You are on page 1of 3

Hoá học 9 Tài liệu bồi dưỡng HS khá giỏi

Tuyển tập các bài tập đặc sắc về


VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC – HIỆN
TƯỢNG – GIẢI THÍCH

I/ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC – NÊU HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH
1. Nêu và giải thích hiện tượng (ghi phương trình phản ứng)
a/ Cho mẫu quì tím ẩm vào bình chứa khí clo khô.
b/ Cho từ từ khí SO2 sục chậm vào nước vôi trong đến dư.
c/ Cho nhôm vào dung dịch NaOH dư
d/ Cho từng lượng nhỏ natri đến dư vào dung dịch CuSO4
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Khí cacbon đioxit sục từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong
- Trường hợp 2: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch axit clohidric đến dư vào dung dịch natri cacbonat
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
3. Cho lần lượt từng chất Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch NaHSO 4, CuSO4. Hãy viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012)
4. Giải thích tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi
trường? Nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
5. Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013)
6. Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch HCl ta thu được 6
chất khí khác nhau. Viết các PTHH.
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
7. Viết 8 PTHH thể hiện 8 phương pháp khác nhau theo sơ đồ sau: ? + ?  NaCl + ……
8. Viết 5 PTHH theo sơ đồ sau: ? + BaCl2  ….. + ……
9. Viết 9 PTHH điều chế trực tiếp FeCl2 từ các loại chất vô cơ khác nhau?
10.Hãy chọn 8 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch HCl ta thu được 8
chất khí khác nhau. Viết các PTHH.
(TS 10 chuyên Lam Sơn Thanh Hóa 2013-2014)
11.Viết 17 phương trình phản ứng (có bản chất khác nhau) biểu diễn các phản ứng xảy ra để điều chế
muối.

GV : Vương Thế Thành ĐT:0936449920 Page 1


Hoá học 9 Tài liệu bồi dưỡng HS khá giỏi
(HSG Tỉnh Thanh Hóa 2008-2009)
12.Cho các chất sau: Al, Cu, Khí SO 2, dung dịch Br2, dung dịch FeSO4, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch
H2SO4, dung dịch FeBr2, dung dịch FeCl3. Những chất nào tác dụng được với nhau viết phương
trình.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
13.Nêu hiện tượng và giải thích:
- Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3
- Dẫn khí CO2 lội chậm qua dung dịch Ca(OH) 2 đến dư, sau đó cho tiếp dung dịch Ca(OH) 2 vào
dung dịch vừa thu được.
(HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011)
14.Cho bari kim loại lần lượt vào các dung dịch: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2SO4. Nêu các hiện tượng xảy
ra và viết phương trình phản ứng?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010)
15.Cho các cặp chất sau đây hòa tan trong nước. Cặp nào tồn tại, cặp nào không tồn tại. Viết phương
trình hóa học (nếu có)
a) NaHCO3 và CaCl2 b) Na2CO3 và AlCl3
c) NH4Cl và KOH d) Ca(NO3)2 và MgCl2
e) Na2SiO3 và HCl f) (NH4)3PO4 và Ba(OH)2
g) (NH4)3PO4 và CaCl2 h) Ca(OH)2 và Ba(HCO3)2
i) KHSO4 và Ba(HCO3)2 j) Na2SO4 và Ba(HCO3)2
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
16.Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có) khi:
a/ Cho khí CO2 lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư CO2, khi phản ứng kết thúc lấy dung
dịch đem nung nóng.
b/ Cho dung dịch CaSO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.
c/ Cho khí HCl lội từ từ qua dung dịch NaAlO2 cho đến dư HCl.
d/ Cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch brom đến dư sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
17.
a/ Có thể phân biệt hợp chất hóa học và hỗn hợp bằng những cách nào ?
b/ Nêu nguyên tắc chọn chất làm khô. Hãy chọn chất thích hợp làm khô mỗi khí sau: H 2; H2S; SO2;
NH3; Cl2.
c/ Hãy giải thích ngắn gọn: Tại sao khi đi thám hiểm sâu vào các hang thạch nhũ, các nhà thám hiểm
luôn cảm thấy ngạt thở? Nguyên nhân tạo ra mưa axit là gì?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
18.Trong chuyến về thăm quê Nội ở Quảng Bình, một học sinh yêu thích môn hóa học được Bố Mẹ cho
thăm quan động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) có mang về một lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá
trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước thành 3 phần để tiến hành ba thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Đun sôi
- Thí nghiệm 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl
- Thí nghiệm 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH

GV : Vương Thế Thành ĐT:0936449920 Page 2


Hoá học 9 Tài liệu bồi dưỡng HS khá giỏi
Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014)
19.Hãy giải thích các trường hợp sau và viết phương trình hóa học minh họa:
a/ Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b/ Trong phòng thí nghiệm người ta đựng axit flohiđric trong bình nhựa hay bình thủy tinh? Vì sao?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014)
20.
a/ Hãy giải thích vì sao: Khi nung nóng canxicacbonat (CaCO 3) thì thấy khối lượng giảm đi? Khi
nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên?
b/ Nhà Nam cần bón trên mỗi m 2 đất trồng 5mg đồng (dưới dạng CuSO 4). Hỏi cần bao nhiêu lít
dung dịch CuSO4 2% (d = 1,0g/ml) để bón cho một hecta đất trồng?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2014-2015)
21.Có 3 dung dịch: FeCl2 (A); Br2 (B) và NaOH (C). Có hiện tượng gì xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm
sau:
- Cho (B) vào (C).
- Cho (A) vào (C) rồi để ngoài không khí.
- Cho (B) vào (A) rồi đổ tiếp (C) vào.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
22.Hỗn hợp X gồm các chất K2O, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Hòa tan hỗn hợp X vào nước
(dư). Viết các phương trình hóa học và xác định thành phần chất tan trong dung dịch thu được.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014)
23.Hòa tan hỗn hợp Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng số mol vào nước dư, đun nóng nhẹ thu
được dung dịch A và kết tủa BaCO 3. Hỏi dung dịch A chứa gì? Viết phương trình phản ứng minh
họa?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
24.Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Na lần lượt vào các dung dịch sau đây:
a/ Dung dịch CuSO4.
b/ Dung dịch Al2(SO4)3.
c/ Dung dịch Ca(OH)2.
d/ Dung dịch Ca(HCO3)2.
e/ Dung dịch NaHSO4.
f/ Dung dịch NH4Cl.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)

GV : Vương Thế Thành ĐT:0936449920 Page 3

You might also like