You are on page 1of 47

Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU CẤU TRÚC PHẦN CỨNG VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA BTS A9100
2.1. Khái quát về BTS Evolium™ A9100:
Evolium™ A9100 là BTS hệ GSM của hãng Acatel sản xuất, nó được thiết kế để
đảm bảo chất lượng phục vụ hoàn hảo thông qua hiệu suất vố tuyến rất cao và bảo
đảm sự phục vụ rất nhỏ, đồng thời cũng làm cho các dạng thay đổi trở nên dễ dàng
hơn: mở rộng khu vực, thực hiện các chức năng quan trọng trong tương lai. Ngoài ra,
việc sử dụng và bảo dưỡng cũng được quan tâm đặc biệt. Việc sử dụng các module
hợp nhất cao và các bộ phận cấu thành tiên tiến nhất dẫn đến độ nén và độ tin vậy rất
cao.

Hình 2.1: Nhìn từ mặt trước của tủ BTS Evolium™ A9100


2.1.1 Các điểm nổi bật của BTS Evolium™ A9100:
*Kỹ thuật:
- Độ nhạy cao -111dBm tại BER = 10-3 (cao hơn yêu cầu GSM).
- Hỗ trợ đa băng ( 850/900/1800/1900 Mhz).
- Hỗ trợ cả phân tập tần số vô tuyến và anten.
- Độ tin cậy cao nhờ cấu trúc module.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
- Sự dịch chuyển phần mềm được tối ưu hoá nhờ dung lượng của trạm gốc
Evolium™ A9100 đã được chạy tải trước và chứa đồng thời hai bộ xoay đảo phần
mềm.
* Độ linh hoạt cao:
- Khả năng mở rộng và phân vùng rộng có thể được thực hiện trong cùng một tủ,
chẳng hạn như tủ MBO có thể phục vụ đến 6 sector bằng tổng dung lượng 12
TRX.
- Tính điều biến của tủ máy ngoài trời cung cấp độ linh hoạt cho các thiết bị tự
chọn (truyền dẫn, accu...).
- Cùng với tủ máy và cấu trúc hệ thống đối với GSM850, GSM900, GSM1800 và
GSM1900 trạm gốc Evolium™ A9100 bao gồm cả các cấu hình hỗn hợp (ví dụ
GSM900 và GSM1800 trong cùng 1 tủ máy).
- Độ điều biến cao với một bộ module được thu nhỏ và một mặt phân cách chung.
* Dễ triển khai và can thiệp theo khu vực:
- Nguyên lý mở rộng tủ máy ngoài trời cho phép lắp đặt dễ dàng.
- Bộ tự kiểm tra toàn diện.
- Không gian cần thiết cho việc bảo dưỡng nhỏ nhất nhờ vào cửa phía trước.
2.1.2 Các chức năng của BTS Evolium™ A9100:
Mã hoá tiếng nói:
Tốc độ toàn tốc, tốc độ bán tốc và tốc độ thích ứng được hỗ trợ do phần mềm
BSS và các thành phần mạng khác cũng hỗ trợ cho qui tắc mã hoá này.
Các dải tần số:
Phần cứng hỗ trợ các băng tần GSM850, GSM900 mở rộng, GSM1800 và
GSM1900:

Liên kết trên Liên kết dưới


GSM 850 824 MHz - 849 MHz 869 MHz - 894 MHz
E-GSM 1900 880 MHz - 915 MHz 925 MHz - 960 MHz
GSM 1800 1710 MHz - 1785MHz 1805 MHz - 1880MHz
GSM 1900 1850MHz - 1910 MHz 1930 MHz - 1990 MHz

Chức năng đa tần:


Nhờ tính linh hoạt ảo của trạm gốc vô tuyến A9100, TRX GSM 850 và GSM 1800
hoặc TRX GSM 850 và GSM 1900 hoặc TRX GSM 1900 và GSM 1800 có thể được
bố trí trong cùng một tủ chỉ với một module đơn vị trạm SUM.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Máy thu BTS A9100:
Đặc điểm thu của bất kỳ BTS nào đều phụ thuộc vào hai nhân tố:
- Độ nhạy thực của máy thu của trạm.
- Hoạt động thu của trạm trong những điều kiện lan tuyền sóng di động cụ thể.
Trong môi trường nội thành đông đúc, sự lan truyền sóng vô tuyến chủ yếu được
quyết định bởi hiệu ứng của nhiều đường tuyền và tốc độ linh động thực tế của các
trạm di động. Những điều kiện khắc nghiệt nhất thích hợp với các trạm di động
chuẩn.
Độ nhạy của các trạm vô tuyến A9100 BTS (tại các bộ kết nối anten BTS) được
hoàn toàn bảo đảm là -111 DBm trong bộ điều biến GMSK.
Trong các môi trường nội thành đông đúc, các yêu cầu về dung lượng cao nên
thường dẫn đến sự lựa chọn thực hiện việc thay đổi tần số để tái sử dụng tần số đó.
Phân tập anten:
Là một đặc điểm tiêu chuẩn, các cấu hình A9100 hỗ trợ sự phân tập anten: 2 anten
trên một sector.
Thay đổi tần số tổng hợp:
Sự thay đổi tần số tổng hợp (còn gọi là sự thay đổi tần số vô tuyến) được hỗ trợ
bởi toàn bộ dãy BTS, sử dụng tuỳ chọn. Có hai chế độ thay đổi tần số:
- Chế độ thay đổi RF tiêu chuẩn: cell A có TRX N có thể có TRX N-1 (trừ TRX
chứa BCCH) ở tần số M (M thường lớn hơn N).
- Chế độ thay đổi băng tần gốc giả RF: cell A có TRX N có thể thay đổi toàn bộ
TRX N của nó ở tần số N.
Đồng bộ hoá:
Các đồng hồ có thể được:
- Tạo ra trong một chế độ hoàn toàn chạy không bằng một máy phát tần số bên
trong.
- Đồng bộ với một mốc qui chiếu đồng hồ bên ngoài:
- Đường nối A-bis (đồng bộ PCM).
- Một BTS khác, thế hệ BTS trước có thể được sử dụng.
- Máy thu GPS hợp nhất như một thiết bị tự chọn.
- Sự cung cấp phần cứng cho bộ đồng bộ tín hiệu băng tần trong A-bis, do đó
không phải hiệu chỉnh của máy phát tần số bên trong.
Truyền dẫn:
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Hai mặt giao tiếp A-bis vật lý cho phép một sự kết nối linh hoạt các trạm gốc vô
tuyến với BSC trong các cấu hình sao, cấu hình vòng lặp... được nhận dạng theo các
tiêu chuẩn ITU-T G703/G.704. Trong trường hợp dữ liệu đầu vào cao hơn (hơn
2Mbit/s) là cần thiết với mặt giao tiếp đó, cả hai mặt giao tiếp A-bis có thể được cấu
hình như một đầu vào dữ liệu của BTS.
Hơn nữa Alcatel hỗ trợ sự suy giảm tín hiệu trên A-bis đến 36dB, cho phép các
trạm gốc có thể kết nối được với những khoảng cách gia tăng mà không cần bất cứ
trạm lặp nào. Trong trường hợp BTS bị mất nguồn, kết nối A-bis không bị gián đoạn
đối với các BTS kế tiếp (chế độ vòng lặp).
Đối với trở kháng của trạm cuối A-bis, có hai mức chuẩn: 75Ω hoặc 120Ω. Tuỳ
theo vùng nơi lắp đặt trạm hoặc người vận hành, trở kháng trạm cuối A-bis có thể
dùng một trong hai chỉ số này. A9100 chấp nhận cả hai chỉ số đó. Trong quá trình
chuyển đổi, nó được cấu hình tại chỗ theo chỉ số mà người vận hành điều khiển.
A9100 hỗ trợ bộ ghép tín hiệu tĩnh A-bis và tại đây các đường tín hiệu vô tuyến
(Radio signal line: RSL) của 4 TRX được phân chia trên một kênh PCM 64Kbit/s.
Vì vậy đặc biệt có thể kết nối một cấu hình 3x4 TRX với chỉ một PCM (cần đến 28
khe thời gian) nếu được kết nối với các thiết bị BSS khác.
BTS này cũng hỗ trợ bộ phân chia tín hiệu thống kê. Sự ghép thống kê trên một
kênh 64kbit/s cho phép sử dụng 1 đến 4 RSL và OML trên cùng một khe thời gian
64Kbit/s. Điều đó tiết kiệm khe thời gian trên đường A-bis.
Chẳn hạn như 1 BTS có 4 TRX sẽ mất 9 khe thời gian và một BTS có 2 TRX chỉ
mất 5 khe thời gian.
Sự hợp nhất Vibasố:
Các luồng vibasố có khả năng cung cấp luồng 2Mbit/s để kết nối với các BTS khác.
Các thiết bị viba gồm có hai phần:
- Một phần vô tuyến gồm anten và bộ thu phát được kết hợp. Phần này chỉ được
lắp đặt tại outdoor mà ở đó phải có anten và vì thế còn được gọi là Outdoor Unit
(ODU).
- Một phần băng tần gốc đảm nhận quá trình xử lý băng tần gốc kèm theo những
chức năng chung khác. Phần thứ hai này cũng được thiết kế để lắp đặt Indoor và
do đó còn được gọi là Indoor Unit (IDU).
Các BTS outdoor A9100 cung cấp không gian (đến 3U trong tủ CBO, đến 5U
trong MBO1, hoặc phần trái của MBO2, đến 7U trong phần mở rộng của MBO2) để
hợp nhất nhiều IDU, đủ cho yêu cầu về vị trí của Một BTS. Khi các IDU được hợp
nhất trong BTS, một DDF phải được sử dụng cho các điểm kết nối giữa hai luồng
2Mbit/s xuất phát từ luồng vô tuyến và các port 2Mbit/s trên board mạch SUMA
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
hoặc giữa hai luồng 2Mbit/s có thể hoán chuyển đơn giản từ luồng vô tuyến này đến
luồng vô tuyến khác.
Số lượng IDU chính xác có thể được sử dụng dựa trên những đặc điểm cơ của
những IDU này và có thể dựa trên việc sử dụng các thiết bị tự chọn khác (ví dụ: các
đơn vị phân phối nguồn của TMA) có thể sử dụng những nguồn giống nhau bên
trong BTS: vùng 19 inches cho các thiết bị tự chọn, các bộ nối nguồn, mức tiêu tán
công suất, mức tiêu thụ công suất...
Nói đến viba, DDF được yêu cầu có chiều cao 3U (ít nhất một DDF tiêu chuẩn
được cung cấp cho những đường truyền 120Ω), các IDU thường cao mỗi cái 1U.
Điều này cho phép định mức số lượng IDU tối đa có thể được sử dụng.
2.1.3 Các thông số kỹ thuật của BTS Evolium™ A9100:
- Công suất phát: 47dB
- Điện áp tiêu thụ: 48VDC
- Điện áp tiêu thụ cho card ANC; TRE: 5VDC
- Điện áp tiêu thụ cho card SUM: 48VDC
- Dòng điện năng tiêu thụ: 30A
- Có thể sử dụng cấu hình: 3-4-4 hoặc 2-2-2

2.2 Cấu trúc module của Evolium™ A9100:

2.2.1 Cấu trúc module tổng thể:


Trạm gốc vô tuyến Evolium™ A9100 dựa vào cấu trúc module 3 cấp độ, bao gồm:
- Kết nối anten.
- Thu phát.
- Chức năng điều khiển trạm gốc.
Nhờ đó một bộ module hợp nhất cao thu nhỏ đã được phát triển
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Hình 2.2: Cấu trúc trạm gốc vô tuyến A9100
2.2.2 Kết nối anten:
Là trung gian kết nối tín hiệu RF giữa cấp TRX và anten. Kết nối 4 tín hiệu
TRX và đưa tới 2 anten. Đối với những cấu hình có dung lượng lớn hơn, một giai
đoạn kết nối có thể được bổ sung. Nhờ tính linh hoạt của ANc và cấu tạo module
này, cấp độ kết nối anten có thể được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu (giảm suy
hao, tối thiểu hoá số lượng anten ...).
Những chức năng chung được thực hiện ở cấp độ này là:
- Ghép đường truyền và đường nhận với các anten chung.
- Cung cấp các tín hiệu nhận được từ anten đến máy thu ở đầu trước, từ đó các tín
hiệu nhận được khuyếch đại và phân phối cho các máy thu khác nhau (bộ khuếch
đại tiếng ồn thấp LNA, và chức năng phân chia công suất).
- Cung cấp sự lọc cho đường truyền và đường nhận.
- Kết hợp nếu cần thiết các tín hiệu đầu ra của những máy phát khác nhau và kết
nối chúng với các anten khác.
- Giám sát hệ số sóng đứng của anten.

2.2.2.a Module kết nối hệ thống anten (ANC):

Hình 2.3: Hệ thống kết nối mạng anten ANc


ANc kết nối đến 4 tín hiệu truyền với 2 anten và phân phối tín hiệu nhận được
từ mỗi anten cho 4 máy thu (đối với sự thu bình thường và thu phân tập). Module
này bao gồm 2 cấu trúc giống nhau, mỗi cấu trúc gồm:
- Một bộ anten song công cho phép 1 anten đơn được sử dụng để phát và thu cả
hai hướng lên và xuống do đó giảm thiểu được số lượng anten..
- Một máy đo hệ số sóng đứng chọn lọc tần số để giám sát feeder và anten.
- Một bộ khuyếch đại LNA khuyếch đại tín hiệu RF nhận được và cung cấp các
chỉ số VSWR thích hợp, độ nén nhiễu và độ tin cậy cao.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
- Hai mức phân chia tín hiệu RF nhận được cho 2 hoặc 4 đầu ra riêng biệt để mỗi
đầu ra nhận được tín hiệu từ anten chuyên dụng của nó và từ anten thứ hai (phân
tập).
- Một bộ kết nối dải tần số rộng (WBC) tập trung hai đường truyền thành một, chỉ
dành cho 2 cấu hình với hơn hai TRX. Mỗi sector được trang bị ít nhất một giai
đoạn như thế dẫn đến sự thu độ nhạy rất cao, tổn hao thấp và sản phẩm có sự điều
biến tương hỗ rất nhỏ.
2.2.2.b Module kết nối hệ thống anten bi-TRX (ANb):

Hình 2.4: Hệ thống kết nối mạng anten ANb


ANb kết nối đến 2 tín hiệu truyền với 2 anten và phân phối tín hiệu nhận được
từ mỗi anten cho 2 máy thu (đối với sự thu bình thường và thu phân tập). Module
này bao gồm 2 cấu trúc giống nhau, mỗi cấu trúc gồm:
- Một bộ anten song công cho phép 1 anten đơn được sử dụng để phát và thu cả
hai hướng lên và xuống do đó giảm thiểu được số lượng anten.
- Một máy đo hệ số sóng đứng chọn lọc tần số để giám sát Feeder và anten.
- Một bộ khuyếch đại LNA khuyếch đại tín hiệu RF nhận được và cung cấp các
chỉ số VSWR thích hợp, độ nén nhiễu và độ tin cậy cao.
- Một mức phân chia tín hiệu RF nhận được đến 2 đầu ra để mỗi đầu ra nhận
được tìn hiệu từ anten chuyên dụng của nó và từ anten thứ hai (phân tập).
Vì ANb được giới hạn cho hai TRX (MP hoặc HP) nó thích ứng với tất cả các
trường hợp mà số lượng TRX được nối với một hệ thống anten không lớn hơn
hai, bao gồm những trường hợp sau:
- Cấu hình CBO.
- Cấu hình hao phí thấp không hơn 4 TRX trên một khu vực (ví dụ MBO 3x4 LL,
MBI 3x4 LL).
- Cấu hình đa tần số có 3 sector trong mỗi dải tần số.
2.2.2.c Module kết nối dải tần số rộng sóng đôi (ANy):
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

Hình 2.5: Module kết nối dải tần rộng ANy


ANy kết nối 4 máy phát thành 2 đầu ra và phân phối 2 tín hiệu nhận được với 4
máy thu. Module này gồm 2 cấu trúc tương tự, mỗi cấu trúc gồm:
- Một bộ kết nối dải tần số rộng (WBC) tập trung hai máy phát thành một.
- Hai bộ phân chia, mỗi bộ phân phối tín hiệu nhận được đến hai đầu ra riêng biệt
cung cấp đường phân tập và không phân tập.
- Kỹ thuật kết nối dải tần số rộng sóng đôi được sử dụng vì nó tránh điều hưởng
sự cố và đáng tin cậy hơn so với các hốc cộng hưởng có thể điều hưởng được từ
xa. Ngoài ra nó còn kết hợp được với đặc tính phản xạ tần số tổng hợp (SFH).

Atennas

Antenna network Combining


ANc

Twin Combiner Stage Twin Combiner Stage


ANy ANy

TRXs TRXs
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Hình 2.6: Cấu hình 1x8 TRX
Đối với những cấu hình tiêu chuẩn, mỗi sector được nối với hai anten (hoặc một
anten phân cực ngang) module ANy chỉ cần thiết đối với những sector có 5 hoặc hơn
5 TRX.
2.2.3 Cấp độ máy thu phát(TRE):
TRX đề cập đến các chức năng GSM850, GSM900, GSM1800 và GSM1900
bao gồm: phân tập anten, phản xạ tần số vô tuyến (phản xạ tổng hợp) và các thuật
toán mã hoá khác nhau. Đối với mỗi dải tần số, những chức năng này được hợp
nhất thành một module đơn.
Bên trong mỗi module TRX, một vòng RF được thực hiện. Việc kiểm tra vòng
lặp được thực hiện sau khi tải các tần số đến BTS như một phần bổ sung cho việc
tự kiểm tra. Module TRX cũng điều khiển quá trình nối tín hiệu sóng vô tuyến
(RSL).
2.2.4 Cấp chức năng điều khiển trạm gốc (BCF):
Cấp độ này được bảo đảm bởi module đơn vị trạm (SUM) là đơn vị trung tâm
của BTS. Chỉ có một module như thế trên một BTS, cho dù số sector và TRX là
bao nhiêu chức năng điều khiển chung này của SUM được gọi là Phân chia đơn vị
trạm.
Các chức năng điều khiển trạm gốc chủ yếu được thực hiện như sau:
- Tạo đồng hồ cho tất cả các module BTS khác, đồng hồ này có thể đồng bộ cho
tất cả đồng hồ bên trong.
- Ứng dụng vận hành bảo dưỡng trung tâm BTS.
- Xử lý đường truyền A-bis.
- Điều khiển chức năng chuyển đổi AC/DC.
- Điều khiển nguồn accu (dung lượng, điện áp, nhiệt độ).
2.3 Các nguyên lý về giao diện và cơ học của các module BTS A9100:
2.3.1 Các nguyên lý chính: tiêu chuẩn hoá và lắp ráp.
Các panel phía sau của tất cả các subrack đều giống hệt nhau. Một giao diện
chung cho tất cả các module đã được xác định. Không có vị trí chuyên dụng nào
dành cho trên các panel phía sau dành cho mỗi module được phân bố trước.
Vị trí bên trong BTS các module bị chi phối bởi các qui định cơ học, việc lắp đặt
cáp dễ dàng ở mặt trước sẽ làm tối ưu hoá sự tản nhiệt, việc lắp ráp tháo dỡ và mở
rộng tại chỗ dễ dàng.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Tất cả các module hoạt động đều có thiết bị nguồn hợp nhất riêng. Mỗi module
gốc hỗ trợ cho sự mở rộng và tháo tách thiết bị trực tiếp. Vì vậy không ngắt quãng
dịch vụ trong quá trình bảo dưỡng.
Một vùng kết nối có sẵn trên phần đỉnh của tủ Indoor nhằm liên kết với tất cả các
kết nối bên ngoài với BTS (A-bis, nguồn, cảnh báo ngoài ...).
Các BTS được thiết kế theo cách nói trên làm cho việc tháo rời và lắp đặt sử dụng
lại trở nên dễ dàng. Tất cả các module được cố định trong các subrack bằng các khoá
vặn mở có thể siết chặt hoặc nới lỏng rất nhanh không cần dụng cụ chuyên dùng.
Để chống rung lắc mạnh, một số module có trọng lượng lớn được cố định thêm
bằng ốc vít.
2.3.2 Các ưu điểm chính:
Các ưu điểm nhờ cấu trúc và các nguyên lý cơ học đã được chọn lọc là:
- ANc có thể được thay đổi dễ dàng tại chỗ giữa chế độ kết nối và chế độ không
kết nối.
- Có thể bổ sung TRX hoặc thậm chí các sector tại vị trí vận hành. Điều này có
thể dễ dàng thực hiện trong thời gian can thiệp và ngừng vận hành nếu các thiết bị
anten song công cần thiết đã được trang bị trước.
- Việc lựa chọn một dạng tủ BTS chỉ phụ thuộc vào số lượng TRX tối đa sẽ được
cung cấp trong tương lai. Nó không liên quan với việc sắp xếp các BTS, chẳng
hạn như cấu hình tổng trên sector, số lượng anten hoặc TRX trên một sector.
- Dễ đưa vào sử dụng và quản lý nhiều cấu hình khác nhau.
- Chừa chỗ trống để phát triển trong tương lai.

2.4 Các loại Subrack dùng trong BTS A9100:


Có 4 loại subrack cơ bản thường được sử dụng trong Evolium™ A9100:
- STASR (Standard Communications Subrack).
- SRACDC (AC/DC Subrack Outdoor).
- ACSR (AC Subrack for PM11).
- ASIB (AC/DC Subrack Individual Battery).

2.4.1 Subrack STASR:


STASR là subrack thông tin chuẩn hoá dành cho tất cả những BTS A9100. Số
subrack được dùng và những loại module gắn vào với subrack là cấu hình phụ
thuộc. Mỗi module gắn vào STASR sẽ có một số duy nhất để nhận biết vị trí bố
trí với tủ. Thông tin về số đó là:
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
- Số subrack: là mã gắn trên cáp ribbon kết nối nội bộ trong subrack.
- Khe vị trí subrack: là mã board lưng của subrack.

Hình 2.7: Subrack STASR với ngăn trống


Các module có thể gắn vào STASR như:
- TRE (Tranceiver Equipment)
- SUMA/SUMP (Station Unit Module Advanced/ Station Unit Module PCM)
- Các module mạng anten (ANc, ANx, ANy)
- Thiết bị cung cấp nguồn (ADAM, ADAM4, PM12), các module viba.
Subrack STASR có một Board lưng kết nối nội bộ, nó cung cấp nguồn và tín hiệu
giao tiếp cho các module. Board lưng có 9 connector để cắm các module và 3 cho
các FANU. Một connector cáp subrack nội bộ ở trên board lưng cung cấp cho cấu
hình đa subrack.

Hình 2.8: Nhìn từ phía sau của subrack STASR


Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
2.4.2 Subrack SRACDC:
SRACDC là subrack nguồn dùng cho tất cả các cấu hình outdoor của BTS
A9100 với module hỗ trợ nguồn là PM08. Nó bao gồm các module gắn thêm vào
để chuyển đổi nguồn AC sang nguồn 48 VDC. Các module gắn thêm vào là được
cố định trong những khe cắm xác định trước trong subrack.

Hình 2.9: Nhìn từ phía trước của subrack SRACDC


Các module có trong SRACDC như:
- ACIB (AC Interface Box)
- ACRI (AC Remote Inventory)
- BACO (AC Connection Box)
- BCU1(Battery Connection Box 1)
- FANU (Fan Unit)
và có thể gắn đến 5 PM08.

BACO ACRI ACIB

PM08/5 PM08/4 PM08/3 PM08/2 PM08/1 BCU1

Hình 2.10: Vị trí các module của subrack SRACDC


Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
SRACDC có một Board lưng có thể cung cấp nguồn và giao tiếp báo hiệu cho các
module. Board lưng bao gồm 9 connector dành cho các module gắn vào và 3 cho FANU.

Hình 2.11: Nhìn từ phía sau của subrack STASR


2.4.3 Subrack ACSR:

Hình 2.12: Nhìn từ phía trước của subrack ACSR


ACSR là subrack nguồn dùng cho tất cả các cấu hình outdoor của BTS A9100
với module hỗ trợ nguồn là PM11. Nó bao gồm các module gắn thêm vào để
chuyển đổi nguồn AC sang nguồn 48 VDC. Các module gắn thêm vào là được cố
định trong những khe cắm xác định trước trong subrack.
Những module có trong ACSR như:
- BAC2 (Battery Connection Box 2)
- BCU1(Battery Connection Box 1)
- FANU (Fan Unit)
và có thể gắn thêm vào đến 4 PM11.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

BAC2 PM11/4 PM11/3 PM11/2 PM11/1 PM11/1

Hình 2.13: Vị trí các module của subrack ACSR


ACSR có một board lưng có thể cung cấp nguồn và giao tiếp báo hiệu cho các
module. Board lưng bao gồm 6 connector dành cho các module gắn vào và 2 cho
FANU.

Hình 2.14: Nhìn từ phía sau của subrack ACSR

2.4.4 Subrack ASIB:


ASIB là subrack nguồn dùng cho tất cả các cấu hình indoor của BTS A9100
lấy nguồn từ nguồn AC chính. Nó bao gồm các module gắn thêm vào để chuyển
đổi nguồn AC sang nguồn 48 VDC. Các module gắn thêm vào là được cố định
trong những khe cắm xác định trước trong subrack.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

Hình 2.15: Nhìn từ phía trước của subrack ASIB


ASIB có một Board lưng có thể cung cấp nguồn và giao tiếp báo hiệu cho các
module. Board lưng bao gồm 9 connector dành cho các module gắn vào và 3 cho
FANU.

Hình 2.16: Nhìn từ phía sau của subrack ASIB


Các module có trong ASIB như:
- ABAC (AC Indoor Battery control Unit)
- ACRI (AC Interface Box)
- APDO (AC Indoor Power Distribution Panel)
- BCU1 (Battery Control Unit 1)
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
- FANU (Fan Unit)

ABAC APDO ACRI

PM08/5 PM08/4 PM08/3 PM08/2 PM08/1 BCU1

Hình 2.17: Vị trí các module của subrack ASIB


2.5 Thiết bị Thu phát (TRE):

Hình 2.18: Cấu trúc cơ bản của TRE


TRE thực hiện các chức năng giao tiếp số ở băng tầng cơ sở đến module SUMA
và chức năng giao tiếp tương tự RF đến module ANC. TRE kết hợp cơ bản hai chức
năng analog và digital trong cùng một module. Cấu trúc của TRE được chia làm ba
khối chức năng chính như sau:
- Digital part TRED.
- Analog part TREA với những bộ khuyếch đại nguồn TEPAxx hoặc TREPAxx.
- Nguồn hỗ trợ TREP hoặc TRESH.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

Hình 2.19 Nhìn từ phía trước của TRE


* Các chỉ thị LED của TRE:
Đèn LED Màu sắc Tình trạng Mô tả
RSL Vàng Trạng thái kết nối của RSL
Sáng Đường truyền đã kết nối
Nhấp nháy Đang kết nối đường truyền
Tắt Đường truyền không kết nối
TX Vàng Trạng thái truyền dẫn (Không có BCCH)
Sáng Đang phát trên SBCCH, CBCH hoặc
TCH
Nhấp nháy Đang khởi tạo
Tắt Không phát được
OP Vàng Trạng thái hoạt động của TRE
Sáng Hoạt động tốt
Nhấp nháy Đang khởi tạo
Tắt Không hoạt động
BCCH Vàng Trạng thái truyền dẫn của BCCH
Sáng Đang phát tín hiệu
Tắt Không phát được
FAULT Đỏ Hiện trạng cảnh báo
Sáng Mất cảnh báo
Nhấp nháy Đang mất cảnh báo
Tắt Không cảnh báo
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
5V Power Xanh Hiện trạng của cấp nguồn +5V
Sáng Hiện tại cấp nguồn +5V
3.3V Power Xanh Hiện trạng đang cấp nguồn +3.3V
Sáng Hiện tại cấp nguồn +3.3V
Tắt Hiện không cấp nguồn +3.3V
PWR Xanh Hiện trạng đang cấp nguồn +3.3V
Sáng Hiện tại có điện áp ra
Tắt Điện áp ra bị hỏng
Bảng 2.1: Các chỉ thị đèn LED của module TWE
* Kết nối của TRE:

Kết nối Mô tả

Test Giao tiếp đến TRE để kiểm tra

TX Cấp giao tiếp truyền dẫn RF đến module AN

RX0, RX1 Cấp giao tiếp 2 sóng thu RF đến module AN

Bảng 2.2: Các kết nối của module TRE

2.6 Module SUMA/SUMP:


SUMA/SUMP là trung tâm điều khiển vận hành và bảo dưỡng của tất cả các BTS
A9100. Nó đảm trách các chức năng sau: truyền dẫn số; tạo xung đồng hồ và định
thời; vận hành và bảo dưỡng; điều khiển bộ chuyển đổi AC/DC và kiểm tra nguồn
accu.

Hình 2.20: Các khối chức năng của SUMA/SUMP


*Cấu trúc truyền dẫn và định thời xung clock:
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

Hình 2.21: Cấu trúc truyền dẫn định thời xung clock của SUMA/SUMP
- Giao tiếp Abis:
+ RLS: mang các dữ liệu báo hiệu và các chức năng giao tiếp.
+ Q1 link: mang cac dữ liệu quản lý truyền dẫn.
- Điều khiển truyền dẫn và xung clock ở SUMA/SUMP.
- Tạo xung nội bộ cho TRE, AN (CGU).
- Đo đạc cảnh báo và truyền thông tin quản lý.
* Cấu trúc vận hành và bảo dưỡng:
- Khởi động BTS A9100.
- Cấu hình cho BTS dưới sự điều khiển của BSC.
- Chịu trách nhiệm các lệnh bảo dưỡng, trạng thái hư hỏng của BTS.
- Cung cấp các bản tin về hoạt động và trạng thái của các module.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

H ình 2.22: Nhìn từ phía trước của SUMA/SUMP


Các chỉ thị đèn LED của module SUMA/SUMP:
Đèn LED Màu Tình trạng Mô tả SUMA SUMP
sắc
OML Vàng Trạng thái của OML x x
On Đường truyền đã kết nối
Nhấp nháy Đang kết nối đường truyền
Off Đường truyền không kết nối
ABIS1 Vàng Trạng thái của Abis 1 dùng x x
cho truyền dẫn và tạo xung
clock
On Abis 1 dùng được
Nhấp nháy Hỏng việc dò tìm trên Abis1
Off Không được cấu hình hoặc
không sử sụng
O&M Vàng Trạng thái của OML cho khối x x
OMU
On Đang hoạt động
Nhấp nháy Đang ở trạng thái tạm thời
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
trước khi tìm trạng thái hoạt
động
Off Không sử dụng
ABIS2 Vàng Hiện trạng của Abis 2 dùng x x
cho truyền dẫn và tạo xung
clock
On Abis 2 dùng được
Nhấp nháy Hỏng việc dò tìm trên Abis 2
Off Không sử dụng
OMU(SUMP) Đỏ Hiện trạng cảnh báo OMU x x
FAULT(SUMA) Vàng Hiện trạng cảnh báo phát tín x x
hiệu và xung đồng hồ
On Cảnh báo không được
Nhấp nháy Đang mất cảnh báo
Off Không cảnh báo
Trans FAULT Vàng Trạng thái cảnh báo truyền x x
dẫn và xung đồng hồ
On Cảnh báo không được
Nhấp nháy Đang mất cảnh báo
Off Không cảnh báo
PS1(SUMP) Vàng Trạng thái của bộ chuyển đổi 1 x x

On Bộ chuyển đổi 1 đang dùng


Off Bộ chuyển đổi 1 bị hỏng
PS2(SUMP) Vàng Trạng thái của bộ chuyển đổi 2 x x

On Bộ chuyển đổi 2 đang dùng


Off Bộ chuyển đổi 2 bị hỏng
ABIS 3 Vàng Trạng thái của Abis 3 dùng x x
cho truyền dẫn và tạo xung
clock
On Abis 3 dùng được
Nhấp nháy Hỏng việc dò tìm trên Abis 3
Off Không được cấu hình hoặc
không sử sụng
ABIS 4 Vàng Trạng thái của Abis 4 dùng x x
cho truyền dẫn và tạo xung
clock
On Abis 4 dùng được
Nhấp nháy Hỏng việc dò tìm trên Abis 4
Off Không được cấu hình hoặc
không sử sụng
Bảng 2.3: Các chỉ thị đèn LED của module SUMA/SUMP
* Các kết nối của SUMA/SUMP
Kết nối Loại Mô tả
Abis1/2 9-Pin Sub – D famale Cung cấp 2 giao tiếp Abis. Bộ kết nối
có thể dùng cáp có trở kháng 75Ω và
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
120 Ω
Abis3/4 9-Pin Sub – D famale Cung cấp 2 giao tiếp Abis trên board
SUMA piggy back. Bộ kết nối có thể
dùng cáp có trở kháng 75Ω và 120 Ω
BTS Connection 37-Pin Sub – D Cung cấp các giao tiếp số:
Area famale - XBCB
- XRT
- GXPS
- CLK 1
- Điều khiển trễ Abis
Test 9-Pin Sub – D male Cung cấp truy cập từ xa đến OMU và
bộ xử lý truyền dẫn và định thời.
BTS Terminal 9-Pin Sub – D female Kết nối đến máy tính trong trường hợp
dùng serial 2.4. Nó có thể dùng cho bảo
dưỡng nội bộ và cấu hình hệ thống.
BTS Terminal USB Port Kết nối đến máy tính trong trường hợp
dùng serial tốc độ cao. Nó có thể dùng
cho bảo dưỡng nội bộ và cấu hình hệ
thống.
Bảng 2.4: Các kết nối của module SUMA/SUMP
2.7 Module Antenna Network Combine (ANC):

Hình 2.23: Cấu trúc cơ bản của ANC


Nhiệm vụ chính của nó là:
- ANC là trung gian kết nối tín hiệu RF giữa các TRE và anten. Kết nối 4 tín hiệu
phát và đưa tới 2 anten.
- Cấp tín hiệu thu được từ anten tới hệ thống vô tuyến để khuyếch đại và phân
phối cho 8 bộ thu.
- Cho phép đồng thời thu và phát trên hệ thống anten.
- Lọc tín hiệu thu phát
- Giám sát sóng dội trên hệ thống anten.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Trên đường downlink ANC kết nối hai TRX phát đến hai anten. Trên đường
uplink thì nó chia tín hiệu thu được và đưa chúng đến TRX thu.
ANC có 4 bộ kết nối đường vào của tín hiệu phát và 8 bộ kết nối của tín hiệu thu
như hình sau. Vì vậy một module ANC có thể giao tiếp được với 4 module TRX hoặc
hai module ANY nếu được sử dụng.

Hình 2.24: Nhìn từ phía trước của ANC


* Các chỉ thị LED của ANC:
Đèn LED Màu Tình trạng Mô tả
sắc
VSWRA Vàng Hiện trạng VSWR của antena 2
Sáng VSWR tốt
Nhấp nháy chậm Đạt mức ngưỡng thấp
Nhấp nháy nhanh Đạt mức ngưỡng cao
Tắt VSWR không được giám sát
VSWRB Vàng Hiện trạng VSWR của antena 1
Sáng VSWR tốt
Nhấp nháy chậm Đạt mức ngưỡng thấp
Nhấp nháy nhanh Đạt mức ngưỡng cao
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
Tắt VSWR không được giám sát
O&M Vàng/đỏ Trạng thái của O&M
Sáng vàng O&M đang hoạt động
Sáng đỏ Không sử dụng được
Tắt ANC không hoạt động
ALARM Vàng/đỏ Hiện trạng cảnh báo
Sáng vàng Hoạt động bình thường (FS/SW đang hoạt
động, hiện tại không cảnh báo, module
được cấp nguồn)
Nhấp nháy đỏ Hiện tại đang mất cảnh báo
Tắt Không có nguồn hoặc LED bị hỏng
Sáng đỏ Mất cảnh báo cho module
Bảng 2.4: Các chỉ thị đèn LED của module ANC
* Các kết nối của ANC:
Kết nối Mô tả
TXAIN, TXAOUT Cung cấp 2 tín hiệu phát RF đã được kết hợp với bộ
trộn của nhánh A
TXBIN, TXBOUT Cung cấp 2 tín hiệu phát RF đã được kết hợp với bộ
trộn của nhánh B
RX0AOUT1, Cung cấp giao tiếp sóng thu RF giữa anten A và bộ
RX1AOUT1 thu TRE thứ nhất
RX0AOUT2, Cung cấp giao tiếp sóng thu RF giữa anten A và bộ
RX1AOUT2 thu TRE thứ hai
RX0BOUT1, Cung cấp giao tiếp sóng thu RF giữa anten A và bộ
RX1BOUT1 thu TRE thứ ba
RX0BOUT2, Cung cấp giao tiếp sóng thu RF giữa anten A và bộ
RX1BOUT2 thu TRE thứ tư
ANTA; ANTB Cung cấp giao tiếp RF đến/đi của 2 anten A và B
ANTB Kết nối tín hiệu RF đến anten B
TXAIN1, TXAIN2 Kết nối tín hiệu phát RF cho 4 module TRE
TXBIN1, TXBIN2

Bảng 2.5: Các kết nối của module ANC

2.8 Mô tả tủ MBI5:
Tủ indoor: MBI5 có 5 subrack. Tủ này có thể được thiết kế theo kiểu back-to-
back hoặc back-to-wall.
Tủ này không có cửa hông nên chỉ có thể thấy phần bên trong từ phía trước (tất cả
các dây dẫn cũng chỉ đi vào từ phía trước). Những bắt buộc khoảng cách duy nhất:
- Khoảng hở phía trước 1m (ở cửa và các kết nối).
- Khoảng hở bên hông phía đỉnh 0,3m (các kết nối).
Tủ này thường không được cố định trên nền nhà mà được cố định trên những sàn
bằng phẳng. Nếu không cũng có thể lắp đặt trên nền nhà.
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100

Hình 2.25: Mô tả Indoor MBI5


MBI5 là tủ máy độc lập vì thế tủ MBI3 không thể mở rộng sang tủ MBI5 được.
MBI5 có 12 bộ kết nối anten cho phép kết nối đến 6 sector.
Bộ phận nguồn DC của Indoor MBI5 được thiết kế để vận hành bằng điện áp DC
(0/-48V đến 0/-60V +/-20%). Vì thế các thiết bị nguồn phải cung cấp dòng điện thích
hợp như thiết bị cấp nguồn có rectifier và accu hoặc năng lượng mặt trời.
Bộ phận nguồn AC của tủ này được thiết kế để vận hành trực tiếp từ nguồn chính
AC (230 VAC). Giải pháp này tránh được việc sử dụng một thiết bị cấp nguồn nhằm
tiết kiệm chi phí và không gian phòng.
Trong trường hợp cần backup, có thể lựa chọn giữa 3 loại accu tuỳ theo thời gian
backup qui định.
Chỉ có thể dùng 1 accu 90Ah trong BTS với bộ phận xoay đảo thích hợp của tủ
MBI5 với subrack bên dưới chuyên dụng cho accu này, các accu còn lại có thể dùng
Chương 2:Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và đặc tính kỹ thuật của BTS A9100
cả cho MBI3 và MBI5 trong bộ phận xoay đảo tiêu chuẩn, chẳng hạn như không có
subrack chuyên dụng cho accu bên trong tủ.
MBI5 cho phép chứa các module cấp nguồn với 48VDC tối đa 500W.

* Tổ chức sắp xếp các Module và Subrack trong MBI5 :

Hình 2.26: Tổ chức sắp xếp module và subrack


Những qui định sau áp dụng cho việc định vị các module khác nhau:
- Để tối ưu hoá sự toả nhiệt cũng như việc nối cáp RF, một subrack thông thường
được trang bị chỉ với TRX hoặc với một SUM và/hoặc với module anten song
công.
- Các subrack đó được lắp đặt một cách có lựa chọn như sau: subrack bên dưới
được lắp TRX, subrack tiếp theo được lắp SUM, module anten song công và cứ
như thế.
- Một subrack có thể chứa đến 4 TRX các TRX của một sector có sẵn được lắp
đặt từ thấp đến cao và từ phải sang trái.
- Ở đáy mỗi subrack chứa TRX có một ngăn quạt chứa 6 quạt, tốc độ quạt được
điều khiển bởi SUM tùy theo nhiệt độ bên trong BTS.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ


LÝ SỰ CỐ BTS
3.1 Vận hành website điều hành thông tin:
Yêu cầu đối với máy trạm có cấu hình phần cứng:
- Processor: Core 2 Duo E8400 3.0Ghz
- Memory 2GB
- Internal Hard Disk 160GB HDD Drive
- Card mạng Ethernet 10/100 Mbps
Phần mềm:
-OS: Window XP, 2000, Vita
- Java
Kết nối: ADSL, truy cập Website

Trình duyệt: IE, FireFox


Địa chỉ: http://dhtt.vinaphone.vn
Địa chỉ: http://dhtt.gpc.com.vn
User and Password: mỗi tỉnh được cấp user/ password riêng, có thể thay đổi
password
Menu hệ thống cho phép: thoát khỏi hệ thống, thay đổi mật khẩu, thoát trình
duyệt.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Menu danh mục: cho phép xem rõ cấu hình của trạm và truyền dẫn liên quan
đến trạm

-Menu cảnh báo: xem báo cáo chi tiết cảnh báo
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

-Menu báo cáo: lựa chọn loại báo cáo, lựa chọn ngày, nhấn nút xuất báo cáo,
lựa chọn nơi lưu báo cáo

Cập nhật quá trình xử lý: kích đúp vào cảnh báo để cập nhật quá trình xử lý
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

Nút chi tiết:

3.2 Nhân lực và dụng cụ bảo dưỡng:


3.2.1 Nhân lực bảo dưỡng:
Nhân viên kỹ thuật điện, máy lạnh :
-Được đào tạo chính về thiết bị nguồn, accu, chống sét và điện lạnh. Được bổ túc kiến
thức cơ bản về viễn thông, lý thuyết cơ bản về di động, trạm BTS mạng Vinaphone.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Thực hiện công việc bảo dưỡng theo sự phân công của người phụ trách.
-Thực hiện các công việc bảo dưỡng thiết bị nguồn, accu, thiết bị chống sét, tiếp đất,
chiếu sáng, máy lạnh, hệ thống cảnh báo ngoài (đột nhập, nhiệt độ, báo khói, báo cháy,
...), thiết bị phòng chống cháy nổ...
Nhân viên cột cao :
-Phải được đào tạo và cấp chứng chỉ cột cao, đảm bảo sức khoẻ trước khi thực hiện các
công việc bảo dưỡng trên cột cao.
-Thực hiện công việc bảo dưỡng theo sự phân công của người phụ trách.
-Đảm nhận chính các công việc bảo dưỡng phần outdoor như hệ thống cột anten, cầu
cáp, bộ gá anten, anten và feeder, hệ thống tiếp đất và chống sét .....
3.2.2 Dụng cụ bảo dưỡng:
-Máy hút bụi cầm tay.
-Giẻ lau, bàn chải mềm, cồn công nghiệp, mỡ công nghiệp ...
-Giây an toàn cho người leo cột cao
-Tua vít, cờ lê, mỏ lết, dây gút...
-Mỏ hàn và các vật dụng cần thiết để hàn.
-02 Đồng hồ vạn năng (Chauvin arnoux CA 5220, HIOKI Digital Multimeter).
-01 Ampe kìm chỉ thị số/kim (KYORITSU 2003 Digital Clamp meter, KYORITSU
237 Digital Clamp meter, KYORITSU 2608 Clamp meter, FLUKE 36 Clam Meter
-Máy đo điện trở đất ( KYORITSU 4105).
-Máy đo luồng truyền dẫn 2Mbps (HP Prober 2, HP E7580A, PA 20, Sunset E10).
-Máy đo chất lượng Accu (Midtronics CTM-300).
-Bộ tải giả 200A DC với các bước tăng dòng 2,5 A và cáp đấu nối phù hợp để thực
hiện bảo dưỡng accu.
-Bộ máy nắn xách tay có dòng ra 150A.
-Máy bộ đàm hoặc điện thoại di động
-Máy đo độ cao, la bàn, thước đo góc nghiêng
-Máy đo công suất, test feeder (Site Master)
-Máy phát tín hiệu (cân chỉnh đường thu)
-Máy quét sóng (TEMS investigation)
-Máy đo nhiệt độ bằng hồng ngoại.
-Máy nổ.
-Máy nén khí khô.
-Máy kiểm tra đầu connector quang.
-Bình ga nạp khí máy lạnh.
-Dung dịch NaC03 (5%).
3.2.3 Nội dung chuẩn bị:
- Lập kế hoạch bảo dưỡng
- Công tác thu thập số liệu
- Công tác chuẩn bị phương tiện, dụng cụ
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
3.2.3.1 Lập kế hoạch bảo dưỡng:
-Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các trạm BTS (tuyến bảo dưỡng, danh sách trạm
BTS, lịch trình bảo dưỡng);
-Chuẩn bị và phân công nhân sự cho bảo dưỡng;
-Thông báo kế hoạch bảo dưỡng đến các đơn vị liên quan để giải quyết các thủ tục cần
thiết và phối hợp thực hiện bảo dưỡng.
3.2.3.2 Công tác thu thập số liệu:
-Chuẩn bị đầy đủ kết quả bảo dưỡng lần gần nhất của các trạm BTS trong danh sách
bảo dưỡng.
-Thống kê các tồn tại, cảnh báo hiện đang có ở các trạm BTS trong danh sách bảo
dưỡng.
-Thống kê các trạm BTS lân cận (kèm theo các tham số vô tuyến) đã có từ lần bảo
dưỡng trước và mới đưa vào khai thác trong thời gian gần đây của mỗi trạm BTS.
-Thống kê phản ánh của khách hàng về vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ của trạm
BTS trong thời gian 1 tháng gần nhất.
3.2.3.3 Công tác chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:
-Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện tối thiểu phục vụ cho công tác bảo dưỡng
trạm BTS theo quy định.
-Căn cứ vào số liệu thu thập được ở trên để chuẩn bị các vật tư dự phòng thay thế theo
yêu cầu cụ thể của từng trạm BTS trong tuyến bảo dưỡng.
-Căn cứ vào số nhân sự, số lượng dụng cụ, vật tư dự phòng cần thiết để chuẩn bị
phương tiện ô tô với trọng tải phù hợp.
3.2.4 Nội dung bảo dưỡng:
-Quy trình bảo dưỡng Outdoor
-Quy trình bảo dưỡng Indoor
3.2.4.1 Quy trình bảo dưỡng outdoor bao gồm:
-Cột anten, cầu cáp, feeder.
-Hệ thống anten, bộ gá anten.
-Hệ thống tiếp đất, chống sét.
-Kiểm tra tình trạng cột anten tự đứng, nếu anten dây co kiểm độ căng của dây co, các
điểm nối dây co (bôi mỡ) đảm bảo chắc chắn.
-Kiểm tra độ chắc chắn của cầu cáp, kiểm tra các điểm tiếp đất, dây nhảy M50 tại các
điểm nối cầu cáp.
-Kiểm cột anten, cầu cáp có bị gỉ hay không, tiến hành sơn chống gỉ.
-Kiểm tra kẹp cáp để đảm bảo độ chắc chắn của feeder (cách nhau 1m phải có một
thanh kẹp).
-Kiểm tra các khớp nối feeder, xiết chặt các đầu connector. Bọc lại băng keo, cao su
non.
-Kiểm tra độ uốn cong của feeder tại các điểm phải ≥25cm. Trước khi vào phòng máy,
feeder phải được uốn cong về phía dưới để nước mưa không chảy vào phòng.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Kiểm tra đảm bảo điểm mút cao nhất của anten không vượt quá phạm vi an toàn 45
độ của kim chống sét.
-Kiểm tra độ chắc chắn của các anten (cả anten viba), bộ gá anten.
-Kiểm tra độ cao, hướng và góc ngẩng, độ song song của bề mặt các anten trong một
sector, khoảng cách phân tập anten đảm bảo đúng theo thiết kế của trạm.
-Kiểm tra tình trạng kim thu lôi Franklin.
-Kiểm tra các điểm đấu nối dây đất của hệ thống thu lôi với hệ thống đất chung của
trạm.
-Kiểm tra tình trạng tiếp đất của cầu cáp với cột anten, kiểm tra các dây nhảy tại các
điểm nối cầu cáp.
-Kiểm tra các mối nối giữa tổ đất bảo vệ và đất công tác đảm bảo tiếp xúc tốt (đánh
sạch gỉ rồi hàn bằng hồ quang hoặc Axetylen và quét sơn chống gỉ).
-Kiểm tra các điểm tiếp đất của feeder đạt yêu cầu (ít nhất phải có 3 điểm : trước khi
vào trạm, trước khi đấu vào anten, trước khi rời cột).
-Kiểm tra các dây tiếp đất phải có độ dự phòng co dãn 100mm và được uốn cong
xuống phía dưới.
-Đo kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống đất.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
3.2.4.2 Quy trình bảo dưỡng indoor:
-Vệ sinh phòng máy, kiểm tra tường, trần nhà, cửa, độ kín lỗ feeder.
-Kiểm tra các yếu tố xung quanh có thể ảnh hưởng đến phòng máy, kiểm tra hệ thống
thoát nước trên trần nhà (nếu có).
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
-Vệ sinh công nghiệp các thiết bị tủ nguồn DC, ổn áp, UPS (nếu có).
-Kiểm tra vệ sinh, các thiết bị điện (hệ thống cầu dao, dây dẫn, công tắc, ổ cắp điện và
hệ thống chiếu sáng).
-Kiểm tra các điểm tiếp xúc đảm bảo chắc chắn.
-Kiểm tra tình trạng tiếp đất cho vỏ máy của tất cả thiết bị điện trong phòng máy (đảm
bảo tốt các tiếp điểm giữa vỏ máy - dây tiếp đất – bảng tiếp đất).
-Đo điện áp pha, dòng pha, điện áp dây trung tính và đất.
-Vệ sinh, bảo dưỡng bộ ổn áp.
-Kiểm tra hệ thống cảnh báo của tủ nguồn DC, accu (cảnh báo mất điện lưới AC, hỏng
Rectifier, điện áp thấp LVA, điện áp cao HVA, điện áp thấp cắt LVD...).
-Đảm bảo đủ rectifier của tủ nguồn (bắt buộc có dự phòng) và điều chỉnh cân tải giữa
các rectifier.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo xin ý kiến của cấp quản lý cao hơn.
-Vệ sinh công nghiệp hệ thống accu, kiểm tra sàn nhà đặt accu.
-Kiểm tra các tiếp điểm (xiết ốc, bôi dầu mỡ).
-Kiểm tra chất lượng (độ dẫn điện) từng bình accu.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Thực hiện bài phóng 30 phút (phóng qua thiết bị đối với bảo dưỡng bảo dưỡng 3
tháng/lần) hoặc 3 giờ (phóng qua tải giả đối với bảo dưỡng 6 tháng/lần) để kiểm tra
cường độ dòng, điện áp của từng bình accu.
-Kiểm tra nhiệt độ bề mặt của accu vào những khoảng thời gian cố định trong suốt quá
trình đo. Những bình có nhiệt độ bề mặt cao khác thường có thể bị lỗi cần lưu ý để
kiểm tra kỹ hơn qua bước đo kiểm sau đây:
-Nếu điện áp bình nào tụt xuống dưới 1.75 VPC thì phải nạp lại accu và tiến hành lại
bài đo. Nếu xẩy ra lần thứ 2 thì có thể kết luận bình accu đó bị hỏng cần phải được
thay thế ngay.
-Phải đảm bảo tất cả các bình accu phải được nạp đầy trước khi rời khỏi trạm.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo.
3.2.4.3 Bảo dưỡng thiết bị phụ trợ:
-Nội dung bảo dưỡng 3 tháng:
-Vệ sinh tấm lọc không khí.
-Vệ sinh dàn lạnh.
-Đo điện áp và dòng khởi động.
-Đo điện áp và dòng làm việc.
-Kiểm tra áp lực khí nén và nạp bổ xung cho điều hoà.
-Kiểm tra các điểm đấu: đấu đất, đấu cáp AC, cắm chặt các jack cắm và làm sạch các
tiếp điểm.
-Kiểm tra bộ cảnh báo điều hoà.
-Kiểm tra bộ cảnh báo nhiệt độ.
-Kiểm tra điều khiển Remote của điều hoà.
-Kiểm tra chế độ chuyển đổi dự phòng giữa 2 điều hoà (khi mất điện AC và có điện
AC trở lại).
-Trước khi rời trạm phải đảm bảo điều hoà chạy tốt đúng chế độ (điều chỉnh cửa sổ
hướng gió 450 so với mặt phẳng ngang, nhiệt độ phòng từ 20 - 250C).
-Kiểm tra độ kín của phòng máy.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo.
-Nội dung bảo dưỡng 6 tháng:
-Thực hiện các việc như bảo dưỡng 3 tháng và thêm các phần sau:
-Làm sạch dàn ngưng
-Kiểm tra đường ống bảo ôn
-Thông đường thoát nước
-Kiểm tra quạt gió
-Làm vệ sinh dàn nóng
-Kiểm tra cơ khí: độ ồn, các tiếng động bất thường, độ chắc chắn của giá đỡ.
-Trước khi rời trạm phải đảm bảo điều hoà chạy tốt đúng chế độ .
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
-Kiểm tra vệ sinh các thiết bị cắt lọc sét nguồn, chất lượng hoạt động (%).
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Kiểm tra các tiếp điểm đấu nối thiết bị cắt lọc sét.
-Kiểm tra thiết bị chống sét feeder, chống sét truyền dẫn (trong trường hợp có yêu cầu
trang bị).
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
-Kiểm tra vệ sinh các thiết bị cảnh báo ngoài (đột nhập, nhiệt độ, điều hoà, báo nhiệt,
báo cháy, thiết bị cảnh báo trung tâm...)
-Tiến hành thử các cảnh báo ngoài, báo nhiệt, báo cháy trang bị đảm bảo đạt yêu cầu.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
-Vệ sinh bình cứu hoả.
-Kiểm tra kẹp chì niêm phong các bình cứu hoả.
-Kiểm tra trọng lượng C02 của các bình cứu hoả.
-Kiểm tra tiêu lệnh chữa cháy.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
-Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị phụ trợ khác (nội quy phòng máy, sơ đồ đường điện,
cấu hình truyền dẫn, móc treo chìa khoá, hộp cảnh báo, sổ theo dõi tài sản, sổ nhật
biên, biển báo phòng máy, quạt thông gió...).
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
3.2.4.4 Bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn Viba:
-Vệ sinh công nghiệp thiết bị truyền dẫn Viba.
-Kiểm tra trạng thái các đèn LED trên thiết bị nếu thấy có hiện tượng bất thường phải
kịp thời xử lý.
-Kiểm tra độ ổn định của nguồn DC cung cấp cho thiết bị Viba.
-Kiểm tra mức thu, mức phát, tần số của tuyến Viba có đạt yêu cầu theo thiết kế.
-Tiến hành đo In-Service luồng đang sử dụng trong 02 giờ đồng hồ.
-Kiểm tra xoá các cảnh báo trên thiết bị (các luồng E1 không dùng đến phải được đấu
loop để tránh cảnh báo).
-Tiến hành đo BER ít nhất 48 giờ đồng hồ (đo out-off -service trên luồng truyền dẫn
E1 còn dư của tuyến truyền dẫn) tuỳ thuộc mức độ cần thiết (thường xuyên mất liên
lạc, chất lượng quá kém....).
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
3.2.4.5 Bảo dưỡng thiết bị trạm BTS:
-Vệ sinh công nghiệp thiết bị trạm (bề mặt tủ, nóc tủ, các, quạt gió, ...).
-Kiểm tra và xiết chặt (bằng cơlê, mỏlét) tất cả các đầu connector RF (không được vặn
bằng tay không) nhằm tránh suy hao công suất, phản xạ sóng đứng.
-Kiểm tra đủ thiết bị modul cung cấp nguồn của tủ máy (yêu cầu có dự phòng về
modul nguồn).
-Cân chỉnh, kiểm tra công suất phát cực đại của từng TRX so với tiêu chuẩn kỹ thuật,
thực hiện cân bằng công suất của các TRX trong cùng sector. Yêu cầu thay thế nếu
công suất phát cực đại đo được tại đỉnh cabinet của TRX vượt quá chỉ tiêu kỹ thuật,
hoặc nhỏ hơn 42.3 dBm (17W).
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Cân chỉnh ngõ thu (bay level offset tables) của từng DRI). Nếu không đạt yêu cầu
phải thay thế và thực hiện cân chỉnh mới.
-Kiểm tra độ lệch của đồng hồ GCLK, tiến hành cân chỉnh đồng hồ GCLK nếu có
cảnh báo hoặc đồng hồ lệch ra ngoài giá trị cho phép.
-Sắp xếp lại theo thứ tự của các RTF trên các DRI trong mỗi sector.
-Kiểm tra khả năng thâm nhập kênh, chất lượng thoại trên các khối thu phát vô tuyến.
-Phối hợp với Trung tâm điều hành thông tin kiểm tra và xử lý các cảnh báo còn tồn tại
của trạm trước khi kết thu công việc bảo dưỡng.
-Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
3.2.4.6 Kiểm tra vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ:
-Thực hiện driving test để kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ của trạm sau khi
bảo dưỡng, lưu giữ số liệu driving test để quản lý và so sánh với kết quả các lần bảo
dưỡng trước và sau.
-Đo kiểm tra vùng phủ sóng theo các điểm chuẩn (lựa chọn 10 điểm chuẩn ở đường
biên có mức thu khoảng – 80 dBm của mỗi sector để đo kiểm so sánh với lần bảo
dưỡng trước đó).
-Phối hợp với Trung tâm ĐHTT để kiểm tra và khai báo đầy đủ các neighbor cells còn
thiếu, xoá bỏ các neighbor cells không cần thiết.
-Lấy số liệu thống kê từ OMC-R của trạm trong 5 ngày (từ Thứ hai đến Thứ sáu của
tuần tiếp theo sau khi bảo dưỡng để so sánh với 5 ngày cùng thời điểm của lần bảo
dưỡng trước đó), cụ thể các số liệu sau đây:
Total_Call
Call_Setup_Success_Rate
Call_Success_Rate
Drop_Call_Rate
Handover_Success_Rate
TCH_Congestion_Rate
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
Đơn vị thực hiện:…. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam
.................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------o0o-----------

PHIẾU BẢO DƯỠNG TRẠM BTS


(Định kỳ .......... tháng/ lần )
Tên trạm: .......................................
Loại trạm: .....................................
Cấu hình: ......................................
Ngày bảo dưỡng ......................................
Người thực hiện :
1 ....(Họ và tên )........(Phụ trách chung) Ký tên: .........
2 ...............................
3 ...............................
4.................................
HỆ THỐNG OUTDOOR
- Antena:
Loại anten: ................ Gain:............... Số lượng: .............
Bề mặt
Độ Gọc K.cách
Hướng Phân tập Song
Anten cao ngẩng phân tập Ghi chú
(Độ) (H/V) Song
(m) (Độ) (m)
(Ss/k0ss)
Tx1A/Rx1A
Sector
Tx1B/Rx1B
1
....
Tx2A/Rx2A
Sector
Tx2B/Rx2B
2
....
Tx3A/Rx3A
Sector
Tx3B/Rx3B
3
....

Feeder:
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
Độ dài Hệ số C.Suất Độ uốn Số Độ an toàn Ghi chú
feeder sóng p.xạ cong lượng Feeder
đứng (Yêu cầu feeder tiêp (yêu cầu 1
(yêu <=5% (yêu đất kẹp cáp/m)
cầu và cầu (Yêu
< 1.33) <1w) ³ 25cm) cầu
³3)
Sector feeder
1 1
feeder
2
...
Sector feeder
2 1
feeder
2
...
Sector feeder
3 1
feeder
2
...

-Cột anten, bộ gá và cầu cáp:


Loại cột: Tự đứng .................................Dây co ...........................Phân tán ......................
Độ cao cột: ..............
Dây co: Đủ độ căng .......
Không đủ độ căng .................................Kết quả xử lý:.....................................................
Bôi mỡ...............................
Tình trạng cột: Không han rỉ: ................Han rỉ: ............................Kết quả xử lý:............
Cột thu lôi: Đảm bảo an toàn: .......(Thiết bị nằm trong 450)
Không đảm bảo an toàn: ...................... Kết quả xử lý:.............................................
Tình trạng dây nối với tổ đất :………………………
Cầu cáp:
Không han rỉ……………………………………
Han rỉ…………………………………...Kết quả xử lý:………………………………
Độ chắc chắn…………………………………..
Tình trạng bộ gá:
Độ chắc chắn……………………………Kết quả xử lý:……………………………..
Không han rỉ……………………………………………………………………………..
Han rỉ…………………………………….Kết quả xử lí………………………………...
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
Thiết bị truyền dẫn Outdoor:
STT Nội dung bảo Trước khi bảo Sau khi bảo dưỡng Ghi chú
dưỡng dưỡng
1 Hướng dẫn Anten
viba
2 Tình trạng bộ gá¸
anten, outdoor
3 Tình trạng feeder,
connector (cong,
dập, lỏng ...)
4 Tiếp đất thiết bị,
feeder
Hệ thống tiếp đất:
STT Nội dung công việc Kết quả Ghi chú
1 Điện trở đất ......(W)
2 Bảng đất trong ......(W)
3 Bảng đất ngoài ......(W)
4 Kiểm tra tiếp xúc giữa lá tiếp đất (Tốt) (Xấu)
Feeder với thân cột
5 Kiểm tra tiếp xúc giữa lá tiếp đất
Feeder bảng đất
6 Kiểm tra tiếp cúc mối hàn dây đất
với kim thu sét
7 Kiểm tra tiếp xúc dây đất với bảng
đất trong ngoài phòng máy
8 Kiểm tra tiếp đất và BTS
9 Kiểm tra tiếp đất tủ Nguồn
10 Kiểm tra tiếp đất tủ Accu
11 Kiểm tra tiếp đất điều hòa
12 Kiểm tra tiếp đất chống sét
13 Kiểm tra tiếp đất Protector-Feeder
Kiểm tra tieenp đất Protector
Feeder

Thiết bị BTS:
STT Nội dung Các thông số đo Ghi chú
công việc
1 Cân chỉnh Ngày Tần số Tần số Tần số
GCLK (đếm c.chỉnh c.chỉnh trước khi sau khi
tần) lần cuối lần cuối căn chỉnh căn chỉnh
Đạt /Không đạt
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
2 Cân chỉnh C.Suất C.S max C.S max
c.suất phát DRI trước DRI sau sau cân
TRXs/Cell cal cal bằng
sector1
sector2
sector3
3 Cảnh báo Kết quả
Cân chỉnh sau khi
đường thu cân chỉnh
TRXs/Cell sector1 Có Tốt/xấu
/Không
sector2
sector3
4 Mô tả cảnh báo
Các cảnh 1/
báo khác của 2/
3/
thiết bị

(Không tính
cảnh báo
ngoài)

3.3 Xử lý sự cố:
Sơ đồ điều hành xử lý sự cố:
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

Hình 3.1: Sơ đồ điều hành xử lý sự cố


3.3.1 Sự cố cơ sở hạ tầng( CSHT):
-Sự cố CSHT gây nguy cơ mất liên lạc BTS
-Sự cố CSHT làm mất liên lạc BTS
Cảnh báo nhiệt độ:
Khi nhiệt độ phòng trên 30 độ sẽ xuất cảnh báo về trang WEB điều hành. Hiện nay, do
chưa đầu tư cơ sở hạ tầng về cảnh báo ngoài nên một số BTS phát sóng chưa có cảnh
báo trên.
-Ảnh hưởng: Gây cháy trạm, hư accu, hư thiết bị.
-Nguyên nhân gây cảnh báo
-Máy lạnh hỏng hay yếu ga thì nhiệt độ phòng cao dẫn đến xuất cảnh báo
-Cảnh báo bị hỏng.
Khắc phục :
-Cử nhân viên đến trực tiếp BTS để kiểm tra nhiệt độ phòng máy, nếu ML tốt thì có
thể do phòng cách nhiệt không tốt, cảnh báo hỏng hay máy lạnh để nhiệt độ cao thì
thông báo cho điều hành viễn thông tỉnh xử lý.
-Thời gian xử lý 2h.
Cảnh báo mất AC:
-Cảnh báo này xảy ra khi không có nguồn AC cung cấp cho tủ nắn.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
-Nguyên nhân mất điện lưới.
-Nhảy CB AC.
-Hư các module nắn.
-Board cảnh báo của tủ nguồn hư.
Xử lý cảnh báo mất AC:
-Yêu cầu : khi nhân viên đi xử lý sự cố này thì bắt buộc phải mang theo đồng hồ đo
điện
-Cử nhân viên đến BTS, nếu thực sự mất AC thì chạy máy nổ theo đúng quy trình (chú
ý khi chạy máy nổ thì chỉ nên cho chạy 1 máy nắn, bypass chống sét, tắt máy lạnh đối
với máy nổ CS nhỏ (5 KVA))
-Đối với trường hợp nhảy CB điện lực thường xuyên thì set-up lại thông số cài đặt của
tủ nguồn. Hoặc tắt bớt module nắn. Kiểm tra lại điện áp đất ( trung tính).
Nếu nhà trạm không mất AC :
-Kiểm tra xem có mất pha điện nào không.
-CB chống sét có nhảy hay không.
-Hư chống sét (test bằng cách bypass chống sét AC).
-Kiểm tra màn hình cảnh báo tủ nguồn có cảnh báo gì hay không (có thể do hỏng
board điều khiển tủ nguồn, hỏng module nguồn, nhảy CB trong tủ nguồn).
Cảnh báo điện áp thấp:
- Cảnh báo áp thấp đi kèm với cảnh báo AC, cảnh báo này báo điện áp Accu
<48.25VDC.
Xử lý:
-Nếu mất AC, chạy máy nổ gấp.
-Nếu không mất AC:
Dùng VOM kiểm tra 02 đầu dàn accu xem điện áp bao nhiêu :
Nếu > 48.25 V, báo VNP2 xử lý vì là cảnh báo giả
Nếu < 48.25 V, kiểm tra điện AC chưa vào đến tủ nguồn thì quay lại bước kiểm tra
AC.

Sự cố cơ sở hạ tầng gây mất liên lạc BTS:


-Theo thống kê của Vinaphone2, trên 90% nguyên nhân gây mất liên lạc là do mất AC
và do lỗi truyền dẫn.
-Khi cảnh báo mất liên lạc xuất hiện (OOS)
-Kiểm tra xem trước đó có AC hay không. Nếu có thì xử lý theo hướng mất AC.
-Không cảnh báo AC: Điện thoại hỏi chủ nhà BTS xem ở nhà có mất điện hay không
hay đồng hồ điện có chạy hay không (phòng trường hợp cảnh báo AC hỏng không
xuất).
-Sau khi đã kiểm tra AC tốt mà BTS vẫn mất liên lạc, cử nhân viên kỹ thuật đến trạm
phối hợp kiểm tra truyền dẫn.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
Yêu cầu của nhân viên đi xử lý truyền dẫn:
-Công cụ : đồ bấm Krone, led nhỏ, laptop (nếu kiểm tra truyền dẫn viba Pasolink)
Các thao tác khi xử lý truyền dẫn :
-Loop đường truyền về phía BSC tại vị trí gần BSC nhất kiểm tra (có thể loop mềm).
Nếu không tốt thì kiểm tra cáp nhảy tại BSC. Nếu vẫn không tốt báo Vinaphone2 xử
lý.
-Nếu loop tốt, cử nhân viên kỹ thuật đến trạm trước hết kiểm tra nguồn DC tại BTS
(đảm bảo điện áp DC là trên 48,5V), nếu nguồn tốt thì loop cứng tại BTS. Nếu loop tốt
thì liên hệ OMC để xử lý tiếp. Nếu loop không tốt thì tập trung xử lý về truyền dẫn.
Mất liên lạc, cháy nổ do nước vào thiết bị:
-Dột từ trần nhà.
-Nước theo feeder vào.
Mất liên lạc gãy, ngã trụ anten:
-Làm Hư anten feeder.
-Hư truyền dẫn Viba.
-Chủ nhà đi vắng nên không vào xử lý được.
Mất trộm:
-Mất trộm: Mất trộm dây điện.
-Mất trộm dây thoát sét.
-Mất điều hòa.

3.3.2 Lưu đồ xử lý sự cố:


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

Hình 3.2: Lưu đồ xử lý sự cố


-Viễn thông tỉnh và Vinaphone đang cùng khai thác mạng Vinaphone.
-Viễn thông tỉnh quản lý cơ sở hạ tầng.
Vinaphone quản lý thiết bị, chất lượng dịch vụ.
-Các tác động của Viễn thông tỉnh lên cơ sở hạ tầng và tác động của Vinaphone lên
thiết bị đều sẽ ảnh hưởng đến mạng Vinaphone.
-Cần thống nhất qui trình về quản lý công việc
-Cần có một cơ sở dữ liệu thống nhất.

KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp này, thông qua việc tìm
hiểu tham khảo tài liệu của các Thầy Cô, các bạn sinh viên cũng như các tài liệu trên
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS
mạng internet đã giúp tôi hiểu rõ được tổng quan về mạng thông tin di động GSM,
cấu trúc trạm BTS đồng thời đã tìm hiểu được thực tế thiết bị Huawei BTS3900 tại
đơn vị.
Cùng với kiến thức đã học tôi sẽ vận dụng vào công tác chuyên môn để hoàn
thành công việc một cách tốt nhất.
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên việc nghiên cứu chưa hoàn
thiện, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của Quý Thầy Cô - Học Viện Bưu
Chính Viễn Thông cùng các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – Thạc sĩ Phạm Thanh Đàm đã tận tình
truyền dạy những kiến thức quý báu và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
đề tài.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ BTS

You might also like