You are on page 1of 7

Các khái niệm và công thức hóa học cơ bản

1. Nguyên tử khối
Là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị C và được kí hiệu là M.
Nguyên tử khối là giá trị đặc trưng của mỗi nguyên tố.
2. Phân tử khối.
Là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị C và được kí hiệu là M.
Phân tử khối được tính bằng tổng nguyên tử khối của tất cả các nguyên tử có trong phân tử.
Ví dụ 1 : Cho hợp chất FeCl2.
M FeCl2  M Fe  2  M Cl  56  2  35.5  127dvC
Ví dụ 2: Cho hợp chất Cu(NO3)2
M Cu ( NO3 )2  M Cu  2  M N  3  M O  64  2 14  6 16  188dvC
Hoặc: M Cu ( NO3 )2  M Cu  2  M NO3  64  2  (14  3 16)  188dvC
Bài tập 1.
Tính phân tử khối của các hợp chất sau: NaCl, CaBr2, AlCl3, K2SO4, Fe(NO3)3.
3. Mol
Là một loại đơn vị đo số lượng đặc trưng của hóa học.
Mỗi một mol nguyên tử/phân tử/ion (gọi chung là các hạt vi mô) chứa 6.023×1023 hạt vi mô, kí hiệu là NA và
gọi là số Avogadro.
Ví dụ: 1 mol Fe chứa 6.023×1023 nguyên tử Fe, 10 mol CuSO4 chứa 6.023×1024 phân tử CuSO4, 0.5 mol PO43-
chứa 3.012×1023 ion PO43-.
Bài tập.
Tính số hạt vi mô có trong:
a. 3 mol Cu
b. 0.1 mol AlCl3
c. 0.075 mol Ba(NO3)2
d. 5×10-6 mol CaCO3
Bài tập.
Tính số mol của các hạt vi mô sau:
a. 6.023×1020 nguyên tử P
b. 6.023×1025 phân tử PCl3
c. 12.046×1021 phân tử NaCl
d. 1.5×1024 ion SO32-
4. Khối lượng mol
Là khối lượng của 1 mol được tính bằng gam và do đó có đơn vị là g/mol
Khối lượng mol của một chất có trị số đúng bằng phân tử khối của chất đó.
Ví dụ 3 :
Phân tử khối của hợp chất Cu(NO3)2 là 188 dvC.
Vậy khối lượng mol của hợp chất này là 188 g/mol.
Bài tập 2.
Tính khối lượng mol của các hợp chất sau: FeCl3, CuSO4, Al2(SO4)3, Na3PO4, Ca3(PO4)2.
5. Công thức mol-khối lượng
m  nM
Trong đó m: khối lượng (đơn vị: gam)
M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol)
N: số mol (đơn vị: mol)
Ví dụ 4 : Tính khối lượng của 0.1 mol CuO.
mCuO  nCuO  M CuO  0.1 80  8( g )
Ví dụ 5: Tính số mol của 2.08 gam BaCl2.
mBaCl2 2.08
nBaCl2    0.01(mol )
M BaCl2 208
Bài tập 3.
Tính số mol của các hợp chất sau:
a. 1.6 gam Fe2O3 d. 3600 gam H2O
b. 53 gam K3PO4 e. 19.575 gam Ba(NO3)2
c. 2.2 gam CO2
Bài tập 4.
Tính khối lượng của các hợp chất sau:
a. 0.2 mol SO2 d. 0.225 mol AgBr
b. 0.35 mol KClO3 e. 3 mol Ba(ClO)2
c. 0.015 mol CaOCl2

Bài tập 5.
Phân tử hợp chất X gồm 2 nguyên tố: Al và Br, trong đó số nguyên tử Br gấp ba lần số nguyên tử Al. Biết 0.15
mol X nặng 40.05 gam. Xác định CTPT của X.
Bài tập 6.
Phân tử hợp chất X gồm 3 nguyên tố: Na, C, và O trong đó số nguyên tử Na gấp đôi số nguyên tử C và số
nguyên tử O gấp 3 lần số nguyên tử C. Biết 0.125 mol X nặng 13.25 gam. Xác định CTPT của X.
6. Công thức tính thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
V  22.4n
Với V là thể tích chất khí
n là số mol khí
Ví dụ 7: Tính khối lượng của 2.24 lít khí NO ở đktc.
V 2.24
 Số mol NO: nNO  NO   0.1(mol )
22.4 22.4
 Khối lượng NO: mNO  nNO  M NO  0.1 30  3( g )
Bài tập 7.
Tính thể tích của các chất sau ở đktc:
a. 0.2 mol NO. d. 0.75 mol HCl.
b. 0.25 mol NO2. e. 3.25 mol O2.
c. 1.5 mol Cl2
Bài tập 8.
Tính khối lượng của:
a. 3.36 lít (đktc) N2O. c. 0.28 lít (đktc) H2.
b. 6.72 lít (đktc) N2.
Bài tập 9.
Tính thể tích (đktc) của:
a. 4.4 gam CO2. c. 46 gam O2.
b. 1.5 gam NO.
7. Công thức tính tỉ khối.
Công thức này dùng để so sánh chất khí này nhẹ hơn hay nặng hơn chất khí kia bao nhiêu lần.
Tỉ khối của chất khí A so với chất khí B, kí hiệu d A/ B , được tính bằng tỉ số phân tử khối của chất khí A và phân
tử khối của chất khí B.
M
d A/ B  A
MB
Nếu d A/ B >1: Chất khí A nặng hơn chất khí B.
Nếu d A/ B <1: Chất khí A nhẹ hơn chất khí B.
Không khí là một hỗn hợp gồm rất nhiều chất khí khác nhau, nên người ta thường lấy giá trị trung bình:
M  29 .
Bài tập 10.
Các chất khí sau đây nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần: Cl2, O2, HCl, N2O, N2.
Bài tập 11.
Tính phân tử khối của hợp chất X trong các trường hợp sau:
a. Tỉ khối của X so với H2 là 14.
b. Tỉ khối của X so với O2 là 0.875.
8. Công thức tính phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp.
Giả sử hỗn hợp X gồm mA gam chất A và mB gam chất B.
Phần trăm về khối lượng của A , kí hiệu %mA, được tính như sau:
mA
%mA  100%
mA  mB
Tương tự:
mB
%mB  100%  100%  %mA
mA  mB
Ví dụ 8: Tính % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X biết X gồm: 2 gam Fe và 3 gam Cu.
mFe 2
%mFe  100%  100%  40%
mFe  mCu 23
mCu 3
%mCu  100%  100%  60%
mFe  mCu 23
Hay %mCu  100%  %mFe  100%  40%  60%
Bài tập 12.
Tính % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X biết X gồm:
a. 1.06 gam Na2CO3 và 1.38 gam K2CO3.
b. 10.8 gam FeO và 9.2 gam Fe2O3.
c. 0.1 mol CaCl2 và 0.1 mol BaCl2.
d. 0.35 mol KNO3 và 0.25 mol Na2SO4.
9. Công thức tính phần trăm về thể tích của các chất trong hỗn hợp.
Giả sử hỗn hợp X gồm VA lít khí A và VB lít khí B.
Phần trăm về thể tích của A, kí hiệu %V, được tính như sau:
VA
%VA  100%
VA  VB
Tương tự
VB
%VB  100%  100%  %VA
VA  VB
 Trong cùng 1 điều kiện nhiệt độ và áp suất, tỉ lệ về số mol cũng chính là tỉ lệ về thể tích, % về
số mol cũng chính là % về thể tích.

Bài tập 13.


Tính % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp X biết X gồm:
a. 2.24 lít NO và 3.36 lít NO2.
b. 13.44 lít N2 và 7.84 lít N2O.
c. 0.1 mol CO và 0.1 mol CO2.
d. 0.35 mol Cl2 và 0.25 mol HCl.
e. 1.6 gam H2 và 2.6 gam O2.
f. 4.6 gam NO2 và 2.2 gam CO2 .
10. Công thức tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ 9: Cho hợp chất AlCl3.
Phần trăm về khối lượng của Al trong hợp chất:
m
%mAl  Al 100%
mAlCl3
Các phân tử AlCl3 giống hệt nhau, như vậy % về khối lượng của Al trong cả một khối lượng AlCl3 bằng % về
khối lượng của Al trong 1 phân tử AlCl3. Vậy xét trong 1 phân tử AlCl3 có 1 nguyên tử Al, như vậy khối lượng
của Al chính bằng khối lượng của 1 nguyên tử Al này và khối lượng AlCl3 lúc này cũng chính là khối lượng của
1 phân tử hay phân tử khối:
m M Al 27
%mAl  Al 100%  100%  100%  20.225%
mAlCl3 M AlCl3 133.5
Tương tự:
m 3  M Cl 3  35.5
%mCl  Cl 100%  100%  100%  79.775%
mAlCl3 M AlCl3 133.5
Hay %mCl  100%  %mAl  100%  20.225%  79.775%
Vậy tổng quát đối với phân tử AxBy.
m xM A
%mA  A 100%  100%
mAx By M Ax By
mB yM B
%mB  100%  100%  100%  %mA
mAx By M Ax By
Bài tập 14.
Tính % về khối lượng mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây: Na2S, BaCl2, KNO3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3.
Ví dụ 10: Hợp chất X gồm 2 nguyên tố: Ba và Cl, trong đó Ba chiếm 65.865% về khối lượng. Biết phân tử khối
của X là 208. Xác định CTPT của X.
 Gọi CTPT của X là BaxCly (điều kiện: x, y ∈ N*).
 Phân tử khối của X là 208: MX=137x+35.5y=208 (*)
 % về khối lượng của Ba chiếm 65.865%:
mBa xM Ba 137 x
%mBa  100%  100%  100%  65.685%
mBaxCl y M BaxCl y 208
 x 1
 Thay x =1 vào (*): 137 1  35.5 y  208  y  2
 Vậy CTPT của hợp chất X là BaCl2.
Bài tập 15.
Hợp chất X gồm 2 nguyên tố: K và S, trong đó K chiếm 70,91% về khối lượng. Biết phân tử khối của X là 110.
Xác định CTPT của X.
Bài tập 16.
Hợp chất X gồm 3 nguyên tố: Na, S và O trong đó Na chiếm 32.394% còn S chiếm 22.535% về khối lượng.
Biết phân tử khối của X là 142. Xác định CTPT của X.
11. Công thức tính nồng độ mol/l
Dung dịch gồm 2 thành phần: chất tan và nước. Ví dụ, khi hòa tan đường vào nước, ta thu được dung dịch nước
đường.
Công thức này chỉ áp dụng cho dung dịch, dùng để so sánh trong một lượng nước có bao nhiêu chất tan.
n
CM 
V
Với CM là nồng độ mol/l của dung dịch (đơn vị M)
n là số mol chất tan (đơn vị mol)
V là thể tích dung dịch (đơn vị: lít)
Bài tập 17.
Tính nồng độ mol/l của các dung dịch sau:
a. Hòa tan 0.1 mol NaCl vào nước thu được 2 lít dung dịch.
b. Hòa tan 2 mol BaCl2 vào nước thu được 5 lít dung dịch.
c. Hòa tan 0.03 mol KNO3 vào nước thu được 200ml dung dịch
d. Hòa tan 0.15 mol FeCl2 vào nước thu được 500 ml dung dịch.
e. Hòa tan 1.6 gam CuSO4 vào nước thu được 400 ml dung dịch.
f. Hòa tan 8 gam NH4NO3 vào nước thu được 100 ml dung dịch.
Bài tập 18.
Tính số mol của các chất có trong các dung dịch sau:
a. 100ml dung dịch A chứa HCl 0.1M và H2SO4 0.05M
b. 250ml dung dịch B chứa HNO3 0.2M và NaNO3 0.1M
c. 30ml dung dịch C chứa KCl 1M và K3PO4 0.5M
d. 2 lít dung dịch D chứa BaCl2 0.01M, Ba(NO3)2 0.05M và NH4NO3 0.03M
Bài tập 19.
Hòa tan m gam ZnCl2 vào nước thu được 400 ml dung dịch có nồng độ 0.25M. Tính giá trị m.
Bài tập 20.
Hòa tan 0.32 gam CuSO4 vào nước thu được V ml dung dịch có nồng độ 0.05M. Tính giá trị V.
12. Công thức tính nồng độ phần trăm
Công thức này cũng chỉ áp dụng cho dung dịch.
m ct
C%   100%
m dd
Với C% là nồng độ phần trăm (đơn vị %)
mct là khối lượng chất tan (đơn vị gam)
mdd là khối lượng dung dịch (đơn vị gam)
Ghi nhớ: mdd = mct + mnước
Bài tập 21.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau:
a. Hòa tan 2 gam NaOH vào nước thu được 40 gam dung dịch
b. Hòa tan 5 gam FeSO4 vào nước thu được 100 gam dung dịch
c. Hòa tan 0.1 mol K2SO4 vào nước thu được 200 gam dung dịch
d. Hòa tan 0.015 mol Ba(NO3)2 vào nước thu được 500 gam dung dịch
e. Hòa tan 0.02 mol CuCl2 vào 97.3 gam nước
f. Hòa tan 0.3 mol NaOH vào 188 gam nước
13. Tính theo phương trình hóa học
Tỉ lệ về hệ số của các chất trong phương trình phản ứng chính là tỉ lệ về số mol của các chất tham gia phản ứng
và sản phẩm.
Ví dụ: 2Fe  3Cl2  2FeCl3
Tỉ lệ về hệ số của Fe và Cl2 trong phương trình phản ứng là 2:3, vậy nghĩa là tỉ lệ về số mol của Fe và Cl2 khi
tham gia phản ứng cũng là 2:3. Nếu số mol của Fe là 2 mol, thì số mol Cl2 tham gia phản ứng là 3 mol. Nếu số
mol của Fe là 1 mol, 0.5 mol hay 12 mol, thì số mol Cl2 tương ứng là bao nhiêu?
Bài tập 22.
Cho phương trình phản ứng:
3Ba(OH)2  2H3PO4  Ba 3 (PO4 ) 2  6H 2O

a. 0.15 mol Ba(OH)2 phản ứng với bao nhiêu mol H3PO4? Thu được bao nhiêu mol Ba3(PO4)2?
b. 0.02 mol H3PO4 phản ứng với bao nhiêu mol Ba(OH)2? Thu được bao nhiêu mol Ba3(PO4)2?
c. 1 mol Ba(OH)2 phản ứng với bao nhiêu gam H3PO4 và thu được bao nhiêu gam Ba3(PO4)2?
d. 0.3 mol Ba(OH)2 phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch H3PO4. Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit
đã dùng.
14. Xác định chất dư
Cho phương trình phản ứng:
aA  bB  cC  dD
Xét tỉ lệ số mol của chất A và hệ số của chất A trong phương trình phản ứng với tỉ lệ tương ứng của chất B. Giá
trị nào lớn hơn thì chất dó dư.
Số mol dư = số mol ban đầu – số mol đã tham gia phản ứng
Ví dụ: Cho phương trình phản ứng: 4P  5O2  2P2O5
Nếu cho 3.1 mol P phản ứng với 3.2 gam O2 thì chất nào dư và dư bao nhiêu gam?
- Số mol P: 3.1/31 = 0.1 mol
- Số mol O2: 3.2/32 = 0.1 mol
n P n O2
- Xét tỉ lệ:  , vậy P dư.
4 5
4
- Số mol P đã phản ứng: n P(p/u)  n O2  0.08(mol)
5
- Số mol P dư = số mol P ban đầu – số mol P phản ứng = 0.1 – 0.08 = 0.02 (mol)
- Khối lượng P dư: 0.02×31=0.62 (g)
Bài tập 23.
Cho phương trình phản ứng: 4P  5O2  2P2O5
Xác định chất dư và khối lượng chất dư trong các trường hợp sau.
a. Cho 6.2 gam P phản ứng với 4.48 lít khí O2 (đktc)
b. Cho 15.5 gam P phản ứng với 56 lít khí O2 (đktc)
Bài tập 24.
Cho phương trình phản ứng: 3Cu + 8HCl + 2NaNO3  3CuCl2 + 2NaCl + 2NO + 4H2O
Tính thể tích khí NO thu được ở đktc trong các trường hợp sau:
a. Cho 6.4 gam Cu vào 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và NaNO3 1M.
b. Cho 3.2 gam Cu vào 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 3M và NaNO3 0.75M
c. Cho 3.2 gam Cu vào 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 3M và NaNO3 0.1M

You might also like