You are on page 1of 10

Họ đã sống như thế

Được một người bạn giới thiệu về bộ ảnh "Họ đã sống như thế" mình mò ngay lên
Google và tìm thử, hàng loạt những hình ảnh xuất hiện... Mình lặng người. Đây là bộ
sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á nói về những nghị lực phi thường trong cuộc
sống này. Ông đã rất tinh tế khi nhân ra đằng sau mỗi nụ cười , ánh mắt ấy là nghị lực ,
cố gắng , niềm tin . Họ đã tin vào cuộc sống, tin vào bản thân mình để vươn lên. Bộ
ảnh mang đến cho người xem thật nhiều cảm xúc , xin giới thiệu đến mọi người những
bức ảnh trong bộ ảnh "Họ đã sống như thế" mà HiTheSun tìm và tổng hợp từ nhiều
nguồn. Một lần nữa cảm ơn nhiếp ảnh gia Nguyễn Á !
Một tuần 420km
Cứ vào cuối tuần là thầy giáo khiếm thị Nguyễn Phước Thiện lại lụi cụi ra ga Sài Gòn
đáp tàu đi Phan Thiết (đi về hết 420km). Thêm mấy chặng xe ôm nữa, ông đến với lớp
học tình thương ở Mũi Né để dạy tiếng Anh miễn phí cho các trẻ nghèo, vì “tội lắm, hầu
hết trẻ vào đời sớm ở đồi Hồng đều nghèo và thất học”. Gần một năm qua, đám học trò
nghèo của ông thầy đặc biệt này đã nói được tiếng Anh với du khách nước ngoài đến
đồi Hồng.

Học cho mọi người


Căn bệnh sốt phát ban đã lấy đi ánh sáng đôi mắt của Nguyễn Văn Long (Quảng Bình)
từ năm 3 tuổi. Nhưng, bóng đêm không lấy được khát khao học hỏi của anh. Sau khi tốt
nghiệp phổ thông, anh tiếp tục dùi mài thêm gần 10 năm nữa để lấy bằng thạc sĩ văn
hóa. Tất cả vốn kiến thức ấy, Nguyễn Văn Long đang từng ngày truyền lại cho các em
học sinh Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Long không thể nào biết ảnh
mình được Nguyễn Á thể hiện như thế nào. Anh chỉ cười bảo: ”Đại ca Á vui lắm”.
Hai ngón tay bay
Anh Phan Thành Thương (Tây Ninh) là nạn nhân của chất độc da cam, khi sinh ra với
mỗi bàn tay chỉ có một ngón. Bi kịch hơn, cậu con trai của anh năm nay 4 tuổi cũng bị
như cha. Anh đã trở thành thầy giáo dạy vi tính có tiếng ở Tây Ninh, và ngoài giờ vẫn
chơi bóng chuyền như mọi người bình thường khác. Anh Thương lạc quan khi nói về
con: ”Thằng bé sẽ làm được nhiều việc hơn cả tôi vì nó đã có cha đi trước với bao
nhiêu là kinh nghiệm”.

Ngọn nến dẫn đường


Bị liệt một tay và một chân do sốt bại liệt, nhưng điều đó vẫn không cản được Trần
Ngọc Điệp (Củ Chi, TP.HCM) thực hiện ước mơ trở thành cô giáo. Tốt nghiệp Cao
đẳng Sư phạm TP.HCM, cô Điệp về đầu quân Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình
Chiểu. Không màng đến chuyện mình, cô luôn rớt nước mắt trước những cô cậu học
trò nhỏ khiếm thị của mình, vì cho rằng “tôi còn hạnh phúc hơn các em. Tôi mãi mãi xin
làm ngọn nến dẫn đường cho các em”. Một điều thú vị hơn nữa: cô Điệp còn là thành
viên đội tuyển cờ vua TP.HCM.

Tô Thị Thanh Thủy Tiên bị mất hẳn hai vành môi, chị đã tập nói trong lu nước và giờ
đây đã hát rất hay

Cựu chiến binh Trần Mạnh Tuấn - Ông bị thương ở chiến trường Quảng Trị năm 1972
với 91 % thương tật và phải ngồi xe lăn. Bằng sức mạnh ý chí của người lính, ông
không đầu hàng số phận mà học nghề bốc thuốc để giúp ích cho mọi người. Hơn thế
ông còn chơi thể thao như bóng rổ, bắn súng, đua xe lăn, bơi lội và giành được nhiều
huy chương tại các giải thi đấu cho người khuyết tật. Cuộc sống hạnh phúc cùng nghị
lực phi thường của ông được tái hiện một cách chân thực qua 8 bức ảnh của Nguyễn
Á.
Lê Thanh Thuý, một công dân trẻ của TP Hồ Chí Minh, bị căn bệnh ung thư xương
nhưng lúc nào Thuý cũng tự tin, lạc quan yêu đời. Thúy đã tâm sự: “Từ đáy vực sâu
chứa đầy nước mắt đau khổ tôi đứng dậy thề rằng dù còn được sống bao lâu nữa, dù
gặp phải bao gian khó tôi cũng quyết không bị đánh gục, không chấp nhận đầu hàng.
Tôi phải là một mặt trời nhỏ để cuộc đời mình được tỏa ánh sáng ấm áp”. Thuý ra đi ở
tuổi 19 nhưng chương trình “Ước mơ của Thuý” vẫn tiếp tục được thực hiện, nâng đỡ
các bệnh nhi ung thư trên cả nước. Sự ra đi của Thuý để lại trong lòng mọi người suy
nghĩ bắt đầu cho sự sống”.
Vận động viên bơi lội khuyết tật Nguyễn Văn Chung – hình ảnh gây xúc động cho
nhiều người xem.

Bị sốt bại liệt từ năm lên 4 tuổi đôi chân cô bé Nguyễn Thị Cao Nguyên (TP HCM) teo
lại từ đó và không đi được nữa. Năm 2001 tuổi đôi mươi phơi phới, rất lạc quan yêu
đời, Nguyên tham gia đua xe lăn ở CLB thể thao người khuyết tật Tân Bình. Tham gia
tập luyện với đội cho vui khoẻ, nào ngờ Nguyên lại thấy mình có năng khiếu và rồi đam
mê khi nào chẳng hay. Nguyên từng tham dự các đấu trường quốc tế Malaysia,
Philipines, Hàn Quốc, Thái Lan và dành được rất nhiều huy chương các loại. Nguyên
rất đam mê môn đua xe lăn, nguyễn sẽ gắn với đường đua cho đến khi nào sức khoả
không cho phép. Trên bục vinh quang bước xuống đời thường, Nguyên lại là phụ nữ
đảm đang với nghề may, người mẹ khéo chăm con, nấu ăn ngon cho gia đình...

Và một số ảnh khác mà HiTheSun chưa tìm được lời tựa:

You might also like