Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến

You might also like

You are on page 1of 2

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được

biểu diễn vào


các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều
đại nhà Nguyễn của Việt Nam.
Đáng chú ý là nhiều nhà hát rạp hát lớn nhỏ của vua, đại thần và dân thường được xây dựng
làm nơi biểu diễn nhạc cung đình, nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian: Duyệt thị đường
trong hoàng thành, Minh Khiêm đường trong lăng Tự Đức, Cửu tư đài trong cung Ninh Thọ, rạp
hát ông Hoàng Mười, nhà hát Mai Viên tại tư dinh thượng thư Đào Tấn, đã không loại trừ sự tấp
nập của những rạp hát ông Sáu Ớt (Nguyễn Nhơn Từ), rạp hát gia đình họ Đoàn (ở An Cựu),
rạp hát bà Tuần (tồn tại đến 1975), v.v...

Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt
Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình
như T��� Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...

Giá trị nghệ thuật

Sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương và có
126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại dàn
nhạc. Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc
tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Các dàn nhạc
trên đều có các nhạc khí cụ thể và không dưới 30 chủng loại với số lượng trên hàng trăm nhạc khí. Ví dụ
riêng dàn Đại nhạc có đến 42 nhạc cụ của 4 chủng loại nhạc khí của 2 bộ gõ và hơi. Riêng bộ gõ thuộc về
loại màng rung có 20 trống.

Về bài bản cũng rất phong phú. Ví dụ thể loại Tiểu nhạc và Đại nhạc có các bài bản như
sau:

- Tiểu nhạc có 15 bài bản gồm Mười bản ngự (Thập thủ liên hoàn) và 5 bản: Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ,
Long đăng, Long Ngâm, Tiểu khúc.

- Đại nhạc có các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đăng đàn cung đơn, Đăng đàn
cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn bóp (Du xuân), Cung Nam. Nam
Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.

Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương… đều do những nhạc công, ca công,
vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở
thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những
giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt
Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.

Trong bút ký Mười ngày ở Huế viết năm 1918 khi chứng kiến lễ tế Giao diễn ra trong 2 ngày 12 và 13
tháng 2 âm lịch, nhà báo Phạm Quỳnh đã ghi lại cảm xúc của mình như sau: “Ngoài sân phường ca hát ca
khúc An thành, vừa múa, vừa hát. Đương đêm hơn một trăm con người đồng thành hát ca, nghe rất cảm
động, tưởng thấu đến tận trời cao đất thẳm (…) cái tấm lòng thành của cả một dân, một nước”, “Cảnh giao
đàn ban đêm như cảnh trong mộng, đèn thắp sáng trong đàn thành từng dãy dọc, dãy ngang, trông xa như
một chữ Triện lớn viết bằng những nét chấm sáng mà treo lưng chừng trời. Tiếng đàn, tiếng sáo thì như
nước chảy, suối reo, tiếng hát như tiếng thiên thần…”. Rõ ràng là Nhã nhạc, một thể loại của nghệ thuật
cung đình Huế mà trong đó âm nhạc với một hệ thống kết cấu chặt chẽ đã đóng góp một phần hét sức quan
trọng trên cả 5 lĩnh vực:
- Sự hoàn chỉnh của cấu trúc các dàn nhạc
- Hệ thống bài bản nhạc không lời hoà tấu.
- Nhạc đệm cho phần múa hát.
- Ca khúc trong các loại múa có hát.
- Các ca chương hát trong các hình thức của buổi lễ.

Theo lịch sử ghi nhận, thời kỳ vàng son của âm nhạc Cung đình Việt Nam là dưới Triều Nguyễn
trước khi Kinh đô Phú Xuân (Huế) thất thủ vào năm 1885. Hai tài liệu chủ yếu là “Lịch triều hiến
chương loại chí” của Phan Huy Chú (đầu thế kỉ XIX) và “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” của
Quốc sử quán (giữa thế kỉ XIX) cho biết: Từ sau khi Gia Long lên ngôi đến khi Tự Đức mất
(1883), âm nhạc Cung đình Phú Xuân bây giờ quen gọi là Nhã nhạc Cung đình đã được phục
hồi, chấn chỉnh và phát triển mạnh. Các loại giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc,
thường triều nhạc, yến nhạc, Cung trung chi nhạc đã ảnh hưởng qua lại nhiều với nhạc cổ điển
thính phòng (ca Huế, đờn Huế) và nhạc tuồng cổ điển, Cung đình (thanh nhạc và nhạc múa của
hát bội Huế). Đáng chú ý là nhiều nhà hát, rạp hát lớn nhỏ của Vua, đại thần và dân thường
được xây dựng làm nơi biểu diễn nhạc Cung đình, nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian:
Duyệt Thị Đường trong Hoàng thành, Minh Khiêm Đường trong lăng Tự Đức, Cửu Tư Đài trong
Cung Ninh Thọ, rạp hát ông Hoàng Mười, nhà hát Mai Viên tại Tư dinh Thượng thư Đào Tấn,
rạp hát ông Sáu Ớt (Nguyễn Nhơn Từ), rạp hát gia đình họ Đoàn (ở An Cựu), rạp hát bà Tuần
(tồn tại đến 1975).
Âm nhạc cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới những thành tựu của dòng
nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước. Sự kế thừa và phát triển đó thể
hiện ở những yếu tố như: Duy trì một số tổ chức dàn nhạc cung đình của những triều đại trước và tạo
những biến thể mới đa dạng trên cơ sở những tổ chức dàn nhạc thời Lê; Tiếp tục sử dụng nhiều
nhạc khí thông dụng trong âm nhạc cung đình Thăng Long; Duy trì và biến hoá một số điệu múa cung
đình đã có từ trước và sáng tạo thêm nhiều điệu múa mới; Sáng tạo một thể loại ca nhạc thính phòng
mới (đờn ca Huế) và đẩy khí nhạc Việt Nam lên một bước phát triển cao hơn cả về kĩ thuật diễn tấu,
hình thức hoà tấu; Kế thừa nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài và phát triển nó lên độ cực thịnh đồng thời
tạo ra một lưu phái tuồng mới có phong cách riêng: tuồng Kinh (của kinh đô) với phong cách “tuồng
văn”; Kế thừa có biến hoá hệ thống âm luật năm Hồng Đức thời Lê, nửa cuối thế kỉ 15 và phát triển
nhạc ngữ, nhạc lí; Kế tục truyền thống học hỏi, tiếp thu và Việt hoá những yếu tố nước ngoài đã định
hình trong âm nhạc Việt nói chung, âm nhạc cung đình Thăng Long nói riêng…

Đặc trưng của Âm nhạc cung đình Huế là sự hội nhập, tiếp biến văn hoá Hoa, Chăm và những ảnh
hưởng của Phật, Nho. Múa cung đình có quan hệ mật thiết với nghệ thuật tuồng (hát bội). Âm nhạc
cung đình Huế tổng hợp trong đó sự phong phú, đa dạng về nhiều mặt: về loại hình nghệ thuật, thể
loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc, bài bản, cơ cấu tổ chức dàn nhạc và các hình thức hoà tấu, môi
trường trình diễn, nhạc điệu… Nhờ vậy đến với âm nhạc cung đình Huế người thưởng thức sẽ có
nhiều “món” để thay đổi “khẩu vị” không những cho thính giác mà cả thị giác.

Âm nhạc cung đình Huế có qui mô lớn và tính chuyên nghiệp cao: là loại nhạc chính thống của quốc
gia, nhiều tổ chức dàn nhạc và tiết mục ca múa nhạc cung đình có qui mô lớn, gồm nhiều loại nhạc
khí, nhiều diễn viên, nhạc công, ca công trình diễn. Ngoài ra đây còn là thể loại nhạc có tính ứng tấu,
biến hóa linh hoạt và tính bác học cao.

You might also like