You are on page 1of 66

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHẠM VĂN LONG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG DÂY LIFI


VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
HẢI PHÒNG - 2016

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO


TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHẠM VĂN LONG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG DÂY LIFI


VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG; MÃ SỐ:


D520207
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn: Th.S Ngô Xuân Hường


HẢI PHÒNG - 2016
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt những năm học vừa qua em đã được các thầy cô giáo trong
trường đại học Hàng Hải,khoa Điện-Điện Tử và các thầy cô Bộ môn Điện Tử
Viễn Thông nói riêng đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu,em xin chân thành cảm ơn thầy cô rất nhiều!
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Th.s Ngô Xuân Hường,
thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình
làm đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy, em đã được thầy chỉ
bảo tận tình ,hướng dẫn sưu tầm tài liệu,bổ sung nhiều kiến thức bổ ích để xây
dựng nên đồ án tốt nghiệp này, đây là những điều rất cần thiết cho em trong
quá trình học tập và công tác sau này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành đồ án tốt nghiệp!

4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1.Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy Th.s Ngô Xuân Hường
2.Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3.Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên
Phạm Văn Long

5
MỤC LỤC

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AB Average Brightness Mức sáng trung bình


APD Avalanche Photodiode Diode tách quang thác
AWGN Additive White Gaussian Noise Tạp âm Gaussian trắng cộng
BER Bit Error Rate Tỉ lệ lỗi bit
Comlementary Metal-Oxide-
CMOS Vi mạch tích hợp
Semiconductor
Bộ tập trung quang parabol
CPC Compound Parabolic Concentrator
kết hợp
CS Compensation Symbol Ký hiệu dư thừa
CSK Color Shift Keying Khóa dịch màu
DMT Discrete Multi-tone Đa âm rời rạc
EU European Union Liên minh Châu Âu
Fraunhofer Insitute of
FIT Viện truyền thông Fraunhofer
Telecommunications
FPS Frame per Second Số khung hình trên giây
FOV Field of View Trường nhìn thấy
Truyền dẫn quang trong
FSO Free-Space Optical
không gian tự do
HD High-Definition Độ phân giải cao
Intensity Modulation/Direct Điều chế cường độ/tách sóng
IM/DD
Detection trực tiếp
IR Infrared Hồng ngoại

6
ISI Intersymbol Interference Xuyên nhiễu
Japan Electronics and Information Hiệp hội công nghệ thông tin
JEITA
Technology Industries Association và điện tử Nhật Bản
LED Light Emitting Diode Diode phát quang
Truyền thông không dây sử
Li-Fi Light Fidelity
dụng ánh sáng nhìn thấy
LOS Line of Sight Đường nhìn thấy
MFTP Maximum Flickering Time Period Thời gian nhấp nháy tối đa
Kỹ thuật truyền dẫn đa thu
MIMO Multi-Input Multi-Output
phát
MLL Mesuared Level of Light Mức ánh sáng đo được
NRZ None-Return-to-Zero Không trở về 0
Orthogonal Frequency-Division Ghép kênh phân chia theo tần
OFDM
Multiplexing số trực giao
OOK On-Off Keying Khóa bật tắt
Truyền thông bằng đường
PLC Power Line Communication
điện
PLL Perceived Level of Light Mức độ sáng cảm nhận được
PoE Power over Ethernet Cấp nguồn qua cáp Ethernet
PPM Pulse Position Modulation Điều chế vị trí xung
PSD Power Spectral Density Mật độ phổ công suất
RF Radio Frequency Sóng vô tuyến
SNR Signal to Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
UV Ultra-Violet Cực tím
Truyền thông bằng ánh sáng
VLC Visible Light Communication
nhìn thấy
Variable Pulse Position
VPPM Điều chế vị trí xung biến đổi
Modulation
Truyền thông không dây sử
Wi-Fi Wireless Fidelity
dụng sóng vô tuyến

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng Tên bảng Trang

1.1 Đặc tả các chuẩn truyền thông IEEE 8.2.11x 5


Đặc tả kỹ thuật của một số chuẩn không dây thế hệ
1.2 6
mới
2.1 Chu trình phát triển của công nghệ LIFI được thống kê 11
Các dải màu trong không gian màu CIE 1931 với tọa
2.2 24
độ màu (x, y)
2.3 Các trường hợp kết hợp dải màu hợp lệ 26

2.4 Tọa độ của các điểm ký hiệu với 3 dải màu được chọn 31
Tốc độ của ba phương pháp điều chế với các loại mã
2.5 33
hóa
2.6 Một số loại Diode PIN của hãng HAMAMATSU 40

3.1 Các ứng dụng với môi trường trong nhà 43


Một vài thông số về hệ thống MIMO của đại học
3.2 46
Oxford (2008)

8
DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hình Tên hình Trang

2.1 Quang phổ ánh sáng nhìn thấy 9

2.2 Dải tần của sóng ánh sáng nhìn thấy 11

2.3 Mô hình thành phần phát trong hệ thống LIFI 13

2.4 Nguyên lý hoạt động của LED. 14

2.5 Hai loại LED phát ánh sáng trắng 15


Phổ phát xạ của (a) LED đơn chip và (b) LED
2.6 15
RGB
2.7 Hàm cơ sở (a) và Không gian tín hiệu OOK (b 18
Tăng độ sáng bằng cách chèn thêm ký hiệu thừa
2.8 19
CS
2.9 Hàm cơ sở của 2-PPM 20
Mô hình VPPM cấu tạo từ 2-PPM với độ sáng
.10 21
50% (a) và PWM để điều chỉnh độ sáng (b)
Dạng sóng của tín hiệu VPPM với độ rộng xung
2.11 22
75%
2.12 Hàm gán màu XYZ 23
Không gian màu CIE với hai trục xy và 7 dải màu
2.13 25
(000 đến 110
2.14 Quá trình điều chế CSK 25

2.15 Không gian ký hiệu 4-CSK 27

2.16 Ánh xạ dữ liệu đối với 4-CSK 27

2.17 . Không gian tín hiệu 8-CSK 28

2.18 Ánh xạ dữ liệu đối với 8-CSK 29

2.19 Không gian ký hiệu 16-CSK 29

2.20 Ánh xạ dữ liệu đối với 16-CSK 30

9
2.21 Khối mã hóa và điều chế VPPM 32

2.22 Mô hình kênh truyền LIFI IM/DD 33

2.23 Minh họa mô hình kết nối Wide-LOS (FOV rộng) 35


Minh họa mô hình kết nối Narrow-LOS (FOV
2.24 35
hẹp)
2.25 Minh họa mô hình kết nối NLOS 35

2.26 Các bước thu tín hiệu LIFI 38

2.27 Cấu trúc Diode PIN 38

2.28 . Cấu trúc Diode thác APD 39

2.29 Chip cảm biến hình ảnh CMOS 41

2.30 Bộ tập trung quang CPC 41

2.31 Quá trình phản xạ tại CPC 41


Mô hình các thiết bị đầu cuối với môi trường trong
3.1 43
nhà
3.2 Mô hình truyền dẫn với môi trường ngoài trời 44

3.3 Mô hình dự án OMEGA 44


Mô hình hệ thống truyền dẫn LIFI của viện truyền
3.4 45
thông Fraunhofer
Mô hình hệ thống truyền dẫn MIMO của đại học
3.5 46
Oxford (2008)
3.6 Mô hình truyền dẫn của đại học Nagoya 47
Camera thu gắn trong xe (a) và Bảng LED phát
3.7 47
(16x16)
Xác định vị trí nguồn phát (a) và Cắt bỏ hình ảnh
3.8 48
thừa (b)
Xác định vị trí nguồn phát (a) và Cắt bỏ hình ảnh
3.9 49
thừa (b)
3.10 Sơ đồ bố trí đèn (a) và tốc độ di chuyển trong siêu 49

10
thị (b)

3.11 Giao diện của ứng dụng Picapicamera 50

3.12 Quá trình gửi tin nhắn 52

3.13 Quá trình nhận tin nhắn 52

11
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, mạng truyền thông không dây vẫn chỉ sử dụng sóng vô tuyến
làm phương tiện truyền dẫn chính. Mặc dù đang rất phát triển với tốc độ ngày
càng tăng nhưng công nghệ này cũng có một số hạn chế như băng thông sẽ tới
lúc cạn kiệt (do nhu cầu sử dụng tăng rất nhanh), hạn chế khi sử dụng trong
một số môi trường như bệnh viện (dễ ảnh hưởng tới độ chính xác và chế độ
hoạt động của các thiết bị y tế), và không thể sử dụng gần khu vực không lưu
của sân bay do đặc tính của sóng vô tuyến có thể gây nhiễu lên điều hành máy
bay… Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của Diode phát quang (Light Emitting
Diode – LED) với nhiều ưu điểm như hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm điện
năng sẽ giúp hiện thực hóa các ý tưởng sử dụng ánh sáng nhìn thấy để truyền
dẫn thông tin.
Công nghệ mạng không dây LiFi được xem như là một lời giải cho bài
toán về băng thông cũng như các nhược điểm khác của công nghệ truyền
thông sử dụng sóng vô tuyến với băng thông sử dụng gần như không giới hạn,
không gây xuyên nhiễu nên có thể sử dụng ở các môi trường bệnh viện, sân
bay. Đặc biệt hơn nữa chúng ta có thể xây dựng hạ tầng vừa dùng để chiếu
sáng vừa dùng để truyền thông sử dụng nguồn phát ánh sáng là các bóng đèn
LED.
Vì vậy, em đã chọn lựa đề tài đồ án tốt nghiệp là “Nghiên cứu công
nghệ không dây LiFi và đánh giá khả năng ứng dụng”.
Nội dung đồ án bao gồm ba phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ mạng không dây
Chương 2: Nghiên cứu công nghệ mạng không dây LiFi
Chương 3: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ truyền thông không dây LiFi
Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn đồ án không tránh
khỏi rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô
giáo và ý kiến góp ý của các bạn độc giả để đồ án được hoàn thiện hơn.

12
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG DÂY
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ mạng không dây.
Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc về khoa học công
nghệ trên thế giới,con người đã tạo ra hàng loạt những sản phẩm công nghệ
ứng dụng thiết thực trong đời sống thường ngày như điện thoại thông
minh,máy tính xách tay, đồng hồ thông minh,máy tính bảng camera thông
minh,các thiết bị điện tử thông minh đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sử dụng của
con người trong xã hội.
Với sự phát triển mạnh mẽ này cũng kéo theo nhu cầu trao đổi thông
tin giữa các thiết bị trong quá trình làm việc dẫn đến hình thành một mạng kết
nối không dây mới với cái tên WLAN.
WLAN mang lại kết nối giữa các thiết bị trong phạm vi hẹp như trường
học,bệnh viện tòa nhà vì là kết nối không dây nên nó rất tiện lợi trong quá
trình triển khai hạ tầng mạng bổ sung cho kết nối mạng có dây.
Việc sử dụng sóng điện từ hoặc sóng hồng ngoại trong môi trường tự
do để truyền dẫn dữ liệu xuyên các vật cản như tường nhà và các cấu trúc vật
thể khác mà không cần sử dụng cáp là một thế mạnh lớn của WLAN.
Trên thế giới ngày nay, mạng WLAN được ứng dụng rộng rãi trên tất
cả các quốc gia. Với thế mạnh ưu việt như: cài đặt đơn giản,dễ sử dụng,dễ cấu
hình không đòi hỏi yêu cầu về cơ sở hạ tầng giống như các mạng LAN truyền
thống, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ khi không sử dụng dây để kết nối,WLAN
ngày càng phát triển và đang dần thay thế cho các kết nối có dây trong nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Công nghệ mạng không dây được giới thiệu lần đầu vào năm 1990 hoạt
động trêndải tần 900MHz,tốc độ truyền dữ liệu là 1Mbps.
• Năm 1992, xuất hiện những mạng không dây sử dụng băng tần 2.4GHz. Mặc
dù đã có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp
riêng của mỗi nhà sản xuất và không được công bố rộng rãi. Sự cần thiết cho

13
việc hoạt động thống nhất giữa các thiết bị ở những tần số khác nhau dẫn đến
một số tổ chức bắt đầu phát triền ra những chuẩn mạng không dây chung.
• Năm 1997, IEEE đã phê chuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11 áp dụng cho các
mạng không dây. Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba phương pháp truyền tín hiệu, trong
đó bao gồm cả phương pháp truyền tải tín hiệu radio ở dải tần số 2.4GHz.
• Năm 1999, IEEE áp dụng thêm hai sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là các chuẩn
802.11b và 802.11a. Và các thiết bị mạng không dây dựa trên chuẩn 802.11b
đã nhanh chóng trở thành công nghệ không dây vượt trội. Các thiết bị phát
trên tần số 2.4GHz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 11Mbps.
• Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cái tiến là chuẩn 802.11g có thể nhận
thông tin trên cả hay dãy tần 2.4GHz và 5GHz và nâng tốc độ truyền dự liệu
nên đến 54Mbps. Đây là chuẩn được sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện tại
• Ngoài ra IEEE còn thông qua chuẩn 802.11n nâng tốc độ truyền dữ liệu từ
100-600Mbps vào tháng 9/2009 sau 7 năm nghiên cứu và phát triển.
1.2. Phân loại mạng không dây WLAN.
Mạng không dây WLAN phân thành mạng WLAN hồng ngoại và
WLAN vô tuyến và một công nghệ WLAN mớiđang trong quá trình hoàn
thiện nó sử dụng ánh sáng nhìn thấy(LiFi). WLAN vô tuyến có thể dựa trên
quá trình truyền dẫn băng hẹp hay truyền dẫn trải phổtrong khi đó đối với các
WLAN hồng ngoại có thể là khuyếch tán hay được định hướng. WLAN LiFi
truyền dẫn định hướng.
1.2.1 Các WLAN vô tuyến.
Hệ thống WLAN chủ yếu áp dụng công nghệ trải phổ. Công nghệ trải
phổđáp ứng quá trình truyền thông tin cậy và an toàn. Trải phổđề cập đến các
sơ đồ tín hiệu dựa trên một số dạng mã hoá (độc lập với thông tin được phát
đi) đểtruyền tín hiệu,chúng sử dụng băng thông lớn hơn nhiều so với yêu cầu.
Băng thông lớn hơn có nghĩa là nhiễu và các hiệu ứng fading đa đường chỉảnh
hưởng một phần đến quá trình truyền dẫn trải phổ. Vì vậy mà năng lượng tín
hiệu thu hầu như không đổi theo thời gian. Điều này cho phép tách sóng

14
dễdàng khi máy thu được đồng bộ với các tham số của tín hiệu trải phổ. Các
tín hiệu trải phổ có khảnăng hạn chế nhiễu và gây khó khăn cho quá trình phát
hiện và chặn tín hiệu trên đường truyền. Có hai kỹ thuật trải phổ: Trải phổ
chuỗi trực tiếp (DSSS) và trải phổ nhảy tần (FHSS).
1.2.2 Các WLAN hồng ngoại.
Hệ thống này sử dụng sóng hồng ngoại để truyền dữ liệu cho truyền dẫn
vô tuyến. Tia hồng ngoại có băng thông không cấp phép rất dồi dào, nó loại
bỏ được nhiễu vô tuyến, các thiết bị hồng ngoại nhỏ và tiêu thụ ít công suất.
Không giống như các sóng vô tuyến, các tần số hồng ngoại là quá cao để
thực hiện điều chế giống như đối với các tần số vô tuyến. Vì vậy, các đường
truyền hồng ngoại thường dựa trên cơ sở điều chế xung bật- tắt và tách sóng
tín hiệu quang. Quá trình truyền dẫn xung bật- tắt được thực hiện bằng cách
biến đổi cường độ (biên độ) dòng điện trong máy phát hồng ngoại như là laser
diode hay diode phát quang chẳng hạn. Theo cách này, dữ liệu được mang đi
bởi cường độ (chứ không phải là pha hay tần số) của sóng ánh sáng. Các hệ
thống hồng ngoại sử dụng hai thành phần vật lý khác nhau (các bộ phát và các
bộ tách) để phát và thu tín hiệu sóng quang. Điều này trái ngược với các hệ
thống vô tuyến vì ở đó sử dụng một anten chung để phát và thu tín hiệu.
1.2.3 WLAN dùng ánh sáng nhìn thấy LiFi.
LiFi là một công nghệ mạng quang học không dây sử dụng điốt phát
sáng (light-emitting diodes - LED) để truyền dữ liệu .
LiFi được thiết kế sử dụng các bóng đèn LED tương tự với các bóng đèn
đang được dùng tại các hộ gia đình hoặc văn phòng tiết kiệm năng lượng. Tuy
nhiên, bóng đèn LiFi được trang bị 1 con chip dùng để điều biến ánh sáng để
truyền dữ liệu quang học. Dữ liệu LiFi được truyền đi bởi các bóng đèn và
nhận bởi các thiết bị thụ quang.

15
1.3 Các tiêu chuẩn mạng không dây WLAN
1.3.1 Các Chuẩn WLAN phổ biến.
802.11n
Các chuẩn 802.11a 802.11b 802.11g
(draft 2.0)
Năm phê Tháng Tháng Tháng
Tháng 7/1999
chuẩn 7/1999 6/2003 6/2007
Tốc độ tối đa 54Mbps 11Mbps 54Mbps 300Mbps
Khoảng cách
100m 100m 100m 150m
tối đa
DSSS hay DSSS hay
Kỹ thuật điều DSSS hay
OFDM CCK hay CCK hay
chế CCK
OFDM OFDM
Dải tần số 2,4GHz hay
5GHz 2,4GHZ 2,4GHZ
trung tần (RF) 5GHz
Chuỗi dữ liệu 1 1 1 1, 2, 3 hay 4
Độ rộng băng 20MHz hay
20MHz 20MHz 20MHz
thông 40MHz
Số kênh
3 (2,4GHz)
không chồng 3 3 23
23 (5GHz)
lấn nhau
Bluetooth, Tương tự
Bluetooth, lò
lò vi sóng, 802.11b/g
Nguồn can vi sóng, thiết bị Điện thoại
thiết bị (2,4GHz)Tươ
nhiễu quan sát bé từ mẹ bồng con
quan sát bé ng tự 802.11a
xa...
từ xa... (5GHz)

Bảng 1.1.. Đặc tả các chuẩn truyền thông IEEE 8.2.11x

1.3.2 Một số chuẩn truyền thông không dây thế hệ mới.


Bảng 1.2. Đặc tả kỹ thuật của một số chuẩn không dây thế hệ mới
802. Phê Giải Băng thông Tốc độ Số Điều

16
tần
min/max luồng
11xx duyệt (GHz (MHz) chế
Mbit/s MIMO
)
n 2009 2.4/5 20/40 7.2/150 4 OFDM
20/40/80/16
ac 2014 5 7.2/900 8 OFDM
0
ad 2012 60 2x160 Đến 7000 - OFDM
Dự kiến
ah 0.9
2016
Dự kiến
aj 45/60
2016
Dự kiến
ax 2.4/5
2019

1.4 Ứng dụng và ưu nhựơc điểm của mạng không dây WLAN
1.4.1 Ứng dụng của Wlan

• Truy cập mạng WLAN:WLAN được thiết kế với vai trò của lớp truy cập, có
nghĩa là chúng được sử dụng như là một điểm để đi vào mạng có dây.

• WLAN giúp mở rộng mạng: Mạng không dây có thể được sử dụng để mở
rộng mạng có dây. Có nhiều trường hợp trong đó việc mở rộng mạng yêu cầu
phải cài đặt thêm cáp, nhưng việc cài đặt thêm cáp là không thể (về chi phí,
giới hạn 100m của cáp,…) hay bị cấm .

• WLAN giúp kết nối giữa các tòa nhà: Trong môi trường campus hay môi
trường chỉ có 2 tòa nhà gần nhau thì các người sử dụng ở các tòa nhà sẽ có
nhu cầu kết nối mạng với nhau.

• WLAN giúp phân phối dữ liệu đoạn cuối:Các nhà cung cấp dịch vụ internet
không dây đã tận dụng những lợi thế trong công nghệ không dây để đưa ra
dịch vụ phân phối dữ liệu đoạn cuối đến các khách hàng của họ.

17
• WLAN giúp tính di động tăng cao:WLAN không thể thay thế mạng LAN có
dây về tốc độ kết nối nhưng ưu thế của WLAN chính là tính di động của nó.

• Ứng dụng WLAN cho SOHO: Trong môi trường gia đình hay văn phòng nhỏ
SOHO thì thường có nhiều máy tính, tuy nhiên họ vẫn cần nhu cầu kết nối
mạng để có thể chia sẻ dữ liệu, máy in, internet,… để tăng năng suất cũng như
hiệu quả làm việc.

• WLAN là giải pháp cho văn phòng di động: Các văn phòng hay lớp học di
động cho phép người sử dụng rất linh hoạt trong việc kết nối máy tính của họ
ở những vị trí khác nhau. Nếu như lớp học quá đông thì trường học có thể sử
dụng các lớp học di động. Để có thể mở rộng mạng máy tính đến các tòa nhà
tạm thời như vậy thì việc sử dụng cáp sẽ mất thời gian cũng như tiền bạc. Các
kết nối WLAN tư văn phòng chính của trường đến các lớp học di động cho
phép cấu hình rất linh hoạt và chi phí thấp.

1.4.2 Ưu nhược điểm của mạng không dây WLAN


a.Ưu điểm của mạng WLAN:
-Sự tiện lợi: mạng không dây cung cấp giải pháp cho phép người sử dụng
truy cập tài nguyên trên mạng bất kì nơi đâu trong khu vực wlan được triển
khai.
-Khả năng di động: với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của viễn thông di
động, người sử dụng có thể truy cập internet ở bất cứ đâu.
-Hiệu quả: người sử dụng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi
này đến nơi khác
-Triển khai: chúng ta chỉ cần một đường truyền ADSL và một AP là
được một mạng Wlan đơn giản.
-Khả năng mở rộng: mở rộng dễ dàng có thể đáp ứng tức thì khi có sự
gia tăng lớn về số lượng người truy cập.

18
b.Nhược điểm của mạng Wlan:
-Bảo mật: đây có thể nói là nhược điểm lớn nhât của mạng Wlan, bởi vì
phương tiện truyền tín hiệu là song và môi trường truyền tín hiệu là không khí
nên khả năng của một mạng không dây bị tấn công là rất lớn.
-Phạm vi: như ta đã biết IEEE 802 11n mới nhất hiện nay cũng chỉ có thể
hoạt động ở phạm vi tối đa là 150m, nên mạng không dây chỉ phù hợp cho
một không gian hẹp.
-Độ tin cậy: do phương tiện truyền tín hiệu là sóng vô tuyến nên việc bị
nhiễu, suy giảm …là điều không thể tránh khỏi.Điều này gây ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả hoạt động của mạng.
-Tốc độ: tốc độ cao nhất hiện nay của Wlan có thể lên đến 600Mbps
nhưng vẫn chậm hơn rất nhiều so với các mạng cáp thông thường.

19
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG DÂY
LIFI
2.1 Khái niệm vềLiFi và Lịch sử hình thành phát triển.
2.1.1 Khái Niệmvề LiFi
LIFI (LIFI) – Truyền thông bằng ánh sáng nhìn thấy sử dụng phần ánh
sáng nhìn thấy được để truyền thông tin, để so sánh thì LIFI gần giống công
nghệ truyền thông không dây (ví dụ như Wi-Fi) sử dụng các tín hiệu sóng
điện từ (Radio Frequency – RF) để truyền dữ liệu.
Ánh sáng nhìn thấy được (Visible Light) là dạng sóng với các bước sóng
nằm trong khoảng mắt người có thể nhận biết được. Các bước sóng này nằm
trong khoảng từ 380nm đến 750nm. Hình 2.1 dưới đây cho ta thấy các bước
sóng ánh sáng được gắn với tông màu mà mắt thường có thể nhìn thấy.

Hình 2.1 Quang phổ ánh sáng nhìn thấy


Với LIFI, dữ liệu được truyền đi bằng cách điều chế cường độ của ánh
sáng nhưng không để cho mắt người bình thường nhận biết được sự thay đổi
này. Ánh sáng mang theo dữ liệu khi đến phía thu sẽ được nhận bởi Photo-
sensitive Detector (PD) hoặc chip cảm biến hình ảnh (CMOS) giải điều chế
chuyển đổi từ tín hiệu quang thành tín hiệu điện.
LIFI chính là một nhánh trong công nghệ truyền thông không dây
quang (Optical Wireless Communications – OWC). OWC sử dụng cả tia hồng
ngoại (infra-red) và tia cực tím (ultra-violet) để truyền thông tin tương tự như
ánh sáng nhìn thấy. Tuy nhiên, chính việc sử dụng năng lượng vừa dùng để
chiếu sáng vừa để truyền thông tin đã khiến cho công nghệ LIFI trở nên ưu tú
hơn cả.

20
Chu trình phát triển của công nghệ LIFI được thống kê trong bảng 2.1.

Thời gian Sự kiện


Công bố hệ thống LED truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao
2004
đến thiết bị di động cầm tay tại Nhật Bản.
Thử nghiệm thực tế hệ thống truyền dẫn VLC tới điện
2005 thoại di động với tốc độ 10kb/s và ~Mb/s sử dụng đèn
huỳnh quang và LED tại Nhật Bản.
Thực hiện truyền dẫn VLC từ màn hình LCD sử dụng
2007 đèn nền LED tới thiết bị cầm tay, hãng tivi Fuji, Nhật
Bản.
Hiệp hội VLC (VLCC) tại Nhật Bản đưa ra hai chuẩn:
Tiêu chuẩn cho hệ thống định danh sử dụng ánh sáng và
tiêu chuẩn cho hệ thống VLC. Hiệp hội công nghệ
2007
thông tin và điện tử Nhật Bản – JEITA đã chấp nhận các
tiêu chuẩn này thông qua hai văn bản JEITA CP-1221
và JEITA CP-1222.
Phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu cho mạng gia đình sử
dụng ánh sáng và hồng ngoại để truyền dẫn thông qua
2008 dự án OMEGA của EU.
Thực hiện truyền dẫn sử dụng 5 đèn LED với tốc độ
~100Mb/s.
VLCC đã ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên của họ
2009
trong đó xác định phổ tần sử dụng trong VLC.
Phát triển công nghệ VLC cho các thiết bị điện tử như
2010
TV, PC, điện thoại di động ở đại học California, USA.
Công bố hệ thống định vị toàn cầu GPS với môi trường
2010
trong nhà tại Nhật Bản.
Truyền dẫn với hệ thống VLC đạt tốc độ 500 Mb/s với
2010 khoảng cách 5m, thực hiện bởi Siemen và Viện
Heinrich Hertz, Đức.
2010 Phát triển tiêu chuẩn cho các công nghệ sử dụng VLC

21
bởi IEEE.
Trình diễn hệ thống truyền dẫn VLC-OFDM với tốc độ
2011 124Mb/s, sử dụng LED trắng phủ phosphor, đại học
Edinburgh, Anh.
Bảng 2.1. Chu trình phát triển của công nghệ LIFI được thống kê
Công nghệ LIFI rất phù hợp cho các ứng dụng cung cấp nội dung phổ
biến trên internet như các ứng dụng download video, audio hay duyệt web.
Các ứng dụng này phần lớn phụ thuộc nhiều vào băng thông của đường xuống
(downlink) nhưng lại chỉ yêu cầu băng thông đường lên nhỏ. Theo cách này,
chúng ta có thể giải quyết vấn đề quá tải trong việc sử dụng các kênh vô tuyến
và mở rộng dung lượng của Wi-Fi.
2.2 Ưu điểm của công nghệ LiFi (Light Fidelity).
Như chúng ta đã biết, phổ tần của sóng vô tuyến (Radio Frequency –
RF) đang ngày càng cạn kiệt và cơ hội mở rộng rất hạn chế. Thêm vào đó, có
rất nhiều yếu tố về an toàn và sức khỏe cần phải xem xét khi sử dụng sóng vô
tuyến. Do đó, công nghệ LIFI có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ
sử dụng sóng vô tuyến RF.
2.2.1.Dung lượng.

Hình 2.2 Dải tần của sóng ánh sáng nhìn thấy
• Băng thông lớn – Phổ tần của sóng ánh sáng nhìn thấy ước tính lớn gấp
10,000 lần so với phổ sóng vô tuyến và hoàn toàn miễn phí khi sử dụng.
• Mật độ dữ liệu – Công nghệ LIFI có thể đạt được mật độ dữ liệu gấp 1000 lần
so với Wi-Fi bởi vì ánh sáng nhìn thấy không xuyên qua vật cản nên chỉ tập
trung trong một không gian trong khi sóng vô tuyến có xu hướng thoát ra và
gây xuyên nhiễu.

22
• Tốc độ cao – Công nghệ LIFI có thể đạt được tốc độ cao nhờ vào nhiễu thấp,
băng thông lớn và cường độ chiếu sáng lớn ở đầu ra.
• Quản lý – Việc quản lý trở nên khá dễ dàng do không gian chiếu sáng chọn
lựa để truyền thông và tín hiệu ánh sáng có thể quan sát được trong khi sóng
vô tuyến không thể quan sát khiến cho việc quản lý trở nên phức tạp hơn
nhiều.
2.2.2. Hiệu năng.
• Chi phí thấp – Công nghệ LIFI yêu cầu ít thành phần hơn so với công nghệ sử
dụng sóng điện từ.
• Sử dụng đèn LED để chiếu sáng thực sự rất hiệu quả (bóng đèn LED hiện nay
tiết kiệm hơn 50% điện năng so với bóng thông thường) và năng lượng dùng
cho truyền dẫn dữ liệu là không đáng kể.
• Truyền thông dưới nước – Việc truyền thông dưới nước với sóng vô tuyến rất
khó khăn nhưng LIFI có thể hoạt động tốt ở môi trường này
2.2.3. An toàn.
• An toàn – Không cần phải xem xét bất cứ vấn đề nào về an toàn hay sức khỏe
khi sử dụng công nghệ này.
• Không gây ảnh hưởng nguy hiểm – Việc truyền dẫn bằng sóng ánh sáng nhìn
thấy sẽ tránh được các nguy cơ gây nguy hiểm đến một số môi trường khác
(bệnh viện, máy bay …) hay tia lửa điện bắt nguồn từ hệ thống antenna thu
phát sóng điện từ.
2.2.4. Bảo mật.
• Ngăn chặn – Đối với môi trường trong nhà (indoor), sẽ rất khó để có thể thu
thập hay do thám các tín hiệu LIFI do sóng ánh sáng không xuyên qua vật cản
và chỉ tập trung trong khu vực cần thiết.
• Điều khiển – Dữ liệu sẽ được chuyển trực tiếp từ một thiết bị sang thiết bị
khác và người sử dụng hoàn toàn có thể nhìn thấy và biết được dữ liệu của
mình đang được chuyển đi đâu, do vậy không cần thiết phải có các phương án
bảo mật liên kết nào khác như khi truyền thông với sóng điện từ.

23
2.3. Hệ thống phát được sử dụng trong công nghệ mạng không dây
LIFI.
2.3.1 Mô hình thành phần phát.
Mô hình thành phần phát sử dụng LED làm nguồn sáng như sau:

Hình 2.3.Mô hình thành phần phát trong hệ thống LIFI


2.3.2. LED.
Với công nghệ ngày càng phát triển, LED đang được mong đợi như là
một thế hệ thiết bị chiếu sáng tiếp theo, thay thế cho các loại đèn huỳnh quang
(Flourescents Light) hiện tại do các lý do như giá thành rẻ, hiệu năng chiếu
sáng cao, tiết kiệm điện, tuổi thọ lâu dài. Chính vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng
LED làm nguồn sáng dùng để thông tin trong hệ thống LIFI. Công suất chiếu
sáng tối thiểu của LED cho một văn phòng là từ 200 – 1000 (lux).
(Lux, (kí hiệu là lx) là một đơn vị đo cường độ chiếu sáng có thể cảm nhận
bởi mắt người thông qua một đơn vị diện tích.)
Nguyên lý hoạt động cơ bản của LED như sau:
Khi phân cực thuận cho LED sẽ có dòng bơm qua LED làm cho các điện tử
đang ở vùng hóa trị nhảy lên vùng dẫn. Đây là hiện tượng đảo mật độ do ở
điều kiện bình thường, nồng độ điện tử ở vùng hóa trị sẽ rất lớn so với nồng
độ điện tử ở vùng dẫn nhưng khi được kích thích, các điện tử nhảy mức năng
lượng làm cho nồng độ điện tử ở vùng dẫn lớn hơn so với nồng độ điện tử ở
vùng hóa trị. Đồng thời, dưới tác dụng của điện trường phân cực thuận, các
điện tử từ lớp N sẽ được khuếch tán sang lớp tích cực và các lỗ trống ở lớp P
cũng được khuếch tán sang lớp tích cực. Tại đây, các cặp điện tử và lỗ trống
sẽ tái hợp (re-combine) và phát xạ ra photon ánh sáng. Hiện tượng phát xạ ở

24
đây chủ yếu là hiện tượng phát xạ tự phát. Hiện tượng này được mô tả như
hình 2.4 dưới đây:

Bán dẫn loại p Bán dẫn loại n

Điện tử

Dải dẫn

Lỗ trống
Dải cấm

Photon
ánh sáng
Dải hóa trị

Hình 2.4 Nguyên lý hoạt động của LED.


Với mục đích kết hợp để chiếu sáng, loại LED được sử dụng trong LIFI
sẽ là LED đơn sắc (một trong ba màu RGB) và LED phát ánh sáng trắng
(White LED). Có hai cách thông dụng để tạo ra ánh sáng trắng tương ứng với
hai loại LED khác nhau: loại thứ nhất sử dụng một chip bán dẫn xanh (blue)
và sau đó được phủ thêm một lớp phosphor bên ngoài hay còn được gọi tên là
“LED màu trắng đơn chip”. Khi dòng điện được cung cấp cho chip LED màu
xanh, chip này sẽ phát ra ánh sáng xanh, phosphor sau đó được kích thích bởi
màu xanh và sẽ phát ra huỳnh quang màu vàng. Sự kết hợp hai loại màu này
sẽ tạo ra ánh sáng trắng. Loại thứ hai là LED cấu tạo với ba chip màu riêng
biệt R (~625nm), G (~525nm), B (~470nm), (Red Green Blue). Sau đó ba
màu này sẽ được trộn lại với nhau để tạo ra ánh sáng trắng.

25
Hình 2.5 Hai loại LED phát ánh sáng trắng

Hình 2.6. Phổ phát xạ của (a) LED đơn chip và (b) LED RGB
LED đơn chip phủ phosphor sẽ có giá thành rẻ hơn, mạch điều khiển ít
phức tạp hơn tuy nhiên băng thông lại bị hạn chế, thêm nữa, lớp phosphor chỉ
phát xạ ánh sáng sau khi chip màu xanh phát xạ, do vậy tốc độ đáp ứng của
LED đơn chip sẽ thấp hơn so với LED RGB. Như chúng ta thấy trong hình
2.6 (a), LED đơn chip sẽ có băng thông hạn chế do ảnh hưởng của lớp
phosphor, do vậy ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng một
bộ lọc (blue filter) ở phía thu trước khi ánh sáng được đưa đến photodiode.
Còn ở hình (b), LED RGB có thể cung cấp ba kênh truyền dẫn riêng biệt, mỗi
kênh ứng với một chip LED, thích hợp
cho WDM, nhưng một vấn đề cần chú ý đó là cần phải đảm bảo sự cân
bằng màu sắc của ánh sáng không bị thay đổi khi truyền dẫn thông tin với
LIFI.

26
Do LED được sử dụng vừa chiếu sáng vừa truyền thông nên ta cần phải
xác định hai đại lượng đó là cường độ chiếu sáng và công suất quang truyền
đi. Cường độ chiếu sáng được dùng để thể hiện độ sáng của một bóng đèn
LED còn công suất quang truyền dẫn chỉ ra tổng năng lượng phát xạ từ LED.
Cường độ chiếu sáng được tính bằng quang thông qua mỗi góc khối theo
(2.1):

(2.1)

Trong đó là quang thông và là góc không gian, có thể được tính từ theo
công thức (2.2):
(2.2)
Trong đó: là đường cong độ sáng tiêu chuẩn, là độ sáng tối đa vào khoảng
~680lm/W tại bước sóng 555nm.
Công suất quang truyền đi được tính theo công thức (2.3):

(2.3)

Với và được xác định dựa vào đường cong độ nhạy của diode tách
quang.
(lumen (ký hiệu là lm) là đơn vị SI dùng để đo tổng lượng quang thông
bức xạ từ nguồn sáng phát ra. Tuy nhiên quang thông khác với công suất,
quang thông phản ánh sự thay đổi độ nhạy ở mắt người đối với các bước
sóng khác nhau trong khi đó công suất quang cho ta thấy toàn bộ năng lượng
của ánh sáng được bức xạ ra dù cho mắt có cảm nhận được hay không)
2.4 Các phương pháp điều chế và điều chỉnh độ sáng trong LIFI
Như chúng ta đã biết, truyền thông bằng ánh sáng dựa trên phương
pháp điều chỉnh cường độ của ánh sáng. Bất kỳ sự thay đổi nào khi ta điều
chế ánh sáng để thông tin đều có thể gây ảnh hưởng không tốt (đôi khi là
nguy hiểm) với mắt người. Để tránh điều này, sự thay đổi cường độ ánh sáng

27
phải nằm trong khoảng thời thay đổi tối đa cho phép (Maximum Flickering
Time Period – MFTP).
MFTP được định nghĩa là thời gian tối đa mà cường độ ánh sáng có thể
thay đổi mà mắt người không thể cảm nhận được. Tần số thay đổi lớn hơn
200Hz (ứng với MFTP < 5ms) được coi là an toàn với mắt người, chính vì
vậy các phương pháp điều chế sử dụng trong LIFI sẽ phải chú ý đến giá trị
MFTP này.
Một vấn đề khác nữa, để tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả,
chúng ta phải sử dụng thêm một phương pháp điều chỉnh ánh sáng hỗ trợ
trong quá trình điều chế (Dimming Method - DS). Tức là cho phép người
dùng có thể tăng giảm độ sáng đến một giới hạn nào đó trong khi quá trình
truyền dẫn dữ liệu vẫn diễn ra.
2.4.1 Phương pháp điều chế khóa bật tắt On-Off Keying (OOK)
Phương pháp điều chế khóa bật tắt OOK là một phương pháp điều chế
rất phổ biến trong các hệ thống truyền dẫn không dây sử dụng tia hồng ngoại.
Phương pháp này đôi khi còn được gọi là mã hóa non-return-to-zero (NRZ).
Điều chế khóa tắt bật là một phương pháp điều chế hai mức bao gồm hai
ký hiệu tương ứng với mức công suất 2P hoặc 0. Tín hiệu có thể được biểu
diễn bằng hàm cơ sở với biểu thức (2.4) dưới đây:
(2.4)
Trong đó:
T là chu kỳ kí hiệu và rect(t) được tính như (2.5) :
(2.5)

Sử dụng hàm cơ sở này, ta có biểu thức cường độ sáng theo miền thời gian
được gửi qua kênh truyền theo biểu thức (2.6):
(2.6)
Với và được chọn thống nhất, biên độ trung bình của được đặt tại P do
phân bố của các ký tự. Không gian tín hiệu của OOK bao gồm hai điểm và

28
được mô tả như trong hình 2 Xác suất lỗi bit được xác định bằng biểu thức
(2.7):

Trong đó: tốc độ bit

Hình 2.7 Hàm cơ sở (a) và Không gian tín hiệu OOK (b)
Phương pháp điều chế này có nhược điểm đó là gây ra hiện tượng nhấp
nháy do nguyên tắc điều chế tắt bật nguồn sáng theo các bit 0, 1. Để khắc
phục hiện tượng này, tín hiệu sẽ được mã hóa với mã Manchester trước khi
đưa vào điều chế, bit 0 sẽ được ký hiệu bằng “01” và bit 1 sẽ được ký hiệu
bằng “10”. Do đó sẽ tạo ra được một bộ mã cân bằng số lượng bit 0 và 1,
tránh được hiện tượng nhấp nháy.
Việc điều chỉnh độ sáng trong OOK có thể thực hiện theo hai cách,
hoặc chúng ta thay đổi lại mức độ “bật”, “tắt” đối với các ký tự (có nghĩa
không cần thiết phải tắt hẳn hoàn nguồn sáng, mà chỉ cần đủ nhỏ để có thể
phân định rõ ràng giữa hai mức này) hoặc các mức này vẫn giữ nguyên và
thay đổi thời gian mức cao (duty-cycle) (tức thời gian tín hiệu ở mức cao/chu
kỳ) bằng cách chèn thêm các ký hiệu dư thừa (Compensation Symbols – CS)
vào để điều chỉnh tăng giảm độ sáng. Ví dụ nếu độ sáng của dữ liệu là A%
với chu kỳ T1 và các ký hiệu dư thừa có độ sáng B% với chu kỳ T 2, độ sáng
trung bình N(%) sẽ được tính theo công thức (2.8):

(2.8)

29
Hai phương pháp trên đều có những ưu khuyết điểm riêng, đối với
phương pháp thứ nhất, đặt lại hai mức tắt bật sẽ giữ nguyên tốc độ bit không
đổi nhưng sẽ làm thay đổi hai mức độ, có thể gây ra hiện tượng thay đổi màu
sắc do phải tác động đến quá trình điều khiển LED. Đối với cách còn lại, hai
mức độ không đổi nhưng sẽ làm chậm tốc độ bit do đã chèn thêm bit dư thừa
vào.
Hình 2.8 cho thấy ví dụ sử dụng các ký hiệu dư thừa để làm tăng độ sáng, do
sử dụng mã Manchester để mã hóa nên thời gian mức cao luôn đạt 1/2 (tỉ lệ
bit 0 và 1 như nhau), nói cách khác mức độ sáng là 50%, ta sẽ chèn thêm các
ký hiệu dư thừa vào để tăng thời gian mức cao (tăng bit 1) khiến cho mức
sáng trung bình (Average Brightness – AB) cao hơn 50%.

Hình 2.8. Tăng độ sáng bằng cách chèn thêm ký hiệu thừa CS
2.4.2 Phương pháp điều chế vị trí xung biến đổi (Variable Pulse Position
Modulation – VPPM)
Phương pháp điều chế vị trí xung biến đổi là phương pháp điều chế mới
hơn, là sự kết hợp của hai phương thức điều chế: điều chế vị trí xung (2 Pulse
Position Modulation – 2PPM) và điều chế độ rộng xung (Pulse Width
Modulation – PWM).
Trong phương pháp điều chế PPM, mỗi chu kỳ ký hiệu sẽ được chia
thành M chu kỳ con. Thông tin sẽ được gửi bằng cách truyền một cường độ
quang khác không trong một chu kỳ con, trong khi các chu kỳ con còn lại vẫn
giữ nguyên. Mỗi chu kỳ con sẽ không trùng lặp về thời gian, do đó mỗi ký
hiệu là trực giao với nhau. Ví dụ ta có không gian tín hiệu M = N, M-PPM ký

30
hiệu có thể được xem như một khối mã OOK với chu kỳ là MT trong đó
cường độ ra bằng không ngoại trừ trong chu kỳ T. Hàm cơ sở của M-PPM có
dạng (2.9):
(2.9)
Trong đó: và T là chu kỳ con.
Không gian tín hiệu của M-PPM là không gian Euclid M chiều với một
điểm tín hiệu trên mỗi trục M.

Hình 2.9. Hàm cơ sở của 2-PPM


Cường độ sáng gửi qua kênh truyền được tính theo biểu thức (2.10):
(2.10)

Trong đó sẽ chọn ký hiệu xuất hiện trong M. Các xung sẽ không âm


trong toàn bộ thời gian do cấu tạo của chúng.
Công suất quang trung bình của mỗi ký hiệu không đổi bằng P với công
suất đỉnh của mỗi ký hiệu là MP. Bởi các điểm trong không gian tín hiệu trực
giao và cách đều với nhau nên xác suất lỗi ký hiệu được tính theo (2.11):

(2.11)

Trong đó: là tốc độ ký hiệu. Do các điểm trong không gian tín hiệu trực
giao với nhau, xác suất lỗi ký hiệu có thể chuyển thành xác suất lỗi bit bằng
cách lũy thừa với . Như vậy, xác suất lỗi bit được tính theo (2.12):
(2.12)
Với tốc độ bit .

31
Hình 2.10. Mô hình VPPM cấu tạo từ 2-PPM với độ sáng 50% (a) và
PWM để điều chỉnh độ sáng (b)

Hình 2.11. Dạng sóng của tín hiệu VPPM với độ rộng xung 75%
Trong VPPM sử dụng PPM với M = 2 với mục đích tránh hiện tượng
nhấp nháy và PWM để điều chỉnh độ sáng và có thể cung cấp độ sáng tối đa.
Từ biến đổi (Variable) trong VPPM có nghĩa là sự thay đổi thời gian mức cao
(độ rộng xung) tùy theo mức độ sáng cần thiết. Bit 1 và 0 trong VPPM được
thể hiện bằng vị trí xung và có độ rộng xung giống nhau. Do trong VPPM, độ
sáng trung bình giữa bit 1 và 0 là không đổi nên tránh được hiện tượng nhấp
nháy. Trong hình 2.10b, độ rộng xung có thể được điều chỉnh để cung cấp độ
sáng theo yêu cầu. Hình 2.11 mô tả ví dụ dạng sóng của VPPM có thể đạt
được 75% độ sáng với bit 0 và 1 có độ rộng xung là 75%.
2.4.3 Phương pháp điều chế Khóa dịch màu (Color-Shift Keying)
Như ta đã biết, ánh sáng trắng từ LED có thể tạo ra theo hai cách, cách
thứ nhất sử dụng LED đơn chip xanh phủ phosphor. Tuy nhiên, lớp phosphor
này sẽ làm chậm quá trình đáp ứng của LED. Phương pháp khắc phục nhược
điểm này đó là sử dụng LED RGB và đối với loại LED này, chúng ta sẽ dùng
phương pháp điều chế khóa dịch màu CSK. Phương pháp điều chế CSK có
thể xem gần như tương đồng với phương pháp điều chế khóa dịch tần

32
(Frequency-Shift Keying – FSK) ở chỗ các đoạn bit được mã hóa với màu sắc
(bước sóng). Ví dụ như đối với điều chế 4-CSK (hai bit cho một ký hiệu), một
trong bốn bước sóng thích hợp (màu sắc) sẽ được sử dụng cho một cặp bit.
Trong phương pháp điều chế CSK sử dụng không gian màu CIE 1931 do Ủy
bạn quốc tế về chiếu sáng công bố để ánh xạ dữ liệu đầu vào thành cặp giá trị
tọa độ màu (xp, yp).
Giá trị tọa độ xy được xác định trong CIE 1931 thông qua ba đại lượng X, Y
và Z. Trong đó các giá trị X, Y, Z được bắt nguồn từ các thông số của ba loại
tế bào hình nón trong mắt người (có chức năng cảm nhận màu sắc trong ba
khoảng bước sóng, ngắn, trung bình và dài) mô tả ba tính chất của màu sắc:
Sắc độ(Sáng hay tối),Tông màu ,Độ bão hòa màu
Một quang phổ đơn sắc C với bước sóng được biểu diễn với ba giá trị này
như biểu thức (2.13):
(2.13)
Với là các hàm gán màu và có giá trị không âm.

Hình 2.12. Hàm gán màu XYZ


Hình 2.12 mô tả đường cong phổ của ba hàm gán màu (bắt nguồn từ ba
loại tế bào cảm nhận màu sắc hình nón) với bước sóng từ 380nm đến 700nm.

33
Trục tung là góc quan sát tiêu chuẩn (do các tế bào hình nón nhạy cảm nằm
trong một vòng cung 20 của hố mắt). Với là phân bố phổ màu, ta tính được
các giá trị X, Y, Z theo (2.14):

(2.14)

Giá trị của k được chọn sao cho Y = 1 hoặc Y = 100.


Từ đó, các giá trị x, y được tính như biểu thức (2.15):

(2.15)

Hai giá trị x, y mô tả tông màu, độ bão hòa của màu và độc lập với sắc
độ của màu.
Trong phương pháp điều chế CSK, chuẩn IEEE 802.15.7 đã chia phổ tần
thành 7 dải màu (với bước sóng trung tâm) để hỗ trợ cho việc lựa chọn LED
nhiều màu dùng cho truyền dẫn.
Bảng 2.2. Các dải màu trong không gian màu CIE 1931 với
tọa độ màu (x, y)

Bước sóng trung tâm


Dải (nm) Mã (x , y)
(nm)
380-450 000 415 (0.18, 0.01)
450-510 001 480 (0.09, 0.13)
510-560 010 535 (0.19, 0.78)
560-600 011 580 (0.51, 0.49)
600-650 100 625 (0.70, 0.30)

34
650-710 101 680 (0.72, 0.28)
710-780 110 745 (0.73, 0.27)

Hình 2.13. Không gian màu CIE với hai trục xy và 7 dải màu (000 đến
110)
Hình 2.13 mô tả không gian màu CIE 1931 với hai trục tọa độ xy và đường
cong phổ cùng với 7 dải màu dùng cho truyền dẫn.
Hình 2.14 mô tả quá trình mã hóa dữ liệu, dữ liệu sau khi được xáo trộn
để đảm bảo tính ngẫu nhiên và mã hóa kênh, sẽ được chuyển tới khối mã hóa
màu. Sau đó, chuỗi bit dữ liệu sẽ được phân chia thành từng khối nhỏ hơn,
mỗi khối nhỏ này được ánh xạ với một ký hiệu. Mỗi ký hiệu có tọa độ màu (x,
y) riêng và tương ứng với một điểm trong không gian ký hiệu. Mỗi ký hiệu có
số bit tương ứng với khối dữ liệu đã được chia nhỏ.

35
Hình 2.14. Quá trình điều chế CSK
Không gian tín hiệu CSK được tạo thành từ ba dải màu khác
nhau và có dạng hình tam giác với các đỉnh là bước sóng trung tâm của
ba dải màu được chọn. Bảng 1.5 chỉ ra các dạng kết hợp của ba dải
màu, những trường hợp không hợp lệ như (110-101-100) hoặc (100-
011-010) sẽ bị loại bỏ.

Các trường hợp kết hợp dải màu hợp lệ


STT
Dải i Dải j Dải k
1 110 011 001
2 110 011 000
3 110 010 001
4 110 010 000
5 101 011 001
6 101 011 000
7 101 010 001
8 101 010 000
9 100 011 001
10 100 011 000
11 100 010 001
12 100 010 000
13 011 010 001
14 011 010 000
Bảng 2.3. Các trường hợp kết hợp dải màu hợp lệ
Sau khi chọn lựa được ba dải màu thích hợp, ta sẽ xác định được
tọa độ của các đỉnh hình tam giác trong không gian ký hiệu.
• Không gian ký hiệu 4-CSK (2 bit/ký hiệu)

36
Hình 2.15. Không gian ký hiệu 4-CSK
Không gian ký hiệu 4-CSK gồm 4 điểm ký hiệu lần lượt là P0,
P1, P2, P3, với P0 là trọng tâm của hình tam giác IJK và ba điểm còn
lại là ba đỉnh tam giác và có tọa độ tương ứng với tọa độ của ba dải
màu (i, j, k) được lựa chọn. Dữ liệu được ánh xạ theo quy tắc như hình
2.16.

Hình 2.16. Ánh xạ dữ liệu đối với 4-CSK

37
• Không gian ký hiệu đối với 8-CSK (3bit/ký hiệu)

Hình2.17. Không gian tín hiệu 8-CSK

Tương tự 4-CSK, không gian ký hiệu của 8-CSK gồm 8 điểm ký


hiệu từ P0 đến P7 với 3 đỉnh tam giác IJK là lần lượt là P7, P0, P4. b, c
lần lượt là trung điểm của JK và IJ. P1 và P2 chia JK và IJ theo tỉ lệ
1/3. P6 là trung điểm IK, P5 và P3 tương tự chia cd và ab theo tỉ lệ 1/3.
Quy tắc ánh xạ dữ liệu như hình 2.18.

38
Hình 2.18. Ánh xạ dữ liệu đối với 8-CSK
• Không gian ký hiệu đối với 16-CSK (4bit/ký hiệu)

Hình 2.19. Không gian ký hiệu 16-CSK

Quy tắc ánh xạ dữ liệu như hình 2.20:

39
Hình 2.20. Ánh xạ dữ liệu đối với 16-CSK

Sau khi dữ liệu đã được chuyển thành tọa độ (x p, yp) trong hệ tọa
độ màu xy, các giá trị tọa độ sẽ tiếp tục được chuyển thành một bộ ba
giá trị cường độ chiếu sáng Pi, Pj, Pk với ba dải màu được chọn trong
không gian màu thông qua biểu thức (2.16):

(
2
.
1
6
)

Trong đó (xi, yi), (xj, yj), (xk, yk) lần lượt là tọa độ của các bước sóng
trung tâm của 3 dải màu được chọn. Bảng 2.4 cho thấy một ví dụ cụ thể
về việc chọn lựa ba dải màu cụ thể.
Sau khi đã tính toán được Pi, Pj, Pk các giá trị này sẽ được chuyển
đổi D/A thành tín hiệu tương tự và đưa đến LED. Phía thu hoàn toàn là

40
quá trình ngược lại, (xp, yp) sẽ được tính toán dựa vào cường độ sáng
thu được và giải mã thành dữ liệu.

Các dải màu


Tọa độ (xp, yp) của các điểm ký hiệu
kết hợp
Tọa độ
Mã 4CSK 8CSK 16CSK
(x,y)
110 (0.730 [0 0] - (0.190 [0 0 0] - (0.190 [0 0 0 0] - (0.190 0.780)
010 0.270) 0.780) 0.780) [0 0 0 1] - (0.249 0.638)
000 (0.190 [0 1] - (0.367 [0 0 1] - (0.187 [0 0 1 0] - (0.187 0.523)
0.780) 0.353) 0.523) [0 0 1 1] - (0.370 0.610)
(0.180 [1 0] - (0.180 [0 1 0] - (0.370 [0 1 0 0] - (0.246 0.381)
0.010) 0.010) 0.610) [0 1 0 1] - (0.367 0.353)
[1 1] - (0.730 [0 1 1] - (0.519 [0 1 1 0] - (0.429 0.468)
0.270) 0.383) [0 1 1 1] - (0.426 0.211)
[1 0 0] - (0.180 [1 0 0 0] - (0.183 0.267)
0.010) [1 0 0 1] - (0.242 0.124)
[1 0 1] - (0.244 [1 0 1 0] - (0.180 0.010)
0.253) [1 0 1 1] - (0.363 0.097)
[1 1 0] - (0.455 [1 1 0 0] - (0.550 0.440)
0.140) [1 1 0 1] - (0.609 0.298)
[1 1 1] - (0.730 [1 1 1 0] - (0.547 0.183)
0.270) [1 1 1 1] - (0.730 0.270)
Bảng 2.4. Tọa độ của các điểm ký hiệu với 3 dải màu được chọn
Một số ưu điểm của phương pháp điều chế CSK đó là:
Màu sắc cuối cùng ở đầu ra (ví dụ: màu trắng) sẽ được đảm bảo nhờ tọa
độ màu xy.
Tổng năng lượng của tất cả các nguồn sáng là không đổi (mặc dù mỗi
nguồn có thể có công suất phát khác nhau).
Không có tình trạng nhấp nháy.

41
CSK hỗ trợ điều chỉnh độ sáng bằng cách điều chỉnh biên độ dựa vào sự
thay đổi dòng điện vào LED. CSK hỗ trợ thay đổi biên độ với các bộ chuyển
đổi số/tương tự, do đó hỗ trợ các phương pháp điều chế cao hơn mang lại tốc
độ dữ liệu lớn hơn.
2.5 Kỹ thuật mã hóa
Tín hiệu trước khi điều chế được mã hóa FEC (Forward Error
Correction) với mã Reed-Solomon (RS) để phát hiện lỗi và sửa lỗi. Trong các
phương pháp điều chế OOK và VPPM, dữ liệu còn được mã hóa với các mã
đường Run-Length Limited (RLL) như Manchester, 4B6B, 8B10B để đảm
bảo sự cân bằng các bit 0 và 1, tránh hiện tượng nhấp nháy. IEEE 802.15.7
cung cấp các loại mã hóa với các tốc độ khác nhau cho ba phương pháp điều
chế OOK, VPPM và CSK bên trên.

Hình 2.21.Khối mã hóa và điều chế VPPM


Điều chế Mã RLL Tốc độ xung clock FEC Tốc độ dữ liệu
RS(64,32) 1.25 Mb/s
3.75 MHz
RS(160,128) 2 Mb/s

VPPM 4B6B RS(64,32) 2.5 Mb/s


7.5 MHz RS(160,128) 4 Mb/s
Không dùng 5 Mb/s
OOK 8B10B RS(64,32) 6 Mb/s
15 MHz
RS(160,128) 9.6 Mb/s
RS(64,32) 12 Mb/s
30 MHz
RS(160,128) 19.2 Mb/s
RS(64,32) 24 Mb/s
60 MHz
RS(160,128) 38.4 Mb/s
120 MHz RS(64,32) 48 Mb/s
RS(160,128) 76.8 Mb/s

42
Không dùng 96 Mb/s
4-CSK 12 MHz RS(64,32) 12 Mb/s
8-CSK RS(64,32) 18 Mb/s
4-CSK 24 MHz RS(64,32) 24 Mb/s
8-CSK RS(64,32) 36 Mb/s
16-CSK RS(64,32) 48 Mb/s
8-CSK Không dùng 72 Mb/s
16-CSK Không dùng 96 Mb/s
Bảng 2.5. Tốc độ của ba phương pháp điều chế với các loại mã hóa
2.6 Mô hình kênh và mô hình kết nối
2.6.1 Mô hình kênh
Truyền thông LIFI sử dụng phương pháp điều chế cường độ và tách
sóng trực tiếp IM/DD, trong đó thông tin được mã hóa bằng cách thay đổi
cường độ quang tức thời của nguồn phát. Như vậy kênh truyền LIFI sẽ là một
kênh băng gốc tuyến tính với đáp ứng kênh , nhiễu cộng độc lập với tín hiệu
và được mô hình hóa dưới dạng kênh tạp âm Gaussian trắng cộng (AWGN).

Hình 2.22. Mô hình kênh truyền LIFI IM/DD


Mô hình kênh truyền LIFI được mô tả như hình 2.22, dòng tách quang
sẽ được tính theo biểu thức (2.17):
(2.17)
Trong đó: là công suất quang tức thời.
là đáp ứng xung của kênh.
là nhiễu được cộng độc lập với tín hiệu.
Công suất phát trung bình được tính theo công thức (2.18):
(2.18)
Công suất thu trung bình được tính theo công thức (2.19):
(2.19)
Trong đó: là độ lợi kênh truyền.

43
Khác với sóng vô tuyến RF, sóng quang sẽ bị suy giảm mạnh khi phản
xạ (theo mô hình kết nối không trực tiếp None Light of Sight – NLOS) vì vậy
ảnh hưởng đa đường sẽ nhỏ hơn đối với hệ thống LIFI. Hơn nữa, do thời gian
truyền đa đường của ánh sáng nhỏ hơn so với chu kỳ của tín hiệu nên có thể
loại bỏ nhiễu ISI. Giả thiết trên sẽ phù hợp với loại hệ thống sử dụng ánh sáng
trực tiếp và không có thành phần đa đường hoặc hệ thống với băng thông từ
10-100 MHz (có chu kỳ ký hiệu dài).
Tuy vậy, đáp ứng kênh vẫn là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên quan
đến nhiều thông số như vị trí, kích thước và hướng truyền dẫn giữa hai máy
thu phát.
2.6.2Mô hình kết nối
Hiệu năng của quá trình truyền dẫn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kết
nối. Trong LIFI phân ra hai loại mô hình kết nối: đường nhìn thấy (Line of
Sight – LOS) và đường không nhìn thấy (None Light of Sight – NLOS).
2.6.2.1 Mô hình kết nối Line of Sight
Đặc điểm của mô hình kết nối này đó là ánh sáng từ máy phát sẽ được
truyền thẳng đến máy thu (tùy theo trường nhìn thấy Field of View – FOV).
Mô hình này có nhiều ưu điểm như suy hao, tán sắc thấp nhưng lại khó để bao
phủ cho không gian cần sử dụng. Mô hình kết nối LOS không chịu ảnh hưởng
của nhiễu đa đường. Có hai loại LOS, tương ứng với trường nhìn thấy FOV.
Mô hình LOS với FOV hẹp (Narrow – NLOS) sẽ đạt được tốc độ dữ liệu cao
hơn mô hình LOS với FOV rộng (Wide – WLOS).

44
Hình 2.23. Minh họa mô hình kết nối Wide-LOS (FOV rộng)

Hình 2.24. Minh họa mô hình kết nối Narrow-LOS (FOV hẹp)
2.6.2.2 Mô hình kết nối None Line of Sight

Hình 2.25. Minh họa mô hình kết nối NLOS


Đặc điểm của mô hình này là ánh sáng không đi trực tiếp từ máy phát
đến máy thu mà sẽ phản xạ qua các bề mặt khác nhau trước khi đến máy thu.
Do vậy có thể hình dung các bề mặt này đóng vai trò như máy phát ảo phát
ánh sáng đến máy thu. Nhược điểm của mô hình này là suy hao rất lớn, nhiễu
đa đường nhưng lại cung cấp độ bao phủ tốt cho không gian cần truyền thông.
Công suất thu trong cả hai trường hợp LOS và NLOS được tính theo (2.20):
(2.20)

Trong đó: và lần lượt là độ lợi kênh đối với kết nối LOS và NLOS.
2.7 Nhiễu trong LIFI
Các loại nhiễu trong LIFI gồm hai loại: nhiễu nhiệt (Thermal Noise) và
nhiễu nổ (Shot Noise).
• Nhiễu nhiệt

45
Là dòng điện không mong muốn gây ra dưới tác động của chuyển động
nhiệt của các hạt mang điện. Nguồn gây ra nhiễu nhiệt trong hệ thống LIFI
chính là do các yếu tố trong bộ tiền khuếch đại ở phía thu gây ra. Nhiễu nhiệt
được tạo ra độc lập với tín hiệu thu và được mô hình hóa theo phân bố
Gaussian.
• Nhiễu nổ
Là loại nhiễu chính trong hệ thống LIFI, nguồn gây ra nhiễu nổ gồm có
nguồn nhiễu tự nhiên (mặt trời) và nhân tạo (đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt,
…), các nguồn nhiễu này sẽ tạo ra một bức xạ nền. Bức xạ nền này sẽ gây ra
một dòng liên tục trong diode tách quang và do tính chất ngẫu nhiên của quá
trình tách quang sẽ hình thành nhiễu nổ. Một thành phần nữa gây ra nhiễu nổ
đó chính là do dòng tối ngược chiều nhỏ đi qua tải khi không có ánh sáng tới
bộ tách quang. Nguyên nhân gây ra là do nhiệt ở lớp tiếp giáp hoặc khiếm
khuyết ở bề mặt. Loại nhiễu này có thể mô hình theo phân bố Poisson với mật
độ phổ công suất trắng. Để dễ dàng, ta mô hình hóa nhiễu theo phân bố
Gaussian. Đối với các mô hình liên kết có FOV hẹp (Narrow-LOS), nhiễu sẽ
phụ thuộc vào tín hiệu (do ảnh hưởng bên ngoài không nhiều). Đối với trường
hợp FOV rộng (Wide-LOS), ảnh hưởng từ các nguồn sáng bên ngoài lên tín
hiệu lớn, nhiễu sẽ độc lập với tín hiệu. Ta có công thức tính mật độ phổ công
suất (PSD) của nhiễu nổ theo công thức (2.20):
(2.20)
Trong đó: là điện lượng .
là độ nhạy.
là công suất trung bình của ánh sáng gây nhiễu.
Từ đó ta có tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR tính theo biểu thức (2.21):
(2.21)
Trong đó: là công suất trung bình của tín hiệu.
là hệ số băng nhiễu (Hz).
là tốc độ dữ liệu.

46
Ngoài ra, SNR còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như phổ phát
xạ, góc ánh sáng gây nhiễu, băng nhiễu của bộ lọc, diện tích tách sóng hiệu
dụng, chỉ số chiết suất của bộ tập trung quang nên kết quả tính toán SNR có
thể khác nhau. Thường trong khoảng từ 10 dB đến 20 dB tùy theo mô hình
liên kết.
• Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thống LIFI
Có một số các yếu tố khác ảnh hưởng lên hệ thống LIFI trong thực tế đó
là điều kiện thời tiết. Chúng có thể gay hạn chế về phạm vi hoặc độ sẵn sang
của kết nối. Các tín hiệu ánh sáng có thể bị hấp thụ bởi hơi nước và CO 2 có
trong bầu khí quyển gây ra suy hao. Ngoài ra, tín hiệu còn có thể bị phân tán
khi gặp sương mù, mây mù, mưa, tuyết hay các điều kiện thời tiết xấu khác.
Các hiện tượng này có thể được giảm thiểu bằng cách tăng FOV và sử dụng
bộ tập trung quang.
2.8 Phần tử thu trong hệ thống LIFI
Thiết bị quan trọng nhất trong máy thu LIFI đó là thiết bị chuyển đổi từ
tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Có hai cách chính để xử lý tín hiệu quang
truyền đến trong hệ thống LIFI đó chính là sử dụng Diode tách sóng quang
hoặc chip cảm biến hình ảnh (Image Sensor – IS). Mô tả các bước thu trong
hệ thống LIFI như hình 3.8.

Hình2.26. Các bước thu tín hiệu LIFI


2.8.1 Diode tách quang
Hai loại Diode tách quang được sử dụng đó là Diode tách quang PIN và
Diode tách quang thác APD.

47
Hình 2.27. Cấu trúc Diode PIN
Để có thể hoạt động được với các bước sóng dài mà tại đó ánh sáng thâm
nhập sâu hơn vào vật liệu bán dẫn thì miền nghèo rộng là rất cần thiết. Muốn
vậy vật liệu loại n được pha trộn ít và được xem như bán dẫn thuần (i). Loại
bán dẫn pha trộn cao để tạo ra điện trở tiếp xúc thấp (n + và p+). Diode PIN
được định thiên nghịch. Ánh sáng đi vào từ phía p, mỗi photon ánh sáng có
năng lượng lớn hơn hoặc bằng năng lượng dải cấm của bán dẫn và kích thích
điện tử từ dải hóa trị vượt qua dải cấm đi tới dải dẫn. Quá trình này để lại
trong dải hóa trị một lỗ trống do đó hình thành các cặp điện tử-lỗ trống. Trong
lớp nghèo, dưới tác động của điện trường ngoài, các cặp điện tử-lỗ trống này
được tách ra, điện tử trôi về phía n và các lỗ trống trôi về phía p. Chúng đi ra
mạch ngoài tạo thành dòng điện và được gọi là dòng tách quang .
(2.22)

Trong đó: là điện tích của điện tử.


là hệ số phản xạ Fresnel tại tiếp giáp bán dẫn –
không khí.
là độ rộng của miền hấp thụ
là công suất của ánh sáng tới.
Diode tách quang thác APD có nguyên tắc hoạt động tương tự nhưng các
cặp điện tử-lỗ trống sẽ được qua một miền điện trường và được gia tốc, va
đập mạnh vào các nguyên tử của bán dẫn và tạo ra các cặp điện tử-lỗ trống
thứ cấp thông qua quá trình ion hóa do va chạm. Các hạt tải điện thứ cấp qua

48
miền điện trường lại tiếp tục được gia tốc và tạo ra các cặp điện tử-lỗ trống
mới gây ra hiệu ứng thác (hiệu ứng nhân).

Hình 2.28. Cấu trúc Diode thác APD


Trong LIFI thường sử dụng Diode Pin và APD silicon với độ nhạy
quang từ 190nm đến 1000nm, phù hợp với khoảng bước sóng của LIFI.
Bảng 2.6 cho chúng ta thấy một số loại Diode đang được thương mại
hóa trên thị trường kèm theo các thông số của hãng HAMAMATSU.
Dòng Diện tích
Độ nhạy
Mã (nm) tối hiệu dụng Ảnh
(A/W)
(pA) (mm)

S1087 1.3x1.3

320 – 730 560 10

S1133 0.3 2.4x2.8

S8265 340 – 720 540 20 2.4x2.8

S1787-04 320 – 730 560 10 2.4x2.8

S9219-01 380 – 780 550 0.22 50 3.6x3.6

49
Bảng 2.6. Một số loại Diode PIN của hãng HAMAMATSU
2.8.2 Chip cảm biến hình ảnh (Image Sensor – IS)
Chip cảm biến hình ảnh sử dụng trong LIFI là loại chip cảm biến điểm
ảnh chủ động (Active Pixel Sensor) hay còn được gọi là CMOS, loại chip này
được sử dụng rất rộng rãi, tích hợp trong các smart phone, máy ảnh. Cấu tạo
của chip cảm biến hình ảnh CMOS chứa một bảng các cảm biến điểm ảnh
(pixel). Ánh sáng chiếu qua ống kính sẽ được lưu lại tại các điểm ảnh. Mỗi
điểm ảnh lại có một mạch tích hợp chứa diode tách sóng quang, bộ khuếch
đại và một số các chi tiết khác. Cường độ ánh sáng sau đó sẽ được chuyển
thành tín hiệu điện và được giải điều chế.
Ưu điểm của chip cảm biến hình ảnh là nếu có nhiều nguồn sáng khác
nhau cùng gửi dữ liệu đồng thời, chip cảm biến sẽ nhận và giải điều chế tất cả
mà không hề có nhiễu.

50
Hình 2.29. Chip cảm biến hình ảnh CMOS
2.8.3 Bộ tập trung quang
Tác dụng của bộ tập trung quang là tập trung ánh sáng vào máy thu. Bộ
tập trung quang thường được sử dụng trong LIFI là bộ tập trung quang CPC
(Compound Parabolic Concentrator).

Hình 2.30 Bộ tập trung quang CPC


Cấu tạo của bộ tập trung quang CPC như hình 2.30, gồm có hai gương
parabol (AD và BC).
Góc là góc chấp nhận, nếu tia sáng tới có góc tới nhỏ hơn , nó sẽ được
phản xạ tới AB, nếu góc tới lớn hơn , tia sáng sẽ bị phản xạ ra ngoài.
Xét một ví dụ với ba tia sáng tới bộ tập trung CPC là như mô tả ở hình
2.31.

Hình 2.31. Quá trình phản xạ tại CPC


Tia có góc tới sẽ được phản xạ tới AB, tia có góc tới sẽ bị phản xạ ra
ngoài. Đối với bộ tập trung quang CPC 3 chiều, tỉ số tập trung tối đa C được
tính theo công thức:

(2.13)

51
2.8.4 Bộ lọc quang
Dùng để loại bỏ các ánh sáng từ nguồn bên ngoài (ánh sáng mặt trời, ánh
sáng đèn) cũng như ánh sáng khác gây nhiễu. Ngoài ra sau đó tín hiệu sẽ được
qua các bộ khuếch đại trước khi được giải điều chế.

52
CHƯƠNG III – NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
KHÔNG DÂY LIFI
3.1 Ứng dụng công nghệ LIFI
3.1.1 Mô hình thiết bị đầu cuối ứng dụng LIFI
Hệ thống LIFI có thể được triển khai đối với môi trường trong nhà hoặc
ngoài trời.
Đối với môi trường trong nhà, mô hình truyền dẫn như sau:

Hình 3.1. Mô hình các thiết bị đầu cuối với môi trường trong nhà
Với mỗi liên kết đầu cuối khác nhau, chúng ta có thể ứng dụng triển khai
các dịch vụ khác nhau ứng với các tốc độ truyền dẫn khác nhau như truyền dữ
liệu, chia sẻ nội dung, truyền video, định vị, điều khiển.
Cụ thể về một số loại dịch vụ tương ứng được đưa ra trong bảng sau:

Di động – Di
Di động – Cố định Di động – LED Cố định – LED
động

Hai chiều hoặc Hai chiều hoặc một


Kết nối Hai chiều Hai chiều
một chiều chiều
Khoảng cách Vài mét Vài mét Vài mét Vài mét
Tốc độ ~100Mbps ~100Mbps ~10Mbps ~10Mbps
Truyền dữ liệu
Chia sẻ nội Truyền Video Định vị
Ứng dụng Broadcast dữ liệu
dung Thương mại điện tử Điều khiển
di động
Bảng 3.1 Các ứng dụng với môi trường trong nhà

53
Đối với môi trường truyền dẫn ngoài trời, có thể thiết kế mô hình hệ
thống truyền dẫn gồm các cột đèn chiếu sáng, đèn giao thông, màn hình
quảng cáo truyền thông với các phương tiện giao thông cũng như các thiết bị
di động.

Hình 3.2. Mô hình truyền dẫn với môi trường ngoài trời
Một số mô hình ứng dụng đang được nghiên cứu và thực hiện
Hệ thống truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao trong nhà
Một trong những dự án quan trọng nhất ứng dụng công nghệ LIFI với
mục đích xây dựng mạng truy nhập tốc độ cao (Gb/s) chính là dự án
OMEGA. Công nghệ LIFI sẽ được kết hợp với công nghệ truyền dẫn bằng
đường điện PLC, Wifi, Hồng ngoại để cung cấp mạng truy nhập không dây
mà không cần thêm bất cứ kết nối nào khác.
Được tài trợ bởi EU, dự án này được viện truyền thông Fraunhofer, công
ty Siemens cùng France Telecom nghiên cứu thực hiện.

Hình 3.3. Mô hình dự án OMEGA


Năm 2008, họ đã thực hiện truyền dẫn thành công với hệ thống thu phát
sử dụng LED đơn chip phủ phosphor và Diode PIN, điều chế OOK, khoảng

54
cách truyền dẫn ngắn (1cm) và cường độ chiếu sáng 700lux, tốc độ đạt được
là 40Mb/s. Năm 2009, hệ thống được cải thiện, khoảng cách truyền dẫn tăng
lên 5m, cường độ sáng nằm trong dải chuẩn dành cho môi trường văn phòng,
tốc độ đạt 125Mb/s. Năm 2010, với việc sử dụng Diode APD, tốc độ đạt được
là 230 Mb/s và lên đến 500Mb/s, tốc độ có thể nói là nhanh nhất vào cuối
năm 2010.

Hình 3.4. Mô hình hệ thống truyền dẫn LIFI của viện truyền thông
Fraunhofer
Hệ thống truyền dẫn LIFI Multiple-input Multiple-Output (MIMO)
Truyền dẫn MIMO có thể triển khai bằng cách sử dụng bảng gắn nhiều LED,
khi tín hiệu truyền đến bộ tập trung quang, bộ này sẽ chia tín hiệu đến các
Diode tương ứng. Hệ thống truyền dẫn LIFI MIMO được triển khai đầu tiên ở
trường đại học Oxford. Năm 2008, hệ thống đầu tiên được thiết lập tsử dụng
16 đèn LED trắng (4x4) với tốc độ đạt được là 40Mb/s. Một số thông số hệ
thống như bảng (3.2). Năm 2009, hệ thống tiếp tục được cải thiện đạt tốc độ
100Mb/s và với việc sử dụng hệ thống phát gồm 2 LED phát, 3 Diode thu kết
hợp với phương pháp OFDM và MIMO đã truyền được 9 kênh với tốc độ là
230Mb/s qua khoảng cách 1m.

55
Phát Thu Kết nối

16 đèn Luxeon LED (4x4)


P = 1.5W Bộ tập trung
Khoảng cách giữa các pixel = (F= 60mm, D=50mm)
LLOS = 2m
60mm Diode tách quang
IDC = 220mA Bộ lọc xanh
Băng thông điều chế 25MHz
(OOK)

Bảng3.2.Một vài thông số về hệ thống MIMO của đại học Oxford (2008)

Hình 3.5. Mô hình hệ thống truyền dẫn MIMO của đại học Oxford (2008)
Truyền dẫn giữa các người dùng di động bằng camera với chip cảm biến
hình ảnh
Ý tưởng của mô hình này đó là tín hiệu sẽ được phát bằng đèn giao
thông hoặc các bảng quảng cáo, các phương tiện giao thông hoặc người sử
dụng di chuyển sẽ sử dụng camera (vốn được tích hợp trên rất nhiều thiết bị
điện tử cầm tay) để thu nhận tín hiệu. Các ứng dụng có thể được triển khai
như broadcast thông tin, định vị, dẫn đường.
Nhật Bản là nước đi đầu trong hướng nghiên cứu này, hướng nghiên cứu
tập trung vào môi trường ngoài trời và thay vì sử dụng Diode tách quang, họ
sử dụng chip cảm biến hình ảnh do các ưu điểm như khoảng cách truyền dẫn
xa (lên đến ~km), nhận và xử lý nhiều tín hiệu độc lập cùng lúc mà không có
xuyên nhiễu, được tích hợp nhiều trên đa số các thiết bị điện tử.

56
Đại học Nagoya là nơi đầu tiên triển khai mô hình ứng dụng truyền dẫn
dữ liệu từ LED đến phương tiện xe hơi đang di chuyển (2005).

Hình 3.6. Mô hình truyền dẫn của đại học Nagoya

Hình 3.7 Camera thu gắn trong xe (a) và Bảng LED phát (16x16)
Hình 5. mô tả hệ thống thu phát với camera thu được gắn ở khoảng giữa
ghế lái và ghế phụ, máy thu di chuyển với vận tốc 30km/h, khoảng cách từ
20m – 50m trong điều kiện thời tiết bình thường, camera có tốc độ chụp
1000fps, độ phân giải 1024x1024 pixel. Hệ phát gồm bảng 256 LED đỏ
(16x16) với băng thông điều chế là 500MHz (các đèn LED được điều chế một
cách độc lập). Thuật toán thu và xử lý ảnh như sau:
Sau khi lấy được khung hình từ chuỗi khung hình, xác định vị trí của
nguồn phát (việc xác định vị trí nguồn phát dựa trên giả thiết mọi cảnh vật
xung quanh đều không thay đổi trong thời gian 1ms trong khi chỉ có LED
được điều chế với tốc độ cao là thay đổi).

57
Loại bỏ tất cả các hình ảnh còn lại xung quanh nguồn phát (bước này
được thực hiện nhằm giảm bớt dữ liệu tính toán do số lượng khung hình phải
xử lý rất nhiều).
Đưa vào bộ xử lý ảnh thực hiện xử lý khung hình và giải điều chế.
Đến khung hình kế tiếp và bỏ đi diện tích giống khung hình cũ (chỉ xác
định lại khi cần thiết).
Nếu không tìm thấy nguồn phát, quay lại bước (1).

Hình 3.8 Xác định vị trí nguồn phát (a) và Cắt bỏ hình ảnh thừa (b)
Năm 2008, hệ thống này đạt tốc độ 4kb/s với phương tiện di chuyển
khoảng 30km/h. Vào năm 2009, hệ thống được cải tiến và đạt tốc độ 2Mb/s
với khoảng cách 60m và 1Mb/s với khoảng cách 40m.
Một số ứng dụng khác
Ngoài những ứng dụng trên ra còn rất nhiều các ứng dụng khác định vị ở
môi trường trong nhà với các thông tin chi tiết về vị trí trong từng căn phòng
của một tòa nhà. Mỗi ánh sáng sẽ có một ID khác nhau và ID này sẽ chỉ ra
một ví trí cụ thể nào đó, hệ thống này có thể được sử dụng dưới tàu điện
ngầm, trong các khu mua sắm lớn hoặc ngay trong bệnh viện, nơi không thể
sử dụng sóng vô tuyến, hệ thống ID có thể cung cấp các thông tin tương ứng
theo vị trí cho người sử dụng, phù hợp dùng trong các trường hợp khẩn cấp
hay ứng dụng để thu thập và khảo sát thông tin lưu lượng, ví dụ như khảo sát
thời gian di chuyển tại các quầy hàng trong siêu thị Fujiya ở Shizuoka, Nhật

58
Bản. Ở siêu thị này, các bóng đèn được lắp trên trần nhà và tại các quầy hàng
đóng vai trò là nguồn phát đi các ID. Máy thu được gắn bên dưới các xe đẩy
hàng. Các ID (bao gồm thông tin về vị trí và thời gian) sẽ được lưu trữ trong
thẻ nhớ mỗi khi xe đi qua một gian hàng nào đó.

Hình 3.9. Bóng đèn được gắn dưới kệ hàng (a) và xe đẩy hàng gắn máy
thu (b)
Sau đó, các thông tin ID sẽ được thống kê và phân tích để tính toán được
lưu lượng lưu thông trong siêu thị.

Hình 3.10. Sơ đồ bố trí đèn (a) và tốc độ di chuyển trong siêu thị (b)
Thực hiện truyền dẫn sử dụng ứng dụng LIFI cho các thiết bị di động –
Picapicamera
Đây là ứng dụng đầu tiên trên thế giới của hãng CASIO cho phép các hệ
máy của Apple sử dụng công nghệ LIFI để truyền dẫn thông tin. Được giới
thiệu vào tháng 5/2012, ứng dụng này có thể tải về và cài đặt tương đối dễ
dàng trên trang itunes của Nhật Bản (theo đường link sau:

59
https://itunes.apple.com/jp/app/picapicamera/id5152/). Ứng dụng
Picapicamera yêu cầu các hệ máy của Apple phải có kết nối internet, bật chức
năng định vị GPS và cài đặt hệ điều hành iOS 5.1 hoặc cao hơn.

Hình 3.11. Giao diện của ứng dụng Picapicamera


Tính năng và nguyên tắc hoạt động của ứng dụng Picapicamera
Tính năng của ứng dụng Picapicamera:
Sử dụng camera để nhận các tín hiệu ánh sáng.
Nhận tín hiệu đồng thời từ nhiều nguồn khác nhau.
Chụp và nhận các bức ảnh kèm theo tin nhắn khác nhau.
Chạm vào tin nhắn để truy cập đến trang web yêu cầu (nếu có).
Gửi đi các bản tin hoặc danh thiếp thông qua màn hình của thiết bị.
Viết tin nhắn tùy ý và trang trí với 30 hình có sẵn.
Tùy chọn 21 tin nhắn nhanh có sẵn.
Có thể gửi kèm nick mạng xã hội Twitter.
Tích hợp mạng xã hội Twitter.
Nguyên tắc hoạt động của ứng dụng này như sau: mỗi bản tin sẽ được
ánh xạ với một giá trị 8-bit ID riêng biệt. Sau đó giá trị ID này sẽ được tải lên
hệ thống máy chủ cùng với thông tin về vị trí do GPS cung cấp. Việc làm này
nhằm mục đích sử dụng lại kho các giá trị ID vốn chỉ hữu hạn. Tiếp theo giá
trị ID sẽ được điều chế và phát đi qua màn hình của thiết bị di động thông qua

60
các điểm màu nhấp nháy liên tục. Thiết bị phía thu sử dụng camera thu tín
hiệu, giải điều chế thu được ID, giá trị ID này sau đó sẽ được kết hợp cùng
thông tin về vị trí của máy thu và gửi yêu cầu đến server. Server sẽ phản hồi
lại bản tin và quá trình truyền thông hoàn tất.
Nhược điểm của ứng dụng này đó là bản tin truyền đi đơn giản (do chỉ
sử dụng 8-bit ID), tốc độ thấp, khoảng cách truyền dẫn chưa xa (vài m) hơn
nữa yêu cầu phải có kết nối internet và dịch vụ định vị GPS.
Sử dụng Picapicamera để gửi và nhận thông tin
Chúng ta sẽ sử dụng hai thiết bị của Apple là Iphone 5s và Ipod touch 4
để gửi nhận bản tin cho nhau.
Quá trình gửi: (Ipod touch 4)
Chọn chế độ gửi thông tin, tùy chọn thông tin gửi đi cùng với mẫu hình
ảnh có sẵn. Ở đây ta sẽ gửi đi tin nhắn “TungD08VT3-LIFI” (1). (Ta có thể
thấy có khá nhiều mẫu hình và tin nhắn nhanh để chọn lựa).
Chọn “Send Message”, sau đó tin nhắn sẽ được đăng ký ID kèm theo
thông tin về vị trí lên máy chủ (2) thông qua internet.
Sau khi đăng ký ID thành công, thiết bị sẽ bắt đầu phát tín hiệu thông
qua các điểm màu nhấp nháy trên màn hình (3) (ta có thể điều chỉnh độ sáng
của màn hình để phù hợp với điều kiện môi trường truyền dẫn).
Quá trình nhận: (Iphone 5s)
Chọn chế độ nhận thông tin, thiết bị sẽ tiến hành kiểm tra kết nối internet
đến máy chủ và kiểm tra dịch vụ định vị GPS đã được bật hay chưa (4).
Sử dụng camera để thu tín hiệu từ các điểm màu nhấp nháy (tùy ý sử
dụng camera trước hoặc sau) (5).
Sau vài giây, thiết bị sẽ xác nhận đã thu thành công tín hiệu, ID thu được
sau đó sẽ được gửi lên máy chủ và dữ liệu phía gửi được tải xuống từ máy
chủ thông qua internet (6).

61
Hình 3.12. Quá trình gửi tin nhắn

Hình 3.13. Quá trình nhận tin nhắn

Mặc dù đã góp phần đưa công nghệ đến tay người dùng, nhưng ứng
dụng này vẫn rất thô sơ và chưa thể ứng dụng ngay vào cuộc sống. Cần phải
có thêm nhiều thời gian nghiên cứu nữa để có thể bổ sung và đưa ra các dịch
vụ cụ thể cho ứng dụng này.

62
KẾT LUẬN
Công nghệ truyền thông tin bằng ánh sáng nhìn thấy LIFI hứa hẹn sẽ
đem lại hệ thống truyền dẫn không dây mới thay thế việc sử dụng sóng RF
trong tương lai, với những ưu điểm vượt trội như tốc độ có thể lên tới hàng
Gb/s, thân thiện với con người, cùng rất nhiều ứng dụng hấp dẫn (truyền dữ
liệu tốc độ cao, điều khiển, chỉ dẫn giao thông, truyền thông dưới nước…).
LIFI hứa hẹn sẽ làm thay đổi và mở ra một kỷ nguyên mới của truyền dẫn
không dây.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện độ án. Em đã tìm hiểu tổng
quan về công nghệ truyền thông tin bằng ánh sáng nhìn thấy, nghiên cứu về
cấu trúc của hệ thống LIFI với phía phát sử dụng các đèn LED và phía thu sử
dụng các Photodiode hoặc chíp cảm biến ảnh CMOS. Cùng với các phương
pháp mã hóa và điều chế như: điều chế khóa bật tắt NRZ-OOK, R-RZ, điều
chế vị trí xung biến đổi VPM, điều chế khóa dịch màu CSK, mã hóa 4B5B,
M-4B5B, 4B6B...
Đặc biệt đã áp dụng kiến thức vàonghiên cứu và xây dựng một hệ thống
truyền thông tin bằng ánh sáng nhìn thấy trong nhà, qua đó cho người đọc
một cái nhìn rõ hơn về cấu trúc của một hệ thống LIFI cũng như những ưu
điểm vượt trôi của công nghệ này. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì
công nghệ này vẫn còn một số hạn chế như tầm xa, độ phủ. Vì vậy cần thêm
thời gian nghiên cứu để công nghệ này hoàn thiện hơn và sớm được áp dụng
rộng rãi vào cuộc sống.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu và thực hiện đồ án, nhưng
do thời gian có hạn và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên đồ án cũng như hệ
thống truyền thông tin bằng ánh sáng nhìn thấy được xây dựng trong đồ án
vẫn còn nhiều điểm thiếu sót cần nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện hơn
nữa. Nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các
bạn để đồ án được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dobroslav Tsonev, Stefan Videv, Harald Haas, “Light Fidelity (Li-Fi):
Towards All-Optical Networking”, the University of Edinburgh, EH9 3JL,
Edinburgh, UK
[2] ERIC MONTEIRO, B.Sc, “Design and Implementation of Color- Shift
Keying for Visivle Light Communications ”, september 2013.
[3] Sunghwan Kim and Sung-Yoon Jung, Member, IEEE “Novel FEC Coding
Scheme for Dimmable Visible Light Communication Based on the Modi fied
Reed–Muller Codes”
[4] Olivier Bouchet, Grahame Faulkner, Liane Grobe, EricGueutier, Klaus-
Dieter Langer, Stefan Nerreter, DominicO’Brien, Ross Turnbull, Jelena
Vucic, Joachim W. Walewski,Mike Wolf, “ OMEGA project”
[5] http://purelifi.com/
[6] Samsung electronics, ETRI, LIFIC, University of Oxford, “Visible Light
Communication”, http://www.ieee802.org/802_tutorials/2008-03/15-08-0114-
02-0000-LIFI_Tutorial_MCO_Samsung-LIFIC-Oxford_2008-03-17.pdf [8] ,
17-03-2008.
[7] http://visiblelightcomm.com/

64
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viêntrong quá trình thực hiện Đồ
án/khóa luận:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu
đã đề ra trên các mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản
vẽ):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Chấm điểm của giảng viên hướng dẫn
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày tháng năm 20
Giảng viên hướng dẫn
ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
1. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp về các mặt: thu thập và
phân tích số liệu ban đầu, cơ sở lý thuyết, vận dụng vào điều kiện cụ thể, chất
lượng thuyết minh và các bản vẽ, mô hình (nếu có) …:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Chấm điểm của người phản biện
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày tháng năm 20
Người phản biện

You might also like