môn Bóng chuyền tự chọn của sinh viên
khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc - Solutions
456 Bùi Thanh Tuấn - Võ Như Nam: Hoạt động lồng ghép rèn
to improve basic technical skills in Volleyball for non-
luyện kỹ năng mềm cho sinh viên khi tham gia học tập
specialized students at Tay Bac University.
tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường
Đại học Nha Trang - Integrating soft skills training for 518 Nguyễn Nguyên Hùng: Nâng cao chất lượng công tác
students at the National Defense and Security Education thi đua, khen thưởng tại Trường Đại học Lâm nghiệp
Center, Nha Trang University. Việt Nam - Improving the quality of emulation and
commendation work at Vietnam National University of
461 Nguyễn Thị Tuyển: Nghiên cứu phương pháp dạy học
Forestry.
phần Tập làm văn cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học,
Trường Đại học Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 524 Phạm Việt Phú: Ứng dụng phương pháp luyện nghe mở
tiểu học - Research on teaching methods of Writing Practice rộng nhằm nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của sinh
for students of primary education, Tay Bac University to viên Học viện An ninh nhân dân - An implementation
meet the requirements of primary education innovation. of extensive listening to improve students’ learning
outcome at People’s Security Academy.
466 Bùi Thị Hiệu: Một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2022-2023 - Some 529 Trần Ngọc Khiêm: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo
activities of the Youth Union of Nam Dinh University of chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học phổ thông
Nursing in the academic year 2022-2023. thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang - Training teachers
according to professional standards in high schools in
471 Trương Quỳnh Trang - Phan Thị Ánh Nguyệt - Ngô Thị
Rach Gia city, Kien Giang province.
Thúy Hằng - Bùi Thị Mùi: Thực trạng đáp ứng những yêu
cầu của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ - 533 Huỳnh Điệp Như: Sử dụng Zalo trong công tác cố vấn
the reality of meeting the requirements of the lectuers staff học tập tại Khoa Quản trị du lịch - Nhà hàng - Khách
of can tho university of medicine and pharmacy. sạn, Trường Đại học Trà Vinh - Using Zalo in academic
advising at the Faculty of Tourism - Restaurant - Hotel
476 Nguyễn Văn Trọng: Lựa chọn một số bài tập phát triển
Management, Tra Vinh University.
thể lực chung cho đội tuyển bóng chuyền nam tại Học
viện An ninh nhân dân - Choose some general fitness 539 Lê Thị Hằng: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho
development exercises for the men's volleyball team for cán bộ, giáo viên trong Trường Cao đẳng An ninh nhân
students of the People's Security Academy. dân I hiện nay - Political and ideological education for
cadres and teachers at the People›s Security College I
480 Cao Thị Thuỳ Trang - Nguyễn Hữu Phúc: Các yếu tố ảnh
today.
hưởng đến sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng trẻ
- Factors affecting marital satisfaction of young couples.
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

9$,75‹&˜$1+j%k23+n048§1+ô’,9£,%k2&+‡

NGUYỄN THANH TÙNG


LÊ THỊ BÍCH
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
Phân hiệu Ninh Thuận

Nhận bài ngày 20/6/2023. Sửa chữa xong 26/6/2023. Duyệt đăng 27/6/2023.
Abstract
The article briefly introduces the birth and development of the Vietnamese modern press at the end of the
19th century and the beginning of the 20th century, thereby highlighting the role of journalist Pham Quynh for
Nam Phong Magazine, one of Vietnam's major newspapers in particular and modern Vietnamese journalism in
general. Within the framework of this research paper, the authors focus on highlighting Pham Quynh's influence
on the development of journalism; his role in the perfection of press language and content.
Keywords: Newspaper, contribute, Nam Phong, Phạm Quỳnh, role, culture.
1. Đặt vấn đề
Kể từ khi đất nước giành được quyền tự chủ, trong suốt hành trình dài hơn 10 thế kỷ phát triển
của văn hóa - văn học Việt Nam phải kể đến hai cuộc tiếp xúc lớn, với những ảnh hưởng vô cùng quan
trọng: - Một của văn hóa phương Đông mà chủ yếu là văn hóa Trung Hoa, từ thế kỷ XIX trở về trước; - Và
một của văn hóa phương Tây mà chủ yếu là của văn hóa Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX đến những năm
đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt, cuộc tiếp xúc sau đã tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ, đưa nền văn hóa - văn học
Việt Nam chuyển mình từ một một nền văn hóa - văn học thuộc phạm trù văn hóa phương Đông cổ
truyền sang một nền văn hóa - văn học hiện đại chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa phương Tây.
Bàn về những điều kiện cho sự phát triển của tư tưởng, học thuật, ngôn ngữ và văn học hiện đại
những năm đầu thế kỷ XX không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng, có tính tiên phong
của báo chí. Mà nói đến báo chí thì không thể không nhắc đến những tên tuổi lớn, có ảnh hưởng đến
sự phát triển của nó trong những bước phát triển đầu tiên của buổi sơ khai như Pestrus Trương Vĩnh
Ký với Gia Định báo; Diệp Văn Cương với Phan Yên báo; Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu,
Nguyễn Đồng Trụ, Lê Văn Trung, Nguyễn Chánh Sắt…với Nông Cổ Mín Đàm; Nguyễn Văn Vĩnh và một
số cây bút của phong trào Đông kinh nghĩa thục với Đăng Cổ tùng báo…Một trong số những nhân vật
có công rất lớn đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam trong giai đoạn mở đầu này, nhất thiết phải
nói đến là nhà báo Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong tạp chí.
2. Nội dung nghiên cứu
Nói đến Phạm Quỳnh là nói đến một trong những trường hợp đặc biệt của văn hóa Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Đó là một trong “những người khổng lồ”1 cách đây hơn một thế kỷ mà tài năng, trí tuệ thể
hiện một cách rờ rỡ trên mọi lĩnh vực văn hóa. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan, trong
tác phẩm Nhà văn hiện đại (Quyển 1, phần III), khi bàn về Phạm Quỳnh đã có những nhận xét khá xác
đáng về sự uyên bác và nghiêm túc, cẩn trọng của nhân vật này như sau:
“Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề
1) Chữ dùng của Nguyên Ngọc

*,k2'š& 361
6’ôz&%, 7 Tháng 6/2023 (kì 2)
& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

gì, từ thơ văn cho đến triết lý, đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham
khảo tường tận trước khi đem bàn lên mặt giấy” [1, tr. 109].
Nói đến Phạm Quỳnh là một trong những trường hợp đặc biệt là vì ngoài những uẩn khúc của cuộc
đời đã gây nên không ít những cuộc tranh luận với nhiều nhận định, đánh giá khen chê ngót thế kỷ
qua, sự nghiệp văn hóa của ông cũng hết sức đồ sộ, thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực. Ở Phạm Quỳnh là sự
tổng hòa của những nhân tố đáng khâm phục: một học giả uyên bác, một nhà văn hóa lớn, một nhà
văn tâm huyết và một nhà báo có tài. Khác với Nguyễn Văn Vĩnh, khởi đầu sự nghiệp văn hóa là một
nhà văn, báo chí là lĩnh vực mà Phạm Quỳnh tiếp xúc trước nhất và cũng ở lĩnh vực này, tinh hoa của
con người học giả, con người văn hóa, con người nhà văn của ông được phát tiết. Sự nghiệp báo chí
của Phạm Quỳnh bắt đầu từ rất sớm. Ngay từ khi Nam Phong tạp chí chưa ra đời, ông đã là một nhà báo
chuyên nghiệp. Năm 1913, khi mới ngoài 20 tuổi, Phạm Quỳnh đã là một trong những thành viên của
Ban biên tập, gồm nhiều cây bút tên tuổi của tờ Đông Dương tạp chí như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn
Tố, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính…do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Với Đông Dương
tạp chí, Phạm Quỳnh đã nổi danh là nhà báo sâu sắc, độc đáo, uyên thâm qua những bài dịch thuật văn
học và tư tưởng mà ông gửi đăng trên báo này. Năm 1917, khi Nam Phong tạp chí ra đời, ông trực tiếp
làm tổng biên tập và là cây bút chủ lực với hàng ngàn trang viết trên tất cả mọi lĩnh vực trong suốt thời
gian tồn tại của tờ báo cho đến khi nó đình bản vào năm 1934. Với Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh là
linh hồn của tờ báo và cũng trên mặt báo này toàn bộ sự nghiệp văn hóa của Phạm Quỳnh được thể
hiện. Vì vậy, khi nói đến Nam Phong tạp chí tức là nói đến Phạm Quỳnh và ngược lại. Có thể nói ngay
rằng Phạm Quỳnh là một nhà báo lớn, có những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự phát triển của
báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Nếu chia tiến trình phát triển của báo chí Việt Nam từ năm 1865 (thời điểm ra đời của tờ báo tiếng
Việt đầu tiên: Gia Định báo) đến năm 1945 ra làm bốn giai đoạn (1865-1907; 1907-1918; 1918-1930;
1930-1945) thì từ năm 1865 đến năm 1907 là giai đoạn hình thành, báo chí vẫn còn mang tính sơ khai;
giai đoạn từ 1907 đến năm 1918, báo chí Việt Nam đã có sự trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.
Trong số hơn 30 tờ báo xuất bản trong giai đoạn này thì Đông Dương tạp chí được xem là tờ báo mở ra
một kỷ nguyên mới và Nam Phong tạp chí là sự trưởng thành vượt bậc tạo nên sự phát triển mạnh mẽ,
rầm rộ của báo chí Việt Nam ở các giai đoạn sau. Có được thành tích ấy là sự đóng góp tài năng, tâm
huyết của những cây bút xuất sắc, đặc biệt trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.
Với Đăng Cổ tùng báo và đặc biệt là Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh được xem là người đóng
vai trò tiên phong cho nền báo chí Việt Nam hiện đại thì với Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh là người
có công đối với sự hoàn thiện và phát triển vượt bậc của thể loại báo chí. Ở giai đoạn đầu, báo chí ra đời
với mục đích chủ yếu là thông báo những tin tức trong các địa phương và ban bố những mệnh lệnh,
chỉ thị của chính quyền thực dân. Một số tờ báo cũng có các mục về văn học với một vài bản dịch tiểu
thuyết Trung Hoa ra tiếng Việt nhưng nhìn chung nội dung của báo còn nghèo nàn, ngôn ngữ còn hạn
chế, cách đưa tin còn vụng về, chưa đảm bảo được tính ngắn gọn, chính xác…Đến Nam Phong, dưới sự
điều hành và tác nghiệp của Phạm Quỳnh, báo chí đã mang một diện mạo mới.
Ra đời trong bối cảnh đặc biệt của tình hình lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ,
Nam Phong tạp chí xác định rất rõ ràng và thiết thực tôn chỉ qua “Mấy nhời nói đầu” của ông chủ bút
Phạm Quỳnh, đăng trong số ra đầu tiên vào tháng Bảy năm 1917 là “Đem sức nhỏ, tài mọn mà giúp cho
sự học trong nước” [2, tr. 2]. Cụ thể đó là:
1/ Dùng chữ quốc ngữ để diễn tả, giải thích các tư tưởng, học thuật Âu - Á để mang những kiến thức này
đến cho người không biết tiếng Pháp hoặc chữ Nho.
2/ Nâng cao trình độ chữ quốc ngữ thành một nền ngôn ngữ so sánh được với tiếng Pháp và chữ Nho.
Với việc xác định rõ ràng tôn chỉ, mục đích như vậy, Phạm Quỳnh đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản,
mang tính lý luận của thể loại báo chí, đó là chức năng thông tin, tuyên truyền và giáo dục.
Về nội dung của tờ báo, Phạm Quỳnh và nhóm biên tập Nam Phong, gồm nhiều cây bút nổi tiếng như
Phan Khôi, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Trần Văn Ngoạn, Thân Trọng Huề, Trần Mỹ,

362 *,k2'š& Tháng 6/2023 (kì 2) 6’ôz&%, 7


& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

Hoàng Yến, Tản Đà, Dương Bá Trạc, Hoàng Tích Chu, Nguyễn Mạnh Bổng…đã đề ra các nội dung cơ bản
mà Phạm Quỳnh đã xác định trong bài “Mấy nhời nói đầu”, được Phạm Thế Ngũ tóm lược như sau:
1/ Mục luận thuyết: Bàn chung những vấn đề có liên hệ đến thời thế, nhất là những vấn đề có liên hệ đến
riêng dân ta để cho độc giả trong nước có một quan niệm minh chính về các vấn đề đó.
2/ Mục văn học bình luận: Gồm những khoa văn chương lịch sử, đại để những môn tổng danh gọi là văn
học. Bàn rộng những sách hay dù cũ dù mới, thâu thập những ý kiến tư tưởng mới hay danh tiếng.
3/ Mục triết học bình luận: Nghiên cứu các lý thuyết tư tưởng đời xưa đời nay, so sánh tư tưởng Âu Tây
với Á Đông ta để giúp cho sự đề xướng một tư trào riêng cho nước ta. Tôn chỉ là giúp cho quốc dân về trí
thức và đạo đức.
4/ Mục khoa học bình luận: Không chuyên luận về từng khoa một nhưng chỉ trình bày những vấn đề đại
cương, những nguyên lý, lịch sử tiến hành của khoa học.
5/ Mục văn uyển: Sưu tầm những thi ca cũ bằng chữ Hán, chữ Nôm, đồng thời đăng tải những bài thơ
mới đủ các loại: Đường thi, phú, ca trù, văn tế, kinh sách, lục bát trường thiên.
6/ Mục tạp trở: Gồm có những bài nho nhỏ, những câu chuyện vụn vặt không thuộc vào những loại trên,
những bài giới thiệu sách mới, những bài danh ngôn trích lục các sách, những tin tức về học giới.
7/ Mục thời đàm: Bàn về thời sự các việc lớn trong cũng như ngoài nước, luôn luôn giữ một thái độ bình
tĩnh mà thuật những việc đó, mưu toan ích lợi cho dân ta.
8/ Mục tiểu thuyết: Dịch những bộ tiểu thuyết hay ở Pháp văn ra, cần nhất là những cuốn có văn chương
hay, nghĩa lý cao, kết cấu khéo, làm mẫu mực cho tiểu thuyết ta sau này [3, tr. 130-131].
So với Đông Dương tạp chí, nội dung của Nam Phong tạp chí phong phú hơn nhiều. Các bài biên
tập, khảo cứu vừa sâu, vừa rộng. Với chủ trương dung hòa Đông - Tây, vừa thâu thái những tinh thần
tiến bộ của tư tưởng Thái - Tây, vừa bảo tồn cổ học và quốc túy, Nam Phong đã tạo được đất đứng cho cả
những cây bút xuất thân Nho học. Đặc biệt, Nam Phong rất chú trọng thơ ca. Tạp chí đăng tải rất nhiều
thơ ca kim cổ, góp phần tạo nên một phong trào thơ ca sôi nổi lúc bấy giờ.
Với những nội dung phong phú như vậy, rõ ràng thông qua Nam Phong, Ban biên tập của tờ báo
mà chủ yếu là Phạm Quỳnh đã góp phần vô cùng to lớn trong việc hoàn thiện và phát triển báo chí
Việt Nam, đưa báo chí Việt Nam mau chóng vươn lên trình độ hiện đại, đúng với đặc trưng của thể loại.
Hầu hết các mảng nội dung của báo Nam Phong, đặc biệt là trong thời gian làm chủ bút, Phạm
Quỳnh đều tham gia tác nghiệp. Ông viết rất nhiều và đều đặn trên các số báo với khối lượng rất lớn
những bài từ dịch thuật, khảo cứu, luận thuyết, đến ký sự, đoản thiên…
Nam Phong tạp chí là một tờ báo lớn, mặc dù hình thức chân phương, thường in với khổ lớn, đậm đặc
những chữ theo hai cột dài, trên dưới trăm trang, không kể phần chữ Hán và chữ Pháp, với những nội
dung phong phú, gồm nhiều mục như đã nói ở trên nó vẫn có sức hấp dẫn đối với độc giả thời bấy giờ vì
bài vở được kén chọn kỹ càng và còn vì độ sâu tri thức của các bài viết. Với phong cách của một tạp chí có
tính bách khoa toàn thư như vậy Nam Phong đã để lại một kho tư liệu quý mà đầu thập kỷ 40 Tạp chí Tri
Tân đã tính đến chuyện làm thư mục về nó. Ngay cả Dương Quảng Hàm, khi soạn bộ sách Việt Nam văn
học sử yếu, hầu như cũng dựa vào tư liệu lấy từ Nam Phong tạp chí là chủ yếu. Đó là những đóng góp quý
báu của Phạm Quỳnh và Nam Phong đối với báo chí nói riêng cũng như đối với văn hóa nước nhà vậy!
Một đóng góp quan trọng nữa của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đối với báo chí Việt Nam đó là về
mặt ngôn ngữ báo chí và cách thức biên tập, đưa tin. Ngôn ngữ báo chí đến thời Nam Phong đã đạt đến
sự trong sáng, rõ ràng về mặt từ ngữ; khúc chiết, mạch lạc về cách hành văn. Cách đưa tin cũng ngắn gọn,
chính xác và hấp dẫn, thể hiện qua những bài biên tập kỹ càng và sâu sắc của Phạm Quỳnh và Ban biên tập.
Tiếp nối sự nghiệp truyền bá chữ quốc ngữ của thế hệ trí thức đi trước như Pétrus Trương Vĩnh Ký,
Paulus Huỳnh Tịnh Của và sau này là của Nguyễn Văn Vĩnh và các chí sỹ trong phong trào Duy Tân, Đông
Kinh Nghĩa Thục, Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đã kiên trì nghiên cứu, cải tạo câu văn quốc ngữ,
khiến nó có khả năng diễn đạt một cách trong sáng, rõ ràng mọi khái niệm thâm thúy của tư tưởng triết
học kim cổ đông tây thông qua việc tổ chức biên dịch, giới thiệu các tư tưởng ấy trên mặt báo. Những

*,k2'š& 363
6’ôz&%, 7 Tháng 6/2023 (kì 2)
& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

cố gắng ấy của Phạm Quỳnh và Nam Phong đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngôn ngữ
tiếng Việt nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng. Ngay trong những số đầu của Nam Phong, Phạm
Quỳnh đã nêu vấn đề Văn quốc ngữ (số 2 năm 1917) làm mục tiêu để xây dựng và phát triển tờ báo:
“Vấn đề quan trọng nhất trong nước ta ngày nay là vấn đề văn quốc ngữ, vấn đề ấy có giải quyết được
thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mong mỏi được.
Đến ngày chữ quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới có thể thâu thái các khoa học
mới, mà gây thành nền học thích hợp với trình độ, với tính cách dân ta. Đến ngày ấy thì người nước ta mới
phát biểu được tinh thần cốt cách của mình, tinh thần cốt cách ấy hiện nay còn mập mờ phảng phất như
ảnh không hình vậy. Nói rút lại quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới gây dựng được, quốc dân ta mới
không đến nổi chung kiếp đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay vậy” [4, tr. 58].
Không chỉ nêu lên tầm quan trọng của văn quốc ngữ đối với nền học của nước nhà, trong bài viết
này Phạm Quỳnh cũng đã chỉ ra những giải pháp cụ thể để phát triển văn quốc ngữ cũng như trách
nhiệm của các trí thức Tây học và Nho học đối với việc phát triển ấy. Đánh giá về công lao của Phạm
Quỳnh và báo Nam Phong đối với nền quốc văn của nước nhà, Vũ Ngọc Phan đã viết trong Nhà văn hiện
đại (Tập 1, quyển nhất, phần Các nhà văn hồi mới có chữ quốc ngữ) như sau:
“Đến cái công của Phạm Quỳnh đối với quốc văn thì ai cũng phải nhận là một công lớn như công của
Nguyễn Văn Vĩnh vậy.
Trong 16 năm chủ trương Nam Phong tạp chí, ông đã xây đắp cho nền móng quốc văn được vững vàng bằng
những bài bình luận và khảo cứu rất công phu mà từ Bắc chí Nam người thức giả đều phải lưu tâm đến. Nhiều
người thanh niên trí thức đã có thể căn cứ vào những bài trong Nam Phong tạp chí để bồi bổ cho cái học còn
khuyết điểm của mình. Thậm chí có người đã lấy Nam Phong làm sách học mà cũng thâu thái được tạm đủ tư
tưởng học thuật Đông Tây. Muốn hiểu được những vấn đề về đạo giáo, muốn biết văn học sử cùng học thuật tư
tưởng nước Tàu, nước Nhật, nước Pháp, muốn đọc thi ca Việt Nam từ thời Lý, Trần cho đến ngày nay, muốn biết
thêm lịch sử nước Nam, tiểu sử của các đấng danh nhân nước nhà, muốn am hiểu các vấn đề chính trị xã hội Âu
Tây và cả những học thuyết của mấy nhà hiền triết cổ La - Hy, chỉ đọc kỹ Nam Phong là có thể hiểu biết được. Một
người chỉ biết đọc quốc ngữ mà có khiếu thông minh có thể dùng Nam Phong tạp chí để mở mang học thức của
mình. Nam Phong tạp chí sinh sau Đông Dương tạp chí bốn năm nhưng sống lâu hơn và ở vào một thời thích
hợp hơn nên ảnh hưởng về đường văn chương đối với quốc dân Việt Nam đã to tát hơn nhiều [5, tr. 108-109].
Một đóng góp khác cũng không kém phần quan trọng của Phạm Quỳnh đối với phong trào báo chí
Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn từ thập kỷ 20 đến những năm của thập kỷ 30, đó là thông qua báo
Nam Phong, ông đã khơi ngòi cho những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi và rất có ý nghĩa về tư tưởng
cũng như học thuật trên báo chí như cuộc tranh luận về Truyện Kiều, cuộc tranh luận về quốc học…
Thông qua những cuộc tranh luận như vậy, rõ ràng không khí sinh hoạt báo chí đã trở nên sôi động chứ
không tĩnh lặng, buồn tẻ như giai đoạn đầu.
Ở giai đoạn đầu của lịch sử phát triển báo chí Việt Nam, ta dễ thấy là lực lượng độc giả còn rất hạn
chế, chủ yếu tập trung vào thành phần trí thức và các viên chức của chính quyền thực dân. Đây là hiện
tượng không khó lý giải ở một xã hội kém phát triển như nước ta thời bấy giờ. Những nguyên nhân chủ
yếu đưa đến hạn chế về lực lượng độc giả trong giai đoạn đầu của báo chí Việt Nam có thể kể đến đó
là: sự yếu kém về kinh tế; sự lạc hậu về cơ sở hạ tầng, trong đó có sự hạn chế về giao thông, về kỹ thuật
in ấn; tâm lý, thói quen của công chúng độc giả và đặc biệt là nạn mù chữ. Số lượng người biết chữ
quốc ngữ ngày càng gia tăng là nhân tố khách quan nhưng chính nội dung hấp dẫn và cách hành văn
sáng sủa của các bài viết đăng trên Nam Phong tạp chí lại là nhân tố “nội lực” mà Phạm Quỳnh và báo
Nam Phong đã phát huy tác dụng thay đổi thói quen, tâm lý của công chúng, thu hút sự chú ý của công
chúng đối với báo chí và qua đó, góp phần không nhỏ trong việc phát triển lực lượng độc giả không
phải chỉ cho Nam Phong tạp chí nói riêng mà còn cả cho báo chí Việt Nam lúc bấy giờ.
Đối với việc rèn luyện đội ngũ nhà báo, bằng vào việc nêu ra những vấn đề về vai trò, trách nhiệm,
nghĩa vụ của người làm báo cũng như chức năng, tác dụng của báo chí đối với đời sống xã hội, chính
Phạm Quỳnh là người sớm có ý thức xây dựng cơ sở lý luận nghiệp vụ báo chí để làm cẩm nang cho

364 *,k2'š& Tháng 6/2023 (kì 2) 6’ôz&%, 7


& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

những người hành nghề. Trong bài Nghĩa vụ làm báo, đăng trên Nam Phong tạp chí, số 6 năm 1917, sau
khi trích dịch nguyên văn bài diễn thuyết của ông toàn quyền Albert Sarraut đọc tại Hội các báo quán
Nam Kỳ vào tháng 10 năm 1917, Phạm Quỳnh đã bàn luận một cách hết sức cặn kẽ, với những ý kiến vô
cùng sâu sắc về sức mạnh, tác dụng của báo chí và thiên chức, nghĩa vụ của người làm báo. Theo Phạm
Quỳnh thì nghề làm báo chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội và nhà báo là người có thế lực
rất lớn, thế lực ấy có thể “Chuyển dịch được lòng người, thay thế được cục diện, rèn đúc uốn nắn được cái vật
vô hình, vô trạng gọi là “dư luận” vậy” [6, tr. 66]. Sở dĩ nhà báo có được uy quyền, sức mạnh như vậy là bởi
“Nhà báo vừa tiêu biểu mà vừa tạo thành ra dư luận trong một nước” [7, tr. 66] mà dư luận ấy chính là sức
mạnh của quần chúng nhân dân. Uy quyền của nhà báo là ở chỗ tiêu biểu cho sức mạnh ấy, phát ngôn
và điều tiết cho sức mạnh ấy và cái công cụ để thực hiện uy quyền của nhà báo chính là báo chí, bởi vì “Ai
nói đến báo là nói đến dư luận, ai hỏi đến dư luận là tìm đến báo, báo với dư luận, dư luận với báo là lần lót,
là hình ảnh cho nhau, là tinh thần và hình thức của nhau vậy” [8, tr. 66]. Theo Phạm Quỳnh, để thực hiện sứ
mạng lớn lao của mình, nhà báo cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định rõ ràng tư
tưởng, lập trường chính trị; - Xây dựng chương trình, kế hoạch rõ ràng cho việc tác nghiệp; - Nhà báo phải
là người trung gian, là chiếc cầu nối giữa chính quyền và nhân dân; giữa nhà nước và xã hội; - Nhà báo
không chỉ là người phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị trong hiện tại mà cả trong tương lai.
Kết luận về tác dụng của báo chí và vai trò của nhà báo đối với vận mệnh của đất nước, Phạm Quỳnh viết:
“Nước Nam ta sau này hay hay dở, các nhà báo cũng có phần vào đấy. Nếu biết khéo dùng cái động lực
là tờ báo ngọn bút kia mà gây thành một dư luận sáng suốt khôn ngoan, thông hiểu tình thế, giúp được
cho cái công tiến hóa về chính trị của quốc dân thì mới thực là xứng đáng với lương tâm cùng thiên chức
của nhà nghề vậy” [9, tr. 70].
3. Kết luận
Như vậy, trong lĩnh vực báo chí, với vai trò là một trong những nhà báo đi tiên phong, công lao của Phạm
Quỳnh thể hiện ở chỗ ông đã góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện và phát triển vượt bậc thể loại này,
trước hết là về nội dung, ngôn ngữ, cách thức biên tập, đưa tin, đưa nó mau chóng vươn lên trình độ hiện
đại, đúng với đặc trưng về thể loại. Thông qua Nam Phong, Phạm Quỳnh đã khơi ngòi cho nhiều cuộc tranh
luận rất có ý nghĩa về tư tưởng và học thuật, góp phần tạo nên không khí sôi nổi, sinh động cho sinh hoạt
báo chí đương thời. Cũng với Nam Phong, Phạm Quỳnh đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển lực
lượng độc giả cho báo chí Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt thực tiễn, Phạm Quỳnh là người sớm
có ý thức xây dựng cơ sở lý luận nghiệp vụ báo chí để làm cẩm nang cho những người hành nghề.
Đánh giá về vai trò của thế khai phá và đặt nền móng báo chí hiện đại Việt Nam những năm đầu thế
kỷ XX, từ những trình bày ở trên có thể rút ra nhận định: Nếu Nguyễn Văn Vĩnh được xem là nhà báo tiên
phong “Mở lối cho nghề xuất bản và phong trào ngôn luận quốc văn của người mình” [10, tr. 106] thì Phạm
Quỳnh là người có công lớn trong việc phát triển báo chí Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và tâm huyết
của mình, ông đã có những đóng góp quan trọng cho báo chí nước nhà cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Tài liệu tham khảo


[1] Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (tập 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[2] Phạm Quỳnh (1917), “Mấy nhời nói đầu”, Nam Phong tạp chí, số 1.
[3] Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3), NXB Quốc học tùng thư, Sài Gòn.
[4] Phạm Quỳnh (2006), Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, Hà Nội.
[5] Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (tập 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6] Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian từ năm 1922 đến năm 1933, NXB Tri thức - Trung tâm Văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[7] Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian từ năm 1922 đến năm 1933, NXB Tri thức - Trung tâm Văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[8] Phạm Quỳnh (2007), Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian từ năm 1922 đến năm 1933, NXB Tri thức - Trung tâm Văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[9] Phạm Quỳnh (2006), Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, Hà Nội.
[10] Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (tập 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

*,k2'š& 365
6’ôz&%, 7 Tháng 6/2023 (kì 2)
& XÃ+•,

You might also like