You are on page 1of 5

- Họ và tên sinh viên : Lê Trần Anh Thư

- MSSV : 1445929061
- Nhóm lâm sàng : 13D

Điểm Nhận xét của giảng viên

KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH – BV QUÂN Y 121


BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA X-QUANG NGÀY 25/09/2018
CHỦ ĐỀ: X-QUANG XƯƠNG CẲNG CHÂN (Hình ảnh gãy xương)
I. PHẦN HÀNH CHÁNH
1. Họ tên bệnh nhân: PHAN VĂN L. Giới: Nam
Tuổi: 57 Dân tộc: Kinh
2. Nghề nghiệp: Buôn bán
3. Địa chỉ: Phường Bình Thuỷ, Quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ
4. Ngày vào viện: 9h00 Ngày 25/09/2018
5. Địa chỉ liên lạc: Con Phan Thành Tài (SĐT: 096716540x)
II. KỸ THUẬT VÀ TƯ THẾ CHỤP
- Thông báo, giải thích cho bệnh nhân trước khi thực hiện
- Loại bỏ các tác nhân làm ảnh hưởng đến kết quả như vật cản có trên người
bệnh nhân: kim loại, đá quý, đồ trang sức, kim băng,…
- Hướng dẫn tư thế cho bệnh nhân:
* Kỹ thuật chụp thẳng (tư thế trước sau):
+ Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn X-quang, chân cần chụp duỗi thẳng, bàn chân
xoay nhẹ vào trong ( để tách được tối đa hai xương chày mác)
+ Phim 30x40 cm, đặt dọc dưới cẳng chân, chỉnh cẳng chân vào trung tâm phim,
khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc
+ Tia trung tâm: chiếu thẳng từ trên xuống vuông góc với phim, khu trú vào
điểm giữa xương cẳng chân, ở phía ngoài cách bờ trước xương chày khoảng
2cm và vào trung tâm phim
+ Thông số chụp 50 kV, 20 mAs, 100 cm, không dùng lưới chống mờ
* Kỹ thuật chụp nghiêng:
+ Bệnh nhân nằm nghiêng về phía chân cần chụp, chân này duỗi thẳng, mặt
ngoài cẳng chân sát phim sao cho gờ trước của xương chày song song với mặt
phim. Chân bên đối diện co lên và đưa ra phía trước
+ Phim 30x40 đặt dọc dưới cẳng chân, chỉnh cẳng chân vào trung tâm phim, khu
trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc
+ Tia trung tâm: chiếu vuông góc tới điểm giữa cẳng chân ở mặt sau xương chày
vào trung tâm phim
+ Thông số chụp 45 - 48 kV, 20 mAs, 100 cm, không dùng lưới chống mờ
Lưu ý: Chụp phải thấy được vị trí một khớp tuỳ theo vị trí tổn thương mà ta lấy
khớp gần đó. Nếu có nẹp bọc kim loại thì bỏ ra. Nếu bó bột thì tăng thông số
chụp
III. TIÊU CHUẨN PHIM X-QUANG
* Tiêu chuẩn một phim X quang xương cẳng chân đạt chuẩn
- Chất lượng tia: tia vừa, không quá non, không quá già
- Số lượng: đủ 2 phim thẳng và nghiêng
- Kích thước phim: đủ dài, lấy được toàn bộ hai xương cẳng chân, lấy trên 1
khớp và dưới 1 khớp tính từ vị trí tổn thương, đủ rộng, lấy được cả bóng phần
mềm (nhằm xác định tư thế chụp và để tránh bỏ sót tổn thương)
- Trục của hai xương cẳng chân vào giữa phim.
- Phim có độ nét, độ tương phản, phim sạch, không bị xước
- Phim có họ tên bệnh nhân, dấu p hoặc t, ngày tháng năm
IV. TRÌNH TỰ ĐỌC PHIM X-QUANG
Gồm 3 phần:
1) Hành chính: Kiểm tra họ tên, tuổi bệnh nhân. Kiểm tra số lượng phim, ngày
chụp, dấu phải trái
2) Kỹ thuật: Xác định chất lượng phim chụp: cân đối, độ xuyên của tia, độ tương
phản đen, trắng,…
3) Chuyên môn: Đọc tổn thương theo vị trí, tính chất tổn thương, di lệch, những
bất thường về cấu trúc xương (gặp trong gãy xương bệnh lý hay gãy xương có
biến chứng)
V. CẤU TRÚC BÌNH THƯỜNG ĐỌC TRÊN PHIM X-QUANG
Hình X quang xương cẳng chân bình thường
- Xương chày nằm ở phía trước trong của cẳng chân và là xương chịu lực tỳ nén
chính của cơ thể. Thân xương chày hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ lại và
đến 1/3 dưới cẳng chân thì chuyển thành hình lăng trụ tròn. Vì vậy đây là điểm
yếu dẽ gãy xương. Xương chày hơi cong hình chữ S: nửa trên thì hơi cong ra
ngoài còn ở dưới hơi cong vào trong .
Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gốm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi
xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày),
động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động
mạch cơ… Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các
hệ thống mạch ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.
Xương mác: là một xương dài, ở ngoài cẳng chân, mảnh khảnh, là một xương phụ
vì thế người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không ảnh hưởng đến chức
năng của chi dưới. Xương mác rất dễ liền xương vì thế khi gãy cả 2 xương cẳng
chân, xương mác thường liền xương trước và sự liền xương này lại cản trở đến sự
liền xương của xương chày. do đó khi điều trị CLX, KG 2 xương cẳng chân phải
đục gãy thậm chí cắt đoạn 2-3 cm.
Về phần mềm:
Các cơ ở cẳng chân phân bố không đều. Mặt trong xương chày nằm ngay dưới da,
chỉ có một lớp mỏng tổ chức tế bào liên kết phủ trên, còn ở xương mác có các cơ
che phủ toàn phần. Vì thế khi gãy 2 xương cẳng chân thường có di lệch gấp góc
mở ra ngoài và ra sau; đầu gãy sắc nhọn có thể chọc thủng da gây gãy hở ở mặt
trước trong.
- Có hai vách liên cơ gồm vách trước và vách ngoài, đi từ bờ trước và bờ ngoài
xương mác tới tận cẳng chân. Màng liên cốt và các vách liên cơ và thành xương
cứng chia cẳng chân ra làm 4 khoang: khoang trước, khoang ngoài, khoang sau
sâu và khoang sau nông. Khoang trước có bó mạch chày trước, khoang sau sâu
có bó mạch chày sau. Khi gaỹ xương máu từ ổ gãy chảy vào các khoang, sự di
lệch chồng của 2 đầu gãy, sự phù nề của các cơ làm tăng các thể tích các thành
phần trong khoang. Bình thường áp lực trong các khoang là bằng không, khi gãy
xương áp lực trong khoang tăng lên, nếu đến mức 20mm Hg là báo động và đến
30 mm Hg là chỉ định mổ cấp cứu giải thoát chèn ép khoang.
- Lớp da vùng cẳng chân: da ở mặt trước trong cẳng chân dính xương và kếm đàn
hồi, khi gãy 2 xương cẳng chân, da ở chỗ gãy dễ bị bầm dập, thậm chí bị căng
lên như da trống và bị hoại tử dẫn đến bục toác vết mổ lộ xương, viêm xương.
- Khu cằng chân sau có nhiều cơ có “tiềm năng” làm vạt, các cơ này đều có chức
năng gần giống nhau, vì vậy nếu cần phải hy sinh một cơ nào đó để làm vạt thì
chức năng của chi ít bị ảnh hưởng....
Tài liệu tham khảo: Bài giảng chấn thương chỉnh hình, PGS.TS PHẠM ĐĂNG
NINH
VI. PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X-QUANG BẤT THƯỜNG
Kết luận:

You might also like