You are on page 1of 12

Tudonghoa-online.

com

CHƯƠNG 4. MẠNG TRUYỀN THÔNG PPOFIBUS và MODULE EM277


4.1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp.
SIMATIC NET là mạng truyền thông cho phép kết nối với các bộ điều khiển của
SIEMENS, các máy tính chủ, các trạm làm việc. SIMATIC NET bao gồm các mạng
truyền thông, các thiết bị truyền dữ liệu, các phương pháp truyền thông dữ liệu, các giao
thức và dịch vụ truyền dữ liệu giữa các thiết bị, các module cho phép kết nối mạng LAN
(CP – Communication Processor hoặc IM – Interface Module).
Với hệ thống SIMATIC NET, SIEMENS cung cấp hệ thống truyền thông mở cho nhiều
cấp khác nhau của các quá trình tự động hoá trong môi trường công nghiệp. Hệ truyền
thông SIMATIC NET dựa trên nhiều tiêu chuẩn quốc tế ISO/OSI (International
Standardization Organisation / Open System Interconnection). Cơ sở của các hệ thống
truyền thông này là các mạng cục bộ (LANs), có thể thực hiện theo nhiều cách khác
nhau: điện học, quang học, không dây hoặc kết hợp cả ba cách trên.
Theo các yêu cầu về chức năng các lớp trong tổ chức điều hành, quản lý sản xuất thì
mạng công nghiệp được chia thành nhiều cấp bao gồm: cấp điều hành quản lý, cấp phân
xưởng, cấp trường và cấp cơ cấu chấp hành – cảm biến - đối tượng. Theo phương pháp tổ
chức hệ thống như trên SIMATIC cung cấp các loại sub-net như:
- Mạng PPI.
- Mạng MPI.
- Mạng AS-i.
- Mạng PROFIBUS.
- Mạng ETHERNET công nghiệp.
Trong chương này, em xin giới thiệu đến truyền thông công nghiệp mạng Profibus.
4.2. Mạng PROFIBUS.
4.2.1. Giới thiệu mạng Profibus.
Tudonghoa-online.com

Hình 4.1. Sơ đồ truyền thông một mạng Profibus.


PROFIBUS - Process Field Bus. Đây là một chuẩn truyền thông được SIEMENS phát
triển từ năm 1987 trong DIN 19245. PROFIBUS được thiết lập theo phương pháp hệ
truyền thông mở, không phụ thuộc vào nhà chế tạo (Open Communication Network)
phục vụ cho các cấp phân xưởng và cấp trường. Mạng PROFIBUS tuân theo chuẩn EN
50170 cho phép kết nối các bộ điều khiển PLC, các thiết bị vào/ra phân tán, các bộ lập
trình PC/PG, các cơ cấu chấp hành, các thiết bị hãng khác.
4.2.2. Vai trò và tầm quan trong của mạng Profibus.
Profibus không chỉ dừng lại là một hệ thống truyền thông mà còn được coi là một công
nghệ tự động hóa và là một trong những hệ thống bus trường hàng đầu hiện nay.
Với khả năng truyền nhận dữ liệu ở tốc độ khá cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày
càng cao của các ứng dụng trong giao tiếp và truyền thông, Profibus góp phần rất lớn vào
việc phát triển công nghệ truyền dẫn của thời đại.
Profibus được xem là chìa khóa để tháo gỡ các vướng mắc trong thiết kế hệ thống truyền
thống, tránh được tính trạng mất dữ liệu và giảm thiểu khá nhiều chi phí cho việc lắp đặt
và vận hành.
Tudonghoa-online.com

Mạng Profibus có khả năng quản lý, giám sát và vận hành một hệ thống từ đơn giản đến
phức tạp nhưng chỉ thông qua một trường bus đơn giản. Do vậy Profibus được xem là lựa
chọn hàng đầu cho các hệ thống đòi hỏi khả năng truyền thông có độ chính xác và tính ổn
định cao.
4.2.3. Các chuẩn Profibus.
Mạng PROFIBUS được cung cấp theo ba chủng loại tương thích nhau:
 PROFIBUS – DP (Distributed Peripheral): phục vụ cho việc trao đổi thông tin
nhỏ nhưng đòi hỏi tốc độ truyền nhanh. PROFIBUS – DP được xây dựng tối ưu cho việc
kết nối các thiết bị trường với máy tính điều khiển. PROFIBUS – DP phát triển nhằm đáp
ứng yêu cầu cao về tính năng thời gian trong trao đổi dữ liệu, giữa cấp điều khiển cũng
như các bộ PLC hoặc các máy tính công nghiệp với các ngoại vi phân tán ở cấp trường
như các thiết bị đo, truyền động và van. Việc trao đổi chủ yếu được thực hiện tuần hoàn
theo cơ chế Master/Slave. Với số trạm tối đa trong một mạng là 126, PROFIBUS – DP
cho phép sử dụng cấu hình một trạm chủ (Mono Master) hoặc nhiều trạm chủ (Multi
Master). Một đặc trưng nữa của PROFIBUS – DP là tốc độ truyền cao, có thể lên tới 12
Mbit/s.
 PROFIBUS – FMS (Fieldbus Message Specification): trao đổi lượng thông tin
trung bình giữa các thành viên bình đẳng với nhau trong mạng.
PROFIBUS – FMS được dùng chủ yếu cho việc nối mạng các máy tính điều khiển và
giám sát. Mạng này chỉ thực hiện ở các lớp 1, 2, 7 theo mô hình quy chiếu OSI. Do đặc
điểm của các ứng dụng trên cấp điều khiển và điều khiển giám sát, dữ liệu chủ yếu được
trao đổi với tính chất không định kỳ.
 PROFIBUS – PA (Process Automation): được thiết kế riêng cho những khu vực
nguy hiểm. PROFIBUS – PA là sự mở rộng của PROFIBUS – DP về phương pháp
truyền dẫn an toàn trong môi trường dễ cháy nổ theo chuẩn IEC 61158-2. PROFIBUS –
PA là loại bus trường thích hợp cho các hệ thống điều khiển phân tán trong các ngành
công nghiệp hoá chất và hoá dầu. Thiết bị chuyển đổi (DP/PA-Link) được sử dụng để
tích hợp đường mạng PA với mạng PROFIBUS DP. Điều này đảm bảo cho toàn bộ thông
tin có thể được truyền liên tục trên hệ thống mạng PROFIBUS bao gồm cả DP và PA.
Tudonghoa-online.com

4.3. Truyền thông mạng Profibus – DP.


Cũng như các mạng khác, mạng Profibus cũng đối chiếu với mô hình OSI để xây dựng
và hình thành một chuẩn truyền thông mới. Mô hình OSI (Open Systems Interconnection
Reference Model) là mô hình mô tả phương thức truyền tin từ các chương trình ứng dụng
của một hệ thống này đến các chương trình ứng dụng của một hệ thống khác thông qua
các phương tiện truyền thông vật lý và sử dụng một giao thức mạng.
4.3.1. Cấu hình hệ thống và kiểu thiết bị.
Profibus – DP cho phép sử dụng cấu hình một trạm chủ (Mono – Master) hoặc nhiều
trạm chủ (Multi – Master). Cấu hình hệ thống định nghĩa số trạm, gán các địa chỉ trạm
cho các địa chỉ vào/ra, tính nhất quán dữ liệu vào/ra, khuôn dạng các thông báo chẩn
đoán và các tham số bus sử dụng. Trong cấu hình nhiều chủ, tất cả các trạm chủ đều có
thể đọc dữ liệu đầu vào/ra của các trạm tớ. Tuy nhiên, duy nhất một trạm chủ được quyền
ghi dữ liệu đầu ra.
Tùy theo phạm vi chức năng, kiểu dịch vụ thực hiện, người ta phân biệt các kiểu thiết bị
DP như sau:
 Trạm chủ DP cấp 1(DP – Master class 1, DPM1): các thiết bị thuộc kiểu này trao
đổi dữ liệu với các trạm tớ theo một chu trình được quy định. Thông thường, đó là các bộ
điều khiển trung tâm. Ví dụ PLC hoặc PC, hoặc các Module thuộc bộ điều khiển trung
tâm.
 Trạm chủ DP cấp 2(DP – Master class 2, DPM2): các máy lập trình, công cụ cấu
hình và vận hành, chẩn đoán hệ thống bus. Bên cạnh các dịch vụ của cấp 1, các thiết bị
này còn cung cấp các hành đặc biệt phục vụ đặt cấu hình hệ thống, chẩn đoán trạng thái,
truyền nạp chương trình…
 Trạm tớ DP(DP – Slave): các thiết bị tớ không có vai trò kiểm soát truy nhập bus,
vì vậy cần thực hiện một phần nhỏ các dịch vụ so với một trạm chủ. Thông thường, đó là
các thiết bị vào/ra hoặc các thiết bị trường (truyền động, HMI, van, cảm biến) hoặc các
bộ điều khiển phân tán. Một bộ điều khiển PLC (với các vào/ra tập trung) cũng có thể
đóng vai trò là một trạm tớ thông minh.
Tudonghoa-online.com

Trong thực tế một thiết bị có thể thuộc một kiểu riêng biệt nói trên, hoặc phối hợp chức
năng của hai điều khiển. Ví dụ, một thiết bị có thể phối hợp chức năng DPM1 với DPM2,
hoặc trạm tớ với DPM1.
4.3.2. Đặc tính vận hành hệ thống.
Chuẩn DP mô tả chi tiết đặc tính vận hành hệ thống để đảm bảo tính tương thích và khả
năng thay thế lẫn nhau của các thiết bị. Trước hết, đặc tính vận hành của hệ thống được
xác định qua các trạng thái hoạt động của các thiết bị chủ:
 Stop: không truyền dữ liệu sử dụng trạm chủ và trạm tớ, chỉ có thể chẩn đoán và
tham số hóa.
 Clear: trạm chủ đọc thông tin đầu vào từ các trạm tớ và giữ các đầu ra ở giá trị an
toàn.
 Operate: trạm chủ ở chế độ trao đổi dữ liệu đầu vào và đầu ra tuần hoàn với các
trạm tớ. Trạm chủ cũng thường xuyên gửi thông tin trạng thái của nó tới các trạm tớ sử
dụng lệnh gửi đồng loạt vào các khoảng thời gian đặt trước.
Các hàm DP cơ sở cho phép đặt trạng thái làm việc cho hệ thống. Phản ứng của hệ thống
đối với một số lỗi xảy ra trong quá trình truyền dữ liệu của trạm chủ (ví dụ khi một trạm
tớ có sự cố) được xác định bằng tham số cấu hình “auto – clear”. Nếu tham số này được
chọn đặt, trạm chủ sẽ đặt đầu ra cho tất cả các trạm tớ của nó về trạng thái an toàn trong
trường hợp một trạm tớ có sự cố, sau đó trạm chủ sẽ tự chuyển về trạng thái Clear. Nếu
tham số này không được đặt, trạm chủ sẽ vẫn tiếp tục giữ ở trạng thái Operate.
4.3.3. Trao đổi dữ liệu giữa Master và Slave.
Trao dổi dữ liệu giữa trạm chủ và các trạm tớ gán cho nó đuợc thực hiện tự dộng theo
một trình tự quy định sẵn. Khi đặt cấu hình hệ thống bus, nguời sử dụng định nghĩa các
trạm tớ cho một thiết bị DPM1, quy định các trạm tớ tham gia và các trạm tớ không tham
gia trao đổi dữ liệu tuần hoàn.
Trước khi thực hiện trao đổi dữ liệu tuần hoàn, trạm chủ chuyển thông tin cấu hình và
các tham số đã được đặt xuống các trạm tớ. Mỗi trạm tớ sẽ kiểm tra các thông tin về kiểu
thiết bị, khuôn dạng và chiều dài dữ liệu, số luợng các đầu vào/ra. Chỉ khi thông tin cấu
Tudonghoa-online.com

hình đúng với cấu hình thực của thiết bị và các tham số hợp lệ thì bắt đầu thực hiện trao
đổi dữ liệu tuần hoàn với trạm chủ.
Trong mỗi chu kỳ, trạm chủ đọc các thông tin dầu vào lần luợt từ các trạm tớ lên bộ nhớ
đệm cũng như đưa các thông tin đầu ra từ bộ nhớ đệm xuống lần lượt các trạm tớ theo
một trình tự quy định sẵn trong danh sách (polling list). Mỗi trạm tớ cho phép truyền tối
đa 246 Byte dữ liệu dầu vào và 246 Byte dữ liệu đầu ra.
Với mỗi trạm tớ, trạm chủ gửi một khung yêu cầu và chờ đợi một khung đáp ứng (bức
điện trả lời hoặc xác nhận). Thời gian trạm chủ cần để xử lý một lượt danh sách hỏi tuần
tự chính là chu kì bus. Đương nhiên, chu kì bus phải nhỏ hơn chu kì vòng quét của
chương trình điều khiển. thực tế, thời gian cần thiết để truyền 512 bit dữ liệu đầu vào và
512 bit dữ liệu đầu ra với 32 trạm và tốc độ truyền 12Mbit/s nhỏ hơn 2ms.

Yêu cầu
Dữ liệu đầu ra Dữ liệu đầu ra
Slave 1 Đáp ứng Slave 1
Dữ liệu đầu vào Dữ liệu đầu vào
Danh sách hỏi tuần tự

Dữ liệu đầu ra
Slave 2
Dữ liệu đầu vào
…..

Yêu cầu
Dữ liệu đầu ra Dữ liệu đầu ra
Slave n Đáp ứng Slave n
Dữ liệu đầu vào Dữ liệu đầu vào

Hình 4.2. Nguyên tắc trao đổi dữ liệu tuần hoàn Master/slave.
Mô hình DP-Slave hỗ trợ cấu trúc kiểu module của các thành viên. Mỗi module được
xếp một số thứ tự khe cắm bắt đầu từ 1, riêng module có số thứ tự khe cắm 0 phục vụ
việc truy nhập toàn bộ dữ liệu của thiết bị. Toàn bộ dữ liệu vào/ra của các module được
chuyển chung trong một khối dữ liệu sử dụng của trạm tớ. Giao tiếp dữ liệu được giám
sát bởi cả hai bên trạm chủ và trạm tớ. Bên trạm tớ sử dụng cảnh giới (watchdog) để giám
Tudonghoa-online.com

sát việc giao tiếp với trạm chủ và sẽ đặt đầu ra về một giá trị an toàn, nếu nội trong một
khoảng thời gian quy định không có dữ liệu từ trạm chủ đưa xuống.
Đồng bộ hóa dữ liệu vào/ra.
Trong các giải pháp điều khiển sử dụng bus trường, một trong những vấn đề cần phải
giải quyết là việc đồng bộ hóa các đầu vào và đầu ra. Một thiết bị chủ có thể đồng bộ hóa
việc đọc các đầu vào cũng như đặt các đầu ra qua các bức thư điện gửi đồng loạt. Một
trạm chủ có thể gửi đồng loạt (broadcast, multicast) lệnh điều khiển để đặt chế độ đồng
bộ cho một nhóm trạm tớ như sau:
- Lệnh SYNC: đưa một nhóm trạm tớ về chế độ đồng bộ hóa đầu ra. Ở chế độ này,
đầu ra của tất cả các trạm tớ trong nhóm được giữ nguyên trạng thái hiện tại cho tới khi
nhận được lệnh SYNC tiếp theo. Trong thời gian đó, dữ liệu đầu ra được lưu trong vùng
nhớ đệm và chỉ được đưa ra sau khi (đồng loạt) nhận được lệnh SYNC tiếp theo. Lệnh
UNSYNC sẽ được đưa các trạm tớ về chế độ bình thường (đưa đầu ra tức thì).
- Lệnh FREEZE: đưa một nhóm các trạm tớ về chế độ đồng bộ hóa đầu vào. Ở chế
độ này, tất cả các trạm tó trong nhóm được chỉ định không được phép cập nhật vùng nhớ
đệm dữ liệu đầu vào, cho tới khi (đồng loạt) nhận được lệnh FREEZE tiếp theo. Trong
thời gian đó trạm chủ vẫn có thể đọc giá trị đầu vào (không thay đổi) từ vùng nhớ đệm
của các trạm tớ. Lệnh UNFREEZE sẽ đưa các trạm tớ về chế độ bình thường (đọc đầu
vào tức thì).
4.4. Cable nối mạng Profibus – DP.
Để ghép nối các thiết bị trong mạng Profibus – DP ta sử dụng cable Profibus, ta có thể
sử dụng cable nối do Siemens cung cấp, khi ghép nối cần chú y tơi công tắc tại đầu nối
(hình vẽ).
Tudonghoa-online.com

Hình 4.3. Kết nối cable profibus.


Ở hai đầu của mạng các công tắc được đặt ở vị trí ON, các trạm còn lại công tắc đặt ở vị
trí OFF.
Mạng Profibus – DP sử dụng chuẩn truyền RS – 485, đây là một chuẩn truyền công
nghiệp, tín hiệu truyền là điện áp vi sai trên hai đầu dây (A và B), do đó có khả năng
chống nhiễu cao và cho phép truyền dữ liệu với khoảng cách lớn, khoảng cách hai trạm
trong tối đa là 50m nếu sử dụng các bộ lặp tín hiệu (repeater) sẽ cho phép nâng khoảng
cách lên tới 1000m.

Hình 4.4. Mạng Profibus – DP sử dụng chuẩn truyền RS – 485.


4.5. Giới thiệu về module CP – EM277.
4.5.1. Giới thiệu.
Tudonghoa-online.com

CPU S7-200 có thể kết nối vào một mạng Profibus DP nhờ vào sử dụng module mở
rộng EM277. Khối EM277 cho phép S7-200 trở thành một trạm tớ trên mạng. Một trạm
chủ có thể ghi và đọc dữ liệu từ các khối S7-200 trong mạng thông qua khối mở rộng
EM277.
4.5.2. Các thông số của EM277.
 Thông số vật lý:
- Kích thước: 71mm x 80mm x 62mm.
- Trọng lượng: 175g.
- Công suất: 2.5W.
 Thông số truyền dữ liệu:
- Số lượng cổng: 1.
- Giao diện điện tử: RS-485.
- Tốc độ Profibus-DP/MPI: 9.6, 19.2, 45.45, 93.75, 187.5,
500Kbaud; 1, 1.5, 3, 5, 12Mbaud.
- Giao thức: Profibus-DP Slave và MPI Slave.
- Chiều dài cáp: phụ thuộc tốc độ.
Tốc độ baud Gần 93.75 Kb 187.5 Kb 500 Mb 1-1.5 3-12
Mb Mb
Chiều dài cáp 1200m 1000m 400m 200m 100m
- Khả năng mạng:
Địa chỉ trạm: 0 – 99 (thiết lập bằng nút xoay).
Số lượng tối đa trong một phân đoạn: 32.
Số lượng trạm tối đa một mạng: 99 trạm EM277.
4.5.3. Cấu trúc vùng nhớ của Master và Slave:
Mục đích của kết nối Profibus DP là trao đổi dữ liệu. Một trạm chủ ghi dữ liệu ngõ ra
đến trạm tớ . Trạm tớ phản hồi lại bằng dữ liệu ngõ vào gửi tới trạm chủ.
Trạm chủ chuyển dữ liệu từ một vùng ngõ ra I/O đến vùng đệm ngõ ra của trạm tớ
(hộp thư nhận). Trạm chủ đọc dữ liệu từ vùng đệm ngõ vào của trạm tớ (hộp thư đi) và
Tudonghoa-online.com

lưu trữ trong một vùng ngõ vào I/O/ Vùng đệm ngõ vào và ngõ ra được đặt trong vùng
nhớ biến của CPU gọi là vùng nhớ V.
Trong kỹ thuật Profibus DP thì dữ liệu trao đổi được mô tả luôn tuân theo một quy tắc
hướng về trạm chủ.
- Dữ liệu chuyển từ trạm chủ đến trạm tớ luôn được gọi là dữ liệu ngõ ra.
- Dữ liệu chuyển từ trạm tớ đến trạm chủ luôn được gọi là dữ liệu ngõ vào.
- Dữ liệu chuyển đến từ trạm chủ luôn được coi là dữ liệu ngõ ra mặc dù đối
với trạm tớ, nó là ngõ vào. Tương tự như vậy, dữ liệu gửi về trạm chủ luôn được
coi la dữ liệu ngõ vào mặc dù đối với trạm tớ nó là ngõ ra.
Trạm chủ xác định địa chỉ bắt đầu của bộ đệm ngõ ra (hộp thư nhận). Trạm chủ gửi
offset của vùng nhớ V của vùng đệm ngõ ra đến trạm tớ như là một phần trong khai báo
thông số của trạm tớ. Nếu offset này có giá trị là 0, trạm tớ sẽ đặt bộ vùng đệm ngõ ra tại
địa chỉ VB0. Nếu offset có giá trị 5000, nó sẽ đặt tại địa chỉ VB5000.
Vùng đệm ngõ vào (hộp thư nhận hay dữ liệu phản hồi về trạm chủ) lập tức theo sau
vùng đệm ngõ ra. Người điều khiển cũng cấu hình trạm chủ về khối lượng dữ liệu phản
hồi về trạm tớ. Giá trị này được ghi vào trạm tớ như là một phần cấu hình của nó. Trạm
tớ sử dụng thông tin này để ấn định kích thước của vùng đệm ngõ vào. Tiếp theo ví dụ
trên, nếu như trạm chủ đặt vùng đệm ngõ ra địa chỉ VB5000 và ấn định kích thước là
16byte thì vùng đệm ngõ vào bắt đầu từ địa chỉ VB5016 ngay sau vùng đệm ngõ ra. Nếu
kích thước của vùng đệm ngõ vào là 16byte thì nó sẽ được đặt trong vùng nhớ từ VB5016
đến VB5031.
Tudonghoa-online.com

Hình 4.5. Ví dụ về vùng nhớ V của CPU và vùng nhớ I/O của trạm chủ.
Sau khi kêt nối trạm chủ và trạm tớ được thiết lập, vị trí của vùng đệm ngõ ra và kích
thước của vùng đệm có thể được đọc từ vùng nhớ đặc biệt (SM) của CPU. Bảng dưới đây
ghi lại vị trí vùng nhớ mô tả về khối EM277 đầu tiên kết nối. Nếu nó là module thứ hai
thì địa chỉ SM dời đi 50 (SMB250 đến SMB279).
 Cách thức truyền – nhận dữ liệu giữa Master S7-300 và slave S7-200:
Trong đề tài này, khối module truyền thông EM277 có IO Offset trong vùng bộ nhớ V
là 200 và độ lớn của khối dữ liệu truyền nhận là 32 bytes (Out/In), được quy định địa chỉ
IB50 đến IB81, QB50 đến QB81 trên master.
+ Cách thức truyền - nhận Master như sau:
- Master sẽ truyền dữ liệu đến Slave thông qua 32 bytes có địa chỉ QB50 đến QB81.
- Master sẽ nhận dữ liệu đến Slave thông qua 32 bytes có địa chỉ IB50 đến IB81.
+ Cách thức truyền - nhận của Slave như sau:
- Slave sẽ nhận dữ liệu từ Master thông qua 32 bytes trong vùng nhớ V bắt đầu từ
địa chỉ IO Offset VB200 đến VB231.
Tudonghoa-online.com

- Slave sẽ truyền dữ liệu đến Master thông qua 32 bytes trong vùng nhớ V bắt đầu
từ địa chỉ IO Offset tiếp theo của vùng dữ liệu nhận, tức là từ VB232 đến VB261.

You might also like