You are on page 1of 191

Các Tôn Giáo Trên Thế Giới

Tác giả: Thomas F.Harrison


Giới thiệu khóa trình
CÁC TÔN GIÁO Ở TÂY Á
1. Hồi giáo : Người sáng lập và lịch sử thời ban đầu
2. Nền tảng của Hồi giáo và lịch sử cận đại
3. Đạo Zoroastrian
CÁC TÔN GIÁO Ở NAM Á
4. Ấn độ giáo truyền thống
5. Ấn độ giáo ngày nay
6. Phật giáo 1 : Nguồn gốc và sự phát triển
7. Phật giáo 2 : Linh điển, lịch sử, so sánh
8. Đạo Sikh
CÁC TÔN GIÁO Ở ĐÔNG Á
9. Khổng giáo
10. Lão giáo
11. Thần đạo
SO SÁNH CƠ ĐỐC GIÁO VỚI CÁC TÔN GIÁO
12. Do Thái giáo
13. Cơ đốc giáo
14. So sánh các tôn giáo
Bảng liệt kê thuật ngữ
Thư mục

Hồi Giáo: Đấng Sáng Lập Và Lịch Sử Thời Ban Đầu


Mục tiêu
Bạn sắp sửa nghiên cứu về một tôn giáo có nhiều tín đồ hơn bất cứ tôn giáo
nào khác trên thế giới ngoại trừ Cơ đốc giáo : Đó là Hồi giáo. Một trong
những mục đích chính của bài học này là giúp bạn tìm hiểu tại sao những
quốc gia Hồi giáo tin tưởng vào những giáo lý hoặc hành động theo niềm tin
đó và cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về những người theo Hồi giáo. Bài học
này cũng giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân căn bản của tình hình Trung
đông hiện nay. Khi sửa soạn bước vào bài học này, hãy cầu xin Chúa giúp
bạn hiểu rõ những người Hồi giáo như Ngài hiểu họ và cầu mong Đức Chúa
Trời ban cho bạn sự khôn ngoan và sức lực để bạn có thể chia xẻ Phúc âm
cho họ một cách hiệu quả hơn.
Dàn bài
Giới thiệu về Hồi giáo
Tôn giáo và quốc gia
Đấng sáng lập Hồi giáo
Con người Mohammed
Sự tôn sùng Mohammed
Kinh điển của Hồi giáo
Mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :
Mô tả vị trí của Hồi giáo giữa các tôn giáo trên thế giới,
Thảo luận về mối liên hệ giữa Hồi giáo và các chính phủ Hồi giáo.
Mô tả đời sống và lý lịch của người sáng lập Hồi giáo.
Mô tả cá tính của người sáng lập Hồi giáo.
Giải thích nguyên nhân dẫn đến việc sùng kính Mohammed và mức độ sùng
kính Mohammed nơi những tín đồ Hồi giáo thời đại gần đây.
Mô tả bản chất và thẩm quyền của Kinh điển Hồi giáo, so sánh chúng với
Kinh thánh Cơ đốc giáo.
Các sinh hoạt học tập
1. Xem dàn bài, mục đích và các mục tiêu của bài học.
2. Nghiên cứu các từ ngữ quan trọng, tìm hiểu ý nghĩa của những từ bạn
chưa biết.
3. Đọc sách giáo khoa từ trang 220 - 231.
4. Nghiên cứu phần triển khai bài học, trả lời những câu hỏi thảo luận và so
sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp.
5. Nếu bạn có thể tìm được một bản Kinh Koran, hãy nghiên cứu bản chất và
thể loại văn chương của Kinh Koran.
Từ ngữ quan trọng
tức khắc
đoàn kết
khuôn mẫu
chớm nở
phôi thai
kẻ thống trị
Triển khai bài học
Mục tiêu: Mô tả vị trí của Hồi giáo giữa các Tôn giáo trên thế giới
Giới thiệu vị trí của Hồi giáo giữa các tôn giáo
Hume 220 -221
Sách giáo khoa của bạn được viết 1959. Vào thời điểm đó Hồi giáo có
chừng 400 triệu tín đồ. Năm 1972 con số này đã tăng lên 600 triệu.
1. Sau đây là bốn phát biểu về Hồi giáo. Viết chữ Đ trước những phát biểu
đúng và viết chữ S trước những phát biểu sai.
....a Hồi giáo có số tín đồ đông nhất trong các Tôn giáo
....b Hồi giáo là tôn giáo tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
....c Hồi giáo có tín đồ đông hơn tất cả các tôn giáo khác ngoại trừ Cơ đốc
giáo.
....d Hồi giáo là một tôn giáo độc thần.
“ Giữa những tôn giáo lớn trong lịch sử thì Hồi giáo với chiều dài 1300 năm
là tôn giáo duy nhất xuất hiện sau kỷ nguyên Cơ đốc giáo” ( Hume 221).
Câu phát biểu này không bao gồm những tôn giáo nhỏ hơn xuất phát từ một
trong những tôn giáo lớn trường hợp điển hình về các tôn giáo nhỏ hơn là
đạo Sikh xuất hiện vào khoảng năm 1500 và đạo Ba hai xuất hiện trong thế
kỷ XIX.
2. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến từ ngữ “ Islam”
a. Ai đã đặt tên cho tôn giáo này là “
Islam” ? .....................................................
b. Chữ “ Islam” nghĩa là
gì? ..................................................................................
...........................................................................................................................
...
c. Có mối liên hệ mật thiết nào giữa danh xưng Islam và giáo lý chính của
Đạo này không?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
GHI CHÚ : Tín đồ theo Hồi giáo được gọi là Muslim “ có nghĩa là người
thuận phục”
3. Trong các tôn giáo trên thế giới chỉ có Hồi giáo là được xếp song song với
Cơ đốc giáo như là các tôn giáo có đủ ba đặc tính quan trọng. Ba đặc tính đó
là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mặc dù về nhiều phương diện Hồi giáo giống với Cơ đốc giáo hơn bất cứ
tôn giáo nào khác nhưng chúng ta không nên bỏ qua nhận xét trong sách
giáo khoa về Hồi giáo : “ Hồi giáo là tôn giáo duy nhất chống đối Cơ đốc
giáo một cách có ý thức” và “ Hồi giáo đã không đóng góp bất cứ một tư
tưởng mới nào cho quan niệm của các tôn giáo trên thế giới”.
Mục tiêu: Thảo luận về mối liên hệ giữa Hồi giáo và nhà nước Hồi giáo
Tôn Giáo Và Quốc Gia
Hume 221 - 222
Đối với Hồi giáo hoàn toàn không có sự phân biệt giữa tôn giáo và nhà
nước. Mohammed đã sáng lập một tôn giáo và cũng thiết lập một nhà nước
dựa trên một nguyên tắc và một tác phẩm đó là Kinh Koran. Các qui luật tôn
giáo kiểm soát đời sống cá nhân, xã hội và quốc gia. Một quốc gia được cai
trị bởi tôn giáo được gọi là quốc gia theo chủ nghĩa thần quyền tương phản
với quốc gia theo chủ nghĩa dân chủ.
Tại quốc gia Hồi giáo Ả rập hoàn toàn không có tự do Tôn giáo; ở đó người
dân chỉ có một lựa chọn duy nhất giữa Hồi giáo và thanh gươm. Những
người theo Cơ đốc giáo và Do Thái giáo phải đóng một loại thuế đặc biệt
cho chính phủ Hồi giáo. Một số quốc gia Hồi giáo khác như Jordan, Pakistan
và Ai cập cho phép các giáo sĩ Cơ đốc giáo được đến phục vụ một cách hạn
chế nhưng không được truyền giảng cho người theo Hồi giáo. Mặc dầu ngày
nay các lãnh đạo tôn giáo trong Hồi giáo không nắm giữ nhiều vai trò chính
trị, nhưng các lãnh tụ chính trị của các nước Hồi giáo vẫn cam kết vâng phục
các nguyên tắc của Kinh Koran.
4. Giải thích tại sao những người theo Hồi giáo thường lập những đảng phái
chính trị dựa trên Tôn giáo?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Hume đã nêu lên rằng Pakistan đòi hỏi tách ra khỏi Ấn độ 1947 dựa vào lý
do tôn giáo. Trong thời điểm đó Pakistan là nước Hồi giáo lớn nhất trên thế
giới. Năm 1972 phần phía đông của Pakistan đòi độc lập để thiết lập quốc
gia mới là Bangladesh.
5. Bản chất của phong trào hồi giáo quốc tế là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Mô tả đời sống và lý lịch của người sáng lập Hồi giáo .
Người Sáng Lập Hồi Giáo.
Hume 222 - 225
Đấng sáng lập Hồi giáo là Mohammed, một người dân thành Mecca. Hồi
giáo chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi cá tánh của người sáng lập và dĩ nhiên cá
tánh của người sáng lập chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và địa lý mà
ông đã sống. Do đó bạn cần tìm hiểu về bối cảnh sống của Mohammed.
Dưới đây là bản đồ vùng Trung đông trong thời Mohammed.
6. Điều gì trên bản đồ cho thấy rằng bán đảo Ả Rập thời Mohammed không
phải là một nơi chốn xa xôi đối với các nền văn minh của thời đó?
...........................................................................................................................
....
Bạn hãy đặc biệt chú ý đến con đường thương mại đi ngang qua Mecca là
nơi Mohammed đã sinh ra. Tác giả Ling giải thích rằng vào thời Mohammed
tôn giáo cổ của Ả rập chịu ảnh hưởng rất nhiều của các tôn giáo trong các
nước chung quanh. Những tôn giáo đó bao gồm Cơ đốc giáo, Do Thái giáo
và đạo Joroast. Bạn cần nhớ rằng ba tôn giáo này có vị trí quan trọng trong
lịch sử của Mohammed người sáng lập Hồi giáo.
7. Chi tiết gì trong cuộc đời của Mohammed chứng tỏ rằng Mecca đã có
những mối liên lạc thương mại với các quốc gia khác?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Ông Ling nhận định rằng Mecca đã có vị trí của một trung tâm thương mại
nhờ thành phố này giữ vị trí trung lập trong cuộc chiến tranh giữa Hy lạp và
Ba tư trong phần cuối thế kỷ thứ VI. Sở dĩ Mecca có vị trí này là nhờ việc
đóng cửa các con đường thương mại phía bắc và mở con đường thương mại
từ Ba tư xuống phía Nam đi ngang Mecca.
8. Ling tiếp tục giải thích điều đã xảy ra đối với những mối liên hệ truyền
thống trong gia đình và bộ tộc do những thay đổi về xã hội và thương mại
vừa nói ở trên. Dựa vào kinh nghiệm cá nhân và thực tế của bạn hãy chi biết
điều gì đã xảy ra đối với các mối liên hệ đó và điều gì sẽ xảy ra trong hoàn
cảnh tương tự ngày nay.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....

Sự tin tưởng vào các thần linh của từng bộ lạc đã dẫn đến tranh luận thường
xuyên giữa những người Ả rập thời Mohammed. Chính trong hoàn cảnh xã
hội nhiễu hương đó Mohammed đã ra đời trong một gia đình nghèo khó và
lớn lên như một trẻ mồ côi. Tình trạng bất ổn thường xuyên trong xã hội Ả
rập đã tạo nên một bầu không khí thuận lợi để Mohammed nắm lấy quyền
lực.
Trong tác phẩm Những Tôn Giáo Trên thế giới, Norman Anderson đã nêu
lên những yếu tố trong cuộc đời của Mohammed đã đưa dẫn ông bước vào
sự nghiệp tôn giáo và chính trị. Trong số các yếu tố đó có những yếu tố sau
đây :
1. Sự bất ổn về mặt kinh tế
2. Sự bất mãn về tình trạng mê tín ở Mecca
3. Tính tình mộ đạo
4. Việc tiếp xúc với Cơ đốc giáo và Do Thái giáo.
Mặc dầu có vẻ như Mohammed không được hưởng một nền giáo dục chính
thức nhưng đời sống của ông đã chịu ảnh hưởng của sự giáo dục không
chính thức. Một sự kiện quan trọng trong kinh nghiệm tôn giáo của
Mohammed là việc ông gặp gỡ một tu sĩ Cơ đốc giáo tên Bahira ở Syri.
9. Trong những điều dưới đây, điều nào không phải là thái độ của
Mohammed?
....a Để nhiều giờ cầu nguyện
....b Để nhiều thời giờ suy niệm trong các hang đá
....c Gớm ghét chủ nghĩa đa thần
....d Ưa thích Cơ đốc giáo
....e Yêu thương đồng bào của ông.
Theo tác giả Hume, Mohammed đã liên tục có sự hiện thấy trong giai đoạn
thứ ba của cuộc đời ông. Khi đó Mohammed trải qua tình trạng khủng hoảng
thuộc linh và có ý định tự tử. Ông đã thấy dị tượng về thiên sứ Gabriel và đã
chạy đến với người vợ là Khadijah để nhờ vợ che chở. Khi đó ông nghe
tiếng thiên sứ truyền cho ông phải tuyên bố sứ điệp cảnh cáo mọi người. Lời
truyền bảo của Thiên sứ được ghi lại trong chương 74 của Kinh Koran.
10. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây :
a Khi Mohammed có sự hiện thấy đầu tiên thì ông khoảng bao nhiêu tuổi?
...........................................................................................................................
....
b Ông tiếp tục có các sự hiện thấy trong khoảng thời gian bao
lâu? ....................
...........................................................................................................................
....
Có vẻ như thoạt đầu Mohammed nghi ngờ về nguồn gốc của các sự hiện
thấy. Nhưng ông đã được khích lệ bởi người vợ và những người khác rằng
nên vâng theo lời dạy bảo của thiên sứ và rao truyền sứ điệp cảnh cáo con
người. Sau đó Mohammed đã giảng dạy về chủ nghĩa độc thân và tuyên bố
sự đoán phạt đối với Mecca.
11. Dân chúng tại Mecca đã đáp ứng với sự giảng dạy của Mohammed như
thế nào?
...........................................................................................................................
....
Không có bằng chứng nào rằng Mohammed được hướng dẫn bởi một sự
hiện thấy khi ông chạy khỏi thành Mecca nhưng chúng ta thấy rằng sau cuộc
chạy trốn đó Mohammed bắt đầu rất thành công.Cuộc trốn chạy của
Mohammed khỏi Mecca được xem như khởi đầu cho giai đoạn thành công
trong cuộc đời của ông.
12. Tại sao Mohammed chạy trốn khỏi Mecca?
...........................................................................................................................
....
Sau khi Mohammed chạy từ Mecca đến Mêđina năm 622, số tín đồ của ông
gia tăng rất nhanh đến nỗi các sử gia coi ngày đó là ngày khởi đầu của Hồi
giáo và là ngày đầu tiên trong lịch Hồi giáo. Sự thành công của Mohammed
tại Mêđina dạy cho chúng ta những người hầu việc Đức Chúa Trời ngày nay
một bài học thực tiễn : Nếu một nhóm người từ chối sứ điệp của chúng ta thì
những người khác có thể đón nhận sứ điệp đó và như thế sự chống đối sẽ là
những viên đá lót đường cho sự đắc thắng !
Sự cầu nguyện cá nhân và việc thờ phượng chung đều rất quan trọng trong
chương trình của Mohammed nhằm gây dựng những người mới theo đạo.
Những điều này cho thấy có sự tương đồng giữa Hồi giáo và Cơ đốc giáo
nhưng cũng có những khía cạnh rất khác biệt giữa hai tôn giáo này.
13. Hãy cho biết lời hứa nguyện sáu điểm dựa vào đó Mohammed đã thiết
lập luật lệ của Allah tại Mêđina.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
14. Sau giai đoạn ở Mêđina, Mohammed đã áp dụng phương pháp mới nào
để thâu nạp tín đồ và điều nầy khác với phương pháp của Cơ đốc giáo như
thế nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Lúc đầu Mohammed rất tôn trọng người Do Thái và các Cơ đốc nhân bởi vì
họ sống trật tự và yên ổn khác với những người ngoại bang luôn luôn trải
qua những mâu thuẫn tranh chấp. Theo nhận định của Môhammed thì bí
quyết khiến người Do Thái và Cơ đốc nhân sống ổn định là do niềm tin của
họ vào một Đức Chúa Trời duy nhất và dựa vào một quyển sách có thẩm
quyền. Ong gọi người Do Thái và Cơ đốc nhân là “ những người tin vào
Kinh thánh”. Chính điều này đã thúc đẩy Môhammed nhấn mạnh giáo lý độc
thần và thiết lập Kinh thánh riêng của Hồi giáo.
Chẳng bao lâu sau, việc người Do Thái từ chối không công nhận lời tuyên
bố của Môhammed là Tiên tri giống như Môise và không công nhận Kinh
Koran có thẩm quyền như Cựu ước đã gây nên rạn nứt giữa Môhammed và
người Do Thái. Từ đó Mohammed khi cầu nguyện đã hướng về Mecca thay
vì Giêrusalem. Tại Mecca có đền thờ gọi là Kaaba mà các tín đồ Hồi giáo
hướng về khi cầu nguyện. Đền thờ nầy có một phiến đá màu đen rất được
tôn kính vì người ta cho rằng đã từ trời rơi xuống. Bạn có thể tra cứu trong
các sách bách khoa từ điển để hiểu rõ hơn về đền thờ Kaaba.
15. Tại sao người Do Thái không công nhận sự giải nghĩa của Mohammed
về Cựu ước?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
16. Biến cố đặc biệt nào đã đánh dấu việc khởi đầu của sự thống trị về chính
trị của Mohammed trên khắp bán đảo Ả rập?
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: mô tả cá tính của người sáng lập Hồi giáo
Cá Tính Của Mohammed.
Hume 25 - 58
Anderson trình bày nhiều quan điểm của các học giả về cá tính của
Mohammed. Ông cũng trình bày nhận định riêng của ông rằng cá của
Mohammed là sự hoà trộn phức tạp những yếu tố xấu và tốt. Ông nhận xét
rằng cá tính của Mohammed cũng giống như của nhiều người khác là sự pha
trộn rất kỳ lạ”. Sự kiện Hume chia phần này thành những cá tánh đáng khen
và những cá tính đáng chê trách chứng tỏ rằng ông cũng đồng quan điểm với
Anderson.
17. Trong những câu dưới đây câu nào là sai ? Hume mô tả Mohammed như
là một người
a) Có một đức tin cá nhân nơi Đức Chúa Trời toàn năng.
b) Có lòng rất sốt sắng đối với Allah.
c) Thất bại vì thiếu cầu nguyện.
d) Hô hào dùng bạo lực đối với những người không theo Hồi giáo.
e) Cải cách xã hội.
Hãy chú ý đến câu phát biểu của Hume về thái độ của Mohammed đối với
phụ nữ và hôn nhân : “ Không có điểm nào liên quan đến Mohammed lại bị
các Cơ đốc nhân chỉ trích nhiều như vậy”. Kinh Koran đã đưa ra một ý
tưởng rất không phù hợp với Cơ đốc giáo rằng người sáng lập Hồi giáo có
thể ly dị vợ với hy vọng rằng nhờ sự giúp đỡ của Thượng Đế ông sẽ có
những người vợ tốt hơn.
18. Hãy nêu lên hai trường hợp Mohammed cố gắng dùng sự khải thị để
biện minh cho hôn nhân của ông mà theo Hume là không phù hợp với tiêu
chuẩn của người Ả rập.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Nhiều học giả đã coi các sự hiện thấy lúc ban đầu của Mohammed là kết quả
của chứng động kinh, của trạng thái kích thích và ngay cả do ông đã suy
nghĩ sắp xếp trước. Nhưng Hume kết luận phần viết về cá tánh của
Mohammed với một nhận xét khen ngợi. Ông viết : “ Một số học giả khách
quan đã nhận định rằng nhìn chung Mohammed đã cải thiện tình trạng của
phụ nữ” và cho rằng “ Mohammed đã được các tín đồ của một số nhánh hồi
giáo xem như mẫu mực của đời sống cũng như Chúa Jêsus đối với những tín
đồ Cơ đốc giáo” Cần phải thêm ở đây rằng lời nhận xét thứ hai của Hume
xem ra hơi chủ quan.
19. Giả sử bạn là một trong những người Cơ đốc nhân hoặc Do Thái sống ở
Ả rập khi Mohammed khởi đầu phong trào tôn giáo của ông, làm thế nào để
bạn có thể giữ vững niềm tin của mình? Hãy viết câu trả lời của bạn trong
tập ghi chép.
Mục tiêu: Giải thích điều đã dẫn đến sự tôn kính Mohammed và mức độ tôn
kính Mohammed của những tín đồ Hồi giáo trong thời cận đại .
Sự Tôn Sùng Mohammed
Hume : 28 - 29
Bộ tuyển tập các câu chuyện về Mohammed gọi là “ Truyền thống” đóng
một vai trò rất quan trọng dẫn đến việc tôn sùng Mohammed. Việc thu lượm
những điều Mohammed đã nói và đã làm được bắt đầu trong phần sau thời
đại của những người cùng làm việc với Mohammed. Anderson viết: “ Người
ta đã đi khắp nơi trong thế giới Hồi giáo để thu thập những câu chuyện từ
những người mà các bạn đồng hành của Mohammed cho rằng còn nhớ
những chi tiết về các câu chuyện đó”.
Thu thập, ghi chép và giảng dạy về các truyền thống là một công việc còn
tiếp tục một thời gian dài sau đó. Ahmad là một người thâu thập truyền
thống nổi tiếng đã qua đời 241 năm sau thời kỳ khởi đầu của Hồi giáo. Rõ
ràng là một số truyền thống đã được thuật lại với một niềm tin chân thật
nhưng cũng có một số truyền thống đã được thêu dệt. Đã có nhiều cố gắng
nhằm phân biệt giữa các truyền thống chân thật và các truyền thống sai lầm.
20.. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến điều Allah và Mohammed
đã tuyên bố hoặc ngụ ý nói đến Mohammed trong Kinh Koran.
a Nguồn gốc và dòng dõi của Mohammed có phải là một điều kỳ lạ không?
...........................................................................................................................
....
b Ông đã tự xưng có chức vụ gì?
...........................................................................................................................
....
c Ông có tuyên bố rằng mình có cuộc sống vô tội không?
...........................................................................................................................
....
d Ông đã trả lời như thế nào về việc ông có hay không có khả nănglàm phép
lạ?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Từ những điều chúng ta đã nghiên cứu trong bài học này, bạn có thể thấy
những yếu tố mâu thuẫn trong việc tôn sùng Mohammed. Việc tôn sùng này
là kết quả của việc chấp nhận những truyền thống đáng nghi ngờ hơn là căn
cứ vào Kinh điển của Hồi giáo tức là Kinh Koran. Quyển sách nhan đề Sự
Sống do Mirkhond viết vào thế kỷ XV đã giành 50 trang để thuật các phép lạ
của Mohammed. Điều này cho thấy sự gia tăng lòng sùng kính đối với
Mohammed bởi những tín đồ Hồi giáo thời sau nầy.
21. Hãy liệt kê ba lời tuyên bố về Mohammed mà những người theo Hồi
giáo chính thống không chấp nhận nhưng những người thuộc giáo phái
Sunny và Shiah trong thời đại ngày nay lại công nhận.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
22. Bằng từ ngữ riêng của bạn, hãy tóm tắt những điều bạn đã học được về
đời sống của Mohammed. Hãy viết câu trả lời trong tập ghi chép.
Mục tiêu: Mô tả bản chất và thẩm quyền của Kinh điển Hồi giáo , so sánh
chúng với Kinh thánh Cơ đốc giáo .
Kinh Điển Của Hồi Giáo
Hume 229 - 231
Kinh điển của Hồi giáo được gọi là Koran. Kinh Koran bao gồm 114 Suras
có nghĩa là đoạn và được viết bằng tiếng Ả Rập. Tiếng Ả rập được coi là
tiếng mà Đức Chúa Trời dùng để khải thị chân lý nên việc dịch Kinh Koran
ra các thứ tiếng khác trước đây đã từng bị cấm. Khởi thủy Kinh Koran được
viết trên lá cây cọ và các phiến đá. Sự xuất hiện của các tuyển tập Kinh điển
giả đã khiến Othman ( 644 - 656) Thiết lập qui điển của Kinh Koran được
gọi là Kinh điển Medina.
23. Lý do nào đã khiến Othman thiết lập qui điển của Kinh Koran?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
24. Bản Kinh Koran chính thức được ấn định vào đầu thế kỷ thứ X tại
Baghdad. Ngày nay Kinh Koran được dịch ra các ngôn ngữ bởi các chức sắc
Hồi giáo. Ông Hume cho rằng Kinh thánh của Do Thái giáo và Cơ đốc giáo
là những chất liệu cho Kinh Koran và cho rằng một vài yếu tố của Kinh
Koran có thể xuất phát từ một tôn giáo khác. Đó là Tôn giáo nào?
...........................................................................................................................
....
Kinh Koran tự nhận là sự khải thị thiêng liêng giống như Kinh thánh Cơ đốc
giáo. Tuy nhiên một khác biệt căn bản giữa Kinh Koran và Kinh thánh liên
quan đến tác giả cũng có thể cho phép những người khách quan loại bỏ lời
tuyên bố rằng có thẩm quyền thuộc linh của Kinh Koran. Kinh thánh là sự
khải thị của Đức Chúa Trời cho khoảng 40 tác giả trong suốt thời kỳ từ 1500
T. C đến 100 S. C. Ngược lại Kinh Koran chỉ là sự khải thị của Thượng Đế
ban cho một con người và chỉ kéo dài trong cuộc đời người sáng lập Hồi
giáo.
25. Chúng ta đã thấy rằng Kinh Koran phần nào chịu ảnh hưởng của Luật
pháp Môise. Phải chăng điều đó có nghĩa là xã Hội Ả rập đã được ích lợi
nhờ Kinh Koran với tất cả những điều tốt đẹp trong luật pháp Môise?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Tuy nhiên, Kinh thánh được viết không phải là một cuốn sách luật pháp
nhưng còn là quyển sách ghi chép những biến cố lịch sử và các từng trải của
con người đã từng gặp gỡ Chúa. Động lực chính yếu của việc ghi chép Kinh
thánh Cựu ước là ký thuật lại những hành động của Đức Chúa Trời trong
lịch sử. Kinh thánh Cựu ước cũng ký thuật những từng trải của nhiều người
thuộc về những thời đại khác nhau trong lịch sử.
Có những điểm khác biệt chính yếu giữa bản chất và phạm vi của Kinh
Koran với Kinh thánh mà chúng ta cần phải hiểu để có thể so sánh giữa hai
sách này. Kinh thánh là một sưu tập những ghi chép về các hành động của
Đức Chúa Trời trong một thời gian dài. Còn Kinh Koran chỉ là một tường
thuật chủ quan về sự hiện thấy, niềm tin, suy nghĩ và hy vọng của một cá
nhân.
26. Viết chữ Đ trước những câu phát biểu đúng và viết chữ S trước những
câu phát biểu sai liên quan đến Kinh Koran.
....a Đấng phán dạy chính là Allah.
....b Đây là sự khải thị của Đức Chúa Trời cho Mohammed và các môn đồ
của ông.
....c Sách này được nhuận chánh 20 năm sau khi Mohammed qua đời.
....d Sách này có bao gồm một số niềm tin và chuyện dân gian Ả rập.
....e Sách này có đề cập đến các sách tin lành trong Tân ước là như là : “
Injil”
....f Sách này có độ dài tương đương với Cựu ước.
27. Theo sự giải thích của Hume, người Hồi giáo giải nghĩa GiGa 14:16 như
thế nào để ủng hộ cho lời tuyên bố trong Kinh Koran về lời tiên tri của Chúa
Jêsus nói đến sự xuất hiện trong tương lai của người sáng lập Hồi giáo. Hãy
viết câu trả lời của bạn trong tập ghi chép.
Bài làm : Nếu bạn có thể tìm được một bản Kinh Koran, hãy xem qua và
khảo sát bút pháp cũng như bản chất của những lời tuyên bố của Kinh
Koran. Hãy so sánh phần nói về Ápraham, Môise và Chúa Jêsus với những
tường thuật trong Kinh thánh.
Nền Tảng Của Hồi Giáo Và Lịch Sử Thời Cận Đại
Mục đích
Mục đích bài học này nhằm trình bày những giáo lý và các nguyên tắc sống
đạo căn bản trong Hồi giáo cũng như trình bày lịch sử của Hồi giáo. Chúng
tôi tin rằng điều nầy sẽ giúp các bạn có khả năng đánh giá đúng đắn hơn ưu
điểm và khuyết điểm của Hồi giáo. Ước mong bạn sẽ có được tình yêu rộng
rãi hơn đối với người Hồi giáo và cầu nguyện nhiều hơn cho họ.
Dàn bài
Quan niệm về Đấng tối cao.
Những niềm tin căn bản của Hồi giáo
Những bổn phận chính yếu của Hồi giáo
Lịch sử Hồi giáo
Kế hoạch chính trị
Các giáo phái
Những khuynh hướng hiện nay của Hồi giáo
Đánh giá
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :
So sánh các khái niệm về Đấng tối cao trong Hồi giáo và Cơ Đốc giáo
Định nghĩa và giải thích các niềm tin căn bản của Hồi giáo.
Mô tả các bổn phận chính yếu của Hồi giáo.
Trình bày nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến sự phân chia thành các bè
nhóm chính trị trong Hồi giáo.
Nêu lên vấn đề quan trọng nhất mà Hồi giáo phải đối diện trong thế giới
hiện đại.
Đánh giá Hồi giáo về phương diện thích hợp đối với thời đại, về cái nhìn đối
với thế giới và về tính thích hợp của nó.
Các sinh hoạt học tập
1. Nghiên cứu dàn bài, mục đích và các mục tiêu.
2. Khảo sát những từ ngữ quan trọng, tìm hiểu ý nghĩa của những từ mà bạn
chưa biết.
3. Đọc trang 231 - 244 trong sách giáo khoa.
4. Nghiên cứu phần triển khai bài học, trả lời các câu hỏi và so sánh các câu
trả lời với phần giải đáp.
5. Viết một bài ngắn bày tỏ quan điểm của bạn đối với sự đánh giá của
Hume về Hồi giáo.
Từ ngữ quan trọng
Trái với tự nhiên
Có ích lợi
Không dễ hiểu
Tràng hạt ( xâu chuỗi)
tình trạng phạm tội
giàu có
ghê gớm
tháp
văn phòng của vị Caliph
huyền bí
nghiên cứu
Triển khai bài học
Mục tiêu: So sánh khái niệm về Đấng tối cao trong Hồi giáo và Cơ đốc giáo
Khái Niệm Về Đấng Tối Cao
Hume 231 - 233
Trước thời đại của Mohammed, người Ả rập tin rằng có nhiều thần và Allah
là một trong những thần linh đó. Ý niệm về Allah tương tự như ý niệm về
Elohim của người Do Thái tức là Đấng tối cao. Mohammed tuyên bố rằng
chỉ có Allah là Đức Chúa Trời. Niềm tin căn bản này là một phần trong lời
tuyên xưng lặp lại nhiều lần của người tín đồ Hồi giáo : “ Chỉ có một Đức
Chúa Trời là Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài.”
1 Trong số những phát biểu dưới đây phát biểu nào phù hợp với quan niệm
của Mohammed về Đức Chúa Trời? Allah là
a) Đấng cao trọng hơn tất cả các thần
b) Cha của cả nhân loại.
c) Một nguyên lý chứ không phải là một thân vị
d) Không phải là tất cả các điều trên.
Người Hồi giáo tin rằng sự hiện hữu của Đức Chúa Trời loại bỏ mọi ý niệm
về Ba ngôi Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo. Người Hồi giáo đã hiểu lầm
giáo lý Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Họ cho rằng quan niệm về Ba Ngôi đã phủ
nhận sự hiệp một của Đức Chúa Trời bởi vì giáo lý đó gợi ý rằng Đức Chúa
Trời gồm Ba Ngôi vị.
2 Điều chúng ta vừa nói đến ở trên cho thấy rằng người Hồi giáo tố cáo các
Cơ đốc nhân tin tưởng vào
a) Giáo lý độc thần.
b) Giáo lý đa thần
c) Giáo lý phiến thần
d) Giáo lý tin vào một nguyên lý tuyệt đối duy nhất.
e) Giáo tin vào một vị thần trong một thời điểm.
Ý tưởng về Đức Chúa Trời có một người con là không thể chấp nhận đối với
người Hồi giáo bởi vì họ cho rằng như thế sẽ hạ thấp Đấng Toàn năng xuống
ngang hàng với con người. Tín đồ Hồi giáo không hiểu rằng các Cơ đốc
nhân cũng dứt khoát nhấn mạnh tính duy nhất của Đức Chúa Trời với tư
cách là một Đấng Tối cao, vĩnh cửu đã bày tỏ chính Ngài qua ba thân vị.
Quan điểm của Cơ đốc nhân tin rằng Đức Chúa Trời là một với ba thân vị và
ba thân vị hiệp lại làm một Đức Chúa Trời. Câu hỏi “ Làm thế nào chúng ta
có thể biết về Đức Chúa Trời hầu có thể mô tả các đặc tính của Ngài một
cách đúng đắn?” là vấn đề quan trọng đối với việc so sánh ở đây.
3 Quan niệm Cơ đốc giáo nào về Đức Chúa Trời dưới đây là không thể chấp
nhận đối với Hồi giáo?
a) Chúa Jêsus là con Đức Chúa Trời.
b) Đức Chúa Trời là Cha thiêng thượng của chúng ta.,
c) Đức Chúa trời trở thành con người và sống giữa con người.
d) Tất cả những điều trên.
Mohammed mô tả Đức Chúa Trời qua sự khải thị cá nhân của ông về Đức
Chúa Trời. Còn các Cơ đốc nhân xác nhận rằng chúng ta nhận biết Đức
Chúa Trời qua Chúa Jêsus Christ là Đấng đã đến để bày tỏ về Đức Chúa
Trời và về chính Ngài như là con của Đức Chúa Trời. Các Cơ đốc nhân
không tuyên bố rằng họ biết Đức Chúa Trời qua sự phỏng đoán dựa vào các
phân tích khoa học nhưng là nhờ sự khải thị của Đức Thánh Linh (GiGa
14:26) Lời làm chứng của Đấng Christ đem lại sự hiểu biết đúng đắn nhất về
Đức Chúa Trời bởi vì chỉ có Ngài có thể tuyên bố và chứng minh rằng Ngài
đến từ Đức Chúa Trời.
4 Dưới đây là 4 quan niệm của Cơ đốc nhân về Đức Chúa Trời. Không phải
tất cả quan niệm này đều được người Hồi giáo chấp nhận. Bạn hãy sắp xếp
những quan niệm này theo thứ tự mà bạn sẽ trình bày và giải thích để thuyết
phục người hồi giáo tin vào Đấng Christ.
..a 1) Một ý tưởng về Đức Chúa Trời ở với chúng ta và trong chúng ta.
..b 2) Ba ngôi Đức Chúa Trời Hiệp một
..c 3) Ý niệm về Đức Chúa Trời xa cách chúng ta
..d 4) Sự duy nhất của Đức Chúa Trời.
5 Câu trả lời của chúng ta trong bài tập trên đã đặt ra mối liên hệ như thế nào
giữa những điều người tín đồ Hồi giáo tin tưởng với những điều mà họ
không tin tưởng? Viết câu trả lời của bạn trong sổ ghi chép.
Ghi chú : Bạn hãy nghiên cứu kỹ danh sách sáu đặc tính thần học của Allah
theo quan điểm của người Hồi giáo.
Hồi giáo có những điểm không cân bằng về khái niệm quyền năng vĩ đại và
sự siêu việt của Thượng Đế : 1) Hồi giáo nhấn mạnh nguyền năng của
Thượng đế đến nỗi sẵn sàng hy sinh đức tính nhân từ và yêu thương của
mình, 2) Họ nhấn mạnh tính siêu việt của Thượng Đế và bỏ qua đặc tính
hiện diện khắp mọi nơi của Ngài .
6 Trong khái niệm dưới đây, khái niệm nào hoàn toàn khác với khái niệm
của người Hồi giáo về Thượng đế?
a) Quyền năng
b) Thương xót
c) Mặc lấy thân xác con người.
d) Tha thứ
e) Báo thù
f) Yêu thương
7 Nếu bản liệt kê của Hume về những câu trưng dẫn trong Kinh Koran nói
đến những người được Allah yêu thương là chưa đầy đủ thì có nghĩa rằng
Allah không yêu thương những người
a) Bị hư mất trong tội lỗi
b) Làm điều thiện
c) Tin theo Mohammed
d) Tin và hành động đúng đắn
e) Chiến đấu vì chánh nghĩa của Allah
Quan niệm Hồi giáo về mối liên hệ giữa Thượng đế và những tạo vật của
Ngài cho thấy rõ mầu sắc của chủ nghĩa định mệnh. Hồi giáo dạy rõ rằng
những biến cố liên quan đến vận mệnh con người đã được Allah an bài từ
trước trong một cách thức mà con người không thể thay đổi được. Anderson
cho rằng “ Trong quá khứ thuyết định mệnh này đã đóng một vai trò to lớn
trong đời sống hàng ngày của hàng triệu tín đồ Hồi giáo” ( trang 118).
8 Ông Hume nói đến một quan niệm Hồi giáo về đặc tính của Thượng đế
thường được nhắc đến trong Kinh Koran thể hiện một khía cạnh quan trọng
trong cách thức mà Thượng đế an bày từ trước những biến cố xảy ra. Đặc
tính đó là gì?
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Xác định và giải thích những niềm tin căn bản của Hồi giáo .
Những Niềm Tin Căn Bản Của Hồi Giáo
Hume 23.3 - 23.6
Niềm tin thứ nhất là giáo lý về thuyết độc thần. Vì chúng ta đã nói về điều
nầy rồi nên chúng ta sẽ bước sang niềm tin thứ hai : tin vào các thiên sứ.
Hồi giáo chính thống tin vào bốn thiên sứ chính : Jibril hay Gabriel, là vị
thiên sứ của sự khải thị và được gọi là Thánh Linh; Mikail hay Michel, Đấng
bảo vệ người Do Thái, Israfil, Đấng kêu gọi đến sự sống lại và Izrail, vị
Thiên sứ của sự chết.
9 Jinn là tên của một nhóm linh vừa tốt vừa xấu. Hume đã nói gì liên quan
đến mối liên hệ giữa vị trí của các linh này với vị trí của loài người và các
thiên sứ?
Những người Hồi giáo tin Jinn thường xuất hiện như các thú vật, loài bò sát
hoặc trong hình dạng con người. Một người có thể bị linh Jinn ám ảnh và chỉ
được giải cứu bởi việc đuổi quỉ. Ma quỉ là một trong các linh Jinn. Nó được
gọi là Shaitin và thường được xem là một tạo vật đã sa ngã vì không vâng
phục Đức Chúa Trời. Nó là đứa cám dỗ nhân loại và là tổ tiên của tất cả các
tà linh.
...........................................................................................................................
....
10. Theo niềm tin của Hồi giáo thì điều nào trong những điều sau đây không
phải là vai trò của các thiên sứ.
a) Cầu thay cho loài người được tha thứ.
b) Hộ vệ ngai của Allah.
c) Thiên sứ của sự chết.
d) Đấng tuyên bố sự sống lại.
e) Người canh giữ địa ngục
f) Người trung gian giữa Allah và Satan.
Niềm tin căn bản thứ ba của Hồi giáo là niềm tin vào Kinh Koran. Người
Hồi giáo tin rằng Kinh Koran được Allah đọc cho Mohammed viết lại từ
một bản Kinh nguyên thủy hiện vẫn còn giữ trên trời.
11. Trong những Kinh điển sau đây Kinh điển nào được cho là không được
Allah ban xuống theo như niềm tin Hồi giáo?
a) Kinh Torah của Do Thái
b) Kinh Vedas
c) Kinh Zabur
d) Kinh Injil
Niềm tin căn bản thứ tự của Hồi giáo là niềm tin vào các đấng tiên tri của
Đấng Allah. Bạn sẽ nhận thấy rằng hầu như tất cả các tiên tri của Hồi giáo
đều là các nhân vật trong Kinh Thánh. Một số trong những người nầy được
Kinh Thánh gọi là tiên tri nhưng một số khác không được gọi là tiên tri.
12. Hãy nêu lên một nhân vật không được nhắc đến trong Kinh thánh nhưng
cũng được người Hồi giáo gọi là tiên tri của Allah cùng với Mohammed.
...........................................................................................................................
....
13. Câu nào trong những câu dưới đây không phù hợp với niềm tin của Hồi
giáo? Mohammed
a) Là tiên tri vĩ đại nhất trong các tiên tri
b) Là tiên tri cuối cùng
c) được Chúa Jêsus làm chứng cho.
d) Giữ chìa khóa của địa ngục và thiên đàng.
Niềm tin thứ năm của Hồi giáo là niềm tin vào sự phán xét, Thiên đàng và
địa ngục. Ngày vĩ đại của sự sống lại và phán xét là hình ảnh nổi bật trong
Kinh Koran. Anderson đề cập đến ngày trọng đại đó “ như ngày cuối cùng”
và mô tả như sau :
Tất cả mọi người đều sẽ sống lại; các cuốn sách ghi chép bởi các thiên sứ sẽ
được mở ra và Đức Chúa Trời với tư cách là vị quan án sẽ dùng cân để cân
đo công việc của mỗi người. Một số người sẽ được vào thiên đàng, ở đó họ
sẽ được ngồi trên những ghế êm ái và uống rượu ban cho họ bởi thần Huris,
tức là các tôi tớ của thiên đàng mà con người có thể cưới làm vợ bao nhiêu
tùy thích, còn những người khác sẽ bị giam trong địa ngục. Hầu như tất cả
mọi người sẽ phải ở trong lửa một thời gian tuy nhiên không một người Hồi
giáo chân chính nào sẽ phải ở trong lửa mãi mãi.
14. Trong những câu dưới đây câu nào không trình bày niềm tin của Hồi
giáo về địa ngục? Những người gian ác không tin kính sẽ
a) bị giam trong địa ngục có lửa cháy phừng phừng.
b) bị thiêu đốt trong địa ngục.
c) được ra khỏi địa ngục sau một ngàn năm.
d) Sẽ ở trong địa ngục trong tình trạng nửa sống nửa chết.
Quan niệm của Cơ đốc giáo về đời sống sau cõi chết nhấn mạnh sự vui
mừng thuộc linh hơn quan niệm của Hồi giáo. Quan niệm của Hồi giáo nhấn
mạnh nhiều vào sự khoái lạc của các cảm giác. Sự khác biệt này được thấy
rõ qua hình ảnh tương phản giữa điều Chúa Jêsus dạy về sự sống đời sau so
với những giáo lý của Hồi giáo về sự khoái lạc của tình trạng cưới nhiều vợ
được dành cho người công chính trên thiên đàng. Chúa Jêsus dạy rằng sau
khi sống lại, người công bình sẽ “ không cưới gả, nhưng sẽ như các thiên sứ
của Đức Chúa Trời trên thiên đàng” (Mat Mt 22:30).
15. Hãy nêu lên hai điều mà Mohammed luôn luôn nhấn mạnh từ đầu đến
cuối sự dạy dỗ của ông.
...........................................................................................................................
....
Niềm tin thứ sáu của Hồi giáo là niềm tin vào các sắc lệnh của Thượng đế.
Liên quan đến các sắc lệnh này người Hồi giáo nghĩ rằng Allah đã tiền đinh
cho mỗi người có đức tin hay không có đức tin, có tấm lòng thiện hay ác,
thiên đàng hay địa ngục, tình yêu thương và sự ghen ghét, sự nghèo khó và
sự thịnh vượng. Đặc tính hoàn toàn tùy tiện và không chịu trách nhiệm mà
người Hồi giáo gán cho Allah trong việc Allah quyết định những điều thuộc
linh đã khiến cho thuyết tiền định nổi bật trong Hồi giáo. Thuyết tiền định
của Hồi giáo là nguyên nhân của nhiều nỗi đau khổ trong hàng triệu gia đình
Hồi giáo khắp nơi.
16. Theo Hồi giáo thì các sắc lệnh thiêng thượng đã tiền định những điều
như sau
a) mọi người đều có thể chọn lựa rằng sự cứu rỗi
b) Việc con người quyết định hành động của họ hoàn toàn không thể có
được.
c) số phận của con người tùy thuộc phần nào vào sự lựa chọn của họ.
d) số phận của con người tùy thuộc vào sự đáp ứng của con người đối với sự
mặc khải của thượng đế.
Mục tiêu: Mô tả những bổn phận chính yếu của người Hồi giáo .
Những Bổn Phận Chính Yếu Của Người Hồi Giáo.
Hume : 236 - 238
Các bổn phận của người Hồi giáo được trình bày qua kiến trúc của các đền
thờ Hồi giáo. Cả Hume và Anderson đều nhận định rằng các bổn phận chính
yếu của người Hồi giáo được gọi là năm cột trụ của Hồi giáo . Chúng ta có
thể nói rằng các niềm tin của người Hồi giáo là nền tảng triết lý của người
Hồi giáo và các bổn phận của Hồi giáo là các nền tảng thực hành của Hồi
giáo.
17. Năm cột trụ của Hồi giáo bao gồm tất cả những điều sau ngoại trừ
a) việc nhắc lại bài tín điều
b) Cầu nguyện mỗi ngày.
c) Cúng dường
d) Giữ ngày Sa bát
e) Hành hương đến Mecca
Các tác giả liệt kê các bổn phận của người Hồi giáo theo thứ tự khác nhau.
Hume liệt kê việc nhắc lại bản tín điều đầu tiên. Anderson cho rằng tín điều
Hồi giáo là “ bài tín điều ngắn nhất trên thế giới”. Dầu vậy bài tín điều nầy
không hề được thấy nguyện văn trong Kinh Koran.
Chú thích : Hãy học thuộc bản tín điều Hồi giáo và làm sao để có thể viết lại
bài tín điều đó trong bài thi nếu bạn được yêu cầu.
18. Việc lặp lại bản tín điều của Hồi giáo có ý nghĩa gì đối với người Hồi
giáo?
...........................................................................................................................
....
Cầu nguyện là bổn phận chính yếu thứ nhì của Hồi giáo. Anderson nhận xét
rằng việc cầu nguyện này có đặc tính nghi thức cả về hình thức phát biểu
bằng tiếng Ả rập và cả về tư thế cầu nguyện. Miller ghi nhận rằng một số
người Hồi giáo đến đền thờ để cầu nguyện nhưng đa số những người khác
cầu nguyện ở những nơi chốn khác.
19. Việc cầu nguyện của người Hồi giáo có tính chất
a) lặp đi lặp lại năm lần mỗi ngày
b) hướng về Thiên đàng
c) Được tuyên bố nhân danh của đấng tiên tri
d) Tất cả những điều trên
Việc cúng dường là nhiệm vụ kế tiếp của người Hồi giáo. Cả Anderson lẫn
Miller đều nhấn mạnh bản chất tốt đẹp của nhiệm vụ này nhưng cũng cho
rằng việc nầy khuyến khích việc khất thực là điều không được hoan nghênh.
20. Trong những câu dưới đây câu nào mô tả đúng khía cạnh của “ Zakat.”
a) Một phần mười lợi tức được dâng cho thầy tế lễ.
b) Một khoảng thuế được trả cho chính phủ Hồi giáo.
c) Một phần dâng hiến cho đền thờ.
d) Một phần dâng hiến cho các người trong gia đình và người nghèo.
Kiêng ăn trong tháng Ramađan là bổn phận thứ tư của người Hồi giáo.
Ramađan là tháng thứ chín trong lịch Hồi giáo. Mọi người Hồi giáo ngoại
trừ người bịnh, người lữ hành, đàn bà mang thai hoặc cho con bú và trẻ em
đều phải kiêng ăn từ sáng đến chiều tối trong tháng Ramađan. Trong thời kỳ
kiêng ăn người Hồi giáo chỉ ăn vào ban đêm. Việc kiêng ăn bao gồm tránh
dùng tất cả các loại lương thực, nước uống, hút thuốc và cả việc quan hệ vợ
chồng.
Ghi chú : Miller cho biết rằng vì lịch Hồi giáo căn cứ vào mặt trăng nên
tháng Ramađan mỗi năm đều khác nhau so với lịch tây phương.
21. Tất cả các kỳ kiêng ăn khác trong Hồi giáo đều giống nhau ở một điểm
quan trọng và là điểm khác với kỳ kiêng ăn trong tháng Ramađan. Đó là
điểm nào?
Hành hương tới Mecca được Hume nhắc đến sau cùng trong các bổn phận
cột trụ của Hồi giáo. Có vẻ như bởi vì những phong trào chính trị và tôn giáo
trong Hồi giáo thường coi đây là một địa điểm tập trung để bày tỏ sự chống
đối chủ nghĩa thực dân Tây phương nên càng ngày càng có nhiều quan chức
của các quốc gia Hồi giáo đến hành hương ở đây. Hume ghi nhận rằng “
trong năm vừa qua, có hai trăm người đã đến hành hương ở Mecca”.
22. Trong những câu dưới đây liên quan đến việc hành hương Mecca câu
nào không đúng với nhận định của Hume?
a) Những người hành hương phải đi bộ chung quanh đền thờ Hồi giáo.
b) Người hành hương phải bưng bức tượng Kaaba.
c) Những người Hồi giáo không thể đến được Mecca có thể hưởng lợi ích
qua việc giúp đỡ người khác hành hương đến Mecca.
d) Những người không đến đến được Mecca có thể đến viếng một ngôi đền
Hồi giáo ở gần đó.
Ngoài năm bổn phận kể trên còn một bổn phận tôn giáo nữa của người Hồi
giáo được gọi là Jihad hay còn gọi là thánh chiến. Mọi người Hồi giáo nam
giới đến tuổi trưởng thành đều phải hưởng ứng lời kêu gọi thánh chiến
chống lại những người không theo Hồi giáo. Người tử trận trong cuộc thánh
chiến được kể là người tuận đạo và chắc chắn vào thiên đàng. Người Hồi
giáo chủ trương dùng thanh gươm để bắt phục những người thờ lạy hình
tượng và theo đa thần giáo.Nhưng các Cơ đôc nhân và người Do thái tức là
những người được gọi là “ dân tộc thuộc về sách Kinh thánh” Được cho
phép lựa chọn giữa việc theo Hồi giáo hoặc dâng tiền để tỏ lòng quy phục.
Lịch Sử Của Hồi Giáo
Hume 238 - 243
Trong bài 2 chúng ta đã nói đến lịch sử thời ban đầu của Hồi giáo cùng với
lịch sử của Mohammed. Hume bắt đầu lịch sử của Hồi giáo bằng cách bình
luận ngắn gọn về thời đại 28 năm ( 632 - 660 sau công nguyên) trong lịch sử
Hồi giáo giữa việc qua đời của Mohammed với cái chết của Alli, vị thủ lãnh
thứ tư và là người kế vị của Mohammed.
23. Ghép tên của các vị lãnh đạo kế vị Mohammed với những câu phát biểu
về lãnh tụ đó hoặc về triều đại cai trị của người đó.
...a Abu bekr
...b Omar
...c Othman
...d Ali
1) Ra lịnh thu thập những lời phán dạy của Mohammed.
2) Thời đại cai trị của ông dẫn đến việc chia rẽ vĩnh viễn trong Hồi giáo.
3) Chiến thắng Syria và Persia
4) Ra lịnh nhuận chánh lại Kinh Koran.

Mục tiêu: Ghi nhận những nguyên nhân và biến cố dẫn đến việc chia rẽ
chính trị trong Hồi giáo .
Các bè phái chính trị
Hume 239
Cộng đồng mà Mohammed thiết lập cũng giống như nhà nước Do Thái, đó
là nhà nước theo chế độ thần quyền. Chế độ thần quyền có nghĩa là chế độ
cai trị bởi Đức Chúa Trời hoặc cũng có nghĩa “ cai trị bởi luật pháp do Đức
Chúa Trời mặc khải”. Chẳng bao lâu sau khi Mohammed qua đời, Hồi giáo
đã chia ra thành những giáo phái khác nhau vì thiếu sự việc hướng dẫn rõ
ràng liên quan đến sự kế thừa quyền hành. Các lãnh tụ Hồi giáo nổi lên xưng
vương và gây chiến với nhau. Vấn đề quyền cai trị đã là nguyên nhân chính
gây nên chia rẽ và đổ máu hơn bất cứ vấn đề nào khác trong Hồi giáo.
24. Biến cố nào đã đánh dấu việc bắt đầu có những phe phái chính trị trong
Hồi giáo?
.............................................................
Mục tiêu: Ghi nhận những biến cố dẫn đến việc hình thành các giáo phái
trong Hồi giáo
Các giáo phái trong Hồi giáo
Hume 239 - 243
Trong thời kỳ lãnh đạo của Ali đã xảy ra một cuộc cách mạng chính trị tổ
chức bởi hai người bạn của ông là Talha và Zubayr. Hai người này được sự
ủng hộ của vợ góa của Mohammed là Aisha. Mười ngàn người Hồi giáo đã
bỏ mạng trong cuộc chiến Camel. Biến cố này đã đánh dấu việc khởi đầu
của sự chia rẽ dẫn đến việc hình thành hai giáo phái Hồi giáo là Sunny và
Shia.
25. Trong những câu sau đây liên quan đến giáo phái Sunny, câu nào không
đúng?
a) Sunny nhấn mạnh đến “ Đạo”.
b) Sunny là những người có khuynh hướng giữ các truyền thống.
c) Sunny là những người đi theo Ali
d) Những người Hồi giáo ở Thổ nhĩ kỳ phần lớn thuộc phái Sunny
e) Giáo phái Sunny là giáo phái lớn và chính thống của Hồi giáo.
Từ ngữ “ Imam được những người Shia dùng để gọi vị lãnh tụ của cộng
đồng Hồi giáo. Họ cho rằng Iman là người được Đức Chúa Trời tấn phong.
Văn phòng của Imman được gọi là “ Imamate.”. Imamate cũng tương tự như
Caliphate, tức là văn phòng của Caliph. Người điều khiển chương trình thờ
phượng ngày thứ sáu tại đền thờ Hồi giáo còn gọi là Imamante “ Imamante”.
Người này cũng thi hành những chức vụ tư tế khác như cử hành lễ thành
hôn, lễ cắt bì và lễ an táng.
26. Trong những câu dưới đây liên quan đến Hồi giáo Shia câu nào không
đúng? Hồi giáo Shia
a) có huynh hướng tự do
b) chịu ảnh hưởng nhiều của phật giáo
c) là những người theo lãnh tụ Ali, người kế thừa thứ tư của Mohammed
d) đa số sinh sống ở Persia và Phi châu
e) Là những người tôn kính Hasan và Husein.
Những người Hồi giáo Shia tin rằng vị Imamam thứ 12 đã biến mất nhưng
sẽ trở lại một lần nữa. Việc trông đợi nầy đã dẫn đến hai phong trào nổi tiến
đương thời đó là phong trào Bahai và phong trào Ahmadiyya. Cả hai đều
chứa đựng một mức độ hòa đồng tôn giáo nhất định.
27. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến phong trào Bahai.
a Người nào khởi xướng phong trào được biết đến như phong trào Bahai?
...........................................................................................................................
....
b Sự dạy dỗ của hai người nào đã tạo nên nền tảng kinh điển của Phong trào
bahai?
...........................................................................................................................
....
Phong trào Ba hai được thành lập tại Persia ( hiện nay là Iran) vào khoảng
giữa thế kỷ thứ XIX. Mặc dầu phong trào này xuất hiện như một nhánh của
Hồi giáo nhưng hiện nay nó được thiết lập tại các quốc gia phương tây và tự
xem như là một tôn giáo mới của thế giới. Phong trào Ba hai tin vào bản
chất tốt đẹp của mọi tôn giáo, dạy dỗ về sự bình đẳng chủng tộc và việc nam
nữ bình quyền.
28. Căn cứ vào sự trình bày về đạo Ba hai trong sách giáo khoa, những điều
nào mà bạn nghĩ rằng một người giảng đạo Bà hai sẽ tránh né khi người đó
giảng tại một đại học phương tây?
a) Trưng dẫn Kinh thánh.
b) Phản đối giáo hội
c) từ chối thần tánh của Đấng Christ
d) Phản đối thuyết Krishnaism ( sự thờ phượng theo Ấn độ giáo )
e) Trưng dẫn Kinh Koran và Kinh Vedas
Phong trào Ahmadiyya xuất phát từ miền tây Bắc ấn độ trong nửa sau của
thế kỷ thứ XIX Đấng Mêsi của phong trào này tự nhận rằng không những là
lãnh tụ Imam của giáo phái hồi giáo Shia nhưng còn là những lãnh đạo mà
các tôn giáo khác trên thế giới đang trông mong.
29. Trong bài học một chúng ta đã nói đến khía cạnh truyền giáo của Hồi
giáo nhận định rằng Hồi giáo là một trong ba tôn giáo có mục đích truyền
giáo khắp thế giới. Sách giáo khoa của bạn so sánh như thế nào giữa chương
trình truyền giáo của phong trào Ahmadiyya và của các nhóm Hồi giáo
khác?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Khuynh hướng huyền bí trong Hồi giáo được gọi là “ Sufism”. Một người
theo khuynh hướng huyền bí thường cố gắng để có được những từng trải
thuộc linh sâu xa bằng cách áp dụng một nếp sống khép mình vào kỷ luật.
Một số người sống trong rừng hoặc trong những hang đá cô tịnh. Khuynh
hướng huyền bí có thể mặc lấy hình thức của chủ nghĩa khắc kỷ ( khổ hạnh)
và xa lánh trần tục. Những người Hồi giáo theo khuynh hướng huyền bí
được gọi là là “ Sufsism” do y phục mà họ mặc. “Sufism” là từ ngữ Ả rập là
để chỉ một loại vải len thô mà những người theo chủ trương huyền bí đã mặc
như là một dấu hiệu của sự ép xác.
30. Trong những điều dưới đây điều nào không phải là đặc tính của người
Susi?
a) Phần lớn họ sống ở Phi châu .
b) Đôi khi họ là những người khắc kỷ khổ hạnh
c) Họ ưa thích văn chương huyền bí.
d) Họ mong ước có được mối liên hệ mật thiết với thượng đế.
e) Họ cảm nhận rằng họ là sở hữu của Thượng đế.
31. Hume so sánh như thế nào giữa văn chương huyền bí của người Sofis
với văn chương huyền bí của các tôn giáo khác?
32. Bạn có thể kể tên một người theo khuynh hướng huyền bí trong tôn giáo
của bạn
không? ............................................................................................................
Mục tiêu: Xác định vấn đề quan trọng nhất mà Hồi giáo phải đối diện trong
thế giới hiện nay .
Những Khuynh Hướng Hiện Tại Của Hồi Giáo.
Hume 243
Hume cho rằng “ Hồi giáo cũng không tránh được số phận chung của các
tôn giáo trong thời đại khoa học tân tiến” Mọi tôn giáo đã, đang hoặc sẽ bị
thách đố trong việc duy trì tính cách nhất quán của đạo đức
1. Trong việc thích nghi với tiêu chuẩn sống vật chất tạo nên bởi khoa học
kỷ thuật đương thời và 2. trong việc trả lời những câu hỏi liên quan đến sự
mặc khải và thẩm quyền của các Kinh điển do các nhà phê bình đương thời
nêu lên.
Ghi chú: Một thách đố cụ thể đối với Hồi giáo được nhấn mạnh qua việc so
sánh giữa những khó khăn mà một đầu óc lý luận đương thời phải đối diện
khi chấp nhận toàn bộ Kinh Koran như là ngôn ngữ chính xác của thượng đế
và với sự khó khăn mà một người có lương tâm đạo đức thức tỉnh phải đối
diện khi chấp nhận cuộc đời của Mohammed như là một cuộc đời gương
mẫu cho lối sống của con người ( Anderson trang 130).
33. Vấn đề quan trọng mà Hồi giáo phải đối diện hiện nay liên quan đến
a) Việc hình thành nước Pakisban như là cộng đồng Hồi giáo lớn nhất trên
thế giới.
b) Việc thiếu những nguồn lực kinh tế và thiếu nhiệt tình truyền giáo
c) Thẩm quyền và sự khải thị của Kinh Koran
d) Vấn đề tị nạn ở vùng Trung đông.
e) Những nổ lực của Ai cập nhằm thống nhất thế giới Hồi giáo.
Mục tiêu: Đánh giá Hồi giáo dựa trên sự thích hợp đối với thời đại hiện nay,
tính chất phổ quát và tính chất hợp lý .
Đánh giá
Hume 243 - 244
Môhammed rất đúng trong sự hiểu biết của ông về Đức Chúa Trời như là
Đấng tối cao và tuyệt đối, là Đấng cai trị cả thế giới và kiểm soát mọi sự
việc. Một vũ trụ vận hành trong sự hòa hợp thì không thể có nhiều hơn một
vị Thượng đế được. Một vài truyền thuyết nói đến sự hiện diện của nhiều vị
thần đã cho thấy sự hỗn loạn và vô trật tự. Mohammed đã nhận ra rằng chính
niềm tin vào nhiều vị thần linh đã tạo nên sự mất trật tự và tranh cãi trong xã
hội Ả rập.
34. Hãy giải thích sự không nhất quán của việc người Hồi giáo thờ lạy
Kaaba khi đối chiếu với giáo lý độc thần của họ.
Mohammed tỏ ra đúng khi nhìn nhận rằng thượng đế là Đấng có thân vị. Sự
hiện hữu của những con người có thân vị chứng tỏ rằng chỉ có một Thượng
đế có thân vị mới có thể dựng nên những con người như vậy. Nếu các tạo
vật có thân vị thì Đấng tạo hóa không thể nào không có thân vị, ngoài ra
Mohammed cũng tỏ ra đúng khi ông cho rằng một thượng đế có thân vị phải
là một thượng đế của sự mặc khải. Việc mặc khải và tương giao là những
đặc tính căn bản của một thân vị. Thân vị không nhất thiết luôn luôn gắn liền
với hình dạng con người và với những giới hạn của nó. Thân vị có thể có
tính chất vĩnh cửu và có thể là một bản tính của Thượng đế.
Mohammed đã sai lầm khi ông cho rằng Thượng đế đã khải thị cho một con
người ( chính là Mohammed) sự khải thị cuối cùng và trọn vẹn qua các giấc
chiêm bao, sự hiện thấy và những từng trải huyền bí. Thượng đế không phải
là Thượng đế của một người, trong một thời điểm lịch sử ở tại một phần
trong cả thế giới rộng lớn này. Mặc dầu Mohammed nhìn nhận rằng Thượng
đế đã mặc khải chính Ngài cho Apraham, Môise và Chúa Jêsus nhưng ông
cho rằng tất cả các Kinh điển khác phải hòa hợp với sự khải thị của ông. Sự
mặc khải của một thượng đế duy nhất phải có sự nhất quán. Nếu
Mohammed đã chấp nhận sự nhất quan trọng sự mặc khải của Thượng đế thì
ông đã không nói ngược lại với điều Chúa Jêsus tuyên bố : “ Ta là đường, lẽ
thật và sự sống : không ai đến được với Cha mà không nhờ Ta” (GiGa 14:6).
Sự khải thị của Kinh thánh xác định rằng trong những thời đại xa xưa Đức
Chúa Trời đã phán với tổ phụ chúng ta bởi các tiên tri và trong những ngày
sau rốt này Ngài đã phán với chúng ta qua con của Ngài (HeDt 1:1-2).
Thượng Đế là Thượng đế của lịch sử và của xã hội. Ngài không giới hạn
chứng cớ về Ngài trong một con người duy nhất. Khi Thượng đế bày tỏ về
Ngài cho Môise trên núi Si nai, cả dân tộc Ysơraên đều đã thấy vinh quang
của Ngài. Sứ đồ Giăng viết rằng “ Chúng ta đã nhìn ngắm vinh quang”
(GiGa 1:14). Đấng Christ sống lại đã không hiện ra cho một môn đồ nhưng
cho cả mười hai môn đồ khi họ nhóm lại với nhau và cũng có hơn 500 anh
em được nhìn thấy Chúa sống lại trong một lúc (ICo1Cr 15:5-6). Lời làm
chứng của một cá nhân thường chủ quan và thiếu những yếu tố khách quan
cần thiết mà lời chứng của nhiều người thường có.
35. Bạn hãy xác định xem những yếu tố dưới đây yếu tố nào là ưu điểm, yếu
tố nào là khuyết điểm của Hồi giáo.
....a Sự tể trị cao cả của Thượng Đế
....b Chủ nghĩa độc thần
....c Kismet
....d Việc thực hành những sinh hoạt tôn giáo mỗi ngày
....e Không nhìn nhận ý chí tự do của con người
....f Giáo lý về thiên đàng
....g chủ thuyết cho rằng mọi vật đều có linh hồn
....h Giáo lý về ngày phán xét sau cùng
....i Nếp sống đạo đức của người sáng lập
....j Thái độ đối với Chúa Jêsus
36. Nếp sống đạo đức của Mohammed có đi đôi với lời tuyên bố rằng ông là
vị tiên tri vĩ đại nhất của Thượng đế không?
Bài làm : Để kết thúc việc nghiên cứu của bạn về phần nầy, hãy viết một bài
ngắn nhận định về cách ông Hume đánh giá Hồi giáo. Nếu suy nghĩ của bạn
khác với suy nghĩ của Hume, bạn có thể đề cập thêm những ưu và thuyết
điểm của Hồi giáo.
Nếu bạn là một tín đồ của Hồi giáo, bạn có thể cảm tạ Thượng đế vì bạn đã
có sự khải thị về một Thượng đế có thân vị và hãy cầu xin Thượng đế mở
mắt bạn để thấy tất cả chiều dài, rộng, cao, sâu của sự khải thị của Đức Chúa
Trời. Nếu bạn không phải là một người Hồi giáo, hãy cầu xin Đức Chúa
Trời giúp bạn nhận biết Ngài một cách riêng tư. Ngài muốn tương giao với
bạn như Ngài đã tương giao với những người khác. Hãy cầu nguyện cho các
anh em Hồi giáo của bạn.
Đạo Zoroastrianism
Mục đích
Mục đích của bài này là nhằm đem lại sự hiểu biết về những lý tưởng tôn
giáo tốt đẹp của Zoroastrian và vạch ra rằng con người không thể nào đạt
được những lý tưởng đó qua các việc tốt lành. Chúng tôi hy vọng rằng qua
việc nghiên cứu bài học này bạn sẽ có kinh nghiệm sâu xa hơn về ân điển
của Đức Chúa Trời. Ước mong bài học này thúc giục các bạn cầu nguyện
nhiều hơn để những người theo đạo Zoroastrian có thể nhận ra sự vô ích của
các việc lành như là một phương tiện để đạt được sự cứu rỗi và họ sẽ trở lại
với Đức Chúa Trời nhờ ân điển của Jêsus Christ.
Dàn bài
Giới thiệu về đạo Zoroaster
Đời sống của Zoroaster
Kinh điển của đạo Zoroaster
Lịch sử của đạo Zoroaster
những niềm tin của đạo Zoroaster
Các nghi lễ và các qui luật đạo đức luân lý của đạo Zoroaster
Niềm hy vọng sau cùng của đạo Zoroasrer
Đánh giá đạo Zoroaster
Các mục tiêu bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ :
Mô tả vị trí của đạo Zoroaster giữa các tôn giáo của thế giới
Thuật lại những chi tiết trong tiểu sử của người sáng lập đạo Zoroaster
Giải thích sự tôn kính đối với Zoroaster
Mô tả kinh điển của đạo Zoroaster
Tóm lược lịch sử của đạo Zoroaster
Xác định và giải thích các niềm tin của đạo Zoroaster
Mô tả tóm tắc các nghi lễ và luật lệ luân lý của đạo Zoroaster
Tóm tắt hy vọng sau cùng theo giáo lý của đạo Zoroaster
Đánh giá đạo Zoroastrian
Các sinh hoạt học tập
1. Đọc kỹ dàn bài mục đích và các mục tiêu.
2. Tìm hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bản liệt kê các từ ngữ quan trọng
mà bạn chưa nắm rõ.
3. Đọc từ trang 199 - 219 trong sách giáo khoa.
4. Nghiên cứu phần triển khai bài học, trả lời các câu hỏi và so sánh câu trả
lời của bạn với phần giải đáp chúng tôi đưa ra.
5. Xác định trên bản đồ những địa điểm có tín đồ của đạo Joroastian sinh
sống.
Từ ngữ quan trọng
Thiên sứ học
kinh điển phụ
băng hoại
Ma quỷ học
căm ghét
hiệu quả
ngữ nguyên
(thuộc về) vũ trụ học
người bảo hộ
di truyền
(thuộc về ) thời cuối cùng
sự kinh khiếp
cảnh giác
hư nát
nguy hại
Triển khai bài học
Mục tiêu: Mô tả vị trí của đạo Zoroaster giữa các tôn giáo trên thế giới
GiỚi thiỆu đẠo Zoroaster
Hume 199 - 201
Zoroaster là một tôn giáo sáng lập bởi Zoroaster tại nước Persia. Zoroaster
sáng lập tôn giáo này vào thời điểm nào thì vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa
các học giả. Một số học giả cho rằng Zoroaster đã sống vào khoảng 6000
TC. Nhưng có lẽ đúng hơn ông đã sống vào khoảng 660 tới 583 T.C. Đề cập
đến Zoroaster, Ling cho rằng “ truyền thống ghi chép rằng đấng tiên tri của
Iran bắt đầu chức vụ tiên tri của ông 258 trước thời đại của Alịch sơn tức là
vào khoảng 588 T.C.
1 Hãy trưng dẫn định nghĩa chính xác của Hume về đạo Zoroastrian.?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
2 Căn cứ vào ý kiến của Hume, trong những câu dưới đây câu nào đúng?
Việc nghiên cứu đạo Zoroaster là rất quan trọng bởi vì đạo nầy
a) là tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới
b) Hiện nay có ít tín đồ hơn các tôn giáo khác.
c) Có mối liên hệ gần gũi với Kinh thánh hơn bất cứ tôn giáo trái với Kinh
thánh nào khác.
d) Là một trong những tôn giáo tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
3 Các vua của Đế quốc Persia vốn là một người theo đạo Zoroaster đã được
nhắc đến trong 8 sách của Cựu ước. Hãy kể tên trong 4 trong số 8 sách đó.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Chúng ta nhìn nhận rằng các bác sĩ từ phương đông đến thăm viếng hài nhi
Jêsus (Mat Mt 2:1-2) chính là những thầy tế lễ của đạo Zoroastrian bởi vì họ
đã đến từ phương đông và bởi vì họ đã được hướng dẫn bởi một ngôi sao :
Các thầy tế lễ của đạo Zoroastrian cũng là những chiêm tinh gia.
4 Hume đã đưa ra một nhận định quan trọng về những người theo đạo
Joroastrian theo sự đánh giá của Kinh thánh về tín đồ của các tôn giáo khác.
Nhận định đó như thế nào? Hãy viết câu trả lời trong sổ ghi chép.
5 Hãy kể ra hai tước vị được Kinh thánh gán cho Siru.
...........................................................................................................................
....
Hume cho rằng Kinh thánh đã chịu ảnh hưởng về mặt giáo lý của đạo
Zoroastrian. Chẳng hạn ông nghĩ rằng khái niệm về Satan ở trong Kinh
thánh xuất phát từ đạo Zoroastrian. Chúng ta có thể nói chính xác hơn là các
tác giả của Kinh thánh đã sử dụng những từ ngữ của đạo Zoroastrian để diễn
tả các quan niệm của Kinh thánh.
RoRm 1:18-25 dường như đã đề cập đến môt sự mặc khải căn bản nhưng
con người đã đi trật khỏi chân lý và thiết lập nên các tôn giáo riêng của họ.
Như thế có nghĩa là chúng ta có thể thấy được những dấu vết của mặc khải
sơ khởi về chân lý trong tất cả các tôn giáo trên thế giới. Paul Zaagen phủ
nhận ý kiến cho rằng “ Người Do Thái tiếp nhận những ý tưởng tôn giáo từ
đạo Zoroastrian” nhưng nhìn nhận rằng người Do Thái và người theo đạo
Zoroastrian “ đến cùng mục đích qua những con đường khác nhau”
Haagen xác nhận tính cách vĩ đại của các lời dạy dỗ của Joroaster khi ông
trưng dẫn A. V.W Jackson như sau :
Ngoài Do Thái giáo và Cơ đốc giáo không thể tìm thấy trong thời cổ đại một
tôn giáo nào chân thật, cao cả và có niềm tin vào sự sống lại của thân thể, sự
sống đời đời và sự xuất hiện của Đấng cứu thế cũng như phần thưởng và
hình phạt dành cho những linh hồn bất tử như thấy trong Kinh điển của
người Iran cổ đại được dạy dỗ bởi giáo sư vĩ đại Zoroaster
6 Từ ngữ nào xuất phát từ văn hóa Persia được Chúa Jêsus sử dụng trong
LuLc 23:43 để trình bày một quan niệm của Kinh thánh?
...........................................................................................................................
....
7 Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Đạo Zoroastian tự thể hiện
như là
a) tôn giáo mở đường cho các tôn giáo khác.
b) Một sự hòa đồng các tôn giáo
c) Một sự đóng góp cho các tôn giáo
d) Một tôn giáo vượt trên các tôn giáo khác
e) Một sự bổ túc cho các tôn giáo.
Hume viết rằng mặc dầu “ Zoroaster là người sáng lập tôn giáo đầu tiên đã
truyền bá một tôn giáo nhắm đến cả thế giới nhưng trải qua 400 năm trở lại
đây những người theo đạo Zoroastrian đã duy trì một tôn giáo có số tín đồ
thu hẹp dần.”
Ông Ling cho rằng “ Đạo Zoroastrian ngày nay chỉ còn là một tôn giáo thiểu
số tại Ba tư và phía Tây An độ. Hume cũng cho rằng vào thời điểm 1959
tổng số tín đồ của đạo Zoroastrian khoảng dưới 150 ngàn.
8 Tại sao đa số những người theo đạo Zoroaster hiện sống tại Ấn độ?
9 Hãy đánh dấu trên bản đồ những vùng mà hiện nay tín đồ đạo Zoroastrian
hiện đang sống.
Mục tiêu: thuật lại những sự kiện liên quan đến tiểu sử của người sáng lập
đạo
ĐỜi sỐng cỦa ZoroastER
Hume 201 - 206
Zoroaster Lin cho rằng từ ngữ “ Zarathustra” trong tiếng Iran chính là từ ngữ
“Zoroaster” trong tiếng Hylạp.
10. Theo Jackson thì Joroaster sống vào khoảng
a) 6000 T.C
b) 600 T.C
c) 1000 T. C
d) 1400 T.C
11. Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào thường không phải là những lời
tuyên bố về các đấng sáng lập tôn giáo và không được gán ghép cho việc
sinh ra và đời sống của Joroaster
a) Kinh nghiệm siêu nhiên của người mẹ
b) Sự bảo vệ kỳ diệu đối với đứa trẻ
c) Những khả năng đặc biệt của đứa trẻ
d) Các bằng chứng lịch sử của những điều trên
Cả Haagen và Hume đều nói đến hai thời điểm quan trọng trong cuộc đời
Zoroaster : thời điểm thứ nhất xảy ra vào lúc ông 30 tuổi khi ông nhận được
sự kêu gọi cao cả và sự kiện thứ hai khi ông 42 tuổi và đạt được những thành
công tại triều đình Ba tư như là một lãnh tụ tôn giáo. Ở tuổi 30 Joroaster
cảm nhận rằng ông được kêu gọi đến trước sự hiện diện của Ahura mazda
( Thượng đế của đạo Zoroastrian) và được Ahura mazda tấn phong làm tiên
tri. Sau biến cố này Zoroaster đã dạy dỗ như một người “ ý thức rõ ràng
mình được lựa chọn bởi Thượng đế để truyền giảng chân lý cho nhân loại”
12. Kinh điển của đạo Zoroastrian mô tả sự kêu gọi của Zoroaster như “
tiếng kêu của con dê” Hume giải nghĩa tiếng kêu của loài vật như thế có
nghĩa gì?
...........................................................................................................................
....
13. Trong những câu dưới đây câu nào mô tả đúng nhất điều Zoroaster coi là
nhiệm vụ cao cả của mình?
a) Rao giảng về một tôn giáo rộng lớn khắp thế giới.
b) Khiến những người gian ác ăn năn trở lại
c) Tẩy sạch những xấu xa trong xã hội.
d) Dâng hiến những tư tưởng, hành động và lời nói tốt đẹp cho Mazđa.
e) Tất cả những điều trên
Ở quảng giữa hai khúc quanh trong cuộc đời, Zoroaster đã gặp sự chống đối
mạnh mẽ đối với lời giảng dạy của ông. Việc Hume mô tả ông nghi ngờ
Thượng đế trong suốt giai đoạn nầy ngụ ý rằng ông bị Satan cám dỗ. Hagen
xác nhận rằng căn cứ vào Kinh điển của đạo Zoroastrian thì Zoroaster bị
cám dỗ bởi quỉ Buiti được sai đến bởi Ahriman. Ahriman chính là ma quỉ
trong tôn giáo Zoroastian.
14. Theo Hume thì câu nào dưới đây không đúng? Zoroaster
a) Bị tra tấn bởi những người cầm quyền.
b) Bị đuổi không cho cư ngụ
c) Bị những người quí tộc và bạn bè từ bỏ
d) Bị tà linh cám dỗ.
Ghi chú : Mặc dầu Joroaster chỉ dẫn dắt được một người trở lại đạo trong
suốt 10 năm đầu của chức vụ, nhưng người đó rất quan trọng đối với đạo
Zoroastrian. Người đó là thân quyến của Zoroaster tên là Maidhioy -
Maonha người đã trở thành thánh Giăng của đạo Zoroastrian”
15. Trong những câu dưới đây câu nào mô tả đúng nhất yếu tố đã dẫn đến sự
thành công của Joroaster sau bước ngoặt thứ hai trong cuộc đời của ông ?
a) Sự theo đạo của Hoàng gia Ba tư bao gồm cả nhà vua.
b) Sự kiện Hoàng đế Ba tư tuyên truyền cho cho đạo Joroaster
c) Việc Joroaster sai các giáo sĩ ra đi truyền bá đạo của ông.
d) Việc sử dụng sức mạnh quân đội.
e) Tất cả những điều trên
16. Trong những câu dưới đây câu nào nói về một sự kiện trong cuộc đời
của Joroaster nhưng không căn cứ vào các tác phẩm của đạo Joroastian?
a) Ông thực hành chủ nghĩa đa thê
b) Ông chăm sóc gia đình
c) Ông liên tục tham gia các cuộc hành quân
d) Ông qua đời trong chiến trận.
e) Ông qua đời lúc 77 tuổi.
Mục tiêu: Giải thích mức tôn sùng đối với Zoroaster
SỰ tôn kính Zoroaster
Hume 206 - 207
17. Bạn hãy đọc cẩn thận đoạn mở đầu ngắn về phần nầy của Hume. Sau đó
hãy mô tả bằng từ ngữ của bạn điều Hume đã nói về sự tôn sùng Zoroaster
và điều ông nói về giới hạn của sự tôn sùng nầy.
Ghi chú : Hume căn cứ vào Kinh điển Zoroaster để nêu lên hai đặc tính quan
trọng đã gây nên sự mâu thuẫn trong tâm hồn của Zoroaster : “Trong phần
đầu của tiểu sử tự thuật của Zoroaster trong Kinh điển đạo Zoroastian được
mô tả Zoroaster như một người sùng đạo sốt sắng và khiêm tốn .... nhưng
cách thức truyền bá đạo của ông lại thể hiện một sự thù ghét rất sâu sắc”.
18. Trong những điều sau đây điều nào không được Hume nói đến khi mô tả
cá tính của Zoroaster
a) tinh thần thù ghét
b) Khuynh hướng dùng sức mạnh quân đội để truyền bá tôn giáo.
19. Trong phần nói về “ việc tôn sùng Zoroaster trong thời cận đại”, Hume
nhận xét rằng trong các tài liệu SBE cho thấy có cả sự tôn sùng siêu nhiên
lẫn tôn sùng không siêu nhiên đối với Zoroaster.
....a Đỉnh cao của nhân loại
....b Hiện hữu trước thời gian
....c Người trổi vượt nhất trong nhân loại sinh ra bởi một người nữ đồng
trinh.
....d Lãnh tụ của dòng dõi sinh vật đi bằng hai chân
1) Những khía cạnh tôn kính siêu nhiên
2) Những khía cạnh tôn kính không siêu nhiên.

Mục tiêu: Mô tả kinh điển của đạo Zoroastrian


Kinh điỂn cỦa đẠo ZoroastRian
Tên tổng quát của các kinh điển đạo Zoroastrian là Avesta. Mặc dù Hume
không đề cập đến ở đây nhưng đã có “ một số lượng lớn văn phẩm được viết
bằng thổ ngữ Pahlavi” bàn về kinh điển Avesta. Những vănphẩm này được
viết trước thời Hồi giáo chiếm đóng Ba tư vào thế kỷ thứ bảy Haagen nhận
xét rằng những văn phẩm được viết bằng tiếng Pahlavi không có nhiều giá
trị ngoại trừ chúng giữ lại được kinh điển “Avesta”
Ghi chú : Haagen nêu lên rằng bởi vì Avesta và Pahlavi là hai tử ngữ nên
các sinh viên trung bình ngày nay gặp khó khăn trong việc tìm hiểu hai sách
nầy. Tuy nhiên các sinh viên có thể đọc bản dịch của Max muller. ( Cũng
được gọi là bản dịch SBE )
20. Kinh điển An độ giáo nào được coi là song song với kinh điển Avesta
của đạo Zoroastian ?
...........................................................................................................................
....
Các học giả có những ý kiến khác nhau về việc phân chia kinh Avesta.
Hume chia Avesta thành năm phần. Bạn cần biết tên và nội dung của năm
phần nầy. ( xem biểu đổ 4.2)
Yasna: Nghi lễ chính
Visperad: Nghi lễ phụ
Vendidad: Luật về thầy tế lễ và nghi lễ
Yashts: Lời cầu khẩn các thiên sứ
Khorda - Avesta: Sách cầu nguyện.
21. Cho biết phần duy nhất của Avesta được do là cho chính Joroaster viết.
Cho biết thể loại văn chương và phần nầy thuộc về phần nào trong Kinh điển
Avesta.
Vào năm 220 SC kinh Avesta được dịch ra tiếng Hy lạp, Latin và một sách
giải nghĩa gọi là Zend được thêm vào. Tất cả hai sách nầy được biết đến như
là kinh Zend-Avesta đây là kinh điển hiện thời của người Parsis.
Sau khi đã thảo luận về kinh điển của đạo Zoroastrian đến đây chúng ta phải
xem xét một câu hỏi chung liên quan đến kinh điển của tất cả các tôn giáo :
bằng cách nào người ta có thể kiểm tra tính xác thực và chân thật của một
kinh điển? Một trong những phương pháp kiểm tra là hỏi và trả lời những
điều sau : Ai viết kinh điển đó? Kinh điển đó đã được ghi chép và bảo tồn
như thế nào? Kinh điển đó có tính chất lịch sử hay thi ca? Kinh điển đó có
tính chất lịch sử hay huyền thoại? Kinh điển đó có tính chất suy đoán
không? Kinh điển đó có sự nhất quán nội tại và có những bằng chứng ngoại
tại để ủng hộ tính chân thực của mình không?
Mục tiêu: Tóm tắt lịch sử của đạo Zoroastrian .
Lịch sỬ cỦa đẠo Zoroastrian
Hume 208 - 209
Mối liên hệ gần gũi giữa lịch sử của đạo Zoroastian và lịch sử của quốc gia
xuất phát đạo này không phải là một trường hợp hiếm hoi trong lịch sử tôn
giáo thế giới. Thường khi tình trạng tôn giáo của môt quốc gia trở thành một
yếu tố quan trọng quyến định sự thành công hay thất bại của quốcgia đó về
mặt chính trị.
22. Bạn có thể học được điều gì qua sự kiện Ba tư chiến thắng Babilôn ngay
sau khi Ba tư chấp nhận đạo Zoroastian
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Thông thường tình trạng chính trị suy sụp đi kèm với tình trạng suy đồi về
mặt tôn giáo. Phần hai và ba của bài tóm tắt lịch sử đạo Zoroastrian của
Hume nêu lên một điển hình về tình trạng nầy. Cuộc chiến tranh giữa Hy
Lạp và Ba tư kết thúc dẫn đến một thời gian dài Ba tư thuận phục quyền cai
trị của Hylạp cũng là thời gian mà đạo Joroastian suy thoái trở thành một
đạo chủ trương đa thần ( Haagen 221).
23. Những tác giả Hy lạp chịu ảnh hưởng bởi đạo Zoroastrian như thế nào
trước khi đạo nầy thoái hóa?
...........................................................................................................................
....
24. Bạn có thể nêu lên một trường hợp khác trong đó sự hưng thịnh tôn giáo
góp phần tạo nên sự hưng thịnh về mặt chính trị và sự suy đồi về mặt tôn
giáo góp phần gây nên sự thất bại về chính trị hay không?
Sau khi Kinh Avesta được dịch ra tiếng Hy lạp và tiếng Latin vào năm 220
SC đã có một nổ lực nhằm phục hưng đạo Zoroastrian. Đúngnhư điều chúng
ta vừa nói ở trên,cuộc phục hưng tôn giáo nầy đã góp phần tạo nên sự phục
hưng của đế quốc ba tư về mặt chính trị.
25. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến đạo Zoroastrian kể từ cuộc
xâm chiếm của người Hồi giáo.
a Tại sao những người theo đạo Zoroastrian di cư qua Ấn- độ?
...........................................................................................................................
....
b Họ đã phát triển như thế nào tại Ấn độ.
...........................................................................................................................
....
c So sánh với các cộng đồng tôn giáo khác thì họ đã thực hiện sự bố thí theo
tinh thần bác ái như thế nào?
...........................................................................................................................
....
Đề cập đến thời đại hiện nay, Haagen nhận định rằng với việc có mặt của
người Anh tại Ấn độ, những người Parsis “tự cho mình là những người trung
gian giữa phương Đông và phương Tây”. Sau đó ông so sánh tình trạng tha
hương của những người theo đạo Zoroastrian với tình trạng lưu lạc của
người DoThái và nhận định rằng những người Do Thái đã thể hiện thái độ
tích cực hơn trong thời gian lưu lạc của họ bởi vì “ Những người DoThái đã
duy trì chủ thuyết độc thần và giữ vững sự tin tưởng rằng họ đã được Đức
Chúa Trời lựa chọn và giao nhiệm vụ”
Sự kiện “ sự cứu rỗi theo đạo Zoroastrian căn cứ vào việc lành” chứ không
dựa trên ân điển đã là một yếu tố quan trọng khiến người theo đạo
Zoroastrian không có ý thức vững vàng về điều họ được Thượng đế lựa chọn
và sai phái.
26. Ghép những giai đoạn trong lịch sử của đạo Zoroastrian với những thời
điểm ở cột bên phải.
....a Phục hưng đi đôi với nền độc lập của Ba tư.
....b Lưu lạc và im lặng
....c Đặt nền tảng và bành trướng
....d Lệ thuộc và suy thoái
....e Chống lại sự lệ thuộc.
1) 583 - 480 TC
2) 480 - 330 TC
3) 330 TC - 226 SC
4) 226 - 651 SC
5) Từ 651 SC
Mặc dù các tôn giáo trên thế giới ( kể cả Cơ đốc giáo) đôi khi đã dùng sức
mạnh chính trị để truyền bá chân lý nhưng Chúa Jêsus không tán thành
phương pháp này. Ngài đã tuyên bố rằng “ Các lãnh tụ của các dân ngoại thi
hành quyền lực trên dân chúng” nhưng các môn đồ của Chúa Jêsus phải tuân
theo gương mẫu của Ngài là bày tỏ sự cao cả của chân lý qua việc phục vụ
người khác (Mat Mt 20:25-28). Việc truyền bá chân lý cần phải được thực
hiện trong tình yêu thương và sự hòa bình.
Mục tiêu: Xác định và giải thích các niềm tin của đạo Zoroastrian .
NiỀm tin cỦa đẠo ZoroastRian
Hume 209 - 213
Trong khi đạo Zoroastrian dạy rằng Ahura mazda là vị thần linh đáng tôn
thờ trên hết, dườngnhư đã có nhiều đối tượng của sự thờ phượng khác ở Ba
tư vào giai đoạn Zoroaster xuất hiện. Sự kiện Avesta dành sự thờ phượng
cho những vật không có sự sống như mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, lửa,
gió, nước và núi rõ ràng cho thấy một khung cảnh của chủ thuyết vạn vật
hữu linh đang thịnh hành khi Zoroaster sinh ra.
Pomerville nhận xét rằng “ Chủ thuyết vạn vật hữu linh có lẽ là tôn giáo cổ
xưa và phổ biến rộng rãi nhất trong tất cả các tôn giáo ngoại bang”. Ông
cũng nhận xét rằng quan điểm cơ bản của chủ thuyết nầy cũng cho rằng
không những chỉ các vật có sự sống nhưng cả vật không có sự sống cũng có
linh hồn.
27. Trong những câu sau đây câu nào không phản ánh đúng quan niệm của
đạo Zoroastrian về đấng tối cao? Amura mazda .
a) Thượng Đế khôn ngoan
b) Đấng Tạo hóa
c) Thượngđế hiện diện khắp mọi nơi
d) Thần linh đẹp đẽ
e) Thần rộng lượng, phong phú
28. Trong những điều dưới đây điều nào không đượcnhắc đến trong danh
sách của Hume về các đức tính tốt đẹp Ahura mazda?
a) Nhìn thấy mọi việc
b) Biết hết mọi điều
c) Vô cùng mãnh mẽ
d) Đấng tự mặc khải
e) Cha của sự công chính
Tác giả Bradley đề cập đến quan niệm của đạo Zoroastrian về Angra
mainyu, thủ lĩnh của quỉ, như là một “ sức mạnh đòi hỏi con người phải
trung thành với mình ... là nhân vật đối lập lại với Ahmura mazda. Đây
chính là Chúa của sự tối tăm và của sự dối trá” .
29. Trong những câu dưới đây câu nào không phản ảnh đúng quan điểm của
Joroastian về Angra mainyu?
a) Là thủ lĩnh của các tà linh.
b) Không thể ngăn trở Ahmura mazdt.
c) Đã hiện diện từ lúc ban đầu.
d) cùng hiện hữu với Ahmura mazda trong thời hiện tại
e) Không thể nào so sánh với Ahmura mazda.
Theo quan điểm nhị nguyên thuyết của đạo Zoroastrian thì Thượng đế
( Ahmura mazda và Satan ) ( Angra mainyu) không chỉ là hai nguyên lý
nhưng còn là hai thân vị đối nghịch với nhau. Vì cả hai đều tồn tại vĩnh cửu
và có quyền năng như nhau nên cuộc tranh chiến giữa hai bên được gọi là
nhị nguyên thuyết. “Đức tin chân chính tin tưởng rằng trong cuộc chiến đấu
giữa hai vị thần thiện ác để nhằm thống trị thế giới,Ahmura mazda chắc
chắn sẽ đắc thắng”
Ghi chú : Haagen nhận xét rằng giáo lý của đạo Zoroastrian không có tính
chất tiền định. Đạo này dạy rằng con người là một loài có ý chí tự do.
30. Hãy so sánh số lần Zoroaster nói đến Angra mainyu trong các tác phẩm
của ông và số lần Angra mainyu được nhắc đến trong những tài liệu đạo
Zoroastrian sau nầy.
31.. Trong những câu dưới đây câu nào không phải là quan niệm của
Zoroastrian về các linh tốt lành? Các linh tốt lành là
a) có liên hệ với Ahmura mazda
b) Là những nhân vật tôn giáo không có thân vị
c) Được gọi là các thần linh của sự dồi dào phong phú
d) Đôi khi được gọi là các thiên sứ trưởng.
32. Tên tổng quát của các tà linh theo đạo Joroastian là gì và tên đó có liên
quan đến từ ngữ nào trong tiếng Anh?
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Mô tả vắn tắt các nghi lễ và các qui luật luân lý đạo đức của đạo
Zoroastrian.
Các nghi lỄ và hỆ thỐng luân lý cỦa đẠo ZoroastRian.
Hume 213 - 215
Đạo Zoroastrian nguyên thủy cũng như đạo Zoroastrian cải cách đều làm
phát sinh những hành động, hy vọng và luân lý. Những đức tính tốt đẹp nầy
có được là do Đức tin chân thật và việc thực hành mỗi ngày những điều mà
các nghi lễ của đạo Zoroastrian tượng trưng. Tuy nhiên việc thi hành các
nghi lễ hình thức kết quả đó không đi đôi với việc thực hành các nguyên lý
đạo đức thì không thể nào đem lại các.
Những người theo đạo Zoroastrian ngày nay nhấn mạnh nhiều đến việc giữ
các nghi lễ “ dường như cho rằng tội lỗi có thể được rửa sạch chỉ bởi
cácnghi lễ thình thức”. Đạo Zoroastrian hiện nay đã đánh mất phần lớn đức
tin mạnh mẽ và tính thực tế của đạo Zoroastrian truyền thống và do đó đã trở
thành một tôn giáo không quan trọng trong các tôn giáo trên thế giới.
33. Tại sao người theo đạo Zoroastrian được gọi là “ Những người thờ hình
tượng”?
34. Trong những câu sau đây câu nào không phản ảnh đúng điều người theo
đạo Zoroastrian nói về lửa? Lửa tượng trưng cho
a) Thần linh
b) Ánh sáng
c) Sự hủy diệt
d) Sự ấm áp
Người Zoroastrian phủ nhận rằng họ thờ hình tượng và tuyên bố rằng “ đối
với họ lửa chỉ là biểu tượng của sự tinh sạch và công nghĩa của Ahmura
mazda cũng như thập tự giá là biểu tượng của sự hy sinh của Chúa Cứu Thế
Jêsus”
35. Kinh điển Zoroastrian đã nối kết việc hớt tóc và cắt móng tay với nghi lễ
tẩy sạch như thế nào?
...........................................................................................................................
....
Đạo Zoroastrian phủ nhận quan điểm rộng rãi của nhiều người cho rằng sự
sống đời sau tùy thuộc vào việc gìn giữ thân xác của con người. Sách
Vendidad tuyên bố rằng Đấng tạo hóa đã tạo dựng mọi loài từ hư vô hoàn
toàn có thể khiến thân xác rữa nát của con người sống lại.
36. Kinh Vendidad gọi điều gì là “ tội không thể chuộc lại được”.
...........................................................................................................................
....
37. Hume cho rằng “ tháp của sự yên lặng” là
a) nơi tiêu hủy các xác chết
b) nơi suy niệm
c) nơi cầu nguyện
d) nơi gìn giữ các Kinh điển
Ghi chú : Đạo Zoroastrian cho rằng các nghi lễ tẩy rửa của họ có liên quan
đến sức khoẻ con người và xác định rằng “ đó là phương pháp hoàn hảo, kỳ
cựu và vẫn còn áp dụng được ngày nay để đem tôn giáo gắn liền với sự vệ
sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ của con người.”
38. Sự thờ phượng trong đạo Zoroastrian nhấn mạnh đặc tính nào?
a) Bền vững
b) Đồng nhất
c) Chân thành
d) Thánh khiết
39. Bản tóm tắt tín điều của đạo Zoraostrian theo như Hume trình bày đã cho
thấy một mối quan hệ thân hữu với một số đối tượng và qua hệ thù nghịch
với một số đối tượng khác. Hãy nêu lên những đối tượng đó và mô tả mối
quan hệ giữa chúng và những người theo đạo Zoroastrian.
Chúng ta đã nói rằng giáo lý của đạo Zoroastrian dạy rằng con người là một
tạo vật có ý chí tự do. Đạo Zoroastrian giải thích tại sao con người cần phải
áp dụng sự tự do của mình:
“ Tiền đề quan trọng của nền luân lý trong đạo Zoroastrian là con người
được tự do lựa chọn cách thức hành động của mình và những kẻ khôn ngoan
sẽ chọn những điều phù hợp với chân lý, ánh sáng và trật tự qua đó người
khôn ngoan sẽ trở nên đồng nhất với sức mạnh của điều thiện và góp phần
đẩy lùi sức mạnh của điều ác.
Do đó, vai trò của con người trong cuộc chiến này là suy nghĩ những điều
tốt, nói những lời hay và thực hiện những hành vi tốt đẹp. ( Ling 81).
Tuy nhiên, theo sự dạy dỗ trong Kinh thánh về tội lỗi thì nền luân lý nầy
không thực hiện. Mặc dầu nghe có vẻ triết lý nhưng lý thuyết nầy đã không
biết đến quyền lực của tội lỗi.
40. Trong những câu dưới đây câu nào không phản ánh đúng sự mô tả của
Zoroaster về một người tín đồ đạo Zoroastrian lý tưởng? Người Tín đồ
Zoroastrian lý tưởng
a) là một người trung tín
b) là người yêu thương kẻ thù nghịch
c) là người có sự hiểu biết
d) là người rộng lượng
e) là người thực hiện việc cúng dường
41. Đức tính cao cả nhất theo dạy dỗ của đạo Zoroastrian là gì?
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Tóm tắt hy vọng sau cùng theo sự dạy dỗ của đạo Zoroastrian
Hy vỌng sau cùng theo cái nhìn cỦa đẠo Zoroastrian
Hume 215 - 218
Hume cho rằng đạo Zoroastrian có lẽ là tôn giáo đầu tiên dạy dỗ về“ Sự đắc
thắng sau cùng của điều thiện đối với điều ác.”
Tuy nhiên chúng ta cần phải nói rõ rằng có lẽ Do Thái giáo đã dạy dỗ chân
lý nầy trước thời đại của Joroaster. Một trong những ví dụ về sự dạy dỗ đó là
lời tiên tri của Êsai rằng các dân tộc sẽ “ rèn gươm giáo thành lưỡi cày” và
sẽ không còn có chiến tranh nữa (EsIs 2:1-4).
42. Trong những câu dưới đây câu nào không phải là một phần trong giáo lý
của Zoroastrian về niềm hy vọng sau cùng? Theo niềm hy vọng sau cùng
của đạo Zoroastrian thì
a) Mọi người sẽ được sống lại
b) Kẻ ác sẽ bị đoán phạt và người công chính sẽ được ban thưởng
c) Những khoái lạc về mặt vật chất được dành cho những người công chính
ở trên thiên đàng.
d) Sự tối tăm và những đồ ăn thiu thối dành cho những kẻ ác
43. Đặc điểm siêu nhiên nào trong cuộc sống của Chúa Jêsus mà Kinh điển
của đạo Zoroastrian áp dụng cho đời sống của Soshyant đấng cứu tinh sắp
đến của họ?
44. Mô tả tóm tắt việc tẩy sạch thời sau rốt theo cái nhìn của Zoroaster.
Đề tài chính trong hầu hết những luận văn về đạo Zoroastrian đều liên quan
đến sự tương đồng giữa đạo Zoroastrian và giáo lý về thời cuối cùng trong
Do Thái giáo thời sau lưu đày và trong Cơ đốc giáo. Bradley đã đặt vấn đề “
Đạo này đã có bao nhiêu ảnh hưởng trên đạo kia và yếu tố nào vốn bắt
nguồn từ Kinh thánh hay bắt nguồn từ kinh điển Ba tư thì rất khó xác định”.
Chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là mặc dầu các tác giả Kinh thánh thời sau
lưu đày có thể dùng những từ ngữ trong văn hóa Ba Tư để diễn tả những
quan niệm Kinh thánh nhưng họ đã không tiếp nhận giáo lý về thời sau cùng
từ đạo Zoroastrian
45. Giả như bạn gặp một người theo đạo Joroastian ở Bombay. Căn cứ vào
những điều bạn học trong bài này về quan niệm của người Joroastian về việc
tinh sạch và về gia sản tôn giáo lớn lao của người đó, bạn sẽ làm cách nào để
thuyết phục người đó về chân lý trọn vẹn hơn trong Cơ đốc giáo?
Mục tiêu: Đánh giá đạo Zoroastrian căn cứ vào sự thích hợp đối với thời đại
hiện tại, quan niệm về thế giới và tính chất hợp lý
Đánh giá Đạo zoroastrian
Hume 218 - 219
Quan niệm về một đấng tối cao không chấp nhận sự hiện diện của quyền lực
tối tăm có cùng quyền hành. Khác với quan niệm của Ấn độ giáo cho rằng
điều ác chỉ là điều không có thật, đạo Zoroastrian nhìn nhận điều ác là có
thật. Tuy nhiên, quan niệm của đạo Zoroastrian về một điều ác bình đẳng
với Thượng đế là không phù hợp với quan điểm của Cơ đốc giáo về một
Đức Chúa Trời tối cao.
Không có quyền lực ác nào có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời tối cao
nếu Ngài không cho phép theo một mục đích rõ ràng. Nếu ý muốn của Đức
Chúa Trời bao quát toàn thể vũ trụ thì xuất xứ và sự hiện hữu của điều ác
cũng phải nằm trong ý muốn và sự hiểu biết của Ngài. Điều ác không thể tự
nhiên mà có.
Theo Cơ đốc giáo thì Đức Chúa Trời không tạo nên điều ác nhưng điều ác
cũng không xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Theo Cơ đốc nhân điều ác
không phải là một tạo vật của Đức Chúa Trời. Nhưng đó chính là sự méo mó
đã xuất hiện khi tạo vật của Ngài lạm dụng sự tự do mà Ngài dành cho
chúng. Do đó, điều ác không tồn tại mãi mãi và không thể ngăn trở chương
trình vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Đấng chí cao điều khiển dòng lịch sử
trong một cách thức Ngài có thể dùng điều ác để thực hiện những mục đích
tốt đẹp của Ngài. Thập tự giá của Đấng Christ là một ví dụ đẹp đẽ về điều
này. Do điều ác nên cần phải có thập tự giá nhưng Đức Chúa Trời đã biến
thập tự giá thành nguồn phước cho nhân loại.
46. Hãy xác nhận ưu điểm và khuyết điểm của đạo Joroastian bằng cách viết
số 1 hoặc số 2 vào trước các câu phát biểu dưới đây.
....a Đạo nầy xác nhận sự đối kháng giữa điều thiện và điều ác.
....b Cách thức mà đạo nầy đã dùng để bảo vệ lập trường của mình.
....c Khải tượng truyền giáo toàn cầu của đạo nầy.
....d Sự thích hợp đối với xã hội.
....e Sự dạy dỗ của đạo nầy về sự phán xét sau cùng
....f Giải pháp đạo này đưa ra để giải quyết vấn đề tội ác
....g Giáo lý của đạo nầy về ý chí tự do
....h Những nền tảng tạo nên giáo lý lạc quan về sự cứu rỗi.
Hume cũng nêu lên một khuyết điểm nữa của đạo Zoroastrian là “ Đạo nầy
đã không thấy giá trị của sự đau khổ”. Kinh thánh đã dạy rằng điều ác đôi
khi là để dẫn đến mục đích tốt đẹp. Kinh thánh cũng dạy rằng sự đau khổ đôi
khi cũng có những mục đích tốt đẹp. Nếu chúng ta là những Cơ đốc nhân
chân chính chúng ta không thể nào trốn tránh đau khổ (IITi 2Tm 3:12) và
chúng ta cần biết rằng “ Nếu chúng ta cùng chịu khổ với Đấng Christ thì
chúng ta cũng sẽ chia phần vinh hiển với Ngài” (RoRm 8:17).
Bài làm : Bạn hãy cầu nguyện cho những theo đạo Zoroastrian tại Ấn độ và
tại Iran để họ có thể ra khỏi tình trạng cô lập của họ và bước vào ánh sáng
huy hoàng của Đức Chúa Trời. Bạn thử viết một lá thơ cho một người theo
đạo Zoroastrian ở Bombay hay ở Iran và vạch ra những yếu tố tốt đẹp trong
tôn giáo của họ và giải thích thêm những điều khác liên quan đến vấn đề
nầy. Hãy viết thơ trong niềm hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ chấp nhận chân
lý và ân điển của Đức Chúa Trời dành cho họ trong Chúa Jêsus Christ.
Bài kiỂm tra kẾt thúc đơn vỊ mỘt
Bạn hãy ôn lại những điều đã học từ bài 1 đến bài 4 trước khi làm bài kiểm
tra. Cố gắng nhớ lại những điểm đã học trong các dàn bài. Ôn lại các mục
tiêu của bài học để chắc chắn rằng bạn đã hoàn tất các mục tiêu đó. Bài kiểm
tra nầy sẽ giúp bạn đánh giá sự tiến bộ của bạn và chuẩn bị cho bài thi cuối
khóa.

Ấn Độ Giáo Truyền Thống


Mục đích :
Mục đích của bài học nầy là nhấn mạnh những tính xấu xa bất công của hệ
thống đẳng cấp đồng thời cũng cho thấy rằng trải qua suốt lịch sử Ấn độ
giáo, hệ thống nầy là nầy nền tảng cho kết cấu xã hội; bài học nầy cũng nhấn
mạnh đến sự thiếu sót yếu tố cứu chuộc trong giáo lý và tư tưởng của Ấn độ
giáo ( chẳng hạn: tư tưởng của Ấn Độ Giáo về sự nhục hóa), và sự thiếu tính
thống nhất thuộc linh đúng đắn của Ấn Độ Giáo về việc thần thánh hóa cõi
thọ tạo theo thuyết vạn vật hữu linh. Chúng tôi hy vọng rằng sự hiểu biết về
Ấn Độ Giáo mà bạn có được qua bài họa nầy sẽ khơi dậy hơn nữa ước ao
của bạn để nói về Chúa cho người Ấn Độ Giáo và khả năng của bạn để làm
điều đó.
Dàn bài
Giới thiệu về Ấn Độ Giáo trong số các tôn giáo.
Sự thờ phượng thiên nhiên thời kỳ đầu.
Ấn Độ Giáo thời kỳ tăng lữ.
Ấn Độ Giáo thời kỳ triết lý.
Ấn Độ Giáo thời kỳ có luật pháp
Ấn Độ Giáo thời kỳ có tu dưỡng đạo tâm
Ấn Độ Giáo thời kỳ phổ cập.
Những mục tiêu của bài học .
Khi hoàn tất bài học nầy, bạn sẽ có thể:
Trình bày được nguồn gốc và sự phát triển của Ấn Độ Giáo.
Trình bày được sự thờ phượng thiên nhiên thời kỳ đầu của Ấn Độ Giáo.
Giải thích tính chất tăng lữ của Ấn Độ Giáo.
Trình bày sơ lược triết lý của Ấn Độ Giáo về Đấng tối cao.
So sánh tính chất luật pháp của Ấn Độ Giáo với những giai đoạn trước của
Ấn Độ Giáo.
Cho biết tại sao Kinh Thư về sự tu dưỡng đạo tâm của Ấn Độ Giáo được rất
nhiều người tôn trọng.
Thảo luận về tính chất kết hợp chặt chẽ trong sự phổ cập của Ấn Độ Giáo.
Các sinh hoạt học tập
1. Đọc trước những bài học bằng cách xem kỹ phần khái quát, mục đích và
những mục tiêu.
2. Tìm nghĩa từ nào trong phần “ từ quan trọng” mà bạn chưa biết.
3. Đọc trang 19-23 trong sách giáo khoa của bạn.
4. Làm dần dần những bài tập trong phần phát triển bài học, trả lời những
câu hỏi trước khi xem phần giải đáp.
5. Trình bày sự phát triển của Ấn Độ Giáo (qua 6 giai đoạn được nói đến
trong phần khai quát bài học) bằng cách vẽ một biểu đồ với những cột sau:
1.Tên gian đoạn.
2. Các thánh thư.
3. Phương pháp cứu rỗi chính.
6. Nhiệm vụ không bắt buộc. Nếu có thể được, bạn hãy nói chuyện hoặc viết
thư cho một người Ấn Độ Giáo có học thức và một người Ấn Độ Giáo thất
học để biết họ hiểu gì về tôn giáo của họ.
Từ ngữ quan trọng
Đẳng cấp
Thợ thủ công.
Phiếm thần luận.
Thuộc về lý thuyết.
Tượng hình.
Sự truyền kiếp
Lời truyền
Tự hạ phẩm giá.
Tăng lữ thuyết.
Trung tín
Thuyết chống luật pháp
Cách ngôn
Quyền tối thượng.
Người đánh xe ngựa
Khối kết.
Đoán số tử vi
Cái nhìn độc địa.
Thuộc về siêu hình học.
Triển khai bài học
Bây giờ bạn sẽ nghiên cứu về Ấn Độ Giáo “ một tôn giáo sống, có tổ chức
và cổ xưa nhất trên thế giới” ( Huma 19) Ấn Độ Giáo có nhiều tín đồ hơn
bất kỳ tôn giáo nào có nguồn gốc ở Nam Á và Đông Á. Vào thập kỷ 60 của
thế kỷ nầy, có khoảng 1/7 dân số thế giới là người Ấn Độ Giáo ( Hardon,
1968 trang 91) Ngày nay trên 82 % trong số 580 triệu người Ấn Độ Theo Ấn
Độ Giáo.
Hume nhận xét rằng: “ Ấn Độ Giáo hầu như chỉ giới hạn trong nước Ấn Độ
ngoại trừ những người Ấn Độ Giáo di chuyến đến những vùng khác” (19).
Tuy nhiên ảnh hưởng của nó bắt đầu xuất hiện ở các nước phương Tây trong
thời gian gần đây. Đề cập đến sự giảng dạy và sự thống nhất các tôn giáo
của Rama Krishna ( 1836- 1886) Bradley nói rằng: “ Ở Ấn Độ cũng như ở
Hoa Kỳ, phong trào Ramakrishna đã được người ta tiếp thu một cách đồng
tình và nó có ảnh hưởng rất lớn đối với số tín đồ tương đối ít oi của nó”
(102) Sự nghiên cứu về Ấn Độ Giáo là rất quan trọng để bạn hiểu Ấn Độ và
dân tộc Ấn Độ cũng như để bạn đối phó với họ một cách thông suốt ở
phương Đông hoặc ở phương Tây.
1. Có khoảng 82 % dân số Ấn Độ là:
a) Người Ấn Độ Giáo ngay trước khi thành lập nước Pakistas.
b) Người Ấn Độ Giáo theo thống kê dân số năm 1931.
c) Người Ấn Độ Giáo hiện nay.
d) Người Ấn Độ Giáo theo thống kê dân số năm 1951.
Mục tiêu: Trình bày nguồn gốc và sự phát triển của Ấn Độ Giáo .
GIỚI THIỆU VỀ ẤN ĐỘ GIÁO
Hume 19-22.
Vì Ấn Độ Giáo không có người thành lập nên niên đại về nguồn gốc của nó
không thể xác định chính xác được. Người Ấn Độ Giáo gọi tôn giáo của họ
là Santhana Dharma, nghĩa là “tôn giáo vĩnh cửu” ( Nichols 1975 trang 136)
Vì cớ tính chất phức tạp của Ấn Độ Giáo, nên người ta không thể đi đến một
sự định nghĩa thỏa đáng về tôn giáo nầy.
Ấn Độ Giáo không phải là giáo lý, không phải là một hệ thống triết học đặc
biệt, không phải là một hình thức thờ phượng đặc biệt, không phải là một
thánh thư đặc biệt. Không phải là một nhóm dân tộc đặc biệt, cũng không
phải là một sự thiết lập các nghi lễ hay tập tục nào. Đó là một sinh hoạt có
ẩn chứa một ý nghĩa về sự thống nhất, chấp nhận nhiều loại tín ngưỡng.
Có nhiều nhánh trong Ấn Độ Giáo tín nơi một Thượng Đế có thân vị trong
khi những nhánh khác tin nơi Đấng tuyệt đối không có thân vị. Một số người
Ấn Độ Giáo tin nơi một Thượng Đế có thân vị bên trong, còn những người
khác lại không tin nơi một hình thức nào về Thượng Đế cả. Tuy nhiên tất cả
những nhóm người nầy đều thuộc về Ấn Độ Giáo. Tất cả những quan điểm
trái ngược nầy đều cùng tồn tại trong Ấn Độ Giáo làm cho nó thêm đa dạng
nhưng lại không làm hại đến tính thống nhất của nó.
Ấn Độ Giáo cho rằng có sự thống nhất trong tính đa dạng và có sự đa dạng
trong sự thống nhất. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được mối quan hệ
giữa tính thống nhất và tính đa dạng để hiểu được tính chất phức tạp của Ấn
Độ Giáo. Một người Ấn Độ Giáo đã định nghĩa Ấn Độ Giáo như “ Một cái
dù đức tin lớn mà dưới cái dù đó ai cũng thấy chỗ của mình”
Tuy nhiên theo quan điểm Cơ đốc thì dường như trải qua suốt lịch sử Ấn Độ
Giáo, sự thống nhất nầy chỉ được duy trì qua bổn phận xã hội đối với hệ
thống đẳng cấp hơn là bởi đức tin. Dường như nó thiếu hẳn tính chất thống
nhất như Kinh Thánh là căn cứ trên yếu tố thuộc linh.
2 Điều gì đã làm cho Ấn Độ Giáo trở nên đặc biệt trong số các tôn giáo trên
thế giới ?
3 Sắp xếp lại 4 đẳng cấp sau đây trong Ấn Độ Giáo theo thứ bậc.
a................................................................
b................................................................
c................................................................
d................................................................
1, Vaisya
3, Sudra
2, Brahmin
4, Kshatriya
Everett L.Cettell ( Carttell, 1954 trang 144) nói rằng : “ Hơn bất cứ điều gì
khác, hệ thống đẳng cấp là một nét đặc trưng của Ấn Độ Giáo, mà mọi
người đều thừa nhận “ Sự phân chia đẳng cấp đã dẫn đến sự cấm cưới gả
khác đẳng cấp, cấm ăn chung và cấm đổi nơi cư ngụ. Trong tác phẩm “ The
Religim of Mankind”, Edmund D. Soper có nói: “ Trở thành một người Ấn
Độ Giáo có nghĩa là phải thuộc về một trong những đẳng cấp và tuân theo
những quy định của đẳng cấp” ( Soper, 1951 trang 103)
“ Ấn Độ Giáo không phải là một tôn giáo có tín điều như Hồi giáo vàCơ đốc
giáo. Người Ấn Độ Giáo là do bẩm sinh” ( Nichols, 1975, trang 137) Câu
trích nầy có sự mở rộng Ấn Độ Giáo là do tiến trình sinh học. Nó cùng được
mở rộng bởi tiến trình đồng hóa. Tuy nhiên do thiếu tầm nhìn về sự truyền
giáo hải ngoại nên làm hạn chế sự phát triểu của tôn giáo nầy.
4 Câu nào trong những câu sau đây không nói lên nét đặc trưng của Ấn Độ
Giáo?
a)Tất cả tín đồ đều có một tin thần duy nhất.
b) Niềm tin nơi sự truyền kiếp ( luân hồi)
c) Niềm tin nơi một Đấng thiêng liêng vô sở bất tại.
d) Sự khoan dung tôn giáo.
5 Câu nào trong những câu dưới đây không nêu lên đặc điểm được tìm thấy
trong vòng người Ấn Độ Giáo ? Người ta thấy trong số những người Ấn độ
Giáo có
a) Người theo thuyết hữu thần tin nơi một Thượng Đế có thân vị.
b) Một tiêu chuẩn đạo đức duy nhất.
c) Người theo thuyết phiếm thần luận cho rằng Đức Chúa Trời là mọi sự.
d) Người theo thuyết phiếm thần tin nơi nhiều thần.
6 Mặc dù Ấn Độ Giáo rất là phức tạp nhưng vẫn có một cách để hiểu và biết
rõ về tôn giáo nầy. Cách nào?
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
Vệ đà ( vedaas) là thánh thư cổ nhất của Ấn Độ Giáo “ vệ đà” có nghĩa là
“sự hiểu biết”. Thánh thư của Ấn Độ Giáo có thể được chia thành 2 loại
Sruti và Smriti có thẩm quyền hơn Smriti. “ Sruti”nghĩa là “ điều được
nghe” và “ Smriti” có nghĩa là “ điều được ghi nhớ” do đó về phương diện
lịch sử người ta cho rằng các rishis (các nhà hiền triết) thời xưa đã tạo nên
Sruti khi họ nghe được những chân lý nầy trong khi suy gẫm chân lý. Sruti
không đề cập đến những sự kiện hoặc nhân vật lịch sử nhưng đề cập đến
chân lý xác quyết bằng hình thức châm ngôn và thi ca. Kinh vệ đà thuộc về
loại Sruti. Epics và Puranas thuộc về nhóm Smitri ( Nichols, 1975, trang
137- 138)
7 Theo nguyên bản, Kinh vệ đà được viết bằng
a) Tiếng Anh.
b) Tiếng Đức.
c) Tiếng Hindi.
d) Tiếng Phạn.
e) Tiếng Tamil
8 Dân tộc nào có trách nhiệm chính về tôn giáo được phản ảnh trong kinh vệ
đà?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
Ghi chú: Cattell có ý kiến ( 190) cho rằng người Aryans đã xâm lược Ấn Độ
đồng thời với lúc “Ápraham rời khỏi Mêsôpôtani ( giữa năm 2000 và 1500
trước C.N)” Dân tộc mà họ thấy đang sống ở Ấn Độ là người Dravidians.
9 Trong những câu sau đây về nền văn minh thời tiền Aryan ở Ấn độ, những
câu nào là đúng ?
a) Nó nằm ở thung lũng sông Ấn Độ.
b) Được khai quật từ thế chiến thứ I
c) Có từ năm 6000 trước C.N
d) Đồng thời với Ai Cập và Babylôn cổ đại.
e) Không có ngôn ngữ viết ( văn tự)
10 Về 2 câu dưới đây, cây nào là đúng?
.......a. Nền văn minh Dravidian thời tiền Aryan đã hoàn toàn bị người
Aryans xâm lược phá hủy.
......b. Một số tín ngưỡng của người Dravidians đã ha trộn với tín ngưỡng
của người Aryan để tạo nên tín ngưỡng của Ấn Độ Giáo sau nầy.
1. Cả hai câu đều sai.
2. Cả hai câu đều đúng.
3.Chỉ câu đầu đúng.
4. Chỉ cân hai đúng.
Mục tiêu: Trình bày sự thờ phượng thiên nhiên rất sớm của Ấn Độ Giáo
SỰ THỜ PHƯỢN THIÊN NHIÊN TỪ BAN ĐẦU
Hume 22-23
Chú ý: Trong bài học nầy, chúng ta xem Vệ Đà chỉ là một phần trong các
thánh thư của Ấn Độ Giáo, nhưng trong phần nầy, Hume cho rằng: “ tên
dùng cho tất cả thánh thư của Ấn Độ Giáo là vệ Đà” và ông còn cho rằng:
“Những trưởng phái khác nhau trong Ấn Độ Giáo đều có những kinh vệ đà
đặc biệt của họ” ( c22) trong phần còn lại của bài học chúng ta về Ấn Độ
Giáo, chúng ta sẽ tiếp tục xem vệ đà như là một phần trong tất cả những
thánh thư của Ấn Độ Giáo.
11. Sắp xếp lại theo thứ tự 4 loại vệ đà mà Huma có đề cập
a..............................................................................
b.............................................................................
c.............................................................................
d.............................................................................
1. Atherva
2. Rig
3. Sama
4. Yajur
12. Trong những câu hỏi dưới đây, câu nào không mô tả sống động về kinh
Rig Vệ đà. Kinh Rig Vệ Đà:
a) có niên đại vào khoảng 2000 - 1000 trước C.N
b) là tài liệu cổ nhất trong tôn giáo sống trên thế giới.
c) được viết bằng tiếng Timal cổ.
d) gồm có 1028 bài ca.
e) được người Ấn Độ Giáo xem là có uy quyền không thể sai lầm.
13.. Viết chữ Đ trước những câu mà theo câu thơ Gayatri của Kinh Rig Vệ
đà là đúng, và chữ S trước những câu sai.
........a. Thượng Đế không có thân vị.
........b. Thượng Đế phải được thờ phượng
.......c. Thượng Đế là Đấng ban sự sống.
........d. Thượng Đế có liên lạc với con người.
........e. Thượng Đế không hành động.
Câu thơ Gayatri là một ví dụ về thuyết vạn vật hữu linh trong Ấn Độ Giáo:
Trong câu thơ đó, mặt trời được nhân cách hóa và thần thánh hóa. Trong
luận án tiến sĩ không xuất bản của ông vào năm, 1975 về đề tài “Thuyết vạn
vật hữu linh trong Ấn Độ Giáo phổ thông” Benyamin Prasad Shindde có
viết:
“ Mặt trời được mô tả có tính chất thần thánh không những với cả làng mà
còn với mỗi gia đình theo Ấn Độ Giáo. Cứ mỗi buổi sáng, người chủ nhà
thắp một cái đèn nhỏ với một nén nhang thơm vẩy qua vẩy lại trong ánh
sáng mặt trời như là một của lễ dâng cho mặt trời và ban ngày. Đối với một
triết gia, điều nầy là biểu tượng của một nguyên tắc thiêng liêng, nhưng đối
với những người Ấn Độ Giáo ở tỉnh lỵ, làng mạc vùng quê thì đó là sự thờ
phượng mặt trời ( trang 48)
14. Hume liệt kê 9 đối tượng hoặc thế lực Kinh Rig vệ đà mà con người
dâng lên lời cầu nguyện và ca tụng. Hầu hết trong số nầy là những điều có
thể nhìn thấy được, nhưng có 2 đối tượng không thể nhìn thấy được. Nêu tên
hai đối tượng nầy
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
15. Sắp xếp ( dĩ nhiên là theo quan điểm của những tác giả của kinh vệ đà) 5
đối tượng được thần thánh hóa trong Kinh vệ Đà thích hợp với sự giải thích
bên cạnh bằng cách đánh số của mỗi đối tượng đó vào chỗ trống trước
những câu giải thích ( Hãy làm cẩn thận vì mặc dù không có đối tượng nào
trong năm đối tượng nầy được xem là có đủ tất cả các phẩm chất trong phần
giải thích nhưng có sự trùng lặp về tính chất giữa 5 đối tượng nầy được xem
là có đủ tất cả các phẩm chất trong phần giải thích nhưng có sự trùng lặp về
tính chất giữa 5 đối tượng nầy)
......a. Mênh mông hoặc vô tận.
......b. Không thể đụng chạm được nhưng không thể thiếu được.
......c. Nguồn gốc chính yếu cho sự sống tồn tại.
......d. Không thể thấy được nhưng rất mạnh mẽ.
......e. Có thể tiếp xúc được và không thể thiếu được.
1. Không khí.
2. Trái đất.
3. Gió.
4. Bầu trời.
5. Mặt trời.
Khía cạnh “ không thể đụng chạm được” trong “ phần b” của bài tập trên là
điểm giải thích duy nhất không nằm trong quan niệm của Cơ đố giáo về
Thượng Đế. Đây là bản liệt kê có giá trị về những điều quan sát đúng đắn
cho cách giải thích đó:
1. Không có một sức mạnh thiên nhiên nào có được tất cả những đặc điểm
được mô tả về thần linh.
2. Mỗi sức mạnh thiên nhiên đều bị giới hạn bởi sự phụ thuộc lẫn nhau và do
đó không thể đại diện cho thần linh một cách trọn vẹn được.
3. Không có sức mạnh thiên nhiên nào được cho là có khả năng liên lạc
được với con người theo cách cá nhân.
4. Những sức mạnh thiên nhiên nầy mô tả sống động về những phẩm chất
thiêng liêng nhưng không thể thay thế được các thực thể thuộc linh.
BÀI TẬP KHÔNG BẮT BUỘC: Cố gắng viết ra điều quan sát thêm về phần
thần linh dựa trên bài tập 15.
16. Theo Hume, trước hết hãy nêu tên thần linh quan trọng nhất trong Kinh
vệ đà và sau đó thần linh có đạo đức cao nhất trong Kinh vệ Đà.
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
17. Kinh Rig đã trình bày bốn đẳng cấp trong xã hội loài người bằng những
bộ phận trong cơ thể, mỗi bộ phận nầy tượng trưng cho chức năng chính của
đẳng
cấp đó trong xã hội. hãy cho biết những chức năng nầy bằng cách điền vào
khoảng trống trong biểu đồ dưới đây (biểu đồ 5.1)
BẰNG CẤP
a. Brahmin
b. kshatriya
c. Vaisya
d. Sudra
BỘ PHẬN
Miệng
2 tay
2 đui
2 chân
CHỨC NĂNG
18. Phương pháp cứu rỗi chính trong kinh Rig vệ đà là gì?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
Phần lớn lời nhận xét của Hume trong phần nầy dựa trên kinh Rig vệ đà.
Chúng ta hãy kết luận phần nầy bằng một lời nhận xét ngắn gọn về từng loại
kinh vệ đà khác nhau: Kinh Yajur vệ đà gồm có những lời cầu nguyện và
những nghi thức tế lễ có thể so sánh như sách Lêviký. Kinh Sama vệ đà gồm
có những bài hát được hát vào lúc dâng của lễ dùng để uống. Kinh Atharva
vệ đà là sách nói về y khoa, những bài hát, những câu thần chú và cách dùng
phép thuật để chữa bịnh hoặc xua đuổi tà linh ( xem Cattell 191) Nền y khoa
của Ấn độ được mọi người biết đến là quyển “ Ayurveda” được rút ra từ
những cách sử dụng phép thuật nầy.
Mục tiêu: trình bày tính chất của Ấn độ giáo thời kỳ các tăng lữ .
ẤN ĐỘ GIÁO THỜI KỲ CÁC TĂNG LỮ.
Hume 24- 25.
Tiếp theo sự thờ phượng thiên nhiên “ đã nổi lên một hình thức mới về ăn
chương và tôn giáo” ( Hume 24) Tôn giáo mới, Ấn Độ Giáo thời kỳ tăng lữ
dựa trên Brahmanas là yếu tố tạo nên nền văn học mới. Vào thời đó “Chủ
nghĩa lễ thức đã trở thành một hình thức nổi bật của tôn giáo . . . . và điều
nầy dần dần trở thành điều độc quyền của đẳng cấp tăng lữ” ( Hardon 52) Từ
“ brah điều độc quyền của đẳng cấp tăng lữ” (Hardon 52) Từ “Brahmanas”
Có nghĩa là “ thuộc về các thần tế lễ” Brahmanas là những bài chuyên luận
về tôn giáo mà đặc biệt nhấn mạnh đến các của lễ.
Bạn cần phải phân biệt giữa Brahmanas (văn chương) Brahmin (thầy tế lễ)
và Brahma (Thượng Đế) Một số học giả đề cập đến Đấng tối cao của Ấn Độ
Giáo là “ Brahman” còn những thần khác là “ Brahma” Để phù hợp với
Hume, chúng ta gọi Đấng tối cao là Brahma. Đại từ “Nó” (ít) thay vì “Ngài”
(he) thường được dùng để chỉ Brahma vì Brahma được xem như một thực
thể phi thân vị ( Xem Huma 26)
19. Trong đoạn đầu bài viết của Hume về phần nầy, ông đã trình bày sự tác
động lên tôn giáo về việc biến đổi tính chất thờ phượng thiên nhiên ( tôn
giáo đơn giản của Kinh Vệ đà) thành Ấn Độ Giáo có tính chất tăng lữ là như
thế nào?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
....
20. Câu nào trong những câu sau đây là đúng? Brahmanas
a. là những bài thuốc để trị bịnh.
b. là những cách hướng dẫn về của tế lễ.
c. là những truyền thuyết tôn giáo.
d. là những tác phẩm văn xuôi Ấn - Âu cổ nhất còn tồn tại đến bây giờ.
e. qui định những bổn phận của Brahmin.
21. Gọi tên của lễ mà khởi đầu gồm có việc giết 609 con thú và cần phải mất
cả năm mới làm xong?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
SỰ CẢI CÁCH : Trong bài học tiếp theo, sẽ có một phần dành để nói về “
những nổ lực cải cách của Ấn Độ Giáo” ( em Hume 34- 3) Ở dây Hume
chưa đề cập đến những điểm cải cách nhưng chúng tôi sẽ kết luận phần nầy
trong sách hướng dẫn nghiên cứu của chúng tôi bằng những điểm thay đổi
hiện nay trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ Giáo.
Nhiều sự khác biệt và tập tục của đẳng cấp không còn nữa, ở Ấn Độ, một
người Brahmin hiện nay không còn nắm quyền tôn giáo trên những người
khác nhiều như trước. Họ phải kiếm việc làm như những người khác. Ngày
nay đẳng cấp Brahmin không còn được tôn trọng vì đẳng cấp của họ nữa
nhưng vì nhân cách của họ.
Ngày nay đẳng cấp Sudra được học hành như đẳng cấp Brahmin là cùng làm
việc trong một cơ quan hoặc trường học. Họ có thể cùng đi chung trên một
xe buýt hoặc cùng ăn chung trong một nhà hàng, và cũng không có gì khác
thường khi một người thuộc đẳng cấp thấp được chọn vào một chức vụ nào
đó của một bang hoặc trung ương và có quyền cao hơn đẳng cấp Brahmin
đẳng cấp. Việc ăn chung giữa các đẳng cấp không bị kiểm soát gắt gao như
vấn đề hôn nhân.
Ngày nay, Barhmin không còn dâng tế lễ bằng thú vật nữa. Những vật được
dùng chủ yếu hiện nay trong sự thờ phượng là hoa, lúa mì, dầu dừa và
nhang. Đẳng cấp Brahmin đang tự điều chỉnh mình theo những thay đổi
đang xảy ta trong Ấn Độ Giáo dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục hóa.
Mục tiêu: Trình bày sơ lược sự mô tả mang tính, triết học của Ấn Độ Giáo
về Đấng tối cao
ẤN ĐỘ GIÁO THỜI KỲ TRIẾT LÝ.
Hume 25- 28
“ Upanishad” có nghĩa là “ sự hiểu biết thánh và bí mật” để giáo sư trao đổi
với học viên của mình bằng phương tiện đối thoại và sự tương tác. Các sự
dạy dỗ nói đến trong Upanishads rất giống với phong cách dạy dỗ của
Socrate. Siêu hình học là điểm chính trong triết học Ấn Độ. Tôn giáo và triết
học Ấn Độ không thể tách rời nhau.
Trong Upanishads có một nổ lực nhằm tổng hợp làm cho hài hòa những
niềm tin của kinh vệ đà. Điểm chính yếu trong Upanishads là tập trung vào
Brahma để mô tả “nó” như là một nguyên tắc tiềm ẩn của tất cả mọi sự tồn
tại và tư duy.
22. Theo vệ đà, “Brahma” có nghĩa là gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
23. Theo Upanishads “Brahma” Có nghĩa là gì ?
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Điều đáng chú ý là có nhiều luận thuyết tạo nên phần chủ yếu của văn
chương được mọi người biết là Upanishad. Trong phần nầy Huma chỉ đề cập
đến hai trong số đó: chandogya và Aruneya
24. Những từ nào trong các từ dưới đây không được đề cập đến trong phát
biểu của Hume về sự mô tả mang tính chất triết học bản thể của Brahma
theo Upanishad
a) vô biên tính.
b) tính vô sở bất tại.
c) không có thân vị.
d) không thể mô tả.
e) tính toàn tri.
f) trung tính.
g) tính vô sở bất năng.
25. Theo ánh sáng trình bày về Brahmi trong bài tập chỉ có 2 câu trong
những câu dưới đây là đúng. Đó là những câu nào ? Brahma:
a) có thể làm mọi sự.
b) biết tôi.
c) ở đây.
d) ở khắp mọi nơi.
f) tự mặc khải chính Ngài.
Theo sự trình bày trong Upanishad về Brahma thì “nó” có tính không thể
biết và không có thân vị. Do đó những gì được nói đến trong nổ lực trình
bày về “ Nó” đều chỉ là sự suy đoán của con người Brshma trung tín thì bất
động và yên lặng do đó nó không thể sáng tạo cũng không thể bảo vệ được
con người.
Upanishads trình bày sự bất hòa hợp tâm linh của từng con người vào trong
Brahma. Nó không dạy rằng con người cần được cứu theo ý nghĩa của sự
cứu rỗi trong Kinh Thánh, nhưng dạy con người chỉ cần nhận thức mình là
một phần của Brahma là đủ. Sự nhận thức nầy được gọi là “ Sự tự nhận
thức” hoặc là “ sự nhận thức Brahma” và đã dẫn người Ấn Độ Giáo đến chỗ
tuyên bố rằng Aham Brahma asmi ( tôi là Brahma) Lời tuyên bố nầy và lời
Tat tvam asi ( bạn cũng vậy) là Mahavakyas ( những lời nói vĩ đại) của văn
chương Upanishad.
Lời tuyên bố “ Tôi là Brahma” bày tỏ sự nhận thức của một người Ấn Độ
Giáo rằng họ, atman ( linh hồn con người) cũng như Brahma và Brahma
cũng là atman. Trường phái nhứt nguyên luận Advaita Vedanta được giáo
ngộ nói rằng “Tôi là Thượng Đế” Thì không phải anh ta có ý lộng ngôn
nhưng anh ta chứng thực cho quan điểm nhứt nguyên về sự cứu rỗi nầy.
( Nichols 146)
Những thánh thư đầu tiên của Ấn Độ Giáo ( đặc biệt là Rig Vesda) cho biết
hậu quả của tội phạm đến Thượng Đế là cần phải có sự kêu nài tha thứ,
nhưng “ điều quan trọng nầy hầu như đã bị đánh mất trong Upanishad”
(Nichols 145). Trong triết lý của Ấn Độ Giáo hầu như không có sự nhận biết
tội lỗi the ý nghĩa của Kinh Thánh. Nó xem tội lỗi như một sự ngu dốt
không biết đã ngăn cản sự nhận thức. Theo quan điểm nầy không cần có sự
chuộc tội và tha thứ tội lỗi như sự cứu rỗi trong Kinh Thánh đòi hỏi.
26. Quan điểm của triết lý Ấn Độ Giáo về sự thay đổ hiện tượng thế giới là
gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Triết lý Advaita do SanKara truyền bá đã cho rằng thực thể duy nhất là
Brahma và tất cả những đều khác chỉ là sự ảo giác ( Maya) Triết lý nầy đã
dẫn đến nhiều rối loại, bi quan và thờ ơ ở Ấn độ.
27. Triết lý Ấn Độ Giáo hầu như nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi
a) có được qua sự tha tội.
b) là đạt được sự bình an và vui mừng
c) được nhận thức qua một thực thể vĩnh vữu.
d) là sự đắc tháng nổi sợ hãi.
28. Theo triết lý Ấn Độ Giáo, mục tiên của sự cứu rỗi là
a) được ở trong sự hiện diện của Brahma.
b) sự thu hút vào trong Brahma.
c) sự sống vĩnh cữu có tính cách cá nhân.
d) sự thông công với Brahma.
Nichollls nói rằng “ Mục đích của yoga là để tạo nên một sự thay đổi triệt để
trong trạng thái tỉnh táo của con người . . . để người tập Yoga kinh nghiệm
được một tình trạng vượt trên không ian và thời gian” ( 184)
29. Phương pháp yoga tạo nên một trạng thái vượt trên không gian và thời
gian bằng cách nào?
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
30. Danh xưng nào trong những danh xưng dưới đây không áp dụng cho
thức tể tối cao trong triết ký Ấn Độ Giáo?
a) linh hồn thế giới.
b) Brahma.
c) Atman.
d) Đấng tối cao.
e) Thượng Đế toàn tri.
31. Tại sao triết lý Ấn Độ Giáo dạy rằng người nào đã đạt được sự hiệp một
trọn vẹn với Brahma có thể được xem như đã vượt lên trên mọi khác biệt về
đạo đức?
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
Hume nói rằng sáu trường phái chính thống giải thích về triết lý của Ấn Độ
Giáo đều được công nhận. Nicholls nhận định rằng “ 6 hệ thống triết học
chính yếu nầy thường được phân làm 3 cặp: Thứ nhất là Nyaya và
Vaiseshika, thứ hai là Samkhya và Yoga; thứ ba là Purva Mimamsa và
Veddnta ( 151)
32. The Upanishad điều gì là yếu tố quan trọng nhất để một người nhận
được sự cứu rỗi?
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
Mục tiêu: So sánh Ấn Độ Giáo có luật pháp với những giai đoạn trước đó
của Ấn Độ Giáo .
ẤN ĐỘ GIÁO THỜI KỲ CÓ PHÁP.
(Hume 28-29)
Ấn Độ Giáo có một sự kiện giống như là Lễ vượt qua của Do thái giáo
nhưng người Ấn Độ Giáo tuyên bố rằng họ có một người ban hành luật pháp
tên là Manu. Tất cả những người Ấn Độ Giáo đều làm theo luật pháp của
Manu.
33. Sắp xếp lại những tác phẩm văn chương của Ấn Độ Giáo phù hợp với sự
mô tả về nói bằng cách đánh số thích hợp trước mỗi tác phẩm đó
........a. Vệ đà.
........b. Brahmanas.
........c. Upanishad.
........d. Manu
1. Luật pháp.
2. Lời cầu nguyện chân thành.
3. Nghi thức dâng của lễ.
4. Triết học tự biện.
34. Theo Huma điều gì có thể làm cho Ấn Độ Giáo tiếp tục là một thế lực có
ảnh hưởng trong đời sống của những tín đồ của họ?
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
35. Trong những câu sau, câu nào nói về sách luật pháp của Manu là không
đúng?
a) Sách nầy bao gồm những luật pháp về việc giữ ngày Sabát.
b) Sách nầy được viết trước thời Đấng Christ.
c) Sách nầy gồm có những câu châm ngôn khôn ngoan nói về sự vâng lời
Cha mẹ.
d) Sách nầy có lời khuyên về sự ăn năn và xưng tội.
Ghi chú: Người ta cho rằng mục đích của những luật lệ của Manu “rõ ràng là
để ủng hộ tôn giáo Brahmanism chống lại Phật giáo” (Gloriee Encyclopedia,
1954, trang 202) Mặc dù những luật nầy kém uy quyền hơn kinh Vệ đà
( Nicholls 134) nhưng nó vẫn được xem là bắt buộc người Brahma phải thi
hành.
36. Hai câu nào trong những câu sai đây là không đúng? Sách luật pháp của
Manu:
a) Dạy về cách dâng của lễ.
b) Dạy cách tránh chiến tranh.
c) Dạy về sự giải thoát chung cuộc khỏi sự truyền kiếp.
d) Cấm sự duy trì hệ thống đẳng cấp.
e) Nói rõ 4 giai đoạn trong đời sống của một người Ấn Độ Giáo.
Theo Manu 4 gian đoạn trong cuộc đời là: 1) giai đoạn đi học (brahmacari)
Kinh vệ đà; 2) Giai đoạn làm người chủ gia đình (grihastha) nuôi dưỡng gia
đình, 3) Giai đoạn ở ẩn (Vanaprasthe) nghĩ ngơi trong rừng sau khi đã thấy
con cháu, 4) Giai đoạn làm khuất sĩ (Sannyasi) đi lang thang như một người
hành khuất và người giảng đạo.
Cũng nên thấy rằng điểm nhấn mạnh trong luật pháp của Manu là nếu vâng
giữ luật pháp sẽ có sự cứu rỗi. (Người ta cho rằng luật pháp càng nghiêm
khắc bao nhiêu thì phần thưởng càng lớn bấy nhiêu. Vì vậy nhiều luật pháp
phức tạp đã được đặt ra để làm cho cuộc sống rất gò bó và thường làrất khốn
khổ). Sự từ bỏ thế gian và những thú vui thế gian là điều kiện tiên quyết
chomột đời sống mộ đạo đích thực. Hai giai đoạn cuối của đời sống
(vanaprastha và sannyasi) dành để tìm kiếm những điều thuộc về tôn giáo.
Trong giai đoạn Vanaprastha, việc bắt chước theo chim, thú qua những kỷ
luật khắt khe về thân thể được qui định nhiều.
Theo Manu. sự hòa hợp với thiên nhiên được xem là đời sống có phẩm hạnh
tốt nhất. Rõ ràng Manu đã không mường tượng ra được những vấn đề phức
tạp của cuộc sống trong thời kỳ hiện tại, đã làm cho con người không thể
tuân theo nhiều luật lệ trong luật pháp của ông. Khuynh hướng phi nhân bản
trong luật pháp Manu đã không giúp ích gì cho xã hội Ấn Độ.
Mục tiêu: Cho thấy tại sao kinh thứ của Ấn Độ Giáo về sự tu dưỡng đạo tâm
được rất nhiều người tôn trọng .
ẤN ĐỘ GIÁO THỜI KỲ TU DƯỠNG ĐẠO TÂM.
Hume 29-31.
Cũng giống như những giai đoạn khác của Ấn Độ Giáo, giai đoạn tu dưỡng
đạo tâm cũng được thể hiện bằng thánh thư của giai đoạn nầy. Thánh thư
của Ấn Độ Giáo và tu dưỡng đạo tâm là Bhaga vad gita, có nghĩa là “bài hát
của Chúa” ( Nicholls 139)
Kinh Bhagavad Gita được gọi là Gita ( soper 110) Nó tạo thành một phần
của thiên anh hùng ca vĩ đại Mahabharata, là một bài ca trình bày về cuộc
chiến giữa 2 nhóm lãnh Chúa phía bắc Ấn Độ nhóm Kauravas và nhóm
Pandavas ( Cattell 193)
Gita được viết theo thể đối thoại giữa Krishna. một vì thần hóa thân và
Aejune, một lĩnh Chúa dũng sĩ của Pandavas. Arjuna miễn cưỡng giết
Kauraras, một người bà con của mình. Krishna khuyên ông phải thể hiện
bổn phận của một người lính.
Phần lớn người Ấn Độ Giáo đọc Gita vào những lúc suy gẫm thuộc kinh
cũng như để ngẫm nghĩ vể triết lý. Có một số điều đối chiếu giữa Gita và
phúc âm ( Bạn có thể tìmn được một bản sao kinh Gita và trong một thư
viện Cơ đốc)
37. Theo câu trích từ Kih Katha Upaishad trong Gita, những câu nào trong
các câu dưới đây là đúng ? Linh hồn con người:
a) bắt đầu có lúc người đó được sinh ra.
b) không bao giờ chết.
c) bị tội lỗi làm hoen ố và cần được cứu chuộc.
d) tìm một nơi an nghĩ khi thân thể chết đi.
e) không bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra cho thân thể.
Vị thần Krishna là người phát ngôn chính trong Bhagarad Gita. Soper em
Krishma là hóa thân của Vishnu chính là Thượng Đế) “ Một bị thần hóa thân
với một lịch sử nổi bật” (109). Theo văn mạch nầy, một vị thần hóa thân là
một vị thần của Ấn Độ Giáo nhục hóa.
38. Theo Hume, trong Bhagarad Gita “ sự thay đổi rất đáng lưu ý mà Ấn Độ
Giáo đã trãi qua là gì?
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
39. Trong những câu sau, câu nào là không đúng? Trong Gita, Krishna tuyên
bố rằng ông ta được hóa thân để.
a) bày tỏ tình yêu.
b) hủy diệt kẻ ác.
c) cứu người công bình.
d) phục hồi lòng sùng kính.
Hãy chú ý đến nhận xér của Soper về sự tương phản quan trọng giữa quan
niệm Cơ đốc về sự nhục hóa ( hóa thân) với quan niệm của Ấn Độ Giáo về
điều đó:
Sự hóa thân là sự giáng trần hoặc sự xuất hiện của một vị thần giữa con
người, dù chỉ là tạm thôi để hoàn thành một sứ mạng đặc biệt nào đó. Đó là
một sự cải trang hơn là một sự mặc khải về Thượng Đế, do đó quan niệm
nầy khác với quan niệm Cơ đốc về sự nhục hóa, không hề có sự cải trang mà
“chính là hình ảnh” của Thượng Đế không thể nhìn thấy được ( 108)
Mặc dù những khác biệt giữa quan niệm của Ấn Độ Giáo và Cơ Đốc Giáo
về sự nhục hóa là rất quan trọng nhưng bạn cũng phải thấy những điểm
tương đồng giữa hai quan niệm nầy. Biểu đồ 5.2 sẽ giúp bạn tóm lược những
điểm tương đồng và khác biệt của cả 2 quan điểm. ( Dấu “ X” được đánh
trong cột Ấn Độ Giáo và Cơ Đốc Giáo để cho thấy sự thực của những qun
niệm nầy)
S& 7920; NHỤC HÓA# ẤN ĐỘ CƠ ĐỐC
GIÁO GIÁO
1. Thượng đế giáng trần. X X
2. Tạo sự liên hệ giữa con người và Thượng đế. X X
3. Sự mặc khải trọn vẹn về Thượng Đế cho con người. X X
4. Sự cải trang của thần linh. X X
5. Hoàn thành một sứ mạng mà con người không thể làm được. X X
6. Bày tỏ quyền năng thiêng liêng. X X
7. Thể hiện những hành động thương xót. X X
8. Ban sự cứu rỗi cho người công bình. X X
9. Ban sự cứu rỗi cho người gian ác. X
10. Tính chất đặc biệt của sự kiện. X
11. Tính chất phổ quát của sự kiện
12. Thực tế lịch sử rõ ràng.
13. Tầm quan trọng có tính chất thần thoại

Người Ấn Độ Giáo cho rằng Vishnu, Thượng Đế tối cao đà nhục hóa 10 lần,
9 lần xảy ra, 1 lần chưa xảy ra. 9 lần đó là Cá ( Matsya), rùa ( Kaorma), Lộn
đực ( varaha) nhân sự ( Narasimha), Người lùn ( Vamana), Parasu Rama,
Rama, Krishna và thích ca. Đấng sẽ đến là Khatgi ( một nhân vật vào thời
sau rôt có một thanh gươm) . Trong những hình thức nhục hóa của các vị
thần Ấn Độ Giáo nầy, bạn có thể thấy môt sự tiến hóa từ cá đến những thực
thể siêu nhiên.
40. Trong những câu sau, câu nào là đúng? Theo Gita, những biên nhận của
một người Ấn Độ Giáo là những điều mà:
a) người cha qui định cho.
b) người đó cho là tốt nhất đối với mình.
c) do đẳng cấp qui định
d) nhà nước đòi hỏi.
Chú ý: Ngày hôm nay nhiệm vụ của một người Ấn Độ Giáo không phải
được quyết định hoàn toàn bởi đẳng cấp nhưng một phần bởi học thức và sở
thích. Đẳng cấp Brahmin vẫn tiếp tục là những thầy tư tế nhưng trong nhiều
vùng ở Ấn Độ, lời tuyên bố độc quyền của đẳng cấp Kshatriya (chiến sĩ)
không còn thích hợp nữa. Bất cứ ai trong nước Ấn Độ hiện đại điều có thể
gia nhập quân đội, làm nghề nông, thương gia hoặc người lao động.
41. Hume nói rằng “ thế kỷ 20 đã chứng kiến sự sụp đổ dần dần của hệ
thống đẳng cấp ở Ấn Độ” (32) Theo quan điểm ủng hộ hệ thống đẳng cấp
trong tất cả các thánh thư của Ấn Độ Giáo mà chúng ta đã nghiên cứu (kể cả
Bhagavad Gita trong phần nầy) bạn giải thích như thế nào về sự sụp đổ của
hệ thống đẳng cấp trong thời đại chúng ta?
Tóm lại, chúng ta hãy nhất mạnh đến 3 đặc điểm của Bhagavad Gita mà đã
làm cho nhiều người coi trọng nó.
1. Sự hình thành một tôn giáo thuộc Ấn Độ Giáo mới là con đường tu dưỡng
đạo tâm ( tận hiến).
2. Mô tả sự hiện diện của thần linh tối cao trong hình thể của một con người
cụ thể
3. Giải thích sự cứu rỗi qua sự tu dưỡng đạo tâm của cá nhân đối với vị thần
linh thực hữu
Mục tiêu: Thảo luận về tính chất keo kết của sự phổ cập của Ấn Độ Giáo .
THỜI KỲ PHỔ CẬP.
Hume 31-33.
Cattell nói rằng “Nói một cách khác quát, có 2 loại Ấn Độ Giáo nổi bật, một
loại tiềm ẩn trong sự phát triển thánh thư và một loại bộc lộ rõ trong hoàn
cảnh ngày nay. Một loại mang tính phổ biến và một loại mang tính triết lý”
(194) Ấn Độ Giáo phổ cập được xây dựng trên những giáo lý về triết họ của
Ấn Độ Giáo một hùng ca và truyền thuyết cổ là “ phương tiện văn chương
có hiệu quả nhất trong việc phổ cập hóa Ấn Đô Giáo” ( Hume 31)
42. Trả lời những câu hỏi nầy dựa trên Hume 31-32.
a) Cho biết tên 2 bản anh hùng ca lớn của Ấn Độ Giáo
b) Purana là gì?
c) Tại sao Ấn Độ Giáo phổ cập được gọi là “ một khối liên kết to lớn”
43. Câu nào trong những câu sau là không đúng ? Ấn Độ Giáo phổ cập:
a) là tôn giáo của quần chúng.
b) có tính chất triết lý sâu sắc.
c) liên quan đến sự thờ phượng thông qua các hình tượng và biểu tượng
thuộc về nghi lễ.
d) có vô số đền thờ và nơi thờ phượng.
e) được phổ cập hóa thông qua những kỳ lễ thánh.
Theo phản ứng của Shinde về chủ đề “ Lý thuyết về phép thuật và tôn giáo”,
ông nói “ trong phần nghiên cứu Ấn Độ Giáo phổ cập chúng tôi đang . . . .
đề cập đến sự liên kết phép thuật và tôn giáo ở mức đô của các lỳ lễ, các
ngày hội và những khủng hoảng lớn trong đời sống” ( 18) Phép thuật đóng
một vai trò nổi bật trong tôn giáo theo thuyết vạn vật hữu linh Hume tuyên
bố rằng tôn giáo của đẳng cấo thấp nhất trong Ấn Độ Giáo “ hầu như theo
thuyết vạn vật hữu linh đã thịnh hành trong Ấn Độ Giáo phổ cập ( 33) Ông
kết thúc danh sách nầy bằng “những câu thần chú”, một danh từ được định
nghĩa trong văn mạch nầy là “những hành động hoặc sự diễn đạt được cho là
có phép thuật”
44. Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào mô tả đúng nhất thuyết vạn vật
hữu linh trong Ấn Độ Giáo.
a) thờ phượng hình tượng.
b) tuân giữ những điều cấm kỵ chi tiết của tôn giáo.
c) sợ các tàn linh.
d) tin thuật chiêm tinh và cái nhìn độc địa.
e) tất cả những điều trên.
45. Bạn cho rằng điều gì là phương tiện tốt nhất để truyền bá lẽ thật tôn giáo
cho quần chúng thuộc Ấn Độ Giáo?
NHIỆM VỤ: Lập một biểu đồ theo như nhiệm vụ số 5 trong bản liệt kê
những nhiệm vụ đầu bài học nầy . Đây là mẫu đã điên rồ cho giai đoạn đầu
tiên của biểu đồ nầy để giúp bạn hiểu cách làm ( biểu đồ 5.3)
NHIỆM VỤ KHÔNG BẮT BUỘC: Nếu có thể được, hãy hoàn thành nhiệm
vụ 6 trong bản liệt kê các nhiệm vụ ở đầu bài học nầy. Đây là một số câu hỏi
mà bạn có thể hỏi trong bức thư hoặc cuộc nói chuyện của bạn.
1. Những bổn phận tôn giáo mà bạn phải thể hiện là gì?
2. Tại sao bạn phải thể hiện những bổn phận đó?
3. Thượng Đế của bạn là ai?
4. Tôn giáo của bạn dạy gì về sự sống và sự chết?
Hãy thường xuyên viết thư và nói chuyện với hy vọng là cuối cùng bạn cũng
sẽ dẫn được thính giả của mình đến với Đức Chúa Trời qua con đường ân
điển của Cơ Đốc Giáo.
Bài 6: Ấn Độ Giáo Hiện Đại.
Mục đích
Mục đích chính của bài học nầy là giúp bạn hiểu được sứ bất lực của thực
thể tối cao phi nhân của Ấn độ giáo.
Chúng tôi sẽ làm rõ điều nầy qua sự so sánh những phương pháp cứu rỗi của
Cơ đốc giáo. Hơn nữa chúng tôi sẽ cho bạn thấy rằng Đức Chúa Trời có thể
truyền đạt những lợi ích của quyền năng Ngài cho chúng ta chi bằng nhân
cách của Ngài. Chúng ta cầu xin Chúa qua sự nghiên cứu bài học nầy sẽ
giúp bạn kinh nghiệm và ứng dụng quyền năng lớn lao hơn của Đức Chúa
Trời để giúp những người Ấn độ giáo có được sự cứu rỗi thuộc linh thật sự.
Dàn bài
Những điểm cốt lõi của Ấn Độ Giáo.
Những nổ lực cải cách Ấn Độ Giáo.
Bài tập ôn.
So sánh Ấn độ giáo và Cơ đốc giáo.
Đánh giá Ấn độ giáo.
Những mục tiêu của bài học .
Học xong bài nầy bạn có thể.
Nêu được những điểm cốt lõi của Ấn Độ Giáo
Nhắc lại nhiều nổ lực để cải cách Ấn độ giáo và ảnh hưởng những nổ lực
nầy trên Ấn độ giáo hiện tại.
So sánh Ấn độ giáo, đặc biệt là giải thích được những điểm tương đồng và
khác biệt giữa 2 quan niệm nầy về sự cứu rỗi.
Đánh giá Ấn độ giáo về sự thích ứng của nó đối với Ấn độ giáo hiện đại
chung và sự lý luận có cơ sở.
Các sinh hoạt học tập
1. Đọc phần khái quát bài học và những mục tiêu để có cái nhìn bao quát về
bài học
2. Kiểm tra phần từ chìa khóa, tra nghĩa những từ mà bạn không biết.
3. Nghiên cứu trang 33- 42 trong sách giáo khoa
4. Nghiên cứu phần phát triển bài học. Trả lời tất cả những câu hỏi trong đó,
sau đó so sánh câu trả lời của bạn với đáp án có sẵn.
5. Nhiệm vụ không bắt buộc. Nếu được, bạn hãy nói chuyện hoặc viết thư
cho một người Ấn Độ Giáo về chủ đề “ số kiếp và thập tự giá”
Những từ quan trọng
Số kiếp nghiệp chướng.
Trường phái nhị nguyên.
Tình trạng nô lệ.
Tính chiết trung.
Tần lớp, giai cấp trong xã hội.
Thấm vào, tràn vào.
Tính ì ( quán tính)
Triển khai bài học :
Mục tiêu: Nêu được những điểm cốt lõi của Ấn Độ Giáo
NHỮNG ĐIỂM CỐT LÕI CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
Hume 33
1 Trong những chủ đề dưới đây, chủ đề nào không phải và chưa từng là
điểm cốt yếu của Ấn độ giáo?
a) Niềm tin nơi hệ thống đẳng cấp.
b) Tin rằng Brahma là Thượng Đế.
c) Tin có địa ngục đời đời.
d) Tôn sùng kinh vệ đà.
e) Những giáo lý về số kiếp và luân hồi.
Số kiếp ( krama) và luân hồi: Trong Ấn độ giáo, số kiếp là một nguyên tắc
công bằng, một qui luật báo trả đang vận hành trong vũ trụ. Tùy theo công
việc của con người mà họ sẽ được thưởng phạt bởi sự luân hồi của việc đầu
thai và tái sinh. Luân hồi là hậu quả của Krama. Nếu một người làm ác, họ
sẽ bị sinh lại trong một mạng sống thấp kém, chẳng hạn như thú vật, nhưng
nếu họ làm đều thiện thì sẽ đầu thai làm người. Hình thức cao nhất của sự
sống con người được cho là thuộc đẳng cấp Brahmin. Bạn nên nhớ rằng
chinh đẳng cấp Brahmin đã tạo nên giáo lý nầy.
Theo quy luật về số kiếp và luân hồi, tình trạng hiện tại của một người như
thế nào là do việc làm của họ trong kiếp trước. Công việc hiện tại của họ chỉ
ảnh hưởng đến tương lai. Điều này dẫn đến sự thờ ơ và không quan tâm cho
sự tốt hơn của cuộc sống hiện tại. Nhưng người Ấn Độ giáo cho rằng nếu
làm nhiều điều thiện, thì cuối cùng con người sẽ kinh nghiệm được họ có
bản chất của Thượng Đế (Cattell 200) Theo triết lý Ấn Độ Giáo. Khi một
người nhận thức mình là Brahma thì họ đã hoà hợp với Brahma và được
thoát khỏi vòng luân hồi của sự truyền kiếp và đầu thai.
Nichollo về những hậu quả của số kiếp rằng: “ Khi một người đi gieo giống
thì có ngày họ sẽ gặt” ( 142) Điều Nicholls nói hợp với những lời của Phaolô
trong GaGl 6:7 khi Phaolô dùng ví dụ về nghề nông để mô tả minh họa quy
luật báo trả công bằng. Một bản tóm lược về những quan niệm chính trong
Ấn độ giáo và Cơ đốc giáo liên quan đến luật báo trả (số kiếp trong Ấn Độ
Giáo) sẽ cho thấy những điểm tương đồng và dị biện của cả hai quan niệm
nầy. Để giúp bạn có thể hình dung và ghi nhớ những điểm đó. Chúng tôi có
sẵn một biểu đồ sau đây (biểu đồ 6.1) Dấu “X” được đánh trong cột nào thì
cho thấy tôn giáo đó chấp nhận quan niệm đó.
LUẬT BÁO TRẢ
NHỮNG QUAN NIỆM
1.Chính con người phải chịu những hậu quả do việc làm của mình.
2. Làm ác sẽ bị trừng phạt
3. Làm công bình sẽ được thưởng.
4. Có hy vọng cho tình trạng tốt hơn trong đời hiện tại.
5. Cuộc sống không dừng lại ở đời sống hiện tại.
6. Sự sống là một chuỗi vô tận của sự truyền kiếp và dầu thai.
7. Tình trạng xã hội của người trong đời nầy là kết quả của những việc làm
của họ trong đời trước.
8. Những ảnh hưởng của những việc làm trong quá khứ không thể thay đổi
được.
9. Những ảnh hưởng của những việc làm trong quá khứ có thể thay đổi
được.
10. Tội lỗi có thể được tha thứ.
11. Sự trừng phạt có thể được một người vô tội khác gánh cho.
12. Những việc làm của con người trong đời nầy có những hậu quả nghiêm
trọng cho tương lai.
13. Chỉ có con người mới thay đổi được tương lai
14. Đức Chúa Trời và con người thay đổi được tương lai.
2. Viết chữ Đ trước những câu đúng và chữ S trước những câu sai.
....a. Phúc âm Cơ đốc giải phóng con người khỏi luật luân hồi vì Đấng Christ
đã chịu thay cho họ.
...b. Chỉ có một Thượng Đế chịu đau khổ mới có thể tha tội.
...c. Ấn Độ Giáo thiếu sự nhận biết về lẽ công bình.
...d. Ấn đô giáo thiếu một thập tự giá để giải quyết lẽ công bình và bày tỏ
tình yêu thương.
....e. Thập tự giá là lời giải đáp cho số kiếp.
Mục tiêu: Nhắc lại những nổ lực để cải cách Ấn Độ giáo và ảnh hưởng của
những nổ lực cải cách đó đối với nước Ấn Độ hiện nay .
NHỮNG NỔ LỰC CẢI CÁCH CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
Hume 34- 39
Sự cải cảch trong Ấn Độ Giáo chủ yếu nằm trong bản chất của sự thay đổi
và phát triển bên trong cơ cấu tôn giáo hơn là sự phân chia cơ cấu của nó.
Nhưng với sự trình bày những quan niệm mới nầy cũng không có những tôn
giáo mới nào xuất hiện từ Ấn độ giáo cả?
3. Trả lời những câu hỏi về người cải cách đầu tiên mà Hume có đề cập
a. Tên ông ta là gì?
...........................................................................................................................
....
b. Ông ta đã sống trong thời kỳ nào trong những thời kỳ mà chúng ta đã học
trong bài trước?
...........................................................................................................................
....
c. Sự cải cách của ông có kết quả gì?
...........................................................................................................................
....
Hãy đọc phần nói về đạo Jainism của Hume ( 43-60) để hiểu rõ hơn về đạo
Jainism. Tôn giáo nầy không được nói rõ trong khóa trình nầy vì số tín đồ ít
oi của họ và vì họ giống với Phật giáo. Tuy nhiên nếu thích, bạn cứ nghiên
cứu kỹ tôn giáo nầy.
4. Viết một đoạn văn nói về tiểu sử của Mahavira.
5. Mahavira đã lập luận gì về việc trở thành một người tu khổ hạnh?
...........................................................................................................................
....
6. Yếu tố nào trong những yếu tố sau là quan trọng nhất về phẩm chất một
người lãnh đạo tôn giáo của Mahavira?
a) Những khải tượng của mẹ ông.
b) Dòng dõi hoàng gia của ông.
c) Địa vị tư tế của ông.
d) Sự hy sinh của ông.
e) Những suy gẫm của ông về tôn giáo.
Hãy ghi nhớ bốn đắc điểm của Ấn Độ giáo mà mahavira cố dẹp bỏ đi:
1. Tính độc tôn của những thầy tư tế Brahmin.
2. Uy quyền được công nhận của kinh vệ đà.
3. Hệ thống độc ác về việc làm đổ máu những thú vật làm của tế lễ.
4.Thuyết nhất nguyên tuyệt đối của triết lý Upanishad
Đạo Jainism thiếu hẳn “một Đấng tối cao mặc dù Mahavira rất được tôn
kính” ( Hume 60) Tín đồ của tôn giáo nầy không phải là người theo duy nhất
thần thuyết. Họ thờ lạy hình tượng và thờ phượng Mahavira. Nhưng vì Ấn
Độ Giáo cũng không theo duy nhất thần thuyết nên Mahavira cũng không
phải đối duy nhất thần thuyết trong tôn giáo đó. Sự phản đối của ông là
chống lại nhứt nguyên thuyết. Mặc dù cả nhứt nguyên thuyết và duy thần
thuyết đều liên quan đến “ sự duy nhất”, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt đáng
kể về ý nghĩa của hai từ nầy. “ Duy nhất thần thuyết” là niềm tin cho rằng
chỉ có một Thượng Đế duy nhất và Ngài có thân vị trong khi “ nhứt nguyên
thuyết” xem thực tại trong vũ trụ nhưng một nguyên tắc tuyệt đối tối thượng
không có nhân cách.
Jainism. Ấn độ giáo và Phật giáo điều có chung một giáo lý về số kiếp và
luân hồi. Ahimsa là nguyên tắc đạo đức cấm gây thương tính hoặc đau đớn
cho bất kỳ vật sống nào. Đó là một đặc điểm lớn của Jainism và là nền tảng
căn bản cho “ cách đối xử nhơn từ của họ . . . .với thú vật” ( Hume 60)
Mahatma Gandhi 1864- 1948) bị ảnh hưởng nhiều bởi Jainism.
Đạo Jainism được xem là một tôn giáo có cùng một kiểu như Ấn Độ Giáo.
Nó không còn quan điểm phổ thông ban đầu của nó và không tìm cách cải
đạo cho những người khác tôn giáo. Đạo Jainism hiện nay không còn đến
hai triệu tín đồ nhưng ảng hưởng của đạo nầy trên nước Ấn độ hiện nay thì
lớn hơn nhiều so với số người theo. Sư chống lại việc giết súc vật trên cả
nước Ấn Độ đã minh chứng cho điều nầy.
7. Cho biết tên của người đồng thời với Mahavira trong sự cải cách Ấn Độ
Giáo?
...........................................................................................................................
....
Bạn sẽ nghiên cứu kỹ về phật giáo trong hai bài sau. Gautama cũng là một
hoàng tử, có gia đình, từ chối sự xa hoa, và thực hành những nguyên tắc tôn
giáo nghiêm khắc.
8. Trong những chủ đề dưới đây chủ đề nào là một trong những đặc điểm
của Ấn Độ Giáo mà Gautama Buddha phản đối?
a. Tính chất khó hiểu của Thánh thư.
b. Hệ thống đa thần thuyết và hình tượng.
c. Sự cứu rỗi dựa trên sự trả tiền của các tăng lữ.
d. Sự suy đoán và câu nệ hình thức quá đáng.
e. Hệ thống đẳng cấp và ấn định theo di truyền trái đạo lý.
Cũng nên biết rằng một trong những cuộc cải đạo lớn nhất đã xảy ra ở Ấn độ
hiện nay là do tiến sĩ Ambedkar lãnh đạo, ông là người thuôc đẳng cấp thấp,
đã tiếp nhận Phật giáo và khuyến khích đẳng cấp của ông làm như vậy. Sự
cải cách hệ thống đẳng cấp được Buddah khởi xướng và thế kỷ thứ sáu trước
công nguyện. Khi các giáo sĩ Cơ đốc rao giảng tình trạng bình đẳng cho mọi
người thì có trên 5 triệu người thuộc đẳng cấp thấp tiếp nhận Cơ đốc giáo
qua sự cải đạo của quần chúng vào thế kỷ nầy. Hệ thống giáo dục hiện nay
cũng đang làm xói mòn dần quyền lực của hệ thống đẳng cấp, nhưng nó vẫn
chưa hoàn toàn biến mất.
9. Theo bạn tại sao Gautama đã tấn công vào sự suy đoán quá đáng của Ấn
độ giáo?
10. Trong số những người Ấn Độ Giáo, ai là người bị ảnh hưởng nhiều nhất
bởi sự phản đối của Buddah về sự câu nệ hình thức?
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
GHI CHÚ Ý: Kết quả sự phản đối của Buddah về Kinh Vệ Đà bằng tiếng
Phạn là việc ông viết một kinh mới bằng tiếng Pali, ngôn ngữ mà dân chúng
thời của ông đang dùng (xem Hume 78)
11. Với những nổ lực của Gautama Buddah để cải cách Ấn Độ Giáo thì có
thể so sánh ông với ai trong Ấn Độ Giáo?
a) Augustine.
b) Francis Assisi.
c) Martin Luther.
d) Giáo Hoàng Gregory.
Tiruvalluvar và Manikka _ Vasagar không phản đối bất kỳ một tập tục nào
của Ấn Độ Giáo nhưng họ nhấn mạnh đến tôn giáo ân điển. Những thi sĩ
người Dravidian nầy không xem mình là người thuộc đẳng cấp thấp như
Hume có nói. Xem họ như vậy là không tế nhị. Ngày nay bang Tamil được
cai trị bởi một đảng chống lại Brahman gọi là đảng “Dravida Munnota
Kazhegam (DMK)” Đảng nầy không chấp nhận hệ thống đẳng cấp của các
Brahmin.
12. Trong những câu sau đây nói về tác phẩm của Tiruva lluvar, câu nào
không đúng.
a) Ông đã viết Tiruvasagam.
b) Ông đã làm thơ bằng tiếng Tamil.
c) Ông đã viết Scared Kurral.
d) Ông rao giảng bằng sự cứu rỗi là bởi ân điển của Thượng Đế.
GHI CHÚ: Sacred Kurral, “ một bài thơ giáo huấn về những mục tiêu đạo
đức của con người và làm rõ triết lý của Buddha” ( glorier Eneylopedra,
1954, trang 69) đôi khi còn được gọi là Tiru Kurrel , có nghĩa là “ sự thông
thái thánh” Tiruvasagam có nghĩa là “ lời thiêng liêng”
13. Trong những câu sau, những câu nào không đúng? Tiruvasagam là một
bài thơ.
a) được viết bằng tiếng Tamil.
b) do Tiruvalluvar viết.
c) do Manikka - Vasagar viết.
d) ngươi theo đạo Jainisim tuyên bố là của họ.
e) xem Sira là hiện thân của Thượng Đế.
Hume nói rằng “ Ramanuja . . . . . đã mở đầu cho “ trường phái phi nhị
nguyên đầy khả năng” ( 34) . Trong tác phẩm “ The World’s Living
Religions” ( 1971, trang 140) Archie J. Bahn Có nói rằng: “ Hệ thống của
Ramanuja là một loại phiếm thần luận mà trong đó . . . . . Thượng đế là một
trong nhiều thần, là một sự thống nhất trong sự đa dạng, một cái toàn thể của
nhiều thành phần”. Bahm đã liệt kê những sự kiện cuộc đời của Ramanuja từ
năm 1017 -1137.
14. Trong những sự kiện dưới đây, sự kiện nào không có trong tiểu sử của
Ramanuja?
a) thuộc về đẳng cấp Brahmin
b) được sinh ra ở Madras.
c) thuộc về thế kỷ 12.
d) được giao cho các giáo sĩ Cơ đốc.
e) đã tổ chức một chương trình truyền giáo.
15. Tất cả những điều dưới đây đều trình bày những cách mà Ramanujar tìm
cách đem một sự nhận thức mới vào trong Ấn Độ Giáo, nhưng có một điều
không phải. Đó là điều nào?
a) Dạy về nhân cách của Đấng tối cao.
b) Chống lại sự xảo trá của các tăng lữ.
c) Tranh đấu cho sự nâng cao phụ nữ.
d) Chống lại đẳng cấp.
Vào thế kỷ thứ 8, SanKara đã dạy về nhứt nguyên luận không đầy đủ
(Advaita). Bahm cho biết rằng ông là người đứng đầu việc đề ra Advaita
Vedanta ( 134 - 135) Adraita Vedanta là trường phái đầu tiên trong ba
trường phái chính về triết học Vedante.
Theo Sankara, thực tể tối cao là một Đấng và đó là Brahma phi thân vị.
Brahma có trong mọi người và mọi sự Ramanuje chống lại triết lý nầy, lập
luận của ông cũng căn cứ trên các thánh thư (vệ đà và Upanishads) Ông
cũng khẳng định rằng thực thể đó là một Đấng nhưng có thân vị Ramanuja
đã thành lập trường phái chính thứ hai về triết học Vedanta.
16. Bây giờ dựa trên phần trước của chúng tôi và phần đầu của Hume, hãy
trình bày tóm lược bằng ngôn từ của bạn về quan niệm triết học trong Ấn Độ
Giáo mà Ramanuja đã cố đều chỉnh?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
17. Tại sao các nhà thần học ở Ấn Độ cho rằng có thể dùng cơ cấu triết học
của Ramanuja để truyền bá triết lý của sứ điệp Cơ đốc cho Ấn độ?
Trường phái Vedanta thứ 3 do Madhava thành lập. Triết lý của ông được gọi
là : “Dvaita” (nhị nguyên luận). Nó nhấn mạnh đến hữu thần luận. Madhava
“tự xem mình là người theo thuyết nhị nguyên . . . nhấn mạnh đến sự tồn tại
riêng biệt của những thực thể vĩnh hằng như Thượng Đế, linh hồn và cả thế
giới nữa ( Nicholls 153)
18. Câu nào trong những câu sau không có trong chương trình của Madhava
nhầm cải cách Ấn Độ Giáo? Trong những nổ lực cải cách Ấn độ giáo
Madhava:
a) rao giảng hữu thần luận.
b) chống lại việc dâng sinh tế bằng thú vật.
c) chống lại sự thờ lạy hình tượng.
d) dạy về sự cứu rỗi thông qua sự hiểu biết kỹ càng có tính chất đạo đức về
sự khôn ngoan thiên thượng
19. Ramananda đã cố gắng cải cách Ấn Độ Giáo như thế nào?
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
Hume cho rằng Ramananda đã rao giảng một phúc âm về tình yêu thương vô
hạn của Rama cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi, sau đó ông cũng nêu lên
những cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người thờ phượng Rama ở bắc Ấn
độ và Nam Ấn độ. Chu ý cẩn thận đến sự khác biệt về niềm tin nơi ân điển
thiêng liêng giữa giáo lý về con mèo của miền bắc và giáo lý về con khỉ của
miền Nam.
20. Bằng ngôn ngữ của bạn, hãy thuật lại những gì Hume nói về giáo lý con
mèo và giáo lý con khỉ đối với vai trò của Thượng Đế và con người trong sự
cứu rỗi con người.
Chú thích: Trong thần học Cơ Đốc, giáo lý con mèo của Ấn Độ Giáo minh
họa cho quan điểm của phái Calvin còn giáo lý về con khỉ minh họa quan
điểm của phái Armenia.
21. Bahm nhận xét rằng : “ sau khi thấy khải tượng, Nanak tuyên bố rằng
Không có Ấn độ giáo cũng không có Hồi giáo” ( 332) so sánh lời trích nầy
với đoạn văn ngắn của Hume viết về Nanak. Sau đó bạn hãy cho biết Nanak
đã cố cải cách Ấn Độ Giáo như thế nào?
Nanak được biết là một Guru. Guru có nghĩ là “thầy giáo” ( xem Hume 92)
22. Tên của tôn giáo mà Nanak thành lập là gì?
23. Câu nào trong những câu dưới đây không có trong chương trình của
Chaitanya nhằm cải cách Ấn Độ Giáo? Trong nổ lực cải cách Ấn Độ Giáo
của mình, Chaitanya:
a) Dạy sự cứu rỗi thông qua sự suy gẫm.
b) rao giảng sự bình đẳng cho mọi đẳng cấp trước thần linh.
c) giảng về sự nới lỏng sự hạn chế về việc tái giá cuả người góa phụ.
d) dạy về sự cứu rỗi qua sự tu dưỡng tình cảm.
Kabir, một thi sĩ Ấn độ, cũng là ( theo Nichols 160) “ một thợ dệt theo Hội
giáo . . . vào rao giảng truyền thống bhakti của Ấn Độ Giáo . . . . ông ta cũng
là người tiên phong của hỗn thành thuyết”
24. Ai là người đã phổ biến thiên sử thi Ramayana tiếng Phạn bằng tiếng
Hindi.
...........................................................................................................................
....
25. Theo quan niệm của ông về Thượng Đế, Tulsi Das là một
a) người theo phiếm thần luận khác biệt.
b) người theo thuyết hữu thần khác biệt.
c) người theo thuyết bất khả tri khác biệt
d) người theo thuyết đa thần khác biệt.
Vào năm 1828 sau Công nguyên, Ram Mohun roy đã thành lập Brama
Samaj như là một sự phản đối chống lại sự thờ hình tượng, đa thần giáo và
những sự tàn ác nổi tiếng của Ấn Độ Giáo. Phong trào Brama Samaj có ý
nghĩa như là sự nổ lực đầu tiên nhầm cải cách Ấn Độ Giáo cũng như là kết
quả của sự hiểu biết về Cơ đốc nhân.
Các học giả có ý kiến đánh giá khác nhau về Brama Samaj Hume nói rằng
nó “ đã bị phần chia và nêu ra từ bên trong” ( 37), nhưng Soper nói rằng
“Samaj (Hội Thánh) nầy có một lịch sử đáng tôn trọng kể từ ngày thành lập”
và qua những ấn phẩm của họ, họ vẫn còn “đẩy mạng sự cải cách mà họ đã
ủng hộ” (113)
26. Nêu tên quyển sách mà R.M.Roy xuất bản về Chúa Jêsus.
...........................................................................................................................
....
27. Trong những yếu tố xã hội và tôn giáo sau đây, yếu tố nào không phải là
đối tượng của những nổ lực của Roy nhằm cải cách Ấn Độ Giáo?
a) Thiêu người góa phụ.
b) Hệ thống đẳng cấp
c) Sự thờ hình tượng
d) sự thờ phượng đền thờ.
e) Đa thần giáo
f) Sự cô lập quốc gia.
Theo phong tục của người theo Ấn Độ Giáo thời đó, một người vợ đã chứng
tỏ lòng chung thủy tuyệt đối với người chồng quá cố bằng cách nhảy vào
giàn thiêu của đám tang và tự thiêu cho đến chết. Phong tục khủng khiếp nầy
“được gọi là Sati hoặc Suttee” (Soper 104- 105) Trong một số trường hợp
nếu người vợ không sẵn sàng chết thì những người bà con sẽ thuyết phục bà
tự thiêu để bà được khen thưởng trong kiếp sau hoặc để cất đi sự rủa sả nào
đó khỏi gia đình của mình.
R.M. Roy đã chống lại luật Sati nầy và với sự giúp đỡ của chính phủ Anh,
tập tục đó đã bị loại bỏ. Roy còn được xem là người cha của nước Ấn Độ
hiện đại vì ông có nhiều cải cách xã hội, kể cả việc đưa nền giáo dục Anh
quốc và Ấn độ. Ông cũng kết hợp với William Carey, ông tổ của các hội
truyền giáo Cơ đốc hiện đại và những giáo sĩ Cơ đốc người Ấn Độ. Roy sẵn
sàng chấp nhận sự cảm hóa của Ấn độ giáo vì sự ích lợi cho Ấn độ.
28.. Nêu lên người thành lập Arya Samaj
...........................................................................................................................
....
Chú thích: Arya Samaj có nghĩa là “ Hội đoàn của người Aryan” Hội đoàn
nầy được khởi xướng như một phong trào chống lại sự bành trước hội truyền
giáo Cơ đốc. Ngay cả đến ngày nay nó vẫn còn là một tổ chức chống lại hội
truyền giáo.
29. Trong những câu sau, câu nào không đúng ? Arya Samaj
a) Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Vệ đà.
b) Chống lại hình tượng.
c) Đẩy mạnh Hội truyền giáo Ấn độ.
d) Kêu gọi những người Ấn Độ Giáo trong Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo quay
trở về.
e) Được hưởng lợi từ sự chia cắt Ấn Độ.
30. Trong những câu sẽ hoàn chỉnh sau, câu nào nói về Ramakrihna đúng
nhất? ramakrihna là một.
a) Tăng lữ Brahmin vào thế kỷ 17.
b) Nhà cải cách xã hội
c) Người Ấn độ giáo theo thấn bí
d) Thi sĩ.
Chú thích: Samadhi là một trạng thái thành công thuộc linh, là kết quả của
một sự liên hiệp với một thần linh. Đăc điểm của nó là được thoát khỏi sự âu
lo, sự an tịnh của tâm hồn hoặc trạng thái xuất thần.
31. Dựa theo Huma, trả lời những câu hỏi về Ramakridhna.
a) Ông tuyên bố đã khám phá được điều gì về sự kinh nghiệm trạng thái
Samadhi?
b) Dựa trên khám phá đó, ông đã trình bày điều kiện gì về trạng thái
Samadhi?
c) Ông đã tuyên bố điều gì về sự nhục hóa của thần linh?
Không có một dấu hiệu siêu nhiên nào do RamaKrishna tuyên bố hoặc được
người ta gán cho ông về sự ra đời, đời sống và sự qua đời của ông. Ông sinh
ra trong một gia đình ở Rahmin, làm một tăng lữ, từng trải những cảm xúc
sung sướng của tôn giáo, được huấn luyện những kỷ luật và chết vì ung thư.
Ông là ngườisùng kính Kali “ một nữ thần mà thành phố Calcutta được đặt
theo tên bà” ( Soper 110) Kinh nghiệm cá nhân của ông về trạng thái
Samadhi được giải thích theo thánh thư Ấn độ giáo là nội dung sứ điệp của
ông.
Môn đệ nổi tiếng của ông là Vivekenenda đã triết lý hóa lời làm chứng của
ông và truyền bá điều đó khắp thế giới. Điểm chính yếu trong sự giảng dạy
của Vivekananda là tất cả mọi tôn giáo đều có một cái tốt như nhau là đi đến
mục đích nhận thức về Thượng Đế. Rõ ràng sự giảng dạy mới mẽ nầy đã cất
bỏ đi nhiều sự thù oán và căm ghét giữa tín đồ của các tôn giáo khác nhau.
Sự gạt bỏ như vậy là một sự điều chỉnh rất cần thiết trong thế giới của chúng
ta.
Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng sự hiểu biết về những yếu tố chung giữa
các tôn giáo không tạo nên một sự hiểu biết đầy đủ về Thượng Đế. Chúng ta
cũng không thể dựa trên sự kinh nghiệm thần bí của một cá nhân để hiểu
được sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Con người cần một sự mặc khải về
Thượng Đế được trắc nghiệm bởi lịch sử ( không bởi một người nhưng bởi
nhiều người) Sự mặc khải như vậy phải ở mức độ phổ quát, làm cho cả thế
giới đều được biết.
32. Trả lời những câu hỏi sau về người đã tiếp tục tôn giáo của
RamaKrishna sau khi Rama Krishna qua đời
a) Nêu tên người đã làm cho những lời giảng dạy và tuyên bố của
RamaKrishna có hình thức thể chế ?
...........................................................................................................................
....
b) Người đó đã tuyên bố những điều dạy dỗ của Rama Krishna như thế nào?
...........................................................................................................................
....
Chú thích : “ Match” là một cộng đồng những tu sĩ đã tận hiến để sống một
cuộc đời đói khổ, trong trắng, vâng lời và truyền bá những sự dạy dỗ tôn
giáo.
33. Chỉ bằng một câu, bạn hãy trình bày một cách rất tổng quát về ảnh
hưởng của sự hiện đại hóa trên các tôn giáo của Ấn Độ.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
NHỮNG BÀI TẬP ÔN
34. Bây giờ bạn đã có một cái nhìn tổng quát về Ấn Độ Giáo. Nếu có thể
được, bạn hãy trả lời những câu hỏi bằng cách viết chữ “ có” hoặc “ không”
vào chổ trống.
....a. Có phải Cơ đốc giáo tin nơi Thượng Đế có thân vị không?
....b. Có phải hệ thống đẳng cấp là một phần chính của Cơ đốc giáo không?
....c. Người Ấn Độ Giáo có hy vọng ở đời sau không?
....d. Người Ấn độ giáo có tin nơi định mệnh thuyết không?
....e. Người Ấn độ giáo có tin vào trách nhiệm xã hội không?
....f. Có phải Ấn độ Giáo là một tôn giáo truyền giáo không?
....g. Người Ấn độ giáo có thờ lạy hình tượng không?
....h. Có phải người Ấn độ giáo cũng tin rằng Thượng Đế ở trong con bò
không?
35. Có phải giáo lý về luân hồi là nền tảng cân bản của Ấn Độ Giáo không?
36. Những người thành lập 3 trường phái chính của triết lý Vedanta là ai?
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
37. Cho biết thứ tự xuất hiện những thánh thư sau trong Ấn Độ Giáo theo
trình tự lịch sử bằng cách đánh số từ 1 đến 6 ở chổ trống trước mỗi thánh thư
....a. Manu
....b. Vệ đà
....c. Upanishad.
....d. Gita.
....e. Arya Samaj.
....f. Ramayana
30. Sắp xếp lại những yếu tố dưới đây bằng cách đánh số của những yếu tố
vào chỗ trống trước những yếu tố phần trên
.......a. Sudra.
.......b. Thầy giáo
.......c. Nữ thần
.......d. Katha
.......e. Yajur
1. Upanishad
2. Đẳng cấp
3. Guru
4. Vệ đà.
5. Kali

Mục tiêu: So sánh Ấn Độ Giáo với Cơ đốc giáo, đặc biệt là giải thích những
sự tương đồng và dị biện giữa hai quan niệm và sự cứu rỗi .
SO SÁNH GIỮA ẤN ĐỘ GIÁO VÀ CƠ ĐỐC GIÁO.
Hume 39- 41.
Hume nói rằng: “ Trong Ấn Độ Giáo, Đấng tối cao là Brahma phi thân vị”
( 39) Ở đây có một nan đề và khái niệm: Không biết chắc Sankara có đồng ý
rằng Brahma là một thực thể không Brahma phi thân vị, ở khắp mọi nơi, bất
động, bất di dịch và im lặng. Theo Sankara, Brahma là một nguyên tắc hơn
là một thực thể. Chúng ta thấy rằng có một số trường phái về triết học Ấn
Độ tin nơi một Thượng Đế có thân vị.
Mọi giáo phái của Ấn độ giáo đều cho rằng thực thể tuyệt đối là một thực
thể có thân vị. Đấng tối cao có thân vị nghĩ là Ngài được gọi là “ Ngài”; có
sự khôn ngoan, có thể hiểu được, có tư duy và hoạch định mà không hề sai
lầm. Ngài có khả năng sáng tạo, tái tạo và thể hiện. Ngài hành động theo ý
muốn của Ngài. Ngài có thể can thiệp và đem chính Ngài vào trong lịch sử
như sự nhục hóa. Ngài có tình yêu thương, sự thương xót và ân điển, do đó
Ngài có thể truyền đạt được.
Chỉ có một Thượng Đế có thân vị mới có thể mặc khải và trở thành người,
đáp lời cầu nguyện và hướng dẫn số phận con người. Sự cầu nguyện và thờ
phượng của con người sẽ vô nghĩa nếu Thượng Đế không có thân vị. Thân
vị của Thượng Đế vô biên nhưng thân vị của con người là hữu hạn. Do đó
Thượng Đế không phải là con người và con người không phải là Thượng
Đế.
39. Tóm tắt những điều chúng tôi đã nói trong 3 phần đầu bằng cách nói rõ
phẩm chất hoặc thuộc tính là nền tảng căn bản cho những sự khác biệt giữa
những quan niệm về Thượng Đế trong Cơ đốc giáo và Ấn Độ Giáo.
Thượng Đế là “ một thực thể hoàn hảo” nghĩa là Ngài là Đấng thành tín,
hoàn toàn tự do và bất biến. Ngài là “Đấng sáng tạo có mục đích”. Tất cả
những hành động của Ngài đều có mục đích. Không phải là một vỡ kịch, trò
đùa hay ngẫu nhiên. Bởi tính “kiểm soát có đạo đức” Ngài đã quán xuyết tất
cả những sự kiện bằng tình yêu thương và sự công bằng. Ngài không hề thay
đổi trong những mối quan hệ của Ngài. Bởi tính “ cứu chuộc phối hợp” nên
Ngài đã cứu chuộc con người dựa trên sự đáp ứng của con người đối với ân
điển Ngài. Ngài ban sự cứu rỗi qua Đấng Christ, và con người có thể chấp
nhận hoặc từ chối Ngài. Ân điển của Đức Chúa Trời làm cho Ngài ban sự
cứu rỗi vô điều kiện và tiếp nhận con người vào trong sự thông công với
Ngài.
40.. Câu nào trong những câu sẽ hoàn thành dưới đây là không đúng theo
giáo lý quan trọng nhất của Ấn Độ Giáo thì Brahma là
a) Đấng tự truyền đạt
b) Tình trạng hạnh phúc tột bực.
c) Nguyên tắc tuyệt đối.
41. Câu nào trong những câu sẽ hoàn thành sau đây là không đúng theo quan
niệm Cơ đốc, Thượng Đế là
a) Một Đấng trọn vẹn.
b) Đấng làm việc có trách nhiệm
c) Đấng cứ chuộc phối hợp.
d) Tự bày tỏ
e) Thân vị tối cao.
Trong Ấn Độ Giáo con người bị hạn chế hơn trong Cơ đốc giáo. Hume chỉ
ra 4 giới hạn cụ thể của Ấn Độ giáo đối với con người. Những giới hạn nầy
liên quan đến:
1.Thời gian của con người.
2. Giá trị của con người.
3. Trách nhiệm của con người.
4. Sự thông công của con người.
42. Câu nào trong những câu sẽ hoàn thành dưới đây là không đúng? Trong
Ấn Độ Giáo , con người:
a) Chỉ thuộc về một khoảng thời gian tạm thời.
b) Không có trách nhiệm trước Thượng Đế.
c) Có giá trị cố hữu nhưng không lâu dài.
d) Có sự hạn chế việc thông công với anh em.
43. Bằng ngôn ngữ của bạn hãy nói rõ tại sao triết học Ấn Độ Giáo dạy rằng
con người có trách nhiệm trước Thượng Đế là thiếu logic.
Chú thích: Mặc dù Hume không đề cập đến điều đó ở đây nhưng cũng
không có gì khó cho bạn để nhận thức được trở ngại chính trong Ấn độ giáo
đối với sự thông công anh em với tất cả mọi người.
44. Điều chủ yếu gì đã hạn chế sự thông công của người Ấn Độ Giáo với
những người khác?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
45. Theo quan điểm Cơ đốc, yếu tố đúng đắn nhất mô tả về sự sáng tạo con
người đó là
a) Con người có trách nhiệm và tự do về đạo đức.
b) Con người có thể không vâng theo ý muốn của Thượng Đế.
c) Con người có trách nhiệm trước Thượng Đế về tình yêu thương
d) Con người được tạo nên để thông công cá nhân với Thượng Đế,
e) Con người được tạo nên theo tất cả những điều trên.
Theo Ấn Độ Giáo, “ Thế gian” là “ ảo ảnh” hoặc maya. Điều nầy có nghĩa là
tất cả những gì xảy ra trên thế gian nầy là ảo ảnh. Những sự kiện lịch sử
không quan trọng vì nó thuộc về phạm trù của maya. Những tiện nghi vật
chất của là một phần của ảo ảnh nầy. Giáo lý nầy đã giải thích phần nào lý
do tại sao Ấn độ là nước lạc hậu về phương tiện vật chất.
46.. Câu nào trong những câu sẽ hoàn thành sau đây là không đúng ? Theo
Cơ Đốc Giáo, thế gian
a) được tạo dựng nên theo một kế hoạch Thiêng thượng.
b) bày tỏ sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời.
c) được tạo dựng nên để con người sử dụng theo mục đích tốt.
d) được tạo nên theo hình ảnh thiên thượng.
47. Căn cứ câu trả lời của bạn trên những gì bạn đã học về những quan niệm
của Cơ đốc giáo về Thượng Đế và con người, hãy giải thích tại sao sẽ là
không logic hoặc mâu thuẫn khi triết học của Ấn Độ Giáo cho rằng tội lỗi là
thực.
Theo Ấn Độ Giáo. sự không biết (avidya) có thể bị xem là tội vì không biết
sự đồng nhất con người với Thượng Đế được xem là nguyên nhân của căng
thẳng về đạo đức và sự sợ hãi trong con người. Ấn Độ Giáo cho rằng một
khi con người đã đạt đến một sự nhận thức về Thượng Đế thì họ không còn
hành động như một người dại dột nữa. Họ sẽ hành động như linh hồn thế
giới. Điều này có ý nói rằng “ Sự nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động
đúng”
48.. Tóm tắt những gì Kinh Thánh nói về mối quan hệ giữa sự hiểu biết và
hành động trong RoRm 7:14-8:2.
Hume đề cập đến 3 phương pháp cứu rỗi tự chọn trong Ấn Độ Giáo 1)
Phương pháp hiểu biết ( jnana -marga) 2) Phương pháp tu dưỡng đạo tâm
(bhakti - marga) và 3) phương pháp làm vệc ( Karma _ marga) Biểu đồ
( 6.2) dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được cách ứng dụng của những
phương pháp nầy
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỰ CHỌN
Jnana - marga.
Bhakti - marga
Karma - marga
HOÀN THÀNH NHỮNG CÔNG VIỆC
Đọc Kinh Gita và thực hành suy gẫm Yoga
Đọc Kinh Ramayana hằng ngày và cầu nguyện với Rama
Hành hương tới thành phố thánh Banaras.
Ấn độ giáo không thấy nhu cầu “sự tha thứ một lần đủ cả” (Nicholls 148) là
nền tảng căn bản cho sự cứu rỗi con người. Nhưng theo Cơ đốc giáo, sự cứu
rỗi con người phải dựa trên công tác chuộc tội của Đức Chúa Trời (GiGa
3:16-17). Sự chết chuộc tội của Đấng Christ là nền tảng không thể thiếu
được cho sự cứu chuộc con người, nhưng công tác của Đấng Christ là nổ lực
làm cho con người, nhưng công tác của Đấng Christ làm nổ lực cho con
người hòa lại với Đức Chúa Trời để cứu con người. Hume nói rằng “ Hơn ai
hết, Đấng Christ đã giúp cho sự biến đổ phẩm chất của con người tin Ngài
để nên giống con cái Đức Chúa Trời hoàn toàn” ( 40)
Đấng Christ phán với môn đồ của Ngài rằng Ngài là Con đường dẫn đến
Cha (14:6) và để bày tỏ điều đó cho họ. Ngài đã giảng giải cho họ luật pháp
của Đức Chúa Trời và dạy họ những điều tốt của con đường đó. Những công
việc của Đấng Christ ( đặc biệt là phép lạ của Ngài) cũng được bày tỏ để
giúp con người đi đến sự cứu rỗi. Nó về những phép lạ của Chúa Jêsus được
chép trong phúc âm Giăng, ông nói “ Những việc nầy đã chép để . . . . . các
ngươi nhờ danh Ngài mà được sống” (20:31)
Trong phần trước chúng tôi đã trình bày sự tương đồng giữa những phương
pháp cứu rỗi của Ấn Độ Giáo và phương pháp của Ấn độ giáo: chức năng
của “sự hiểu biết” và “ công việc” trong sự cứu rỗi theo hai tôn giáo.Tuy
nhiên điều nhấn mạnh trong Cơ đốc giáo làdựa trên ân điển của Đức Chúa
Trời trong khi Ấn Độ Giáo dựa trên nổ lực của con người.
Như vậy sự tận tình có vai trò gì trong sự cứu rỗi? Theo Cơ đốc giáo, sự tận
tình của Đức Chúa Trời làm cho sự cứu rỗi con người có thể xảy tra nhưng :
“sự tận tình hết lòng” của con người (hume 40) với Đức Chúa Trời cũng là
điều hết sức cần thiết cho sự cứu rỗi của họ. Theo Ấn độ giáo không có sự
nhấn mạnh nào về sự tận tình của Thượng Đế đối với con người và một lần
nữa ở đây lại nhấn mạnh đến nổ lực của con người.
49..Trả lời những câu hỏi sau về sự biến đổi xảy ra trong con người qua sự
cứu rỗi.
a. Con người biết hay không biết về điều đó?
...........................................................................................................................
...
b. Con người tiếp nhận điều đó một cách tự nguyện hay không tự nguyện?
...........................................................................................................................
...
c. Trình bày sự chắc chắn về điều nầy?
...........................................................................................................................
...
Chú thích: xã hội Cơ đốc khuyến khích sự cải thiện liên tục về mỗi con
người nhưng “ Các tầng lớp xã hội loại trừ lẫn nhau” ( Hume 41) trong hệ
thống đẳng cấp của Ấn Độ Giáo ngoại trừ những người cần điều đó nhất: đó
là những người thuộc đẳng cấp cao nhất! đó là những người thuộc đẳng cấp
cao nhất !
50. Số kiếp là gì?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
51. Sự trừng phạt của số kiếp là gì?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
52. Liên hệ luật ân điển của Cơ Đốc Giáo với sự công bình của Cơ Đốc
Nhân.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời thỏa mãn đời hỏi của luật về số kiếp
bởi sự hình phạt thay của Đức Chúa Trời cho những lỗi lầm của con người
đã làm. Sự đau đớn của Đức Chúa Trời trên thập tự giá thỏa mãn sự trừng
phạt của số kiếp cho toàn thể nhân loại trong : quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời tha thứ cho tội nhân dựa trên cơ sở của
thập tự. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã ban cho con người được đặc
quyền dự phần thần tánh của Ngài.
Mục tiêu: Đánh giá Ấn Độ Giáo về sự thích ứng với Ấn Độ Giá hiện đại,
quan điểm chung là lý luận có cơ sở .
ĐÁNH GIÁ ẤN ĐỘ GIÁO.
Hume 41-42
53. Trong những điểm dưới đây, điểm nào không bày tỏ một yếu tố về sức
mạnh trong Ấn Độ Giáo?
a) Niềm tin nơi một thực thế tối cao.
b) Liên kết sự tự nhận thức với thực thể tối cao là mục tiêu của tôn giáo.
c) Tin một đời tương lai đầy vui mừng.
d) Sự đoàn kết cơ cấu xã hội.
e) Khả năng bao gồm nhiều nhóm qua một đức tin tôn giáo chung.
54. Bản tánh phi thân vị của thực thể tối cao trong Ấn Độ Giáo là một sức
mạnh hay sự yếu đuối? ( giải thích)
Bạn nên nhớ rằng hệ thống đẳng cấp căn cứ trên dòng dõi của họ không còn
thích ứng với một luật lệ phổ biến trong nước Ấn Độ ngày nay. Địa vị xã
hội, cụ thể là tại những vùng đô thị, thường được đánh giá theo khả năng cá
nhân, sự học thức và những lợi thế khác do thế giới trần tục nầy tạo cho.
55.. Ảnh hưởng tiêu cực của giáo lý luân hồi với cuộc sống đời nầy là gì?
56. Trong những chủ đề dưới đây, chủ đề nầy không nói lên được yếu điểm
trong Ấn Độ Giáo
a) Phiếm thần luận và sự thờ lạy hình tượng.
b) Có tầm nhìn hạn hẹp về thế giới.
c) Chủ nghĩa câu nệ hình thức thái quá.
d) Địa vị thấp kém của phụ nữ trong hầu hết các kinh thư của Ấn Độ Giáo.
e) Thuyết ăn chay nghiêm ngặt.
Johannes Vos nhấn mạnh đến một yếu điểm trong Ấn Độ Giáo mà bản liệt
kê của Hume không đề cập đến. Yếu điểm đó nói đến “ sự hão huyền” và
“sự xấu xa về đạo đức”. Ông nói rằng Ấn Độ Giáo “ tìm cách được cứu khỏi
điều hão huyền hơn là được cứu khỏi sự xấu xa về đạo đức” ( Vos, 1965,
trang 37)
Bạn đã thấy rằng Ấn độ Giáo là một tôn giáo có với nhiều hệ phái và trường
phái tư tưởng. Trong bài học nầy, bạn đã nhận được một cái nhìn khái quát
khá đầy đủ về tôn giáo nầy. Nếu có thể được, bạn hãy kiếm một số sách mà
chúng tôi đã nói và đọc những phần nói về Ấn Đô Giáo như là bài đọc thêm.
Nếu có cơ hội đến Ấn Độ Giáo, những điều chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn
phân biệt được người Ấn Độ Giáo và người Hồi giáo
1. Tên của họ có bao gồm danh của một vị thần Ấn độ giáo ( chẳng hạn :
Krishna, Rama)
2. Tro đánh dấu trên trán.
3. Dừng lại cầu nguyện khi đèn được mở lên vào lúc chiều tối.
4. Chắp tay lại thờ phượng khi đi ngang qua đền thờ hoặc nơi thờ phượng.
57. Giả sử bạn đang ở trong một lớp của học sinh trung học nào đó, bạn sẽ
trình bày cho học sinh thấy được sự khác nhau giữa sự cầu nguyện của Cơ
Đốc Giáo và phép Yoga của Ấn Độ Giáo như thế nào?
Yoga là một bài tập tâm sinh lý thì không có một nội dung tôn giáo nào.
Yoga là một bài tập có tính chất tôn giáo sử dụng hình tượng và thánh ca tôn
giáo để đạt đến một trạng thái liên hiệp với thần linh, một tình trạng xuất
thần hoặc một trạng thái thỏa mãn tinh thần. Để thông công với Đấng tối cao
hoặc với thần linh không cần phải có một sự suy niệm như vậy, Cách thực
hành nầy làm cho con người mở ngõ tâm linh mình cho sự ảnh hưởng của
ma quỉ. Đặc biệt điều nầy hoàn toàn có thể xảy ra khi sử dụng những câu
thần chú quyền bí. Những lời thần chú lặp đi lặp lặp làm cho sự ngăn cách lý
trí và tâm linh không còn nữa tạo điều kiện cho sự ảnh hưởng của ma quỉ.
Nói chung, Yoga có tính chất tôn giáo có khuynh hướng phủ nhận sự tồn tại
thực tế và bác bỏ nhân tính của con người. Yoga mang tính chất tâm lý thể
lực có thể được dùng để kiểm soát ý tưởng, thân thể và tình cảm. Tuy nhiên
để có một sự phát triển tích cực về nhân cách, con người cần phải có một sự
hướng dẫn thuộc linh. Sự thông công với Đấng tối cao, như được bày tỏ
trong Kinh Thánh, đem đến sự trọn vẹn cho nhân cách của con người làm
cho họ sống trong đời nầy đầy ý nghĩa.
Phật Giáo: Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển
Mục đích torg bài học nầy chúng ta sẽ xem xét sự di thưong giữa hệ thống
đạo đức của Phật giáo và sự phân tích bản thể của đạo nầy. Hệ thống đạo
đức của Phật giáo dựa trên những lời cao thượng ( bát chánh đạo) để đạt
được sự công bình. Nhưng có môt vân đề nảy sinh là làm thế nào để ứng
dụng những nguyên tắc đạo đức cao thượng đó cho con ngưới nếu, như Đức
Phật nói, họ có cuộc s9ời ngắn ngủi và vô ngã. Sự dạy dỗ về đạo đức không
có một giá trị thiết thực nào cho từng con người nếu nó không được áp dựng
để bồi đắp cho phẩm chất cao hơn. Chúng tôi câu xin qua bài học nầu, sẽ
làm gia tăng lòng tôn trọng cuả bạn đối với giá trị vĩngh cữu của con người
và giúp bạn truyền đạt được sự tôn trọng đó cho những người Phật giáo.
Phật Giáo 2: Các Thánh Thư, Lịch Sử Và Các Sự So Sánh
Mục đích
Trước tiên chúng tôi sẽ trình bày yếu điểm của Phật giáo qua sự không duy
trì đúng những khía cạnh đáng quí của những giáo lý ban đầu. Yếu điểm nầy
giữ vai trò quan trọng trong sự tàn lụi của Phật giáo tại quê hương của mình
và sự lịch lạc khỏi nền tảng căn bản của Phật giáo ở những nước khác. Sau
đó chúng tôi sẽ giải thích rằng sự lịch lạc nầy gắn liền với một nhược điểm
lớn nhất của giáo lý nguyên thủy của họ, đó là chủ nghĩa vô thần. Mong rằng
những gì bạn học được trong bài nầy sẽ giúp bạn truyền bá cho người Phật
giáo sự hy vọng tích cực và sức mạnh của một Đấng tối cao có nhân vị và
yêu thương.
Dàn bài
Kinh thư của Phật giáo
Lịch sử của Phật giáo
Đạo thần của Phật giáo ( Zen)
So sánh Phật giáo với Ấn độ giáo và Jaine giáo
So sánh Phật giáo với Cơ đốc giáo.
Sự tương đồng phần nào
Những điểm dị biệt cơ bản.
Đánh giá Phật giáo
Các mục tiêu của bài học
Học xong bài nầy bạn có thể
Nói về nguồn gốc tính chất và uy quyền của các thánh thư Phật giáo.
Trình bày những giai đoạn phát triển trong lịch sử Phật giáo
Trình bày những đặc điểm của đạo thiền ( Zen) trong Phật giáo
Nắm được những điểm tương đồng và dị biệt giữa Ấn độ giáo, Jaina giáo và
Phật giáo.
Nắm được những điểm tương đồng giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo
Đánh giá Phật giáo về sự thích ứng đối với cuộc sống, qua điểm chung và
lập luận vững chắc.
Các sinh hoạt học tập
1. Trước hết phải xem kỹ phần khái quát bài học, mục đích và những mục
đích.
2. Tra nghĩa những từ trong phần từ ngữ quan trọng mà bạn không biết
3. Đọc trang 78 - 87 trong sách giáo khoa của bạn.
4. Đọc về chủ đề Đạo thiền ( Zen) trong Phật giáo mà bạn thấy có trong bất
kỳ cuốn nào ( Smith đã dành từ trang 140 -- 153 để nói về đề tài nầy)
5. Nghiên cứu phần phát triển bài học từ đầu đến cuối trả lời tất cả những bài
tập, sau đó xem lại đáp án.
6. Những nhiệm vụ không bắt buộc. Nói chuyện với một người nào đó ( tốt
nhất là với một người Phật giáo). Đông Nam Á về 1) Phật giáo định hình
sinh hoạt gia đình như thế nào, 2) người Phật giáo thờ phượng như thế nào
và 3) hy vọng của người Phật giáo trong cuộc sống.
Từ ngữ quan trọng
Lòng vị tha
suy đồi
nội tại
thay cho , thay thế
hồi tưởng
bác bỏ
Triển khai bài học
Mục tiêu: Trình bày về nguồn gốc, tính chất và uy quyền của các thánh thư
Phật giáo .
THÁNH THƯ CỦA PHẬT GIÁO
Hume 78 - 80
Kinh điển của Phật giáo mà người ta “ cho rằng chứa đựng những lời của
Buddha” ( Bentley - Taylor 170) bao gồm 3 nhóm tác phẩm được biết với
tên gọi là Tripitaka ( hoặc Tripitaka), có nghĩa là “ ba cái giỏ”. Tripitaka
gồm có những lời dạy nguyên thủy của Phật giáo nên nó có uy nguyên hơn
những kinh phát triển về sau của Phật giáo.
Các học giả không nhất trí với nhau về niên đại của Tripitaka. “ Người ta
cho rằng 2 phần đầu của bộ sách nầy, đã được sưu tập và công nhận trong
vòng một thế kỷ từ khi Buddha viên tịch” ( Cave, 1921, trang 90).
Nhưng Bentley - Taylor cho rằng nội dung của kinh điển nầy chỉ được viết
sau khi Buddha viên tịch nhiều thế kỷ ( 170).
1 Sắp xếp chủ đề cho phù hợp với tên từng phần của bộ Tripitaka bằng cách
đánh số trước những chỗ trống.
....a Vinaya Pitaka
....b Adhidhamma Pitaka
....c Suttla Pitaka
1) Dạy dỗ
2) Siêu hình
3) Nguyên tắc
2 Bây giờ bạn hãy xếp phần nội dung với tên từng phần của Tripitaka bằng
cách đánh số vào chỗ trống.
....a Adhidhamma Pitaka
....b Sutta Pitaka
....c Vinaya Pitaka
1) Những bài thuyết giảng của Buddhe
2) những điểm phức tạp về tâm lý
3) những qui định về sự kết nạp
3 Ngôn ngữ gốc của Tripitaka là
gì? ....................................................................
Điểm đáng chú ý là các thánh thư của pháp Phật giáo thiền tông ( Hinayana -
ở phía nam) được lưu truyền bằng tiếng Pila trong khi phái Mật tông
( Mahayana - ở phía bắc) được lưu truyền bằng tiếng Phạn ( Sanskrit). Cave
có ghi lại một điều đáng chú ý về sự lưu giữ Kinh thư của phai thiền tông
hoặc Kinh Theravada:
Kinh Pali truyền lại cho chúng ta diễn hình thức những quyển sách bằng lá
cọ chủ yếu dựa trên những quyển sách được các học giả Phật giáo ở Ceylon
( xây lan) viết vào thế kỷ đầu tiên trước CN, vì họ sợ rằng chiến tranh tàn
khốc có thể huỷ diệt những người có thể lưu truyền những truyền thống của
Phật giáo ( 1921, trang 90).
4 So sánh kích thước của một bản dịch bộ Tripitaka bằng tiếng “ Pali sang
tiếng Anh với một bản Kinh Thánh tiếng Anh?
...........................................................................................................................
....
5 Định nghĩa Dhamma
pada..................................................................................
...........................................................................................................................
....
Cave cho rằng Dhamma - pada là “ một bộ hợp tuyển sự dạy dỗ của Phật
giáo dưới hình thức thi ca” và gọi nó là ( theo quan điểm của ông vào lúc đó,
1921) những sách nổi tiếng nhất của Phật giáo (91). Hume cho chúng ta biết
rằng Dhamapata là “ bản dịch đầu tiên một phần của Tripitaka sang tiếng
Anh” (79).
6 Chúng ta học được gì từ lời bình luận của một giáo sư của Đại học
Manchester về thể loại chung của phần còn lại của Tripitaka.
...........................................................................................................................
....
7 Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây, những câu nào đúng? Tripitaka
của phai Mật tông gồm có
a) sự trình bày về giáo lý khá phức tạp.
b) tiểu sử đầy đủ của người thành lập
c) sự ứng dụng các nguyên tắc vào sự cải tạo xã hội.
d) lời dạy dỗ để có một đời sống an định.
8 Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây, câu nào không đúng? Theo mô tả
của phai Mật tông, Tây phương cực lực là nơi.
a. của thú vui nhục dục
b. có sự bình an, yên tĩnh
c. muôn màu muôn vẽ
d. có những con đường bằng ngọc châu
e. không có ngày hay đêm.
Để kết luận phần nầy chúng tôi cho bạn thấy rằng sự mô tả về nơi nơi cực
lạc trong Sutras của phai Mật tông ( Manchayana) dường như không đúng
với nền tảng những điều dạy nguyên thủy của Phật giáo rằng Thượng đế
không tồn tại và linh hồn không phải là một thực tế vĩnh hằng.
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
Hume 80 - 82
Dưới đây là biểu đồ tóm tắt ( biểu đồ 8.1) trình bày niên đại gần đúng của 4
sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo ( chúng tôi lấy niên đại theo đời
trị vì của Asoka, theo Smith trang 139).
NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO:
Ngày sinh của Buddha 560 trước CN
Triều đại Asoka 272 - 232 trước CN
cuộc truyền giáo hải ngoại đầu tiên 250 trước CN
cuộc hành trình của Đường Tăng đến Ấn độ. 629 - 645 sau CN
9 18 hệ phái của Phật giáo ở Ấn độ đang tranh cãi nhau về vấn đề gì khi
Đường tăng đến Ấn độ?
...........................................................................................................................
....
10. Tác phẩm “ The Great chronicle of ceylon” có ý nghĩa như thế nào đối
với lịch sử Phật giáo?
11. Kể tên 4 quốc gia mà các giáo sĩ Phật giáo đã thành lập tôn giáo của họ.
...........................................................................................................................
....
12. Tại sao Phật giáo phát triển nhanh chóng ở các nước trên?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
“ Sự sử dụng phổ biến thuật ngữ thuyết vạn vật hữu linh ( Aniniom) được
lưu truyền lại cho chúng ta từ E.B. Tylor ( 1891).... (ông) đã dùng từ ngữ
nầy để nói lên giáo lý sâu xa về các thực thể thuộc linh, để cho thấy rõ rằng
triết học duy linh đối lập với triết học duy vật” (Tipprtt, 1975 trang 844).
Thuyết vạn vật hữu linh là một niềm tin nơi sự tồn tại của các thần linh mà
họ có đủ sức mạnh đã can thiệp và kiểm soát đời sống con người. Người ta
tin rằng các thần linh nầy có thể nhập vào và chiếm hữu con người, thú vật
và các vật thể. Các dân tộc thiểu số thường thờ phượng thần linh nầy. Tất cả
những hình thức thuyết vạn vật hữu linh là tà thuật, phép phù thủy, đồng
bóng, thờ phượng tổ tiên, chế độ vật tổ, thần thông học và sự tôn thờ vật
thần.
13. Trong quá trình rao truyền Phật giáo giữa các dân tộc theo vạn vật hữu
linh. Phật giáo đã tự thay đổi như thế nào?
14. Lamã giáo là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Có nhiều ví dụ về sự hòa hợp tôn giáo ( hồn thành thuyết) như chúng ta thấy
trong sự hòa hợp giữa Phật giáo và thuyết vạn vạt hữu linh. Bạn có thể cho
một ví dụ về sự hỗn hợp tôn giáo như vậy trong khu vực của bạn không?
Chẳng hạn như tôn giáo Christoppaganiom của Mêhicô. Đó là sự hòa trộn
giữa công giáo và đức tin theo thuyết vạn vật hữu linh của dân bản xứ”
15. Ở phương đông Phật giáo có số lượng tín đồ lớn nhất và mạnh nhất ở 2
nước nào?
...........................................................................................................................
....
16. Trình bày về Phật giáo ở Trung Hoa và Nhật Bản.
...........................................................................................................................
....
Chú thích : Theo quan điểm truyền thống của Phật giáo về sự đánh giá thấp
phụ nữ, thì ở Trung Hoa việc tôn một phụ nữ lên hàng Phật được mọi người
biết đến là một sự thay đổi đáng kể so với hình thức ban đầu của Phật giáo.
Vị Phật đó là quan âm, một nữ thần hay thương xót.
17. Trong những điều dưới đây, điều nào mô tả tốt nhất những hình thức tổ
chức của Cơ đốc giáo mà đã được các tín đồ Phật giáp hiện nay ở Nhật Bản
sử dụng.
a) sự thờ phượng của hội chúng
b) Trường Chúa Nhật
c) Nhóm thanh niên
d) Các hội phụ nữ
e) Công tác xã hội
f) tất cả những điều trên
18. Phật giáo hỗn hợp ở Trung Hoa và Nhật Bản đã thêm những đặc điểm
mới vào Phật giáo nguyên thủy. Trong những điều dưới đây, điều nào không
nằm trong số đó?
a) gia tăng sự am hiểu về xã hội và thẩm mỹ
b) Hy vọng về sự cứu rỗi.
c) Nhận thức về thiên đàng và địa ngục
d) Kiến trúc mới cho các Chùa chiền
e) Các vị thần chùa mới.
19. Trong những câu sẽ hoàn thành sau, câu nào không đúng? Theo quan sát
của Hume, một đặc điểm chung của tôn giáo phương Đông là
a) sự bình thản lâu dài
b) tin rằng quyền lực tối cao là một thân vị
c) ước muốn chấm dứt cuôc đời nầy
d) đánh giá thấp giá trị tôn giáo của con người
Mục tiêu: Trình bày những đặc điểm của đạo thiền trong Phật giáo .
ĐẠO THIỀN CỦA PHẬT GIÁO
Hume không đề cập đến hình thức nầy của Phật giáo nhưng tôi đưa điều đó
vào đây vì tầm quan trọng nó trong Phật giáo hiện đại. Hình thức nầy của
Phật giáo đã ồ ạt tràn vào phương Tây qua các tác phẩm và bài viết của các
triết gia như Martin Heidegger và Aldous Huxley.
Đạo thiền là một hình thức của Phật giáo Mật tông ( Mahayana) “ Thiền” lấy
từ tiếng Phạn là “ Dhyana” có nghĩa là “ suy gẫm”. Nó được xem là hình
thức duy linh tinh túy nhất ở viễn đông ngày nay “ ( Smith 40). Nó có tính
chất trực giác và trầm tư mặc tưởng hơn tính duy lý hoặc phán đoán.
Sự cảm nhận về thiền ( Zen) xuất phát từ một bài thuyết pháp về hoa của
Buddha mà ông dùng để làm ví dụ trên một ngọn núi có các môn đồ ngồi
quanh. Thay vì dùng lời, Buddha đã cầm một cành sen đưa lên cao. Chỉ có
một môn đồ của ông là Mahakasyapa hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đầy biểu
tượng nầy và mỉm cười. Người ta nói rằng Buddha đã chỉ định ông làm
người kế vị vì sự thông sáng thuộc linh của ông ( Smith 140).
Những người tập thiền cho rằng cách hiểu biết trực giác nầy vượt trội hơn sự
hiểu biết bởi suy luận. Mặc dù nó không diễn tả bằng lời nhưng họ cho rằng
nó vượt cao hơn lý trí. Sự hiểu biết như vậy không có được nhờ thánh thư
nhưng ngoài cả thánh thư như trường hợp được soi sáng của Buddha. Chính
sự hiểu biết nầy có được do kinh nghiệm trực tiếp không thể diễn tả được
bằng ngôn ngữ.
Đạo thiền cho rằng mặc dù sự hiểu biết trực giác nầy là siêu lý trị nhưng nó
không mâu thuẫn với lý trí; nó là một sự hiểu biết của thực thể chủ quan qua
sự soi sáng tâm thần được gọi là “ y tương Buddha” ( Smith 145).
20. Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây; câu nào là đúng? Zen là
a) người thành lập Phật giáo ở Nhật bản.
b) một trường phái trong Phật giáo Mật tông ( Mohayana)
c) một phong trào phục hồi tinh thần chủ nghĩa dân tộc, Nhật bản
d) Không phai là một phần của trường phái suy gẫm trong Phật giáo Nhật
bản.
21. Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây, câu nào đúng? Zen nhấn mạnh
a) về thánh thư hơn là lý luận
b) về lý luận hơn thánh thư
c) về sự Kinh nghiệm hơn thánh thư và lý luận.
d) rằng Kinh nghiệm mâu thuẫn với lý luận
22. Theo ý bạn, điền vào trong những điểm nhấn mạnh ở trên là quan điểm
của giáo phái hoặc tôn giáo của bạn?
...........................................................................................................................
....
Nhiệm vụ không bắt buộc : Hãy suy nghĩ kỹ về mối quan hệ giữa kinh
nghiệm, thánh thư và lý luận sau đó thử viết một đoạn giải thích quan điểm
của bạn về vấn đề nầy.
Chú thích: Không có một sự trả lời ngắn gọn, cuối cùng choo mối quan hệ
như vậy. Tuy nhiên để hiểu được nền tảng của Đạo thiền ( Zen) trong Phật
giáo, chúng ta phải biết rằng nó đánh giá cao về sự kinh nghiệm hơn là lý
luận và thánh thư.
Kinh Phật không cho rằng có một sự khải thị thiêng liêng vì trong Phật giáo
không tin có một Thượng đế có thân vị. Trong cơ đốc giáo, Kinh thánh và sự
khải thị. Kinh thánh cũng là bản tường thuật về kinh nghiệm của con người
trong sự quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Do đó, trong cơ đốc giáo không
có sự mâu th uẫn giữa kinh nghiệm và Kinh thánh. Trong Cơ đốc giáo, kinh
nghiệm thường không phải là lời làm chứng của một cá nhân riêng lẻ nhưng
là lời chứng của cả cộng đồng đức tin. Ngược lại, Kinh Phật là sự tường
thuật lại những lời nói và sự giảng dạy của một người mà các môn đồ của
người đó nhớ lại giá trị về sự kinh nghiệm của một cá nhân thường được
nâng lên khi nó được mọi người khác cùng kinh nghiệm. Sự kinh nghiệm
của một các nhân mà không có một giá trị như vậy thì chỉ mang tính chủ
quan và có thể trở nên phi lý. Kinh nghiệm có giá trị cũng phải hợp lý cũng
như phù hợp với thánh thư.
23. Có phải mọi kinh nghiệm đều được cho là phải phù hợp với lý trí không?
( giải thích).
Những người có tham vọng trong đạo thiền đã được huấn luyện như thế nào
để đạt tới trạng thái được soi sáng? Có 3 nguyên tắc khái quát : Zazen, Koan
và Sanzen ( Smith 145).
“ Zanzen theo nghĩa đen là “ ngồi suy gẫm”. Số người tham dự luyện thiền
tập trung trong một sảnh đường lớn. Khách viếng nơi này sẽ phải bị ấn
tượng bởi các tu sĩ ở đây đã dành những thì giờ dường như vô tận để lặng lẽ
ngồi thành 2 hàng dài theo chiều dài của sảnh và mặt hướng vào giữa. Vị trí
của họ là hình dáng một hoa sen lấy từ Ấn độ. Mắt họ lim dim, nhìn xuống
sàn nhà nhưng không tập trung. Vì vậy họ ngồi hàng giờ, hàng ngày, hàng
năm, trước hết là tìm cách phát triển những sức mạnh của trực giác ( theo
triết học là suy nghĩ về cõi hư vô ) và sau đó đem những khám phá trực giác
nầy vào trong đời sống thiết thực hàng ngày” ( Smith 146).
Theo nghĩa rộng, Koan có nghĩa là “ vấn đề”. Nguyên tắc của Koan là giải
quyết một vấn đề rắc rối mà dường như là ngốc nghếch và phi lý, nhưng
người học thiền phải suy nghĩ sâu xa cho đến khi đạt được câu trả lời mang
tính chất trực giác. Đôi khi vấn đề hoặc điều rắc rối ấy phải mất thời gian dài
như viết một luận án tiến sĩ vậy ( Smith 146 - 147). Câu sau đây là một ví dụ
về Koan ( do Smith trích, 146).
Thầy Wu Tou nói “ Tôi xin lấy một minh họa từ một chuyện ngụ ngôn. Một
con bò đi ngang qua cửa sổ. Cai đầu, cai sừng và 4 chân nó đều đã đi qua.
Tại sao cai đuôi không qua?”
24. Thử viết một câu trả lời cho vấn đề trên.
Có lẽ bạn thấy rằng ý tưởng bạn đang rơi vào một tình trạng vô lý. Trong
một ẩn dụ rút ra từ thực tại của cuộc sống, đây là điều Phaolô gọi là “ đánh
gió” (ICo1Cr 9:26). Mục đích của vấn đề rắc rối như vậy không phải là để
tìm ra câu trả lời nhưng để làm cạn kiệt tâm trí cho đến khi nó mất hết chức
năng bình thường và rơi vào trạng thái đi hoang. Tập luyện điều nầy làm hủy
hoại những cơ chế của sự lý luận bình thường do đó nó tạo nên chức năng
tiêu cực phi lý hơn là siêu lý trí.
Đạo thiền của Phật giáo là một ví dụ về sự ao ước của con người vượt lên
trên những giới hạn bình thường của lý luận và ngôn từ đề gặp được thực thể
thuộc linh nhưng đạo thiền không chấp nhận thực tế thuộc linh bằng cách
chối bỏ Thượng đế hằng sống, Đấng muốn gặp gỡ con người.
Sanzen là gì? Đó là một kinh nghiệm thần bí trực giác là kết quả của sự suy
gẫm và Koan. Người ta nói rằng để cảm nhận được sự hiệp một với mọi sự
thì người đó đã đánh mất bản thân minh và khả năng nhận thức bình thường
( xem Smith 149).
25. Một người có thể thật sự đạt được sự vui mừng hoặc thực tế qua kinh
nghiệm về thiền không?
Mục tiêu: Nhận biết những điểm tương đồng và dị biệt giữa Ấn độ giáo,
Jaina giáo và Phật giáo
SO SÁNH ẤN ĐỘ GIÁO, JAINA GIÁO VÀ PHẬT GIÁO
Hume 81 - 84.
26. Trong những điều dưới đây, điều nào không nằm trong những vấn đề mà
3 tôn giáo đồng ý.
a) chủ nghĩa bi quan chung về ý nghĩa của đời người
b) sự quan tâm tích cực để có hoạt động xã hội tốt hơn
c) khuynh hướng chung về những nội qui tu khổ hạnh
d) sự vô giá trị của thân thể con người.
27. Dựa trên những gì bạn đã học về tín ngưỡng của Ấn độ giáo và Phật giáo
liên quan đến linh hồn con người thì tại sao việc những tôn giáo nầy ít coi
trọng đến giá trị đặc biệt của bản thể con người là điều hợp lý?
Chú thích : Theo Ấn độ giáo, Jaina giáo và Phật giáo, điều tốt nhất là chú ý
đến sự tiêu cực của con người hơn là sự tích cực. Do đó qua sự rụt rè, yên
lặng con người mới đạt được điều mà các tôn giáo nầy cho là phần thưởng
cao quí nhất; sự bình an của tâm hồn.
28. Trong những câu sẽ hoàn thành sau, câu nào đúng? Theo Ấn độ giáo,
Phật giáo, và Jaina Giáp, sự cứu rỗi chỉ đạt được bằng
a) những phương pháp tiêu cực
b) những phương pháp tích cực
c) những phương pháp trung dung
d) không phải những giải pháp trên
29. “ Sự cứu rỗi bằng phương pháp tiêu cực” có nghĩa là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
30. Chúng ta có cho rằng trong việc đạt được sự cứu rỗi thật không có sự
xung đột gì với những ham muốn và tình cảm của ý tưởng và thân thể con
người không?
Hume cho thấy rằng 3 tôn giáo này có “ một sự đánh giá chung về một giá
trị tôn giáo nào đó bằng sự đau khổ”. Những sự đau khổ như vậy thường là
do tự ý áp đặt cho mình vì quyền lợi của chính mình. Dường như họ cho
rằng sự đau đớn thể chất càng làm tăng phẩm chất tâm thần. Tuy nhiên,
chúng ta phải thấy rằng các tôn giáo nầy không nói gì về sự đau khổ thay :
tức là sự đau khổ của một người vì một người khác. Họ không nói gì đến
việc chuyển sự ích lợi của người chịu khổ cho những người khác.
31. Trong những câu sẽ hoàn thành dưới đây, câu nào đúng? Về số kiếp và
sự luân hồn.
a) Ấn độ giáo tin nhưng Phật giáo không tin
b) Phật giáo tin nhưng Jaina giáo không tin
c) Ấn độ giáo, Jaina giáo và Phật giáo đều tin.
d) chỉ có Jaina giáo không tin
32. Trong 3 tôn giáo Ấn độ giáo, Phật giáo và Jaina giáo, tôn giáo nào bác
bỏ kinh vệ đà?
...........................................................................................................................
....
33. Ai là người thành lập Jain
giáo? ......................................................................
Trong bài 6, chúng tôi có đề cập đến Ahimsa ( bất bạo động) là một đặc
điểm lớn của Jaina giáo. Điều đó được xem là nguyên tắc đạo đức chính của
Jaina giáo. Micholls xem những quan niệm phi vệ đà về sự hy sinh từ bỏ và
sự khổ tu” như những con đường “ đã mở ra cho một sự hiểu biết cổ điển
về ..... ahimsa” (155).
34. Cho biết tên chung của các thánh thư trong Jaina giáo và tên theo thổ
ngữ gốc của các kinh nầy.
...........................................................................................................................
....
35. Trong các tôn giáo sau đây, tôn giáo ( hoặc các tôn giáo ) nào bác bỏ
triết lý của Upanishads?
a) Phật giáo
b) Jaina giáo
c) Ấn độ giáo
d) Không phải tôn giáo nào ở trên.
36. Trong những quan niệm sau đây, quan niệm nào là quan trọng nhất trong
triết lý phi vệ đà của Phật giáo?
a) phiến thần luận
b) đa thần thuyết
c)Thuyết hư vô
d) nhất nguyên luận
Bạn thấy thế nào về sự trớ trêu lịch sử khi sự thờ phượng thần linh trở thành
một điều thực hành trong Jaina giáo và Phật giáo? ( Trong bài trước chúng
tôi có nói về điểm này trong Phật giáo). Các tín hữu trong những tôn giáo
nầy đã thần thánh hóa và thờ phượng những người sáng lập vô thần của họ
( xem Hume, trang 48 và 71)
37. Sắp xếp lại những của lễ cho thích hợp với những tôn giáo bằng cách
đánh số trước chỗ trống của mỗi tôn giáo.
....a Ấn độ giáo
....b Cơ đốc giáo
....c Phật giáo
....d Jaina giáo
.....e Hồi giáo
1) Thân thể của chính người đó
2) những ước muốn của chính người đó
3) Đấng Christ
4) Hoa quả
5) con cừu
38. Trong những câu sẽ hoàn thành sau, câu nào đúng. Hệ thống đẳng cấp ở
An độ bác bỏ bởi
a) Jania giáo và Ấn độ giáo
b) Phật giáo và Jaina giáo
c) Ấn độ giáo và Phật giáo
d) không câu nào ở trên là đúng
Xem xét kỹ biểu đồ của Hume ở trang 84. Trên biểu đồ ông có thấy 1 số
điểm tuơng đồng và dị biệt giữa ba tôn giáo nầy mà ông không đề cập đến
trong những lời nhận xét của ông dưới phần nầy. Trên biểu đồ đó có những
điểm tương đồng giữa Ấn độ giáo và Phật giáo trái ngược với Jaina giáo, và
một số điểm dị biệt giữa 3 tôn giáo.
39. Dựa tên biểu đồ của Hume ở tramg 84, trình bày thái độ của Phật giáo về
thế giới vật chất.
...........................................................................................................................
....
40. Dựa trên biểu đồ của Hume ( 84) và bài học số 3 về Hồi giáo, hãy cho
biết cách bày tỏ sự cứu rỗi của mỗi tôn giáo bằng cách đánh số
....a Ấn độ giáo thời kỳ triết lý
....b Jaina giáo
....c Phật giáo nguyên thủy
....d Hồi giáo
1) sự tự do của linh hồn khỏi những ràng buộc của thế gian.
2) sự thu hút hoặc sự tái thu hút thần bi.
3) Parađi
4) Viết bàn.
Mục tiêu: Nhận biết sự tương đồng phần nào giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo .
SO SÁNH PHẬT GIÁO VÀ CƠ ĐỐC GIÁO
Hume 85 - 87
Trong bài học nầy, Hume bắt đầu bằng sự truyền giáo của 2 tôn giáo nầy.
Điểm tương đồng giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo là cả 2 đều là tôn giáo
truyền giáo. Nhưng khi chúng tôi nghiên cứu đến sự thực hành truyền giáo
của 2 tôn giáo, chúng tôi thấy sự tương đồng chỉ có phần nào. Nổ lực của
Phật giáo hầu như chỉ giới hạn ở Á Châu trong khi Cơ đốc giáo đã vượt qua
những biên giới địa lý và dân tộc để trở thành một tôn giáo chung.
41. Giải thích sự khác nhau về quan niệm đạo đức giữa Phật giáo và Cơ đốc
giáo?
42. Trong những tôn giáo sau đây, theo tôn giáo nào thì yếu tố đạo đức vũ
trụ là một nguyên tắc - không phải là một thân vị?
a) Cơ đốc giáo
b) Hồi giáo
c) Zoroastrian giáo
d) Phật giáo
Cả Phật giáo và Cơ đốc giáo đều “ em sự yêu mình là nguyên nhân trực tiếp
của sự khổ đau”. Nhưng ở đây sự tương đồng cũng chỉ một phần. Hai tôn
giáo nầy đều không nhất trí với nhau về cách giải quyết sự yêu mình nầy.
Phật giáo xem sự tự diệt dục là có ích lợi trong khi Cơ đốc giáo nói đến tình
yêu tha nhân một cách tích cực.
43. Trong những tôn giáo sau đây, theo tôn giáo nào thì sự cứu rỗi chủ yếu
là cho cá nhân hơn là xã hội?
a) Phật giáo
b) Zoroastrian giáo
c) Cơ đốc giáo
d) Hồi giáo
44. Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây, câu nào nói đúng nhất về sự
tươngn đồng phần nào giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo?
Cả hai tôn giáo nầy đều :
a) bắt nguồn từ Á châu
b) có dòng tu
c) tôn sùng người thành lập
d) có một người thành lập hy sinh
e) tất cả những điều trên.
Những điểm dị biệt căn bản
Hume 86 - 87
Biểu đồ 8: 2 sau đây là bản khái quát lờinhận xát của Hume trong phần nầy.
Tính chất rõ ràng của nó sẽ giúp bạn nhớ phần nầy tốt hơn. Bạn nên chú ý là
dấu “ x” đánh ở cột nào thì cho biết tôn giáo đó chấp nhận quan điểm đó. Vì
đây là một biểu đồ về những điểm dị biệt nên dĩ nhiên không có quan điểm
nào mà cả 2 tôn giáo cùng chấp nhận.
Sự khác nhau quan trọng nhất giữa 2 tôn giáo nầy là tình trạng hiện nay của
2 vị sáng lập : Đức Chúa Jêsus Christ đã phục sinh còn Buddha thì không.
Mục tiêu: Đánh giá Phật giáo về sự thích ứng với cuộc sống, quan niệm
chung và những lý luận chặt chẽ .
ĐÁNH GIÁ PHẬT GIÁO
Hume 87
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét một số điểm mạnh của Phật giáo.
Sự từ bỏ hy sinh trong tôn giáo này là một ảnh hưởng tốt đối với thế giới quá
duy vật nầy; sự nhấn mạnh của tôn giáo nầy về sự kỹ luật thái độ bên trong
tỏ ra rất có ích cho người “ sống trong ảo tưởng”, sự nhấn mạnh của tôn giáo
này bề bất bạo động đã có một ảnh hưởng kiềm chế hữu ích trải suốt lịch sử
của thế giới chúng ta, và những nguyên tắc đạo đức của tôn giáo nầy là sự
khiển trách lòng tham dục của xã hội.
45. Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây, câu nào đúng? Phật giáo
nguyên thủy là một hệ thống tôn giáo chủ yếu là
a) chú trọng đến một con người
b) một hệ thống các nguyên lý đạo đức
c) một tin mừng cho đờinầy
d) không có điều nào trong những điều trên là đúng.
46. Hãy giải thích thái độ của Phật giáo về hệ thống đẳng cấp đã ảnh hưởng
đến An độ như thế nào ( xem lại phần nói về “ sự so sánh An độ giáo, Jaina
giáo và Phật giáo)
47. Năng lực gì trong Phật giáo làm cho con người có thể sống theo những
lý tưởng đạo đức mà Buddha đã dạy?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Yếu điểm quan trọng nhất của Phật giáo nằm ở hàng đầu trong bản liệt kê
của Hume đó là thuyết vô thần. Họ không nhìn nhận có một Thượng đế, lại
càng không công nhận một Cứu Chúa ! Hume cho rằng quan niệm của Phật
giáo về đời sống con người là một yếu điểm vì triết lý bi quan và tiêu cực
của nó nhưng chính chủ nghĩa vô thần của Phật giáo đã tạo nên môi trường
cho sự phát triển một triết lý như vậy.
48. Trong những câu sẽ hoàn thành sau đây, câu nào mô tả đúng nhất yếu
điểm chung nhất của Phật giáo? Yếu điểm chung nhất của Phật giáo được
mô tả rõ nhất bởi.
a) sự từ chối trách nhiệm xã hội
b) nhấn mạnh đến sự tự cứu
c) mục đích trong đời sống viết bàn hão
d) kiềm chế sáng kiến cá nhân
e) bác bỏ một thực thể siêu nhiên
f) những thái độ được diễn tả trong tất cả những điều trên
49. Theo bài học bạn đã học về Phật giáo, trong những điều sau đây bạn
nghĩ điều nào là hiệu quả nhất để bắt đầu nói về Chúa cho người Phật giáo?
a) Cho thấy Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời
b) nhấn mạnh đến sự thương xót của Đấng christ đối với những người đói
khát
c) trình bày Đấng Christ là đấng làm phép lạ
d) nhấn mạnh đến thập tự của Đấng Christ.
e) bày tỏ sự trọn vẹn đạo đức trong cuộc đời và sự dạy dỗ của Đấng Christ.
50. Trong những chủ đề thuyết giảng dưới đây, chủ đề nào được người Phật
giáo quan tâm nhất?
a) “ Đấng Christ là con sinh của Đức Chúa Trời”
b) “ Sự thắng hơn tình trạng suy đồi của con người”
c) “ tính thực tiễn của đời sống công bình”
d) “ Những bằng hcứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời”
e) “ Jêrusalem mới”.
Sự giao lưu văn hóa đã cho thấy nhu cầu cần phải có sự thích ứng với nền
văn hóa của những người mà bạn muốn giao lưu. Để truyền bá Phúc âm Cơ
đốc cho người Phật giáo, các nhà thờ nên được thiết kế và các buổi nhóm
nên được sắp xếp không những để cho những buổi nhóm tập thể nhưng cùng
để cho họ có thì giờ suy gẫm Kinh thánh cách riêng tư. Nhưhg thiết kế các
nhà thờ theo kiểu Chùa Phật giáo sẽ cản trở sự truyền bá sứ điệp Cơ đốc nếu
sự thiết kế như vậy tạo điều kiện cho họ tiếp tục thờ phượng Buddha và các
thần khác.
Trong những buổi nhóm chung nên kết hợp hát thờ phượng với sự rao giảng
và để thì giờ suy gẫm, nhưng không nên bắt buộc nguồn dân phai hát lớn
theo giọng nhạc phương Tây.
Chú thích: Sự gợi ý trên không có nghĩa là những giải pháp bắt buộc về vấn
đề truyền giáo cho Phật giáo nói chung ở khắp nơi sự ứng dụng các nguyên
tắc có thể khác nhau tùy từng nơi và tùy vào từng dạng hệ phái Phật giáo
khác nhau.
Nhiệm vụ không bắt buộc. Bây giờ nếu có cơ hội, bạn hãy hoàn thành nhiệm
vụ không bắt buộc được gợi ý ở đầu bài học. Nếu bạn là một Cơ đốc nhân
thật sự, lý do quan trọng nhất của bạn về việc nói chuyện với một người Phật
giáo về tôn giáo của họ là để ghi trong lòng họ “ sự hy vọng trong đời” của
bạn.
Đạo Sikh
Mục đích
Mục đích chính của bài học này là vạch ra rằng đạo Sikh đã thất bại trong
việc đạt mục tiêu chủ yếu của đạo này. Chúng ta sẽ thảo luận về những
nguyên nhân đưa đến thất bại này. Nguyên nhân chính là việc thiếu nhất
quán trong giáo lý thần học và việc đi trật hướng ra khỏi mục tiêu của người
sáng lập.
Dàn bài
Giới thiệu về đạo Sikh
Đời sống và sự tôn sùng Nanak : người sáng lập đạo Sikh
Kinh điển của đạo Sikh
Các giáo lý về Đức Chúa Trời, con ngươì và sự cứu rỗi
Sự thờ phượng và tổ chức của đạo Sikh
Lịch sử của đạo Sikh
So sánh với Hồi giáo và Ấn độ giáo
Đánh giá đạo Sikh
Sự tham gia của chúng ta
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :
Xác định vị trí của đạo Sikh trong các tôn giáo trên thế giới
Mô tả đời sống của người sáng lập đạo Sikh và thảo luận mức độ tôn sùng
Nanak
Nêu lên những đặc tính của kinh điển Đạo Sikh và mô tả thái độ của người
Sikh đối với các kinh điển này
Thảo luận về các giáo lý của đạo Sikh về Đức Chúa Trời, con người và sự
cứu rỗi
Nêu lên lý do chính khiến đạo Sikh không có sự nhất quán về thần học
Giải thích việc tương giao trong sự thờ phượng của đạo Sikh.
Xác định ảnh hưởng của tổ chức đạo Sikh
Mô tả hai giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của Đạo Sikh
So sánh đạo Sikh với An độ giáo và Hồi giáo
Đánh giá đạo Sikh căn cứ vào tính chất phù hợp với nhu cầu của con người
và tính chất hợp lý.
Các sinh hoạt học tập
1. Đọc phần dàn bài, mục đích và các mục tiêu của bài học
2. Tìm hiểu ý nghĩa các từ ngữ quan trọng
3. Đọc trang 88 - 110 trong sách giáo khoa
4. Đọc cẩn thận phần triển khai bài học, làm các bài tập. Sau khai đã trả lời
các câu hỏi, hãy so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp.
5. Bài làm : nếu có cơ hội, bạn hãy nói chuyện với một người theo đạo Sikh
để tìm hiểu xem người này hiểu biết thế nào về đạo Sikh
Từ ngữ quan trọng
mạnh mẽ
mái vòm
tẩy xóa được
thiên vị
lễ tẩy rửa
y phục
vu khống
tay sai, thuộc hạ
sự chết
lạ lùng, kỳ diệu
cứng rắn
thở vào
thở ra
dũng cảm, mạnh mẽ
Triển khai bài học
Mục tiêu: Xác định vị trí của đạo Sikh giữa các tôn giáo trên thế giới
GiỚi thiỆu vỀ đẠo Sikh
Hume 88 -89
Với tư cách là một tôn giáo có tổ chức đạo Sikh hiện chỉ tồn tại ở một địa
điểm duy nhất đó là tiểu bang Punjab ở Tây bắc Ấn độ. Tiểu bang Punjab đã
bị chia đôi do việc phân rẽ giữa Ấn độ và Pakishtan năm 1947. Người Sikh
hiện nay tập trung ở phần tiểu bang Punjab thuộc về Ấn độ. Tuy nhiên
chúng ta có thể gặp một số người theo đạo Sikh trong các thành phố Au châu
đặc biệt là ở Luân đôn. Đạo Sikh đã bắt đầu cách đây 450 năm.
1 Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến đạo Sikh
a xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện của đaọ Sikh so sánh với các tôn giáo
khác?
...........................................................................................................................
....
b Đạo Sikh chỉ có độ hơn 6 triệu tín đồ. Đạo này chiếm vị trí thứ mấy trong
các đạo ở An độ?
...........................................................................................................................
....
c Mô tả vị trí của đạo Sikh trong lịch sử
...........................................................................................................................
....
d Đền thờ chính của Đạo Sikh ở đâu?
...........................................................................................................................
....
2 Trong những câu dưới đây câu nào mô tả đúng nguyên nhân dẫn đến sự
thiết lập đạo Sikh? Đạo Sikh xuất hiện bởi
a) một biến cố siêu nhiên trong lịch sử
b) một khám phá mới về thần học
c) một sự phân rẽ trong Ấn độ giáo
d) Nhân cách siêu việt của người sáng lập
e) một cố gắng nhằm dung hòa các tôn giáo.
3 Nêu tên hai tôn giáo mà đạo Sikh đã cố gắng để hòa hợp và nêu lên yếu tố
chính mà đạo Sikh đã tiếp thu từ mỗi tôn giáo đó.
Về mối liên hệ giữa đạo Sikh và hai tôn giáo mà đạo này muốn hòa hợp,
Soper viết :
Trong vòng một vài thế hệ phong trào Sikh đã tìm thấy địch thủ chính của
mình là Hồi giáo và từ đó đã có mối hận thù cay đắng đối với những người
Hồi giáo. Mặc dầu đạo Sikh vẫn giữ được sắc thái riêng nhưng đã trở nên rất
gần gũi với Ấn độ giáo.
Mục tiêu: Mô tả cuộc đời của người sáng lập đạo Sikh và thảo luận về mức
độ tôn sùng đối với Nanak
ĐỜi sỐng và sỰ tôn sùng Nanak : ngưỜi sáng lẬp đẠo Sikh
Hume 89 - 97
Hume cho biết rằng “ Nanak đã chào đời tại một địa điểm cách La hore thủ
phủ của Punjab 45 cây số. Khi Hume viết điều này thì Lahore là thủ phủ của
Punjab, còn hiện nay Chandigarh là thủ phủ củaPunjab.
4 Trong những câu dưới đây nói về tiểu sử của Nanak câu nào là đúng?
a) Ông sinh ra tại Punjab
b) Ông sinh ra trong một gia đình theo Ấn độ giáo
c) cha của ông làm việc cho một điền chủ người Hồi giáo
d) Mẹ của ông có linh cảm rằng ông sẽ trở thành một lãnh tụ tôn giáo
e) Mẹ của ông là một người rất sùng đạo Ấn độ giáo
5 Trong những câu dưới đây nói về đặc tính khác thường của Nanak, câu
nào là đúng? Hume cho rằng Nanak
a) nhắc nhở thầy giáo của ông về tên thật của Đức Chúa Trời .
b) Không chấp nhận Kinh Vedas như là đường lối để nhận biết tên đích thực
của Đức Chúa Trời
c) Thực hiện nhiều phép lạ
d) có nhiều sự hiện thấy
6 Trong những câu dưới đây nói về đời sống của Nanak trước khi ông nhận
sự kêu gọi của thần linh, câu nào không đúng?
a) ông bày tỏ sự chống đối việc lao động bằng chân tay
b) ông sống yên lặng và hay suy niệm.
c) ông thể hiện tấm lòng mộ đạo
d) công việc tại triều đình khiến ông thỏa mãn
e) đời sống gia đình của ông không được hạnh phúc.
Chúng ta đã nói ở trên rằng Nanak là một người theo Ấn độ giáo ( được sinh
ra trong một gia đình theo Ấn độ giáo). Một khía cạnh trong sự kêu gọi của
Nanak đã đặc biệt bày tỏ tính chất Ấn độ giáo của ông ấy là việc Thượng đế
đã phán bảo với ông về danh xưng của Ngài : “ Tên của Ta là Thượng Đế,
Đấng Brahma”
7 Mô tả hoàn cảnh của Nanak trong thời điểm ông được kêu gọi thi hành
chức vụ.
...........................................................................................................................
....
8 Trong những câu sau đây nói về sự hiện thấy của Nanak khi ông được kêu
gọi thi hành chức vụ, câu nào không đúng?
a) Ông được đưa đến trước sự hiện diện của Thượng đế
b) ông được ban cho một ly rượu tiên nhưng ông từ chối
c) Thượng đế truyền cho ông đọc lại tên của Ngài
d) Thượng Đế phán với Nanak rằng ông là Đấng Guru
9 Theo bạn điều gì đã khiến người đồng thời với Nanak nghĩ rằng ông bị quỷ
ám?
...........................................................................................................................
....
Sau khi nhận được sự kêu gọi và chức vụ, Nanak tuyên bố một câu quan
trọng bày tỏ ý định của ông đem Ấn độ giáo và Hồi giáo lại với nhau : “
Không có người Ấn độ giáo và cũng không có người Hồi giáo !”.
Sự thù nghịch giữa người Ấn độ giáo và người Hồi giáo đã là một vấn đề
thường xuyên của lục địa Ấn độ. Khi người Hồi giáo tiến vào Ấn độ, họ đã
phá hủy các đền thờ Ấn giáo, các hình tượng Ấn độ giáo và thiết lập những
luận lệ của Hồi giáo. Người theo Ấn độ giáo không bao giờ quên cuộc xâm
lược bằng lưỡi gươm này.
Khi những người Phương Tây đến cai trị Ấn độ họ đã không áp đặt Cơ đốc
giáo trên người Ấn. Người Anh đã cố gắng tránh không xúc phạm đến tình
cảm tôn giáo của người Ấn độ. Vì lý do đó Cơ đốc giáo rất được coi trọng
bởi cả người Hồi giáo lẫn người Ấn độ giáo. Khi có những tranh chấp giữa
người An độ giáo và người Hồi giáo, chính những người Cơ đốc giáo đã
được mời đóng vai trò trung gian hòa giải.
10. Trả lời những câu hỏi liên quan đến hành trình truyền giáo của Nanak
a Đoàn truyền giáo của ông gồm có bao nhiêu người?
b Nanak đã sắp xếp nhân sự trong đoàn truyền giáo như thế nào để người
Hồi giáo có thể chấp nhận được?
...........................................................................................................................
....
c Nanak đã mặc trang phục như thế nào và tại sao ông đã làm như vậy?
11. Dáng vẻ về ngoài của một người truyền giáo có liên quan gì đến việc
những người nghe chấp nhận niềm tin mà ông rao giảng hay không? ( xin
giải thích)
12. Theo nhận xét của Hume, Guru Nanak và Mardana người Hồi giáo cùng
đi trong đoàn truyền giáo, đã làm tất cả những điều sau đây trong chuyến du
hành truyền giáo, trừ một điều. Điều đó là gì?
a) Ca hát và giảng đạo
b) Viếng thăm những trung tâm hành hương
c) Rao giảng trong cách đền thờ
d) Chữa lành những người bịnh
Biểu đồ dưới đây ( hình 9.1) về hoạt động truyền giáo của Guru Nanak cho
thấy những đặc tính ưu việt đã khiến ông thành công trong chức vụ truyền
giáo.
HOẠT ĐỘNG
Du hành rộng rãi
giảng cho hoàng tộc
Đã phá ma thuật
giải thích về tôn giáo
CHỨNG TỎ
Sức khoẻ
vinh dự
can đảm
giáo sư

13. Điều kỳ diệu nào được tường thuật về việc Nanak qua
đời? ............................
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
14. Có bao nhiêu người đã được đặc biệt nêu tên như là những nhân chứng
khi Nanak qua đời?
...........................................................................................................................
....
“ Người Sikh rất tôn kính vị trí mà Gu ru đã nằm” ( 95) rõ ràng là những
người Sikh cho rằng thân thể của Nanak đã được sống lại nhưng điều này
thiếu bằng chúng của lịch sử và dường như chỉ là một truyền thuyết chứ
không phải một điều có thật. Để có thể xác định một sự việc là một sự kiện
lịch sử thì cần có những nhân chứng xác thực ( một nhân chứng thì không
đủ) có mô tả thời gian, nơi chốn và diễn biến của sự việc đó,
15. Trong những câu sau đây câu nào là đúng? Lời tuyên xưng của Nanak
cho thấy rằng ông
a) là người không phạm tội
b) là người cần được tha thứ
c) đạt được sự trọn vẹn về mặt đạo đức
d) Có bản chất gian ác và không thành thật
16. “ Tôi đã bị bối rối trong khi tìm kiếm chân lý. Trong sự tối tăm tôi đã
không tìm thấy được đường đi” ( Hume 95). Lời thú nhận này của Nanak có
ý nghĩa gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
17. Căn cứ vào sự trưng dẫn của Hume từ sách tiểu sử tường thuật 36 năm
đầu tiên trong cuộc đời của Nanak câu nào dưới đây là không đúng? Các tài
liệu ký thuật rằng Nanak
a) bị nhiễm bệnh tật
b) sợ hãi sự chết
c) nghiên cứu Kinh thánh Tân ước
d) Tắm tại 66 địa điểm hành hương
e) Nghiên cứu Kinh Vedas và Kinh Koran
Hume trình bày một đoạn ngắn ở trang 96 với tựa đề “ những phép lạ của
Nanak được ký thuật trong sách tiểu sử không thuộc về Kinh điển chính”.
Tuy nhiên sách tiểu sử này không được xem là do chính Nanak ghi lại nên
nó không thể được coi là bằng cớ xác đáng về việc Nanak có làm các phép
lạ.
18. Từ ngữ “Guru” có nghĩa
gì? ............................................................................
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
19. Hume nói về Nanak như sau : “ Trong khoảng cuối đời của ông, ông đã
được tôn kính như một vị cứu thế kỳ diệu” . Tại sao những vị Gu ru được
tôn kính tại Ấn độ có thể được tôn là thần linh và được thờ phượng?
20. Người ta bắt đầu tôn thờ Nanak bao lâu sau khi ông qua đời?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Ghi chú : Điều Hume trưng dẫn từ tác phẩm của Matthew arnold cho thấy
Arnold đã sai lầm. Arnold viết Cơ đốc giáo chưa được truyền đến Ấn độ do
đó chúng ta không thấy Nanak đề cập gì đến Cơ đốc giáo”. Căn cứ vào lịch
sử đã được xác minh thì Cơ đốc giáo đã thành lập một cộng đồng những tín
đồ tại Ấn độ vào thế kỷ thứ tư S.C. Theo truyền thống thì sứ đồ Thô ma một
trong mười hai sứ đồ đã đến Ấn độ vào năm 52 SC và là người đầu tiên
truyền giảng Phúc âm tại Ấn độ. Theo một truyền thống khác lên đến thế kỷ
thứ VII thì vua tên Gundaserous của xứ Punjab đã mời một kiến trúc sư
người Cơ đốc giáo xây cất cho ông một cung điện. Đã có những Hội thánh
lớn ở Ấn độ vào thế kỷ XV khi Nanak đi giảng đạo khắp Ấn độ. Nhưng rất
có thể là ông đã không có cơ hội tiếp xúc với Cơ đốc giáo.
Arnold dường như lẫn lộn về ý nghĩa cơ bản của từ ngữ “ Cơ đốc nhân”.
Ông viết rằng : “ Nanak không phải là một Cơ đốc nhân nhưng ông chính là
một trong số những Cơ đốc nhân cao cả nhất.” Chữ “ Cơ đốc nhân” về căn
bản không có ý nói đến người giữ theo cách dạy dỗ của Chúa Cứu thế Jêsus
nhưng là để nói về người đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.
Mục tiêu: Nêu lên những điểm đặc biệt của Kinh điển đạo Sikh và mô tả thái
độ của người Sikh đối với người Kinh điển của họ .
Kinh điỂn cỦa đẠo Sikh
Hume 97 -99
21. Kinh điển của Đạo Sikh được gọi là gì và từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
...........................................................................................................................
....
22. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng? Về bản chất Kinh điển
của Đạo Sikh là
a) Văn chương
b) Sự suy niệm về Thượng Đế
c) sự khuyên nhủ về cách sống
d) tường thuật về cuộc đời của Nanak
23. Kinh điển của Đạo Sikh được biên tập vào lúc nào?
...........................................................................................................................
....
Hume ghi nhận rằng sách Granth ( tên sách Kinh điển của đạo Sikh) được
viết bằng sáu ngôn ngữ chính và nhận định rằng rất khó đọc sách này trong
nguyên tác. Trong chương nói về đạo Sikh, Haagen có đưa ra một số nhận
xét lý thú về việc biên soạn Kinh điển đạo Sikh như sau :
Việc đọc sách này rất khó khăn vì viết trong sáu ngôn ngữ khác nhau. Và tác
giả lại sử dụng nhiều tiếng địa phương. Ngoài những khó khăn về vấn đề
ngôn ngữ, hình thức thi ca của sách này với việc đảo lộn thứ tự chữ trong
câu càng gây thêm khó khăn cho người đọc. Về hình thưc sách này gần
giống với sách Nhã ca của Salômôn.
24. Mô tả thái độ của người Sikh đối với sách Granth.
25. Mô tả cách thức sách Granth được sử dụng trong đền thờ
26. Saraswati đã phê bình như thế nào về thái độ của người Sikh đối với
Kinh điển của họ?
...........................................................................................................................
....
Đạo Sikh tuyên bố chống lại hình tượng nhưng lại tôn thờ Kinh điển của họ.
Việc tôn thờ như vậy chứng tỏ lòng khao khát của con người thiên nhiên
muốn thờ phượng một đồ vật gì đó thay thế cho Đức Chúa Trời là thần linh
Mục tiêu: Thảo luận về những giáo lý của đạo Sikh về Đức Chúa Trời, con
người và sự Cứu rỗi
Các giáo lý vỀ ĐỨc Chúa TrỜi, con ngưỜi và vỀ sỰ cỨu rỖi
Hume 99 - 103
27. Lời cầu nguyện đầu tiên khi bắt đầu một ngày của người Sikh là gì?
28. Trưng dẫn lời tuyên xưng đức tin của người Hồi giáo và giải thích lời
tuyên này giống với lời cầu nguyện của người Sikh như thế nào.

Mục tiêu: Nêu lên nguyên nhân chính đưa đến tình trạng thiếu nhất quán về
thần học của đạo Sikh tuyên xưng đức tin của đạo Sikh. Tuy nhiên lời tuyên
xưng
Không có mâu thuẫn nào giữa quan điểm Cơ đốc giáo về Đức Chúa Trời và
lời xưng của người Sikh bị giới hạn trong câu tuyên bố về sự hiện hữu của
Thượng Đế và việc mô tả các đặc tính của Ngài trong khi quan niệm của Cơ
đốc giáo bao gồm tất cả những điều đó và hơn thế nữa. Lời tuyên xưng của
người Sikh không nêu lên bản chất của Đức Chúa Trời như là Đấng tự Khải
thị chính mình cho con người tuy nhiên sứ đồ Phaolô đã tuyên bố rằng Đức
Chúa Trời khải thị chính Ngài cho con người qua Chúa Jêsus Christ (IICo
2Cr 4:3-6).
29. Căn cứ vào những điều đã đề cập trong bài học này, hãy dùng từ ngữ
riêng của bạn để trình bày rằng mặc dầu người Sikh có khái niệm về Thượng
đế như là một thân vị nhưng họ hiểu biết về thân vị của Ngài ít hơn những
Cơ đốc nhân.
30. Giáo lý nào về Đức Chúa Trời thường được nhắc đến trong Kinh Koran
và Kinh Upanishads cũng thường được nhắc đến trong kinh Granth?
...........................................................................................................................
....
31. Từ ngữ nào dưới đây không phải là từ ngữ An độ giáo dùng trong Kinh
Granth nói về Đấng Thượng Đế tối cao?
a) Brahma
b) Khudda
c) Parameshdar
d) Hari
e) Govind
f.)Narayan
g) Rama
32. Danh xưng đặc biệt mà các sách Kinh điểm Đạo Sikh dùng để gọi
Thượng đế là gì ?
...........................................................................................................................
....
Từ ngữ “Sikh” phát xuất từ từ ngữ Sishya có nghĩa là “ môn đồ”. Theo đạo
Sikh, Thượng đế là vị giáo sư vĩ đại và tất cả những người tôn thờ Ngài
được gọi là các môn đồ. Đây là lý do tại sao gọi tôn giáo này là Sikh hay “
tôn giáo của các môn đồ”.
33. Danh hiệu chính của Thượng đế trong đạo Sikh là gì?
...........................................................................................................................
....
34. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng?
Sự quan trọng của “ Satnam” như là một danh xưng của Thượng Đế trong
đạo Sikh được nhấn mạnh bằng cách sử dụng hai từ ngữ này
a) như là hai chữ đầu tiên trong Kinh điển đạo Sikh
b) để kết thúc mỗi bài hát trong sách Granth
c) như là một công thức đem lại sự cứu rỗi thần diệu
d) để nhấn mạnh rằng đây là Chúa của muôn Chúa.
35. Việc sử dụng danh xưng “ Nam” trong đạo Sikh có thể được so sánh
cách tích cực với việc sử dụng tên của Đức Chúa Trời trong Cơ đốc giáo
không?
Kinh thánh Cựu ước dạy rằng tên của Đức Chúa Trời là Chí Thánh và không
được lấy tên đó làm chơi ( Xuất 20 :7) Người Sikh cũng tôn trọng tên của
Thượng Đế như vậy. Trong Do Thái giáo tên của Đức Chúa Trời tượng
trưng cho các đặc tính của một thượng Đế có thân vị. Trong đạo Sikh
Thượng đế cũng là một Đấng có thân vị nhưng đặc tính tự khải thị về Ngài
cho con người thì không được nói đến.
Trong Cơ đốc giáo, tên của Chúa Cứu Thế Jêsus không tượng trưng cho một
công thức huyền bí hay một biểu tượng đơn thuần của quan niệm về một
Thượng đế có thân vị nhưng tên của Chúa Jêsus tượng trưng cho chính thân
vị của Ngài. Tên của Chúa Jêsus tượng trưng cho tất cả các lời nói, việc làm
và thẩm quyền của Chúa Jêsus. Bất cứ ai sử dụng tên của Chúa Jêsus một
cách đúng đắn đều sẽ tiếp tục công việc và lời nói của Chúa Jêsus trong
thẩm quyền của Ngài (Mat Mt 28:18-20).
Rõ ràng là đạo Sikh đã tiến đến gần sự mặc khải về Thượng đế như là một
đấng có thân vị tuy nhiên vẫn chưa hiểu biết đầy đủ ý nghĩa và hiệu quả của
danh xưng Đức Chúa Trời. Nhưng chính trong Chúa Cứu thế danh xưng của
Đức Chúa Trời được định nghĩa đầy đủ nhất và được bày tỏ một cách trọn
vẹn nhất.
36. Theo đạo Sikh thì bản chất của thế giới là thế nào?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
37. Trong những câu dưới đây câu nào sai?
Theo sự dạy dỗ của đạo Sikh thì con người là
a) một tạo vật của Thượng đế
b) một tạo vật vâng phục
c) một tội nhân qua những thất bại sa ngã trong lịch sử
d) một tạo vật yếu đuối.
“ Đạo Sikh dạy rằng sự Cứu rỗi bao gồm việc nhận biết Thượng đế hoặc
việc tiếp nhận Thượng đế hoặc việc hòa tan vào Thượng đế” ( Hume 102).
Hume nhận xét rằng “ Phương pháp cứu rỗi tổng quát tương đối nhất quán
với các giáo lý căn bản về sự tể trị tối cao của Thượng đế và về sự yếu đuối
bất lực của con người. Tuy nhiên Haagen nhận thấy rằng trong Thi thiên 1
của sách Japji ( một phần của Kinh Granth) chép như sau “ Lời hứa rằng bởi
đời sống công nghĩa người ta có thể khơi dậy ân điển của Thượng đế”
38. Trong những câu dưới đây câu nào đúng? Con đường của sự cứu rỗi là
con đường của Đức tin, tình yêu thương hoặc sự sốt sắng đạo đức có thể
được gọi là phương pháp của
a) Advaita vedanta trong Ấn độ giáo
b) Hồi giáo
c) Bhakti trong An độ giáo
d) Karma Yoga trong An độ giáo.
39. Theo những bài học trước đây, hãy xác định nguồn gốc của Giáo lý cho
rằng tất cả các linh hồn phải trải qua nhiều kiếp trước khi được sự cứu rỗi.
...........................................................................................................................
....
40. Sach Khand trong đạo Sikh là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Khuyng hướng hoà đồng tôn giáo trong đạo Sikh là một cố gắng hòa hợp hai
tôn giáo bằng cách kết hợp những yếu tố từ cả hai tôn giáo này để làm thành
một tôn giáo mới. Khi cố gắng kết hợp Hồi giáo và Ấn độ giáo, đạo Sikh đã
tạo nên những hình thức mới dựa trên những tiền đề căn bản không phù hợp
với nhau. Sản phẩm cuối cùng là một đống những quan niệm chứa đựng
nhiều mâu thuẫn về mặt thần học.
Nỗ lực của đạo Sikh nhằm tạo nên một hình thức tôn giáo mới từ việc kết
hợp Ấn độ giáo với Hồi giáo đã không đem lại ích lợi gì cho cả hai tôn giáo
này. Những tranh chấp giữa Ấn độ giáo và Hồi giáo tiếp tục xảy ra.
Mục tiêu: Giải thích việc thiếu sự tương giao trong sự thờ phượng của đạo
Sikh
VIỆC THỜ PHƯỢNG VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐẠO SIKH.
Hume 103 - 104
41. Câu nào dưới đây là đúng? Hình thức thờ phượng chính trong đạo Sikh
bao gồm
a) Việc dâng tế lễ theo nghi thức
b) Việc ca hát
c) Việc giảng dạy Kinh điển
d) Việc suy niệm về Thượng đế
e) Việc lập lại “ tên thần chân thật”
Mục tiêu: Xác nhận hiệu quả ổn định của tổ chức theo đạo Sikh
42. Tại sao quan niệm về Thượng đế lại gợi lên trong tâm trí người theo đạo
Sikh sự thiếu tương giao khi suy niệm về “ danh hiệu chân thật”?
Ghi chú : Sự thờ phượng có tính chất lặp lại những lời cầu nguyện vô nghĩa
không thể đem lại sự thông công giữa thượng đế và con người. Sự thờ
phượng như vậy chỉ là một việc thực hành của tâm trí với sự trống rỗng
không có mục đích.
43. Đề tài nào dưới đây là một trong đặc điểm trong sự thờ phượng của đạo
Sikh.
a) Việc tôn kính các vị Guru.
b) Sự thờ lạy hình tượng
c) Việc dâng các của lễ
d) Không phải tất cả những điều trên
44. Câu nào dưới đây cho biết ý nghĩa của nguyên tắc Guru - Sishya trong
đạo Sikh?
a) Đây là một hệ thống giáo dục của nhà nước theo đạo Sikh.
b) đây là một hệ thống liên kết trong tôn giáo
c) Đây là sự huấn luyện để làm chức thầy tế lễ.
d) Đây là sự huấn luyện để những tín đồ tham gia vào công việc
45. Kalsa Sangat là gì và đã đạt được những thành công nào?
Việc nghiên cứu các tôn giáo căn cứ vào sự ổn định và tăng trưởng của các
tôn giáo là một điều thú vị. Do Thái giáo đã duy trì vị thế vững vàng qua
những chức vụ của thầy tế lễ, các tiên tri và các vị Vua gắn bó với nhau qua
đền thờ tại Jêrusalem. Khi đền thờ bị phá hủy thì các nhà Hội là nơi duy trì
niềm tin. An độ giáo duy trì đức tin qua chức vụ thầy tế lễ, đền thờ, gia đình
và Ashrams. Trong Cơ đốc giáo các sứ đồ, các nhà truyền đạo và các giáo sư
có nhiệm vụ truyền bá đức tin. Các tu viện cũng giữ một vai trò rất quan
trọng trong việc duy trì và phổ biến đức tin Cơ đốc. Trong đạo Sikh, Guru
Shya và Sangat ( Hội thánh) là những công cụ để lưu truyền đức tin.
Mục tiêu: Mô tả hai giai đoạn chính trong sự phát triển của đạo Sikh .
LỊCh sỬ cỦa đẠo Sikh
Hume 104- 108
Ở phần đầu của bạn học chúng đã biết rằng đạo Sikh khởi đầu cách đây 450
năm. Hume nêu lên rằng : “ Thời khởi đầu của tôn giáo này có liên hệ trực
tiếp với lịch sử của mười vị Guru”. Thật vậy, lịch sử của mười vị Guru nầy
đã tạo nên nữa đầu của toàn bộ lịch sử đạo Sikh. “ Trong vòng 200 năm, câu
chuyện về lịch sử của đạo Sikh là lịch sử của các vị Guru và những đóng
góp của họ cho đời sống và việc giữ đạo của các tín đồ”( Soper 126)
46. Vị Gu ru nào đầu tiên đã tôn Nanak như là bình đẵng với Thượng đế?
...........................................................................................................................
....
47. Vị Gu ru nào đã xây dựng Đền Vàng mà sau nầy đã trở thành đền thờ
chính của đạo Sikh?
...........................................................................................................................
....
48. Ghép tên của những vị Gu ru với những việc họ đã thực hiện.
....a Harai, vị Guru thứ bảy,
....b Amardas, vị Gu ru thứ ba
....c Har Govind, vị Gu ru sáu
....d Arjan, vị Guru thứ năm
....e Gôgind Singh, vị Guru thứ 10
....f Angad, vị Guru thứ nhì
1) Biến những người theo đạo Sikh trở thành một tập thể các chiến sĩ
2) Thực hiện một công việc quan trọng liên quan đến ngôn ngữ cho những
người ở tiểu bang Punjab.
3) Một người ngoại giáo tin theo đạo đã đóng góp rất nhiều vào việc khiến
đạo Sikh vững mạnh.
4) Thu tập Kinh Ganth
5) Tiếp tục những hoạt động quân sự chống lại sự cai trị của Mogul.
6) Tiếp tục khuynh hướng biến đạo Sikh thành nhà nước quân sự theo chế
độ thần quyền.

Việc khảo sát kỹ lưỡng các việc làm của sáu vị Gu ru trong bài tập trên đây
cho thấy hai giai đoạn rõ rệt trong lịch sử của đạo Sikh : 1) Năm vị Gu ru
đầu tiên đã thực hiện công việc có tính chất hòa bình nhưng 2) các công việc
của năm vị Gu ru sau là những hành động quân sự. Cả Hume và Soper đều
đồng ý rằng “ năm vị Gu ru trước là những người có tâm tình tôn giáo nhưng
năm vị Gu ru sau chủ yếu là những quân nhân”. Đạo Sikh đã được thiết lập
như một phong trào tôn giáo Hòa bình thế nhưng nó đã trở thành một nhà
nước quân sự.
49. Từ ngữ “ Singh” có nghĩa là gì?
50. Ý nghĩa của nghi lễ nhập môn đạo Sikh là gì?
...........................................................................................................................
....
51. Amrit trong đạo Sikh là gì?
Đạo Sikh được chia thành hai phái chính căn cứ vào đặc tính hòa bình và
đặc tính gây chiến của họ. Phái người Sikh ôn hòa làm theo sự dạy dỗ của
người sáng lập Nanak, còn phái người Sikh hiếu chiến thực hành theo sự dạy
dỗ của vị Gu ru thứ mười là người đã soạn thảo một sách thêm vào trong
Kinh điển. Sách này được gọi là Ganth của vị Gu ru thứ mười và không
được dự định thay thế cho Kinh điển được tôn kính là Ati Granth nhưng “
mục đích là để kích thích tinh thần chiến đấu của các tín đồ”.
52. Câu nào dưới đây mô tả đúng nhất nguyên nhân đã khiến có nhiều giáo
phái trong đạo Sikh?
a) Màu sắc và kích thước y phục
b) việc cạo râu và hớt tóc
c) giờ và ngày cầu nguyện
d) a và b đúng
e) Tất cả những điều trên
53. Câu nào dưới đây là đúng? Một khi điều quan tâm lớn lao nhất của tôn
giáo là những hình thức bề ngoài thì tôn giáo đó
a) đạt đến sự thánh khiết cao cả nhất
b) thường trở lại hình thức nguyên thủy
c) chắc chắn sẽ suy đồi về mặt thuộc linh
d) đạt được những phát triển mạnh mẽ.
Mục tiêu: So sánh giữa đạo Sikh với Ấn độ giáo và Hồi giáo
So sánh giỮa đẠo Sikh vỚi Ấn đỘ giáo và HỒi giáo
Hume 108 -110
54. Tất cả những điều dưới đây đều thể hiện niềm tin của đạo Sikh. Trong
những điều đó, điều nào không trình bày niềm tin của Ấn độ giáo?
a) Một hữu thể tuyệt đối
b) Thượng đế có nhiều danh hiệu
c) Hữu thể tuyệt đối có thân vị
d) Thuyết luân hồi và thuyết nhân quả
55. Tất cả những điều dưới đây đều thuộc về Ấn độ giáo. Điều nào không bị
những người theo đạo Sikh chống đối?
a) việc hành hương
b) mối liên hệ Gu ru Sishya
c) hệ thống đẳng cấp
d) việc thờ lạy hình tượng.
Một số điều thuộc về Ấn độ giáo bị những người theo đạo Sikh phản đối bởi
vì đạo Sikh chủ trương hòa đồng tôn giáo. Chẳng hạn, người theo Ấn độ
giáo kiêng ăn thịt nhưng người Sikh lại theo giáo lý Hồi giáo và không kiêng
ăn thịt. Thái độ đáng khen ngợi của đạo Sikh đối với sự sống của con người
được thể hiện qua những điều sau đây :
1. Không chấp nhận khuynh hướng hạ giá phụ nữ của Ấn độ giáo
2. Không chấp nhận việc giết các trẻ em trong Ấn độ giáo
56. Điều nào dưới đây đã mô tả đúng nhất sự hòa hợp giữa đạo Sikh và Hồi
giáo?
a) tính duy nhất của hữu thể tối cao có thân vị
b) sự tể trị tuyệt đối của Thượng đế
c) sự cứu rỗi qua việc thuận phục Thượng đế
d) việc phản đối sự thờ lạy hình tượng
e) Tất cả những điều trên
f) a,b và c đúng
57. Xác định tính chất của những vấn đề dưới đây
....a Kinh điển được viết bởi nhiều tác giả
....b thực hành việc kiêng ăn
....c cầu nguyện mỗi ngày 5 lần
....d Tôn giáo qui định chế độ cai trị theo thần quyền
....e Ngày phán xét cuối cùng
....f việc hành hương đến Kaaba
....g niềm tin vào Kinh Vedas
1) Liên quan đến đạo Sikh
2) Liên quan đến Hồi giáo
3) không liên quan đến đạo Sikh cũng như Hồi giáo
4) Có liên quan đến cả đạo Sikh và Hồi giáo.

Mục tiêu: Đánh giá đạo Sikh căn cứ vào tính chất thích hợp đối với nhu cầu
nhân loại và tính chất hợp lý .
Đánh giá đẠo Sikh
Hume 110
Nanak đã khởi đầu phong trào nhằm hòa hợp hai tôn giáo đối nghịch tức là
Hồi giáo và Ấn độ giáo như chúng ta đã nói đến ở phần đầu bài học nhưng
ông đã không thành công trong việc hòa hợp hai tôn giáo này. Thay vào đó,
đạo Sikh lại trở thành một tổ chức quân đội chống đối lại Hồi giáo.
Về vấn đề đạo Sikh đã không thành công trong việc cất bỏ sự đối nghịch
giữa người Ấn độ giáo và người Hồi giáo, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi
để bạn suy nghĩ và thảo luận nếu có thời giờ :
Sự kiện Nanak không thành công trong việc thương lượng với các lãnh tụ
của An độ giáo và Hồi giáo đã đem lại hậu quả nào cho vấn đề?
Phải chăng hai tôn giáo này có thế giới quan khác biệt nhau đến nỗi không
hòa hợp được?
Tinh thần không chấp nhận sống chung với các tôn giáo khác của Hồi giáo
đã đem lại những hậu quả nào?
Sự kiện các Gu Ru nghi ngờ những động cơ chính trị đã ngăn trở việc
thương lượng với Ấn độ giáo và Hồi giáo hay không.
Sự kiện đạo Sikh trở thành một tôn giáo riêng biệt thay vì giữ tư cách là một
tác nhân hòa giải có ngăn trở việc hòa hợp hai tôn giáo này không?
Sự kiện đạo Sikh chưa bao giờ có thể đạt được mong ước của người sáng lập
là hòa hợp Ấn độ giáo và Hồi giáo không có nghĩa là hoạt động truyền giáo
của Nanak đã thất bại. Hume cho rằng việc thành công trong hoạt động
truyền giáo của Nanak là một ưu điểm của đạo Sikh. Thông điệp của Nanak
phù hợp với nhu cầu của xã hội trong thời đó.
Nhu cầu này đã phát sinh chủ yếu do việc thù nghịch giữa người Ấn độ giáo
và người Hồi giáo. Ông tự nhận mình là một người Hồi giáo qua việc giảng
dạy tại các địa điểm hành hương của Hồi giáo và sự kiện người bạn đồng
hành trên đường truyền giáo của ông là một người Hồi giáo đã thuyết phục
nhiều người Hồi giáo noi theo. Ông đã cố gắng trở nên giống người Hồi giáo
để có thể thu phục người Hồi giáo và cố gắng sống một người Ấn độ để có
thể thu phục người theo Ấn độ giáo ( So sánh với phương pháp truyền giáo
của Phaolô trong ICo1Cr 9:19-23) Nanak đã thu hút được tình cảm của đám
đông quần chúng qua việc ca hát và những y phục đổi mới và thu hút trí thức
bằng các giáo lý cũng như các lý tưởng xã hội của ông. Cuối cùng những
chuyến lưu hành truyền giáo không mệt mỏi và phương pháp giảng dạy Gu
ru Sishya là những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Bài tập không bắt buộc : Những giáo sĩ ngày nay có thể học được nhiều điều
qua phương pháp của Nanak . Tôi xin đề nghị một bài tập như sau : hãy đọc
lại phần bài học ở trên và sắp xếp những chi tiết được in nghiêng theo thứ tự
của mức độ thích hợp đối với việc truyền giáo trong thời đại ngày nay.
58. Xác định Ưu và khuyết điểm của đạo Sikh bằng cách ghi chữ số thích
hợp trước những đề tài sau đây :
....a Giáo lý độc thần
....b Thái độ đối với Kinh Granth
....c đặc tính của Đấng tối cao trong đạo Sikh
....d Tinh thần môn đồ trong đạo Sikh
....e sự đoàn kết của các môn đồ
....f Cách thức thờ phượng
....g quan điểm về thế giới
1) Ưu điểm
2) Khuyết điểm
59. Nêu lên ba điều mà với tư cách là một Cơ đốc nhân bạn có thể làm nếu
tình cờ bạn có mặt tại một thành phố đang xảy ra bạo động giữa người Ấn
độ giáo và người Hồi giáo.
1) .......................................................................................................................
....
2) .......................................................................................................................
....
3) .......................................................................................................................
....
60. Trong trường hợp người hàng xóm là người theo đạo Sikh, bạn sẽ giới
thiệu về Chúa Cứu thế cho người đó như thế nào? Hãy sắp xếp những cách
thức làm chứng về Chúa theo thứ tự của mức độ quan trọng
a Mời vị đó đến nhà dùng bữa và thảo luận về tôn giáo
b Tặng cho người đó một truyền đạo đơn
c gởi cho người đó một trong những sách phúc âm
d Thảo luận về các giáo lý của đạo Sikh và chỉ cho người đó thấy mối liên
hệ của điều đó với Đấng Christ.
e Mời người nầy đến dự bữa tiệc Chúa Giáng sinh và đọc Tin Lành về sự
giáng sinh của Chúa Jêsus trước khi cầu nguyện
f Thăm viếng người nầy trong những hoàn cảnh vui hay buồn và chứng tỏ là
một người hàng xóm tử tế.
g Nếu người này bị đau ốm, bạn sẽ đi cùng Mục sư đến cầu nguyện cho
người đó.
h Tặng cho người đó một quyển Kinh thánh Tân ước vào dịp kỷ niệm sinh
nhật.
i. Kể cho người đó nghe câu chuyện Sadhu Sunder Singh
61. Căn cứ vào những điều bạn đã học được trong bài này về tôn giáo của
người Sikh, bạn sẽ sử dụng quan niệm tôn giáo nào dưới đây để trình bày về
Đấng Christ cho người Sikh?
a) Thập tự giá hủy bỏ luật nhân quả
b) sự phục sinh của Chúa Cứu thế Jêsus bác bỏ thuyết luân hồi
c) Danh hiệu đích thật là Chúa Cứu Thế Jêsus, Thượng đế mặc lấy thân xác
loài người.
d) Quyền năng chân thật chính là quyền năng của Đức Chúa Trời
e) Giáo chủ của người chiến sĩ thuộc linh đích thực được trình bày trong Eph
Ep 6:11-17.
Bài kiỂm tra kẾt thúc đơn vị II
Để sửa soạn cho bài kiểm tra kết thúc đơn vị II, bạn hãy đọc lại chỉ dẫn ở
phần cuối bài học 4.
Khổng Giáo
Mục đích
Chỉ cần nghiên cứu vắn tắt bài học này cũng có thể thấy bản chất nhân bản
thái quá và nội dung thiếu khái niệm siêu nhiên trong Kinh điển Khổng giáo.
Những điều nầy rõ ràng là căn bản của đạo thờ tổ tiên của người Trung Hoa
mà Cơ đốc giáo không hoàn toàn chấp nhận. Một trong những mục đích
quan trọng của bài học này là so sánh Kinh điển Khổng giáo với Kinh thánh
của Cơ đốc giáo hầu giúp các bạn hiểu rõ hơn 1) Sự giới hạn của khổng giáo
qua sự nhận biết những sự khác biệt giữa hai Kinh điển và 2) Những cách
thức để làm chứng về sự cứu rỗi cho những người theo Khổng giáo bằng
cách trình bày những điểm tương đồng giữa hai Kinh điển.
Dàn bài
Vị trí của khổng giáo
Đời sống và sự tôn sùng Khổng tử
Kinh điển của Khổng giáo
Nền luân lý Khổng giáo và quan niệm về Đấng tối cao
Tôn giáo nhà nước trong Khổng giáo
Tôn giáo bình dân trong Khổng giáo
Đánh giá Khổng giáo
Các mục tiêu cuả bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :
Xác định vị trí của Khổng giáo giữa các tôn giáo trên thế giới
Thuật lại những chi tiết chính liên quan đến tiểu sử của người sáng lập
Khổng giáo
Giải thích mức độ tôn sùng Khổng tử trong những thời điểm khác nhau
Giải thích bản chất nhân bản của Kinh điển Khổng giáo
Thảo luận vắn tắt về nền luân lý Khổng giáo và quan niệm cho rằng Thượng
Đế không có thân vị.
Giải thích thế nào tôn giáo sơ khai của nhà nước phong kiến Trung hoa đã
được tiếp tục trong Khổng giáo và ảnh hưởng của Khổng giáo trên tôn giáo
sơ khai đó.
Thảo luận về ảnh hưởng của Phật giáo trên quần chúng qua việc thờ cúng tổ
tiên.
Đánh giá Khổng giáo căn cứ vào tính thích hợp với thời đại, tính phổ quát và
tính hợp lý.
Các sinh hoạt học tập
1. Nghiên cứu dàn bài, mục đích và các mục tiêu
2. Tìm hiểu các từ ngữ quan trọng, tra cứu nghĩa những từ mà bạn chưa biết
3. Đọc trang 111 - 130 trong sách giáo khoa
4. Làm các bài tập trong phần triển khai bài học và trả lời các câu hỏi trước
khi xem phần giải đáp.
5. Bài làm : Khi học xong bài này hãy xem xét “ khuôn mẫu” của Khổng
giáo và “ khuôn vàng thước ngọc” trong Kinh thánh (LuLc 6:31), sau đó hãy
viết một đoạn trình bày những ý kiến của bạn về hai luật đạo đức này
Từ ngữ quan trọng
đạo làm con
hỗ tương
tuyên bố
thu tập
bài thuyết giảng ngắn gọn
nhà đạo đức học
yêu cầu
cứu thục
rút ngắn
năng lực
Triển khai bài học
Các bạn sẽ nghiên cứu về các tôn giáo phát xuất từ Đông Á đặc biệt là Trung
hoa và Nhật Bản. Nền văn hóa cổ đại của Trung Hoa và các tôn giáo ở
Trung Hoa có liên quan mật thiết với nhau. Khổng giáo, Lão giáo và Thần
đạo đã tạo nên nền văn hóa Đồng Á.
Mục tiêu: Xác định vị trí Khồng giáo giữa các tôn giáo
VỊ trí cỦa KhỔng giáo giỮa các tôn giáo
Hume 111 - 113
1. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng. Một số tác giả cho rằng
không thể xếp Khổng giáo vào hàng các tôn giáo bởi vì
a) Người sáng lập không tin vào một Thượng Đế có thân vị
b) Khổng giáo không nhìnnhận sự hiện hữu của Thượng Đế
c) Khổng giáo không công nhận sự cai trị của Thượng đế trên thế giới
d) Người sáng lập không cổ võ việc cầu nguyện
2 Nước Cộng Hòa Trung Hoa non trẻ vào năm 1915 đã thực hiện điều gì để
thay đổi tôn giáo ở Trung Hoa?
...........................................................................................................................
....
3 Theo nhận định của Hume thì trong những yếu tố dưới đây, Yếu tố nào đã
góp phần vào sự hưng thịnh của Trung Hoa?
a) Nguồn nhân lực không lồ (800 triệu người)
b) Tổ chức quân đội hùng mạnh
c) Tình trạng cô lập với thế giới
d) Chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản
e) Những sự dạy dỗ luân lý của Khổng tử
Một đóng góp chính của Khổng giáo vào sự ổn định của xã hội Trung Hoa là
“đạo làm con”. Lyall liên kết “ Tôn giáo thờ tổ tiên” với đạo làm con trong
Khổng tử “ tôn giáo này đã bắt đầu từ thời đại xa xưa ...Khổng giáo không
phát minh ra tôn giáo này. Nhưng chỉ nhìn nhận sự quan trọng của Đạo hiếu
đối với sự ổn định của xã hội, ông đã đẩy mạnh sự tôn kính cha mẹ còn sống
đến việc tôn kính khi đã qua đời. Ông dạy dỗ rằng con cái phải để tang cha
mẹ trong ba năm”.
Tương tự như vậy đạo làm con cũng là một điểm chính yếu trong văn
chương Do Thái Môise dạy rằng: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi hầu cho
ngươi được sống lâu trên đất” ( XuXh 20:12).
4 Căn cứ vào sách xuân thu của Khổng giáo lịch sử củaTrung Hoa được ghi
chép tới những thời điểm nào trong quá khứ?
...........................................................................................................................
....
5 Người Trung Hoa dùng từ ngữ nào để nói về đạo Khổng và từ ngữ đó có
nghĩa gì?
...........................................................................................................................
....
Lyall cho rằng Khổng tử là một người bảo thủ và không thể nào sáng lập
một tôn giáo mới. “Sự phấn hưng tôn giáo mà Khổng tử đề ra chỉ là trở lại
với những cách thức tốt đẹp của thời xưa”. Khổng tử đã thực hiện cuộc cải
cách tôn giáo của nhà nước phong kiến trung Hoa mà theo một số tài liệu đã
bắt nguồn từ năm 2356 TC. Tuy nhiên chỉ từ 500 TC, tôn giáo đó mới được
gọi là “Khổng giáo”. Có thể nói rằng Khổng giáo bắt đầu từ năm 500 T.C và
những sự dạy dỗ của Khổng tử đã khai sinh Khổng giáo.
Mục tiêu: Thuật lại những điểm chính trong tiểu sử của Khổng tử .
CuỘc đỜi và sỰ tôn sùng KhỔng tỬ.
Hume 113 - 119
6 Tại sao người Trung Hoa coi Shantung như là nơi thánh địa?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
7 Mô tả Khổng tử khi còn là một em bé trong gia đình.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Giải thích mức độ tôn sùng Khổng tử theo từng thời điểm
8 Xác định tuổi của Khổng tử trong những thời điểm sau.
a Khi lập gia
đình ..................................................................................................
b Khi bắt đầu việc học tập ................................................................................
c Khi thân phụ qua
đời .........................................................................................
Hume nhận định rằng các đề tài mà Khổng tử tránh không bàn đến là “
Những điều kỳ diệu, sự đảo lộn trật tự và quyền năng siêu nhiên”. Căn cứ
vào nhận xét của Lyall rằng Khổng tử là một người bảo thủ, chúng ta không
ngạc nhiên gì khi thấy khổng tử tránh nói tới những đề tài đó.
9 Chức tước cao nhất trong triều đình mà Khổng tử đạt đến là gì?
...........................................................................................................................
....
10. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Khổng tử tuyên bố rằng của
chính quyền là :
a) Chuẩn bị cho sự chiến thắng quân sự
b) Tạo điều kiện để mỗi người thực hiện tốt công việc.
c) Thu thập ngân sách
d) Giúp các tôn giáo phát triển.
Điều đáng chú ý là sau khi từ quan do những âm mưu và sự ganh ghét đối
với ông, Khổng tử vẫn tiếp tục hoạt động cho việc cải cách xã hội. Ông đã đi
nhiều nơi giảng dạy về sự cải cách xã hội và gây nên một phong trào cải
cách xã hội trong các nhà nước Trung Hoa.
11. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Khổng tử đã đề xướng viêc
cải cách xã hội Trung Hoa qua
a) một cuộc cách mạng có tổ chức.
b) một tổ chức nông nghiệp
c) nguyên tắc tuyển mộ những môn đồ.
d) việc kỹ nghệ hóa
12. Mô tả vắn tắt phản ứng của công chúng Trung Hoa đối với lời kêu gọi
cải cách của Khổng tử.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
13. Trong những câu sau đây câu nào là đúng? Phản ứng của Khổng tử đối
với sự chống đối bao gồm
a) đôi lúc thất vọng
b) lui về ở ẩn
c) quyết tâm giúp đỡ một thế giới đang có nhiều vấn đề
d) Trả đũa bằng bạo lực
Hume cho biết rằng Khồng tử không bao giờ bị môn đồ lìa bỏ.Sự tin tưởng
vững chắc vào bản thân và vào các lý thuyết của mình là hai yếu tố đã giúp
các môn đồ của không tử trung tín với ông. Soper nhận xét rằng : “ Khổng tử
không hề ngã lòng hoặc bi quan. Ông tin chắc rằng ông nắm giữ bí quyết
thành công của một nhà nước và ông có thể khiến đất nước trở thành thịnh
vượng nếu người cai trị đất nước chấp nhận áp dụng những nguyên tắc của
ông”.
Mặc dầu Khổng tử không thể thuyết phục các Hoàng đế của các vương quốc
Trung Hoa áp dụng những nguyên tắc cải cách xã hội của ông nhưng ông
vẫn tiếp tục dạy dỗ những điều đó cho các môn đồ cho tới khi qua đời.
Những môn đồ này tiếp thu tất cả những dạy dỗ của ông và truyền lại cho
hậu thế.
14. Khổng tử đã tự tay viết tác phẩm nào trong những kinh điển Khổng giáo
mà ông đã thu thập? Tác phẩm đó đã đem lại kết quả nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
15. Trong những lời phê bình dưới đây, lời phê bình nào phản ánh đúng
trạng thái tinh thần của Khổng tử khi ông qua đời trong tuổi già?
a) thanh thản và bình an
b) tin tưởng vào sự đắc thắng trong tương lai
c) thỏa lòng với những điều đã đạt được
d) Thất vọng về thành quả đạt được
16. Một trong những môn đồ của Khổng tử đã thể hiện sự trung thành đặc
biệt đối với sư phụ của mình sau khi Khổng tử qua đời như thế nào.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Hume đã nêu lên câu hỏi về điều gì là xác thực và điều gì là truyền thuyết
trong các tác phẩm nói về Khổng tử. Sau đó ông nhận định rằng không thể
có sự hòa hợp hoàn toàn giữa các tác giả về đề tài này.
17. Tác phẩm của H.G.CREEL, một tác giả hiện đại, nói gì về tính xác thực
của Khổng tử ?
18. Tính chất xác thực của những lời dạy của Khổng tử đóng góp gì vào
việcgiáo lý của Khổng tử đã uốn nắn lịch sử Trung Hoa suốt những thế hệ
vừa qua?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Không có một người sáng lập tôn giáo nào mà chúng ta đã nghiên cứu trong
khóa trình này đã cố gắng tự phong thánh cho mình. Khổng tử cũng theo
khuôn mẫu đó. Ông không tự nhận rằng đã đạt được sự trọn vẹn về mặt đạo
đức. Sự kiện ông chỉ nhận rằng ông là một người truyền đạt chứ không phải
là người sáng lập là một điển hình về thái độ tự đánh giá một cách khiêm
tốn.
19. Trong những câu sau đây câu nào đúng? Căn cứ vào ý kiến của các môn
đồ trực tiếp của Khổng tử, thì sư phụ của họ hoàn toàn thoát khỏi
a) thiên kiến tuỳ tiện
b) tội lỗi
c) những kết luận võ đoán
d) sự cố chấp
e) Bản ngã vị kỷ
20. Mô tả mức độ tôn sùng Khổng tử trong các tác phẩm nói về ông sau này.

...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Hãy khảo sát cẩn thận tóm tắt của Hume về tiến trình nhà nước Trung Hoa
tôn dương Khổng tử. Điều đáng chú ý ở đây là việc tôn thờ Khổng tử như
một vị thần.
21. Trả lời những câu hỏi sau đây căn cứ vào việc lập đền thờ tôn thờ Khổng
tử.
a Trong việc tôn thờ Khổng tử, các hoàng để trung Hoa đã dâng tế lễ cho
khổng tử mỗi năm mấy lần và ở đâu?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
b Có bao nhiêu đền thờ ở các địa phương đã được dùng để tôn thờ Khổng tử
...........................................................................................................................
....
c Số phận của các đền miếu thờ Khổng tử trong những năm vừa qua?
...........................................................................................................................
....
22. Chính quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã làm gì đối với
đền miếu thờ Khổng tử ngoại trừ đền miếu ở nơi chôn cất Khổng tử?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Mô tả bản chất nhân bản của Kinh điển Khổng giáo
Kinh điỂn cỦa KhỔng giáo
Hume 119- 121
Cần ghi nhận rằng Kinh điển Khổng giáo có thể được chia thành hai nhóm
căn cứ vào sự kiện Khổng tử có liên quan đến Kinh điển đó hay không.
Nhóm thứ nhất được gọi là Ngũ Kinh do chính Khổng tử biên tập. Nhóm thứ
hai được gọi là tứ thư hoàn toàn do các môn đồ của ông viết ra.
23. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Nhóm thứ nhất trong Kinh
điển Khổng giáo
a) là tác phẩm của nhiều tác giả
b) Chỉ do một mình Khổng tử soạn ra
c) Bao gồm 4 sách kinh điển.
d) Không được coi là Kinh điển
e) Không điều nào nói đến ở trên là đúng.
24. Ghép các tác phẩm truyền thống của Khổng giáo với nội dung của mỗi
tác phẩm
....a Xuân thu
....b Dịch kinh
....c Sao Kinh
....d Kinh thi
....e Kinh thư
....f Kinh lễ
1) Tuyển tập thơ ca thế tục và tôn giáo
2) tóm tắt về lễ phép
3) Trình bày về đạo hiếu tử
4) Lịch sử
5) Nói tiên tri
6) Lịch sử Trung Hoa
25. Phần nào trong sách Kinh thánh có thể được dùng để mô tả những Kinh
điển trong nhóm thứ hai của Khổng giáo
a) Các sách tiên tri
b) các thơ tín
c) các sách Phúc âm
d) Cách sách Châm Ngôn
Hume nhận xét rằng “ giáo lý thần học về sự hà hơi không được đề cập đến
trong Kinh điển Khổng giáo”. Khổng tử không tin vào quyền năng siêu
nhiên. Tất cả những Kinh điển Khổng giáo đều có tính chất nhân bản.
26. Sự kiện những người theo Khổng giáo từ chối việc hà hơi bởi quyền
năng siêu nhiên trên Kinh điển của họ có loại bỏ thẩm quyền của các Kinh
điển nầy không?
Mục tiêu: Thảo luận vắn tắt về hệ thống Luân lý Khổng giáo và việc khổng
giáo cho rằng Thượng Đế không có thân vị .
HỆ thỐng luân lý khỔng giáo và quan niỆm vỀ ThưỢng ĐẾ
Hume 121 - 124
Luân lý đạo đức là việc áp dụng một tôn giáo hay một triết lý vào đời sống
xã hội và đời sống cá nhân. Luân lý Cơ đốc giáo có hai khía cạnh : Hướng
về Đức Chúa Trời và hướng về con người. Điều thứ hai chính là khía cạnh
xã hội. Luân lý có liên quan đến hành vi của con người tùy theo thế giới
quan của người đó. Do thế giới quan của người Khổng giáo chỉ có khía cạnh
con người nên nền luân lý Khổng giáo không vượt quá khía cạnh xã hội.
27. Hãy nêu lên “khuôn thước” của Khổng
giáo ...................................................
...........................................................................................................................
....
28. Hãy nêu lên “ Khuôn vàng thước ngọc” của Chúa Cứu thế ( LuLc 6:31).
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
29. Hãy nêu lên những khác biệt và tương đồng giữa “khuôn thước” của
Khổng giáo và “khuôn vàng thước ngọc” của Cơ đốc giáo.
Nguyên tắc đối xử quân tử là một nguyên tắc quan trọng của luân lý Khổng
giáo. Hume đã nêu lên năm mối quan hệ của nguyên tắc này. Năm mối quan
hệ đó được liệt kê như sau :
1. Đạo quân thần (vua tôi)
2. Đạo Phụ tử ( cha con)
3. đạo phu phụ ( vợ chồng)
4. Đạo anh em
5. Đạo bằng hữu ( bạn bè)
30. Trong những mối quan hệ trên mối quan hệ nào là yếu tố chính yếu của
nền văn hóa Trung Hoa?
31. Nói chung, lý tưởng đạo đức của một người theo Khổng giáo là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Bahm đã bình luận về nguyên tắc cư xử thích hợp như sau. Ông cho rằng
khuôn thước của Khổng tử có nghĩa “ kỹ sở bất dục vật thi ư nhân” ( Điều gì
mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm cho người ta)
Bahm là một học giả cho rằng khuôn thước trong Khổng giáo là một hình
thức tích cực của khuôn vàng thước ngọc. Tuy nhiên Hume cho rằng khuôn
thước của Khổng giáo chỉ là một hình thức tiêu cực của khuôn vàng thước
ngọc.
32. Trong những điều dưới đây, điều nào là mẫu mực đạo đức của một người
theo Khổng giáo?
a) Con Thượng đế
b) người phi thường
c) người quân tử
d) người giác ngộ
33. Điều gì trong Kinh điển Khổng giáo ngụ ý phụ nữ có vai trò thấp kém
hơn nam giới?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
34. Điều nào dưới đây không có trong bản liệt kê của Hume về những đức
tính mà Khổng tử ca ngợi?
a) tìm kiếm chân lý
b) điềm tỉnh
c) trung tín
d) mạo hiểm
e) khôn ngoan
Bởi vì nền văn minh công nghiệp và chế độ dân chủ chưa xuất hiện khi nền
luân lý của Khổng giáo được hình thành nên hệ thống luân lý Khổng giáo
không bao gồm các giải pháp cho vấn đề liên quan đến những tình trạng đó.
Tuy nhiên, những nguyên tắc căn bản của nền Luân lý xã hội cần phải tiên
liệu trước mọi hoàn cảnh để có thể thích hợp với những đổi thay trong xã
hội. Việc thiếu nhìn xa trong lòng của Khổng giáo đã không đáp ứng được
những hoàn cảnh thay đổi của xã hội Trung Hoa. Nguyên tắc luân lý đó “ rõ
ràng đã được hình thành trong một nền kinh tế tự cung tự cấp”
35. Giải thích nền tảng tôn giáo của hệ thống luân lý trong Khổng giáo.
36. Đâu là những tiền đề ở phía sau những sự dạy dỗ về luân lý của Khổng
tử ?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
37. Hãy nêu lên ba từ ngữ Trung Hoa có liên quan đến quyền năng tối
thượng điều khiển thế giới cùng với ý nghĩa của các từ đó.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Ghi chú : Hume nhận định rằng các kinh điển Khổng giáo nói đến “ quyền
năng tối thượng” như một nguyên lý không có thân vị ba lần và cũng đề cập
đến quyền năng tối thượng đó như có thân bị ba lần. Điều này cho thấy
Khổng giáo thiếu “ chiều sâu siêu hình học” bởi vì nếu một người có suy
nghĩ rằng thần linh không có thân vị thì người đó cũng không chắc chắn gì
về quan niệm đó.
38. Trong thời đại của Khổng tử người Trung Hoa có thể nhận biết về Đức
Chúa Trời có thân vị sống động qua phương cách nào?
a) Nhà hội Do Thái giáo
b) Các sứ đồ của Đấng Christ
c) sự khải thị qua Ađam và Nô ê
d) Sự khải thị trong thiên nhiên
e) Sự khải thị cá nhân
39. Sức mạnh siêu nhiên nào được tôn thờ trong Khổng giáo?
...........................................................................................................................
....
40. Sự kiện người theo Khổng giáo thờ lạy những sức mạnh siêu nhiên được
so sánh với việc thờ Phượng trong Ấn độ giáo như thế nào?
Mục tiêu: Giải thích tôn giáo sơ khai được tiếp tục trong Khổng giáo như thế
nào và Khổng giáo đã tạo ảnh hưởng gì trên tôn giáo đó .
Tôn giáo nhà nưỚc trong KhỔng giáo
Hume 124 - 126
Những quan lại địa phương của nhà nước Trung Hoa duy trì sự tôn kính đối
với Khổng tử trong khi những quan lại tại trung ương lại duy trì sự thờ
phượng những sức mạnh thiên nhiên. Điều đó dường như cho thấy rằng sức
mạnh ủng hộ chính của việc duy trì Khổng giáo ở tại đám đông quần chúng
và sức mạnh chính ủng hộ việc duy trì việc thờ phượng thiên nhiên ở tại
những thiểu số thượng lưu trong xã hội.
41. Mô tả vắn tắt sự thờ phượng Ngọc hoàng được cử hành bởi vị Hoàng Đế
Trung Hoa.
42. Hãy khảo sát lời cầu nguyện được dâng lên Ngọc Hoàng trong nghi lễ
diễn ra năm 1539. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng? Lời cầu
nguyện trong nghi lễ năm 1539 xác định rằng Thượng đế
a) Là một Thượng đế có thân vị
b) Là đấng tạo hóa và nâng đỡ cả vũ trụ
c) Là đấng điều khiển vũ trụ
d) Là Đấng phán dạy qua các tiên tri
43. Tại sao nghi lễ Thờ phượng Ngọc Hoàng hàng năm lại bị đỉnh chỉ?
Việc thờ cúng trái đất cũng là một nghi lễ được tổ chức hằng năm ở Trung
hoa. Đây là một nghi lễ vào mùa hè và được cử hành bởi các quan lại triều
đình tại bàn thờ trái đất ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh.
44. Việc thờ lạy mặt trời và mặt trăng được thực hiện khi nào và ở đâu?
Việc thờ lạy Ngọc Hoàng, trái đất, mặt trăng, mặt trời trong Khổng giáo có ý
nghĩa gì? Hãy suy nghĩ những điểm sau :
1. Khổng giáo là một tôn giáo tự nhiên chứ không phải là một tôn giáo được
mặc khải cách siêu nhiên
2. Khổng giáo có quan điểm rằng lịch sử là một chuyển động tuần hoàn
3. Khổng giáo nhân cách hóa những sức mạnh của thiên nhiên
4. Khổng giáo cho rằng con người là một phần trong quá trình chuyển biến
của thiên nhiên.
Chúng ta có thể phỏng đoán cả bốn điều trên. Quả thật, cả bốn điều trên đều
là những khía cạnh của thuyết vạn vật hữu linh vốn tồn tại trong Khổng giáo
bình dân. Tuy nhiên, Khổng giáo không coi Thượng đế là bình đẳng với
thiên nhiên theo như cách của ấn độ giáo. An độ giáo cũng có quan niệm cho
rằng lịch sử diễn tiến theo chu kỳ tuần hoàn. Mỗi chu kỳ có bốn giai đoạn,
giai đoạn thứ tự được gọi là Kaliyuga sẽ kết thúc trong sự hủy diệt. Quan
điển Cơ đốc giáo cho rằng Đức Chúa Trời điều khiển diễn biến của lịch sử
hướng về mục đích của Ngài.
Theo quan điểm Cơ đốc giáo con người trở thành một phần trong sự suy đồi
và tăng trưởng của thiên nhiên nhưng con người cũng có khả năng nhờ ân
điển siêu nhiên để vượt qua những hậu quả của thiên nhiên. Nói rằng con
người chỉ là một phần của thiên nhiên có nghĩa là chấp nhận quan điểm máy
móc hay quan điểm theo định mệnh thuyết về con người. Mặc dù con người
phải tuân theo những định luận của thiên nhiên nhưng có thể tham dự vào
hoạt động sáng tạo của Đức Chúa Trời. Khả năng sáng tạo của con người
nếu được sử dụng đúng đắn sẽ đưa đến những sự tốt đẹp, nhưng nếu được sử
dụng không đúng đắn sẽ dẫn đến sự hủy diệt của con người.
Mục tiêu: Thảo luận về ảnh hưiởng của Khổng giáo trên đám đông quần
chúng qua việc thờ phượng tổ tiên
Tôn giáo bình dân trong KhỔng giáo
Hume 126 - 128
45. Khiến cạnh nào trong tôn giáo sơ khai của Trung Hoa được duy trì trong
Khổng giáo?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
...
Việc thờ cúng tổ tiên chủ yếu có ý nghĩa luân lý đạo đức bởi vì đây là sự tiếp
tục của đạo hiếu rất được coi trọng ở Trung Hoa. Nó cũng có ý nghĩa xã hội
bởi vì nó đem lại lợi ích lớn lao cho xã hội. Đối với đám đông quần chúng,
những nghi lễ này đã thay cho những hình thức tôn giáo.
Trong gia đình theo đạo sự thờ cúng tổ tiên thường có một bàn thờ nhỏ ở đó
có đặt một bài vị, tức là nơi ngự của các thần linh. Bài vị này được đặt trên
giá bằng gỗ có khắc tên ngày sinh ngày mất của những người đã qua đời.
Thường người ta giữ bài vị của ba thế hệ. Khi người cha qua đời, người con
trưởng nam cầu nguyện bên ngôi mộ như sau : “ Nguyện cầu xương cốt và
thân xác trở về lòng đất và cầu xin linh hồn của người quá cố sẽ ở lại với
chúng con nơi bài vị.” Bài vị được đặt trên bàn thờ và những người trong gia
đình cúi lạy, thắp nhan đốt đèn cầy và cúng kiến những lễ vật. Việc cúng
kiến cho các tổ tiên được thực hiện nhiều lần mỗi năm.
46. Nếu có thể được hãy nêu tên, mô tả hình thức tôn kính dành cho người
quá cố trong văn hóa của bạn.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
47. Trong những cách thức dưới đây cách thức nào có thể chấp nhận đối với
Cơ đốc giáo trong trường hợp một giáo sĩ đến Trung hoa và đối diện với vấn
đề tôn kính tổ tiên ở đây?
a) Chấp nhận điều nầy như một phần của sự thờ phượng Cơ đốc giáo
b) Điều chỉnh cho thích hợp và tiếp thu một phần hình thức tôn kính này vào
nguyên tắc Cơ đốc.
c) Hoàn toàn bãi bỏ những hình thức này
d) Giải thích cho người Trung Hoa biết những điểm tương đồng giữa Khổng
giáo và Cơ đốc giáo về việc tôn kính cha mẹ.
Trong bài tập này, câu trả lời b, và d là điều một giáo sĩ Cơ đốc giáo có thể
thực hiện để tạo mối qua hệ tốt với những người dân Trung Hoa. Mục tiêu
của các phương pháp này là : “ giúp người Trung Hoa hiểu được những chân
lý của Cơ đốc giáo”
Việc tiếp thu các hình thức tôn kính tổ tiên của người Trung Hoa cần phải
căn cứ vào giá trị văn hóa thích đáng và bảo đảm không vi phạm những
nguyên tắc Cơ đốc giáo.
48. Bạn hãy mô tả một nghi lễ Cơ đốc giáo có thể áp dụng tại Trung Hoa,
nhằm duy trì những yếu tố trong việc tôn kính tổ tiên của người Trung Hoa.
49. Trong những câu dưới đậy câu nào là đúng? Liên quan đến việc tôn kính
tở tiên của người Trung Hoa, Giáo hội Công giáo La mã
a) hoàn toàn cấm đoán việc này
b) Chấp nhận việc này mà không cần thay đổi gì cả
c) chấp nhận điều này với một số thay đổi
d) Dùng một nghi lễ khác để thay thế
50. Theo ý kiến của Hume, trong những câu dưới đây liên quan đến phản
ứng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trung Hoa đối với việc thờ cúng tổ tiên,
câu nào là đúng?
Việc thờ cúng tổ tiên đã
a) bị cản trở
b) Bị hủy bỏ
c) được chấp nhận
d) không được đề cập đến
Người dân Trung Hoa bình thường tin rằng linh hồn của những tổ tiên đã
qua đời có ảnh hưởng trên cuộc sống của họ. Họ cũng tin rằng vô số linh
hồn cư trú trong trái đất và trên không. Niềm tin của họ vào thần gió và thần
nước là một biểu hiện của một tôn giáo theo quan niệm vạn vật hữu linh.
Khi nói về Trung Hoa, Kraemer viết rằng “ sẽ là một sai lầm lớn lao nếu
quên rằng đời sống của người dân Trung Hoa bình thường vẫn còn chịu ảnh
hưởng nặng nề của thuyết vạn vật hữu linh, củama thuật, của bói toán và
những hình thức tà thuật”.
Kinh Thánh dứt khoát lên án những điều nầy ( PhuDnl 18:10-12). Chúa
Jêsus phán : “ Nếu ta nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà đuổi quỉ thì
các ngươi hãy biết rằng vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến trên các
ngươi” (Mat Mt 12:28 Bản diễn ý)
Mục tiêu: Đánh giá Khổng giáo về tính chất thích hợp với thời đại, về tính
chất phổ quát và về tinh chất hợp lý .
Đánh giá KhỔng giáo
Hume 128 -130
51. Việc nhấn mạnh đến luân lý, đạo đức của Khổng tử có ưu điểm gì?
52. Bạn so sánh như thế nào về giá trị của bản chất tốt lành trong con người
tự nhiên và giá trị của bản chất tốt lành thiên thượng được tái tạo trong con
người qua sự tha thứ tội lỗi và sự tái sinh?
53. Xác định những ưu điểm và khuyết điểm của Khổng giáo về những vấn
đề sau đây
....a quan niệm về Đấng tối cao là một thân vị
....b có nguyên tắc đạo đức gần với “ khuôn vàng thước ngọc” của Phúc âm
....c vị trị của Khổng giáo với tư cách là một tôn giáo của nhà nước cầm
quyền
....d việc đề cập đến tình yêu thương cứu rỗi.
....e việc nhận biết những trách nhiệm xã hội
....f những nghi lễ theo thuyết vạn vật hữu linh
....g những lý tưởng đạo đức hướng về quá khứ
....h quan điểm của Khổng giáo về giá trị của gia đình
1) Ưu điểm
2) Khuyết điểm
Ghi chú : Hume cho rằng “tính chất phổ quát tiềm tàng của Khổng giáo là
một ưu điểm mặc dầu điều đó không được thực hiện. Mặc dầu tính chất phổ
tiềm tàng là một ưu điểm của Khổng giáo nhưng sự kiện tính chất đó không
thực hiện được đã khiến điều đó trở thành một khuyết điểm.
Những chi tiết sau đầy về người con trai hoang đàng ( LuLc 15:11-32) có thể
rất hữu ích trong việc trình bày Phúc âm cho một người theo Khổng giáo :
1. câu chuyện này cho thấy tinh trạng hư mất của con người
2. câu chuyện này bày tỏ tình yêu thương giữa cha con
3. câu chuyện này cho thấy tình yêu thương tha thứ của người cha
4. câu chuyện này phát họa hình ảnh đẹp đẽ về gia đình.
5. câu chuyện này mô tả sự kiêu căn ngạo mạn của người con trai lớn với
tinh thần tự cho mình là công bình

54. Khía cạnh nào của Cơ đốc giáo mà bạn nghĩ rằng rất khó cho một người
theo Khổng giáo hiểu và chấp nhận?
a) Sự sa ngã của con người
b) Bải giảng trên núi
c) Thân vị và công tác của Đấng Christ
d) Câu chuyện về người Samari nhân từ
Bạn hãy làm bài tập theo chỉ dẫn ở điểm thứ năm trong phần các sinh hoạt
học tập.
Lão Giáo
Mục đích
Một trong những mục đích chính của bài học nầy là nhận định về sự kiện
các học giả đương thời đánh giá cao giá trị của Kinh điển được viết bởi
người sáng lập Lão giáo. Sau đó chúng ta sẽ so sánh những lý tưởng đạo đức
cao cả của Lão giáo với sự thất bại của những người theo Lão giáo kể cả
người sáng lập lão giáo trong việc thực hiện những lý tưởng đạo đức nầy.
Điểm thứ ba, chúng ta sẽ giải thích sự kiện Lão giáo không nhìn nhận một
đấng cứu thế chính là lý do quan trọng khiến Lão giáo suy thoái. Ước mong
bài học này sẽ giúp các bạn vững vàng hơn về thuộc linh cũng như về sự
hiểu biết để có thể làm chứng về sự cứu rỗi trong Đấng Christ cho những
người theo Lão giáo.
Dàn bài
Giới thiệu Lão giáo
Lão tử : người sáng lập Lão giáo
Đời sống của Lão tử
Cá tính của Lão tử
Sự tôn sùng Lão tử
Kinh điển của Lão giáo
Các quan niệm của Lão giáo
Quan niệm căn bản :
“ Quan niệm về “Đạo”
Nền luân lý của Lão giáo
Các lãnh tự của Lão giáo thời sau này và lịch sử của Lão giáo
Lão giáo trong thời hiện tại
Sự dạy dỗ của Lão giáo về đời sau
Đánh giá Lão giáo
Các mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :
Xác định vị trí của Lão giáo trong các tôn giáo trên thế giới
Thuật lại những chi tiết quan trọng trong tiểu sử của lão tử, nêu lên những
yếu tố truyền thuyết trong tiểu sử nầy.
Mô tả sự khác thường trong cá tính của Lão tử
Giải thích tiến triển của việc tôn sùng Lão tử
So sánh Kinh điển của Lão giáo với Kinh thánh và thảo luận về việc người
Trung Hoa và người các dân tộc khác tôn trọng Kinh điển của Lão giáo.
Định nghĩa quan niệm “ Đạo” theo ý nghĩa của từ ngữ và theo phương pháp
phân tích.
Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa quan niệm về Đấng tối
cao trong Lão giáo và Cơ đốc giáo.
Mô tả lý tưởng đạo đức bao gồm trong sách “Đạo Đức Kinh”
So sánh ngắn gọn giữa Kinh điển của Liệt Tử và Kinh điển của trung tử và
giải thích mối liên hệ giữa các hoàng đế Trung Quốc và lịch sử của Lão giáo
Trình bày những lý do dẫn đến việc suy thoái của Lão giáo trong thời hiện
tại.
So sánh sự dạy dỗ của Phật giáo và Lão giáo về đời sau.
Đánh giá Lão giáo dựa trên sự hợp lý và tính cách thích hợp đối với nhu cầu
của nhân loại.
Các sinh hoạt học tập
1. Đọc dàn bài, mục đích và các mục tiêu để có cái nhìn tổng quát về bài học
2. Tìm hiểu các từ ngữ quan trọng, tra cứu ý nghĩa của các từ mà bạn chưa
biết
3. Đọc trang 131 tới 151 trong sách giáo khoa
4. Làm các bài tập trong phần triển khai bài học, sau đó so sánh câu trả lời
của bạn với phần giải đáp mà chúng tôi đưa ra.
5. Dự án : khi học xong bài nầy, hãy vẽ bản đồ Châu Á và đánh dấu những
vùng ở đó Lão giáo hiện vẫn tồn tại.
Từ ngữ quan trọng
Trung Hoa học
phương cách chữa trị
hoang tưởng
hành vi hung hãm
rất khác biệt
sĩ nhục
chỗ trú ẩn
đột biến
liên quan đến phổi
không rõ ràng
quyền lợi
không can thiệp
ngụy trang
giả bộ
Triển khai bài học
Mục tiêu: Xác định vị trí của Lão giáo trong các tôn giáo trên thế giới .
GiỚi thiỆu vỀ Lão Giáo
Hume 131 - 133
So với số tín đồ Phật giáo thì Lão giáo có ít tín đồ hơn. Tuy nhiên Lão giáo
là một trong ba tôn giáo của Trung Hoa được chính thức công nhận. Lão
giáo đã phát triển một hệ thống giáo lý phức tạp theo chủ thuyết đa thần và
ma quỉ nhưng khi mới bắt đầu vào khoảng 550 trước Chúa Lão giáo chỉ là
một hệ thống triết lý đơn giản. “ Cuối cùng Lão giáo đã suy thoái từ tình
trạng đơn giản ban đầu do việc thu nhận những quan niệm huyền hoặc.
Những người theo Lão giáo đã tham gia vào những nghi lễ gọi hồn, cầu
vong” các thầy tế lễ của Lão giáo được xem là những chuyên gia về pháp
thuật và ma thuật.
“ Đạo” có nghĩa là “ con đường” và cũng được coi là một nguyên lý tối
thượng. Do đó, Lão giáo được biết đến như một tôn giáo của thiên đạo. Tác
giả Adeney nói đến những yếu tố tốt đẹp trong triết lý của Lão tử người sáng
lập Lão giáo như sau :
Người ta không thể làm gì khác hơn là tôn trọng những sự dạy dỗ của triết
gia cố cựu này. Ông đã nêu lên ba đức tính đặc biệt của những người biết “
Thiên đạo”. “ Tôi có ba điều quí báu mà tôi hãnh diện và hết sức giữ gìn.
Điều thứ nhất là sự nhân từ điều thứ hai là tinh thần quản lý; thứ ba là tránh
không lấn lướt người khác. Với tinh thần nhân từ tôi có thể trở nên dũng
cảm; với tinh thần tự quản trị tôi sẽ được tự do; với tinh thần không lấn lướt
người khác tôi sẽ có thể trở thành một khí dụng tốt đẹp cao cả”
Triết lý Lão giáo “ không lấn lướt người khác” là một điển hình về khuynh
hướng thụ động và việc hô hào “ không can thiệp vào biến chuyển trong cõi
tự nhiên”
1 Trả lời những câu hỏi sau đây về xuất xứ của Lão giáo
a Hình thức nguyên thủy của Lão giáo là gì?
...........................................................................................................................
....
b Lão giáo được tổ chức trở thành một tôn giáo khi nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
c Ai là người sáng lập nổi tiếng của Lão giáo?
...........................................................................................................................
....
2 Trong những câu dưới đây câu nào không đúng?
a) Nhiều người cho rằng Lão giáo là một tôn giáo đã chết.
b) Lão giáo đã bị suy thoái trong một thời gian dài.
c) Không có hy vọng Phục hưng Lão giáo.
d) Lão giáo là một tôn giáo tăng trưởng.
3 Theo Hume, câu nào trong những câu dưới đây là đúng?
a) Người Trung Hoa chỉ theo một tôn giáo và không chấp nhận các tôn giáo
khác.
b) Người Trung Hoa có nhiều tôn giáo và không hoàn toàn theo một tôn giáo
riêng nào.
c) Người Trung Hoa chỉ theo một tôn giáo nhưng không phản đối các tôn
giáo khác.
d) Không có điều nào ở trên là đúng.
Ghi chú : Qua việc nêu lên rằng “ rất nhiều người Trung Hoa tham dự các
nghi lễ và đóng góp vào việc duy trì ba tôn giáo của Trung Hoa”, Hume
nhấn mạnh sự kiện là các tôn giáo kể trên không những cùng tồn tại nhưng
còn pha trộn với nhau.
4 Nhận định những điểm nhấn mạnh khác nhau trong các tôn giáo sau đây :
....a Lão giáo
....b Phật giáo
....c Khổng giáo
....d Cơ đốc giáo
1) Vâng theo những qui luật đối xử đúng đắn.
2) Đầu phục một thân vị và làm theo các sự dạy dỗ của Đấng đó.
3) Suy niệm thoát tục
4) Sống theo đạo một cách huyền bí

Mục tiêu: Thuật lại những điểm chính yếu trong cuộc đời của Lão tử, nêu
lên những yếu tố truyền thuyết trong tiểu sử về Lão tử .
Lão tỬ : NgưỜi sáng lẬp Lão giáo
Hume 133 - 138
Cuộc đời của Lão tử
Hume 133 - 135
Hume nêu lên rằng rất có thể Lão tử không phải là một nhân vật có thật
trong lịch sử. Và Soper còn nói quả quyết hơn Hume về điều nầy : “ Có rất ít
chi tiết về cuộc đời của Lão tử. Quả thực, trong thời đại ngày nay người ta
có khuynh hướng nghi ngờ sự hiện diện của Lão tử trong lịch sử”. Tuy
nhiên, cũng có khả năng là Lão tử là một nhân vật lịch sử nên chúng ta cũng
cần nói về ông như là ông đã có thật trong lịch sử.
5 Căn cứ vào những tư liệu có được, Lão tử đã sinh ra ở đâu?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
6 Nếu Lão tử đã sống vào thế kỷ thứ VI TC thì ông sống cùng thời với
Khổng tử và “ sống không xa thời đại của những người sáng lập các tôn giáo
khác”. Hãy kể tên những vị sáng lập tôn giáo đó.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Nguồn tư liệu duy nhất về Lão tử là một tác phẩm ngắn của Ssu- ma chien
được viết vào khoảng 500 năm sau Lão tử. Kết luận của tác phẩm đó cho
chúng ta biết rằng Lão tử thực hành một lối sống theo lý trí và phẩm hạnh
cũng như giáo thuyết của ông nhắm đến đời sống ẩn dật và vô vi.
7 Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Giáo lý của Lão giáo cho thấy

a) Đây là một tôn giáo nghi lễ.


b) Đây là một tôn giáo có niềm tin thể hiện tích cực.
c) Đây là một tôn giáo chủ trương xuất thế, vô vị.
d) Đây là một tôn giáo của tấm lòng hơn là một tôn giáo của lý trí
8 Lão tử đã qua đời ở đâu?
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Mô tả tính chất cá biệt trong cá tính của Lão tử .
Cá tính của Lão tử
Hume 135 - 136
Hume nhận định rằng “ Căn cứ vào những tiêu chuẩn Cơ đốc giáo thì Lão tử
trình bày một nguyên tắc đối phó với điều ác cao hơn của Khổng tử. Tuy
nhiên thái độ cư xử thực tế của ông lại chứng tỏ rằng lối sống của ông thấp
hơn Khổng tử” Tính chất đặc thù của cá tánh Lão tử chủ yếu là do thái độ cư
xử cụ thể thiếu trách nhiệm. Cách cư xử cụ thể của ông đã tỏ ra thấp hơn
những điều ông dạy dỗ.
9 Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Theo dạy dỗ của Lão tử, nếu
một người làm tổn thương người khác, việc tổn thương đó cần được đáp lại
bằng
a) sự công bình
b) một việc ác tương tự
c) sự nhân từ
d) tình yêu thương tha thứ
10. Theo ý kiến của Hume sự dạy dỗ của Lão tử về nguyên tắc cư xử nhân từ
rộng rãi không cần đền đáp lại tương tự như sự dạy dỗ của một vị sáng lập
tôn giáo khác không phải là Cơ đốc giáo. Vị sáng lập tôn giáo đó là ai?
...........................................................................................................................
....
Lão tử đã gặp rắc rối với chính quyền thời đó do thái độ tìm kiếm tư lợi của
những người này. Khi đối diện với những vấn đề đó Lão tử đã không thể
thực hiện nguyên tắc cư xử nhân từ không cần đền đáp. Do đó ông đã từ
quan và sống cuộc sống vô vi. Để có thể thực hiện được nguyên tắc sống
nhân từ không cần đền đáp lại đòi hỏi một điều mà Lão tử không hề có : Đó
là ân điển của Đức Chúa Trời.
Mục tiêu: Giải thích tiến triển của việc tôn sùng Lão tử
Sự tôn sùng Lão tử
Hume 136 - 138
11. Trong những câu dưói đây câu nào là đúng? Lão tử nhìn nhận rằng “
riêng tôi cảm thấy trống rỗng, không hiểu biết đầy đủ và cảm thấy bối rối”
câu nói nầy chứng tỏ rằng ông
a) là một người có tính tình khiêm tốn
b) là một con người đang tìm kiếm những câu trả lời cho cuộc sống cũng
như bao nhiêu người khác
c) không có giải pháp để giải quyết sự trống rỗng của con người
d) nghĩ rằng ông đang dạy dỗ những nguyên tắc sai lầm.
12. Lão tử đã gọi đấng tạo hóa là gì?
...........................................................................................................................
....
13. Theo ý kiến của Hume, triều đình đã bắt đầu tôn kính Lão tử như thế
nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Tiếp theo Hume nhắc đến sự tôn sùng Lão tử có liên quan đến lý thuyết xuất
hiện từ thế kỷ thứ IV SC về sự hoài thai siêu nhiên của Lão tử. Theo lý
thuyết này thì Lão tử sinh ra như “ một em bé già dặn” có mái tóc trắng và tỏ
ra rất khôn ngoan ngay từ khi mới sinh ra “ đến nỗi ông được cho rằng khi
sinh ra đã là một người trưởng thành, vì ông đã ở trong bụng bẹ có lẽ 81
năm”. Tác giả Smith cho rằng từ ngữ Lão tử có thể hiểu là “ em bé già dặn”,
“ người già” hoặc “ vị giáo sư già vĩ đại”.
14. Một giai đoạn khác nữa trong việc tôn sùng Lão tử đó là sự phong thánh
cho ông. Bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ ngày Lão tử qua đời đến khi ông
được tôn thánh?
...........................................................................................................................
....
15. Việc tôn Lão tử như là một thánh hiền “ Đấng tiền bối khôn ngoai vĩ
đại” đã có ý nghĩa gì liên quan đến giá trị văn hóa của người Trung Hoa?
Căn cứ vào việc nghiên cứu của bạn về Khổng tử và Lão tử, hãy viết một bài
văn ngắn trình bày ý kiến của bạn về đề tài này.
16. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Những tín đồ của Lão tử
xem ông như là thần linh bởi vì
a) sức lực phi thường của ông
b) ông hoàn thành những điều trông mong đã được tuyên bố trước.
c) Ông dạy dỗ về lòng nhân từ bao quát.
d) Sự qua đời của ông có liên quan đến những dấu hiệu siêu nhiên.
Trong phần cuối cùng, Hume nhận xét rằng “ trong một số khía cạnh Lão tử
là một triết gia khôn ngoan nhưng ông không phải là người chịu nhiều đau
khổ. Hume cho rằng Lão giáo có một số điểm quí báu nhưng không đánh giá
cao về Lão tử”. Khi Hume nói rằng Lão tử không phải là “ người tôi tớ chịu
nhiều đau khổ thương khó” thì Hume muốn nói đến Chúa Jêsus Christ. Ông
giải thích rằng người tôi tôi tớ của Đức Chúa Trời tức là Chúa Jêsus Christ
cần phải trở thành người tôi tớ thống khổ trước khi có thể trở thành người tôi
tớ vinh quang. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong EsIs 52:13-53:12.
17. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng?
a) cuộc sống gương mẫu của Lão tử đã chứng minh cho sự dạy dỗ của ông
b) Lão tử được biết đến qua những hành động tốt đẹp hơn là qua những lời
nói khôn ngoan
c) Lão tử đã sống theo những điều ông dạy dỗ
d) Sự dạy dỗ của Lão tử đã cao hơn những điều ông thực sự có thể sống.
Mục tiêu: So sánh Kinh điển Lão giáo và Kinh thánh, thảo luận về giá trị của
Kinh điển Lão giáo đối với người Trung Hoa và đối với các dân tộc khác .
Kinh điỂn cỦa Lão giáo
Hume 138 - 143
Cả Mô ha méc và đức Thật Thích ca đều không phải là văn sỹ. Chính những
môn đồ họ đã ghi chép lại những lời dạy dỗ của họ. Các học giả cho rằng chỉ
có một phần nhỏ trong Kinh điển của đao Joroastian và Khổng giáo thực sự
được viết bởi Joroaster và Khổng tử. Nhưng sách Kinh điểm Đạo Đức Kinh,
tác phẩm kinh điển chính của Khổng giáo, là một tài liệu được viết bởi chính
lão tử. Smith cho rằng Đạo Đức Kinh là Kinh thánh của Khổng giáo.
18. Theo ý kiến của Hume trong những tựa đề dưới đây, tựa đề nào dịch
đúng ý nghĩa của Đạo Đức Kinh?
a) sách dạy con đường đức hạnh
b) Kinh điển của lý trí và đức hạnh
c) Sách của “ Đạo”
d) Thiên đạo và sức mạnh của nó.
19. Dựa theo bản dịch tiếng Pháp của Đạo Đức Kinh năm 1823, danh xưng
trong tiếng Hêbơrơ nào của Đức Chúa Trời tương tự với từ ngữ được dùng
trong Đạo Đức Kinh?
...........................................................................................................................
....
20. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Nội dung của Đạo Đức
Kinh chủ yếu là
a) những sự dạy dỗ tổng quát và lời chỉ bảo không được xếp đặt theo hệ
thống.
b) những nhận xét về tình hình chính trị lúc bấy giờ.
c) Những cuộc đối thoại với nhiều người khác nhau
d) những bài thơ ca ngợi những vĩ nhân trong quá khứ
e) những đoạn văn tiểu sử tự thuật dài dòng.
Bàn về sách Đạo Đức Kinh, tác giả Bahm nhận xét rằng “ các lý tưởng của
nó phát xuất từ những kinh nghiệm nông nghiệp và sự khôn ngoan phổ
thông của người Trung Hoa cổ đại, qua đó con người nhìn nhận sự lệ thuộc
vào những diễn biến của tự nhiên.” Quyển sách đầu tiên và quan trọng nhất
của triết lý Lão giáo có thể được xếp vào loại văn chương khôn ngoan”
tương tự như sách châm ngôn trong Cựu Ước. Nhưng Đạo Đức Kinh khác
với sách Châm ngôn ở chỗ tương đối ít nhắc đến sự khôn ngoan siêu nhiên.
21. Trong những câu sau đây câu nào trình bày điều chính quyền Trung Hoa
đã làm để truyền bá tư tưởng của Lão giáo? Chính quyền Trung Hoa
a) công nhận rằng Đạo Đức Kinh là một “ tác phẩm Kinh điển”
b) Huấn dụ những quan chức chính quyền dựa trên sách Đạo Đức Kinh.
c) Xếp Đạo Đức Kinh vào chương trình giáo dục
d) Cho khắc Đạo Đức Kinh trên các phiến đá đặt ở cả hai thủ đô Bắc Kinh
và Nam Kinh.
e) Tất cả những điều trên.
22. Trong những câu sau đây câu nào là đúng?
a) Khi bàn về những giá trị của Đạo Đức Kinh, những học giả phương tây
hiện nay đã xem Tao The King như là những dự đoán, suy nghĩ điên khùng.
b) vạch ra sự khôn ngoan phổ quát và huyền bí
c) Cho rằng Đạo Đức Kinh không có tính chất khoa học và rất sơ sài
d) đã nói đến sự tinh khiết không chỗ trách được của Đạo Đức Kinh.
23. Trong tác phẩm “ Lão tử, một nhân chứng của chân lý trước thời đại Cơ
đốc giáo” Hesse đã trưng dẫn bao nhiêu câu tương đồng giữa Đạo Đức Kinh
và Kinh thánh?
...........................................................................................................................
....
Bàn về Đạo Đức Kinh Hume đã trưng dẫn Lin yutang một học giả Trung
Hoa nổi tiếng viết như sau : “ Nếu có quyển nào sách đưa ra những lời
khuyên chống lại hoạt động nhộn nhịp và sự bận rộn vô bổ của thời đại ngày
nay thì tôi phải nói đến quyển sách của Lão tử”.

Triết lý thụ động của Lão giáo được gọi là Vô vi và thường được dịch là “
không hành động.” Tuy nhiên Smith không đồng ý với cách dịch này : “ vô
vi được dịch là không hành động gì cả nhưng dịch như vậy là không chính
xác. Nên dịch là “ sự yên lặng tích cực”
24. Trong những nhân vật dưới đây nhân vật nào được Hume cho là nhân vật
văn học vĩ đại nhất của Trung Hoa?
a) Lão tử
b) Khổng tử
c) Mencius
d) Lin - Ytang
e) không có nhân vật nào kể trên.
25. Kể tên một tác phẩm kinh điển của Lão Giáo trong thời đại sau
này............
26. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Tác phẩm kinh điển Lão
giáo kể trên chủ yếu là
a) Một bài thuyết giảng có tính cách triết lý
b) một tường thuật lịch sử
c) Một cuốn sách nói về một lý tưởng đạo đức
d) Không có điều nào đúng
Hume trưng dẫn một bản mô tả về “ người quân tử” theo Kinh điển của Lão
Giáo. Sau đây là một vài đức tính của người quân tử ( Hình vẽ 11:1)
NGƯỜI QUÂN TỬ
Đức độ: Các hành động xứng hiệp
Trung thành: Thể hiện tình yêu thương trong quan hệ gia đình
Thương xót: Thông cảm với khổ đau của tha nhân
Quảng đại: Thi ân mà không cần đối đáp
27. Khảo sát các điều răn tiêu cực mà Hume trưng dẫn từ Kinh điển Lão
giáo và nêu lên hai trong số những điều răn đó mà bạn thấy khó thực hiện
nhất trong hoàn cảnh của bạn.
28. Hãy chép lại một câu trong đoạn trưng dẫn của Hume về Kinh điển Lão
giáo cho rằng con người có năng lực để làm những điều tốt.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Định nghĩa “Đạo ”
NhỮng quan niỆm cỦa Lão giáo
Hume 143 -144
Quan niệm chủ yếu : “ Đạo”
Hume 143 - 144
29. Ý nghĩa theo ngữ căn của từ ngữ “ Đạo” là gì?
...........................................................................................................................
....
Ghi chú : Ý nghĩa căn bản theo ngữ căn của từ ngữ “ đạo” là điều quan trọng
trong những tôn giáo xuất xứ từ An độ : Chân lý thứ tư của Phật giáo được
gọi là “ Trung đạo” hay “ Bát chánh đạo”.
30. Hume trình bày ý nghĩa tôn giáo của “ Đạo” như là “ con đường” trong
Khổng giáo như thế nào?
31. Trong ý nghĩa chuyên môn, “ đạo” nói lên điều gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
32. Trong những từ ngữ dưới đây từ ngữ nào không được Hume nhắc đến
như là từ ngữ đã được các học giả dùng để dịch chữ “ đạo”?
a) Lý trí
b) Lời
c) Thượng Đế
d) Vũ trụ
e) Sự quan phòng (thần hựu)
Tóm lại, từ ngữ tương ứng với “ đạo” trong triết lý Phật giáo là “ con
đường”; Trong triết lý Hy lạp thì đó là “Logos” hay “Lời”; Trong Cựu ước
thì đó là “Đức Chúa Trời” và trong Phúc âm của sứ đồ Giăng và “ Ngôi lời”.
33. Từ ngữ nào trong ngôn ngữ của bạn diễn tả đúng nhất ý nghĩa của “
Đạo”?
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Xác định những điểm tương đồng và dị biệt giữa quan niệm về
Đấng tạo hóa trong Lão giáo và Cơ đốc giáo
Quan niệm về Đấng tạo hóa
Hume 144
34. Trong những câu dưới đây câu nào là sai? Căn cứ vào sự dạy dỗ chính
yếu trong Đạo Đức Kinh thì Đấng Tạo Hóa
a) Có tính chất huyền bí
b) có thân vị
c) Có đặc tính vĩnh cửu
d) Chỉ có một
35. Trong những từ ngữ dưới đây, từ ngữ nào không được dùng trong phần
trưng dẫn của Hume về điều kinh điểm Lão giáo mô tả Đấng Tạo Hóa?
a) Tuyệt đối
b) Yên tĩnh
c) Không tự bày tỏ
d) Vô danh
e) Tự mặc khải
f) Không có hình thể
36. Trong những điều dưới đây điều nào được coi là đặc tính của Đấng Tạo
Hóa và cũng là đặc tính của Đức Chúa Trời theo quan điểm Cơ Đốc giáo về
Đức Chúa Trời
a) Vĩnh cửu
b) Không biến đổi
c) Không có hình thể
d) Vô danh
e) Yên tĩnh
Theo quan điểm Cơ đốc giáo, Đức Chúa Trời là Đấng vĩnh cửu, không biến
đổi, toàn tri, toàn năng, sáng tạo và có thân vị. Thượng Đế theo Cơ đốc giáo
là một đấng có thân vị nên Ngài cũng là Đấng tự khải thị và hoạt động tích
cực. Một Thần Linh có thân vị thì không cần thời gian, không gian và hình
thể để tồn tại. Một thần linh có thân vị chính là Thánh Linh. Bởi vì Đức
Chúa Trời có thân vị nên Ngài có thể mặc khải và Cứu Rỗi con người.
Mục tiêu: Mô tả những lý tưởng đạo đức được bao gồm trong Đạo Đức Kinh
.
Nguyên lý trong Lão giáo
Hume 145- 146
Trong phần trước Hume đã trưng dẫn một câu trong Kinh điển Lão giáo mô
tả đạo như là “ không tranh đấu và không tích cực”. Do đó chúng ta có thể
nghĩ rằng người tín đồ Lão giáo lý tưởng sẽ có lối sống giống như vậy bởi vì
lối sống của một người thường phản ánh bản chất của thần linh mà họ thờ
phượng. Lão tử “ chống lại những nổ lực và kỷ luật mà Khổng tử đòi hỏi.
Ông chống lại kỷ luật cứng ngắc của những tiêu chuẩn đạo đức trong Khổng
giáo”
37. Trong những câu sau đây câu nào là sai? Lý tưởng đạo đức của Lão giáo
nhấn mạnh
a) Sự đơn giản
b) Sự phục vụ
c) Sự hòa bình
d) Tình yêu thương
Ở Trung Hoa người ta xem sự khiêm tốn và yên lặng như là những cách cư
xử lý tưởng, với tư cách là một Giáo sĩ Cơ đốc giáo, bạn sẽ khuyến khích
việc vui mừng và ngợi khen theo tinh thần Cơ đốc giáo như thế nào? Tốt
nhất là bạn không nên bắt đầu bằng việc khuyến khích làm những điều hòan
toàn khác biệt với văn hóa Trung Hoa chẳng hạn như Ca hát ngợi khen lớn
tiếng. Ngược lại bạn có thể giải thích cho mọi người rằng sự vui mừng có
thể được bày tỏ một cách yên lặng và không nhất thiết rằng sự ngợi khen
phải được biểu hiện cho mọi người khác thấy. Sau đó bạn có thể cầu nguyện
để Đức Thánh Linh cất bỏ những điều ngăn trở trong văn hóa Trung Hoa
hầu họ có thể chấp nhận những yếu tố mới trong Cơ đốc giáo. Đức Thánh
Linh sẽ thực hiện điều này một cách từ theo sự không ngoan của Ngài.
38. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng? Theo sự dạy dỗ của Lão
giáo,
a) Thái độ lãnh đạm là sai.
b) Giữ thái độ lãnh đạm là đúng
c) Có khát vọng là tốt
d) Ước muốn có tài sản là một điều tốt.
39. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Để trở thành một người tín
đồ Lão giáo tốt, một người cần phải
a) chiến đấu cho những điều tốt đẹp
b) Sống tích cực
c) tránh khỏi những cố gắng nỗ lực
d) Cầu nguyện không thôi.
Mục tiêu: So sánh vắn tắt các tác phẩm của Liệt tử và của Trang tử và giải
thích mối liên hệ giữa các hoàng Tế Trung Hoa và lịch sử của Lão giáo .
NhỮng lãnh tỤ cỦa Lão giáo và lỊch sỬ Lão giáo
Hume 146 - 148
40 Trong những câu nào dưới đây câu nào là đúng? Lãnh tụ xuất sắc đầu
tiên của Lão giáo sau cái chết của Lão tử là
a) Một môn đồ được Lão tử dạy dỗ
b) Một trong những con trai của ông
c) Một trong những anh em của ông
d) Một người xuất hiện vào khoảng 125 năm sau cái chết của Lão tử
Những người rao truyền Phúc âm đầu tiên là những người chứng kiến tận
mắt đời sống của Đấng Christ. Phierơ và Giăng, những người rao truyền
phúc âm chính là các môn đồ của Chúa Cứu thế Jêsus. Phaolô cũng là người
sống cùng thời đại với Chúa Cứu Thế. Những điều mà họ giảng dạy không
phải chỉ là những lời dạy dỗ của Đấng Christ nhưng cũng là những điều họ
đã thấy và nghe về con người Chúa Cứu Thế. Một triết lý có thể được dạy dỗ
bởi những người am tường triết lý đó nhưng thân vị của Chúa Cứu Thế ( Là
cốt lõi của Phúc âm) chỉ có thể được rao truyền bởi những người đã sống với
Chúa Cứu Thế tức là các môn đồ của Ngài.
41. Người nào đã nói rằng : “ Người đạt được sự hòa hợp với Đấng tạo hóa
sẽ bước vào mối liên hệ mật thiết với những điều vĩnh cửu và không ai có
quyền lực có thể làm hại hoặc ngăn trở người đó”?
...........................................................................................................................
....
Qua việc trưng dẫn tác phẩm của Liệt tử, Hume cho rằng những phân biệt
đạo đức đều bị loại bỏ. Điều này dường như cho thấy sự thoái hóa của Lão
giáo. Nền luân lý của Lão giáo đã theo chủ nghĩa tự nhiên nhiều hơn. Nền
luân lý của Lão giáo có tính cách tự nhiên bởi vì “đạo”, nguyên lý hướng
dẫn của những luân lý đó là một nguyên lý không có thân vị và chính là sức
mạnh của thiên nhiên. Soper cho rằng một trong những ý nghĩa của “ đạo” là
“ thiên nhiên”.
42. Trong những câu dưới đây câu nào tóm tắt đầy đủ nhất ý tưởng cho rằng
“ tính đãng trí” là một phước hạnh trong Lão giáo? Việc Lão giáo đề cao
tính lơ đãng ngụ ý rằng
a) Lão giáo xem việc không hoạt động như là một lý tưởng đạo đức
b) Lão giáo không khuyến khích sự sáng tạo của tâm trí.
c) Không khuyến khích đối diện với các vấn đề của xã hội
d) cho rằng chết là phước hạnh hơn sống
e) Tất cả những điều trên là đúng
f) a,b,c, là đúng
43. Theo ý kiến Hume, trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Trang tử
truyền bá những dạy dỗ của Lão giáo qua
a) việc giảng dạy
b) Việc ghi khắc trên đá
c) Những câu châm ngôn sắc sảo
d) Các cô nhi viện
44. Trong những mô tả dưới đây về “Đạo” của Trang tử những mô tả nào
cũng là những mô tả về Đức Chúa Trời theo quan điểm của Kinh thánh?
a) Không thấy được
b) Không nghe được
c) Không có tên gọi
d) Không bàn luận được
e) Bình an
Trang Tử mô tả Thiên đàng như là một nơi trống vắng, tĩnh mịch, yên lặng
và không có hoạt động. Theo sự dạy dỗ của Kinh thánh thì Thiên Đàng là
nơi an nghĩ nhưng không phải là nơi trống vắng hay thinh lặng. Những bài
ca vui mừng khen ngợi tràn ngập Thiên Đàng. Đây là nơi Đức Chúa Trời và
con người tương giao với nhau.
45. Hume nêu lên những thời điểm tổng quát nổi bật trong lịch sử của Lão
giáo như thế nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Ghi chú : Hoàng Đế Shihuangti đốt những sách vở của Khổng giáo để thiết
lập Lão giáo là một ví dụ về sự sốt sắng tôn giáo nhưng thiếu tình yêu
thương. Một tôn giáo của tình yêu thương sẽ không hủy diệt những tôn giáo
khác để xây dựng tôn giáo của mình. Chúa Jêsus phán : “ Ta không đến để
hủy diệt nhưng để làm cho trọn (Mat Mt 5:17).
46. Hãy nêu tên vị Hoàng đế đầu tiên đã dâng tế lễ cho Lão tử.
...........................................................................................................................
....
Mặc dầu Lão giáo về cơ bản là một tôn giáo triết lý không có niềm tin nơi
một Thượng Đế có thân vị tuy nhiên những nghi lễ dâng tế lễ vẫn có trong
sự thờ phượng. Việc dâng tế lễ thờ phượng Lão tử cho thấy việc tôn sùng
Lão tử như một thần linh.
47. Hoàng Đế Wu đã đưa ra thứ tự ưu tiên của các tôn giáo tại Trung Hoa
như thế nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
48. Vị Hoàng Đế nào đã hạ giá Phật giáo và đã làm điêù đó như thế nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Thảo luận về các lý do gây nên sự suy thoái trong Lão giáo hiện
nay .
Lão giáo hiỆn nay
Hume 148 - 149
Về tình trạng Lão giáo hiện nay, Hume nhận định rằng : “ Hoạt động thực tế
của Lão giáo rất khác với những lý thuyết cao siêu của người sáng lập...
Những tín đồ Lão giáo đã hầu như đánh mất tất cả tinh thần chống đối
những đảo lộn trật tự trong xã hội của người sáng lập và những giải pháp
đạo đức lý tưởng của ông”. Nhìn chung các học giả đều đồng ý với nhận xét
này của Hume. Soper viết rằng “ những tín đồ Lão giáo đã đem lại một số
ảnh hưởng trên Trung Hoa và giúp đem lại niềm tin vào sự bất diệt.... nhưng
đó không phải là điều mà Lão giáo ngày nay có được. Lão giáo ngày naỳ là
một khía cạnh tồi tệ nhất trong Tôn giáo Trung Hoa”.
Tuy nhiên Hume phần nào quy lỗi cho người sáng lập Lão giáo về tình trạng
Lão giáo hiện nay. Ông viết rằng “ Chính Đạo Đức Kinh đã đưa ra một số,
nền tảng cho những diễn biến sau nầy của Lão giáo.” Bởi vì Hume không
nói thêm nữa về điểm này nên các sinh viên nghiên cứu về tôn giáo thế giới
có thể suy nghĩ thêm về ý kiến này. Có lẽ sự thất bại của Lão tử trong việc
sống đúng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà ông đề ra đã dẫn đến sự thất
bại của Lão giáo sau này. Hãy chú ý đến sự tương phản giữa Lão tử và Chúa
Cứu Thế Jêsus là người đã minh chứng cho những lời dạy dỗ của mình bằng
những việc làm tốt đẹp và thực hiện đúng những lý tưởng đạo đức của mình
( xem Cong Cv 10:38).
49. Trong những câu sau đây câu nào mô tả đúng nhất sự suy thoái của Lão
giáo? Lão giáo đã suy thoái trở thành
a) Chủ thuyết đa thần
b) thờ lạy Ma quỉ
c) ma thuật, phù thủy
d) tà giáo
e) Tất cả những điều trên
50. Hãy viết định nghĩa của “ Bùa” và “ Ngải”.
a : ...........................................................................................................
...........................................................................................................................
....
b : ..........................................................................................................
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
51 Vai trò của các tu viện Lão giáo là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Lyall cho rằng Lão giáo ngày nay đã suy thoái trở thành mê tín dị đoan. Lão
giáo đã trở thành thờ lạy hình tượng, giả dối và mê tín dị đoan bởi vì Lão
giáo không thể nhắc con người lên cao hơn chính mình. Lão giáo đã không
có một Đấng Cứu Thế để giải cứu con người khỏi bản chất băng hoại của
mình.
Mục tiêu: So sánh giáo lý Phật giáo và Lão giáo về đời sau
Giáo lý cỦa Lão giáo vỀ đỜi sau
Hume 149 - 151
52. Hume cho rằng Phật giáo có ảnh hưởng trên Lão giáo về vấn đề đời sau
như thế nào?
Ghi chú : Nguyên thủy Phật giáo không có những giáo lý về Thiên Đàng hay
địa ngục. Những giáo lý nầy chỉ phát triển trong Phật giáo về sau này.
53. Mục đích của vô số các Thiên Đàng và địa ngục trong Lão giáo là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
54. Trong những câu dưới đây câu nào là đúng? Những tín đồ Lão giáo mô
tả hình phạt trong địa ngục
a) trong Kinh điển của họ
b) tại nhà của họ
c) tại đền miếu của họ
d) trên y phục của họ
55. Lão giáo có số tín đồ đông nhất thuộc thành phần nào?
a) giới thượng lưu
b) Đám đông quần chúng
c) Giới trung lưu
d) Không phải những tầng lớp trên
Những tín đồ Lão giáo “ hầu hết đều là người ít học” ( Adeney 130). Đám
đông dân chúng ít học này bị thu hút bởi Lão giáo bởi vì Lão giáo cung cấp
cho họ những hình thức như bùa ngải v.v. Lão giáo thể hiện quyền năng của
mình qua tà thuật và pháp thuật.
56. Trong những câu dưới đây câu nào không đúng?
Theo giáo sư Dubs, triết lý Lão giáo vẫn còn là một phần quan trọng trong
văn hóa Trung Hoa bởi vì
a) Những hứa hẹn của Lão giáo về đời sau
b) Việc đề cao chủ nghĩa huyền bí
c) Tinh thần theo chủ nghĩa tự nhiên
d) tính chất đơn giản
Mục tiêu: Lượng định giá trị của Lão giáo .
Đánh giá Lão giáo
Hume 151
57. Trong những điều dưới đây điều nào không thể hiện ưu điểm của Lão
giáo?
a) Sự nhấn mạnh của Lão giáo về Thiên đạo
b) Đời sống gương mẫu của người sáng lập
c) Sự dạy dỗ của người sáng lập về việc lấy thiện báo ác
d) Lý tưởng về người “ quân tử”
Trong số những tín đồ Lão giáo ai là người đã thực hành “ Thiên đạo” và đạt
được mục đích của thiên đạo? Hãy lưu ý tình trạng khác thường của Lão
giáo khi thấy rằng không có một tín đồ Lão giáo nào - ngay cả người sáng
lập - đã thực hiện thành công giáo lý tốt đẹp của Lão giáo để trở nên một
người quân tử. Ngược lại, Chúa Cứu Thế Jêsus không những đã dạy dỗ về
đạo. nhưng Ngài cũng chính là “ đường đi” (GiGa 14:6). Chúa Jêsus kêu gọi
mọi người đặt nơi Ngài căn cứ vào những điều Ngài đã làm cũng như những
điều Ngài giảng dạy.
58. Trong những điều dưới đây điều nào không thể hiện một khuyết điểm
của Lão giáo?
a) Người sáng lập đã nêu gương xa rời thế tục
b) Lão giáo không có một đấng tối cao có thân vị
c) Lão giáo không nhận ra những điều ác trong thế giới
d) Lão giáo nhấn mạnh đến sự sáng tạo và nỗ lực cá nhân
e) Lão giáo theo chủ thuyết đa thần, ma thuật và thờ lạy ma quỉ.
Lão giáo không nhận ra rằng ngay khi con người có những lý tưởng tốt đẹp
thì họ vẫn thiếu quyền năng để đạt được những lý tưởng đó. Nhân loại cần
một Đấng Cứu Thế có quyền năng cứu vớt họ. Quan niệm về một Tạo hóa
không có thân vị của Lão giáo không thể nào đưa đến một khải thị về
Thượng Đế yêu thương và có quyền năng cứu rỗi. Theo Lão giáo, sự cứu rỗi
đến từ chính con người. Những câu hỏi mà người tín đồ Lão giáo cần phải
đặt ra là : Con người có thể tự cứu mình không? Có thể nào một con người
hư mất lại đạt được sự cứu rỗi cho mình? Có một Đấng Thượng đế đủ quyền
phép để cứu rỗi con người không? Thượng Đế đã có từng bày tỏ chính Ngài
cho con người không?
Lão giáo tuyên bố rằng hy vọng tốt đẹp nhất của con người là sự giải thoát
khi người đó sống một cách tiêu cực. Theo quan điểm này thì mục đích của
sự hiện hữu của con người là gì? Quan điểm về một cuộc sống tiêu cực của
Lão giáo dường như phủ nhận sự hiện hữu của con người trong khi lại tuyên
bố rằng con người có thể tự cứu lấy mình. Tuy nhiên, với quan niệm sống
yếm thế của Lão giáo con người sẽ đánh mất - chứ không cứu chính mình.
Nhưng nếu có một Thượng đế có quyền năng cứu vớt của con người thì tại
sao con người lại phải bị hư mất?
Dự án : Thực hiện dự án đã nói đến trong phần các sinh hoạt học tập.
Thần Đạo
Mục đích : mục đích của bài học này trước tiên là vạch ra chủ nghĩa nghĩa
yêu nước cực đoan thần đạo ở Nhật bản đã sản sinh ra tham vọng muốn trở
thành một tôn giáo toàn cầu và là nền văn hóa chung cho cả nhân loại. Bài
học cũng giải thích lý do tại sao thần đạo không thể thực hiện tham vọng của
mình bởi vì thần đạo không nói đến hy vọng cho con người sau khi qua đời.
Mong rằng bài học này giúp bạn dự phần vào việc đưa dắt những người theo
thần đạo trở về với Chúa Cứu Thế Jêsus, Đấng có thể ban sự đắc thắng thuộc
linh vĩnh cửu cho họ.
Dàn bài : Giới thiệu Thần đạo
Kinh điển của thần đạo
quan niệm về thần linh của thần đạo
cách thờ phượng đền thờ và việc dâng tế lễ trong thần đạo.
Sự cầu nguyện, các nghi lễ và các lễ hội của thần đạo.
Sự thanh khiết trong thần đạo
Nền luân lý của thần đạo
Lịch sử của thần đạo
Đánh giá thần đạo
Các mục tiêu của bài học : Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ :
- Xác định vị trí thần đạo giữa các tôn giáo trên thế giới và thảo luận sự khác
biệt giữa thần đạo nhà nước và các giáo phái thần đạo
- nêu lên bản chất chung, mục tiêu chính, sứ điệp chủ yếu và hình thức văn
chương của Kinh điển thần đạo.
- Liên hệ quan điểm về thần linh của thần đạo với con người và thiên nhiên
- Mô tả sự thờ phượng các hoàng đế của Nhật bản và giải thích sự thờ
phượng đó đã chấm dứt thế nào.
- Mô tả hình thức thờ phượng và bản chất của việc dâng tế lễ ở đền thờ thần
đạo.
- So sánh cách cầu nguyện của các tín đồ thần đạo với cách cầu nguyện
trong Cơ đốc giáo.
- Giải thích mối liên hệ giữa những sinh hoạt nông nghiệp với những nghi lễ
của thần đạo.
- Xác định hình thức tinh khiết đặc biệt mà thần đạo đã nhấn mạnh.
- Nêu lên những mạnh lịnh quan trọng của luân lý thần đạo.
- Vạch ra những khuynh hướng chính những sự kiện và con người trong lịch
sử thần đạo.
- Đánh giá thần đạo căn cứ vào tính chất thích hợp của nhân loại.
- Các sinh hoạt học tập :
1. Nghiên cứu dài bàn, mục đích và các mục tiêu của bài học.
2. Đọc những từ ngữ quan trọng, tra nghĩa những từ mà bạn chưa biết.
3. Đọc trang 152 - 176 trong sách giáo khoa.
4. Nghiên cứu phần triển khai bài học, làm tất cả các bài tập. Sau khi trả lời
các câu hỏi hãy so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp chúng ta đưa
ra.
5. Dự án : Khi kết thúc bài học này bạn hãy nghiên cứu bức hình của đền thờ
Ysê, sau đó hãy viết một đoạn ngắn mô tả về đền thờ này nói lên cảm nghĩ.
Triển khai bài học
Vị trí của thần đạo giữa các tôn giáo trên thế giới.
Hume 152 - 154
Mục tiêu : Xác định vị trí của thần đạo giữa các tôn giáo và thảo luận về sự
khác biệt giữa thần đạo nhà nước và các giáo phái thần đạo.
Sau khi đã nghiên cứu các tôn giáo ở An độ và Trung Hoa, đến đây chúng ta
sẽ nghiên cứu tôn giáo của Nhật bản. Thần đạo là quốc giáo của Nhật bản.
Thần đạo có nghĩa là “ Sự dạy dỗ của các thần”
Tôn giáo truyền thống của Nhật bản được gọi là “ Thần đạo” ( Shinto) vào
thế kỷ thứ sáu sau Chúa Giáng Sinh để phân biệt với Phật giáo là tôn giáo
được du nhập vào Nhật bản từ bên ngoài.
Thần đạo không có người sáng lập không có kinh nghiệm và không có các
giáo lý. Nhưng chính những nguyên tắc đạo đức của dân tộc Nhật bản trải
qua các thế hệ đã được xác định như là tôn giáo truyền thống của nước Nhật.

Căn cứ vào lịch sử của thần đạo, tôn giáo nầy khởi đầu từ bao giờ được xếp
hạng như thế nào trong các tôn giáo về thời gian xuất hiện?
2. Theo nhận định của Hume, câu nào dưới đây giải thích đúng nhất cách
thức thần đạo đã đóng góp vào sự ổn định của quốc gia Nhật bản? Thần đạo
đã đóng góp vào sự ổn định của nhật bản nhờ
a) tuyên bố rằng Nhật bản là tạo vật đầu tiên Thượng đế dựng nên
b) tuyên bố rằng vị Hoàng đế đầu tiên ( Mikado) là dòng dõi thực sự của nữ
thần mặt trời.
c) Hiến pháp nhật bản tái xác nhận niềm tin của thần đạo.
d) Kinh điển của Thần đạo nói đến hy vọng về sự thịnh vượng và sự tồn tại
lâu dài của triều đại các Hoàng đế Nhật bản.
e) Tất cả những điều trên.
Ghi chú : Một điều quan trọng có thể nhận thấy là tôn giáo đã đóng góp
nhiều nhất vào sự vững vàng của nhiều quốc gia.
3. Câu nào dưới đây là đúng? Thái độ của thần đạo đối với các tôn giáo khác
a) dung chịu tới mức tộ cùng tồn tại
b) dung chịu tới mức độ cùng tồn tại
c) thiết phục theo thần đạo nhưng không đàn áp
d) đàn áp nhưng không thuyết phục theo thần đạo.
4. Theo lịch sử của thần đạo thì hai tôn giáo nào đã cùng tồn tại với Thần
đạo trong nhiều thế kỷ?
5. Điều gì đã dẫn đến việc đạo Phật chính thức được Hoàng đế Nhật bản cho
du nhập vào nước Nhật?
Trong đoạn cuối của chương này Hume đề cập đến một sắc thái đặc biệt của
thần đạo vào thế kỷ XIX: Sự phân rẽ giữa thần đạo nhà nước và các giáo
phái thần đạo. “ Mười ba giáo phái thần đạo được chính thức công nhận và
xếp loại khác với thần đạo nhà nước được chính phủ cổ võ như là người bảo
vệ, canh giữ sự ổn định của dân tộc, duy trì những truyền thống tổ tiên là
nền tảng của Đấng nước vốn được mọi người dân Nhật bản tôn kính và vâng
phục” ( Ossner trang 210).
6. Tại sao Nhật bản đã phân biệt giữa các giáo phái thần đạo và thần đạo nhà
nước bằng cách tuyên bố rằng thần đạo nhà nước là nghi lễ biểu thị lòng yêu
nước hơn là một tôn giáo?
Các tôn giáo khác tranh luận rất nhiều về luận tuyên bố của chính phủ nhận
bản rằng thần đạo nhà nước không phải là một tôn giáo chỉ là nghi lễ biểu thị
tinh thần yêu nước bởi vì “ Tất cả những điều có liên quan đến đền thờ đều
rõ ràng có tính chất tôn giáo” ( Hume 153). Điều đó có nghĩa là các nghi lễ
ấn định bởi nhà nước vẫn tiếp tục mang màu sắc tôn giáo cả sau khi đã xuất
hiện các giáo phái thần đạo. Việc bãi bỏ thần đạo với tư cách là một quốc
giáo là kết quả của việc thiết lập nền dân chủ tại Nhật bản vào cuối thế chiến
thứ hai.
Mục tiêu: Thảo luận về tính chất tổng quát, mục đích chính, đề tài chủ yếu
và hình thức văn chương của kinh điển thần đạo .
Các Kinh điển của thần đạo
Hume 154 - 156
7. Nêu tên hai sách kinh chính của thần đạo và giải thích ý nghĩa của hai tên
sách này.
Hãy lưu ý rằng thời điểm biên soạn những tác phẩm thuộc kinh điển của
thần đạo : sách Kojiki năm 712 SC và sách Nihongi năm 720 SC là một thời
điểm rất buồn trong lịch sử của các tôn giáo. Nói về thời điểm xuất hiện thì
thần đạo xếp hàng thứ ba trong số các tôn giáo kỳ cựu nhất trên thế giới. Tuy
nhiên những tác phẩm chỉ được viết ra hơn 1300 năm sau biến cố khởi đầu
của nhân loại như được ghi chép trong các sách này.
8. Sự kiện đầu tiên được ký thuật trong các sách kinh điển của thần đạo là sự
kiện gì và thuộc vào thời điểm này?
9. Vị Mikago ( Hoàng đế Nhật bản) đẩu tiên là ai?
10. Trả lời những câu hỏi sau đây về tác giả của sách Kojiki
a. Cho biết chức tước của ông trong triều đình
b. Mô tả công việc viết sách Kojiki.
Lưu ý rằng tác giả của sách Kojiki cũng là tác giả của sách Nihongi và rằng
những quyển sách này đã được “ soạn thảo với cùng một mục đích như
nhau”. Tác giả Pape cho rằng những tác phẩm này được soạn thảo để xác
định tính chất hợp pháp của hoàng tộc và để duy trì vị trí xã hội của những
công hầu trong triều đình” ( Pape trang 103).
So sánh hai tác phẩm này, Hume nhận thấy rằng sách Nihongi là một tuyển
tập rộng rãi hơn quyển sách trước đó là Kojiki và Soper nhận xét rằng quyển
sách này “ cho thấy ảnh hưởng của Trung Hoa nhiều hơn quyển sách trưóc.
11. Các tác giả dịch sách Kojiki sang tiếng Anh đã có ý nói về sắt thái đặc
biệt của sách nầy
12. Nêu tên sách quan trọng thứ ba trong thần đạo và giải thích ý nghĩa của
tên sách nầy.
13. Sách thứ ba trong kinh điển của thần đo ghi chép những điều gì?
Tác phẩm kinh điển quan trọng thứ tư của thần đạo là sách Manyo Shyu có
nghĩa là “ tuyển tập của một ngàn lá cây”
14. Mô tả hình thức văn chương và tầm cỡ của sách Manyo Shyu.
15. Trong những câu dưới đây về nội dung của các kinh điển thần đạo,
những câu nào là đúng?
a. Những sách nầy chứa đựng truyền thuyết, lịch sử và thi ca tập trung vào
nguồn gốc thần linh của nước Nhật.
b. Các sách nầy chứa đựng lịch sử chung về nguồn gốc của nhân loại
c. Các tác phẩm nầy gồm những bài thơ trình bày niềm sảng khoái về sức
mạnh của thiên nhiên
d. Những tác phẩm nầy gồm có những tranh luận về các lý tưởng đạo đức.
e. Những sách nầy trình bày chương trình cứu rỗi cho cả nhân loại.
Mục tiêu: Liên hệ quan niệm về Thượng đế của thần đạo với con người và
thiên nhiên .
Quan niệm của thần đạo về thượng Đế
Hume 156-159
Tôn giáo thần đạo không tuyên bố rằng, nhận được những tri thức về
Thượng Đế qua sự khải thị đặc biệt như trong Cơ Đốc Giáo. Về nguồn gốc
thần đạo “ Chủ yếu là một tôn giáo thờ phượng thiên nhiên” ( Hume158) “
Những hiện tượng lạ lùng trong thiên nhiên và những vật ( Có sự sống hoặc
không có sự sống) được cho là có quyền năng phi thường bất chấp chúng có
thực sự có quyền năng đó hay không” ( Offner 195). Đây chính là quan niệm
về Thượng Đế theo thuyết vạn vậy hữu linh.
16. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến từ ngữ thường dùng để chỉ
về thần linh trong tiếng Nhật bản.
a. Tên ngữ đó là gì.
b. Sau từ ngữ nầy khó dịch ra các ngôn ngữ khác.
17. Những từ ngữ nào dưới đây có liên quan đến từ ngữ chính của từ ngữ
Kami
a. Sự thanh sạch, tinh khiết.
b. Có thân vị.
c. Không biến đổi
d. Siêu việt.
e. Huyền bí, mầu nhiệm
18. Trong những câu dưới đây cầu nào không đúng?
Theo ý kiến của Motoori, nhà thần học của tôn giáo thần đạo thì từ ngữ
Kami có thể dùng để nói về.
a) Chim muôn, thú vật và câu cỏ đáng kính sợ.
b) Chỉ những điều rõ ràng là cao trọng.
c) Hữu thể độc ác.
d) Các vị Micađô.
e) Loại cáo và loài cợp.
Chú ý: Sự khác biệt rất lớn giữa con số các vị thần được nhắc đến trong sách
Nihongi và con số trong sách Kojiki nói đến tám trăm vạn trong khi sách
Nihongi chỉ nói đến tám mươi mà thôi.
19. Hume mô tả thế nào về đẳng cấp và nhiệm vụ của nam thần Izanagi và
nữ thần Izanami?
20. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất các thần linh theo kinh điển thần đạo?
Các thần linh trong thần đạo
a. Được sinh ra.
b. Sinh sản con cái
c. Bị bệnh tật
d. Chết.
e. Không hề chết.
f. Tất cả những điều kể trên.
g. a,b,c, và d là đúng.
21. Bản chất của thần Susanowo được mô tả như thế nào ?
Một số thần linh trong thần đạo thuộc về các loài động vật thấp kém hơn địa
vị của con người . Các vị Hoàng Đế được cho rằng có quyền năng và thẩm
quyền hơn các thần linh trong thần đạo. Người dân Nhật bản nghĩ rằng quốc
gia của không cần tôn kính các vị thần và
Do Thái Giáo
Mục đích
Mục đích chung của bài học nầy là khảo sát các ưu điểm của đạo Do thái
làm cho tôn giáo nầy vượt trên các tôn giáo khác trên thế giới ngoại trừ Cơ
đốc giáo ra về chiều sâu thuộc linh, đồng thời khảo sát các nhược điểm của
Do thái giáo khiến tôn giáo nầy rơi vào các giáo thuyết cầu kỳ, phủ nhận sự
khải tượng thiêng liêng sâu sa hơn của Cơ Đốc Giáo và từ bỏ sứ mệnh
truyền giáo của mình. Chúng tôi hy vọng bài học nầy sẽ giúp các bạn đề
phòng khunh hướng bội đạo cũng như làm tăng thêm trong bạn lòng khao
khát và khả năng giúp đỡ những người Do thái nếm biết sự cứu rỗi trong
Đấng Christ.
Dàn bài
Giới thiệu đạo Do thái.
Kinh Thánh của Do thái giáo.
Lịch sử nguyên thủy của Do thái giáo.
Ápraham
Môise.
Quá trình định cư của người Do thái tại Palestin.
Nguồn gốc văn chương tôn giáo của người Do thái.
Các tiên tri Do thái thời đại tiền lưu đày và thời đại lưu đày.
Do thái giáo thời đại luật pháp và Khải thị.
Các khái niệm thần học chính trong Do thái giáo.
Do thái giáo thời kỳ tản lạc.
Phong trào Si ôn.
Giá trị của Do thái giáo
Sự truyền giáo của người Do thái.
Mục tiêu
Khi học xong bài này, bạn sẽ có khả năng.
Tìm ra các đặc điểm của Do thái giáo trong các tôn giáo sau này trên thế giới
Mô tả các đặc tính độc đáo của Kinh Thánh Do thái, nhất là đặc tính đồng
nhất giữa nhiều điều khác nhau.
Kể lại lịch sử ban đầu của Do thái giáo, nhắc lại các biến cố trọng đại và các
nhân vật chính.
Vạch ra các giai đoạn thành công trong cuộc định cư và đời sống của
Ysơraên tại xứ Palestin. Liên kết các giai đoạn này với sự thay đổi thái độ
đối với tôn giáo riêng của họ.
Thảo luận về sự phát triển văn chương tôn giáo của người Do thái thời sơ
khai.
Thảo luận về chức năng và ảnh hưởng của các tiên tri Do thái thi hành chức
vụ tiên tri trước và trong thời kỳ lưu đày.
Mô tả sự xuất hiện của Do thái giáo, luật pháp và giải thích về Do thái giáo
thời đại khải thị.
Phân biệt các khái niệm thần học chính của Do thái giáo.
Mô tả sự thờ phượng của người Do thái trong thời kỳ tản lạc, giải thích sách
“Tamút” và nhận diện các nhóm trong Do thái giáo hiện đại.
Vạch ra các giai đoạn hồi hương của dân Do thái và giải thích lý do chính
thiết lập nước Ysơraên.
Đưa ra các nhận xét đúng đắn về các ưu điểm và nhược điểm của Do thái
giáo, đúng đắn
Các sinh hoạt học tập
1. Đọc dàn bài, mục đích và mục tiêu để có cái nhìn tổng quát về bài học.
2. Xem phần từ ngữ quan trọng để hiểu nghĩa các từ mới.
3. Đọc từ trang 177- 198 trong sách giáo khoa.
4. Đọc kỹ các câu hỏi thảo luận trong phần triển khai bài học, sau khi trả lời
xong, bạn hãy xem phần giải đáp.
5. Dự án : Sau khi học xong bài học nầy, bạn hãy viết một bài tiểu luận về đề
tài “ Đem sứ điệp Cơ đốc nhân đến với người Do thái”
Các từ ngữ quan trọng
Đi qua.
Phôi thai.
Thế hệ con cháu.
Tăng thêm
Đo lường
Cuộc tản lạc.
Khu ở của những người cùng nòi giống, chủng tộc sinh sống.
Thuộc địa
Cuộc khảo sát.
Đúng nguyên văn.

Triển khai bài học .


Mục tiêu: Tìm ra các đặc điểm của Do thái giáo trong các tôn giáo Sau này
trên thế giới .
GIỚI THIỆU DO THÁI GIÁO
Hume 177-178
Do thái giáo là tôn giáo của người Do thái. Truyền thống tôn giáo của họ bắt
người thứ nhất rồi truyền lại cho các thế hệ con cháu. Ông Hume đề cập đến
nhiều đặc điểm của Do thái giáo (chúng ta sẽ xem xét một số đặc điểm dưới
đây) được các tôn giáo khác sau nầy lập lại. theo ông Smith thì ảnh hưởng
thật của Do thái giáo đối với văn hóa Tây phương “tuỳ thuộc về mức độ nền
văn minh Tây phương hấp thụ khải tượng của Do thái giáo về các vấn đề sâu
sắc nhất của cuộc sống” ( 254)
1. Theo ông Hume thì từ “ Do thái giáo” được dùng ở câu nào trong Tân ước
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
2. Do Thái giáo là một trong 9 tôn giáo cổ xưa nhất do một giáo chủ sáng
lập, xin kể ra 8 tôn giáo kia ( nếu cần, xin tham khảo biểu đồ trang 14)
3. Xin kể ra hai tôn giáo hấp thụ thuyết Độc thần từ Do thái giáo
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
Thuyết Độc thần là tín ngưỡng chỉ tin vào một Đức Chúa Trời tối cao là
Đấng tạo hóa toàn năng và cai trị muôn vật.
4. Ông Heme xem điều gì là “tia hy vọng bừng sáng của Do thái giáo”?
5. Xin giải thích hai tình huống độc đáo trái ngược nhau đã làm cho tôn giáo
này được nổi bật và duy trì được các đặc điểm tính chủng tộc của nó.
6. Trong các câu dưới đây, câu nào là đúng? Về công tác truyền giáo trong
thế giới hiện nay, Do thái giáo.
a)Tích cực như Cơ đốc giáo và hồi giáo.
b) Tích cực hơn Cơ đốc giáo nhưng không tích cực bằng Hồi giáo.
c) Không tích cực bằng Cơ đốc giáo nhưng tích cực hơn Hồi giáo.
d) Không tích cực bằng Cơ đốc giáo hoặc Hồi giáo.
Hume cho rằng “ thuyết độc thần là đặc điểm đặc sắc nhất của Do thái giáo”
( 178). Thuyết độc thần là tín ngưỡng chỉ tin vào một Đức Chúa Trời tối cao,
vừa là Đấng tạo hóa toàn năng vừa là Đấng cai trị muôn vật, đồng thời là
Đấng công nghĩa và yêu thương. Bright viết:
“ Trước mặt chúng ta, Đức Chúa Trời của Ysơraên là một Đức Chúa Trời
không thấy được, là tạo hóa muôn vật. là chủ tể cõi thiên nhiên và lịch sử.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Ysơraên không chỉ tin có một Đức Chúa Trời
như thế: Họ còn tin rằng trong lịch sử Đức Chúa Trời nầy đã tuyển chọn họ.
lập giao ước với họ và làm cho họ thành dân của Ngài. ( Bright, 1953, trang
26-27)
Đến đây các bạn để ý thấy dân Do thái tin rằng Đức Chúa Trời đã bước vào
lịch sử và điều khiển vận mệnh thế giới. Đức Chúa Trời không yên lặng như
Bà la môn, nhưng Ngài là Đấng hành động phù hợp với kế hoạch vĩnh cữu
của Ngài. Lịch sử thật quan trọng vì Đức Chúa Trời hành động trong lịch sử.
Vì lý do nầy, người Do thái ghi chép lịch sử và bảo vệ lịch sử tốt đẹp.
Mục tiêu mô tả các đặc điểm độc đáo của Kinh Thánh Do thái, nhất là đặc
tính đồng nhất giữa nhiều điều khác nhau .
KINH THÁNH VÀ DO THÁI GIÁO
Hume.
Kinh Thánh Do thái chia làm 3 phần. Luật pháp, tiên tri và các văn phẩm.
Các văn phẩm còn gọi là HAGIOGRAPHA,nghĩa là “thánh văn”. Ba phần
nầy là một tuyển tập gồm 24 tài liệu. Chung lại thành một phần Kinh Thánh
gọi là Cựu ước.
7. Hầu hết Cựu ước được viết bằng ngôn ngữ nào?
8. Xin liệt kê các phần Kinh Thánh của người Do thái nguyên thủy được viết
bằng tiếng A ram.
9. Thời gian hoạt động văn học tiêu biểu là Kinh Thánh Do thái kéo dài bao
lâu?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
GHI CHÚ: Trong khi kinh Côran, kinh điển của Hồi giáo là sản phẩm của
một tác giả, ghi chép khải tượng của một cá nhân, thì Cựu ước do nhiều tác
giả sống trọng nhiều vùng địa dư, qua nhiều thế kỷ ghi chép lại. Từ những
kẻ chăn chiên cho đến các vua đều là tác giả và thời đại của các tác giả thì
tính đồng nhất về thần học và mục đích của Kinh Thánh quả là một phép lạ.
10. Xin trả lời các câu hỏi về kinh Tôra.
a. Kinh Tôra là phần nào của Cựu ước?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
b. Theo ông Hume thì người Do thái coi kinh Tôra như thế nào?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
ÔngLeuner nói: “ trong số người Do thái bảo thủ, kinh Côra được coi như là
cuốn sách linh hướng cách trọn vẹn và tuyệt đối đến nỗi từng chữ từng câu
đều mang dấu vết nguồn gốc thiên thượng (Leuner 1975 trang 64)
Mục tiêu: Tường thuật lịch sử ban đầu của Do thái giáo nêu lên những biến
cố và nhân vật quan trọng
LỊCH SỬ BAN ĐẦU CỦA DO THÁI GIÁO.
Hume 179- 181
Như phần giới thiệu về thời kỳ ban đầu của Do thái giáo, ông Hume mô tả
sinh hoạt tôn giáo nguyên thủy của dân du mục Semite và từ sinh hoạt tôn
giáo của dân nầy phát sinh ra Do thái giáo. Ông miêu tả một tôn giáo của họ
là sự thờ lạy cõi thiên nhiên theo thuyết vạn vật hữu linh và mang tính chất
bộ tộc. Thần thánh chiến đấu bảo vệ cho bộ tộc của họ, và quan tâm mang
lại ích lợi vật chất cho họ.
Sinh hoạt tôn giáo này không có tầm nhìn toàn cầu, các ý niệm về Đức Chúa
Trời và sự cứu rỗi quá nông cạn. Có thể tôn giáo đời tổ phụ Ápraham thuộc
loại nầy. Tuy nhiên Đức Chúa Trời được khải thị trong 11 chương đầu của
sách Sáng Thế Ký không phải là một cõi thiên nhiên linh thiêng. Ngài là
Đức Chúa Trời công bình và nhân từ ( SaSt 6:8) Ngài ghét tội lỗi nhưng
Ngài muốn cứu và thánh hóa loài người ( 6:1-22). Theo quan niệm thời kỳ
tiền Ápraham thì Đức Chúa Trời được coi là Đấng giữ giao ước ( 9:1-29)
Áp -ra -ham
(Hume 179-180)
11. Ai được xem là tổ phụ của người Hêbơrơ?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
Yêu cầu: đọc chuyện tích của Ápraham trong Sáng thế ký SaSt 11:27-25:10.
12. Bạn cho phẩm cách nổi bật, cao cả nhất của Ápraham là gì?
13. Người Do thái và các Cơ đốc nhân gọi mối liên hệ của Ápraham đối với
con người là gì?
Dân Do thái coi Áp raham là trưởng tộc của họ, còn các Cơ đốc nhân coi
Ápraham là người cha thuộc linh của họ. Ông nêu tấm gương về đời sống
đức tin. Ông cũng được gọi là “ bạn hữu của Đức Chúa Trời” vì ông nghe
lời Đức Chúa Trời.
Xin lưu ý sự khác biệt giữa quan điểm của những người theo chủ nghĩa cấp
tiến và những người bảo thủ về quan niệm của Ápraham về Đức Chúa Trời.
Phạm vi bài học nầy không nhằm nghiên cứu vấn đề nầy cách sâu xa. Chúng
ta chỉ cần giữ vững quan điểm bảo thủ vì quan niệm này đúng như Kinh
Thánh nói với chúng ta.
14. Vì sao ông Hume không coi Ápraham là người sáng lập ra Do thái giáo?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
Trong phần tường thuật về đời sống Ápraham mà các bạn đã đọc (Sáng 11:
27- 25: 10). Chúng ta có thể nhận thấy thái độ và việc làm của Ápraham đã
thể hệ được đức tin của ông.
1) Ông vâng lời Đức Chúa Trời kêu gọi đi đến Canaan và lìa bỏ thành
Charan (12:1-4)
2) Ông tin cậy lời Đức Chúa Trời hứa ban cho ông vô vàn con cháu dù vợ
ông son sẻ ( 11:30; 15:1-6)
3) Ông tỏ lòng trung thành với Đức Chúa Trời bằng cách vâng lời Đức Chúa
Trời dâng con trai mình ( chương 22)
Ghi chú : Tân ước cũng nói về Ápraham. Xin đọc đoạn Kinh Thánh nói về
ông trong sách HeDt 11:8-12 và sách Cong Cv 7:2-8.
Môi se
(Hume 180 - 181)
Y sác là con trai của Ápraham và Gia cốp là con trai của Ysác. Giacốp có 12
con trai được gọi là tộc trưởng vì nạn đói kém nên 12 tộc trưởng đi sang Ai
cập và định cư tại đó. Khi họ thêm nhiều lên trong xứ Ai cập, họ bị Pharaôn
đối xử như người ngoại quốc và bị ngược đãi khủng khiếp. Đức Chúa Trời
dấy Môise lên làm nhà lãnh đạo và tổ chức cuộc giải phóng Ysơraên ra khỏi
Ai cập đã đánh dấu bước khởi đầu Ysơraên hình thành một dân tôc của Đức
Chúa Trời. Bright viết: “ Có thể xem cuộc giải phóng khỏi Aicập là hành
động ân điển của Đức Chúa Trời. Các dấu kỳ, phép lạ thực hiện trong xứ Ai
cập, ngọn gió thổi bạt dòng nước biển cùng sự giải cứu khỏi đạo quân ai cập.
Tất cả đều nói lên ân điển của Đức Chúa Trời ( 28)
Duới đây là một số yếu tố chính góp phần vào việc khiến Môise trở thành
nhà lãnh tụ tôn giáo.
1. Ông được nuôi dưỡng trong cung vua Ai cập.
2. Ông yêu mến đồng bào mình.
3. Ông tôn kính niềm tin của các tổ phụ.
4. Ông vâng theo lời Đức Giê Hô Va kêu gọi giải cứu dân sự khỏi cảnh áp
bức.
15. Ý nghĩa của danh xưng “Đức Giê Hô Va” khải thị trong XuXh 3:14 là
gì?
Phải nhớ rằng các khải thị ban cho các tổ phụ và giao ước họ lập với Đức
Giê Hô Va là nền tảng đức tin của người Do thái. Cuộc giải phóng Ysơraên
ra khỏi Ai cập là bằng cớ chứng tỏ Đức Giê Hô Va là Đấng thành tín.
16.. Kể ra 10 điều răn Đức Chúa Trời ban cho Môi se ( 20:1-17)
GHI CHÚ: 4 điều răn đầu tiên có liên quan đến mối liên hệ giữa con người
với Đức Chúa Trời. 6 điều răn kia liên quan đến mối liên hệ giữa con người
với nhau. Chúa Jêsus tóm tắt 10 điều thành 2 điều, có thể gọi là điều răn bao
hàm tất cả : “ Yêu Chúa. . . . . . hết lòng .. . . . . và yêu kẻ lân cận như chính
mình” (Mat Mt 22:27-29)
17. Mười điều răn phản ánh điều gì về bản chất của Đức Chúa Trời?
18. Bạn hãy định nghĩa về sự công nghĩa trong thời đại của chúng ta cũng
như trong các thời đại khác.
Mục tiêu: Nêu lên nhũng giai đoạn nối tiếp trong quá trình định cư người Do
thái định cư tại xứ Phaletin và liên hệ những giai đoạn nầy với sự thay đổi
thái độ của dân Ysơraên đối với tôn giáo của họ
CUỘC ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI HÊBƠRƠ TRONG XỨ PALESTIN
Hume 151- 182.
Môi se chết trước khi người Hêbơrơ đánh chiếm xứ Canaan và định cư tại
đó. Chính Giôsuê dắt dân Ysơraên vào Canaan.
19. Theo sách Phục truyền 20: 16-18, tại sao Đức Chúa Trời ra lệnh dân
Ysơraên tiêu diệt dân Canaan?
20. Căn cứ vào những gì ông Hume nói về đề tài này, bạn hãy so sánh tôn
giáo của Ysơraên với tôn giáo của dân Canaan.
21. Điều gì làm cho tôn giáo của Ysơraên suy thoái?
Giữa thời điểm dân Ysơraên bước vào xứ Canaan và thời đại của Êli, chúng
ta thấy một chuỗi biến cố thăng trầm của tôn giáo và dân tộc Hêbơrơ được
ông Hume chia thành 4 giai đoạn. Chúng ta minh họa 4 gian đoạn nầy như
sau
- Vâng phục Đức Chúa Trời tiêu diệt dân Canaan: Do thái giáo vững mạnh
- Không vâng phục Đức Chúa Trời khi tiếp nhận các thói tục của tôn giáo
Canaan: Do thái giáo suy yếu
- Dân tộc phát triển dưới thời Samuên và ba vị vua đầu tiên: Do thái giáo
vững mạnh
- Dân tộc bị chia làm hai quốc gia thù định: Do thái giáo suy yếu
22. Êli là ai?
Mục tiêu: Thảo luận về sự phát triển văn chương tôn giáo đời xưa của người
Do thái .
NGUỒN GỐC VĂN CHƯƠNG CỦA DO THÁI GIÁO
Hume 182 -183
Về nguồn gốc văn chương tôn giáo của người Do thái, ông Hume cho rằng
Ngũ kinh (5 sách của Cựu ước) được biên soạn vào thế kỷ thứ 8 trước công
nguyên. Ông thắc mắc về tác giả của 5 cuốc sách nầy. Phạm vi bài học nầy
không cốt nghiên cứu chi tiết các ý kiến phê bình. Tuy nhiên điều quan trọng
là chúng ta cần biết rằng người Do thái và cả Chúa của chúng ta cho rằng
Môi se là tác giả của bộ luật được ban cho ông trong Kinh Thánh ( xem
GiGa 9:28 và Mat Mt 23:2) Sự việc một người biên tập sau nầy tường thuật
thêm về cái chết của Môise cũng không làm cho người ta nghi ngờ về Môise
là tác giả của Ngũ kinh. Lịch sử nguyên thủy về con người và câu chuyện
sáng tạo thế giới có thể được truyền cho Môi se bằng cách truyền khẩu.
23. Dựa vào ý kiến của ông Hume trong phần nầy, xin bạn giải thích ngắn
gọn vì sao người Hêbơrơ rất cẩn thận khi viết lịch sử về dân tộc của họ và tỏ
lòng ngưỡng mộ đặc biệt đối với công trình biên soạn đó.
Dĩ nhiên lịch sử của người Hêbơrơ có liên quan phần nào đến chủ đề của
Kinh Thánh Cựu ước. Ông Leuner nói về lòng tôn trọng của người Hêbơrơ
đối với Kinh Thánh như sau:
Vấn đề thẩm quyền của Kinh Thánh chưa bao giờ bị chất vấn trong Do thái
giáo. Việc quan tâm lưu truyền Kinh Thánh từ đời nầy qua đời kia, lòng tôn
kính và tinh thần dũng cảm bảo vệ Kinh Thánh, tất cả đều là đặc tính độc
nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại ( 1975 trang 64)
Mục tiêu: Thảo luận về vai trò và ảnh hưởng của các tiên tri Do thái thi hành
chức vụ tiên tri trước và trong thời kỳ lưu đày .
CÁC TIÊN TRI DO THÁI THỜI KỲ TIỀN LƯU ĐẦY VÀ THỜI KỲ LƯU
ĐÀY
Hume 183-186
24. Sự nhấn mạnh mà chúng ta thấy trong chức vụ của 4 vị tiên tri Do thái
đầu tiên trước thời kỳ lưu đầy là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
25. Xin đọc lời tham khảo của ông Hume về sách Amốt, rồi kể ra các điểm
nhấn mạnh trong lời giảng dạy của tiên tri Amốt.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
26. Theo ông Hume, thì bản tính và thái độ của Đức Chúa Trời đối với nhân
loại lần đầu tiên được công bố trong sứ điệp của Ôsê có đặc điểm gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Theo tiên tri Êsai thì Đức Giê Hô Va không quan tâm đến vấn đề di truyền
hoặc các sinh tế. Nhưng Ngài quan tâm đến việc cứu chuộc tội nhân.
27. Trong các câu dưới đây, câu nào nói đúng về tương lai Ysơraên tiên tri
Êsai tiên đoán rằng:
a) Không có vinh quang cũng không có hình phạt.
b) Có vinh quang và không có hình phạt.
c) Vừa vinh quang vừa bị phạt.
d) Bị hình phạt và không có vinh quang.
28. Theo MiMk 6:8 thì việc làm công bình của con người là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
29. Lời nói nào của Habacúc ảnh hưởng trên Phaolô, Augustin và Luther?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Sứ điệp đặc biệt của Giêrêmi phán với dân Do thái ấy là tôn giáo: là vấn đề
ở tấm lòng. Ông tuyên bố về “ giao ước mới” qua đó Đức Chúa Trời sẽ ghi
tạc “ luật pháp. . . . vào tấm lòng của họ” ( xem Gie Gr 31:31-33)
30. Xin kể tên 5 vị tiên tri Do thái trước thời kỳ lưu đày mà ông Hume nói
tới trong phần nầy.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
31. Người Hêbơrơ bị đày qua Babylôn vào năm nào?
...........................................................................................................................
....
32. Theo ông Hume thì hai sách tiên tri nào trong Cựu ước xuất hiện trong
thời kỳ lưu đày?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Êxêchiên giải thích cảnh ngộ tù đày của dân Do thái bằng hai cách: đó vừa
là HẬU QUẢ, nhưng cũng vừa là NGUYÊN NHÂN. Êxêchiên tuyên bố
rằng cảnh lưu đày là hình phạt do Đức Chúa Trời giáng trên dân sự vì họ
không công bình vị tiên tri cũng giải thích cảnh ngộ lưu đày là lý do hoặc
phương tiện thanh tẩy và kỷ luật dân Do thái.
Khi nói về cuộc lư đày của dân Do thái, ông Smith áp dụng lối giải thích của
Êxêchiên rộng rãi hơn ông Hume !
“ Nỗi đau khổ xảy đến cho dân Do thái không chỉ là để trừng phạt. Đối với
họ, đây là kinh nghiệm dạy dỗ, còn đối với thế giới đây là kinh nghiệm cứu
chuộc . . . . . . Đức Chúa Trời dùng hoàn cảnh để dạy dỗ một chân lý mà mọi
dân tộc cần phải biết nhưng vì thái độ hời hợt nên các dân tộc đã không thấy
rõ chân lý nầy” ( 1965 trang 279- 280)
33. Trưng dẫn sự dạy dỗ do Êxêchiên đưa ra để điều chỉnh ý niệm cho rằng
trách nhiệm và cơ hôi trước mặt Đức Chúa Trời tuỳ thuộc vào dòng dõi (Exe
Ed 18:20)
34. Êxêchiên an ủi dân sự bị lưu đày như thế nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
35. Xin cho biết các chương trong cả hai phần thuộc sách Êsai được ông
Hume đề cập, xin cho biết mỗi phần ghi chép hoặc đề cập đến điều gì?
Ông Hume cho biết tác giả sách Êsai từ chương 40 đến 55 là “vị tiên tri đầu
tiên mô tả rõ ràng Đức Giê Hô va là Đức Chúa Trời duy nhất của vũ trụ”
Ông dựa vào đoạn nhấn mạnh quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời ( EsIs
40:12-16) và đoạn nhấn mạnh hình tượng là hư không (44:6-20) để đi đến
kết luận nầy.
GHI CHÚ: Dù ông Hume nói về tác giả sách Êsai chương 40- 55 như thể
không phải là cùng một tác giả viết các chương 1- 39, sông ông vẫn cho Êsai
là tác giả của EsIs 49:6 và không có dấu hiệu rõ ràng nào cho biết ông Hume
không tin rằng Êsai chính là tác giả viết các chương 1- 39.
36. Theo cách giải thích của Êsai chương 49:6 thì mục đích Đức Chúa Trời
chọn dân Ysơraên là gì?
Mục tiêu: Mô tả sự xuất hiện của Do thái giáo luật pháp và định nghĩa Do
thái giáo theo khuynh hướng Khải huyền
DO THÁI GIÁO mang tính chẤt LUẬT PHÁP VÀ Do thái giáo mang tính
chẤt KHẢI HUYỀN.
Hume 187- 188.
37. Cuộc tản lạc của dân Do thái đem lại kết quả tích cực nào cho Do thái
giáo?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
GHI CHÚ: Dước sự lãnh đạo của Xôrôbabên, nhiều người Do thái trở về xứ
Phalestin tái thiết đền thờ Giêrusalem vào năm 516 trước công nguyên.
38. Ai xây lại thành Giêrusalem?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Êxơra là người phục hưng lại tôn giáo và chức vụ thầy tế lễ tại Giêrusalem
sau khi người Do thái từ Babylôn trở về. Khi nhắc đến cuộc khôi phục của
vua Giêsia, ông Hume gọi việc ban hành luật phá tế lễ của Êxơra là “Phong
trào. . . . . .đã được sửa soạn trước 2 thế kỷ” ( 187)
Theo ông Hume, thì việc dân sự tiếp nhận Bộ Luật Tế lễ dưới thời Êxơra là
giai đoạn cuối cùng trong việc hình thành từng bước Do thái giáo có tính
chất luật pháp.
Do thái giáo có tính chất luật pháp là “ giai đoạn mở rộng đạo Do thái”
(Leuner 53) nhưng giai đoạn này cũng có khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực,
mặc dù mục đích “ truyền đạt lòng tôn kính sự thánh khiết của Đức Chúa
Trời và dân sự” là cao quý, nhưng vì nhấn mạnh đến các yếu tố bên ngoài
nên đã “ làm lu mờ khía cạnh thuộc linh của đạo” (Hume 187-188)
39. Niên đại đánh dấu giai đoạn Khải huyền trong Do thái giáo là niên đại
nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Từ “ Khải thị bắt nguồn từ tiếng Hylạp APOCALYPTO nghĩa là “vén màn”
văn chương Khải huyền đề cập đến vấn đề vén bức màn tương lai bằng khải
tượng. Các khải tượng luôn luôn chứa đựng các hình ảnh về sức mạnh thiên
nhiên chẳng hạn như là gió, biển, mây, thú vật. . . . .
40. Dựa theo ông Hume, xin kể tên hai tác giả văn chương, khải huyền trong
Cựu ước.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
GHI CHÚ: Sách Khải huyền của Ênóc không được đưa vào thành kinh điển.
Đây là một trong các sách ngụy kinh.
41. Trọng tâm của phong trào Khải huyền là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
GHI CHÚ: Sách Khải huyền trong Tân ước cũng thuộc về văn chương Khải
huyền
Mục tiêu: Phân biệt các khái niệm thần học chính của Do thái giáo
CÁC KHẢI NIỆM THẦN HỌC CHÍNH TRONG DO THÁI GIÁO
Hume 189- 192
42. Bạn có tán thành với lập trường thần học của ông Hume cho rằng mãi
đến thế kỷ VIII trước Công nguyên “Lòng trung thành” của người Hêbơrơ
đối với Đức Giê Hô Va không ngăn trở họ thừa nhận các dân tộc khác cũng
có quyền thờ phượng các thần riêng của họ không? ( 189) xin giải thích
43. Xin giải thích quan niệm độc thần của các tiên tri Do thái như Amốt, Ôsê
và Êsai.
Ông Hume nhận xét rằng sách Êsai từ chương 40- 55 trình bày một quan
niệm về Đức Chúa Trời nhằm giải thích chương trình của Đức Chúa Trời
theo chiều hướng truyền giáo và dẫn đến việc rao giảng Chúa Jêsus cho mọi
người. Đây là quan niệm gạt bỏ mọi hàng rào chủng tộc, không gian và thời
gian, quan niệm này cho biết Đấng Tạo Hóa, chủ tể và Cứu Chúa của thế
giới hoàn toàn công bình, biết mọi sự và toàn năng là Đấng kêu gọi các đầy
tớ Ngài loan truyền sứ điệp thiêng liêng này bằng sự hy sinh và chịu khổ.
(189)
Ông Hume kết luận bài viết của ông về đề tài “ quan niệm” về Đấng tối cao
của Do thái giáobằng cách tán thành thuyết “độc thần” của Do thái giáo thời
kỳ hậu lưu đầy. Ông Leuner mô tả về thuyết độc thần như sau:
Nét đặc sắc của thuyết độc thần là ngay trước sự giáng sinh của Chúa Jêsus
là Đức Chúa Trời của một dân tộc đã trở thành tư tưởng siêu phàm nhất,
thánh khiết nhất và cao cả nhất, cũng là cảm xúc tôn giáo gần giũ nhất mà
không đáng mất các phẩm chất riêng của Ngài ( 1975 trang 53)
44. Theo ông Hume thì các nghi thức và các nghi lễ bên ngoài của Do thái
giáo sau lưu đày có giá trị gì?
45. Từ “ Mêsi” có nghĩa gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
46. Một số từ ngữ ám chỉ đến Đấng Mêsi là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Chúa Jêsus đã làm trọn các yếu tố thuộc linh theo ý nghĩa từ Mêsi của người
Do thái. Ngài đã hoàn tất niềm hy vọng giải cứu khỏi tội lỗi của người Do
thái ( chớ không giải phóng về phương diện chính trị) và Ngài thiết lập
vương quốc thuộc linh bình an và vui vẽ.
47. Người Do thái thuộc Do thái giáo thời kỳ hậu lưu đày thiết lập giao ước
gì?
48.. Hai hạng người mộ đạo nào được Do thái giáo khuyến khích?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
49. Xin kể tên những người thuộc hạng người mộ đạo thứ hai sống cùng thời
với Đấng Christ.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Mô tả sự thờ phượng của người Do thái trong thời kỳ lưu lạc, định
nghĩa kinh “Talmud” và xác định các giáo phái trong Do thái giái hiện nay
DO THÁI GIÁO THỜI KỲ TẢN LẠC.
Hume 192- 195.
50. Cuộc tản lạc thứ nhất của người Do thái xảy ra khi nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
51.. Bản Kinh Thánh Bảy mươi bảy là gì? Tại sao có bản nầy?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
52.. Từ khi người Do thái bị đày sang Babylôn, có 4 Đế quốc theo thứ tự
thời gian là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Xin để ý là Đế quốc Rôma cai trị Palestin tới khi Chúa Jêsus còn sống trên
đất và đế quốc này tiếp tục cai trị 40 năm nữa sau khi Chúa Jêsus chết. Rồi
sau khi người kia người Lamã phá hủy thành Giêrusalem và đền thờ năm 70
S.C, người Do thái bị phân tán khỏi Palestin.
53. Sau khi đền thờ bị phá hủy, người Do thái thờ phượng ở đâu?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
GHI CHÚ: Các Hội Thánh Cơ đốc được xây dựng theo mô hình nhà hội Do
thái.
54. Kinh TaMút là gì?
55. Do thái giáo, phái tự do lần đầu tiên xuất hiện ở đâu và khi nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
56. Do thái giáo hiện đại chia thành 3 nhóm nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Mục tiêu: Nêu lên những giai đoạn của việc phục hồi nước Ysơraên và giải
thích nguyên nhân chính của việc thành lập nhà nước Ysơraên
PHONG TRÀO SI ÔN
Hume 195- 197
57. Kể từ khi dân Do thái lưu lạc khỏi tổ quốc của họ, thì phong trào Siôn có
mục đích gì? Phong trào Siôn cận đại khởi đầu bằng biến cố nào?
58. Ông Hume cho rằng bản tuyên ngôn Balflowr phong trào Siôn như thế
nào? Xin tóm tắt.
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
59. Bao nhiêu người Do thái bị Hítle hành hình trong những năm 1930 ở
Châu âu?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Nghiên cứu kỹ bài viết của ông Hume về phong trào văn hóa Siôn và phong
trào chính trị Siôn. Chú ý đến sự khác biệt giữa các giai đoạn của phong trào
Siôn. Việc khôi phục nước Ysơraên ở Palestin năm 1948 và kết quả trực tiếp
của phong trào chính trị Siôn nhiều hơn là do phong trào văn hóa Siôn.
Xin lưu ý là khi ông Hume viết sách thì người Do thái sinh sống tại Hoa kỳ
nhiều gấp ba lần người Do thái sống ở Ysơraên. Ngày nay tỷ lệ dân Do thái
sống ở Ysơraên có phần gia tăng. Khoảng 6 triệu rưỡi người Do thái sống ở
Hoa kỳ, Khoảng 2 triệu rưỡi sống ở Ysơraên, số còn lại sống ở Châu âu
MỤC TIÊU: Đưa ra các nhận xét đúng đắn về ưu khuyết điểm của Do thái
giáo
GIÁ TRỊ CỦA DO THÁI GIÁO
Hume 197_ 198
Bây giờ, chúng tôi yêu cầu các bạn phê bình nhận định của ông Hume về các
yếu tố tạo nên ưu điểm và khuyết điểm của Do thái giáo. Xin giải thích mỗi
nhận định đó có nghĩa gì đối với bạn bằng cách tán thành hoặc không tán
thành, rồi xem phần phê bình do chúng tôi dề nghị
60. Các ưu điểm
a. Quan điểm của Do thái giáo về Đức Chúa Trời thánh khiết tối cao duy
nhất.
b. Nhấn mạnh về quyền cai trị của Ngài trên thế giới.
c. Quan niệm đạo đức về tội lỗi xúc phạm đến Đức Chúa Trời đúng như các
tiên tri Ysơraên dạy dỗ.
d. Sự nhấn mạnh của các tiên tri Ysơraên về bổn phận đạo đức của con
người đối với con người.
e. Mối liên hệ trực tiếp giữa Đức Chúa Trời với con người như các tiên tri và
Thi thiên dạy dỗ.
f. Nhấn mạnh vào niềm vui mừng khi vâng phục luật pháp của Đức Chúa
Trời.
g. Khái niệm về sự thờ phượng.
h. Tin vào vận mệnh thiêng liêng cao cả dành cho dân sự của Đức Chúa
Trời.
I. Quan tâm đến phúc lợi của dân sự.
j. Nhấn mạnh đến sự thánh khiết của đời sống gia đình.
k. Quan tâm đến việc dạy đạo cho giới trẻ.
l. Đặc tính vững bền và đoàn kết khi bị tai nạn.
m. Hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn.
61. Các khuyết điểm
a. Sự loại bỏ tất cả.
b. Nhấn mạnh thái quá và sự đãi của Đức Chúa Trời dành cho dân Ysơraên.
c. Kiên quyết giữ luật pháp xa xưa ngăn trở sự tiến bộ và mở mang.
d. Có khuynh hướng rơi vào sự lầm lẫn giữa quan niệm về tội lỗi có tính
chất luân lý và quan niệm về tội lỗi chỉ có tính cách nghi lễ.
e. Xu hướng về chủ nghĩa luật pháp và chỉ nghia hình thức.
f. Từ bỏ nỗ lực truyền giáo cho thế giới.
CÔNG TÁC TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DO THÁI.
Trong bài viết của Victor Smadja “ việc truyền giáo cho người Do thái”
(Smadjs, 1975 trang 811- 813) ông bàn về các vấn đề cần cân nhắc có thể
xem như khi tìm kiếm một phương pháp đem sứ điệp Cơ đốc đến với người
Do thái. Dưới đây là bảng liệt kê một số điểm chính:
1. Ông Ysơraên người Do thái không thích các cuộc nhóm hợp ngoài đường
phố.
2. Lịch sử xung khắc giữa Ysơraên và Hội Thánh.
3. Người truyền giáo Cơ Đốc cần phải bày tỏ lòng ăn năn về tội lỗi.
4. Người truyền giáo Cơ Đốc cần bày tỏ đức tin nơi Chúa Jêsus.
5. Người truyền giáo Cơ đốc tránh việc giảng ồn ào và hoàn toàn tin vào sự
hiện diện âm thần giữa người Do thái.
6. Sử dụng luật Cựu ước để làm cho dân Do thái ý thức về tội lỗi trước khi
giúp họ thấy Chúa Jêsus là của lễ chuộc tội.
GHI CHÚ: Phản ứng đối với điều 1 và 2 trong bản liệt kê trên cũng như sự
nhân nhượng trong điều 5 sẽ ngăn trở bạn đem sứ điệp Cơ Đốc đến với
người Do thái. Nhưng các điều kiện của Công 3 và 4 kết hợp với câu 6 sẽ
giúp bạn đến với người Do thái
DỰ ÁN: Bạn hãy viết bài tiểu luận (không hơn 200 từ) về đề tài “Đem sứ
điệp Cơ Đốc đến với người Do thái” Trong đó bạn có thể phê bình các ý
kiến kể trên của ông Smadja. Bạn được tự do bỏ một số điểm của Smadja và
thêm vào một số ý tưởng riêng nếu bạn muốn.
Cơ Đốc Giáo
Mục đích
Mục đích chính của bài học nầy là trình bày các điểm tương đồng và khác
biệt gữa Cơ đốc giáo và các tôn giáo khác. Sự hiểu biết về điều này bắt đầu
từ tâm trí nhưng cũng có thể dẫn đến sự cứu rỗi tâm linh nhờ hiểu biết rõ
ràng về Đức Chúa Trời và cách Đức Chúa Trời giải quyết tội lỗi và vấn đề
tội ác trên thế giới.
Dàn bài
Giới thiệu những Cơ đốc giáo trong các tôn giáo.
Kinh Thánh Cơ Đốc Giáo.
Đời sống của Đấng sáng lập, Jêsus Christ.
Bản tính của Chúa Jêsus Christ.
Sự tôn kính Chúa Jêsus Christ
Lịch sử Cơ đốc giáo
Khái niệm về Đức Chúa Trời trong Cơ đốc giáo.
Vấn đề tội lỗi và cách giải quyết của Cơ đốc giáo.
Tóm tắt các giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo.
Giá trị Cơ đốc giáo.
Mục tiêu
Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:
Giải thích đầy đủ hơn về Cơ đốc giáo giống và khác biệt với các tôn giáo
khác như thế nào.
Am hiểu tường tận hơn về thẩm quyền của Kinh Thánh.
Tóm tắt đời sống Chúa Jêsus Christ, nhấn mạnh vào bản chất siêu nhiên của
đời Ngài.
Phân tích bản tính của Chúa Jêsus và phân biệt bản tính thiêng liêng của
Ngài với bản tính con người
Cho biết vì sao Chúa Jêsus đáng được tôn thờ.
Kể lại các điểm chính trong lịch sử phát triển Cơ đốc giáo từ đầu đến bây
giờ.
Trình bày quan điểm của Cơ đốc nhân về Đức Chúa Trời, đồng thời cho biết
Cơ đốc giáo dựa trên Do thái giáo trong một số phương diện nhưng lại vượt
hơn Do thái giáo trong các phương diện khác.
Phân tích tội ác trên thế giới, cho biết điểm giống nhau và khác biệt của Cơ
đốc giáo và các tôn giáo khác về cách giải quyết tội lỗi.
Phân biệt các giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo được cả công giáo và cải chánh
giáo chấp nhận.
Đánh giá các ưu điểm và khuyết điểm của Cơ Đốc Giáo.
Kiểm tra bài học
1. Trước hết xem dàn bài, mục đích và mục tiêu.
2. Đọc phần từ ngữ quan trọng, tra tìm nghĩa các từ bạn không biết.
3. Đọc các trang 245- 269 trong sách giáo khoa.
4. Đọc phần triển khai bài học, trả lời mỗi câu hỏi khi gặp, khi trả lời xong,
xin xem phần giải đáp do chúng tôi đề nghị.
5. Đọc các đoạn Kinh Thánh Tân ước được đề nghị trong phần triển khai bài
học và thường xuyên áp dụng lẽ thật thuộc linh bạn học được trong bài nầy.
6. Dự án: Là bài kiểm tra áp dụng cho chức vụ và là phần cuối cùng bài học,
bạn hãy viết một bài ngắn trả lời câu hỏi : “Có nên Tây phương hóa như
những người Đông phương theo đạo Cơ đốc không”?
Từ ngữ quan trọng
Trọng yếu
Người đã phá hình tượng.
Trước
Thầy phù thủy.
Tà ma
Phiến loạn
Am hiểu
Thuộc Hội Thánh
Trung cổ
Lãnh đạm
Tự nguyện
Thuyết khổ hạnh
Phục tùng
Khắp mọi nơi
Vĩnh viễn
Chướng ngại
Thánh thể
Bi thảm
Triển khai bài học
Ông Hume khéo léo mô tả Cơ Đốc giáo là “ Tôn giáo của tình yên Đức
Chúa Trời và tình yêu con người khải thị trong Đấng Christ” ( 245) Mục tiêu
chung của bài học nầy là khám phá và am hiểu tường tận lẽ thật này hơn.
Mục tiêu: Giải thích đầy đủ hơn về Cơ đốc giáo giống và khác với các tôn
giáo khác như thế nào .
GIỚI THIỆU VỀ CƠ ĐỐC GIÁO
Hume 245
1. Xin kể tên hai tôn giáo không có người sáng lập?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
2. Tôn giáo nào đẻ ra phong trào Jainism phật giáo và Sikh?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
Các bạn đã biết đa số tôn giáo trên thế giới đều do chính con người sáng lập
xuất thân từ một tôn giáo có tổ chức. Cơ đốc giáo giống với các tôn giáo
khác về hai phương diện nầy. Nhưng chúng ta cũng thấy Cơ đốc giáo khác
với các tôn giáo khác trên thế giới về nhiều phương diện. Khía cạnh đặc sắc
đầu tiên của Cơ đốc giáo được ông Hume đề cập là có liên quan với Do thái
giáo, một tôn giáo đã có từ trước.
3. Dựa theo ông Hume, xin bạn giải thích mối liên hệ giữa Cơ đốc giáo và
Do thái giáo đặc biệt như thế nào?
4. Ông Hume cho biết gì về nguồn gốc Cơ đốc giáo tương tự như nguồn gốc
của các tôn giáo khác?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
5. Ông Hume đề cập đến năm người Tây phương rút ra từ Cơ đốc giáo. Năm
lý tưởng đó là gì?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
Mặc dù các lý tưởng của Chúa Jêsus “ chưa được thực hiện đầy đủ
(Hume245) nhưng không có nghĩa là các lý tưởng nầy không thực hiện
được. Các lý tưởng nầy phần lớn được các Cơ đốc nhân thực hành.
Mục tiêu: Am hiểu tường tận hơn về thẩm quyền của Kinh Thánh Cơ đốc
giáo
KINH THÁNH CƠ ĐỐC GIÁO
Hume 246- 247
6. Tại sao Kinh Thánh có tầm mức quan trọng đối với đức tin và cách sống
đạo Cơ đốc.
GHI CHÚ: Kinh Thánh được gọi là kinh điển của các Cơ đốc nhân vì Kinh
Thánh là tiêu chuẩn có thẩm quyền và đáng tin cậy duy nhất đối với đức tin
thuộc linh và đời sống tâm linh.
7. Tân ước là phần Kinh Thánh đặc biệt của các Cơ đốc nhân. Tân ước ghi
chép gì?
8. Ngụy kinh là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Các tác phẩm trong Kinh Thánh rất đa dạng do 40 tác giả từ nhiều tầng lớp
khác nhau trong xã hội viết ra trong khoảng thời gian 1600 năm. Nhưng các
khái niệm của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi và thân vị Đấng
Christ thì đồng nhất với nhau. Đấng Christ là chủ tể chính của Kinh Thánh
9. Sự kiện Kinh Thánh được dịch là phát hành trên 1.100 thứ tiếng có ý
nghĩa gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
ĐỜI SỐNG CỦA NHÀ SÁNG LẬP. JÊSUS CHRIST
Hume 247- 251
10. Chúa Jêsus người sáng lập Cơ đốc giáo, sống trên đất từ niên đại nào?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
11. Tài liệu chính về tiểu sử Chúa Jêsus là gì?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
GHI CHÚ: Có 4 sách Tin lành trong Kinh Thánh. Mathiơ, Mác, Luca và
Giăng. Bốn sách nầy là bản tường thuật mục đích về đời sống Chúa Jêsus do
các môn đồ Ngài ghi chép
12. Xin đọc Mat Mt 1:18-2:12; LuLc 1:26-35 và 2:1-40. Rồi viết một bài
ngắn, kể ra một số bằng chứng quan trọng bạn thâu thập được từ các đoạn
Kinh Thánh nầy về sự ra đời siêu nhiên của Chúa Jêsus.
13. Ông Hume cho biết đoạn Kinh Thánh trong 2:41-51 ngụ ý Chúa Jêsus là
“một thiếu niên phi thường” Điều phi thường đó là gì?
Giăng Báp tít là vị tiên tri đã làm hép báp tem cho Chúa Jêsus (Mat Mt 3:13-
17) GiGa 1:29-34 cho biết khi Chúa Jêsus đến cùng Giăng để chịu phép báp
tem. Giăng làm chứng rằng Chúa Jêsus là “Chiên Con của Đức Chúa Trời,
Đấng cất tội lỗi thế gian”
14. Bản chất sứ điệp của Giăng Báp tít là gì? (Mat Mt 3:2)
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
15. Xin nói rõ điều tin quyết mà Chúa Jêsus đã nhận lúc Ngài chịu báp tem
(GiGa 1:23-33)
16. Vì sao vị lãnh tụ tôn giáo trong đời Chúa Jêsus lại trở thành kẻ thù của
Ngài?
...........................................................................................................................
....
...........................................................................................................................
....
Ông Hume nói rằng Chúa Jêsus “ chọn 12 môn đồ, Ngài dãy dỗ học kỹ
lưỡng để học hiểu biết sứ mệnh của Ngài và loan truyền ra” (248- 249). Ông
Smith nhấn mạnh vào Quyền năng linh nghiệm của SỰ DẠY DỖ ĐÓ. Ông
xem việc nhớ lại từng lời hứa của Chúa Jêsus sau sự phục sinh là nền tảng
cho niềm tin “ Vị lãnh đạo của họ hiện diện giữa họ như một quyền năng
linh nghiệm” (319) ( Nơi nào có 2, 3 người nhóm lại trong danh ta, ta sẽ ở
giữa họ)
Bản liệt kê dưới đây mô tả các công tác Chúa Jêsus thực hiện khi Ngài được
xức dầu bằng Đức Thánh Linh ( LuLc 4:18-19; Cong Cv 10:38)
Giảng phúc âm cho kẻ nghèo
Chữa lành cho kẻ có lòng đau thương.
Giải phóng kẻ bị tù.
Chữa lành cho kẻ đui mù.
Giải thoát những kẻ bị ma quỷ áp chế.
Công bố năm Đức Giê Hô Va giải cứu dân Ngài.
Làm việc lành bất kỳ nơi nào Ngài đến.
17. Tại sao người Do thái bắt Chúa Jêsus vào tòa án tối cao của người Do
thái xử tử hình Ngài.
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
18. Bản án do toà án Do thái tuyên bố xử án Chúa Jêsus không có hiệu lực
nếu không được quan tổng trấn La mã xác nhận. Vị quan tổng đốc Lamã
chứng nhận bản án bất công nầy như thế nào?
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
GHI CHÚ: Dù Phi lát quan tổng đốc Lamã, không thấy Chúa Jêsus có lỗi gì,
song ông để cho các người Do thái dữ tợn đóng đinh Ngài. Philát muốn lấy
lòng người Do thái dữ tợn đóng đinh Ngài. Phi lát muốn lấy lòng người Do
thái hơn là thi hành công lý. Vì thế Chúa Jêsus bị đóng đinh cách bất công.
19. Ông Hume dùng bài giảng trên núi của Chúa Jêsus để so sánh quan điểm
của Cơ đốc nhân với quan điểm của người Do thái tốt lành. Hãy dùng từ ngữ
riêng của bạn để trình bày lời kết luận của ông Hume về sự so sánh nầy.
20.. Xin giải thích phương pháp Chúa Jêsus dùng các tình huống trong cuộc
sống để truyền đạt giáo lý.
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
21. Xin tóm tắc kết luận của ông Hume về động cơ khiến Chúa Jêsus chữa
lành cho dân chúng.
Các nhà viết tiểu sử của Chúa Jêsus đã xem các biến cố xảy ra trong những
giây phút cuối đời của Chúa Jêsus sống trên đất là rất quan trọng Giăng
chương 18- 19). Như chúng ta đã thấy, bản án đóng đinh Ngài là bất công,
tuy nhiên Ngài vâng phục kẻ thù giống như con chiên trước kẻ làm thịt.
Nhưng cuối cùng sự bất công và tội ác không thể chiến thắng. Lẽ thật phải
khải hoàn. Chúa Jêsus chết và được chôn cất. Sự phục sinh của Chúa Jêsus
là bằng chứng siêu nhiên xác nhận mọi điều Ngài dạy dỗ.
22. Các môn đồ của Chúa Jêsus có mong đợi Ngài sống lại không?
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
23. Sứ mệnh cuối cùng Chúa Jêsus ủy thác cho môn đồ là gì ? (Mat Mt
28:19)?
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
24. Điều gì đã xảy ra sau khi Chúa Jêsus sống lại ( LuLc 24:51)
...........................................................................................................................
.... ......................................................................................................................
.........
Mục tiêu: Phân tích bản tính Chúa Jêsus và phân biệt bản tính Ngài với bản
tính con người.
BẢN TÍNH CỦA CHÚA JÊSUS.
Hume 152- 253
25. Theo ông Hume thì đặc điểm nổi bất nhất của Cơ đốc giáo là gì?
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
26. Mô tả nhân tính Chúa Jêsus.
27. Chúa Jêsus thường dùng tước hiệu nào nhất để chỉ về chính Ngài?
...........................................................................................................................
..
...........................................................................................................................
..
GHI CHÚ: Điều hết sức có ý nghĩa là các khía cạnh thuộc về con người của
Chúa Jêsus được kết hiệp với “Ý thức rõ ràng về địa vị và chức vụ của
Ngài” ( Hume 252) khiến cho những môn đồ nhận ra Ngài là con Đức Chúa
Trời. Đối với họ Chúa Jêsus không chỉ là con người, Ngài là thần nhân.
28. Xin chỉ ra bốn từ trong đoạn cuối của ông Hume ở bài này được sử dụng
các biểu tượng để giới thiệu Chúa Jêsus là Cứu Chúa của con người.
...........................................................................................................................
.. ........................................................................................................................
.....
29. Chúa Jêsus cho biết Ngài liên hệ với Đức Chúa Trời như thế nào (GiGa
17:21)?
...........................................................................................................................
.. ........................................................................................................................
.....
Mục tiêu: Cho biết vì sao Chúa Jêsus đáng được thờ phượng
SỰ TÔN KÍNH JÊSUS CHRIST.
Hume 253- 254
30.. Theo ông Hume thì các môn đồ của Chúa Jêsus tôn kính Ngài như thế
nào?
Chúng ta nên để ý là các môn đồ của Chúa Jêsus coi Ngài cao trọng hơn một
Đấng đại diện Đức Chúa Trời. Phierơ gọi Chúa Jêsus là “Đấng Christ của
Đức Chúa Trời” ( LuLc 9:20) Giăng gọi Ngài là “Con Đức Chúa Trời”
(GiGa 1:34) và là “ chiên con của Đức Chúa Trời” (1:36) còn Anh rê nói với
anh mình là ông đã gặp “ Đấng Mêsi” (1:41) Hơn nữa khi thấy Chúa Jêsus
sau khi phục sinh, Thôma gọi Ngài là RURIOS và THEOS, nghĩa là “ Chúa
tôi và Đức Chúa Trời tôi” (20:28) Tác giả bản bảy mươi cũng dùng từ
KURIOS tương đương với THEOS khi Môise nói : “ Đức Giê Hô Va Đức
Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời có một không hai” ( PhuDnl 6:4) Như
vậy điều nầy biểu thị rằng quan niệm về “Chúa” trong Cựu ước và Tân ước
cũng như nhau. Khi nói như vậy, những người theo Ngài không cho Ngài
chỉ là Đấng đại diện, nhưng bày tỏ niềm tin Chúa Jêsus chính là Đấng tối
cao.
31. Tân ước trung thực ghi lại các quan điểm đối nghịch trong các bản tường
thuật lịch sử về cuộc đời Chúa Jêsus. Việc ghi chép trung thực này khải thị
điều gì về bản chất của các sách Phúc âm?
...........................................................................................................................
.. ........................................................................................................................
.....
GHI CHÚ: Công tác của Chúa Jêsus được sự bảo đảm của thiên đàng vì thế,
sự thành công của công tác này không phụ thuộc vào ý kiến con người.
32. Các nhà cầm quyền Lamã xét xử Chúa Jêsus như thế nào?
...........................................................................................................................
.. ........................................................................................................................
.....
33.. Xin giải thích vì sao Chúa Jêsus được xem là Đấng thực sự đến từ Trời?
Mục tiêu: Kể lại các điểm chính trong lịch sử phát triển Cơ đốc giáo từ đầu
cho đến hiện tại .
LỊCH SỬ CƠ ĐỐC GIÁO
Hume 254- 257
Cộng đồng Cơ đốc nhân đầu tiên là cộng đồng do Chúa Jêsus thành lập gồm
12 môn đồ. Ngài là thầy còn họ là môn đồ (học trò). Khi thầy bị đóng đinh,
các môn đồ lâm vào nỗi sợ hãi.
34. Điều gì đã khiến các môn đồ buồn thảm trở thành những nhân chứng can
đảm
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
GHI CHÚ: Những người tin Chúa Jêsus và sự phục sinh của Ngài đã hiệp
chung với các môn đệ thành cộng đồng Cơ đốc thứ hai.
35. Mặc dù các Cơ đốc nhân người Do thái tiếp tục thờ phượng trong đền
thờ Giêrusalem, nhưng các vị lãnh tụ Do thái vẫn bắt bớ họ vì sao?
36. Ông Hume đề cập đến các tiêu chuẩn thuộc linh và tiêu chuẩn tự nhiên
của Phao lô đã khiến ông “ xứng đáng” đem đạo Cơ đốc đi khắp thế giới.
Các tiêu chuẩn đó là gì?
Các tiêu chuẩn khác giúp Phao lô trong chức vụ rộng lớn là nền giáo dục
Hylạp và quyền công dân Lamã. Xin đọc chuyện Saulơ ( Phaolô) trở lại đạo
Cơ đốc trong Cong Cv 9:1-31
37. Trong hội nghị đầu tiên tại Giêrusalem. Phao lô đã hoàn tất điều gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
38. Ông Hume cho biết Tân ước được biên soạn và hoàn tất vào niên đại
nào?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
GHI CHÚ: Theo một số học giả thì Tân ước được hoàn tất trước năm 100
S.C Nếu đúng thế, thì tân ước được viết trong đời các nhân chứng của Chúa
Jêsus. Đây là nhân tố chứng minh lịch sử Tân ước là chính xác.
39. Sau các lãnh tụ Do thái bách hại Cơ đốc giáo thì ai là người kế tiếp bách
hại đạo?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
Có nhiều đợt bách hại từ các Hoàng Đế Lamã. Các Cơ đốc nhân bị tra tấn và
ném cho thú dữ. Như vậy họ bị sát hại tập thể. Nhiều thánh đồ tuận đạo vì
tin Đấng Christ. Các Hoàng Đế Lamã như Nêrô. Đomitian, Đecius, Valerian
và Diocletian là những người bách hại đạo Cơ đốc tàn ác nhất.
40.. Xin kể tên Hoàng Đế Lamã đầu tiên trở lại đạo Cơ đốc.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
41. Vị Hoàng Đế đó đóng góp gì cho đạo Cơ Đốc?
42. Vì sao Hội Thánh bị chi rẽ và thế kỷ thứ XI và chia rẽ như thế nào?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
Giám mục Lamã (Giáo Hoàng) là chức phẩm cao nhất trong giáo hội Tây
phương cho đến thời kỳ cải chánh đầu thế kỷ thứ VXI ông Hume đề cập đến
ưu điểm và khuyết điểm của Hội Thánh dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng,
nhưng ông nhấn mạnh vào ưu điểm nhiều hơn là nhược điểm. Dưới đây là 3
đóng góp có ích cho Tây âu là
Giúp đỡ người nghèo và yếu đuối
Đề cao luật pháp và trật tự.
Mở mang việc giáo dục.
43. Ai lãnh đạo cuộc cải chánh?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
44. Mục tiêu của cuộc cải chánh là gì?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
45. Từ “ Phản cải chánh” có nghĩa gì?
GHI CHÚ: Mặc dù xảy ra sự chia rẽ trong Cơ đốc giáo, nhưng sứ điệp cứu
rỗi của Đấng Christ vẫn lan truyền khắp thế giới và nâng cao các dân tộc về
mặt tinh thần và xã hội.
MỤC TIÊU: Mô tả vắn tắt cuộc đời của Chúa Jêsus Christ và nhấn mạnh
khía cạnh siêu nhiên trong cuộc đời của Chúa Jêsus
KHÁI NIỆM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG CƠ ĐỐC GIÁO
Hume 257- 261
Mục tiêu trình bày quan điểm về Đức Chúa Trời của Cơ Đốc Nhân, cho biết
Cơ đốc giáo dựa trên Do thái giáo ở một số điểm, song lại vượt trên Do thái
giáo trong một các phương tiện khác
46. Ông Hume nói rằng: “ Về mặt lịch sử niềm tin Cơ đốc bắt nguồn từ Do
thái giáo ( 257) Rồi ông suy luận rằng Chúa Jêsus gọi “điều răn thứ nhất và
lớn hơn hết” là điểm khởi đầu ( Xem Mat Mt 22:38) Xin trích điều răn đó
trong PhuDnl 6:4-5.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
47. Mô tả quan niệm về Đức Chúa Trời trong Cơ đốc giáo
48. Chúa Jêsus thực hiện được tiến bộ nào cao hơn sự giảng dạy của Cựu
ước về Đức Chúa Trời tối cao?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
Khái niệm về vương quốc Đức Chúa Trời là niềm xác tín rằng vào một thời
điểm nào đó trong tương lai Đức Chúa Trời sẽ thiết lập quyền cai trị tốt lành
của Ngài trên khắp thế giới. Theo Chúa Jêsus vương quốc nầy bắt đầu ngay
trong lòng con người qua từng trải tâm linh. Khi so sánh quan niệm về
vương quốc Đức Chúa Trời của Cơ đốc giáo với quan niệm về vương quốc
nầy bắt đầu ngay trong lòng con người qua từng trãi tâm linh. Khi so sánh
quan niệm về vương quốc Đức Chúa Trời của Cơ đốc giáo với quan niệm về
vương quốc Đức Chúa Trời của Do thái giáo, Hume cho biết cả hai đều tin
rằng Đức Chúa Trời sẽ thiết lập quyền cai trị tốt đẹp của Ngài trên thế giới,
nhưng Cơ đốc giáo nhấn mạnh nhiều đến vai trò của các tín đồ trong việc thể
hiện quyền cai trị hơn là Do thái giáo.
Trong vương quốc Đức Chúa Trời. Ngài được công nhận là Vua. Theo Chúa
Jêsus thì vương quốc đó đã bắt đầu lúc Ngài thi hành chức vụ. Đây không
phải là vấn đề trong tương lai mà thực tiễn của hiện tại ( LuLc 17:20-21) Sứ
đồ Phaolô nói: “ Vương quốc Đức Chúa Trời không phải tại ăn uống; nhưng
tại sự công nghĩa, bình an, vui mừng trong Thánh Linh” (RoRm 14:17)
49. Theo Hume thì Chúa Jêsus đưa ra hai sự đổi mới đáng kể nào cho thế
giới về sự tha thứ tội lỗi?
50. Chúa Jêsus thể hiện tinh thần tha thứ như thế nào?
Trong Cơ đốc giáo, nguyên tắc tha thứ không trái ngược với nguyên tắc
nhân quả kiểm soát hành vi con người. Tân ước nói ai gieo gì sẽ gặt nấy
(GaGl 6:7) Đức Chúa Trời không bỏ qua hình phạt tội lỗi khi Ngài tha thứ
kẻ phạm tội. Tội lỗi gây hậu quả độc hại. “ Tiền công của tội lỗi là sự chết”
(RoRm 6:23) và phải có một người chịu chết để mọi người được tha thứ.
Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi thế giới để những kẻ tin Ngài được tha thứ tội
lỗi.
51. Cách dùng từ : “Cha” chỉ về Đức Chúa Trời trong Tân ước khác với cách
dùng từ “cha” trong Cựu ước như thế nào?
GHI CHÚ: Xem kỹ bản so sánh của ông Hume về “Đấng tối cao” và “Cha”
ở cuối trang 261.
52. Theo Hume, thì khi phạt các tội nhân, chính người Cha nếm trải điều gì
chung với họ ?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........
Mục tiêu: Phân tích vấn đề tội ác trên thế giới, cho biết điểm giống nhau và
khác, biết của Cơ đốc giáo và các tôn giáo khác về cách giải quyết tội lỗi
VẤN ĐỀ TỘI LỖI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Hume 262- 266
Phân tích về tội lỗi tức là việc xác định rõ nguyên nhân, bản chất và cách
giải quyết những nỗi đau khổ trong đời sống con người. Đó có thể là các đau
khổ về vật chất, tinh thần, tình cảm và xã hội. Cơ đốc giáo nhìn nhận sự đau
khổ là có thực, và không coi đó là những cảm giác viễn vông.
53.. Chúa Jêsus nói gì về đời sống của người tiếp nhận cách giải quyết tội lỗi
của Cơ đốc giáo (GiGa 10:10)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.......
54. Lão giáo có nhìn nhận tội lỗi là có thực trong thế giới không?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.......
55.. Ấn độ giáo liên hệ tội lỗi với thuyết ý thức cá nhân và sự hiện diện của
Thượng Đế như thế nào?
Chúng ta đã biết Hồi Giáo xem Thiên đàng như là nơi hạnh phúc. Hồi giáo
cho rằng bất cứ ai cũng có thể vào thiên đàng qua sự vâng phục. (Hume 264)
Vâng phục Allah là diều tối quan trọng trong giải pháp của Hồi giáo đối với
tội lỗi.
56. Theo Phật giáo thì giải pháp cho vấn đề đau khổ là gì và tại sao?
57. Theo đạo Zoroastrian thì ai là người chịu trách nhiệm sau cùng về tội ác
trên thế giới.
58. Kế hoạch cứu rỗi của Khổng giaó có giúp ích cho xã hội không? Nếu có
thì như thế nào?
Lưu ý rằng giải pháp Cơ đốc giáo cho vấn đề tội ác nhấn mạnh nhiều vào sự
cứu giúp của Đức Chúa Trời hơn các giải pháp của các tôn giáo khác và
đồng thời cũng nhấn mạnh tình yêu thương trọn vẹn như là một phần của sự
cứu rỗi.
Mục tiêu: Xác định những giáo lý Cơ đốc căn bản được cả người Công giáo
lẫn Tin lành chấp nhận .
Tóm tẮt các giáo lý căn bẢn cỦa Cơ đỐc giáo.
Hume 266- 268.
59. Các giáo lý Cơ Đốc Giáo được diễn tả theo tư tưởng nào?
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
...
60. Điều gì đã ảnh hưởng nhiều đến cơ chế tổ chức của Cơ đốc giáo?
...........................................................................................................................
... .......................................................................................................................
.......
61. Từ ngữ Hy lạp nào được dùng để mô tả Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp
một?
...........................................................................................................................
... .......................................................................................................................
.......
Bạn hãy đọc tài liệu tóm tắt niềm tin và việc thực hành Cơ đốc giáo và khảo
sát mỗi điểm theo ánh sáng của những gì bạn đã biết.
62. So sánh niềm tin của người Tin lành đối với Kinh Thánh với niềm tin
của người công giáo.
Về niềm tin vào Hội Thánh của mọi thành Phần Cơ đốc giáo (Công giáo,
Tin lành, phái tự do bảo thủ) Hume nhận xét rằng có người tin rằng Hội
Thánh là một thể chế thiên thượng, có người tin rằng Hội Thánh là thân thể
Đấng Christ và cũng có người cho rằng Hội Thánh chỉ là một tập thể những
người tìm kiếm và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy
rằng “ Hội Thánh là thân thể Đấng Christ” ( CoCl 1:24)
63. Nêu tên hai thánh lễ được hầu hết các Cơ Đốc nhân công nhận.
...........................................................................................................................
... .......................................................................................................................
.......
Mục tiêu: Đánh giá ưu khuyến điểm của Cơ Đốc giáo .
Đánh giá Cơ đốc giáo.
Hume 268 -269
64. Tác các ưu điểm của Cơ đốc giáo mà Hume liệt kê, điều nào bạn cho là
độc đáo nhất? tại sao? Cần lưu ý bản liệt kê của Hume bắt đầu với quan
niệm về Thượng Đế và kết thúc với việc Thượng Đế đáp ứng nhu cầu nhân
loại. Dường như rõ ràng rằng các hoạt động truyền giáo rộng lớn của Cơ
Đốc Giáo không những chỉ có tính chất thuộc linh và đạo đức nhưng còn
đem lại hiệu quả lớn lao trên xã hội.
Hội Thánh không thể thỏa hiệp trong công tác truyền giáo nếu muốn tiếp tục
giữ tư cách là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Nếu Hội Thánh không nhận
thấy trách nhiệm nầy thì có nghĩa là Hội Thánh đã thay đổi Phúc âm của
Đấng Christ (Anderson trích dẫn Stephen Neill, p 231)
Khuyết điểm của Cơ đốc giáo không phải là khuyết điểm của Đấng sáng lập
nhưng là khuyết điểm do con người áp dụng sai chân lý. Cần phân biệt Cơ
Đốc Giáo như là sự diễn dịch của Tây Phương về đức tin Cơ Đốc với đức tin
được mặt khải trong Tân ước. Khuyết điểm của Cơ đốc giáo không do sự
mặt khải của Đức Chúa Trời trong Tân ước nhưng là do việc áp dụng mặc
khải đó và việc đáp ứng nhu cầu con người trong các nền văn hóa khác nhau.
Dự án : Nghiên cứu điều sứ đồ Phao lô đã đạt được trong giáo hội nghị thứ I
tại Giêrusalem, ( xem bài tập 37 trong bài nầy) sẽ giúp bạn thực hiện dự án
được nêu lên trong phần các sinh hoạt học tập.

You might also like