You are on page 1of 4

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 127-129; 176

VẬN DỤNG MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC


TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
Lâm Thùy Dương - Trần Việt Cường
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Ngày nhận bài: 29/08/2018; ngày sửa chữa: 05/09/2018; ngày duyệt đăng: 21/09/2018.
Abstract: Mathematical modeling is the process of transitioning from practical problems to
mathematical problems and vice versa. This approach helps the student's math learning become
more meaningful, motivates and creates a passion for learning Math. From the study of modeling,
mathematical modeling and process of mathematical modeling, the article mentions the ability to
apply mathematical modeling in teaching mathematics in elementary schools.
Keywords: Mathematical modeling, primary school, teaching mathematics, student.

1. Mở đầu này cho phép con người xây dựng các mô hình đơn giản
Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hơn vật gốc. Iu.M.Xviregiev cho rằng: mô hình bao giờ
đào tạo, đòi hỏi giáo dục phổ thông cần chuyển từ nền cũng “nghèo nàn” hơn hiện thực mà nó mô tả; mô hình
giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng có thể là thô sơ và chưa hoàn thiện, song cần xét đến các
lực người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới khía cạnh chính của thực tiễn, những khía cạnh mà chúng
phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp ta quan tâm tới [2]. Tuy nhiên, không phải lúc nào mô
hình cũng đơn giản hơn vật gốc. Ngày nay, với sự phát
dạy học ở tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự
triển của khoa học kĩ thuật, con người sử dụng nhiều
lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực
phương tiện hiện đại để mô tả đối tượng nghiên cứu, nên
hợp tác của người học. Đó cũng là những xu hướng tất
mô hình có thể phức tạp hơn vật gốc.
yếu trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt nhận thức, mô hình là sản phẩm của quá trình
Một trong những vấn đề trọng tâm của giáo dục toán
tư duy, ra đời nhờ quá trình trừu tượng hóa các đối tượng
học trong thời gian qua là mô hình hóa trong giáo dục toán
học và ứng dụng vào thực tiễn. Mô hình hóa trong giáo cụ thể. Trong quá trình trừu tượng hóa, cần loại bỏ dấu
dục toán học chính thức xuất hiện đầu tiên vào năm 1968 hiệu không bản chất, chỉ giữ lại những thuộc tính bản
[1]. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều vấn đề liên quan chất; nói cách khác, đối tượng nghiên cứu đã được lí
đến mô hình hóa. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tưởng hóa.
các khía cạnh của toán học ứng dụng trong giáo dục. 2.1.2. Mô hình hóa toán học
Thông qua việc sử dụng mô hình toán học để mô tả các Mô hình hóa toán học là quá trình chuyển đổi từ vấn
tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế, giải quyết các đề thực tế sang vấn đề toán học bằng cách thiết lập và
vấn đề toán học, giúp học sinh (HS) không những hiểu giải quyết các mô hình toán học [2]. Cụ thể, mô hình hóa
được các kiến thức toán học, thấy được mối quan hệ giữa toán học là toàn bộ quá trình chuyển đổi từ vấn đề thực
toán học với thực tiễn mà còn hình thành và phát triển năng tiễn sang vấn đề toán học và ngược lại, cùng với các yếu
lực mô hình hóa cho các em - một trong những năng lực tố liên quan đến quá trình đó như: từ bước xây dựng lại
cốt lõi của năng lực toán học trong chương trình giáo dục tình huống thực tiễn, lựa chọn mô hình toán học phù hợp,
phổ thông mới hiện nay. Bài viết đề cập việc vận dụng mô làm việc trong một môi trường toán học, giải thích, đánh
hình hóa toán học trong dạy học môn Toán ở tiểu học. giá kết quả liên quan đến tình huống thực tiễn và điều
2. Nội dung nghiên cứu chỉnh mô hình cho đến khi có được kết quả hợp lí.
2.1. Mô hình và mô hình hóa toán học Trong chương trình sách giáo khoa môn Toán ở phổ
2.1.1. Mô hình thông, quá trình mô hình hóa được thông qua ngôn ngữ toán
Mô hình là vật đại diện, vật trung gian cho quá trình học như: hình vẽ, bảng biểu, hàm số, đồ thị, phương trình,
nghiên cứu nên mô hình cần đảm bảo các mối liên hệ cơ hệ phương trình, sơ đồ, biểu đồ, biểu tượng, kí hiệu, công
bản của vật gốc. Do vậy, mô hình cần đồng cấu hay đẳng thức hay thậm chí cả các mô hình ảo trên máy vi tính [1].
cấu với vật gốc. Mô hình đẳng cấu (đồng cấu) với vật gốc Theo [3], một trong những năng lực cần hình thành và
theo nghĩa đồng nhất hoàn toàn về mặt cấu trúc (đồng phát triển cho người học trong dạy học môn Toán ở trường
nhất những tính chất và mối quan hệ chủ yếu). Tính chất phổ thông hiện nay đó là năng lực mô hình hóa toán học.

127 Email: tranvietcuong2006@gmail.com


VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 127-129; 176

Như vậy, có thể thấy thông qua hoạt động mô hình hóa sẽ hình phụ thuộc vào việc chúng ta đánh giá yếu tố nào của
phát triển hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo hệ thống và mối liên hệ nào giữa chúng là quan trọng.
trong quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức mới; giúp các Bước 2. Giải bài toán: Sử dụng các công cụ toán học
em thông hiểu các khái niệm và quá trình toán học, hệ để khảo sát và giải quyết bài toán hình thành ở bước thứ
thống hóa khái niệm, ý tưởng toán học và nắm được cách nhất. Căn cứ vào mô hình đã xây dựng, cần chọn hoặc
xây dựng mối liên hệ giữa các ý tưởng đó. xây dựng phương pháp giải phù hợp.
2.1.3. Quy trình mô hình hóa toán học Bước 3. Thông hiểu: Hiểu ý nghĩa lời giải của bài
Mô hình hóa các tình huống thực tế trong dạy học toán đối với tình huống trong thực tiễn (bài toán ban đầu).
Toán sử dụng các công cụ và ngôn ngữ toán học phổ biến Bước 4. Đối chiếu, kiểm định kết quả: Phân tích và
như: công thức, thuật toán, biểu tượng, đồ thị, kí hiệu,... kiểm định lại các kết quả thu được. Ở đây, cần xác định
Theo Swetz & Hartzler, quy trình mô hình hóa toán học mức độ phù hợp của mô hình và kết quả tính toán với
gồm 4 giai đoạn chủ yếu sau [1]: thực tiễn. Đây là một bước quan trọng, giúp người thực
- Giai đoạn 1: Quan sát hiện tượng thực tiễn, phác hiện nhận ra giải pháp đó liên quan chặt chẽ đến ngữ
thảo tình huống và phát hiện các yếu tố (như biến số tham cảnh. Ở bước này có thể xảy ra một trong hai khả năng:
số) quan trọng, có ảnh hưởng đến vấn đề thực tiễn. Khả năng 1: Mô hình và các kết quả tính toán phù
- Giai đoạn 2: Lập giả thuyết về mối quan hệ giữa các hợp với thực tiễn. Khi đó, cần tổng kết lại cách đặt vấn
yếu tố trong bài toán sử dụng ngôn ngữ toán học. Từ đó, đề, mô hình toán học đã xây dựng, các thuật toán đã sử
thiết lập mô hình toán học tương ứng. dụng, kết quả thu được.
- Giai đoạn 3: Áp dụng các phương pháp và công cụ Khả năng 2: Mô hình và kết quả không phù hợp với
toán học phù hợp để mô hình hóa bài toán và phân tích thực tiễn. Khi đó, cần tìm nguyên nhân. Có thể đặt ra một
mô hình đó. số câu hỏi sau: - Các kết quả tính ở bước thứ hai có chính
- Giai đoạn 4: Thông báo kết quả, đối chiếu mô hình xác không? (để trả lời, cần kiểm tra lại quá trình tính toán
với thực tiễn và đưa ra kết luận. đã thực hiện); - Mô hình toán học xây dựng đã phù hợp,
Quá trình mô hình hóa được coi là khép kín và dùng thỏa đáng chưa, có phản ánh được đầy đủ thực tiễn cuộc
để mô tả các tình huống được nảy sinh từ thực tiễn, kết sống không? Nếu chưa, cần xây dựng lại; - Các số liệu
quả được dùng để giải thích và cải thiện các vấn đề trong ban đầu có phản ánh đúng thực tiễn hay không? (nếu
thực tiễn. Có thể minh họa quá trình trên bằng sơ đồ khép không phù hợp, cần điều chỉnh lại cho chính xác).
kín sau [1]: 2.2. Ví dụ minh họa việc vận dụng mô hình hóa toán
học trong dạy học Toán ở tiểu học
Trong dạy học Toán ở tiểu học, hoạt động mô hình
hóa toán học sẽ giúp HS phát triển các thao tác tư duy và
kĩ năng giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động mô hình
hóa toán học, HS hiểu được giữa toán học với môi trường
xung quanh và các môn khoa học khác, giúp cho quá
trình học tập trở nên có ý nghĩa hơn. Dưới đây là một ví
dụ minh họa cho việc tổ chức hoạt động mô hình hóa
toán học trong dạy học bài mới ở tiểu học.
Sơ đồ 1. Quy trình mô hình hóa toán học Bài: Diện tích hình tam giác (Toán 5; tr 87).
trong dạy học môn Toán 1) Mục tiêu
Để vận dụng linh hoạt quá trình trên, trong quá trình Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được các yêu
dạy học Toán, GV cần giúp HS nắm được các yêu cầu cầu sau:
cụ thể của từng bước như dưới đây trong quá trình mô - Về kiến thức: có biểu tượng về diện tích hình tam giác,
hình hóa các bài toán: nắm vững quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Bước 1. Toán học hóa: Hiểu tình huống thực tiễn. Mô - Về kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính diện tích
hình thực tiễn được toán học hóa, nghĩa là được thông dịch hình tam giác vào việc tính diện tích hình tam giác có các
sang ngôn ngữ toán học để dẫn đến mô hình toán học của số đo (chiều cao và đáy) cho trước.
tình huống ban đầu. Mô tả và diễn đạt vấn đề bằng công - Về thái độ: tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và
cụ và ngôn ngữ toán học như hình vẽ, đồ thị, công thức sáng tạo trong thực hành.
toán học. Ứng với mỗi vấn đề đang xem xét, có thể có
2) Chuẩn bị
nhiều mô hình toán học khác nhau; quá trình đưa ra mô

128
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 127-129; 176

- GV chuẩn bị các tấm bìa hình tam giác có cùng kích - HS thảo luận để đưa ra phương án: cắt một tấm bìa
thước, giấy A3, bút dạ. (cắt theo đường cao của hình tam giác) để thành hai mảnh
- HS chuẩn bị vở ghi chép, thước, kéo. tam giác 1 và 2 (xem hình 3):
3) Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Khởi động
- GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu nêu cách tính chu vi
của hình tam giác.
Hình 3
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS ghép hai mảnh tam giác 1 và 2 vào
- GV đưa ra một tấm bìa hình tam giác, có chiều cao tấm bìa còn lại để được hình chữ nhật (xem hình 4).
8cm và đáy dài 12cm. Vấn đề đặt ra là cần tính diện tích
tấm bìa.
* Dạy bài mới:
Bước 1. Toán học hóa.
- GV cho HS lấy ra một tấm bìa hình tam giác từ đồ
dùng học tập (xem hình 1), yêu cầu HS xác định phần
diện tích tấm bìa. Hình 4
- Giả định hình vừa ghép được là hình chữ nhật
ABCD, có chiều dài bằng độ dài đáy DC của tam giác
EDC; có chiều rộng bằng chiều cao EH của tam giác EDC.
- Sau khi đo, HS thu được chiều dài hình chữ nhật
ABCD là 12cm, chiều rộng hình chữ nhật ABCD là 8cm.
Hình 1 Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 12  8 = 96(cm2).
- GV gọi HS cầm tấm bìa lên bảng và chỉ ra phần diện Diện tích của tam giác EDC là: 96 : 2 = 48(cm2).
tích tấm bìa cho cả lớp cùng theo dõi. Vậy, diện tích của tấm bìa ban đầu bằng 48(cm2).
- GV nêu vấn đề: “Các em đã biết chu vi hình tam giác Bước 3. Thông hiểu. Quy tắc tính diện tích hình chữ
và cách tính chu vi hình tam giác. Làm thế nào để tính nhật: Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với
được diện tích hình tam giác (diện tích của tấm bìa)?”. chiều rộng, cùng đơn vị đo.
- GV gợi ý cho HS: Chu vi hình tam giác bằng tổng Diện tích hình chữ nhật ABCD là: DC  AD = DC
độ dài ba cạnh. Vậy, diện tích hình tam giác có liên quan  EH.
đến các cạnh của hình tam giác không? DC × EH
Diện tích tam giác EDC là: .
- HS đưa ra các ý tưởng (hoạt động này diễn ra một 2
cách tự nhiên trong suy nghĩ của HS). Chẳng hạn: + Diện Bước 4. Đối chiếu, kiểm định kết quả.
tích hình tam giác có bằng tích độ dài các cạnh hay - Vì có hai hình tam giác bằng nhau, cắt một hình tam
không?; + Diện tích hình tam giác bằng chu vi nhân với giác thành hai mảnh tam giác 1 và 2, rồi ghép với hình
chiều cao?; + Có khi nào diện tích hình tam giác có bằng tam giác còn lại để được hình chữ nhật nên diện tích của
nửa chu vi nhân với chiều cao hay không?,… một hình tam giác bằng nửa diện tích của hình chữ nhật.
Bước 2. Giải bài toán. - Hình tam giác ban đầu có đáy là chiều dài, chiều cao
- GV yêu cầu HS lấy ra hai tấm bìa hình tam giác là chiều rộng của hình chữ nhật. Khi đó, hình thành được
bằng nhau (xem hình 2). quy tắc tính diện tích hình tam giác: muốn tính diện tích
hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng
một đơn vị đo) rồi chia cho 2 (xem hình 5).

Hình 2
- GV gợi ý HS cách tiến hành: “Hãy cắt một tấm bìa
thành các mảnh rồi ghép các mảnh đó với tấm bìa còn lại Hình 5
để được một hình quen thuộc đã biết cách tính diện tích”. (Xem tiếp trang 176)

129
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 173-176

tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên, có VẬN DỤNG MÔ HÌNH HÓA...
34 ý kiến giảng viên (56,44%) cho rằng kiểm tra, đánh (Tiếp theo trang 129)
giá cần chú trọng cả ba mục tiêu kiến thức, kĩ năng và
thái độ. Vì vậy, trong thực tế dạy học, rất ít giảng viên
chú ý tới việc thu thập những thông tin liên quan tới ý S = (a  h) : 2 (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là
thức, thái độ, động cơ học tập, những cử chỉ, hành vi tích chiều cao).
cực và tiêu cực trong quá trình học tập của học viên. Đây 4) Tổ chức thực hành. Kết thúc phần hình thành kiến
là nguyên nhân dẫn tới việc giảng viên không đưa ra thức mới, GV tổ chức cho HS thực hành bài tập sau:
được những quyết định có tính chất động viên, khích lệ,
Bài tập: Tính diện tích hình tam giác, có:
uốn nắn tinh thần, thái độ học tập của học viên một cách
kịp thời. a) Độ dài đáy là 8cm và chiều cao là 6cm.
3. Kết luận b) Độ dài đáy là 2,3dm và chiều cao là 1,2dm.
Đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp dạy 5) Củng cố, dặn dò và nhận xét tiết học.
học là những yêu cầu, chủ trương, khâu đột phá trong Nghị 3. Kết luận
quyết Đại hội Đảng bộ được xác định từ nhiệm kì XIV
Từ việc nghiên cứu về mô hình, mô hình hóa toán
(2010-2015) và tiếp tục được khẳng định trong nhiệm kì
học, quy trình mô hình hóa toán học và vận dụng mô hình
XV (2016-2020). Thực tiễn thực hiện gắn đổi mới nội
hóa toán học trong dạy học Toán ở tiểu học cho thấy, hoạt
dung với đổi mới phương pháp dạy học trong 5 năm qua
động mô hình hóa toán học đã kích thích khả năng tìm
đã chứng minh chủ trương lựa chọn khâu đột phá của
tòi, khám phá của HS, giúp các em lĩnh hội được kiến
Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện là cần thiết, góp phần
thức mới. Thông qua hoạt động mô hình hóa, HS có cơ
nâng cao chất lượng dạy và học ở Học viện Chính trị - Bộ
hội để phát triển các thao tác tư duy, kĩ năng giải quyết
Quốc phòng. Những vấn đề còn tồn tại trong gắn đổi mới
vấn đề; đặc biệt là các em thấy được mối liên hệ giữa
nội dung và đổi mới phương pháp dạy học sẽ là bài học
toán học với thực tiễn và các môn khoa học khác, yêu
kinh nghiệm để tiếp tục thực thành công các mục tiêu Nghị
thích học tập môn Toán hơn.
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XV
(nhiệm kì 2016-2020) trong những năm tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Danh Nam (2016). Phương pháp mô hình
[1] Đảng bộ Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông.
(2015). Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học NXB Đại học Thái Nguyên.
viện Chính trị lần thứ XV. NXB Quân đội nhân dân. [2] IU. Xviregiev (1988). Các mô hình Toán học trong
[2] Bộ Quốc phòng (2000). Điều lệ công tác nhà trường sinh thái học. Toán học trong hệ sinh thái (Bùi Văn
Quân đội nhân dân Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân. Thanh dịch). NXB Khoa học và Kĩ thuật.
[3] Bộ Quốc phòng (2013). Chiến lược phát triển giáo [3] Đỗ Đức Thái - Đỗ Tiến Đạt - Nguyễn Hoài Anh -
dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020. Trần Ngọc Bích - Đỗ Đức Bình - Hoàng Mai Lê -
NXB Quân đội nhân dân. Trần Thúy Ngà (2018). Dạy học phát triển năng lực
[4] Bộ GD-ĐT (2011). Chiến lược phát triển giáo dục môn Toán tiểu học. NXB Đại học Sư phạm.
và đào tạo giai đoạn 2011-2020. NXB Giáo dục
[4] Blum, W - Galbraith, P.L - Henn, H-W - Niss, M
Việt Nam.
(2007) (Eds.). Modelling and Applications in
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội
Mathematics Education, 45-56, The 14th ICMI
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc
Study 14. New York: Springer - Verlag.
gia - Sự thật.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Văn kiện Hội nghị [5] Nguyễn Danh Nam (2015). Quy trình mô hình hóa
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Văn trong dạy học Toán ở trường phổ thông. Tạp chí
phòng Trung ương Đảng. Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Giáo dục, Vol. 31(3), tr 1-10.
đại biểu toàn quốc lần XII. NXB Chính trị Quốc gia [6] G.PoLya (1977). Giải một bài toán như thế nào.
- Sự thật. NXB Giáo dục.
[8] Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2007). Nghị quyết số [7] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn
86/NQ-ĐUQSTW. NXB Quân đội nhân dân. Toán. NXB Đại học Sư phạm.

176

You might also like