You are on page 1of 48

Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

------    ------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TỰ ĐỘNG


ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ TRUYỀN ĐỘNG CHO
CƠ CẤU NÂNG HẠ CẦU TRỤC

GVHD: Thầy Lê Thanh Lâm


SVTH: Lê Ngọc Thanh - 17642061
Nguyễn Văn Hải - 17642042
Nhóm: 04
Lớp: 17642TKS1

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 1


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……….
Ngày…...tháng…...năm 2017

Giáo viên hướng dẫn ký tên

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 2


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………….
Ngày…...tháng…...năm 2017

Giáo viên phản biện ký tên

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 3


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC


NỘI DUNG ĐỒ ÁN:

Hãy tính toán và thiết kế truyền động điện cho một cơ cấu nâng hạ cầu trục
dùng động cơ điện là:

Động cơ DC kích từ song song.

CÁC SỐ LIỆU NHƯ SAU:

Động cơ DC kích từ song song.

Pđm (kW ) U đm (V ) I đm ( A) I ktđt ( A) nđm (v / p)

93 203 523 5,6 600

Yêu cầu tính toán và thiết kế như sau:

1. Động cơ mở máy qua 3 cấp điện trở phụ, tính các điện trở phụ mở máy
bằng phương pháp đồ thị phụ tải.
2. Tính toán điện trở phụ cần thiết đóng vào mạch rotor để nâng tải với tốc
độ lần lượt là:
a. n = 1/2 nđm

b. n = 1/4 nđm
3. Tính toán điện trở phụ cần thiết đóng vào rotor khi hạ tải với tốc độ lần
lượt là:
a. n = 1/2 nđm

b. n = 1/4 nđm

c. n = 2 nđm
4. Thiết kế sơ đồ nguyên lý điều khiển để mở máy nâng hạ tải: mạch động
lực.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 4


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

MỤC LỤC
LỜi CẢM ƠN…………………………………………………..…………. 1
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………..…...…. 2
PHẦN A: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU KÍCH TỪ SONG
SONG……. 3
CHƯƠNG 1: ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN KÍCH TỪ SONG
SONG…………………………………………………………………....... 3
1.1. Phương trình đặc tính cơ của động
cơ………………………….. 3
1.2. Ảnh hưởng của các thông số đến đặc tính cơ……………….. 6
1.3. Đường đặc tính cơ khi đảo chiều…………………………….. 11
1.4. Tính điện trở mở máy bằng phương pháp đồ thị…………… 14
1.5. Hãm máy…………………………………….………………… 17
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CHO CƠ CẤU NÂNG HẠ
CẦU TRỤC DÙNG ĐỘNG CƠ ĐC KÍCH TỪ SONG SONG 27
2.1. Tính toán điện trở phụ mở máy……………………………… 27
2.2. Các biện pháp để nâng tải lên với tốc độ làm việc khác nhau…. 29
2.3. Các biện pháp để hạ tải với nhiều tốc độ khác nhau………… 32
2.4. Vẽ mạch động lực và mạch điều khiển của động cơ theo yêu
cầu 2.1, 2.2, 2.3 (theo role, contactor, zen hay PLC của
OMRON)… 39

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 5


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

LỜI CÁM ƠN

Chúng em xin cảm ơn thầy Lê Thanh Lâm là người trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ và chỉ bảo chúng em trong đồ án truyền động điện này. Thầy đã giúp
chúng em giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm chuyên đề thực
tế và hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định ban đầu. Đặc biệt là học hỏi
những kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp của thầy để chúng
em áp dụng sau này.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Điện – Điện tử của
trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy
truyền đạt cho chúng em những kiến thức về chuyên ngành nói chung và bộ môn
truyền động điện nói riêng. Đó là những kiến thức vô cùng quý báu mà chúng
em đã học được trong thời gian qua.

Một lần nữa chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô đã
giúp đỡ chúng em đã hoàn thành chuyên đề thực tế này.

Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe.

Nhóm sinh viên thực hiện đồ án:

Lê Ngọc Thanh – 17642061

Nguyễn Văn Hải – 17642042

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 6


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

LỜI MỞ ĐẦU

Ở nước ta hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế,
với những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức lớn. Sự phát triển nhanh
chóng của khoa học kỹ thuật nói chung và trong lĩnh vực truyền động điện nói
riêng. Ngày càng xuất hiện nhiều dây chuyền sản xuất mới có mức độ tự động
hóa cao với những khâu truyền động hiện đại. Truyền động là khâu quan trọng
trong dây chuyền sản xuất. Đóng góp trực tiếp trong việc nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm nhằm tăng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.

Ngày nay do ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực điều khiển
tự động nên các khâu ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Nâng cao
mức độ tự động hóa tác động nhanh, độ chính xác cao và còn giảm kích thước
và hạ giá thành chi phí cho doanh nghiệp.

Một trong những khâu truyền động phổ biến là nâng hạ cầu trục. Nâng hạ
cầu trục là khâu truyền động cơ bản của bộ môn truyền động điện. Hiện nay
được sử dụng rất phổ biến tại các hải cảng, khu công nghiệp đến các nhà máy xí
nghiệp và công trường xây dựng. Giúp con người nâng hạ các vật nặng một cách
dễ dàng mà không cần sử dụng đến sức người. Đồng thời góp phần đẩy nhanh
quá trình vận chuyển và đảm bảo an toàn cho người lao động. Trong bối cảnh
đó, để đáp ứng được những điều kiện thực tiển trong quá trình điều khiển và vận
hành đòi hỏi các kỹ sư phải có kiến thức về chuyên ngành và bộ môn truyền
động điện.

Nội dung của đồ án này là trình bày những kiến thức cơ bản về truyền động
điện. Bao gồm phân tích đặc tính của hệ thống nâng hạ cầu trục. Tính toán và
thiết kế sơ đồ điều khiển hệ thống truyền động động cơ điện một chiều kích từ
song song.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 7


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

PHẦN A: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU KÍCH TỪ


SONG SONG
CHƯƠNG 1: ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN KÍCH TỪ SONG
SONG

1.1. Phương trình đặc tính cơ của động cơ.

Hình 1.1. ĐCĐ một chiều kích từ song song

Ta có: Phương trình cân bằng điện áp của động cơ điện một chiều.

𝑢𝑑𝑚 Uđm = Eư + R ư Iư

Eư = Uđm − R ư Iư

Eư = K E Φđm n

=> K E Φđm n = Uđm − R ư Iư

=> K E Φđm n = Uđm − R ư Iư


Uđm Rư Iư
=> n = − (phương trình đặc tính tốc độ tự nhiên)
KE Φđm KE Φđm

Trong đó:

n: Tốc độ quay của động cơ

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 8


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Uđm : điện áp định mức của ĐCĐ một chiều


PN
KE = : hệ số điện động của động cơ
60a

Φđm : từ thông kích từ dưới một cực từ

R ư : điện trở mạch phần ứng

Iư : dòng điện mạch phần ứng

R f : điện trở phụ mạch phần ứng


Nếu thêm điện trở phụ mạch phần ứng thì ta có phương trình đặc tính tốc
độ nhân tạo.

Uđm (R ư +R f )Iư
n= −
K E Φđm K E Φđm
Uđm
Khi Iư = 0: n = n0 = : là tốc độ không tải lý tưởng của động cơ
KE Φđm


aTN = : là hệ số gốc hay độ dốc của đường đặc tính tốc độ tự nhiên
KE Φđm

Rư Iư
∆nTN = aIư = : là độ sụt tốc độ trên đường đặc tính tự nhiên
KE Φđm

Hình 1.3. Đặc tính cơ tự nhiên

1 − 3 = n0 : tốc độ không tải lý tưởng

2 − 3 = nA : tốc độ làm việc của đường đặc tính cơ tự nhiên


Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 9
Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

1 − 2 = ∆nTN : độ sụt tốc độ

Nếu Ic = Iđm thì nA = nđm


Ta có: n = f(Mđ )

Moment điện từ của động cơ được xác định bởi công thức:

Mđt = K M Φđm Iư
M
=> Iư =
K M Φđm

Thay 𝐼ư vào phương trình đặc tính tốc độ ta được:


Uđm Rư M
n= − : Phương trình đặc tính cơ tự nhiên
KE Φđm KE KM Φ2 đm

Trong đó: M là moment điện từ của động cơ


PN
KE = : hệ số điện động của động cơ
60a

PN
KM = : hệ số cấu tạo của động cơ
2Πa

Hay:
Uđm RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 10


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

1.2. Ảnh hưởng của các thông số đến đặc tính cơ.

Ta có phương trình đặc tính cơ nhân tạo:

U (R ư + R f )M
n= −
K E Φ 9,55(K E Φ )2
Uđm
Đặt: n0 = : tốc độ không tải lý tưởng
KE Φđm


aTN = : hệ số góc hay độ dốc của đặc tính cơ tự nhiên
9,55(KE Φđm )2


∆nTN = aTN M = : độ sụt tốc độ của đường đặc tính cơ tự
9,55(KE Φđm )2

nhiên

1.2.1. Ảnh hưởng của điện trở phụ gắn vào mạch phần ứng

Sơ đồ nguyên lý khi thêm điện trở phụ vào mạch phần ứng.

Giả sử Uư = Uđm = const

Φ = Φđm = const

R f thay đổi

Muốn thay đổi điện trở mạch phần ứng ta nối them điện trở phụ R f vào
mạch phần ứng.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 11


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Phương trình đặc tính cơ:

Uđm (R ư + R f )M
n= −
K E Φ 9,55(K E Φ )2

Khi điện trở R f thay đổi thì


Uđm
 n0 = = const
KE Φđm
𝑅ư +𝑅𝑓
 Hệ số góc nhân tạo: 𝑎𝑁𝑇 = ≫ 𝑎 𝑇𝑁
9,55(𝐾𝐸 𝛷đ𝑚 )2

 Độ dốc nhân tạo: ∆nTN = aTN M ≫ ∆nTN

Kết luận: Họ các đặc tính cơ là chùm đường thẳng xuất phát từ 𝑛0

1.2.2. Ảnh hưởng của điện áp lên mạch phần ứng

Giả sử: IKT = IKTđm = const

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 12


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Φ = Φđm = const

Rf = 0

Khi thay đổi điện áp theo hướng giảm so với Uđm ta có:
U RưM
n= −
K E Φ K E K M Φ2 đm

Khi giảm điện áp thì:

 Tốc độ n giảm theo


 ∆nTN = aTN = const
 aNT = aTN = const

Như vậy khi thay đổi điện áp đặt vào phần ứng động cơ ta được một họ đặc
tính cơ song song với đường đặc tính cơ tự nhiên.

Khi giản điện áp thì momet ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch của động cơ
giảm ứng với một phụ tải nhất định. Do đó, phương pháp này cũng được áp

dụng để điều chỉnh tốc độ đọng cơ và hạn chế dòng điện khi khởi động.

Hình 1.6. Họ đặc tính cơ khi thay đổi điện áp đặt lên phần ứng

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 13


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

1.2.3. Ảnh hưởng của từ thông

Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý khi thêm điện trở phụ kích từ

Khi thêm R PKT nối tiếp với cuộn kích từ thì:

IKT giảm xuống < IKTđm

=> Φ giảm xuống < Φđm

RP = 0

U = Uđm

Đối với đặc tính tốc độ:

Xét phương trình đặc tính tốc độ:


Uđm R ư Iư
n= −
KEΦ KEΦ

+ Khi mở máy:
Uđm R ư Iưmm
n=0= −
KEΦ KEΦ

=> 0 = Uđm − R ư Iưđm


Uđm
=> Iưmm = = const

+ Khi động cơ không tải:

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 14


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Uđm
nx =
K E Φx

Khi Φx giảm => nx tăng và Iưmm = const

Họ đặc tính tốc độ khi thay đổi từ thông

Đối với đường đặc tính cơ:

Xét phương trình đặc tính cơ


Uđm RưM
n= −
K E Φ 9,55(K E Φ )2

Moment khi mở máy:

Mmm = K M ΦIưmm

Với K M , Iưmm : const


Uđm
Khi Φ giảm thì: n0 = tăng và Mmm giảm
KE Φ

Thông thường để đảm bảo tuổi thọ động cơ thì

Mc < Mđm

=> Φ giảm => n tăng (vòng/phút)

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 15


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Họ đặc tính cơ khi thay đổi thừ thông

1.3. Đường đặc tính cơ khi đảo chiều động cơ


1.3.1. Đảo cực tính điện áp đặt lên phần ứng

Sơ đồ nguyên lý khi đảo cực tính điện áp đặt lên phần ứng

Việc thay đổi cực tính đặt lên phần ứng nhờ các tiếp điểm T, N của các

Contactor

Khi T hoạt động (N >0)

=> Eư = K E Φđm n > 0

Uđm − Eư K E Φđm (n0 − n)


=> Iư = = >0
Rư Rư

=> M = K M Φđm Iư > 0

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 16


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Ta có phương trình đặc tính cơ:


Uđm RưM
n= −
K E Φđm K E K M Φ2 đm

Khi N hoạt động cực tính điện áp được đảo ta có: n < 0

=> Eư = K E Φđm n < 0

(−Uđm ) − Eư K E Φđm (−n0 − n)


=> Iư = = <0
Rư Rư

K E Φđm (−n0 + |n|)


=> Iư = <0

Khi tiến đảo cực tính điện áp đặt vào phần ứng thì dòng điện qua phần ứng
là Iư < 0 nên moment điện từ của phần ứng đảo chiều.

=> M = K M Φđm Iư < 0

Ta có phương trình đặc tính cơ:


Uđm Rư
n= − |M|
K E Φđm K E K M Φ2 đm


= −n0 + |M|
K E K M Φ2 đm

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 17


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

 Đường biểu điễn đặc tính cơ

Đặc tính cơ khi đảo cực tính điện áp phần ứng.

1.3.2. Đảo chiều dòng điện qua cuộn kích từ.


Sơ đồ nguyên lý khi đảo chiều dòng điện qua cuộn kích từ

Việc đảo chiều dòng điện qua cuộn kích từ được thực hiện nhờ tiếp điểm T,
N của các Contactor

Khi T hoạt động : n0 > 0, Φđm

=> Eư = K M Φđm n > 0

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 18


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Uđm − Eư K E Φđm (n0 − n)


=> Iư = = >0
Rư Rư

=> M = K M Φđm Iư > 0

Phương trình đặc tính cơ:


Uđm Rư
n= − M
K E Φđm K E K M Φ2 đm

Khi N hoạt động: Từ thông Φđm được đảo cực (chiều dòng điện qua cuận
kích từ được đảo). n0 < 0, (−Φđm )

=> Eư = K M (−Φđm )n > 0

Uđm − Eư K E (−Φđm )(−n0 + n)


=> Iư = = >0
Rư Rư

Moment điện từ:

=> MĐ = K M (−Φđm )Iư < 0

Phương trình đặc tính cơ:


Uđm Rư
n= + |M|
K E (−Φđm ) K E K M Φ2 đm
Uđm Rư
<=> n = − + |M| < 0
K E Φđm K E K M Φ2 đm

Đường biểu diễn đặc tính cơ cũng có dạng như khi ta đảo chiều bằng cách

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 19


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

đảo cực tính điện áp đặt vào phần ứng:

1.4. Tính điện trở mở máy bằng phương pháp đồ thị.

Ta có: Dòng điện mở máy phần ứng:


Uđm − Eư Φđm n
Iư =

Uđm
Khi mở máy: n = 0 => Eư = 0 dòng điện mở máy Imm = .

Vì điện áp phần ứng Eư lúc mở máy Eư ≪ 1


Uđm
=> R ư = (0,04 → 0,05)
Imm

Imm = (20 − 25)Iđm

Tác hại của dòng mở máy khi dòng mở máy lớn:

+ Cháy cách điện dây quấn.

+ Gây sụt áp lớn trên lưới điện.

+ Lực điện động lớn có thể gây biến dạng kết cấu cơ khí của rãnh.

Hình 1.16: Sơ đồ nguyên lý ĐC khi mở máy bằng điện trở phụ.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 20


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Dựa vào các thông số động cơ và đặc tính vạn năng vẽ được đặc tính cơ
điện tự nhiên.

Chọn dòng điện giới hạn I1 = (1,8 − 2,5)Iđm và tính điện trở tổng của
Uđm
mạch phần ứng khi khởi động: R =
I1

Chọn dòng điện chuyển khi khởi động:


I2 = (1,1 → 1,3)Iđm nếu Iđm > IC

I2 = (1,1 → 1,3)IC nếu IC > Iđm

Gióng I2 lên đặc tính cơ tự nhiên có giá trị nTN2 (h) từ đó xác định giảm
(b) trên đặc tính khởi động với giá trị dòng I2 .
Uđm I2 R
nTN2= nTN2
Uđm I2 R

Kẻ đường thẳng qua ab trên đặc tính cơ tự nhiên kẽ đường thẳng qua gh.
Hai đường này cắt nhau tại n0 .

Từ n0 dựng đường đặc tính khởi động hình tia thỏa mãn điều kiện:

Đảm bảo đúng số cấp khởi động yêu cầu.

Từ điểm f kẽ đường song song với trục hoành và phải cắt đặc tính tự nhiên
đúng ở điểm g.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 21


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Nếu không thỏa mãn điều kiện trên ta phải chọn lại giá trị I1 , I2 để xây
dựng lại đặc tính khởi động.

Hình 1.17: Đặc tính cơ của ĐC DC kích từ song song khi mở máy.

Gọi điện trở mắc vào mạch phần ứng khi khởi động là R P

Ta có: R P = R − R ư

Điện trở khởi động trong từng cấp là:


je − jg eg
R PI = R ư ( ) = Rư ( )
jg jg
jc − jg cg
R PII = R ư ( ) = Rư ( )
jg jg
ja − jg ag
R PIII = R ư ( ) = Rư ( )
jg jg

R PI = R PI

R P2 = R PII − R PI

R P3 = R PIII − R PII

1.5. Hãm máy.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 22


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Trạng thái động cơ quay thuận:

n > 0 => Eư = K M Φđm n > 0

IKTđm > 0 => Φđm > 0

Uđm − Eư K E Φđm (n0 − n)


Iư = =
Rư Rư

Vì n0 > n => Iư > 0

M = K M Φđm Iư > 0

Phương trình đặc tính cơ:



n = n0 − M>0
K E K M Φ2 đm

P = Uđm Iưđm > 0 => nhận năng lượng tiêu thụ (tiêu thụ năng lượng điện)

Sơ đồ nguyên lý ĐC quay thuận.

Trạng thái hãm máy: Là trạng thái mad tốc độ n và moment MH ngược
chiều.

+ Cần dừng nhanh động cơ.

+ Giữ cho tải thế năng được hạ xuống với tốc độ không đổi.

+ Giữ cho một tải trọng đứng yên trên cao khi có khuynh hướng rơi
xuống đất.

1.5.1. Hãm thuận.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 23


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Hãm tái sinh xảy ra khi tốc độ quay n và moment quay MH ngược chiều và
n > n0

Có hai phương pháp hãm tái sinh:

Hãm bằng phương pháp giảm điện áp.

Hạ tải thế năng bằng phương pháp đảo ngược cực tính điện áp phần ứng đặt
lên phần ứng.

 Giảm tốc bằng phương pháp giảm tốc

Đặc tính cơ khi giảm tốc độ bằng phương pháp giảm điện áp.

Xét điểm B:

Do quán tính nB > 0 (động cơ quay theo chiều cũ)

EưB = K M Φđm nB > 0

U1 − EB K E Φđm (n01 − nB )
IB = = <0
R R0

MĐB = K M Φđm nưB < 0

B là điểm bắt đầu quá trình hãm tái sinh.

Đoạn Bn01 : n giản xuống nhưng vẫn lớn hơn 0.


Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 24
Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

E0 = K M Φđm n01 > 0

U1 − Eư K E Φđm (n01 − n)
Iư = = <0
Rư Rư

MĐ = K M Φđm nư < 0

Ta có: n > n0 > 0 và MĐ < 0

 Bn01 là đoạn đặc tính hãm tái sinh

Khi n giảm tốc => |Iư | giảm |MĐ | giảm.

P = U1 Iư < 0: Trả ngược năng lượng về nguồn.

Phương trình đặc tính cơ:


U1 RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φ )2

Hãm tái sinh được gọi là hãm máy phát.

Tại n = n01

U1 − Eư K E Φđm (n01 − n)
Iư = = =0
Rư Rư

MĐ = 0

Tại n01 C: n01 > n > 0

U1 − Eư K E Φđm (n01 − n)
Iư = = >0
Rư Rư

MĐ = K M Φđm Iư > 0

Đoạn n01 C: là đoạn đặc tính động cơ quay thuận giảm tốc độ vì MĐ < MC
nên hệ thống giảm tốc.

Khi n giảm => Iư tăng => MĐ tăng. Tăng đến C thì cân bằng với Mtải (hệ
thống làm việc ổn định).

Hệ thống đang làm việc nâng tải tại điểm A. Người ta tiến hành giảm điện
áp xuống còn U1 , lúc này do quán tính tốc độ vẫn quay theo chiều cũ, nhưng
Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 25
Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

dòng điện và moment đã đảo chiều. Quá trình hãm tái sinh diễn ra ở góc phần tư
thứ 2 làm giảm nhanh tốc độ về n01 . Đến n01 , MĐ = 0. Trên trục động cơ còn
moment cản MC ngược chiều với n nên nó tiếp tục làm cho động cơ giảm tốc,
đồng thời MĐ tăng dần cho đến C thì cân bằng MC = MĐ . Hệ thống sẽ làm việc
ổn định ở tốc độ thấp.

Khi hạ tải thế năng bằng phương pháp đảo cực tính điện áp đặt lên
phần ứng:

Khi muốn hạ tải phải đảo chiều điện áp đặt vào phần ứng động cơ. Lúc này
nếu moment do tải gây ra lớn hơn moment ma sát trong cái bộ phận chuyển
động của cơ cấu, động cơ sẽ làm việc ở trạng thái hãm tái sinh trên hình trên.
Khi hạ tải, để hạn chế dòng khởi động ta đóng thêm điện trở phụ vào mạch phần
ứng. Tốc độ động cơ tăng lên dần. Khi tốc tốc độ gần đạt đến giá trị n0 ta cắt
điện trở phụ, động cơ tăng tốc trên đường đặc tính cơ tự nhiên. Khi tốc độ vượt
quá n > n0 , moment điện từ của động cơ đổi dấu thành moment hãm đến điểm
A moment MC = MH , tải trọng được hạ với tốc độ ổn định n0đ , trạng thái hãm
tái sinh.

1.5.2. Hãm ngược.

Định nghĩa: Hãm ngược là hãm xảy ra khi rotor của động cơ chuyển động
do động năng tích lũy trong các bộ phận chuyển động hoặc do tải thế năng mà
quay ngược chiều với moment điện từ của động cơ.

Có hai cách để thực hiện hãm ngược:

Hãm ngược bằng cách đảo cực tính điện áp đặt lên mạch phần ứng.

Phương trình đặc tính cơ của đường số (1)

(−Uđm ) RưM
n= −
K E Φđm K E K M Φ 2 đm

Phương trình đặc tính cơ của đường số (2):

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 26


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Uđm Rư + RfM
n= −
K E Φđm K E K M Φ 2 đm

Đặc tính cơ khi hãm ngược bằng cách đảo cực tính điện áp đặt lên phần
ứng.

Giả sử hệ thống đang làm việc ổn định tại điểm A, để hạ tải người ta tiến
hành đảo ngược cực tính điện áp đặt lên phần ứng của động cơ (kết hợp đóng
thêm điện trở phụ để hạn chế dòng điện hãm ban đầu không vượt quá 2.5Iđm ),
để làm việc chuyển từ A sang B1 . Lúc này do quán tính tốc độ n vẫn quay theo
chiều cũ nhưng Iư và MĐ đảo chiều. Qúa trình hãm ngược diễn ra làm giảm
nhanh tốc độ động cơ về 0, đoạn B1 C1 gọi là đoạn đặc tính động cơ hãm ngược
bằng cách đảo chiều điện áp đặt lên phần ứng.

Tại C1 n = 0 nhưng do MC và MĐ cùng chiều nên chúng sẽ kéo rotor ngay


ngược theo chiều của chúng, động cơ bắt đầu quá trình mở máy theo chiều
ngược lại và tăng tốc do có sự hỗ trợ của MC và MĐ , đoạn C1 (−n0 ) gọi là đoạn
đặc tính động cơ quay ngược.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 27


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Tại (−n0 ), moment động cơ MĐ = 0 cùng chiều với n nên hệ thống tiếp
tục tăng tốc vượt khỏi (−n0 ), khi đó MĐ đảo chiều quá trình hãm tái sinh diễn ra
nên đoạn (−n0 ) E1 , MĐ lớn dần cho đến điểm E1 thì cân bằng MC và MĐ , tải thế
năng được hạ xuống với tốc độ không đổi là (−nE1 ).

Để hạn chế dòng điện hãm ngược lúc bắt đầu không vượt quá 2.5Iđm thì
người ta đóng thêm điện trở phụ khi đảo cực tính điện áp. Do đó điểm làm việc
sẽ chuyển từ A sang B2 để rồi hạ tải với tốc độ nE2 và nE2 > nE1 .

Hãm ngược bằng cách đóng điện trở phụ:

Giả sử động cơ đang nâng tải ở điểm A người ta thực hiện hạ tải bằng cách
đóng vào mạch phần ứng 1 điện trở phụ đủ lớn (lớn hơn điện trở phụ mở máy).

Lúc này điểm làm việc chuyển sang điểm B.

Tại B3 : MĐ < MC , hệ thống giảm tốc từ B đến C.

Lúc này Iư và MĐ tăng dàn trị số:

K E Φđm (n + n0 )
Iư =
Rư + Rf

Tại điểm C3 : Tốc độ bằng 0 nhưng trên trục động cơ tồn tại moment ngược
chiều nhau là MĐ và MC , nhưng vì MC có trị số lớn hơn nên nó sẽ làm cho rotor
quay theo chiều ngược lại để hạ tải xuống.

Lúc này do hổ trợ của moment cản thế năng, động cơ tăng tốc từ C3 đến E3
đồng thời Iư và MĐ tăng dần giá trị dương.

K E Φđm (n − (−n0 )) K E Φđm (n + |n|)


Iư = = Iư = >0
Rư + Rf Rư + Rf

MĐ = K E Φđm Iư > 0

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 28


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Trạng thái hãm ngược diển ra cho đến E3 thì MĐ = MC tải được hạ xuống
với tốc độ không đổi là (−nD ). Nếu nếu ta thay đổi vị trí số điện trở phụ R f thì ta

sẽ thay đổi được tốc độ khi hạ tải.

Đặc tính cơ khi hãm ngược bằng cách đóng điện trở phụ.

1.5.3. Hãm động năng.


Định nghĩa: Hãm động năng là trạng thái hãm của động cơ

Hãm động năng là trạng thái động cơ làm việc như một máy phát mà năng
lượng cơ học của động cơ đã tích lũy được trong quá trình làm việc trước đó
biến thành năng lượng tiêu tán trong mạch hãm dưới dạng nhiệt.

Hãm động năng kích từ độc lập:

Sơ đồ nguyên lý của động cơ khi hãm động năng kích từ độc lập
Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 29
Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Đặc tính cơ của động cơ kích từ độc lập.

Giả sử hệ thống đang làm việc tại điểm A (động cơ đang nâng tải). Để hạ
tải người ta ngắt phần ứng ra khỏi lưới điện và đóng qua điện trở hãm R HĐN ,
cuộn kích từ vẫn được cung cấp điện, lúc này do quán tính phần ứng vẫn quay
theo chiều cũ, động cơ làm việc ở chế độ máy phát, phát ra sức điện động Eư có
chiều không đổi, sức điện động này tạo trong mạch kín dòng điện Iư đã đảo
chiều nên moment MĐ cũng đảo chiều.

−Eư
Iư = <0
R ư + R HĐN

=> MĐ = K M Φđm Iư < 0

Hệ thống làm việc tại điểm B, tại đây n và MĐ ngược chiều nhau, trạng thái
hãm động năng kích từ độc lập xảy ra, tốc độ động cơ giảm về 0.

Phương trình đặc tính cơ khi hãm động năng là:

(R ư + R HĐN )M
n=
K E K M Φ 2 đm

B1 : Là đoạn hãm động năng kích từ độc lập đối với tải phản kháng hoặc cắt
nguồn.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 30


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Hãm động năng tự kích từ:

Sơ đồ nguyên lý Hãm động năng tự kích từ.

Người ta thực hiện hãm động năng tự kích từ bằng cách ngắt phần ứng và
cuộn dây kích từ khỏi phần điện và đóng qua điện trở hãm.

Do quán tính động cơ tiếp tục quay theo chiều cũ (n>0), các thanh dẫn quét
qua từ dư của mạch từ stator nên vẫn cảm ứng ra sứng điện động Eư

n>0

Φdư > 0

Eư = K M Φđm n > 0
−Eư
Iư = <0
R HĐN R CKT
Rư +
R HĐN+ R CKT

MĐ < 0

 Do đó quá trình hãm động năng tự kích từ diễn ra làm n giảm.


Phương trình đặc tính cơ khi hãm động năng tự kích từ:
R HĐN R CKT
Rư +
R HĐN+ R CKT
n= M
KEKMΦ 2

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 31


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Thông thường, R HĐN rất nhỏ so với R CKT . Do đó phương trình đặc tính cơ:

R ư + R HĐN
n= M
KEKMΦ 2

Khi hãm động năng tốc độ của động cơ sẽ giảm dần sức điện động Eư phát
ra cũng giảm theo → Iư giảm → MĐ giảm → IKT giảm → Φ giảm. Eư phụ thuộc
vừa Φ vừa n → đường biểu diễn đặc tính cơ khi hãm động năng tự kích từ không
còn là đường thẳng nữa mà là đường cong đi qua gốc tọa độ.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 32


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CHO CƠ CẤU NÂNG HẠ


CẦU TRỤC DÙNG ĐCDCKT SONG SONG.

2.1. Tính 𝐑 𝐏 bằng phương pháp đồ thị:

Sơ đồ nguyên lý khi mở máy bằng điện trở phụ.

Ta có dòng điện phần ứng:

Iưđm = Iđm − Iktđm = 523 − 5,6 = 517,4 (𝐴)

Điện trở phần ứng:

0.5. (Uđm . Iđm − Pđm ) 0,5(203.523 − 93000)


Rư = = = 0,024 (Ω)
I 2 đm 517,42
Uđm −Iưđm .Rư 203−517,4.0,024
Mà K E Φđm = = =0,32
nđm 600

Tốc độ không tải lý tửng:


Uđm 203
n0 = = 0,32 = 634,4 (vòng/phút)
KE Φđm

Đường đặc tính cơ tự nhiên đo qua 2 điểm:

 Điểm không tải lý tưởng (0; 634,4)


 Điểm làm việc định mức (517,4; 600)

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 33


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Ta tiến hành dựng hệ trục tọa độ và vẽ đường đặc tính cơ cửa động cơ.

Chọn: I1 = Imax = 2,4Iđm = 2,4.523 = 1255,2 (A)

I2 = Imin = 1,12Iđm = 1,12.523 = 585,76 (A)

Ta vẽ được đường đặc tính cơ như sau:

Từ đồ thị trên ta tính trực tiếp R P như sau:

Độ sụt tốc trên đường đặc tính cơ tự nhiên:


∆nTN = I
K E Φđm ư

Độ sụt tốc trên đường đặc tính cơ nhân tạo:

Rư + RP
∆nNT = I
K E Φđm ư

∆nTN Rư
=> =
∆nNT R ư + R P

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 34


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

∆nTN ∆nNT − ∆nTN


=> R P = ( Rư − Rư) = Rư. ( )
∆nNT ∆nTN

jd − jb bd 74,5
R PI = R ư ( ) = R ư ( ) = 0,024 = 0,028 (Ω)
jb jb 64,3
jf − jb bf 225,2
R PII = R ư ( ) = R ư ( ) = 0,024 = 0,084 (Ω)
jb jb 64,3
jh − jb bh 565.5
R PIII = R ư ( ) = R ư ( ) = 0,024 = 0,211 (Ω)
jb jb 64,3

Điện trở khởi động trong từng cấp là:

R P1 = R PI = 0,028 (Ω)

R P2 = R PII − R PI = 0,056 (Ω)

R P3 = R PIII − R PII = 0,127 (Ω)

2.2. Các biện pháp để nâng tải lên với tốc độ làm việc khác nhau.

2.2.1. Thêm điện trở vào mạch phần ứng.

Pđm 93000
Ta có: Mđm = 9,55 = 9,55 = 1480 (N.m)
nđm 600

Mđm = MB = MD = 1480 (N.m)

Phương trình đặc tính cơ:

Uđm RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Trong đó: K E Φđm = 0,32

R ư =0,024 (Ω)

M = 0,9. Mđm = 0,9.1480 = 1332 (N. m)

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 35


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Uđm
(K Φ − n) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R p = −R ư
M

A. Với 𝐧𝟏 = 𝟏/𝟐. 𝐧đ𝐦


n1 = 1/2. nđm = 1/2.600 = 300 (vòng/phút)

Uđm
(K Φ − n1 ) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R P1 = −R ư
M

210
(0,32 − 300) . 9,55. 0,322
= − 0,024 = 0,22 (Ω)
1332

Vậy để nâng tải với tốc độ bằng 1/2. nđm thì ta phải đóng vào mạch phần
ứng một điện trở phục có giá trị R P1 = 0,22 (Ω)

B. Với 𝐧𝟐 = 𝟏/𝟒. 𝐧đ𝐦


n2 = 1/4. nđm = 150 (vòng/phút)

Uđm
(K Φ − n2 ) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R P2 = −R ư
M

210
(0,32 − 150) . 9,55. 0,322
= − 0,024 = 0,33 (Ω)
1332

Vậy để nâng tải với tốc độ bằng 1/4. nđm thì ta phải đóng vào mạch phần
ứng một điện trở phục có giá trị R P2 = 0,33 (Ω)

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 36


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

2.2.2. Giảm điện áp đặt vào mạch phần ứng.

Pđm 93000
Ta có: Mđm = 9,55 = 9,55 = 1480 (N.m)
nđm 600

Mđm = MB = MD = 1480 (N.m)

Phương trình đặc tính cơ:

Uđm RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Trong đó: K E Φđm = 0,32

R ư =0,024 (Ω)

M = 0,9. Mđm = 0,9.1480 = 1332 (𝑁. 𝑚)

Gỉa sử: IKT = IKTđm = const

Φ = Φđm = const

Rp = 0

Khi thay đổi điện áp theo hướng giảm so với Uđm ta có:

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 37


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Uđm RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

RưM
=> U = (n + ) . K E Φđm
9,55(K E Φđm )2

A. Với 𝐧𝟏 = 𝟏/𝟐. 𝐧đ𝐦

n1 = 1/2. nđm =1/2.600 = 300 (vòng/phút)

RưM
U1 = (n + ) . K E Φđm
K E K M Φđm 2

0,024.1332
= (300 + 2 ) . 0,32 = 106,46 (V)
9,55.0,32

B. Với 𝐧𝟐 = 𝟏/𝟒. 𝐧đ𝐦


n2 = 1/4. nđm = 1/4.600 = 150 (vòng/phút)

RưM
U2 = (n + ) . K E Φđm
K E K M Φđm 2

0,024.1332
= (150 + 2 ) . 0,32 = 58,4 (V)
9,55.0,32

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 38


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

2.3. Các biện pháp hạ tải với tốc độ làm việc khác nhau.
2.3.1. Hãm tái sinh (hãm trả năng lượng về lưới).

Pđm 93000
Ta có: Mđm = 9,55 = 9,55 = 1480 (N.m)
nđm 600

Mđm = MB = MD = 1480 (N.m)

Phương trình đặc tính cơ:

Uđm RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Trong đó: K E Φđm = 0,32

R ư =0,024 (Ω)

M = 0,9. Mđm = 0,9.1480 = 1332 (𝑁. 𝑚)

Gỉa sử: IKT = IKTđm = const

Φ = Φđm = const

Rp = 0

Khi thay đổi điện áp theo hướng giảm so với Uđm ta có:

Uđm RưM
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

RưM
=> U = (n + ) . K E Φđm
9,55(K E Φđm )2

A. Với 𝐧𝟏 = 𝟏/𝟐. 𝐧đ𝐦


n1 = 1/2. nđm = 1/2.600 = 300 (vòng/phút)

RưM
U1 = (n + ) . K E Φđm
K E K M Φđm 2

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 39


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

0,024.1332
= (−300 + 2 ) . 0,32 = −85,54 (V)
9,55.0,32

B. Với 𝐧𝟐 = 𝟏/𝟒. 𝐧đ𝐦


n2 = 1/4. nđm = 1/4.600 = 150 (vòng/phút)

RưM
U2 = (n + ) . K E Φđm
K E K M Φđm 2

0,024.1332
= (−150 + 2 ) . 0,32 = −37,54 (V)
9,55.0,32

C. Với 𝐧𝟑 = 𝟐. 𝐧đ𝐦

n3 = 2. nđm = 2.600 = 1200 (vòng/phút)

RưM
U3 = (n + ) . K E Φđm
K E K M Φđm 2

0,024.1332
= (−1200 + 2 ) . 0,32 = −373,54 (V)
9,55.0,32

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 40


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

2.3.2. Hãm ngược bằng cách thên điện trở phụ vào mạch phần ứng.

Ta có:
Mđm = 1480 (N.m)

MC = 0,9. Mđm = 0,9.1480 = 1332 (𝑁. 𝑚)

Phương trình đặc tính cơ:

Uđm (R ư + R f ). M
n= −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Trong đó: K E Φđm = 0,32

R ư =0,024 (Ω)

M = 0.9. Mđm = 0,9.1480 = 1332 (N. m)

Uđm
(K Φ − n) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R n = −R ư
M

A. Với 𝐧𝟏 = 𝟏/𝟐. 𝐧đ𝐦 .


n1 = 1/2. nđm = 1/2.600 = 300 (vòng/phút)

Khi hạ tải với tốc độ bằng 1/2. nđm thì động cơ chuyển xuống làm việc tại
điểm B (1332;-300) nên tọa độ điểm B thỏa mãn phương trình đặc tính cơ:

Uđm (R ư + R f1 ). M
n1 = −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Uđm
(K Φ − n1 ) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R n1 = −R ư
M

203
(0,32 − (−300)) . 9,55.0,322
= − 0,024 = 0,66 (Ω)
1332

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 41


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Vậy để hạ tải với tốc độ bằng 1/2. nđm thì ta phải thêm điện trở phụ R f1 =
0,66 (Ω).

B. Với 𝐧𝟐 = 𝟏/𝟒. 𝐧đ𝐦 .


n2 = 1/4. nđm = 1/4.600 = 150 (vòng/phút)

Khi hạ tải với tốc độ bằng 1/4. nđm thì động cơ chuyển xuống làm việc tại
điểm C (1332;-150) nên tọa độ điểm C thỏa mãn phương trình đặc tính cơ:

Uđm (R ư + R f2 ). M
n2 = −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Uđm
(K Φ − n2 ) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R n2 = −R ư
M

203
(0,32 − (−150)) . 9,55.0,322
= − 0,024 = 0,55 (Ω)
1332

Vậy để hạ tải với tốc độ bằng 1/4. nđm thì ta phải thêm điện trở phụ R f2 =
0.55 (Ω).

C. Với 𝐧𝟑 = 𝟐. 𝐧đ𝐦 .
n3 = 2. nđm = 2.600 = 1200 (vòng/phút)

Khi hạ tải với tốc độ bằng 2. nđm thì động cơ chuyển xuống làm việc tại
điểm D (1332;-1200) nên tọa độ điểm D thỏa mãn phương trình đặc tính cơ:

Uđm (R ư + R f3 ). M
n3 = −
K E Φđm 9,55(K E Φđm )2

Uđm
(K Φ − n3 ) . 9,55(K E Φđm )2
E đm
=> R n3 = −R ư
M

203
(0,32 − (−1200)) . 9,55.0,322
= − 0,024 = 1,32 (Ω)
1332
Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 42
Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Vậy để hạ tải với tốc độ bằng 2. nđm thì ta phải thêm điện trở phụ R f3 =
1,32 (Ω)

2.3.3. Hãm động năng kích từ độc lập.

(Rư +RHĐN ).M KE KM Φđm 2


n=− => R HĐN = −n ( ) − Rư
KE KM Φđm 2 M

A. Với 𝐧𝟏 = 𝟏/𝟐. 𝐧đ𝐦


1
Với n1 = 1/2. nđm = . (−600) = −300 (vòng/phút)
2

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 43


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

K E K M Φđm 2
R HĐN1 = −n ( ) − Rư
M

9,55.0,322
= 300 ( ) − 0.024 = 0,196 (Ω)
1332

B. Với 𝐧𝟐 = 𝟏/𝟒. 𝐧đ𝐦

1
Với n1 = 1/4. nđm = . (−600) = −150 (vòng/phút)
4

K E K M Φđm 2
R HĐN1 = −n ( ) − Rư
M

9,55.0,322
= 150 ( ) − 0,024 = 0,086 (Ω)
1332

C. Với 𝐧𝟑 = 𝟐. 𝐧đ𝐦

Với n1 = 2. nđm = 2. (−600) = −1200 (vòng/phút)

K E K M Φđm 2
R HĐN1 = −n ( ) − Rư
M

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 44


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

9,55.0,322
= 1200 ( ) − 0,024 = 0,86 (Ω)
1332

2.4. Sơ đồ động lực điều khiển động cơ mở máy qua ba cấp điện trở và nâng
hạ tải với nhiều cấp tốc độ.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 45


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

Ta sẽ được moment tương ứng.

S 0 S1 S2 ………. 1
M M0 M1 M2 ……….. Mmm

Bước 3: Từ tọa độ (S, M) với 3 điểm đặc biệt nối lại ta được đường đặc
tính cơ của động cơ.

Các dạng khác của đặc tính cơ:

 Lập tỉ số và lấy dấu dương (+) ta được:

2Mth (1 + aSth )
M= (5)
S S
+ th + 2aSth
Sth S
R1
Trong đó: a =
R′2

R1
aSmax =
√R12 + Xnm
2

R1
Đối với động cơ có công suất lớn: R1 ≪ Xnm thì aSmax ≈ ≈0
Xnm

Lúc này (5) có dạng gần đúng:


2Mmax
M= (6)
1 S
+ max
Smax 1
R1
Smax = ± (7)
Xnm

3U1P
Mmm = ± (8)
2n0
X
9.55 nm
Cách vẽ đặc tính cơ khi không biết các thông số 𝐑 𝟏 , 𝐗 𝟏 , 𝐑 𝟐, 𝐗 𝟐 mà chỉ
biết 𝛌𝐌 :

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 46


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

60f
Xác định tọa độ 3 điểm đặc biệt: n0 =
p

Tọa độ điểm giới hạn:

 Thay tọa độ điểm làm việc định mức vào phương trình đặc tính cơ (6)
2Mmax
Mmm =
Sđm Smax
+
Smax Sđm
2Mmax Sđm Smax

Mđm
=
Smax
+ Sđm
= 2λM
2 2
 Smax − 2 λM Sđm Smax + Sđm = 0 giải phương trình bậc 2 theo
Smax

Thay S = 1 vào phương trình (6) ta được:


2Mmax
Mmm =
1 S
+ max
Smax 1

Lấy tùy ý nhiều giá trị của S thay vào phương trình (6) ta tìm được M

S 0 S1 S2 S3 ………. 1
M M0 M1 M2 M3 ………..M

Hệ số moment mở máy:
Mmm
K M = 9,55
Mđm
>1 (K M : 1 2)

Hệ số dòng điện mở máy:


2n0 > n > n0
−1 < s < 0 } Đoạn đặc tính hãm tái sinh (hãm máy phát).
M<0
n0 > n > 0
0<s<1 } Đoạn đặc tính động cơ quay thuận.
M>0
−n0 < n < 0
1 < s < 2 } Đoạn đặc tính động cơ quay ngược.
M<0

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 47


Đồ án truyền động điện GVHD: Lê Thanh Lâm

|MmaxĐc | = |MmaxMF |

3.2. Ảnh hưởng các thống số đến đặc tính cơ.

3.2.1. Ảnh hưởng của điện áp:

Khi điện áp đặt vào động cơ giảm:

2
3U 1p
Từ phương trình : Mmax = 2n
0 2 2
9,55
[√R1 + XN ± R1 ]

Ta thấy moment tới hạn sẽ giảm theo tỉ lệ bình phương lần độ suy giảm của
điện áp.
2πn
Trong khi tốc độ đồng bộ: n0 = không thay đổi.
60

R′2
Và độ trượt tới hạn Smax = cũng không thay đổi
√R12 + Xnm
2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “TRUYỂN ĐỘNG ĐIỆN” Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễu – Nguyễn
Thị Hiền của Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.
2. “CƠ SỞ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN” Tập I – II Bùi Đình Tiếu – Phạm Duy
Nghi của Nhà Xuất Bản Hà Nội năm 1983.
3. “GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐIỆN” Vụ Trung
Học Và Dạy Nghề.

Nhóm SVTH: Lê Ngọc Thanh – Nguyễn Văn Hải 48

You might also like