You are on page 1of 4

21/6/2017 Nguyên lý hoạt động Con quay hồi chuyển – Catia BKHN

Nguyên lý hoạt động Con quay hồi chuyển
Posted by Categories Date
ADMIN  KIẾN THỨC  20/04/2016

Share with:

Hẳn bạn còn nhớ tháp pháo xe tăng được ổn định nhờ đặc tính của con quay hồi chuyển.  
Có lẽ mọi người thường hay thắc mắc khi gặp thuật ngữ “con quay hồi chuyển” ( gyroscope). Trong bài viết này chúng ta
sẽ cùng nhau tìm hiểu về Con quay hồi chuyển là gì, đặc điểm, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của nó trong các cỗ máy
phức tạp hiện nay.

Con quay hồi chuyển là gì?

Nhiều người sẽ phải bối rối khi lần đầu nhìn thấy con quay hồi chuyển, vì nó dường như chuyển động theo cách chống lại
trọng lực. Tính chất đặc biệt này của con quay hồi chuyển giúp nó trở nên rất quan trọng trong thực tế, từ những thứ đơn
giản như xe đạp cho đến những thứ phức tạp như Hệ thống dẫn đường trên máy bay, tên lửa, tàu con thoi đều ứng dụng đặc
tính của con quay hồi chuyển. Theo định nghĩa vật lí, con quay hồi chuyển là một thiết bị dùng để đo đạc hoặc duy trì
phương hướng, dựa trên các nguyên tắc bảo toàn mô men động lượng. Thực chất, con quay cơ học là một bánh xe hay đĩa
quay với các trục quay tự do theo mọi hướng. Phương hướng này thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào mô men xoắn bên
ngoài hơn là liên quan đến con quay có vận tốc cao mà không cần mô men động lượng lớn. Vì mô men xoắn được tối thiểu
hóa bởi việc gắn kết thiết bị trong các khớp vạn năng ( gimbal), hướng của nó duy trì gần như cố định bất kể so với bất kỳ
chuyển động nào của vật thể mà nó tựa lên.”

Nguyên lí hoạt động:

http://cadcamcae.edu.vn/nguyen­ly­con­quay­hoi­chuyen­catia­bkhn/ 1/4
21/6/2017 Nguyên lý hoạt động Con quay hồi chuyển – Catia BKHN

Con quay hồi chuyển đặc trưng bởi một số ứng xử như tiến động và chương động. Nếu bạn đã từng chơi đồ chơi ứng dụng
con quay hồi chuyển, như Yo­yo, con quay,… chẳng hạn, chắc hẳn bạn sẽ hứng thú với việc nó có thể giữ thăng bằng trên
dây hoặc trên ngón tay, chống lại chuyển động quanh trục quay một cách rất lạ, nhưng hiệu ứng đặc biệt nhất trên con quay
hồi chuyển chính là Tiến động. Mời các bạn xem video clip dưới đây để dễ hình dung về Tiến động nếu bạn chưa từng được
chứng kiến.

Gyroscope Precession 

Phần thú vị nhất của video chính là lúc bánh xe đạp treo lơ lửng trên không. Đó chính là Tiến động. Bánh xe đạp dường
như có khả năng chống lại trọng lực! Lấy ví dụ trên bánh xe đạp, treo lên trần bằng 1 sợi dây thừng buột ở 1 đầu trục quay
bánh xe, hiện tượng Tiến động xảy ra như sau:

Xét riêng bánh xe đạp, bánh xe chuyển động quanh trục của nó với lực F hướng xuống vàmomen xoắn ( torque) hướng ra
theo hướng trục quay, vuông góc với lực F. Lực F tác động càng lớn, momen động lượng (angular momentum) càng lớn
theo phương của momen xoắn.

Xét cả hệ bánh xe và dây thừng, lực tác dụng trong trường hợp này là trọng lực, momen xoắn tác dụng lên trục bánh xe tạo
ra momen động lượng vuông góc, khi ta buông tay ra, cả hệ bánh xe sẽ đánh võng để đi về trạng thái cân bằng (do ma sát).
http://cadcamcae.edu.vn/nguyen­ly­con­quay­hoi­chuyen­catia­bkhn/ 2/4
21/6/2017 Nguyên lý hoạt động Con quay hồi chuyển – Catia BKHN

Xét cả hệ bánh xe và dây thừng, khi ta quay bánh xe bành tác động 1 lực nhẹ để tạo momen xoắn theo hướng vuông góc
với momen động lượng, bánh xe sẽ chuyển động như lơ lửng trên không.

Chơi đánh quay và con quay của Việt Nam (miền Bắc gọi là Cù):

Đánh quay, còn gọi là đánh cù hoặc đánh gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Con
quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần
chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây. Dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai
hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp…) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người
chơi cũng như kích thước con quay. Cách chơi khá đơn giản, chỉ cần quấn chặt dây quay vào con quay bắt đầu từ điểm mấu
quấn dây tiếp xúc với thân quay theo vòng rộng dần. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để bổ
con quay, nghĩa là lăng cho con quay văng ra và thường kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được
nhiều vòng hơn. Luật chơi đánh quay cũng đơn giản luôn, những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống
mặt sân, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc.

http://cadcamcae.edu.vn/nguyen­ly­con­quay­hoi­chuyen­catia­bkhn/ 3/4
21/6/2017 Nguyên lý hoạt động Con quay hồi chuyển – Catia BKHN

Cù gỗ

http://cadcamcae.edu.vn/nguyen­ly­con­quay­hoi­chuyen­catia­bkhn/ 4/4

You might also like