You are on page 1of 22

Chương 3

THIẾT KẾ CUỘN CẢM VÀ BIẾN ÁP TẦN SỐ CAO

3. 1. GIỚI THIỆU

Trong lãnh vực điện tử công suất rất thường sử dụng biến áp và cuộn dây. Biến áp là thiết bị rất
hiệu quả để biến đổi điện áp từ mức này sang mức khác và để cách ly về điện giữa các mức điện áp.
Cuộn dây là thiết bị thường dùng trong các bộ biến đổi dc-dc để tích trữ và chuyển dịch năng lượng
ở mức điện áp này sang mức điện áp khác (ví dụ: cuộn cảm trong bộ dc-dc boost converter), hoặc
dùng trong các mạch lọc nhằm tăng hiệu quả của mạch lọc.

Khác với biến áp và cuộn dây trong mạch điện làm việc ở tần số thấp, các biến áp và cuộn dây
trong các mạch điện tử công suất thường làm việc ở tần số cao và thường không được chế tạo sẵn.
Do đó, việc tính toán điện cảm và cuộn dây cũng là một phần quan trọng khi thiết kế điện tử công
suất.

Chương này sẽ đề cập những kiến thức cơ bản về tính toán mạch từ và giới thiệu cách tính toán
thiết kế cuộn cảm và biến áp tần số cao. Tuy nhiên, những tính toán về tổn hao, hiệu suất và phát
nhiệt của cuộn dây/biến áp sẽ không đề cập đến trong phần này. Sinh viên có thể tìm đọc thêm trong
các tài liệu liên quan.

3. 2. MẠCH TỪ

Biến áp và cuộn dây sử dụng trong điện tử công suất thường dùng lõi ferrite có độ từ thẩm cao.
Với các lõi như vậy, có thể sử dụng mô hình mạch từ (magnetic circuit) để tính toán. Việc áp dụng
mô hình mạch từ dựa tên những giả thiết như sau:

1. Tất cả từ thông đều tập trung trong lõi từ,

2. Mật độ từ thông (magnetic flux density) tại mọi điểm trên một mặt cắt của lõi vuông góc vơi
đường sức từ là như nhau,

3. Mật độ từ thông (Flux density) B trong lõi tỉ lệ thuận với cường độ từ trường (magnetic field
strength) H.

Để giả thiết (1) áp dụng được, độ từ thẩm tương đối µr của lõi từ phải cao. Điều này là hoàn toàn
có thể với các vật liệu sắt từ thường sử dụng trong điện tử công suất như ferrite thường có µr >
1000. Giả thiết (2) thường không đúng với các chỗ uốn của lõi từ, tuy nhiên sai số trong trường hợp
3-1
này là chấp nhận được. Với giả thiết (3), quan hệ giữa B và từ thông Φ trong lõi từ được mô tả như
sau:

 = BA (3.1)

Trong đó A là tiết diện của lõi.

Định luật Ampere (Ampere’s Law) cho mạch từ:

 Hdl =  I (3.2)

Trong đó tích phân đường  Hdl được lấy theo một vòng kín và I là tổng các dòng điện đi

qua bề mặt tạo ra bởi vòng kín này.

Hình 3.1: Cuộn dây và lõi sắt từ

Xét một cuộn dây quấn trên lõi sắt từ như hình 3.1, lõi từ có tiết diện A, cuộn dây gồm N vòng
dây và có dòng điện I chạy trong đó. Áp dụng định luật Ampere ở (3-2) cho một vòng kín bất kỳ ở
phía trong lõi, ta có:

 Hdl = NI (3.3)

Đại lượng NI gọi là sức từ động (mmf – magneto-motive force), vì nó tạo ra từ thông trong lõi
từ.

Nếu đường lấy tích phân chọn sao cho nó đi qua tâm của tất cả các tiết diện của lõi, cường độ từ
trường H tại mọi điểm trên đường lấy tích phân có thể xem là như nhau và song song với đường
này, khi đó ta có:

 Hdl = Hl m (3.4)

Trong đó lm là chiều dài trung bình đường sức từ (magnetic path length) của lõi.

Theo giả thiết (2) và (3) ở trên, ta có:

3-2
B
H= (3.5)
 r o

Trong đó µo là độ từ thẩm của không khí, µr là độ từ thẩm tương đối của vật liệu làm lõi từ.

Kết hợp (3-3)  (3-5), ta có quan hệ giữa sức từ động và từ thông như sau:

 lm
   NI (3.6)
r o A

Đại lượng   lm r o A gọi là từ trở (reluctance).

Từ biểu thức (3-6), có thể biểu thị quan hệ giữa sức từ động và từ thông của một cuộn dây quấn
trên lõi từ ở hình 3.1 thành mô hình mạch từ theo kiểu mạch điện như hình 3.2, trong đó sức từ động
(mmf) NI tương đương với sức điện động (emf) trong mạch điện, từ thông Φ tương đương với dòng
điện trong mạch điện và từ trở  tương đương với điện trở trong mạch điện.

Hình 3.2: Mô hình mạch từ của cuộn dây và lõi sắt từ trong hình 3.1

Trong trường hợp lõi có hình dạng phức tạp hơn lõi ở hình 3.1, có thể chia lõi từ thành nhiều
phần tương ứng với tiết diện, từ trở i của phần thứ i của lõi từ có thể tính theo công thức:

lmi
i  (3.7)
r o Ai

Trong đó lmi và Ai lần lượt là chiều dài đường sức từ và tiết diện phần lõi từ tương ứng.

Với các phần của lõi từ là nối tiếp nhau, các từ trở tương ứng sẽ xem như mắc nối tiếp với nhau
trong mô hình mạch từ, còn các phần lõi từ song song nhau sẽ có từ trở tương ứng là mắc song song
trong mô hình mạch từ.

Ví dụ sau đây sẽ cho thấy cách tính mô hình mạch từ của một lõi phức tạp.

Ví dụ 3.1: Cho lõi từ dạng E-I có kích thước như hình 3.3. Hãy tính từ trở của lõi trong trường
hợp sức từ động sinh do cuộn dây quấn trên trụ giữa của lõi từ, biết µr = 1000.

3-3
Giải

Lõi từ hình 3.3 có thể chia thành 3 phần theo tiết diện lõi như hình 3.4(a), bao gồm 1 phần trụ
giữa (centre pole) và 2 phần lõi từ ở bên (side limb). Cuộn dây được quấn trên trụ giữa sinh ra sức
từ động NI và sinh ra từ thông tổng Φ trong trụ giữa. Từ thông này được chia ra chạy trong các phần
lõi từ ở hai bên. Mô hình mạch từ của lõi từ hình 3.3 sẽ như hình 3.4(b).

Hình 3.3: Lõi từ E-I cho ví dụ 3.1

(a): Tính chiều dài đường sức từ (b): Mô hình mạch từ

Hình 3.4: Tính chiều dài đường sức từ và mô hình mạch từ (Ví dụ 3.1)

Từ hình vẽ có thể tính được chiều dài đường sức từ trung bình của trụ giữa là 25mm, và chiều
dài này của phần lõi ở hai bên là: 17.5+25+17.5 = 60mm.

Từ đây tính được các từ trở tương ứng là:

lm 25.103
p    2  105 H 1
 r o A 1000.4 .10 .  0.01
7 2

lm 60.103
1    9.55 105 H 1
 r o A 1000.4 .107  0.01 0.005

Từ trở hai phần lõi cạnh bên song song với nhau và nối tiếp với từ trở trụ giữa, suy ra từ trở tổng
của lõi từ là:
3-4
1   p  0.51  2  105  0.5  9.55  105  6.78  105 H 1

Từ trở là đại lượng hữu ích, như sẽ trình bày ở phần sau, vì từ đây có thể tính ra cảm kháng của
cuộn dây được quấn trên lõi.

3. 3. TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU SẮT TỪ VÀ TỔN HAO LÕI

Đặc tính của vật liệu sắt từ khá phức tạp, thường là phi tuyến và có dạng đường cong từ trễ
(hysteresis), đồng thời còn thay đổi theo nhiệt độ. Những tính chất này thường là không mong muốn
với người thiết kế vì chúng tăng thêm mức độ phức tạp của bài toán.

Vật liệu từ (ferromagnetic) dùng trong các mạch điện tử công suất thuộc vào một trong hai
nhóm: hợp kim sắt từ (metallic alloy) hoặc ferrite. Lõi bụi từ (metallic dust core) dùng cho tần số
lên tới vài trăm kHz, lõi ferrite có thể dùng với tần số đến MHz.

3.3.1 Đặc tính từ trễ và độ từ thẩm

Đặc tính từ hoá của một lõi từ biểu diễn quan hệ B(H) của lõi. Tuy nhiên, tất cả các vật liệu từ
đều có tính từ trễ, nghĩa là mật độ từ thông B trong lõi không chỉ phụ thuộc vào giá trị tức thời của
cường độ từ trường H mà còn phụ thuộc vào giá trị trước đó của từ trường trong lõi. Đường đặc tính
từ trễ tiêu biểu của vật liệu từ như hình 3.5, nhận được bằng cách tạo ra cường độ từ trường H thay
đổi theo hình sin với biên độ Hm, sau đó đo mật độ từ thông B trong lõi. Lưu ý là tuỳ theo biên độ
của Hm, sẽ có được những đường đặc tính từ trễ (hay còn gọi là vòng từ trễ - hysteresis loop) khác
nhau.

Hình 3.5: Đặc tính từ hoá của vật liệu từ với vòng từ trễ (hysteresis loop)

Giá trị Br mà tại đó H = 0 gọi là từ dư (remanance), đây là mật độ từ thông còn trong lõi khi
cường độ từ trường (hoặc sức từ động) bằng zero. Giá trị Hc mà tại đó B = 0 gọi là từ kháng
(coercivity), là cường độ từ trường cần đưa vào để mật độ từ thông trong lõi bằng zero (khử từ hoàn
3-5
toàn). Với vật liệu từ cứng (hard magnetic material) như nam châm vĩnh cửu, giá trị Br và Hc càng
lớn càng tốt. Tuy nhiên với vật liệu từ mềm (soft magnetic material) như lõi biến áp hoặc cuộn dây,
giá trị Br và Hc càng nhỏ càng tốt, vì tổn hao từ trễ khi đó càng nhỏ.

Độ từ thẩm tương đối µr (relatively permeability) được định nghĩa là tỉ số giữa giá trị (Bm/Hm) và
độ từ thẩm của không khí µo như công thức sau:

Bm
r  (3.8)
o H m

Trong đó Bm và Hm là các giá trị như chỉ ra trên hình 3.5.

Lưu ý là do tính phi tuyến của vật liệu từ, giá trị µr thay đổi: sẽ có giá trị ban đầu (initial value)
nhỏ khi Hm nhỏ, tăng lên khi Hm tăng (có thể lên tới 3 lần của giá trị ban đầu) và sau đó giảm đi khi
giá trị Hm nằm trong vùng bão hoà.

3.3.2 Tổn hao lõi

Diện tích nằm trong đường đặc tính từ trễ biểu thị tổn hao từ trễ của lõi: diện tích này càng lớn,
tổn hao từ trễ của lõi càng lớn. Trong thực tế, tổn hao từ trễ trên một đơn vị thể tích của vật liệu từ
thường cho bởi công thức sau:

P  K h Bmz f (W / m3 ) (3.9)

Trong đó: Kh và z là các hằng số thực nghiệm, tuỳ loại vật liệu, Bm là biên độ của mật độ từ
thông dạng sin, f là tần số của dòng điện sinh ra từ trường trong lõi.

Với vật liệu ferrite, tổn hao chính trong lõi là tổn hao từ trễ và các nhà sản xuất thường cung cấp
các đồ thị biểu diễn tổn hao lõi trên 1 đơn vị thể tích theo các giá trị khác nhau của Bm và tẩn số hoạt
động f.

3. 4. ĐỘ TỰ CẢM

Xét một cuộn dây có N vòng với dòng điện i chạy qua, quấn trên một lõi từ có từ trở  , từ
thông Φ sinh ra trong lõi tính ra từ các công thức ở trên sẽ là:

Ni
 (3.10)

Theo định luật Faraday, sức điện động sinh ra trong cuộn dây sẽ tỉ lệ với sự biến thiên của dòng
điện trong cuộn dây, do đó:

3-6
d d  N 2 di
e  N  N  (3.11)
dt dt  dt

Công thức liên hệ giữa độ tự cảm L của cuộn dây với điện áp và dòng điện trên cuộn dây là:

di
vL (3.12)
dt

Từ đó, suy ra công thức tính độ tự cảm của cuộn dây là:

N2
L (3.13)

Từ (3-10) và (3-13), ta cũng có thể suy ra:

Li  N  (3.14)

Từ công thức (3-13) có thể thấy rằng độ tự cảm của cuộn dây tỉ lệ nghịch với từ trở  , nên sẽ tỉ
lệ thuận với độ từ thẩm µr. Như đề cập ở trên, do µr là phi tuyến nên độ tự cảm của cuộn dây cũng
thay đổi phi tuyến theo từ thông hoạt động của lõi. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách
sử dụng khe hở không khí (airgap) với các lõi ferrite như trình bày ở phần sau đây.

3. 5. SỬ DỤNG KHE HỞ KHÔNG KHÍ ĐỂ TUYẾN TÍNH HOÁ ĐẶC TUYẾN TỪ HOÁ

3.5.1 Lõi từ có khe hở không khí

Xét lõi từ đơn giản, có tiết diện A và có thêm vào đó một khe hở không khí nhỏ có chiều dài lg
như hình 3.6. Giả thiết khe hở này đủ ngắn để từ thông đi qua khe hở này cũng giống như khi đi
trong lõi, nghĩa là toàn bộ từ thông đi qua khe hở trên cùng một diện tích A như tiết diện lõi. Khi đó,
từ trỏ tổng của lõi bao gồm hai phần nối tiếp nhau: từ trở của phần lõi từ và từ trở của khe hở không
khí và được tính như sau:

l lg
  c   g   (3.15)
r o Ai o Ai

Trong đó c là từ trở của phần lõi từ, và  g là từ trở của phần khe hở không khí. Từ trở của

phần lõi từ c là phi tuyến do đặc tuyến từ hoá của lõi, tuy nhiên từ trở  g của khe hở không kí là

tuyến tính vì không liên quan đến lõi từ (không chứa µr). Do đó, nếu từ trở  g lớn hơn nhiều so với

c , từ trở tổng của lõi lúc này sẽ ít phụ thuộc vào đặc tính phi tuyến của vật liệu từ, và do đó điện
cảm của cuộn dây quấn trên lõi này sẽ không thay đổi nhiều theo đặc tính của lõi.
3-7
Hình 3.6: Lõi từ với khe hở không khí

Điện cảm của cuộn dây N vòng quấn trên lõi hình 3.6:

N2 N2
L  (3.16)
 c   g

Nếu  g >> c , điện cảm của cuộn dây lúc này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào  g , nghĩa là không

phụ thuộc vào đặc tính phi tuyến của lõi từ nữa. Tuy nhiên, do  g lớn nên giá trị điện cảm của cuộn

dây với cùng số vòng N sẽ giảm đi nhiều so với khi không có khe hở không khí.

Giá trị  g có thể tăng lên bằng cách gia tăng chiều dài khe hở không khí lg, tuy nhiên khe hở

không khí lớn sẽ khiến từ thông đi qua khe hở không khí sẽ tản ra, không còn đi qua cùng một diện
tích bằng tiết diện lõi như đã giả thiết. Khi đó, tính toán từ trở khe hở không khí sẽ phức tạp hơn.

Ví dụ 3.2: Lõi từ dạng E-I như hình 3.3 nay được thêm một miếng đệm (spacer) không dẫn từ
(như mica, giấy,…) để tạo khe hở không khí như hình 3.7. Biết chiều dày miếng đệm là 0.1mm và
cuộn dây quấn trên lõi có N = 100 vòng tại trụ giữa của cuộn dây. Hãy tính điện cảm của cuộn dây
lúc này.

Hình 3.7: Lõi E-I với miếng đệm để tạo khe hở không khí

3-8
Hình 3.8: Mô hình mạch từ của lõi E-I với khe hở không khí

Giải

Mô hình mạch từ lúc này như hình 3.8, trong đó  p  2 105 H 1 và 1  9.55  105 H 1 như

tính toán trong ví dụ 3.1.

Từ trở của khe hở không khí ở trụ giữa và trụ bên là:

lg 0.1  103
 gp    7.96  105 H 1
o A 4 .10 .  0.01
7 2

lg 0.1  103
 g1    1.592  106 H 1
o A 4 .10  0.01   0.005
7 2

Từ trỏ tổng của lõi từ lúc này là:

   p   gp  0.5  1   g1   2.27 106 H 1

Từ đây, tính ra điện cảm của cuộn dây tương ứng:

N2 1002
L   4.4 103 H = 4.4mH
 2.27 106

3.5.2 Năng lượng chứa trong lõi từ

Cuộn dây thường được sử dụng như một phần tử trữ năng lượng, do đó lượng năng lượng chứa
được trong lõi từ dùng để quấn cuộn dây thường được quan tâm. Mật độ năng lượng chứa trong từ
trường của lõi tính theo công thức (giả thiết độ từ thẩm µr của lõi không đổi):

 HdB  0.5 B.H  0.5B r  o


2
(3.17)

3-9
Nếu lõi có thể tích V và được cung cấp sức từ động sao cho mật độ từ thông cực đại trong lõi đạt
giá trị cực đại Bm, năng lượng từ cực đại chứa trong lõi là:

Emax  0.5VBm2 r  o (3.18)

Khi sức từ động giảm về zero, vì lõi có vòng từ trễ như hình 3.5, mật độ từ thông chỉ giảm
xuống đến giá trị Br (từ dư), như vậy lượng năng lượng hữu ích (nghĩa là năng lượng có thể trao đổi
với mạch điện có cuộn cảm) chứa trong lõi là:

Emax  0.5V  Bm2  Br2  r  (3.19)


o

Như vậy năng lượng hữu ích chứa trong lõi có thể giảm đáng kể so với năng lượng cực đại ở
công thức (3-18).

Việc sử dụng khe hở không khí sẽ làm cho đặc tuyến từ hoá của lõi từ thay đổi như hình 3.9 và
giúp tăng đáng kể năng lượng hữu ích chứa trong lõi do từ dư Br của lõi có khe hở không khí giảm
xuống trong khi mật độ từ thông cực đại Bm của lõi không thay đổi. Ngoài ra, năng lượng chứa trong
phần khe hở không khí của lõi là:

Eg  0.5Vg Bm2  o (3.20)

Trong đó, Vg là thể tích phần khe hở không khí của lõi từ. Lưu ý là mặc dù Vg rất bé hơn thể tích
lõi từ V, Eg có thể đáng kể so với phần năng lượng chứa trong lõi từ do mật độ năng lượng trong khe
hở không khí cao hơn trong lõi từ µr lần. Hơn nữa, do không có từ trễ, toàn bộ năng lượng trong khe
hở không khí đều là hữu ích.

Hình 3.9: Đặc tuyến từ hoá của lõi từ với khe hở không khí

Một lưu ý khác là tuy dạng đặc tính từ hoá của lõi từ thay đổi khi có khe hở không khí, diện
tích nằm trong đường từ trễ không thay đổi vì tổn hao của lõi trong một chu kỳ biến thiên của từ
thông chỉ phụ thuộc vào Bm và do đó, không thay đổi khi có hoặc không có khe hở không khí.
3-10
Ví dụ 3.3: Với cuộn dây trong ví dụ 3.2, hãy tính năng lượng cực đại chứa trong lõi và dòng làm
việc cực đại của cuộn dây khi mật độ từ thông cực đại là Bm = 0.3T.

Giải:

Có hai cách để giải bài toán trên.

Cách 1: Từ công thức (3-14): Li  N  , suy ra dòng làm việc cực đại của cuộn dây khi Bm =
0.3T là:

N  100  3  105
imax    0.68 A
L 4.4  103

Từ đó tính được năng lượng cực đại chứa trong lõi:

E  0.5Limax
2
 0.5  4.4 103  0.682 1.02mJ

Cách 2: Xem lõi cuộn dây gồm 2 phần: phần lõi từ và phần khe hở không khí, sau đó tính năng
lượng chứa trong từng phần của lõi.

Theo hình 3.4 và 3.7, tính được thể tích của lõi từ là: 8x10-6m3 và thể tích của phần khe hở
không khí là: 2x10-8m3. Từ đây tính ra được năng lượng chứa trong phần lõi từ Ec và trong phần khe
hở không khí Eg là:

B 2Vc 0.32  8  106


Ec    2.86 104 J
r o 2 1000  4 10 7

B 2Vg 0.32  2  108


Eg    7.16 104 J
 r o 2    107

Tổng năng lượng chứa trong lõi: E  Ec  Eg  1.002mJ

Từ đây tính ra dòng làm việc cực đại của cuộn dây ứng với năng lượng trên:

2E 2  1.002 103
imax    0.675 A
L 4.4  103

Hai cách tính cho kết quả hơi sai khác nhau, tuy nhiên mức độ sai khác này là chấp nhận được.
Từ kết quả tính toán của cách 2 có thể thấy rằng khoảng 70% năng lượng của lõi lúc này chứa trong
khe hở không khí.

3-11
3. 6. BIẾN ÁP

Hình 3.10: Biến áp đơn giản

Biến áp thường sử dụng lõi từ không có khe hở không khí để giảm tối đa từ trở và từ thông tản.

Xét biến áp đơn giản có hai cuộn dây như hình 3.10. Từ thông Φ chạy trong lõi qua hai cuộn dây
là như nhau. Nếu bỏ qua điện trở cuộn dây, ta có:

d d
vp  N p và vs  N s (3.21)
dt dt

Trong đó: vp, vs lần lượt là điện áp của cuộn sơ cấp và thứ cấp, Np và Ns lần lượt là số vòng dây
cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.

Từ (3-21), suy ra:

vs N s
 n (3.22)
vp N p

Trong đó: n  N s N p là tỉ số vòng dây của biến áp.

Nếu gọi  là từ trở của lõi, ta có:

  N p i p  N s is (3.23)

Với biến áp lý tưởng, từ trở bằng zero nên:

is N p 1
  (3.24)
ip Ns n

3.6.1 Quy đổi tổng trở

Nếu một tải có tổng trở ZL được đấu ở phía thứ cấp của biến áp, ta có:

vs nv p v
ZL    n2 p (3.25)
is i p n ip

Từ đây, suy ra tổng trở tải nhìn từ phía sơ cấp sẽ là:


3-12
Z p  Z L n2 (3.26)

4.6.2 Mô hình biến áp

Mô hình biến áp lý tưởng đề cập ở trên xây dựng với các giả thiết:

1. Bỏ qua tổn hao trên lõi từ và các cuộn dây,

2. Từ trở của lõi là zero,

3. Toàn bộ từ thông đều chạy trong lõi từ,

Tuy nhiên, trong thực tế, các giả thiết trên không hoàn toàn toàn đúng. Ví dụ, điện trở của các
cuộn dây sẽ tăng đáng kể khi kể đến hiệu ứng bề mặt nếu biến áp hoạt động với tần số cao, do đó,
tổn hao trên cuộn dây thường phải tính đến khi thiết kế biến áp. Ngoài ra, độ từ thẩm tương đối của
lõi từ thường có giá trị xác định, dẫn đến điện cảm ngõ vào của biến áp không phải là vô cùng lớn
nên phải kể đến. Hơn nữa, trong thực tế không phải toàn bộ từ thông tạo ra ở phía cuộn sơ cấp đều
móc vòng qua cuộn thứ cấp, mà có một phần từ thông tản móc vòng qua không khí và chỉ đi qua
cuộn dây sơ cấp. Do đó, mạch tương đương chính xác hơn của biến áp như hình 3.11, trong đó:

 Rp, Rs là điện trở cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp,

 Rc: điện trở biểu thị tổn hao lõi

 Lp và Ls: điện cảm cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp ( Lp  Ls n 2 ), và k là hệ số ghép (k<1) biểu

thị phần từ thông đi qua lõi từ và móc vòng giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp. Do đó: (1-k)Lp biểu thị từ
thông tản phía sơ cấp và (1-k)Ls biểu thị từ thông tản phía thứ cấp.

Hình 3.11: Mạch tương đương của biến áp hai cuộn dây

3-13
Hình 3.12: Mạch tương đương gần đúng của biến áp

Tuy nhiên, mạch tương đương này khá phức tạp. Trong thực tế, các biến áp thường được thiết kế
với điện cảm tản thấp (k1) và tổn hao lõi khá nhỏ, nên có thể sử dụng mạch tương đương gần đúng
như hình 3.12, trong đó:

Lm  L p

Le  L p 1  k   Ls 1  k  n 2 (3.27)

Re  R p  Rs n 2

Với mạch tương đương đơn giản như trên, dòng phía sơ cấp biến áp bao gồm hai thành phần:
dòng từ hoá chạy qua điện cảm Lm và dòng tải chạy qua phía sơ cấp của biến áp lý tưởng (ideal
transformer).

3.6.2 Lõi Ferrite

Một vài dạng lõi ferrite thông dụng cho trên hình 3.13. Khi chọn dạng lõi, hai vấn đề cơ bản cần
quan tâm: giảm tối thiểu từ thông tản và đủ không gian và dễ dàng cho việc quấn dây. Khi không có
yêu cầu về khe hở không khí (airgap), lõi dạng xuyến (toroidal core) có từ thông tản thấp nhất, tuy
nhiên thường khó quấn dây. Lõi dạng này thường dùng làm cuộn cảm (ac, dc) hoặc biến áp. Lõi
dạng hộp (pot core) có từ thông tản thấp khi có yêu cầu về khe hở không khí, tuy nhiên thường chỉ
có loại công suất nhỏ. Lõi dạng C-C, E-I và E-E được sử dụng rộng rãi nhất, từ công suất nhỏ đến
công suất lớn, dùng làm cuộn cảm hoặc biến áp do dễ dàng quấn dây.

3-14
Hình 3.13: Một số dạng lõi ferrite thông dụng

Các thông số cơ bản của lõi được cho bởi nhà sản xuất:

 Hằng số lõi (core factor hoặc core constant) l A , dùng để xác định từ trở lõi nếu biết độ từ

thẩm của lõi

 Chiều dài đường sức từ hiệu dụng le (effective magnetic path length)

 Tiết diện hiệu dụng Ae (effectivecore cross-sectional area)

 Thể tích hiệu dụng của lõi (effective core volume), dùng để xác định năng lượng trữ được của
lõi,

 Các thông số khác như đặc tính từ hoá của lõi hoặc tổn hao từ trễ thường cho dưới dạng đồ thị.

Một thông số quan trọng của lõi cũng thường được cho trong catalog là hệ số điện cảm
(inductance factor) AL của lõi, được định nghĩa là điện cảm của 1 vòng dây quấn trên lõi (cũng là
nghịch đảo của từ trở lõi, nghĩa là: AL  1/  ). Từ đây, điện cảm của cuộn dây N vòng quấn trên lõi
có thể tính bởi công thức:

L  AL N 2 (3.28)

3-15
3. 7. TÍNH TOÁN CUỘN CẢM/BIẾN ÁP DÙNG PHƯƠNG PHÁP AREA-PRODUCT

3.7.1 Giới thiệu

Trong tính toán cuộn cảm / biến áp tần số cao, người thiết kế thường có hàng loạt những chọn
lựa khác nhau cho thiết kế của mình, bao gồm: vật liệu lõi, dạng lõi (một số dạng lõi cho tính tản
nhiệt tốt hơn, trong khi một số dạng lõi khác cho phép giảm từ thông tản, v.v…), phương pháp tản
nhiệt, giảm tổn hao (thông thường, việc giảm tổn hao sẽ phải đánh đổi bằng việc tăng kích thước và
khối lượng của lõi), v.v…

Phần sau đây sẽ giới thiệu các bước tính toán cơ bản để thiết kế cuộn cảm / biến áp tần số cao (từ
các thông số yêu cầu của mạch cần thiết kế), bao gồm: chọn lõi từ (sử dụng phương pháp area-
product), sau đó tính toán số vòng dây và kích cỡ dây cần thiết cho dựa trên hai đại lượng cơ bản
sau:

1. Mật độ từ thông cực đại Bmax trong lõi để giới hạn tổn hao lõi,

2. Mật độ dòng điện cực đại Jmax trong dây dẫn để giới hạn tổn hao đồng.

3.7.2 Phương pháp Area-product

Hình 3.14 giới thiệu mặt cắt của cuộn cảm và biến áp quấn trên lõi hình xuyến (toroidal core).
Trên hình 3.14(a), dòng điện i chạy qua tất cả N vòng dây của cuộn cảm. Trên hình 3.14(b), biến áp
bao gồm 2 cuộn dây có dòng điện i1 chạy trong cuộn 1 với N1 vòng dây, và dòng i2 chạy trong cuộn
2 với N2 vòng dây. Tiết diện của mỗi cuộn dây nêu trên được chọn sao cho mật độ dòng điện trong
mỗi cuộn không vượt quá giá trị Jmax khi dòng điện trong cuộn dây đạt giá trị cực đại cho trước. Tiết
diện lõi từ Acore (hình 3.14) cũng cần chọn sao cho mật độ từ thông trong lõi không vượt quá giá trị
mật độ từ thông cực đại Bmax.

(a): Cuộn cảm (b): Biến áp

Hình 3.14: Định nghĩa một số tiết diện

3-16
Phương pháp Area-product sẽ dựa trên giá trị chọn trước của Bmax và Jmax để tính chọn lõi từ với
kích thước tương ứng cho cuộn cảm hoặc biến áp.

Nếu gọi Awindow là diện tích cửa sổ quấn dây (window) của lõi từ, Acond là tiết diện của dây quấn
và kw là hệ số lấp đầy (fill-factor) cửa sổ quấn dây (thường trong khoảng 0.3 đến 0.6), ta có:

1
Awindow   N i Acond ,i
kw i
(3.29)

Trong đó: i là số thứ tự của cuộn dây quấn trên lõi.

Trong (3-29), tiết diện của cuộn dây Ni chọn theo dòng hiệu dụng cực đại Ii,rms có thể chạy trong
cuộn dây này:

I i ,rms
Acond ,i  (3.30)
J max

Từ (3-29) và (3-30) suy ra:

 N I  i i , rms
Awindow  i
(3.31)
k w J max

Tiết diện lõi từ Acore được chọn sao cho khi từ thông trong lõi đạt giá trị cực đại  max , mật độ từ
thông trong lõi không vượt quá giá trị Bmax:

 max
Acore  (3.32)
Bmax

Đối với cuộn cảm, từ thông đạt cực đại khi dòng qua cuộn dây đạt giá trị đỉnh Imax. Sử dụng công
thức (3-14), suy ra:

LI max
 max  (cuộn cảm) (3.33)
N

Đối với biến áp, có thể chứng minh được:

kconvVi
 max  (biến áp) (3.34)
Ni f s

Trong đó: kconv là hệ số phụ thuộc vào cấu hình bộ biến đổi, Ni và Vi lần lượt là số vòng dây và
điện áp đặt trên cuộn thứ i, fs là tần số đóng cắt của mạch, cũng là tần số hoạt động của biến áp. Lưu

3-17
ý là kconv bằng tỉ số điều chế D với bộ biến đổi dạng flyback và forward, và bằng D/2 đối với bộ biến
đổi kiểu push-pull hoặc full-bridge.

Thay (3-33) và (3-34) vào (3-32), ta có:

LI max
Acore  (cuộn cảm) (3.35)
NBmax

kconvVi
Acore  (biến áp) (3.36)
N i f s Bmax

Từ đây, ta định nghĩa giá trị area-product Ap của mội lõi từ là:

Ap  Acore Awindow (3.37)

Lưu ý là Ap có thể xem là biểu thị cho kích thước của lõi từ. Thay các công thức tính Acore và
Awindow ở trên vào công thức (3-37) ta có công thức tính Ap như sau:

LI max I rms
Ap  (cuộn cảm) (3.38)
k w J max Bmax

kconv  Vi I i ,rms 


Ap  i
(biến áp) (3.39)
k w J max Bmax f s

Từ (3-38) và (3-39) có thể nhận thấy giá trị Ap không phụ thuộc vào số vòng dây quấn mà chỉ
phụ thuộc vào các thông số điện (dòng, áp, điện cảm, tần số, v.v…) và giá trị Bmax và Jmax.

3.7.2 Trình tự tính toán thiết kế

Bước 1: chọn lõi từ. Dựa trên các thông số điện của mạch cần thiết kế và giá trị Bmax và Jmax có thể
tính ra giá trị Ap yêu cầu của cuộn cảm / biến áp cần chọn. Từ đây, kết hợp với catalog của lõi từ và
yêu cầu về dạng lõi, có thể chọn được lõi từ sao cho tích số Acore và Awindow của lõi được chọn thỏa
giá trị Ap yêu cầu. Hình dạng và định nghĩa Acore và Awindow của một vài loại lõi cho trên hình 3.16.

Bước 2: Tính số vòng dây cần thiết

Sau khi chọn được lõi từ, với giá trị Acore đã biết, ta có thể tính được số vòng dây cần thiết của
cuộn dây hoặc biến áp cần thiết kế.

Với cuộn cảm, từ công thức (3-35) tính được:

3-18
LI max
N (cuộn cảm) (3.40)
Acore Bmax

Với biến áp, từ công thức (3-36) tính được:

kconvVi
Ni  (biến áp) (3.41)
Acore f s Bmax

(a): Lõi kiểu C-C (C-C core) (b): Lõi kiểu E-I (E-I core)

(c): Lõi hình xuyến (toroidal core)

Hình 3.16: Tiết diện Acore và Awindow của một số loại lõi từ

Ngoài ra, khi thiết kế cuộn cảm, thường cần thêm khe hở không khí có chiều dài lg vào lõi từ để
đảm bảo giá trị điện cảm gần như chỉ phụ thuộc vào từ trở của khe hở không khí như đề cập trong
mục 3.5. Khi đó, ta có:

N2
L (3.42)
g

Trong đó:

lg
g  (3.43)
o Acore

3-19
Từ (3-42) và (3-43), suy ra chiều dài khe hở không khí cần thêm vào lõi từ:

N 2 o Acore
lg  (3.44)
L

Với catalog của một số nhà sản xuất có thể cho thông số hệ số điện cảm (inductance factor) AL
theo một số chiều dài khe hở không khí nhất định. Khi đó, có thể chọn trước khe hở không khí lg rồi
tính ra số vòng dây cần thiết N theo công thức (3-28).

Bước 3: Tính tiết diện dây dẫn. Tiết diện dây dẫn sử dụng tính theo công thức (3-30):
I i ,rms
Acond ,i 
J max

3.7.3 Ví dụ thiết kế cuộn cảm

Ví dụ 3.4: Thiết kế cuộn cảm có giá trị L = 100µH. Dòng điện qua cuộn cảm trong trường hợp
xấu nhất sẽ có dạng như hình 3.17, trong đó dòng trung bình I = 5A, dợn sóng dòng điện
I  0.75 A , tần số đóng ngắt: fs = 100kHz. Chọn Bmax = 0.25T và Jmax=6A/mm2 (với cuộn cảm lớn
hơn, có thể chọn Jmax cỡ 3 đến 4A/mm2). Chọn hệ số lấp đầy kw = 0.5.

Hình 3.17: Dạng dòng điện qua cuộn cảm trong ví dụ 3.4

Giải:

I
Dòng cực đại trên hình 3.17 là: I max  I   5.375 A
2

1
 I   5 A
2
Dòng hiệu dụng có thể tính theo công thức: Irms  I 2 
12

Suy ra giá trị cần thiết Ap của lõi từ là:

LI max I rms 100  106  5.735  5


Ap    3587mm 4
k w J max Bmax 0.5  0.25  6  10 6

3-20
Chọn lõi ferrite của hãng Magnetics có dạng hộp (pot core), thông số: Acore = 93.1mm2, Awindow =
39mm2, mật độ từ thông bão hòa Bsaturation = 0.5T, có thể làm việc được ở tần số fs =100kHz.

Lõi đã chọn có: Ap  Acore  Awindow  93.1  39  3631mm 4 , thỏa điều kiện về giá trị Ap yêu cầu

tính ra ở trên.

Số vòng dây cần thiết:

LI max 100  106  5.735


N   23 turns
Acore Bmax 93.1  106  0.25

Tiết diện dây dẫn cần thiết:

I rms 5
Acond    0.83mm 2
J max 6

Để giảm hiệu ứng bề mặt (skin effect) của dòng điện trong dây dẫn, chọn dây dẫn gồm 5 sợi có
tiết diện mỗi sợi là 0.16mm2.

Chiều dài khe hở không khí cần thêm vào lõi từ:

N 2 o Acore 232  4  107  93.1  106


lg    0.62mm
L 100  106

3.7.4 Ví dụ thiết kế biến áp

Ví dụ 3.5: Thiết kế biến áp cho một bộ biến đổi Forward có thông số yêu cầu: tần số đóng cắt fs
= 100kHz, điện áp các cuộn dây V1 = V2 = V3 = 30V. Giả thiết giá trị hiệu dụng của dòng điện trong
mỗi cuộn là 2.5A. Chọn Bmax = 0.25T và Jmax=5A/mm2. Chọn hệ số lấp đầy kw = 0.5.

Giải:

Như đã đề cập ở trên, với bộ biến đổi Forward, hệ số kconv = Dmax = 0.5 (sinh viên xem lại chương
2 về cách tính tỉ số điều chế cực đại Dmax cho bộ biến đổi Forward).

Từ đây tính ra giá trị cần thiết Ap của lõi từ là:

kconv  Vi I i ,rms 


Ap  i
 1800mm 4
k w J max Bmax f s

Chọn lõi pot core 22x13 có: Acore = 63.9mm2, Awindow = 29.2mm2, tính ra được lõi đã chọn có:
Ap  1866mm 4  thỏa giá trị Ap cần thiết ở trên.

3-21
Số vòng dây cần thiết cho mỗi cuộn:

kconvVi 0.5  30
N1  N 2  N 3   6
 10
Acore f s Bmax 63.9  10  100  103  0.25

Tiết diện dây quấn của mỗi cuộn:

I rms 2.5
Acond    0.5mm 2
J max 5

Để giảm hiệu ứng bề mặt (skin effect) của dòng điện trong dây dẫn, chọn dây dẫn gồm 3 sợi có
tiết diện mỗi sợi là 0.16mm2.

3-22

You might also like