You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA SINH HỌC

Giảng viên: Trương Văn Trí


Chương 2: Các hình thức sinh sản

Sinh sản là một đặc tính không thể THIẾU của sự sống

Hai hình thức sinh sản được phát hiện đến nay trong
tự nhiên là:

SINH SẢN VÔ TÍNH

SINH SẢN HỮU TÍNH

Trương Văn Trí 2


Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


1. KHÁI NIỆM
Sinh sản vô tính – là hình thức sinh sản sao chép
nguyên bản bộ gen của cơ thể bố mẹ, tạo ra các cá
thể con giống hệt nhau và giống với cá thể bố mẹ
mà không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Nền tảng của hình thức SSVT là quá trình nguyên


phân

Phổ biến ở các sinh vật bậc thấp như: sinh vật đơn
bào, đa bào bậc thấp, động vật không xương
sống…
Trương Văn Trí 3
Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Sự phân đôi

Vi khuẩn và nhiều
động vật nguyên sinh
có thể sinh sản bằng sự
phân đôi (binary
fission) – tách ra thành
2 cá thể có cùng bộ gen
và kích thước.
Trương Văn Trí 4
Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Sự nảy chồi
Nảy chồi (Budding) là
một dạng của sinh sản
vô tính mà cá thể mới
hình thành từ một bộ
phần của một cá thể
bố/mẹ.
Con cái sinh ra có thể
tách rời hay còn gắn
vào bố/mẹ hình thành 1
tập đoàn.
Trương Văn Trí 5
Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Sự phân mảnh

Phân mảnh (Fragmentation)


là kết quả khi cơ thể bị phá
vỡ thành các mảnh và mỗi
mảnh phát triển thành một
cơ thể mới.
Phân mảnh xảy ra trong
một số hải quỳ, giun đốt, bọt
biển…
Trương Văn Trí 6
Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Sự tái sinh

Tái sinh (Regeneration) –


sự tái tạo lại một phần cơ
thể bị huỷ hoại
Tái sinh chỉ được xem là
sinh sản vô tính khi có sự
tạo thành cơ thể mới, ví dụ
như ở sao biển. Còn các
trường hợp khác chỉ là tái
sinh thuần tuý
Trương Văn Trí 7
Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH

ƯU ĐIỂM
Cho phép các động vật ít di chuyển có thể sản sinh cá
thể mới mà không cần sự kết hợp của cá thể thứ hai
→ thuận lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

Hiệu suất sinh sản cao do không tiêu tốn năng lượng
cho quá trình tạo giao tử và thụ tinh
Số lượng cá thể tăng nhanh trong thời gian ngắn →
điều kiện lý tưởng để hình thành quần thể trong môi
trường mới.
Trương Văn Trí 8
Chương 2: Các hình thức sinh sản

I. SINH SẢN VÔ TÍNH


3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH
ƯU ĐIỂM
Tạo ra các cá thể có thể thích nghi ngay với môi trường
sống đã ổn định, ít biến động →các cá thể ít bị đào thải
→ đây là cách phát triển quần thể tốt nhất.
HẠN CHẾ
Tạo ra quần thể hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền.
Khi đó nếu môi trường thay đổi đột ngột theo hướng
không thuận lợi → mọi cá thể sẽ cùng chịu một tác
động như nhau và toàn bộ quần thể có thể bị tiêu diệt
cùng 1 lúc.
Trương Văn Trí 9
Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


1. KHÁI NIỆM

Sinh sản hữu tính – là hình thức sinh sản tạo ra cá


thể mới thông qua việc hình thành và hợp nhất
giao tử đực và giao tử cái, tạo nên hợp tử từ đó
phát triển thành cơ thể mới.

Nền tảng của hình thức SSHT là quá trình nguyên


phân, giảm phân tạo giao tử và sự kết hợp của các
giao tử trong thụ tinh tạo hợp tử.
Hình thức sinh sản HT gặp ở cả động vật bậc thấp
và khá phổ biến động vật bậc cao
Trương Văn Trí 10
Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN HỮU TÍNH

Sinh sản hữu tính


kiểu tiếp hợp
Hai cá thể chưa có sự
phân biệt về giới tính,
chúng tiếp hợp bằng
cách áp chặt “miệng”
vào nhau, tạo cầu nối
TBC và diễn ra sự trao
đổi nhân cho nhau.
Trương Văn Trí 11
Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN HỮU TÍNH

Sinh sản hữu tính Hai cá thể (+) và (-) hợp


kiểu đẳng giao nhất TBC và nhân với
Chưa có sự phân biệt nhau nhờ dấu hiệu nhận
giữa giao tử đực hay biết ở màng roi → tạo
cái, chúng hoàn toàn hợp tử lưỡng bội. Sau đó
giống nhau về kích hợp tử giảm phân tạo 4
thước, cấu trúc và tính cá thể mới. Trong qt này
di dộng. có sự sắp xếp tạo ra
những tổ hợp gen mới.
Trương Văn Trí 12
Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN HỮU TÍNH

Sinh sản hữu tính


kiểu đẳng giao

Trương Văn Trí 13


Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN HỮU TÍNH

Sinh sản hữu tính


kiểu dị giao
Bắt đầu có sự phân biệt giữa các giao tử về kích
thước và khả năng di động. Giao tử đực nhỏ, di
chuyển nhanh; giao tử cái lớn hơn và di chuyển
chậm hơn.
Kiểu sinh sản này thường gặp ở một số loài trong
họ Volvocaceae

Trương Văn Trí 14


Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


2. CÁC KIỂU SINH SẢN HỮU TÍNH

Sinh sản hữu tính


kiểu noãn giao
Có sự phân biệt rất rõ ràng về giới tính giữa giao tử
và giao tử cái về hình dạng, cấu trúc tế bào, kích
thước và khả năng di động. Giao tử đực chỉ là 1 TB
nhỏ, di chuyển nhờ roi; giao tử cái lớn hơn nhiều
và bất động.
Kiểu sinh sản rất phổ biến ở các loài động vật bậc
cao
Trương Văn Trí 15
Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH

HẠN CHẾ

Bất lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp vì


cần phải có sự kết hợp của cả 2 cá thể khác nhau.

Chi phí cho sinh sản hữu tính cao hơn sinh sản vô
tính: phức tạp hơn, cần nhiều thời gian hơn, sử
dụng nhiều năng lượng hơn…
Khả năng phát triển kích thước quần thể bị hạn chế
Trương Văn Trí 16
Chương 2: Các hình thức sinh sản

II. SINH SẢN HỮU TÍNH


3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH

Tại sao hình thức sinh sản hữu tính lại phổ biến
hơn ở động vật so với sinh sản vô tính?

ƯU ĐIỂM

Sinh sản hữu tính có tính ưu việt rất lớn đối với
quá trình tiến hoá: tạo nhiều biến dị di truyền ở
thế hệ sau → tăng khả năng thích nghi của quần
thể và giúp cho quần thể có thể tồn tại được trong
một môi trường nhiều biến động.
Trương Văn Trí 17
Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


1. TRINH SẢN ( TRINH SINH – PARTHENOGENESIS)

Là hình thức sinh sản có đặc điểm là noãn có thể


phát triển thành một cá thể trưởng thành mà
không cần phải được thụ tinh.

Trinh sản đơn bội


Bao gồm Trinh sản kiểu phức tạp
Trinh sản lưỡng bội
Trương Văn Trí 18
Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


1. TRINH SẢN ( TRINH SINH – PARTHENOGENESIS)

Trinh sản đơn bội


TB trứng
GP
chưa chín Noãn đơn bội (n)
(nhân 2n)
Phát triển không qua thụ tinh
thụ tinh

Cơ thể đơn bội Cơ thể lưỡng bôi

Kiểu trinh sản này thường gặp ở các loài rệp


cây, ong, kiến, mối …
Trương Văn Trí 19
Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


1. TRINH SẢN ( TRINH SINH – PARTHENOGENESIS)

Trương Văn Trí 20


Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


1. TRINH SẢN ( TRINH SINH – PARTHENOGENESIS)

Trinh sản kiểu phức tạp


TB trứng
GP
chưa chín Noãn đơn bội (n)
(nhân 2n)
Nhân đôi
nhiễm sắc thể
Phát triển

Cơ thể lưỡng bội Noãn lưỡng bôi

Kiểu trinh sản này thường gặp ở một số loài cá,


lưỡng thê, thằn lằn …
Trương Văn Trí 21
Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


1. TRINH SẢN ( TRINH SINH – PARTHENOGENESIS)

Kiểu trinh sản này


cần có động tác giả
giao phối để kích
thích sự rụng
trứng. Trong mùa
sinh sản cứ 2-3
Cnemidophorus uniparens tuần 2 con cái lại
trao đổi vai trò cho
nhau.
Trương Văn Trí 22
Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


1. TRINH SẢN ( TRINH SINH – PARTHENOGENESIS)

Trinh sản lưỡng bội

TB trứng GP bất thường


chưa chín Noãn lưỡng Phát triển Cơ thể
Không GP bội (2n) lưỡng bội
(nhân 2n)

Kiểu trinh sản này thường gặp ở các loài giáp


xác, thân mềm…

Trương Văn Trí 23


Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


2. MẪU SINH ( GYNOGENESIS)

Là kiểu sinh sản mà trứng có trãi qua quá trình thụ


tinh song nhân nguyên đực bị mất hoạt tính và bị
loại bỏ, chỉ còn nhân nguyên cái tham gia phát triển
tạo cơ thể mới. Như vậy tinh trùng chỉ đóng vai trò
là hoạt hoá trứng phát triển mà không đóng góp bất
kỳ vật liệu di truyền nào cho thế hệ sau.

Kiểu trinh sản này được ghi nhận ở giun tròn, một
số loài cá, lưỡng cư, tằm…

Trương Văn Trí 24


Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


3. PHỤ SINH ( ANDROGENESIS)

Là kiểu sinh sản mà trứng có trãi qua quá trình thụ


tinh song nhân nguyên cái bị mất hoạt tính và bị
loại bỏ, chỉ còn nhân nguyên đực tham gia phát
triển tạo cơ thể mới.

Kiểu trinh sản này được thực nghiệm nhân tạo trên
tằm nhằm tạo ra thế hệ tằm con toàn đực cho năng
suất cao.

Trương Văn Trí 25


Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


4. HIỆN TƯỢNG LƯỠNG TÍNH ( HERMAPHRODITISM)
Là hiện tượng xảy ra khi một cá thể có cả hai bộ
phận sinh dục đực và cái.
– Ở một số loài: cá thể
có thể tự thụ tinh như
sán dây, giun dẹp
– Phần lớn các loài
lưỡng tính thì cần có
sự giao phối và thụ
tinh chéo giữa 2 cá thể
như giun đất
Trương Văn Trí 26
Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


4. HIỆN TƯỢNG LƯỠNG TÍNH ( HERMAPHRODITISM)
Ý nghĩa: tạo ra số lượng cá thể con gấp đôi so với
trường hợp chỉ có trứng của 1 bên được thụ tinh.

Ngoài hiện tượng lưỡng tính đồng thời tức cá thể


lưỡng tính biểu hiện 2 giới tính cùng lúc thì còn
có hiện tượng lưỡng tính nối tiếp (sequential
hermaphroditism): cá thể có thể thay đổi giới
tính trong chu kỳ sống tuỳ thuộc vào tuổi, kích
thước và điều kiện môi trường.

Trương Văn Trí 27


Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT


4. HIỆN TƯỢNG LƯỠNG TÍNH ( HERMAPHRODITISM)

Có 2 hiện tượng:
Cái chín trước (protogynous): giới tính cái thể hiện
trong giai đoạn đầu của vòng đời. Ví dụ loài cá hàng
chài (Labroides dimidiatus) sống ở rạn đá ngầm
vùng biển TBD.
Đực chín trước (protandrous): giới tính đực thể hiện
trong giai đoạn đầu của vòng đời. Ví dụ: sò, cá…

Trương Văn Trí 28


Chương 2: Các hình thức sinh sản

III. CÁC KIỂU SINH SẢN ĐẶC BIỆT

Labroides dimidiatus

Trương Văn Trí 29


Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU
Thập niên 60 – phôi nhân bản trên ếch

1984 – một cừu con được nhân bản từ các tế bào phôi cừu
1986 – tế bào phôi sớm được sử dụng để nhân bản bò

1993 – bê ra đời từ chuyển nhân tế bào phôi

1995 – hai cừu con tên là Megan & Morag, được nhân
bảo sử dụng tế bào phôi
1996 – Dolly ra đời, cơ thể đầu tiên ra đời từ nhân
bản một tế bào đã biệt hóa chức năng hoàn toàn
Trương Văn Trí 30
Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU

1998 – 50 chuột được nhân bản trong 3 thế hệ khác nhau


từ 1 chuột ban đầu
1998 – 8 bê được nhân bản từ một bò cái trưởng thành,
nhưng chỉ có 4 giống sống sau lần sinh nhật thứ nhất
1999 – khỉ rhesus cái tên là Tetra được nhân bản bằng kĩ
thuật tách tế bào phôi.
2000 – Heo và dê được nhân bản từ tế bào trưởng thành.

2002 – Thỏ và gà được nhân bản từ tế bào trưởng thành

Trương Văn Trí 31


Chương 2: Các hình thức sinh sản

Trương Văn Trí 32


Chương 2: Các hình thức sinh sản

Trương Văn Trí 33


Chương 2: Các hình thức sinh sản

Dolly
• Sinh vào tháng 7 năm 1996 tại
Viện Roslin, Scotland
Dolly cùng với đứa con
đầu tiên, Bonnie • Động vật có vú đầu tiên được
nhân bản từ tế bào vú trưởng
thành sử dụng kĩ thuật chuyển
nhân
• 277 lần được tiến hành cho 1
lần thành công
• Dolly chết vào ngày 14 February
2003 do bị bệnh phổi khi được 6
tuổi; trong khi các cừu bình
thường sống được 12 tuổi

Trương Văn Trí 34


Chương 2: Các hình thức sinh sản

Clonaid
“Mục tiêu chính của
CLONAID™ là nhân bản vô tính
người phục vụ cho những cặp vô
sinh, những cặp đồng tính,
những người nhiễm HIV cũng
như những gia đình mất thành
viên gia đình.”
• Thứ 5, ngày 26 tháng 12, 2002, Clonaid tuyên bố đã thành
công tạo người đầu tiên bằng sinh sản vô tính, 1 em bé nặng 7
pund, tên là Eve.
• Eve được tạo ra từ DNA tế bào da của 1 người Mĩ 31 tuổi.

Trương Văn Trí 35


Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN BẢN PHÔI

Chuẩn bị cytoplast

• Trứng trưởng thành chưa thụ tinh


• Trong trạng thái nghỉ phase G1 hay metaphase II
Trương Văn Trí 36
Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN BẢN PHÔI

Chuẩn bị TB cho nhân


Tế bào mô cơ, tế bào gốc
biểu mô, tế bào đuôi, tế
bào granulosa, tế bào
gan, tế bào thần kinh vỏ
não, tế bào tử cung, tế
bào mô tinh hoàn, mô gờ
sinh dục, tế bào gốc da
mô da, tế bào cumulus, tế
bào mầm sinh dục, tế bào
gốc tế bào máu, tế bào
mũi...
Trương Văn Trí 37
Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN BẢN PHÔI

Chuyển nhân
Người ta có thể chuyển nhân trực tiếp bằng kĩ thuật
vi tiêm nhân vào cytoplast hoặc chuyển nhân gián
tiếp bằng kĩ thuật dung hợp

Kích thích xung điện


Ba kỹ thuật
Xử lý hóa chất (PEG)
dung hợp
dùng virus Sendai
Trương Văn Trí 38
Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN BẢN PHÔI

Hoạt hoá phôi

Sử dụng các hoá chất để hoạt hoá phôi như:


ionomycin, ethanol, thimerosal, inositol 1,4,5-
triphosphate,calcium ionophore A23178

Nuôi phôi và cấy chuyền phôi

Trương Văn Trí 39


Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN BẢN PHÔI

Loại nhân
Trứng cytoplast

Chuyển nhân
cytoplast Tế bào
nhân bản
Trương Văn Trí 40
Chương 2: Các hình thức sinh sản

Cảm ứng phát triển


Tái thiết lập chương phôi
trình

Phát triển phôi trong nuôi cấy

Cấy truyền

Phôi Tử cung mẹ mang


Trương Văn Trí 41
Chương 2: Các hình thức sinh sản

THỐNG KÊ HIỆU QUẢ NHÂN BẢN


Ở MỘT SỐ ĐỘNG VẬT

Trương Văn Trí 42


Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


3. ỨNG DỤNG NHÂN BẢN VÔ TÍNH

ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

• Mô hình bệnh
• Liệu pháp tế bào và cấy ghép
• Hỗ trợ sinh sản

ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU


Trương Văn Trí 43
Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÂN BẢN VÔ TÍNH

Các bản sao không thật sự chính xác

Quá trình tiến hành không an toàn

Thế hệ con thường mắc các khiếm khuyết

Thế hệ con lão hóa nhanh hơn bình thường

Trương Văn Trí 44


Chương 2: Các hình thức sinh sản

IV. NHÂN BẢN VÔ TÍNH


4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÂN BẢN VÔ TÍNH
NGUYÊN NHÂN
1. Thất bại trong quá trình tái thiết lập
chương trình
2. Thất bại quá trình in dấu bộ gen
3. Dị ty thể (Mitochondrial heteroplasmy)
và sự đối nghịch)
4. Sự ngắn dần của telomere
5. Sự đột biến
6. Sự bất hoạt NST X
Trương Văn Trí 45

You might also like