You are on page 1of 2

BÀI 1 + 2

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Hãy cho biết các loại nhiễm điện, nguyên nhân gây ra và tính chất sự nhiễm điện của các
vật.
2. Điện tích điểm là gì? Phân loại điện tích điểm.
3. Hãy phân biệt chất dẫn điện và chất cách điện.
4. Phát biểu định luật Coulomb và công thức (có chú thích đại lượng) của định luật. Từ đó,
cho biết lực tĩnh điện phụ thuộc vào các yếu tố nào.
5. So sánh lực tĩnh điện với lực hấp dẫn.
6. Có hai quả cầu kim loại giống hệt nhau. Ban đầu chúng hút nhau, sau đó cho chúng tiếp
xúc với nhau. Kết quả là chúng lại đẩy nhau. Phân tích hiện tượng trên và rút ra kết luận
với trạng thái tích điện ban đầu của 2 vật.
7. Hãy trình nội dung thuyết electron.
8. Hãy trình bày định luật bảo toàn điện tích.
9. Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Hãy trình bày phương pháp
để B và C nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau.
10. Khi đưa quả cầu kim loại B lại gần quả cầu A tích điện âm, dùng tay chạm vào B ở phần
xa quả cầu A. Hãy phân tích và cho biết sau khí lấy tay ra thì quả cầu B tích điện gì?
11. Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu trung hòa điện nối với đất. Sau đó ta cắt
dây nối đất rồi đưa A ra xa, hãy phân tích hiện tượng và cho biết quả cầu nhiễm điện gì?
12. Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu trung hòa điện nối với đất. Sau đó đưa A ra
xa rồi ta cắt dây nối đất, hãy phân tích hiện tượng và cho biết quả cầu nhiễm điện gì?

BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 1: LỰC TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN

Bài 1: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau một đoạn R = 4cm. Lực
đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5N. Tìm khoảng cách giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện giữa
chúng là F' = 2,5.10-6N.

Bài 2: Xác định lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1= 3.10-6C và q2= -3.10-6C cách nhau
một khoảng r = 3cm trong hai trường hợp
a. Đặt trong chân không
b. Đặt trong điện môi có ε = 4

Bài 3: Hai quả cầu nhỏ giống nhau mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 3cm
trong không khí thí chúng đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 3,6.10-2N. Xác định điện tích của 2
quả cầu này.
BÀI 1 + 2

Bài 4: Hai quả cầu nhỏ, giống nhau, bằng kim loại. Quả cầu A mang điện tích 4,50 µC; quả cầu B
mang điện tích – 2,40 µC. Cho chúng tiếp xúc nhau, rồi đưa chúng ra xa nhau 1 khoảng 1,56 cm.
Tính lực tương tác giữa chúng.

CHỦ ĐỀ 2: LỰC TỔNG HỢP TÁC DỤNG LÊN 1 ĐIỆN TÍCH

Bài 1: Ba điện tích điểm q1 = -10-7C, q2 = 5.10-8C, q3 = 4.10-8C lần lượt đặt tại A, B, C trong
không khí. Biết AB = 5cm, AC = 4cm, BC = 1cm. Tìm lực tác dụng lên điện tích q3.

Bài 2: Ba điện tích điểm q1 = 4.10-8C, q2 = -4.10-8C, q3 = 5.10-8C đặt trong không khí tại ba
đỉnh ABC của một tam giác đều cạnh a = 2cm. Xác định vectơ lực tác dụng lên q3.

Bài 3: Cho hai điện tích q1= q2 = 16 μC đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 1m trong
không khí. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q0 = 4μC đặt tại.
a. Điểm M: MA = 60 cm; MB = 40 cm
b. Điểm N: NA = 60 cm; NB = 80 cm
c. Điểm Q: QA = QB = 100cm

CHỦ ĐỀ 3: CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH

Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4. 10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân
không. Phải đặt điện tích q3 = 2. 10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?

Bài 2: Hai điện tích điểm q1 = q2 = -4. 10-6C, đặt tại A và B cách nhau 10 cm trong không khí.
Phải đặt điện tích q3 = 4. 10-8C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?

Bài 3: Cho hai điện tích q1= -2.10-8 C và q2=1,8.10-7 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 8cm
trong không khí. a. Đặt điện tích q0 tại đâu để q0 cân bằng b. Dấu và độ lớn của q0 để q1 và q2
cũng cân bằng.

Bài 4: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q, khối lượng m= 10g treo bởi 2
dây cùng chiều dài ℓ = 30cm vào cùng 1 điểm. Giữ quả cầu thứ nhất cố định theo phương thẳng
đứng, dây treo quả thứ hai sẽ lệch góc = 60 so với phương thẳng đứng. Tìm q

Bài 5: Hai quả cầu nhỏ khối lượng giống nhau treo vào 1 điểm bởi 2 dây dài ℓ = 20cm. Truyền
cho 2 quả cầu điện tích tổng cộng q= 8.10-7C, chúng đẩy nhau, các dây treo hợp thành góc  =
90. Cho g = 10m/s2.
a. Tìm khối lượng mỗi quả cầu.
b. Truyền thêm cho 1 quả cầu điện tích q’, 2 quả cầu vẫn đẩy nhau nhưng góc giữa 2 dây treo
giảm còn 60. Tính q’.

You might also like