You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ


1.1. Khái quát chung về mô hình đo và điều khiển tốc độ động cơ
Trong thực tế sản xuất gia công chế tạo cũng như để tạo ra sản phẩm cho mọi nghành
nghề. Như ta đã biết để tạo ra mỗi sản phẩm, mỗi chi tiết đều phải qua nhiều công
đoạn mà trong mỗi công đoạn lại có những tốc độ phù hợp để có năng suất và chất
lượng sản phẩm thực sự tốt. Chính vì vậy mà việc đo và điều chỉnh tốc độ của động cơ
điện là một yếu tố rất quan trọng trong phương thức sản xuất dây chuyền.
Dưới đây là sơ đồ khối của một hệ thống đo và điều chỉnh tốc độ động cơ thông dụng:

Hình 1.1: Cấu trúc của một hệ đo và điều chỉnh tốc độ động cơ
- Máy tính : Trung tâm điều phối , thực hiện công việc xử lý dữ liệu và điều
khiển ở mức cao với chế độ thời gian thực mềm, cung cấp giao diện người
dùng trực quan để giám sát hệ thống.

1
- PLC ( Programable Logic Controller ) : Là thiết bị điều khiển logic lập trình
được , PLC hân thông tin từ các cảm biến và xử lý các thông tin đó theo một
thuật toán nhất định đồng thời truyền đạt lại kết quả xuống cơ cấu chấp hành.
PLC cũng cung cấp thông tin đến trung tâm điều phối.
- Biến tần: Thiết bị điều khiển và ổn định tốc độ động cơ
- Cảm biến đo tốc độ : Thiết bị sử dụng để đo tốc độ , được gắn vào trục động cơ.
Cảm biến có đầu ra dạng điện áp hoặc xung tần số điện áp.
1.2. Một số phương pháp đo tốc độ động cơ
Tốc độ đông cơ có thứ nguyên là số vòng / phút nó là một đại lượng vật lý không
mang đặc trúng của đại lượng điện vậy để đo được tốc độ quay của mọi động cơ nói
chung cũng như động cơ điện nói riêng người ta phải biến đổi nó ra một đại lượng khác
để phù hợp và tiện lợi đồng thời đáp ứng được độ chính xác theo yêu cầu của công việc.
Trong quá khứ việc ứng dụng của cơ học và quang học đã giúp ích cho kỹ thuật đo
lường. Với tốc độ phát triển ngày một hoàn thiện hơn của ngành điện kể cả về lý thuyết
và những công nghệ cao trong kỹ thuật điện tử, thì điện tử đã góp sức rất nhiều trong sự
phát triển cho thiết bị đo lường. Các đại lượng điện và không điện được cảm biến đo
lường chuyển đổi sang một dạng tín hiệu chuẩn. Các tín hiệu này được các mạch điện
tử chế biến cho phù hợp với mạch đo và đưa đến bộ phận xử lý để tính toán, đưa ra kết
quả . Trước khi xét về hệ thống đo lường điện tử ta đề cập đến một tốc độ kế đơn giản.
1.2.1. Tốc độ kế cầm tay
Tốc độ kế cầm tay sử dụng để đo tốc độ không yêu cầu độ chính xác cao, nó có
nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, có cấu tạo đơn giản và dễ
sử dụng.

2
Hình 1.2: Cấu tạo của tốc độ kế cầm tay
Cấu tạo:
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của một thiết bị đo tốc độ vòng quay loại đơn giản bao gồm:
1- Nam châm vĩnh cửu có thể quay trơn tự do và được nối với trục của động cơ
cần kiểm tra qua một trục dẫn mềm hoặc một đầu tỳ kiểu con tu
2- Đĩa nhôm
3- Kim chỉ thị
4- Lò xo cản
5- Trục được gá trên bộ ổ đỡ có thể quay trơn trượt các phần tử 2,3,4,5 được gắn
chặt với nhau
Nguyên lý hoạt động:
Khi nam châm vĩnh cửu (1) quay làm cho từ trường mà nó tạo ra cũng quay theo và
quét lên đĩa nhôm (2) như vậy đĩa nhôm (2) khi đó có một từ trường biến đổi. Tốc độ
quay của từ trường chính là tốc độ mà nam châm (1) quay hay chính là tốc độ quay
của đại lượng cần kiểm tra. Trên đĩa nhôm (2) xuất hiện dòng cảm ứng dòng điện này
tác dụng với từ trường của nam châm (1) và tạo ra một momem điện từ. Momen này
làm cho đĩa nhôm (2) quay theo chiều quay của nam châm (1). Độ lớn momem này
hoàn toàn tỷ lệ với tốc độ quay của nam châm (1).
Khi đĩa nhôm quay làm trục quay (5) quay theo.
Khi trục quay (5) quay làm kim chỉ thị cũng quay theo. Trên khắc độ của chỉ báo
được chia theo sao cho phù hợp với giá trị tốc độ của động cơ.

3
Khi trục (5) quay đồng thời nó cũng làm cho lò xo (4) cũng quay theo nên nó đã tạo ra
một momem cản: Độ lớn của momen cản này tỷ lệ với góc xoay của trục (5) còn chiều
thì momen cản này có chiều ngược với chiều của momen điện từ do đĩa nhôm (2) tạo
ra.
Vậy đĩa nhôm sẽ dừng tại vị trí mà 𝑀đ𝑖ệ𝑛 𝑡ừ = 𝑀𝑐ả𝑛 .
Nhận xét :
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản , gọn nhẹ , chủ yếu là cơ khí.
- Không tiêu hao năng lượng
- Kết cấu chắc chắn, độ tin cậy cao
Nhược điểm:
- Cấp chính xác thấp.
- Không lấy ra được tín hiệu để khống chế và điều khiển.
Phạm vi ứng dụng :
- Vì thiết bị không tiêu hao năng lượng nên nó rất tiện lợi dùng để kiểm tra
những tốc độ của những thiết bị như : ô tô , xe máy để tốc độ xe chạy hoặc báo
tốc độ quay của máy.
- Mặt khác người ta có thể chế tạo một cách hợp lý về kết cấu để làm tốc độ kế
để kiểm tra tốc độ quay của những thiết bị đơn lẻ.
1.2.2 Máy phát tốc một chiều
Máy phát tốc một chiều được ứng dụng để đo tốc độ động cơ, vào những thời kì đầu
của cách mạng công nghiệp hóa nó được sử dụng khá phổ biến. Sau đây chúng ta sẽ đi
sâu vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát tốc một chiều :

Hình 1.3 Sơ đồ cấu tạo của máy phát tốc một chiều

4
Cấu tạo:
Máy phát tốc một chiều có cấu tạo giống với máy điện một chiều chỉ khác là phần
kích từ là nam châm vĩnh cửu:
1- Stato ( Phần cảm ) : Là môt nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu
2- Rota ( Phần ững ) : Là một trục sắt gồm nhiều lớp ghép lại; trên bề mặt ngoài
Roto xẻ các rãnh song song với trục quay và cách đều nhau. Trong các rãnh đặt
các dây bằng đồng gọi là dây chính , các dây chính được nối với nhau từng đôi
một bằng các dây phụ.
3- Cổ góp: Là một hình trụ trên mặt có gắp các lá đồng cách điện với nhau, mỗi lá
nối với một dây chính của roto
4- Chổi quét: Hai chổi quét ép sát vào cổ góp được bố trí sao cho tại một thời điểm
chúng luôn tiếp xúc với hai lá đồng đối diện nhau.
Nguyên lý hoạt động:
Máy phát tốc một chiều có nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện
từ. Khi có chuyển động tương đối giữa phần cảm và phần ứng, từ thông đi qua phần
ứng biến thiên và trong nó xuất hiện suất điện động cảm ứng. Suất điện động này tỉ lệ
với vận tốc cần đo.
Nhận xét
Đo tốc độ động cơ sử dụng máy phát tốc một chiều nhược điểm là độ chính xác
thấp, lại đòi hỏi kèm theo bộ chuyển đổi tương tự - số hóa tín hiệu đo nên phương
pháp này không được ưa dùng. Hiện nay phương pháp này đã dần đi vào dĩ vãng, thay
vào đó là những bộ đếm tốc độ kế mã hóa vòng quay: Encoder
1.2.3 Bộ mã hóa vòng quay Encoder
Encoder mục đích dùng để quản lý vị trí góc của một đĩa quay, đĩa quay có thể là
bánh xe, trục động cơ,hoặc bất kỳ thiết bị quay nào cần xác định vị trí góc.
Encoder được chia làm 2 loại: absolue encoder ( encoder tuyệt đối ) và
incremental ( encoder tương đối ). Đối với loại encoder tuyệt đối thì tín hiệu ta nhận
được, chỉ rõ rằng vị trí encoder, chúng ta không cần xử lý gì thêm cũng biết chính xác
vị trí của encoder. Còn đối với encoder tương đối thì loại này chỉ có 1,2 hoặc 3 vùng
lỗ. Ta có thể hình dung như thế này, nếu bây giờ ta đục thêm một lỗ trên một cái đĩa

5
quay thì cứ mỗi lần quay được một vòng sẽ nhận được tín hiệu và ta biết được đĩa
quay được 1 vòng . Nếu bây giờ trên đĩa đó có nhiều lỗ hơn thì ta sẽ có được những
thống tin chi tiết hơn, có nghĩa là đĩa quay ¼ vòng , 1/8 vòng hay 1/n vòng tùy theo số
lỗ nằm trên encoder.
Cấu tạo :

Hình 1.4 Cấu tạo của Encoder


Encoder gồm 3 thành phần chính :
1. Đĩa khắc mã vạch : Là một đĩa tròn thường được làm bằng nhôm trên đia có các
rãnh nhỏ.
2. Bộ thu phát hồng ngoại :Là một cặp LED thu phát hồng ngoài đặt đối xứng
nhau qua đĩa quay, có tác dụng tạo ra xung khi đĩa quay.
3. Bộ giải mã : Là mạch điện tử có vai trò tiếp nhận xung điện từ từ LED thu hồng
ngoài và mã hó thành dạng xung chuẩn ở đầu ra.
Nguyên lý hoạt động :
Nguyên lý cơ bản của Encoder đó là một đĩa tròn xoay, quay quanh trục, trên đĩa có
các lỗ. Người ta dùng một đèn LED để chiếu lên mặt đĩa. Khi đĩa quay, chỗ không có
lỗ ( rãnh ) đèn led không chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ ( rãnh ) đèn led sẽ chiếu
xuyên qua được . Khi đó , phía mặt bên kia của đĩa, người ta đặt một mắt thu. Với các
tín hiệu có, hoặc không có ánh sáng chiếu qua, giả sử trên đĩa chỉ có một lỗ duy nhất,
cứ mỗi lần con mắt thu nhận được tín hiệu đèn led, thì có nghĩa là đĩa đã quay được
một vòng. Tuy nhiên, những vấn đề được đặt ra là , làm sao để xác định chính xác hơn
vị trí của đĩa quay ( mịn hợn ) và làm thế nào để xác định được đĩa đang quay theo

6
chiều nào ? Đó chính là vấn đề để chúng ta tìm hiểu về hai loại Encoder tương đối và
tuyệt đối.
Encoder tuyệt đối :
Vấn đề chúng ta sẽ quan tâm ở đây chính là độ mịn của encoder, có nghĩa là làm thế
nào biết địa đã quay ½ vòng, ¼ vòng, 1/8 vòng hay 1/n vòng, chứ không phải chỉ biết
đĩa đã quay được một vòng.
Quay lại bài toán cơ bản về bit và số bit. Chúng ta xem xét vấn đề theo một cách hoàn
toàn toán học như sau :
Với một số nhị phân có 2 chữ số, chúng ta sẽ có 00,01,10,11, tức là có 4 trạng thái.
Điều đó có nghĩa là với 2 chữ số, chúng ta có thể chia đĩa encoder thành 4 phần bằng
nhau. Và khi quay, chúng ta sẽ xác định được độ chính xác đến ¼ vòng.
Tương tự như vậy nếu với một số có n chữ số, chúng ta sẽ xác định được độ chính xác
đến 1/2𝑥 vòng. Để rõ hơn ta xét hình sau :

Hình 1.5 Đĩa Encoder có 2 vòng và Encoder có 8 vòng đĩa


Ở hình trên ta thấy rằng ở vòng trong cùng, có một rãnh rộng bằng ½ đĩa. Vòng
phía ngoài sẽ có 2 rãnh nằm đối diện nhau. Như vậy chúng ta cần 2 LED hồng ngoại
để phát xuyên qua hai lỗ và hai LED thu.
Giả sử ở vòng lỗ thử nhất, đèn đọc đang nằm ở hai vị trí có lỗ hở thì tín hiệu nhận
được từ LED thu sẽ là 1. Và vòng lỗ thứ hai, thì chúng ta đang ở vị trí không có lỗ,
như vậy con mắt thu vòng 2 sẽ đọc được giá trị là 0. Như vây với đĩa có 10 vòng ,
chúng ta xác định được encoder đang nằm ở góc phần tư nào, cũng có nghĩa là chúng
ta quản lý được độ chính xác của đĩa quay đến ¼ vòng. Trong ví dụ trên, nếu đèn LED
đọc được 10 thì vị trí của LED phải nằm trong góc phần tư thứ 2, phía trên bên trái.

7
Kết quả, nếu đĩa Encoder có đến 10 vòng lỗ thì chúng ta sẽ quản lý được đến 1/(2^10)
tức là đến 1/1024 vòng Hay người ta nói là độ phân giải của encoder là 1024 xung trên
vòng.
Encoder tương đối:
Nhận thấy một điều rằng, encoder tuyệt đối rất có lợi trong những trường hợp khi
góc quay là nhỏ, và động cơ không quay nhiều vòng. Khi đó, việc xử lý ecoder tuyệt
đối trở nên dễ dàng cho người dùng hơn vì chỉ cần đọc giá trị là chúng ta biết ngay
được vị trí góc của trục quay. Tuy nhiên, nếu động cơ quay nhanh và nhiều vòng, điều
này không có lợi bởi vì khi đó chúng ta phải xử lý để đếm số vòng quay của trục.
Ngoài ra, nếu thiết kế encoder tuyệt đối chúng ra cần quá nhiều vòng lỗ, dẫn tới giới
hạn về kích thước của encoder, bởi vì việc gia công chính xác các lỗ quá nhỏ là không
thể thực hiện được. Chưa kể việc thiết kế một dãy LED thu phát cũng ảnh hưởng rất
lớn đến kích thước.

Hoạt động của encoder tương đôi bằng cách tăng lên một đơn vị khi một lần xuất
hiện cạnh lên của xung.

Hình 1.6 : Encoder tương đối


Ta thấy cứ mỗi lần quay qua một lỗ, thì encoder sẽ tăng một đơn vị trong biến
đếm. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để biết được encoder quay hết 1 vòng. Nếu cứ đếm
vô hạn như thế này thì chúng ta không thể biết được khi nào nó quay hết 1 vòng. Để
giải quyết vấn đề này, ta đưa thêm 1 lỗ định vị để đếm số vòng đã quay của encoder.
Như vậy, cho dù có lệch xung mà chúng ta vẫn thấy rằng encoder đi ngang qua lỗ định

8
vị này thì chúng ta vẫn biết là encoder đã bị đếm sai ở đâu. Nếu vì một rung động nào
đó mà chúng ta không thấy encoder qua lỗ định vị, vậy thì từ số xung, và việc đi qua lỗ
định vị, chúng ta sẽ biết rõ hiện tượng sai của encoder.

Hình 1.7 : Encoder có lỗ định vị


Tuy nhiên, một vấn đề lớn nữa là xác định chiều quay của encoder. Bởi vì cho dù
quay theo chiều nào thì tín hiệu encoder cũng chỉ là các xung đơn lẻ và quay theo hai
chiều thì đều giống nhau. Chính vì thế người ta đặt thêm một vòng lỗ nữa như hình
sau:

Hình 1.8: Encoder có 2 vòng lỗ đặt lệch nhau

Nhận xét

9
Bộ mã hóa vòng quay Encoder có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nhiều so vơi loại tốc
độ kế khác. Ví dụ như:

- Đầu ra dạng xung nên trong các hệ thống điều khiển số không cần bộ chuyển đổi
ADC

- Dễ dàng lắp đặt sử dụng, dễ đọc tín hiệu.

- Giữ được giá trị góc khi mất điện đối với encoder tuyệt đối…

Vì thế hiện nay encoder được sử dụng rộng dãi trong các nhà máy, xí nghiệp phục vụ
sản xuất.

1.3 Tổng kết chương


Ở chương 1, nhóm thực hiện liệt kê và phân tích một số phương pháp đo tốc độ
thường được ứng dụng trên thực tế.
Có rất nhiều cách để đo tốc độ, qua tìm hiểu và phân tích ta thấy rằng phương pháp
đo tốc độ động cơ sử dụng bộ mã hóa vòng quay encoder có nhiều ưu điểm, phù hợp
với những ứng dụng đồi hỏi có độ chính xác cao. Ở chương 2 ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu
những thiết bị cần thiết để tạo ra một hệ đo và điều khiển tốc độ động cơ, đồng thời
thiết kế phần mềm điều khiển và đo lường cho hệ thống.

10
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐO LƯỜNG CHO
HỆ THỐNG.
2.1 Giới thiệu về PLC Simatic s7-1200
2.1.1 Tổng quan về PLC S7-1200
PLC ( Programmable Logic Controller ) là thiết bị điều khiển lập trình được cho phép
thực hiện linh hoạt các thực toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.
Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện
này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động
có trễ như thời gian định kì hay thời gian được đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt
thật sự, nó bật ON hay OFF các thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật
lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp trong chương trình do người sử dụng lập
ra chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dung dây nối, người ta đã chế
tao bộ điều khiển plc nhẳm thoả mãn các yêu cẩu sau:

+ Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học


+ Gọn nhẹ, dễ bảo quản, sửa chữa
+ Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức
tạp
+ Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp
+ Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như máy tính, nối mạng, các
module mở rộng

Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay cho các phần cứng Relay dây nối và các logic
thời gian. Tuy nhiên bên canh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng nhớ và tính dễ
dàng cho PLC mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lí cũng như giá cả….

Chính điều này đã tạo ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công
nghiệp, các tập lệnh nhanh chống đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm, định
thời, thanh ghi dịch…Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng
lớn, số lượng I/O nhiều hơn.

11
Trong PLC phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều
khiển và sử lí hệ thống, chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định
bằng một chương trình. Chương trình này sẽ được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC
sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi
hay mở rộng chức năng cửa quy trình công nghệ. Ta chỉ cần thay đổi chương trình
bên trong bộ nhớ PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một
cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vật lí nào so với các bộ dây nối hay
Relay.

Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-200.
So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội:

-S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh làm
cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200
-S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn, các
đầu vào/ra (DI/DO).
-Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương trình
điều khiển:
+Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập vào PLC
+Tính năng “know-how protection” để bảo vệ các block đặc biệt của mình
-S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
Ngoài ra bạn có thể dùng các module truyền thong mở rộng kết nối bằng RS485
hoặc RS232.

12
-Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hỗ trợ ba
ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA
Portal 11 của Siemens.
-Vậy để làm một dự án với S7-1200 chỉ cần cài TIA Portal vì phần mềm này đã
bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI
2.1.2 Phân loại
Việc phân loại s7-1200 dựa vào loại CPU mà nó trang bị:
Các loại PLC thông dụng: CPU 1211C, CPU 1212C, CPU 1214C.
Thông thường s7-1200 được chia ra làm 2 loại chính:
 Loại cấp điện 220VAC:
- Ngõ vào: Kích hoạt mức 1 ở cấp điện áp +24VDC ( từ 15VDC – 30VDC )
- Ngõ ra : Relay
- Ưu điểm của loại này là dùng ngõ ra Relay . Do đó có thể sử dụng ngõ ra ở
nhiều cấp điện áp khác nhau ( có thể sử dụng ngõ ra 0V,24V,220V..)
- Nhược điểm: Ngõ ra Relay nên thời gian đáp ứng không nhanh cho ứng
dụng biến điệu độ rộng xung, hoặc Output tốc độ cao..
 Loại cấp điện áp 24VDC:
- Ngõ vào : Kích hoạt mức 1 ở cấp điện áp + 24VDC ( từ 15VDC- 30VDC )
- Ngõ ra: Transistor
- Ưu điểm: có thể sử dụng ngõ ra này để biến điệu độ rộng xung, Output tốc
độ cao..
- Nhược điểm: Chỉ có thể sử dụng một cấp điện áp duy nhất là 24VDC.

2.1.3 Hình dạng bên ngoài

13
Hình 2.1 : Hình dạng bên ngoài của PLC S7-1200 ( CPU 1212C )

2.1.4 Cấu trúc bên trong


Cũng giống như các PLC cùng họ khác, PLC S7-1200 gồm 4 bộ phận cơ bản :
Bộ xử lý , bộ nhớ , bộ nguồn , giao tiếp nhập / xuất.
- Bộ xử lý còn được gọi là bộ xử lý trung tâm ( CPU ), chứa bộ xử lý , biên
dịch các tín hiệu nhập và thực hiện các hoạt động điều khiển theo chương trình
được lưu trong bộ nhớ của PLC. Truyền các định dưới dạng tín hiệu hoạt động đến
các thiết bị xuất.
- Bộ nguồn có nhiệm vụ chuyển điện áp AC thành điện áp DC ( 24V ) cần
thiết cho bộ xử lý và các mạch điện trong các module giao tiếp nhập và xuất hoạt
động.
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ chương trình được sử dụng cho các hoạt động điều
khiển dưới sự kiếm soát của bộ vi xử lý.
- Các thành phần nhập và xuất ( input/output ) là nơi bộ nhớ nhận thông tin từ
các thiết bị ngoại vi và truyền thông tin đến các thiết bị điều khiển.Tín hiệu nhập
có thể từ các công tắc, các bộ cảm biến…Các thiết bị xuất có thể là các cuộn dây
của công tắc, các bộ cảm biến…Các thiết bị xuất có thể là các cuộn dây của bộ
khởi động động cơ, các van...

14
- Chương trình điều khiển được nạp vào bộ nhớ nhờ sự trợ giúp của bộ lập
trình hay bằng máy vi tính

Hình 2.2 : Cấu trúc bên trong của S7-1200


2.1.5 Sơ đồ đấu dây

Hình 2.3: Sơ đồ đấu dây ( CPU 1214 )


Nguồn cung cấp cho PLC là 100 – 230 VAC với tần số từ 47Hz – 63Hz . Điện áp
có thể thay đổi trong khoảng từ 85V – 264V . Ở 264V dòng điện tiêu thụ là 20A.

15
Nguồn cung cấp là 24VDC. Điện áp có thể thay đổi trong khoảng 20.4V – 28.8V
dòng điện tiêu thụ là 12A.
Các ngõ vào được tác động ở mức điện thế tiêu biểu là 24VDC. Các ngõ ra của PLC
ở mức 0 khi công tắc hở hay điên áp <= 5VDC . Ngõ vào ở mức 1 khi công tắc đóng
hay điện áp => 15VDC. Thời gian đổi trạng thái từ ‘0’ len ‘1’ và từ ‘1’ xuống ‘0’ tối
thiêu là 0.1us để PLC nhận biết được.
Các ngõ ra có thể là 5VDC – 30 VDC hay 5 VAC – 250 VAC . Tùy theo yêu cầu
thực tế mà ta có thể nối nguồn khác nhau để phù hợp với ứng dụng của nó.
2.1.6 Module mở rộng

Hình 2.4 : Hình ảnh các module mở rộng


Họ PLC S7-1200 cung cấp nhiều nhất 8 module tín hiêu đa dạng và 1 mạch tín hiệu
cho bộ xử lý có khả năng mở rộng. Ngoài ra bạn cũng có thể cài đặt thêm 3 module
giao tiếp nhờ vào các giao thức truyền thông.

16
Hình 2.5 : Bảng thông số các module
2.1.7 Nguyên lý hoạt động của PLC
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương
trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện từng lệnh trong chương trình, sẽ
đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để
thực thi và toàn bộ các hoat động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều
khiển được giữ trong bộ nhớ.

Hệ thống bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu
song song:

+ Address bus:bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ tới các module khác nhau
+ Data bus:bus dùng để truyền dữ liệu
+ Control bus:bus điều khiển dung để truyen các tín hiệu định thì và điều khiển
đồng bộ các hoạt động trong PLC

Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O. Bên
cạnh đó CPU được cung cấp một xung clock có tần số từ 1, 8 Mhz.

17
Xung này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định
thời, đồng hồ của hệ thống.

18

You might also like