You are on page 1of 2

Copyright © 2007 Vietnamese Kvant Group

ĐỀ RA KÌ NÀY
M1711. Một bộ bách khoa từ điển gồm 10 quyển, chúng được sắp trên giá hoặc là vào đúng thứ tự
của nó được ghi trên giá sách hoặc là chỗ bên cạnh. Hỏi có bao nhiêu cách sắp đặt như vậy có thể
được?

(D.Kalinin)

M1712. a. Trong mặt phẳng có các hình tam giác trong đó bất kì bốn tam giác nào cũng có đỉnh
chung. Chứng minh rằng tất cả các tam giác như vậy đều có một đỉnh chung.

b. Trong mặt phẳng có các hình ngũ giác trong đó bất kì ba hình tam giác nào cũng có đỉnh chung.
Chứng minh rằng tất cả các ngũ giác như vậy đều có một đỉnh chung.

(V.Proizvolov)

M1713. Trên cách cạnh BC , CA, AB của tam giác ABC lấy các điểm A ', B ', C ' sao cho các đường
thẳng AA ', BB ', CC ' đồng quy . Gọi D, E , F , D ', E ', F ' là trung điểm của các đoạn
AB, BC , CA, A ' B ', B ' C ', C ' A ' . Chứng minh rằng:

a. DD ', EE ', FF ' đồng quy, hơn nữa điểm này và giao điểm của AA ', BB ', CC ' , trọng tâm của tam
giác ABC cùng nằm trên một đường thẳng.

b. Nếu AA ', BB ', CC ' là các đường cao của tam giác ABC thế thì giao điểm của các đường thẳng
DD ', EE ', FF ' trùng với tâm đường tròn Euler của tam giác ABC .

c. Nếu AA ', BB ', CC ' là các đường phân giác của tam giác ABC thế thì điểm chung của chúng và
điểm chung của DD ', EE ', FF ' , điểm chung của các đường thẳng đi qua các đỉnh tam giác ABC và
chia đôi chu vi của nó nằm trên một đường thẳng.

d. Nếu AA ', BB ', CC ' là các đường chia đôi chu vi tam giác ABC thế thì điểm chung của
DD ', EE ', FF ' trùng với trọng tâm tam giác ABC .

(I. Vainchtein)

M1714. Chứng minh rằng mỗi phương trình dưới đây

a. ( x 2 + 1)( y 2 + 1) = z 2
b. ( x 2 − 1)( y 2 − 1) = z 2 , x ≠ y
c. ( x 2 + 1)( y 2 + 1) = z 2 , x ≠ y

có vô số nghiệm với nguyên x, y, z nguyên.

(V.Senderov)

17
Copyright © 2007 Vietnamese Kvant Group

M1715. Cho các số tự nhiên a1 , a2 ,..., an nhận giá trị từ 1 đến 20 sao cho:

| a1 − a2 | + | a2 − a3 | +...+ | a2 n −1 − a2 n | + | a2 n − a1 | = 2n 2 .

Chứng minh rằng: | a1 − a2 | + | a3 − a4 | +...+ | a2 n −1 − a2 n | = n 2

(V. Proizvolov)

M1716. Trên một tờ giấy kẻ carô n × n ô, ta đánh dấu N ô vuông sao cho mỗi ô vuông bất kì hoặc là
đã được đánh dấu hoặc có ô kế cận (chung ít nhất một đỉnh) được đánh dấu. Tìm giá trị nhỏ nhất của
N có thể đạt được.

(E. Barabanov, N.Voronovich)

M1717. Cho hai đường tròn Γ1 và Γ 2 chứa trong đường tròn Γ và tiếp xúc với Γ lần lượt tại M , N .
Đường tròn Γ1 đi qua tâm của đường tròn Γ 2 . Đường thẳng đi qua giao điểm của Γ1 và Γ 2 cắt Γ tại
A, B . Các đường thẳng MA, MB cắt Γ1 tại C, D . Chứng minh rằng CD tiếp xúc với Γ 2 .

(P. Kozhevnikov)

M1718. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thoả mãn

f ( x − f ( y)) = f ( f ( y)) + xf ( y) + f ( x) − 1

với mọi x, y ∈ R .

(Nhật Bản)

M1719. Cho dãy số thoả mãn công thức đệ quy:

1
a1 = 1, an +1 = an + n = 1, 2,...
an

a. Chứng minh rằng a100 > 14 .


b. Tính [a1000 ] .
c. Chứng minh sự hội tụ và tìm giới hạn của dãy an / n { } n
khi n → ∞

(A.Spivak)

M1720. Cho N khối lập phương bằng gỗ giống hệt nhau. Chúng được dán lại sao cho bất kì hai
trong số chúng đều có mặt tiếp giáp được dán lại với nhau (dán hết cả mặt tiếp giáp hoặc một phần).
Chứng minh rằng giá trị lớn nhất của N có thể đạt được là 6 .

(V. Proizvolov)

18

You might also like