You are on page 1of 3

HÓA HỌC THCS

TÀI LIỆU SƯU TẦM (2 – 8 – 2018)

NHẬN BIẾT – TÁCH - ĐIỀU CHẾ CHẤT


Bài 1: Cho ba lọ dung dịch AlCl3, BaCl2, MgCl2 mất nhãn. Chỉ được dùng thêm
một thuốc thử, hãy nhận biết các lọ dung dịch trên.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Bình Phước – 2018)

Bài 2: Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS2, CuS, Na2O. Chỉ được dùng thêm nước
và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, …). Hãy trình bày phương pháp và
viết phương trình hóa học xảy ra điều chế FeSO4, CuSO4.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Đắk Nông – 2018)

Bài 3: Hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí gồm CH4, CO2, C2H2.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Đắk Nông – 2018)

Bài 4: Chỉ dùng thêm bột sắt làm thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hóa học
để phân biệt 5 dung dịch loãng chứa trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, NaCl,
Na2CO3, MgCl2, Ba(OH)2. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu/ 2017 – 2018)

Bài 5: Cho hỗn hợp X gồm CuS, FeS2, Al2O3. Trình bày sơ đồ tách riêng từng
kim loại Fe và Cu ra khỏi hỗn hợp X (các hóa chất sử dụng phải dùng dư). Viết
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
(Trích đề thi HSG 9 TP Biên Hòa – Đồng Nai – 2018)

Bài 6: Có 5 dung dịch gồm Na2CO3, BaCl2, NaHSO4, Mg(HCO3)2 và K3PO4


được đựng trong 5 lọ (mỗi lọ chỉ chứa một dung dịch); đánh số thứ tự các lọ từ 1
đến 5 không theo trật tự các chất hóa học. Xác định tên của muối có trong mỗi lọ
ban đầu, viết các phương trình hóa học minh họa. Biết rằng
- Dung dịch trong lọ 1 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 3,
4.
- Dung dịch trong lọ 2 tạo thành chất khí không màu, không mùi với dung
dịch trong lọ 1, 3.
- Dung dịch trong lọ 3 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 1,
5.
- Dung dịch trong lọ 4 tạo thành kết tủa trắng với các dung dịch trong lọ 1,
5.
(Trích đề thi HSG 9 huyện Gia Lâm – 2018)

Bài 7: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết
bốn chất khí riêng biệt sau: HCl, H2, NH3 và Cl2. Viết phương trình hóa học của
các phản ứng đã xảy ra.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Tiền Giang – 2018)
HÓA HỌC THCS

Bài 8: Có 6 chất rắn đựng trong 6 lọ riêng biệt, mất nhãn là: Na2CO3, Na2SO4,
MgCO3, BaCO3, BaSO4, CuSO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết
các chất rắn trên bằng phương pháp hóa học (viết các phương trình hóa học của
phản ứng xảy ra).
(Trích đề thi HSG TP HCM – 2018

Bài 9: Cho các hóa chất: KClO3, nước, quặng pirit (FeS2) và các điều kiện phản
ứng có đủ. Có thể điều chế được những chất khí nào từ những hóa chất đã cho?
Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Nam Định – 2018)

Bài 10: Có 5 lọ không nhãn đựng các dung dịch, biết 4 lọ đựng các dung dịch
sau có cùng nồng độ mol: NaOH, NaCl, NaHSO4, BaCl2 và một lọ đựng H2O.
Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch phenolphtalein, hãy nêu biện
pháp nhận biết từng lọ.
(Trích đề thi HSG 9 huyện Hoằng Hóa – 2016)

Bài 11: Viết 4 phương trình hóa học có bản chất khác nhau để điều chế MgCl2.

Bài 12: Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng mỗi muối ra khỏi hỗn hợp
rắn: Na2CO3, BaCO3, MgCO3.

Bài 13: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy phân biệt các dung dịch không
màu, đựng trong các lọ riêng biệt sau: KAlO2, K2CO3, AgNO3, K2SO4, NaHCO3.
(Trích đề thi HSG 9 Hai Bà Trưng/ 2017 – 2018)

Bài 14: Chỉ được lấy thêm một dung dịch làm thuốc thử, hãy trình bày cách
nhận biết các chất rắn sau đây bị mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt: Ba,
BaO, Al, Al2O3, Mg, MgO, Ag. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy
ra.
(Nguồn thầy Nguyễn Đình Hành)

Bài 15: Nêu phương pháp hóa học để tách mỗi kim loại Ag, Cu ra khỏi hỗn hợp
Ag, Cu, Fe ở dạng bột, sao cho lượng Ag, Cu thu được không đổi so với ban đầu
và chỉ được dùng thêm hai dung dịch (mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan).
Viết các phương trình hóa học minh họa. Các thiết bị và điều kiện thí nghiệm
coi như có đủ.
(Nguồn thầy Nguyễn Đình Hành)

Bài 16: Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp các chất
rắn gồm: Cu, ZnSO4, CuO. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Trích đề thi HSG 9 Nha Trang/ 2017 – 2018)
HÓA HỌC THCS

Bài 17: Từ CuS, H2O, NaCl, các phương tiện và điều kiện phản ứng coi như có
đủ, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế Cu(OH)2.
(Trích đề thi HSG 9 Nha Trang/ 2017 – 2018)

Bài 18: Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch: HCl đặc, NaOH; các chất
rắn: CaCO3, MnO2, Al4C3, CaC2. Từ các hóa chất trên có thể điều chế được
những chất khí nào trong số các khí sau: H2, O2, Cl2, CO2, CH4, C2H2. Với mỗi
khí (nếu điều chế được) viết một phương trình hóa học.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Gia Lai – 2018)

Bài 19: Chỉ dùng H2SO4 đặc và H2O để nhận biết các chất rắn sau: Cu, Fe, Al và
Na. Trình bày cách tiến hành (hoặc sơ đồ) và viết các phương trình hóa học
minh họa.
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Hậu Giang – 2018)

Bài 20: Chỉ được dùng thêm hai thuốc thử (tự chọn) để phân biệt các chất bột
sau: magie oxit, điphotpho pentaoxit, bari oxit, natri sunfat, nhôm oxit. Viết
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
(Trích đề thi HSG 9 tỉnh Hưng Yên – 2018)

____________________ ___________________
Sưu tầm và biên soạn: Hóa Học THCS
Group: Hóa Học 8 – 9
Trong quá trình sưu tầm và biên soạn có thể gặp những sai sót. Mong các bạn
thông cảm !!! . Nếu có thắc mắc thì các bạn có thể đăng lên Group: Hóa Học
8 – 9 để thảo luận. Cám ơn các bạn

You might also like