You are on page 1of 13

7°SFKÉ

*,k2'š&9j;m+•,
Journal of Education and Society
&©48$11*+,ˆ1&¥8/°/8|1',Œ1´r1*,s2'¢&.+2$+’&
9,11*+,ˆ1&¥89r¥1*'¢1*&“1*1*+*,s2'¢&$7(&+,3+˜,&s&75£ª1*´v,+’&&$2´€1*9,71$0

,661

6Ôô¼FELÇWWK­QJ NÈ
7ҥSFKt*,È2'Ө& ;­+Ӝ,
-2851$/2)('8&$7,21$1'62&,(7<

1Ă07+Ӭ0ѬӠ,6È8
%ӝPӟL
6ӕĈһFELӋWWKiQJ Nu
,661

+•,ô‘1*%,€17t3
75Ҫ1+Ӗ1*48Æ1 &KӫWӏFK
Ĉ¬275Ӑ1*7+,
&$29Ă13+ѬӠ1*
9lj'lj1*
%Ô,9Ă1*$
75Ҫ19Ă11+81*
1*8<ӈ10,1+7+8<ӂ7
75Ҫ19Ă1ĈӜ
%Ô,$1+78Ҩ1
75Ҫ1ĈĂ1*;8<ӄ1
75Ҫ1;8Æ11+Ƭ
75Ҫ148$1*48é
75,ӊ87+ӂ+Ô1*
75Ҫ1%È'81*
7+È,9Ă1/21*
/Ç7+ӎ+Ҵ1*

7“1*%,€17t3
Ĉ2¬1;8Æ175ѬӠ1*

7‹$62n19j75Š6 
3KzQJ7ұSWKӇ7әQJFөF7KӕQJNrQJ}$ÿѭӡQJ1JX\ӉQ&Kt7KDQK
SKѭӡQJ/iQJ7KѭӧQJTXұQĈӕQJĈD+j1ӝL
ĈLӋQWKRҥL)D[
(PDLOWDSFKLJLDRGXFYD[DKRL#JPDLOFRP:HEVLWHZZZJLDRGXFYD[DKRLYQ
9u13+‹1*%w&7581*%•
3KzQJ7RjQQKj$Vӕ4XDQJ7UXQJSKѭӡQJĈ{QJ9Ӌ737KDQK+yDWӍQK7KDQK+yD
ĈLӋQWKRҥL
(PDLOJLDRGXF[DKRLEWE#JPDLOFRP
75†1+%j<7+¬1+&Ð1*
*Lҩ\SKpS;XҩWEҧQ6ӕ&%&.7%& +'19QJj\
&өF%iRFKt%ӝ7K{QJWLQYj7UX\ӅQWK{QJ
,QWҥL &{QJW\71++,QҨQĈD6ҳF
0Ө&/Ө&&217(176
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 65 Phạm Hoài Anh: Ứng dụng video không lời có chú thích
- RESEARCH & DISCUSSION trong dạy kỹ năng viết tiếng Anh và cải thiện kỹ năng tích
hợp - Using Mute Annotated Videos to Teach EFL Writing
5 Nguyễn Khắc Thắng: Nghị quyết Trung ương 15 Skill and Facilitate Integrated Skills Acquisition.
(1959) - bước chuyển quan trọng cho cách mạng
miền Nam Việt Nam - The 15th Central Resolution 70 Ngô Phương Anh: Dạy học chánh niệm trong các lớp học
(1959) - an important step for the revolution in Tiếng Anh - Mindful teaching in EFL classes.
South Vietnam. 75 Nguyễn Thị Thùy Dung: Mục tiêu và một số hạn chế
khi ứng dụng khung đánh giá giảng dạy của Charlotte
10 Trần Hải Hà: Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và bài
học trong phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay - Danielson trong trường học - Objectives and limitations
Democracy in Ho Chi Minh’s thought and lessons in of applying Charlotte Danielson’s Framework For Teaching
promoting democracy in Vietnam today. in schools and universities.
14 Nguyễn Thị Khuyên: Vận dụng tư tưởng lấy dân làm 80 Phùng Ngọc Tiến: Tư tưởng chính trị của Phạm Nguyễn Du
gốc của Hồ Chí Minh trong phát huy sức mạnh đại - Pham Nguyen Du’s political thought.
đoàn kết dân tộc - Applying Ho Chi Minh’s thought 84 Dương Thị Thúy Hà: Biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng lập
of taking the people as the root in promoting the kế hoạch và tổ chức công việc cho sinh viên ở trường đại học -
strength of national unity. Training skills in planning and organizing work for students.
18 Lê Ngọc Oanh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 88 Trịnh Đức Thành: Cảnh ngụ tình trong bức tranh mùa thu
- giá trị định hướng cho việc xây dựng nền văn vàng của Levintan - Allegorical landscape in Levintan’s
hóa Việt Nam hiện nay - Ho Chi Minh’s thought on Golden Autumn painting.
culture and its values for the building of Vietnamese 93 Đinh Thị Tuyết: Một số biện pháp tổ chức hoạt động
culture today. ngoại khóa về Vua Trần Nhân Tông trong dạy học Lịch sử
24 Nguyễn Thị Thùy Linh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lớp 7 tại trường Thực hành Sư phạm - Some methods to
đoàn kết quốc tế và giá trị thực tiễn hiện nay - Ho organize extra-curricular activities about King Tran Nhan
Chi Minh’s thought on international solidarity and Tong in Grade 7 History in pedagogical practice schools.
current practical values. 98 Trần Thị Thanh Thúy - Phạm Diệu Hoa: Ứng dụng
28 Khổng Thanh Ngân: Vững bước đi lên chủ nghĩa Edmodo trong dạy học Tiếng Anh nhằm phát triển năng
xã hội - trí tuệ, bản lĩnh của Đảng, niềm tin và lực tự học cho sinh viên - Using Edmodo application in
ước vọng của nhân dân - “Continuing the path to teaching English to develop students’ self study skills.
socialism” is the Party’s wisdom and Vietnamese 101 Nguyễn Thị Thu: Chữ Hán và cách dạy chữ Hán hiệu
people’s belief. quả - Chinese characters and tips for teaching Chinese
33 Nguyễn Thị Lệ Thủy: Giáo dục lòng yêu chuộng characters effectively.
hòa bình cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay qua
105 Nguyễn Thị Minh Trang - Nguyễn Thông Minh: Thiết kế
một vài kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong và tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm
kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) - Educating non thông qua trải nghiệm - Design and organization
the love of peace for today’s young Vietnamese of scientific discovery activities for preschool children
generation through some experiences of the through experiential activities.
Party’s leadership in the anti-American resistance
war (1954-1975). 112 Ngô Phương Anh: Một số biện pháp thúc đẩy động lực học
Tiếng Anh của sinh viên - Promoting EFL students’ motivation.
38 Lê Thị Ngọc Anh: Vận dụng kĩ thuật đọc hiểu
trong hoạt động tự đọc văn bản cho học sinh 116 Lê Tâm Dương - Nguyễn Thị Lan Hương: Mối tương quan giữa
trung học phổ thông - Reading comprehension niềm tin vào năng lực bản thân và thành tích cá nhân của sinh
techniques in self-reading literary texts for high viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
school students. gia Thành phố Hồ Chí Minh - Current status of the correlation
between self-efficacy and personal achievement of students
44 Nguyễn Thị Khuyên: Giảng dạy Lịch sử Triết học - at the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam
những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản - Basic principles National University, Ho Chi Minh City.
and requirements of teaching the History of
Philosophy . 120 Chu Thị Thanh Vui: Thế giới quan duy vật biện chứng với
rèn luyện đạo đức của sinh viên ngành Y hiện nay - The
49 Dương Thị Thúy Hà: Biện pháp giáo dục tư duy relation between dialectical materialistic worldview and
phê phán cho học sinh - Training critical thinking for ethical training of Medical students.
students.
126 Nguyễn Thị Lan Anh - Hoàng Hương Linh - Tạ Hoàng
55 Lê Thị Khánh Vân: Ưu điểm của dạy học kết hợp Phúc - Nguyễn Hoàng Tâm - Trần Văn Trung Hải:
học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh - Advantages of Nghiên cứu hoàn thiện tiện ích “Chemistry” tích hợp
combined teaching model when applied in Ho Chi trong Microsoft Office trên nền tảng VBA và sử dụng
Minh Thought classes. trong dạy học chuyên đề: “Thực hành: Hóa học và Công
60 Phan Thị Bích Ngọc: Hiện thực nông thôn và con nghệ thông tin” (Hóa học 10) - Research of developing
người số phận bi kịch trong truyện ngắn Sương Chemistry ultility integrated in Microsoft Office on VBA
Nguyệt Minh - Rural reality and people with tragic basic and application in teaching “Practice: Chemistry and
fates in Suong Nguyet Minh’s short stories. Information Technology” (Chemistry 10).
131 Đỗ Thị Thùy Dung - Trần Thị Vân: Giải pháp nâng 196 Hoàng Quang Vinh: Khảo sát thái độ của sinh viên
cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá trong bối và thực tế thực hiện năng lực tự chủ của sinh viên khi
cảnh chuyển đổi số hiện nay - Solutions to improve the tham gia hình thức học tập kết hợp - Undergraduates’
efficiency of testing and assessment activities in the attitudes towards learner autonomy and their actual
current digital transformation context. participation in Blended Learning courses.
136 Trần Thị Huyền - Nguyễn Thị Hồng Đức: Xây dựng 201 Đỗ Như Hồng: Nâng cao chất lượng giảng dạy nội
hoạt động trải nghiệm STEM “Tìm hiểu nghề làm dung Đại hội XIII trong môn Lịch sử Đảng Cộng sản
long nhãn” trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông - Việt Nam - Improving the quality of teaching content
Designing STEM activities for the topic “Exploring how of the 13th National Congress in the History of the
to make dried longan” in teaching high school Physics. Communist Party of Vietnam classes.
142 Nguyễn Hương Giang: Ứng dụng các kĩ thuật viết 205 Phan Phương Nguyên: Nâng cao hiệu quả công
trong thực hành tiếng của học sinh, sinh viên - Use of tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường -
writing strategies in students’ language practice. Improving the effectiveness of law dissemination and
146 Phạm Thanh Thủy - Trần Thị Thúy Nga: Tích cực education in schools.
hóa phương pháp thuyết trình trong giảng dạy các 209 Dương Thị Quỳnh Nga: Phương pháp giảng dạy kỹ
học phần Lý luận chính trị cho sinh viên đại học theo năng nói tiếng Pháp theo đường hướng giao tiếp -
chương trình mới - Promoting presentation method Method of French-speaking skills according to the
in teaching Political Theory modules to university communicative approach.
students according to the new program. 215 Đào Thị Ngọc Nguyên: Sử dụng video làm công cụ
152 Trịnh Hà Trang: An ninh cho Internet vạn vật trong kỷ đánh giá bài thuyết trình của người học - Using videos
nguyên số - Internet of Things security in digital age. as a tool to evaluate student presentations.
156 Trần Hương Giang: Sự vui vẻ trong lớp học ngoại ngữ 219 Nguyễn Mỹ Bình: Nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của hồ sơ
- Fun in the foreign language classroom. học tập đối với sự chiêm nghiệm của giáo viên - Investigating
160 Trần Thùy Trang: Quản lí hoạt động phối hợp giữa the long-term influence of portfolios on teachers’ reflection.
giáo viên và cha mẹ trẻ trong phát triển thể chất cho 224 Nguyễn Thị Thìn: Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt
trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non Quận 3, Thành người dân tộc thiểu số cấp xã ở tỉnh An Giang hiện nay
phố Hồ Chí Minh - Management of collaborative - Training key cadres of ethnic minorities at commune
activities between teachers and parents in developing level in An Giang Province.
physical healthy for preschool children in District 3, Ho 229 Nguyễn Xuân Nghĩa: Xây dựng và sử dụng khối liệu người
Chi Minh City. học trong nghiên cứu và giảng dạy Tiếng Anh - Making and
165 Nguyễn Thị Bích Hạnh: Nâng cao chất lượng đội ngũ using learner corpora in English language teaching.
giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh 234 Phạm Thị Hồng Yến - Nguyễn Thu Ngân: Các giải
cuộc cách mạng 4.0 hiện nay - Improving the quality pháp tăng cường sự gắn kết của sinh viên đại học
of teaching staff at higher education institutions in the trong đào tạo trực tuyến - Measures to enhance
current context of the 4.0 revolution. student engagement in online training.
169 Doãn Thị Hương: Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề 241 Nguyễn Duy Hiệp - Lâm Văn Tân: Các yếu tố ảnh hưởng
cho học sinh trong dạy học “Bài tập và thực hành 5” (Tin đến stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trung học phổ
học 11) - Improving students’ problem-solving skills in thông hiện nay - Factors affecting stress, anxiety and
teaching “Exercise and practice 5” (Grade 11 Informatics). depression among high school students today.
174 Nguyễn Thị Triều Tiên: Quy trình thiết kế trò chơi
246 Vũ Thị Hải Oanh: Kỹ năng nhận biết, phòng ngừa, ứng
học tập nhằm phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ 5-6 phó với quấy rối và xâm hại tình dục của học sinh Trường
tuổi - Process of designing learning games to develop Trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh
observation skills for 5-6 year-old children. Nam Định - Skills of recognizing, preventing and
179 Nguyễn Văn Tú: Thiết kế trò chơi học tập giúp trẻ mẫu responding to sexual harrassment and sexual abuse
giáo nhận diện hành vi xâm hại - Designing educational among students of Nguyen Binh High School, Vu Ban
games for preschoolers to identify violent behaviors. District, Nam Dinh Province.
183 Bùi Thị Xuân Lụa: Biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức 250 Bùi Thị Hải: Khiếu kiện quyết định hành chính - thực
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu tiễn từ một bản án - Appeals against administrative
giáo của giáo viên mầm non - Measures to practice decisions - practice from a judgment.
preschool teachers’ skills of organizing activities for 255 Nguyễn Thị Hồng Vân: Trợ cấp cho người lao động
children to get acquainted with literary works. khi chấm dứt hợp đồng lao động - Allowances for
187 Nguyễn Thị Ngọc Lan: Một số yếu tố ảnh hưởng đến employees upon termination of labor contracts.
năng lực thẩm mỹ ở trẻ mầm non - Factors affecting 259 Trần Minh Đức: Quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc
aesthetic ability in preschool children. tỉnh Bình Dương: thành tựu và bài học kinh nghiệm
192 Dương Thị Quỳnh Nga: Kinh nghiệm thiết kế một khóa - State management of religion and ethnicity in Binh
học dạy kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Pháp dành cho Duong Province: achievements and lessons learned.
sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thuộc
266 Hoàng Thị Phương Ly: Kiểm soát xung đột lợi ích
chương trình đào tạo quốc tế - Experience in designing trong thực thi công vụ ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu
a course to teach presentation skills in French for lực, hiệu quả thực thi công vụ - Controlling conflicts
students majoring in Enterprise Administration at the of interest in public service performance in Vietnam to
School of International Education. improve the efficiency of public service performance.
272 Trịnh Vương An: Nguyên tắc công bằng trong thu 340 Nguyễn Thị Duyên - Bùi Thị Thu Hoài - Nguyễn Thị Việt:
hồi đất và sự hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước - nhà Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực và ứng
đầu tư và người có đất bị thu hồi - The principle of dụng dạy học chuyên ngành Công nghệ thông tin cho sinh
equity in land acquisition and the harmonization of viên Trường Đại học Hà Tĩnh - Active teaching methods
interests between the State, investors and owners of and application of teaching Information Technology to
expropriated land. students at Ha Tinh University.
276 Phạm Thị Hồng Tâm - Trần Linh Huân: Pháp luật về 345 Khổng Thanh Ngân: Đồng lòng chung sức để thực hiện
bảo vệ môi trường nước mặt và một số kiến nghị hoàn khát vọng phát triển Việt Nam - đất nước phồn vinh, nhân
thiện - Law on environmental protection of surface dân hạnh phúc - Development aspiration of Vietnam
water and some recommendations for improvement. being a prosperous country with happy people.
282 Lương Thị Linh Chi: Chủ thể pháp luật thuế giá trị 351 Đinh Thị Minh Phượng - Nguyễn Thị Thu Thủy -
gia tăng - một số vấn đề pháp lý và đề xuất hoàn Trịnh Xuân Trường: Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của
thiện - Legal subjects of value-added tax - some bảo hiểm y tế trong hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam - Basic
legal issues and suggestions for improvement. features of health insurance in the social insurance system inVietnam.
287 Trần Thị Vân Anh: Trách nhiệm liên đới bồi thường 355 Nguyễn Quang Vỹ: Dịch vụ công và dịch vụ công cộng -
thiệt hại ngoài hợp đồng của người chiếm hữu tài Public service and common service
sản - Joint liability for compensation for damages 361 Nguyễn Hải Anh: Một số xu hướng phát triển của báo
outside the contract of property owners. chí hiện đại trong thời đại công nghệ số - Some trends of
293 Nguyễn Viết Tăng: Hoàn thiện quy định về tội rửa modern press in the digital technology.
tiền và tội che giấu tội phạm trên cơ sở nội luật hóa 367 Tô Ngọc Hằng: Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên - Hội
công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ Sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên
chức xuyên quốc gia - Completing regulations on - Promoting the role of Youth Union and Student Union in
money laundering and crime concealing on the training soft skills for students.
basis of internalizing the United Nations Convention
against Transnational Organized Crime. 373 Nguyễn Thị Thanh Thảo - Lê Doãn Duy: Công tác thanh niên
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Youth
299 Phan Minh Giới: Quyền thỏa thuận của các đương work in the period of transition to socialism in Vietnam.
sự tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết các tranh chấp
kinh doanh - thương mại tại tòa án - Involved parties’ 379 Kiều Doãn Hà - Trịnh Xuân Trường - Nguyễn Thị Thu Thủy:
right of agreement at the court of first instance to Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo
settle business and commercial disputes in court. hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc - The basic characteristics
of non-life insurance market in Vinh Phuc Province.
304 Nguyễn Quỳnh Anh: Đối tượng được bảo hộ đầu
tư theo quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện 383 Nông Minh Đức: Phát triển con người toàn diện theo tư
ASEAN và các điều ước quốc tế về đầu tư - Objects tưởng Hồ Chí Minh - Comprehensive human development
of investment protection under the provisions of according to Ho Chi Minh’s thought.
the ASEAN Comprehensive Investment Agreement 388 Đặng Thị Nhuần - Bùi Thị Hoa Mận: Tri thức bản địa
(ACIA) and international treaties on investment. trong việc sử dụng thực vật rừng ăn được của dân tộc
310 Châu Nguyễn Thanh Thủy - Trần Long Đại: Cải Thái ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La -
cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp - Indigenous knowledge in the use of edible forest flants of
hộ tịch nhìn từ thực tiễn quận Tân Bình, Thành phố Thai people in Ngoc Chien Commune, Muong La District,
Hồ Chí Minh - Reform of administrative procedures Son La Province.
in the field of justice and civil status: reality in Tan 394 Đặng Thị Lan Anh: Nâng cao chất lượng dịch vụ công tác
Binh District, Ho Chi Minh City. xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3,
315 Trần Long Đại - Lê Quang Dương: Các biện pháp Hà Nội - Improving the quality of social work services for
giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi the elderly at Number 3 Social Protection Center 3, Hanoi.
phạm tội theo pháp luật Việt Nam - Measures of 399 Nguyễn Văn Sơn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
supervision and education for offenders under 18 hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - State management of
according to Vietnamese law. historical and cultural relics in Quang Nam Province.
321 Phạm Thị Đam: Pháp luật về quyền trong việc tuyển 404 Lê Thị Thanh Kiều: Giáo dục đoàn viên, thanh niên tỉnh
dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp - The law Đồng Tháp về phát huy tính sáng tạo, tiên phong và khát
on enterprises’ right to recruit and use employees. vọng vươn lên theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Educating
326 Vũ Việt Tiến: Địa vị pháp lý của người khởi tạo thông Dong Thap Province’s union members and youths about
điệp dữ liệu trong thương mại điện tử - The legal status creativity, pioneering and aspiration to rise according to
of an originator of a data message in E-commerce. Ho Chi Minh Thought.
331 Mai Ngọc Uyên: Giải pháp giảm thiểu, xử lý chất 409 Phạm Thanh Hà - Trịnh Thị Thúy: Vai trò của hệ giá trị gia
thải nhựa nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện đình Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
nay - Solutions to reduce and treat plastic waste to hiện nay - The role of Vietnam family value system in the
protect the environment in Vietnam today. current social- economic development.
336 Bùi Chí Hiếu: Đánh giá về thực trạng áp dụng 415 Phạm Duy Lâm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo
pháp luật về đại học tự chủ của các trường thuộc dục sức khỏe sinh sản đáp ứng nhu cầu của học sinh trung
Bộ Công thương - Evaluation of applying the law on học cơ sở - Some solutions to improve the effectiveness
autonomy of schools under the Ministry of Industry of reproductive health education for junior high school
and Trade. students.
419 Võ Thị Thu Trang: Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức gắn 477 Nguyễn Thị Thanh Hương: Ảnh hưởng của phương
với phát triển năng lực cho sinh viên trong các trường pháp giảng dạy đến động lực học Tiếng Anh cơ bản
đại học hiện nay - Fostering the quality of ethics của sinh viên năm nhất Trường Đại Lao động - Xã hội
and capacity development for students in today's - The influence of teaching methods on basic English
universities. learning motivation of first year students at University
424 Đặng Ngọc Như Quỳnh: Giáo dục đại học ở việt nam of Labour and Social Afairs.
trong thời kỳ hội nhập quốc tế: một số hạn chế và 483 Nguyễn Trác Linh: Nghiên cứu lựa chọn bài tập sửa lỗi
giải pháp – Vietnam’s tertiary education in the period kỹ thuật thường mắc trong tập bài quyền tunggal của
of international integration: some shortcomings and nữ vận động viên pencak silat công an nhân dân lứa
solutions. tuổi 16-17 - Research and select exercises to correct
THỰC TIỄN GIÁO DỤC - EDUCATION FACTS common technical errors in the tunggal exercises of
female pencak silat athletes of the People's Police
427 Giang Quỳnh Hương: Một số giải pháp nâng cao chất aged 16-17.
lượng giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở
Trường Đại học Tây Bắc hiện nay - Some solutions to 488 Nguyễn Mai Như Ái: Tổ chức trò chơi học tập
enhance the quality of teaching Scientific Socialism at theo hướng phát triển năng lực người học trong
Tay Bac University. dạy học Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục
mầm non, Trường Đại học Trà Vinh - Organizing
432 Đèo Thị Thủy: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên learning games by developing students capability
chuyên ngành Giáo dục chính trị, Trường Đại học Tây Bắc in teaching Music for students of Early Education at
đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Tra Vinh University.
Developing soft skills for Political Education students
at Tay Bac University to meet the requirements of the 493 Nguyễn Ngọc Quý: Lựa chọn bài tập phát triển thể lực
Fourth Industrial Revolution. cho sinh viên trong môn Bóng bàn tại Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội - extremely development option for
437 Nguyễn Thị Nam Chi: Thái độ của sinh viên chuyên students on the culture of hanoi university of culture.
ngành Quản trị kinh doanh - Đại học Mở Hà Nội với
hoạt động tranh biện trong học kỹ năng nói tiếng Anh - 498 Hoàng Xuân Trường: Nâng cao chất lượng giáo dục
Attitudes of Business Administration students at Hanoi chính trị tư tưởng cho sinh viên tại cơ sở giáo dục
Open University towards debate activities in learning quốc phòng Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Improving
English speaking skills. the quality of political and ideological education
for students at the National Defense and Security
443 Nguyễn Huy Hoàng: Điều trị và phục hồi chấn thương Education Institution of Hanoi University of Mining
cơ delta cho vận động viên môn bóng chuyền - and Geology.
Adjustment and rehabilitation of commercial deltoids
for ball athletes. 504 Phạm Hữu Thật – Hoàng Hải – Phạm Việt Đức: Đánh
giá hiệu quả mô hình câu lạc bộ vovinam tại một số
447 Trương Thị Xuân Nhi: Đổi mới phương pháp dạy học trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà
nhằm phát triển năng lực người học tại Trường Đại Nẵng - evaluate the effectiveness of vovinam club
học Khánh Hòa - Innovation of teaching methods model at some secondary schools in Da Nang city.
to develop students’ competencies at University of
Khanh Hoa. 508 Tạ Duy Hùng - Đào Thị Lan: Giải pháp nâng cao
chất lượng công tác cố vấn học tập trong đào tạo
452 Nguyễn Văn Trọng: Vai trò của môn võ thuật trong theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Công nghiệp
công tác đào tạo tại các trường đại học cao đẳng - Việt Trì - Solution to improve the quality of academic
The role of martial arts in training at universities and advising in credit-based training at Viet Tri University
colleges. of Industry.
456 Nguyễn Thị Lan Anh: Vai trò của hiệu trưởng trong xây 512 Đặng Thúy Quỳnh: Nâng cao hứng thú cho sinh viên
dựng văn hóa nhà trường tại Trường Tiểu học Mensa, tỉnh khi học trực tuyến học phần Pháp luật đại cương tại
Hà Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - The role of Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định - Enhancing
the principal in building school culture at Mensa Primary student engagement when learning General Law
School, Ha Nam Province to meet the requirements of module online at Nam Dinh University of Nursing.
education innovation.
518 Trần Phan Hiếu: Nâng cao chất lượng giáo dục y
461 Lê Quang Đạt: Tạo động lực học tập cho sinh viên đức cho sinh viên ngành Y ở các trường Cao đẳng Y
Học viện Cảnh sát nhân dân - Promoting students’ Dược vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Enhancing the
motivation at the People’s Police Academy. quality of medical ethics education for students at
466 Nguyễn Quốc Sơn: Một số giải pháp giáo dục Âm nhạc medical colleges in the South Central Coast.
truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Trà Vinh - 523 Vũ Văn Huân - Đỗ Thị Thanh Huyền: Nâng cao chất
Some solutions to traditional music education for lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
students at Tra Vinh University. học viên Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an
471 Khổng Quỳnh Hương: Cách thức dạy và học từ vựng nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Improving
cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc - the quality of revolutionary ethics education and
Methodologies to learn English vocabulary effectively training for students at the University of Technology
for non-major English students. - Logistics of Public Security according to Ho Chi
Minh’s thought.
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

'Š&+9š&1*9j'Š&+9š&1*&•1*

NGUYỄN QUANG VỸ
Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Đại Nam

Nhận bài ngày 23/6/2022. Sửa chữa xong 27/6/2022. Duyệt đăng 29/6/2022.
Abstract
When talking about Public Service or Common Service, we ussually use words quite cassually, sometimes
without carefully considering and defining so that these terminologies can bring into full play their meanings
and can be expressed in a precise and concise manner in conformity with the context to which we need to refer.
Particularly, in the integration trend in regards to law today, the precise and consistent use of these terminologies
also increase the role and importance for governing the related social relations.
Keywords: Public service, common service, public interest service, public administrative service, the State’s
role; socialization of public service provision.
1. Đặt vấn đề
Khi nói về dịch vụ công (DV công) hay dịch vụ công cộng (DV công cộng), ta thường dùng một cách
khá tự do về từ ngữ, nhiều khi không chắt lọc, xác định để các thuật ngữ này phát huy hết ý nghĩa và
diễn tả một cách chính xác, phù hợp với ngữ cảnh mà ta đang cần mô tả. Đặc biệt, trong điều kiện hội
nhập cả về pháp luật ngày nay, việc sử dụng chính xác và thống nhất thuật ngữ này càng tăng thêm
vai trò, tầm quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Dịch vụ công
Thuật ngữ DV công được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam trong nhiều năm gần đây quan
tâm, đưa ra quan điểm, xác định ý nghĩa của nó.
2.1.1. Quan niệm chung trên thế giới
Trước hết, qua nghiên cứu, có thể thấy một số quan niệm điển hình của các nhà khoa học nước
ngoài; theo đó, “DV công là hoạt động vì lợi ích chung, do một cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm
nhiệm”1. Quan niệm này đưa ra cách hiểu chung về DV công, đặc biệt là chủ thể cung ứng đã đạt ở mức
rộng nhất bao gồm cả Nhà nước và khu vực tư đều có thể cung ứng.
Một quan niệm khác lại cho rằng, “DV công được định nghĩa như một hoạt động do ngành hành
chính đảm nhiệm để thỏa mãn một nhu cầu về lợi ích chung”2. Các tác giả này quan niệm rằng, ban đầu
chỉ có ngành hành chính (hành chính nhà nước) đảm trách các dịch vụ công. Nhưng các nhiệm vụ về
lợi ích chung của xã hội ngày càng nhiều vấn đề đã dẫn tới việc một số chủ thể thuộc khu vực tư cũng
tham gia vào việc cung ứng DV này. Về chủ thể trực tiếp cung ứng dịch công không còn là yếu tố quyết
định để biết xem một DV có phải là DV công hay không. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra không phải ai là
người trực tiếp cung ứng một DV phục vụ lợi ích chung, mà là chỗ ai chịu trách nhiệm cuối cùng về việc
cung ứng DV này cho xã hội. Từ đó, các tác giả cho rằng, "một hoạt động có tính chất lợi ích chung được
một pháp nhân công quyền đảm nhiệm được coi là một dịch vụ công"3. “Đảm nhiệm” ở đây được hiểu
1 7ӯÿLӇQ3HWLW/DURXVVHWUDQJ
2 -HDQ3KLOLSSH%URPDQWYj-DFTXH=LOOHU
3 -HDQ3KLOLSSH%URPDQWYj-DFTXH=LOOHU

(PDLOQJX\HQTXDQJY\#JPDLOFRP

*,k2'š& 355
6’ôz&%,…7 Tháng 6/2022 (kì 1)
& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

như trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cung ứng DV cho xã hội. Như vậy, một hoạt động
vì lợi ích chung do một cá nhân, tổ chức thuộc khu vực tư đảm trách không được xem là một DV công,
trừ phi có sự tác động, theo định hướng của Nhà nước đến việc cung ứng DV đó. Trong trường hợp này,
ngành Hành chính luôn giữ quyền cũng như nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc cung ứng dịch vụ.
Thông qua cách trình bày trên, có thể đưa ra các tiêu chí xác định một hoạt động được xác định là
dịch vụ công, như sau:
- Các quy tắc không thuộc phạm vi Luật tư (Qui phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề có liên quan đến
vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ);
- Thể hiện đặc quyền về quyền lực (hay sứ mệnh) của Nhà nước (quyền trưng dụng, quyền đánh
thuế...);
- Các điều kiện xác lập DV công;
- Cơ quan kiểm tra quá trình cung ứng DV.
Theo quan niệm thứ 2 (của Jean-Philippe Brouant và Jacque Ziller), thì ngành Hành chính đảm
nhiệm việc cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, phạm trù “ngành hành chính ở đây có thể dẫn đến sự suy
luận rằng, sẽ chỉ có những cơ quan hành chính nhà nước cung cấp các DV này. Trên thực tế, các chủ thể
khác, ngoài Nhà nước (tổ chức kinh tế như các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh
viện...) cũng là những các chủ thể thực hiện cung ứng DV công.
Theo Borgeat, Dussault và Ouellet thì: “Nhà nước thực hiện việc cung ứng DV công dưới hai phương
thức hoạt động cơ bản:
- Thứ nhất, Nhà nước - Cơ quan nắm giữ quyền lực công hoạt động theo phương thức này xuất phát
từ việc Nhà nước với tư cách là một pháp nhân xã hội, có trách nhiệm thiết lập một trật tự hợp pháp
trong xã hội. Các hoạt động này được gọi là “DV công" và tuân thủ lô-gíc chính trị. Các cơ quan hành
chính có trách nhiệm thực thi các hoạt động này.
- Thứ hai, ở đây, Nhà nước nhân danh và vì lợi ích của xã hội, nhưng với danh nghĩa một chủ thể
giống như các chủ thể khác trong xã hội, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp chung. Là chủ thể kinh
tế, Nhà nước quan tâm đến của cải vật chất và DV để phục vụ nhu cầu sử dụng của bản thân Nhà nước
hoặc để phân phát cho các khách hàng khác. Các hoạt động theo phương thức này vô cùng phong phú
và đương nhiên buộc phải gắn với lô-gíc kinh tế và lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay trong lĩnh vực này, các
hàng hóa và DV được Nhà nước cung ứng cũng mang tính chất DV công”[1].
Một quan điểm khác lại cho rằng, các DV công mà Chính phủ cung ứng cho xã hội; bao gồm:
- “Chính sách, pháp luật, hoạt động liên Chính phủ; an ninh quốc gia, duy trì các thể chế dân chủ
cơ bản;
- Các hoạt động lập quy, thi hành pháp luật;
- Các hoạt động thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng (bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu
hạ tầng xã hội);
- Cung ứng phúc lợi xã hội;
- Cung cấp thông tin và tư vấn” [2].
Như vậy, chủ thể cung ứng DV công ở đây là Chính phủ hay các cơ quan trực thuộc nhánh quyền
lực hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước các cấp). Các DV công ở đây bao gồm cả: Các hoạt động
có tính chất chính trị mà Chính phủ tiến hành nhằm thiết lập trật tự xã hội theo pháp luật về hoạt động
cung ứng cho xã hội những hàng hóa và DV phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của người dân. Hoạt
động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công được mở ra ở phạm vi rộng nhất, bao hàm cả hoạt động quản
lý nhà nước như ban hành pháp luật và các công việc quản lý xã hội, giúp xã hội vận động và phát triển
lành mạnh hiệu quả theo ý chí (định hướng) của Nhà nước. Ở đây đã xác định phạm vi các loại hình
dịch vụ công một cách bao quát, rộng nhất mà dấu hiệu cơ bản chính là “các công việc của Nhà nước”.

356 *,k2'š& Tháng 6/2022 (kì 1) 6’ôz&%,…7


& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

2.1.2. Quan niệm ở Việt Nam


Ở Việt Nam, khái niệm DV công được sử dụng muộn hơn chủ yếu do tiến trình hội nhập mang lại;
một số sách báo có đề cập đến khái niệm này, nhưng không đưa ra định nghĩa đầy đủ, hoặc đôi khi
mới chỉ đề cập đến một bộ phận của dịch vụ công (DV công cộng hoặc DV công ích). Chẳng hạn, có
tác giả cho rằng, “DV công chỉ là hoạt động của các cơ quan sự nghiêp trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
nghiên cứu khoa học, sự nghiệp kinh tế... (không phải là loại cơ quan thực hiện chức năng quản lý
nhà nước)” [3].
Các chủ thể tham gia vào việc cung ứng các DV cho xã hội trong điều kiện ngày nay rất đa dạng:
từ các cơ quan hành chính nhà nước cho đến các doanh nghiệp công và tư, các tổ chức xã hội và từng
cá nhân. Thông thường, việc cung ứng DV cũng theo quy luật cung - cầu trên thị trường. Các DV được
cung ứng đều có giá trị và giá trị sử dụng. Về nguyên tắc, các chủ thể cung cấp DV cũng như các chủ
thể kinh doanh các hàng hóa khác đều phải thu tiền của người sử dụng DV để bù đắp hao phí bỏ ra
và có lợi nhuận. Người sử dụng DV phải trả tiền tùy theo số lượng và chất lượng DV mà người đó được
hưởng. Song, có những loại DV rất quan trọng phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồng, nhưng không
một tư nhân nào muốn cung ứng, vì nó không mang lại lợi nhuận, hoặc vì tư nhân đó không có đủ vốn,
đủ tiềm lực hay quyền lực để tổ chức việc cung ứng, chẳng hạn như DV cứu hỏa, hoạt động liên quan
đến an ninh quốc gia... Đó lại là những loại DV tối cần thiết phục vụ cho cuộc sống an toàn và bình
thường của xã hội. Đối với những loại DV này, không có ai khác ngoài Nhà nước có khả năng và trách
nhiệm cung ứng cho nhân dân và toàn xã hội.
Bên cạnh đó, cũng có những loại DV mà tư nhân có thể cung ứng, nhưng không đầy đủ, hoặc
thị trường tư nhân tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, gây ra tình trạng độc quyền, đẩy giá cả lên
cao, làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng, chẳng hạn như DV y tế, giáo dục, điện, nước
sinh hoạt... Khi đó, Nhà nước lại phải có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc điều tiết, kiểm soát thị
trường nhằm bảo đảm cho việc cung ứng DV đó được bình thường, phục vụ những quyền cơ bản
của con người.
Như vậy, có những loại DV tối cần thiết cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người mà tư
nhân không thể cung ứng hoặc cung ứng không đầy đủ, không bảo đảm lợi ích của xã hội; lúc đó, Nhà
nước với tư cách là một tổ chức công quyền có trách nhiệm cung ứng hoặc điều tiết, kiểm soát việc
cung ứng các dịch vụ này nhằm bảo đảm sự công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế - xã hội.
Thực tiễn đời sống xã hội cũng tồn tại một dạng DV đặc biệt khác mà không một chủ thể thuộc
khu vực tư nhân nào đứng ra cung ứng, cho dù chủ thể đó có nguồn lực to lớn đến đâu. Loại DV này
gắn liền với chức năng quản lý nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có nhiệm vụ ban hành
chính sách, pháp luật để thực hiện quản lý các công việc của đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội phát
triển ổn định có trật tự kỷ cương... Tất cả những công việc nói trên thuộc về chức năng vốn có của bộ
máy hành chính nhà nước. Nói cách khác, nhân dân tổ chức ra Nhà nước trong điều kiện ngày nay, trao
quyền lực cho Nhà nước để Nhà nước thực thi những nhiệm vụ của một cơ quan công quyền, dùng
quyền lực công để cai quản toàn bộ xã hội. Những quyền lực này thông thể giao cho bất kỳ một cá
nhân hoặc tổ chức thuộc khu vực tư nào, dù chủ thể đó có tiềm lực lớn đến đâu. Như vậy, thông qua
việc thực hiện những chức năng quản lý nhà nước vốn có của mình, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp
cho xã hội những DV mà không một tổ chức thuộc khu vực tư nào có thể đứng ra thực hiện.
Từ những điều phân tích ở trên, có thể khẳng định, về cơ bản, những DV mà Nhà nước đứng ra bảo
đảm việc cung ứng bình thường cho xã hội được gọi là DV công.
Có thể rút ra, DV công có các đặc điểm như sau:
- Là những hoạt động có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng. Đây là những DV
phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để bảo đảm cuộc sống được phát triển bình thường và an toàn;
- Là những hoạt động do các cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm
đứng ra thực hiện;

*,k2'š& 357
6’ôz&%,…7 Tháng 6/2022 (kì 1)
& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

- Để cung ứng các DV công, các cơ quan nhà nước và tổ chức được ủy nhiệm cung ứng có quan hệ,
giao tiếp với người dân ở những mức độ khác nhau khi thực hiện cung ứng DV;
- Việc trao đổi (thực hiện) DV công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông thường,
người sử dụng DV công không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng
thuế vào ngân sách nhà nước để Nhà nước tổ chức việc cung ứng một cách đều đặn như một sự thỏa
thuận trước. Nhưng cũng có những DV mà người sử dụng vẫn phải trả thêm một phần hoặc toàn bộ
kinh phí; tuy nhiên, đối với các loại DV này, Nhà nước vẫn có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng không
nhằm vào mục tiêu thu lợi nhuận từ người thụ hưởng;
 - Mọi người dân (bất kể đóng thuế nhiều hay ít, hoặc không đóng thuế) đều có quyền hưởng sự
cung ứng DV công ở mức tối thiểu, với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền. Lượng dịch vụ
công mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế mà người đó đóng góp;
- Khác với những loại DV thông thường được hiểu là hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm
mang hình thái hiện vật, dịch vụ công là những hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ các nhu cầu
thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.
Đó chính là nguyên nhân dẫn đến chỗ Chính phủ trở thành người sản xuất hoặc bảo đảm cung ứng
các loại hàng hóa, dịch vụ công. Theo nghĩa rộng, hàng hóa, dịch vụ công là "những hàng hóa và DV
được Nhà nước cung cấp cho lợi ích của tất cả hay đa số nhân dân"[4]. DV công là những hoạt động
cung ứng các hàng hóa, dịch vụ công xét theo nghĩa rộng, bao gồm cả những hàng hóa có tính cá nhân
thiết yếu được Nhà nước bảo đảm cung ứng như dịch vụ công cộng, các dịch vụ công ích và dịch vụ
hành chính công...
Có thể rút ra rằng, DV công là tất cả những gì mà Nhà nước có trách nhiệm cung ứng cho xã hội. Đó
chính là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà
nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu (lợi ích) chung, thiết yếu của xã hội.
Như vậy, DV công là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà
nước hoặc của các tổ chức khác được Nhà nước ủy quyền (trao quyền) để thực hiện nhiệm vụ do pháp
luật quy định, phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, đảm bảo trật tự, công bằng
và ổn định xã hội.
2.2. Dịch vụ công cộng
Thuật ngữ DV công cộng cũng được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu xuất phát từ ý nghĩa
thực tiễn và vai trò xã hội của nó.
2.2.1. Quan niệm chung trên thế giới
Có quan niệm cho rằng: DV công cộng là một loại DV, trong đó, “DV” là: “Công việc phục vụ trực tiếp
cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công”4;
Quan niệm khác lại cho “Dịch vụ” là “Hoạt động phục vụ thoả mãn những nhu cầu của cá nhân hay
tập thể trong sản xuất và sinh hoạt. Tuỳ theo trường hợp DV bao gồm: Một công việc ít nhiều chuyên
môn hóa, việc sử dụng hẳn hay tạm thời một tài sản, việc sử dụng phối hợp một tài sản lâu bền và sản
phẩm của một công việc, cho vay vốn. Do nhu cầu rất đa dạng tùy theo sự phân công lao động nên
những hoạt động DV cũng rất nhiều hướng, thường có các loại DV sau:
- DV cá nhân dưới hình thức những DV gia đình;
- DV tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi tài năng đặc biệt (hoạt động nghiên cứu, môi giới,
quảng cáo);
- DV liên quan đến sức khoẻ, giáo dục, giải trí;
- DV về chỗ ở; DV về giao thông, tài chính, công cộng...

4 7ӯÿLӇQ7LӃQJ9LӋW1;%Ĉj1ҹQJWUDQJ

358 *,k2'š& Tháng 6/2022 (kì 1) 6’ôz&%,…7


& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

Sự phát triển DV hợp lý, có chất lượng cao là biểu hiện của một nền kinh tế phát triển và một xã hội
văn minh. Hoạt động phục vụ cho cá nhân công dân, người lao động, gia đình, tập thể do một cơ quan
hay một cá nhân thực hiện với điều kiện là phải trả một khoản thù lao tuỳ theo công việc hoặc không
mất tiền” [5].
Trong tất cả các loại hình DV, loại hình DV nào mang tính chất công cộng, phục vụ chung cho mọi
người trong xã hội thì được coi là DV công cộng, vì khái niệm “công cộng” được hiểu là: “Thuộc về mọi
người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội”5. Dịch vụ công cộng theo quan điểm ở nước
ngoài có những dấu hiệu đặc trưng sau:
- “Sự tham gia vào đời sống xã hội; hoạt động tự nguyện vì cộng đồng của một người nào đó;
- Việc làm cho Chính phủ; toàn bộ người làm của một cơ quan quyền lực; toàn bộ công nhân viên
chức trong khu vực của quốc gia;
- Việc mà chính quyền làm cho cộng đồng của mình: sự bảo vệ của cảnh sát, thu dọn rác...;
- Một cơ sở công ích địa phương;
- Nghĩa vụ của một người đối với Nhà nước”6.
2.2.2. Quan niệm ở Việt Nam
Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, “DV công cộng là các hoạt động phục vụ lợi ích chung tối cần
thiết của cả cộng đồng, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước
thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội”[6].
- Theo tinh thần Nghị định 56/1996/NĐ-CP (Điều 2) ngày 02/10/1996 của Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, DV công cộng được hiểu là việc cung ứng DV trong các lĩnh vực: Giao
thông, công chính đô thị; quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng; khai thác, bảo
vệ các công trình thủy lợi...
Như vậy, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, vào quan niệm về chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước và vai trò của pháp luật mà cách tiếp cận về DV công cộng khác nhau.
Điểm đáng chú ý là cần quan niệm DV công cộng cho phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển của
xã hội. Xuất phát từ yêu cầu này, có thể rút ra DV công cộng ở nước ta có đặc điểm quan trọng như sau:
- Đó là những hoạt động có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung tối cần thiết của cả cộng đồng
để bảo đảm cuộc sống được bình thường và an toàn;
- Đó là những hoạt động do các cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy
nhiệm đứng ra thực hiện như một trách nhiệm chính thức của nhà nước trước công dân;
- Đối với DV mang tính xã hội, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng không nhằm vào
mục tiêu lợi nhuận;
- Mọi người dân đều có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tiếp cận đến những loại DV, có
quyền thụ hưởng sự cung ứng DV này;
Điểm chung điển hình của DV công cộng với dịch vụ công, có những DV mà mỗi người tiêu dùng
không phụ thuộc vào mức thuế mà người đó đóng góp, nhưng cũng có những DV mà người sử dụng
vẫn phải trả thêm một phần hoặc toàn bộ phí DV;
- DV công cộng có thể là những hoạt động của nhà Nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất
kể sản phẩm được tạo ra dưới hình thái vật thể hay phi vật thể;
- “Xét dưới góc độ kinh tế học, DV công cộng bao gồm cả hoạt động cung cấp cho xã hội những
hàng hóa công cộng, bao gồm cả những hàng hóa có tính cá nhân, thiết yếu như điện, nước sinh
hoạt”[7]. Dưới cách tiếp cận này, hàng hóa, dịch vụ công cộng là loại hàng hóa, dịch vụ mà khi nó đã
được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó, và việc tiêu dùng của mỗi người không
5 7ӯÿLӇQ7LӃQJ9LӋW1;%Ĉj1ҹQJWU
6 7ӯÿLӇQYӅFKtQKTX\ӅQYjFKtQKWUӏ+RD.Ǥ1;%&KtQKWUӏTXӕFJLDWUDQJ

*,k2'š& 359
6’ôz&%,…7 Tháng 6/2022 (kì 1)
& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

làm giảm lượng tiêu dùng của người khác. Hàng hóa, dich vụ công cộng mang lại lợi ích không chỉ cho
những người mua nó mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa, dịch vụ này.
Từ các quan niệm và những đặc điểm về DV công cộng trên đây, có thể hiểu:
DV công cộng là thuật ngữ chỉ "Lĩnh vực hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức xã
hội hay tư nhân, thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể thụ hưởng theo quy định của
pháp luật, vì nhu cầu lợi ích chung của cộng đồng xã hội và của người dân”.
2.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ công và dịch vụ công cộng
Qua cách lý giải trên đây về DV công và DV công cộng, có thể khẳng định mối quan hệ giữa hai loại
DV này như sau:
2.3.1. Điểm chung của dịch vụ công và dịch vụ công cộng
Trước hết, mặc dù có tên gọi khác nhau trong các tài liệu khoa học và quá trình phân tích nội hàm
của hai thuật ngữ (hay khái niệm) nêu trên, xét về bản chất và vai trò của hai loại DV này, về cơ bản
chúng có những điểm giống nhau như sau:
- Trước hết về ngữ, nghĩa; dưới góc độ tiếp cận này, thực chất DV công cộng chỉ là một loại DV công.
Khi nói đến DV công cộng là ta đang nói đến DV công được thể hiện dưới một số lĩnh vực hoạt động
mà theo đó, tính “công cộng” được đẩy lên như một dấu hiệu điển hình, một điều kiện cần phải có để
cấu thành DV công cộng, không thể nhầm lẫn với DV khác (DV công ích, DV hành chính công...) mặc dù
các loại DV này đều là các dạng (thậm chí là các cách gọi) khác nhau của DV công; ví dụ như: DV chiếu
bóng công cộng, DV vui chơi ở công viên, DV phố đi bộ, hay dịnh vụ sử dụng ánh sáng đèn giao thông,
cây xanh đô thị... Điểm đặc trưng ở các loại DV này là chúng đều thể hiện, hàm chứa tính công cộng,
mọi người dân đều có thể (bình đẳng) tiếp cận việc thụ hưởng các giá trị này mà không trực tiếp phải
trả tiền cho hoạt động cung ứng.
- Mặt khác, mặc dù về bản chất, các loại DV công cộng nêu trên khi nó được hình thành và thực
hiện cũng hàm chứa cả tính công ích... xuất phát từ mục đích của nhà cung ứng. Một buổi chiếu phim
nơi công cộng hay thắp sáng đèn nơi đường phố là để phục vụ, duy trì chất lượng sống của nhân dân,
mang lại lợi ích cho nhân dân, qua đó giảm trừ được một phần tệ nạn xã hội, giúp Nhà nước thực hiện
tốt hơn sứ mệnh quản lý xã hội... Trường hợp này, ta có thể xác định DV công, DV công ích và DV công
cộng đều có cùng chung ý nghĩa. Hay có thể gọi các loại hoạt động nêu trên đều là DV công, DV công
ích hoặc DV công cộng.
2.3.2. Điểm riêng của dịch vụ công và dịch vụ công cộng
Xét về mặt ngữ nghĩa, khi nói đến DV công là đang chỉ chung nhất về các loại DV; trong đó, có DV
công ích, DV hành chính công, và đặc biệt là DV công cộng. Và như vậy, trường hợp này, giữa DV công
và DV công cộng có một điểm chung theo nguyên lý cái tổng thể và cái bộ phận. DV công là cái tổng
thể bao trùm lên cái bộ phận - DV công cộng. Hay nói cách khác, DV công cộng là một dạng biểu hiện
(một phần, một loại...) của DV công. Trong mối quan hệ này, DV công cộng bao giờ cũng là một bộ
phận cấu thành của DV công. Và khi ta nói “DV công cộng” cũng có nghĩa là ta đang nói đến “DV công”,
nhưng khi ta nói đến “DV công” thì đó chỉ là một khả năng có thể đang chỉ “DV công cộng” mà thôi; chứ
chưa chắc là đang chỉ “DV công cộng”. Ở đây, nó còn có thể là các loại DV công khác, như “DV công ích”
hoặc “DV hành chính công” của vấn đề.
- Mặt khác, mặc dù là một loại DV công, nhưng DV công cộng biểu hiện ở các mức độ khác nhau của
tính “công cộng” của riêng nó. Việc xem chiếu phim nơi công cộng, hay thụ hưởng ánh sáng đèn giao
thông... thì thông thường, vấn đề ưu tiên ta nghĩ đến đó là “nơi cộng cộng” - là nơi tất cả mọi người đều
có quyền tiếp cận, và sau đó là tính toán xem nó có đem lại lợi ích cho Nhà nước hay cả cộng đồng xã
hội hay không (xét về mặt cảm quan); và đặc biệt, các loại DV này càng không thể đồng nhất với DV
hành chính công.
;HPWL͇SWUDQJ

360 *,k2'š& Tháng 6/2022 (kì 1) 6’ôz&%,…7


& XÃ+•,
1*+,‡1&Ŷ8 75$2ÁŢ,

vừa chuyên” của Đảng, phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ban, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp
thực hiện thật tốt CTTN; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để tổ chức đoàn và
thanh niên lao động, rèn luyện, xây dựng, củng cố tổ chức đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, cán
bộ trẻ nhiệt huyết, bản lĩnh, mẫu mực, có năng lực dẫn dắt, truyền cảm hứng.

Tài liệu tham khảo


[1] Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Hà Nội.
[2] Chính phủ (2007), Nghị định 120/2007/NĐ-CP ngày 23/07/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[5] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập (tập 15), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[6] Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (1980), NXB Thanh niên, Hà Nội.
[7] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

'Š&+9š&1*9j'Š&+9š&1*&•1*
7L͇SWKHRWUDQJ
Một DV như: hoạt động công chứng, thi hành án (thừa phát lại)... thì không thể nghĩ/cho nó là “DV
công cộng” ngay được; vì tính “công cộng” ở đây không xuất hiện (thể hiện) trực tiếp mà nó chỉ mang
tính quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước phục vụ nhu cầu chủ yếu của các cá nhân, tổ chức có
nhu cầu sử dụng DV (không phải ai cũng có nhu cầu tiếp cận...) mà thôi. Điều trước tiên ở các DV này
khi tiếp cận, người ta cảm nhận ngay đó là DV mang tính “hành chính” ở chúng với sự xuất hiện các cơ
quan công quyền hoặc mang tính công quyền (vì về bản chất, nó thuộc về cơ quan hành chính nhà
nước), là yếu tố đặc trưng không thể thiếu trong thực hiện DV.
4. Kết luận
Với sự phân tích nêu trên, có thể khẳng định: Về bản chất, “DV công” hay “DV công cộng” đều là các
cách gọi dùng để chỉ loại DV hết sức cơ bản và cần thiết đối với đời sống xã hội. Điều đáng chú ý là cần
sử dụng chúng trong trường hợp nào cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tên gọi “DV công” có thể dùng
khi muốn ám chỉ vai trò nói chung của Nhà nước trong cung ứng DV; còn khi muốn ám chỉ loại DV công
mà ở nó, yếu tố “công cộng” (sử dụng chung của cả cộng đồng xã hội theo nguyên lý “Tất cả mọi người
đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận” DV...) mang tính điển hình, đặc trưng, không thể thiếu thì
ta xác định luôn đó là “DV công cộng” - là một loại “DV công” mà ở đó có tinh “công cộng” như đã phân
tích. Trên cơ sở nguyên lý này, hy vọng việc tranh luận, xác định tên gọi thuật ngữ “DV công” hay “DV
công cộng” sẽ được giải mã phần nào.

Tài liệu tham khảo


[1] Borgeat, Dussault và Ouellet (1995), Management public (Quản lý công cộng), Presse de l’Université du Quesbec, tr. 19-20 (Tài
liệu dịch).
[2] Jim Armstrong (1999), Tài liệu hội thảo về chính sách về quản lý sự thay đổi và cung ứng dịch vụ công, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ,
Hà Nội, tháng 10.
[3] Ban Tổ chức cán bộ - Chính phủ (2000), Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công chức nhà nước, Hà Nội.
[4] Chritopher Pass, Bryan Lower và Leslie Davies (1994), Từ điển Kinh tế, bản dịch Tiếng Việt của Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu
khoa học ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Đoàn Trọng Tuyến (1992), Từ điển Pháp - Việt Pháp luật - Hành chính (Dictionnaire - Francais - Vietnamient), NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 271.
[6] Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 27-28.
[7] Lê Chi Mai (2000), Dịch vụ công cộng và những căn cứ để xã hội hóa dịch vụ công cộng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6, tr. 18.

378 *,k2'š& Tháng 6/2022 (kì 1) 6’ôz&%,…7


& XÃ+•,

You might also like