You are on page 1of 6

Bát tự: năm Tân Mùi - Giáp Ngọ - Ất Mão - Quý Mùi.

Những điều sau đây tôi thấy đúng với bát tự này:

1. Ấn tinh (Thiên Ấn và Chính Ấn):


- Thiên Ấn và Sát lộ can thường là những chính trị gia đối lập
- Người thường gặp thiên ấn hay phát sinh các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tật

2. Tỉ, Kiếp (Tỉ kiên, Kiếp tài)


- Thân vượng với Tỉ trọng thì độc đoán, tinh thần cạnh tranh cao, thích hợp với những nghề mà họ
có thể tự do làm việc.

4. Chính Tài, Thiên Tài


- Thiên Tài (như Giáp với Mậu) có tính khí rộng rãi với tiền bạc, không đặt nặng vấn đề nhiều đến
những điều họ đang trực diện.
- Thiên Tài còn được gọi là "Mã tinh thứ nhì", vì thập thần này ẩn dụ tính "bay hơi tiền của"; đôi khi
họ thành công ở những nơi khác nhau, nên họ không thể ở 1 chỗ mà tạo ra và chất chứa tiền của
(rời quê hương mới thành tài).

5. Chính Quan, Thất Sát


- Thân vượng tất dụng được Quan (không bị xung phá hình hợp) dễ dàng, thường làm những việc
có chức phận, hoặc nhận được sự tín nhiệm, kính trọng của người khác. Họ còn biết tiết kiệm,
không làm lãng phí điều gì.
- Giữa Quan và Ấn cũng có quan hệ tương sinh hỗ tương, thường là những người dễ thành công
trong hành pháp, tư pháp, họ có thái độ nghiêm túc và được người khác quý mến.

- Thất Sát là dụng, nhật chủ là người oai nghiêm, áp đặt mình là "bề trên", dũng cảm, kiên quyết,
đôi khi sắt đá. Họ thường thấy trong vị trí chủ chốt và có nhiều sáng kiến tạo ra cơ hội mới. Nói
cách khác, họ có tinh thần đấu tranh, thay đổi lớn trong mọi cục diện.
- Sát với Thiên Ấn hòa hợp, lý tưởng cho họ là lĩnh vực giáo dục, học giả, tôn giáo, bác sĩ, kỹ sư,
nghệ sĩ… với quyền hành cao.
5. Chính Quan, Thất Sát
Hai thập thần này thường được gọi tắt là Quan hay Sát, đại biểu cho ngũ hành mà nhật chủ cần
phải chế ngự, như Giáp nhật chủ lấy Canh là Sát, Tân là Quan.

- Thân vượng tất dụng được Quan (không bị xung phá hình hợp) dễ dàng, thường làm những việc
có chức phận, hoặc nhận được sự tín nhiệm, kính trọng của người khác. Họ còn biết tiết kiệm,
không làm lãng phí điều gì.
- Nếu Tài và Quan sinh trợ cho nhau, họ có quan hệ tốt, công việc tài chính, kỹ nghệ và xã hội đều
thăng hoa.
- Quan là kị thần thì việc tích lũy tiền của kém đi vì họ thường cảm thấy bị đàn áp và hạn chế khả
năng. Nếu mà đồng thời Tài cũng kém, tất nhiên việc lãng phí càng lớn. Thích hợp nhất là việc làm
của công nhân viên bình thường.
- Tất nhiên mọi điều trên đều thăng, giáng mức độ tùy theo các ngũ hành trong trụ. Nhưng tốt nhất
vẫn là thân vượng để điều khiển được các tâm tính khác.
- Giữa Quan và Ấn cũng có quan hệ tương sinh hỗ tương, thường là những người dễ thành công
trong hành pháp, tư pháp, họ có thái độ nghiêm túc và được người khác quý mến. Trụ năm và trụ
tháng có Quan Ấn tương sinh, nhật chủ được gia đình, cha mẹ chăm lo đầy đủ.
- Thân nhược mà nhiều Quan, tất nhiên Quan là kị, người này làm việc luôn mệt mỏi, đôi khi thể
hiện ra tính cách quan liêu hành chánh.
- Mộc là Quan: tính cách ngay thẳng, nhân từ, biết tự kiểm soát mình
- Hỏa là Quan: tinh tế, phần lớn thuộc văn hóa, nghệ thuật
- Thổ là Quan: nhẹ nhàng, công chính, khoan dung,
- Kim là Quan: quyết đoán, đáng tin cậy
- Thủy là Quan: dễ chịu, thông minh
- Quan tọa Không Vong: không làm việc gì hoàn tất như ý muốn. Nữ mệnh thường dễ ly dị hoặc
không ý hợp tâm đầu với chồng. Nam mệnh dễ có con gái sức khỏe yếu hay phải lo lắng nhiều.
- Vận Quan là dụng thần: nữ thường kết hôn, nam dễ có con vì tính dục cao.
- Vận Quan là kị thần: không quyết đoán điều gì, công việc trì trệ, dễ tranh cãi, danh tiếng lu mờ,
thất nghiệp.
-
- Thất Sát là dụng, nhật chủ là người oai nghiêm, áp đặt mình là "bề trên", dũng cảm, kiên quyết,
đôi khi sắt đá. Họ thường thấy trong vị trí chủ chốt và có nhiều sáng kiến tạo ra cơ hội mới. Nói
cách khác, họ có tinh thần đấu tranh, thay đổi lớn trong mọi cục diện.
- Nghề nghiệp của Sát thích hợp trong quân bị, cảnh binh, nghành y nghiên cứu…
- Sát tọa Dương Nhận biểu hiện tinh thần thẳng thắn, nhưng có khi ương nghạch, hách dịch quá độ.
Họ thích nắm quyền và không chịu thua ai. Vì thế họ thích tìm những việc có chức vụ và những môi
trường canh trạnh cao. Dĩ nhiên, thành công, thất bại hay được kềm chế bớt phải tìm ở những thập
thần khác trong trụ và đại vận. Nhưng tính khí không thay đổi.
- Sát với Thiên Ấn hòa hợp, lý tưởng cho họ là lĩnh vực giáo dục, học giả, tôn giáo, bác sĩ, kỹ sư,
nghệ sĩ… với quyền hành cao. Nếu Ấn vượng hơn Sát: ít cảm hứng, ít linh hoạt hơn
- Thân vượng, Sát và Kiếp vượng, thường tìm thấy ở binh nghiệp.
- Thực thần và Sát đều vượng: người cầu toàn, làm việc cực nhọc chăm chỉ, luôn hướng thượng.
- Thân cực nhược mà Thương và Sát trong trụ kết hợp nhau sẽ tạo ra điều kém cỏi nhất, nhật chủ
có tâm tính cứng đầu hạng nặng và có khi tùy môi trường sống mà trở thành "anh hùng xã hội
đen", gây hình vong cho người khác.
- Giống như Quan, Sát tọa Không Vong làm cho mọi điều tốt xấu đều như "hư không". Nam mệnh
thường có vấn đề quan tâm đến con trai vì sức khỏe hay phiền muộn.
- Cách cục thường nhắc đến là "Quan Sát Hỗn Tạp": đối với thân nhược thì chắc chắn là thất lợi mọi
mặt; nhật chủ vượng thì khả dĩ tranh đấu tốt hơn, nhưng tâm tính vẫn rối loạn, hay lưỡng lự, thất
thường, nên dĩ bị người khác lôi cuốn.

Đến đây là hết phần giới thiệu thập thần, tiếp theo sẽ có vài thí dụ, và ai hỏi han gì, bàn luận gì, xin
cứ thoải mái viết, các bác khác (chắc) sẽ cùng tham gia

Nhật chủ đối với các thập thần khác trong tứ trụ tùy theo mức độ vượng, nhược tạo nên nhân cách
của riêng mình và từ đó chọn nghề nghiệp thích hợp, cuộc sống được thuận lợi hơn. Đôi khi vì hoàn
cảnh mà không tìm ra nghề đúng ý, hoặc không biết đó chính là nghề của mình thì tâm lý xao động
buồn chán ngược lại làm cuộc sống thất bại. Các sách cổ không bàn về vấn đề này nhiều. Dưới đây
là vài suy luận của các thầy nổi tiếng thời nay. Nói chung, tổ hợp một thập thần nào tốt phải có
một, hai trong nhiều điều: lộ can, có căn, không bị hợp, không bị hình, hại, xung, thành cách tốt…
trong tứ trụ và đại vận.

1. Ấn tinh (Thiên Ấn và Chính Ấn):


 Chính Ấn tốt: nghề nghiệp thuộc trí tuệ, chính trị gia, quản lý, nghề chăm sóc, dưỡng dục:
giáo sư, thầy cô giáo, bác sĩ, y tá, thư ký, tiếp viên, nuôi dạy trẻ, quản gia…
 Nhật chủ vượng, Ấn, Quan đều tốt, lộ ra ở can: chính trị gia cấp cao; nếu không lộ ra can: có
danh lợi thấp hơn ở cấp dưới hoặc hoạt động trong tập đoàn xã hội
 Ấn tinh còn đại biểu cho văn chương, nghệ thuật nên người có Ấn tinh tốt thường thành công
trong lãnh vực này, thí dụ như văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ… Nếu có Quan tinh hỗ trợ thì thành tựu
lớn, nếu không thì làm việc nhiều mà không có danh.
 Dưới Ấn tinh có Văn Xương: nổi danh trong lĩnh vực tôn giáo, giáo dục, nghệ thuật. Thí dụ
như nhật chủ Nhâm Ngọ thấy Văn Xương ở giờ sinh Tân Dậu.
 Chính Ấn cường vượng quá thì kềm chế Thực Thương, nên chỉ thích hợp nghề nhân viên cấp
dưới. Vì Thực Thương bị kềm chế quá mức sẽ không sinh được Tài.
 Tổ hợp Chính Ấn tốt mà gặp Không Vong thì mọi thuận lợi đều giảm thiểu, nên có hành nghề
đúng ý cũng không phát triển tài năng, không có danh, mệt mỏi trong công việc, bị cản trở…
Ngoài ra còn là tín hiệu về sức khỏe hoặc quan hệ của nhật chủ với mẹ.
 Trong đại vận tốt của Chính Ấn thì thường được lên chức, sức khỏe tốt, công việc trôi chảy,
phát triển kiến thức, hoặc cả niềm tin trong tôn giáo thường nảy sinh ra.
 Thiên Ấn với nhật chủ (thường là nhược) thì lại thích hợp với các nghề mang tính cách sáng
tạo, nghiên cứu, truy tầm, tự do, thời nay điển hình như „google“, „tin tặc“… , và cũng là
những người quản lý, điều hành công việc buôn bán trong các hãng xưởng, dĩ nhiên có nghĩa
là họ có khả năng ứng xử cao với khủng hoảng, thất bại. Chủ nhân các hãng (biết về tứ trụ)
thường tìm những nhân viên có tổ hợp Thiên Ấn tốt như thế này để điều hành công việc cho
mình.
 Thiên Ấn còn là đặc điểm của những người có kỹ năng độc đáo trong nhiều lĩnh vực, như bói
toán, tôn giáo, siêu hình…
 Thiên Ấn và Sát lộ can thường là những chính trị gia đối lập có năng lực cao
 Thiên Ấn với Quan tinh và nhật chủ nhược: nhân viên tầm thường (thường là năm Quan,
tháng Thiên Ấn)
 Tổ hợp Thiên Ấn tốt, không thái quá, nói chung là tâm lý ổn định, ngược lại, nếu Ấn tinh quá
nhiều thì đảo ngược, dù làm đúng nghề nhưng tánh tình bon chen, lừa dối, phải tranh đấu
nhiều hoặc bối rối xao động thường xuyên trong nghề nghiệp.
 Thiên Ấn gặp Không Vong trong vận, lưu niên: thi cử không như ý, danh tiếng bị phai mờ, bị
đuổi việc, hoặc suy nghĩ không thực tế, mẹ gặp phiền toái…

 2. Tỉ, Kiếp (Tỉ kiên, Kiếp tài)
 - Thân nhược với Tỉ, Kiếp mạnh, không bị xung phá, mệnh chủ sẽ thể hiện các đức tính tốt
như tự tin, kiên trì và tinh thần trách nhiệm nên thích hợp với trọng trách lãnh đạo. Nếu hài
hòa được lợi ích cá nhân và năng lực cạnh tranh, họ sẽ khắc sâu được sự nghiệp của chính
họ. Mệnh chủ còn nhận được hỗ trợ từ anh chị em ruột, bạn bè, đồng nghiệp. Những người
thuộc dạng này đáp ứng được công việc trong kinh doanh liên quan đến việc mở rộng kế
hoạch.
 - Thân vượng với Tỉ trọng thì độc đoán, tinh thần cạnh tranh cao, thích hợp với những nghề
mà họ có thể tự do làm việc.
 - Mệnh không có Tỉ thường có sự tự tin rất cao; họ chỉ chú trọng đến quan điểm của mình,
không thích hợp tác nên thích hợp trong những nghề đầu tư cá nhân.
 - Thân vượng, Tỉ nhiều, không có Quan Sát trong trụ, thường cho thấy sự kiêu ngạo và
không tuân thủ bất kỳ ai. Vì Quan Sát trong trụ là sự kiểm soát chính mình, thiếu Quan Sát
thì hành động chỉ theo ý của mình. Họ không thể làm việc một cách hài hòa trong xã hội,
kinh doanh hay hội đoàn tập thể. (Tứ trụ thuộc dạng ngoại cách)
 - Đối với Tài tinh, Tỉ nhiều mà Tài yếu, Thực Thương lại mạnh hơn thì không thích hợp với
nghề nghiệp liên quan đến tiền bạc vì họ không có khái niệm mạnh mẽ sâu sắc về tài chính,
như kế toán, thủ kho, cao hơn là chơi cổ phiếu, đầu tư lâu dài có kế hoạch…
 - Kiếp mạnh tạo năng lượng lớn cho mệnh chủ, thường thấy thể hiện ở những vận động viên
thể thao, binh sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên, những người thích phiêu lưu mạo hiểm..
 - Tuy nhiên, mệnh có Kiếp mạnh thường thích tham gia các hoạt động liều lĩnh, khả năng
thắng thua ở cơ hội như cờ bạc, nên còn tùy vào các yếu tố khác trong trụ mà họ thể hiện
tính bốc đồng, liều lĩnh quá cao. Vì vậy, những mệnh chủ có Kiếp mạnh nhưng không phải là
dụng hỉ thần thì khó làm giầu lâu bền. Những dạng này nên làm việc độc lập, họ không thích
hợp với nghề hợp tác như hùn hạp kinh doanh.
 - Nói chung, Thực Thựơng mạnh hơn Quan sát: công việc trí tuệ; ngược lại, Quan Sát mạnh
hơn Thực Thương: công việc hành động như binh sĩ, nghiên cứu kỹ nghệ…
 - Dạng Tỉ, Kiếp trọng vượng trong các cách thường được nêu danh: Kiến Lộc, Nguyệt nhận,
Nhật nhận, Dương Nhận, Nhật cường Tài nhược, Kiếp tài tranh Tài, Tỉ kiếp tranh Phu…

3. Thực, Thương

- Thực thần và Thương Quan đều có chức năng giúp nhật chủ biểu lộ tiềm năng bẩm sinh,
các xúc cảm, khả năng hiện có. Nhưng vì Thực cùng ngũ hành Âm hay Dương với nhật chủ
nên chức năng này có giới hạn. Thương quan có nhận thức và cảm tính mạnh hơn.
- Thực thần mạnh sẽ cho thấy sự lĩnh hội khá bén nhậy trong lĩnh vực văn chương, nghệ
thuật của mệnh chủ.
- Nếu Thực thần với Chính Ấn cùng trụ và không bị xung phá, đặc biệt sẽ thấy trong các
mệnh của văn hào, văn sĩ; nói chung không nổi danh thì mệnh chủ cũng cho thấy có tài viết
văn. Tính khí mệnh chủ là nhẫn nại nên có thể là y tá, thầy giáo dạy văn… Những người
thuộc dạng Thực/Ấn tốt thường cho thấy họ rất tuân thủ quy tắc, quy định xã hội, gia đình và
có thể tìm được sự giàu có hầu như khó nắm bắt. Giống như mệnh chủ có Thương Quan và
Tài trong trụ, khả năng làm giàu của họ rất cao.
- Thực thần là biểu cảm của khôn ngoan, tài trí và lòng xúc động, hiểu biết về cái đẹp và sự
hài hòa. Những nghề họ có thể biểu lộ tài năng căn bản: nghệ thuật, viết văn, âm nhạc, thẩm
mỹ… Tùy theo mức độ tốt xấu trong trụ mà thang điểm cho họ có thể từ rất thấp đến rất
cao, nhưng những tính khí đại diện cho Thực thần không thay đổi.
- Thực thần còn thấy rõ trong những người thích ăn ngon. Họ có thể là những người sành ăn,
quan tâm nghiên cứu thực phẩm nên nghề thích hợp cho họ thí dụ như đầu bếp, thẩm tra
món ăn... Nếu Thực thần biến dạng thì sự sành điệu ăn uống biến thành ăn nhiều, ăn tạp,
thân hình vì thế mà to béo quá mức, huyết áp cao…
- Nhật chủ vượng, Thực thần mạnh và lộ, có căn, không bị xung phá, thường có danh tiếng
trong các nghề tự do kể trên hơn là không lộ căn.
- Thực thần và Thương Quan sinh Tài nên mệnh chủ cũng có thể làm việc trong thương
trường, tài chính, kho bạc, giao dịch hoặc kỹ nghệ liên quan.
- Tất cả những nghề mà mệnh chủ có Thực thần rõ, vượng, nhưng gặp Không Vong thì họ
thường không duy trì được nghề nghiệp lâu, cả cuộc sống dễ bị lãng phí. Nữ mệnh thường dễ
có nhiều vấn đề về con cái: sẩy thai, không thể có con, phải chăm sóc con bị tật bệnh, lo rầu
vì con cái bỏ nhà ra đi… Nam mệnh với Thương Quan tọa Không Vong có khuynh hướng tình
dục cao.
- Thương Quan bộc lộ thẳng, dễ tiếp xúc với tha nhân và thích thú tạo nên một không khí vui
tươi trong vòng thân mật. Nghề thích hợp cho mệnh chủ có Thương Quan là những ngôi sao
màn bạc, nhạc sĩ, ca sĩ, làm trong nghành truyền thanh, truyền hình với chức năng dẫn
chương trình thí dụ vậy.
- Thương Quan tốt cho thấy mệnh chủ là người nhanh nhạy, sáng trí, có tài hùng biện, thích
nói chuyện, dễ ứng đáp, thay đổi môi trường dễ dàng. Những nghề thuộc về họ thường là
luật sư, nhà ngoại giao, tiếp thị, buôn bán… (nghề nghiệp từ cao đến thấp hơn về vị trí trong
xã hội, nhưng tính khí của Thương Quan không thay đổi).
- Thương Quan đại diện cho trí thông minh và tài năng, họ cũng thích đổi mới, nhìn vấn đề từ
nhiều khía cạnh và vì thế họ thể phá vỡ suy nghĩ truyền thống. Nếu Thương Quan quá vượng,
họ không thể làm việc gì đơn điệu và thường xuyên lập lại. Có những đứa trẻ luôn quấy phá,
không ngồi yên, là một biểu hiện dạng này.
- Mệnh chủ có Thương Quan cũng thường có tầm nhìn xa đặc biệt, thí dụ như những nhà
phát kiến tư tưởng mới mà đôi khi mãi đến sau khi họ qua đời mới được công nhận.
- Mệnh chủ nhược, Thương Quan mạnh hơn, thường lộ vẻ kiêu ngạo và không phục tùng ai
tuy họ rất thông minh. Nhân viên thứ cấp có dạng tứ trụ này vì thế thường không hài lòng với
công việc.
- Thực thần còn có danh là "thọ thần", "phúc thần" vì những khả năng bảo vệ nhật chủ. Nếu
nhật chủ bị Sát mạnh kềm chế quá mức thì Thực thần sẽ tiếp sức, gọi là "Thực chế Sát".

Thí dụ như: Nhâm Thân, Bính Ngọ, Canh Thân, Bính Tuất. Nhật chủ Canh bị 2 Bính là Sát
mạnh công thân, nhờ có Nhâm Thực thần lộ ở trụ năm, tàng trong 2 Thân cứu trợ. Mệnh chủ
có Thực Chế Sát dễ dàng thuyết phục người khác, trung thành, nhưng hơi độc tài, tuy nhiên
họ rất biết chế ngự bản thân.

- Còn một cách gọi thông dụng liên quan đến Thương Quan mà ai cũng biết qua: "Thương
Quan kiến Quan" (nhật chủ nhược, ấn nhược, khuyết Tài, Thương Quan mạnh trực tiếp hại
Quan). Hiểu về tính khí thì rõ hơn: Thương Quan thông minh, kiêu ngạo, biểu lộ nhanh, thích
chỉ trích, nghiêng về vật chất hơn tinh thần, trong khi đó Quan tinh thủ cựu, luôn giữ giá trị
đạo đức, có sự đồng cảm với tha nhân. Khi Thương đụng độ với Quan dạng này, mệnh chủ tỏ
ra là người không thích bị hạn chế bất kỳ vì quy tắc gì, thậm chí hành xử cố ý, xem thường
luật lệ. Vận hạn có Quan lộ ra, ắt hẳn tính khí này được bộc lộ và tùy theo mệnh mà mẫn
cảm, hành động trái luật từ nhẹ đến nặng. Vì thế mới có câu "Thương Quan gặp Quan, tai
họa khôn lường". Nếu cách này gặp vận Ấn, dụng hỉ thần là Ấn thì tính khí này như được
„giáo hóa“, tai họa đều vượt qua.

Thí dụ như mệnh nam sinh 30.6.1940, giờ Mão: Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thìn, Đinh Mão.
Giáp sinh tháng Ngọ, Đinh hỏa Thương Quan thấu can, năng lực của Thương rất mạnh. Nhâm
là Thiên Ấn lộ ra, có Quý tàng trong 2 Tài tinh Thìn, nên Thương Quan này được chế ngự.
Tính khí người này nhanh trí, bén nhậy, ưa thích tự do, nhiều tài năng, đôi khi lém lỉnh,
nhưng hành xử nghiêm chỉnh.
4. Chính Tài, Thiên Tài
 Tài tinh nói chung là ngũ hành đối xung với nhật chủ, như Giáp, Ất gọi Mậu, Kỉ là Tài. Mộc
khắc Thổ. Chữ "khắc" đây là nhật chủ nhìn trực thẳng vào Tài, cả hai đều "thu hút" nhau,
nhưng căn bản thì Thổ chịu Mộc khắc. Vì thế nên tốt nhất là lực ngang nhau, nhật chủ sẽ có
khả năng thu nhập tốt và không ham muốn khao khát thái quá. Những người này xuất hiện
trong kinh doanh thương mại hạng trung.
 Chính Tài đại diện cho tài sản thuộc về nhật chủ, do chính nhật chủ gặt hái được.
 Chính Tài mạnh và cũng là dụng hỉ thần trong tứ trụ: nhật chủ đo lường được mức độ cố
gắng và đầu tư sức lực của mình để thành công. Họ sử dụng ngân sách cẩn thận, nên họ
thích hợp với những nghề thuộc về sản xuất.
 Nhật chủ và Chính Tài cùng ngang sức là dấu hiệu tốt của việc tích trữ tài sản mà quan trọng
là qua phương pháp chính thống, hợp pháp. Vì tính đáng tin cậy như thế, họ thường được bổ
nhiệm vào những chức vụ bảo vệ tài chính kinh tế trong các tổ chức.
 Chính Tài bảo vệ Chính Quan, nếu cả hai đều không bị xung phá hình hại hợp, có thể gọi là
"Tài Quan song mỹ", là tiền đề cho mọi thành công về tài chính hay chính trường (như Bill
Clinton: Bính Tuất, Bính Thân, Ất Sửu, Canh Thìn; tài tinh là Tuất Sửu Thìn, quan tinh là Canh
tàng trong Thân thấu ra, 1 thời cực thịnh về quan trường)
 Tài tinh gặp Mã tinh: công việc có thể gắn bó với giao thông, du lịch.
 Nhật chủ gặp Tài tinh vượng có nhiều ước vọng lớn. Nhưng nhật chủ nhược thì thiếu tự tin,
thiếu kiên trì và như thế khả năng tạo ra của cải kém. Phiền muộn sinh ra từ ước muốn nhiều
mà tài năng không có chính là điều này ("Tài đa thân nhược").
 Trái ngược như trên là nhật chủ quá vượng mà Tài tinh quá yếu: thường kiếm tiền trong cờ
bạc hay cơ hội.
 Tài tinh dạng nào mà gặp Không Vong thì tiền ra tiền vào như nước chảy, tay này qua tay kia
nhanh chóng. Lại sợ bị cướp tiền hay mất của rất lớn. Nam nhân dễ có nhiều thay đổi trong
hôn nhân; cha hay vợ có sức khỏe hay làm ăn kém.
 Tựu chung, nhật chủ vượng, Tài vượng ngang nhau là tốt nhất; nhật chủ nhược, Tài nhược
cũng có cơ hội kiếm tiền nhưng trung bình. Hai thập thần này bên cao bên thấp thì nên an
phận thủ thường.

 Thiên Tài (như Giáp với Mậu) có tính khí rộng rãi với tiền bạc, không đặt nặng vấn đề nhiều
đến những điều họ đang trực diện.
 Thiên Tài là dụng hỉ thần: thích thú công việc với tập thể và rất tháo vát, cũng là một doanh
nhân kiên quyết, thích tạo ra những sản phẩm hữu hình (như máy móc, đồ vật, không phải
phần mềm máy tính thí dụ vậy…)
 Thiên Tài đối với nam nhân là bạn gái, bạn đời sống chung không chính thức. Thiên Tài là
dụng, vượng khí, nhật chủ có duyên hấp dẫn đối tượng, nhất là phụ nữ. Vì thế, họ có khả
năng làm việc liên quan đến thời trang, mỹ phẩm v.v…
 Thiên Tài đại diện cho tài chính, Thương Quan đại biểu cho sự khôn ngoan và tài nghệ. Nếu
cả hai đều là kị thần thì tính khí phấn khích nhiều nên có thể thích hợp với những công việc
thuộc cơ hội trong kinh doanh như chơi cổ phiếu, liều lĩnh táo bạo thách đố, thí dụ như đu
dây trong đoàn xiếc…
 Cặp đôi Thực thần/Chính Tài vượng khí hơn cặp Thương Quan/Thiên Tài: mệnh chủ có công
việc vững chắc, đều đặn hơn, như làm trong nhà máy, xưởng chế tạo…
 Tài tinh thể hiện cách nhật chủ làm ra tiền, nhưng Chính Tài làm một cách hợp pháp, có kế
hoạch, có phương pháp, biết để dành; Thiên Tài thì rộng rãi hơn, thích phiêu lưu nên có thể
đôi khi "trúng lớn" và rồi lại tái đầu tư tất cả tiền của một cách táo bạo. Nhật chủ có cặp
Thương Quan/Thiên Tài mạnh tỏ ra là người rất nhanh nhạy, tham vọng lớn trong nhiều lĩnh
vực. Nếu gặp đại vận xấu, có thể tất cả đều chảy xuống biển! Những mệnh chủ dạng này nếu
biết mệnh thì nên kiềm chế sự lãng phí để không tạo ra khổ não lớn.
 Thiên Tài còn được gọi là "Mã tinh thứ nhì", vì thập thần này ẩn dụ tính "bay hơi tiền của";
đôi khi họ thành công ở những nơi khác nhau, nên họ không thể ở 1 chỗ mà tạo ra và chất
chứa tiền của (rời quê hương mới thành tài).
 Nhật chủ với Thiên Tài là hỉ dụng: có tài ngoại giao nên làm việc thích hợp trong lĩnh vực đàm
phán kinh doanh.
 Kém nhất là Thiên Tài cực nhược gặp Tỉ Kiếp quá mạnh, cuộc đời thường chạy vòng quanh
mệt mỏi kiếm tiền mà cuối cùng dưới trung bình hay tay trắng (công nhân hãng xưởng, buôn
bán rong…)

You might also like