You are on page 1of 26

KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ

I. KHÁNG NGUYÊN
Kháng nguyên là những chất có khả năng kích thích sinh ra một đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu. Các đặc điểm phân tử của kháng nguyên và ảnh hưởng của những
đặc điểm này lên sự hoạt hóa miễn dịch có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
hiểu biết về các đáp ứng miễn dịch. Một số cấu trúc phân tử của kháng nguyên
được các tế bào lympho B nhận diện, một số khác lại được tế bào lympho T nhận
diện.
Kháng nguyên là những phân tử lạ hoặc vật lạ, thường là các protein, khi xâm
nhập vào cơ thể thì có khả năng kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu chống lại chúng.
Sự phân biệt “lạ - quen” là mấu chốt quyết định để cơ thể có thể sinh ra đáp
ứng miễn dịch chống lại kháng nguyên hay không. Một vật hay một phân tử có
được coi là lạ thì cơ thể mới có đáp ứng miễn dịch chống lại nó. Các tình huống
mà hệ thống miễn dịch coi là một vật là kháng nguyên bao gồm:
 Những vật có nguồn gốc di truyền khác với cơ thể nên chúng có cấu trúc khác
với các cấu trúc mà cơ thể có. Sự nhận biết những gì là của chính bản thân mình
xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển bào thai, ngay khi các tế bào lympho
chưa chín được tiếp xúc với các thành phần của bản thân cơ thể. Bất kỳ một phân
tử nào không được hệ thống miễn dịch tiếp xúc và nhận biết trong giai đoạn này
mà giai đoạn sau đó mới được tiếp xúc thì sẽ bị coi như không phải của bản thân
cơ thể đó- hay nói cách khác là lạ. Vì thế nếu đem các vật chất từ cơ thể có khác
biệt di truyền (từ sinh vật khác loài, hoặc từ cơ thể khác gen cùng loài) thì những
vật này sẽ có cấu trúc khác với cơ thể nên sẽ bị coi là lạ.
 Các protein hoặc tế bào của bản thân cơ thể túc chủ bị thay đổi cấu trúc nên từ
chỗ không lạ trở thành lạ. ví dụ như một số tế bào ung thư có kháng nguyên ung
thư là các cấu trúc bất thường so với tế bào lành; một số tế bào nhiễm virus làm
biến đổi cấu trúc protein mà nó tổng hợp ra; một số thuốc gắn vào các protein
của cơ thể làm biến đổi protein ấy đi và do đó nó trở thành protein lạ.
 Hệ thống miễn dịch bị rối loạn mất khả năng nhận dạng ra các cấu trúc của
chính bản thân cơ thể mình và cảm nhận nhầm là lạ- mặc dù các cấu trúc này vẫn
hoàn toàn bình thường. Trường hợp nhận nhầm này là nguyên nhân của một số
bệnh tự miễn.
 Một số yếu tố của bản thân như một số tế bào của nhãn cầu hay của tinh hoàn.
Bình thường chúng nằm ở những vị trí đặc ưu cách biệt với hệ thống miễn dịch
của cơ thể. Một khi nhãn cầu hay tinh hoàn bị chấn thường thì các thành phân
của các cơ quan này được giải phóng ra khỏi vị trí đặc ưu, nên được tiếp xúc với
hệ thống miễn dịch. Chúng sẽ bị coi là lạ vì hệ thống miễn dịch chưa tiếp xúc với
chúng bao giờ và sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại chúng. Đây là nguyên

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


nhân của các trường hợp teo nhãn cầu hay tinh hoàn lành sau khi chấn thương
đụng dập bên đối diện mà không phẫu thuật cắt bỏ bên chấn thương kịp thời.
1. Tính sinh miễn dịch và tính kháng nguyên
Tính sinh miễn dịch và tính kháng nguyên là hai phạm trù liên quan đến
nhau nhưng khác hẳn nhau.
Tính sinh miễn dịch (immunogenicity) là khả năng kích thích sinh ra đáp ứng
miễn dịch dịch thể hoặc đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đặc hiệu với
kháng nguyên:
Kháng nguyên + Tế bào lympho B  Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Kháng nguyên + Tế bào lympho T  Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế
bào
Với ý nghĩa này, có thể gọi các kháng nguyên chính xác hơn là chất sinh
miễn dịch (immunogen).
Tính kháng nguyên (antigenticity) là khả năng kết hợp một cách đặc hiệu của
kháng nguyên với các sản phẩm cuối cùng của các đáp ứng trên (tức là với các
kháng thể trong đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc các thụ thể của tế bào lympho
T dành cho kháng nguyên trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào).
Mặc dù tất cả các phân tử có tính sinh miễn dịch thì đều có tính kháng
nguyên. Nhưng ngược lại không phải bất kỳ một phân tử nào có tính kháng
nguyên thì cũng đều có tính sinh miễn dịch. Một số phân tử được gọi là hapten
có tính kháng nguyên nhưng bản thân chúng không có khả năng kích thích sinh
ra một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Nói một cách khác, các hapten có tính kháng
nguyên nhưng không có tính sinh miễn dịch. Khi hapten được gắn với một
protein thích hợp nào đó thì phức hợp protein-hapten này lại trở nên có tính sinh
miễn dịch, và đáp ứng miễn dịch do phức hợp này kích thích sinh ra chủ yếu là
chống lại và mang tính đặc hiệu với phần hapten; phân tử protein gắn với hapten
như vậy được gọi là protein tải (carrier protein). Như vậy phức hợp hapten-
protein tải là chất sinh miễn dịch hoàn chỉnh với hai yêu cầu cần và đủ là tính
kháng nguyên (do hapten cung cấp) và tính sinh miễn dịch (protein tải cung cấp).
Thuốc, các hormone peptid và các hormone steroid có thể hoạt động như các
hapten.
2. Quyết định kháng nguyên
Các tế bào miễn dịch không phản ứng hoặc không nhận diện toàn bộ phân
tử kháng nguyên mà chúng chỉ nhận diện những vị trí nhất định trên phân tử
kháng nguyên. Những vị trí đó được gọi là các quyết định kháng nguyên hay
epitope. Đây là những vùng hoạt động về phương diện miễn dịch của một kháng
nguyên. Chính quyết định kháng nguyên (chứ không phải cả phân tử kháng
nguyên) tương tác với các thụ thể dành cho kháng nguyên ở trên bề mặt tế bào
lympho để hoạt hóa chúng làm khởi động các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Một
khi đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được tạo ra thì các sản phẩm của các đáp ứng ấy

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


phản ứng với các kháng nguyên bằng cách tìm và gắn vào các quyết định kháng
nguyên.
Một phân tử kháng nguyên có thể có một loại quyết định kháng nguyên (gọi
là kháng nguyên đơn giá), có thể có từ hai loại quyết định kháng nguyên khác
nhau trở lên (gọi là kháng nguyên đa giá). Giữa các phân tử kháng nguyên có thể
khác nhau có thể có một số quyết định kháng nguyên giống nhau được gọi là
quyết định kháng nguyên phản ứng chéo.

Các kháng nguyên đều là những dạng vật chất hữu hình có cấu trúc không
gian ba chiều. Khi kháng nguyên còn ở trạng thái nguyên vẹn sẽ có một số quyết
định kháng nguyên lộ ra trên bề mặt kháng nguyên. Các quyết định kháng
nguyên này được gọi là quyết định kháng nguyên lộ diện. Trong quá trình kháng
nguyên xâm nhập vào cơ thể, một số kháng nguyên sẽ bị phá hủy thành các
mảng kháng nguyên. Điều này làm xuất hiện thêm các quyết định kháng nguyên
vốn ẩn bên trong nay mới lộ ra cho các tế bào và phân tử miễn dịch nhận diện.
Các quyết định kháng nguyên ấy được gọi là quyết định kháng nguyên ẩn diện.
Có sự khác nhau căn bản trong quá trình các tế bào lympho T và lympho B
nhận dạng kháng nguyên. Cả hai loại tế bào này đều sử dụng các thụ thể dành
cho kháng nguyên để nhận diện các quyết định kháng nguyên có ở mỗi kháng
nguyên. Các tế bào lympho B nhận diện các kháng nguyên hòa tan ở dạng cấu
trúc nguyên thủy không qua quá trình xử lý kháng nguyên. Như vậy các quyết
định kháng nguyên mà tế bào lympho B nhận diện phải là các quyết định kháng
nguyên lộ diện. Về cấu trúc thì chúng có thể là các quyết định kháng nguyên
mạch thẳng cũng có thể là các quyết định kháng nguyên lập thể. Ngược lại, các
tế bào lympho T không nhận diện các quyết định kháng nguyên trên bề mặt
kháng nguyên nguyên thủy mà nhận diện các quyết định kháng nguyên có bản
Lê Trung Lâm - CH23 - Hup
chất là các mảnh peptide của kháng nguyên đã được xử lý và gắn vào các phân
tử MHC trên bề mặt của các tế bào trình diện kháng nguyên (APC). Vì là các
quyết định kháng nguyên đã qua xử lý nên quyết định kháng nguyên mà tế bào
lympho T nhận diện chỉ là các quyết định kháng nguyên mạch thẳng nằm trong
đoạn peptide đã qua xử lý ấy. Các quyết định kháng nguyên này có thể nằm lộ
diện trên bề mặt phân tử kháng nguyên ở cấu trúc không gian nguyên thủy hoặc
nằm ẩn diện bên trong phân tử kháng nguyên khi kháng nguyên bị xử lý phân cắt
thành các mảnh nhỏ thì chúng mới lộ ra.
3. Số phận kháng nguyên
Để cho các tế bào lympho T có thể nhận diện được kháng nguyên thì các
kháng nguyên đều phải được xử lý phân cắt thành các mảnh nhỏ chứa các quyết
định kháng nguyên. Các mảnh peptide kháng nguyên sau đó được gắn vào các
phân tử MHC, là các phân tử có chức năng trình diện các peptide kháng nguyên
ra bề mặt tế bào cho các tế bào lympho T đến nhận diện để khởi động các đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu. Các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu sau khi được tạo ra sẽ
tân công loại bỏ kháng nguyên. Nếu đáp ứng miễn dịch không được tạo ra hoặc
tạo ra không đủ mạnh thì kháng nguyên sẽ tồn tại trong cơ thể túc chủ. Trong
trường hợp kháng nguyên là các vi sinh vật xâm nhập, chúng có thể nhân lên và
gây bệnh.
Có sự khác nhau về cách thức bắt giữ, xử lý và trình diện các kháng nguyên
có nguồn gốc ngoại lai hay kháng nguyên nội tại. Các kháng nguyên ngoại lai
được các tế bào trình diện kháng nguyên APC thâu tóm vào trong các bọng rồi
xử lý thành các mảnh peptide, sau đó các peptide này sẽ được các phân tử MHC
lớp II trình diện ra bề mặt tế bào để cho tế bào lympho TCD4+ nhận diện. Ngược
lại, các kháng nguyên nội tại xuất hiện ở trong bào tương của các tế bào có nhân
sẽ được xử lý thành các mảnh peptide và sau đó được các phân tử lớp MHC lớp I
trình diện ra bề mặt tế bào để cho tế bào lympho TCD8+ nhận diện. Hai hình
thức xử lý kháng nguyên như vậy được thực hiện nhờ các bào quan và các
protein khác nhau. Các bào quan và protein này được thiết kế để tiếp nhận tất cả
các protein có nguồn gốc bất kỳ từ môi trường bên ngoài hay bên trong tế bào.
Sự phân luồng thành hai hình thức xử lý kháng nguyên như vậy cũng là để đảm
bảo rằng các loại tế bào lympho T khác nhau sẽ nhận diện các kháng nguyên từ
các khu vực khác nhau để khởi động các đáp ứng miễn dịch khác nhau sao cho
hiệu quả nhất để loại bỏ kháng nguyên.
3.1. Phân tử MHC
Có hai loại phân tử MHC được gọi là phân tử MHC lớp I và phân tử MHC
lớp II. Đây là các protein trên màng tế bào được mã hóa bởi các gen nằm trong
phức hợp gen hòa hợp mô chủ yếu (major histocompatibility complex - MHC)
trên nhiễm sắc thể số 6. Để tránh nhầm lẫn giữa một bên là phức hợp gen và một
bên là phân tử protein, có thể thống nhất thuật ngữ “phức hợp MHC” chỉ phức

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


hợp gen trong locus MHC còn “phân tử MHC” là chỉ các phân tử protein do
các gen của phức hợp MHC mã hóa.
Mặc dù thành phần chi tiết của các phân tử MHC lớp I khác với phân tử
MHC lớp II nhưng về cấu trúc tổng thể thì chúng rất giống nhau. Ở đầu tận N
của mỗi phân tử MHC đều chứa một rãnh gắn peptide, nơi peptide kháng nguyên
được gắn vào đó để trình diện cho các tế bào lympho.
Mỗi phân tử MHC lớp I có một chuỗi α gắn không đồng hóa trị vào một
phân tử β2-microglobulin. Phân tử β2-microglobulin được mã hóa bởi một gen
nằm ngoài phức hợp MHC. Các domain α1 và α2 ở đầu tận N của chuỗi α của
phân tử MHC lớp I tạo nên một rãnh gắn peptide có kích thước đủ lớn để có thể
tiếp nhận các peptide (quyết định kháng nguyên của kháng nguyên) có kích
thước từ 8 đến 11 acid amine. Đáy của rãnh gắn kháng nguyên là vùng gắn
peptide để trình diện cho các tế bào lympho T còn thành bên và mép trên của
rãnh là những vùng tiếp xúc với thụ thể của tế bào lympho T. Domain α3 thì
chứa vị trí kết hợp của phân tử CD8, một đồng thụ thể của tế bào lympho T.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


Mỗi phân tử MHC lớp II gồm có 2 chuỗi là các chuỗi α và chuỗi β. Những
vùng ở đầu N tận của hai chuỗi này (tức là các domain α1 và β1) tạo nên rãnh
gắn peptide có kích thước đủ để tiếp nhận các peptide (quyết định kháng nguyên
của kháng nguyên) có kích thước từ 10 đến 30 acid amine. Domain β2 thì chứa
vị trí kết hợp của phân tử đồng thụ thể của tế bào lympho T là CD4.
Các phân tử MHC lớp I có ở trên tất cả các tế bào có nhân còn các phân tử
MHC lớp II thì chủ yếu chỉ có trên các tế bào trình diện kháng nguyên như các tế
bào có tua, các đại thực bào và các tế bào lympho B.
3.2. Bắt giữ, xử lý và trình diện kháng nguyên ngoại lai
Các kháng nguyên ngoại lai xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữ bởi các tế
bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp và sau đó được tập trung vào các cơ
quan lympho ngoại vi. Tại đây chúng sẽ bị các tế bào trình diện kháng nguyên-
APC xử lý thành các peptide kháng nguyên. Các peptide kháng nguyên sau đó
được gắn vào các phân tử MHC lớp II rồi được đưa ra trình diện ở bề mặt tế bào
cho các tế bào lympho TCD4+ đến nhận diện để khởi động các đáp ứng miễn
dịch.
Các vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da (do tiếp xúc hay vết
thương), qua đường tiêu hóa (do nuốt vào), và qua đường hô hấp (do hít vào).
Một số vi sinh vật có thể do các côn trùng tiêm vào cơ thể rồi vào vòng tuần
hoàn khi chúng đốt hoặc cắn. Toàn bộ các mặt giáp ranh giữa cơ thể và môi
trường bên ngoài được che phủ bởi hệ thống các biểu mô liên tục có chứ cnawng
như một hàng rào sinh lý bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Các biểu mô có chứa
một quần thể các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp thuộc dòng tế
bào có tua. Các tế bào có tua bắt giữ các kháng nguyên của vi sinh vật xâm nhập
qua biểu mô bằng các hình thức như thực bào (phagocytosis) đối với một số
kháng nguyên hữu hình và ẩm bào (pinocytosis) đối với các kháng nguyên hòa
tan. Sau khi bắt giữ được kháng nguyên, các tế bào có tua sẽ thoát ra khỏi biểu
mô để di chuyển vào các hạch lympho tới các hạch lympho khu vực tiếp nhận
dịch lympho từ khu vực biểu mô đó. Các kháng nguyên hòa tan ở trong dịch
lympho được thâu nạp bởi các tế bào có tua cư trú trong các hạch lympho, các
kháng nguyên trong máu thì về cơ bản cũng được thâu nạp theo cách tương tự
bởi các tế bào có tua của lách.
Kháng nguyên ở trong tế bào sẽ được xử lý thành các mảnh peptide nhỏ
chứa các quyết định kháng nguyên để giới thiệu cho các tế bào lympho nhằm tạo
ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với từng quyết định kháng nguyên. Các kháng
nguyên ngoại lai được các tế bào trình diện kháng nguyên thâu tóm vào trong các
bọng rồi xử lý thành các peptide, sau đó các peptide này sẽ được gắn vào các
phân tử MHC lớp II để trình diện ra bề mặt tế bào cho tế bào lympho TCD4+
nhận diện. Đây là quá trình nhận diện kép trong đó tế bào lympho TCD4+ sử
dụng thụ thể dành cho kháng nguyên (TCR) để nhận diện mảnh peptide quyết

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


định kháng nguyên, và sử dụng phân tử CD4 để nhận diện phân tử MHC lớp II
trên các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp. Chỉ khi cả hai thành tố
trên nhận diện ra các yếu tố tương ứng thì quá trình hoạt hóa lympho T mới xảy
ra.

3.3. Xử lý và trình diện kháng nguyên nội tại


Kháng nguyên nội tại là các kháng nguyên xuất hiện trong bào tương của
các tế bào, do chính các tế bào của cơ thể tạo ra. Đây là các kháng nguyên virus
hoặc kháng nguyên ung thư được sinh ra ngay trong bào tương do các gen mã
hóa các kháng nguyên này là gen ung thư hoặc gen của virus đã được cài cắm
vào bộ gen của tế bào, bắt tế bào tổng hợp ra protein của virus. Vì thế, dù là do
chính tế bào tạo ra nhưng đây vẫn là các protein lạ đối với cơ thể. Đối ngược với
các kháng nguyên ngoại lai, các kháng nguyên nội tại sẽ được xử lý thành các
peptide và sau đó được gắn các phân tử MHC lớp I để trình diện ra bề mặt tế bào
cho các tế bào lympho TCD8+ nhận diện. Đây là quá trình nhận diện kép trong
đó tế bào TCD8+ sử dụng thụ thể dành cho kháng nguyên để nhận diện mảnh
peptide quyết định kháng nguyên, và sử dụng phân tử CD8 để nhận diện phân tử
MHC lớp I trên các tế bào có nhân của cơ thể bị ung thư hay nhiễm virus làm
xuất hiện các kháng nguyên nội tại. Chỉ khi hai thành tố trên nhận diện ra các
yếu tố tương ứng thì quá trình hoạt hóa tế bào lympho TCD8+ mới xảy ra. Quá

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


trình này sẽ dẫn đến khởi động đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu gây
độc CD8+.
3.4. Ý nghĩa của việc trình diện kháng nguyên bên cạnh các phân tử MHC
Hệ thống xử lý và trình diện kháng nguyên được phân luồng và vận hành
một cách chính xác như trên có vai trò quan trọng trong việc kích thích các đáp
ứng miễn dịch. Con đường xử lý kháng nguyên ngoại lai và trình diện kháng
nguyên của chúng bởi phân tử MHC lớp II diễn ra chỉ ở các tế bào trình diện
kháng nguyên; còn con đường xử lý kháng nguyên nội tại và trình diện kháng
nguyên của chúng bởi phân tử MHC lớp I thì có thể diễn ra ở tất cả các tế bào có
nhân. Việc tồn tại hai con đường như vậy là để cho hệ thống miễn dịch có thể
chống trả một cách có hiệu quả nhất đối với các vi sinh vật ngoại bào và các vi
sinh vật nội bào.
Các vi sinh vật ngoại bào bị bắt giữ bởi các tế bào trình diện kháng nguyên,
sau đó được trình diện bởi các phân tử MHC lớp II. Chỉ có các tế bào trình diện
kháng nguyên mới có khả năng nhập nội bào các kháng nguyên ngoại lai, nên chỉ
các tế bào này mới bộc lộ các phân tử MHC lớp II. Do tính đặc hiệu của phân tử
CD4 với phân tử MHC lớp II nên các peptide được trình diện bởi phân tử MHC
lớp II sẽ được nhận diện bởi các tế bào lympo TCD4+ là các tế bào có chức năng
như những tế bào lympho T hỗ trợ. Các tế bào lympho T hỗ trợ này sẽ hỗ trợ các
tế bào lymho B tạo ra kháng thể, hỗ trợ các đại thực bào nuốt và phá hủy vi sinh
vật. Như vậy, việc phân luồng trình diện kháng nguyên ngoại lai cho phân tử
MHC lớp II đã định hướng hoạt hóa hai cơ chế hữu hiệu nhất để loại bỏ các vi
sinh vật ngoại bào và các vi sinh vật đã bị các tế bào thực bào ăn vào. Tuy nhiên,
cả hai cơ chế trên đều không có tác dụng đối với các vi sinh vật nội bào như
virus nhiễm vào và nhân lên bên trong bào tương của các tế bào túc chủ. Hơn thế
nữa, tất cả các tế bào có nhân đều có thể bị nhiễm với một số virus hoặc chuyển
thành tế bào ung thư. Như vậy tất cả các tế bào có nhân đều có có cơ chế xử lý
các kháng nguyên nội tại xuất hiện ở trong bào tương, và do vậy tất cả các tế bào
có nhân đều cần có phân tử MHC lớp I. Các peptide gắn với các phân tử MHC
lớp I được nhận diện bởi các tế bào lympho TCD8+ là các tế bào sẽ biệt hóa
thành các lympho T gây độc. Tế bào lympho T gây độc sẽ giết chết tế bào bị
nhiễm virus và tế bào ung thư. Như vậy, đáp ứng miễn dịch bảo vệ được tối ưu
hóa bằng cách liên kết các đặc điểm của việc trình diện kháng nguyên và nhận
diện kháng nguyên bởi các tế bào lympho T.
II. KHÁNG THỂ
Các kháng thể (antibody) hay còn gọi là các globulin miễn dịch
(immunoglobulin - ám chỉ thành phần cung cấp khả năng miễn dịch nằm ở phần
globulin của huyết thanh khi phân tích bằng điện di) là những phân tử protein
hoạt động như những thụ thể trên bề mặt tế bào lympho B để nhận diện kháng
nguyên hoặc như những sản phẩm tiết của tế bào plasma. Về nguồn gốc, tế bào

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


plasma chính là tế bào lympho B sau khi đã nhận diện kháng nguyên, hoạt hóa
và biệt hóa thành. Những kháng thể do tế bào plasma tiết ra có tính đặc hiệu với
kháng nguyên giống hệt như tính đặc hiệu của phân tử kháng thể trên bề mặt tế
bào lympho B đóng vai trò là thụ thể dành cho kháng nguyên đã nhận diện kháng
nguyên ban đầu . Các kháng thể này sẽ lưu hành trong máu và bạch huyết, chúng
hoạt động như những thành phần thực hiện của đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng
cách phát hiện và trung hòa hoặc loại bỏ các kháng nguyên.
1. Cấu trúc cơ bản của kháng thể
1.1. Cấu trúc chung
Phân tử IgG bao gồm hai chuỗi nặng giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ giống
hệt nhau được liên kết bằng các cầu disulfua (-S-S-) hình thành phân tử dạng chữ
Y. Bản chất 4 chuỗi là các chuỗi polypeptide ngắn. Enzyme papain phân cắt
ngay phía trên cầu disulfua liên chuỗi giữa hai chuỗi nặng còn enzyme pepsin thì
phân cắt ngay phía dưới cầu disulfua này. Khi sử dụng mercaptoethanol để khử
và alkyl hóa sẽ cho phép ta tách riêng được các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ.

1.2. Các chuỗi nhẹ và chuỗi nặng

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


Mỗi phân tử kháng thể ở dạng đơn phân được cấu tạo từ 4 chuỗi
polypeptide bao gồm 2 chuỗi nhẹ (chuỗi L) giống hệt nhau và 2 chuỗi nặng
(chuỗi H) giống hệt nhau. Mỗi chuỗi nhẹ được nối với chuỗi nặng bởi một cầu
disulfide (-S-S-) và các liên kết không đồng hóa trị như các liên kết hydro, liên
kết kỵ nước. Tương tự như vậy, hai chuỗi nặng cũng được nối với nhau bằng các
liên kết không đồng hóa trị và các cầu disulfide. Số lượng cầu disulfide và vị trí
chính xác mà chúng nối kết các chuỗi nặng với nhau thay đổi thùy theo lớp và
lớp nhỏ kháng thể.
Có hai loại chuỗi nhẹ là kappa (κ) và lambda (λ). Còn chuỗi nặng lại có 5
loại (γ, μ, α, δ, ε).
Các chuỗi nặng khác nhau về tính chất kháng nguyên, số lượng
carbohydrate có trong một chuỗi và kích thước của chuỗi. Điều quan trọng là sự
khác nhau ấy tạo nên sự khác nhau về hoạt tính sinh học của phân tử kháng thể
mà chúng tạo thành, và vì thế 5 loại chuỗi nặng khác nhau đã tạo nên 5 lớp
kháng thể khác nhau tương ứng là IgG, IgM, IgA, IgD, IgE.
Khi phân tích kỹ hơn chuỗi nặng thuộc loại γ người ta thấy mặc dù trọng
lượng phân tử như nhau nhưng có sự khác nhau chút ít về trình tự các acid amine
giữa các chuỗi thuộc loại này dẫn đến sự phân chia chuỗi γ thành 4 loại nhỏ là γ1,
γ2, γ3, γ4. Kết quả là lớp kháng thể IgG cũng được phân thành các lớp nhỏ hay
dưới lớp là IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Tương tự như vậy, chuỗi α cũng có hai loại
là α1 và α2 cấu tạo nên hai lớp nhỏ IgA tương ứng là IgA1, IgA2. Các chuỗi μ, δ
và ε thì chỉ có một loại.

1.3. Vùng biến đổi và vùng hằng định


1.4. Các domain
1.5. Vùng bản lề
2. Các lớp kháng thể

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


IgG IgM IgA IgD IgE
- có nồng độ cao - có trong - miễn dịch - có ở màng - có trong
nhất trong huyết huyết tương, chống nhiễm lympho B huyết tương.
thanh, chiếm sản xuất khuẩn + biệt hóa (tế
- vai trò miễn
khoảng 80% tổng nhiều ở lần virus: ngưng bào plasma).
dịch chống
lượng globulin tiếp xúc đầu tụ, trung hòa.
- cho đến nay ký sinh trùng
miễn dịch trong tiên với
- tỉ lệ: 10- chưa rõ hết + dị ứng:
huyết thanh. IgG kháng
15% tổng chức năng
cũng là lớp kháng nguyên. + tác dụng
lượng kháng sinh học của
thể chiếm lượng tỷ tăng tính
- miễn dịch thể trong IgD. IgD
lệ cao nhất trong thấm mao
chống nhiễm huyết thanh, xuất hiện
dịch lympho, dịch mạch giúp
khuẩn + nhưng nó là cùng với IgM
não tủy, và trong cho các
virus: ngưng lớp kháng trên bề mặt
dịch ổ bụng. kháng thể
tụ, trung hòa thể chính các tế bào
trog máu và
- cấu trúc là 1 các độc tố. trong dịch lympho B
các đại thực
monomer gồm 2 IgM có hiệu ngoại tiết biệt hóa và
bào dễ dàng
chuỗi nặng γ và 2 quả hơn IgG như nước được coi là
lọt qua thành
chuỗi nhẹ hoặc κ trong việc bọt, nước một marker
mạch để đến
hoặc λ hoạt hóa bổ mắt, dịch chỉ điểm cho
những nơi
thể, bởi vì sự nhầy khí phế tế bào
- sản xuất ít ở lần mà kháng
hoạt hóa bổ quản, đường lympho B
tiếp xúc đầu tiên nguyên có
thể theo con tiết niệu sinh biệt hóa.
với kháng nguyên. thể xâm nhập
đường cổ dục, đường Giống như
vào cơ thể
- hoạt tính sinh điển đòi hỏi tiêu hóa. IgM, IgD
(da, niêm
học: phải có 2 trên bề mặt tế
- đặc biệt, mạc).
+ IgG1, IgG3 và vùng Fc của bào lympho
IgA là kháng
IgG 4 có thể vận kháng thể B cũng đóng + IgE đặc
thể chính có
chuyển dễ dàng nằm rất gần vai trò là thụ hiệu với
trong sữa mẹ
Lê Trung Lâm - CH23 - Hup
qua nhau thai và nhau, phân tử giúp bảo vệ thể của tế kháng
đóng vai trò trong IgM có cấu trẻ sơ sinh bào lympho nguyên của
việc bảo vệ thai trúc pentamer trước các tác B dành cho KST, bám
phát triển. nên đã đáp nhân gây kháng lên KST,
ứng được bệnh đường nguyên. đồng thời
+ hoạt hóa bổ thể:
điều này. Vì ruột. bạch cầu ái
IgG3>IgG1>IgG2, - tỉ lệ: <1%
vậy chúng toan lại có
còn IgG4 không
hoạt hóa bổ thụ thể dành
có khả năng hoạt
thể mạnh hơn cho Fc của
hóa bổ thể.
IgG có cấu IgE  bạch
+ IgG cũng hoạt trúc cầu ái toan
động như 1 kháng monomer. tiếp xúc được
thể opsonin tạo với các
- tỉ lệ: chiếm
thuận lợi cho hoạt kháng
5-10% tổng
động thực bào và nguyên KST
lượng
tiêu diệt kháng bị phủ kháng
globulin miễn
nguyên, do chúng thể IgE, tiết
dịch huyết
có thể gắn vào thụ các chất độc
thanh, có
thể dành cho Fc để tiêu diệt
nồng độ
có trên bề mặt các KST.
khoảng
tế bào làm nhiệm
1,5mg/ml. - tỉ lệ: <1%;
vụ thực bào.
nồng độ
trong huyết
thanh khoảng
0,3μg/ml
nhưng có
hoạt động
sinh học rất
mạnh.

3. Chức năng sinh học của kháng thể

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


3.1. Trung hòa vi sinh vật và các độc tố.
3.2. Opsonin hóa tạo thuận lợi cho hoạt động thực bào.
3.3. Gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể.
3.4. Hoạt hóa bổ thể
3.5. Ngưng tập và kết tủa kháng nguyên
3.6. Chuyển qua nhau thai và thành ruột từ mẹ sang con
4. Kháng thể đa dòng và kháng thể đơn dòng
Mỗi kháng nguyên thường có nhiều quyết định kháng nguyên và do vậy có
thể kích thích tăng sinh và biệt hóa nhiều tế bào lympho B khác nhau (trong đó
mỗi tế bào lympho B đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên) thành nhiều
dòng tế bào lympho B biệt hóa (tế bào plasma) tạo kháng thể. Vì thế các kháng
thể được tạo ra trong huyết thanh là một hỗn hợp kháng thể do nhiều dòng tế bào
plasma chế tiết, mỗi dòng đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên khác nhau.
Loại kháng thể này được gọi là kháng thể đa dòng (polyclonal antibody).
Nếu tách riêng được từng tế bào lympho B đặc hiệu với từng quyết định
kháng nguyên riêng biệt cho nhân lên thành từng dòng tế bào plasma riêng rẽ
chúng ta sẽ có các chế phẩm kháng thể được tạo ra bởi chỉ một dòng tế bào
plasma đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên duy nhất. Loại kháng thể này
được gọi là kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody).
Kháng thể đa dòng có tác dụng khu trú, opsonin hóa tạo thuận lợi cho hoạt
động thực bào và tham gia hoạt hóa bổ thể làm tan kháng nguyên rất tốt, và do
vậy có tác dụng tốt bảo vệ cơ thể in vivo. Tuy nhiên, do tính phản ứng chéo với

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


các quyết định kháng nguyên giống nhau hoặc gần giống nhau trên các quyết
định kháng nguyên khác nhau, nên khi sử dụng kháng thể đa dòng cho mục đích
chẩn đoán dễ dẫn đến dương tính giả cho kết quả nhầm lẫn; hoặc khi dùng cho
mục đích điều trị thì sẽ không có tính chọn lọc cao (chẳng hạn muốn tiêu diệt tế
bào bệnh lại ảnh hưởng cả tế bào lành). Vì thế trong nghiên cứu, chẩn đoán
invitro và điều trị chọn lọc thì các kháng thể đơn dòng có ưu điểm hơn và
thường được sử dụng hơn.
4.1. Vai trò và ứng dụng của kháng thể đơn dòng
Kháng thể đơn dòng là công cụ hữu ích trong nhiều nghiên cứu y sinh và
có giá trị kinh tế cũng như giá trị y học rất lớn, một số lượng lớn kháng thể đơn
dòng đã được ứng dụng cho chẩn đoán, trị liệu và các xét nghiệm có độ nhạy cao.
 Xác định hormon: xác định mức hormon trong máu, nước tiểu, nước bọt
để chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến nội tiết như định lượng các hormon
LH, FSH, progesteron, ostrogen.
 Phân loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh.
 Trong dược học: nghiên cứu PK của thuốc. Dùng phát hiện các thuốc bị
cấm sử dụng (doping, các chất gây nghiện), các chất độc hại với cơ thể tồn dư
trong lương thực, thực phẩm.
 Trong ghép tủy xương: sau khi cấy ghép tủy xương, muốn tránh hiện
tượng thải ghép, người ta phải sử dụng thuốc chống thải ghép làm ức chế hệ
miễn dịch dễ dẫn đến hệ thống miễn dịch bị tê liệt, cơ thể dễ nhiễm bệnh. Đưa
mAb đặc hiệu có tính định hường vào cơ thể, chúng chỉ ức chế các yếu tố gây
hiện tượng thải ghép mà không ức chế toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể, vì
vậy mà sức đề kháng của cơ thể ít bị suy giảm hơn.
 Thử thai: khi một người mang thai, hormon HCG được bài tiết qua nước
tiểu. Dung dịch mAb kháng HCG liên kết với một enzyme sẽ bị biến đổi màu khi
có sự hiện diện của HCG. Do đó, khi cho dung dịch này vào ống nghiệm đựng
nước tiểu nếu có sự đổi màu thì có thai và ngược lại.
 Trong bệnh tim mạch: Tơ myosin là một loại tơ cơ cấu thành nên các tế
bào cơ. Một phần myosin của cơ tim bị phá hủy sau cơn nhồi máu. Bằng cách
tiêm mAb đáp ứng với myosin ta có thể xác định được số lượng myosin mất để
đánh giá tình trạng tổn thương tim. Kháng thể đơn dòng được dùng để xác định
vị trí cục máu đông trong cơ thể bệnh nhân bằng cách gắn vào sợi fibrin khi có
cục máu đông. Việc này giúp các bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.
 Trong việc chống thải loại mô ghép: mAb giúp xác định mô người cho có
tương thích với người nhận hay không và ngăn ngừa hệ thống miễn dịch của
bệnh nhân thải loại mô ghép.
 Trong lĩnh vực chẩn đoán: sản xuất các que thử nhanh, kit ELISA chẩn
đoán nhanh (dựa trên phản ứng ngưng kết kháng nguyên và kháng thể).
 Xác định nhóm máu hệ ABO và Rh.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


4.2. Sản xuất kháng thể đơn dòng
a) Nguyên tắc tạo mAb (nguyên lý sản xuất kháng thể đơn dòng)
Kháng thể đơn dòng được tạo ra bằng cách lai tế bào lympho B đã biệt hóa
(tế bào plasma) sinh kháng thể với tế bào myeloma (tế bào u tủy xương hay dòng
tế bào huyết thanh) tạo ra tế bào lai – “hybridomas” mang đặc điểm của cả hai
loại tế bào trên là: vừa có khả năng sống mãi (do đặc điêm của tế bào ung thư)
vừa chế tiết kháng thể (do mang đặc điểm của tế bào plasma). Tế bào lai này có
thể nhân lên thành một dòng với số lượng không hạn chế và chúng ta sẽ có một
lượng lớn kháng thể đơn dòng đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên. Các
kháng thể đơn dòng này có thể dùng cho nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị với
độ đặc hiệu và tính chọn lọc cao.
b) Các bước trong qui trình sản xuất kháng thể đơn dòng
 Bước 1: gây miễn dịch trên chuột với kháng nguyên đặc hiệu (tiêm các tế
bào khối u) để kích thích các tế bào lympho B tạo ra các loại kháng thể khác
nhau chống lại khối u.
Sau vài tuần, thu máu từ chuột, định lượng kháng thể trong huyết thanh và
khi hiệu giá kháng thể đủ cao, tiến hành thu lách chuột để tách tế bào lympho B.
Tế bào lympho B được phân lập từ lách chuột có enzym HGPRT
(Hypoxanthine guanine phosphoribosytransferase) và cũng có khả năng sản xuất
kháng thể, khi tiếp xúc với kháng nguyên (các tế bào khối u) thì nó sẽ biệt hóa
thành tế bào plasma (plasmacyte) sản xuất kháng thể.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


Sơ đồ qui trình tạo kháng thể đa dòng và kháng thể đơn dòng
 Bước 2: dung hợp tế bào lympho B và các tế bào myeloma bất hoạt được
chọn lọc. Sự kết hợp này sẽ tạo ra các tế bào lai “Hybridomas” vừa có đặc tính
chế tiết kháng thể (nhận được từ tế bào lympho), vừa có khả năng phân chia vô
hạn (nhận được từ tế bào myeloma).
Chọn lọc các tế bào myeloma bất hoạt bằng cách loại bỏ gen HGPRT
(Hypoxanthine guanine phosphoribosytransferase) và nuôi cấy trong môi trường
HAT (Hypoxanthine aminoteprin thymidine).
Sử dụng tá dược là polyethylen glycol (PEG) là chất có khả năng làm tan
màng tế bào tạo điều kiện cho tế bào lympho sản xuất kháng thể có thể kết hợp
được với tế bào myeloma tạo thành tế bào lai “hybridoma”.
 Bước 3: Khi tế bào lai nhân lên, tách riêng các tế bào lai “hybridomas”
thành từng dòng tế bào lai.
 Bước 4: Nuôi cấy các dòng tế bào lai thành các dòng tế bào sinh kháng thể
đơn dòng.
Có hai cách thức nuôi cấy phổ biến hiện nay:
1) Nuôi cấy invitro
2) Nuôi cấy invivo (tiêm dòng tế bào lai vào khoang bụng chuột).
4.3. Ví dụ về một thuốc là mAb
Ipilimumab (Yervoy®)
+ Bản chất: Kháng thể đơn dòng
+ Tác dụng: ức chế CTLA-4
+ Chỉ định: u hắc tố di căn (một loại ung thư da)
CÁC TCR
+ Là receptor của tế bào lympho T (T-cell receptor).
+ Giúp tế bào lympho T nhận diện kháng nguyên được trình diện bởi tế bào trình
diện kháng nguyên thông qua phân tử MHC.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


+ Bao gồm:
TcR nhận diện phức hợp KN đã liên kết với phân tử MHC lớp I (TC)
ThR nhận diện phức hợp KN đã liên kết với phân tử MHC lớp II (TH)
+ Có hai vị trí nhận diện kháng nguyên (đã được liên kết):
1) Các TCR của tế bào lympho T nhận diện KN được trình diện thông qua phân tử MHC.
Receptor TcR của tế bào lympho TCD8+ nhận diện kháng nguyên được trình diện bởi tế bào trình
diện kháng nguyên (tế bào đích, tế bào bệnh) thông qua phân tử MHC lớp I.
Receptor ThR của tế bào lympho TCD4+ nhận diện kháng nguyên được trình diện bởi tế bào trình
diện kháng nguyên (tế bào APC) thông qua phân tử MHC lớp II.
2) Các phân tử marker CD (còn gọi là đồng thụ thể) của tế bào lympho T nhận diện các phân tử
MHC.
Đây là quá trình nhận diện kép, trong đó tế bào T sử dụng TCR dành cho kháng nguyên để
nhận diện mảnh peptide quyết định kháng nguyên, và sử dụng các phân tử marker CD để nhận diện
phân tử MHC (lớp I/lớp II) trên các tế bào tế bào trình diện kháng nguyên. Chỉ khi hai thành tố trên
nhận diện ra các yếu tố tương ứng thì quá trình hoạt hóa tế bào lympho T mới xảy ra.
So sánh kháng thể Ig và TCR:
 Giống nhau:
+ Cấu trúc đều gồm hai chuỗi khác nhau và đều chia thành hai vùng: vùng ổn định (gắn vào màng tế
bào) và vùng biến đổi (là vùng gắn kháng nguyên).
+ Vị trí gắn kháng nguyên là heterodimer.
 Khác nhau:
TCR Ig
Chỉ là receptor làm nhiệm vụ gắn với kháng nguyên Vừa là receptor gắn với kháng nguyên, vừa là
để truyền tín hiệu vào trong tế bào. effector xử lý kháng nguyên.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


CÁC PHÂN TỬ MARKER CD VÀ ỨNG DỤNG
1. Các phân tử marker CD

+ Bản chất: glycoprotein xuyên màng, là các phân tử biểu hiện trên bề mặt của
nhiều loại tế bào miễn dịch như tế bào lympho T.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


+ Với tế bào lympho T: quan trọng nhất là phân tử CD4+ và CD8+, dùng để
phân biệt T với các tế bào khác; và giúp cho tế bào lympho T tiếp cận đúng với
tế bào trình diện kháng nguyên để khởi động đáp ứng miễn dịch. Cụ thể, các
phân tử CD4+, CD8+ có vai trò như là một đồng thụ thể của tế bào lympho T để
nhận diện các phân tử MHC trên bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên.
TH
TH1 CD4+ ĐƯMD TB (qua IL-2 và IFN)
TH2 CD4+ ĐƯMD DT (qua IL-4 và IL-10)
TC CD8+ Tiếp cận và gây độc trực tiếp tế bào đích.
+ Vai trò:
- Nhận diện các MHC trên các tế bào trình diện kháng nguyên;
- Là các đồng thụ thể của các tế bào lympho T nên CD4 và CD8 giúp phân biệt
các tế bào T: CD4 là đồng thụ thể của TCD4+; CD8 là đồng thụ thể của TCD8+;
- Các CD giúp tế bào T tiếp cận đúng với tế bào trình diện kháng nguyên
thông qua các phân tử trình diện kháng nguyên MHCs: CD4 nhận diện phân tử
MHC lớp II tại domain β2 thuộc chuỗi β của phân tử MHC lớp II đồng thời ThR
nhận diện mảnh peptide kháng nguyên được trình diện bởi phân tử MHC lớp II.
Tương tự, CD8 nhận diện phân tử MHC lớp I tại domain α3 thuộc chuỗi α của
phân tử MHC lớp I đồng thời TcR nhận diện mảnh peptide kháng nguyên được
trình diện bởi phân tử MHC lớp I  quá trình nhận diện kép trên nếu không
được đáp ứng thì quá trình hoạt hóa các tế bào lympho T cũng không thể xảy ra.
- Ngoài ra, có thể coi các CD và các MHC là các phân tử bám dính giúp cho
sự liên kết giữa tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào lympho T (nhận diện
kháng nguyên) chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
2. Ứng dụng các CD
Các marker CD được ứng dụng trong xét nghiệm miễn dịch đếm số lượng
tế bào lympho TCD4+ trong theo dõi hiệu quả điều trị HIV/AIDS dựa trên
nguyên lý phương pháp tách loại tế bào được kích hoạt bằng các hạt huỳnh
quang (Fluorescent Activated Cell Sorting - FACS).
Nếu CD4 cao  lượng virus thấp
Nếu CD thấp  lượng virus cao  hiệu quả điều trị thấp  cần điều chỉnh
liều lượng hoặc thay đổi liệu pháp điều trị.
Qua đó thiết lập các thời điểm quyết định cho điều trị bằng thuốc kháng virus,
theo dõi hiệu quả của các liệu pháp điều trị khác nhau. Đồng thời, có thể coi đây
như là một chỉ số tiên lượng quan trọng và là một tiêu chí để bắt đầu điều trị dự
phòng nhiễm trùng cơ hội.
Lê Trung Lâm - CH23 - Hup
Xét nghiệm tải lượng virus giúp đo lường hiệu quả các liệu pháp ARV trong
việc ức chế virus và có thể khuyến cáo các bác sĩ lâm sàng về sự cần thiết phải
điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi liệu pháp điều trị.

Nguyên lý phương pháp tách loại tế bào được kích hoạt bằng các hạt huỳnh
quang FACS:
Tế bào lympho TCD4+ sẽ có các kháng nguyên bề mặt đặc trưng là các phân
tử như CD4, CD3… Thông qua việc xác định sự hiện diện của CD4, người ta có
thể xác định sự có mặt cũng như số lượng và phần trăm các tế bào lympho
TCD4+ tương ứng.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


- Tạo kháng thể đặc hiệu với tế bào TCD4 và TCD8.
- Gắn kháng thể với các hạt huỳnh quang có màu khác nhau.
- Trộn với mẫu máu phân tích chạy qua mao quản có độ rộng cỡ độ rộng của 1
tế bào tạo thành dòng những giọt nhỏ, mỗi giọt nhỏ chứa một tế bào. Đồng thời,
chiếu laser qua mao quản trong quá trình chạy mẫu máu phân tích. Laser kích
thích các hạt phát huỳnh quang. Photodiod thu tín hiệu màu, và máy đếm màu tự
động cho kết quả số lượng tế bào các loại tế bào lympho T trong mẫu máu phân
tích.
- Mỗi giọt nhỏ chứa một tế bào có thể được cung cấp điện tích âm hoặc dương
dựa trên việc tế bào có phát huỳnh quang hay không, khi cho mẫu máu phân tích
chạy thành dòng trong điện trường có thể tách được từng loại tế bào.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


CÁC CYTOKINES
Cytokines là các protein hoặc glycoprotein được chế tiết bởi nhiều loại tế
bào khác nhau (tế bào lympho, tế bào NK, đại thực bào…), có vai trò là những
thông tin liên lạc giữa các tế bào. Nếu các hormone làm nhiệm vụ truyền đạt
thông tin của hệ thống nội tiết thì các cytokine làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin
của hệ thống miễn dịch. Và khác với hormone thể hiện hiệu quả trên đích tác
động nằm xa nơi tiết hormone thì nhìn chung các cytokine lại hoạt động tại chỗ.
Cytokine Nguồn gốc Đặc tính miễn dịch Ứng dụng
-Tăng hoạt động của tế bào
của tế bào ; tăng khả năng
Tế bào T, B, kháng virus; tăng cường
IFN-α: Leucocyte type I Điều trị HBV,
Null, ĐTB, biểu lộ các phân tử MHC
IFN-β: Leucocyte type II NK, biểu mô lớp I- tăng TC; cảm ứng tác HCV, cúm.
dụng diệt u của ĐTB…
-Hoạt hóa các tế bào NK.
-Hoạt hóa/cảm ứng ĐTB
diệt u, VK.
-Kháng virus.

INF-γ -Cảm ứng biểu thị MHC Điều trị bạch cầu hạt
Tế bào T, NK lớp I, lớp II. mãn tính,
(INF miễn dịch type II) osteopetrosis
-Tăng hoạt tính NK.
-Kích thích một số đáp ứng
tạo kháng thể, tăng biểu thị
Fc…
-Nghiên cứu điều trị
Tế bào mono, giảm tiểu cầu.
Hoạt hóa T, tăng sản xuất
Interleukin-1 (IL-1) ĐTB, tế bào
lym-kin, tăng biệt hóa B… -Mỹ phẩm
hạt, lym, NK
dermatopoetin
Interleukin-2 (IL-2) còn Proleukin trị ung thư
gọi là TCGF (T cell Tế bào T, NK Hoạt hóa Tc, Th, NK… sắc tố, ung thư
growth factor) thận…
Interleukin-3 (IL-3) Tế bào T Tăng tế bào gốc

G-CSF (Granulocyte Tế bào mono, Tăng bạch cầu trung tính, Hồi phục số lượng
colony-stimulating factor) ĐTB, tế bào bạch cầu ái toan, tăng phân bạch cầu sau hóa trị
nội mô, nguyên hủy vi khuẩn, hoạt hóa đại liệu ung thư, bệnh
Lê Trung Lâm - CH23 - Hup
bào sợi thực bào nhân nhiễm độc
phóng xạ,
HIV/AIDS có bạch
cầu trung tính thấp.
Ví dụ: Granocyte
hoạt chất là
Lenograstim;
Tăng Th, mast, MHC I,
Interleukin-4 (IL-4) Th tăng độc tính NK, ĐTB,
tăng IgE.
Tăng biệt hóa bạch cầu ái
toan, tăng IgA, biệt hóa
Interleukin-5 (IL-5) Th2, mastocyte lympho B, tăng rec của IL-
2 trên lympho B, gây viêm
mũi dị ứng, hen.
Th, mono, Tăng biệt hóa B, tăng Tc,
Interleukin-6 (IL-6) nguyên bào sợi, tăng MHC I, cảm ứng
carcinoma protein của phase cấp.
Gây độc tế bào u, trung
Tế bào mono, gian viêm, tăng
TNF (TNF-α, cachectin)
ĐTB, NK, T lymphokine, collagen, tăng
ĐTB…
Lymphotoxin (α LT, B, T, ĐTB,
Gây độc tế bào u,…
TNF-β) Mast
TGF-β (Transforming
Ức chế sản xuất lympho,
growth factor beta- yếu tố Tế bào T, ĐTB
kìm hãm NK, kháng thể…
phát triển chuyển dạng β)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA TẾ BÀO LYMPHO B VÀ LYMPHO T


 Hoạt hóa tế bào lympho B bởi kháng nguyên
Các đáp ứng miễn dịch dịch thể được bắt đầu khi các tế bào lympho B đặc
hiệu với kháng nguyên ở trong các nang lympho của lách, các hạch lympho, và
các mô lympho của màng nhầy nhận diện kháng nguyên. Một số kháng nguyên
của vi sinh vật thâm nhập vào các mô hoặc máu được chuyển đến và tập trung
trong các nang giàu tế bào lympho B của các cơ quan lympho ngoại vi. Tế bào
lympho B đặc hiệu với một kháng nguyên nào đó sử dụng các thụ thể có bản chất
là các kháng thể trên màng của chúng để nhận diện kháng nguyên ở dạng cấu
Lê Trung Lâm - CH23 - Hup
hình không gian nguyên thủy (tức là không cần phải qua xử lý kháng nguyên,
không gắn với các phân tử MHC). Sự nhận diện kháng nguyên sẽ châm ngòi cho
các con đường dẫn truyền tín hiệu có tác dụng khởi động quá trình hoạt hóa tế
bào lympho B.
Khi một kháng nguyên có khả năng gắn và làm cho các thụ thể có bản chất
là các kháng thể trên màng tế bào lympho B nối kết vào với nhau (liên kết chéo
với nhau) thì sẽ phát ra các tín hiệu hóa sinh được dẫn truyền vào bên trong tế
bào lympho B, dẫn đến sự hoạt hóa các yếu tố phiên mã (transcription factor) có
tác dụng bật mở các gen mà các sản phẩm protein do chúng mã hóa tham gia vào
quá trình tăng sinh và biệt hóa tế bào lympho B.
Sau khi được hoạt hóa, các tế bào lympho B bắt đầu tăng sinh, biệt hóa và
chuẩn bị cho các tương tác với các tế bào lympho T (nếu như kháng nguyên đó
có bản chất là protein). Các tế bào lympho B đã hoạt hóa bước vào chu trình tế
bào và bắt đầu tăng sinh làm tăng số lượng tế bào thành một dòng tế bào đặc
hiệu với kháng nguyên. Các tế bào này cũng có thể bắt đầu tổng hợp nhiều IgM
hơn, trong đó có một số IgM ở dạng chế tiết (dạng có cấu trúc pentamer). Như
vậy, kích thích của kháng nguyên đã tạo ra pha sớm của đáp ứng miễn dịch dịch
thể. Đáp ứng ở pha sớm này sẽ mạnh hơn nếu kháng nguyên có nhiều quyết định
kháng nguyên giống nhau trên cùng một phân tử kháng nguyên. Lý do là vì
kháng nguyên như vậy sẽ tạo được liên kết chéo của nhiều thụ thể dành cho
kháng nguyên hơn, và như vậy cung cấp tín hiệu hoạt hóa tế bào lympho B mạnh
hơn.
Hầu hết các kháng nguyên hòa tan có bản chất là protein thì thường lại
không có nhiều quyết định kháng nguyên giống nhau trên cùng một phân tử
kháng nguyên, và vì thế chúng không có khả năng tạo ra được các liên kết chéo
giữa các thụ thể của tế bào lympho B dành cho kháng nguyên. Kết quả là tự
chúng không thể hoặc chỉ có thể kích thích tạo ra được các đáp ứng miễn dịch
dịch thể yếu. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của tế bào lympho T thì các kháng
nguyên ấy vẫn kích thích sinh kháng thể được. Các tế bào lympho T ấy được gọi
là lympho T hỗ trợ nhằm nói lên vai trò của chúng kích thích hoặc hỗ trợ các tế
bào lympho B sản xuất kháng thể.
 Chức năng của tế bào lympho T hỗ trợ trong đáp ứng tạo kháng thể
Các tế bào lympho T và B trưởng thành ra khỏi tuyến ức và tủy xương
thường xuyên lưu hành trong máu và đi tới các cơ quan lympho ngoại vi để tìm
kiếm kháng nguyên. Nếu tế bào lympho T hoặc B tìm được kháng nguyên đặc
hiệu thì tế bào lympho ấy sẽ được lựa chọn để phát triển thành một dòng tế bào
đặc hiệu kháng nguyên. Nếu tế bào lympho không gặp được kháng nguyên phù
hợp thì sẽ tiếp tục lưu hành tìm kiếm cho đến khi già và chết tự nhiên.
Khi một kháng nguyên ngoại lai thâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữ và
đưa về các cơ quan lympho ngoại vi. Vào thời điểm đó đồng thời có tế bào

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


lympho B và tế bào lympho T đặc hiệu với kháng nguyên ấy đi qua thì sẽ diễn ra
quá trình nhận diện kháng nguyên. Khác với tế bào lympho B có thể nhận diện
trực tiếp kháng nguyên ở cấu trúc không gian nguyên thủy không qua quá trình
xử lý kháng nguyên, tế bào lympho T hỗ trợ CD4+ chỉ có thể nhận diện kháng
nguyên đã qua xử lý và được trình diện bởi phân tử MHC lớp II trên bề mặt tế
bào trình diện kháng nguyên. Sau khi nhận diện kháng nguyên, các tế bào
lympho T hỗ trợ CD4+ được kích thích tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào
lympho T thực hiện chế tiết các cytokine. Các tế bào lympho T thực hiện đã biệt
hóa này bắt đầu di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của chúng, đi vào
vòng tuần hoàn tìm kiếm các kháng nguyên của vi sinh vật, một số thì di chuyển
về phía rìa của các nang lympho cùng với thời điểm các tế bào lympho B được
kích thích bởi kháng nguyên ở trong các nang lympho cũng di chuyển ra vị trí ấy.
Tại đây, các tế bào lympho T và B gặp nhau và tương tác hỗ trợ nhau.
Khi kháng nguyên protein gắn vào các thụ thể (bản chất là các kháng thể)
trên bề mặt tế bào lympho B thì kháng nguyên sẽ bị tế bào lympho B thâu tóm
vào bên trong tế bào thông qua quá trình nhập nội bào (endocytose). Sau đó
kháng nguyên bị té bào lympho B xử lý trong các bọng chứa trong bào tương rồi
trình diện các mảnh peptide kháng nguyên cùng các phân tử MHC lớp II để cho
các tế bào lympho T hỗ trợ CD4+ nhận diện. Vì thế các tế bào lympho B là các
tế bào trình diện kháng nguyên rất hiệu quả đối với các kháng nguyên đặc hiệu
mà chúng nhận diện. Như vậy, các tế bào lympho B và tế bào lympho T có thể
nhận diện các quyết định kháng nguyên khác nhau của cùng một kháng nguyên.
Do các tế bào lympho B trình diện kháng nguyên mà chúng có thụ thể đặc hiệu
với kháng nguyên ấy còn các tế bào lympho T lại nhận diện các mảnh peptide
kháng nguyên cũng có nguồn gốc từ cùng một kháng nguyên mà tế bào lympho
B đã nhận diện.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup


Sau khi tế bào lympho T hỗ trợ nhận diện kháng nguyên do tế bào
lympho B trình diện, tế bào lympho T hỗ trợ sẽ chế tiết ra các cytokine và các
phân tử phối tử của kháng nguyên bề mặt trên tế bào lympho B (ví dụ: CD40 và
ligand của CD40) giúp cho hai tế bào kết hợp chặt chẽ với nhau, phát ra các tín
hiệu kích thích tế bào lympho B tăng sinh, nhân lên thành dòng và biệt hóa thành
tế bào plasma tổng hợp và chế tiết các kháng thể. Cùng lúc đó thì các cytokine
do tế bào lympho T hỗ trợ tạo ra bám vào các thụ thể dành cho cytokine trên các
tế bào lympho B và kích thích tăng sinh mạnh hơn nữa và sản xuất nhiều kháng
thể hơn nữa.

Lê Trung Lâm - CH23 - Hup

You might also like