You are on page 1of 72

BÁO CÁO

MA TÚY
LỚP 10 TOÁN
THÁNG 11/2018
DANH SÁCH
THÀNH VIÊN
Báo cáo về tác hại, thực trạng, phòng chống

và cai nghiện ma túy của lớp 10 Toán,

trường Phổ thông Năng khiếu.

Danh sách thành viên của nhóm:

– Phan Hoàng Quân

– Lê Trung Hải

– Nguyễn Kim Huế Nam

– Võ Kế Hoàng

– Phạm Nhật Thanh

– Nguyễn Ngọc Tường Vi

BÁO CÁO MA TÚY


L Ớ P 10 TOÁN
Mục lục

I Thực trạng và tác hại của ma túy


1 Một số hiểu biết cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.1 Khái niệm 11
1.2 Nguồn gốc 12
1.3 Phân loại 12
1.3.1 Theo nguồn gốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3.2 Theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.3 Theo tác động đến hệ thần kinh trung ương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.4 Theo luật pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.4 Các chất ma túy thường gặp 14
1.4.1 Các chất ma túy an thần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.4.2 Các chất ma túy gây kích thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.4.3 Các chất ma túy gây ảo giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

2 Tác hại của ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19


2.1 Người sử dụng 19
2.1.1 Sức khỏe . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.1.2 Tinh thần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.2 Gia đình 21
2.2.1 Kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.2.2 Hạnh phúc gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.3 Xã hội 21
2.3.1 Kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.3.2 Trật tự an toàn xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

3 Thực trạng sử dụng ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23


3.1 Tại Việt Nam 23
3.1.1 Sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.1.2 Cai nghiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.1.3 Tội phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.2 Trên thế giới 24
3.2.1 Sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.2.2 Sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

4 Nguyên nhân và dấu hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27


4.1 Quá trình nghiện ma túy 27
4.2 Nguyên nhân dẫn đến nghiện 27
4.3 Dấu hiệu nhận biết người nghiện 28
4.3.1 Nhận biết học sinh nghiện ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

II Phòng chống và cai nghiện ma túy


5 Xử lý khi gặp người nghiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
5.1 Cách xử lý chung 31
5.2 Trường hợp cụ thể 31
5.2.1 Đối tượng là người thân trong gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
5.2.2 Đối tượng là người lạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
5.2.3 Bị đối tượng "ngáo đá"khống chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
5.2.4 Trẻ em bị đối tượng "ngáo đá"khống chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

6 Công dân trong phòng chống ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35


6.1 Trách nhiệm chung 35
6.1.1 Các đoàn thể chính trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
6.1.2 Gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
6.1.3 Cơ quan, tổ chức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
6.1.4 Nhà trường và cơ sở giáo dục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
6.1.5 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
6.2 Trách nhiệm của học sinh 38
6.3 Trách nhiệm của nhà nước 38
6.3.1 Luật Phòng, chống ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
6.3.2 Nhà nước trong phòng chống ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
6.3.3 Quan điểm chỉ đạo của Đảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

7 Cai nghiện ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43


7.1 Một số luật liên quan 43
7.2 Các hình thức cai nghiện 43
7.2.1 Cai nghiện tại gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
7.2.2 Cai nghiện tại cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
7.2.3 Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
7.2.4 Hình thức cai nghiện ma tuý tự nguyện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
7.3 Các biện pháp cai nghiện 46
7.3.1 Cai nghiện không dùng thuốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
7.3.2 Cai nghiện dùng thuốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
7.3.3 Cai nghiện tâm lý, tình cảm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
7.4 Tiểu kết 51

8 Các ví dụ điển hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53


8.1 Người nghiện ma túy 53
8.1.1 Doãn Trung Dũng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
8.1.2 Nguyễn Trung Thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
8.2 Người vận chuyển 56
8.2.1 Tuyến phía Bắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
8.2.2 Tuyến Bắc miền Trung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
8.2.3 Đường hàng không . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

9 Cục Cảnh sát ĐTTP về ma tuý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63


9.1 Thông tin cơ bản 63
9.2 Lịch sử 63
9.3 Tổ chức 63
9.3.1 Lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
9.3.2 Hệ thống cơ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
9.3.3 Khen thưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
9.4 Sơ kết công tác phòng, chống tội phạm ma tuý nửa đầu năm 2018 64

Nguồn tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67


Tài liệu 67
Bài viết 68
Internet 68

Chỉ mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
I
Thực trạng và tác hại
của ma túy

1 Một số hiểu biết cơ bản . . . . . . . . . . 11


1.1 Khái niệm
1.2 Nguồn gốc
1.3 Phân loại
1.4 Các chất ma túy thường gặp

2 Tác hại của ma túy . . . . . . . . . . . . . . . 19


2.1 Người sử dụng
2.2 Gia đình
2.3 Xã hội

3 Thực trạng sử dụng ma túy . . . . . . 23


3.1 Tại Việt Nam
3.2 Trên thế giới

4 Nguyên nhân và dấu hiệu . . . . . . . . 27


4.1 Quá trình nghiện ma túy
4.2 Nguyên nhân dẫn đến nghiện
4.3 Dấu hiệu nhận biết người nghiện
1. Một số hiểu biết cơ bản

1.1 Khái niệm


Ma tuý là những chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi vào cơ
thể (đường hút, uống, ngậm, chích) gây ức chế hay kích hệ thần kinh trung ương,
làm giảm đau, gây ảo giác, sảng khoái, gây cho người nghiện ham muốn không kìm
chế được, phải tăng liều để thoả mãn cơn thèm. Theo từ điển tiếng Việt[1] thì ma
tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng
quen thành nghiện.
Theo tổ chức Y tế thế giới thì ma túy là bất cứ chất nào đưa vào cơ thể con
người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ thể và làm cho con người lệ
thuộc vào nó.
Theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc, ma túy là những chất có nguồn gốc tự
nhiên hay tổng hợp, khi xâm phạm vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi
một số chức năng của cơ thể.[10]
Theo Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam được
Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 đã xác định ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện,
nhựa cần sa, cao côca, lá hoa quả cây cần sa, lá cây côca, quả thuốc phiện khô hay
tươi, heroin, cocaine, chất ma túy khác ở thể lỏng và rắn.
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý[2] được Quốc hội thông qua ngày
9/12/2000:
1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
12 Chương 1. Một số hiểu biết cơ bản

xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
Danh mục các chất ma tuý, tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các chất
ma tuý (bao gồm danh mục quy định trong Công ước 1961, 1971, 1988 của Liên
Hợp quốc về kiểm soát ma tuý) gồm 225 chất ma tuý và 22 tiền chất. Nghị định
73/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/5/2018 quy định danh sách gồm 515 chất ma túy
và 44 tiền chất.

1.2 Nguồn gốc


Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây:
hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người
ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại
khi dùng. Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, nhiều Bộ lạc trên thế giới đã biết
làm cho tinh thần sảng khoái và chống mệt mỏi bằng cách ăn hoặc hút một số loại
cây cỏ có chứa chất gây nghiện như cây thuốc phiện ở Châu Á, cây côca ở Nam Mỹ
và cây Cần sa, cây Khát ở Châu Phi.
Ban đầu, các loại cây này được sử dụng trong các nghi lễ với mục đích ma thuật,
vui thú và sau đó là được sử dụng để chữa bệnh.Dần dần những người sử dụng bị lệ
thuộc vào các loại cây này, họ phải sử dụng nhiều lần trong ngày với số lượng tăng
lên, cho đến khi họ không thể rời bỏ được chúng. Chất gây nghiện của các loại cây
cỏ đã tạo cho họ ảo giác đê mê, tạo cảm giác hưng phấn và bay bổng. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã xác định được thành phần các hoạt
chất trong các loại cây đó, họ tách chiết, phân lập các hoạt chất ở dạng tinh khiết để
sử dụng thay vì phải nhai rất nhiều các loại lá cây, quả hoặc rễ của chúng mỗi ngày.
Đầu thế kỷ thứ 19, một dược sĩ người Đức tên là Friedrich Sertürner đã chiết
xuất được mocphin từ thuốc phiện và được coi là công trình đầu tiên trên thế giới
chiết xuất được hoạt chất tinh khiết từ cây cỏ thực vật.[8] Từ đó đến nay, mocphin
vẫn được xem là thuốc giảm đau thần diệu nhất mà loài người biết đến.
Năm 1855, lần đầu tiên Friedrich Gaedcke đã chiết xuất được cocain từ cây Coca
Erythroxylon.[9] Đến năm 1879 Anrep đã chứng minh được cocain có tác dụng gây
tê tại chỗ. Cũng vào thời gian này, bác sỹ tâm thần người Do Thái tên là Sigmund
Freud đã dùng côcain để chữa bệnh nghiện thuốc phiện và nghiện mocphin, nhưng
chỉ sau một thời gian không lâu, người ta đã phát hiện ra những tai họa của cocain,
bởi chính cocain cũng là một chất gây nghiện mạnh.

1.3 Phân loại


Các chất ma túy được phân chia thành nhiều loại dựa theo những căn cứ khác nhau
như: nguồn gốc, mục đích sử dụng, mức độ tác động lên hệ thần kinh. . . Tuy nhiên,
việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối trong bối cảnh việc sử dụng
các chất ma túy luôn luôn biến đổi khôn lường. Có thể liệt kê ra đây những cách
phân loại chính như sau:

1.3.1 Theo nguồn gốc


Căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được phân chia thành 3 loại: ma túy có nguồn gốc
tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
1.3 Phân loại 13

– Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của
chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain.
– Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một
số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ:
Heroin là một loại ma túy bán tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốc phiện,
bằng cách chế thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau đó kết
tủa thành heroin dạng thô.
– Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng
hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá...

1.3.2 Theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng


Căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được chia thành 2 loại: Ma túy có hiệu lực cao và
ma túy có hiệu lực thấp (ma túy mạnh và ma túy nhẹ).
– Ma túy có hiệu lực cao: là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một lượng nhỏ
đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức độ kích
thích mạnh), và sử dụng vài lần có thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroine,
cocaine, thuốc lắc. . .
– Ma túy có hiệu lực thấp: là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với một
lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người dùng và
gây nghiện; ví dụ: thuốc lá, thuốc lào. . .

1.3.3 Theo tác động đến hệ thần kinh trung ương


Căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được chia thành 3 loại:
– Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện, những chất
chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, methadone và pethidine) và thuốc
ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax, mogadon, seduexen. . . ).
Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim,
giảm hô hấp. . .
– Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm caffein (cà phê), nicotin (thuốc lá),
cocain, LSD, amphetamine và các dẫn xuất của nó; có tác dụng làm tăng sinh
lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp. . .
– Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid Diethylamide)
hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử dụng các chất
này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về môi trường
xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy những sự việc
không có thật (ảo thanh, ảo giác).

1.3.4 Theo luật pháp


Căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được chia thành 2 loại:
– Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá (ni-cô-
tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường. . .
– Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy bất
hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc, các
chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins. . .
14 Chương 1. Một số hiểu biết cơ bản

1.4 Các chất ma túy thường gặp


1.4.1 Các chất ma túy an thần
a) Cây thuốc phiện
Có tên khoa học là Papaver somniferum L., còn gọi là P. Paeoniflorumt, cây
anh túc, a phiến, cây thân thảo, ả phù dung, anh tử túc. Chiều cao từ 0,7 đến
1,5 mét. Lá mọc cách, lớn, xẻ hình lông chim, không có cuống ôm lấy thân
cây, các lá phía ngọn màu lục biếc, ôm thân. Hoa to, mọc đơn độc, có hai lá
đài màu lục dễ rụng; bốn cánh hoa mỏng màu trắng hồng hoặc tím; nhiều nhị
xếp thành vòng; bầu một ô, nhiều noãn. Quả hình cầu hoặc hình trụ quả chưa
chín có màu xanh khi chín có màu vàng xám, có nhựa chứa nhiều loại ancaloit
(mophin, cođein, papaverin, tebain, nicotin).

Hình 1.1: Hoa và quả cây anh túc (thuốc phiện)

Nhựa thuốc phiện là nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện, còn gọi là cơm đen,
hàng đen do có màu nâu đen và mùi ngái đặc trưng, vị hơi chát và đắng. Khó
tan trong nước, các hình thức sử dụng chủ yếu là hút, uống hoặc chích. Có thể
tồn tại dưới dạng thuốc phiện sống, thuốc phiện chín, xái thuốc phiện (tàn
còn sót lại sau khi hút).
Cây thuốc phiện là cây có chứa chất ma tuý được du nhập vào Việt Nam đầu
tiên (khoảng năm 1600), trên thế giới cây thuốc phiện xuất hiện vào khoảng
năm 300 trước Công nguyên ở vùng Địa Trung Hải, sau này mới trồng ở
Afganistan, Pakixtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc, Việt Nam. . . ). Ở Việt
Nam, cây thuốc phiện được trồng chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc như:
Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng và một số vùng
núi cao của tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
Thuốc phiện là chất ma tuý trong nhóm ma tuý tự nhiên, được chiết xuất từ
nhựa của quả, thân cây, lá, hoa cây thuốc phiện (chủ yếu được chiết xuất từ
quả). Thuốc phiện có hai dạng:
– Thuốc phiện sống: nhựa thuốc phiện mới thu hoạch lấy từ quả xanh và
thân cây thuốc phiện, phơi khô, đóng gói. Nó có mùi đặc trưng hơi hăng
hắc, màu nâu đen hoặc màu cánh gián; dẻo hoặc nhão.
– Thuốc phiện chín: được bào chế từ thuốc phiện sống bằng cách dùng nước
nóng hoà tan thuốc phiện sống, lọc qua vải nhiều lần rồi sấy khô, đóng
1.4 Các chất ma túy thường gặp 15

bánh. Thuốc phiện chín có màu nâu đen, rắn chắc hơn thuốc phiện sống.
Khoảng 03 kg thuốc phiện sống cho 01 kg thuốc phiện chín.
b) Moócphin
+ Công thức phân tử: C17 H19 NO3
+ Khối lượng phân tử: 285.34 g/mol
+ Màu sắc: trắng hoặc vàng nhạt dể chuyển thành xám khi để dưới ánh
nắng và không khí
+ Mùi vị: Không mùi, vị đắng và chua
+ Dạng tồn tại: Dạng lỏng, bột, nén, tinh thể (Morphin bazơ không tan
được trong nước)
Từ nhựa thuốc phiện người ta điều chế ra Moócphin, 10kg thuốc phiện thu
được khoảng 1kg Moócphin; 01kg Moócphin điều chế được từ 800 đến 950
gram Heroin.
c) Heroin
+ Tên thường gọi: hàng trắng, bạch phiến, xì ke
+ Công thức phân tử: C21 H23 NO5
+ khối lượng phân tử: 369.42 g/mol
+ Dạng tồn tại: Dạng bột, nén, tinh thể
+ Màu sắc: trắng hoặc vàng nhạt
+ Mùi vị : không mùi, đắng (Heroin bazơ không tan được trong nước)
Chưa có tài liệu nào xác định chính xác Heroin xuất hiện ở Việt Nam vào năm
nào. Tuy nhiên vụ án điều chế Heroin từ thuốc phiện được phát hiện đầu tiên
vào những năm 1990 của thế kỷ 20 do đối tượng Trịnh Nguyên Thuỷ và một
số đối tượng khác thực hiện ở Hà Nội.
Heroin là sản phẩm bán tổng hợp từ Moócphin. Ở khu vực Đông Nam Á bao
gói Heroin thường có hình sư tử, hình ba số 9; 1 gói trọng lượng thường trên
dưới 330 gram. Heroin càng tinh khiết màu càng trắng; loại xấu màu ngà vàng
hoặc màu hồng.
Heroin dùng 1 lần có thể gây nghiện. Dùng quá liều có thể gây tê liệt thần
kinh, nạn nhân hôn mê và chết sau vài phút. Chỉ cần tiêm vào cơ thể 0,06
gram Heroin người đó có thể chết ngay khi rút mũi kim tiêm ra khỏi cơ thể.

1.4.2 Các chất ma túy gây kích thích


1. Cây cô ca
+ Chiều cao: 3 m (trung bình 1.5–2 m)
+ Lá : hình trái xoan hay bầu dục mọc so le, màu xanh lục, đậm, hơi có
mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh
+ Hoa: màu vàng nhạt
+ Quả: hình trứng màu đỏ, chứa 1 hạt
+ Tuổi thọ: 40 năm
+ Năng suất: 1 ha cho 300–400 kg lá khô
Cocain là hoạt chất trích xuất từ lá cây Coca với những đặc điểm:
+ Tên khác: Crack, Ice, hay "Morphine nhận tạo"
+ Công thức phân tử: C17 H21 NO4
+ Khối lượng phân tử: 303.35 g/mol
+ Dạng tồn tại: Dạng bột, tinh thể nhỏ
16 Chương 1. Một số hiểu biết cơ bản

+ Màu sắc: trắng


+ Mùi vị: không mùi, vị đắng

Hình 1.2: Lá cây côca trồng tại La Cumbre, Colombia

Cây Côca xuất hiện ở Nam Mỹ khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Hiện
nay nó vẫn được trồng rộng rãi ở khu vực này nhất là Côlombia, túi ma tuý
của Châu Mỹ. Côcain được chiết tách từ cây Côca vào những năm 1880, nó
được dùng là thuốc gây tê trong giải phẫu mắt. Hiện nay do tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã sản xuất ra một số thuốc gây mê cục bộ an toàn hơn nên nó không
còn được sử dụng trong phẫu thuật.
Theo một số tài liệu được tham khảo thì cây Côca du nhập vào Việt Nam
khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng chủ yếu ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long. Người dân thường nhai lá nuốt nước để giải khát và chống mệt mỏi.
2. Ma túy tổng hợp
- Amphetamine được chiết xuất lần đầu tiên vào năm 1887
- Methamphetamine được chiết xuất lần đầu tiên từ cây Ma Hoàng vào
năm 1888
- Năm 1893 Methamphetamine được tổng hợp từ các hoá chất (tiền chất)
Tại Việt Nam, sau một thời gian dài ngự trị của thuốc phiện, Heroin, ma tuý
tổng hợp được du nhập vào nước ta những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
Ban đầu là những viên hồng phiến, sau đó là viên nhộng (thường gọi thuốc
lắc). Sau đó xuất hiện dạng bột (Ke), tinh thể (đá) như hiện nay.
Do nhu cầu tiêu thụ trong nước mạnh nên MTTH được đưa trái phép vào Việt
Nam ngày một nhiều, cả về chủng loại, mẫu mã. Hiện nay tại khu vực Đông
Nam Á ma túy tổng hợp đang ngày càng trở nên phổ biến cả về số lượng và
mở rộng về quy mô.
Hàng đá
Ma tuý đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma
tuý tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph)
1.4 Các chất ma túy thường gặp 17

thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ các loại hoá chất (tiền chất)
khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine.
Loại ma tuý này được giới sử dụng gọi là đá vì hình dạng bên ngoài trông
giống đá - là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt
mì chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối và óng ánh giống đá.
Ngoài dạng phổ biến trên, ma tuý đá còn bán bất hợp pháp trên thị trường
dưới các dạng cục, bột, viên nén. Đây là một loại ma tuý mới tồn tại dưới
dạng thức tinh thể.

1.4.3 Các chất ma túy gây ảo giác


1. Cây cần sa
+ Tên khoa học: Cannabis – Sativa L Tên gọi khác: cây gai dầu, cây lanh
mèo, cây gai mèo, cây đại ma, cây bồ đà, hoả ma, lanh mán . . .
+ Toàn bộ các bộ phận của cây đều phủ một lớp lông mịn.
+ Thân cây: thẳng đứng cao 1–2 m, phân cành.
+ Lá : thường mọc cách, có cuống, có lá kèm. Lá phía dưới chia thuỳ đến
tận cuống, phiến thuỳ hình mác, nhọn, mép có răng cưa. Lá phía trên
đơn hay chia 3 thuỳ.
+ Hoa: Hoa đực mọc thành chuỳ với 5 cánh dài và 5 nhị. Hoa cái mọc thành
xim xen lẫn với lá bắc hình lá, đài hoa hình mo, bọc lấy bầu hình cầu,
hai vòi nhuỵ đính ở gốc bầu, hình chỉ, dài hơn bầu nhiều, 1 noãn ngược.
+ Quả bế hình trứng dài 2.5–3.5 mm, nhẵn, xám nhạt, hạt có dầu. Cây cần
sa có chất Tetrahydrocannabinol là chất ma tuý rất độc và gây nghiện.

Hình 1.3: Cây cần sa

Cây cần sa du nhập vào nước ta muộn hơn cây thuốc phiện, được trồng chủ
yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nam Bộ (sau này một số đối tượng là tội
phạm ma tuý ra tổ chức trồng cần sa ở một số tỉnh phía Bắc như Hải Dương,
Hải Phòng. . . mục đích để thu hoạch, mua bán nhưng bị cơ quan chức năng
phát hiện triệt phá). Do phong tục của nhân dân cho gia súc gia cầm ăn để
18 Chương 1. Một số hiểu biết cơ bản

ngừa gió, mau lớn (lợn, gà. . . ) nên việc trồng cần sa ở trong dân ở các khu
vực trên diễn ra trên diện rộng. Lợi dụng phong tục này tội phạm ma tuý hoạt
động tàng trữ, mua bán trái phép sản phẩm cây cần sa (chủ yếu là lá, hoa,
quả cây cần sa, ta chưa phát hiện vụ nào chiết xuất ra nhựa cần sa và tinh
dầu cần sa. Vụ các cơ quan chức năng bắt 8,8 tấn nhựa cần sa ở Quảng Ninh
năm 2008[11] do nhóm đối tượng người Trung Quốc thực hiện có nguồn gốc từ
Pakixtan).
2. LSD
+ Tên khác: acid
+ Công thức phân tử: C20 H25 N3 O
+ Khối lượng phân tử: 323.44 g/mol
+ Dạng tồn tại: dạng viên nhộng, viên nén, “viên giấy” hoặc dung dịch lỏng
+ Màu sắc: không màu
+ Mùi vị: không mùi, không vị
LSD (Lysergic Acid Diethylamide) là hoạt chất kích thích thần kinh cực mạnh,
được tìm ra bởi nhà khoa học Thụy Sĩ - Albert Hofmann vào năm 1938 từ
nấm cựa gà và ông khám phá ra tính gây ảo giác của nó năm 1943.[12] Khi
phát minh ra hoạt chất này, ông Hofmann hi vọng sẽ đóng góp nhiều cho việc
chữa trị các căn bệnh về thần kinh. Tuy không gây nghiện, lợi dụng chất kích
thích này, người ta đã sử dụng chúng như một chất kích thích cực mạnh.
Các nhà khoa học tin rằng loại ma túy này hoạt động dựa trên việc tác động
vào các thụ cảm thể liên quan đến sự hoạt động của serotonin, một chất dẫn
truyền thần kinh trong não. Serotonin có vai trò điều khiển các hệ điều tiết,
nhận thức và hành vi, bao gồm tâm trạng, kiểm soát vận động, nhận thức giác
quan, cơn đói, thân nhiệt và hành vi tình dục.
Điều may mắn ở đây là LSD không gây nghiện và hầu hết người sử dụng rốt
cuộc đều cảm thấy chán và đơn giản là tự ngưng sử dụng, hay cắt giảm liều
dùng theo thời gian. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể dung nạp thuốc, khiến
họ phải dùng một liều lượng lớn hơn để đạt được trạng thái như lúc trước. Việc
này mang tiềm ẩn tính nguy hiểm cao do LSD là một loại thuốc khó lường.[13]
2. Tác hại của ma túy

2.1 Người sử dụng


2.1.1 Sức khỏe
– Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho
thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái
chết.
– Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây
nhiễm viêm gan virut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma
tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam.
Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình
của con cái họ.
– Đối với bản thân người sử dụng ma tuý gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu
hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải
độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Cụ thể:
+ Hệ tiêu hoá : Người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không muốn
ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, họ thường có cảm giác buồn nôn, đau
bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.
+ Hệ hô hấp: Những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang,
viêm đường hô hấp trên và dưới.
+ Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột
ngột, mạch máu bị xơ cứng đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến
hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ
dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh
mạch hai chi dưới. Có trường hợp viêm tắc tĩnh mạch quá nặng, thầy
thuốc phải cưa chân người bệnh để cứu tính mạng hoặc sau khi khỏi sẽ
để lại di chứng teo cơ vĩnh viễn.
+ Hệ thần kinh: Khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma tuý sẽ tác động trực tiếp
20 Chương 2. Tác hại của ma túy

lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế
từng phần ở bán cầu đại não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn
phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, có hội chứng
quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...)
và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc,
về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma
tuý) viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân, tay, chậm chạp, u
sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác, nếu dùng liều cao có
thể bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê... Ở trạng
thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi
nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Ở trạng thái loạn thần
kinh muộn, người nghiện ma tuý bị méo mó về nhân cách tạo nên sự ích
kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tính cách, trách nhiệm của cá nhân
trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều lĩnh và tàn nhẫn.
+ Hệ bài tiết: Trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ yếu đào thải các chất
độc. Khi nghiện ma tuý nhất là Hêrôin hai cơ quan này suy yếu ảnh
hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong cơ thể, càng
làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện hay bị
các bệnh như: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận... dẫn đến tử vong.
+ Các bệnh da liễu: Người nghiện ma tuý bị rối loạn cảm giác da nên không
cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa,
đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc
lào, viêm da...
– Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò,
xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy
đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức
đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.
– Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục,
ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các
gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.

2.1.2 Tinh thần


– Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút.
– Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo
giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối
loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng
cho người nghiện ma tuý).
– Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành
vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
– Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp
luật.
– Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
– Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc
bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc
làm.
2.2 Gia đình 21

2.2 Gia đình


2.2.1 Kinh tế
Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý
của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000 đồng/ngày thậm chí
1.000.000 - 2.000.000 đồng/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có
thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả
mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp,
hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.

2.2.2 Hạnh phúc gia đình


– Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm, ăn
không ngon, ngủ không yên... vì trong gia đình có người nghiện).
– Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly
thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...).
– Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện
do ma tuý gây ra.

2.3 Xã hội
2.3.1 Kinh tế
– Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc
phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma
tuý.
– Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
– Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS
(một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa... Hiện nay nước ta có trên 130.000
người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý.
– Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng
đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh
hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien
độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.

2.3.2 Trật tự an toàn xã hội


– Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp,
giết người, mại dâm, băng nhóm. . .
– Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
3. Thực trạng sử dụng ma túy

3.1 Tại Việt Nam


3.1.1 Sử dụng
Theo thống kê của Bộ Công an, cả nước hiện có hơn 222 000 người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý, trong đó: trên 67.5 % người đang sinh sống ngoài xã hội; 13.5 %
người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc; 19 % người trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng... Qua khảo sát thấy rằng, ở nhiều địa phương, lứa
tuổi thanh niên dùng ma túy tổng hợp có tỉ lệ cao. Theo kết quả điều tra xã hội
năm 2017 tại 6 tỉnh, thành phố ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỉ lệ
người sử dụng trái phép chất ma túy là 0.66 % dân số trong độ tuổi điều tra (từ
15-64 tuổi); 60 % số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi.
Tại hội thảo đánh giá pháp luật và công tác thi hành pháp luật về cai nghiện
ma tuý, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết tính đến cuối năm
2017, trong hơn 222 000 người nghiện có hồ sơ quản lý, có gần 50 % sử dụng ma túy
tổng hợp và chất hướng thần. Đặc biệt, tại một số địa phương, từ năm 2016, tỷ lệ
sử dụng ma túy tổng hợp và chất hướng thần mới phát hiện tăng cao, như Đồng
Nai, Đà Nẵng và Trà Vinh có trên 80 % sử dụng ma túy tổng hợp và chất hướng
thần. Ước tính tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 60–70 % trong số người
nghiện, ở các tỉnh miển Trung và miền Nam tỷ lệ này lên đến 70–85 %. Nghiên cứu
tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho thấy 40 % người nghiện heroin có
sử dụng ma túy tổng hợp và những người này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9.7 lần số
không sử dụng ma túy tổng hợp.
Ông Lê Văn Khánh, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-
XH), cho biết thêm, nếu như năm 1994 cả nước có 55 445 người nghiện thì đến năm
2014, số người nghiện có hồ sơ quản lý tăng hơn 3 lần, lên 189 700 người, trung bình
tăng 6400 người/năm. Tại Việt Nam, giai đoạn 2015 - 2017, trung bình tăng 9300
người/năm. Riêng năm 2017, số người nghiện tăng thêm trên 11 000 người. Người
24 Chương 3. Thực trạng sử dụng ma túy

nghiện có ở tất cả các địa phương, mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Hàng năm, có
khoảng 1600 người nghiện tử vong do sốc quá liều, khoảng 50 % người nghiện có vấn
đề sức khỏe về tâm thần.
Ông Khánh cho biết: “Trong khi tỷ lệ người nghiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc
so với cả nước có xu hướng giảm rõ rệt thì tỷ lệ này ở đồng bằng sông Hồng và Đông
Nam bộ ngày càng tăng. Tệ nạn nghiện ma tuý phát triển theo các luồng di cư lao
động, đặc biệt là di cư lao động tự do đến các đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ và từ
đó dịch chuyển trở lại nông thôn”.
Đáng lưu ý, nhóm nghiện ma túy có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ, học sinh với
khoảng 8 % người nghiện sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi Theo thống kê năm
2017 của Bộ Công an, cả nước ghi nhận hơn 1000 học sinh sử dụng ma túy, chủ yếu
là ma túy đá và các loại ma túy tổng hợp.

3.1.2 Cai nghiện


Thống kê cho thấy, đến tháng 6/2018, cả nước có 120 cơ sở cai nghiện, trong đó có
105 cơ sở cai nghiện công lập và 15 cơ sở cai nghiện dân lập với 34.620 học viên. Chỉ
6 tháng đầu năm 2018, có tới 6438 người được tiếp nhận, tư vấn, điều trị cai nghiện
tại các cơ sở. Đến nay, tổng số người đang được điều trị cai nghiện tại các cơ sở là
34 620 học viên. Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đến nay, có 28 tỉnh, thành phố
xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng theo Đề án Đổi
mới công tác cai nghiện.

3.1.3 Tội phạm


Cùng với sự gia tăng người nghiện ma túy, tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ
và sản xuất trái phép ma túy cũng phát triển và diễn biến phức tạp, nhất là khu
vực biên giới, cửa khẩu và trên biển. Gần đây, trên các tuyến biên giới Tây Bắc và
miền Trung, xuất hiện nhiều đường dây vận chuyển ma túy, nhất là ma túy tổng
hợp từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ và đi các nước thứ ba...
Trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã phát hiện, điều tra 10 256 vụ, bắt 15 298
đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 478.7 kg hêrôin, 14.1 kg thuốc phiện, 112.7 kg
cần sa khô, 796.4 kg cần sa tươi, 127.5 kg và 197 097 viên ma túy tổng hợp,... Theo
số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, tính đến ngày 31/12/2015 tổng số vụ
phạm tội nhóm tội phạm về ma túy là 16 998 vụ với 21 870 bị cáo.
Tổng hợp trong hai mươi năm (tháng 3/1997- tháng 3/2017), lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc đã triệt phá trên 172 000 chuyên án, bắt
giữ trên 283 000 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ hơn 3179 kg heroin, 4558 kg
thuốc phiện, hơn 1 tấn ma túy đá, 1.7 triệu viên ma túy tổng hợp, 30 tấn cần sa
khô, hơn 4 tấn cần sa tươi, trên 2 tấn lá khát, cỏ Mỹ, 87 kg cocain...

3.2 Trên thế giới


3.2.1 Sử dụng
Theo Báo cáo Ma túy thế giới 2018 của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma
túy và Tội phạm, khoảng 275 triệu người, (5.6 % dân số từ 15 đến 64 tuổi) sử dụng
thuốc ít nhất 1 lần trong năm 2016, trong đó có: 192 triệu sử dụng cần sa, 34 triệu
sử dụng thuốc nhóm opioid, 34 triệu sử dụng amphetamin (ma túy đá) và chất kích
3.2 Trên thế giới 25

thích khác, 21 triệu sử dụng thuốc lắc, 19 triệu sử dụng thuốc phiện và 18 triệu sử
dụng cocain. Khoảng 31 triệu người sử dụng thuốc chịu những tác động gây hại đến
sức khỏe, tâm lý của học và cần chữa trị. Xấp xỉ ban đầu cho thấy khoảng 13.8 triệu
trẻ thành niên 15-16 tuổi dùng cần sa trong năm qua, chiếm khoảng 5.56 % dân số
trong độ tuổi này.[3]

Hình 3.1: Tỉ lệ người bị bắt vì tàng trữ ma túy dưới 18 tuổi năm 2015 ở một số
quốc gia (đơn vị: phần trăm)

Khoảng 450 000 người đã chết vì sử dụng ma túy theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO). Trong đó có 167 750 là trực tiếp từ việc sốc thuốc (phần lớn vì quá liều),
còn lại là gián tiếp gồm HIV và viêm gan C gây ra bởi việc tiêm chính không an
toàn. Hai năm 2015 và 2016 ghi nhận lần đầu tiên trong nửa thế kỷ, tuổi thọ trung
bình của người dân Hoa Kỳ giảm hai năm liên tiếp. Năm 2016, 63 632 người chết vì
sốc thuốc tại Mỹ, con số cao kỷ lục và tăng 21 % so với năm 2015. Trong đó, nhóm
thuốc opioid dược như fentanyl (không tính methadone) gây ra 19 413 cái chết, gấp
đôi so với năm trước.[3]

3.2.2 Sản xuất


Sản lượng thuốc phiện toàn cầu tăng 65 % trong năm 2017, đạt con số kỉ lục 10 500
tấn. Sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan tiếp tục tăng mạnh, đạt 9000 tấn trong
năm 2017, tăng 87 % so với cùng kì năm trước. Sự bất ổn chính trị, thiếu sự kiểm
soát từ chính phủ và kinh tế trì trệ đã làm bùng nổ việc trồng thuốc phiện tại khu
vực Lười liềm Vàng (Afghanistan) khiến tổng diện tích trồng thuốc phiện toàn cần
tăng 37 %, đạt gần 420 000 ha với hơn 3/4 nằm ở Afghanistan.[3]
Sản lượng cocain năm 2016 đạt mức lỷ lục 1410 tấn. Sau giai đoạn sụt giảm
2005-2013, trong 3 năm 2013-2016 sản lượng đã tăng đến 56 %, riêng năm 2016 đã
26 Chương 3. Thực trạng sử dụng ma túy

tăng 25 % so với năm 2015. Hầu hết cocain đều đến từ Colombia, nơi có mức tăng
trưởng hơn một phần ba trong năm 2016, đạt 866 tấn. Diện tích trồng cây coca
toàn cầu là khoảng 213 000 ha, trong đó 69 % là nằm ở Colombia. Lý do cho sự phát
triển đột ngột này đến từ thị trường thay đổi, chiến lược của những đường dây buôn
bán, vận chuyển và sự thờ ơ của chính quyền trong việc can thiệp. Năm 2006, hơn
213 000 ha đã bị xóa bỏ, 10 năm sau con số này giảm xuống còn thấp hơn 18 000 ha.[3]
4. Nguyên nhân và dấu hiệu

4.1 Quá trình nghiện ma túy


Có 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: thử cho biết
– Giai đoạn 2: sử dụng có lúc và để tiêu khiển, đặc biệt là các thanh thiếu niên
xem đó như trò để giải tỏa cảm xúc, không nhận thức được tác hại của chúng.
– Giai đoạn 3 là dùng ma túy một cách đều đặn, không nhận thức được. Sử dụng
nhiều loại ma túy khác nhau. Xuất hiện các hành vi chống đối xã hội.
– Giai đoạn 4 là sử dụng thường ngày, mất tự chủ trong làm việc. Luôn muốn
sử dụng ma túy để đạt khoái cảm về tinh thần. Hoạt động tâm lí thật sự hỗn
loạn.

4.2 Nguyên nhân dẫn đến nghiện


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy:
– Nguyên nhân chủ quan: thiếu ý thức về tác hại của ma túy đối với bản thân,
gia đình và cộng đồng. Người nghiện có thể muốn thể hiện với mọi người. ‘Chơi
trội’, ‘sành điệu’, hoặc muốn thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
– Nguyên nhân khách quan: cơ chế thị trường và thể chế chưa phát triển hoàn
thiện, tạo điều kiện cho các loại tệ nạn phát triển và vươn rộng ra. Cùng với
đó, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang ngày càng mở rộng; nhiều người
trẻ muốn đua đòi, ăn chơi.
– Mặt khác, không thể không nói đến trách nhiệm của từng thành viên trong
gia đình của người nghiện. Nhiều trường hợp do người nghiện thiếu được quan
tâm, chăm sóc, bị bỏ bê, xa lánh; khi đã bị nghiện nhưng bố mẹ lại không hề
hay biết.
– Xã hội còn thiếu những chương trình hành động giúp người nghiện ma túy, đa
28 Chương 4. Nguyên nhân và dấu hiệu

phần đều xa lánh, ruồng bỏ, các sở, ban, ngành chưa làm tròn trách nhiệm,
chưa làm đầy đủ công tác giáo dục tư tưởng và ý thức cho thanh niên.

4.3 Dấu hiệu nhận biết người nghiện


– Dễ nhận thấy là cứ mỗi lần vừa sử dụng ma túy, người nghiện thường có biểu
hiện là mắt đỏ hoặc ướt át, hai mắt lim dim, vò đầu, bứt tóc.
– Sau 10 - 20 phút, cơ thể teo lại và người nghiện có cảm giác háo nước, có cử
chỉ khác thường, tinh thần không ổn định. Người nghiện nặng thường sẽ cắn
móng tay, đập nhiều lần vào mặt, bứt tóc,...
– Đại đa số những người nghiện thường sẽ có những biểu hiện như sau: mắt đảo
qua đảo lại, đồng tử nở rộng; da nhăn nheo, nhiều mụn trứng cá lở loét; men
răng hỏng, miệng khô và cơ thể có mùi; hay chảy máu mũi; khát nước liên tục;
sụt cân; mùi hôi có mùi khai; xuất hiện quầng thâm mắt; hay bị ảo giác,...

4.3.1 Nhận biết học sinh nghiện ma túy


– Dấu hiệu cảnh báo về thể chất:
+ Mắt đỏ ngầu, đồng tử lớn hơn hoặc nhỏ hơn bình thường. Dùng thuốc
nhỏ mắt để cố gắng che giấu các dấu hiệu này.
+ Thay đổi trong ăn uống hoặc ngủ nghỉ. Đột nhiên tăng cân hoặc giảm
cân.
+ Ít quan tâm đến việc chải chuốt, chăm sóc ngoại hình.
+ Hơi thở, cơ thể hoặc quần áo có mùi bất thường.
+ Run, nói lắp hoặc phối hợp kém.
– Dấu hiệu cảnh báo về hành vi:
+ Trốn học, ít đến trường.
+ Nhu cầu về tiền bạc hoặc các vấn đề tài chính không giải thích được. Có
thể mượn hoặc ăn cắp tiền.
+ Có các hành vi mập mờ, hay giấu giếm.
+ Đòi hỏi sự riêng tư nhiều hơn, khóa cửa, tránh tiếp xúc bằng mắt.
+ Thay đổi bạn bè, những nơi ưa thích và những sở thích đột ngột.
+ Thường xuyên gây rắc rối (đánh nhau, các hoạt động bất hợp pháp. . . ).
– Dấu hiệu cảnh báo về tâm lý :
+ Tính cách hoặc thái độ thay đổi không giải thích được.
+ Thay đổi tâm trạng đột ngột, hay cáu gắt, tức giận.
+ Đôi khi hiếu động thái quá, kích động hoặc choáng váng bất thường.
+ Thiếu động lực, lo âu hoặc hoang tưởng không có lý do.
Tình trạng trẻ vị thành niên nghiện ma túy đang là vấn đề nhức nhối, rất cần
sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và xã hội. Cha mẹ có con ở độ tuổi này nên lưu
ý đến các dấu hiệu trên, nếu phát hiện con sử dụng ma túy cần nhờ đến sự hỗ trợ
chuyên nghiệp để có biện pháp cai nghiện ma túy cho con phù hợp.
II
Phòng chống và cai
nghiện ma túy

5 Xử lý khi gặp người nghiện . . . . . . 31


5.1 Cách xử lý chung
5.2 Trường hợp cụ thể

6 Công dân trong phòng chống ma túy


35
6.1 Trách nhiệm chung
6.2 Trách nhiệm của học sinh
6.3 Trách nhiệm của nhà nước

7 Cai nghiện ma túy . . . . . . . . . . . . . . . . 43


7.1 Một số luật liên quan
7.2 Các hình thức cai nghiện
7.3 Các biện pháp cai nghiện
7.4 Tiểu kết

8 Các ví dụ điển hình . . . . . . . . . . . . . . . 53


8.1 Người nghiện ma túy
8.2 Người vận chuyển

9 Cục Cảnh sát ĐTTP về ma tuý . . 63


9.1 Thông tin cơ bản
9.2 Lịch sử
9.3 Tổ chức
9.4 Sơ kết công tác phòng, chống tội phạm ma tuý nửa
đầu năm 2018

Nguồn tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . 67


Tài liệu
Bài viết
Internet

Chỉ mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
5. Xử lý khi gặp người nghiện

5.1 Cách xử lý chung


– Gọi điện thoại ngay cho cơ quan chức năng.
– Tránh xa đối tượng càng xa càng tốt.
– Khóa cửa nếu đối tượng ở trong nhà và cần đề phòng đối tượng có những hành
vi nguy hiểm vì lúc này họ không thể nhận thức được ai kể cả người thân của
mình.
– Cất giấu những đồ vật, dụng cụ có thể gây nguy hiểm ra xa đối tượng này vì
rất có thể họ sẽ sẽ sử dụng những đồ vật làm hung khí tấn công người xung
quanh.
– Hạn chế những tác động làm kích động tinh thần người ngáo đá và không tụ
tập đông người xung quanh để xem.

5.2 Trường hợp cụ thể


5.2.1 Đối tượng là người thân trong gia đình
Trong trường hợp đối tượng ngáo đá là người thân trong gia đình, bạn cần cẩn thận
xem xét đối tượng còn kiểm soát được hành vi của mình hay không.
• Trường hợp người ngáo đá còn khống chế được hành vi
Đầu tiên, người thân cần phải thật bình tĩnh để trợ giúp, trấn an bệnh nhân.
Lúc này bệnh nhân đang trong cơn hoang tưởng, vì vậy người thân cần phải
cuốn theo dòng hoang tưởng của họ. Nghĩa là nếu nạn nhân nói "đang có người
đuổi theo truy sát họ. . . "thì người nhà cần có thái độ rất ân cần, đồng cảm
rồi nhẹ nhàng khuyên bảo.
Tiếp đó, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước để làm giảm tác dụng gây ảo
giác của ma túy đá, đồng thời lấy đá lạnh chườm lên khắp người nạn nhân và
chườm lên trán họ để giúp họ hạ thân nhiệt.
32 Chương 5. Xử lý khi gặp người nghiện

Khi thân nhiệt bệnh nhân dần hạ xuống, người nhà cần liên tục nói nhẹ nhàng
“hãy yên tâm” và có những hành động xoa dịu họ. Sau khoảng 1 tiếng, thân
nhiệt bệnh nhân lúc này đã hạ xuống và họ sẽ khát nước, thèm ăn, cường độ
hoang tưởng giảm dần và họ sẽ thấy buồn ngủ.
Lúc này, bệnh nhân đã thoát khỏi cơn ngáo đá, gia đình hãy nhanh chóng đưa
người bệnh đến trung tâm cai nghiện để giúp họ phục hồi và lấy lại tinh thần.
• Trường hợp người ngáo đá không khống chế được hành vi

Hình 5.1: Kẻ "ngáo đá"cướp hụt, ngồi trên ô văng cửa sổ thách thức công an[14]

Nếu nhận thấy người ngáo đá có biểu hiện bất thường, hành vi hung hãn cần
phải sơ tán ngay người già, trẻ em ra khỏi nhà, đến nơi an toàn. Sau đó bạn
hãy nhờ hàng xóm hoặc gọi cho lực lượng chức năng đến khống chế để kịp thời
ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm của đối tượng.

5.2.2 Đối tượng là người lạ


Nếu đang đi trên mà gặp phải người bị ngáo đá, tùy từng trường hợp cụ thể mà
chúng ta sẽ có cách giải quyết hợp lý và an toàn nhất.
• Nếu bạn di chuyển bằng xe máy
Khi đang đi xe máy mà bạn nhận thấy có đối tượng ngáo đá đi đến gần thì
hãy chạy xe tránh xa đối tượng, tránh hiếu kỳ dừng lại xem.
Trong trường hợp không thể tránh khỏi đối tượng hoặc khó có cơ hội tránh,
bạn cần phải lập tức tấp xe vào lề, rút chìa khóa, di chuyển ra xa đối tượng
đến địa điểm an toàn.
• Nếu bạn di chuyển bằng xe hơi
Nếu đối tượng ngáo đá di chuyển đến gần xe ô tô của bạn mà bạn không thể
tránh được thì đầu tiên bạn cần kiểm tra bấm khóa cửa xe để đảm bảo mình
được an toàn.
Nếu đối tượng đập phá xe, không nên vội vàng mở cửa xe ra xem hoặc xung
đột với đối tượng mà cần bình tĩnh ngồi trong xe rồi quan sát đặc điểm nhân
dạng đối tượng, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của đối tượng.
Nếu bạn nhận thấy mình đủ khả năng không chế đối tượng thì hãy rời khỏi xe
để khống chế đối tượng, hô hào người dân trợ giúp. Còn nếu đối tượng quá
5.2 Trường hợp cụ thể 33

hung hãn thì hãy cố thủ trong xe, sau đó gọi người đi đường và lực lượng chức
năng đến trợ giúp.
• Nếu bạn đang đi bộ
Khi đang đi bộ, nếu bạn gặp phải người ngáo đá thì hãy tránh sang đường
khác và cách xa đối tượng. Nếu có trẻ em đi cùng thì hãy lo an toàn cho trẻ
em trước, tìm cách chạy khỏi phạm vi đối tượng đang đứng, tuyệt đối tránh
hiếu kỳ đứng xem hành vi của đối tượng hoặc mạo hiểm đến gần đối tượng.
• Nếu gặp ở nơi công cộng
Trong trường hợp gặp đối tượng ngáo đá ở nơi công cộng như nhà hàng, siêu
thị, trung tâm thương mại, bạn cần ngay lập tức di chuyển đến nơi an toàn,
tránh xa đối tượng. Tuyệt đối không hiếu kỳ đứng xem đối tượng, cũng không
nên đứng xen vào đám đông tò mò.

5.2.3 Bị đối tượng "ngáo đá"khống chế


Nếu bất ngờ bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, không kịp chạy thoát, bạn không
nên chống trả mà cần phải nương theo, làm theo yêu cầu của đối tượng. Lúc này
bạn cần phải trấn tĩnh, tuyệt đối không được la hét, gào khóc bởi vì điều này sẽ chỉ
càng làm cho đối tượng bị kích động dễ có hành vi gây thương tích cho bạn.
Nếu nhận thấy đối tượng bình tĩnh hơn, hãy nhẹ nhàng hỏi han xem đối tượng
có nhu cầu gì, cần trợ giúp gì hoặc nhẹ nhàng an ủi cảm xúc, trấn an đối tượng.
Tuyệt đối không nên cầu xin đối tượng tha cho mình, mà cần hỏi han về đối tượng,
để đối tượng tâm sự, làm cho đối tượng bình tĩnh trở lại, sau đó chờ cơ hội chạy
thoát hoặc chờ lực lượng chức năng ứng cứu.
Nếu bạn nhận thấy có cơ hội có thể chắc chắn chạy thoát được mà không gặp
nguy hiểm thì hãy chống trả để thoát thân hoặc khống chế đối tượng. Và ngược lại
nếu cảm thấy không an toàn, bạn tuyệt đối không nên có hành vi chống trả hoặc bỏ
chạy.

5.2.4 Trẻ em bị đối tượng "ngáo đá"khống chế

Hình 5.2: Người đàn ông có biểu hiện không tỉnh táo, dí dao vào cổ bé trai[15]

Nếu người thân bị đối tượng “ngáo đá” khống chế là trẻ em thì thông thường
34 Chương 5. Xử lý khi gặp người nghiện

trẻ nhỏ sẽ khóc thét, vùng vẫy dần đến đối tượng càng trở nên mất bình tĩnh, dễ
có hành vi manh động. Lúc này, người lớn cần phải bình tĩnh, một mặt năn nỉ đối
tượng đừng làm hại trẻ, mặt khác sẵn sàng làm con tin thay cho trẻ.
Tiếp đó, bạn cần phải trấn an cảm xúc của trẻ nhỏ bằng cách an ủi chúng để tạo
niềm tin cho trẻ, làm cho trẻ bình tĩnh lại, rồi nhanh chóng báo cho lực lượng chức
năng hoặc lực lượng bảo vệ nơi gần nhất.
Bạn cần tranh thủ thời gian thuyết phục đối tượng. Nếu nhận thấy đối tượng lơi
lỏng, có khả năng giải thoát cho trẻ thì mới ra tay. Còn nếu nhận thấy không an
toàn thì tuyệt đối không nên manh động để tránh kích thích đối tượng.
Nếu lực lượng chức năng đến, cần yêu cầu họ nhanh chóng phong tỏa hiện trường,
tránh đám đông tụ tập, hiếu kỳ kích thích làm cho đối tượng càng manh động. Sau
đó hãy tìm người thương thuyết với đối tượng, nên chọn người thương thuyết là nữ
giới hoặc người lớn tuổi, có kinh nghiệm thương thuyết. Nếu là cán bộ, chiến sỹ công
an cần mặc thường phục để thương thuyết. Trong thời gian thương thuyết, cần kín
đáo bố trí lực lượng ứng cứu, bắt giữ hung thủ trong thường hợp hung thủ manh
động hoặc mất cảnh giác.
6. Công dân trong phòng chống ma túy

6.1 Trách nhiệm chung


Làm tốt công tác tuyên truyền Luật phòng, chống ma túy góp phần làm giảm số
lượng người nghiên ma túy ở địa phương và giúp nâng cao nhận thức người dân (đặc
biệt là đồng bào vùng sâu vùng xa) về tác hại của các loại ma túy, đề cao tinh thần
cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy như:
– Kích thích tính tò mò, khuyến mãi dùng thử ma túy.
– Sử dụng người nghiện lôi kéo, dụ dỗ người khác cùng nghiện.
– Lôi kéo ăn chơi, sành điệu.
– Lợi dụng hoàn cảnh gia đình khó khăn kiếm tiền để mưu sinh cuộc sống mà
lợi dụng họ vào buôn bán, vận chuyển ma túy trái pháp luật.

6.1.1 Các đoàn thể chính trị


Các đoàn thể chính trị cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân
hiểu rõ những hành vi mà Luật phòng, chống ma túy nghiêm cấm:
– Nghiêm cấm trồng cây có chứa chất ma túy. (như cây cần sa, cây côca, cây
thuốc phiện. . . )
– Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối,
giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần.
– Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, xúi dục, cưỡng bức, lôi kéo,
chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy.
– Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội ma túy mà có.
– Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy.
36 Chương 6. Công dân trong phòng chống ma túy

– Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống
ma túy: là hành vi của người bị xử lý về những vi phạm về ma túy nhằm gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản. . . hoặc gây khó khăn trở ngại cho
người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống những sai phạm về
ma túy.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma túy.
– Các hành vi trái phép khác về ma túy như: Lạm dụng việc quản lý sử dụng
chất ma túy trong lĩnh vực y tế, công nghiệp để vi phạm pháp luật; bao che
cho hành vi chống cai nghiện ma túy, có hành vi làm cho người sau cai nghiện
tái sử dụng ma túy; bao che các tội phạm về ma túy.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng hành vi, tác hại, hậu quả xảy ra do hành vi
vi phạm vào một trong các điều cấm nêu trên để xử lý.

6.1.2 Gia đình


Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng,
chống ma túy, do đó mỗi gia đình cần tích cực:
– Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực
hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn
chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy.
– Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần để chữa bệnh.
– Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người
khác.
– Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại
cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng,
phòng, chống tái nghiện.
– Phát hiện, cung cấp nhanh chống các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan
Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
– Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng
cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính
quyền địa phương tổ chức.
Riêng người nghiện ma túy và gia đình có người nghiện ma túy có trách nhiệm:
– Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi
làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, trị trấn nơi cơ trú và tự đăng ký
hình thức cai nghiện ma túy;
– Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.
– Khai báo với UBND cấp xã về người nghiện ma túy trong gia đình mình, tình
trạng nghiện và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó.
– Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai
nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn giám sát của cán bộ y tế và
UBND cấp xã.
– Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép
chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội.
– Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện
và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
6.1 Trách nhiệm chung 37

– UBND xã, phường, thị trấn cần tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình
người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma túy và đăng ký hình
thức cai nghiện.

6.1.3 Cơ quan, tổ chức

– Phát hiện, cung cấp nhanh các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan Công
an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma túy.
– Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng
cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính
quyền địa phương tổ chức.
– Tại các vùng phải xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực
hiện chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu
nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân
dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.
– Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ
chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân
nhận thức rõ về tác hại của ma túy; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện
pháp của nhà nước về phòng, chống ma túy.

6.1.4 Nhà trường và cơ sở giáo dục

– Tổ chức chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy, giáo dục pháp luật về
phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên;
quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy.
– Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý,
giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
– Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi
cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy.

6.1.5 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

– Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân
dân kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng môi trường xã hội
lành mạnh, văn minh.
– Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ
nạn ma túy.
– Giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở
giáo dục khác và địa bàn dân cư.
– Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai
nghiện ma túy; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã
cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.
38 Chương 6. Công dân trong phòng chống ma túy

6.2 Trách nhiệm của học sinh


– Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác
phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
– Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
– Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến
ma tuý.
– Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham
gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.
– Khi phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc
nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện
pháp ngăn chặn.
– Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm
pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
– Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh,
sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận
chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có
trách nhiệm của nhà trường.
– Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp
thời báo cáo cho thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường.
– Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng
mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy
ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.
– Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức
đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.
– Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa
phương phát động.

6.3 Trách nhiệm của nhà nước


6.3.1 Luật Phòng, chống ma túy
Điều 3
"Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;
2. Sản xuất, tàng trữ, vận, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao
đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo,
chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;
5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;
6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;
7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống
ma tuý;
6.3 Trách nhiệm của nhà nước 39

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma tuý;
9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý."
Điều 6
"Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:
1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực
hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn
chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý;
2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần để chữa bệnh;
3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người
khác;
4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại
cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng;
phòng, chống tái nghiện."
Điều 11
"Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma tuý ở cơ quan, đơn vị mình;
phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân tham gia tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức
và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố
giác, đấu tranh với tệ nạn ma tuý."

6.3.2 Nhà nước trong phòng chống ma túy


Với tình hình người nghiện ma túy ngày càng gia tăng và phức tạp, công tác phòng,
chống ma túy, cai nghiện và quản lý cai nghiện được Đảng, Nhà nước, các cấp chính
quyền đặc biệt quan tâm chỉ đạo, bố trí nguồn lực và kiên trì thực hiện trong nhiều
năm qua. Tháng 6 năm 2011, Chính phủ đã ban hành "Chiến lược Quốc gia phòng,
chống và kiểm soát ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030".[4] Chiến lược cũng đã xác định các nhiệm vụ cụ thể: Tổ chức tuyên truyền sâu
rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng;
kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống ma túy với tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy đến từng người dân,
từng hộ gia đình.
Năm 2013 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg[5] về việc phê
duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Với
mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm
giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, hỗ trợ
người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, sẽ thay đổi toàn diện nhận thức, quan điểm
về nghiện ma túy, cai nghiện ma túy và định hướng các phương pháp tiếp cận, giải
quyết các vấn đề nghiện ma túy.

6.3.3 Quan điểm chỉ đạo của Đảng


Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là
một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và
lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm
40 Chương 6. Công dân trong phòng chống ma túy

trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Để tạo chuyển
biến mạnh mẽ công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới, Bộ
Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
tiếp tục thực hiện tốt các nội dung:

• Tập trung đạt được 5 mục tiêu, yêu cầu cơ bản của công tác phòng,
chống và kiểm soát ma túy
Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về hậu quả, tác hại
của ma tuý để mỗi người tích cực tham gia và tự phòng, chống ma tuý; tạo
nên phong trào hành động phòng, chống ma tuý rộng khắp trong cả nước, làm
giảm thiểu tệ nạn ma tuý.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời kiên trì sử
dụng đồng bộ các biện pháp, giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp và tạo
sự đồng thuận của toàn xã hội trong phòng, chống ma tuý, nhằm từng bước
kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi cho được tệ nạn ma tuý; tạo môi trường
lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc
của nhân dân.
Kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý thẩm lậu vào nước ta; phát
hiện, bắt giữ tội phạm về ma tuý ở khu vực biên giới bằng mọi biện pháp; xoá
bỏ triệt để các tổ chức, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử
dụng trái phép chất ma tuý ở trong nước. Không để tái trồng cây có chất ma
tuý.
Kiểm soát và quản lý chặt chẽ các loại tiền chất của ma tuý, chất gây nghiện,
chất hướng thần.
Tổ chức cai nghiện cho tất cả những người nghiện ma tuý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác cai nghiện, đồng thời coi trọng và nhân rộng các mô hình
cai nghiện có hiệu quả; chặn đứng tình trạng gia tăng số người nghiện mới,
từng bước làm giảm dần số người nghiện ma tuý ở các địa bàn dân cư.
• Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu trên phải chú trọng triển khai
thực hiện đồng bộ 8 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác
phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình
hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý của địa phương,
đơn vị mình; có kế hoạch và biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém,
bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma
tuý.
Tập trung chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma
tuý; đưa nội dung này vào chương trình hoạt động, chỉ đạo thường xuyên
của các cấp uỷ đảng, chính quyền bằng việc cụ thể hoá thành các mục
tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng đơn vị, địa phương.
Trước mắt, cần rà soát, bổ sung nội dung, kế hoạch để thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ đã được Chính phủ đề ra trong “Kế hoạch và chương trình
quốc gia về phòng, chống ma tuý đến năm 2010”. Thường xuyên theo dõi,
đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống ma tuý và kịp thời chỉ đạo
giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
6.3 Trách nhiệm của nhà nước 41

ở từng đơn vị, địa phương.


Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp
luật phòng, chống ma tuý; coi kết quả thực hiện nhiệm vụ này ở các đơn
vị, cơ quan, chi bộ đảng v.v... là một tiêu chí để bình xét thi đua, phân
loại tổ chức đảng và khen thưởng hàng năng; xử lý nghiêm cán bộ, đảng
viên vi phạm pháp luật phòng, chống ma tuý.
2. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo bổ sung, sửa
đổi một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý; tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý. Trước
mắt, cần tập trung vào lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về
ma tuý, triệt phá các tụ điểm tệ nạn ma tuý, công tác cai nghiện ma tuý.
3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan phòng, chống ma tuý từ
Trung ương đến cơ sở đủ khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ có hiệu
quả. Tăng cường năng lực cho lực lượng trục tiếp đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma tuý ở cơ sở và cán bộ làm công tác thường trực, tham mưu
và quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý đủ mạnh và thật sự trong
sạch, có trách nhiệm và quyết tâm cao trong kiểm soát, ngăn chặn ma tuý.
Ưu tiên đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho các lực lượng chuyên trách
phòng, chống ma tuý. Coi trọng và xây dựng các quy chế phối hợp liên
ngành trong phòng, chống ma tuý; đồng thời quan tâm đến hoàn thiện
công tác tổ chức và cơ chế phòng, chống tệ nạn xã hội ở cơ sở xã, phường.
4. Đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng,
chống ma tuý trong Đang, cơ quan nhà nước và nhân dân với nhiều hình
thức thích hợp, phong phú để mọi người nhận thức rõ mối hiểm hoạ từ
ma tuý, tính cấp bách của công tác phòng, chống ma tuý ở nước ta hiện
nay. Từ đó, tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma
tuý; hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống ma tuý; có chính sách khuyến
khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và cá
nhân tham gia vào công tác phòng, chống ma tuý, đặc biệt là công tác cai
nghiện, dạy văn hoá, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện.
Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ, không
kỳ thị, phân biệt đợi xử với người nghiện ma tuý.
Tổ chức thực hiện các hình thức cam kết thi đua xây dựng tùng gia đình,
từng địa bàn, thôn, xóm, phòng, xã, cơ quan, đơn vị, trường học, chi bộ
không có ma tuý. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên
tiến thực hiện tốt công tác phòng, chống ma tuý.
Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân lập thành tích
xuất sắc trong phòng, chống ma tuý.
5. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời tích cực tranh thủ
các nguồn viện trợ quốc tế; huy động sự đóng góp của các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân, bảo đảm đủ kinh phí
cho công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh phòng, chống tội phạm
và cai nghiện ma tuý. Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ cho người
nghiện trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm cho những người đã
hoàn thành cai nghiện; chế độ, chính sách đối với các cán bộ làm công tác
42 Chương 6. Công dân trong phòng chống ma túy

chuyên trách, trực tiếp, kiêm nhiệm và những người không hưởng lương
từ ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống ma tuý.
6. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm trong từng thời kỳ, từng khu vực để nâng cao hiệu quả công tác
phong, chống và kiểm soát ma tuý.
7. Chú trọng tổ chức các dịch vụ tiêu thụ nông sản thực phẩm và nâng cao
hiệu quả các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho đồng bào
trước đây trồng cây thuốc phiện, để họ có cuộc sống tốt hơn, tự nguyện
xoá bỏ việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý.
8. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực
phòng, chống ma tuý, đặc biệt với các nước có chung đường biên giới, các
nước trong khu vực nhằm kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma
tuý thẩm lậu vào nước ta.
7. Cai nghiện ma túy

Cai nghiện ma túy là việc áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao
động, rèn luyện nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi về sức khỏe, nhận
thức, tâm lý và hành vi, nhân cách để trở về tình trạng bình thường.

7.1 Một số luật liên quan


Điều 25 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000:[2]
"Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý; áp
dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý; tổ chức các cơ sở cai nghiện
ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các
hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý."

7.2 Các hình thức cai nghiện


Theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma
tuý năm 2008,[6] thì có các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy như sau:
1. Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
2. Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
Theo quy định pháp luật hiện hành, người nghiện ma túy phải tự khai báo về tình
trạng nghiện ma túy của bản thân và đăng ký hình thức cai nghiện với chính quyền
cơ sở. Việc tiếp nhận người vào cai nghiện phải có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trạng
44 Chương 7. Cai nghiện ma túy

thái nghiện và hội chứng cai. Các hình thức cai nghiện ma túy được pháp luật quy
định như sau

7.2.1 Cai nghiện tại gia đình


Điều 8, 9 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai
nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng quy định:
– Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng
đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
– Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy
chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
– Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký
tự nguyện cai nghiện tại gia đình.
Hồ sơ đăng ký gồm:
– Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình,
người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội
dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia;
tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;
– Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
– Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.

7.2.2 Cai nghiện tại cộng đồng


Điều 16, 17 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai
nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng quy định:
– Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là người
nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự
nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
– Không áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng đối với
các trường hợp sau:
+ Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn theo Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Người nghiện ma túy thuộc diện bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính;
+ Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện
tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định của
Luật Phòng, chống ma túy.
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng:
– Trưởng Công an xã hoặc tương đương chủ trì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng gửi Tổ công tác.
– Hồ sơ gồm:
+ Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
+ Biên bản hoặc các tài liệu xác nhận tình trạng nghiện ma túy;
+ Văn bản của Trưởng Công an xã hoặc tương đương đề nghị áp dụng biện
pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Thời hạn cai nghiện ma túy tại
gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký
7.2 Các hình thức cai nghiện 45

quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai
nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

7.2.3 Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm


Khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của
Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc như sau:
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời
hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể
từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt
thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
– Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
+ Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy
hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời
điểm lập hồ sơ;
+ Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã,
phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị
định này hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo
dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 2
Điều 3 Nghị định này.
– Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
+ Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy
hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời
điểm lập hồ sơ;
+ Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền (bác sỹ, y sĩ thuộc trạm Y
tế cấp xã, bệnh xá Quân y, phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện
trở lên, phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc có chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và
chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm
quyền cấp. Bộ Y tế hướng dẫn việc tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị
cắt cơn nghiện ma túy) về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị
đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
46 Chương 7. Cai nghiện ma túy

+ Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.
Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

7.2.4 Hình thức cai nghiện ma tuý tự nguyện


Nghị định 80/2018/NĐ-CP[7] sửa đổi Nghị định 147/2003/NĐ-CP về cai nghiện ma
túy tự nguyện và Nghị định 135/2004/NĐ-CP về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chữa bệnh. . . đã được Chính phủ ban hành ngày 17/5/2018. Người cai nghiện ma
túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng các chính sách
hỗ trợ sau:
– Nhà nước bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho
người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
– Nhà nước hỗ trợ 95 % chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các
dịch vụ xét nghiệm; điều trị nhiễm trùng cơ hội đối với thương binh, người
nghèo, người cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi; người nhiễm chất độc hóa học. . .
– Địa phương hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt ít nhất
bằng 75 % định mức đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. . .
Riêng người cai nghiện ma túy tự nguyện tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công
lập ở các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An... vẫn
được hưởng các chính sách hỗ trợ trên từ năm 2018 đến năm 2020. Thời gian cai
nghiện ma túy tự nguyện
– Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tối thiểu là 06 tháng, gồm: Điều trị
cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe; giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách;
lao động trị liệu, tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng
đồng; phòng, chống tái nghiện.
– Thời gian điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và phục hồi sức
khỏe tối thiểu là 20 ngày.

7.3 Các biện pháp cai nghiện


Đối với người nghiện ma túy và gia đình của họ, việc lựa chọn loại phương pháp cai
nghiện nào để đạt được hiệu quả tốt nhất luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp cai nghiện ma túy đã được chứng nhận có hiệu
quả trong việc hỗi trợ điều trị cai nghiện ma túy phù hợp cho tất cả các đối tượng
bệnh nhân. Nhìn chung, có 3 nhóm phương pháp cơ bản với tổng cộng 12 biện pháp
cai nghiện ma túy đang được sử dụng và phối hợp với nhau, đó là:
1. Nhóm phương pháp cai nghiện không dùng thuốc
2. Nhóm phương pháp cai nghiện dùng thuốc
3. Nhóm phương pháp tư vấn tâm lý, tình cảm

7.3.1 Cai nghiện không dùng thuốc


1. Phương pháp cai khô
Đối tượng: Những người nghiện nhẹ, mới nghiện và những người có quyết
tâm cao.
Ưu điểm: Cắt cơn nghiện sau 7-10 ngày, không tốn kém nhiều chi phí.
7.3 Các biện pháp cai nghiện 47

Nhược điểm: Sử dụng phương pháp này, cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10
ngày tuy nhiên di chứng lại kéo dài suốt 2-3 tháng. Trong khoảng thời gian
này, người cai nghiện sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức
cơ xương, chán ăn, buồn nôn. . .
Phương pháp cai khô là phương pháp cai nghiện ma túy thô sơ nhất và cũng được
phát hiện sớm nhất trên thế giới. Khi cai nghiện bằng phương pháp này, người
nghiện sẽ bị nhốt lại trong trại cai nghiện và cô lập với bên ngoài, bị buộc phải
ngừng hoàn toàn việc sử dụng chất ma túy dù bệnh nhân lên cơn vật vã, kêu la.
Phương pháp này đã được thực hiện thành công ở một số nước như Indonesia,
Malaysia, Brunei. . . Tại đây, người nghiện ma túy được đưa vào các trại cai nghiện
và họ bắt buộc phải khép vào kỷ luật sắt của quân đội, lao động nặng và học tập
mỗi ngày. Quá trình cai nghiện kéo dài trong khoảng 2 đến 3 nǎm giúp người
bệnh không còn lệ thuộc ma túy và có thể tái hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ tái nghiện khi người nghiện sử
dụng phương pháp này cũng rất cao. Nguyên nhân là do họ chỉ chú trọng đến việc
cắt cơn mà không giải quyết được gốc rễ vấn đề tâm lý người nghiện và những hỗ
trợ sau cai nghiện ma túy.
2. Phương pháp thùy miên
Đối tượng: Những người có sức khỏe tốt, không có các bệnh về nội tạng.
Ưu điểm: Làm giảm bớt cơn vật vã, bệnh nhân không đau đớn khi cai
nghiện.
Nhược điểm: Nếu người điều trị có bệnh lý trong nội tạng sẽ gặp khó khăn
trong chẩn đoán, điều trị và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa,
phương pháp này chỉ làm giảm bớt cơn vật vã chứ không hết hẳn và còn để
lại di chứng trong giấc ngủ kéo dài hàng tháng.
Khi sử dụng phương pháp này, người cai nghiện sẽ được ngủ nhân tạo từ 3-7 ngày
và được nuôi dưỡng bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt cho đến khi cắt cơn nghiện.
Người nghiện sẽ lên cơn nghiện trong lúc ngủ và giảm dần các cơn nghiện trong
khoảng 7-10 ngày.
3. Phương pháp phẫu thuật thùy trán
Đối tượng: Sử dụng cho những người nghiện lâu năm, cai nghiện nhiều lần
nhưng vẫn không thành công.
Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là cắt cơn nghiện rất hiệu quả và
tỷ lệ cai nghiện thành công cao lên đến 80 %.
Nhược điểm: Sau khi phẫu thuật thùy não, bệnh nhân sẽ không còn phân
biệt được sự phải trái của hành động.
Đây là phương pháp cai nghiện được sử dụng bằng cách phẫu thuật. Người nghiện
sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở thùy trán của não, bộ
phận có liên quan đến đoạn trí nhớ về cảm giác thèm ma túy. Khi loại bỏ điểm
này, bệnh nhân không còn cảm thấy thèm ma túy nữa.
4. Phương pháp điện châm
Đối tượng: Yêu cầu bệnh nhân có sức khỏe tốt, nghị lực cao.
Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, cắt cơn nhanh,
khả năng cai nghiện cao và điều trị được cho cả những bệnh nhân nghiện
lâu năm.
Nhược điểm: Sử dụng phương pháp này có khả năng ảnh hưởng không
48 Chương 7. Cai nghiện ma túy

Hình 7.1: Ảnh minh họa

nhỏ đến tâm lý bệnh nhân nếu bệnh nhân là người sợ bị điện giật.
Phương pháp điện châm hay còn gọi là phương pháp châm cứu bằng điện, là biện
pháp dùng dòng điện châm cứu để cắt cơn nghiện cho bệnh nhân. Tác dụng của
phương pháp này là bồi bổ nguyên khí, điều hòa ngũ tạng, thông khí huyết giúp
người bệnh cắt cơn nghiện ma túy nhanh chỉ trong 7-10 ngày.

7.3.2 Cai nghiện dùng thuốc


5. Phương pháp dùng thuốc đối kháng

Hình 7.2: Naltrexone, thuộc nhóm thuốc đối kháng opiate, ngăn ngừa tác động của
thuốc và làm giảm ham muốn dùng thuốc phiện

Đối tượng: Tất cả các đối tượng nghiện ma túy dạng thuốc phiện.
Ưu điểm: Làm cho người nghiện có cảm giác chán ghét chất ma túy, làm
giảm hoạc mất hẳn tác động chả chất ma túy đến hệ thần kinh, khiến người
nghiện không còn thích thuốc.
Nhược điểm: Điều trị bằng thuốc này có giá thành cao, gây tốn kém về
kinh tế. Bên cạnh đó, khi dùng các loại thuốc này, người bệnh vẫn lên cơn
7.3 Các biện pháp cai nghiện 49

vật vã, bứt rứt, khó chịu và nếu dùng thuốc mà vẫn sử dụng ma túy sẽ tạo
ra một số tác dụng phụ như táo bón, độc gan, thận, đặc biệt là khả năng
sốc thuốc cao gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi cai nghiện ma túy
bằng phương pháp này, bệnh nhân cần được hướng dẫn, theo dõi sát sao để
tránh những nguy cơ, rủi ro không cần thiết.
Đây là phương pháp dùng chất naltrexone để điều trị duy trì hỗ trợ chống tái
nghiện các chất dạng thuốc phiện. Hiện nay ở nước ta có hai loại thuốc đối kháng
thường được sử dụng là thuốc danapha – natrex 50 và thuốc albernil. Ngoài ra,
còn một số loại thuốc đối kháng khác cũng thường được sử dụng trong y tế như
nalorphin, naloxon.
6. Phương pháp điều trị bằng chất thay thế

Hình 7.3: Methadone, loại thuốc thay thế nổi tiếng nhất

Đối tượng: Những bệnh nhân không có ý chí cao, không cai được thuốc.
Ưu điểm: Methadone có giá thành rẻ, tăng liều cũng chậm hơn và khi lên
cơn nghiện thì người bệnh cũng ít chật vật hơn.
Nhược điểm: Đây là biện pháp “uống thuốc độc giải khát” nên hoàn toàn
không thể cai nghiện triệt để và cũng không phải cai nghiện ma túy đích
thực. Sử dụng phương pháp này như con dao hai lưỡi, chỉ là chuyển từ loại
chất nghiện này sang chất nghiện khác và không thể kéo dài.
Phương pháp này còn gọi nôm na là “lấy độc trị độc” bằng cách dùng các chất gây
nghiện tổng hợp có tác dụng kéo dài và độc tính thấp hơn để thay thế thuốc phiện,
ví dụ như methadon, lacetyl methadon và propoxyphen. . . trong đó, methadone
là loại thuốc chính đã và đang được sử dụng rộng rãi để cai nghiện bằng phương
pháp thay thế.
7. Phương pháp cai dần
Đối tượng: Dành cho những con nghiện có ý chí thấp, không chịu được vật

Ưu điểm: Người bệnh thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ, không vật vã
như phương pháp cai khô.
Nhược điểm: Tỷ lệ cai nghiện thành công quá thấp, vẫn phải sử dụng ma
túy, thời gian cắt cơn kéo dài và tỷ lệ tái nghiện cao.
Đây là phương phảm giảm dần liều lượng ma túy và kéo dài thời gian giữa các
50 Chương 7. Cai nghiện ma túy

cơn nghiện trong khoảng thời gian từ 13-30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ
và thuốc an thần để hỗ trợ điều trị.
8. Dùng các thuốc hướng tâm thần
Đối tượng: Mọi đối tượng nghiện ma túy
Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng.
Nhược điểm: Sử dụng các thuốc hướng tâm thần có thể khiến bệnh nhân
gặp nhiều tác dụng phụ như vật vã nhiều, các triệu chứng dị cảm, rối loạn
tiêu hóa và tác động xấu đến tâm lý người bệnh.
Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm
lo âu, thuốc an thần kinh và các thuốc chống trầm cảm để cắt cơn trong khoảng
từ 7-10 ngày.
9. Dùng các chất không gây nghiện để cắt cơn nghiện
Đối tượng: Mọi đối tượng nghiện ma túy
Ưu điểm: Giá thành thấp, giúp bệnh nhân giảm bớt cơn vật vã, trấn tĩnh
tinh thần.
Nhược điểm: Tỷ lệ thành công thấp, thời gian dài và tỷ lệ tái nghiện cao.
Ma túy được xếp vào dạng thuốc độc nên có thể khiến người bệnh nhiễm độc và
tạo ra một số triệu chứng, nhất là phản ứng ở hệ tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy,
co thắt dạ dày, mất ngủ. . . Phương pháp này sử dụng một số loại thuốc để điều
trị những phản ứng này. Hiện nay, một số loại thuốc như atropin, scopolamin. . .
để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa cho người nghiện và các thuốc an thần
như furazepam, . . . để giúp người cai nghiện trấn tĩnh được.
10. Sử dụng thuốc Đông y
Đối tượng: Mọi đối tượng nghiện ma túy
Ưu điểm: Các loại thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược do vậy có tính
an toàn cao, ít độc và ít tác dụng phụ. Một số thuốc Đông y có hiệu quả rất
tốt trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy và quá trình cắt cơn êm dịu, giúp
bình ổn các triệu chứng của việc cai nghiện như là triệu chứng dị cảm và
thèm ma túy.
Nhược điểm: Một số loại thuốc Đông y vẫn chưa thực hiện được nghiên
cứu mù kép và cơ chế tác dụng của chúng. Hiện nay có 2 thuốc Đông y đã
được Bộ Y tế cấp số đăng ký cho phép lưu hành trong các trung tâm cai
nghiện đó là thuốc cai nghiện cedemex và thuốc cai nghiện Bông Sen.
Là việc sử dụng các loại thuốc đông y từ thảo dược có tác dụng làm giảm cơn
nghiện để điều trị cho bệnh nhân. Một trong số đó là thuốc cai nghiện Bông Sen,
bài thuốc cai nghiện ma túy đầu tiên và duy nhất được Bộ y tế cấp phép sản
xuất và lưu hành ra cộng đồng toàn Việt Nam và còn được phép lưu hành trên
49 nước trên toàn thế giới bởi cắt cơn nghiện ma túy 100 % sau 5–7 ngày dùng,
cắt cơn êm dịu không phản ứng phụ, không để lại tác dụng phụ.[16]

7.3.3 Cai nghiện tâm lý, tình cảm


11. Sử dụng ngôn ngữ tình cảm
Đối tượng: Tất cả các đối tượng nghiện ma túy, nhất là các đối tượng hay
tái nghiện.
Ưu điểm: Phương pháp cai nghiện này chỉ sử dụng lời nói, không tốn kém,
không nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân và có tính bền vững cao.
7.4 Tiểu kết 51

Nhược điểm: Trong quá trình điều trị đòi hỏi phải có đội ngũ bác sĩ chuyên
khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý được đào tạo nắm vững kỹ năng
điều trị tâm lý như thuyết phục, ám thị. . . vì vậy khó thực hiện ở các tuyến
cơ sở.
Đây là việc áp dụng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp tâm lý kết hợp
thuốc an thần để điều trị bệnh. Đây là một phương pháp cai nghiện ma túy mới,
bền vững và hiệu quả do Viện PSD nghiên cứu thành công và đã áp dụng rộng
rãi tại Việt Nam.
12. Phương pháp cai nghiện bằng cách luyện tập, thư giãn và tự ám thị
Đối tượng: Những người mới nghiện ma túy, người có tinh thần lạc quan,
yêu đời, có lý chí cao.
Ưu điểm: Không tốn kém, tỷ lệ cai nghiện thành công cao, người nghiện
ma túy sẽ có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, vui vẻ, cuộc sống không bị
ảnh hưởng nhiều bởi nghiện ma túy.
Nhược điểm: Thời gian cai nghiện dài, trong quá trình cai người nghiện
vẫn phải chịu sự giày vò của cơn nghiện và phải tự chính mình vượt qua
cám dỗ của ma túy.
Đây là phương pháp cai nghiện bằng cách sống vui khỏe, chăm chỉ luyện tập thể
dục, chơi thể thao, thư giãn để đầu óc thoải mái, tìm kiếm niềm vui trong cuộc
sống, xác định mục tiêu sống của mình và tự ám thị rằng mình có thể không cần
sử dụng ma túy. Trong quá trình vận động cơ thể sẽ tiết ra chất morphin hội sinh
giúp đối kháng được cơn nghiện.

7.4 Tiểu kết


Có thể thấy, cai nghiện ma túy là một công việc khó khăn phức tạp, lâu dài đòi hỏi
sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, và sự chung tay góp sức của cả
cộng đồng xã hội. Đa dạng hóa các mô hình cai nghiện, hình thành các điểm điều
trị, cai nghiện tại cộng đồng để người nghiện có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ
điều trị biến quá trình điều trị, cai nghiện bắt buộc hiệu quả hạn chế chuyển dần
sang quá trình tự nguyện điều trị của người nghiện ma túy khi họ thực sự thấy được
lợi ích của quá trình điều trị nghiện ma túy đối với sức khỏe bản thân và cuộc sống
của gia đình họ,. . . đang là hướng điều chỉnh phù hợp với thực tiễn mà Chính phủ
đang dần chuyển sang thực hiện. Với hình thức cai nghiện phù hợp này, vấn đề điều
trị cai nghiện ma túy sẽ giảm đi những khó khăn phức tạp như hiện nay. Hy vọng
rằng với sự nỗ lực và quyết tâm cao trong thời gian tới việc đẩy lùi ma túy và giảm
thiểu các hệ lụy từ ma túy trong xã hội sẽ được kiểm soát hiệu quả.
8. Các ví dụ điển hình

8.1 Người nghiện ma túy


Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe tâm thần, loạn thần ở người sử dụng ma túy tổng
hợp chủ yếu là hoang tưởng chiếm tỷ lệ 68.2 %, ảo giác là 72.7 %, trầm cảm chiếm
23.8 % và 15 % trầm cảm trong thời gian 3 năm sau khi sử dụng ma túy tổng hợp.
Những người trầm cảm thường có hành vi tự sát, gây rất nhiều khó khăn cho cơ sở
cai nghiện.[17] Theo một trinh sát hình sự đặc nhiệm, có đến 90 % tội phạm cướp,
cướp giật ở TP HCM nghiện ma túy. Trong 5 năm (2010 - 2014), số người nghiện tại
TP tăng bình quân là 17.5 % /năm, có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma
túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp.[18]

8.1.1 Doãn Trung Dũng


Ngày 24/9/2016, khi đi làm ca về, chị Vũ Thị Thanh (33 tuổi) ở khu Hợp Thành,
phường Phương Nam, thành phố Uông Bí phát hiện mẹ, 2 con cùng cháu ruột bị
giết. Bốn nạn nhân được xác định là: Nguyễn Thị Hát (61 tuổi, mẹ), Phạm Đình
Hưng (9 tuổi), Phạm Thu Hà (8 tuổi, cùng là con chị) và bé Vũ Khánh Huyền (3
tuổi, cháu ruột). Cơ quan chức năng và lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh đã phối
hợp, điều tra, truy tìm và bắt giữ thủ phạm được xác định là Doãn Trung Dũng.[19]
Bà Bùi Thị Nghĩa, mẹ ruột Dũng, từng làm giáo viên cấp 2, bố ruột Dũng là
hiệu trưởng một trường học ở Hải Phòng. Ông bà chia tay nhau khi Dũng mới 7
tháng tuổi, bé trai sống với bố. Bà đi bước nữa với một người thợ sửa xe máy và có
thêm 1 con trai. Người chồng sau hiện đã mất, em trai Dũng đang ngồi tù vì vận
chuyển ma túy.[19]
Mẹ nghi phạm chia sẻ thêm khi còn nhỏ, Dũng đã hư, thường chơi bời, đánh
nhau rồi đi tù 7 năm vì tội ma túy. Sau khi mãn hạn tù, anh ta về làm thuê ở khu
vực phường Trưng Vương. Một thời gian sau, Dũng gặp và kết hôn với chị Hoa rồi
về ở rể. Chị Hoa sinh được 2 người con trai (16 tuổi và 5 tuổi). Năm 2003, khi con
54 Chương 8. Các ví dụ điển hình

trai đầu được 3 tuổi, Dũng một lần nữa vào tù vì tội ma túy và ra tù năm 2011. Sau
8 năm ngồi tù, Dũng trở về địa phương làm nghề đóng than tổ ong. Tuy nhiên, do
không chịu được sự vất vả, 1 năm sau, anh ta bỏ nghề và thất nghiệp cho đến nay.
Ngoài việc đưa đón vợ đi làm tại một công ty dây điện cách nhà khoảng 6 km, Dũng
lang thang không làm gì. Nghi phạm thường tụ tập thanh niên địa phương đến nhà
mình đánh bạc.[19]
Đêm 23/9, Dũng đến nhà chị Thanh vay tiền, trong nhà chỉ có 4 bà cháu là dì
ruột và các cháu của vợ Dũng. Bà Hát không đồng ý nhưng do trời mưa nên mời
Dũng ở lại ăn cơm. Chờ lúc mọi người đi ngủ, anh ta lấy ma túy đá ra sử dụng, lên
cơn phê nên sát hại bà Hát cùng 3 người cháu.

Hình 8.1: Bị cáo Doãn Trung Dũng tại phiên tòa ngày 16/12/2016 đeo dụng cụ
chống cắn lưỡi. Tòa tuyên án tử hình và buộc bị cáo phải bồi thường 220 triệu đồng.

Vụ án gây chấn động dư luận lúc bấy giờ, nhiều người trong vùng không chỉ
thương xót cho gia đình mà còn hoang mang khi nghi phạm lại chính là người thân.
Ngày 16/12, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa sơ thẩm vụ án đặc biệt nghiêm
trọng này và tuyên án tử hình bị cáo.[20] Vụ án khép lại nhưng cũng gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh về những ảnh hưởng khó lường của ma túy và việc nghiện ma túy
gây ra cho bản thân và những người xung quang.

8.1.2 Nguyễn Trung Thành


Nguyễn Trung Thành (52 tuổi), thôn Cát Lem, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái là người từng đắm chìm trong nghiện ngập suốt 17 năm trời. Đến khi bị
bắt và xử án treo do giao dịch ma túy và được gia đình, chính quyền động viên, anh
quyết tâm cai nghiện.[21]
Anh kể mình sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, từ nhỏ luôn là đứa trẻ
nghịch ngợm, ngang bướng. Học tới cấp 3, Thành tự ý bỏ học rồi đi khắp nơi, làm
đủ mọi nghề để kiếm sống. Năm 21 tuổi, gia đình gọi anh về đi bộ đội, đóng quân ở
Bát Xát (Lào Cai) - huyện vùng cao biên giới. Nơi đây bộ đội sống chung với đồng
bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông, người dân chào hỏi nhau cũng mời hút
thuốc phiện đen. Tuổi trẻ, chưa ý thức được sự nguy hiểm của thuốc phiện, tiếp xúc
8.1 Người nghiện ma túy 55

với người nghiện hàng ngày, Thành cũng sa lầy vào con đường nghiện lúc nào không
hay.
Năm 1989, Thành trở về quê nhà với hai bàn tay trắng. Không có nghề nghiệp
ổn định, bản thân nghiện nặng, không có tiền mua thuốc, lại bị bạn bè xấu lôi kéo,
anh dấn thân vào con đường buôn bán ma túy để kiếm lời. Một năm sau, trong một
lần giao dịch ma túy, Thành đã bị Công an huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, bắt
giữ và xử án treo 3 năm.
Hai năm sau, chàng trai 26 tuổi lập gia đình cùng một cô gái quê Phú Thọ. Trong
một lần bạn bè xấu đến rủ rê, thấy hơi thuốc "con ma"trong tôi trỗi dậy, không
làm chủ được mình nên tái nghiện", anh tâm sự. Ma túy khiến cho cuộc sống gia
đình người đàn ông này thành địa ngục. Để có tiền hút chích, Thành biến tổ ấm của
mình thành tụ điểm giao dịch “cái chết trắng”.
Thương con, cha anh báo công an đưa Thành vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục và Lao động xã hội tỉnh để cai nghiện. Anh kể: "Hút thuốc đen trên bàn đèn
ngày vài lần đã quen. Cai nghiện, cảm giác thiếu thuốc người nôn nao, toàn thân
nhức mỏi, đau ê ẩm, như có cả nghìn mũi kim đâm vào người, khổ sở vô cùng. Chịu
đựng qua một tuần đầu, cơ thể bắt đầu thích nghi, tôi đỡ cơn vật thuốc nhưng trong
tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến chúng". Sau khi cắt cơn và được điều trị, anh hồi
phục sức khỏe và từng bước quên ma túy. Thành nhiều lần viết thư về nhà, thể hiện
mong muốn được cai nghiện tại gia và được đồng ý.

Hình 8.2: Nguyễn Trung Thành hiện có cuộc sống hạnh phúc bên gia đình.

Từ một kẻ nghiện ngập bị mọi người xa lánh, Thành dần trở thành một công
dân có ích, thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh. các con của anh đều được
học hành đàng hoàng, lập gia đình riêng. Người cha hai con được mọi người trong
thôn tôn trọng, ủng hộ, tạo cơ hội cho anh làm trong Hợp tác xã điện để có thêm
thu nhập trang trải cuộc sống. Năm 2013, được sự tin tưởng của người dân, anh
Thành được bầu giữ chức Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ tự quản. Anh vịnh dự nhận
56 Chương 8. Các ví dụ điển hình

giấy khen của tỉnh Yên Bái về "Tấm gương Có thành tích xuất sắc trong công tác
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2017".[21]
"Ma túy đưa tôi xuống tận bùn đen. Nhưng nhờ sự nỗ lực cùng người thân và
chính quyền địa phương quan tâm giúp tôi có đủ dũng khí để làm lại cuộc đời đầy
lầm lỗi. Từ câu chuyện của bản thân, tôi nhận ra mọi việc dù khó đến đâu nhưng
không có gì là không thể vượt qua", anh chia sẻ.

8.2 Người vận chuyển


Năm 2017, Việt Nam thu giữ hơn 2.5 tấn ma túy các loại và xử lý 22.346 vụ án ma
túy. Tức là, cứ 23 phút, ở nước ta, lại có một vụ án liên quan đến ma túy bị triệt
phá, 94 người bị bắt giữ mỗi ngày vì những tội danh liên quan đến ma túy. Hai trong
số những “con đường ma túy” trọng điểm được xác định là Tuyến phía Bắc, qua các
tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình; và Tuyến Bắc miền Trung qua Thanh Hóa, Nghệ
An.

8.2.1 Tuyến phía Bắc


Tại vùng cực Bắc ba nước Lào–Myanmar–Thái Lan là Tam giác Vàng—một khu vực
chuyên trồng anh túc và chế biến heroin rộng lớn. Suốt gần một thế kỷ, Tam giác
Vàng là nguồn cung heroin lớn nhất thế giới, chỉ sau khu vực Lưỡi liềm Vàng tại
Afghanistan. Những điều tra gần nhất vẫn khẳng định rằng, có trên dưới 50 000 ha
anh túc đang được trồng ở Tam giác Vàng, cung cấp ra thị trường thế giới khoảng
76 tấn heroin tinh chế mỗi năm.[22]

Hình 8.3: Vị trí bản Tà Dê-Lũng Xá so với trung tâm xã Lóng Luông và Quốc lộ 6.

Tại biên giới phía Bắc với Lào, Lóng Luông - Hang Kia - Pà Cò, ba xã giáp ranh
thuộc địa bàn các tỉnh Sơn La và Hòa Bình tạo thành một "tiểu tam giác"của ma
túy. Theo Công an tỉnh Sơn La, toàn xã Lóng Luông có 31 người bị truy nã về tội
ma túy; 134 người nghiện ma túy,[23] chủ yếu tập trung ở khu vực bản Lũng Xá -
Tà Dê, nằm trên con đường độc đạo nối Lóng Luông với Pà Cò. Trưởng bản Lũng
8.2 Người vận chuyển 57

Xá cho hay, ở đây có biết bao nhiêu người bị bắt, tù chung thân hoặc tử hình vì tội
danh liên quan đến ma túy.
Giàng A Chống bị kết án tử hình năm 2017, người cha thì nghiện ngập, để đứa
con là Giàng A Là mới 10 tuổi với các em nhỏ. Hàng xóm của cậu là ông Giàng A
Vàng, từng tham gia cách mạng, làm cán bộ, biết nói tiếng Kinh. Cháu nội ông, A
Tủa bị bắt năm 2012 vì vận chuyển ma túy.
"Năm nào cũng có một vài phụ huynh học sinh đi tù vì ma túy hoặc dính vào
nghiện ngập", Triệu Thị Yến, giáo viên trường Tiểu học Xã Pà Cò, cô giáo của em
Sùng Y Hạnh, nói. Năm 2015, ông nội và bố của Hạnh là Sùng A Chia, Sùng A
Danh bị bắt khi đang vận chuyển ma túy từ Sơn La về Nam Định tiêu thụ. Bà và cô
của Hạnh đều là con nghiện thuốc.[22]
Tâm điểm của con đường đó là bản Tà Dê, cứ điểm của những ông trùm ma
túy. Trưởng bản Sồng A Tồng kể: "Có thời, người Tà Dê không thể mang nông sản
ra ngoài bán. Thương lái cũng không dám vào trong này thu mua". Bọn thuộc hạ
của những ông trùm vác AK đi dạo trong bản, có lần chúng ngồi trên ô tô đi vòng
quanh, bắn chết ba con lợn của người dân để dằn mặt. Chủ tịch xã Lóng Luông
Tếnh A Chìa từng vào Tà Dê làm việc, chúng vác hai khẩu AK ra chặn đường. Hôm
sau ông đã nhận được tin nhắn dọa giết.
Trong số những người cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy, có Tráng A Tàng,
hay còn gọi là Tàng Keangnam. Nổi tiếng là người giàu có, chịu chơi, Tết Nguyên
Đán năm 2013, Tráng A Tàng chi hàng chục tỷ đồng để đài thọ một cuộc liên hoan
lớn tại Lũng Xá. Sáng 26/7/2013, Tàng bị bắt khi đang vận chuyển heroin. Điều tra
cho thấy Tàng đã thực hiện 13 hành vi mua bán trái phép chất ma túy, với 1.791
bánh heroin và 553 viên ma túy tổng hợp, thu lời 608.500 USD. Cảnh sát phát hiện
trong đường dây của Tàng có cả những cán bộ địa phương như Giàng A Nhà, bí thư
chi bộ bản Tà Dê, là một thành viên của băng nhóm tội phạm và trưởng bản Lũng
Xá, Tráng A Chư, là cha ruột của Tàng.[23]

Hình 8.4: Số vũ khí thu được từ nơi ẩn náu của hai ông trùm ma túy

Rạng sáng 26/6, một đoàn xe Shinjeong S5 - xe bọc thép hiện đại bậc nhất của
lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam - với súng máy 12.7 mm trên nóc, tiến vào
58 Chương 8. Các ví dụ điển hình

bản Tà Dê, Lóng Luông. Từ ngày 26 đến 29/6/2018, sau sáu lần kêu gọi đầu thú,
300 cảnh sát cùng nhiều xe bọc thép đã thực hiện cuộc đột kích tiêu diệt hang ổ
của Nguyễn Thanh Tuân (SN 1983) và Nguyễn Văn Thuận (SN 1983). Sau ba ngày,
Tuân, Thuận và hai đồng bọn bị tiêu diệt. Đập tan những cứ điểm kiên cố, cảnh sát
thu được 50 khẩu súng quân dụng, 17 quả lựu đạn và 7.000 viên đạn.[24]
Từ biên giới, những kẻ buôn ma túy từ Lào vượt qua dãy Pha Luông, đi cắt rừng
hoặc lần đường mòn về Chiềng Sơn, sang Tân Xuân vào các xã Chiềng Xuân, Xuân
Nha, Vân Hồ của huyện Vân Hồ; hoặc qua Đông Sang của huyện Mộc Châu... Mỗi
nhóm trung bình từ 5 đến 30 đối tượng. Chúng thường đi theo đường mòn, rừng núi
hiểm trở, khó kiểm soát và bố trí lực lượng vây bắt.
Cơ quan cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy tính trung bình mỗi tuần, những
kẻ vận chuyển trót lọt vào Lóng Luông, Hang Kia, Pà Cò hàng nghìn bánh heroin
bằng đường bộ với nhiều dân bản ở đây trở thành lực lượng vận chuyển chính. Những
mắt xích trong đường dây, khi ra đến công chúng, luôn bị chặt đứt ngay mà không
cách nào lần ra được. Chỉ tới khi cảnh sát thực hiện các cuộc đột kích lớn, những
người cầm đầu điều khiển mới bước ra ánh sáng.

8.2.2 Tuyến Bắc miền Trung


Phía Tây Thanh Hóa, Sơn La là một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào, Hủa
Phăn, nơi vẫn còn tình trạng trồng và sử dụng thuốc phiện. Sầm Nứa, thủ phủ của
tỉnh, đã trở thành nơi các ông trùm ma túy Lào điều phối những đường dây đưa ma
túy. Hủa Phăn, Xiêng Khoảng trở thành những trạm trung chuyển chính của ma
túy từ Tam giác Vàng vào Việt Nam.[22]

Hình 8.5: Vị trí bản Xốp Mạt thuộc xã Lượng Minh

Một trong những cửa ngõ ma túy lớn nhất ở miền Trung là xã Lượng Minh,
huyện Tương Dương phía Tây Nghệ An. Trung tâm chính là bản Xốp Mạt ngay núi
Pù Lôm, từ những năm 1990, đã xuất hiện những "ông mẹo"— trùm ma túy người
Mông từ bên kia Mường Lống của huyện Kỳ Sơn. Điển hình như trưởng bản Lô Văn
Tuấn, kẻ mang trên mình 3 lệnh truy nã vẫn tổ chức buôn bán ma túy từ Lào về
8.2 Người vận chuyển 59

Việt Nam trong suốt thời gian 17 năm. Đến thời điểm bị bắt, Tuấn và đồng bọn đã
mua bán 200 kg thuốc phiện, 152 bánh hêrôin. Đáng chú ý, trong số những người
này, dai dẳng đến tận ngày hôm nay là “trùm” ma túy Trần Đăng Khoa.[22]
Sau khi Lô Văn Tuấn bị bắt, Khoa trở thành “ông trùm” thâu tóm cửa ngõ ma
túy Lượng Minh. Năm 2006, Khoa bị Công an huyện Tương Dương bắt và lãnh án
tù chung thân. Nửa năm sau đó, vợ Khoa là Vi Thị Thanh cũng sa lưới và bị kết án
15 năm tù giam cũng về tội danh này. Năm 2008, em trai Khoa là Trần Văn Tuất
cũng bị bắt khi đang mua bán trái phép chất ma túy. Em dâu của Khoa là Lô Thị
May (vợ Tuất) cũng “nối gót” chồng và anh chị, nhưng đã nhanh chân bỏ trốn khi bị
vây bắt và bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An phát lệnh truy nã.[25]
Ví dụ điển hình về cơn gió độc này, ông Lô Viết Luân, từng là Đảng ủy viên,
cán bộ UBND xã Lượng Minh, còn vợ cũng từng giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND
xã Lượng Minh thì đã ngồi tù vì buôn bán ma túy, gia đình ông Luân có tất cả 10
người con thì có đến 8 người nghiện và đi tù vì ma túy, gồm cả bố, mẹ, con gái, con
rể, cháu ngoại. Phó trưởng công an xã Vi Văn May, từng là đầu tàu trong cuộc chiến
chống ma túy ở khu vực, lĩnh án 20 năm tù vì tội buôn ma túy. Khi bị phát giác,
May bỏ trốn vào rừng sống ẩn dật bảy năm rồi ra đầu thú.[26]
Gia đình bà Lô Thị Sáng (SN 1940) có 6 đứa con thì 4 người đã đi tù, 2 người
còn lại thì mắc nghiện, 5 cô con dâu thì hết 3 người vào tù. Những đứa cháu chỉ còn
biết nương tựa vào bà. Chị Lô Thị Thắm, một người phụ nữ hai con, khi mang bầu
lần hai thì chồng mắc nghiện, buôn ma túy rồi bị án tù chung thân. Hỏi về dự định
sau này, chị bảo “Chẳng nghĩ được cái chi mô. Khi mô đến thì đến!”. Nhiều gia đình
khác trong bản Xốp Mạt cũng có hoàn cảnh tương tự.[27]
Tuy nhiên, sau nhiều năm quyết liệt đấu tranh với tệ nạn ma túy cùng sự hợp
tác của người dân, Lượng Minh đang có những chuyển biến tích cực. Anh Lô Văn
Phê, Trưởng bản Xốp Mạt cho biết: Toàn bản Xốp Mạt đến nay có tất cả 44 hộ dân
với 155 nhân khẩu. Vấn nạn ma túy hiện nay về cơ bản đã kìm giữ được. Cả bản chỉ
còn 2 người nghiện, số đối tượng có tiền án, tiền sự về tội danh này đã thụ án xong
trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng khoảng trên dưới 10 người, riêng năm
2017 có thêm 2 người trở về.

Hình 8.6: Khung cảnh bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương

Ông Vi Văn Thủy, Trưởng Công an xã Lượng Minh tâm sự: Trong suốt thời gian
60 Chương 8. Các ví dụ điển hình

qua, chính quyền địa phương sở tại đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng với
nòng cốt là Công an huyện Tương Dương đã triển khai hàng trăm kế hoạch để đẩy
đuổi tội phạm, đẩy lùi ma túy; hằng năm truy quét các tụ điểm bán lẻ ma túy trên
địa bàn. Đến nay, Lượng Minh đã xây dựng được 3 mô hình bản không có tệ nạn
ma túy, mại dâm tại các bản Minh Tiến, Cà Moong và Xốp Cháo; mô hình quản lý,
giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người sau cai tại bản Xốp Mạt và mô
hình bản duy trì không có tệ nạn xã hội tại 2 bản Cà Moong và Xốp Cháo.[25]

8.2.3 Đường hàng không


Ông Phạm Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết, tình trạng
vận chuyển trái phép chất ma túy trong các gói quà biếu gửi qua đường hàng không,
qua các địa điểm chuyển phát nhanh vẫn còn tiếp diễn. Trong 9 tháng đầu năm
2017, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện và bắt giữ 14 vụ vận chuyển trái phép
chất ma túy, phần lớn phát hiện trong những gói quà biếu, quà tặng từ nước ngoài
gửi về với thủ đoạn tinh vi và đường đi lắt léo.[28]
Trong 8 tháng đầu năm 2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất đã triệt phá 42 lô hàng trong đường dây vận chuyển trái phép cần sa từ
Mỹ về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng trọng lượng
lên đến gần 57kg. Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2012-2017, cơ quan đã phát
hiện và bắt giữ 52 nghi phạm (có 32 phụ nữ, gồm 19 người mang quốc tịch Việt
Nam và 13 người nước ngoài) với tội danh vận chuyển trái phép các chất ma tuý.[29]
Vào đầu tháng 8/2017, một nữ giáo viên 37 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngụ tại
tỉnh Bình Thuận đã bị cơ quan Hải quan bắt giữ ngay sau khi đáp chuyến bay từ
Brazil đến TP.HCM vì vận chuyển trái phép ma tuý.[22] Ngày 26/8/2018, Chi cục
Hải quan đã triệt phá đường dây vận chuyển cần sa từ Mỹ về Việt Nam qua cửa
khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Lô hàng cần sa nặng 5,24 kg được gửi từ California và
Philadelphia (Mỹ) về Việt Nam cho nhóm người gồm T.T.P (51 tuổi), D.Q.D (42
tuổi, cùng ngụ quận Bình Thạnh); N.V.T (49 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) và N.P.H
(19 tuổi, ngụ huyện Phù Mỹ, Bình Định).[30]
Cuối năm 2004, Ủy ban điều tra tội phạm Australia (ACC) phát hiện một đường
dây buôn bán ma túy và chuyển tiền ra khỏi Australia có liên quan đến người Việt
Nam mà cụ thể là một số người Việt định cư ở Australia, câu kết với các ổ nhóm
mua bán ma túy tại Việt Nam, Lào, Campuchia cùng một vài phi công của Việt
Nam Airlines (VNA) để vận chuyển ma túy sang Australia rồi đem tiền về thanh
toán.[31]
Lập tức, ACC phối hợp với Cục Cảnh sát liên bang (AFP), Trung tâm Phân tích
và báo cáo chuyển ngân Australia (ATRAC) để thành lập một bộ phận mang tên
“Chiến dịch Gordian”. Đến cuối năm 2006, bộ phận đặc nhiệm Gordian đã bắt giữ
63 người, ngăn chặn một số vụ vận chuyển ma túy vào Australia với tổng giá trị lên
đến 1 tỉ AUD, đồng thời thu được khoảng 93 triệu AUD có nguồn gốc từ ma túy.[31]
Theo báo cáo, mỗi năm ước chừng có từ 2 đến 3 tỷ AUD được rửa tại Australia và
không có dấu hiệu giảm.
Công ty kiều hối Long Thanh, một trong hàng trăm dịch vụ chuyển tiền hoạt
động khắp Australia, có trụ sở và chi nhánh ở Sydney, Melbourne. Ước lượng từ
cảnh sát cho biết, công ty do Huỳnh Thanh Hằng và chồng điều khiển đã chuyển
hơn 200 triệu đô la ra khỏi Australia.[31]
8.2 Người vận chuyển 61

Đường dây này còn có liên hệ với nhiều ngân hàng lớn và, đáng ngạc nhiên, hãng
hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines. Quá trình theo dõi cho thấy ông
Trần Văn Đăng, phi công VNA có dính líu đến Long Thanh. Ông Đăng nhận tiền ở
Sydney rồi sau đó mang về Việt Nam nhằm tránh bị đánh thuế và phí chuyển tiền
ngân hàng. Ông bị bắt tại sân bay Sydney năm 2006 với hơn 500 nghìn AUD trong
hành lý xách tay. Tháng 8/2007, ông bị phạt tù 4 năm rưỡi vì đã chuyển trái phép
tổng cộng hơn 6,5 triệu đôla từ Úc sang Việt Nam qua 18 lần.[32]
Tháng 4/2008, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lậu
3.4 triệu AUD từ Australia về Việt nam trong hai năm 2005 và 2006. Ông Việt bị
Ủy ban đặc nhiệm chống tội phạm Úc bắt giữ và thẩm vấn trong đêm rồi bị khởi tố
vì liên quan đến 40 vụ rửa tiền.[33] Tháng 12/2009, ông đã phải ra hầu tòa cùng sáu
nghi can gốc Việt khác trong vụ mà báo chí Úc gọi là "đường dân rửa tiền thuộc
loại lớn nhất từ trước đến nay". Ông bị án tù 9 năm rưỡi, phải thi hành án ít nhất 7
năm, số tiền liên quan lên đến 5.1 triệu AUD.[32]
9. Cục Cảnh sát ĐTTP về ma tuý

9.1 Thông tin cơ bản


Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trực thuộc Bộ Công an (Việt Nam) có
trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trong cả nước
tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại
tội phạm về ma túy; trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma túy theo quy
định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

9.2 Lịch sử
Ngày 12/3/1997, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số
192/QĐ-BNV(X13) thành lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý (nay là
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy).
Ngày 4 tháng 2 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 446/QĐ-
BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy, thay thế các quyết định trước đây.

9.3 Tổ chức
9.3.1 Lãnh đạo
1. Cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Văn Các
2. Cục Phó: Đại tá Trần Văn Doanh

9.3.2 Hệ thống cơ quan


1. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trực thuộc Tổng cục Cảnh sát
64 Chương 9. Cục Cảnh sát ĐTTP về ma tuý

2. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trực thuộc Công an tỉnh, thành
phố trung ương
3. Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trực thuộc Công an quận, huyện

9.3.3 Khen thưởng


1. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (2013)
2. Huân chương Chiến công hạng Nhất

9.4 Sơ kết công tác phòng, chống tội phạm ma tuý nửa đầu năm
2018
Chiều 5/9/2018, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (ĐTTPVMT)
tổ chức triển khai các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ và
sơ kết công tác phòng, chống tội phạm về ma tuý 6 tháng đầu năm 2018. Thượng
tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ
đạo. Một số thông tin chính:
• Trong 9 tháng đầu năm 2018, lực lượng Cảnh sát ĐTTPVMT đã đấu tranh
triệt phá nhiều đường dây ma túy lớn, liên tuyến, liên tỉnh và xuyên quốc gia;
giải quyết được nhiều điểm, tụ điểm ma túy phức tạp; chuyển hóa và ổn định
tình hình an ninh, trật tự ở nhiều địa bàn trọng điểm; góp phần giữ vững an
ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
• Đã phối hợp cùng các đơn vị chức năng tham mưu với Bộ Công an trình Chính
phủ ban hành Nghị định số 73 bổ sung danh mục chất ma túy và tiền chất;
báo cáo Chính phủ về việc tách chiết ma túy tổng hợp từ thuốc thú y; tổ chức
Hội nghị về công tác phòng, chống tội phạm ma tuý trên tuyến Tây Bắc (trọng
tâm là giải quyết tình hình phức tạp về ma túy tại xã Lóng Luông, huyện Vân
Hồ, tỉnh Sơn La; xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình); Hội
nghị phối hợp phòng, chống tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Tây Bắc; chỉ
đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường giải pháp nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp và các hành vi vi phạm pháp
luật do các đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp gây ra. . .
• Từ ngày 16/11/2017 đến ngày 15/8/2018, lực lượng Cảnh sát ĐTTPVMT đã
phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 19.712 vụ, 28.579
đối tượng liên quan đến tội phạm ma túy; thu giữ 1.367kg heroin; 686,8kg và
1.142.905 viên ma túy tổng hợp; 81,128kg thuốc phiện; 962,69kg cần sa tươi;
119kg cocain cùng nhiều phương tiện, tài sản liên quan.
• Phối hợp cùng với Bộ đội Biên phòng, Hải Quan, Cảnh sát biển, An ninh hàng
không phát hiện, bắt giữ nhiều vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma túy;
tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhạy cảm,
qua đó phát hiện những vi phạm trên lĩnh vực an ninh, trật tự để kịp thời đấu
tranh, xử lý; phối hợp với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra xét
xử lưu động, công khai các vụ án điểm tại các địa bàn phức tạp về ma túy.
• Tham luận tại Hội nghị, đại diện Công an các địa phương đã nêu ra những dự
báo về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng tội phạm ma túy thời gian tới
sẽ còn rất tinh vi, xảo quyệt và ngày càng manh động hơn; tội phạm ma túy
còn tìm cách lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc một số cán bộ thoái hóa, biến chất ở
9.4 Sơ kết công tác phòng, chống tội phạm ma tuý nửa đầu năm 2018 65

các xã, bản vùng giáp biên tham gia đường dây hoặc bảo kê để hoạt động. . .
từ đó, đặt ra yêu cầu mới trong công tác phòng, chống tội phạm về ma tuý
trong thời gian tới.
Nguồn tham khảo

Tài liệu
[1] Hoàng Phê (Chủ biên). Từ điển tiếng Việt. 9th edition. Nhà xuất bản Đà Nẵng
- Trung tâm từ điển học, 2003, trang 604 (xem trang 11).
[2] Luật phòng chống ma túy (23/2000/QH10). Bộ Tư pháp, tháng 12 năm
2000. url: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/
hethongvanban ? class _ id = 1 & mode = detail & document _ id = 80180 (xem
trang 11, 43).
[3] Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC). World
Drug Report 2018. 2018. doi: https://doi.org/https://doi.org/10.
18356 / d29e3f27 - en. url: https : / / www . un - ilibrary . org / content /
publication/d29e3f27-en (xem trang 25, 26).
[4] Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (1001/QĐ-TTg). Thủ tướng Chính
phủ, tháng 6 năm 2011. url: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-
hoa- Xa- hoi/Quyet- dinh- 1001- QD- TTg- phe- duyet- Chien- luoc- Quoc-
gia-phong-chong-125916.aspx (xem trang 39).
[5] Về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam
đến năm 2020 (2596/QĐ-TTg). Thủ tướng Chính phủ, tháng 12 năm 2013.
url: http : / / vanban . chinhphu . vn / portal / page / portal / chinhphu /
hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=171574
(xem trang 39).
[6] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý năm
2008 (16/2008/QH12). Bộ Tư pháp, tháng 3 năm 2008. url: https : / /
thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-phong-chong-ma-
tuy-2008-sua-doi-16-2008-QH12-66933.aspx?tab=2 (xem trang 43).
68 Nguồn tham khảo

[7] Nghị định 80/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 147/2003/NĐ-CP, Nghị định
135/2004/NĐ-CP. Bộ Tư pháp, tháng 5 năm 2018. url: https://luatvietnam.
vn/vi- pham- hanh- chinh/nghi- dinh- 80- 2018- nd- cp- sua- doi- nghi-
dinh- 147- 2003- nd- cp- nghi- dinh- 135- 2004- nd- cp- 163209- d1.html
(xem trang 46).

Bài viết
[8] Ssc Chakra Krishnamurti Chandrasekhar và Rao. “Sự chiết xuất morphine bởi
Serturner”. Trong: Tạp chí Gây mê Ấn Độ 60.11 (tháng 11 năm 2016). IJA-60-
861[PII], trang 861–862. issn: 0019-5049. doi: 10.4103/0019-5049.193696.
url: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27942064 (xem trang 12).
[9] Friedrich Gaedcke. “Ueber das Erythroxylin, dargestellt aus den Blättern
des in Südamerika cultivirten Strauches Erythroxylon Coca Lam”. Trong:
Archiv der Pharmazie 132.2 (1855), trang 141–150. doi: 10 . 1002 / ardp .
18551320208. url: https : / / onlinelibrary . wiley . com / doi / abs / 10 .
1002/ardp.18551320208 (xem trang 12).

Internet
[10] Sở Thông tin và Truyền thông Bình Thuận. Tài liệu tuyên truyền phòng chống
ma túy. Tháng 12 năm 2015. url: https://matuy.stttt.binhthuan.gov.
vn/News/thongtintuyentruyen/2015/12/17.aspx (xem trang 11).
[11] Tuổi Trẻ Online. Bắt hai container chứa 8,8 tấn nhựa cần sa. Tháng 5 năm
2008. url: https://tuoitre.vn/bat-hai-container-chua-88-tan-nhua-
can-sa-257625.htm (xem trang 18).
[12] Trung tâm Giám sát ma túy và nghiện ma túy châu Âu (EMCDDA). Hồ sơ
chất Lysergide (LSD). Tháng 1 năm 2015. url: https://tuoitre.vn/bat-
hai-container-chua-88-tan-nhua-can-sa-257625.htm (xem trang 18).
[13] Verywell Mind. Ảnh hưởng của LSD lên não bộ. Tháng 11 năm 2018. url:
https://www.verywellmind.com/the- effects- of- lsd- on- the- brain-
67496 (xem trang 18).
[14] Báo Lao Động. Cướp hụt, leo lên ô văng cửa sổ thách thức công an. Tháng 8
năm 2012. url: https://laodong.vn/phap-luat/cuop-hut-leo-len-o-
vang-cua-so-thach-thuc-cong-an-79028.bld (xem trang 32).
[15] Báo Mới. Người đàn ông dí dao khống chế bé trai trước siêu thị. Tháng 10 năm
2016. url: https://laodong.vn/phap-luat/cuop-hut-leo-len-o-vang-
cua-so-thach-thuc-cong-an-79028.bld (xem trang 33).
[16] Dân Trí. Sử dụng thuốc cai nghiện ma túy nào để cai nghiện tại nhà đạt hiệu
quả nhanh nhất? Tháng 5 năm 2015. url: https://dantri.com.vn/tu-
van/su-dung-thuoc-cai-nghien-ma-tuy-nao-de-cai-nghien-tai-nha-
dat-hieu-qua-nhanh-nhat-1431574550.htm (xem trang 50).
Nguồn tham khảo 69

[17] Lao Động. Số người sử dụng ma túy tổng hợp tăng đột biến. Tháng 6 năm 2018.
url: https://laodong.vn/xa-hoi/so-nguoi-su-dung-ma-tuy-tong-hop-
tang-dot-bien-613099.ldo (xem trang 53).
[18] Zing News. 90% tội phạm ở Sài Gòn nghiện ma túy. Tháng 3 năm 2016.
url: https://news.zing.vn/90-toi-pham-o-sai-gon-nghien-ma-tuy-
post632667.html (xem trang 53).
[19] Zing News. Nước mắt người có con bị truy nã vụ sát hại 4 bà cháu. Tháng
9 năm 2016. url: https://news.zing.vn/nuoc-mat-nguoi-co-con-bi-
truy-na-vu-sat-hai-4-ba-chau-post684872.html (xem trang 53, 54).
[20] Tuổi Trẻ Online. Tuyên tử hình kẻ giết 4 bà cháu ở Quảng Ninh. Tháng 12
năm 2016. url: https://tuoitre.vn/xet-xu-so-tham-vu-an-4-ba-chau-
bi-giet-tai-quang-ninh-1237051.htm (xem trang 54).
[21] Zing News. 17 năm nghiện ma túy và ký ức kinh hoàng về những cơn ’vật thuốc’.
Tháng 9 năm 2018. url: https://news.zing.vn/17-nam-nghien-ma-tuy-
va-ky-uc-kinh-hoang-ve-nhung-con-vat-thuoc-post851087.html (xem
trang 54, 56).
[22] VnExpress. Phía sau những cung đường ma túy xuyên quốc gia. Tháng 11 năm
2018. url: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/phia-sau-nhung-
cung-duong-ma-tuy-xuyen-quoc-gia-3838002.html (xem trang 56–59).
[23] VnExpress. Công an Sơn La: Trùm ma túy bí mật tẩu tán tài sản, két sắt
chỉ còn ít tiền. Tháng 7 năm 2018. url: https://vnexpress.net/tong-
thuat/phap-luat/cong-an-son-la-trum-ma-tuy-bi-mat-tau-tan-tai-
san-ket-sat-chi-con-it-tien-3772197.html (xem trang 56, 57).
[24] VnExpress. Cuộc tấn công của 300 cảnh sát vào nơi ở của trùm ma tuý.
Tháng 7 năm 2018. url: https://vnexpress.net/infographics/phap-
luat/cuoc-tan-cong-cua-300-canh-sat-vao-noi-o-cua-trum-ma-tuy-
3771482.html (xem trang 58).
[25] Công An Nghệ An. Trở lại Lượng Minh. Tháng 2 năm 2018. url: http :
//congannghean.vn/gia- dinh- xa- hoi/201802/tro- lai- luong- minh-
779506 (xem trang 59, 60).
[26] Báo Nghệ An. Cái kết đắng của nguyên Phó trưởng CA xã buôn ma túy. Tháng
4 năm 2018. url: https://baonghean.vn/cai-ket-dang-cua-nguyen-pho-
truong-ca-xa-buon-ma-tuy-194757.html (xem trang 59).
[27] Công An Nghệ An. Lượng Minh: Niềm tin trở lại. Tháng 12 năm 2012. url:
http://congannghean.vn/an- ninh- co- so/201212/25130- luong- minh-
niem-tin-tro-lai-393429/ (xem trang 59).
[28] Báo Mới. Chặn đứng nhiều vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không
- Bài 1: Ma túy. . . chuyển phát nhanh. Tháng 10 năm 2017. url: https:
//baomoi.com/chan- dung- nhieu- vu- van- chuyen- ma- tuy- qua- duong-
hang- khong- bai- 1- ma- tuy- chuyen- phat- nhanh/c/23508442.epi (xem
trang 60).
70 Nguồn tham khảo

[29] Báo Mới. Chặn đứng nhiều vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không - Bài 2:
Quà biếu là... ma túy. Tháng 10 năm 2017. url: https://baomoi.com/chan-
dung-nhieu-vu-van-chuyen-ma-tuy-qua-duong-hang-khong-bai-2-qua-
bieu-la-ma-tuy/c/23541166.epi (xem trang 60).
[30] Zing News. Hải quan Tân Sơn Nhất bắt 57 kg cần sa chuyển về từ Mỹ. Tháng
8 năm 2018. url: https://news.zing.vn/hai-quan-tan-son-nhat-bat-
57-kg-can-sa-chuyen-ve-tu-my-post871902.html (xem trang 60).
[31] The Age. Exposed: multimillion-dollar drug network. Tháng 12 năm 2006. url:
https://www.theage.com.au/national/exposed-multimillion-dollar-
drug-network-20061223-ge3v1j.html (xem trang 60).
[32] BBC. Phi hành đoàn Vietnam Airlines bị giữ ở Úc. Tháng 6 năm 2010.
url: https : / / www . bbc . com / vietnamese / vietnam / 2010 / 06 / 100617 _
vietnamairlines_sydney (xem trang 61).
[33] Báo Công an nhân dân. Hành trình tội lỗi của phi công Lại Quốc Việt. Tháng 4
năm 2008. url: http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Hanh-trinh-
toi-loi-cua-phi-cong-Lai-Quoc-Viet-291221/ (xem trang 61).
Chỉ mục

B K
Biện pháp cai nghiện . . . . . . . . . . . . . . . 46 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
Dùng thuốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
Không dùng thuốc . . . . . . . . . . . . . . 46
L
Tư vấn tâm lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
Lịch sử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
C Luật cai nghiện ma túy . . . . . . . . . . . . . 43

Các chất ma túy thường gặp . . . . . . . . 14


Ma túy an thần . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 N
Ma túy gây ảo giác. . . . . . . . . . . . . .17
Người nghiện ma túy . . . . . . . . . . . . . . . 53
Ma túy gây kích thích . . . . . . . . . . . 15
Doãn Trung Dũng . . . . . . . . . . . . . . 53
Nguyễn Trung Thành . . . . . . . . . . . 54
G Người sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 Sức khỏe . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Hạnh phúc gia đình . . . . . . . . . . . . . 21 Tinh thần. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20
Kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 Người vận chuyển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
Tuyến phía Bắc . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
H Nguồn gốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
Nguyên nhân nghiện . . . . . . . . . . . . . . . . 27
Hình thức cai nghiện . . . . . . . . . . . . . . . . 43 Nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
Cai nghiện ma tuý tự nguyện . . . 46 Chỉ đạo của Đảng . . . . . . . . . . . . . . . 39
Cai nghiện tại cộng đồng . . . . . . . . 44 Luật Rhòng, chống ma túy . . . . . . 38
Cai nghiện tại gia đình . . . . . . . . . . 44 Phòng, chống ma túy . . . . . . . . . . . 39
Cai nghiện tại trung tâm . . . . . . . . 45 Nhận biết người nghiện . . . . . . . . . . . . . 28
Học sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 Học sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
72 CHỈ MỤC

P X
Phân loại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 Xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Hệ thần kinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13 Kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Luật pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 Trật tự an toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Mức độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Nguồn gốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

Q
Quá trình nghiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

S
Sơ kết nửa đầu 2018 . . . . . . . . . . . . . . . . 64

T
Tổ chức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
Hệ thống cơ quan . . . . . . . . . . . . . . . 63
Khen thưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Lãnh đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
Thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
Sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
Sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Thông tin cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Trách nhiệm chung. . . . . . . . . . . . . . . . . .35
Các đoàn thể chính trị . . . . . . . . . . 35
Cơ quan tổ chức . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam . . . . 37
Nhà trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Trường hợp cụ thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Bị khống chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Người lạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
Người thân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Trẻ em bị khống chế . . . . . . . . . . . . 33

V
Vận chuyển
Đường hàng không . . . . . . . . . . . . . . 60
Tuyến Bắc miền Trung . . . . . . . . . . 58
Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
Cai nghiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
Sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
Tội phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

You might also like