You are on page 1of 5

hẹn hò với định mệnh – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của

Jawaharlal Nehru
Posted on Tháng Tám 18, 2011 by Diệu Sương

Đầu năm 1947, sau hơn 1 thế kỷ bền bỉ chống lại ách thống trị
của người Anh, Ấn Độ giành được quyền độc lập.

Chiến thắng này là một thành công “thần kỳ” của nhóm các nhà cách mạng ôn hoà vì họ đã
liên kết được các nhóm sắc tộc (Hindu và Hồi Giáo) và các tiểu quốc (565 tiểu quốc) căm thù
nhau đứng cùng 1 chiến tuyến, để tạo sức ép buộc người Anh trao trả độc lập. Thực tế là từ
năm 1800 đến nay, chỉ có 1 giai đoạn rất ngắn (1920-1947) mọi sắc tộc và vương quốc tại
tiểu lục địa này đứng cùng chiến tuyến.

Chúng ta hãy cùng cảm nhận bài tuyên ngôn độc lập 14 tháng 8 năm 1947 của Jawaharlal
Nehru, giữa lúc cả nhân dân tiểu lục địa Ấn đang ngất ngây về quyền độc lập của mình.

Hãy cùng cảm nhận cách Nehru truyền hứng khởi cho những người Ấn Độ bằng những từ
ngữ mạnh mẽ “Vào lúc đồng hồ điểm giữa đêm, khi thế giới đang chìm trong giấc ngủ, Ấn
Độ sẽ bừng dậy với sức sống và tự do”, “linh hồn của một quốc gia, từ lâu đã bị đàn áp, tìm
được tiếng nói”, nó sẽ giúp người dân đang ngây ngất chung sức xây dựng tổ quốc.

Nhưng Neru cũng nhắc nhở người dân phải tỉnh táo “Thành tựu chúng ta ăn mừng ngày hôm
nay chỉ là một bước, một cơ hội…” vì trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn. “khó khăn” – có
thể Neru đang nói về các nguy cơ xung đột sắc tộc hay phân chia quyền lợi của các tiểu quốc
(nhưng ông tránh nói trực tiếp) vì ở phần cuối, ông dùng rất nhiều từ diễn tả sự thống nhất và
hoà thuận “Một Thế Giới không còn có thể bị chia cắt thành những mảnh vụn cô lập” hay “Ở
đây không có thời gian cho những lời chỉ trích nhỏ mọn và tiêu cực, không có thời gian cho
ác ý hoặc sự đổ lỗi cho người khác”, “một Ấn Độ tự do nơi mà tất cả các con cháu của xứ này
có thể cư ngụ”.

Và đó chính là các giá trị chính của bài diễn văn này. Theo đánh giá của mình thì nó là 1 bài
diễn văn hay, tràn đầy nhiệt huyết và có sức thuyết phục.
Tuy nhiên, nguyện ước của Nehru đã không thành hiện thực, bạo động và nội chiến ngay lập
tức bùng phát trên khắp lục địa, liên quan đến xung đột sắc và sự phân chia các tỉnh làm ít
nhất 500.000 người thiệt mạng và các cuộc xung đột còn tiếp diễn đến ngày nay. Rõ ràng, tuy
bài diễn văn này có sức thuyết phục nhưng mức độ thuyết phục của nó bị hạn chế, vì tôn giáo
và các truyền thống lâu đời là thứ không dễ mà thay đổi được.

Về Jawaharlal Nehru

Jawaharlal Nehru (14 tháng 11 năm 1889 tại Allahabad – 27 tháng 5 năm 1964 tại New
Delhi) là một nhà chính trị người Ấn và từ 1947 cho đến 1964 là thủ tướng đầu tiên của Ấn
Độ. Thường được gọi Panditji (Nhà học giả), Nehru cũng là nhà văn, nhà học giả, là sử gia
không chuyên, và là tộc trưởng của gia tộc Nehru-Gandhi, họ chính trị nổi tiếng nhất ở Ấn
Độ. Con gái, Indira Gandhi cũng là một thủ tướng Ấn Độ.

Ông là con của 1 chính trị gia giàu có Motilal Nehru, trở thành lãnh đạo cánh tả của Quốc
Hội Ấn Độ (Indian National Congress) khi còn khá trẻ, rồi trở thành chủ tịch Quốc Hội dưới
sự dìu dắt của Mohandas Karamchand Gandhi. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phong
trào đòi quyền độc lập cho Ấn Độ theo con đường hoà bình. Sau khi Ấn Độ độc lập, ông
được xem là người kế tục Gandhi (đã bị ám sát tháng 1 năm 1948) (lược dịch Wikipedia)

(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu và bình)

Diễn văn Độc Lập của Jawaharlal Nehru, 14.8.1947


Lâu năm về trước, chúng ta đã hẹn hò với định mệnh, và bây giờ là thời điểm chúng ta làm
trọn lời hứa, không hoàn toàn hay đầy đủ, nhưng cũng rất là đáng kể. Vào lúc đồng hồ điểm
giữa đêm, khi thế giới đang chìm trong giấc ngủ, Ấn Độ sẽ bừng dậy với sức sống và tự do.
Một thời điểm đang đến, chỉ đến rất hiếm hoi trong lịch sử, khi chúng ta bước ra khỏi cái cũ
để đến với cái mới, khi một thời đại kết thúc, và khi linh hồn của một quốc gia, từ lâu đã bị
đàn áp, tìm được tiếng nói. Thậ là phù hợp với khoảnh khắc thiêng liêng này để chúng ta cam
kết những cống hiến hầu phục vụ cho đất nước và nhân dân Ấn Độ và cao cả hơn nữa là
chính nghĩa của nhân loại.

Từ khởi thủy của lịch sử, Ấn Độ đã bắt đầu cuộc tìm kiếm bất tận, và vô lượng thế kỷ đã tràn
đầy những phấn đấu và huy hoàng của thành công và thất bại. Dù may mắn hay rủi ro, Ấn Độ
chưa bao giờ rời mắt khỏi cuộc tìm kiếm đó hoặc lãng quên những lý tưởng đã cho xứ Ấn sức
mạnh. Hôm nay chúng ta chấm dứt thời kỳ rủi ro và một lần nữa Ấn Độ khám phá lại chính
mình. Thành tựu chúng ta ăn mừng ngày hôm nay chỉ là một bước, một cơ hội mở ra cho các
chiến lợi và thành tích vĩ đại hơn đang chờ đón chúng ta. Chúng ta có đủ dũng cảm và khôn
ngoan để nắm bắt cơ hội này và chấp nhận những thách thức của tương lai không?

Tự do và quyền lực mang lại trách nhiệm. Trách nhiệm rơi vào tay trên Quốc Hội này, một
chủ thể có chủ quyền quốc gia đại diện cho chủ quyền quốc gia của nhân dân Ấn Độ. Trước
khi sinh ra tự do, chúng ta đã chịu đựng tất cả những đau đớn của sự chuyển bụng và trái tim
của chúng ta nặng trĩu với những ký ức của khổ đau này. Vài cơn đau vẫn còn tiếp tục ngay
cả đến bây giờ. Tuy nhiên, quá khứ đã qua và giờ đây tương lai đang mời gọi chúng ta.

Tương lai đó không phải là dễ dàng hay yên nghỉ mà là không ngừng phấn đấu để chúng ta có
thể hoàn thành các cam kết mà chúng ta đã thường xuyên hứa hẹn và cam kết mà chúng ta
hứa hẹn hôm nay. Phục vụ cho Ấn Độ có nghĩa là phục vụ cho hàng triệu con người đang đau
khổ. Nó có nghĩa là kết thúc sự nghèo đói và dốt nát và bệnh tật và sự bất bình đẳng trong cơ
hội. Hoài bão của người vĩ đại nhất của thế hệ chúng ta là lau khô từng giọt nước mắt trên
từng đôi mắt đẫm lệ. Điều đó có thể quá mức cho chúng ta, nhưng ngày nào còn nước mắt và
khổ đau thì công việc của chúng ta sẽ chưa chấm dứt.

Và vì vậy chúng ta phải lao động và làm việc, và làm việc siêng năng, để biến những giấc mơ
của chúng ta thành sự thật. Những giấc mơ đó là cho Ấn Độ, nhưng cũng là cho thế giới, bởi
vì tất cả các quốc gia và các dân tộc ngày hôm nay đang chặt chẽ đan lại với nhau cho bất kỳ
một ai có ảo tưởng rằng họ có thể sống riêng biệt. Hòa bình đã được nói là không thể bị chia
cắt; cũng như tự do, cũng thịnh vượng bây giờ; và cũng như thảm họa trong Một Thế Giới
không còn có thể bị chia cắt thành những mảnh vụn cô lập.

Với nhân dân Ấn Độ, những người đại diện như chúng tôi, chúng tôi kêu gọi tham gia với
chúng tôi với niềm tin và tự tin cho hành trình phiêu lưu tuyệt vời này. Ở đây không có thời
gian cho những lời chỉ trích nhỏ mọn và tiêu cực, không có thời gian cho ác ý hoặc đổ lỗi cho
người khác. Chúng ta phải xây dựng một biệt thự vương giả của một Ấn Độ tự do nơi mà tất
cả các con cháu của xứ này có thể cư ngụ.

(Diệu Sương dịch)

Jawaharlal Nehru (1889-1964):


Speech On the Granting of Indian Independence, August
14, 1947
Long years ago we made a tryst with destiny, and now the time comes when we shall redeem
our pledge, not wholly or in full measure, but very substantially. At the stroke of the midnight
hour, when the world sleeps, India will awake to life and freedom. A moment comes, which
comes but rarely in history, when we step out from the old to the new, when an age ends, and
when the soul of a nation, long suppressed, finds utterance. It is fitting that at this solemn
moment we take the pledge of dedication to the service of Inida and her people and to the still
larger cause of humanity.

At the dawn of history India started on her unending quest, and trackless centuries are filled
with her striving and the grandeur of her success and her failures. Through good and ill
fortune alike she has never lost sight of that quest or forgotten the ideals which gave her
strength. We end today a period of ill fortune and India discovers herself again. The
achievement we celebrate today is but a step, an opening of opportunity, to the greater
triumphs and achievements that await us. Are we brave enough and wise enough to grasp this
opportunity and accept the challenge of the future?

Freedom and power bring responsibility. The responsibility rests upon this Assembly, a
sovereign body representing the sovereign people of India. Before the birth of freedom we
have endured all the pains of labour and our hearts are heavy with the memory of this sorrow.
Some of those pains continue even now. Nevertheless, the past is over and it is the future that
beckons to us now.
That future is not one of ease or resting but of incessant striving so that we may fulfill the
pledges we have so often taken and the one we shall take today. The service of India means
the service of the millions who suffer. It means the ending of poverty and ignorance and
disease and inequality of opportunity. The ambition of the greatest man of our generation has
been to wipe every tear from every eye. That may be beyond us, but as long as there are tears
and suffering, so long our work will not be over.

And so we have to labour and to work, and work hard, to give reality to our dreams. Those
dreams are for India, but they are also for the world, for all the nations and peoples are too
closely knit together today for any one of them to imagine that it can live apart Peace has
been said to be indivisible; so is freedom, so is prosperity now, and so also is disaster in this
One World that can no longer be split into isolated fragments.

To the people of India, whose representatives we are, we make an appeal to join us with faith
and confidence in this great adventure. This is no time for petty and destructive criticism, no
time for ill-will or blaming others. We have to build the noble mansion of free India where all
her children may dwell.

http://www.fordham.edu/halsall/mod/1947nehru1.html

Hi Diệu Sương,

Phật Thích Ca ra đời đến nay là 2555, và Phật triết là tư tưởng bình đẳng nhất của con ngườii,
hơn tất cả mọi triết thuyết cổ kim của thế giới.

Trong kinh Pháp Hoa, Long nữ 8 tuổi đã có thể thành Phật nhanh hơn là một người trao một
đóa hoa cho người kia cầm. Đó nghĩa là phụ nữ, con nít và loài vật (rồng) vẫn có thể thành
Phật rât nhanh.

Và trong phẩm Tùng Địa Dõng Xuất của Kinh Pháp Hoa thì sâu bọ dơ bẩn dưới lòng đất
cũng thành Bồ Tát óng ánh vàng.

Đây là một cuộc cách mạng về bình đẳng và dân chủ sâu thẳm nhất trong văn minh nhân loại
mà anh được biết. Anh chưa từng đọc một triết thuyết nào mạnh mẽ và triệt để đến như vậy
về bình đẳng và dân chủ.

Nhưng ngay tại quê hương Đức Phật Ấn Độ (Nepal là một góc tí xíu của Ấn Độ), thì phân
chia giai cấp vẫn còn mạnh nhất trên thế giới. Ấn Giáo với hệ thống giai cấp điền rồ đã có
trước thời Phật Thích Ca mấy nghìn năm vẫn kéo dài cho đến ngày nay.

Nếu người nào hiểu Ấn giáo thì mới hiểu được Phật Thích Ca (cũng bắt đầu là một đạo sĩ Bà
La Môn của Ấn giáo) đã cố gắng tạo nên một cuộc cách mạng tâm linh triệt để đến thế nào để
xóa bỏ mê tín và bất bình đẳng của Ấn giáo. Nhưng đã 2555 năm, Phật Thích Ca cũng chưa
xoay chuyển hết được trái tim Ấn Độ.

Cho đến ngày nay giai cấp Untouchable (không sờ đến được) (Dalit) ở Ấn Độ, giai cấp bị đối
xử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, vẫn còn tồn tại ở Ấn. (Người của giai cấp Untouchacle,
nếu chỉ để cái bóng của mình chạm đến người của giai cấp khác, đó là một tội phạm. Ngày
nay đó không còn là một hình tội ở Ấn, nhưng mọi kỳ thị khác thì vẫn còn đó). Cực kỳ ngu
dốt và điên rồ.
Thế mới biết con người có thể dốt nát và điên rồ đến mức nào, nhất là khi các ngu dốt và điên
rồ đó được lồng trong xiêm y và giáo huấn tôn giáo.

Rất may là Phật giáo và Thiên chúa giáo là con đường giải thoát cho người của giai cấp
Untouchable. Rất nhiều người Untouchalble ngày nay tìm tình yêu và bình đẳng bằng cách
trở thành tín đồ Phật giáo hay Thiên chúa giáo.

Hi Diệu Sương,

Phật Thích Ca ra đời đến nay là 2555, và Phật triết là tư tưởng bình đẳng nhất của con ngườii,
hơn tất cả mọi triết thuyết cổ kim của thế giới.

Trong kinh Pháp Hoa, Long nữ 8 tuổi đã có thể thành Phật nhanh hơn là một người trao một
đóa hoa cho người kia cầm. Đó nghĩa là phụ nữ, con nít và loài vật (rồng) vẫn có thể thành
Phật rât nhanh.

Và trong phẩm Tùng Địa Dõng Xuất của Kinh Pháp Hoa thì sâu bọ dơ bẩn dưới lòng đất
cũng thành Bồ Tát óng ánh vàng.

Đây là một cuộc cách mạng về bình đẳng và dân chủ sâu thẳm nhất trong văn minh nhân loại
mà anh được biết. Anh chưa từng đọc một triết thuyết nào mạnh mẽ và triệt để đến như vậy
về bình đẳng và dân chủ.

Nhưng ngay tại quê hương Đức Phật Ấn Độ (Nepal là một góc tí xíu của Ấn Độ), thì phân
chia giai cấp vẫn còn mạnh nhất trên thế giới. Ấn Giáo với hệ thống giai cấp điền rồ đã có
trước thời Phật Thích Ca mấy nghìn năm vẫn kéo dài cho đến ngày nay.

Nếu người nào hiểu Ấn giáo thì mới hiểu được Phật Thích Ca (cũng bắt đầu là một đạo sĩ Bà
La Môn của Ấn giáo) đã cố gắng tạo nên một cuộc cách mạng tâm linh triệt để đến thế nào để
xóa bỏ mê tín và bất bình đẳng của Ấn giáo. Nhưng đã 2555 năm, Phật Thích Ca cũng chưa
xoay chuyển hết được trái tim Ấn Độ.

Cho đến ngày nay giai cấp Untouchable (không sờ đến được) (Dalit) ở Ấn Độ, giai cấp bị đối
xử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, vẫn còn tồn tại ở Ấn. (Người của giai cấp Untouchacle,
nếu chỉ để cái bóng của mình chạm đến người của giai cấp khác, đó là một tội phạm. Ngày
nay đó không còn là một hình tội ở Ấn, nhưng mọi kỳ thị khác thì vẫn còn đó). Cực kỳ ngu
dốt và điên rồ.

Thế mới biết con người có thể dốt nát và điên rồ đến mức nào, nhất là khi các ngu dốt và điên
rồ đó được lồng trong xiêm y và giáo huấn tôn giáo.

Rất may là Phật giáo và Thiên chúa giáo là con đường giải thoát cho người của giai cấp
Untouchable. Rất nhiều người Untouchalble ngày nay tìm tình yêu và bình đẳng bằng cách
trở thành tín đồ Phật giáo hay Thiên chúa giáo.

You might also like