You are on page 1of 21

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... 2

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 3

2.Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan .......................... 4

2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan .......................................................................... 4

2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan............................................................ 5

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9

3.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 9

3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 10

3.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10

4.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11

5.1. Phần mở đầu ............................................................................................ 11

5.2. Phần nội dung .......................................................................................... 11

5.3. Kết luận ................................................................................................... 16

6.Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài: ............................................................ 17

6.1. Điểm mới của đề tài ................................................................................ 17

6.2. Về giá trị thực tiễn................................................................................... 18

7.Ý nghĩa nghiên cứu. ............................................................................................. 19

8.Trình bày kế hoạch thực hiện ............................................................................. 19

9.Nêu các phương pháp phối hợp (nếu có) ........................................................... 19

10.Các sản phẩm dự kiến ....................................................................................... 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 20

1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Chữ viết tắt

Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM

Phẫu thuật thẩm mỹ PTTM

2
1. Tính cấp thiết của đề tài

Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của mỗi người. Con người ngày càng mong
muốn mình hoàn hảo hơn. Bởi vì họ ý thức được tầm quan trọng của ngoại hình
trong cả sự nghiệp lẫn tình yêu. Với tâm lý chung và sự đòi hỏi ngày càng cao hơn
của con người, xã hội, ngày nay phụ nữ có xu hướng hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ.
Dường như sự thành công sẽ đến với họ dễ dàng hơn khi họ đẹp. Hành vi làm đẹp
xuất phát từ bản năng của con người (Phan Thị Mai Anh, 2013)..

Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành PTTM và làm đẹp nói
chung. Để nhanh chóng cải thiện vẻ ngoài của mình, người ta chọn PTTM. Vì vậy,
người ta có nhu cầu làm đẹp nhân tạo. Hiện nay nhu cầu làm đẹp ở Việt Nam đang
tăng lên một cách rõ rệt ở cả nam và nữ. Đặc biệt, đối với phụ nữ, nhu cầu làm đẹp
được cho là một trong những nhu cầu hàng đầu.

Với những thành công mà ngành phẫu thuật đem lại trong những năm gần
đây đã tạo ra niềm tin lớn hơn, thúc đẩy nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng
cao hơn. Ngành thẫm mỹ ở Việt Nam còn khá non trẻ, song giai đoạn gần đây phát
triển mạnh để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của phụ nữ Việt ( nhất là độ
tuổi từ 18-40 tuổi ). Đáp ứng trào lưu, nhu cầu đó, ngành thẩm mỹ của Việt Nam
cũng không ngừng phát triển về chất lượng lẫn quy mô, mức độ tiếp cận, phổ biến
với người dân với chi phí ngày càng được phù hợp với năng lực tài chính của người
Việt Nam.

Từ kết nghiên cứu trước cho thấy độ tuổi hợp lý để thực hiện PTTM là từ 18 –
40 tuổi. Hầu hết các phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 40 đều cảm
thấy bối rối, lo lắng, đặc biệt quan tâm và có nhu cầu làm đẹp rất lớn. Đây cũng là độ
tuổi có phát triển công việc, gia đình cùng với trạng thái tinh thần, sức khỏe tốt, họ
càng có nhu cầu PTTM để hoàn thiện mình, và có khả năng, chấp nhận cuộc phẫu
thuật, dễ hồi phục sau phẫu thuật, có khả năng tài chính để chi trả chi phí PTTM …

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây PTTM trở nên rất phổ biến. Cùng với
sự phát triển của ngành PTTM trong nước thì nhu cầu PTTM của phụ nữ Việt Nam
cũng ngày càng gia tăng. Với đặc thù của con người Việt Nam trong quan niệm về vẻ
đẹp của người phụ nữ, việc tìm hiểu nhu cầu PTTM của phụ nữ Việt Nam hiện nay

3
là điều cần thiết trong bối cảnh có nhiều sự thay đổi, cải tiến của PTTM và xu hướng
quan niệm xã hội.

Hiện nay, hoạt động PTTM đã dần trở thành một trào lưu, xu hướng được đông
đảo bạn trẻ ưa chuộng. Bên cạnh những mặt tích cực PTTM đem lại, cũng đi kèm với
những nguy cơ, tác hại, hậu quả tàn dư của PTTM không hề nhẹ. Từ đó, đặt ra những
thực trạng xã hội, tranh cãi, cũng như hệ lụy của PTTM đối với toàn xã hội.

Tp.HCM là thành phố đông dân nhất cả người, và có đội ngũ y bác sĩ có chuyên
môn cao và hệ thống máy móc công nghệ hiện đại cùng sự phát triển không ngừng
của thẩm mỹ viện, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, người dân Tp có nguồn thu nhập
tương đối cao so với tỉnh thành khác trong cả nước. Đó là một trong những lí do chính
để nhóm chọn Tp.HCM để giới hạn phạm vi nghiên cứu với kỳ vọng thu được kết
quả nghiên cứu có giá trị.

Do đó, nghiên cứu nhu cầu PTTM của phụ nữ từ 18-40 tại TP. HỒ CHÍ MINH
là một đề tài nghiên cứu cần thiết, có giá trị lý luận và thực tiễn cao.

Chính vì những lý do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Nhu cầu Phẩu thuật
thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam độ tuổi từ 18 đến 40 tại TP. Hồ Chí Minh từ năm
2012 đến nay” để thực hiện đề tài nghiên cứu.

2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan

2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan

Đề tài nghiên cứu nhu cầu dựa trên cơ sở các học thuyết nhu cầu điển hình của
Maslow bao gồm:
 Nhu cầu cơ bản (Basic needs)
 Nhu cầu về an toàn (Safety needs)
 Nhu cầu về xã hội (Social needs)
 Nhu cầu về được quý trọng (Esteem needs)
 Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing needs)
Qua đó có thể khai thác, đánh giá tốt hơn đối tượng, mở rộng khai thác tác động
của các yếu tố xã hội và nghiên cứu về mối quan tâm của phụ nữ Việt trong độ tuổi

4
18-40 tuổi rất muốn PTTM để có được cái nhìn sơ lược về nhu cầu thẫm mỹ ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan


- Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phan Thị Mai Anh (2013): Chăm sóc
khách hàng sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.

Tác giả Phan Thị Mai Anh (2013) nhận định: PTTM nói chung và nhu cầu
PTTM nâng ngực được phụ nữ Việt Nam thực hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do
hạn chế về kiến thức hiểu biết đã khiến phụ nữ có suy nghĩ sai lệch về vai trò và hiệu
quả của loại dịch vụ này. Đó là một trong nguyên nhân chính dẫn đến những hệ lụy,
cái giá lớn mà người phụ nữ phải đánh đổi khi sử dụng PTTM.

Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu định tính thông qua thu thập, phân tích, tìm
hiểu thực tế, quan sát, đánh giá,…

- Women's acceptance of cosmetic surgery across the menstrual cycle


Tác giả C.A Nicolas, L.M Welling (2017) cho rằng: “Phụ nữ cạnh tranh để thu
hút bạn tình thông qua việc tự quảng cáo các đặc tính thể chất của họ. Do đó, tác giả
đưa ra giả thuyết rằng phụ nữ trong giai đoạn nang trứng sẽ có nhu cầu PTTM nhiều
hơn so với phụ nữ trong giai đoạn trung niên không màu mỡ. Trái ngược với giả
thuyết ban đầu, thông qua nghiên cứu nhóm tác giả đã tìm ra một hiệu quả đáng kể,
chứng tỏ việc chấp nhận PTTM cao hơn trong giai đoạn hoàng thể so với giai đoạn
cuối nang trứng khi nhu cầu lòng tự trọng, được thể hiện mình cao hơn của phụ nữ.
Ngoài ra, tác giả cũng kết luận rằng PTTM của phụ nữ tác động tích cực giúp phụ nữ
tự tin hơn về vẻ bề ngoài của mình.”

Phương pháp nghiên cứu: thu thập, phân tích, tìm hiểu thực tế, quan sát, đánh
giá, phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn và phân tích bằng phần mềm
SPSS, thống kê mô tả, kiểm định tương quan, …

- “Factor Structure and Correlates of the Acceptance of Cosmetic Surgery


Scale Among South Korean University Students”, Tiến sĩ Viren Swami;
Tiến sĩ Choon-Sup Hwang; và Tiến sĩ Jaehee Jung (2012)

5
Tiến sĩ Viren Swami và ctg (2012) nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
mức độ chấp nhận phẫu thuật thẩm mĩ của sinh viên trường đại học Hàn Quốc. Từ đó
cho ra phụ nữ có nhu cầu PTTM cao hơn so với nam giới. Bên cạnh đó bằng việc sử
dụng thang đo ACSS (Acceptance of Cosmetic Surgery Scale) kết quả nghiên cứu
cho thấy yếu tố tác động lớn nhất đến việc chấp nhận phẫu thuật thẩm mĩ của sinh
viên đại học Hàn Quốc là nhu cầu tăng cường hình ảnh của bản thân trong mắt mọi
người và yêu cầu về chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội. Qua đó nhóm tác giả nhận định
sự cần thiết trong việc nâng cao trình độ của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho các
bệnh nhân tham gia phẫu thuật.
Phương pháp sử dung:

 Tiến hành khảo sát thực tế trên 267 người tại đại học Hàn Quốc : trong đó có
200 nữ và 67 nam
 Phương pháp định lượng : sử dụng các chỉ số ACSS, chỉ đánh giá cơ thể, …
để phân tích nguồn dữ liệu thu thập từ khảo sát thực tế
 So sánh đối chiếu với nghiên cứu trước, khai thác nguồn thông tin thứ cấp để
đánh giá, phân tích sâu sắc.
- Controversies in Facial Cosmetic Surgery, Armado Rantana (2017)
Tác giả Armado Rantana (2017) cho rằng (1)sự phát triển nhiều kỹ thuật hiện
đại hơn đã giải quyết được những hạn chế hoặc để giảm thiểu rủi ro của nhiều kỹ
thuật thẩm mỹ truyền thống. (2)có nhiều chuyên khoa phẫu thuật thực hiện PTTM
(chuyên môn cao). Sự kết hợp của cả hai yếu tố kỹ thuật hiện đại và chuyên môn cao
trong ngành PTTM, cùng với nhu cầu PTTM nhất là thẩm mỹ gương mặt ngày càng
tăng của con người nhất là phụ nữ, phái đẹp đã thúc đẩy ngành PTTM ngày càng phát
triển với nhiều thành công, phát triển tốc độ, và trở nên ngày càng phổ biến trong xã
hội. Bên cạnh đó, nhu cầu PTTM của phụ nữ đang phát triển theo hướng ít xâm lấn
nhất với thời gian hồi phục nhanh nhất.

Phương pháp nghiên cứu:, tìm hiểu thực tế, quan sát, đánh giá, so sánh lúc trước
và nay để làm rõ sự khác biệt, thay đổi nhu cầu PTTM cũng như những tiến bộ của
ngành…

- “The five most surprising cosmetic surgery trends across the globe”, Jim
Frame (2016).
6
Tác giả Jim Frame (2016): cho rằng nhiều quốc gia đã nhận ra tiềm năng của
ngành công nghiệp PTTM là ngành công nghiệp tỷ đô. Nên nhiều quốc gia trên thế
giới đã chú trọng vào PTTM và cố gắng đa dạng hóa nó. Tác giả còn đi sâu phân tích
chuyên vào vài quốc gia trên thế giới đang thịnh hành nhu cầu PTTM nào, ví dụ như:
kéo chân dài ở Ấn Độ, phẫu thuật triệt để khuôn mặt ở Hàn Quốc, sửa mũi ở Iran.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và phân tích.

- “Friday essay: the ugly history of cosmetic surgery”, Michelle Smith


(2016)

Tác giả Michelle Smith (2016): đã nói lên rằng nhu cầu PTTM là một hiện
tượng hiện đại, nhu cầu phổ biến của con người hiện nay. Tác giả còn rút ra một kết
luận là các tiêu chuẩn vẻ đẹp của chúng ta hiện nay được định hình bằng những định
kiến như phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa tình dục, đó là một trong những cơ sở
chính hình thành nên nhu cầu PTTM để đẹp hơn của phụ nữ nói riêng và toàn xã hội.

Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, dựa trên phương pháp
thu thập, phân tích tài liệu.

- “How the duty to be beautiful is making young girls feel like failures”,
Heather Widdows (2017)

Tác giả Heather Widdows (2017): đã nói lên văn hóa làm đẹp đã tạo nên ám
ảnh cho các cô gái trẻ hiện nay. Họ luôn cảm thấy mình thất bại trong việc làm đẹp
và ho đã “buông mình” và xấu hổ về bản thân nên phần lớn trong số họ đã chọn
phương thức PTTM.

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp thu thập, phỏng vấn và phân
tích dữ liệu.

- “Đánh giá hiện tượng phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc hiện nay”, Báo cáo
khoa học, Nguyễn Thị Hương (2016):
+ Nội dung: Quan niệm về cái đẹp, thực trạng PTTM ở độ tuổi 20-40 tuổi và
nguyên nhân gia tăng PTTM, các mặt tích cực và tiêu cực của PTTM.
+ Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập phân tích tài liệu,
quan sát, khảo sát thực tế.

7
+ Kết quả nghiên cứu: Có thể thấy PTTM như một “dịch bệnh”lây lan sắc đẹp
và đồng thời người Hàn Quốc rất coi trọng hình thức bên ngoài nên đẩy người
dân vào áp lực là phải xinh đẹp mới đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn, bởi vậy, có
rất nhiều đi PTTM khiến nó càng trở nên phổ biến và phát triển. Tuy nhiên, dù
PTTM làm cho chúng ta xinh đẹp hơn nhưng trong cuộc sống trau dồi vẻ đẹp
tâm hồn, hài lòng những khuôn mặt vóc dáng mà Bố mẹ ban tặng thì cuộc sống
sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
- “Khảo sát về việc sử dụng các dịch vụ làm đẹp của phụ nữ Việt Nam”, bài
báo cáo nghiên cứu khoa học, tác giả: Qandme.net (2015):
+ Nội dung đã làm rõ: việc sử dụng dịch vụ làm đẹp của phụ nữ Việt Nam trên
20 tuổi, sử dụng phương pháp thu thập khảo sát thực tế.
+ Kết quả: Chỉ 57% phụ nữ Việt Nam chăm sóc da, 31% trang điểm để duy trì
sắc đẹp, 53% người quan tâm đến việc làm đẹp nhưng không dành đủ tiền cho
nó, người có thu nhập cao dành nhiều tiền hơn cho việc làm đẹp.
- “Buying Racial Capital: Skin-Bleaching and Cosmetic Surgery in a
Globalized World”, tiến sĩ Margaret L. Hunter (2011):

Việc sáp nhập các công nghệ mới với các hệ tư tưởng thực dân cũ đã tạo ra một
bối cảnh mà người tiêu dùng có thể thay đổi "chủng tộc" của mình thông qua các loại
kem làm trắng da hoặc PTTM. Việc sử dụng các loại kem làm trắng da đang gia tăng
khắp Châu Phi bên cạnh đó việc PTTM đang có xu hướng ngày càng tăng đối với
những người da màu ở các nước giàu có. Ngoài ra, bài nghiên cứu lại đưa ra những
tác động tiêu cực đến cơ thể con người.
Bài nghiên cứu đưa ra 3 vấn đề:
1) Thảo luận về sắc đẹp, dựa trên việc tiếp thị rộng rãi các sản phẩm làm trắng,
2) Thảo luận về tác hại tiềm ẩn của những sản phầm đang được bày bán trên thị
trường nhằm bảo vệ sức khỏe người sử dụng,
3) Thảo luận về việc phát triển các quy trình PTTM mới.
Phương pháp sử dụng: phương pháp định tính, thu thập tài liệu, phân tích.
- Does cosmetic surgery improve psychosocial wellbeing?, David J Castle,
Roberta J Honigman and Katharine A Phillips (2002):

8
David J Castle và ctg (2002) cho rằng: Cả nam giới và phụ nữ ngày càng quan
tâm đến ngoại hình của mình và tìm kiếm những loại phẫu thuật phù hợp với họ. Tuy
hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người đều hài lòng với kết quả PTTM nhưng
quy trình này lại không được đánh giá một cách nghiêm ngặt. Nhưng bài nghiên cứu
này lại nêu lên những diễn biến tâm lí khác nhau sau khi đã được PTTM: có người
hài lòng với kết quả nhưng có người lại không.
Phương pháp sử dụng: phương pháp định tính,thu thập tài liệu, phân tích.

- “Khảo sát nhu cầu làm đẹp”, Trưởng phòng Marketing Đoàn Thị Tố Uyên
(2015):

Khảo sát nhu cầu làm đẹp những người sinh sống và làm việc ở TP HCM.
Phương pháp :bằng cách khảo sát, điều tra trực tiếp và gián tiếp ở tất cả các Quận
trên địa bàn TP HCM, đối tượng khảo sát chủ yếu là các công nhân viên chức và
trong độ tuổi lao động.
Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu làm đẹp là thật sự cấp thiết với mỗi người. Bằng
chứng là tần suất làm đẹp của một phụ nữ rất thường xuyên, mức độ chấp nhận chi
phí để làm đẹp cũng như chi trả các dịch vụ làm đẹp. Nhu cầu PTTM cũng là một
trong những nhu cầu làm đẹp của phụ nữ thành thị và được ưa chuộng trong những
năm gần đây.

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lí luận về nhu cầu của con người, làm cơ sở cho nghiên
cứu nhu cầu PTTM của phụ nữ tại TP.Hồ Chí Minh
- Làm sáng tỏ các tác động tích cực mà PTTM mang lại cho phụ nữ trong công
việc và cuộc sống đồng thời làm rõ các tác động tiêu cực của PTTM.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu PTTM của phụ nữ tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ phụ nữ trong định hướng
tốt cho PTTM để nâng cao tính hiệu quả và đảm bảo an toàn sức khỏe tính
mạng trong các dịch vụ PTTM.
Với nhu cầu thiết yếu như vậy, bài nghiên cứu của nhóm sẽ giúp mọi người có
được cái nhìn toàn diện trên nhiều khía cạnh của PTTM từ đó có thể hiểu sâu hơn về
9
nhu cầu làm đẹp thông qua PTTM của phụ nữ Việt Nam hiện nay và tính đa mặt của
nó.

3.2 Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu nhu cầu PTTM của phụ nữ Việt Nam từ 18 đến 40 tuổi trên điạ bàn các
Quận của TP Hồ Chí Minh từ 2012 đến nay.

3.3 Phạm vi nghiên cứu


- Nhóm thực hiện bài nghiên cứu chủ yếu là.

- Về phạm vi nghiên cứu:


 Về nội dung: tập trung nghiên cứu nhu cầu, đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp.
 Khách thể nghiên cứu: nhân viên văn phòng,giáo viên, nhân viên
kinh doanh, nhân viên bán hàng,.. và sinh viên đại học.
 Không gian nghiên cứu: tại các địa bàn quận Thủ Đức, quận 1,
quận 7 và các quận lân cận trên địa bàn TP.HCM
 Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ 20 tháng 12 năm 2017 đến ngày
20 tháng 6 năm 2018)

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, cần phương pháp sau:

4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thu thập lý thuyết
- Thu thập tài liệu, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các
nguồn tài liệu có liên quan đề tài.
- Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực
tiếp cho nội dung đề tài.
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: mục tiêu quan sát là những biểu hiện, hành động, thái
độ của phụ nữ trong các hình thức PTTM.
- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Tiến hành khảo sát một số nhóm đối
tượng về nhận thức, hoạt động, mức độ ảnh hưởng của PTTM đến công việc,
cuộc sống và nhu cầu PTTM của họ thông qua hệ thống câu hỏi.
10
- Phương pháp điều tra bằng trò chuyện: Trao đổi về tình hình, phương pháp
làm đẹp hiện tại, khó khăn, trăn trở, mong muốn của họ đối với phẫu thuật
thẩm mỹ (thông qua hình thức gặp gỡ trò chuyện trực tiếp, liên hệ qua
facebook, gmail, zalo…)
4.3. Nhóm phương pháp thống kê: Chủ yếu dùng để xử lý các kết qủa
điều tra về định lượng bằng phần mềm SPSS.

Như vậy, nghiên cứu vận dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định
tính (thu thập dữ liệu thông qua việc hoạt động nhóm,trên cơ sở lí thuyết về nhu cầu
khách hàng nhóm sẽ xây dựng các biến nghiên cứu (câu hỏi khảo sát), xây dựng thang
đo phù hợp và hình thành bảng hỏi) và phương pháp nghiên cứu định lượng (nhằm
phân tích dữ liệu thu thập từ khảo sát thực tế khoảng 500 mẫu thông qua các bảng
khảo sát online và kết hợp với khảo sát điều tra thực tế. Sau khi tiến hành thu thập
dữ liệu nhóm tiến hành phân tích) để làm rõ nhu cầu sau đó đưa ra các kết luận và đề
xuất giải pháp cho bài nghiên cứu.

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

5.1. Phần mở đầu

 Tên đề tài
 Tính cấp thiết của đề tài
 Lý do chọn đề tài
 Lịch sử của đề tài nghiên cứu
 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
 Ý nghĩa nghiên cứu

5.2. Phần nội dung


5.2.1.Kết cấu nội dung nghiên cứu

Phần 1: Phần mở đầu

 Tên đề tài
11
 Tính cấp thiết của đề tài
 Lý do chọn đề tài
 Lịch sử của đề tài nghiên cứu
 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
 Ý nghĩa nghiên cứu

Phần 2: Phần nội dung


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Sơ lược về phẫu thuật thẩm mỹ và quan niệm về tiêu chuẩn vẻ đẹp hình thức
của người Việt Nam xưa và nay

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan

1.1.1. Các nghiên cứu trong nước

1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài

1.2. Tổng quan về nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ


1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Nhu cầu
 Theo dân gian
 Theo Philip Kotler
 Theo Maslow: “Hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Sự thỏa
mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động.”
5. Những nhu cầu về sự hoàn thiện
4. Nhu cầu được đánh giá, tôn trọng
3. Những nhu cầu về xã hội
2. Những nhu cầu về an toàn, an ninh
1. Những nhu cầu sinh học
1.2.1.2. Phẫu thuật thẩm mỹ
1.2.2. Khái niệm phẫu thuật thẩm mỹ

12
1.2.3. Lịch sử hình thành phẫu thuật thẩm mỹ
1.2.4. Các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất
1.2.5.Các hình thức phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến
1.2.5.1. Phẫu thuật loại I
 Tiểu phẫu
 Thủ thuật
1.2.5.2. Phẫu thuật loại II
 Căng da mặt toàn phần, bán phần; căng da trán,
cổ
 Nâng ngực nữ, tạo dáng ngực nam
 Hút mỡ bụng, lưng, hông eo, đùi, cánh tay
 Căng da bụng, phẫu thuật cắt bỏ fa thừa, mỡ thừa,
tái tạo và làm thon gọn, săn chắc thành bụng
 Thu gọn ngực to, treo ngực xệ
 Đặt túi độn mông cho bạn

1.2.1.3. Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ của phụ nữ


Theo tháp nhu cầu của Maslow, khi xã hội càng phát triển thì các nhu cầu
của con người càng cao, trong đó, nhu cầu làm đẹp bằng PTTM là một trong
nhu cầu lớn của con người nhất là người phụ nữ. Việc thỏa mãn nhu cầu của
con người làm cuộc sống có ý nghĩa hơn, giá trị hơn. Và là yêu cầu tất yếu của
xã hội phát triển khi mà nhu cầu cơ bản luôn được đảm bảo.
1.3. Quan niệm về vẻ đẹp của người Việt Nam và xu hướng phẫu thuật thẩm
mỹ
1.3.1. Vẻ đẹp về tâm hồn
1.3.2. Vẻ đẹp về hình thức
1.3.3. Vẻ đẹp truyền thống của người Việt Nam xưa và nay
1.3.4. Quan niệm về chuẩn mực vẻ đẹp của người Việt Nam xưa và nay
Chương 2: TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT THẨM MỸ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
TỪ 18-40 TUỔI TẠI TP.HCM HIỆN NAY

2.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu

13
2.1.1. Độ tuổi và giới tính

2.1.2. Nghề nghiệp

2.1.3. Hoàn cảnh cuộc sống

2.1.4. Mức thu nhập

2.1.5. Quan điểm về sắc đẹp

2.1.6. Nhu cầu làm đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ

2.2. Thiết kế nghiên cứu nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam
từ độ tuổi 18-40 tại Tp.HCM.

2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu

2.3.1. Quy trình khảo sát

2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

2.3.3. Diễn đạt

2.4. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm về nét đẹp của phụ nữ Việt Nam

2.4.2. Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ

2.4.3. Phản ứng của phụ nữ Việt nam đối với phẫu thuật thẩm mỹ

2.4.4. Thu nhập bình quân của những người muốn phẫu thuật thẩm mỹ

2.4.5. Thông tin về độ tuổi bình quân phẫu thuật thẩm mỹ

2.4.6. Nguyên nhân dẫn đến việc phẫu thuật thẩm mỹ

2.4.7. Mức chi phí dành cho việc phẫu thuật

2.4.8. Phản ứng của phụ nữ Việt Nam đối với mức chi phí phẫu thuật hiện nay

2.4.9. Mối quan tâm hàng đầu của phẫu thuật thẩm mỹ

2.5. Đánh giá kết quả khảo sát

Đánh giá nhu cầu PTTM của phụ nữ Việt Nam tại TP.HCM hiện nay

- Mức độ nhận thức của phụ nữ về PTTM

14
- Mong muốn, thái độ, khả năng chấp nhận chi trả chi phí PTTM

- Động cơ PTTM: chính trị - xã hội; nhận thức; nghề nghiệp, gia đình

2.6. Đánh giá thực trạng

2.6.1. Đánh giá chung về nhu cầu PTTM của phụ nữ Việt Nam hiện nay

2.6.2. Đánh giá PTTM

2.6.2.1. Lợi ích từ việc PTTM

2.6.2.2. Các hạn chế và nguyên nhân

Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị

Từ phân tích kết quả nghiên cứu về nhu cầu PTTM hiện nay của phụ nữ tại
TP.HCM đã gợi ý cho nhóm để xuất giải pháp nhằm hướng đến gia tăng tích cực từ
những giá trị mà PTTM đã đem lại cho phụ nữ và hạn chế những mặt tiêu cực.

3.1.1. Về phía phụ nữ - người có nhu cầu PTTM

3.1.1.1. Xác định rõ nhu cầu PTTM của bản thân

 PTTM gì? Vì sao? Như thế nào?

 Xác định được PTTM đem lại bản thân những giá trị gì? Liệt kê tất cả
những tác động của PTTM đối với mình và gia đình.

3.1.1.2. Nâng cao hiểu biết về PTTM

 Tự tìm hiểu bằng nguồn thông tin phổ biến như Internet, tạp chí, …

 Trao đổi với chuyên gia, liên hệ để nhận tư vấn trước PTTM

 Trao đổi với gia đình, người xung quanh

3.1.1.3. Chuẩn bị trước PTTM

 Chuẩn bị tài chính

 Chuẩn bị về sức khỏe và ước tính rủi ro có thể

3.1.2. Về phía nhà nước, cơ quan chức năng

 Nâng cao việc quản lí

15
 Thận trọng trong việc cấp giấy phép hành nghề

 Có chương trình hỗ trợ, truyền thông về ưu nhược PTTM, tư vấn hỗ


rợ người dân trong định hướng về PTTM

3.1.3. Về phía trung tâm PTTM

 Tìm hiều rõ để nắm bắt nhu cầu thẩm mỹ

 Nâng cao chất lượng dịch vụ.

 Đầu tư vào trang thiết bị.

 Xây dựng chính sách giá cả hợp lí

 Bảo đảm kết quả phẫu thuật cho khách hàng.

5.3. Kết luận


Nhu cầu làm đẹp bằng PTTM là một trong nhu cầu lớn của con người nhất là
người phụ nữ hiện đại.

Kết quả nghiên cứu với các khảo sát trực quan cùng số liệu khá cụ thể có thể có
được cái nhìn khái quát về nhu cầu phẫu thuật thẩm mĩ của phụ nữ Việt Nam mà cụ
thể là ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Nhu cầu phẫu thuật thẩm
mĩ được đánh giá đo lường bằng nhiều yếu tố khác nhau nhưng có thể nói giá cả và
chất lượng vẫn là hai yếu tố chiếm tỉ trọng cao nhất cũng như ảnh hưởng nhiều nhất
tới nhu cầu phẫu thuật thẩm mĩ của mọi người. Và Hàn Quốc luôn là nước đứng đầu
trong danh sách những quốc gia được phụ nữ ở TP.Hồ Chí Minh chọn làm nơi phẫu
thuật an toàn và thành công theo kết quả khảo sát thu được.

Phẫu thuật thẩm mĩ đã xuất hiện từ thời xa xưa và phát triển dần theo dòng
chảy phát triển của lịch sử. Nơi nào có con người thì ắt hẳn nơi đó sẽ sản sinh nhu
cầu hoàn thiện vẻ bề ngoài. Ở Việt Nam, trong nhịp sống xã hội ngày nay, khi mà
nhu cầu về cái ăn cái mặc của người dân nói chung đã không còn là vấn đề quan trọng
hàng đầu thì nhu cầu về hoàn thiện vẻ bề ngoài bằng phương pháp phẫu thuật thẩm
mĩ đang trở thành một xu thế. Đặc biệt là tại Tp.Hồ ChÍ Minh- một trong những trung
tậm kinh tế-tài chính quan trọng hiện đại bậc nhất của Việt Nam thì nhu cầu về phẫu
thuật thẩm mĩ lại càng gia tăng . Mọi người mà phần lớn là phụ nữ tìm đến các thẩm

16
mĩ viện, các spa, … để hoàn thiện những bộ phần không ứng ý trên cơ thể. Nhu cầu
và mục đích của phẫu thuật thẩm mĩ khác nhau theo từng độ tuổi. Với nhiều người
phẫu thuật thẩm mĩ là để hoàn thiện hóa bản thân để ưu giữ lại tuổi trẻ , nhưng với
những người khác phẫu thuật thẩm mĩ dường như là một cánh cửa là ánh sáng để mở
ra một trang mới, một cơ hội mới trong sự nghiệp cũng như trong cuộc đời họ. Song
ở Việt Nam với nhiều người việc “dao kéo” vẫn còn là một vấn đề tế nhị và được
bàn luận tranh cãi gay gắt. Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: đó có thể là định kiến
về việc phẫu thuật thẩm mĩ đồng nghĩa với việc mất đi vẻ đẹp tự nhiên của con
người..Một nguyên nhân quan trọng khác đó là chất lượng “vàng thau lẫn lộn” của
các trung tâm phẫu thuật thẩm mĩ hiện nay.

Vì vậy để phẫu thuật thẩm mĩ phát triển một cách đồng bộ và được kiểm soát
chặt chẽ, tránh các trường hợp đáng tiếc đã, đang và sẽ xảy ra trong tương lai vẫn còn
là con đường đầy khó khăn mà các bệnh viện cũng như các chuyên gia phải tìm cách
khắc phục. Bên cạnh đó người phẫu thuật thẫm mĩ cũng phải tự nhận thức được để
tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc hậu phẫu thuật.

Thực hiện nghiên cứu này, nhóm nhóm nghiên cứu kỳ vọng sẽ mang lại cái
nhìn trực quan, sinh động, cụ thể và gần gũi hơn tới mọi người về nhu cầu PTTM.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu mong muốn đưa ra được những biện pháp thiết thực
hơn để giảm thiểu nguy cơ cũng như góp phần đưa phẫu thuật thẩm mĩ phát triển
một cách đúng hướng ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

6. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài:

6.1. Điểm mới của đề tài

Một số tính mới của đề tài:

- Bài nghiên cứu khai thác nguồn dữ liệu, những thông tin liên quan đến
đề tài được cập nhật mới từ các báo cáo nghiên cứu gần đây nhất, và từ
kết quả khảo sát thực nghiệm của nhóm nghiên cứu

- Về lĩnh vực nghiên cứu về PTTM trong nước vẫn chưa được nghiên
cứu tìm hiểu nhiều, các nghiên cứu trước chỉ mới dừng lại ở quan sát,
đưa ra nhận định một cách chủ quan về nhu cầu PTTM của phụ nữ, rất

17
ít nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu phân tích nhu cầu của phụ nữ Việt Nam
dựa trên khung lý thuyết. Với nghiên cứu này, nhóm tiến hành nghiên
cứu trên đối tượng phụ nữ ở độ tuổi từ 18-40 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Do vậy, nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm cụ thể về nhu
cầu thẩm mỹ tại thời điểm hiện nay.

- Về phương pháp nghiên cứu: Như phân tích tổng quan, đối với các
nghiên cứu trong nước, phương pháp nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở
nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ sách, báo, tổng hợp và phân tích, do vậy,
chưa tính cập nhật và có giá trị thực tiễn cao. Đối với nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu vận dụng kết hợp giữa phương pháp định tính để xây
dựng cơ sở lý thuyết và phân tích tổng quan làm cơ sở cho xây dựng
bảng câu hỏi và kết hợp nghiên cứu định lượng, phân tích dữ liệu thu
được từ nghiên cứu định tính, những phân tích định lượng bằng phần
mềm SPSS sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm trực quan, có giá trị
khoa học cao, làm cơ sở cho đề xuất giải pháp thiết thực và phù hợp hơn,
sát với thực tế PTTM tại Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

6.2. Về giá trị thực tiễn


- Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về nhu cầu PTTM của phụ nữ
tại TP.HCM hiện nay.

- Do vậy, có giá trị cho 3 nhóm đối tượng chính sau trong định hướng hoạt động:

 Về phía phụ nữ tại Tp.HCM: có định hướng, hiểu biết rõ hơn về nhu cầu
PTTM của phụ nữ nói chung và của họ nói riêng. Làm tư liệu tham khảo
đưa ra những vấn đề cơ bản và quan tâm đến vấn đề phẫu thuật là cơ sở
giúp họ đưa ra quyết định trước khi thực hiện phẫu thuật.
 Về phía cơ quan chức năng: có nhìn đúng đắn về thực trạng PTTM và
nhu cầu pTTM hiện tại của phụ nữ TP và cơ sở để hỗ trợ các cơ quan
trong việc ra giải pháp thiết thực liên quan PTTM.
 Về phía trung tâm thẩm mỹ: Nghiên cứu đặc biệt có giá trị trong cung
cấp thông tin về nhu cầu PTTM hiện tại của phụ nữ tại Tp, để trung tâm

18
có biện pháp định hướng phát triển, ra chiến lược, xác định cầu và điều
chỉnh mức cung phù hợp để phát triển và thu hút khách hàng.

7. Ý nghĩa nghiên cứu.

Phụ nữ hiện đại trở nên quyến rũ hơn rất nhiều, vẻ ngoài rạng rỡ làm họ tự tin
hơn. Bởi khi tri thức tương đương, sắc đẹp sẽ được mang lên bàn cân so sánh. Nếu
vượt trội cả tài lẫn sắc, bạn chắc chắn có cơ hội thành công cao. Đó là chưa kể, vẻ
đẹp cũng góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, bởi trong bản
chất ai cũng yêu mến cái đẹp. Nên họ bắt đầu để ý nhiều đến hình ảnh của mình trong
mắt người khác, và hiểu rằng làm đẹp không chỉ vì chính bản thân mà còn làm cho
xã hội ngày càng văn minh và tươi đẹp hơn.Chính vì thế, PTTM là đã trở thành
phương pháp làm đẹp nhanh và hiệu quả nhất đối với chị em phụ nữ.

Từ thực trạng trên đã nêu trên, chúng ta có thể thấy PTTM đang là một phương
pháp làm đẹp được ưa chuộng ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính
vì thế, nhóm nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về mối quan tâm của những người phụ nữ Việt Nam (độ tuổi từ 18 tới 40)
muốn cải thiện về vẻ bề ngoài bằng phẩu thuật thẩm mỹ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng
quan về nhu cầu PTTM ngày nay, cũng như tác động PTTM đến chất lượng cuộc
sống của phụ nữ, từ đó đưa ra nhưng giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng
dịch vụ.

8. Trình bày kế hoạch thực hiện


9. Nêu các phương pháp phối hợp (nếu có)
10. Các sản phẩm dự kiến
Sản phẩm dự kiến sau khi hoàn chỉnh sẽ là bài báo khoa học.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.H. Maslow, (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review 50.

Phan Thị Mai Anh (2013) Chăm sóc khách hàng sau PTTM nâng ngực. Đại học
Thăng Long, Hà Nội, 2013, Khóa luận tốt nghiệp, truy cập tại:

<http://thuvien.thanglong.edu.vn:8081/dspace/bitstream/DHTL_123456789/791/1/
B00129_01.pdf >

C.A Nicolas, L.M Welling (2017) Women's acceptance of cosmetic surgery across
the menstrual cycle, Persionalitu and Individual Differences, số 115, Tháng
9/2017, Trang 99-102.

Armado Rantana (2017) Controversies in Facial Cosmetic Surgery, Volumn 29, Issue
4, Oral and Maxillofacial Surgery Clinics of North America, Tháng 11/2017,
Trang 441-446.

Margaret L. Hunter (2011) Buying Racial Capital: Skin-Bleaching and Cosmetic


Surgery in a Globalized World . The Journal of Pan African Studies, vol. 4, số
4, Tháng 6/2011. Truy cập tại:
<https://inside.mills.edu/academics/faculty/soc/mhunter/Hunter_Buying%20Racial
%20Capital.pdf >
David J Castle, Roberta J Honigman and Katharine A Phillips (2002). Does cosmetic
surgery improve psychosocial wellbeing? MJA, Vol 176 , 17/ 6/ 2002.

Viren Swami, Choon-Sup Hwan, Jaehee Jung (2012). Factor Structure and
Correlates of the Acceptance of Cosmetic Surgery Scale Among South Korean
University Students. Aesthetic Surgery Journal 32(2) trang 220 –229.

William P. D. Chen . Aesthetic eyelid surgery in Asians: an East-West view .


HKJOphthalmol, Vol.3 No.1

Roger K. Khouri, Jr Raoul-Emil R. Khouri, Jorge R. Lujan-Hernandez, Khalil R.


Khouri, Luca Lancerotto, Dennis P. Orgill (2014) . Diffusion and Perfusion:
The Keys to Fat Grafting. Truy cập tại:
<https://dash.harvard.edu/handle/1/13454752 >

20
Đoàn Thị Tố Uyên (2015) Khảo sát nhu cầu làm đẹp, Báo cáo cuối cùng. Truy cập
tại:

<https://www.academia.edu/16493924/Kh%E1%BA%A3o_s%C3%A1t_nhu_c%E
1%BA%A7u_l%C3%A0m_%C4%91%E1%BA%B9p >

Nguyễn Thị Hương (2016) Đánh giá hiện tượng PTTM ở Hàn Quốc hiện nay”, Báo
cáo khoa học. Truy cập tại: < http://dongphuonghoc.org/article>

Qandme.net (2015) Khảo sát về việc sử dụng các dịch vụ làm đẹp của phụ nữ Việt
Nam, Bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Truy cập tại: < https://qandme.net >
Công ty NCTT trực tuyến W&S (2012). Chăm sóc sắc đẹp ở Spa. Truy cập tại :
< https://vinaresearch.net >
Jim Frame (2016). The five most surprising cosmetic surgery trends across the globe.
Truy cập tại: <https://theconversation.com/the-five-most-surprising-cosmetic-
surgery-trends-across-the-globe-59408 >

Michelle Smith (2016). Friday essay: the ugly history of cosmetic surgery. Truy cập
tại: <https://theconversation.com/friday-essay-the-ugly-history-of-cosmetic-
surgery-56500 >

Heather Widdows (2017). How the duty to be beautiful is making young girls feel
like failures. Truy cập tại: < https://theconversation.com/how-the-duty-to-be-
beautiful-is-making-young-girls-feel-like-failures-79790 >

21

You might also like