You are on page 1of 105

HƯỚNG DẪN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
BẢO VỆ CÁC MÁY BIẾN ÁP LỰC

TS. NGUYỄN XUÂN TÙNG


BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN - VIỆN ĐIỆN
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HÀ NỘI, 6/2017
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

MỤC LỤC
1. SÁCH THAM KHẢO ................................................................................................................ 3
2. TÓM LƯỢC CÁC NGUYÊN LÝ BẢO VỆ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ................. 7
2.1. Các khái niệm chung........................................................................................................... 7
2.2. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện (I>/I>>) .......................................................................... 8
2.3. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện (∆I hay 87) .............................................................. 16
3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN ......................................................................................... 25
4. QUI ĐỔI THÔNG SỐ VÀ LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TÍNH NGẮN MẠCH ............................. 28
4.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................... 28
4.2. Lựa chọn đại lượng cơ bản và qui đổi thông số các phần tử ............................................ 29
4.2.1. Lựa chọn các đại lượng cơ bản .................................................................................. 29
4.2.2. Qui đổi thông số các phần tử ..................................................................................... 29
4.3. Phân tích các chế độ tính toán ngắn mạch ........................................................................ 32
5. CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH ............................................................................. 33
6. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ RƠLE CHO CÁC MÁY BIẾN ÁP LỰC ............. 45
6.1. Các dạng hư hỏng và chế độ làm việc bất thường đối với máy biến áp ........................... 45
6.1.1. Các dạng sự cố thường gặp của máy biến áp ............................................................ 46
6.1.2. Các chế độ làm việc bất thường của máy biến áp ..................................................... 48
6.2. Phương thức bảo vệ máy biến áp 110kV .......................................................................... 49
7. LỰA CHỌN MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP ..................................... 50
7.1. Lựa chọn các biến dòng điện ............................................................................................ 50
7.1.1. Vai trò của máy biến dòng điện ................................................................................. 50
7.1.2. Các thông số cần quan tâm khi chọn biến dòng điện ................................................ 51
7.2. Các thông số cần quan tâm khi chọn biến điện áp ............................................................ 54
7.2.1. Vai trò của máy biến điện áp ..................................................................................... 54
7.2.2. Các thông số quan trọng cần quan tâm khi chọn biến điện áp BU ............................ 54
7.3. Ví dụ tính toán lựa chọn BU & BI cho hệ thống rơle bảo vệ máy biến áp ....................... 57
7.3.1. Tính toán lựa chọn BI ................................................................................................ 57
8. TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH VÀ KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC RƠLE BẢO VỆ 58
8.1. Tính toán chỉnh định các bảo vệ quá dòng điện ............................................................... 58
8.1.1. Chỉnh định bảo vệ quá dòng có thời gian (I>) ........................................................... 58
8.1.2. Chỉnh định bảo vệ quá dòng TTK có thời gian (I0>)................................................. 61
8.1.3. Chỉnh định bảo vệ quá dòng cắt nhanh (I>>) ............................................................ 62
8.1.4. Chỉnh định bảo vệ quá dòngTTK cắt nhanh (I>>) .................................................... 62
8.2. Tính toán chỉnh định bảo vệ so lệch dòng điện (∆I) ......................................................... 63
8.2.1. Chỉnh định đặc tính làm việc của rơle ∆I .................................................................. 63
8.2.2. Kiểm tra sự làm việc của bảo vệ so lệch có hãm ....................................................... 65
8.3. Tính toán chỉnh định các bảo vệ so lệch dòng điện thứ tự không ∆I0 ( bảo vệ chống
chạm đất hạn chế REF)....................................................................................................................... 70
8.3.1. Lý do cần sử dụng bảo vệ chống chạm đất hạn chế REF .......................................... 70

1
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

8.3.2. Nguyên lý hoạt động của bảo vệ chống chạm đất hạn chế ........................................ 71
8.4. Các bảo vệ khác của máy biến áp ..................................................................................... 72
8.4.1. Bảo vệ chống quá tải (49).......................................................................................... 72
8.4.2. Rơle hơi (rơle Buchholz) và rơle dòng dầu ............................................................... 74
8.4.3. Rơle áp lực................................................................................................................. 76
8.4.4. Thiết bị chỉ báo mức dầu ........................................................................................... 77
8.4.5. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây ................................................... 78
9. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ RƠLE CHO CÁC THIẾT BỊ TRONG
HỆ THỐNG ĐIỆN.................................................................................................................................. 82
9.1. Phương thức bảo vệ cho các thiết bị phổ biến trong hệ thống điện .................................. 82
9.2. Giới thiệu một số sơ đồ phương thức bảo vệ .................................................................... 86
10. PHỤ LỤC 2: THÔNG SỐ MỘT SỐ LOẠI BU & BI.......................................................... 94
11. PHỤ LỤC 3: BIỂU MẪU CHẾ BẢN VÀ ĐÓNG QUYỂN ĐỒ ÁN .................................. 96
12. PHỤ LỤC 4: CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................ 99

2
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1 Sách tham khảo ............................................................................................................... 5
Hình 2.1 Cấu trúc của hệ thống rơle bảo vệ .................................................................................. 7
Hình 2.2 Cấu trúc chi tiết của hệ thống rơle bảo vệ ...................................................................... 7
Hình 2.3 Đường dây hình tia một nguồn cấp................................................................................. 8
Hình 2.4 Đặc tính thời gian làm việc độc lập và phụ thuộc của rơle quá dòng ........................... 10
Hình 2.5 Sơ đồ lưới điện với bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh .................................................... 11
Hình 2.6 Các bảo vệ quá dòng điện pha ...................................................................................... 11
Hình 2.7 Phạm vi bảo vệ của bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh ................................................... 12
Hình 2.8 Các nguyên lý đo dòng điện chạm đất .......................................................................... 12
Hình 2.9 Cơ sở phương pháp đo dòng chạm đất theo tổng dòng điện các pha ........................... 13
Hình 2.10 Biến dòng thứ tự không .............................................................................................. 14
Hình 2.11 Các bảo vệ quá dòng thứ tự không ............................................................................. 15
Hình 2.12 Sơ đồ nối dây của các bảo vệ quá dòng ...................................................................... 16
Hình 2.13 Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch dòng điện ........................................................... 16
Hình 2.14 Bảo vệ so lệch với sự cố ngoài vùng .......................................................................... 17
Hình 2.15 Bảo vệ so lệch với sự cố trong vùng ........................................................................... 17
Hình 2.16 Vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch dòng điện ................................................................. 17
Hình 2.17 Cấu trúc nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch có hãm.................................................... 18
Hình 2.18 Phân tích hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ bình thường ........................... 19
Hình 2.19 Phân tích hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố ngoài vùng ................... 20
Hình 2.20 Hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố trong vùng với một nguồn cấp .... 20
Hình 2.21 Hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố trong vùng với hai nguồn cấp ..... 21
Hình 2.22 Ảnh hưởng của hệ số hãm tới bảo vệ so lệch dòng điện ............................................ 21
Hình 2.23 Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch có hãm ...................................................... 23
Hình 2.24 Ảnh hưởng của hệ số hãm tới đặc tính của rơle bảo vệ so lệch .................................. 23
Hình 2.25 Đặc tính của rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng Siemens ......................................... 24
Hình 2.26 Đặc tính của rơle bảo vệ so lệch cho máy biến áp (ABB) và đường dây (Alstom).... 25
Hình 3.1 Các bước thực hiện đồ án tốt nghiệp ............................................................................ 25
Hình 5.1 Các bước tính toán ngắn mạch tại một điểm sự cố ....................................................... 34
Hình 5.2 Vị trí điểm ngắn mạch cần tính toán ............................................................................. 34
Hình 5.3 Vị trí sự cố và vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch ............................................................. 35
Hình 5.4 Vị trí các điểm ngắn mạch cần tính với MBA ba cuộn dây.......................................... 35
Hình 5.5 Sơ đồ thay thế TTT với các điểm sự cố khác nhau....................................................... 36
Hình 5.6 Sơ đồ thay thế TTN....................................................................................................... 36
Hình 5.7 Sơ đồ thay thế TTK tại một số điểm sự cố ................................................................... 37
Hình 5.8 Sơ đồ thay thế tổng tại điểm ngắn mạch ....................................................................... 37
Hình 5.9 Minh họa của phương pháp thành phần đối xứng ........................................................ 39
Hình 5.10 Ví dụ tính toán ngắn mạch với MBA ......................................................................... 40
Hình 6.1 Hư hỏng cuộn dây máy biến áp do sự cố ...................................................................... 46

3
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Hình 6.2 Độ lớn dòng sự cố theo vị trí chạm đất và chế độ nối đất cuộn dây ............................. 47
Hình 6.3 Sự cố trong lõi cuộn dây của máy biến áp dầu ............................................................. 47
Hình 6.4 Sự cố giữa các vòng dây của cuộn dây máy biến áp .................................................... 48
Hình 6.5 Sự cố thùng dầu máy biến áp ........................................................................................ 48
Hình 6.6 Sơ đồ phương thức bảo vệ MBA 110kV một nguồn cấp ............................................. 50
Hình 7.1 Sơ đồ nguyên lý của máy biến dòng điện ..................................................................... 51
Hình 7.2 Ví dụ thông số của máy biến dòng điện........................................................................ 52
Hình 8.1 Sơ đồ tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá dòng pha cho MBA .......................... 58
Hình 8.2 Sơ đồ tính toán thời gian đặt cho các bảo vệ quá dòng pha cho MBA ......................... 59
Hình 8.3 Phạm vi bảo vệ của bảo vệ so lệch MBA ..................................................................... 60
Hình 8.4 Sơ đồ tính toán độ nhạy của các bảo vệ quá dòng pha cho MBA ................................ 61
Hình 8.5 Sơ đồ tính toán thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng chạm đất cho MBA .............. 61
Hình 8.6 Sơ đồ tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh của MBA ................. 62
Hình 8.7 Sơ đồ tính toán dòng khởi động của bv quá dòng TTK cắt nhanh của MBA............... 63
Hình 8.8 Đặc tính mặc định của bảo vệ so lệch cho MBA của hãng Siemens ............................ 65
Hình 8.9 Vị trí các điểm sự cố để kiểm tra sự làm việc của BV so lệch MBA ........................... 66
Hình 8.10 Điểm làm việc khi sự cố ngoài vùng với bảo vệ so lệch ............................................ 68
Hình 8.11 Kiểm tra độ an toàn hãm của bảo vệ so lệch với sự cố ngoài vùng ............................ 68
Hình 8.12 Kiểm tra độ nhạy tác động của bảo vệ so lệch với sự cố trong vùng ......................... 69
Hình 8.13 Diễn biến dòng chạm đất theo vị trí chạm đất trên cuộn dây MBA ........................... 70
Hình 8.14 Bảo vệ chống chạm đất bằng rơle quá dòng tại trung tính ......................................... 71
Hình 8.15 Phương thức đấu nối bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF) ..................................... 71
Hình 8.16 Phân bố dòng điện khi có sự cố chạm đất trong/ngoài vùng ...................................... 71
Hình 8.17 Các phần tử chính của máy biến áp ............................................................................ 72
Hình 8.18 Rơle hơi của máy biến áp (rơle Buchholz) ................................................................. 74
Hình 8.19 Rơle giảm áp của máy biến áp (Pressure Relief Relay).............................................. 76
Hình 8.20 Rơle áp lực đột biến (Sudden Pressure Relay) ........................................................... 77
Hình 8.21 Cấu trúc rơle chỉ báo mức dầu máy biến áp ............................................................... 77
Hình 8.22 Thiết bị chỉ báo nhiệt độ lớp dầu lớp trên và nhiệt độ cuộn dây ................................ 78
Hình 8.23 Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA ................................................... 79
Hình 8.24 Cấu trúc chi tiết rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA ........................................................ 79
Hình 8.25 Ảnh chụp minh họa rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA ......................................... 80
Hình 8.26 Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA .......................................... 80

4
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

1. SÁCH THAM KHẢO


Sinh viên cần tham khảo các tài liệu liên quan tới đồ án, tuy nhiên có hai tài liệu tham
khảo chính như sau:
+ Về các nguyên lý bảo vệ và tính toán chỉnh định:
- Sách “Bảo vệ các hệ thống điện” - Tác giả: GS. Trần Đình Long
- Bài giảng môn học “Bảo vệ rơle trong hệ thống điện” (hoặc Bảo vệ và điều
khiển hệ thống điện I), tác giả TS. Nguyễn Xuân Tùng
+ Về tính toán ngắn mạch: tham khảo sách “Ngắn mạch trong hệ thống điện” – Tác giả:
GS. Lã Văn Út

Hình 1.1 Sách tham khảo


+ Danh mục các ký hiệu của chức năng bảo vệ (tham khảo Siemens Catalog)
Ký hiệu Ký hiệu
TT Tên chức năng bảo vệ
bằng số bằng chữ
Kẹt rotor động cơ 14
Bảo vệ khoảng cách (sự cố pha-pha) 21
Bảo vệ khoảng cách (sự cố pha-đất) 21N
Định vị sự cố 21FL
Quá từ thông lõi từ (V/f) 24
Kiểm tra đồng bộ 25
Điện áp thấp 27
Luồng công suất 32
Dòng điện thấp hoặc công suất thấp 37
Mất kích từ 40
Quá dòng điện thứ tự nghịch 46
Quá điện áp thứ tự nghịch 47
Mất pha, kẹt rotor 48
Quá tải 49

5
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Quá tải rotor 49R


Quá tải Stato 49S
Quá dòng điện cắt nhanh 50
Hỏng máy cắt 50BF
Quá dòng có thời gian 51
Quá dòng chạm đất có thời gian 51N
Quá dòng điện kết hợp khóa điện áp 51V
thấp
Quá điện áp 59
Quá điện áp thứ tự không 59N
Chống chạm đất cuộn stato 59GN
Rơle áp lực 63
Chống chạm đất 100% cuộn dây Stato 64
Chống chạm đất 100% cuộn dây 64R
Rotor
Bảo vệ quá dòng có hướng 67
Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng 67N
Phát hiện dao động điện 68
Rơle báo mức dầu tăng cao 71
Giám sát mạch cắt 74TC
Phát hiện mất đồng bộ (trượt cực từ) 78
Tự đóng lại 79
Rơle tần số 81
Tốc độ thay đổi tần số 81R
Giao diện truyền tin/liên động 85
Rơle khóa (lockout) 86
Bảo vệ so lệch dòng điện 87
Bảo vệ so lệch dòng điện TTK (chống 87N
chạm đất hạn chế)
Rơle hơi/rơle dòng dầu cho thùng dầu 96
chính và ngăn điều áp dưới tải

6
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

2. TÓM LƯỢC CÁC NGUYÊN LÝ BẢO VỆ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN


2.1. Các khái niệm chung
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống rơle bảo vệ được minh họa với một đường dây như sau (Hình
2.1):

Hình 2.1 Cấu trúc của hệ thống rơle bảo vệ

Hệ thống rơle bảo vệ: bảo vệ các thiết


bị trong HTĐ

Để đảm bảo các nhiệm vụ theo yêu cầu thì hệ thống


rơle bảo vệ gồm những khâu chính nào?

Nguồn Kênh
Rơle + thao tác + thông tin +
BU & BI

Nguyên lý quá dòng điện

Nguyên lý so lệch dòng điện Nguồn tự dùng


Nguồn
Rơle xoay chiều (ac)
Nguyên lý tổng trở thấp thao tác
(khoảng cách) Nguồn tự dùng
Nguyên lý khác một chiều (dc)

Cáp quang BU & BI dùng


Kênh
Cáp đồng điện thoại BU & BI cho bảo vệ
thông tin
Thông tin vô tuyến BU & BI dùng
Thông tin tải ba (PLC) cho đo, đếm

Bảo vệ các Bảo vệ các hệ thống Bảo vệ máy Bảo vệ các Bảo vệ các máy Bảo vệ các
động cơ điện tụ và kháng bù biến áp đường dây phát điện thanh góp

Hình 2.2 Cấu trúc chi tiết của hệ thống rơle bảo vệ

7
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Rơle liên tục giám sát và phát hiện sự dựa trên tín hiệu dòng điện và điện áp đo được (rơle có
thể sử dụng tín hiệu dòng điện hoặc điện áp hoặc cả hai tùy theo nguyên lý hoạt động). Các
tín hiệu dòng điện và điện áp này được cung cấp thông qua biến dòng điện BI và biến điện
áp BU. Các rơle được cấp nguồn thông qua hệ thống nguồn thao tác trong trạm và có thể
được trang bị kênh truyền thông tin tới rơle ở đầu đối diện, ngoài ra rơle còn được kết nối tới
hệ thống điều khiển tích hợp của trạm (Hình 2.2).
Cần phân biệt rõ các trạng thái của rơle:
- Khởi động: khi tín hiệu đầu vào của rơle vượt quá ngưỡng chỉnh định thì rơle sẽ khởi
động và bắt đầu đếm thời gian.
- Tác động: khi rơle đã khởi động và đếm hết thời gian thì sẽ tác động (đóng tiếp điểm
đầu ra của rơle) để gửi tín hiệu qua mạch cắt tới máy cắt, khi cuộn cắt của máy cắt có điện
thì máy cắt sẽ cắt. Trường hợp cuộn cắt đã được cấp điện mà máy cắt không cắt được thì đây
là trường hợp sự cố máy cắt và cần có chức năng bảo vệ riêng trong trường hợp này. Máy cắt
không cắt được có thể do không dập được hồ quang, hỏng hóc, kẹt các cơ cấu cơ khí truyền
động.
- Trở về: khi rơle đã khởi động và đang đếm thời gian, nếu tín hiệu đầu vào (dòng, áp)
lại bị giảm thấp dưới ngưỡng khởi động thì rơle sẽ trở về trạng thái ban đầu như trước khi
khởi động, bộ đếm thời gian sẽ được giải trừ về 0.
2.2. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện (I>/I>>)
a. Khái niệm về bảo vệ quá dòng
Bảo vệ quá dòng dùng để chống lại các dạng sự cố quá dòng một pha, hai pha & ba pha.
Bảo vệ sẽ khởi động khi dòng điện của một pha, hai pha hoặc cả ba pha vượt quá giá trị khởi
động đã được cài đặt trước trong rơle. Do bảo vệ hoạt động theo dòng điện của riêng từng
pha nên còn được gọi là bảo vệ quá dòng điện pha.
Tùy thuộc thiết kế mà rơle có thể gửi tín hiệu cắt riêng pha bị sự cố hoặc cắt cả ba pha (việc
cắt riêng một pha thường chỉ áp dụng với đường dây 500kV và một số đường dây 220kV
quan trọng).
b. Nguyên lý bảo vệ quá dòng có thời gian (I>)
Xét đường dây đơn giản có hai phân đoạn, tại đầu mỗi đoạn đường dây đều trang bị các bảo
vệ quá dòng điện (Hình 2.3):

Hình 2.3 Đường dây hình tia một nguồn cấp

8
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Khi sự cố xảy ra tại N2: dòng điện sự cố chạy từ nguồn tới điểm sự cố qua cả BV1 & BV2.
Cả hai bảo vệ đều cảm nhận được sự cố và cùng khởi động đếm thời gian. Do sự cố xảy ra
tại phân đoạn 2 nên BV2 cần phải tác động trước và cắt máy cắt phân đoạn 2 loại trừ sự cố
(khi sự cố tại N2 được loại trừ thì BV1 sẽ trở về, bộ đếm thời gian sẽ trả về 0); do vậy cần
chỉnh định thời gian của BV2 ngắn hơn của BV1. Có thể viết thời gian chỉnh định của hai
bảo vệ này như sau:
tBV1=tBV2+∆t
trong đó ∆t là bậc phân cấp thời gian giữa các bảo vệ.
Một cách tổng quát: thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng cấp trên cần lớn hơn so với các
bảo vệ cấp dưới, mức độ chênh lệch thời gian tối thiểu là ∆t.
Công thức tổng quát: tbảo vệ cấp trên = max{tcác bảo vệ cấp dưới liền kề}+∆t
với ∆t=0,3÷0,6 giây (thường chọn mức 0,5 giây)
Các bảo vệ quá dòng này đảm bảo khả năng làm việc chọn lọc dựa theo việc phân cấp thời
gian, do đó còn được gọi là bảo vệ quá dòng có thời gian (để phân biệt với một dạng bảo vệ
khác là bảo vệ quá dòng cắt nhanh).
Bậc phân cấp thời gian ∆t nếu lựa chọn quá nhỏ thì các bảo vệ có thể dễ tác động nhầm, nếu
lựa chọn lớn sẽ làm chậm thời gian tác động của bảo vệ cấp trên. Bậc phân cấp ∆t được lựa
chọn dựa trên các yếu tố sau đây:
 Thời gian cắt của máy cắt: thường do các nhà sản xuất cung cấp
 Sai số về thời gian của rơle (timing error): rơle không thể vận hành chính xác đúng
theo đặc tuyến lý thuyết đã được xây dựng.
 Hiện tượng quá tác động của rơle (overshoot): là hiện tượng rơle đã được ngắt điện
nhưng vẫn tiếp tục vận hành thêm một khoảng thời gian rất ngắn nữa. Lý do của việc
này là do các rơle vẫn còn lưu trữ năng lượng: rơle cơ loại đĩa quay, cốc quay có quán
tính, rơle tĩnh có các tụ điện vẫn còn tích lũy năng lượng …
 Sai số của biến dòng: các biến dòng có sai số và sai số này có thể làm rơle vận hành
nhanh hơn hoặc chậm hơn so với lý thuyết, nếu rơle sử dụng đặc tính độc lập thì
không cần xét tới yếu tố này.
 Thời gian dự phòng (safety margin)
Thông thường giá trị ∆t=0,5 giây là đủ để đảm bảo các yếu tố trên.
Như vậy bảo vệ quá dòng thường làm việc có thời gian trễ theo chỉnh định, tuy vậy người
chỉnh định phải lựa chọn thêm một mục nữa là đặc tính thời gian trễ của bảo vệ như sau
(Hình 2.4):

9
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

 Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập: khi đã khởi động thì thời gian làm
việc (trễ) của bảo vệ không phụ thuộc vào độ lớn dòng ngắn mạch.
Ví dụ bảo vệ được chỉnh định như sau:
- Dòng khởi động là 1kA
- Thời gian làm việc là 1 giây
- Dùng đặc tính thời gian độc lập
Khi dòng sự cố là 2kA thì rơle tác động sau khoảng thời gian là 1 giây như đã đặt, với dòng sự
cố dù tăng lên tới 20kA thì thời gian tác động của rơle không đổi và vẫn là 1 giây.
 Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc: khi bảo vệ đã khởi động thì thời
gian làm việc sẽ phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch càng
lớn thì thời gian tác động của bảo vệ càng nhỏ và ngược lại. Đặc tính này có thể hiểu tương
tự như đặc tính của cầu chì hoặc đặc tính chống quá tải của áp tô mát.
Trong thực tế thì thời gian tác động tỷ lệ với tỷ số giữa dòng ngắn mạch và dòng khởi động
của rơle.

Hình 2.4 Đặc tính thời gian làm việc độc lập và phụ thuộc của rơle quá dòng
c. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (I>>)
Tính chọn lọc là khả năng của bảo vệ rơle loại trừ đúng và chỉ riêng phần tử bị sự cố, không
gây ảnh hưởng đến các phần tử khác. Các bảo vệ quá dòng có thời gian (I>) đảm bảo tính
chọn lọc bằng cách phân cấp thời gian làm việc giữa các bảo vệ (chọn lọc theo thời gian);
loại bảo vệ này có nhược điểm là thời gian làm việc của các bảo vệ cấp trên có thể tăng cao.
Mong muốn là có thể thiết kế bảo vệ quá dòng với thời gian tác động bằng 0 giây, tuy nhiên
nếu đặt thời gian bằng 0 giây sẽ gặp vấn đề sau:

10
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
N4 N3 N2
I> BV1 I> BV2
tBV1=0 giây tBV2=0 giây

Hình 2.5 Sơ đồ lưới điện với bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh
Xét sơ đồ lưới điện tương tự như trên, chỉ khác là các bảo vệ đặt thời gian là 0 giây để đảm
bảo cắt nhanh (Hình 2.5).
Khi sự cố tại N2: cả hai bảo vệ BV1 & BV2 cùng khởi động và tác động tức thời vì thời gian
đều đặt là 0 giây. Như vậy BV1 tác động không chọn lọc vì chỉ cần BV2 tác động cắt máy
cắt là đủ để loại trừ sự cố. Để BV1 không làm việc sai trong trường hợp này thì phải chỉnh
định sao cho BV1 không khởi động, suy ra dòng khởi động của BV1 phải đặt lớn hơn dòng
ngắn mạch IN2 do sự cố tại N2; có thể viết: Ikhởi động BV1 > IN2
Lý luận tương tự khi có sự cố tại các điểm N3, N4…thuộc phân đoạn 2 và dẫn tới yêu cầu
phải chỉnh định:
Ikhởi động BV1 > Ingắn mạch ngoài phân đoạn 1
Từ đó xây dựng thành công thức tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá dòng loại này:
Ikhởi động = Kan toàn*Ingắn mạch ngoài vùng max
Loại bảo vệ chỉnh định như vậy có đặc điểm:
- Thời gian tác động là 0 giây: do đó có tên gọi là bảo vệ quá dòng cắt nhanh
- Dòng khởi động có giá trị lớn vì tính theo độ lớn dòng ngắn mạch ngoài lớn nhất, do
vậy ký hiệu là I>> để ngụ ý là dòng khởi động lớn.
Hệ số an toàn Kat có thể chọn từ 1,1÷1,3. Giá trị tối thiểu chọn 1,1 do tính tới sai số 10% của
máy biến dòng điện.
Các rơle số hiện nay đều cho phép chỉnh định bảo vệ quá dòng điện với hai cấp tác động
(Hình 2.6): cấp có thời gian (I>) và cấp cắt nhanh (I>>).
Phân đoạn 1 Phân đoạn 2
Nguồn
I> ttrễ I> ttrễ
I>> t=0 giây I>> t=0 giây

Hình 2.6 Các bảo vệ quá dòng điện pha


Phạm vi bảo vệ của bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh: do cách chỉnh định dòng khởi động của
bảo vệ quá dòng cắt nhanh nên chức năng này không bảo vệ được toàn bộ đối tượng, luôn có
một vùng chết ở cuối đối tượng cần bảo vệ (Hình 2.7).

11
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
I>> t=0 giây I>> t=0 giây
BV1 BV2
Ingắn mạch

Dòng ngắn mạch max


dọc đường dây Ikhởi động I>> (BV1)
Ingắn mạch max
ngoài vùng phân đoạn 1

Ingắn mạch max


ngoài vùng phân đoạn 2
Dòng ngắn mạch min
dọc đường dây

0
L (km)
Vùng chết Vùng chết
của BV1 của BV2

Hình 2.7 Phạm vi bảo vệ của bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh
Vì lý do có vùng chết cuối vùng bảo vệ nên bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh I>> không được
dùng làm bảo vệ chính cho đối tượng.
d. Nguyên lý bảo vệ quá dòng chạm đất (bảo vệ quá dòng thứ tự không I0>)
 Các nguyên lý đo dòng điện chạm đất (dòng điện thứ tự không)
Khi xảy ra sự cố chạm đất trong lưới điện: sẽ có dòng điện chạy xuống đất và khép vòng trở
về qua trung tính nối đất của các máy biến áp (Hình 2.8).
Lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp
(23kV; 110kV; 220kV; 500kV)
Dòng sự cố chạm đất lớn

1 I0>
I0> I0> Ichạm đất
BI trung tính 2
Tổng 3 BI 3
BI xuyến (BI0)
Ichạm đất

Ichạm đất

Hình 2.8 Các nguyên lý đo dòng điện chạm đất

12
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Do dòng điện chạm đất trở về qua trung tính của máy biến áp nên cách đơn giản nhất để phát
hiện dòng điện chạm đất này là sử dụng một BI đặt tại trung tính của MBA kết hợp với một
rơle bảo vệ quá dòng. Bình thường dòng điện qua dây trung tính MBA bằng 0 nên có thể đặt
dòng khởi động của bảo vệ này xấp xỉ bằng 0 (Ampe), với giá trị chỉnh định như vậy thì bảo
vệ có độ nhạy rất cao để phát hiện sự cố chạm đất. Lưu ý rằng một bảo vệ có độ nhạy cao
không có nghĩa là bảo vệ sẽ tác động nhanh mà chỉ thể hiện khả năng chắc chắn phát hiện
được sự cố; việc bảo vệ tác động nhanh hay chậm là tùy giá trị thời gian đã cài đặt.
Việc lắp đặt BI trung tính để đo dòng điện chạm đất chỉ sử dụng được trong trạm biến
áp, nơi có sẵn trung tính. Để có thể đo dòng điện chạm đất trên đường dây 3 pha phải sử
dụng giải pháp khác (Hình 2.9).
IA

N
IB

IC
Ichạm đất

Hình 2.9 Cơ sở phương pháp đo dòng chạm đất theo tổng dòng điện các pha
Xét đường đi của các dòng điện trên Hình…; tại điểm nút N tổng dòng điện đi vào và đi ra
phải bằng 0 (theo định luật Kihhop về dòng điện):
Ichạm đất = IA+IB+IC= 3I0
trong đó IA, IB, IC là dòng điện chạy trên các pha.
Phương trình này cho thấy có thể đo dòng điện chạm đất bằng cách lấy tổng dòng điện 3
pha; việc lấy tổng dòng điện 3 pha này được thực hiện bằng cách đấu dây phía nhị thứ của
biến dòng điện (Hình 2.8) hoặc rơle tự tổng hợp bằng thuật toán.
Một giải pháp khác để đo dòng chạm đất là sử dụng biến dòng thứ tự không BI0 (Hình
2.10). Biến dòng loại này có lõi từ đủ lớn để các dây dẫn của cả ba pha có thể chạy xuyên
qua. Do chỉ sử dụng một lõi từ cho cả ba pha nên sai số của phép đo rất nhỏ, thích hợp để đo
các thành phần dòng điện TTK nhỏ. Nói cách khác BI0 thường được sử dụng để đo dòng
chạm đất trong các mạng có trung tính cách điện và thích hợp sử dụng cho các đường cáp
điện lực.

13
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Rơle

Hình 2.10 Biến dòng thứ tự không


 Chọn giá trị dòng điện khởi động cho bảo vệ quá dòng điện TTK:
Về mặt lý thuyết, dòng điện chạy qua rơle (ví dụ rơle I0> trên Hình 2.8) ở chế độ bình
thường bằng 0, tuy nhiên do sai số của các máy biến dòng nên luôn tồn tại một dòng không
cân bằng chạy qua. Để các bảo vệ không tác động ở chế độ bình thường cần chọn dòng khởi
động lớn hơn dòng không cân bằng này. Thông thường giá trị chỉnh định cho các bảo vệ quá
dòng TTK chọn trong khoảng:
Ikhởi động = (0,1÷0,3)*Iđịnh mức BI
Giá trị chỉnh định của các rơle quá dòng TTK rất thấp so với các bảo vệ quá dòng pha thông
thường, do đó bảo vệ quá dòng TTK có độ nhạy cao. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng bảo vệ
TTK mặc dù có độ nhạy cao nhưng chỉ bảo vệ được khi có các sự cố chạm đất, bảo vệ sẽ
không hoạt động trong trường hợp sự cố pha-pha không chạm đất.
Do giá trị dòng khởi động thấp nên khi xảy ra sự cố chạm đất có thể có nhiều bảo vệ
cùng khởi động; để các bảo vệ làm việc đảm bảo chọn lọc cần chỉnh định phân cấp thời gian
cho các bảo vệ này. Cách chỉnh định thời gian và đặc tính thời gian làm việc hoàn toàn tương
tự như với bảo vệ quá dòng có thời gian (I>).
Các bảo vệ quá dòng TTK chỉ đặt cho các lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp, do vậy số
lượng của bảo vệ này thường ít hơn so với bảo vệ quá dòng thông thường. Ngoài ra cần chú
ý tới ảnh hưởng của các thành phần sóng hài bậc 3 đối với bảo vệ theo dòng TTK, thành
phần sóng hài này có tính chất tương tự như thành phần dòng điện TTK và rơle sẽ có thể tác
động nhầm nếu thành phần sóng hài này đủ lớn.
e. Nguyên lý bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh (I0>>)
Hoàn toàn tương tự như trường hợp bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (I>>), có thể chỉnh định
cấp cắt nhanh cho các bảo vệ quá dòng TTK. Công thức tính toán dòng khởi động của bảo vệ
quá dòng TTK cắt nhanh (I0>>) như sau:
Ikhởi động = Kan toàn*3I0 max ngắn mạch ngoài vùng
Hệ số an toàn Kat có thể chọn từ 1,1÷1,3. Giá trị tối thiểu chọn 1,1 do tính tới sai số 10% của
máy biến dòng điện.

14
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Các rơle số hiện nay đều cho phép chỉnh định bảo vệ quá dòng điện với hai cấp tác động
(Hình 2.11): cấp có thời gian (I0>) và cấp cắt nhanh (I0>>).

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
I0> ttrễ I0> ttrễ
I0>> t=0 giây I0>> t=0 giây

Hình 2.11 Các bảo vệ quá dòng thứ tự không


f. Nguyên lý bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (I2> hoặc 46)
Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (TTN) thường được sử dụng làm bảo vệ dự phòng cho các
bảo vệ quá dòng pha. Chức năng bảo vệ này phát hiện hượng tượng mất cân bằng giữa các
pha, sự cố không đối xứng hoặc hiện tượng đấu sai cực tính máy biến dòng. Bảo vệ quá dòng
thứ tự nghịch hoạt động dựa trên thành phần dòng thứ tự nghịch đo được:

I2 
1
3

I A  a 2 I B  aI C 
Ở chế độ bình thường với tải đối xứng thì thành phần dòng điện TTN bằng không, do đó về
lý thuyết có thể đặt dòng khởi động của bảo vệ này bằng 0 và như vậy bảo vệ sẽ có độ nhạy
rất cao (tương tự như bảo vệ quá dòng TTK). Trong thực tế giá trị cài đặt của rơle thường
chỉnh định theo giá trị lớn hơn của hai trường hợp sau:
+ Chọn theo Ikhởi động ≥ (0,1÷0,3)*Iđịnh mức BI
+ Hoặc chọn lớn hơn giá trị dòng điện TTN xuất hiện lúc bình thường do tải bị mất cân
bằng.
Tuy nhiên cần kiểm tra để đảm bảo giá trị khởi động nhỏ hơn 50% độ lớn của dòng thứ tự
nghịch nhỏ nhất có thể xuất hiện khi có sự cố cuối đối tượng cần bảo vệ để chắc chắn bảo vệ
có đủ độ nhạy.
Bảo vệ quá dòng TTN được sử dụng phổ biến cho các máy điện quay (động cơ, máy phát
điện) để phát hiện các chế độ làm việc mất cân bằng (tải mất cân bằng, mất pha, sự cố không
đối xứng).
Có một số trường hợp xảy ra sự cố hai pha ở cuối vùng bảo vệ với dòng điện sự cố nhỏ thì
các bảo vệ quá dòng pha có thể không đủ độ nhạy để tác động; khi đó các bảo vệ quá dòng
TTN này có đủ khả năng phát hiện các dạng sự cố này. Do đó bảo vệ này được coi là một
dạng dự phòng cho bảo vệ quá dòng pha.
 Tổng hợp về các loại bảo vệ quá dòng điện (Hình 2.12):

15
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

I> I> I>

A B C I>> I>> I>>

I0 >

I0>>

Rơle quá dòng điện

Hình 2.12 Sơ đồ nối dây của các bảo vệ quá dòng


2.3. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện (∆I hay 87)
1. Nguyên lý cơ bản của bảo vệ so lệch dòng điện
Bảo vệ so lệch hoạt động dựa trên nguyên tắc so sánh tổng dòng điện đi vào và đi ra của đối
tượng được bảo vệ, nếu tổng dòng điện này khác không thì bảo vệ sẽ tác động.
Nguyên lý này được minh họa dựa trên sơ đồ Error! Reference source not found. sau
đây:
I1 Thiết bị cần I2
* *
* bảo vệ *

I1tc Rơle I2tc

Hình 2.13 Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch dòng điện


Lựa chọn cực tính của các BI sao cho ở chế độ bình thường và khi sự cố ngoài thì dòng điện
chạy qua rơle như hình vẽ, dòng chạy qua rơle là hiệu của các dòng điện thứ cấp; có thể thấy
dòng điện chạy qua rơle là dòng điện sai lệch giữa đầu vào và đầu ra của đối tượng cần bảo
vệ, đó là lý do bảo vệ có tên là bảo vệ so lệch (so sánh, tìm sự sai lệch):
Irơle = I1tc-I2tc
Ở chế độ bình thường dòng điện đi vào (I1) bằng dòng điện đi ra (I2), do vậy dòng điện
chạy qua rơle theo lý thuyết bằng không; tuy nhiên do sự sai khác về đặc tính của BI nên vẫn
có một dòng so lệch nhỏ chạy qua rơle:
Irơle = I1tc-I2tc=Iso lệch

16
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Ở chế độ sự cố ngoài vùng (Hình 2.14): dòng điện đi vào và đi ra khỏi đối tượng vẫn bằng
nhau; tuy nhiên do dòng sự cố có giá trị lớn nên sai số của các BI cũng tăng lên, dẫn tới dòng
điện so lệch có giá trị lớn hơn.
I1sc I2sc
Thiết bị cần
* *
* bảo vệ *

I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)

Hình 2.14 Bảo vệ so lệch với sự cố ngoài vùng


Ở chế độ sự cố trong vùng (Hình 2.15): dòng điện một phía đổi chiều  dòng điện chạy qua
rơle so lệch bằng tổng dòng điện thứ cấp của các BI và có giá trị rất lớn, dẫn tới rơle sẽ tác
động.
I1sc I2sc
Thiết bị cần
* *
* bảo vệ *

I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)

Hình 2.15 Bảo vệ so lệch với sự cố trong vùng


Vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch (Hình 2.16) được giới hạn bởi vị trí đặt các BI. Bảo vệ so
lệch là loại bảo vệ tuyệt đối (Unit Protection), không cần phối hợp với các bảo vệ khác, do
đó thời gian tác động có thể đặt xấp xỉ 0 giây.
Vùng bảo vệ

I1 Thiết bị cần I2
* *
* bảo vệ *

Rơle

Hình 2.16 Vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch dòng điện


Nhược điểm của bảo vệ so lệch dựa theo nguyên lý này là dòng điện khởi động phải đặt lớn
hơn dòng không cân bằng ở chế độ sự cố ngoài với dòng sự cố lớn nhất. Dòng khởi động
chọn theo nguyên tắc này thường có giá trị lớn (vì tính theo phần trăm của dòng điện sự cố

17
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

ngoài lớn nhất) và hệ quả là giảm độ nhạy của bảo vệ; thêm vào đó rất khó xác định chính
xác độ lớn của dòng điện sự cố lớn nhất.
Vì những lý do đó nguyên lý bảo vệ so lệch này chỉ sử dụng để minh họa, trong thực tế các
rơle sử dụng nguyên lý bảo vệ so lệch có hãm.
2. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện có hãm
Rơle bảo vệ so lệch có hãm hay còn gọi là bảo vệ so lệch phần trăm (dòng hãm tính theo
phần trăm của dòng điện đo được) có cấu trúc nguyên lý như Hình 2.17:
Lò xo hãm
Mhãm cơ

Mtác động
Mhãm điện

Cuộn Cuộn
hãm so lệch
Điều chỉnh
hệ số hãm

Hình 2.17 Cấu trúc nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch có hãm

Rơle bảo vệ so lệch có hãm hoạt động dựa trên tương quan của hai loại dòng điện: dòng điện
hãm chạy vào cuộn hãm, có tác dụng cản trở, hãm lại sự hoạt động của bảo vệ; dòng điện so
lệch có xu hướng làm rơle hoạt động, đóng tiếp điểm cắt máy cắt. Để đảm bảo hoạt động
trong mọi chế độ thì yêu cầu đối với dòng điện hãm và so lệch như sau:
 Dòng điện hãm (ký hiệu Ih trong Hình 2.17): sẽ có tác dụng hãm lại sự hoạt động của
rơle. Như vậy dòng hãm sẽ phải được tổ hợp sao cho có giá trị lớn ở chế độ bình thường &
khi sự cố ngoài để hãm tốt và phải có giá trị nhỏ khi xảy ra sự cố trong vùng bảo vệ để đảm
bảo không cản trở sự hoạt động của bảo vệ.
 Dòng điện so lệch (ký hiệu Isl): với cách lý luận tương tự thì dòng điện so lệch phải có
giá trị lớn khi sự cố trong vùng và có giá trị nhỏ khi sự cố ngoài vùng để đảm bảo rơle không
tác động nhầm.
Với các thế hệ rơle điện cơ: dòng điện so lệch và dòng điện hãm được tổ hợp bằng các biến
dòng điện trung gian, việc điều chỉnh hiệu quả hãm được thực hiện bằng cách thay đổi số
vòng dây của cuộn hãm của rơle (Hình 2.17).
Các rơle kỹ thuật số tổ hợp dòng điện so lệch và dòng điện hãm bằng thuật toán, do đó
không cần thiết phải có biến dòng trung gian. Dòng điện hãm có thể được tổ hợp theo nhiều
cách tùy theo hãng sản xuất rơle, nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý chung: nếu dòng hãm lấy
nhỏ thì hệ số hãm được đặt cao hơn và ngược lại để đảm bảo hiệu quả hãm cần thiết.
18
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Lò xo có tác dụng cung cấp mô men hãm cơ không phụ thuộc dòng điện, đảm bảo rơle
không tự đóng tiếp điểm và tác động nhầm trong chế độ không tải hoặc chế độ bình thường.
Trong các rơle số, mô men hãm cơ này tương đương với thành phần dòng điện so lệch
ngưỡng thấp có thể chỉnh định được.
Ví dụ về dòng điện hãm và dòng điện so lệch được sử dụng trong các rơle của hãng Siemens
Isl =(I1 -I2 )

Ih =  I1 + I 2 
Trong đó I1, I2 là dòng điện đi vào và đi ra khỏi thiết bị cần bảo vệ
Nguyên lý hoạt động của bảo vệ so lệch có hãm cùng với vai trò của hệ số hãm được giải
thích rõ hơn thông qua ví dụ sau đây:
Ví dụ: giả thiết chọn hệ số hãm là 0,5 (chỉ lấy tới 50% hiệu ứng hãm)
1. Chế độ hoạt động bình thường: dòng sơ cấp có giá trị xấp xỉ dòng điện định mức,
dòng điện sơ cấp đi ra và vào đối tượng có giá trị bằng nhau. Về nguyên tắc dòng điện thứ
cấp của các BI cũng bằng nhau, tuy nhiên do các BI có sai số nên các dòng điện thứ cấp này
có thể sai khác nhau một chút về độ lớn và góc pha.
100% Ihãm

I1 Thiết bị cần I2

50%
* *
* bảo vệ *
Iso lệch
Rơle
I1tc I2tc I1tc I2tc
50%

Isl =(I1tc -I 2tc )



I h =K h   I1tc + I 2tc 
Kh*Ihãm
= 50%Ihãm
Hình 2.18 Phân tích hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ bình thường
Có thể thấy {Kh*Ihãm >>Iso lệch} nên rơle bị hãm không thể tác động nhầm ở chế độ bình
thường (Hình 2.18).
2. Chế độ sự cố ngoài vùng: dòng sơ cấp đi vào và đi ra đối tượng vẫn có giá trị bằng
nhau, tuy nhiên độ lớn tăng lên tới mức dòng điện sự cố. Khi dòng điện sơ cấp tăng cao tới
dòng sự cố thì sai số của các BI cũng tăng lên, dẫn tới dòng điện thứ cấp của các BI sai
khác nhau nhiều hơn so với ở chế độ bình thường.

19
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

100% Ihãm

50%
I1sc I2sc
Thiết bị cần
* *
* bảo vệ *
Iso lệch
Rơle
I1tc(sc) I2tc (sc) I1tc
I2tc
Isl =(I1tc -I 2tc )

I h =K h   I1tc + I 2tc 

50%
Kh*Ihãm
= 50%Ihãm
Hình 2.19 Phân tích hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố ngoài vùng
Trong trường hợp này {Kh*Ihãm >Iso lệch} nên rơle bị hãm không tác động nhầm ở chế độ sự
cố ngoài. Có thể thấy khi sự cố ngoài thì dòng điện so lệch đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên
thành phần hãm vẫn đủ lớn để hãm bảo vệ (Hình 2.19).
3. Chế độ sự cố trong vùng & hệ thống có một nguồn cấp: chỉ có dòng điện đi vào đối
tượng, dòng điện đi ra khỏi đối tượng bằng 0.
100% Ihãm I1tc
I1sc
Thiết bị cần I2sc=0
Nguồn 1 * *
* bảo vệ * Iso lệch=I1tc
50%
I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)=0

I2tc=0
Isl =(I1tc -I 2tc )

I h =K h   I1tc + I 2tc 
Kh*Ihãm
= 50%Ihãm

Hình 2.20 Hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố trong vùng với một nguồn cấp
Khi sự cố trong vùng: {Iso lệch>Kh*Ihãm} do đó rơle sẽ tác động (Hình 2.20).
4. Chế độ sự cố trong vùng & hệ thống có hai nguồn cấp: dòng điện sự cố do cả hai
nguồn cấp tới.

20
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

100% Ihãm

50%
I1sc I2sc
Thiết bị cần
Nguồn 1 * * Nguồn 2
* bảo vệ *
I1tc

I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)

50%
Iso lệch
Isl =(I1tc -I 2tc )

I h =K h   I1tc + I 2tc  Kh*Ihãm
= 50%Ihãm
I2tc

Hình 2.21 Hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố trong vùng với hai nguồn cấp
Khi sự cố trong vùng: {Iso lệch>>Kh*Ihãm} do đó rơle sẽ tác động (Hình 2.21).
5. Vai trò của hệ số hãm với sự làm việc của bảo vệ so lệch có hãm
Nếu hệ số hãm chọn nhỏ: thành phần hãm sẽ có giá trị nhỏ, rơle sẽ dễ dàng tác động.
Nói theo cách khác là rơle sẽ nhạy hơn với sự cố trong vùng; tuy nhiên cũng dễ tác động
nhầm trong chế độ sự cố ngoài vùng. Hình 2.22 minh họa sự thay đổi của thành phần hãm
khi giảm hệ số hãm theo các ngưỡng 0,5; 0,25 và 0,1.
Sự cố ngoài vùng bảo vệ
Kh=0,5 Kh=0,25 Kh=0,1
100% Ihãm 100% Ihãm 100% Ihãm
50%

75%

90%

Iso lệch Iso lệch Iso lệch


I1tc I1tc I1tc
I2tc I2tc I2tc
50%

25%

10%

Kh*Ihãm Kh*Ihãm Kh*Ihãm


= 50%Ihãm = 25%Ihãm = 25%Ihãm

Thành phần hãm chỉ lớn hơn Thành phần hãm nhỏ hơn
một chút so với thành phần thành phần so lệch. Rơle
Rơle hãm tốt (an toàn)
so lệch. Rơle hãm kém hơn không hãm được, tác động
(kém an toàn) nhầm (mất an toàn).
Hình 2.22 Ảnh hưởng của hệ số hãm tới bảo vệ so lệch dòng điện

21
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Việc lựa chọn đúng hệ số hãm theo yêu cầu là bài toán phức tạp, không có tiêu chuẩn
hoặc hướng dẫn chính thức, thường được chọn theo kinh nghiệm. Các hãng sản xuất rơle
hiện nay đều khuyến cáo các giá trị hệ số hãm và đặt mặc định trong rơle, người sử có thể
điều chỉnh nếu cần.
3. Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch dòng điện có hãm
Cấu trúc nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch có hãm như dưới đây:
Lò xo hãm
Mhãm cơ

Mtác động
Mhãm điện

Cuộn Cuộn
hãm so lệch
Điều chỉnh
hệ số hãm

Theo cấu trúc này, rơle sẽ tác động mô men tác động thắng được các mô men cản bao gồm
mô men hãm điện của cuộn hãm và mô men hãm cơ của lò xo hãm.
Có thể viết điều kiện tác động của rơle như sau:
Mtác động >{Mhãm điện + Mhãm cơ}
Mô men tác động tỷ lệ với dòng điện so lệch; mô men cản điện tỷ lệ với dòng điện hãm và
hệ số hãm đã chọn (là số vòng dây trong sơ đồ trên), mô men hãm cơ của lò xo được coi là
không đổi và để đơn giản coi như tỷ lệ với một dòng điện hãm lò xo nào đó.
Có thể viết lại điều kiện tác động của rơle theo dòng điện như sau:
Iso lệch >{Khãm*Ihãm + Ilò xo}
Rơle so lệch có hãm tác động theo cả 2 đại lượng là Iso lệch và Ihãm, do vậy một cách thuận tiện
nhất để biểu diễn điều kiện tác động là trên mặt phẳng gồm hai trục {Ihãm, Iso lệch}
Bất phương trình thể hiện điều kiện tác động của rơle tương đồng với y>a.x+b; trong đó y là
Iso lệch; x là Ihãm; b là Ilò xo là hằng số không đổi. Phương trình y=a.x+b là đường thẳng đi qua
điểm b trên trục y và có độ dốc tùy thuộc độ lớn của a.

22
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

y Iso lệch

VÙNG TÁC ĐỘNG


y>a.x+b
Iso lệch>{Khãm.Ihãm+Ilò xo}

y<a.x+b Iso lệch<{Khãm.Ihãm+Ilò xo}


tgα=a I lò xo tgα=Khãm
b
VÙNG HÃM
0 0
x Ihãm
(a) (b)
Hình 2.23 Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch có hãm

Đặc tính tác động của rơle so lệch có hãm gồm có hai vùng (
y Iso lệch

VÙNG TÁC ĐỘNG


y>a.x+b
Iso lệch>{Khãm.Ihãm+Ilò xo}

y<a.x+b Iso lệch<{Khãm.Ihãm+Ilò xo}


tgα=a I lò xo tgα=Khãm
b
VÙNG HÃM
0 0
x Ihãm
(a) (b)
Hình 2.23):
- Vùng tác động: nếu tọa độ của điểm làm việc rơi vào vùng này sẽ thỏa mãn điều kiện
Iso lệch >{Khãm*Ihãm + Ilò xo} và rơle sẽ tác động
- Vùng hãm: nếu tọa độ của điểm làm việc rơi vào vùng này sẽ thỏa mãn điều kiện Iso
lệch <{Khãm*Ihãm + Ilò xo} và rơle sẽ bị hãm không tác động

- Đường phân chia ranh giới giữa hai vùng là tọa độ các điểm thỏa mãn Iso lệch
={Khãm*Ihãm + Ilò xo}.
Có thể thấy nếu tăng hệ số hãm thì vùng tác động thu hẹp lại, khả năng điểm làm việc rơi
vào vùng tác động giảm đi, nói cách khác là rơle sẽ kém nhạy. Tuy nhiên hệ số hãm tăng
cũng làm tăng diện tích vùng hãm, tăng khả năng điểm làm việc rơi vào vùng này và kết quả
là rơle có độ an toàn hãm cao hơn (Hình 2.24).

23
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Iso lệch

VÙNG TÁC ĐỘNG

I lò xo
VÙNG HÃM
0
Ihãm
Hình 2.24 Ảnh hưởng của hệ số hãm tới đặc tính của rơle bảo vệ so lệch

Các rơle hiện nay cho phép tự động thay đổi hệ số hãm tùy theo dòng điện đi qua thiết bị cần
bảo vệ. Để giám sát dòng điện qua thiết bị có thể dựa vào độ lớn dòng điện hãm đo được, ví
dụ rơle của Siemens sử dụng cách tính dòng hãm Ihãm =(|Ivào|+|Ira|) là tổng độ lớn dòng điện
đi vào và đi ra khỏi thiết bị.
Hệ số hãm tự thay đổi dựa trên cơ sở phân tích sau:
- Ở chế độ làm việc bình thường, dòng điện đi vào và đi ra khỏi thiết bị nhỏ hoặc xấp xỉ
dòng định mức. Sai số của các BI có giá trị nhỏ dẫn tới dòng điện so lệch nhỏ, do đó
chỉ cần lực hãm cơ của lò xo có thể đủ để hãm được bảo vệ tránh tác động nhầm;
thành phần hãm điện là không cần thiết, do đó hệ số hãm được đặt bằng 0 (đặc tính là
đường có độ dốc bằng 0, tức là đường nằm ngang).
- Khi dòng điện đi qua thiết bị tăng lên do quá tải, sai số BI tăng lên dẫn tới dòng so
lệch tăng theo và lực hãm cơ có thể không đủ hãm bảo vệ. Khi đó rơle tự động tăng
hệ số hãm lên một mức (đặc tính bắt đầu có độ dốc).
- Khi dòng điện qua thiết bị tăng cao nữa tương ứng với trạng thái khi có sự cố ngoài,
lúc này cần tăng cao hệ số hãm tránh tác động nhầm với sự cố ngoài vùng, dòng sự cố
lớn. Rơle tự tăng thêm độ dốc của đặc tính lên một mức lớn hơn.
- Khi dòng điện qua thiết bị tăng tới mức rất cao, điều này tương đương với việc điểm
sự cố không còn ở xa, ngoài vùng nữa mà đã rơi vào trong thiết bị (trong vùng bảo vệ
so lệch). Với trạng thái này rơle sẽ tác động cắt máy cắt mà không xét tới hiệu ứng
hãm (tương đương với việc đặt hệ số hãm bằng 0, đặc tính trở thành đường nằm
ngang).
Hình 2.25 mô tả đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch máy biến áp của Siemens với đặc
tính gồm 4 đoạn a, b, c, d như đã lý giải ở trên.

24
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Dòng so lệch
ngưỡng cao
d

c
Dòng so lệch VÙNG HÃM
ngưỡng thấp b
a
0
Ihãm

Hình 2.25 Đặc tính của rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng Siemens

Tùy theo hãng chế tạo và thiết bị cần bảo vệ mà số đoạn đặc tính có thể nhiều hoặc ít hơn.
Ngoài ra hệ số hãm được lựa chọn lớn hay nhỏ cũng tùy theo thiết kế của rơle và cách tính
dòng điện hãm (tham khảo Hình 2.26).

Hình 2.26 Đặc tính của rơle bảo vệ so lệch cho máy biến áp (ABB) và đường dây (Alstom)

3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN


Quá trình thực hiện đồ án cần trải qua các bước như sau (Hình 3.1):

25
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

1 Nhận đề tài

2 Tính toán ngắn mạch

Chế độ max Chế độ min

Tìm dòng điện Tìm dòng điện


qua BI qua BI

3 Phân tích, lựa chọn phương thức bảo vệ

4 Lựa chọn các loại rơle & Giới thiệu tính năng

5 Tính toán các giá trị chỉnh định

6 Kiểm tra sự hoạt động của rơle

7 Kết thúc

Hình 3.1 Các bước thực hiện đồ án tốt nghiệp


Bước 1: Nhận đề tài thiết kế tốt nghiệp
Bước 2: Tính toán ngắn mạch
Tính toán ngắn mạch là một bước rất quan trọng trong quá trình thiết kế hệ thống rơle bảo
vệ. Các kết quả tính toán ngắn mạch được sử dụng để:
- Chỉnh định các chức năng như bảo vệ quá dòng cắt nhanh (ký hiệu I>> hoặc 50); bảo
vệ quá dòng thứ tự không cắt nhanh (ký hiệu I0>> hoặc 50N)…
- Kiểm tra độ nhạy của các bảo vệ quá dòng có thời gian (ký hiệu I> hoặc 51); các bảo
vệ quá dòng thứ tự không có thời gian (ký hiệu I0> hoặc 51N)…
- Kiểm tra độ nhạy của bảo vệ so lệch dòng điện (ký hiệu ∆I hoặc 87) với các sự cố
trong vùng (sử dụng dòng điện sự cố nhỏ nhất trong vùng) và kiểm tra độ an toàn hãm với
các sự cố ngoài vùng (sử dụng dòng điện sự cố lớn nhất ngoài vùng).
Dòng điện ngắn mạch có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Công suất ngắn mạch tính tới điểm sự cố (SN)
- Vị trí ngắn mạch
- Dạng sự cố (ba pha N(3); hai pha N(2); một pha N(1); hai pha chạm đất N(1,1); sự cố
phức hợp)

26
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Do đó nếu tính toán tất cả các dòng ngắn mạch tại tất cả các vị trí khác nhau của đối tượng
cần bảo vệ thì khối lượng tính tính sẽ rất lớn. Trong quá trình thiết kế hệ thống rơle bảo vệ
thường chỉ quan tâm tới hai dạng dòng sự cố: dòng sự cố lớn nhất và dòng sự cố nhỏ nhất có
thể xảy ra. Do đó quá trình tính toán ngắn mạch được chia ra thành hai phần:
- Tính toán tìm dòng ngắn mạch lớn nhất (gọi tắt là chế độ max)
- Tính toán tìm dòng ngắn mạch nhỏ nhất (gọi tắt là chế độ min)
Lưu ý: cần tìm dòng điện ngắn mạch (lớn nhất & nhỏ nhất) chạy qua các máy biến dòng điện
(BI) chứ không phải dòng điện tại vị trí sự cố vì các BI mới là thiết bị cung cấp tín hiệu trực
tiếp tới các rơle.
Trong quá trình tính toán có thể gặp một số tình huống dòng điện tại điểm ngắn mạch là
lớn nhất, tuy nhiên dòng điện BI đo được lại nhỏ hơn so với các trường hợp khác, điều
này tùy thuộc vào sơ đồ nối điện của đối tượng cần bảo vệ và cấu hình hệ thống.
Kết quả của Bước 2 là các bảng tổng hợp dòng điện ngắn mạch lớn nhất và nhỏ nhất có thể
chạy qua các BI. Chi tiết sẽ được giới thiệu trong các phần sau.
Bước 3: Phân tích lựa chọn sơ đồ phương thức bảo vệ cho đối tượng
Với một đối tượng bảo vệ có thể có nhiều phương thức bảo vệ khác nhau, tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như mức độ quan trọng của đối tượng trong hệ thống, cấp điện áp các phía,
công suất, yêu cầu về độ tin cậy và chi phí cho hệ thống bảo vệ…
Tuy nhiên, hầu hết các sơ đồ phương thức bảo vệ cho các đối tượng trong hệ thống điện đã
được chuẩn hóa; ngành điện cũng đã đưa ra các sơ đồ phương thức bảo vệ. Do đó quá trình
lựa chọn sơ đồ phương thức bảo vệ cần tham khảo các hướng dẫn này.
Ngoài việc chọn được sơ đồ phương thức bảo vệ, cần hiểu rõ nguyên lý hoạt động của từng
chức năng bảo vệ đã được lựa chọn (tham khảo bài giảng môn Bảo vệ rơle hoặc các sách
tương ứng).
Bước 4: Lựa chọn các loại rơle và giới thiệu tính năng
Sau khi đã lựa chọn được các chức năng bảo vệ cần trang bị cho đối tượng, cần lựa chọn loại
rơle có các tính năng này và có đặc tính kỹ thuật phù hợp với đối tượng cần bảo vệ.
Các hãng thường chế tạo các rơle cho riêng từng đối tượng, ví dụ với hãng Siemens thì các
rơle dòng 7UTxxx được chế tạo để bảo vệ cho máy biến áp lực và do đó có đủ các chức năng
bảo vệ cần thiết.
Cần tìm hiểu rõ các dải chỉnh định, đặc tính kỹ thuật khác của rơle và các khuyến cáo chỉnh
định của hãng (tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng rơle).
Bước 5: Tính toán các giá trị chỉnh định

27
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Sau khi đã chọn được sơ đồ phương thức bảo vệ (Bước 3) và chọn được loại rơle có các
chức năng đáp ứng sơ đồ phương thức (Bước 4), bước tiếp theo sẽ là tính toán các giá trị
chỉnh định để cài đặt vào trong rơle.
Việc tính toán giá trị chỉnh định cần sử dụng các kết quả tính toán ngắn mạch và các thông
số kỹ thuật của đối tượng cần bảo vệ (như công suất định mức, cấp điện áp…)
Trong phần này cũng cần thực hiện việc lựa chọn các biến dòng điện (BI) và các biến điện
áp (BU) vì các thiết bị này cũng là một phần quan trọng trong hệ thống rơle bảo vệ.
Bước 6: Kiểm tra sự hoạt động của các rơle bảo vệ
Sau khi đã tính toán các giá trị chỉnh định cho các chức năng bảo vệ cần kiểm tra sự làm việc
của các chức năng này theo các yêu cầu sau:
- Kiểm tra độ nhạy đối với các loại bảo vệ quá dòng (lưu ý không cần kiểm tra độ nhạy
với bảo vệ quá dòng cắt nhanh vì bảo vệ này không bảo vệ được toàn bộ đối tượng): sử dụng
dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất để kiểm tra độ nhạy của bảo vệ. Với dòng điện ngắn mạch
nhỏ nhất mà bảo vệ có đủ độ nhạy thì hoàn toàn đủ độ nhạy với các dòng sự cố khác.
- Kiểm tra độ nhạy của bảo vệ so lệch với các sự cố trong vùng
- Kiểm tra độ an toàn hãm của bảo vệ với các sự cố ngoài vùng: sử dụng dòng điện
ngắn mạch ngoài vùng lớn nhất. Với dòng điện ngắn mạch ngoài lớn nhất mà bảo vệ so lệch
vẫn đảm bảo hãm an toàn thì sẽ đảm bảo hãm tốt với các trường hợp sự cố ngoài vùng khác.
Bước 7: Kết thúc – Chuẩn bị để bảo vệ đồ án
- In bản đồ án tốt nghiệp (ĐATN) và lấy chữ ký của giáo viên hướng dẫn. Lưu ý đồ án
in bìa mềm, không đóng bìa cứng. Mẫu bìa đồ án và cách thức đóng quyển tham khảo ở
phần Phụ lục.
- Chuẩn bị các bản vẽ theo yêu cầu – Giáo viên hướng dẫn cần ký bản vẽ trước khi bảo
vệ. Khâu này có thể chuẩn bị sau khi đã nộp đồ án hoặc trước đó tùy tiến độ. Các bản vẽ sẽ
in theo khổ A0 (khi in nháp để duyệt có thể in khổ A4).
- Chuẩn bị phần diễn thuyết: mỗi sinh viên sẽ có tối đa 10 phút để trình bày đồ án trước
Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp. Cần tập trình bày nhiều lần trước đó, thời lượng khoảng
5÷7 phút, khi trình bày thực tế sẽ tăng lên thành khoảng 10 phút do các yếu tố tâm lý.
Hội đồng gồm 5 thầy, cô và không bao gồm giáo viên hướng dẫn. Sinh viên sẽ trình bày nội
dung đồ án đã làm; sau đó thư ký Hội đồng sẽ đọc bản nhận xét phản biện; các thầy, cô trong
Hội đồng sẽ hỏi trong khoảng 15÷20 phút tùy trường hợp.
Điểm ĐATN tốt nghiệp gồm 3 thành phần:
- Điểm của giáo viên hướng dẫn
- Điểm của giáo viên phản biện đồ án

28
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Điểm của Hội đồng chấm ĐATN: là điểm trung bình của các thành viên Hội đồng.
Nếu có một điểm của thành viên Hội đồng nhỏ hơn hoặc bằng 4 thì phần bảo vệ tốt
nghiệp không đạt và sinh viên sẽ phải làm lại ĐATN và bảo vệ lại trong đợt sau.

4. QUI ĐỔI THÔNG SỐ VÀ LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TÍNH NGẮN MẠCH


4.1. Giới thiệu chung
Như đã giới thiệu ở phần 3, mục đích tính toán ngắn mạch là để xác định được dòng điện
sự cố lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min) có thể chạy qua BI để phục vụ cho:
- Tính toán chỉnh định rơle và kiểm tra độ an toàn hãm cho các bảo vệ so lệch:
Giá trị chỉnh định cho các bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (I>> hoặc I0>>) cần tính toán theo
giá trị dòng điện ngắn mạch ngoài vùng lớn nhất. Do vậy chỉ sau khi tính được dòng điện
ngắn mạch lớn nhất qua BI thì mới chỉnh định được các bảo vệ này.
Rơle so lệch dòng điện không được phép tác động khi có sự cố ngoài (bảo vệ phải hãm tốt);
do vậy cần kiểm tra xem khi có dòng điện ngắn mạch lớn nhất với sự cố ngoài thì rơle có
hãm đúng như yêu cầu hay không. Nếu rơle đã hãm được với dòng sự cố ngoài lớn nhất thì
cũng sẽ hãm được trong các trường hợp tương tự với dòng sự cố nhỏ hơn.
- Kiểm tra độ nhạy của các bảo vệ: nếu các bảo vệ có đủ độ nhạy để phát hiện sự cố đối
với dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất thì sẽ đủ độ nhạy với các sự cố còn lại; do vậy chỉ cần
kiểm tra độ nhạy với dòng ngắn mạch min.
4.2. Lựa chọn đại lượng cơ bản và qui đổi thông số các phần tử
Tính toán ngắn mạch có thể thực hiện ở hệ đơn vị tương đối hoặc hệ đơn vị có tên, tuy
nhiên nếu thực hiện ở hệ đơn vị có tên thì quá trình tính toán sẽ phức tạp hơn. Do vậy, tính
toán ngắn mạch thường được thực hiện trong hệ đơn vị tương đối sau đó kết quả sẽ được qui
đổi về hệ đơn vị có tên (Ampe) khi cần thiết.
4.2.1. Lựa chọn các đại lượng cơ bản
Bước đầu tiên trong tính toán ngắn mạch là lựa chọn các đại lượng cơ bản để qui đổi thông
số các phần tử sang hệ đơn vị tương đối. Các đại lượng cơ bản có thể lựa chọn tùy ý, tuy
nhiên để thuận lợi cho quá trình chỉnh định rơle sau này thì nên chọn công suất cơ bản (Scb)
bằng công suất định mức của máy biến áp và điện áp cơ bản (Ucb) là điện áp trung bình các
cấp (Utb các cấp). Dòng điện cơ bản sẽ được tính toán ra từ công suất và điện áp cơ bản.
- Chọn Scb= Sđm MBA (MVA)
- Chọn Ucb= Utb các cấp (kV)
(Utb110kV= 115kV; Utb35kV= 36,5kV; Utb22kV= 23kV; Utb10kV= 10,5kV; Utb6kV= 6,3kV)
Từ đó tính ra dòng điện cơ bản Icb tại các cấp điện áp đang quan tâm.

29
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Ví dụ dòng điện Icb tại cấp điện áp 110kV và 23kV được tính theo:
S cb (MVA)
- I cb110  *1000  .... ….(đơn vị là Ampe)
3U tb110kV (kV )
S cb (MVA)
- I cb 22  *1000  ........ (đơn vị là Ampe)
3U tb22kV (kV )
Tương tự với các cấp điện áp khác nếu cần.
4.2.2. Qui đổi thông số các phần tử
Lưu ý: cần tham khảo giáo trình về ngắn mạch để có các công thức và dẫn giải chi tiết.
Một số chú ý chính khi tính toán ngắn mạch:
- Trong tính toán ngắn mạch gần đúng có thể cho phép bỏ qua thành phần điện trở của
đường dây và các thiết bị khác.
- Chỉ cần tính làm tròn đến tối đa ba số thập phân sau dấu phảy (ví dụ: 2,05; 3,09....);
Không nên lấy quá nhiều số sau dấu phảy (ví dụ như 3.056s; 2,0511....).
- Một số giả thiết khác: tham khảo giáo trình
 Qui đổi thông số của hệ thống trong các chế độ min/max
Hệ thống sẽ được thay thế bởi một điện kháng và sức điện động:
E=1 X1HT X1HT
E=1
hoặc
- EH = 1 trong mọi chế độ min và max
- Điện kháng thứ tự thuận và thứ tự nghịch của hệ thống coi là bằng nhau
S cb
X1H = X2H =
SN
- Điện kháng thứ tự không của hệ thống được tính theo số liệu trong đề tài đã cho:
Ví dụ nếu điện kháng TTK được cho theo tỷ lệ với điện kháng TTT thì tính theo:
X0H ={Hệ số tỷ lệ đã cho}* X1H
Một số trường hợp cho biết dòng ngắn mạch 3 pha (IN(3)) và 1 pha (IN (1)) của hệ thống, khi
đó cần tính các thành phần điện kháng như sau:
+ Qui đổi các dòng điện ngắn mạch 3 pha và 1 pha này về hệ đơn vị tương đối
*
E 1 1
+ Từ công thức I(3)   suy ra X 1HT  X 2HT  (3)
N
X1HT X1HT IN
+ Từ công thức:
*
E 1 1
I(1) = = suy ra X1HT + X 2HT + X0HT = (1)
N
X1HT +X 2HT +X0HT X1HT +X 2HT +X0HT IN

30
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Các giá trị {X1HT, X2HT, IN (1)} đã biết, từ đó tính ra được X0HT.

Dựa vào các công thức trên đây, tính ra điện kháng của hệ thống (TTT, TTN & TTK) trong
chế độ SN max và chế độ SN min. Để thống nhất có thể dùng ký hiệu như:
{X1HTmax; X2HTmax; X0HTmax} & {X1HTmin; X2HTmin; X0HTmin}
Các giá trị điện kháng hệ thống ở trên sẽ được sử dụng để tính toán tìm dòng ngắn mạch lớn
nhất (sử dụng {X1HTmax; X2HTmax; X0HTmax}) và nhỏ nhất (sử dụng {X1HTmin; X2HTmin;
X0HTmin}).
Ví dụ: Hệ thống có thông số: SNmax= 1500 MVA; SNmin= 0.75 x SNmax; X0H = 0.8 x X1H
S cb 100
Chế độ max: X1HTmax = X2HTmax = = = 0,07
S N max 1500
X0Hmax = 0,8 x X1Hmax= 0,8x0,07 = 0,06
S cb 100
Chế độ min: X1Hmin = X2Hmin = = = 0,09
S N min 0,75 x1500
X0Hmin = 0,8 x X1Hmin= 0,8x0,09 = 0,07
 Qui đổi thông số của máy biến áp
Máy biến áp có thể được thay thế đơn giản bằng điện kháng khi tính toán ngắn mạch:
- Máy biến áp hai cuộn dây:
UN%
XBA

- Máy biến áp ba cuộn dây:


UNC-T

Ucao Utrung Xcao Xtrung

Xhạ
UNC-H UNT-H

Uhạ

Điện kháng của MBA trong hệ đơn vị tương đối tính theo:
UN % S
XB  * cb
100 S dmMBA
Trong đó UN% là điện áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp đã cho.
- Với máy biến áp hai cuộn dây: giá trị UN% sử dụng trong công thức trên là giá
trị đã cho

31
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Với MBA ba cuộn dây: thường cho giá trị điện áp ngắn mạch phần trăm giữa
các cuộn dây {UNC-T; UNC-H; UNT-H; }; cần tính giá trị điện áp ngắn mạch phần trăm cho
từng cuộn dây rồi áp dụng công thức trên:
1 𝐶−𝑇 𝑆𝑐𝑏
𝑋𝑐𝑎𝑜 = (𝑈𝑁 % + 𝑈𝑁𝐶−𝐻 % − 𝑈𝑁𝑇−𝐻 ).
2 𝑆đ𝑚 𝑀𝐵𝐴
1 T−H C−T C−H
Scb
X 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 = (UN % + UN % − UN ).
2 SđmMBA
1 𝐶−𝐻 𝑆𝑐𝑏
𝑋ℎ𝑎 = (𝑈𝑁 % + 𝑈𝑁𝑇−𝐻 % − 𝑈𝑁𝐶−𝑇 ).
2 𝑆đ𝑚 𝑀𝐵𝐴
Ví dụ: giả sử đã chọn Scb = 30MVA; máy biến áp có thông số Sđm = 30MVA và
UN%=8%.
Điện kháng của MBA trong hệ đơn vị tương đối có giá trị:
U k % S cb 8 30
XB  *  *  0,08
100 S dm 100 30
 Qui đổi thông số của đường dây
Đường dây là phần tử đứng yên không có phần tử quay nên điện kháng thứ tự thuận và thứ
tự nghịch của đường dây bằng nhau.
Điện kháng của đường dây trong hệ đơn vị có tên () tính theo:
XD = XD (của 1km) x chiều dài đường dây (km) []
S cb
Qui đổi về hệ đơn vị tương đối: XD = XD[]*
U cb2
Điện áp Ucb là cấp điện áp vận hành của đường dây.
Tính tương tự cho điện kháng thứ tự không X0D
Ví dụ: đường dây có thông số: L = 10 km loại dây có x1 = 0.39 /km và x0 =2,75*x1
Điện kháng thứ tự thuận của đường dây: X1D = 10km x 0.39 /km = 3,9 []
Qui đổi về hệ đơn vị tương đối:
Vì cấp điện áp của đường dây là 23kV nên Ucb = Utb22kV = 23kV
S cb 100
X1D = X1D[]* 2
= 3,9x 2 = 0,74 = X2D (điện kháng thứ tự nghịch)
U cb 23
X0D = 2,75* X1D = 2,75*0,74 =2,035
4.3. Phân tích các chế độ tính toán ngắn mạch
Dòng điện ngắn mạch có giá trị lớn hoặc nhỏ tùy theo dạng ngắn mạch, vị trí điểm ngắn
mạch, cấu hình của đối tượng đang cần tính toán ngắn mạch, công suất ngắn mạch của
nguồn (thể hiện mức độ “khỏe”, “yếu” của nguồn) và một số yếu tố khác có liên quan.

32
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Để tìm được tất cả các dòng điện ngắn mạch xảy ra thì cần tính toán ngắn mạch nhiều lần,
mất nhiều thời gian; tuy vậy để tính toán cho hệ thống rơle bảo vệ chỉ cần xem xét tới dòng
ngắn lớn nhất và nhỏ nhất có thể chạy qua bảo vệ. Lưu ý là các rơle bảo vệ lấy tín hiệu dòng
điện từ các BI, do vậy dòng điện lớn nhất hoặc nhỏ nhất cần tính là dòng điện lớn nhất hoặc
nhỏ nhất có thể chạy qua BI. Từ lập luận đó, tính toán ngắn mạch được thực hiện với hai chế
độ:
+ Chế độ max: là chế độ mà cấu hình hệ thống có thể cung cấp dòng ngắn mạch lớn
nhất chạy qua BI:
Chế độ max thường xảy ra khi cấu hình của hệ thống thoả mãn:
- Công suất ngắn mạch của hệ thống là lớn nhất (ứng với SNmax)
- Trạm vận hành 2 máy biến áp song song nếu đề bài cho trạm có 2 MBA (trong trường
hợp trạm có 1 MBA thì chỉ cần xét trường hợp 1 MBA này đang vận hành).
- Dạng ngắn mạch: chỉ cần xét các dạng ngắn mạch sau
- Ngắn mạch 3 pha N(3)
- Ngắn mạch 1 pha N(1)
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất N(1,1)
Chú ý:
- Ở chế độ max không cần tính với dạng ngắn mạch 2 pha N(2) vì dòng ngắn
mạch 2 pha nhỏ hơn dòng ngắn mạch 3 pha.
- Hai dạng ngắn mạch N(1); N(1,1): chỉ tính khi điểm ngắn mạch thuộc về phía
lưới điện có trung tính nối đất (phía cuộn dây MBA đấu theo sơ đồ Y0).
- Nếu điểm ngắn mạch thuộc về phía lưới điện có trung tính cách điện chỉ cần
tính toán đối với dạng ngắn mạch 3 pha N(3) là đủ để tìm ra dòng ngắn mạch lớn nhất
có thể chạy qua bảo vệ.
+ Chế độ min: là chế độ mà cấu hình hệ thống có thể cung cấp dòng ngắn mạch nhỏ
nhất chạy qua BI:
Chế độ min thường xảy ra khi cấu hình của hệ thống thoả mãn:
- Công suất ngắn mạch của hệ thống là nhỏ nhất ứng với SNmin
- Trạm vận hành chỉ với một máy biến áp.
- Dạng ngắn mạch cần tính: chỉ cần xét với các dạng ngắn mạch sau
- Ngắn mạch 2 pha N(2)
- Ngắn mạch 1 pha N(1)
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất N(1,1)
Chú ý:

33
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

 Không xét dạng ngắn mạch 3 pha N(3) vì dòng ngắn mạch 3 pha lớn hơn dòng
ngắn mạch 2 pha.
 Hai dạng ngắn mạch N(1) & N(1,1): chỉ tính khi điểm ngắn mạch thuộc về phía lưới
điện có trung tính nối đất (phía cuộn dây MBA đấu theo sơ đồ Y0).
 Nếu điểm ngắn mạch thuộc về phía lưới điện có trung tính cách điện chỉ cần tính
toán đối với dạng ngắn mạch 2 pha N(2) là đủ để tìm ra dòng ngắn mạch nhỏ nhất
có thể chạy qua bảo vệ.

5. CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH


Các bước tính toán ngắn mạch tại một điểm sự cố được thể hiện trên lược đồ Hình 5.1:
Tính thông số của các phần tử (hệ đơn vị tương đối)

Xác định chế độ cần tính


(chế độ max hay min)

Xác định điểm ngắn mạch cần tính

Lập sơ đồ thay thế {TTT; TTN; TTK} tại điểm ngắn mạch

Thu gọn sơ đồ về điểm ngắn mạch


Tính các điện kháng tổng đến điểm ngắn mạch {X1∑; X2∑; X0∑}

Tính các thành phần dòng ngắn mạch tổng tại điểm ngắn mạch
theo dạng ngắn mạch cần tính {I1∑; I2∑; I0∑}

Tính các thành phần dòng ngắn mạch chạy qua từng BI
Tính dòng điện ngắn mạch tổng qua BI

Hình 5.1 Các bước tính toán ngắn mạch tại một điểm sự cố
1. Tính thông số của các phần tử trong hệ đơn vị tương đối (đã trình bày ở mục 4.2.2)
2. Xác định chế độ ngắn mạch cần tính là chế độ max hay chế độ min (mục 4.3): lưu ý
sử dụng các thông số về điện kháng của hệ thống và cấu hình của trạm biến áp tương ứng
với các chế độ này.
3. Xác định vị trí điểm ngắn mạch cần tính
Sự cố ngắn mạch có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào, tuy nhiên cần quan tâm tới các điểm
ngắn mạch trước và sau BI.

34
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch


N1 N1'
Hệ thống
Hệ thống
Rơle
Rơle
Trường hợp 1: Sự cố sau BI Trường hợp 2: Sự cố trước BI
Hình 5.2 Vị trí điểm ngắn mạch cần tính toán
Mặt dù độ lớn dòng ngắn mạch tại vị trí sự cố trước và sau BI là gần như không đổi, tuy
nhiên có thể thấy:
- Trường hợp 1: sự cố xảy ra sau BI thì có dòng ngắn mạch chạy qua BI và rơle bảo vệ sẽ
nhận được tín hiệu dòng sự cố và sẽ hoạt động
- Trường hợp 2: nếu sự cố xảy ra trước BI thì không có dòng ngắn mạch chạy qua BI và
rơle không nhận được tín hiệu do đó sẽ không hoạt động.
Vị trí BI trong các sơ đồ bảo vệ so lệch còn quyết định phạm vi bảo vệ hay còn gọi là vùng
bảo vệ (Hình 5.3). Sự cố trước và sau BI (hay ngoài vùng và trong vùng bảo vệ) sẽ quyết
định bảo vệ được phép tác động hay cần phải hãm.
Vùng bảo vệ của bảo
vệ so lệch
N1

Hệ thống
N1'
Rơle bảo vệ
so lệch

Hình 5.3 Vị trí sự cố và vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch


Đó là lý do khi tính toán ngắn mạch cần quan tâm tới các điểm sự cố trước và sau BI.
Ví dụ về vị trí các điểm ngắn mạch cần tính đối với MBA có ba cuộn dây:
N1 N2'
Hệ thống
N1' N2

N3

N3'

Hình 5.4 Vị trí các điểm ngắn mạch cần tính với MBA ba cuộn dây
Tổng cộng có 6 điểm ngắn mạch cần tính: 3 điểm trong vùng {N1; N2; N3} và 3 điểm ngoài
vùng {N1’; N2’; N3’}.

35
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

4. Thành lập sơ đồ thay thế thứ tự thuận (TTT); thứ tự nghịch (TTN) và thứ tự không
(TTK) tương ứng với vị trí điểm ngắn mạch đang xét
+ Thành lập các sơ đồ thay thế TTT & TTN bằng cách xuất phát từ nguồn và đi
về phía điểm ngắn mạch.
Các ví dụ:
Ucao N2' Utrung E=1 X1HT Xcao Xtrung N2'
BI1 BI2 BI1 BI2
Hệ thống

BI3

Uhạ

N1 Utrung
Ucao E=1 X1HT N1
BI1 BI2 BI1
Hệ thống

BI3

Uhạ

Ucao Utrung E=1 X1HT Xcao


BI1 BI2 BI1
Hệ thống

Xhạ

BI3 BI3
N3' N3'
Uhạ

Hình 5.5 Sơ đồ thay thế TTT với các điểm sự cố khác nhau
Sơ đồ thay thế TTN tương tự như sơ đồ thay thế TTT trong hầu hết các trường hợp,
trừ khi có các máy điện quay như máy phát điện, động cơ…trong sơ đồ tính toán ngắn
mạch. Tuy nhiên trong sơ đồ TTN thì suất điện động TTN của hệ thống bằng 0.
Ucao N2' Utrung X2HT Xcao Xtrung
BI1 BI2 BI1 BI2
Hệ thống

N2'

BI3

Uhạ

N1 Utrung
Ucao X2HT
BI1 BI2 BI1
Hệ thống

N1

BI3

Uhạ

36
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Ucao Utrung X2HT Xcao


BI1 BI2 BI1
Hệ thống

Xhạ

BI3 BI3
N3' N3'
Uhạ

Hình 5.6 Sơ đồ thay thế TTN

+ Thành lập sơ đồ thay thế TTK: theo nguyên tắc xuất phát từ điểm ngắn mạch
và đi về các hướng của sơ đồ với các lưu ý:
- Dòng TTK đi được qua cuộn dây MBA đấu Y0, do vậy điện kháng cuộn
Y0 có trong sơ đồ
- Dòng TTK không đi qua cuộn dây MBA đấu Y, do vậy sơ đồ sẽ hở
mạch tại điện kháng cuộn dây đấu Y.
- Dòng TTK đi quẩn trong cuộn dây MBA đấu tam giác (∆) và không đi
ra ngoài, do vậy khi gặp cuộn tam giác thì sơ đồ được nối qua điện kháng
cuộn tam giác xuống trung tính của sơ đồ. Khi BI đặt phía đầu cực cuộn
dây đấu tam giác của MBA thì sẽ không có dòng TTK qua BI này, nói cách
khác là sơ đồ sẽ hở mạch tại vị trí BI của cuộn tam giác.
- Mọi phụ tải trong sơ đồ TTK đều bỏ qua vì trung điểm của các thiết bị
dùng điện thường không nối đất.
Các ví dụ minh họa:
Ucao N2' Utrung X0HT Xcao (Y0) Xtrung (Y0)
BI1 BI2 BI1 BI2 hở mạch
Hệ thống
Phụ tải
Xhạ (∆) N2'

BI3

Uhạ
BI3

N1 Utrung
Ucao X0HT Xcao (Y0) Xtrung (Y0) hở mạch
BI1 BI2 BI1 BI2
Hệ thống
Phụ tải
N1 Xhạ (∆)

BI3

Uhạ BI3

Hình 5.7 Sơ đồ thay thế TTK tại một số điểm sự cố

5. Biến đổi, thu gọn các sơ đồ thay thế TTN, TTN & TTK về điểm ngắn mạch (dùng các
phép biến đổi sơ đồ Y  ;  Y), tìm giá trị các điện kháng tổng trong các sơ đồ:

37
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

E=1 X1∑ X2∑ X0∑


N N N

I1∑ TTN I2∑ TTK I0∑


TTT
Hình 5.8 Sơ đồ thay thế tổng tại điểm ngắn mạch

6. Lựa chọn các dạng ngắn mạch cần tính và tính toán các dòng ngắn mạch tổng tại
điểm ngắn mạch {I1∑; I2∑; I0∑} tương ứng.
Dòng ngắn mạch TTT tổng tại điểm ngắn mạch được tính theo công thức (tham khảo
sách ngắn mạch):
E
𝐼1Σ = (𝑛)
(𝑋1Σ + 𝑋Δ )
(𝑛)
Trong đó 𝑋Δ là điện kháng phụ của loại ngắn mạch n như bảng sau:
(𝑛)
Dạng ngắn mạch N(n) n 𝑋Δ m(n)
N(1) 1 X2 + X0 3
N(2) 2 X2 3
(X 2 Σ .X 0 Σ )
N(1,1) 1,1 X2 // X0 3 . 1-
(X 2 Σ  X 0 Σ ) 2

N(3) 3 0 1

+ Ngắn mạch 3 pha:


Dòng ngắn mạch 3 pha được tính theo:
E
𝐼 (3) =
𝑋1Σ
+ Ngắn mạch 2 pha:
E
𝐼1Σ = (𝑋 ; 𝐼2Σ = −𝐼1Σ; 𝐼0Σ = 0
1Σ +𝑋2Σ )

𝐼(2) = √3. 𝐼1Σ

+ Ngắn mạch 1 pha:


E
𝐼1Σ = (𝑋 ; 𝐼2Σ = 𝐼0Σ = 𝐼1Σ ;
1Σ +𝑋2Σ +𝑋0Σ )

𝐼(1) = 𝐼1Σ + 𝐼2Σ + 𝐼0Σ = 3. 𝐼1Σ


+ Ngắn mạch 2 pha chạm đất:
E
𝐼1Σ =
𝑋2Σ . 𝑋0Σ
(𝑋1Σ + )
(𝑋2Σ + 𝑋0Σ )
38
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

𝑋0Σ
𝐼2Σ = −𝐼1Σ ∗
(𝑋2Σ + 𝑋0Σ )
𝑋2Σ
𝐼0Σ = −𝐼1Σ ∗
(𝑋2Σ +𝑋0Σ )

Kiểm tra lại cho thấy với ngắn mạch hai pha chạm đất thì dòng ngắn mạch tính được:
𝐼(1,1) = 𝐼1Σ + 𝐼2Σ + 𝐼0Σ = 0
Dòng ngắn mạch tính được bằng 0 có thể gây nghi ngờ là giá trị tính được không đúng; tuy
nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường vì các phương trình tính toán ngắn mạch được qui
ước viết cho pha A là pha đặc biệt. Với sự cố hai pha chạm đất thì pha đặc biệt (pha A) là
pha không bị sự cố, do đó có dòng điện ngắn mạch tính được có giá trị bằng 0 là đúng.
Các giá trị trên đây được qui ước viết cho pha A, do vậy trong các ký hiệu đã loại bỏ chỉ số
“a” để đơn giản cách viết, một cách chính xác thì cần viết là:
E
𝐼𝑎1 = 𝐼1Σ =
𝑋2Σ . 𝑋0Σ
(𝑋1Σ + )
(𝑋2Σ + 𝑋0Σ )
𝑋0Σ
𝐼𝑎2 = 𝐼2Σ = −𝐼1Σ ∗
(𝑋2Σ + 𝑋0Σ )
𝑋2Σ
𝐼𝑎0 = 𝐼0Σ = −𝐼1Σ ∗
(𝑋2Σ +𝑋0Σ )

Mục đích tính toán ngắn mạch là tìm dòng điện sự cố, do phương trình tính viết với pha A là
pha không sự cố; vì vậy cần tìm dòng của pha B & C là các pha bị sự cố.
Theo phương pháp thành phần đối xứng (ví dụ với trường hợp bất kỳ như Hình 5.9):
IC
Ic2 Ic1 Ib2
Ic0 Ic1
IA Ia0 Ib0 Ic0
1200 Ia1 0 1200
Ia0 120
Ib0 IB
Ia1 Ia2
= 1200
120 0 + 1200
Ia2 +
Ic2
Ib2 Ib1
Ib1
Dòng điện ngắn mạch
không đối xứng = TTT + TTN + TTK

Hình 5.9 Minh họa của phương pháp thành phần đối xứng
- Với thành phần TTT: dòng điện Ib1 lệch pha 1200 theo chiều thuận so với Ia1. Để tìm
dòng Ib1 thì chỉ cần lấy Ia1 và nhân với toán tử quay a để tạo góc lệch 1200 theo công
thức:
Ib1 = Ia1 ∗ 𝑎
- Tương tự, với thành phần TTN: dòng điện Ib2 lệch pha 1200 so với Ia2 theo chiều
ngược vì đây là thành phần TTN ; tương đương với việc Ib2 lệch 2400 so với Ia2 nếu

39
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

tính theo chiều thuận. Do vậy để tìm dòng Ib2 thì chỉ cần lấy Ia2 nhân với bình phương
của toán tử quay a để tạo góc lệch 2400 theo công thức:
Ib2 = Ia2 ∗ 𝑎2
- Thành phần TTK: thành phần thứ tự không Ib0 trùng pha với thành phần TTK Ia0
Ib0 = Ia0
Độ lớn dòng điện ngắn mạch pha B được tính theo :
|IB | = |Ib1 + Ib2 + Ib0 | = |Ia1 ∗ a + Ia1 ∗ a2 + Ia0 |
Với ngắn mạch hai pha chạm đất thì độ lớn dòng ngắn mạch pha B bằng với độ lớn dòng
ngắn mạch pha C; do vậy có thể tính dòng ngắn mạch theo pha B hoặc pha C đều được
|IB | = |IC | = |Ia1 ∗ a + Ia1 ∗ a2 + Ia0 | = |Ia1 ∗ a2 + Ia1 ∗ a + Ia0 |
Lưu ý: cần loại trừ thành phần dòng điện TTK trong dòng ngắn mạch khi kiểm tra sự làm
việc của bảo vệ so lệch máy biến áp.
 VÍ DỤ TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
Tính toán tìm dòng điện ngắn mạch LỚN NHẤT có thể chạy qua các BI trong trường hợp
ngắn mạch trong vùng tại N1 như sau (Hình 5.10):
BI01 BI02 Utrung=23kV
Ucao=115kV
N1
BI1 BI2
Hệ thống

Uđm=115kV

BI3

Uhạ=10,5kV

Hình 5.10 Ví dụ tính toán ngắn mạch với MBA


Bước 1: Thành lập các sơ đồ thay thế TTT, TTN & TTK và tìm các điện kháng tổng tới
điểm ngắn mạch:
a. Sơ đồ thay thế TTT (giả thiết các giá trị điện kháng như trong sơ đồ)
N1 Utrung
Ucao E=1 X1HT N1
BI1 BI2 BI1
Hệ thống
0.015

BI3

Uhạ

Tìm điện kháng tổng TTT tới điểm ngắn mạch: theo sơ đồ trên thì điện kháng tổng từ nguồn
tới điểm ngắn mạch chỉ gồm có điện kháng TTT của hệ thống, do vậy X1∑=X1HT=0.015

40
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

E=1 X1
N

0.015 I1

Do sơ đồ tính toán ngắn mạch không có các phần tử quay nên do vậy X2∑=X1∑=0.015
b. Sơ đồ thay thế TTK (giả thiết các giá trị điện kháng như trong sơ đồ)
N1 Utrung
Ucao X0HT Xcao (Y0) Xtrung (Y0) hở mạch
BI1 BI2 BI1 BI2
Hệ thống
0.029 0.108 0.0 Phụ tải
N1 Xhạ ( ) 0.063

BI3

Uhạ BI3

Tìm điện kháng tổng TTK tới điểm ngắn mạch: thu gọn sơ đồ
X0HT Xcao (Y0)
BI1
X0
N1
0.029 0.108
N1 Xhạ ( ) 0.063 I0
TTK

(X C  X H ).X 0H (0,108  0,063).0,029


X 0Σ  X 0H //(X C  X H )    0,025
X C  X H  X 0H 0,108  0,063  0,029
Bước 2: Chọn các dạng ngắn mạch cần tính
Vì đang tính toán ví dụ cho chế độ max, tìm dòng ngắn mạch lớn nhất nên tại mỗi điểm ngắn
mạch cần tính ít nhất 3 dạng ngắn mạch N(3); N(1); N(1,1) sau đó tìm ra dòng lớn nhất.
Bước 3: Tính toán dòng ngắn mạch tại điểm ngắn mạch và dòng điện qua các BI
1. Tính toán ngắn mạch 3 pha N(3)
Độ lớn dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm ngắn mạch:
E HT 1
N1 
I(3)   66,667
X1Σ 0,015
Ngắn mạch 3 pha là đối xứng, chỉ có thành phần dòng TTT; do vậy để tìm dòng điện chạy
qua các BI thì chỉ cần xem xét sơ đồ thay thế TTT:
E=1 X1HT N1
BI1
IN=66.667

Trên sơ đồ chỉ có duy nhất BI1 và dòng điện chạy từ nguồn đến điểm ngắn mạch đi hoàn
toàn qua BI1 này, suy ra IBI1=66.667. Các BI khác không xuất hiện trên sơ đồ và như vậy
không có dòng điện chạy qua IBI khác = 0.
2. Tính toán ngắn mạch 1 pha N(1)

41
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Tính điện kháng phụ tại điểm ngắn mạch ứng với dạng ngắn mạch 1 pha theo công thức:

Δ  X 2Σ  X 0Σ  0.015  0.025  0.04


X (1)
- Tìm các thành phần dòng điện thứ tự tổng I1∑, I2∑, I0∑ tại điểm ngắn mạch:
Công thức tính toán với ngắn mạch một pha:
E 1
I1(1)  I(1)
2  I 0 
(1)
  18,182
X1Σ  X Δ
(1)
0, 015  0, 04
X2 X0
E=1 X1 N N
N

I1 =18.182 TTN I2 =18.182 TTK I0 =18.182


TTT

- Tìm các thành phần dòng điện thứ tự qua các BI:
 Sơ đồ thứ tự thuận:

E=1 X1HT N1
BI1
I1 =18.182

Dòng điện TTT & TTN chỉ chạy qua BI1, do đó:
ITTT(BI1)= I1∑ =18.182 và ITTN(BI1)= I2∑ =18.182
Dòng TTT&TTN chạy qua các BI khác bằng 0 do các BI đó không xuất hiện trong sơ đồ.
 Sơ đồ thứ tự không: đã biết I0∑ =18.182
X0HT Xcao (Y0) X0HT Xcao (Y0)
BI1 BI1
N1 N1
0.029 0.108 0.029 0.108
Xhạ ( ) 0.063 Xhạ ( ) 0.063
I0 =18.182 I0 =18.182

I0HT I0CH
(a) (b)

Thành phần dòng điện TTK tổng I0∑ =18.182 chạy trên hai nhánh song song bao gồm nhánh
X0HT & nhánh (Xcao+Xhạ). Dòng điện chạy qua BI1 chính là dòng điện trên nhánh I0HT.
Dòng điện trên nhánh I0HT được tính theo công thức với mạch song song:

I0HT  I0 *
 Xcao  X ha   18.182 
 0.108  0.063  15.524
 Xcao  X ha   X0HT  0.108  0.063  0.029
Vậy ITTK(BI1)=15.524
Có thể tính nhanh được dòng điện TTK qua nhánh {Xcao & Xhạ}:
I0CH  I0  I0HT  18.182  15.524  2.658

42
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Sau khi đã tính được đủ các thành phần thứ tự dòng điện qua BI1, có thể tính được độ lớn
dòng ngắn mạch chạy qua BI1:
IN1BI1(1)=ITTT(BI1)+ ITTN(BI1)+ ITTK(BI1) = 18.182+18.182+15.524=51.888
Cần tính dòng điện ngắn mạch chạy qua BI1 khi loại bỏ thành phần TTK (để sau này dùng
tính toán cho bảo vệ so lệch):
IN1BI1(-0)=ITTT(BI1)+ ITTN(BI1) = 18.182+18.182=36.364
Tiếp theo cần tính dòng điện chạy qua BI đặt tại trung tính máy biến áp. Dòng điện chạy qua
trung tính MBA chỉ là thành phần TTK. BI01 đặt tại trung tính cuộn Y0 của máy biến áp, do
đó thành phần dòng điện chạy qua BI01 là 3 lần dòng điện TTK chạy trong một pha của
cuộn Y0.
IBI01  3.I0(Y0)
(1)
 3.I0(cuon
(1)
cao) =3  2.658=7.974

3. Tính toán ngắn mạch hai pha chạm đất N(1,1)


- Tính điện kháng phụ tại điểm ngắn mạch ứng với dạng ngắn mạch hai pha chạm đất theo
công thức:
X2Σ  X0Σ 0.015  0.025
X(1,1)    0.009
Δ
 X2Σ  X0Σ   0.015  0.025
- Tìm các thành phần dòng điện thứ tự tổng I1∑, I2∑, I0∑ tại điểm ngắn mạch:
Công thức tính toán với ngắn mạch hai pha chạm đất:
E 1
 
I1(1,1)   41.667
X1Σ  X Δ
(1)
0, 015  0, 009

X 0Σ 0.025
2   I1 
I(1,1)  41.667   26.042
(1,1)

X 2Σ  X 0Σ 0, 015  0, 025

X 2Σ 0.015
0   I1 
I(1,1)  41.667   15.625
(1,1)

X 2Σ  X 0Σ 0, 015  0, 025
X2 X0
E=1 X1 N N
N

I1 =41.667 TTN I2 =-26.042 TTK I0 =-15.625


TTT

Tính kiểm tra lại: Ingắn mạch=I1∑+I2∑+ I0∑=41.667+(-26.042)+(-15.625)=0


Dòng điện ngắn mạch N(1,1) tính ra bằng 0 là hoàn toàn bình thường vì đây là các phương
trình tính toán viết cho pha A. Pha A là pha đặc biệt, với trường hợp sự cố hai pha chạm đất
thì pha đặc biệt là pha không sự cố, dòng điện bằng 0.

43
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Tương tự với trường hợp ngắn mạch một pha, cần tìm các thành phần thứ tự dòng điện chạy
qua các BI
- Tìm các thành phần dòng điện thứ tự qua các BI:
 Sơ đồ thứ tự thuận:

E=1 X1HT N1
BI1
I1 =41.667

Dòng điện TTT & TTN chỉ chạy qua BI1, do đó:
ITTT(BI1)= I1∑ =41.667 và ITTN(BI1)= I2∑ =-26.042
Dòng TTT&TTN chạy qua các BI khác bằng 0 do các BI đó không xuất hiện trong sơ đồ.
 Sơ đồ thứ tự không: đã biết I0∑ =-15.625
X0HT Xcao (Y0) X0HT Xcao (Y0)
BI1 BI1
N1 N1
0.029 0.108 0.029 0.108
Xhạ ( ) 0.063 Xhạ ( ) 0.063
I0 =-15.625 I0 =-15.625

I0HT I0CH
(a) (b)

I0HT  I0 *
 Xcao  X ha   15.625 
 0.108  0.063  -14.432
 Xcao  X ha   X0HT  0.108  0.063  0.029
Vậy ITTK(BI1)=-14.432
Dòng điện TTK qua nhánh {Xcao & Xhạ}:
I0CH  I0  I0HT  15.625  (14.432)  2.193
Do các phương trình tính toán ngắn mạch viết cho pha A là pha không sự cố (trong trường
hợp ngắn mạch hai pha chạm đất), do đó cần tìm dòng điện trong pha sự cố là pha B hoặc
pha C theo công thức sau:

I N1BI1(1,1)  a.ITTT(BI1)  a 2 .ITTN(BI1)  ITTK(BI1)

với toán tử quay 1


a=e j120    j
3
; a 2  e j240   1  j 3
2 2 2 2
 1
 
3  1
 
3
I N1BI1(1,1)    j   41,667    j    26,042    14,432   63,148
 2
 2 
  2
 
2 

Cần tính dòng điện ngắn mạch chạy qua BI1 khi loại bỏ thành phần TTK (để sau này dùng
tính toán cho bảo vệ so lệch):

44
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

 1 3   1 3 
I N1BI1(-0) (1,1)    j   41,667    j    26,042   59.156
 2 2   2 2 

Dòng điện chạy qua BI trung tính của cuộn Y0:


I BI01  3. I0(Y0)
(1,1)
 3. I0(cuon
(1,1)
cao) =3  2.193=6.579

Bước 4: Tính toán dòng ngắn mạch tại điểm ngắn mạch ngoài vùng và dòng điện qua các
BI
Hoàn toàn tương tự, có thể tính toán được dòng điện chạy các BI khi có ngắn mạch ngoài
vùng tại điểm N1’ dựa trên số liệu tính toán ở các bước trên.
BI01 BI02 BI01 BI02
N1 N1'
BI1 BI2 BI1 BI2
Hệ thống Hệ thống

BI3 BI3

Điểm khác biệt ở đây là:


- Khi ngắn mạch tại N1’ sẽ không có thành phần dòng điện TTT & TTN chạy qua BI1
- Thành phần dòng điện TTK chạy qua BI1 sẽ là dòng điện chạy qua nhánh (Xcao+Xhạ).
- Thành phần dòng điện chạy qua BI01 ở trung tính trong các sự cố chạm đất vẫn không
đổi vì chỉ phụ thuộc vào thành phần I0 chạy trong cuộn Y0.
Bước 5: Sau khi tính toán xong tại các điểm ngắn mạch khác, lập bảng kết quả tính toán
ngắn mạch để tiện theo dõi.
Điểm Dạng Dòng điện ngắn mạch qua BI
ngắn ngắn
mạch mạch IBI1 ITTKBI1 IBI1(-0) IBI01 IBI2 ITTKBI2 IBI2(-0) IBI02 IBI3
N(3) 66.667 - - - - - - - -
N1 N(1) 51.888 15.524 36.364 7.974 - - - - -
N(1,1) 63.148 14.432 59.156 6.579 - - - - -
N(3) - - - - - - - - -
N1’ N(1) 2.658 2.658 - 7.974 - - - - -
N(1,1) 2.193 2.193 - 6.579 - - - - -
N(3)
N2 N(1)
N(1,1)
N(3)
N2’ N(1)
N(1,1)
N3 N(3)
N3' N(3)

45
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

6. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ RƠLE CHO CÁC MÁY BIẾN ÁP LỰC
6.1. Các dạng hư hỏng và chế độ làm việc bất thường đối với máy biến áp
Để có thể thiết kế phương thức bảo vệ, trước tiên cần xác định các loại sự cố có thể xảy ra
với thiết bị, các tình trạng làm việc bất thường…từ đó sẽ lựa chọn các chức năng bảo vệ phù
hợp. Ngoài ra mức độ phức tạp của phương thức bảo vệ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
như công suất, cấp điện áp, mức độ quan trọng của thiết bị, vai trò của thiết bị trong hệ
thống…

Hình 6.1 Hư hỏng cuộn dây máy biến áp do sự cố


Sự cố của MBA có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào, bao gồm một số loại sự cố phổ biến
trong MBA và các chế độ làm việc bất thường.
6.1.1. Các dạng sự cố thường gặp của máy biến áp
a. Sự cố chạm đất cuộn dây (Earth Faults)
Độ lớn dòng sự cố chạm đất trong cuộn dây MBA phụ thuộc vào các yếu tố như công suất
ngắn mạch của nguồn, chế độ nối đất của cuộn dây, điện kháng của bản thân cuộn dây MBA
và vị trí của điểm sự cố trên cuộn dây (Hình 6.2).
Trong trường hợp cuộn dây đấu Y0 và trung tính nói đất qua tổng trở Znối đất, độ lớn dòng sự
cố chạm đất sẽ phụ thuộc vào Znối đất và tỷ lệ với khoảng cách từ điểm sự cố đến điểm trung
tính của cuộn dây.
Nếu cuộn dây được nối đất trực tiếp thì dòng sự cố phụ thuộc nhiều vào điện kháng của cuộn
dây, điện kháng này lại phụ thuộc vào vị trí sự cố. Điện kháng giảm khi điểm sự cố di
chuyển về gần trung tính cuộn dây, hệ quả là dòng sự cố sẽ có giá trị cao nhất khi sự cố gần
điểm trung tính.

46
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Hình 6.2 Độ lớn dòng sự cố theo vị trí chạm đất và chế độ nối đất cuộn dây
b. Sự cố lõi từ (Core faults)
Sự cố lõi từ do hư hỏng cách điện giữa các lá thép có thể làm dòng điện xoáy tăng cao gây
phát nóng và gây nguy hiểm cho cuộn dây.

Hình 6.3 Sự cố trong lõi cuộn dây của máy biến áp dầu

47
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

c. Sự cố giữa các vòng dây trên cùng một pha (Interturn faults)
Sự cố giữa các vòng dây xảy ra do sự phóng điện trong cuộn dây gây ra bởi sóng sét lan
truyền. Sự cố chạm chập một vài vòng dây sẽ gây ra dòng điện chạy quẩn rất lớn trong các
vòng dây này, tuy nhiên dòng điện đo tại đầu cực của máy biến áp chỉ thay đổi rất ít.

Hình 6.4 Sự cố giữa các vòng dây của cuộn dây máy biến áp
d. Sự cố pha – pha (Phase-to-phase faults)
Sự cố pha-pha rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên dòng sự cố pha-pha thường rất lớn, tương tự
như khi có sự cố chạm đất.
e. Sự cố thùng dầu (Tank faults)
Sự cố thùng dầu thường làm giảm mức dầu dẫn tới giảm mức độ cách điện, giảm hiệu quả
làm mát dẫn tới tăng nhiệt.

Hình 6.5 Sự cố thùng dầu máy biến áp

48
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

6.1.2. Các chế độ làm việc bất thường của máy biến áp
Bên cạnh các dạng sự cố thường gặp xảy ra trong máy biến áp, có thể gặp một số tình huống
vận hành bất thường đối với máy biến áp.
a. Dòng từ hóa xung kích khi đóng không tải máy biến áp (Magnetizing inrush current)
Khi đóng điện MBA giá trị đỉnh của từ thông trong lõi từ phụ thuộc vào từ dư và thời điểm
đóng điện. Giá trị đỉnh của từ thông thường cao hơn so với mức từ thông ở chế độ vận hành
bình thường và giá trị từ thông đỉnh này bị giới hạn bởi khả năng bão hòa của lõi từ.
Dòng điện từ hóa tại thời điểm đóng MBA có thể có giá trị lớn từ 8÷10 lần dòng điện định
mức, giá trị này sẽ lớn nhất nếu đóng điện MBA vào thời điểm điện áp đi qua 0. Khi đóng
MBA không tải chỉ có dòng xung kích lớn đi vào và không có dòng điện ở đầu ra thứ cấp
của MBA, dẫn tới các rơle có thể coi đây như là một trạng thái sự cố trong vùng và có thể tác
động nhầm. Các bảo vệ hiện nay dựa trên đặc tính của sóng hài trong dòng xung kích để hãm
bảo vệ tránh tác động nhầm trong các trường hợp này.
b. Quá nhiệt máy biến áp (Overheating)
Bảo vệ chống quá nhiệt cho MBA dựa trên tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ được đặt trong khu
vực thùng dầu MBA.
Rơle quá dòng điện được sử dụng như bảo vệ dự phòng với thời gian đặt thường dài hơn so
với các bảo vệ quá dòng pha hoặc quá dòng chạm đất.
c. Hư hỏng bộ chuyển đổi đầu phân áp (Tap changer)
Bộ chuyển đổi đầu phân áp thường được đặt trong thùng dầu riêng vì thiết bị này khi hoạt
động có thể phát sinh hồ quang ở các tiếp điểm và dầu cách điện nhanh bị xuống cấp hơn.
Với các máy biến áp có trang bị thùng dầu riêng cho bộ chuyển đổi đầu phân áp thường
trang bị kèm theo rơle dòng dầu để bảo vệ chống các sự cố trong thùng dầu này.
Rơle dòng dầu có cấu tạo tương tự như rơle hơi (rơle Buchholz), tuy nhiên chỉ có một phao
và tác động theo tốc độ dòng dầu chảy qua.
6.2. Phương thức bảo vệ máy biến áp 110kV
Sơ đồ phương thức bảo vệ cho máy biến áp 110kV được giới thiệu sau đây dựa trên khuyến
cáo của ngành điện:
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 87N (theo nguyên lý tổng
trở thấp), 50/51, 50/51N, tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn máy cắt đầu
vào các phía MBA.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 110kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74. Tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ
110kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện áp thanh cái 110kV.

49
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ 50/51,
50/51N, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ cuộn trung áp 1 của
MBA.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ 50/51,
50/51N/51G, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ cuộn trung áp
2 của MBA.
- Chức năng rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu /cuộn dây MBA (26), rơ le áp lực MBA (63), rơ
le hơi cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơle báo mức dầu tăng cao (71) được
trang bị đồng bộ với MBA, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt ba phía thông qua rơ le chỉ huy
cắt hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua bảo vệ chính và dự phòng phía 110kV của
MBA (87T, 67/67N).
Trong phạm vi của đồ án không cần sử dụng các chức năng bảo vệ quá dòng có hướng vì chỉ
có một nguồn cấp cho máy biến áp (Hình 6.6).

I
I0
I
115kV 23kV

Nguồn
I> I>
I>> 26 I 0>
I 0> 63 50BF
I0>> 96
U> 50BF
U<
I>
50BF

10,5kV
BI chân sứ
BI ngăn
máy cắt U 0>

Hình 6.6 Sơ đồ phương thức bảo vệ MBA 110kV một nguồn cấp

7. LỰA CHỌN MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP


Phần này giới thiệu về các thông số cần quan tâm khi lựa chọn BI & BU cho mục đích
bảo vệ rơle.

50
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

7.1. Lựa chọn các biến dòng điện


7.1.1. Vai trò của máy biến dòng điện
Máy biến dòng điện có các nhiệm vụ chính sau:
- Biến đổi tỷ lệ dòng điện sơ cấp có giá trị cao xuống dòng điện thứ cấp có giá trị tiêu
chuẩn (1A hoặc 5A).
- Cách ly giữa mạch sơ cấp điện áp cao và mạch thứ cấp
- Tạo sự phối hợp dòng điện giữa các pha theo yêu cầu (ví dụ: cộng các dòng điện theo sơ
đồ lọc dòng điện thứ tự không)
Máy biến dòng điện được viết tắt là BI (theo TCVN) hoặc còn được biết với tên gọi khác là
TI (tên phiên âm từ tiếng Nga) và CT (tên tiếng Anh của Currrent Transformer).

Hình 7.1 Sơ đồ nguyên lý của máy biến dòng điện


7.1.2. Các thông số cần quan tâm khi chọn biến dòng điện
Biến dòng điện được cho bởi các thông số cơ bản như tỷ số biến, công suất và cấp chính
xác. Cấp chính xác (là một hàm số phụ thuộc vào tải của BI và dòng điện chạy qua biến
dòng) được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của máy biến dòng điện.
- Biến dòng điện dùng cho mục đích bảo vệ rơle phải có điện áp bão hòa đủ lớn để có
thể đo tương đối chính xác dòng điện sự cố. Các biến dòng loại này thường có hệ số giới hạn
độ chính xác ALF khá cao. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo rằng các thiết bị nối tới biến dòng
này (ví dụ các rơle) phải có khả năng chịu dòng điện lớn tương xứng. Hệ số giới hạn dòng
điện theo độ chính xác thường được chế tạo theo các mức 5, 10 và 15.
- Biến dòng dùng cho mục đích đo đếm yêu cầu có độ chính xác cao hơn khi làm việc
với dòng điện lân cận giá trị định mức. Các thiết bị đo đếm thường có khả năng chịu dòng
lớn kém hơn rất nhiều so với rơle, do đó các biến dòng dùng cho mục đích đo, đếm phải có
điện áp bão hòa thấp để nhanh chóng bão hòa khi dòng điện tăng cao do sự cố.
- Hệ số an toàn (Safety Factor - SF) đối với biến dòng dùng cho đo đếm: là tỷ số giữa
dòng điện sơ cấp giới hạn và dòng định mức của BI. Dòng điện sơ cấp giới hạn là dòng điện
lớn nhất cho phép mà tại đó sai số của máy biến dòng không vượt quá mức qui định. Giá trị
thông dụng của SF là 5 hoặc 10.

51
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Một máy biến dòng có thể có nhiều lõi, trong đó một số lõi dùng cho ứng dụng rơle bảo vệ
và một số lõi dùng cho mục đích đo đếm. Tiêu chuẩn IEC60044-1 được sử dụng để đánh giá
các BI.
Ví dụ về thông số của BI

 Dòng điện định mức sơ cấp: 200A


 Dòng điện định mức thứ cấp: 5A
 Tải định mức: 15VA
 Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác ALF= 10; Cấp chính xác 5P. Khi
dòng điện tăng tới ALF lần dòng định mức thì sai số về tỷ số biến tối đa là 5%

Hình 7.2 Ví dụ thông số của máy biến dòng điện


a. Dòng điện định mức sơ cấp
Dòng điện định mức sơ cấp nên được lựa chọn cao hơn khoảng 10%÷40% dòng điện làm
việc lớn nhất.
Dòng định mức sơ cấp (I1): được chế tạo theo tiêu chuẩn với các ngưỡng 10 - 12.5 - 15 - 20
- 25 - 30 - 40 - 50 - 60 - 75 A và các bội số nhân 10, 100 của các giá trị này (theo tiêu chuẩn
IEC 60044-1).
Theo hệ tiêu chuẩn ANSI thì các giá trị dòng sơ cấp này được qui định rõ với BI có một tỷ số
biến: các giá trị dòng sơ cấp tiêu chuẩn là 10; 15; 25; 40; 50; 75; 100; 200; 300; 400; 600;
800; 1200; 1500; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 8000; 12000A.
b. Dòng điện ổn định nhiệt

52
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Dòng điện ổn định nhiệt là dòng điện cho phép chạy liên tục qua cuộn sơ cấp mà không gây
phát nóng quá mức cho phép theo tiêu chuẩn. Nếu không có thông tin ghi chú thêm thì giá trị
này thường chính là giá trị dòng điện định mức sơ cấp
c. Dòng điện định mức thứ cấp
Dòng điện định mức thứ cấp của biến dòng điện có thể là 1 hoặc 5A. Lựa chọn loại 5A thứ
cấp nếu biến dòng điện và các rơle, đồng hồ đo đặt gần nhau. Nên sử dụng BI loại 1A thứ
cấp nếu khoảng cách từ BI đến các thiết bị lớn.
Với các máy phát điện công suất lớn, dòng điện định mức có thể lên tới vài kA thì nên sử
dụng BI loại 5A thứ cấp. Nếu dùng loại 1A thứ cấp thì tỷ số biến dòng sẽ rất lớn và số vòng
thứ cấp cũng tăng lên nhiều lần.
d. Dòng điện cho phép trong 1 giây và dòng điện ổn định động
Dòng điện cho phép lớn nhất trong 1 giây là dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua máy biến
dòng trong 1 giây mà không làm cho biến dòng bị phát nóng quá mức cho phép (ví dụ 2500C
đối với loại máy biến dòng ngâm trong dầu).
Dòng điện cho phép trong 1 giây theo tiêu chuẩn chế tạo thường là :
6.3 - 8 - 10 - 12.5 - 16 - 20 - 25 - 31.5 - 40 - 50 - 63 - 80 – 100 (đơn vị là kA)
e. Tải danh định và độ chính xác
Thông thường một biến dòng có thể có nhiều cuộn thứ cấp phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau. Tải danh định và độ chính xác của các cuộn thứ cấp này tuỳ thuộc vào loại tải cần nối
tới.
- Các dụng cụ đo như kW, KVar, A hoặc kWh hoặc kVArh là loại thiết bị thường yêu
cầu làm việc chính xác trong chế độ tải bình thường hoặc định mức. Các cuộn thứ cấp phục
vụ cho mục đích đo lường thường yêu cầu có độ chính xác cao. Phạm vi hoạt động chính xác
trong khoảng 5-120% của dòng điện định mức với độ chính xác thường là 0.2 hoặc 0.5
(IEC) hoặc 0.3 hoặc 0.6 (IEEE).
- Đối với các loại rơle bảo vệ và các thiết bị ghi sự cố thì thông tin ở phía sơ cấp bắt
buộc phải được thể hiện đầy đủ ở phía thứ cấp. Việc đo các thông số sự cố không yêu cầu độ
chính xác thật cao nhưng phải đảm bảo việc biến đổi trung thực các thông tin từ phía sơ cấp
sang thứ cấp. Các cuộn thứ cấp phục vụ cho mục đích bảo vệ rơle thường có độ chính xác
5P, 10P hoặc TP (IEC) hoặc C100-800 (IEEE).
Thông thường mỗi máy biến dòng có thể có 1 hoặc 2 cuộn thứ cấp phục vụ cho mục đích đo
lường và từ 2 tới 4 cuộn thứ cấp phục vụ cho các ứng dụng bảo vệ rơle.
f. Yêu cầu đối với các lõi từ phục vụ cho mục đích đo lường

53
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Để bảo vệ các thiết bị và dụng cụ đo khỏi các nguy hiểm do dòng điện tăng đọt biến trong
qua trình sự cố thì các lõi từ phục vụ cho đo lường thường được chế tạo với yêu cầu là lõi từ
sẽ bão hoà khi dòng điện vượt quá mức 5 tới 20 lần dòng điện danh định.
g. Yêu cầu đối với các lõi từ phục vụ cho mục đích bảo vệ rơle
Các lõi từ phục vụ cho mục đích bảo vệ rơle thường hoạt động với mức dòng điện cao hơn
dòng điện định mức. Theo tiêu chuẩn IEC đối với các BI phục vụ mục đích bảo vệ rơle
thường có cấp chính xác là 5P và 10P.
Các đặc điểm của loại biến dòng phục vụ mục đích bảo vệ rơle là:
- Độ chính xác thấp hơn so với loại dùng cho mục đích đo lường
- Điện áp bão hoà cao hơn (khó bị bão hoà)
Điện áp bão hoà được đặc trưng bởi hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác (Accuracy
Limit Factor - ALF). Hệ số này là tỷ số giữa dòng điện lớn nhất cho phép mà tại đó BI còn
đảm bảo độ chính xác theo qui định (với tải là định mức) và dòng điện danh định.
h. Cấp chính xác theo tiêu chuẩn IEC 60044-1
Sai số góc tại dòng điện Sai số hỗn hợp tại
Cấp Sai số dòng điện ở dòng
định mức dòng điện giới hạn cấp
chính xác điện định mức (%)
Phút Centiradian chính xác (%)
5P 1  60  1,8 5
10P 3 - - 10

7.2. Các thông số cần quan tâm khi chọn biến điện áp
7.2.1. Vai trò của máy biến điện áp
Máy biến dòng điện có các nhiệm vụ chính sau:
- Biến đổi tỷ lệ điện áp sơ cấp có giá trị cao xuống điện thứ cấp có giá trị tiêu chuẩn (100V
hoặc 110V tùy quốc gia).
- Cách ly giữa mạch sơ cấp điện áp cao và mạch thứ cấp
- Tạo sự phối hợp điện áp giữa các pha theo yêu cầu (ví dụ: cộng các điện áp của 3 pha để
đo thành phần điện áp dư dùng báo chạm đất trong các mạng điện có trung tính cách đất)
Hoàn toàn tương tự như với máy biến dòng điện: các máy biến điện áp dùng cho mục đích
bảo vệ rơle có dải làm việc chính xác rộng hơn so với máy biến điện áp dùng cho đo đếm.
Tuy nhiên cấp chính xác của biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơle thấp hơn. Thông
thường BU dùng cho mục đích đo đếm có phạm vi làm việc chính xác trong dải từ
80%÷120% điện áp định mức; BU dùng cho mục đích bảo vệ rơle có dải làm việc chính xác
trong khoảng từ 5% tới 150% (1,5 lần) hoặc 190% (1,9 lần) điện áp định mức.

54
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

7.2.2. Các thông số quan trọng cần quan tâm khi chọn biến điện áp BU
Biến điện áp được cho bởi các thông số cơ bản như tỷ số biến, công suất và cấp chính xác.
Cấp chính xác được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của máy biến dòng điện.
Các thông số sau đây thường được sử dụng để lựa chọn biến điện áp:
- Loại biến điện áp: loại cảm ứng điện từ thông thường hoặc BU kiểu tụ phân áp.
- Điện áp danh định sơ cấp
- Điện áp danh định thứ cấp
- Tỷ số biến điện áp
- Hệ số giới hạn điện áp định mức
- Tải danh định và cấp chính xác của mỗi cuộn thứ cấp
a. Các loại biến điện áp thông dụng
Biến điện áp có 2 loại thông dụng là biến điện áp loại cảm ứng điện từ thông thường và biến
điện áp kiểu tụ phân áp (CVT – Coupled Voltage Transformer).
Biến điện áp loại cảm ứng điện từ là lựa chọn kinh tế nhất đối với cấp điện áp tới 145kV, khi
cấp điện áp cao hơn nên lựa chọn biến điện áp kiểu tụ phân áp.
Biến điện áp kiểu tụ phân áp thường được sử dụng kết hợp với hệ thống thông tin tải ba PLC
(là phương thức truyền tin dùng chính các đường dây dẫn điện).
b. Điện áp danh định sơ cấp và thứ cấp
Biến điện áp loại bố trí ngoài trời thường sử dụng điện áp pha do vậy điện áp danh định của
cuộn sơ cấp là 1⁄√3 điện áp danh định của lưới điện.
Điện áp danh định thứ cấp thường tuỳ theo mỗi quốc gia có thể là 100𝑉 ⁄√3 hoặc 110𝑉 ⁄√3.
Tỷ số biến điện áp nên chọn theo tiêu chuẩn, nếu không có thể chọn theo các tỷ số như sau
100, 200, 300, 400, 500, 600, 1000, 2000 và các bội số của các tỷ số trên.
Đối với các ứng dụng đo lường thì phạm vi điện áp làm việc thường từ 80÷120% điện áp
danh định. Với các ứng dụng bảo vệ rơle thì phạm vi điện áp làm việc có thể dao động từ
0.05 đến 1.5 hoặc 1.9 lần điện áp danh định.
c. Hệ số điện áp giới hạn Vf
Các máy biến điện áp thường được nối vào điện áp pha, khi xảy ra sự cố trong lưới có thể
dẫn tới điện áp pha bị tăng lên tới giá trị Vf lần giá trị điện áp định mức. Máy biến điện áp
phải chịu được giá trị điện áp lớn gấp Vf lần này trong khoảng thời gian đủ để loại trừ sự cố.
Tiêu chuẩn IEC đưa ra các giá trị hệ số Vf như sau:
- 1.9 đối với các hệ thống có trung tính không nối đất trực tiếp
- 1.5 đối với các hệ thống có trung tính nối đất trực tiếp

55
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Lõi từ của các biến điện áp không được phép bão hoà khi điện áp tăng tới cấp điện áp giới
hạn theo hệ số Vf.
d. Tải danh đinh và cấp chính xác
Cấp chính xác của BU được lựa chọn tùy theo ứng dụng đo, đếm hay ứng dụng rơle bảo vệ.
BU với mục đích sử dụng cho các trường hợp đo đếm thương mại phải đảm bảo làm việc
chính xác trong dải nhiệt độ đã thiết kế. Để đảm bảo điều này, phương tiện cách điện trong
các bộ tụ sử dụng hai loại vật liệu có đặc tính nhiệt ngược nhau (ví dụ giấy và màng nhựa
Polypropylene) để đảm bảo giá trị điện dung ít thay đổi theo nhiệt độ.
Với các BU có nhiều cuộn thứ cấp, các cuộn thứ cấp chịu ảnh hưởng lẫn nhau vì điện áp rơi
trên cuộn sơ cấp phụ thuộc vào tải của tất cả các cuộn thứ cấp (trong khi đó các cuộn thứ cấp
của BI được quấn trên các lõi khác nhau và không phụ thuộc nhau). Do đó các cuộn thứ cấp
BU dùng cho đo đếm và BU dùng cho bảo vệ không thể lựa chọn độc lập với nhau.
Cấp chính xác và tải được lựa chọn như sau:
- Khi tải của BU gồm cả đo đếm và bảo vệ rơle thì cấp chính xác được lựa chọn theo
yêu cầu của hệ thống đo đếm.
- Công suất của BU phải đáp ứng công suất của tất cả các trang thiết bị có nối tới.
Ví dụ:
Dụng cụ đo 25 VA Cấp chính xác: 0,5
Rơle 100 VA Cấp chính xác: 3P
Như vậy BU nên lựa chọn có khả năng cấp công suất tới 100VA và cấp chính xác tương ứng
nên là 0.5
Cấp độ chính xác theo tiêu chuẩn IEC 60044-2
Phạm vi Giới hạn sai số
Cấp chính
xác Điện áp Sai số độ Sai số góc
Tải (%)
(%) lớn (%) (phút)
0.1 25-100 80-120 0.1 5
25-100
<10VA
0.2 80-120 0.2 10
0-100%
PF=1
0.5 25-100 80-120 0.5 20
1.0 25-100 80-120 1.0 40
Không qui
3 25-100 80-120 3.0
định
3P 25-100 5-Vf 3.0 120
6P 25-100 5-Vf 6.0 240

56
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Công suất định mức của BU được cho tương ứng với tải có hệ số công suất là 0,8 và tính
theo VA: 10-15-25-30-50-75-100-150-200-300-400-500VA.
Các giá trị công suất phổ biến được in đậm trong dải trên, với BU ba pha thì giá trị công suất
được hiểu là giá trị công suất của một pha.
7.3. Ví dụ tính toán lựa chọn BU & BI cho hệ thống rơle bảo vệ máy biến áp
7.3.1. Tính toán lựa chọn BI
Thông số của máy biến áp và kết quả tính toán ngắn mạch
Cấp điện áp
Thông số
115kV 23kV 10,5kV
Công suất định mức (MVA) 25 25 25
Điện áp định mức (kV) 115 23 11
Dòng điện định mức (A) 126 628 1312
Tổ đấu dây Y0 Y0 -11
Dòng ngắn mạch lớn nhất (A) 1520 800/1 1600/1
Bước 1: Tính toán dòng điện làm việc lớn nhất tại các phía của máy biến áp và lựa chọn tỷ
số biến
Giả thiết hệ số quá tải cho phép của MBA là Kqt=1.3
- Dòng điện làm việc lớn nhất phía 110kV: Ilvmax110=Kqt*Iđm110=1.3*126=164 (A)
Chọn BI với tỷ số biến gần nhất theo chế tạo là: 200/1
- Dòng điện làm việc lớn nhất phía 23kV: Ilvmax23=Kqt*Iđm23=1.3*628=816 (A)
Chọn BI với tỷ số biến gần nhất theo chế tạo là: 1200/1
- Dòng điện làm việc lớn nhất phía 10,5kV: Ilvmax10,5=Kqt*Iđm10,5=1.3*1312=1705 (A)
Chọn BI với tỷ số biến gần nhất theo chế tạo là: 2000/1
Cấp điện áp làm việc của các BI chọn lớn hơn hoặc bằng điện áp danh định của lưới điện.
Cấp chính xác của BI chọn là 5P vì sẽ sử dụng cho bảo vệ so lệch (có thể sử dụng cấp 10P
trong trường hợp dự tính dùng cho chỉ bảo vệ quá dòng điện).
Công suất của các BI giả thiết chọn là 30VA do không biết chi tiết về chiều dài dây dẫn và
các phụ tải của BI.
Bước 2: Tính toán chọn hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác (hệ số ALF)
- Dòng ngắn mạch lớn nhất phía 110kV là 1520A
Hệ số dòng ngắn mạch/dòng định mức của BI: 1520/200=7.6  chọn hệ số giới hạn
dòng điện theo độ chính xác là 10.
Thông số BI phía 110kV là: 200/1 30VA cấp chính xác 5P10
57
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Dòng ngắn mạch lớn nhất phía 23kV là 1520A


Hệ số dòng ngắn mạch/dòng định mức của BI: 1520/1200=7.6  chọn hệ số giới hạn
dòng điện theo độ chính xác là 10.
Thông số BI phía 23kV là: 200/1 30VA cấp chính xác 5P10
- Dòng ngắn mạch lớn nhất phía 10,5kV là 1520A
Hệ số dòng ngắn mạch/dòng định mức của BI: 1520/2000=7.6  chọn hệ số giới hạn
dòng điện theo độ chính xác là 10.
Thông số BI phía 10,5kV là: 200/1 30VA cấp chính xác 5P10

8. TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH VÀ KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC RƠLE
BẢO VỆ
Phần này giới thiệu về các tính toán các thông số chỉnh định cho các chức năng bảo vệ, kiểm
tra sự làm việc của các bảo vệ này (kiểm tra độ nhạy của các bảo vệ quá dòng điện, kiểm tra
sự làm việc của các bảo vệ so lệch dòng điện)
8.1. Tính toán chỉnh định các bảo vệ quá dòng điện
8.1.1. Chỉnh định bảo vệ quá dòng có thời gian (I>)
a. Tính toán dòng khởi động
Bảo vệ quá dòng là bảo vệ dự phòng cho máy biến áp. Dòng khởi động của bảo vệ cần chọn
lớn hơn dòng làm việc lớn nhất có xét tới khả năng quá tải của MBA.
115kV 23kV

Nguồn
I> I>
(I) (II)

I>
(III)
10,5kV
Hình 8.1 Sơ đồ tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá dòng pha cho MBA
Ví dụ: Tính dòng khởi động cho bảo vệ quá dòng (I) biết dòng điện định mức phía 110kV
của máy biến áp là 100A và hệ số quá tải cho phép của máy biến áp là 1,4.
Dòng điện khởi động được tính theo:
𝐼𝑘đ(𝐵𝑉𝐼) = 𝐾𝑎𝑡 × 𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 = 𝐾𝑎𝑡 × 𝐾𝑞𝑡 × 𝐼đ𝑚
Trong đó hệ số an toàn Kat cần xét tới sai số của BI (10%) và hệ số trở về của rơle. Với rơle
1,1
số hệ số trở về có thể chọn Ktv=0,9; vậy Kat chọn tối thiểu là =1.22. Nếu xét tới cả sai số
0,9
của bản thân rơle thì Kat nên chọn ít nhất từ 1,3.
Giả thiết chọn Kat=1,5 thì giá trị khởi động của bảo vệ (I) là:
58
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

𝐼𝑘đ(𝐵𝑉𝐼) = 𝐾𝑎𝑡 × 𝐾𝑞𝑡 × 𝐼đ𝑚 = 1,5 ∗ 1,4 ∗ 100𝐴 = 210𝐴


Tính toán tương tự cho các bảo vệ (II) và (III)
b. Tính toán thời gian làm việc
Các bảo vệ có thể lựa chọn đặc tính làm việc độc lập hoặc phụ thuộc, đặc tính phụ thuộc có
ưu điểm là thời gian tác động khi sự cố gần nguồn ngắn, tuy nhiên quá trình tính toán phức
tạp, yêu cầu biết chính xác các thông số về dòng điện ngắn mạch. Do đó trong thực tế thường
sử dụng đặc tính thời gian làm việc độc lập cho các bảo vệ quá dòng.
Nguyên tắc chọn thời gian làm việc: thời gian làm việc của bảo vệ cấp trên phải lớn hơn một
cấp ∆t so với thời gian làm việc lớn nhất của bảo vệ cấp dưới liền kề.
tbảo vệ cấp trên = max{tcác bảo vệ cấp dưới liền kề}+∆t
với ∆t=0,3÷0,6 giây (thường chọn mức 0,5 giây)
Ví dụ:

115kV 23kV
Đường dây 1
Nguồn I> tBV đ/d 1

I> I> Đường dây n


(I) (II) I> tBV đ/d n
+ t max{tBV đ/d 1;...tBV đ/d n}
I>
(III)
10,5kV + t
max{tBV đ/d 1;...
...tBV đ/d n}

Hình 8.2 Sơ đồ tính toán thời gian đặt cho các bảo vệ quá dòng pha cho MBA
- Bảo vệ (II) là bảo vệ cấp trên của các bảo vệ đường dây phía 23kV, do vậy thời gian
làm việc của bảo vệ này: t(II)= max{tBV đ/d23kV 1;...tBV đ/d23kV n}+∆t
Nếu đầu bài không cho thời gian làm việc lớn nhất của bảo vệ đường dây 23kV thì có thể
chọn giá trị này trong khoảng 1÷1,5 giây.
- Bảo vệ (III) là bảo vệ cấp trên của các bảo vệ đường dây phía10,5kV, do vậy thời
gian làm việc của bảo vệ này: t(III)= max{tBV đ/d10,5kV 1;...tBV đ/d10,5kV n}+∆t
Nếu đầu bài không cho thời gian làm việc lớn nhất của bảo vệ đường dây 10,5kV thì có thể
chọn giá trị này trong khoảng 1÷1,5 giây.
- Bảo vệ (I) là cấp trên của các bảo vệ (II) & (III), do đó thời gian làm việc chọn theo:
t(I)= max{t(II); t(III)}+∆t
c. Kiểm tra độ nhạy của các bảo vệ
Độ nhạy của bảo vệ được kiểm tra với dòng sự cố nhỏ nhất khi ngắn mạch tại cuối vùng bảo
vệ
59
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

115kV 23kV

BI1
Nguồn
I> N2
(I)

N3
10,5kV

Hình 8.3 Phạm vi bảo vệ của bảo vệ so lệch MBA


Phạm vi bảo vệ mong muốn của bảo vệ (I) được thể hiện trong Hình 8.3.
Có hai điểm được coi là cuối vùng bảo vệ với bảo vệ (I): ngắn mạch tại N2 và ngắn mạch tại
N3; do vậy cần tìm dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất của một trong hai điểm này để kiểm tra
độ nhạy của bảo vệ (I).
Lưu ý rằng bảo vệ (I) lấy tín hiệu từ BI1, do đó dòng ngắn mạch nhỏ nhất phải là dòng đi
qua BI1 khi ngắn mạch tại N2 hoặc N3, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn.
Imin/BV(I)=min{IBI1/ngắn mạch tại N2; IBI1/ngắn mạch tại N3}
Độ nhạy của bảo vệ được tính theo:
𝐼𝑚𝑖𝑛/𝐵𝑉(𝐼)
𝐾𝑛ℎạ𝑦 =
𝐼𝑘đ/𝐵𝑉(𝐼)
Hệ số độ nhạy yêu cầu tối thiểu bằng 1,5 với bảo vệ dự phòng và 2 với bảo vệ chính.
Trong trường hợp bảo vệ quá dòng không đảm bảo độ nhạy tối thiểu theo yêu cầu, có thể xử
lý bằng cách:
- Sử dụng chức bảo vệ quá dòng có khóa điện áp thấp (51&27)
- Sử dụng chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch I2> (46).
Chức năng bảo vệ quá dòng TTN thường được sử dụng như bảo vệ dự phòng cho bảo vệ quá
dòng để chống lại các sự cố không đối xứng.
Theo lý thuyết, ở chế độ bình thường ba pha hoàn toàn đối xứng, thành phần dòng điện TTN
bằng 0, vì vậy giá trị khởi động của bảo vệ I2> có thể đặt rất thấp. Bảo vệ có độ nhạy cao với
các sự cố không đối xứng do có dòng khởi động thấp.
I2> khởi động=(0,1÷0,3)Iđịnh mức BI

60
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

115kV 23kV

BI1
Nguồn
I> N2
I 2>

N3
10,5kV

Hình 8.4 Sơ đồ tính toán độ nhạy của các bảo vệ quá dòng pha cho MBA
Độ nhạy của bảo vệ quá dòng TTN được kiểm tra theo công thức:
𝐼2_𝑚𝑖𝑛/𝑞𝑢𝑎 𝐵𝐼1
𝐾𝑛ℎạ𝑦𝐼2> =
𝐼2 >𝑘ℎở𝑖 độ𝑛𝑔
Hệ số độ nhạy yêu cầu tối thiểu bằng 1,5 với bảo vệ dự phòng.
8.1.2. Chỉnh định bảo vệ quá dòng TTK có thời gian (I0>)
a. Tính toán dòng khởi động
Bảo vệ quá dòng TTK được sử dụng để chống lại các sự cố chạm đất. Bảo vệ hoạt động dựa
theo tổng dòng điện 3 pha (dòng điện TTK).

115kV 23kV
Đường dây 1
Nguồn I0> tBV đ/d 1

I0> I 0> Đường dây n


(I) (II) I0> tBV đ/d 1

+ t + t max{tBV đ/d 1;...tBV đ/d n}

10,5kV

Hình 8.5 Sơ đồ tính toán thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng chạm đất cho MBA
Bảo vệ được đặt tại phía lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp, dòng điện chạm đất lớn
(phía 110kV & 23kV), phía 10,5kV có trung tính cách đất, dòng điện chạm đất nhỏ nên
không đặt bảo vệ chống sự cố chạm đất mà chỉ đặt bảo vệ báo chạm đất.
Dòng khởi động của các bảo vệ quá dòng TTK được đặt theo:
I0> khởi động=(0,1÷0,3)Iđịnh mức BI
Độ nhạy của bảo vệ được kiểm tra theo:
3𝐼0𝑚𝑖𝑛/𝑞𝑢𝑎 𝐵𝐼(𝐼)
𝐾𝑛ℎạ𝑦 =
𝐼0𝑘đ/𝐵𝑉(𝐼)
Hệ số độ nhạy yêu cầu tối thiểu bằng 1,5 với bảo vệ dự phòng.
b. Tính toán thời gian làm việc
61
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Nguyên tắc chọn thời gian làm việc: thời gian làm việc của bảo vệ cấp trên phải lớn hơn một
cấp ∆t so với thời gian làm việc lớn nhất của bảo vệ cấp dưới liền kề.
tbảo vệ cấp trên = max{tcác bảo vệ cấp dưới liền kề}+∆t
với ∆t=0,3÷0,6 giây (thường chọn mức 0,5 giây)
Cách thức tính toán thời gian chỉnh định tương tự như với BV quá dòng điện
Hệ số độ nhạy yêu cầu tối thiểu bằng 1,5 với bảo vệ dự phòng.
8.1.3. Chỉnh định bảo vệ quá dòng cắt nhanh (I>>)
Dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh được chọn lớn hơn dòng ngắn mạch
ngoài lớn nhất: Ikhởi động = Kan toàn*Ingắn mạch ngoài vùng max
115kV 23kV

BI1
Nguồn
I>> N2
(I)

N3
10,5kV
Hình 8.6 Sơ đồ tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh của MBA
Bảo vệ (I) lấy tín hiệu từ BI1, do đó dòng ngắn mạch lớn nhất phải là dòng đi qua BI1 khi
ngắn mạch tại N2 hoặc N3, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
Imax/BV(I)=max{IBI1/ngắn mạch tại N2; IBI1/ngắn mạch tại N3}
Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh được đặt với thời gian ~50ms để tránh dòng điện quá độ
hoặc phóng điện tạm thời khi sét đánh.
8.1.4. Chỉnh định bảo vệ quá dòngTTK cắt nhanh (I>>)
Dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh được chọn lớn hơn dòng TTK lớn nhất
khi có ngắn mạch ngoài:
Ikhởi động = Kan toàn*3I0ngắn mạch ngoài vùng max/sự cố tại N2

62
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

115kV 23kV

BI1
Nguồn
N2
I0>>
(I)

10,5kV

Hình 8.7 Sơ đồ tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá dòng TTK cắt nhanh của MBA
Bảo vệ (I) lấy tín hiệu từ BI1, do đó dòng ngắn mạch lớn nhất phải là dòng đi qua BI1 khi
ngắn mạch tại N2 (không xét sự cố chạm đất tại N3 do đây là phía có trung tính cách điện).
Imax/BV(I)=max{IBI1/ngắn mạch tại N2 }
Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh TTK cũng được đặt thời gian ~50ms để tránh dòng điện quá
độ hoặc phóng điện tạm thời khi sét đánh (tương tự với bảo vệ quá dòng cắt nhanh).
8.2. Tính toán chỉnh định bảo vệ so lệch dòng điện (∆I)
8.2.1. Chỉnh định đặc tính làm việc của rơle ∆I
Bảo vệ so lệch dòng điện được sử dụng làm bảo vệ chính cho các máy biến áp và nhiều loại
thiết bị khác. Đặc tính của bảo vệ so lệch cho MBA do các hãng chế tạo thường khá giống
nhau, điểm khác biệt là độ dốc các đoạn đặc tính (hệ số hãm) được chọn khác nhau do cách
lấy dòng điện hãm khác nhau.
Không giảm tính tổng quát, xét đặc tính của rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng Siemens:

Dòng so lệch
ngưỡng cao
d

c
Dòng so lệch VÙNG HÃM
ngưỡng thấp b
a
0
Ihãm

Các giá trị chỉnh định cho bảo vệ so lệch được tính trong hệ đơn vị tương đối so với dòng
định mức của MBA. Dòng điện của các phía thường được qui đổi về theo dòng điện của
cuộn có điện áp cao nhất (cuộn 110kV).
Đặc tính gồm có 4 đoạn a, b, c & d. Ý nghĩa và giá trị chỉnh định cho mỗi đoạn như sau (giá
trị chỉnh định được:

63
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Đoạn a: là giá trị khởi động mức thấp IDIFF> của bảo vệ so lệch. Giá trị này được chỉnh
định lớn hơn dòng điện so lệch có thể xuất hiện ở chế độ bình thường. Độ dốc của đặc tính
bằng 0.
Dòng điện so lệch có thể xuất hiện ở chế độ bình thường do các yếu tố sau gây ra:
 Do sai số của các biến dòng điện các phía. Sai số này có thể lấy bằng 5% (với BI
loại 5P) hoặc 10% nếu sử dụng BI loại 10P. Trong tính toán chỉnh định thường lấy
trường hợp cực đoan nhất là 10% hay 0,1.
 Sai số do việc điều chỉnh đầu phân áp máy biến áp: nhà sản xuất khuyến cáo nên
tăng 10% giá trị cài đặt cho mỗi 10% của phạm vi điều chỉnh đầu phân áp. Ví dụ,
giá trị cài đặt là 0,2, nếu máy biến áp có dải điều chỉnh phân áp khoảng 10% thì
giá trị cài đặt cuối cùng là 0,22.
Dải điều chỉnh cho phép trong rơle trong khoảng 0,1÷0,5; trong thực tế giá trị này được chọn
khoảng 0,2÷0,3.
- Đoạn b: có xét tới ảnh hưởng của việc máy biến áp làm việc quá tải. Đoạn b có đường
kéo dài đi qua gốc tọa độ và độ dốc Khãm= 0,25.
- Đoạn c: có độ dốc lớn hơn, đảm bảo rơle hãm tốt khi có ngắn mạch ngoài vùng, BI có
thể bị bão hòa. Phần kéo dài của đặc tính c đi qua điểm 2,5 trên trục Ihãm và độ dốc Khãm =0,5
- Đoạn d: đặc trưng bởi giá trị khởi động ngưỡng cao IDIFF>>. Đoạn d có độ dốc bằng 0;
nghĩa là bảo vệ sẽ tác động không hãm. Do đó đoạn d cần chỉnh định đảm bảo chỉ tác động
khi sự cố chắc chắn nằm trong vùng bảo vệ (trong máy biến áp).
Giá trị IDIFF>> được chỉnh định lớn hơn 20% so với dòng ngắn mạch đầu cực của MBA.
- Đoạn d có độ dốc bằng 0 (nằm ngang), do không có tác động hãm nên đoạn d chỉ sử
dụng với sự cố trong vùng  bắt buộc phải xác định chính xác khi nào thì sự cố được coi là
trong vùng.
Xét sơ đồ đơn giản gồm một hệ thống (qui đổi tương đương về trước máy biến áp) và một
máy biến áp.

Dòng điện sự cố khi xảy ra ngắn mạch ba pha đầu cực MBA có thể xác định theo:
(3) 1
𝐼𝑁 =
𝑋ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 + 𝑋𝑏𝑖ế𝑛 á𝑝
Sơ đồ tính toán xác định sự cố trong vùng

64
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Dòng ngắn mạch này lớn nhất trong trường hợp máy biến áp được nối tới hệ thống có công
suất vô cùng lớn (có Xhệ thống=0), khi đó:
(3) 1 1 1
𝐼𝑁 = = =
𝑋ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔 + 𝑋𝑏𝑖ế𝑛 á𝑝 0 + 𝑋𝑏𝑖ế𝑛 á𝑝 𝑋𝑏𝑖ế𝑛 á𝑝
Trong hệ đơn vị tương đối với công suất cơ bản chọn bằng công suất máy biến áp thì
𝑋𝑏𝑖ế𝑛 á𝑝 = 𝑈𝑁% , do đó:
(3) 1 1
𝐼𝑁 = =
𝑋𝑏𝑖ế𝑛 á𝑝 𝑈𝑁%
1
Có thể thấy rằng khi dòng điện chạy qua đối tượng được bảo vệ lớn hơn % thì chắc chắn sự
𝑈𝑁

cố lúc đó đã ở trong vùng  giá trị chỉnh định vào rơle được khuyến cáo lấy cao hơn 20%
(giá trị mặc định của nhà sản xuất đối với dòng điện này là 7,5; tuy nhiên giá trị này nên
được tính toán lại cụ thể theo đối tượng cần bảo vệ).
Iso lệch/Iđịnh mức
Dòng so lệch ngưỡng
cao Idiff>>
d

c
Dòng so lệch VÙNG HÃM
ngưỡng thấp Idiff> b
a
0.25 0.5
0
2.5 Ihãm/Iđịnh mức

Hình 8.8 Đặc tính mặc định của bảo vệ so lệch cho MBA của hãng Siemens
8.2.2. Kiểm tra sự làm việc của bảo vệ so lệch có hãm
Việc kiểm tra sự làm việc của bảo vệ so lệch được chia ra 2 phần:
- Kiểm tra độ an toàn hãm của bảo vệ với các sự cố ngoài vùng: với các sự cố ngoài
vùng yêu cầu bảo vệ không tác động vì vậy phải kiểm tra xem bảo vệ có hãm tốt hay không.
Phần này sẽ được kiểm tra với dòng ngắn mạch max (dòng ngắn mạch tính được ở chế độ
max)
- Kiểm tra độ nhạy tác động của bảo vệ với các sự cố trong vùng: với các sự cố trong
vùng yêu cầu bảo vệ phải tác động vì vậy phải kiểm tra xem bảo vệ có phát hiện được các sự
cố với dòng ngắn mạch min hay không (dòng ngắn mạch tính được ở chế độ min).

65
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

115kV

Nguồn
N1' N1 N2 N2'
Vùng bảo
vệ
N3

N3'
10,5kV
Hình 8.9 Vị trí các điểm sự cố để kiểm tra sự làm việc của BV so lệch MBA
a. Kiểm tra độ an toàn hãm của bảo vệ khi có sự cố ngoài vùng
Dòng điện đưa vào rơle gồm có hai thành phần, được tính theo công thức:
Isolệch = ISL= Icao – Itrung - Ihạ= Iqua BI1 – Iqua BI2 – Iqua BI3
Ihãm = IH= |Icao| + |Itrung| + |Ihạ|= |Iqua BI 1| + |Iqua BI 2| + |Iqua BI 3|
Theo lý thuyết khi sự cố ngoài vùng hoặc chế độ làm việc bình thường thì tổng dòng điện đi
vào máy biến áp bằng tổng dòng điện đi ra khỏi máy biến áp nên dòng điện so lệch phải
bằng không: Isolệch = ISL= Icao – Itrung - Ihạ= 0
Thực tế do các biến dòng điện BI không phải là lý tưởng nên các đặc tính của chúng không
giống nhau hoàn toàn; chính do sự sai khác về đặc tính của các BI dẫn tới sẽ có một dòng
điện không cân bằng chạy qua rơle trong chế độ sự cố ngoài vùng.
Isolệch = ISL= Icao – Itrung - Ihạ= Ikcb
Giá trị dòng điện không cân bằng này có xu hướng làm cho rơle tác động nhầm, để tránh cho
rơle làm việc nhầm trong trường hợp này ta phải kiểm tra xem dòng điện hãm khi đó có đủ
khả năng hãm rơle (nghĩa là có thắng được tác động của dòng không cân bằng) hay không.
Giá trị dòng điện không cân bằng rất khó xác định chính xác, nhưng một cách gần đúng có
thể xác định theo công thức:
Ikcb = ISL=(kkck*kđn*fi+ΔU)*INngmax
Trong đó:
- kkck =1 là hệ số kể đến ảnh hưởng của thành phần dòng điện không chu kỳ trong dòng
điện ngắn mạch đến đặc tính làm việc của BI.
- kđn =1 là hệ số thể hiện sự đồng nhất về đặc tính làm việc của các BI
 kđn =1 nghĩa là đặc tính làm việc của các BI khác nhau hoàn toàn
 kđn =0 nghĩa là đặc tính làm việc của các BI giống nhau hoàn toàn (điều này chỉ là
lý thuyết, thực tế sẽ không xảy ra)

66
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

 fi =0,1 là sai số cho phép lớn nhất của BI dùng cho mục đích bảo vệ rơle (fi =
10%)
 ΔU : là ảnh hưởng của việc chuyển đổi đầu phân áp đến độ lớn dòng điện không
cân bằng chạy qua rơle.
Nếu phạm vi điều chỉnh đầu phân áp là 9x1,78% thì có thể tính ΔU theo công thức:
9 *1,78
U   0,16
100
INngmax : là dòng điện ngắn mạch ngoài lớn nhất có thể chạy qua máy biến áp.
Tổng kết: giá trị dòng điện không cân bằng lớn nhất có thể là
Ikcb = ISL=(kkck*kđn*fi+ΔU)*INngmax= (1*1*0,1+0,16)*INngmax= 0,26*INngmax
- Kiểm tra độ an toàn hãm khi có sự cố ngoài vùng tại phía 110kV
o Với sự cố 3 pha, 2 pha: không có dòng điện chạy qua các BI nên rơle không
nhận được bất cứ giá trị dòng điện nào cả → rơle không tác động là đúng
o Với sự cố 1 pha, 2 pha chạm đất: chỉ có thành phần dòng điện thứ tự không
chạy qua BI1, không có dòng điện chạy qua các BI2 và BI3. Nhưng do rơle đã
được thiết kế để luôn luôn loại trừ thành phần dòng điện TTK nên mặc dù BI1 có
dòng TTK chạy qua nhưng dòng điện này cũng bị loại trừ trong rơle; trường hợp
này rơle không tác động vì cũng không có dòng điện chạy qua.
- Kiểm tra độ an toàn hãm khi có sự cố ngoài vùng tại phía 10,5kV
Phía 10,5kV có trung tính cách điện nên dòng điện sự cố lớn nhất là ứng với dòng điện
ngắn mạch 3 pha tại N3’ (chế độ max).
Ví dụ: khi ngắn mạch 3 pha tại N3’ thì giá trị các dòng điện thu được như sau:
- Dòng điện chạy qua BI1: I1 = 8,65
- Dòng điện chạy qua BI2: I2 = 8,65
- Dòng điện chạy qua BI3: I3 = 0
Dòng điện không cân bằng trong trường hợp này được tính theo:
Ikcb = ISL=0,26*IN3max=0,26*I2 = 0,26*8,65 = 2,25
Dòng điện hãm trong bất cứ trường hợp nào đều được tính theo:
Ihãm = IH= |Icao áp |+|Itrung áp |+ |Ihạ áp|
= I1 + I2 + I3 = 8,65 + 8,65 + 0 = 17,3
Tổng kết: tại N3’ thì rơle nhận được bộ giá trị (I*SL; I*H) = (2,25; 17,3)
Căn cứ vào đặc tính làm việc của rơle mà ta đã chỉnh định, cần xét xem toạ độ của điểm sự
cố N3’ mà rơle nhận được sẽ nằm tại vùng hãm hay vùng tác động

67
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Iso lệch/Iđịnh mức

Idiff>>
Đây chính là điểm làm
VÙNG HÃM việc của rơle khi xảy
ra sự cố ngoài tại N3'

2.25
Idiff> Ihãm/Iđịnh mức
0 17.3
Hình 8.10 Điểm làm việc khi sự cố ngoài vùng với bảo vệ so lệch
Kết luận: điểm làm việc khi sự cố ngoài tại N3’ rơi vào vùng hãm; rơle không tác động
đảm bảo yêu cầu.
Xác định độ an toàn hãm khi sự cố tại N3’:

Iso lệch

Idiff>>

Bướ c 1: Xác đ ịnh toạ


độ điểm giao cắt này

N3'
2.25
Idiff> Ihãm
0 Ihãm N3'
B
Hình 8.11 Kiểm tra độ an toàn hãm của bảo vệ so lệch với sự cố ngoài vùng

𝐼ℎã𝑚 𝑁3′
Độ an toàn hãm sẽ là 𝐾𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 ℎã𝑚 𝑁3′ = ; nếu giá trị này lớn hơn 1,5 là có thể kết luận
𝐵
17.3
đạt yêu cầu. Trong trường hợp này sẽ là 𝐾𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 ℎã𝑚 𝑁3′ =
𝐵
- Kiểm tra độ an toàn hãm khi có sự cố ngoài vùng tại phía 23kV (điểm N2’)
Tìm xem trường hợp nào mà dòng ngắn mạch là lớn nhất khi sự cố tại N2’ (trong chế độ
max). Lưu ý rằng: do rơle luôn luôn loại trừ dòng thứ tự không nên phải tìm dòng điện max
khi đã loại trừ dòng thứ tự không, điều này dẫn tới thường dòng ngắn mạch 3 pha là dòng
ngắn mạch max. Quá trình kiểm tra tương tự như khi sự cố tại N3’.
b. Kiểm tra độ nhạy tác động của bảo vệ khi có sự cố trong vùng (sự cố tại các vị trí N1; N2
& N3)
Dòng điện đưa vào rơle gồm có hai thành phần, được tính theo công thức chung là:
Isolệch = ISL= Icao – Itrung - Ihạ= Iqua BI1 – Iqua BI2 – Iqua BI3
Ihãm = IH= |Icao| + |Itrung| + |Ihạ|= |Iqua BI 1| + |Iqua BI 2| + |Iqua BI 3|

68
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Nhưng do khi ngắn mạch trong vùng thì dòng điện qua BI2 hoặc BI3 đổi chiều nên công
thức trên trở thành:
Isolệch = ISL= Icao – Itrung - Ihạ= I1 + I2 + I3
So sánh với dòng điện hãm
Ihãm = IH= |Icao| + |Itrung| + |Ihạ|= |I1| + |I2| + |I3|
Như vậy có thể kết luận: khi sự cố trong vùng thì độ lớn dòng điện so lệch bằng độ lớn dòng
điện hãm ISL = IH
Ví dụ: tính toán độ nhạy tác động khi có sự cố tại điểm N2:
Tại điểm sự cố N2 tìm ra dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất (chế độ min và đã được loại trừ
dòng điện thứ tự không).
Giả sử dòng ngắn mạch nhỏ nhất tại N2 sau khi đã loại trừ dòng điện TTK là:
- Dòng điện chạy qua BI1 là I1 = 6,68
- Dòng điện chạy qua BI2 là I2 = 0
- Dòng điện chạy qua BI3 là I3 = 0
Dòng điện so lệch được tính theo và dòng điện hãm được tính như sau:
ISL= IH = I1 + I2 + I3 = 3,34 + 0 + 0 = 6,68
Tổng kết: tại N2 thì rơle nhận được bộ giá trị (I*SL; I*H) = (6,68; 6,68)
Cần xét xem tọa độ của điểm sự cố N2 có nằm trong vùng tác động hay thuộc vùng hãm?

Điểm làm việc của rơle


Iso lệch/Iđịnh mức
khi xảy ra sự cố trong
vùng tại N2
Idiff>>

VÙNG HÃM
Iso lệch N2' N2'
6.68 B

A
Idiff> Ihãm/Iđịnh mức
0 6.68
Hình 8.12 Kiểm tra độ nhạy tác động của bảo vệ so lệch với sự cố trong vùng
Kết luận: điểm làm việc thuộc về vùng tác động; rơle tác động tức thời, đảm bảo yêu cầu.
𝐼𝑠𝑜 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑁2
Xác định độ nhạy tác động: độ nhạy tác động sẽ là 𝐾𝑛ℎạ𝑦 𝑡á𝑐 độ𝑛𝑔 𝑁2 = , nếu giá trị
𝐴
6.68
này lớn hơn 1,5 là đạt yêu cầu. Trong trường hợp này 𝐾𝑛ℎạ𝑦 𝑡á𝑐 độ𝑛𝑔 𝑁2 =
𝐴

69
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

8.3. Tính toán chỉnh định các bảo vệ so lệch dòng điện thứ tự không ∆I0 ( bảo vệ chống
chạm đất hạn chế REF)
8.3.1. Lý do cần sử dụng bảo vệ chống chạm đất hạn chế REF

Dòng điện
(trong hệ đơn vị
tương đối)

14
Dòng điện qua
12
trung tính
10
8
6
4
Dòng điện pha
2
IN 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Khoảng cách từ trung tính đến điểm sự cố (theo %)

Hình 8.13 Diễn biến dòng chạm đất theo vị trí chạm đất trên cuộn dây MBA
Khi sự cố chạm đất xảy ra tại điểm gần trung tính cuộn dây: dòng điện chạy quẩn trong các
vòng dây có thể có giá trị rất lớn (Hình 8.13). Tuy nhiên dòng điện sự cố lớn này chỉ chạy
qua một số vòng dây rất nhỏ so với tổng số vòng của cả cuộn dây; điều này dẫn tới dòng
điện trên các pha tăng lên không đáng kể và bảo vệ so lệch dòng điện có thể không đủ độ
nhạy để phát hiện sự cố (bảo vệ so lệch thông thường có thể không bảo vệ được khoảng
20÷30% cuộn dây tính từ điểm trung tính).
Dòng điện lớn trong các vòng dây sự cố có thể phá hủy cách điện và làm lan tràn sự cố, do
đó cần phải có bảo vệ chống lại dạng sự cố này.
Cách đơn giản nhất là đặt bảo vệ quá dòng tại trung tính của máy biến áp; ở chế độ bình
thường dòng điện qua trung tính xấp xỉ bằng 0, khi xảy ra sự cố chạm đất gần trung tính thì
toàn bộ dòng sự cố lớn sẽ chạy qua trung tính và bảo vệ sẽ phát hiện được sự cố (Hình 8.14).
Nhược điểm của giải pháp này là bảo vệ đặt tại trung tính phải phối hợp thời gian với các
bảo vệ cấp dưới, do vậy cần đặt với thời gian trễ nhất định; khi sự cố xảy ra bảo vệ sẽ không
thể cắt nhanh sự cố.

70
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

10,5kV

115kV 23kV

Nguồn I0> tBV đ/d 1


I0>
I 0> I0> tBV đ/d 1
+ t + t
max{tBV đ/d 1;...tBV đ/d n}

Chỉnh định với thời gian trễ

Hình 8.14 Bảo vệ chống chạm đất bằng rơle quá dòng tại trung tính
Để đảm bảo cắt nhanh được sự cố, cần sử dụng nguyên lý bảo vệ so lệch với tín hiệu lấy từ
trung tính và các BI đầu cực (lấy theo phương pháp cộng tổng dòng điện 3 pha). Đây là bảo
vệ so lệch hoạt động theo dòng thứ tự không nên còn có tên gọi là bảo vệ so lệch TTK. Vùng
bảo vệ giới hạn từ trung tính cuộn dây tới vị trí đặt BI đầu cực MBA, ngoài ra bảo vệ có độ
nhạy cao nhất với các sự cố gần trung tính; đó cũng là một phần lý do bảo vệ này còn có tên
gọi là bảo vệ chống chạm đất hạn chế (Restricted Earth Fault – REF).
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ chống chạm đất hạn chế như Hình 8.15:
Vùng bảo vệ

3I0=IA+IB+IC
ΔI0
3I0 TT

Hình 8.15 Phương thức đấu nối bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF)
8.3.2. Nguyên lý hoạt động của bảo vệ chống chạm đất hạn chế
a. Chế độ bình thường: không có dòng chạy qua dây trung tính và tổng dòng ba pha bằng 0,
dẫn tới dòng so lệch TTK đưa vào rơle bằng 0 và rơle không tác động.
A A
B B
C C
IC IC
3I0TT 3I0TT

Hình 8.16 Phân bố dòng điện khi có sự cố chạm đất trong/ngoài vùng
71
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

b. Chế độ sự cố chạm đất ngoài vùng: dòng điện chạy qua dây trung tính và dòng TTK trên
ba pha có giá trị bằng nhau, dẫn tới tổng dòng đưa vào rơle bằng 0 và rơle sẽ không tác
động
c. Chế độ sự cố chạm đất trong vùng: dòng điện TTK chạy qua BI trung tính và các BI đầu
cực có giá trị khác nhau và ngược chiều. Dòng điện chạy qua rơle 87N là tổng vector của
hai dòng điện này và có giá trị lớn dẫn tới rơle sẽ tác động.
8.4. Các bảo vệ khác của máy biến áp
Thùng dầu phụ
Sứ xuyên

Biến dòng chân sứ


Van giảm áp
Chỉ báo mức dầu Hệ thống làm mát

Van ngắt
Quạt làm mát
Rơle hơi

Hệ thống lọc ẩm
của ống thở
Hệ thống lọc
ẩm của ống
thở Thùng
dầu

Tản nhiệt
Chỉ báo nhiệt độ

Bơm dầu

Hình 8.17 Các phần tử chính của máy biến áp


8.4.1. Bảo vệ chống quá tải (49)
Chức năng này sử dụng để bảo vệ các phần tử của hệ thống điện khỏi bị quá nhiệt khi dòng
tải tăng cao. Chức năng này có thể áp dụng để bảo vệ cho bất cứ cuộn dây nào của máy biến
áp (thường sử cho cuộn dây có công suất lớn nhất).
Nguyên lý hoạt động: có 3 phương pháp được sử dụng trong các rơle kỹ thuật số hiện
nay.
a. Phương pháp hình ảnh nhiệt không tính tới ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên
ngoài
Phương pháp này coi cả máy biến áp là một đối tượng đồng nhất, dòng điện chạy qua sẽ gây
ra một nhiệt lượng tỷ lệ với bình phương dòng điện chạy qua đối tượng. Nhiệt lượng này sẽ
chia ra hai phần: một phần tỏa nhiệt vào môi trường, một phần làm tăng nhiệt của bản thân
đối tượng, tỷ lệ của hai phần nhiệt lượng này phụ thuộc vào phương thức làm mát, hình
dáng, vật liệu...của đối tượng được bảo vệ. Ví dụ: với các máy biến áp nhỏ, làm mát tự nhiên
thì phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường sẽ chiếm phần nhỏ, còn lại sẽ gây phát nóng và ngược
72
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

lại với máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức. Khả năng tăng nhiệt nhanh hay chậm
của đối tượng được đặc trưng bởi hệ số gọi là hằng số quán tính nhiệt  th (hằng số này có thể
tính toán được – qui trình tính toán được thể hiện chi tiết trong hướng dẫn sử dụng rơle).
Trình tự tính toán nhiệt độ sẽ là: đo được dòng điện chạy qua đối tượng  tính được nhiệt
lượng tỏa ra  biết giá trị  th  tính được độ tăng nhiệt của đối tượng.
Dựa theo phương thức trên, rơle tính được độ tăng nhiệt của đối tượng so với nhiệt độ
chuẩn. Nhiệt độ chuẩn ở đây được rơle coi là nhiệt độ lớn nhất cho phép ứng với tải cho
phép liên tục lớn nhất của máy biến áp. Phương trình vi phân tính toán độ tăng nhiệt như
sau:
2
d 1 1  1 
    
dt  th  th  k  I Nobj 
Trong đó: θ - mức độ tăng nhiệt so với nhiệt độ chuẩn của đối tượng (bao nhiêu %
của nhiệt độ cho phép cuối cùng)
k- hệ số thể hiện dòng điện lớn liên tục lớn nhất cho phép của đối tượng, nếu không
có thông số thì có thể lấy k=1,1.
Độ tăng nhiệt của đối tượng tính theo phương trình trên sẽ là một hàm mũ. Chức năng này
thường có hai cấp bảo vệ: cấp cảnh báo ứng với giá trị θcảnh báo và cấp thứ hai ứng với θtác
độngsẽ cắt tải của máy biến áp để tránh hư hỏng.
b. Phương pháp hình ảnh nhiệt có kể tới ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên ngoài
Phương pháp này dựa trên nguyên lý của phương pháp hình ảnh nhiệt kể trên, điểm khác biệt
ở đây là nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ được đưa vào trong phương trình tính toán độ
tăng nhiệt. Nhiệt độ môi trường xung quanh (thực ra là nhiệt độ của môi chất làm mát) sẽ
được đo bởi các cảm biến, có thể đặt tới 12 điểm đo và thông qua bộ chuyển đổi (RTD)
thành tín hiệu đưa vào rơle, người sử dụng sẽ lựa chọn nhiệt độ của một trong các điểm này
đưa vào tính toán.
c. Phương pháp dựa theo nhiệt độ điểm nóng và có tính toán tốc độ già hóa cách điện
Phương pháp này dựa vào thông tin do các cảm biến nhiệt độ đặt ở đối tượng được bảo vệ
đưa về. Rơle sẽ dựa vào phương thức làm mát của máy biến áp, nhiệt độ cao nhất của môi
chất làm mát (dầu máy biến áp), dòng điện chạy qua cuộn dây để tính toán nhiệt độ cuộn dây
(nhiệt độ theo độ C), phương thức bảo vệ này cũng có hai ngưỡng nhiệt độ: cảnh báo và tác
động.
Ngoài ra còn có các bảo vệ khác có thể làm chức năng bảo vệ chống quá tải cho máy biến áp
như: rơle hơi hoặc rơle nhiệt độ.

73
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

8.4.2. Rơle hơi (rơle Buchholz) và rơle dòng dầu

Hình 8.18 Rơle hơi của máy biến áp (rơle Buchholz)


Rơle được chế tạo và lắp đặt sẵn với máy biến áp (Hình 8.18). Rơle hơi là loại rơle cơ khí có
khả năng chống được hầu hết các sự cố xảy ra trong thùng dầu máy biến áp (rơle này còn có
tên gọi khác là rơle Buchholz, lấy tên của người phát minh).
Rơle hơi được lắp đặt trên đường ống nối từ thùng dầu chính máy biến áp lên thùng dầu phụ.
Rơle gồm có hai tổ hợp phao nằm lơ lửng trong dầu, mỗi phao có kèm theo một bộ tiếp điểm
thủy ngân hoặc tiếp điểm từ. Bình thường các tiếp điểm này đều ở trạng thái hở mạch. Khi
phao bị chìm xuống, thủy ngân sẽ tràn vào và nối tắt tiếp điểm đưa tín hiệu tới các mạch điều
khiển tương ứng (với tiếp điểm từ thì khi phao chìm xuống sẽ làm tiếp điểm tiến gần lại một
nam châm, nam châm sẽ hút làm tiếp điểm đóng lại).
Hoạt động:
- Khi có hiện tượng quá tải máy biến áp, nhiệt độ dầu tăng lên làm phát sinh khí trong
thùng dầu máy biến áp, khí này tích tụ lên trên bề mặt thùng dầu và theo ống dẫn dầu lên
thùng dầu phụ. Khi đi qua rơle hơi khí sẽ bị bẫy lại và đẩy mức dầu trong rơle hơi giảm dần.
Đến một mức độ nào đó sẽ làm phao thứ nhất chìm xuống, đóng tiếp điểm, khởi động cảnh
báo quá tải để thực hiện quá trình giảm tải cho máy biến áp.
Khí phát sinh trong thùng dầu máy biến áp có thể do các lý do sau:
+ Phân rã, xuống cấp của cách điện rắn học lỏng trong MBA do quá nhiệt hoặc hồ
quang.
74
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

+ Do xâm nhập từ ngoài vào trong trường hợp các van của đường ống dầu không kín
khít.
+ Do bản thân trong dầu vẫn còn khí: đây có thể là hệ quả của quá trình hút chân
không chưa đúng theo qui định trước khi nạp dầu cho MBA.
- Khi sự cố giữa các vòng dây hoặc giữa các pha sản sinh ra lượng khí lớn, dầu bay hơi
cục bộ. Điều này làm tăng nhanh áp lực cục bộ và có thể đẩy dầu chuyển động theo đường
ống lên thùng dầu phụ, đi qua rơle hơi. Dòng dầu và dòng khí mạnh chạy qua rơle hơi tác
động vào tấm chắn làm phao thứ hai bị chìm xuống, đóng tiếp điểm và thường đưa tín hiệu
đi cắt máy biến áp khỏi vận hành.
Các thí nghiệm cho thấy thời gian tác động của rơle khí thường khoảng từ 50ms÷100ms.
Thời gian tác động của rơle này không nên vượt quá 300ms.
Do các khí phát sinh trong quá trình vận hành MBA tích tụ một phần trong rơle hơi nên trên
rơle còn có một van trích khí, cho phép trích khi ra với mục đích thí nghiệm đánh giá tình
trạng của máy biến áp.
Rơle hơi còn phát hiện được hiện tượng mức dầu hạ thấp do có rò rỉ thùng dầu.
Với các máy biến áp có bộ chuyển đổi đầu phân áp (OLTC) đặt trong thùng dầu riêng:
thường được trang bị một rơle hơi khá tương tự để bảo vệ chống các sự cố trong thùng dầu
chứa bộ OLTC này. Rơle hơi trang bị cho bộ OLTC chỉ có một phao (tương ứng với phao
thứ hai của rơle hơi cho thùng dầu chính); do đó rơle này chỉ phản ứng với dòng dầu chạy
qua và rơle loại này cũng được gọi là rơle dòng dầu (Oil Surge) để phân biệt với rơle hơi ở
trên.
Lý do rơle cho bộ OLTC chỉ có 1 phao là do trong quá trình vận hành bình thường của bộ
OLTC có thể làm sản sinh ra các khí (do dầu bị bay hơi khi tiếp điểm chuyển mạch hoặc do
phát nóng của các điện trở, kháng điện hạn chế dòng ngắn mạch), các khí này tích lũy có thể
làm rơle tác động nhầm mặc dù không có bất cứ sự cố nào trong thùng dầu bộ OLTC. Vì vậy
rơle dòng dầu chỉ có một phao để tác động với dòng dầu chuyển động nhanh, là kết quả của
sự cố thực.

75
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

8.4.3. Rơle áp lực

Hình 8.19 Rơle giảm áp của máy biến áp (Pressure Relief Relay)
Có hai loại rơle áp lực: rơle áp lực phản ứng theo áp lực trong thùng dầu MBA (rơle giảm áp
– Oil Pressure Relief Devices) và rơle áp lực phản ứng theo tốc độ thay đổi áp lực (Rate of
Rise of Pressure Relay hoặc Sudden Pressure Relay).
- Rơle giảm áp:
Thường được lắp đặt trên nắp của máy biến áp hoặc trên thành máy biến áp. Rơle gồm một
đĩa bằng inox được ép chặt bằng lò xo để làm kín. Khi có sự cố trầm trọng xảy ra, dầu bị gia
tăng áp lực, tác động làm đĩa bị nâng lên và mở cho dầu thoát ra ngoài giảm áp cho thùng
dầu. Điều này tránh gây nổ thùng dầu và giảm nguy cơ gây hỏa hoạn. Đồng thời khi đĩa bị
nâng lên sẽ tác động đóng các tiếp điểm để đi cắt MBA. Rơle sẽ hoạt động khi áp lực lớn
hơn 10 psi và tự đóng lại khi áp lực giảm thấp hơn ngưỡng này. The discharge oil can be
ducted to a catchment pit where random discharge of oil is to be avoided. Rơle giảm áp
thường sử dụng cho các máy biến áp có công suất từ 2MVA trở lên, tuy nhiên cũng có thể
trang bị cho các máy biếp áp phân phối từ 200kVA và lớn hơn. Với các MBA nhỏ, đơn giản
thì rơle có thể chỉ là dạng ống có các điểm dễ vỡ nổ để thoát dầu.
- Rơle áp lực đột biến
Khi áp lực dầu tăng cao quá một mức nào đó, áp lực tác động lên piston lớn hơn lực nén của
lò xo và làm piston chuyển động lên trên, đóng tiếp điểm đưa tín hiệu tới mạch điều khiển
tương ứng
Thiết bị này có khả năng phát hiện việc tăng áp lực nhanh trong thùng dầu MBA, thiết bị này
có khả năng vận hành nhanh hơn rơle giảm áp. Rơle loại này thường sử dụng đối với máy
biến áp kiểu kín hoặc có gối hơi (It is employed in transformers which are provided with gas
cushions instead of conservators.

76
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Hình 8.20 Rơle áp lực đột biến (Sudden Pressure Relay)


Fig. 1 shows a modern sudden pressure relay which contains a metallic bellows full of
silicone oil.
Rơle được lắp đặt ở vị trí đáy của thùng dầu để tiện cho việc kiểm tra, bảo dưỡng. Khi hoạt
động rơle đưa tín hiệu đi cắt máy biến áp.
Trong một số trường hợp sự cố ngoài với dòng ngắn mạch lớn có thể làm rơle tác động
nhầm, do vậy một số sơ đồ chỉ cho phép rơle đưa tín hiệu đi cảnh báo thay vì cắt máy cắt.
Một số sơ đồ khác vẫn cho phép rơle cắt MBA, tuy nhiên chỉ khi dòng điện ở dưới ngưỡng
có thể tác động của bảo vệ so lệch.
8.4.4. Thiết bị chỉ báo mức dầu
Thiết bị chỉ báo mức dầu được lắp đặt tại khu vực thùng dầu phụ. Thiết bị gồm có một phao
nằm trong thùng dầu thông qua cơ cấu tay đòn và cơ cấu liên kết từ để chỉ thị và đóng tiếp
điểm cảnh báo khi mức dầu cao/thấp (Hình 8.21).

Hình 8.21 Cấu trúc rơle chỉ báo mức dầu máy biến áp

77
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

8.4.5. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây


a. Vai trò và phân loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ cho MBA
Thiết bị chỉ báo nhiệt độ của MBA được thiết kế để bảo vệ MBA bên cạnh chức năng chỉ
báo nhiệt độ và điều khiển hệ thống làm mát. Các chức năng chính của thiết bị này như sau:
- Chỉ báo nhiệt độ tức thời của dầu và cuộn dây MBA.
- Ghi lại nhiệt lớn nhất của dầu và cuộn dây
- Cảnh báo quá nhiệt theo giá trị cài đặt trước
- Cắt MBA khi mức quá nhiệt vượt qui định
- Điều khiển hệ thống làm mát MBA (đóng/cắt các quạt làm mát)
Có hai loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ dùng cho MBA, về mặt nguyên lý vận hành của hai loại
thiết bị này giống nhau, tuy nhiên một thiết bị dùng đo nhiệt độ dầu (Oil temperature
indicator - OTI) và một thiết bị đo nhiệt độ cuộn dây (Winding temperature indicator - WTI)
(Hình 8.22). Ngoài ra còn có loại chỉ báo nhiệt độ khác dùng cho các hệ thống đo xa, điều
khiển xa (Remote temperature indicator - RTI).

Hình 8.22 Thiết bị chỉ báo nhiệt độ lớp dầu lớp trên và nhiệt độ cuộn dây
b. Cấu trúc của thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu
Thiết bị nguyên lý vận hành khá giống với các nhiệt kế đo nhiệt độ dùng chất lỏng thông
thường. Phần tử cơ bản là bầu có chứa môi chất (bulk), bầu này được đặt trong một hõm trên
mặt máy biến áp, hõm này được ngâm hoàn toàn trong dầu (Hình 8.23).

78
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Hình 8.23 Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA
Bầu môi chất nối tới khu vực đồng hồ chỉ thị thông qua hai ống (capillary tubes). Một ống
nối tới bầu chỉ thị của đồng hồ (operating bellow) và ống còn lại nối tới bầu hiệu chỉnh theo
nhiệt độ môi trường (compensating bellow). Bầu hiệu chỉnh có nhiệm vụ bù lại sự ảnh
hưởng do việc thay đổi của nhiệt độ môi trường (Hình 8.24).
Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm môi chất trong bầu môi chất giãn nở, thay nổi thể tích và dẫn tới
bầu làm việc sẽ giãn dài ra hoặc thu ngắn lại, kéo theo sự chuyển động của kim chỉ thị của
đồng hồ.

Hình 8.24 Cấu trúc chi tiết rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA
Kim đồng hồ có gắn kèm một giá đỡ có gắn 4 tiếp điểm thủy ngân (dùng cho quạt gió, bơm
dầu tuần hoàn, cảnh báo nhiệt độ dầu cao, tác động cắt MBA). Ngưỡng tác động của các tiếp
điểm này có thể điều chỉnh được. Ngoài ra còn có một kim thụ động, kim này sẽ được kim
chính đẩy tới khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm kim chính quay về vị trí cũ nhưng kim thụ
79
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

động vẫn giữ nguyên vị trí để chỉ báo mức nhiệt độ lớn nhất đã có trong khoảng thời gian
nào đó.
c. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ cuộn dây
Thiết bị này đo nhiệt độ của cuộn dây điện áp cao và điện áp thấp và cung cấp tín hiệu cảnh
báo, bảo vệ.
Nhiệt độ lớp dầu trên cùng thường thấp hơn so với nhiệt độ của cuộn dây, đặc biệt là giai
đoạn quá độ ngay sau khi tăng tải đột ngột; nghĩa là thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu không phải
là công cụ toàn diện để bảo vệ chống quá nhiệt.

Hình 8.25 Ảnh chụp minh họa rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA
Nguyên lý vận hành của thiết bị này tương tự như thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu, điểm khác
biệt là bầu môi chất còn được gia nhiệt bởi cuộn điện trở bao quanh nó. Cuộn điện trở này
được nối tới thứ cấp của biến dòng của cuộn dây đang cần đo nhiệt độ. Như vậy dòng điện
qua cuộn gia nhiệt tỷ lệ với dòng điện trong cuộn dây (Hình 8.26).

Hình 8.26 Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA

80
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Khi tải tăng, dòng điện tăng lên và nhiệt độ cuộn dây tăng theo; bầu môi chất cảm nhận được
sự tăng nhiệt này bởi cuộn gia nhiệt đã có dòng điện lớn hơn chạy qua làm tăng lượng nhiệt
tỏa ra.
d. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ từ xa
Thiết bị đo nhiệt độ từ xa dựa trên một vôn met gắn trong cùng họp với các thiết bị chỉ báo
nhiệt độ. Tín hiệu điện áp đo được tỷ lệ với nhiệt độ đo được và dùng cho hệ thống hiển thị
từ xa.

81
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

9. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ RƠLE CHO CÁC THIẾT BỊ
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
9.1. Phương thức bảo vệ cho các thiết bị phổ biến trong hệ thống điện
Để có thể thiết kế phương thức bảo vệ, trước tiên cần xác định các loại sự cố có thể xảy ra
với thiết bị, các tình trạng làm việc bất thường…từ đó sẽ lựa chọn các chức năng bảo vệ phù
hợp.
Ngoài ra mức độ phức tạp của phương thức bảo vệ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như
công suất, cấp điện áp, mức độ quan trọng của thiết bị…
Một số khuyến cáo chung về phương thức bảo vệ (phổ biến tại Việt Nam, có tính chất tham
khảo):
1- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho đường dây trên không 500kV
1. Bảo vệ cho đường dây 500kV có hai sợi cáp quang độc lập liên kết hai trạm 500kV
hai đầu đường dây, bao gồm ba bộ bảo vệ:
- Bảo vệ chính 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 67/67N, 50/51, 50/51N, 85,
74
- Bảo vệ chính 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 67/67N, 50/51, 50/51N,
79/25, 27/59, 50BF, 85
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51,
50/51N, 79/25, 27/59, 50BF, 85, 74
2. Bảo vệ cho đường dây 500kV chỉ có một sợi cáp quang liên kết hai trạm 500kV hai
đầu đường dây, bao gồm hai bộ bảo vệ:
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51,
50/51N, 79/25, 27/59, 50BF, 85, 74
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51,
50/51N, 79/25, 27/59, 50BF, 85, 74
2- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho đường dây trên không hoặc cáp ngầm 220kV có
truyền tin bằng cáp quang
Bảo vệ cho đường dây 220kV bao gồm hai bộ bảo vệ:
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 67/67N, 50/51, 50/51N,
50BF, 85, 74
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51,
50/51N, 79/25, 27/59, 85, 74
Chức năng 50BF, 79/25, 27/59 không cần phải dự phòng, có thể được tích hợp ở một trong
hai bộ bảo vệ nêu trên.

82
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

3- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho đường dây trên không 220kV không có truyền tin
bằng cáp quang
Bảo vệ cho đường dây 220kV bao gồm hai bộ bảo vệ:
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N,
50BF, 85, 74
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51,
50/51N, 79/25, 27/59, 85, 74
4- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho đường dây trên không hoặc cáp ngầm 110kV có
truyền tin bằng cáp quang
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51,
50/51N, 50BF, 85, 74
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25,
27/59, 85, 74
5- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho đường dây trên không 110kV không có truyền tin
bằng cáp quang
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N,
50BF, 85, 74
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25,
27/59, 85, 74
6- Cấu hình hệ thống bảo vệ so lệch thanh cái 500kV
Gồm 01 bộ bảo vệ so lệch thanh cái theo nguyên tắc tổng trở thấp, so sánh dòng kết hợp với
so sánh hướng.
7- Cấu hình hệ thống bảo vệ so lệch thanh cái 220kV và 110kV
Sử dụng 01 bộ bảo vệ so lệch thanh cái theo nguyên tắc tổng trở thấp, so sánh dòng kết hợp
với so sánh hướng.
8- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho MBA 500/220kV
- Bảo vệ chính 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64, 50/51, 50/51N, tín
hiệu dòng điện các phía được lấy từ máy biến dòng chân sứ MBA.
- Bảo vệ chính 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 50/51/50/51N, tín hiệu
dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 500kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn
máy cắt đầu vào phía 500kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện áp
thanh cái 500kV

83
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 220kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn
máy cắt đầu vào phía 220kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện áp
thanh cái 220kV
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp: được tích hợp các chức năng bảo vệ 50/51,
50/51N, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ 35kV của
MBA
Chức năng rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu /cuộn dây MBA (26), rơ le áp lực MBA (63), rơ le gaz
cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơle báo mức dầu tăng cao (71) được trang
bị đồng bộ với MBA, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt hai phía thông qua rơ le chỉ huy cắt
hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua hai bộ bảo vệ chính và dự phòng của MBA (87T1,
87T2).
9- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho MBA 220/110kV
- Bảo vệ chính 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64, 50/51, 50/51N tín
hiệu dòng điện các phía được lấy từ máy biến dòng chân sứ MBA.
- Bảo vệ chính 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 50/51/50/51N, tín hiệu
dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 220kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn
máy cắt đầu vào phía 220kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện áp
thanh cái 220kV
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 110kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn
máy cắt đầu vào phía 110kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện áp
thanh cái 110kV
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp: được tích hợp các chức năng bảo vệ 50/51,
50/51N, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ cuộn trung
áp của MBA Chức năng rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu /cuộn dây MBA (26), rơ le áp lực
MBA (63), rơ le gaz cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơle báo mức
dầu tăng cao (71) được trang bị đồng bộ với MBA, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt
ba phía thông qua rơ le chỉ huy cắt hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua hai bộ
bảo vệ chính và dự phòng của MBA (87T1, 87T2).
10- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho MBA 110kV

84
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64 (theo nguyên lý tổng
trở thấp), 50/51, 50/51N, tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn máy cắt
đầu vào các phía MBA.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 110kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N,
50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân
sứ 110kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện áp thanh cái 110kV.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ 50/51,
50/51N, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ cuộn trung
áp 1 của MBA.
- Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ 50/51,
50/51N/51G, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ cuộn
trung áp 2 của MBA.
- Chức năng rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu /cuộn dây MBA (26), rơ le áp lực MBA (63), rơ
le gaz cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơle báo mức dầu tăng cao
(71) được trang bị đồng bộ với MBA, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt ba phía thông
qua rơ le chỉ huy cắt hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua bảo vệ chính và dự
phòng phía 110kV của MBA (87T, 67/67N).
11- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt phân đoạn 500kV
- Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N,
27/59, 50BF, 74
- Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 27/59,
50BF, 74
Chức năng 50BF, 27/59 không cần phải dự phòng, có thể được tích hợp ở một trong hai bộ
bảo vệ nêu trên.
12- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt phân đoạn 220kV, 110kV
Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 27/59,
50BF, 74
13- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt trung áp lưới trung tính nối đất trực tiếp
Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79,
50BF, 74, 27/59
Nếu không có nguồn cấp ngược thì không cần phần tử quá dòng có hướng, chỉ cần các chức
năng 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 50BF, 74 là đủ đáp ứng yêu cầu.
14- Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt trung áp lưới trung tính cách ly hoặc
qua tổng trở

85
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 67Ns (bảo vệ chạm đất có
hướng độ nhạy cao), 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 50BF, 74, 27/59
9.2. Giới thiệu một số sơ đồ phương thức bảo vệ
Sơ đồ phương thức bảo vệ được giới thiệu sau đây dựa trên khuyến cáo của hãng Siemens;
sơ đồ bảo vệ này không phải là bắt buộc và có thể khác nhau tùy điều kiện thực tế (tham
khảo: SIPROTEC Numerical Protection Relays - Protection Systems, Catalog SIP 2008
Siemens).
1. Đường dây phân phối hình tia

Lưu ý:
- Chức năng tự đóng lại (TĐL) chỉ áp dụng với đường dây trên không.
- Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch làm bảo vệ dự phòng chống lại các sự cố không đối xứng
- Các rơle quá dòng đảm bảo bậc phân cấp thời gian ∆t=0,3÷0,5 giây
- Có thể sử dụng đặc tính độc lập hoặc đặc tính phụ thuộc theo khuyến cáo sau:
o Đặc tính độc lập: thích hợp sử dụng khi tổng trở nguồn lớn hơn nhiều so với
tổng trở đường dây, tương đương với việc dòng ngắn mạch thay đổi ít khi có sự cố
tại đầu và cuối đường dây
o Đặc tính phụ thuộc dốc bình thường (Standard Inverse): áp dụng cho đường
dây dài khi dòng ngắn mạch giảm nhiều khi có sự cố tại cuối đường dây.

86
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

o Đặc tính phụ thuộc rất dốc hoặc cực kỳ dốc (Very or extremely inverse time):
áp dụng với các đường dây có tổng trở lớn hơn nhiều so với tổng trở nguồn (dòng
ngắn mạch khác biệt nhiều giữa đầu và cuối đường dây) hoặc dùng khi cần phối hợp
với cầu chì hoặc thiết bị TĐL. Đặc tính càng dốc càng dễ tránh được hiện tượng tác
động nhầm do tải khởi động đồng thời khi đóng điện đường dây sau sửa chữa hoặc
khi có dòng xung kích của máy biến áp.
o Đặc tính phụ thuộc dốc bình thường (Standard Inverse): áp dụng cho đường
dây dài khi dòng ngắn mạch thay đổi nhiều khi có sự cố tại đầu và cuối đường dây.
2. Đường dây phân phối hình tia có trang bị thiết bị tự đóng lại

Lưu ý:
- Chức năng 50/50N thường chỉnh định để bảo vệ vượt quá dao phân đoạn (Sectionlizer)
đầu tiên trên trục chính. Mục đích là để loại trừ nhanh các sự cố gần và tiết kiệm cầu chì
trong khu vực này (sơ đồ tiết kiệm cầu chì). Chức năng TĐL nhanh nên được sử dụng
trong trường hợp này (tăng tốc bảo vệ rơle trước TĐL)
- Rơle quá dòng nên chỉnh định để tự động tăng ngưỡng khởi động khi máy cắt đã mở quá
lâu để tránh tác động nhầm do tải khởi động đồng thời và dòng xung kích của các máy
biến áp phân phối.
3. Đường dây truyền tải (cấp 110kV)

87
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Lưu ý:
- Bảo vệ khoảng cách là bảo vệ chính; bảo vệ quá dòng có hướng là bảo vệ dự phòng.
- Chức năng 67N có khả năng hỗ trợ tốt trong trường hợp có sự cố chạm đất tổng trở cao.
- Sơ đồ liên động của bảo vệ khoảng cách (khuyến cáo):
o Sơ đồ PUTT dùng cho đường dây có chiều dài trung bình hoặc dài;
o Sơ đồ POTT thích hợp cho các đường dây ngắn;
o Sơ đồ truyền tín hiệu khóa có thể dùng cho hầu hết các loại đường dây
4. Đường dây truyền tải có trang bị cáp quang

88
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Sử dụng bảo vệ so lệch dọc và bảo vệ khoảng cách là các bảo vệ chính; hai chức năng bảo vệ
này dựa trên các nguyên lý khác nhau để tăng độ tin cậy.
5. Đường dây truyền tải với sơ đồ thanh góp 1 rưỡi (3 máy cắt trên hai mạch đường dây)

Sử dụng bảo vệ so lệch dọc và bảo vệ khoảng cách là các bảo vệ chính; hai chức năng bảo vệ
này dựa trên các nguyên lý khác nhau để tăng độ tin cậy.
6. Máy biến áp công suất nhỏ

89
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Có thể sử dụng cầu chì thay thế cho máy cắt phía cao áp. Bảo vệ quá dòng để chống các sự
cố chạm đất phía thứ cấp của MBA; tuy nhiên chức năng này cần phối hợp với bảo vệ của
đường dây. Chức năng bảo vệ chống chạm đất hạn chế sử dụng để loại trừ nhanh các sự cố
chạm đất trong cuộn dây đấu Y0 của máy biến áp.
7. Máy biến áp công suất lớn và quan trọng

90
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Bảo vệ chính là bảo vệ so lệch (87T); bảo vệ quá dòng dùng làm bảo vệ dự phòng (có thể
dùng rơle riêng biệt thay vì dùng chức năng quá dòng có sẵn trong các rơle bảo vệ so lệch
máy biến áp).
8. Máy biến áp tự ngẫu

91
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

9. Máy biến áp tự ngẫu công suất lớn và quan trọng

Sơ đồ thanh góp sử dụng là loại 1 rưỡi;

92
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Bảo vệ chính là bảo vệ so lệch tổng trở thấp 87/TL lấy tín hiệu từ các biến dòng chân sứ và
bảo vệ so lệch tổng trở cao 87/TH. Bảo vệ này cần sử dụng lõi BI với cấp X và các BI có
cùng tỷ số biến.
Bảo vệ khoảng cách được sử dụng làm bảo vệ dự phòng với vùng I bảo vệ tới 80% máy biến
áp và vùng II có trễ bảo vệ vượt quá máy biến áp.
Cuộn tam giác giả thiết cấp điện cho tự dùng hoặc các tải nhỏ lân cận.
Máy biến áp đấu nối Bảo vệ chính là bảo vệ so lệch (87T); bảo vệ quá dòng dùng làm bảo vệ
dự phòng (có thể dùng rơle riêng biệt thay vì dùng chức năng quá dòng có sẵn trong các rơle
bảo vệ so lệch máy biến áp).

93
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

10. PHỤ LỤC 2: THÔNG SỐ MỘT SỐ LOẠI BIẾN DÒNG ĐIỆN & BIẾN ĐIỆN ÁP
A. THÔNG SỐ MỘT SỐ LOẠI BIẾN DÒNG

94
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

B. THÔNG SỐ MỘT SỐ LOẠI BIẾN DÒNG

95
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

11. PHỤ LỤC 3: BIỂU MẪU CHẾ BẢN VÀ ĐÓNG QUYỂN ĐỒ ÁN


1. Bìa trước & thông tin ghi ở phần gáy đồ án

96
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Phần gáy của quyển đồ án tốt nghiệp có thể in thành dải riêng và dán vào hoặc dùng cách
khác tùy ý.
2. Chú ý yêu cầu về nộp quyển ĐATN
Sinh viên chỉ nộp quyển trong khoảng thời gian qui định (ví dụ từ 8:00÷11:30), sinh viên
đến muộn quá thời gian qui định sẽ không được nộp quyển và không được bảo vệ
Yêu cầu về quyển
- Số trang: không quá 120 trang
- Quyển phải có chữ ký của giáo viên hướng dẫn trên đề bài và xác nhận ngày hoàn thành
(ký trên trang phụ bìa)
- Quyển phải có gáy để phục vụ công tác lưu trữ quản lý. Phần dán ở gáy quyển theo mẫu
có đủ các thông tin của sinh viên (họ tên, lớp), thông tin về cán bộ hướng dẫn, thông tin
về bảo vệ (hội đồng, thứ tự bảo vệ - các thông tin này sẽ được dán trên bảng thông báo tại
Bộ môn trước ngày bảo vệ, nếu chưa kịp cập nhật có thể để trống và ghi bằng tay vào
hôm nộp quyển)
- Phần gáy của quyển nên in thành một dải băng riêng, sau khi đóng quyển với bìa trước và
sau xong, sẽ dùng hồ dán phần gáy này vào quyển, bao trùm cả phần dập ghim của
quyển.
- Sinh viên chỉ được đóng quyển bìa mềm. Lưu ý: không đóng quyển bìa carton cứng,
không dùng tấm lót mica. Không cần thiết in chữ màu trên bìa.

- Thứ tự đóng các trang như sau:

97
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Trang bìa mặt trước (bìa)  Trang phụ bìa (giống trang bìa mặt trước, tuy nhiên in
giấy bình thường để các thầy sẽ ký xác nhận)  Trang Lời cảm ơn  Trang Đề bài 
Trang Mục lục  Các chương của đồ án  Bìa sau.

98
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

12. PHỤ LỤC 4: CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Tại sao trong tính toán ngắn mạch lại chia ra chế độ max, min
Chế độ max để tính được dòng ngắn mạch cực đại chạy qua các BI. Dùng để:
- Chỉnh định cài đặt thông số cho rle
- Kiểm tra độ an toàn không tác động khi có sự cố bên ngoài vùng bảo vệ
Chế độ min dùng để tính được dòng ngắn mạch nhỏ nhất qua các BI. Dùng để:
- Kiểm tra độ nhạy của bảo vệ khi sự cố có dòng nhỏ nhất.
2. Tại sao trong tính toán ngắn mạch dùng đơn vị tương đối
Dùng đơn vị tương đối sẽ được kết quả tính toán ngắn mạch mà không quan tâm đến ảnh
hưởng của điện áp của các cấp điện áp.
Nếu tính trực tiếp trên đơn vị có tên cũng được, tuy nhiên sẽ phức tạp. Do đó thường sẽ tính
trong hệ đơn vị tương đối và chuyển sang hệ đơn vị có tên khi cần thiết.
3. Tại sao không tính toán các sự cố chạm đất đối với phía 10,5 kV (hoặc 35kV)
Phía 35 kV là lưới trung tính cách đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang. Do đó dòng
chạm đất có trị số rất nhỏ, nhỏ hơn cả dòng làm việc, do đó bảo vệ quá dòng không hoạt
động được.
4. Các cơ sở để lựa chọn sơ đồ phương thức bảo vệ cho MBA
- Dựa theo cấu tạo, chủng loại máy biến áp, công suất, cấp điện áp
- Dựa theo chế độ vận hành, chế độ trung tính
- Dựa theo kinh nghiệm vận hành và các hư hỏng thường có của MBA….
5. Bảo vệ quá tải hoạt động theo nguyên lý nào
Bảo vệ quá tải giám sát dòng điện các phía của máy biến áp để phát hiện khi nào MBA bị
quá tải; bảo vệ quá tải là loại có thời gian trễ phụ thuộc mức độ quá tải. Khi bảo vệ quá tải
hoạt động sẽ:
- Cảnh báo để sa thải phụ tải & Khởi động các hệ thống làm mát
- Cắt máy biến áp khi quá tải vượt mức cho phép
6. Bảo vệ theo nhiệt độ hoạt động dựa theo nguyên lý nào
Bảo vệ này hoạt động dựa trên việc đo nhiệt độ dầu và cuộn dây MBA thông quá một cơ cấu
tương tự như nhiệt kế; bảo vệ này sẽ có tác dụng phát hiện được quá tải của máy biến áp.
Khi bảo vệ hoạt động sẽ:
- Cảnh báo để sa thải phụ tải & Khởi động các hệ thống làm mát
- Cắt máy biến áp khi quá tải quá mức cho phép
7. Tại sao phía 10,5kV (hoặc 35kV) không đặt các bảo vệ chống chạm đất như phía 23kV và
110kV

99
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Lưới 23kV & 110kV là lưới trung tính trực tiếp nối đất, dòng ngắn mạch chạm đất có giá trị
lớn, nguy hiểm cho thiết bị và cần phải cắt ngay sự cố.
Phía 10,5 kV là lưới trung tính cách đất, do đó dòng chạm đất một pha chỉ là dòng điện dung
có trị số nhỏ (độ lớn dòng chạm đất phụ thuộc điện dung của mạng điện). Để phát hiện sự cố
chạm đất cho lưới trung tính cách điện thì không thể dựa vào các bảo vệ hoạt động theo dòng
điện vì dòng chạm đất một pha khá nhỏ, khi đó phải sử dụng bảo vệ hoạt động theo điện áp.
Bảo vệ theo điện áp này lấy tổng điện áp ba pha {Ua+Ub+Uc=3U0}.
- Bình thường điện áp 3U0 này bằng 0 do điện áp ba pha đối xứng;
- Khi có chạm đất điện áp ba pha mất đối xứng và 3U0 khi đó khác 0  bảo vệ sẽ
phát tín hiệu cảnh báo có sự cố chạm đất trên lưới. Khi đó người vận hành sẽ thực
hiện thao tác tìm và loại trừ đúng lộ đường dây sự cố.
8. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh I>> (hoặc 50) có thể dùng làm bảo vệ chính cho MBA (hoặc
các đối tượng khác được không)
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh không được dùng làm bảo vệ chính vì giá trị khởi động của bảo
vệ này được chọn lớn hơn dòng ngắn mạch ngoài vùng lớn nhất; do vậy sẽ luôn có một vùng
chết ở cuối đối tượng cần bảo vệ. Bảo vệ này không bảo vệ được toàn bộ đối tượng do vậy
không dùng làm bảo vệ chính.
9. Khi ngắn mạch một số vòng dây trong máy biến áp thì bảo vệ nào sẽ tác động.
- Nếu ngắn mạch trong cuộn dây, dòng điện tăng thêm trên các pha rất nhỏ do đó các
rơle quá dòng sẽ không đủ độ nhạy để phát hiện dạng sự cố này.
- Bảo vệ so lệch có thể cũng không đủ độ nhạy để tác động.
Tuy nhiên khi có chạm một số vòng dây thì dòng điện chạy quẩn trong các vòng dây bị ngắn
mạch này sẽ lớn, gây nóng cục bộ các vòng dây này, dẫn tới dầu máy biến áp bị sôi cục bộ,
dầu bốc hơi tạo nên bọt khí, rơle hơi cấp 2 sẽ tác động cắt máy cắt.
10. Nhiệm vụ rơle hơi trong MBA
Phát hiện các sự cố bên trong máy biến áp như: sự cố pha-pha; pha –đất, chạm chập một số
vòng dây cùng pha, xô lệch cuộn dây do lực điện động của dòng ngắn mạch….
11. Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt (50BF) hoạt động theo nguyên tắc nào
Khi sự cố xả ra, rơle bảo vệ tác động gửi tín hiệu cắt máy cắt và đồng thời kích hoạt chức
năng chống hỏng máy cắt 50BF. Khi được kích hoạt, chức năng 50BF sẽ đếm thời gian; khi
đếm hết thời gian cắt máy cắt thì rơle sẽ kiểm tra dòng điện đo được:
- Nếu sau khoảng thời gian cắt máy cắt mà dòng điện đo được bằng 0: chứng tỏ máy
cắt đã cắt tốt, dòng sự cố đã được loại trừ. Khi đó chức năng 50BF sẽ trở về trạng thái bình
thường (reset) như trước khi được kích hoạt.

100
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

- Nếu sau khoảng thời gian cắt máy cắt mà dòng điện đo được vẫn còn cao: chứng tỏ
máy cắt đã bị hỏng (do kẹt cơ khí, không dập được hồ quang…). Khi đó chức năng 50BF sẽ
tác động để gửi lệnh cắt máy cắt cấp trên phía nguồn.
Ví dụ, nếu MC phía 23kV bị hỏng, chức năng 50BF sẽ tác động cắt vượt cấp lên máy
cắt phía 110kV.
12. Tại sao sử dụng bảo vệ so lệch làm bảo vệ chính cho MBA.
Bảo vệ so lệch có khả năng loại trừ tức thời và chọn lọc phần tử bị sự cố. Là bảo vệ có
tính chọn lọc tuyệt đối, chỉ tác động với các sự cố trong vùng, do đó không cần phải phối
hợp thời gian của bảo vệ so lệch với các chức năng bảo vệ khác  dẫn tới có thể đặt thời
gian tác động của bảo vệ bằng 0.
13. Giải thích về ý nghĩa của từng đoạn đặc tính làm việc của rơle so lệch có hãm. Giá trị
cài đặt của đặc tính làm việc này dựa theo điều kiện gì:
- Đoạn a: Là vùng ngưỡng khởi động nhằm đảm bảo an toàn có tính tới do sai số của
BI, điều chỉnh đầu phân áp máy biến áp
- Đoạn d: Ngưỡng tác động cắt nhanh, không cần kiểm tra điều kiện hãm.
- Đoạn b, c: nhằm đảm bảo an toàn hãm khi sự cố bên ngoài vùng bảo vệ.
Nếu đoạn b, c đặt độ dốc lớn thì độ an toàn hãm sẽ cao khi có sự cố ngoài vùng, tuy nhiên độ
nhạy tác động khi có sự cố trong vùng sẽ giảm.
Ngược lại, nếu đoạn b, c đặt độ dốc thấp thì rơle sẽ nhạy hơn với sự cố trong vùng nhưng dễ
bị tác động nhầm với sự cố ngoài vùng.
Độ dốc của các đặc tính này được nhà sản xuất khuyến cáo lựa chọn trước.
14. Nếu tăng hay giảm độ dốc của đặc tính rơle bảo vệ so lệch thì có những ảnh hưởng gì tới
sự hoạt động của rơle loại này
Nếu đặt độ dốc lớn thì độ an toàn hãm sẽ cao khi có sự cố ngoài vùng, tuy nhiên độ nhạy tác
động khi có sự cố trong vùng sẽ giảm.
Ngược lại, nếu đặt độ dốc thấp thì rơle sẽ nhạy hơn với sự cố trong vùng nhưng dễ bị tác
động nhầm với sự cố ngoài vùng.
Độ dốc của các đặc tính này được nhà sản xuất khuyến cáo lựa chọn trước.
15. Các yếu tố gây nên dòng điện so lệch (hay còn gọi là dòng điện không cân bằng) khi
dùng bảo vệ so lệch cho MBA:
a. Do sai số của bản thân các BI
b. Do việc điều chỉnh đầu phân áp MBA trong quá trình vận hành
c. Do sự sai lệch về tỷ số biến của BI các phía
d. Do tổ đấu dây của máy biến áp gây ra

101
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

e. Do ảnh hưởng của thành phần TTK khi ngắn mạch chạm đất ngoài vùng
f. Do sự bão hòa mạch từ của MBA dẫn tới dòng điện bị méo dạng sóng.
Trong đó các yếu tố từ (c÷f) có thể được bù bằng thuật toán trong rơle. Giá trị cài đặt của
rơle thường đặt cao hơn dòng so lệch sinh ra do các yếu tố (a) & (b) để tránh tác động nhầm.
16. Khi đóng máy biến áp không tải thì rơle so lệch có tác động hay không? Tại sao?
Khi đóng máy biến áp không tải, dòng từ hóa xung kích có trị số lớn và chỉ có từ phía
nguồn đến MBA, các phía khác không có; do đó sẽ xuất hiện dòng điện so lệch lớn.
Để rơle không tác động thì phải dựa vào chức năng hãm theo sóng hài bậc 2. Phân tích
phổ tần của dòng điện từ hóa cho thấy dòng từ hóa xung kích có chứa hài dòng điện bậc hai
với tỷ lệ khá lớn so với độ lớn dòng điện tần số cơ bản (50Hz). Do đó thành phần hài bậc 2
này được sử dụng để hãm bảo vệ so lệch khi đóng MBA không tải.
17. Khi có sự cố tại một điểm nào đó trên thanh góp 23kV (hoặc 10,5kV) thì bảo vệ nào tác
động:
Khi có sự cố trên thanh góp, bảo vệ quá dòng của MBA phía 23kV hoặc 10,5kV sẽ tác
động cắt máy cắt cấp nguồn cho thanh góp. Đồng thời bảo vệ MC phân đoạn tác động cắt
MC phân đoạn thanh góp.
18. Trong trường hợp độ nhạy của các bảo vệ quá dòng 51 không đảm bảo thì giải pháp
khắc phục thế nào
Nếu bảo vệ quá dòng có thời gian 51 không đủ độ nhạy thì có thể sử dụng thêm bảo vệ
quá dòng thứ tự nghịch (ký hiệu I2> hoặc 46). Bảo vệ này có ngưỡng khởi động thấp, do đó
sẽ có độ nhạy cao với các sự cố không đối xứng.
19. Tại sao các bảo vệ quá dòng thứ tự không (I0>) thường được chỉnh định với dòng khởi
động rất nhỏ (khoảng 0,1÷0,3*Iđm BI).
Dòng điện TTK thu được bằng cách lấy tổng dòng điện của ba pha. Trong chế độ vận hành
bình thường, dòng thứ tự không về lý thuyết bằng 0; tuy nhiên do việc đo dòng điện có sử
dụng BI mà các BI có sai số nên vẫn có một giá trị dòng không cân bằng nào đó rất nhỏ chạy
qua BI. Do đó bảo vệ quá dòng TTK có thể đặt với ngưỡng rất thấp chỉ cần lớn hơn dòng
không cân bằng lúc bình thường và do vậy bảo vệ có độ nhạy cao.
20. Tại sao phải phối hợp thời gian làm việc của các bảo vệ
Phối hợp thời gian của các báo vệ nhằm loại trừ chính xác phần tử sự cố, không gây mất điện
lan tràn.
21. Tại sao sơ đồ bảo vệ MBA lại dùng rơle so lệch riêng và rơle quá dòng điện riêng

102
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

Sử dụng các rơle quá dòng riêng lẻ với với rơle so lệch nhằm dự phòng cho trường hợp
rơle so lệch không tác động hoặc sự cố bên trong rơle. Nếu chỉ sử dụng một rơle có cả hai
tính năng thì khi bị hỏng sẽ mất hết các chức năng bảo vệ cho MBA.
22. Thế nào là bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập và phụ thuộc.
- Bảo vệ quá dòng với thời gian độc lập: khi bảo vệ đã khởi động thì thời gian làm việc
của bảo vệ không phụ thuộc vào độ lớn dòng ngắn mạch. Ví dụ rơle đặt thời gian làm việc là
1,5 giây thì khi dòng ngắn mạch là 1kA sẽ cắt sau 1,5 giây, nếu dòng ngắn mạch là 10kA thì
thời gian cắt vẫn là 1,5 giây.
- Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc: khi bảo vệ đã khởi động thì thời
gian tác động phụ thuộc tỷ lệ nghịch với giá trị dòng điện ngắn mạch. Nếu dòng điện lớn,
thời gian tác động nhanh và ngược lại.
23. Nguyên tắc làm việc của BV so lệch
Dựa trên việc so sánh dòng điện đi vào và đi ra khởi đối tượng cần bảo vệ. Nếu có sự sai
lệch chứng tỏ đã có sự cố trong đối tượng cần bảo vệ và rơle sẽ tác động. Vùng bảo vệ của
bảo vệ so lệch được giới hạn bởi vị trí đặt các BI.
24. Tại sao phi loại bỏ thành phần dòng điện thứ tự không khi thực hiện bảo vệ so lệch MBA
Khi có các sự cố ngắn mạch chạm đất ngoài đường dây, có dòng TTK móc vòng qua trung
tính của cuộn dây đấu Y0 của MBA. Nếu không loại trừ dòng TTK này thì bảo vệ so lệch sẽ
hoạt động nhầm do dòng TTK đi qua cuộn Y0, tuy nhiên bị chặn không đi ra ngoài cuộn tam
giác gây mất cân bằng.
25. Tại sao bảo vệ 87N lại có tên là bảo vệ chống chạm đất hạn chế
- Bảo vệ 87N chỉ chống được các sự cố chạm đất
- Bảo vệ 87N chỉ bảo vệ được cuộn dây đấu Y0
- Bảo vệ 87N chỉ nhạy với các sự cố gần trung tính máy biến áp (vùng bảo vệ bị hạn
chế).
26. Tại sao không cần kiểm tra độ an toàn hãm đối với trường hợp ngắn mạch ngoài vùng
phía 110kV
Khi có sự cố ở N1 chỉ có dòng thứ tự không qua điểm trung tính MBA, nhưng thành phần
thứ tự không đã được loại trừ trong rơle nên nên bảo vệ so lệch không hoạt động, do vậy
không cần kiểm tra độ an toàn hãm.
27. BV quá dòng điện thứ tự không (I0>) hoạt động dựa trên dòng điện pha hay tổng các
dòng điện pha?
Bảo vệ quá dòng TTK hoạt động dựa theo tổng dòng điện 3 pha (là 3 lần dòng TTK). Bảo vệ
này có độ nhạy cao với sự cố chạm đất, tuy nhiên không phát hiện được các dạng sự cố khác.

103
TS. Nguyễn Xuân Tùng – Bộ môn Hệ thống điện – ĐHBK HN (Tổng hợp & Biên soạn)

104

You might also like