You are on page 1of 60

LỜI NÓI ĐẦU

Với nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao trong cuộc sống, thì năng lượng
sử dụng (than đá, dầu mõ,..) đang ngày càng cạn kiệt đi và gây ra ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường. Và việc tìm ra nguồn năng lượng thân thiện với môi trường để
thay thế là vấn đề đặt ra.
Nhóm chúng em chọn đề tài “Thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời có điều
hướng”.
Với lượng thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.
Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô bỏ qua và hướng dẫn tận tình để
chúng em sửa chữa.
Và chúng em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa và đặc biệt là thầy
cô giáo hướng dẫn, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình làm
đồ án tốt nghiệp.
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan nội dung của đồ án “Thiết kế hệ thống năng lượng mặt
trời có điều hướng ” không phải là bản sao chép của bất cứ đồ án hoặc công trình đã có
từ trước.

Đà Nẵng, ngày ... tháng 5 năm 2019


Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI…………………….………………………… 1

1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................ 1

1.2 Hệ thống điện năng lượng mặt trời..........................................................................2

1.3 Giải quyết vấn đề.....................................................................................................3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT..............................................................5

2.1 Pin mặt trời..............................................................................................................5

2.1.1 Giới thiệu..............................................................................................................5

2.1.2 Phân loại...............................................................................................................6

2.1.3 Cấu tạo Pin mặt trời..............................................................................................7

2.1.4 Thông số kỹ thuật.................................................................................................8

2.2 Ắc quy..................................................................................................................... 8

2.2.1 Giới thiệu..............................................................................................................8

2.2.2 Phân loại...............................................................................................................9

2.2.3 Nguyên lý làm việc Ắc quy axit............................................................................9

2.3.4 Phương pháp nạp cho Ắc quy.............................................................................11

2.3.5 Các thông số cơ bản của Ắc quy.........................................................................12

2.3.6 Thông số kỹ thuật...............................................................................................13

2.4 Arduino Nano........................................................................................................13

2.4.1 Giới thiệu............................................................................................................13

2.4.2 Sơ đồ nguyên lý:.................................................................................................14

2.4.3 Thông số kỹ thuật...............................................................................................15

2.4.4 ATmega328.........................................................................................................15

2.5 Module mạch cầu H LM298N...............................................................................17

2.5.1 Giới thiệu............................................................................................................17


2.5.2 Thông số kỹ thuật...............................................................................................17

2.5.3 Cách sử dụng......................................................................................................17

2.6 Động cơ giảm tốc 12VDC.....................................................................................19

2.6.1 Giới thiệu............................................................................................................19

2.6.2 Thông số kỹ thuật...............................................................................................19

2.7 Cảm biến quang trở................................................................................................19

2.7.1 Giới thiệu............................................................................................................19

2.7.2 Thông số kỹ thuật...............................................................................................20

2.8 Module LM2596....................................................................................................20

2.8.1 Giới thiệu............................................................................................................20

2.8.2 Sơ đồ nguyên lý..................................................................................................20

2.8.3 Thông số kỹ thuật...............................................................................................21

2.9 Mofet IRF540........................................................................................................21

2.9.1 Giới thiệu............................................................................................................21

2.9.2 Thông số kỹ thuật...............................................................................................21

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG.........................................23

3.1 Sơ đồ khối của hệ thống.........................................................................................23

3.2 Dàn xoay................................................................................................................ 24

3.2.1 Module cơ khí.....................................................................................................24

3.2.2 Bố trí cảm biến....................................................................................................25

3.2.3 Bố trí điều khiển động cơ....................................................................................26

3.2.4 Nguyên tắt xoay..................................................................................................26

3.2.5 Tính toán thiết kế................................................................................................27

3.3 Bộ điều khiển nạp..................................................................................................29

3.3.1 Sơ đồ nguyên lý..................................................................................................29


3.3.2 Tính toán thiết kế................................................................................................30

3.4 Bộ chuyển đổi DC-AC...........................................................................................32

3.4.1 Sơ đồ nguyên lý..................................................................................................32

3.4.2 Tính toán thiết kế................................................................................................33

3.5 Thiết kế phần mềm................................................................................................34

3.5.1 Chương trình chính.............................................................................................34

3.5.2 Chương trình con................................................................................................35

3.5.3 Chương trình thực hiện.......................................................................................38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ CHẾ TẠO.........................................................................46

4.1 Khối dàn xoay........................................................................................................46

4.2 Bộ điều khiển nạp..................................................................................................47

4.3 Bộ chuyển đổi DC-AC...........................................................................................48

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.........................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................52

PHỤ LỤC................................................................................................................... 53
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Tấm Pin mặt trời.............................................................................................................2

Hình 1.2: Mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời............................................................3

Hình 2.1: Pin mặt trời 20W.............................................................................................................5

Hình 2.2: Các loại Pin mặt trời......................................................................................................6

Hình 2.3: Cấu tạo pin mặt trời silic..............................................................................................7

Hình 2.4: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.......................................................................7

Hình 2.5: Ắc quy 12V-9Ah.............................................................................................................9

Hình 2.6: Module Arduino Nano.................................................................................................13

Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý module Arduino Nano.................................................................14

Hình 2.8: Thông số kỹ thuật Arduino nano..............................................................................15

Hình 2.9: Sơ đồ chân ATmega328P............................................................................................16

Hình 2.10: Module L298N...........................................................................................................17

Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý module L298................................................................................18

Hình 2.12: Động cơ 12VDC.........................................................................................................19

Hình 2.13: Điện trở quang............................................................................................................19

Hình 2.14: Module LM2596........................................................................................................20

Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lý của module LM2596..................................................................20

Hình 2.16: Mosfet IRF540............................................................................................................21

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống năng lượng mặt trời...............................................................23

Hình 3.2: Sơ đồ dàn xoay pin mặt trời.......................................................................................24

Hình 3.3: Bố trí cảm biến..............................................................................................................25

Hình 3.4: Sơ đồ nối cảm biến.......................................................................................................25

Hình 3.5: Sơ đồ nối động cơ........................................................................................................26

Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển nạp..........................................................................29

Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lý bộ chuyển đổi DC-AC.................................................................32


Hình 3.8: Lưu đồ thuật toán hệ thống........................................................................................34

Hình 3.9: Lưu đồ thuật toán khối dàn xoay..............................................................................35

Hình 3.10: Lưu đồ thuật toán khối điều khiển nạp.................................................................36

Hình 3.11: Lưu đồ thuật toán khối chuyển đổi DC-AC.........................................................37

Hình 4.1: Hình ảnh của khối dàn xoay.......................................................................................46

Hình 4.2: Hình ảnh của mạch điều khiển nạp nạp..................................................................47

Hình 4.3: Dạng sóng xung điều khiển PWM và điện áp nạp cho ắc quy..........................47

Hình 4.4: Hình ảnh của mạch chuyển đổi DC-AC.................................................................48

Hình 4.5: Dạng sóng ngõ ra khi chưa qua biến áp và mạch lọc..........................................48

Hình 4.6: Dạng sóng ngõ ra khi đã qua biến áp và mạch lọc...............................................49
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

GIỚI THIỆU CHƯƠNG


Trong chương này sẽ trình bày các nội dung về đề tài một cách tổng quan giúp
người đọc có một cái nhìn rõ ràng hơn. Nội dung bao gồm các phần: đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết luận chương.
1.1 Đặt vấn đề
Năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, dân số tăng vọt, kinh tế phát triển
như vũ bão… đã dẫn đến yêu cầu bức thiết phải có những phương cách mới trong việc
cung ứng và sử dụng năng lượng. Ước tính, nguồn năng lượng tự nhiên hiện nay của
chúng ta sẽ cạn kiệt trong thời gian tới, trong đó dự báo nguồn dầu mỏ thương mại trên
thế giới còn dùng khoảng 60 năm, khí tự nhiên 80 năm, than 150-200 năm. Trước thực
trạng trên, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những nguồn năng lượng thay thế. Một trong
những giải pháp chủ yếu là tìm kiếm những nguồn năng lượng tái tạo được, những
dạng năng lượng mà khi khai thác cũng như tiêu thụ tác động ít nhất đến môi trường
như: năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng mặt trời,.. Trong đó, năng
lượng mặt trời được xem là nguồn năng lượng tái tạo sạch nhất và ít gây ảnh hưởng
đến môi trường nhất, có khắp trên bề mặt của trái đất.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng khối năng lượng
khổng lồ. Cuộc sống chúng ta xoay quanh sự tiêu thụ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tiêu thụ năng lượng. Năng lượng mặt trời là
dạng năng lượng sạch, xanh, miễn phí, và có giá trị sử dụng tốt nhất.
Chúng ta đang tìm các công nghệ sử dụng dạng năng lượng này một cách hiệu
quả nhất, do đây là năng lượng sạch, rất thân thiện với môi trường. Đây thực sự là
nguồn tài nguyên khổng lồ. Con người đã chế tạo ra được pin năng lượng mặt trời
nhằm thực hiện chức năng tạo ra năng lượng điện.
Hình 1.1: Tấm Pin mặt trời.
Vào những ngày có nắng, mặt trời di chuyển một góc khoảng 180 o so với một
điểm cố định trên mặt đất. Rõ ràng, một dàn pin đặt cố định sẽ thu được quang năng ít
hơn nhiều so với một dàn pin luôn có xu hướng hứng trọn ánh nắng mặt trời.
1.2 Hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hệ thống điện mặt trời là hệ thống chuyển đổi từ dang năng lương quang năng
sang năng lượng điện năng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị hoạt đông. Hệ
thống điện mặt trời gồm hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới và hệ thống điện
mặt trời độc lập . Sau đây là mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập.
Hình 1.2: Mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Từ hệ thống pin mặt trời, ánh sáng được chuyển đổi thành điện năng, tạo ra
dòng điện một chiều (DC). Dòng điện này được truyền dẫn tới bộ điều khiển sạc năng
lượng mặt trời ( Solar Charger Controller) là một thiết bị điện tử có chức năng điều
khiển tự động quá trình nạp điện vào acquy và phóng điện từ acquy và phóng điện từ
acquy ra các thiết bị một chiều. Trường hợp công suất hệ thống pin mặt trời và điện
được tích trữ trong các acquy đủ lớn, trong hệ thống sẽ có them bộ kích điện (Inverter)
để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều (AC) 220V, có thể sử
dụng cho hầu hết các thiết bị gia đình (đèn, quạt, máy tính, TV…).
1.3 Giải quyết vấn đề
Với vấn đề đặt ra ở trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống
năng lượng mặt trời có điều hướng” và để nâng cao hiệu suất thì có nhiều phương
pháp như: tìm điểm công suất cực đại MPPT, giảm nhiệt pin mặt trời, điều hướng pin
mặt trời…ở đây chúng em chọn phương pháp điều hướng pin mặt trời tự xoay theo nơi
có cường độ ánh sáng lớn nhất, từ đó nhằm góp phần sức mình vào việc giải quyết vấn
đề đặt ra.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Sản phẩm giúp giải quyết vấn đề năng lượng hiện nay. Tìm ra nguồn năng
lượng xanh thân thiện với môi trường để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên đang
ngày càng cạn kiệt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã nêu ra vấn đề cần giải quyết, cũng như cách giải quyết vấn đề
trên thông qua các mục tiêu và phương pháp thực hiện rõ ràng. Qua đó cho chúng ta
cái nhìn cụ thể hơn về đề tài “Thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời” cũng như lợi ích
của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

GIỚI THIỆU CHƯƠNG


Trong chương này sẽ trình bày những lý thuyết quan trọng liên quan đến các
linh kiện, module chức năng để thực hiện đề tài. Nội dung bao gồm các phần: Pin mặt
trời, Ắc quy, Arduino nano, module mạch cầu H L298N, động cơ giảm tốc 12VDC,
cảm biến quang trở, Module nguồn LM2596, Mosfet IRF540.
2.1 Pin mặt trời
2.1.1 Giới thiệu
Pin năng lượng mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh
sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng
quang điện. Hình 2.1 là loại Pin được sử dụng trong mạch.

Hình 2.1: Pin mặt trời 20W.


2.1.2 Phân loại
Cho tới nay thì vật liệu chủ yếu cho PMT là các silic tinh thể PMT từ tinh thể
silic chia thành 3 loại:
Hình 2.2: Các loại Pin mặt trời.

Một tinh thể hay đơn tinh thể module sản xuất dựa trên quá trình Czochralski.
Đơn tinh thể loại này có hiệu suất 16%. Chúng thường rất mắc tiền do được cắt từ các
thỏi hình ống, các tấm đơn thế này có các mặt trống ở góc độ nối các module.
Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc-đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội và làm
rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn. Tuy
nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể bù
lại cho hiệu suất thấp của nó.
Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cáu trúc đa tinh
thể. Loại này thường có hiệu suất thấp nhất, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các loại vì
không cần phải cắt từ thỏi silicon. Các công nghệ trên là sản xuất tấm, nói cách khác
các loại trên có độ dày 300µm tạo thành và xếp lại để tạo nên module.
2.1.3 Cấu tạo Pin mặt trời
Vật liệu xuất phát để làm PMT silic phải là bán dẫn silic tinh khiết. Ở dạng tinh
khiết, còn gọi là bán dẫn ròng số hạt tải (hạt mang điện) là electron và số hạt tải là lỗ
trống (hole) như nhau.
Để làm PMT từ bán dẫn tinh khiết phải làm ra bán dẫn loại n và bán dẫn loại p
rồi ghép lại với nhau cho nó có được tiếp xúc p – n.
Hình 2.3: Cấu tạo pin mặt trời silic.

Hình 2.4: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.


Thực tế thì xuất phát từ một phiến bán dẫn tinh khiết tức là chỉ có các nguyên tử
Si để tiếp xúc p - n, người ta phải pha thêm vào một ít nguyên tử khác loại, gọi là pha
tạp. Nguyên tử Si có 4 electron ở vành ngoài, cùng dùng để liên kết với bốn nguyên tử
Si gần đó (cấu trúc kiểu như kim cương). Nếu pha tạp vào Si một ít nguyên tử phôt-
pho P có 5 electron ở vành ngoài, electron thừa ra không dùng để liên kết nên dễ
chuyển động hơn làm cho bán dẫn pha tạp trở thành có tính dẫn điện electron, tức là
bán dẫn loại n (negatif - âm). Ngược lại nếu pha tạp vào Si một ít nguyên tử bo B có 3
electron ở vành ngoài, tức là thiếu một electron mới đủ tạo thành 4 mối liên kết nên có
thể nói là tạo thành lỗ trống (hole). Vì là thiếu electron nên lỗ trống mạng điện dương,
bán dẫn pha tạp trở thành có tính dẫn điện lỗ trống, tức là bán dẫn loại p (positif
-dương). Vậy trên cơ sở bán dẫn tinh khiết có thể pha tạp để trở thành có lớp là bán
dẫn loại n, có lớp bán dẫn loại p, lớp tiếp giáp giữa hai loạị chính là lớp chuyển tiếp p
- n. Ở chỗ tiếp xúc p - n này một ít electron ở bán dẫn loại n chạy sang bán dẫn loại p
lấp vào lỗ trống thiếu electron, ở đó. Kết quả là ở lớp tiếp xúc p-n có một vùng thiếu
electron cũng thiếu cả lỗ trống, người ta gọi đó là vùng nghèo. Sự dịch chuyển điện tử
để lấp vào lỗ trống tạo ra vùng nghèo này cũng tạo nên hiệu thế gọi là hiệu thế ở tiếp
xúc p - n, đối với Si vào cỡ 0,6V đến 0,7V. Đây là hiệu điện thế sinh ra ở chỗ tiếp xúc
không tạo ra dòng điện được.
2.1.4 Thông số kỹ thuật
 PMAX=20W
 VMP=17.5V
 IMP=1.14A
 Kích thước: 36cmx36cm
 Khối lượng: 1kg
2.2 Ắc quy
2.2.1 Giới thiệu
Ắc quy là một nguồn điện được trữ năng lượng điện dưới dạng hóa. Là nguồn
điện một chiều cung cấp điện cho các thiết bị điện trong công nghiệp cũng như trong
đời sống hằng ngày: như động cơ điện, bóng đèn điện, là nguồn nuôi của các linh kiện
điện tử… Ắc quy là nguồn cung cấp điện cho các động cơ khởi động. Hình 2.5 là loại
Ắc quy được sử dụng trong mạch.
Hình 2.5: Ắc quy 12V-9Ah.
2.2.2 Phân loại
Cho đến nay có rất nhiều loại acquy khác nhau được sản xuất tuỳ thuộc vào
những điều kiện yêu cầu cụ thể của từng loại máy móc, dụng cụ, điều kiện làm việc.
Cũng như những tính năng kinh tế kỹ thuật của acquy có thể liệt kê một số loại sau:
 acquy chì (acquy axit)
 acquy kiềm
 acquy không lamen và acquy kiềm
 acquy kẽm-bạc
Nhưng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập thì aquy chì axit vẫn
được sử dụng phổ biến nhất do nó có giá thành rẻ và có dung lượng lớn , dễ sử dụng .
2.2.3 Nguyên lý làm việc Ắc quy axit
 Quá trình nạp:
Khi acquy đã được lắp ráp xong, ta đổ dung dịch axit sunfuric vào các ngăn
bình thì trên các bản cực sẽ sinh ra lớp mỏng chì sunfat (PbSO 4). Vì chì tác dụng với
axit theo phản ứng:
PbO + H2SO4 = PbSO4 + H2O
Đem nối nguồn điện một chiều vào hai đầu cực của ăc quy thì dòng điện một
chiều được khép kín qua mạch acquy và dòng điện đi theo chiều: Cực dương của
nguồn một chiều → Dung dịch điện phân → Đầu cực 2 của acquy → Cực âm của
nguồn một chiều.
Dòng điện một chiều sẽ làm cho dung dịch điện phân phân ly :
H2SO4 → 2H+ + SO2-4
Cation H+ theo dòng điện đi về phía bản cực nối với âm nguồn điện và tạo
thành phản ứng tại đó :
2H+ + PbSO4 → H2SO4 + Pb
Các anion SO2-4 chạy về phía chùm bản cực nối với dương nguồn điện và cũng
tạo thành phản ứng tại đó :
PbSO4 + H2O + SO2-4 → PbO2 + 2H2SO4
Từ các phản ứng hóa học trên ta thấy quá trình nạp điện đã tạo ra lượng axit
sunfuric bổ sung vào dung dịch điện phân, đồng thời trong quá trình nạp điện dòng
điện còn phân tích ra trong dung dịch điện phân khí hydro (H 2) và oxy (O2), lượng khí
này sủi lên như bọt nước và bay đi, do đó nồng độ của dung dịch điện phân trong quá
trình nạp điện được tăng lên.
Acquy được coi là đã nạp đầy khi quan sát thấy dung dịch sủi bọt đều (gọi đó là
hiện tượng sôi). Lúc đó ta có thể ngắt nguồn nạp và xem như quá trình nạp điện cho ăc
quy đã hoàn thành.
 Quá trình phóng điện của ăc quy:
Nối hai bản cực của acquy đã được nạp điện với một phụ tải, ví dụ như một
bong đèn thì năng lượng tích trữ trong acquy sẽ phóng qua tải, làm cho bóng đèn sáng.
Dòng điện của acquy sẽ đi theo chiều: Cực dương của acquy (đầu cực đã nối với cực
dương nguồn nạp) → Tải (bóng đèn) → Cực âm của acquy → Dung dịch điện phân →
Cực dương của acquy.
Quá trình phóng điện của acquy, phản ứng hoá học xảy ra trong acquy như sau:
Tại cực dương:
PbO2 + 2H+ + H2SO4 +2e → PbSO4 + 2H2O
Tại cực âm:
Pb + SO2-4 → PbSO4 + 2e
Như vậy khi acquy phóng điện, chì sunfat lại được hình thành ở hai bản cực,
làm cho các bản cực dần trở lại giống nhau, còn dung dịch axit bị phân thành cation
2H+ và anion SO2-4 , đồng thời quá trình cũng tạo ra nước trong dung dịch, do đó nồng
độ của dung dịch giảm dần và sức điện động của acquy cũng giảm dần.
Nhưng thông dụng nhất từ trước đến nay vẫn là acquy axít. Vì so với acquy
kiềm nó có một vài tính năng tốt hơn như : sức điện động của mỗi bản ”cặp bản” cực
cao hơn, có điện trở trong nhỏ vì vậy trong đồ án này ta chọn loại acquy axít để nghiên
cứu và thiết kế.
2.3.4 Phương pháp nạp cho Ắc quy
 Nạp với dòng không đổi
Phương pháp nạp điện với dòng nạp không đổi cho phép chọn dòng điện nạp
thích hợp với mỗi loại ắc quy, đảm bảo cho ắc quy được nạp no. Đây là phương pháp
sử dụng trong các xưởng bảo dưỡng sửa chữa để nạp điện cho các ắc quy mới hoặc
nạp sửa chữa cho các ắc quy bị sunfat hoá. Phương pháp này ắc quy được mắc nối tiếp
với nhau và thỏa mãn điều kiện:
Un ≥ 2,7 Naq
Trong đó: Un là điện áp nạp.
Naq số ắc quy đơn mắc trong mạch nạp.

Đặc tính nạp với dòng điện không đổi.


Nhược điểm của phương pháp nạp với dòng không đổi là thời gian nạp kéo dài và
yêu cầu các ắc quy đưa vào nạp có cùng cỡ dung lượng định mức. Để khắc phục
nhược điểm thời gian nạp kéo dài người ta sử dụng phương pháp nạp với dòng điện
nạp thay đổi hai hay nhiêù nấc. Trong trường hợp nạp hai nấc, dòng điện nạp ở nấc thứ
nhất chọn bằng (0,3 - 0,5) C20 và kết thúc nạp ở nấc một khi ắc quy bắt đầu sôi. Dòng
điện nạp ở nấc thứ hai bằng 0,05C20.
 Nạp với điện áp không đổi
Phương pháp nạp với điện áp không đổi yêu cầu các ắc quy được mắc song
song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không đổi và được tính bằng
(2,3-2,5)V cho một ắc quy đơn. Đây là phương pháp nạp điện cho ắc quy lắp
trên ô tô.
+ Ưu điểm: Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi có thời gian nạp ngắn,
dòng điện nạp tự động giảm theo thời gian.
+ Nhược điểm: Phương pháp này ắc quy không được nạp no, vậy nạp với điện
áp không đổi chỉ là phương pháp nạp bổ sungcho ắc quy trong quá trình sử
dụng.
+ Để đánh giá khả năng cung cấp điện của ắc quy người ta dùng vôn kế phụ tải
hoặc đánh giá dáng tiếp thông qua nồng độ dung dịch điện phân của ắc quy.
Quan hệ giữa nồng độ dung dịch điện phân và trạng thái điện của các ắc quy
được bieur diễn trên đồ thị sau:

Đặc tính nạp với điện áp không đổi


 Phương pháp nạp dòng áp
Đây là phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên .Nó tận dụng được
những ưu điểm của mỗi phương pháp.
Đối với ắc quy axit :Để đảm bảo cho thời gian nạp cũng như hiệu suất nạp thì
trong khoảng thời gian tn =8 giờ tương ứng với 75- 80% dung lượng ắc qui ta nạp với
dòng điện không đổi là In = 0,1 C10 .Vì theo đặc tính nạp của ắc qui trong đoạn nạp
chính thì khi dòng điện không đổi thì điện áp ,sức điện động tải ít thay đổi ,do đó bảo
đảm tính đồng đều về tải cho thiết bị nạp.Sau thời gian 8 giờ ắc qui bắt đầu sôi lúc đó
ta chuyển sang nạp ở chế độ ổn áp. Khi thời gian nạp được 10 giờ thì ắc qui bắt đầu
no,ta nạp bổ xung thêm 2-3 giờ
Đối với ắc qui kiềm : Trình tự nạp cũng giống như ắc qui axit nhưng do khả
năng quá tải của ắc qui kiềm lớn nên lúc ổn dòng ta có thể nạp với dòng nạp I n =0,2
C10 hoặc nạp cưỡng bức để tiết kiệm thời gian với dòng nạp In = 0,5 C10
Các quá trình nạp ắc qui tự động kết thúc khi bị cắt nguồn nạp hoặc khi nạp ổn
áp với điện áp bằng điện áp trên 2 cực của ắc qui, lúc đó dòng nạp sẽ từ từ giảm về
không.
 Kết luận
Vì ắc quy là tải có tính chất dung kháng kèm theo sức phản điện động cho nên
khi ắc quy đói mà ta nạp theo phương pháp điện áp thì dòng điện trong ắc quy sẽ tự
động dâng lên không kiểm soát được sẽ làm sôi ắc quy dẫn đến hỏng hóc nhanh
chóng.Vì vậy trong vùng nạp chính ta phải tìm cách ổn định dòng nạp trong ắc quy
Khi dung lượng của ắc quy dâng lên đến 80% lúc đó nếu ta cứ tiếp tục giữ ổn
định dòng nạp thì ắc qui sẽ sôi và làm cạn nước .Do đó đến giai đoạn này ta lại phải
chuyển chế độ nạp cho ắc qui sang chế độ ổn áp.Chế độ ổn áp được giữ cho đến khi ắc
quy đã thực sự no.Khi điện áp trên các bản cực của ắc quy bằng điện áp nạp thì lúc đó
dòng nạp sẽ tự động giảm về không,kết thúc quá trình nạp.
2.3.5 Các thông số cơ bản của Ắc quy
 Dung lượng.
Là điện lượng của acquy đã được nạp đầy, rồi đem cho phóng điện liên tục với
dòng điện phóng 1A tới khi điện áp của acquy giảm xuống đến trị số giới hạn quy định
ở nhiệt độ quy định. Dung lượng của acquy được tính bằng ampe-giờ (Ah).
Điện áp.
Tuỳ thuộc vào nồng độ chất điện phân và nguồn nạp cho acquy mà điện áp ở
mỗi ngăn của acquy khi nó được nạp đầy sẽ đạt 2,6V đến 2,7V (để hở mạch), và khi ăc
quy đã phóng điện hoàn toàn là 1,7V đến 1,8V.
 Điện trở trong.
Là trị số điện trở bên trong của acquy, bao gồm điện trở các bản cực, điện trở
dung dịch điện phân có xét đến sự ngăn cách của các tấm ngăn giữa các bản cực.
Thường thì trị số điện trở trong của ắcquy khi đã nạp đầy điện là (0,001-0,0015)Ω và
khi acquy đã phóng điện hoàn toàn là (0,020,025)Ω.
2.3.6 Thông số kỹ thuật
 Công suất: 12V-9Ah
 Dòng nạp lớn nhất: ≤ 2.7A
 Điện áp nạp: 13.5-13.8V
 Trọng lượng: 2.7kg
 Tuổi thọ: 5 năm
2.4 Arduino Nano
2.4.1 Giới thiệu
Board Arduino Nano là một trong những phiên bản nhỏ gọn của board Arduino.
Arduino Nano có đầy đủ các chức năng và chương trình có trên Arduino Uno do cùng
sử dụng MCU ATmega328P. Nhờ việc sử dụng IC dán của ATmega328 thay vì IC chân
cắm nên Arduino Nano có thêm 2 chân Analog so với Arduino Uno. Module được mô
tả hình 2.6.

Hình 2.6: Module Arduino Nano.


2.4.2 Sơ đồ nguyên lý:
Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý module Arduino Nano.
2.4.3 Thông số kỹ thuật
Một số thông số cơ bản Arduino Nano được trình bày hình 2.9.

Hình 2.8: Thông số kỹ thuật Arduino nano.

2.4.4 ATmega328
ATmega328 là một chíp vi điều khiển được sản xuất bởi hãng Atmel thuộc họ
MegaAVR có sức mạnh hơn hẳn ATmega8. ATmega328 là một bộ vi điều khiển 8 bit
dựa trên kiến trúc RISC bộ nhớ chương trình 32KB ISP flash có thể ghi xóa hàng
nghìn lần, 1KB EEPROM, một bộ nhớ RAM vô cùng lớn trong thế giới vi xử lý 8 bit
(2KB SRAM)
Với 23 chân có thể sử dụng cho các kết nối vào hoặc ra I/O, 32 thanh ghi, 3 bộ
timer/counter có thể lập trình, có các ngắt nội và ngoại (2 lệnh trên một vector ngắt),
giao thức truyền thông nối tiếp USART, SPI, I2C. Ngoài ra có thể sử dụng bộ biến đổi
số tương tự 10 bit (ADC/DAC) mở rộng tới 8 kênh, khả năng lập trình được watchdog
timer, hoạt động với 5 chế độ nguồn, có thể sử dụng tới 6 kênh điều chế độ rộng xung
(PWM), hỗ trợ bootloader.
Sơ đồ chân ATmega328P
Hình 2.9: Sơ đồ chân ATmega328P.
Thông số chính ATmega328P
 Kiến trúc: AVR 8 bit
 Xung nhịp lớn nhất: 20MHz
 Bộ nhớ EEPROM: 1KB
 Bộ nhớ RAM: 2KB
 Điện áp hoạt động rộng: 1.8V – 5.5V
 Số timer: 3 timer gồm 2 timer 8 bit và 1 timer 16 bit
 Số kênh xung PWM: 6 kênh (1 timer 2 kênh)
2.5 Module mạch cầu H LM298N
2.5.1 Giới thiệu
Module sử dụng IC L298 với chức năng điều khiển động cơ DC, động cơ bước.
Có thể đảo chiều động cơ và được sử dụng thông qua VĐK.
Hình 2.10: Module L298N.
2.5.2 Thông số kỹ thuật
 Nguồn cung cấp: 5-35V
 Dòng tối đa: 2A
 Ngõ vào điều khiển chiều 2 ngõ ra
 Kích thước: 55mm x 49mm x 33mm
 Trọng lượng: 33g
2.5.3 Cách sử dụng
IC L298 là một IC tích hợp nguyên khối gồm 2 mạch cầu H bên trong. Với
điện áp làm tăng công suất nhỏ như động cơ DC loại vừA.
4 chân INPUT: IN1, IN2, IN3, IN4 được nối lần lượt với các chân 5, 7, 10, 12
của L298. Đây là các chân nhận tín hiệu điều khiển.
4 chân OUTUT: OUT1, OUT2, OUT3, OUT4 (tương ứng với các chân INPUT)
được nối với các chân 2, 3,13,14 của L298. Các chân này sẽ được nối với động cơ.
Hai chân ENA và ENB dùng để điều khiển mạch cầu H trong L298. Nếu ở mức
logic “1” (nối với nguồn 5V) cho phép mạch cầu H hoạt động, nếu ở mức logic “0” thì
mạch cầu H không hoạt động.
- Khi ENA = 0: Động cơ không quay với mọi đầu vào.
- Khi ENA = 1:
INT1 = 1; INT2 = 0: Động cơ quay thuận.
INT1 = 0; INT2 = 1: Động cơ quay nghịch.
INT1 = INT2: Động cơ dùng ngay tức thì.
Với ENB cũng tương tự với INT3, INT4.

Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý module L298.


2.6 Động cơ giảm tốc 12VDC
2.6.1 Giới thiệu
Động cơ này chuyên dùng cho cơ cấu nâng, kẹp, trược hoặc có thể dùng để
chạy cho robot tự động nào có khối lượng nhẹ và tốc độ không cần cao. Dùng trong
các loại thiết bị tự động như máy tính làm nhang, máy đưa nôi tự động, các loại dây
chuyền tự động công nghiệp… Hình 2.12 là loại động cơ được sử dụng trong mạch.
Hình 2.12: Động cơ 12VDC.
2.6.2 Thông số kỹ thuật
 Nguồn 12VDC, tốc độ 70 vòng/phút, công suất 12W.
 Momen xoắn cực đại 1.9 N.m.
 Khối lượng 150g, đường kính trục 6 mm.
 Hệ số giảm tốc là 60:1.
2.7 Cảm biến quang trở
2.7.1 Giới thiệu
Là điện trở có trị số càng giảm khi được chiếu sáng càng mạnh. Điện trở tối khi
không được chiếu sang thường trên 1MΩ, trị số này giảm rất nhỏ có thể dưới 100
khi được chiếu sáng mạnh.

Hình 2.13: Điện trở quang.


2.7.2 Thông số kỹ thuật
 Điện áp tối đa: 250 VDC,
 Công suất tối đa: 200mW
 Giá trị đỉnh Spectrum: 540 nm
 Kháng ánh sáng (10Lux): 10 ~ 20 (KΩ)
 Kháng Dark: 2 (MΩ)
 Nhiệt độ hoạt động: -30 ~ +70 o C
 Giá trị c (1000 | 10): 0,6
 Thời gian đáp ứng (ms):
Tăng: 30ms
Giảm: 30ms
2.8 Module LM2596
2.8.1 Giới thiệu
Sử dụng trong các mạch chuyển đổi DC-DC để hạ điện áp cao xuống điện áp
thấp.

Hình 2.14: Module LM2596.


2.8.2 Sơ đồ nguyên lý

Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lý của module LM2596.


2.8.3 Thông số kỹ thuật
 Điện áp đầu vào: 4,5 ÷ 40V
 Điện áp đầu ra: 3,3 ÷ 37V
 Sử dụng IC LM2596 ADJ
 Dòng cực đại: 3A
 Nhiệt độ hoạt động: - 40 ÷ 125oC
 Điều chỉnh điện áp đầu ra bằng biến trở
 Hiệu suất: 92%
2.9 Mofet IRF540
2.9.1 Giới thiệu
Mosfet IRF540 là mosfet kênh N hay mosfet ngược. Là transistor hiệu ứng từ
trường, có cấu tạo đặc biệt và hoạt động khác với transistor thông thường. Đối với tín
hiệu một chiều thì nó coi như là một khóa.

Hình 2.16: Mosfet IRF540.


2.9.2 Thông số kỹ thuật
 Điện áp đánh thủng: 100V
 Điện áp VGS: +/-20V
 Dòng chịu đựng trung bình: 28A
 Nhiệt độ môi trường(oC): -55 – 150
 Công suất: 100W
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việt tìm hiểu lý thuyết trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện đồ án tạo
điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo. Lý thuyết tìm hiểu được là cơ sở cho
việc lựa chọn linh kiện phù hợp và thiết kế từng khối chức năng. Trong chương tiếp
theo, chúng ta sẽ đi vào phần thiết kế và thi công hệ thống.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG

GIỚI THIỆU CHƯƠNG


Trong chương này trình bày cách tính toán thiết kế cho hệ thống mặt trời với
công suất 90W. Các công thức tính toán được sử dụng trong chương này được lấy từ
các tài liệu tham khảo.
3.1 Sơ đồ khối của hệ thống

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống năng lượng mặt trời.


Nguyên lý hoạt động:
Khi có nắng thì Pin mặt trời sẽ tạo ra một điện áp rồi VĐK sẽ cấp xung điều
khiển cho bộ nạp sao cho áp với dòng phù hợp để nạp cho ắc quy. Khi ắc quy đủ điện
thì nó sẽ chạy bộ chuyển đổi DC-AC có cấp xung điều khiển từ VĐK. Đồng thời VĐK
sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến để điều khiển dàn xoay sao cho tấm Pin nhận năng lượng
lớn nhất.
Chức năng từng khối:
 Pin mặt trời: Biến đổi quang năng hấp thụ từ mặt trời để biến thành điện năng.
 Cảm biến ánh sáng: Là các quang trở đưa tín hiệu về VĐK.
 Dàn xoay: Giúp Pin mặt trời luôn xoay theo hướng của nó, được điều khiển
thông qua VĐK.
 Bộ điều khiển nạp: Là thiết bị thực hiện chức năng điều tiết sạc cho ắc quy.
 Ắc quy: Là thiết bị lưu trữ điện để sử dụng vào ban đêm hoặc lúc trời ít hoặc
không còn nắng.
 Bộ chuyển đổi DC-AC: Là bộ biến điện nghịch lưu chuyển đổi dòng điện
24VDC từ ắc-quy thành dòng điện AC 220VAC.
 VĐK: ARDUINO NANO làm bộ điều khiển trung tâm, điều khiển và kiểm
soát toàn bộ hệ thống.
3.2 Dàn xoay
3.2.1 Module cơ khí
Sau khi tham khảo các hệ thống các kiểu dàn xoay, sơ đồ kết cấu dàn xoay 2
trục có ưu điểm đạt hiệu suất cao hơn so với dàn xoay 1 trục . Kết cấu này được minh
họa trên hình 3.2.

Hình 3.2: Sơ đồ dàn xoay pin mặt trời.


1- Tấm pin. 2- Bánh răng quay 2. 3- Bộ truyền động 2. 4- Khung đỡ. 5- Trụ đỡ.
6- Bánh răng quay 1. 7- Bộ truyền động 1. 8- Chân đế
Toàn bộ tấm pin (1) được gá trên khung đỡ (4). Bánh răng quay 2 quay nhờ vào
vào bộ truyền động 2 (3), bánh răng quay 1 quay nhờ vào vào bộ truyền động 1 (7), trụ
đỡ (5) và đế (8) đỡ toàn bộ hệ thống dàn.
Khi dàn pin mặt trời quay đến vị trí có phương của tia sáng vuông góc với mặt
phẳng tấm thu thì dừng lại, không di chuyển dưới tác dụng của bất kì lực nào.
3.2.2 Bố trí cảm biến
Cách bố trí cảm biến như hình 3.3 và hình 3.4. Bốn cảm biến (1,2,3,4) gắn cố
định trên dàn xoay. Giữa 4 cảm biến có 2 vách ngăng dùng để tạo bóng che cho cảm
biến khi tia sáng mặt trời không vuông góc với mặt phẳng dàn xoay.

Hình 3.3: Bố trí cảm biến.

Hình 3.4: Sơ đồ nối cảm biến.


Khi ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn làm phát sinh các điện tử tự do, tức sự dẫn
điện tăng lên và làm giảm điện trở của chất bán dẫn, dòng qua các điện trở R tăng lên,
áp đưa vào vi điều khiển giảm xuống.
3.2.3 Bố trí điều khiển động cơ

Hình 3.5: Sơ đồ nối động cơ.


Động cơ 1 được điều khiển bởi 2 chân 1A1, 1A2
 Nếu 1A1 ở mức HIGH, 1A2 ở mức LOW, động cơ 1 xoay, dàn pin xoay qua
phải.

 Nếu 1A1 ở mức LOW, 1A2 ở mức HIGH, động cơ 1 xoay chiều ngược lại, dàn
pin xoay qua trái.

 Nếu 1A1 và 1A2 đều ở mức LOW, thì động cơ 1 ngừng quay.

Động cơ 2 được điều khiển bởi 2 chân 2A1, 2A2

 Nếu 2A1 ở mức HIGH, 2A2 ở mức LOW, động cơ 2 xoay, dàn pin xoay xuống
dưới.

 Nếu 2A1 ở mức LOW, 2A2 ở mức HIGH, động cơ 2 xoay chiều ngược lại, dàn
pin xoay lên trên.

 Nếu 2A1 và 2A2 ở mức LOW thì động cơ 2 ngừng xoay.

3.2.4 Nguyên tắt xoay


Ban đầu, điện áp từ 2 cảm biến trái-phải được đưa vào Arduino để so sánh,
∆ V là độ chênh lệch điện áp của 2 cảm biến, khi ∆ V ≥ 244mV thì bộ truyền
động 1 bắt đầu hoạt động:
 Lệch trái: động cơ xoay phải đến khi ∆ V < 244mV thì dừng lại.
 Lệch phải: động cơ xoay trái đến khi ∆ V < 244mV thì dừng lại.
Tiếp theo, điện áp từ 2 cảm biến trên-dưới được đưa vào Arduino để so sánh,
∆ V là độ chênh lệch điện áp của 2 cảm biến, khi ∆ V ≥ 244mV thì bộ truyền
động 2 bắt đầu hoạt động:
 Lệch trên: động cơ xoay xuống đến khi ∆ V < 244mV thì dừng lại.
 Lệch dưới: động cơ xoay lên đến khi ∆ V < 244mV thì dừng lại.
3.2.5 Tính toán thiết kế
 Bộ truyền động 2:
-Ta có:
N1 = N2 + Nms
Trong đó: N1: công suất động cơ (W)
N2: công suất xoay quay tấm Pin (W)
Nms: công suất tiêu hao bởi ma sát (W)
- Hiệu suất hệ dẫn động: η= η1. η2. η3…
Với η1. η2. η3… là hiệu suất các bộ truyền và của các cặp ổ trong hệ thống dẫn
động[4].
η = 0,93.0,98=0,9114≈0,9
N2 = 0,9N1

Nms = 0,1N1

Nms = 1 N2
9

N1 = N2 + 1 N2 = 10 N2
9 9

Trong đó: N2 = ω2 .M2


ω2 : tốc độ góc của dàn xoay (rad/s)
M2 : momen của tấm Pin (Nm)
π
Chọn ω2 = 2 vòng/phút = (rad/s)
15
- Ta có: M2 = P.l
Trong đó: m: khối lượng của khung tấm Pin (kg)
g: gia tốc trọng trường (m/s2).
d: khoảng cách từ tâm tấm Pin đến trục quay.

N1 = 10 N2 = 2 π m.g.l= 2 π .1.10.0,36 = 8,4W


9 27 27

Chọn hệ số an toàn là 1,3.


Vậy động cơ cần tìm có công suất là N=N1.1,3≈11W

M1 = 10 M2
ω1 ω2
9

- Ta có:
ω1 r 2
=
ω2 r 1
Trong đó: r1 : bán kính các bánh răng giảm tốc.
ω1 : vận tốc gốc của đầu ra động cơ.

M1: momen khởi động của động cơ.

ω2 . r2 120 vòng/phút
ω1 = =¿
r1

M1 = 10. ω 2 . m. g .l = 1,73 Nm
9. ω 1

Vậy chọn động cơ có nguồn 12Vdc, tốc độ 120 vòng/phút ,công suất 7W. Momen cực
đại 1,9N.m, hệ số giảm tốc 60:1
 Bộ truyền động 1:
Vì vecto trọng lực của toàn bộ dàn xoay có phương vuông góc với chiều quay của trục
Đông Tây. Nên công suất của động cơ chỉ phụ thuộc vào lực ma sát và lực của gió:
N = Nms
Chọn cấp độ gió tối đa mà dàn xoay chịu được là cấp 10, vận tốc độ gió tương đương
là v = 100m/s.
Áp lực gió trên một đơn vị diện tích được tính theo công thức sau [5]:
W= 0,0613v2 = 0,0613.1002 = 613 (daN/m2)
Trong đó: W: áp lực gió trên một đơn vị diện tích (daN/m2).
v: vận tốc gió (m/s).
Giả thiết áp suất gió phân bố đều trên toàn bộ mặt phẳng tấm thu. Từ đó ta tính được
áp lực trên toàn bộ tấm thu:
P = W.S.cos600
Trong đó: P: là áp lực trên toàn bộ mặt phẳng tấm pin (daN).
S: diên tích tấm pin.
P = 613.(0,36.0,36).cos600 = 40 (daN) = 400(N)
M2 = P.l = 400.0,18 = 72(Nm)

π
Chọn ω2 = 1 vòng/s = (rad/s)
30
N2 = . M2 = 7(W)
ω2

ω2 . r2 π .0,15 = 1,57(rad/s)
ω1 = =¿
r1 30.0,01

ω2 . M 2
M 1= =4,45 ( Nm )
ω1

Vậy chọn động cơ có nguồn cung cấp 12Vdc, công suất 12W, momen cực đại 4,45Nm.
3.3 Bộ điều khiển nạp
3.3.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển nạp.


Nguyên lý:
Phương pháp nạp bằng dòng áp và mạch hoạt động ở chế độ BOOST. Giả sử
Pin mặt trời đang có nắng. VĐK sẽ kiểm tra ắc quy đầy hay chưa thông qua 2 chân
VF1 và CS1. Trường hợp ắc quy chưa đầy: VĐK sẽ cấp xung PWM cho chân UP để
ổn định dòng áp nạp cho ắc quy. Trường hợp ắc quy đầy: VĐK sẽ cấp cho chân UP
mức 1 để ngưng nạp.
3.3.2 Tính toán thiết kế
 Lựa chọn Pin và Ắc quy:
-Yêu cầu: Công suất tải POUT = 90W, thời gian sử dụng tOUT = 1,5 h
-Năng lượng tải:
QOUT = POUT.tOUT = 90.1,5.60.60 = 486 KJ
-Hiệu suất đạt lớn nhất 85% nên năng lượng cung cấp sẽ được tính:
Q OUT 486 KJ
QOUT = QIN.H → QIN = = = 572 KJ
0,85 0,85
-Thời gian nạp cho ắc quy tIN = 8 h, ta có:
Q❑ 572 KJ
QIN = PIN.tIN → PIN = = = 19,86 W
t❑ 8.60.60
→ Chọn Pin loại công suất 20W
-Chọn điện áp ắc quy VIN = 24V, dòng nạp ắc quy được tính:
P❑ 20
IIN = = = 0,83 A
V❑ 24
-Dung lượng ắc quy bằng 10 lần dòng nạp ắc quy:
0,83.10 = 8,3 Ah
→ Chọn ắc quy 24V dung lượng 9Ah (Dùng hai ắc quy 12V nối tiếp để có 24V).
 Lựa chọn các linh kiện trong mạch [6]:
VIN = 24V điện áp nạp cho ắc quy
IIN = 0,9A dòng nạp cho ắc quy bằng 1/10 dòng ắc quy
f = 31kHz tần số hoạt động của Arduino
VCC(MIN) = 9V điện áp nhỏ nhất của Pin
VRIPPLE = 0,3% VIN = 0,072V chọn hệ số VRIPPLE
tON: thời gian Q5 dẫn, toff: thời gian Q5 tắt
IPK: dòng đỉnh qua L
-Ta có:
t ON V ❑−V F−V CC ( MIN ) 24−0,6−9
= =1,64
t OFF V CC ( MIN )−V
SAT
9−0,2
1
tON + tOFF = = 32 µs
f
t ON +t OFF 32 µs
=
tOFF = t ON 1,64+1 = 12 µ s
+1
t OFF
→ tON = 32- 12 = 30 µs
-Ta có:
t ON
IPK = 2IIN. ( t OFF )
+1 =2.0,9 . (1,64 +1 ) = 4,4 A

V CC ( MIN )−V SAT 9−0,2


L= . t ON = .30 µs = 60 uH
I PK 4,4

-Ta có:
I❑ 0,9
C= .t ON = .30 µs = 355 F
V RIPPLE 0,072
→ Chọn C=470uF
t ON
- Ta có: I C / Q5=2 I ❑ ( t OFF )
+1 =2.0,9 . ( 1,64+1 ) =4,5 A

V DS / Q 5 MAX =V CC =17 V
→ChọnQ 5: IRF 540 (Có VDSMAX=100V, IDMAX=23A)
-Ta có:
I C / Q 3=I i dòng nạp đỉnh của chân G/Q5

Chọn thời gian sườn lên  = 82ns << T


Vi
 = R i Ci = Ci , với Vi = 12V và Ci = 0,89nF [7]
Ii

Suy ra: I C / Q 3=I i=130 mA


V CE/ Q 3 MAX =12 V
→ChọnQ 3:2 SC 1815 (Có VCEMAX=50V, ICMAX=150mA)
I C /Q 3 130 mA
-Chọn IR4 = = = 1,8mA
β MIN 70
V CC−V BE /Q 3−V GS/ Q 5 12−0,7−3
R 4= = =4,61 k 
I R4 1,8 mA

→ Chọn R4=4,7k

- I C / Q 4=I R 4=1,8 mA ; V CE /Q 4 MAX =12 V


→ChọnQ 6 :2 SC 2383 (Có VCEMAX=160V, ICMAX=1A)
- Chọndòng I R 6=5 mA là dòng ra của Arduino
5−0,6
R 6= =880 
5 mA
→ChọnR 6=¿ 1K 

-Mạch lọc LC:


Với tham số PIN= 20W, điện áp ra VIN=24V, tần số fPWM=31kHz
Chọn tần số cắt: f<<fPWM
1
f= = 750Hz → √ LC = 2,12.10-4 → LC = 4,5.10-8
2 π √ LC
Sụt áp trên cuộn cảm ở tần số cơ bản VL = 2%VIN = 0,02.24 = 0,4V
Dòng tải IIN = 0,9A
VL 0,4
ZL = 2πf.L = = = 0,47 → L = 100uH
I❑ 0,9
→ Chọn L2 = 100uH, C3 = 470µF
3.4 Bộ chuyển đổi DC-AC
3.4.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lý bộ chuyển đổi DC-AC.


Nguyên lý:
Phương pháp nghịch lưu điều biến độ rộng xung PWM đầu vào 24VDC, đầu ra
220VAC. Ở nữa chu kỳ đầu tiên Fet1 và Fet4 dẫn, Fet2 và Fet3 tắt chiều dòng điện sẽ
đi từ nguồn 24V → Fet1 → biến áp → Fet4 → 0V áp ra trên đầu vào biến áp
là 24V. Ở nữa chu kỳ tiếp theo Fet2 và Fet3 dẫn, Fet1 và Fet4 tắt chiều dòng điện sẽ đi
từ nguồn 24V → Fet3 → biến áp → Fet2 → 0V áp ra trên đầu vào biến áp là
-24V. Kết quả cho ngõ ra điện áp 24VAC, qua biến áp và mạch lọc để có 220VAC.
3.4.2 Tính toán thiết kế
 Lựa chọn các linh kiện trong mạch:
-Ta có: POUT = 90 W, U2 = 310 V
90
→ I2 = = 0,29 A
310
-Máy biến áp:
I1 U2
=
I2 U1
U2 310
→ I1 = I2 = .0,29 = 3,75 A
U1 24
-Ta có: V DS / Q 4 MAX=U 1=24 V
→ChọnQ 2,Q 4, Q7, Q 8 : IRF 540 (Có VDSMAX=100V, IDMAX=23A)
-Ta có:
I C / Q 1=I i dòng nạp đỉnh của chân G/Q4

Chọn thời gian sườn lên  = 82ns << T


Vi
 = R i Ci = Ci , với Vi = 12V và Ci = 0,89nF [7]
Ii

Suy ra: I C / Q 1=I i=130 mA


V CE/ Q 1 MAX =12V
→ChọnQ 3:2 SC 1815 (Có VCEMAX=50V, ICMAX=150mA)
I C /Q 1 130 mA
-Chọn IR1 = = = 1,8mA
β MIN 70
V cc−V D−V CESAT /Q 5 12−0,7−0,2
R 1= = =6,16 k 
I R1 1,8 mA

→ Chọn R1=6,2k

- I C / Q 5=I R 1=1,8 mA ; V CE /Q 5 MAX=12 V


→ChọnQ 5:2 SC 2383 (Có VCEMAX=160V, ICMAX=1A)
- Chọndòng I R 3 =5 mA là dòng ra của Arduino
5−0,6
R 3= =880 
5 mA
→ChọnR 3=¿ 1K 

-Mạch lọc LC:


Với tham số tải POUT= 90W, điện áp ra U2=310V, tần số f=50Hz
Chọn tần số cắt f=100Hz << fPWM , tần số fPWM = 31kHz
1
f= = 100Hz → √ LC = 1,59.10-3 → LC = 2,53.10-9
2 π √ LC
→ Chọn L3 = 1,2mH, C3 = 2µF
-Lựa chọn loại biến áp:
Chọn biến áp loại 10A:
I.P: 110-220V
O.P: 0-5-9-12-15-24-35
3.5 Thiết kế phần mềm
3.5.1 Chương trình chính
Lưu đồ thuật toán

Hình 3.8: Lưu đồ thuật toán hệ thống.


Giải thích
Đầu tiên thiết lập các thông số ban đầu khai báo các chân ngõ vào/ra. Thực hiện
các chương trình các khối trong hệ thống. Thực hiện xong quay lại thực hiện tiếp và cứ
liên tục.
3.5.2 Chương trình con
 Khối dàn xoay
Lưu đồ thuật toán

Hình 3.9: Lưu đồ thuật toán khối dàn xoay.


Giải thích:
Đầu tiên đọc giá trị từ cảm biến trái phải về VĐK để so sánh độ lệch. Nếu lệch
trái thì điều khiển dàn pin xoay sang phải, lệch phải thì điều khiển dàn pin xoay sang
trái. Tiếp tục đọc giá trị từ cảm biến trên dưới về VĐK để so sánh độ lệch lệch trên thì
điều khiển dàn pin xoay xuống, lệch dưới thì điều khiển dàn pin xoay lên. Khi 4 cảm
biến đã được cân bằng thì dừng xoay.
 Khối điều khiển nạp
Lưu đồ thuật toán

Hình 3.10: Lưu đồ thuật toán khối điều khiển nạp.

Giải thích:
Đầu tiên so sánh điện áp ắc quy có nhỏ hơn 27V hay không nếu sai thì sẽ ngưng
nạp, đúng thì tiếp tục. Kiểm tra xem ắc quy khi gần đầy nếu sai ắc quy còn yếu điện thì
nạp bằng dòng không đổi 0.85A, nếu đúng thì tiếp tục. Kiểm tra giai đoạn ắc quy đầy
nếu chưa đầy thì nạp bằng áp không đổi 27V, nếu đầy thì ngưng nạp.
 Khối chuyển đổi DC-AC
Lưu đồ thuật toán

Hình 3.11: Lưu đồ thuật toán khối chuyển đổi DC-AC.

Giải thích:
Đầu tiên thiết lập các thông số ban đầu cho mạch là khai báo các chân ngõ
vào/ra. So sánh thời gian t: Trong nửa chu kỳ dương 0 < t < T/2 thì FET1= BANGSIN,
FET4 = 1, FET2 = 0, FET3 = 1. Trong nửa chu kỳ âm T/2 < t < T thì FET1 = 1,
FET4= 0, FET2 = 1, FET3 = BANGSIN. Nếu t không nằm trong khoảng này thì reset
t=0 và quay lại tiếp tục so sánh t. Tiếp tục tăng t thêm một đơn vị t=t+1. Kiểm tra bảo
vệ, so sánh dòng > 10A hoặc áp < 20 hay không nếu sai thì quay lại bước so sánh thời
gian t, nếu đúng thì kết thúc (FET1 = 1, FET2 = 0, FET3 = 1, FET4 = 0).
3.5.3 Chương trình thực hiện
#include "TimerOne.h"

#define UP 6
#define VF A7
#define CS A6

#define FET1 11
#define FET3 3
#define FET2 4
#define FET4 2
#define CS_I A5

#define Phai A0
#define Tren A1
#define Trai A2
#define Duoi A3

#define iPhai 0
#define iTren 1
#define iTrai 2
#define iDuoi 3

#define DC_Xoay1 7
#define DC_Xoay2 8
#define DC_Len1 10
#define DC_Len2 9

#define LED 13

#define I_LIMIT 0.1


#define UP_LIMIT 150

char sin_tbl[ 20 ] = {40, 79, 116, 150, 180, 206, 227, 243, 252, 255,
252, 243, 227, 206, 180, 150, 116, 79, 40, 0};

float V = 0, V_mean = 0, V_const = 0;


float I = 0, I_mean = 0;
float ICS = 0, ICS_mean = 0;
float pwm_up = 255, delta;
char charge_on = 0, timer = 0, ac_on = 0;
unsigned int t_main = 0;

int data[ 4 ];
void CDS_Read()
{
data[ iPhai ] = analogRead( Phai );
data[ iTrai ] = analogRead( Trai );
data[ iTren ] = analogRead( Tren );
data[ iDuoi ] = analogRead( Duoi );
}
void XoayLen( int value )
{
char mode = 0;
if( value < 0 )
{
mode = 1;
value = -value;
}

value *= 2;
if( value > 255 ) value = 255;

if( mode == 0 )
{
analogWrite( DC_Len1, value );
digitalWrite( DC_Len2, LOW );
}
else
{
digitalWrite( DC_Len1, LOW );
analogWrite( DC_Len2, value );
}
}

void XoayTrai( int value )


{
char mode = 0;
if( value < 0 )
{
mode = 1;
value = -value;
}

value *= 2;
if( value > 255 ) value = 255;

if( mode == 0 )
{
digitalWrite( DC_Xoay1, LOW );
analogWrite( DC_Xoay2, value );
}
else
{
analogWrite( DC_Xoay1, value );
digitalWrite( DC_Xoay2, LOW );
}
}

void setup()
{
pinMode( LED, OUTPUT );
pinMode( UP, OUTPUT );
digitalWrite( LED, LOW );
digitalWrite( UP, HIGH );

pinMode( FET1, OUTPUT );


pinMode( FET2, OUTPUT );
pinMode( FET3, OUTPUT );
pinMode( FET4, OUTPUT );
analogWrite( FET1, 255 );
analogWrite( FET3, 255 );
digitalWrite( FET2, LOW );
digitalWrite( FET4, HIGH );

pinMode( Trai, INPUT );


pinMode( Phai, INPUT );
pinMode( Tren, INPUT );
pinMode( Duoi, INPUT );
pinMode( DC_Len1, OUTPUT );
pinMode( DC_Len2, OUTPUT );
pinMode( DC_Xoay1, OUTPUT );
pinMode( DC_Xoay2, OUTPUT );

digitalWrite( DC_Len1, LOW );


digitalWrite( DC_Len2, LOW );
digitalWrite( DC_Xoay1, LOW );
digitalWrite( DC_Xoay2, LOW );

TCCR0B = (TCCR0B & 0b11111000) | 0x01; // (Pin 5, 6) PWM Frequency = 62500,


delay(64000) or 64000 millis() ~ 1 second
//TCCR1B = (TCCR1B & 0b11111000) | 0x01; // (Pin 9, 10) PWM Frequency =
31372.55
TCCR2B = (TCCR2B & 0b11111000) | 0x01; // (Pin 3, 11)

Timer1.initialize(500); // 500us
Timer1.attachInterrupt( Timer1Isr );

Serial.begin( 115200 );
delay( 64000 );
}

void Timer1Isr()
{
if( timer == 0 )
{
analogWrite( FET3, 255 );
digitalWrite( FET2, LOW );
digitalWrite( FET4, HIGH );
}
else if( timer == 20 )
{
analogWrite( FET1, 255 );
digitalWrite( FET4, LOW );
digitalWrite( FET2, HIGH );
}

if( timer < 20 )


{
analogWrite( FET1, 255 - sin_tbl[ timer ] );
}
else if( timer >= 20 )
{
analogWrite( FET3, 255 - sin_tbl[ timer - 20 ] );
}

timer++;
if(timer == 40) timer = 0;
}

void loop()
{
//////////////////////////////////////////////////////////////////////
V = (float)analogRead( VF )*53/1023.0;
V_mean = (V - V_mean)/10.0 + V_mean;
delta = V_const - V;

I = (float)analogRead( CS )*5.0/(0.22*1023.0);
I_mean = (I - I_mean)/10.0 + I_mean;

ICS = (float)analogRead( CS_I )*5.0/(0.33*1023.0);


ICS_mean = (ICS - ICS_mean)/10.0 + ICS_mean;

if( charge_on == 1 ) V_const += I_LIMIT - I_mean;


else V_const = 0;

if( V_const > 26 ) V_const = 26;


if( V_const < 0 ) V_const = 0;

if( V_mean >= 26 )


{
charge_on = 0;
digitalWrite( LED, LOW );
}
else if( V_mean < 20 )
{
charge_on = 1;
digitalWrite( LED, HIGH );
}

pwm_up -= delta;

if( pwm_up > 255 ) pwm_up = 255;


if( pwm_up < UP_LIMIT ) pwm_up = UP_LIMIT;

analogWrite( UP, (char)pwm_up );


//////////////////////////////////////////////////////////////////////

if( ICS_mean > 3 )


{
Timer1.stop();
analogWrite( FET1, 255 );
analogWrite( FET3, 255 );
digitalWrite( FET2, LOW );
digitalWrite( FET4, LOW );

t_main = 10000;
}
else if( t_main > 0 )
{
t_main--;
if( t_main == 0 ) Timer1.start();
}

//////////////////////////////////////////////////////////////////////
CDS_Read();

XoayLen( data[ iDuoi ] - data [ iTren ] );


XoayTrai( data[ iPhai ] - data [ iTrai ] );

//////////////////////////////////////////////////////////////////////

//Serial.print( 'U' ); Serial.print( pwm_up, 1 );


//Serial.print( 'D' ); Serial.print( pwm_down, 1 );
Serial.print( 'V' );Serial.print( V_mean, 2 );
Serial.print( 'I' ); Serial.print( I_mean, 2 );
Serial.print( 'S' ); Serial.println( ICS_mean, 2 );

Serial.print( "Trai" ); Serial.print( data[ iTrai ], 1 );


Serial.print( "Phai" ); Serial.print( data[ iPhai ], 1 );
Serial.print( "Tren" ); Serial.print( data[ iTren ], 1 );
Serial.print( "Duoi" ); Serial.println( data[ iDuoi ], 1 );

delay( 64 );
}
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc thiết kế, tính toán các mạch của hệ thống một cách chính xác giúp cho việc
thi công mạch một cách dễ dàng hơn, thuận lợi trong việc kiểm tra tính đúng đắn chức
năng của hệ thống.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ CHẾ TẠO

GIỚI THIỆU CHƯƠNG


Chương này sẽ trình bày các kết quả chế tạo qua quá trình thi công sản phẩm và
vận hành kiểm tra hệ thống.
4.1 Khối dàn xoay
Thi công

Hình 4.1: Hình ảnh của khối dàn xoay.


Kiểm tra
Dàn xoay hoạt động ổn định và luôn xoay theo hướng của ánh sáng mặt trời
đảm bảo cho tấm pin thu được quang năng lớn nhất.
4.2 Bộ điều khiển nạp
Thi công

Hình 4.2: Hình ảnh của mạch điều khiển nạp nạp.
Kiểm tra
Dạng sóng xung điều khiển PWM và áp ngõ ra nạp cho ắc quy 27V

Hình 4.3: Dạng sóng xung điều khiển PWM và điện áp nạp cho ắc quy.
Điện áp ngõ ra ắc quy được ổn định nhờ vào xung điều khiển PWM và duy trì
áp nạp 27V khi ắc quy đầy.
4.3 Bộ chuyển đổi DC-AC
Thi công

Hình 4.4: Hình ảnh của mạch chuyển đổi DC-AC.


Kiểm tra
- Khi chưa qua biến áp và mạch lọc: Có dạng sóng vuông VP=24V

Hình 4.5: Dạng sóng ngõ ra khi chưa qua biến áp và mạch lọc.
Xét trong một nửa bán kỳ dương được chia thành 20 khoảng từ 0-180 0, mỗi
khoảng tương ứng với mỗi giá trị PWM tương ứng với giá trị bảng sin. Ta thấy từ góc
0-900 giá trị độ rộng xung các khoảng tăng dần và từ góc 90-180 0 giá trị độ rộng xung
các khoảng giảm dần
- Khi đã qua biến áp và mạch lọc: Có dạng sóng sin VP=310V
Hình 4.6: Dạng sóng ngõ ra khi đã qua biến áp và mạch lọc.
Qua biến áp và mạch lọc chỉ giữ lại tần số 50Hz còn những thành phần hài sẽ
lọc hết đi. Dạng sóng ngõ ra đo được gần sin.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này đã trình bày cách thức và kết quả vận hành thử nghiệm hệ thống đã
chế tạo. Kết quả cho thấy hệ thống hoạt động ổn định với điều kiện ngoài trời. Mô
hình đã thiết kế có thể dùng để tham khảo cho các hệ thống năng lượng mặt trời có
điều khiển xoay có công suất khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Kết luận
Đề tài này đã giải quyết được vấn đề tấm Pin luôn xoay theo hướng mặt trời.
Ưu điểm của đề tài:
 Thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp ráp và sử dụng.
 Bố trí được nhiều vị trí lý khác nhau.
 Phần mềm được thiết kế đơn giản, tận dụng được các tính năng của vi
điều khiển.
 Các cảm biến đo được với độ chính xác cao.
 Dàn xoay vận hành tốt, luôn xoay theo hướng mặt trời.
 Bộ điều khiển nạp tự động nạp điện khi ắc quy hết điện và ngắt khi ắc
quy đầy
 Bộ chuyển đổi DC-AC đã tọa ra điện áp xoay chiều dạng gần giống sin.
Nhược điểm của đề tài:
 Khi mặt trời nắng không đều thì góc quay lớn làm cho tấm Pin xoay
nhanh dễ ảnh hưởng đến chất lượng dàn xoay.
 Hệ thống chỉ đủ cung cấp với các thiết bị công suất nhỏ trong một hộ gia
đình.
Hướng phát triển đề tài
Với những gì đã thực hiện qua đồ án này. Trong thời gian tới chúng em sẽ phát
triển đề tài với công suất lớn hơn nhằm đủ cung cấp cho nhiều thiết bị sinh hoạt trong
gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Sĩ Hoàng – Trần Mạnh Trí, "Năng lượng cho thế kỷ 21 – Những thách thức và
triển vọng” Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
[2] Nguyễn Bính, "Điện Tử Công Suất” Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.
[3] Bùi Tấn Lợi, "Pin Năng Lượng Mặt Trời Và Ứng Dụng” Đại Học Bách Khoa Đà
Nẵng.
[4] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, "Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí” Nhà xuất
bản Giáo Dục.
[5] Điều 6.4.4 TCVN 2727: 1995.
[6] https://www.onsemi.com/pub/Collateral/AN920-D.PDF
[7] http://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/17799/PHILIPS/IRF540.html

You might also like