You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------o0o---------

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (N16)

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Giảng viên: TS. Trần Hà Uyên Thi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Giang

Lớp: K55B TMĐT

Huế, tháng 1 năm 2023


Mục lục

Phần I: Đặt vấn đề………………………………………………………………………..3

1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………………….3

2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………...4

2.1 Mục tiêu chung………………………………………………………………………...4

2.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………………...4

3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….4

4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………........4

Phần II: Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………...4

1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………...4

2. Bình luận các nghiên cứu liên quan…………………………………………………..5

2.1 Nghiên cứu ngoài nước………………………………………………………………...5

2.2 Nghiên cứu trong nước………………………………………………………………...6

3. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………………....6

3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất…………………………………………………………...6

3.2 Thang đo……………………………………………………………………………….6

4. Chọn mẫu trong nghiên cứu…………………………………………………………..7

5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu………………………………………………8

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………..8

2
Phần I: Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiện nay, mỗi người trong chúng ta đều có đầy đủ điều kiện để tiếp cận với
nhiều thông tin hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian
và tất cả đều được thực hiện qua một cú nhấp chuột. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn
ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Hiểu
đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh
của đời sống, từ quản lí, sản xuất, kinh doanh,… Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa
dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như dịch vụ công trực
tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo
dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch,
điện lực, giao thông). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo
dục đào tạo nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện
rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
mang lại.
Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đại học vốn dĩ không phải là chuyện mới mẻ. Sự
phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đã giúp nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục. Theo Connolly và Stansfield (2006), ứng dụng công nghệ trong đào
tạo qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiền từ 1994 đến 1999, được đánh dấu bằng việc
sử dụng thụ động công nghệ internet, các tài liệu giấy truyền thống được chuyển sang định
dạng trực tuyến. Giai đoạn thứ hai là từ 2000 đến 2003, được đánh dấu bằng sự phát triển
công nghệ truyền thông băng tầng cao, gia tăng hiệu quả và hiệu suất kế nối, truyền tải
thông tin, phương tiền truyền phát đa dạng thiết bị, tài nguyên số ngày càng phát triển. Giai
đoạn thứ ba hiện đang diễn ra, được đánh dấu bằng sự kết hợp bằng mạng xã hội, kết nối
diện rộng, mô phỏng trực tuyến, học tập trên thiết bị di động. Nhiều nghiên cứu đã được
thực hiện nhằm đánh giá vai trò của công nghệ trong học tập trực tuyến, Rosenberg (2000)
và O’Leary (2005) khẳng định học tập trực tuyến dựa trên nền tảng sử dụng các công nghệ
internet để cung cấp một loạt các giải pháp giúp nâng cao kiến thức và hiệu suất đào tạo.
Chuyển đổi số trong giáo dục mà điển hình là giáo dục đại học đang là xu hướng ngày càng
phổ biến trong thời đại 4.0. Với sự phát triển của mạng internet và các công nghệ kết nối
và hiển thị, hoạt động học tập ngày càng dễ dàng và mở ra nhiều cơ hội mới cho sinh viên
các trường đại học. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế
giới, lợi thế của chuyển đổi số trong giáo dục đã thể hiện ngày càng rõ nét khi giúp các
trường đại học tiếp tục duy trì hoạt động đào tạo và kết nối hàng triệu lớp học cho sinh viên
và giảng viên trên toàn quốc... Thực tế triển khai cho thấy các sinh viên tham gia học các
chương trình đào tạo từ xa trực tuyến hoàn toàn buộc phải cam kết về khả năng sử dụng
công nghệ thông tin, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật như thiết bị học tập và kết nối
internet. Do đó mục địch của bài nghiên cứu này là nhằm xác định “Ảnh hưởng của chuyển

3
đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Kinh Tế -
Đại học Huế” để tiến hành phân tích và nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng của chuyển đổi số tới hoạt động học tập của sinh viên và
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động học tập của sinh viên Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục đại học.
- Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới
hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, qua đó đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động học tập của sinh viên.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố của chuyển đổi số ảnh hưởng tới hoạt động học tập của sinh viên trường Đại
học Kinh tế - Đại học Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động học tập của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số tại trường Đại học Kinh tế - Đại
học Huế.
- Phạm vi không gian: Tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
- Phạm vi thời gian: tháng 1 năm 2023

Phần II: Nội dung nghiên cứu


1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Thu thập tài liệu từ những công trình
nghiên cứu khoa học, bài báo và tài liệu nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
tới chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, từ đó kết hợp
với những thông tin về sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHH để có thể làm rõ các lý
thuyết và đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Nghiên cứu thu thập kết quả từ bảng hỏi khảo sát sinh
viên trên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên sau trong thời kỳ
chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHH sau đó tiến hành phân tích, đánh giá và

4
chỉ ra các tồn tại hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động
học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHH.
2. Bình luận các nghiên cứu liên quan
2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu Bối cảnh Phương pháp tiếp Kết quả nghiên cứu
cận
(Chanchira Thái Lan Điều tra Kết quả cho thấy 6 yếu tố ảnh
Laorach and hưởng đến sự thành công của
Kulthida chuyển đổi số trong bối cảnh các
Tuamsuk, trường đại học Thái Lan: 1) văn
2022) hóa số, 2) chiến lược kỹ thuật số,
3) quy trình quản lý, 4) lãnh đạo
tổ chức, 5) công nghệ kỹ thuật số
và 6) nhân viên. Kết quả này rất
hữu ích cho các học giả và quản
trị viên hoặc chính quyền của tổ
chức để đưa ra các định hướng rõ
ràng hơn để thúc đẩy hoạt động
của họ hướng tới thành công kỹ
thuật số.
(AA Bilyalova Nga Điều tra Công nghệ số trong thế giới hiện
et al., 2019) đại không chỉ là một công cụ, mà
còn là môi trường sống mở ra
những cơ hội mới: học tập bất cứ
lúc nào thuận tiện, giáo dục
thường xuyên, v.v. Bài viết này
nhằm mục đích mô tả tính đặc thù
của giáo dục kỹ thuật số, tình
trạng thực hiện hiện tại, kết quả
mong đợi và mối quan tâm về mặt
này. Đã cho thấy cốt lõi của giáo
dục kỹ thuật số và tình trạng thực
hiện nó trong xã hội hiện đại, loại
hình giáo dục này phải được phân
tích nghiêm túc về mặt thuận lợi
và rủi ro có liên quan đến sinh
viên đương đại và hiệu quả của
quá trình dạy - học mà họ tham
gia.

5
2.2 Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu Bối cảnh Phương pháp Kết quả nghiên cứu
nghiên cứu
(Phương Việt Nam Điều tra Kết quả khảo sát cho thấy những người
Trường Lê et tham gia khảo sát đã sẵn sàng cho quá
al., 2021) trình chuyển đổi và ứng dụng phù hợp với
quá trình chuyển đổi trong hoạt động học
tập của sinh viên. Kết quả cũng cho thấy
một số thách thức như chất lượng internet,
sợ thay đổi để trì hoãn chuyển đổi tích cực.
(Cao Trí Việt Nam Điều tra Nghiên cứu chỉ ra rằng việc chuyển đổi số
Nguyễn, 2020) trong đại học có thể tạo ra đột phá trong
việc thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục ở
hai phương diện: tăng cường sự tiếp cận
của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo
nhờ sức mạnh công nghệ.

3. Mô hình nghiên cứu


3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình đề xuất dựa trên nghiên cứu của (Konstantin L Wilms et al., 2017)
Nền tảng kĩ thuật số
Đánh giá về nền tảng kĩ thuật số

Tính năng Những nhân tố ảnh hưởng đến


chuyển đổi số trong giáo dục
Trải nghiệm đại học tới hoạt động học tập
An toàn của sinh viên

Cung cấp kỹ thuật số

3.2 Thang đo
Công cụ đo lường các biến định lượng ở bài nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mực độ
(Likert là thang đo được sử dụng trong các nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết hành vi
có kế hoạch của Ajzen).
Trong bảng hỏi sử dụng loại mực độ, đó là đo lường mức độ đồng ý

6
4. Chọn mẫu trong nghiên cứu
Chọn mẫu là quá trình chọn ra các cá thể đại diện cho quần thể để đưa vào nghiên cứu. Để
đảm bảo tính đại dện, cần áp dụng các kỹ thuật chọn mẫy xác suất (Probabilistic Sampling),
hay còn gọi là mẫu ngẫu nghiên (Ramdom Sampling).
Nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo phương thức:
Chọn mẫu ngẫu nhiên
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Lên danh sách những địa chỉ, tên của đơn vị muốn lấy
mẫu.
Chọn mẫu cả khối: Lên danh sách những lớp điều tra. Nghiên cứu chọn đối tượng nghiên
cứu là những sinh viên K56, K55, K54, K53 hệ chất lượng cao của Trường Đại học Kinh
tế- ĐHH vì đây là những đối tượng hiện đã và đang chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến tiến
trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Đây là nhóm đối tượng phù hợp nhất để tiến
hành nghiên cứu.
Chọn mẫu tiện lợi
Nếu gặp sinh viên năm 1, 2, 3, 4 ở đâu đó thì có thể nhờ sinh viên đó thực hiện khảo sát.
Người đi khảo sát cần tìm kiếm mối quan hệ xung quanh để có thể tìm nhiều mẫu chất
lượng và phù hợp với mẫu ngẫu nhiên đã chọn.
Kích thước mẫu
Xác định kích thước mẫu theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis) trong phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích dữ liêu.

Theo Hair và cộng sự (2010) số biến quan sát cần thiết tối thiểu phải gấp 5 lần so với số
lượng biến. Kích thước mẫu được tính theo công thức 5*n= số lượng tối thiểu, trong đó n
là số lượng biến quan sát.

Bảng khảo sát gồm 35 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (35 biến quan sát phụ
thuộc các nhân tố khác). Áp dụng tỉ lệ 5:1 mẫu tối thiểu cần thiết là 5x35- 175 quan sát. Sử

7
dụng thang đo Likert với 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3)
Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.

Cách tiến hành

Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại căng tin, thư viện, nơi để xe, các lớp ,… với bất kỳ sinh
viên nào đang theo học tại trường Đại học Kinh tế - ĐHH. Có thể giúp nghiên cứu đến gần
hơn với sinh viên, điều tra đạt chất lượng để phiếu đạt kết quả tốt nhất.
5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Thống kê mô tả

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích mô hình hồi quy

Kiểm định One - Sample T-Test

Xử lý số liệu qua phần mền SPSS

Tài liệu tham khảo


Bilyalova, AA; DA Salimova and TI Zelenina. 2019. "Digital Transformation in
Education," International conference on integrated science. Springer, 265-76.
Connolly, Thomas M and Mark Stansfield. 2006. "Using Interactive Technologies in
Teaching an Online Information Systems Course," Proceedings of the 2006
informing science and IT education joint conference”. Salford, UK.
Hair, Joseph F. 2009. "Multivariate Data Analysis."
Laorach, Chanchira and Kulthida Tuamsuk. 2022. "Factors Influencing the Digital
Transformation of Universities in Thailand." International Journal of Innovative
Research and Scientific Studies, 5(3), 211-19.
Lê, Phương Trường; Thành Hiển Lâm and Đức Thịnh Lê. 2021. "Chuyển Đổi Số
Trong Giáo Dục Đại Học: Một Phân Tích Tại Trường Đại Học Lạc Hồng." Tạp chí
Giáo dục, 40-46.
Nguyễn, Cao Trí. 2020. "Chuyển Đổi Số Và Thúc Đẩy Bình Đẳng Trong Giáo Dục Đại
Học: Cách Tiếp Cận Mới Và Kinh Nghiệm Từ Trường Đại Học Văn Lang."
Wilms, Konstantin L; Christian Meske; Stefan Stieglitz; Hannah Decker; Lena
Fröhlich; Nadine Jendrosch; Sarah Schaulies; Raimund Vogl and Dominik
Rudolph. 2017. "Digital Transformation in Higher Education–New Cohorts, New
Requirements?".

8
9

You might also like