You are on page 1of 208

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP

Giáo Trình

CÂY ĐA NIÊN
Phần I: CÂY ĂN TRÁI

PGS TS NGUYỄN BẢO VỆ


ThS LÊ THANH PHONG

Cần Thơ - 2003


Lời nói đầu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng đất giàu tiềm năng thích hợp
cho việc phát triển ngành trồng cây ăn trái. Có những vùng phù sa, nước ngọt quanh
năm, cây trái bốn mùa tươi tốt như vùng trồng cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Vĩnh
Long với địa danh cam Sành Tam Bình, bưởi Năm Roi Bình Minh; sầu riêng, chôm
chôm, bòn bon, bưởi Da Xanh Cái Mơn, Chợ Lách (Bến Tre); cam Mật Phong Điền
(Cần Thơ); quýt Tiều Lai Vung (Đồng Tháp); mận Trung Lương, vú sữa Vĩnh Kim,
xoài Cát Hòa Lộc (Tiền Giang)... Ngoài ra còn có chủng loại cây trồng phù hợp trên
vùng đất nhiễm mặn Trà Vinh nổi tiếng xoài Châu Hạng Võ. Có thể nói ĐBSCL
chẳng những là vựa lúa của cả nước mà nơi đây còn là vùng đất sản xuất cây trái
quanh năm, cung cấp lượng trái cây khổng lồ cho thị trường trong nước và một
phần cho xuất khẩu.
Trong nền nông nghiệp hiện đại, để phù hợp yêu cầu sản xuất trái cây chất
lượng cao, vai trò khoa học kỹ thuật không thể thiếu và cũng không thể thiếu được
sự đóng góp của các nhà khoa học phối hợp cùng nhà nông cải thiện lề lối canh tác
lạc hậu, ứng dụng thành tựu mới trong khoa học phục vụ công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn.
Để phục vụ cho yêu cầu giảng dạy, giáo trình "Cây đa niên - Phần Cây ăn
trái" được thực hiện gồm phần đại cương như thiết kế xây dựng vườn, vườn ươm,
kỹ thuật nhân giống cây ăn trái; cũng như đi sâu vào nội dung canh tác của một số
loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở ĐBSCL như cam quýt, chuối, dứa, xoài.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn đồng nghiệp trong bộ môn Khoa
Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ; KS Nguyễn Hồng
Phú và Phạm Đức Trí đã hổ trợ chúng tôi hoàn thành tập giáo trình nầy.

Nhóm tác giả


MỤC LỤC

Chương Nội dung Trang

Lời nói đầu


1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đồng Bằng Sông Cửu Long và việc phát triển ngành trồng cây 1
ăn trái
1.2 Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, 1
hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa
1.3 Chiến lược phát triển ngành trồng cây ăn trái ở khu vực đồng 3
bằng sông Cửu Long
1.4 Vấn đề trồng nuôi xen trong vườn cây ăn trái 3
1.4.1 Mô hình trồng trọt kết hợp với trồng trọt 4
1.4.2 Mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, thuỷ sản 5
1.4.3 Mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi 6
1.5 Những vấn đề trong bảo quản trái cây 7
1.5.1 Biện pháp làm giảm hô hấp của trái sau thu hoạch 7
1.5.2 Biện pháp phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch 7
1.5.3 Biện pháp làm giảm yếu tố mất nước của trái sau thu hoạch 8
2 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG VƯỜN 10
2.1 Điều tra cơ bản, chọn vùng canh tác 10
2.1.1 Địa hình 10
2.1.2 Khí hậu 10
2.1.3 Đất đai 10
2.1.4 Thuỷ lợi 11
2.1.5 Thực bì 11
2.1.6 Nguồn phân bón 11
2.1.7 Khả năng kết hợp trong sản xuất 11
2.1.8 Kinh tế và xã hội 11
2.2 Thiết kế vườn 11
2.2.1 Đặc điểm chung cần lưu ý trong xây dựng vườn cây ăn trái 11
ở ĐBSCL
2.2.2 Thiết kế mương líp 15
2.2.3 Xây dựng bờ bao, cống bọng 20
2.2.4 Trồng cây chắn gió 21
2.2.5 Hệ thống giao thông 21
2.2.6 Các công trình phụ 22
2.2.7 Khoảng cách trồng 22
2.2.8 Trồng và nuôi xen trong vườn 22
3 VƯỜN ƯƠM 23
3.1 Mục đích thành lập vườn ươm 23
3.2 Chọn địa điểm thành lập vườn ươm 23
3.3 Bố trí các khu vực trong vườn ươm 23
3.4 Gieo trồng và chăm sóc cây con 24
3.4.1 Cây trồng hột 24
3.4.2 Cây tháp 25
3.4.3 Cành giâm 25
3.4.4 Cành chiết 25
3.5 Một số điểm cần lưu ý khi xuất cây con khỏi vườn ươm 26
4 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG 27
4.1 Nhân giống hữu tính 27
4.2 Nhân giống vô tính 28
4.2.1 Phương pháp chiết cành 28
4.2.2 Phương pháp giâm cành 32
4.2.3 Tháp cành, tháp mắt 35
4.2.4 Các kiểu tháp cành 40
5 CÂY CAM QUÝT 45
5.1 Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng 45
5.1.1 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng 45
5.1.2 Nguồn gốc và phân bố 45
5.1.3 Phân loại 47
5.1.4 Một số giống trồng trên thế giới 48
5.1.5 Các giống được trồng nhiều ở ĐBSCL 50
5.2 Đặc điểm sinh học và thực vật 53
5.2.1 Rễ 53
5.2.2 Thân, cành 53
5.2.3 Lá 54
5.2.4 Hoa 54
5.2.5 Trái 55
5.2.6 Hột 56
5.3 Khí hậu và đất đai 57
5.3.1 Khí hậu 57
5.3.2 Nước 58
5.3.3 Đất 59
5.3.4 Chất dinh dưỡng 59
5.4 Kỹ thuật canh tác 64
5.4.1 Chuẩn bị đất trồng 64
5.4.2 Kích thước mương líp 64
5.4.3 Nhân giống 65
5.4.4 Kỹ thuật trồng 68
5.4.5 Chăm sóc 69
5.5 Sâu bệnh hại cam quýt 74
5.5.1 Côn trùng 74
5.5.2 Bệnh 82
5.6 Thu hoạch và tồn trữ 87
5.6.1 Thu hoạch 87
5.6.2 Kỹ thuật treo trái 87
5.6.3 Phương pháp tạo màu vàng vỏ trái 87
5.6.4 Tồn trữ 88
6 CÂY CHUỐI 89
6.1 Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng 89
6.1.1 Giá trị 89
6.1.2 Nguồn gốc 90
6.1.3 Phân loại và giống trồng 90
6.2 Đặc tính thực vật của cây chuối 96
6.2.1 Hệ thống rễ 96
6.2.2 Cấu tạo của thân chuối 98
6.2.3 Chồi 99
6.2.4 Bẹ và lá 99
6.2.5 Cấu tạo của hoa và trái 102
6.3 Khí hậu, đất đai và dinh dưỡng 104
6.3.1 Khí hậu 104
6.3.2 Đất đai 107
6.3.3 Chất dinh dưỡng 108
6.4 Kỹ thuật canh tác 112
6.4.1 Chuẩn bị đất 112
6.4.2 Kỹ thuật trồng 113
6.4.3 Chăm sóc 115
6.5 Sâu bệnh 117
6.5.1 Sâu 117
6.5.2 Tuyến trùng 120
6.5.3 Bệnh 122
6.6 Thu hoạch và tồn trữ 124
6.6.1 Thu hoạch và vận chuyển 124
6.6.2 Giú chuối 125
6.6.3 Tồn trữ 126
7 CÂY KHÓM 127
7.1 Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng 127
7.1.1 Giá trị 127
7.1.2 Tình hình sản xuất trên thế giới 128
7.1.3 Nguồn gốc và phân bố 129
7.1.4 Phân loại 129
7.1.5 Giống trồng 130
7.2 Đặc tính thực vật 134
7.2.1 Thân 134
7.2.2 Lá 135
7.2.3 Chồi 136
7.2.4 Rễ 138
7.2.5 Hoa 138
7.2.6 Trái 140
7.3 Khí hậu và đất đai 141
7.3.1 Khí hậu 141
7.3.2 Đất đai 143
7.3.3 Dinh dưỡng 144
7.4 Kỹ thuật canh tác 149
7.4.1 Chuẩn bị đất trồng 149
7.4.2 Chuẩn bị giống trồng 150
7.4.3 Kỹ thuật trồng 151
7.4.4 Chăm sóc 152
7.5 Sâu bệnh 1570
7.5.1 Bệnh 157
7.5.2 Côn trùng 159
7.5.3 Tuyến trùng 161
7.6 Thu hoạch và tồn trữ 162
7.6.1 Thu hoạch 162
7.6.2 Bảo quản, vận chuyển 163
7.6.3 Chế biến 163
8 CÂY XOÀI 164
8.1 Giá trị, nguồn gốc, phân nhóm và giống trồng 164
8.1.1 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng 164
8.1.2 Nguồn gốc và phân bố 164
8.1.3 Phân nhóm 165
8.1.4 Giống trồng 165
8.2 Đặc điểm hình thái 170
8.2.1 Rễ 170
8.2.2 Thân 170
8.2.3 Lá 171
8.2.4 Hoa 171
8.2.5 Trái 172
8.3 Đất đai và khí hậu 173
8.3.1 Khí hậu 174
8.3.2 Đất 174
8.3.3 Nước 176
8.4 Kỹ thuật canh tác 176
8.4.1 Nhân giống 176
8.4.2 Thời vụ trồng 177
8.4.3 Làm đất 177
8.4.4 Khoảng cách trồng 177
8.4.5 Tưới nước 177
8.4.6 Tỉa cành, tạo tán 177
8.4.7 Bón phân 178
8.4.8 Xử lý ra hoa 179
8.5 Sâu bệnh 184
8.5.1 Sâu hại 185
8.5.2 Bệnh hại 191
8.6 Bao trái 194
8.7 Thu hoạch và tồn trữ 195
8.7.1 Thu hoạch 195
8.7.2 Phân loại 196
8.7.3 Bảo quản 197
Tài liệu tham khảo 199
Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đồng Bằng Sông Cửu Long và việc


phát triển ngành trồng cây ăn trái

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích gần 4 triệu ha, vùng khí
hậu gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 đến 270C, tổng nhiệt
lượng cả năm là 9.700-10.0000C. Các yếu tố như ánh nắng, gió, ẩm độ không khí, bức
xạ mặt trời, ... mang tính ổn định, thuận lợi cho sản xuất cây ăn trái trên bình diện rộng
với tổng diện tích trồng cây ăn trái là 175.670 ha, chiếm 50,7% diện tích cây ăn trái của
cả nước. Điều nầy nói lên tầm quan trọng của ngành trồng cây ăn trái nhiệt đới ở
ĐBSCL.
Việc phát triển kinh tế vườn góp phần đáng kể trong việc nâng cao vai trò sản
xuất nông sản hàng hóa, đa dạng hóa sản xuất. Nhìn chung, cây trái vùng sông nước
Nam bộ quanh năm tươi tốt, chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
trong nước, một phần cho xuất khẩu. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu cho riêng
vùng nhiệt đới, cộng với tiềm năng giống cây ăn trái chấp cánh cho sản xuất trái cây
nhiệt đới bước dài khi Việt Nam ta hội nhập cùng các nước trong khu vực.
Bên cạnh một số thuận lợi trên, việc canh tác còn nhiều vấn đề bất cập, tiến bộ
khoa học kỹ thuật chưa đến tận từng người dân do sản xuất còn manh mún, lẻ tẻ, quy
mô nông trại chưa đủ lớn, hợp tác xã nông nghiệp chưa hình thành, mạng lưới phân
phối chưa đi vào công nghiệp hóa, việc áp dụng cơ giới hóa còn nhiều khó khăn ... Giải
quyết được những bất cập trên thì hàng nông sản của ta mới có thể cạnh tranh cùng các
nước trong khu vực.
Mục tiêu phát triển cho xuất khẩu và tiêu thụ trái cây nội địa cần tạo nên những
vùng chuyên canh cây trái đặc sản cho riêng từng vùng đất, thích hợp từng chủng cây
với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khoa học nông nghiệp từ khâu chọn đất, giống,
kỹ thuật canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.

1.2 Phát triển nông nghiệp nông thôn


theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa

Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư nêu rõ:
* Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động
ở nông thôn. Chủ trương đẩy nhanh việc thoát lũ và ngọt hóa ở ĐBSCL, đẩy mạnh việc
áp dụng công nghệ sinh học, ưu tiên phát triển cây trồng, vật nuôi có quy mô phát triển
tương đối lớn và thị trường ổn định, hết sức chú trọng phát triển công nghệ sau thu
hoạch và công nghệ chế biến. Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau
(Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi
đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất.
2

* Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn. Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Ưu đãi, khuyến khích hơn nữa
đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn, kể
cả các dự án ở quy mô hộ gia đình... Tổ chức các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản,
thuỷ sản theo hướng gắn kết các đơn vị cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến và tiêu
thụ.
* Tăng nhanh trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước hỗ trợ điều
kiện để đẩy mạnh sản xuất và sử dụng sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nhất là
các thiết bị vừa và nhỏ có sức cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài. Chú trọng đào
tạo nguồn nhân lực, bao gồm cả bồi dưỡng kỹ năng lao động, đào tạo kỹ thuật viên và
hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi ở nông thôn.
* Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản. Thực hiện cơ chế lưu thông thật sự
thông thoáng trên thị trường trong nước. Củng cố hệ thống thương nghiệp Nhà nước
trên địa bàn nông thôn, đặc biệt coi trọng phát triển các hình thức liên kết giữa thương
nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, nông dân và lực lượng thương nghiệp nhỏ, khắc phục
tình trạng thả nổi thị trường nông thôn gây thiệt hại đến lợi ích nông dân. Tạo cho được
một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đánh thuế xuất khẩu cao đối với hàng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô mà
trong nước đã có năng lực chế biến. Cho nhập khẩu miễn thuế hoặc thuế suất thấp các
loại nguyên, vật liệu phục vụ công nghiệp nông thôn mà trong nước chưa sản xuất
được hoặc còn thiếu. Xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất dưới nhiều hình thức. Nhà nước
có chính sách cho nông dân nghèo vay tiền vào đầu vụ thu hoạch để không phải bán
nông sản ở thời điểm bất lợi về giá. Phát triển các loại hình kinh doanh kết hợp công
nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu theo phương thức ký kết hợp đồng dài hạn với
nông dân.
* Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc
doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu,
vùng xa. Tiếp tục phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, kể cả kinh tế tiểu chủ. Tập
trung chỉ đạo phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân theo tinh thần
chỉ thị 68/CT-TƯ của ban Bí thư TW Đảng khóaVII và luật hợp tác xã.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và
nông thôn theo hướng tập trung làm dịch vụ (điện, nước, kỹ thuật tài chính-ngân hàng,
thương mại, vận tải,...), công nghiệp chế biến và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân;
trên cơ sở đó phát triển thêm một số cơ sở quốc doanh nông lâm nghiệp ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa. Đổi mới và củng cố các quốc doanh đánh cá theo hướng tăng nhanh
khả năng bám trụ dài ngày trên biển; làm dịch vụ ngoài biển và trên bờ để tạo điều kiện
cho ngư dân ra khơi bám biển.
Phát triển các hình thức hợp tác xã giữa các doanh nghiệp nhà nước với các hợp
tác xã và các hộ nông dân. Xây dựng các Hiệp hội ngành nghề hoạt động theo cơ chế
dân chủ, tự quản; trong đó có cơ sở quốc doanh trong Hiệp hội có vai trò nồng cốt.
3

1.3 Chiến lược phát triển ngành trồng cây


ăn trái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích trồng cây ăn trái ở ĐBSCL ngày càng mở rộng, dự kiến đến năm 2010
sẽ là 220.000 ha, song song với việc mở rộng diện tích, các chủng loại cây ăn trái ngày
một phong phú, loại bỏ dần giống kém chất lượng thay vào đó những giống mới triển
vọng với ưu thế lai tạo nên trái cây nhiệt đới giàu về số lượng, ngon về chất lượng,
mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt,... Để theo kịp hàng nông sản của các nước như Thái
Lan, Malaysia,... thì nông dân ta gấp rút trang bị cho mình những kiến thức sâu về kỹ
thuật canh tác cũng như không ngừng học tập, mạnh dạn thay đổi tư duy, lề lối canh tác
còn lạc hậu, manh mún, sáng tạo, tìm giống mới thay vào giống cây kém hiệu quả,...
Trong thời gian qua, nông dân ta từng bước bắt nhịp được nhu cầu xã hội nhưng
trong sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nhìn vào thị trường trái cây của ta, trái cây Thái
Lan từng bước lấn sân không những về chủng loại (Sầu riêng cơm vàng hột lép, bòn
bon, xoài ăn sống, chôm chôm,...) mà còn lấn sân về chất lượng (Cơm dầy, thịt ngọt,
hợp khẩu vị,...), mùa vụ (mùa vụ kéo dài,...). Riêng về trái cây nhiệt đới được trồng ở
ĐBSCL chúng ta có giống bưởi Năm Roi, xoài Cát Hòa Lộc là loại trái cây ngon nhất
mà khó có chủng loại bưởi, xoài giống khác sánh kịp.
Vai trò trái cây hiện nay rất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của toàn xã hội, ở
bất cứ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào. Thành phần dinh dưỡng có trong trái cây chiếm
vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của mọi người, vì thế chúng ta cần phải có chiến
lược để sản xuất trái cây chất lượng đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trái cây của ta chưa ổn định về chất lượng cũng như nguồn sạch
bệnh, khó đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ở những thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc,
Mỹ,... cho nên: (a) Biện pháp sản xuất trái cây sạch bệnh hay còn gọi là trái cây hữu cơ
phải được đặc biệt quan tâm; (b) Bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ sạch, đây là
vấn đề còn mới đối với nông dân ta, cần phổ biến và nhân rộng; (c) Nguồn giống, bao
gồm những vấn đề như thời vụ, phẩm chất bên trong, hình thức bên ngoài, không lưu
tồn thuốc bảo vệ thực vật,...; (d) Sản phẩm mang tính cạnh tranh về giá cả như giảm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, tăng năng suất,..; (e) Đáp ứng yêu
cầu trên qui mô rộng, thời gian thu hoạch, điều khiển tiến trình chín,...; (f) Chú trọng
bao bì, mẫu mã, quy cách đóng gói theo chuẩn quốc tế,...; (g) Công nghệ chế biến, sản
xuất nước quả đóng hộp, xấy khô trái cây,.. .Để đáp ứng những yêu cầu trên cần định
hướng quy hoạch vùng chuyên canh trồng cây ăn trái đặc sản, xây dựng hợp tác xã kiểu
mới theo cung cách hợp tác xã ở các nước như Mỹ, Châu Âu,...xây dựng kho lạnh,
chuẩn bị phương tiện giao thông thuận lợi.

1.4 Vấn đề trồng nuôi xen trong vườn cây ăn trái ở ĐBSCL

Ngoài ra để tăng thu nhập thêm cho nhà vườn, việc phát triển kinh tế vườn,
ngoài việc trồng cây ăn trái đặc sản còn chú trọng việc phát triển mô hình trồng xen,
kết hợp giữa trồng trọt với trồng trọt, trồng trọt với chăn nuôi, trồng trọt với thuỷ sản,...
4

Qua kết quả điều tra tổng hợp chính thức thì có trên 60% hộ có trồng xen trong
vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, phân bố số hộ có trồng và nuôi xen trong vườn cây ăn trái
không đều nhau giữa các vùng. Những vùng gần thành phố thì số nông hộ ít áp dụng
mô hình trồng xen trong vườn cây ăn trái. Nguyên nhân chính có lẽ do thiếu lao động,
bởi vì thanh niên trong tuổi lao động phần lớn đi làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp ở
thành phố với mức lương cao, ổn định, công việc thường nhàn hạ hơn ra là trực tiếp
sản xuất nông nghiệp, mặc dù điều kiện sản xuất của họ rất thuận lợi (tiếp cận khoa học
kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... dễ dàng). Do vậy, muốn thu hút lực lượng nầy tham gia
tích cực vào nông nghiệp, cần phải tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn
nữa, và phải ổn định.
Tỉ lệ số nông hộ nuôi thuỷ sản trong mương vườn còn thấp chỉ có 26% trong số
hộ điều tra. Mô hình VACB là mô hình sản xuất thâm canh phù hợp sinh thái vườn.
Trong đó công nghệ Biogas (B) lên men chất thải tạo ra khí đốt và phân hữu cơ, làm
tăng thêm tính ưu việt của mô hình liên hoàn khép kín vườn-ao-chuồng mang tính bền
vững, hiệu quả kinh tế cao cũng như không làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

1.4.1 Mô hình trồng trọt kết hợp với trồng trọt

Việc trồng cây đa niên với cây đa niên như các vườn dừa được trồng thêm
chuối, ca cao, vườn cao su được trồng thêm cây ca cao, cà phê; Trồng cây đa niên với
cây hàng niên thể hiện qua mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây hàng niên xen giữa
cây trồng lâu năm, cây chắn gió bên ngoài và cây hàng niên bên trong.
Trong mô hình xen canh, trồng xen với chuối (cây ăn trái khai thác nhanh) là
loại cây trồng xen chiếm tỉ lệ cao nhất (18,6%) vì dễ trồng, trồng một lần nhưng thu
nhiều lần, ít tốn công lao động, chi phí đầu tư rất thấp và việc tiêu thụ sản phẩm dễ
dàng. Kế đến là đậu xanh, đậu nành (16,5%), các loại bầu, bí, mướp, dưa leo, khổ
qua... (13,8%), bắp (9,8%), các loại cà phổi, cà chua, ớt (9,2%), các loại ăn lá như cải
bắp, cải dưa, cải xanh, cải ngọt... (5,3%), khoai môn (5,3%), ổi (3,2%),....
Xen canh là nguồn thu nhập quan trọng cho trong những năm đầu mới cải tạo
vườn (Bảng 1.1). Với diện tích 1 ha đất vườn mới cải tạo trồng cây ăn trái (trong đó
diện tích đất mặt khoảng 65% , nếu qui ra đất đặc trồng rau màu chỉ khoảng 4.000 m2)
nếu có trồng xen rau màu ngắn ngày (các loại rau đậu, khoai, bắp) hoặc xen cây ăn trái
cho thu hoạch nhanh (chuối, ổi) có thể mang lại thu nhập đáng kể cho nông hộ.
Ở ĐBSCL, thu nhập của hộ nông dân làm nghề vườn chiếm 30%. Ở Cần Thơ,
loại cây thường được trồng xen trong các vườn cam quít là chuối cau, huệ, rau cải, đậu
xanh. Ở Vĩnh Long, các loại cây trồng xen là bắp, đậu, rau cải, chuối, đậu xanh, khoai
mì, mía, trong đó phổ biến nhất là rau cải. Ở Trà Vinh, cây trồng xen là chuối, mía, rau,
khoai lang, khoai mì... trong đó chuối là cây trồng xen phổ biến nhất. Ở An Giang, các
loại cây trồng xen là bắp, củ sắn, rau cải,các loại đậu, khoai mì, su su... trong đó cây
trồng nhiều là đậu và củ sắn.
5

Bảng 1.1 Hiệu quả kinh tế của nông hộ có trồng xen trong vườn cây ăn trái (diện tích
ha đất vườn) ở năm đầu tiên.

Loại cây Tổng chi Doanh thu Lãi thuần Thời gian Lãi thuần/ Hiệu quả
trồng xen (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) trồng tháng đồng vốn
(Tháng) (1.000đ) (Thu/chi)

- Cà chua 8.140 14.080 5.940 4 1.485 1,7


- Dưa leo, khổ
qua, bí đao 5.900 10.080 4.180 3 1.393 1,7
- Đậu đũa,
đậu que 5.890 10.400 4.510 3 1.503 1,8
- Khoai môn 4.690 11.260 6.570 6 1.095 2,4
- Gừng 7.450 19.200 11.750 10 1.750 2,4
- Cải bắp,
cải dưa 6.400 8.800 2.400 3 800 1,4
- Ổi 27.710 50.000 22.290 24 929 1.8
- Cà phổi 4.350 1.000 6.650 10 665 2,5
- Bắp 2.610 4.000 1.390 3 463 1,5
- Đậu nành,
đậu xanh 2.250 3.150 900 3 300 1,4
- Chuối 3.000 12.800 9.800 24 408 4,3

- Tỉ lệ líp/mương = 6.5/3.5

1.4.2 Mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, thuỷ sản

Trong vườn có nuôi xen thì loại thủy sản thường được chú ý nhiều là tôm Càng
Xanh do có hiệu quả kinh tế cao, kế đến là cá Mè Vinh do dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc
(Bảng 1.2). Việc nuôi xen cũng đã được thực hiện trên nhiều loại vườn cây ăn trái. Mặc
dù chưa được đầu tư tốt về mặt thâm canh nhưng hiệu quả kinh tế của việc nuôi xen
khá cao. Do đó, trong thời gian 2-3 năm đầu lập vườn, nếu chú ý khai thác thêm nguồn
lợi thuỷ sản nầy sẽ giúp nhà vườn rút ngắn thời gian hoàn vốn xây dựng vườn.
Tỷ lệ diện tích mặt mương được sử dụng nuôi cá thay đổi từ 28,2 đến 38,6%
(tính trung bình chung là 33,6%) so với diện tích có trồng cây ăn trái. Tỷ lệ nầy cho
thấy phần diện tích mương vườn được khai thác khá hợp lý. Tuy nhiên, số hộ nuôi xen
có hiệu quả trong vườn cây ăn trái chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số hộ điều tra từ 1,8 đến
9,7%.
6

Bảng 1.2 Hiệu quả kinh tế của nông hộ có sử dụng mương vườn nuôi tôm, cá (diện
tích 1 ha vườn) ở ĐBSCL.

Loại con Tổng chi Doanh thu Lãi thuần Thời gian Lãi thuần/ Hiệu quả
(1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) nuôi tháng đồng vốn
(Tháng) (1.000đ) (Thu/chi)

- Nuôi cá kết 4.100 11.200 7.100 8 887 2,7


hợp nhiều loại
- Nuôi tôm 8.250 16.100 7.850 8 981 2,0

Việc nuôi xen trong vườn cây ăn trái thường chỉ tiến hành được một vụ trong
năm. Do nhà vườn có tập quán bồi mô, bồi liếp vào mùa nắng và kết hợp vệ sinh
mương ao nên cá thường được nuôi vào đầu mùa mưa. Tính bình quân số hộ nuôi xen
tôm cá trong vườn chiếm tỷ lệ thấp (6,8%), một trong các nguyên nhân có lẽ do mương
bao chưa đảm bảo và thu nhập từ vườn cây ăn trái là khá nên nông dân chưa chú ý đầu
tư khai thác thêm nguồn lợi thủy sản nầy.

1.4.3 Mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi (Bảng 1.3)

Tác động qua lại giữa trồng trọt và chăn nuôi trong canh tác vườn đem lại hiệu
quả cao trong việc sử dụng nguồn phụ phẩm do chăn nuôi mang lại, nguồn phân hữu
cơ từ việc chăn nuôi heo, gà, vịt, bò,... giúp ích cho việc cải tạo đất, đồng thời tạo ra
sản phẩm trái cây sạch hay trái cây hữu cơ, một yêu cầu đòi hỏi mang tính chiến lược
và lâu dài cho xuất khẩu.
Cần nghiên cứu hệ thống canh tác như thế nào để tác động và quản lý hệ thống sản
xuất nông nghiệp mang tính bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 1.3 Hiệu quả kinh tế của nông hộ có chăn nuôi ở ĐBSCL

Loại con Tổng chi Doanh thu Lãi thuần Thời gian Lãi thuần/ Hiệu quả
(1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) nuôi tháng đồng vốn
(Tháng) (1.000đ) (Thu/chi)

- Heo thịt 1.150 1.500 350 5 70 1,3


(1 con)
- Heo nái 9.175 22.500 13.325 30 444 2,6
(1 con)
- Vịt xiêm 273 322 49 3 20 1,2
(10 con)
7

1.5 Những vấn đề trong bảo quản trái cây

Trên thế giới, vấn đề bảo quản trái cây tươi được nghiên cứu nhiều. Có thể rút ra
được rằng có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình bảo quản trái cây tươi là:
- Trái hô hấp mạnh sau thu hoạch làm trái chín nhanh nên giữ không được
lâu;
- Do nấm bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ làm trái mau hư;
- Bị mất nước và bị oxy hóa làm hình dáng và màu sắc của trái xấu đi.
Tuy nhiên sự hư hỏng nầy chiếm khoảng 20% ở các nước phát triển và đến 50%
hay hơn nữa ở những nước đang phát triển, như ở nước ta. Do vậy, mà nhiều nhà khoa
học ở tất cả các nước đều cố gắng tìm biện pháp bảo quản, để kéo dài thời gian sử dụng
trái tươi, trên cơ sở điều khiển 3 yếu tố trên.

1.5.1 Biện pháp làm giảm hô hấp của trái sau thu hoạch

Để giảm sự hô hấp của trái sau thu hoạch, giúp trái chín chậm lại hầu kéo dài
thời gian tồn trữ, những biện pháp sau đây đã được thực hiện:
- Tồn trữ trái ở nhiệt độ lạnh. Sự hô hấp của trái giảm rất đáng kể khi được tồn trữ
ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thấp thích hợp thay đổi tùy theo giống, thường từ 2
đến 12 oC;
- Tồn trữ trái ở ẩm độ thấp. Trái cây hô hấp giảm khi được tồn trữ ở ẩm độ 64%
so với ẩm độ 92%;
- Thay đổi thành phần khí (O2 và CO2). Hô hấp của trái giảm khi làm giảm thành
phần O2 và tăng thành phần CO2 của không khí chung quanh trái. Tuy nhiên,
nếu không khí có quá ít O2 trái sẽ tạo ra ethanol và acetaldehyde làm giảm phẩm
chất của trái. Nên cần thử nghiệm thành phần khí thích hợp cho từng giống;
- Tránh trái bị va chạm mạnh. Hô hấp của trái gia tăng khi bị va chạm mạnh. Do
vậy cần phải thu hoạch và vận chuyển trái nhẹ nhàng trong suốt quá trình bảo
quản;
- Kiểm tra quá trình sinh tổng hợp ethylene. Kiểm tra và can thiệp vào quá trình
sinh tổng hợp ethylene để làm cho trái chậm chín hoặc chín nhanh khi cần thiết.

1.5.2 Biện pháp phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch.

Phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch là một yếu tố quan trọng trong bảo quản trái
tươi. Nó là một biện pháp tổng hợp đã được áp dụng bằng những cách sau:

* Giảm lây nhiễm bệnh

Hạn chế đến mức thấp nhất mầm bệnh lây nhiễm trên bề mặt trái, trong quá
trình canh tác và thu hoạch, trước khi đưa vào xử lý bảo quản như:

- Phun thuốc phòng trừ nấm bệnh trước khi thu hoạch (khi trái còn trên cây);
8

- Thu hoạch trái cẩn thận tránh làm trái bị tổn thương;
- Vệ sinh thùng chứa trái cây dùng để chuyển vận từ vườn vào nơi đóng gói;
- Vệ sinh an toàn nơi đóng gói;
- Rửa trái để loại bỏ những bào tử nấm bệnh bám trên bề mặt vỏ trái.

* Duy trì tính kháng bệnh của trái sau thu hoạch

Vỏ trái cây tự nó có khả năng kháng lại sự xâm nhập của nấm bệnh. Sau khi thu
hoạch cần phải duy trì những chất có chứa trong vỏ trái như phenol và những chất
tương tự lignin, là những chất độc hại đối với sự phát triển của nấm bệnh, bằng những
cách sau đây:
- Giữ trái sau thu hoạch ở nhiệt độ hơi cao hơn bình thường;
- Ngâm trái trong dung dịch gibberellic acid;
- Ngâm trái trong dung dịch 2,4 Dichlorophenoxy acetic acid;
- Dùng tia UV liều thấp.

* Phòng trừ nấm bệnh trên vỏ trái sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, một số nấm bệnh vẫn còn trên bề mặt vỏ trái. Trước khi đưa
vào bảo quản, cần phải xử lý bằng những biện pháp sau đây:
- Dùng nhiệt. Ngâm trái trong nước nóng có nhiệt độ cao trong một thời gian
để diệt bào tử nấm;
- Chiếu tia phóng xạ gamma. Tia nầy ngăn chận sự phân chia tế bào của nấm
bệnh, làm nấm bệnh không phát triển được;
- Sử dụng thuốc hóa học như Benomyl để diệt nấm bệnh;
- Biện pháp sinh học. Để giảm dư lượng thuốc hóa học trên vỏ trái, chất trích
dịch bào tử nấm Trichoderma được dùng để thay thế thuốc hóa học trong
việc ngăn chận sự phát triển của nấm bệnh;
- Các chất trích thiên nhiên từ cây cỏ. Trong thiên nhiên có những loại cây cỏ
có khả năng chống được nấm bệnh. Chất trích của những cây nầy cũng được
sử dụng để phòng trừ nấm bệnh trong bảo quản sau thu hoạch;
- Dùng khí O3 để sát trùng cho trái nhằm tồn trữ được lâu hơn.

1.5.3 Biện pháp làm giảm yếu tố mất nước của trái sau thu hoạch

Bảo quản không đúng cách làm vỏ trái bị mất nước, nhăn nhúm, mất màu làm
giảm chất lượng của trái. Một số biện pháp sau đây đã được áp dụng:
- Giữ ẩm độ không khí của môi trường bảo quản luôn cao để giảm sự bốc hơi
trên bề mặt vỏ trái. Tuy nhiên, cần lưu ý là đưa ẩm độ cao vào phòng trữ
lạnh dễ dẫn đến đọng nước do ngưng tụ;
- Bọc trái trong bọc polyethylene. Độ dầy của bọc hay số lổ trên bọc cần được
nghiên cứu riêng cho từng loại trái cây có múi để bảo đảm trái không thiếu
O2.
9

Bao trái bằng chitosan. Hàm lượng chitosan pha trong nước quyết định độ dày
của màng, quyết định mức độ trao đổi khí giữa trái và môi trường và khả năng bốc hơi
của trái.
Chương 2

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG VƯỜN

Hầu hết cây ăn trái là loại cây lâu năm, có đặc tính thực vật và sinh học
riêng, có yêu cầu sinh thái khác với cây trồng khác. Do đó, khi thành lập vườn với
qui mô lớn phải hội đủ các yếu tố như về địa hình, khí hậu, đất đai, giống,…để bảo
đảm sự sinh trưởng, phát triển, tuổi thọ... cho cây. Đồng thời, nó đòi hỏi trình độ
sản xuất, yêu cầu của thị trường, phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng thích hợp trong nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nếu trồng cây ăn trái trong phạm vi hạn hẹp của gia đình, dùng làm cây cảnh
hoặc che bóng mát,… thì việc chọn điểm, thiết kế xây dựng vườn không cần chú ý
cho lắm. Nhưng với mục đích kinh doanh, nhất là thành lập những trang trại sản
xuất trái cây hàng hóa qui mô lớn, thì việc chọn điểm, thiết kế xây dựng vườn rất
quan trọng, quyết định sự thành công bước đầu và tác động đến hiệu quả sản xuất.

2.1 Điều tra cơ bản, chọn vùng canh tác

Trước tiên phải điều tra cơ bản để đánh giá khả năng thích nghi của vùng với
một hay nhiều đối tượng cây ăn trái nào đó, đồng thời cũng để làm cơ sở xây dựng
qui trình kỹ thuật thiết kế xây dựng vườn và kỹ thuật canh tác.

2.1.1 Địa hình

Cần xem xét một số vấn đề như địa hình có thuận lợi cho việc tưới tiêu và cơ
giới hóa không; Khoảng cách từ nơi lập vườn đến thị trường tiêu thụ, giao thông có
thuận tiện không; Qui mô diện tích có đủ lớn để cung cấp lượng nông sản hàng hóa
tối thiểu và có khả năng mở rộng diện tích khi cần phát triển không,...

2.1.2 Khí hậu

Thu thập số liệu bình quân hàng năm về nhiệt độ, vũ lượng, thời kỳ mưa tập
trung trong năm. Lượng bốc hơi, ẩm độ đất, ẩm độ không khí và các nét đặc trưng
của thời tiết trong vùng đó (nếu có) như gió xoáy, mưa đá, khô hạn, hoặc sương
muối, lạnh kéo dài,...

2.1.3 Đất đai

Điều tra độ dầy tầng canh tác, loại đá mẹ, độ sâu mực thủy cấp, ... Phân tích
các đặc tính lý, hóa để có cơ sở đánh giá độ phì nhiêu của đất.
11

2.1.4 Thuỷ lợi

Điều tra nguồn nước và trữ lượng, khả năng khai thác, lượng phù sa trong
nước, nước ô nhiễm (chất lượng nước). Dự kiến nguồn nước cho sinh hoạt và canh
tác.

2.1.5 Thực bì

Khảo sát những loại cây được trồng và mọc hoang. Lưu ý những loại cây chỉ
thị đất, cây có thể sử dụng làm gốc ghép, làm giàn, giá đỡ hoặc làm phân xanh.

2.1.6 Nguồn phân bón

Tìm hiểu nguồn phân bón trong khu vực lập vườn (phân vô cơ, hữu cơ... ).
Tập quán sử dụng phân của nhân dân địa phương.

2.1.7 Khả năng kết hợp trong sản xuất

Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nuôi ong...

2.1.8 Kinh tế và xã hội

Tình hình dân cư, nguồn lao động... Thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng
vận chuyển, khả năng xây dựng các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến, tìm hiểu thị
trường trong nước và thị trường ở nước ngoài hiện nay, dự đoán kênh tiêu thụ sắp
tới...

2.2 Thiết kế vườn

Khi thiết kế vườn với qui mô lớn cần lưu ý các điểm: (a) đất tốt dành riêng
cho trồng trọt, (b) ưu tiên phát triển các lô gần nguồn nước, thuận tiện cho việc cơ
giới hóa, chú ý tưới, tiêu nước dễ dàng, chống xói mòn đất, (c) mạng lưới thủy lợi
nên kết hợp với giao thông thuận tiện, (d) tùy theo yêu cầu sinh thái của từng loại
cây mà thiết kế lô, líp trồng thích hợp và (đ) hệ thống hành chính, kho tàng, nơi chế
biến, bảo quản phải bố trí hợp lý, tránh làm mất thời gian trong sản xuất.

2.2.1 Đặc điểm chung cần lưu ý trong xây


dựng vườn cây ăn trái ở ĐBSCL

* Khí hậu

Khí hậu ĐBSCL thích hợp cho hầu hết các giống cây ăn trái nhiệt đới phát
triển quanh năm. Nhiệt độ bình quân 270C, chênh lệch nhiệt độ của tháng lạnh nhất
và tháng nóng nhất không quá 50C (Hình 2.1). Vũ lượng mưa cao nhưng không
phân bố đều trong năm, nên phải có hệ thống kênh mương dẫn nước tưới trong mùa
nắng và tiêu nước trong mùa mưa. Ẩm độ cao quanh năm thuận lợi cho sâu bệnh
12

phát triển, cần phải xén tỉa cho vườn cây thông thoáng để giảm mật số sâu bệnh.
Đồng Bằng Sông Cửu Long ít gió bão, không phải xây dựng cây chắn gió.

Hình 2.1 Một số đặc tính khí hậu ĐBSCL

* Địa hình và cao độ đất

Địa hình và cao độ có ảnh hưởng đến chiều sâu mực thủy cấp và khả năng
thoát thủy, đây là yếu tố rất quan trọng trong vấn đề đào mương lên líp trồng cây ăn
trái ở ĐBSCL. Với diện là 3.955.550 ha, trong đó ba nhóm đất có địa hình tương
đối cao khả năng thoát thủy tốt, trồng cây ăn trái không cần lên líp như nhóm đất
núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn, Hà Tiên; nhóm đất phù sa cổ dọc theo biên giới Việt Nam
và Campuchia; và nhóm đất Cát giồng chạy song song bờ biển Đông ở các tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng... Trong ba nhóm đất nầy chiếm diện tích
không quá 2%. Những nhóm đất còn lại như đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất phèn
mặn và đất than bùn có địa hình thấp, bằng phẳng, thoát thủy kém, cao độ biến động
từ 0-2 m, phần lớn không quá 1 m so với mực nước biển. Mực thủy cấp rất gần mặt
đất ngay cả trong mùa nắng, trung bình từ 50-80 cm. Trong mùa mưa, hầu hết các
nhóm đất nầy đều bị ngập, khi trồng cây ăn trái cần đào mương, lên líp nhằm nâng
cao mặt đất, làm dầy tầng canh tác và giúp đất thoát thủy tốt.

* Tầng phèn trong đất

Độ sâu xuất hiện tầng phèn quyết định chiều sâu của mương và cách lên líp ở
ĐBSCL. Có 2 loại là tầng phèn tiềm tàng và tầng phèn hoạt động.
- Tầng phèn tiềm tàng. Tùy theo loại đất mà tầng phèn tiềm tàng có ở
những độ sâu khác nhau trong đất. Tầng đất nầy luôn ở trạng thái khử do bị bảo hòa
nước quanh năm, mềm nhão, có màu xám xanh hay xám đen, hàm lượng SO42- hòa
tan từ 0,8 -3,5%, Al3+ từ 5-135 cmol kg-1, Fe2+ từ 12-525 cmol kg-1. Không nên lấy
đất ở tầng phèn tiềm tàng làm líp trồng cây ăn trái, vì khi đất khô rất chua, có trị số
pH <3,5 và chứa nhiều độc chất Al và Fe.
13

- Tầng phèn hoạt động. Tương tự như tầng phèn tiềm tàng, tùy theo loại
đất mà có thể gặp tầng phèn hoạt động ở bất kỳ độ sâu nào trong đất. Tầng phèn
hoạt động là tầng phèn tiềm tàng bị oxy hóa, do mực thủy cấp trong đất bị hạ
xuống. Đất thuần thục hoặc bán thuần thục. Tầng đất nầy có chứa những đốm phèn
Jarosite màu vàng rơm, nên rất dễ nhận diện ngoài đồng. Đất rất chua và chứa nhiều
độc chất hòa tan như SO42- từ 0,08-2,3%, Al3+ từ 8-1.200 cmol kg-1, Fe2+ từ 73-215
cmol kg-1, không nên dùng loại đất nầy để làm líp trồng cây ăn trái. Nếu cần sử
dụng để làm líp thì nên tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật được trình bày ở phần sau.
Đất có tầng phèn ở độ sâu trong vòng 1,5 m được gọi là đất phèn. Đất phèn
chiếm 40% tổng diện tích đất ở ĐBSCL, phần lớn tập trung ở 3 vùng là Đồng Tháp
Mười, Tứ Giác Long Xuyên - Hà Tiên và Bán Đảo Cà Mau. Khi đào mương chỉ nên
đào sâu đến tầng phèn mà thôi.

* Nước

Độ sâu ngập lũ hàng năm cũng như chất lượng nước (nước mặn) là những
yếu tố quyết định kích thước mương, líp.

- Ngập lũ. Hàng năm vào mùa mưa, lũ từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ
về kết hợp với mưa tại chỗ đã làm nước sông dâng cao gây ngập lũ. Ngập sâu nhất
là vùng giáp biên giới Campuchia thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp
và Long An, ngập trên 1 m (Hình 2.2). Trồng cây ăn trái phải lên líp rất cao, nên
không thích hợp. Càng về phía hạ nguồn thì độ sâu ngập giảm dần, lên líp cao hơn
đỉnh lũ là trồng được cây ăn trái. Tuy nhiên có những năm lũ lớn, đỉnh lũ cao hơn
bình thường gây úng ngập vườn cây ăn trái, nên cần có đê bao chống lũ. Làm đê
bao chống lũ riêng lẻ từng vườn không hiệu quả kinh tế bằng làm đê bao cho từng
vùng cây ăn trái rộng lớn và dùng máy bơm nước ra, giữ mực nước trong mương
vườn luôn cách mặt líp ít nhất là 0,6 m.

- Sông rạch bị nhiễm mặn trong mùa nắng. Vùng đất ven biển bị nhiễm
mặn trong mùa nắng thì không bị ảnh hưởng lũ. Yếu tố hạn chế để lập vườn cây ăn
trái là thiếu nước ngọt để tưới trong mùa nắng, như ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (Hình 2.3). Vườn cây ăn trái phải có đê bao ngăn
mặn, líp và mương rộng để trữ nước ngọt tưới trong mùa nắng. Tuy nhiên cũng còn
tùy thuộc vào vũ lượng và thời gian mưa. Vùng đất phía biển Tây của các tỉnh Kiên
Giang và Cà Mau có vũ lượng mưa cao, trên 2.000 ly/năm và kéo dài khoảng 7
tháng nên thuận lợi để trữ nước trong mương vườn hơn vùng đất bên biển Đông.
14

Hình 2.2 Bản đồ độ sâu ngập trong mùa lũ ở ĐBSCL

Hình 2.3 Bản đồ thời gian kênh rạch bị mặn trong mùa nắng ở ĐBSCL
15

2.2.2 Thiết kế mương líp

* Hiện trạng mương líp vườn cây ở ĐBSCL

Theo kết quả điều tra ở các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp
và An Giang của Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại
Học Cần Thơ thì hầu hết nông dân áp dụng kỹ thuật đào mương lên líp theo lối
thông thường (Hình 2.4), tức là lấy lớp đất mặt làm chân líp và lớp đất sâu làm mặt
líp. Sau đó phơi đất khoảng 3-6 tháng rồi tiến hành trồng. Có thể trồng chuối trước,
sau đó trồng xen cây ăn trái vào rồi đốn bỏ chuối. Ở những nơi trũng thấp, người ta
chuyên chở đất mặt ruộng từ nơi khác tới làm đất mặt líp rồi trồng ngay.

Hình 2.4 Lên líp theo kiểu thông thường của nông dân

Kích thước mương líp vườn của người dân thay đổi tùy theo loại cây trồng.
Đối với nhóm cam quýt, líp có chiều rộng từ 5,1-9 m, kích thước nầy khá thích hợp
(Bảng 2.1). Xa-bô, chôm chôm, nhãn, xoài có chiều rộng líp thay đổi từ 5-7,7 m là
tương đối nhỏ khi bố trí trồng 2 hàng trên líp, nếu trồng một hàng thì quá rộng. Ổi
có chiều rộng líp thay đổi từ 7,2-7,5 m thì khá rộng, ở táo chiều rộng líp từ 4,4-6 m
là tương đối nhỏ. Tóm lại, chiều rộng líp biến động trong khoảng từ 4,4-9 m. Líp có
hình thang cân, đáy líp rộng hơn mặt líp từ 1,1-1,4 lần. Chiều cao líp so với mực
nước cao nhất trong năm thay đổi từ -0,3 đến 0,5 m (Bảng 2.1). Như vậy, có vườn
bị ngập trong mùa lũ nếu không có đê bao. Tỉ lệ nầy chiếm khoảng 31,3% (Bảng
2.2).
Tùy theo địa hình và mục đích sử dụng mà chiều rộng mặt mương biến động
từ 2,2-7 m (Bảng 2.3). Để tránh sụt lở bờ mương, đáy mương nhỏ hơn mặt mương
từ 1,1- 2,1 lần. Chiều sâu mương thay đổi từ 1-1,6 m. Tỉ lệ mương chiếm trung bình
là 33,7% tổng diện tích vườn (Bảng 2.4), như vậy diện tích đất sử dụng trồng cây ăn
trái chiếm 66,3%. Có hai vấn đề lớn cần đặt ra trong việc đào mương lên líp của
nông dân ĐBSCL là kỹ thuật đào mương để có líp tốt và làm sao cho líp không bị
úng ngập.
Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL có các yếu tố giới hạn đối với các loại cây lâu
năm như: Đất thường thấp, mực thủy cấp thường trực cao, dễ bị ngập úng trong
mùa mưa; Độ dầy tầng canh tác mỏng, thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở
dưới; Vũ lượng phân phối không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùa mưa,
thiếu nước trong mùa nắng. Do đó việc đào mương, lên líp nhằm mục đích: nâng
16

cao tầng canh tác, tránh ngập úng; mương cung cấp nước tưới trong mùa khô, thoát
nước trong mùa mưa, giúp rửa phèn, mặn, các chất độc,... và làm đường vận
chuyển, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trong vườn.

Bảng 2.1 Kích thước líp vườn cây ăn trái của nông dân ở ĐBSCL

Loại cây Bề rộng mặt líp Bề rộng đáy líp Chiều cao líp Tỉ lệ
(m) (m) (m) (đáy/mặt)
Bưởi 5,8-7,0 6,8-9,0 0,3-0,4 1,2-1,3
Cam Mật 5,7-7,1 7,1-8,7 0,0-0,3 1,1-1,2
Cam Sành 5,3-9,0 6,2-10 0,0-0,3 1,2-1,3
Quýt Tiều 5,0-6,9 6,3-7,9 -0,1-0,5 1,1-1,3
Quýt Xiêm 5,1-6,5 6,3-8,1 0,2 1,1-1,2
Chanh 6,6-7,4 8,0-8,5 -0,2-0,3 1,1-1,2
Ổi 7,2-7,5 7,9-9,0 0,2-0,4 1,1-1,3
Táo 4,4-6,0 6,4-8,0 0,0-0,3 1,3
Xa-bô 5,0-7,7 6,0-8,9 -0,1-0,4 1,2-1,3
Chôm chôm 6,2-6,6 7,7-7,9 -0,3-0,2 1,2
Nhãn 6,2-6,8 7,8-10,0 -0,2-0,4 1,1-1,2
Xoài 7,5-7,6 9,4-10,4 0,2-0,4 1,4
Biến động 4,4-9 6,0-10,4 -0,3-0,5 1,1-1,4

Bảng 2.2 Tỷ lệ vườn bị úng ngập của nông dân ở ĐBSCL

Loại cây Tỷ lệ
(%)
Cam Mật 27,7
Cam Sành 15,1
Quýt Tiều 38,4
Quýt Xiêm 6,5
Chanh 38,5
Ổi 26,7
Táo 35,3
Xa-bô 70,6
Chôm chôm 43,8
Nhãn 28,0
Trung bình 31,3
17

Bảng 2.3 Kích thước mương vườn cây ăn trái của nông dân ở ĐBSCL

Loại cây Bề rộng Bề rộng Chiều sâu Tỉ lệ


mặt mương đáy mương mương (mặt/đáy)
(m) (m) (m)
Bưởi 2,5-3,1 1,5-1,9 1,0-1,4 1,6-1,9
Cam Mật 2,6-3,5 1,6-2,1 1,1 1,6-1,7
Cam Sành 2,8-5,0 1,7-4,0 1,0-1,5 1,1-1,8
Quýt Tiều 2,2-4,0 1,1-2,5 1,0-1,5 1,7-2,0
Quýt Xiêm 2,4-3,8 1,2-2,3 1,0-1,3 1,5-2,0
Chanh 2,5-3,3 1,5-2,0 1,0-1,1 1,7
Ổi 2,3-3,3 1,3-2,1 1,1-1,5 1,6-1,8
Táo 3,6-4,0 2,0-2,3 1,0-1,4 2,0
Xa-bô 2,3-2,7 1,0-1,7 1,0-1,6 1,6-2,1
Chôm chôm 2,8-3,0 1,6-1,8 1,0-1,1 1,6-1,9
Nhãn 2,8-4,6 1,7-2,9 1,0-1,2 1,6-1,7
Xoài 4,0-7,0 2,2-7,0 1,0-1,4 1,4
Biến động 2,0-7,0 1,0-7,0 1,0-1,6 1,1-2,1

Bảng 2.4 Tỷ lệ sử dụng mương líp của nông dân ở ĐBSCL

Loại cây Rộng líp/ Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ sử dụng


rộng mương mương (%) líp (%)
Bưởi 2,0-2,8 31,2 68,8
Cam Mật 1,6-2,6 31,1 68,9
Cam Sành 1,7-2,3 33,9 66,1
Quýt Tiều 1,9-2,3 33,3 66,7
Quýt Xiêm 1,7-2,2 34,3 65,7
Chanh 2,0-3,0 29,3 70,7
Ổi 2,2-3,3 27,2 72,8
Táo 1,5-1,8 42,5 57,5
Xa-bô 2,3-3,4 28,9 71,1
Chôm chôm 2,2 31,2 68,8
Nhãn 1,6-2,4 35,2 64,8
Xoài 1,1-2,4 41,4 58,6
Trung bình 1,1-3,4 33,7 66,3

* Kích thước mương

Kích thước mương thường được quyết định tùy theo các yếu tố như địa hình
cao hay thấp, độ sâu của tầng sinh phèn, giống cây trồng và chế độ nuôi, trồng xen
trong vườn. Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc chặt vào chiều cao
của líp. Tỉ lệ mương/líp thường là 1/2. Chiều sâu mương từ 1-1,5 m tùy địa hình,
tầng sinh phèn,... Vách bên của mương (cũng như mặt bên của líp) luôn luôn phải
18

có độ nghiêng (tà ly) khoảng 30-45 độ để tránh sụt lở. Tỷ lệ mương chiếm khoảng
30-35%.

* Kích thước líp

- Líp đơn. Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác mỏng, đỉnh lũ cao,
đất có phèn thì có thể thiết kế líp đơn để trồng một hàng, giúp rửa phèn nhanh, dễ
bố trí độ cao líp... Líp có thể rộng 4-5m.

- Líp đôi. Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác khá, đỉnh lũ vừa phải,
đất tốt thì líp đôi thường được thiết kế. Líp đôi được dùng trồng 2 hàng, có khi 3
hàng (dạng tam giác, chữ ngũ). Chiều rộng líp thay đổi tùy loại cây, từ 6-12 m.
Trong trường hợp muốn thoát nước nhanh trong mùa mưa, có thể xẻ các mương
phèn nhỏ trên líp. Khi sử dụng líp đôi cần phải bảo đảm độ bằng của mặt líp để
tránh cho các hàng trồng giữa líp bị thiếu nước trong mùa khô hay líp bị ngập úng
trong mùa mưa.
Nói chung, chiều cao líp tùy thuộc vào đỉnh lũ trong năm, tuy nhiên chiều
cao líp thích hợp cho hầu hết cây ăn trái ở ĐBSCL là cách mực nước cao nhất trong
năm khoảng 30 cm.

* Hướng líp

Cần xây dựng hướng líp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng
điều tiết nước trong vườn. Đối với các loại cây ưa trảng, nên bố trí líp theo hướng
Bắc-Nam để nhận được nhiều ánh sáng, ngược lại bố trí líp theo hướng Đông-Tây
cho những loại cây thích bóng râm. Cũng cần lưu ý là bố trí hướng líp song song
với hướng gió để vườn cây được thông thoáng, khô ráo, ít sâu bệnh.

* Kỹ thuật lên líp

- Lên líp theo lối cuốn chiếu. Trong những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp
đất dưới không xấu lắm thì kỹ thuật lên líp theo lối "cuốn chiếu" được áp dụng
(Hình 2.4). Đào lớp đất mặt mương để làm chân líp, sau đó trải lớp đất sâu làm mặt
líp. Cách làm nầy đỡ tốn chi phí, tuy nhiên sau đó cần lên mô bằng đất tốt, cũ (dùng
đất mặt ruộng, bãi sông, bùn mương phơi khô hay đất vườn cũ) để trồng, tránh gây
ngộ độc cây con. Có thể trồng một vài vụ chuối, cây phân xanh trước khi trồng cây
trồng chính.

- Lên líp theo lối kê đất. Ở những vùng có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới
không tốt, có phèn... thì có thể lên líp theo lối kê đất. Đào lớp đất mặt ở mương thứ
nhất đưa qua líp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên
làm chân líp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm
mặt líp thứ hai. Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai trải làm chân líp thứ ba và đào
lớp đất mặt mương thứ ba trải lên làm mặt líp thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến líp
cuối cùng (Hình 2.5).
19

Hình 2.5 Lên líp theo lối "kê đất"

- Lên líp theo băng. Đào lớp đất mặt ở mương trải dài thành một băng ở
giữa chạy dọc theo líp, sau đó đào lớp đất sâu của mương ốp vào hai bên băng. Cây
được trồng ngay trên băng giữa líp. Cần lưu ý đắp lớp đất ở hai bên băng luôn luôn
thấp hơn mặt băng, để có thể rửa được các độc chất khi mưa, không thấm vào băng
(Hình 2.6).

Hình 2.6 Lên líp theo băng

- Đắp mô. Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung
đắp thành các mô để trồng cây ngay sau khi thiết kế (kích thước, khoảng cách tùy
theo loại cây trồng), phần đất xấu của mương được đắp vào phần còn lại của líp và
thấp hơn mặt mô (Hình 2.7).

Hình 2.7 Lên líp theo lối đắp mô

Điểm quan trọng cần lưu ý khi đào mương lên líp là không nên đào mương
sâu quá tầng sinh phèn (lớp đất sét màu xám xanh) vì sẽ đưa phèn lên mặt gây độc
cho cây.
20

2.2.3 Xây dựng bờ bao, cống bọng (Hình 2.8)

* Bờ bao

Việc xây dựng bờ bao quanh vườn rất quan trọng trong điều kiện ở ĐBSCL
vì (a) là đường giao thông vận chuyển trong vườn, (b) là nơi xây dựng cống đầu
mối để điều tiết nước, (c) nơi trồng các hàng cây chắn gió và (d) hạn chế ngập lũ
trong mùa mưa.
Mặt bờ bao thường rộng để kết hợp trồng cây chắn gió, chiều cao bờ bao
được tính theo mức đỉnh lũ cao nhất trong năm. Song song với bờ bao là các mương
bờ bao, nên thiết kế rộng và sâu hơn mương vườn để có thể rút hết nước ra khỏi
vườn khi cần thiết.

coáng
ÑEÂ BAO
MÖÔNG BAO

M
ư
ơ
LÍP
Líp 3m n
vườn
g

v
ư

n

Mương bao ngạn

coáng

Hình 2.5 Hệ thống bờ bao, cống bọng

* Cống bọng

Tùy theo diện tích vườn lớn hay nhỏ mà thiết kế có một hay nhiều cống
chính gọi là cống đầu mối, cống đầu mối đưa nước vào cho toàn cả khu vực, nên
thường đặt ở đê bao và đối diện với nguồn nước chính, để lấy nước vào hay thoát
nước ra được nhanh, dựa vào sự lên xuống của thuỷ triều.
Kích thước của cống thường thay đổi theo diện tích vườn. Nên chọn đường
kính cống thích hợp để trong khoảng thời gian nước rong, lượng nước vào vườn đủ
theo ý muốn. Vị trí đặt cống cao hay thấp tùy vào lượng nước cần giữ lại trong các
mương vườn, sau khi đã xả hết nước. Có thể thiết kế một nắp treo ở đầu miệng
cống, phía trong bờ bao, để khi nước rong thì tự mở đem nước vào trong vườn,
21

muốn thoát nước thì kéo nắp lên. Ngoài cống đầu mối, trong vườn còn lắp đặt thêm
những bọng nhỏ để điều tiết nước giữa các mương vườn và mương chính dẫn ra
cống đầu mối. Bọng có thể có nắp đậy hay không tùy vào mục đích sử dụng. Khi
trong các mương có kết hợp với việc nuôi trồng thủy sản thì hệ thống cống bọng
hoàn chỉnh là một điều rất cần thiết.

2.2.4 Trồng cây chắn gió

Khi thiết kế vườn với diện tích lớn nơi bằng phẳng, có gió bão thường xuyên,
cần phải trồng cây chắn gió, có tác dụng giảm tốc độ gió, giảm lượng bốc hơi, điều
tiết nhiệt độ, giữ ẩm trong mùa khô. Ngoài ra đai rừng chắn gió còn tạo được điều
kiện cho khí hậu ổn định, cho côn trùng thụ phấn trong mùa hoa nở.

* Chọn cây chắn gió

Cây chắn gió phải thích nghi tốt với khí hậu địa phương, cành lá dai chắc,
sinh trưởng khoẻ, tán dầy ít làm ảnh hưởng đến cây trồng chính. Nếu kết hợp được
để thụ phấn cho cây trồng chính thì càng tốt, hoặc dùng làm phân xanh... Các loại
cây thường được dùng làm cây chắn gió gồm có: phi lao, bạch đàn, muồng xiêm,
tre, mù u, so đũa... hoặc các loại cây ăn trái như chanh, xoài, mít, dừa, tre ...

* Hiệu quả chắn gió

Khoảng cách mà trong đó tốc độ gió giảm xuống thường bằng 15-20 lần
chiều cao cây dùng làm đai rừng. Đai rừng được trồng thành 2-3 hàng, khoảng cách
cây thay đổi tùy theo yêu cầu chắn gió nhiều hay ít, trung bình từ 1-1,5 m, khoảng
cách hàng 2-2,5 m.

* Hướng chắn gió

Cây chắn gió thường được bố trí thẳng góc với hướng gió có hại, nếu hướng
gió không ổn định thì bố trí xiên góc 30 độ. Nếu gió nhiều, thường xuyên thì trong
các lô, líp trồng có thể bố trí thêm cây chắn gió phụ, hướng thẳng góc với cây chắn
gió chính, song song với các hàng cây ăn trái và chỉ nên trồng 1-2 hàng.
Ở ĐBSCL, ít khi có gió bão lớn, nhưng thỉnh thoảng cũng có những cơn lốc
thường xảy ra trong mùa mưa hay bị ảnh hưởng bởi những trận bão lớn thổi qua
miền Trung và miền Bắc. Do đó, chung quanh vườn nên có những hàng cây lớn
chắn gió bảo vệ cho vườn cây bớt đổ ngã, giúp điều hòa nhiệt độ trong khu vực
vườn. Cây chắn gió được trồng dọc trên bờ bao để vừa có tác dụng chắn gió, vừa
làm vững chắc thêm bờ bao.

2.2.5 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông gồm có: (a) Đường chính: nối các khu trung tâm, ban
chỉ huy (nông trường) với các đội chuyên chở vật liệu, sản phẩm,... nên làm rộng để
các xe cơ giới có thể tránh nhau được; (b) Đường phụ: dùng làm liên lạc giữa các
22

khu trong đội sản suất, cần đủ rộng cho hoạt động máy kéo, xe vận tải; (c) Đường
con: để đi lại chăm sóc, thu hoạch trong lô, líp trồng. Việc vận chuyển còn có thể
kết hợp với hệ thống kinh mương trong vườn. Lưu ý, ở những nơi đất thấp khi lập
vườn phải chuyên chở đất từ nơi khác đến để thiết kế, nếu khi vườn có tỉ lệ đất nầy
chiếm khoảng 1/1 so với đất tại chỗ thì tốt nhất là bố trí giao thông bằng đường thủy
để tránh sạt lở.

2.2.6 Các công trình phụ

Ở những nơi thiếu nước, cần phải thiết kế các hố chứa nước, nhất là có xen
canh thêm hoa màu phụ. Nếu có điều kiện nên xây bể chế biến, dự trữ phân hữu cơ.

2.2.7 Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng thay đổi tùy loại cây, cần bố trí thích hợp cho sự sinh
trưởng, phát triển lâu dài. Có thể trồng dầy trong giai đoạn đầu nhưng sau đó phải
tỉa bỏ bớt khi cây giao tán để giữ khoảng cách thích hợp. Cần kết hợp khoảng cách
trồng với kiểu trồng thích hợp.
Hình vuông và chữ nhật là kiểu trồng phổ biến, trên líp trồng 2 hàng theo
dạng hình vuông hay hình chữ nhật, kiểu trồng này dễ dàng áp dụng cơ giới hoá và
chăm sóc. Kiểu nanh sấu là líp được trồng 2 hàng so le, kiểu trồng này thích hợp
cho trồng dầy. Trồng theo chữ ngũ là líp được trồng 3 hàng, trồng theo kiểu hình
vuông rồi thêm một hàng ở giữa, kiểu trồng này nhiều cây hơn so với kiểu trồng
hình vuông.

2.2.8 Trồng và nuôi xen trong vườn

Một hệ thống vườn, ao, chuồng (V.A.C) hợp lý, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cao vì đã sử dụng một cách triệt để đất đai (cả mặt nước) về diện tích lẫn tiềm năng
dinh dưỡng và ánh sáng; đa dạng hoá sản phẩm, giúp ổn định thu nhập khi giá cả thị
trường biến động; sử dụng công lao động một cách có hiệu quả. Ngoài việc chăn
nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nên bố trí thêm việc nuôi ong giữa các
tán cây để tăng cường thụ phấn cho hoa.
Chương 3

VƯỜN ƯƠM

3.1 Mục đích thành lập vườn ươm

Vì cây ăn trái là cây đa niên nên trong giai đoạn đầu cây con cần được chăm
sóc tốt mới bảo đảm được sự sinh trưởng và phát triển lâu dài, cho năng suất cao,
phẩm chất tốt. Do đó, việc thành lập vườn ươm theo đúng tiêu chuẩn có mục đích
cung cấp cây con tốt, thuần giống và đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng.
Khâu quan trọng là kiến thức cơ bản, kinh nghiệm chọn giống, vấn đề sản xuất cây
giống. Vườn ươm là nơi tiếp thu thành tựu mới trong khoa học, đồng thời ứng dụng
và nhân rộng những thành tựu nầy.

3.2 Chọn địa điểm thành lập vườn ươm

Những vấn đề cần lưu ý khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm như (a) đất
có thành phần sa cấu nhẹ, bằng phẳng, giàu chất mùn, khoáng chất,... giữ và thoát
nước tốt, tầng canh tác dầy khoảng 30-50 cm, có độ pH từ 5,5 đến 6,5; (b) Vườn
ươm gần nguồn nước, thuận lợi việc giao thông nhưng cần xa đường lớn để tránh
ồn, ô nhiễm, không bị mất và lẫn giống do người qua lại; (c) Vườn cần có ánh sáng
đầy đủ, không khí trong lành, tránh hướng gió có hại và làm rào chắn gió và (d)
vườn ươm nên bố trí gần vườn sản xuất.

3.3 Bố trí các khu vực trong vườn ươm

Vườn ươm có thể được bố trí gồm các khu vực như sau:
- Khu cây con: khu vực này dùng gieo hột giống để lấy cây con đem trồng,
làm gốc tháp và giâm cành. Thiết kế nhiều luống trồng, luống rộng trung bình từ
1,5-2,0 m, cao 15-20 cm, có độ dốc khoảng 15 độ (Hình 3.1). Giữa hai luống trồng
nên chừa lối đi lại rộng khoảng 50 cm, để chăm sóc và dễ dàng thực hiện thao tác
tháp. Trong khu vực nầy có thể xây dựng bồn giâm để giâm cành.
- Khu ra ngôi (định hình): dùng để trồng bồi dưỡng các cây con tốt đã được
chọn lọc, cành giâm đã ra rễ hoặc cây đã chiết, tháp xong.
- Khu cây giống: nếu có điều kiện đất đai thuận lợi nên bố trí khu vực trồng
các cây mẹ tốt để lấy trái, cành hay mắt tháp. Ở khu vực nầy có thể bao gồm nhiều
giống khác nhau, mỗi giống được trồng trên những hàng, luống hoặc ô riêng biệt,
điều đặc biệt ở đây cần phải có cây giống riêng.
Vườn ươm khi sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ nhiều mầm bệnh, do đó cần có kế
hoạch luân canh (trồng các cây họ đậu) để cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh. Thời gian
sử dụng các khu vực ươm cây con và ra ngôi trung bình khoảng 2-3 năm.
24

Hình 3.1 Làm luống gieo cây hột

3.4 Gieo trồng và chăm sóc cây con

Đối với cây ăn trái có thể áp dụng các phương pháp nhân giống như trồng
hột, tháp cành, tháp mắt, chiết và giâm cành. Tùy theo giống, điều kiện đất đai, kỹ
thuật canh tác mà chọn cách nhân giống thích hợp.

3.4.1 Cây trồng hột

Chọn trái tốt, chín đầy đủ, không sâu bệnh. Lấy hột to, nặng (không lấy hột
nổi trong nước), hình dạng bình thường. Trước khi gieo cần rửa sạch hột, để ráo
trong không khí và xử lý thuốc sát khuẩn. Đối với hột có vỏ dầy nên ngâm nước,
đập bể vỏ, xử lý hóa chất, xử lý nhiệt... tạo điều kiện cho hột hút nước nẩy mầm.
Hột sau khi được lấy ra khỏi trái cần gieo càng sớm càng tốt, nếu chưa gieo
được ngay thì nên giữ nơi thoáng mát. Nếu muốn kéo dài thời gian cất giữ, nên tồn
trữ hột trong điều kiện lạnh.
Đất gieo hột được cày, xới 1 lần, sau đó bừa nhuyễn ra, xử lý thuốc sát
khuẩn trước khi gieo hột khoảng 3 ngày. Không nên gieo hột quá sâu, độ sâu gieo
trung bình khoảng 1-2 cm (tùy kích thước hột), khoảng cách giữa các hột là 5-10
cm, tùy kích thước hột. Dùng rơm rạ che phủ đất để giữ ẩm. Sau khi hột nảy mầm
nên phun thuốc ngừa sâu, bệnh định kỳ 1-2 tuần/lần. Đối với cây con mọc yếu, có
thể dùng urê, DAP, nồng độ 0,5-1%, phun 1 tuần /lần giúp cây phát triển tốt.
Khi cây con cao khoảng 10-15 cm, chọn những cây phát triển đồng đều,
khoẻ mạnh chuyển sang khu vực ra ngôi. Khoảng cách trồng cây con ở khu vực này
25

thay đổi trung bình từ 20-40 cm giữa các cây và 20-40 cm giữa các hàng, tùy theo
giống và thời gian trồng. Cung cấp đầy đủ nước, làm cỏ, bón phân và phòng trừ sâu
bệnh.

3.4.2 Cây tháp

Lựa chọn gốc tháp thích hợp, có khả năng kết hợp tốt với mắt tháp (cùng
họ). Gốc tháp phải sinh trưởng mạnh, tuổi thọ cao, giúp cây tháp cho năng suất và
phẩm chất trái tốt. Gốc tháp cần thích hợp với điều kiện đất đai như sa cấu đất, độ
dầy tầng canh tác, độ pH, độ mặn, phèn, ẩm độ đất và dinh dưỡng... Gốc tháp có
khả năng đề kháng tốt đối với các loại nấm trong đất như Fusarium, Phytophthora...
Cành (hay mắt) tháp được chọn từ cây mẹ cho năng suất cao, phẩm chất tốt
qua một thời gian ít nhất là 3-5 vụ thu hoạch, tùy theo loại giống trồng. Cây mẹ
không bị sâu bệnh, nhất là các bệnh do virus. Cành (hay mắt) tháp phải còn tươi, có
sức sống mạnh. Cần làm nhãn ghi lại tên giống, nguồn gốc, ngày lấy cành (hay mắt)
để tránh lẫn lộn giống. Nếu chưa sử dụng, cần giữ cành (mắt) trong điều kiện mát,
ẩm. Thời gian cất giữ không kéo dài quá 10 ngày để bảo đảm sức sống khi tháp.
Lựa chọn kiểu tháp thích hợp: gồm các kiểu tháp cành như tháp nêm, luồn
vỏ, tháp áp... Các kiểu tháp mắt được sử dụng phổ biến là tháp cửa sổ (chữ U xuôi
hay U ngược), tháp chữ T xuôi hay ngược...
Chăm sóc cây con đã tháp xong: thông thường khoảng 3 tuần sau khi tháp có
thể biết được kết quả. Tiến hành cắt đọt gốc tháp và các tược, cành của gốc tháp
(nếu có) để giúp cành (hay mắt) tháp phát triển nhanh. Cắm cọc buộc giữ chồi tháp
đã phát triển, giúp cây mọc thẳng. Phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ, làm cỏ, bón
phân và tưới đủ nước. Khi cây tháp cao khoảng 15-20 cm, có thể vô bầu đất đưa
sang khu vực ra ngôi để chăm sóc tiếp tục. Khi cây đạt được chiều cao khoảng 30-
50 cm thì có thể đưa ra vườn trồng.

3.4.3 Cành giâm

Lấy cành từ cây mẹ có tiêu chuẩn tương tự như trường hợp lấy cành (hay
mắt) ghép. Sau khi cây ra rễ (thời gian trung bình từ 1-6 tháng tùy giống), tiến hành
đặt cành vào bầu đất rồi đưa sang khu vực ra ngôi để chăm sóc. Lưu ý trong giai
đoạn chuyển tiếp từ môi trường giâm sang bầu đất, cây rất dễ bị héo chết, do đó cần
giữ cây con nơi thoáng mát, tưới ẩm thường xuyên và đưa dần ra nắng.

3.4.4 Cành chiết

Chọn cây mẹ có tiêu chuẩn tương tự như trên. Sau khi chiết ra rễ (có rễ cấp
2), tiến hành cắt nhánh đưa vào giâm ở khu vực ra ngôi. Môi trường giâm nhánh
chiết cần tơi xốp (đất trộn tro trấu và phân chuồng hoai mục, hoặc môi trường cát)
để dễ nhổ đem trồng. Tưới ẩm thường xuyên giúp cây mau hồi phục. Thời gian
giâm trung bình khoảng 1-2 tháng, tùy tình hình sinh trưởng.

3.5 Một số điểm cần lưu ý khi xuất cây con khỏi vườn ươm
26

Cây con đem trồng phải khoẻ mạnh, dạng hình tốt (mọc thẳng, nhánh lá phân
bố đều), không sâu bệnh và phát triển đồng đều (Hình 3.2). Trước khi bứng cây con
nên tưới đẫm đất vườn ươm một ngày, bứng cây con có mang theo bầu đất sẽ giúp
tăng tỷ lệ sống khi đem trồng. Có thể nhổ cây rễ trần, trước khi nhổ cũng phải tưới
đẫm đất vườn ươm để tránh bị đứt rễ và đem trồng ngay. Lưu ý tránh lẫn lộn giống
khi di chuyển, trong trường hợp mang đi xa nên bó cây trong bầu bẹ chuối (chuối
hột), mo cau, ... cung cấp đủ nước, tránh nắng và gió nhiều.
Sau khi trồng nếu cây con bị rụng lá, chết, cần kiểm tra lại các điểm sau: (a)
Đất bị úng nước hoặc không cung cấp đủ nước, đất nhiễm phèn, mặn hoặc có nhiều
chất hữu cơ chưa phân hủy; (b) Sâu bệnh; (c) Sử dụng phân bón quá nhiều và bón
chạm rễ; và (d) hệ thống rễ cây con không phát triển đầy đủ (ít rễ nhánh).

Hình 3.2 Cây con đạt tiêu chuẩn ở vườn ươm


sẵn sàng đem trồng
Chương 4

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

4.1 Nhân giống hữu tính

Từ khi biết trồng cây ăn quả, loài người đã tạo cây con bằng hột, đây là
phương pháp nhân giống cổ truyền, phương pháp nầy được hình thành từ sự thụ
tinh của tế bào hột phấn với tế bào noãn. Phương pháp nhân giống bằng hột nầy vẫn
còn được áp dụng cho đến ngày hôm nay ở một số nước nhiệt đới và luôn cả nước
ta, vì phương pháp nầy có những ưu điểm sau: Dễ làm, nhanh, nhiều và rẻ tiền, cây
có tuổi thọ cao, ít đổ ngã do hệ thống rễ mọc sâu, ít bị bệnh do virus (do bệnh
thường ít lan truyền qua hột), đáp ứng nhanh yêu cầu về số lượng cây giống. Tuy
nhiên, phương pháp nầy còn có những khuyết điểm: Cây lâu cho trái, thường không
giữ được đặc tính của cây mẹ. Trong điều kiện vùng canh tác có tầng đất trồng
mỏng, mực nước ngầm cao, những giống không chịu được ngập nước sẽ không
phát triển tốt khi trồng bằng hột.
Khi nhân giống bằng hột cần lưu ý các yêu cầu sau:
- Chọn giống tốt, thích nghi với từng vùng sinh thái khác nhau;
- Chọn trái để lấy hột từ cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, nên lấy trái ở cây
mẹ đã cho trái ổn định về mặt sinh trưởng. Đối với cây mẹ nếu là cây chiết hay
cây ghép thì cây phải có từ 6 đến 7 tuổi trở lên và cần theo dõi sự ổn định của
trái sau 3 mùa cho quả. Đồng thời cũng chú ý đến hình dạng của thân, tán lá
phải có những đặc điểm của giống theo ý muốn;
- Trái có hình dạng tốt như to, đẹp, mọc ngoài ánh sáng, không sâu bệnh, không
dị hình và phải chín đầy đủ. Đối với họ cam quýt chỉ chọn trái già;
- Chọn những hột đều đặn, không sâu bệnh, hột đầy chắc, không lấy những hột
nổi trong nước. Gieo hột càng nhanh càng tốt, tuy nhiên đối với một số loài cây
cần có thời gian chín sinh lý mới nẩy mầm như mảng cầu, cóc,...;
- Khi gieo hột cần chú ý ẩm độ thích hợp, đối với những hột cứng vỏ dầy, cần xử
lý như đập bể vỏ, mài mỏng vỏ hoặc xử lý với acid H2SO4, nhiệt độ cao... để
hột dễ hút nước nẩy mầm. Không gieo hột quá sâu, chặt, đất phải tơi xốp dễ
thấm thoát nước (nhiệt độ cần thiết để hột nẩy mầm khoảng 24-350C trong điều
kiện nhiệt đới). Điều kiện nhiệt độ quyết định sức nẩy mầm của hột;
- Sau khi hột nẩy mầm chọn cây con nổi trội có bộ rễ phát triển mạnh, sinh trưởng
khoẻ, ổn định, không sâu bệnh, lá tươi tốt, tán đồng đều, đạt tiêu chuẩn cây con
theo quy định. Cần chăm sóc tốt cây con, cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng (có
thể phun định kỳ đạm và kali hay các hợp chất dinh dưỡng). Việc phòng ngừa
sâu bệnh cần tiến hành kịp thời.

4.2 Nhân giống vô tính


28

Nhân giống vô tính là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay cho các
loại cây ăn trái, phương pháp này gồm có: chiết cành, giâm cành, tháp cành, tháp
mắt.

4.2.1 Phương pháp chiết cành

Là phương pháp làm cho một bộ phận của cây (thân, cành, rễ) ra rễ và hình
thành một cá thể mới có thể sống độc lập với cây mẹ. Phương pháp nầy có những
ưu điểm như:
- Dễ làm, cây trồng giữ được đặc tính của cây mẹ;
- Thời gian nhân giống nhanh (1-6 tháng), mau cho trái;
- Thích hợp cho những vùng đất thấp, mực nước ngầm cao vì hệ thống rễ mọc
cạn;
- Nhân được những giống không hột.
Tuy nhiên phương pháp chiết cành cũng có một số khuyết điểm:
- Cây mau cỗi, dễ đổ ngã hơn;
- Số lượng giống nhân ra thường thấp (vì từ mỗi cây mẹ chỉ chiết được một số
nhánh: khoảng 10 nhánh một lần), nếu chiết nhiều sẽ làm hạn chế sự sinh
trưởng của cây mẹ;
- Có thể mang theo mầm bệnh (nhất là bệnh do virus, Mycoplasma) từ cây mẹ.

* Nguyên tắc chiết

Nguyên tắc chung của phương pháp nầy là làm ngưng sự di chuyển xuống
của các chất hữu cơ như carbohydrate, auxin... từ lá chồi ngọn. Các chất này tích
lũy lại gần điểm xử lý (thường là khoanh vỏ) và dưới tác động của ẩm độ, nhiệt độ
thích hợp rễ sẽ mọc ra ngay khi thân cành còn dính trên cây mẹ.

* Các phương pháp chiết cành

Có nhiều phương pháp làm khác nhau tùy theo cây cao hay thấp, nhánh mọc
đứng hay xiên, mọc cao hay sát đất, cành dai chắc hay không,... gồm có:
- Chiết cành bó bầu (chiết trong không khí);
- Chiết uốn cành trong đất;
- Chiết cành trong giỏ (chậu) dưới đất hay trên cao;
- Chiết cành lấp gốc, đắp mô...;
- Chiết cành bó bầu được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

* Chọn mùa vụ chiết

Mùa vụ chiết cần có nhiệt độ và ẩm độ không khí thích hợp, rễ sẽ dễ mọc ra,
nhiệt độ trung bình từ 20-300C cần thiết cho việc ra rễ. Nhiệt độ càng tăng và ẩm độ
không khí cao rễ mọc ra càng nhanh. Ở ĐBSCL, thời vụ chiết thích hợp khoảng từ
tháng 12-3 dl hàng năm để trồng vào mùa mưa kế tiếp.
29

* Chọn cành chiết

Chọn cành từ những cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định tính
trạng... Không chọn cành mọc trong tán thiếu ánh sáng, cành có gai, cành sâu bệnh,
cành lấy từ cây mẹ còn non chưa cho trái,... Cần chọn cành có tuổi sinh trưởng
trung bình, không non, không già. Tuy nhiên, ở một số loại cây, như sầu riêng, cần
chọn cành còn hơi non mới có khả năng ra rễ. Cành có từ 3 đến 4 nhánh phân bố
đều, đường kính khoảng 1-1,5 cm. Cành chiết to quá làm cây mẹ mất sức và rễ mọc
ra có thể không đủ sức nuôi cành ở giai đoạn đầu sinh trưởng.

* Chất độn bầu

Tùy theo vật liệu ở từng nơi, nói chung là chất độn bầu phải đủ dinh dưỡng,
không quá tơi xốp cũng không quá nhiều sét để giữ ẩm tốt (70% độ ẩm bảo hòa).
Loại chất độn dùng phổ biến là rễ lục bình, có nơi còn dùng rơm rạ, bèo dâu, mạt
cưa trộn đất, tro trấu, xơ dừa... Đối với chất độn, nên trộn với đất theo tỷ lệ: 2/3
phân chuồng hoai + 1/3 đất mặt.

* Sử dụng chất kích thích ra rễ

Dùng chất kích thích sinh trưởng với mục đích giúp cành chiết mau ra rễ
hơn, số lượng rễ nhiều hơn, thuận lợi hơn đối với những cây chiết khó ra rễ. Các
hoá chất thường dùng là NAA (Napthalene acetic acid), IBA (Indole butyric acid),
IAA(Indol acetic axit). Thông dụng nhất là NAA. Nồng độ các chất áp dụng thường
thay đổi tùy theo loại cây dễ ra rễ hay khó ra rễ, loại cành, cách xử lý... Thông
thường từ 500-1.000 ppm.
Bôi dung dịch kích thích ra rễ vào phần da phía trên nơi khoanh vỏ, để ráo
rồi bó bầu. Nếu ngâm chất độn bầu thì phải pha loãng dung dịch hơn (5-10 lần). Có
thể dùng 2,4 D như chất kích thích ra rễ, nồng độ từ 15-30 ppm (đối với loại khó ra
rễ hơn như xa-bô thì dùng nồng độ cao hơn gấp đôi). Trộn đều dung dịch vào chất
độn rồi bó bầu. Việc sử dụng 2,4 D cần cẩn thận vì chất này dễ gây tổn thương đến
cành.
Các hóa chất dùng cho việc kích thích ra rễ cần được pha vào cồn 50 độ để
làm tan hoàn toàn. Thí dụ muốn pha 100 ml dung dịch IBA (hay NAA) có nồng độ
4.000 ppm, cần cân 400 mg IBA rồi pha vào 100 ml cồn 500.

* Thao tác chiết cành

Cách chiết thông thường là khoanh vỏ. Dùng dao bén, khoanh một đoạn vỏ
trên cành dài khoảng 3-5 cm (tùy loại cây, loại cành) cách ngọn cành 0,5-1 m (Hình
4.1a). Lột hết phần vỏ được khoanh cạo sạch lõi gỗ để tránh liền vỏ trở lại. Có thể
bó bầu ngay sau khi khoanh vỏ. Hoặc để vài ngày cho ráo nhựa rồi bó bầu (đối với
loại cây có nhiều nhựa). Riêng các loại cây khó ra rễ (xa-bô) sau khi khoanh vỏ
xong dùng dao rạch vào vỏ ở mí trên chỗ khoanh từ 2 đến 4 đường, dài 0,2-0,5 cm,
để tăng khả năng thành lập mô sẹo.
30

Dùng chất độn bầu bó chặt lại nơi khoanh, tạo thành một bầu hình thoi dài
khoảng 8-10 cm, đường kính dài khoảng 5 cm ôm đều chung quanh cành (Hình
4.1b). Dùng nylon trong để bao bên ngoài bầu chiết lại, mục đích là giữ nhiệt độ và
ẩm độ tốt, giảm công tưới và dễ quan sát khi rễ mọc ra (Hình 4.1c). Nếu dùng các
loại vật liệu bao ngoài khác như lá chuối, mo cau, xơ dừa, ... thì phải tưới thường
xuyên nhất là trong mùa khô. Lưu ý giữ không để mối, kiến làm tổ (nhất là chất độn
bầu có đất) ảnh hưởng đến rễ mọc ra.

(a) (c)
(b)

Hình 4.1 Thao tác chiết cành: (a) khoanh cành, (b) bầu quanh chỗ khoanh, và (c)
dùng nylon bao quanh bầu

* Cắt cành

Thời gian ra rễ nhanh, chậm tùy theo loài cây, tốt nhất là quan sát thấy trong
bầu chiết có rễ cấp hai mọc ra dài khoảng 2-3 cm thì cắt cành, không nên giữ cành
chiết quá lâu trên cây mẹ vì làm cành mất sức do không đủ dinh dưỡng và nước.
Dùng cưa hoặc kéo bén cắt phía dưới bầu chiết cách khoảng 1-2 cm để hạ bầu
xuống. Có thể đem trồng ngay, nhưng tốt hơn là giâm vào đất một thời gian để cành
cho nhiều rễ giúp tăng tỷ lệ sống sau khi trồng.
Ngoài cách chiết cành bó bầu, có thể áp dụng các cách như sau:
- Chiết uốn cành trong đất: đối với cây có cành dài, dai có thể uốn cành vào
đất, chỗ tiếp xúc với đất được khoanh vỏ để rễ dễ mọc ra (Hình 4.2);
- Chiết cành vô giỏ (chậu): uốn cong cành, hoặc chôn một phần cây vào giỏ
(chậu) để ra rễ (Hình 4.3), sau đó cắt khỏi cây mẹ. Giỏ (chậu) có thể đặt dưới
đất hay trên cao.
31

Hình 4.2 Chiết cành bằng cách uốn cong cành vào trong đất

Cành chiết

Gốc cây mẹ

Hình 4.3 Chôn cây trong chậu để ra rễ, sau đó cắt cành đem giâm

- Chiết cành lấp gốc, đắp mô (Hình 4.4): Trên gốc cây sau khi đốn tái sinh có
nhiều cành mọc ra, khi cành cao khoảng 8-12 cm, dùng đất hay mạt cưa đắp
thành ụ phủ lên gốc chồi để kích thích chồi mọc rễ tạo cây mới.
32

Hình 4.4 Chiết cành bằng cách lấp đất đắp mô

4.2.2 Phương pháp giâm cành

Cắt rời một phần cây như thân, cành rễ hoặc lá, đặt trong môi trường thích
hợp để tạo ra rễ và chồi mới, hình thành cây con sống độc lập và mang những đặc
điểm giống như cây mẹ. Phương pháp này có những ưu điểm như:
- Cây trồng giữ được đặc tính của cây mẹ, có thể dùng làm gốc ghép;
- Cho nhiều cây con, tốc độ nhân giống nhanh (trung bình 1-4 tháng), cây mau
cho trái sau khi trồng;
- Nhân giống được các giống cây không hột.
Tuy nhiên có những khuyết điểm:
- Cây mau cổi và dễ đổ ngã do hệ thống rễ mọc cạn;
- Có thể mang theo mầm bệnh từ cây mẹ, nhất là các bệnh do virus,
mycoplasma;
- Yêu cầu kỹ thuật cao, khống chế được ánh sáng, ẩm độ... đối với những loại
cây khó ra rễ.

* Môi trường giâm

Môi trường giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ, có những
môi trường sau:
- Môi trường đất. Thường được dùng cho giâm cành, giâm rễ. Đất có sa cấu
thịt pha cát thì thích hợp. Có thể dùng 2 phần cát thô trộn với 1 phần đất, chú
33

ý diệt tuyến trùng và mầm bệnh. Tuy nhiên, môi trường đất không thích hợp
cho loại cành nhiều nhựa, gỗ mềm.
- Môi trường cát. Có thể sử dụng rộng rãi vì dễ làm. Dùng cát xây dựng,
sạch không có chất hữu cơ và đất. Cát thường không giữ ẩm tốt, do đó cần
cung cấp nước thường xuyên. Rễ mọc ra trong môi trường cát thường dài, ít
phân nhánh và giòn hơn.
- Môi trường than bùn. Thường được trộn thêm với cát để giâm, gồm 2
phần cát và 1 phần than bùn.
- Môi trường trấu. Được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Cần thay trấu
thường xuyên để tránh mầm bệnh lây lan (Hình 4.5).

Hình 4.5 Giâm cành trong môi trường trấu

Nói chung một môi trường giâm tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đủ chặt để giữ được cành giâm, thể tích ít thay đổi trong điều kiện ẩm hoặc
khô, nhất là không bị co rút khi khô;
- Giữ ẩm tốt, dễ thoát nước, thông khí. Nước có thể được cung cấp thường
xuyên qua hệ thống vòi phun sương để duy trì tốt độ ẩm;
- Không có hột cỏ dại, tuyến trùng, mầm bệnh. Có thể thanh trùng với hơi
nước mà không tạo hơi độc;
- Không bị mặn phèn;
- pH của môi trường giâm cần nên giống với pH của môi trường nơi cây mẹ
sinh trưởng.

* Cách sử dụng chất kích thích ra rễ

Mục đích làm tăng tỉ lệ cành ra rễ, tăng số lượng, tăng chất lượng và độ đồng
đều của rễ tạo ra ở cành giâm (Hình 4.6). Những chất kích thích tạo rễ phổ biến là
IBA, NAA và IAA. IBA và NAA thường có ảnh hưởng ra rễ tốt hơn IAA, do IAA
thường không bền trong cây, bị phân hủy nhanh chóng trong dung dịch không khử
trùng và ánh sáng. Các dung dịch chứa IAA và IBA khi pha xong cần sử dụng ngay.
34

Mặt khác việc kết hợp nhiều dung dịch với nhau có tác dụng cao hơn là sử dụng
riêng lẻ.

Hình 4.6 Giâm cành xoài ở nồng độ 4000 và 8000 ppm NAA

Một số phương pháp xử lý gồm có:


- Nhúng nhanh: Nhúng phần đáy cành giâm trong dung dịch chất kích thích
ra rễ khoảng 5 giây, nồng độ thường sử dụng khoảng 1.000 ppm. Phương
pháp này nhanh đơn giản, số lượng dung dịch hấp thu trên mỗi đơn vị bề mặt
của cành giâm thì ổn định và ít lệ thuộc điều kiện bên ngoài hơn hai phương
pháp kia (sẽ nói ở phần tiếp theo). Dung dịch có thể sử dụng nhiều lần nhưng
cần bảo quản tránh bốc hơi. Phương pháp này thường được áp dụng nhiều.
- Ngâm: Dung dịch xử lý được pha loãng hơn, nồng độ thay đổi từ 20-200
ppm. Đáy cành giâm được ngâm trong dung dịch 24 giờ, đặt nơi mát, sau đó
đưa ngay vào môi trường giâm. Số lượng dung dịch được hấp thu bởi mỗi
cành giâm tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loại cây xử lý (những cành
giâm gỗ mềm còn mang lá có khả năng hấp thu dung dịch nhiều hơn). Dung
dịch được hấp thu qua quá trình thoát hơi nước ở lá trong điều kiện ẩm, khô
hơn là lạnh ẩm. Việc giữ cành giâm trong điều kiện không khí ẩm lúc nhúng
tuy có chậm nhưng cho kết quả chắc chắn hơn. Nói chung nồng độ dung
dịch áp dụng thay đổi theo từng loại cây, thời gian lấy cành trong năm và
loại hoá chất sử dụng.
- Lăn bột: Đáy cành giâm được xử lý với chất kích thích trộn với một chất
mang (bột trơ thật mịn), nồng độ dung dịch áp dụng thay đổi khoảng 200-
1.000 ppm cho cành gỗ mềm, đối với cành giâm gỗ cứng thì tăng nồng độ
lên gấp 5 lần. Có 2 cách chuẩn bị: (a) nghiền mịn tinh thể chất kích thích,
trộn đều với bột hoặc ngâm bột trong dung dịch alcohol có chất xử lý được
hòa tan trước, sau đó cô đặc để alcohol bốc hơi chỉ còn lại bột. Cành giâm
sau khi cắt được xử lý ngay để giữ đáy cành còn tươi. Đáy cành được làm
ẩm với nước và lăn trên bột có chứa chất xử lý, phần bột dư trên đáy cành
được giũ bỏ để tránh ảnh hưởng độc, sau đó giâm ngay trong môi trường
giâm. Nên dùng dao chọc thành rãnh trong môi trường giâm trước khi đặt
cành giâm vào để tránh làm mất lớp bột bám ở cành. Thường kết quả của
35

phương pháp này không ổn định vì có sự thay đổi số lượng bột bám vào
cành.
Nói chung, khi giâm cành cần lưu ý kỹ điều kiện môi trường, cung cấp ánh
sáng vừa đủ, đủ ẩm, lá giữ không héo cho đến khi rễ phát triển. Thoát nước tốt cho
vườn giâm, nhặt bỏ lá rụng, cành chết và phòng trị sâu bệnh kịp thời

4.2.3 Tháp cành, tháp mắt

Là phương pháp đem cành hay mầm nhánh của cây mẹ có nhiều ưu điểm
như: phẩm chất tốt, năng suất cao... gắn sang gốc một loại cây khác để tạo thành
một cá thể mới thống nhất. Ưu điểm của phương pháp này là:
- Cây con giữ được đặc tính của cây mẹ, mau cho hoa trái, tuổi thọ cao;
- Tạo được nhiều cây giống;
- Lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép chịu đựng được điều kiện môi trường bất
lợi như hạn, úng, sâu bệnh... nên cây con phát triển mạnh;
- Áp dụng được với những cây không hột;
- Hồi phục cho những cây già, duy trì giống cây quý hiếm;
- Tạo được những dạng cây khác như thay đổi hình dạng, ghép cho nhiều loại
trái, điều khiển cho cây thấp đi...;
- Thay đổi được tính trạng đực khi ghép cây cái lên cây đực.

* Cơ sở thính hợp của gốc và cành (hay mắt) tháp

Một thân cây cắt ngang có 3 phần chính: lớp vỏ ngoài cùng có nhiệm vụ dẫn
nhựa luyện từ lá xuống rễ, phần gỗ phía trong dẫn nhựa nguyên từ rễ lên cành lá.
Phần giữa gỗ và vỏ là tượng tầng mô phân sinh, rất mỏng, chứa đầy chất dịch có
khả năng phân chia nhanh tạo nên gỗ bên trong và vỏ bên ngoài. Việc kết hợp giữa
gốc và cành (mắt) tháp gồm bốn bước như sau:
- Áp sát phần tượng tầng của gốc với cành (mắt) tháp với nhau;
- Lớp tế bào tượng tầng ngoài của gốc và cành (hay mắt) tháp tạo ra những tế
bào nhu mô dính lại với nhau, gọi là mô sẹo;
- Các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hóa thành những tế bào tượng tầng mới,
kết hợp với tượng tầng nguyên thủy của gốc và cành (hay mắt) tháp;
- Các tế bào tượng tầng mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và libe
bên ngoài, hình thành sự kết hợp mạch giữa gốc và cành (hay mắt) tháp làm
dinh dưỡng và nước được vận chuyển qua lại với nhau.

* Điều kiện để tháp cành (hay mắt)

Để bảo đảm việc tháp cành (hay mắt) thành công cần lưu ý các điều kiện sau
đây:
- Các cây tháp với nhau phải cùng một họ để có khả năng kết hợp cao, tốt nhất
là cùng loài, thứ, trồng;
36

- Gốc tháp, cành (hay mắt) tháp cần có sức sinh trưởng tương đương nhau để
có khả năng kết hợp tốt;
- Hai bộ phận tháp phải được áp chặt nhau để tăng khả năng kết dính, chỗ tháp
không được dơ, nóng nhiều hay bị ướt.

* Thời vụ tháp

Tùy theo loại cây, phương pháp tháp cành hay tháp mắt, mùa vụ trồng trong
năm... mà chọn thời vụ thích hợp. Một vài kinh nghiệm chọn thời vụ ở ĐBSCL như
sau:
- Chôm chôm, mít, dâu, mận, mảng cầu (tháp mắt): thích hợp nhất từ tháng 9-
11 dl.
- Xoài, vú sữa (tháp mắt, cành): tháng 6-10 dl.
- Sầu riêng (tháp mắt, cành): tháng 6-11dl.
- Cam, quýt (tháp mắt) tháng 11-3 dl.

* Tiêu chuẩn chọn gốc tháp

- Gốc tháp được chọn phải có sức sống cao, thích hợp với điều kiện địa
phương, có khả năng nuôi cành (hay mắt) tháp tốt.
- Gốc tháp thường được chuẩn bị bằng cách gieo hột lấy cây non làm gốc.
Tuổi thọ của gốc tháp thay đổi tùy theo loài, phương pháp tháp cành hay
tháp mắt. Thí dụ: một số tuổi gốc tháp thường được áp dụng như:
+ Cam, quýt tháp mắt: gốc 1 năm tuổi.
+ Sầu riêng tháp mắt: gốc 1-2 năm tuổi.
+ Sầu riêng tháp chồi: gốc 1 tháng tuổi.
+ Chôm chôm tháp mắt: gốc 1-1,5 tuổi.
+ Táo tháp chồi: gốc 2 tháng tuổi.
+ Mít tháp mắt: gốc 6 tháng tuổi.
+ Xoài tháp mắt: gốc 1-2 năm tuổi.
+ Mảng cầu tháp mắt: gốc 6 tháng tuổi.
+ Dâu tháp mắt: gốc 6 tháng tuổi.
+ Mận tháp mắt: gốc 1 năm tuổi.
+ Vú sữa tháp cành: gốc 6 tháng tuổi.
Ngoài ra có thể căn cứ theo đường kính gốc tháp, thay đổi từ 0,5-1,5 cm.
Gốc tháp phải mọc thẳng, không dị dạng, không sâu bệnh, gai nhiều... một số gốc
tháp thông dụng hiện nay gồm có:
+ Cam Sành, quýt : gốc cam Mật, Volkameriana.
+ Bưởi : gốc bưởi, Volkameriana.
+ Cam Sành : gốc cam Mật, Volkameriana.
+ Sầu riêng : gốc sầu riêng.
+ Chôm chôm Tróc : gốc chôm chôm Không Tróc.
+ Táo : gốc táo Rừng.
+ Mít Mã Lai, Tố Nữ, Tố Tây: gốc mít Nghệ, mít Ướt.
+ Mảng cầu Xiêm : gốc bình bát.
+ Long nhãn : gốc nhãn Mọi.
37

+ Dâu Trái Dài : gốc dâu Ta.


+ Xoài : gốc xoài Thanh Ca, xoài Bưởi
+ Mận : gốc mận.
+ Xa-bô Xiêm : gốc xa-bô Ta.

* Tiêu chuẩn cành (hay mắt) tháp

Phải chọn từ cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, sinh trưởng khỏe, thích
ứng tốt với điều kiện môi trường ở địa phương, có độ đồng đều cao. Lấy cành hay
mắt tháp trong giai đoạn cho năng suất ổn định, không lấy từ những cây già cổi
hoặc còn non chưa cho trái.
- Đối với tháp cành: cành tháp cần có tuổi sinh trưởng tương đương với gốc
tháp (hay có đường kính thân tương đương). Đoạn giữa thân cành được dùng
tháp tốt nhất.
- Đối với tháp mắt: để lấy mắt tháp được dễ dàng thì sau khi chọn cành xong,
tiến hành khoanh vỏ (giống như chiết nhánh nhưng không bó bầu), khoảng
7-10 ngày sau thì cắt cành để lấy mắt, mắt tháp sẽ dễ tróc và phát triển nhanh
sau khi tháp. Lấy mắt tháp hơi lồi lên, nơi có vết lá rụng. Đối với một số loại
cây (xoài, mít), khi lấy mắt tháp cần tách sâu vào bên trong mang theo cả gỗ
để tránh giập, bể mắt tháp, sau đó loại bỏ gỗ khi tháp.
Khi vận chuyển xa cần bảo quản cành tháp trong điều kiện mát ẩm.

* Các kiểu tháp mắt

- Kiểu ghép cửa sổ (Hình 4.7)

ƒ Chuẩn bị gốc tháp: chọn chỗ bằng phẳng trên thân gốc tháp, cách
mặt đất khoảng 10-30 cm (tùy loại cây), không nên tháp sát gốc vì
dễ bị mầm bệnh xâm nhiễm, lau sạch bụi, đất bám ở chỗ định tháp,
dùng dao cắt 2 đường thẳng song song dài 1 cm, cách nhau
khoảng 2 cm, tiếp đó cắt 2 đường song song thẳng góc tạo thành
hình cửa sổ
ƒ Chuẩn bị mắt tháp: tay trái cầm cành, tay phải cầm dao, đặt dao
phía dưới và phía trên mắt định lấy cách khoảng 2 cm, cắt ngang
sâu đến gỗ bên trong, cắt 2 đường thẳng đứng cách nhau khoảng 1
cm. Nếu còn dính một phần gỗ thì tách bỏ. Nên cắt gọt để mắt
tháp vừa đủ kích thước áp vào chỗ tháp. Mắt tháp được lấy dài
khoảng 2 cm, rộng 1 cm. Lưu ý giữ mắt tháp sạch, không dính bụi
đất, nước bên trong.
ƒ Buộc mắt tháp: áp mắt tháp vào gốc tháp. Dùng dây cao su quấn
chặt từ dưới lên trên (chừa lại chỗ mắt tháp nhô lên) theo kiểu lợp
mái để tránh nước chảy vào khi mưa hay tưới. Có thể dùng
Parafin, mở bò, sáp để bôi bên ngoài, buộc dây bảo đảm nước
không thấm vào.
ƒ Kiểm tra sau khi tháp: Sau khi tháp khoảng 10 ngày, mở dây
buộc ra để kiểm tra, nếu là mắt tháp còn sống thì tươi (có thể dùng
38

mũi dao cạo nhẹ da mắt tháp nếu còn xanh là sống). Trường hợp
mắt tháp bị vàng, héo khô, màu nâu đen... là bị hư. khoảng 10-15
ngày sau thì mở hẳn dây buộc ra, cắt bỏ ngọn gốc tháp để mắt dễ
phát triển. Thời gian từ khi tháp sống đến đem trồng trung bình từ
6 tháng đến 1 năm, tùy loại cây, tình hình sinh trưởng.

(a) (b)

(c)

Hình 4.7 Thao tác tháp cửa sổ: (a) chuẩn bị gốc tháp, (b)
chuẩn bị mắt tháp, và (c) áp mắt tháp vào gốc
tháp

- Kiểu tháp chữ T (Hình 4.8)

Dùng dao nhỏ bén cắt ngang thân gốc sâu đến gỗ, rộng khoảng 1-2 cm, sau
đó rạch một đường thẳng sâu xuống dài 2-3 cm thành hình chữ T, dùng lưỡi dao
tách nhẹ lớp vỏ hai bên ra, luồn mắt tháp vào. Lưu ý đặt theo chiều thuận của mắt
tháp. Các kiểu tháp khác như T ngược, chữ thập cũng được áp dụng tương tự. Kiểu
chữ T ngược thường được áp dụng cho loại cây nhiều nhựa. Kiểu tháp chữ thập áp
dụng cho loại cây có mắt tháp to.

(a) (b)
39

Hình 4.8 Thao tác tháp chữ T: (a) chuẩn bị gốc tháp, (b) chuẩn
bị mắt tháp, và (c) áp mắt tháp vào gốc tháp

- Tháp mắt có dính một phần gỗ (Hình 4.9)

Chọn cành còn non, cắt bỏ cuống lá, dùng lưỡi lam lạng lấy mắt sâu đến
phần gỗ bên trong. Gốc tháp cũng được cắt sâu đến phần gỗ có hình dáng tương tự
như mắt tháp. Đặt mắt tháp vào gốc tháp, dùng nylon quấn chặt lại. Phương pháp
nầy được áp dụng nhiều trong nhân giống cam quýt, và sử dụng được rất nhiều mắt
tháp trên cành tháp.

(a) (b) (c)

Hình 4.9 Tháp dính một phần gỗ: (a) chuẩn bị mắt tháp, (b) chuẩn bị gốc tháp, và
(c) áp mắt tháp vào gốc tháp
4.2.4 Các kiểu tháp cành

Như tháp nêm, luồn vỏ, vạt vỏ, tháp áp, yên ngựa, bắt cầu...

* Cách tháp nêm trên cây táo

Gốc tháp là gốc táo rừng. Lấy trái chín ngâm nước khoảng 3 ngày, bỏ thịt
trái, lấy hột phơi khô, đập bể vỏ cứng rồi ủ 2-3 ngày để nẩy mầm. Cấy hột vào bọc
nylon có sẵn đất và phân chuồng, khoảng hai tháng sau thì tiến hành tháp. Dùng dao
bén cắt ngang thân cách gốc khoảng 10 cm, vạt hai bên chỗ cắt thành hình lưỡi gà
mỏng, dài 1,5-2 cm.
40

Chọn cành non khoảng hai tháng tuổi trên cây mẹ, cách ngọn cành 20-30 cm,
dùng dao bén cắt sâu vào nửa thân cành, rọc lên một đường thẳng về phía ngọn
cành, dài 2 cm. Dùng tay ấn nhẹ làm hở chỗ miệng cắt ra, luồn trọn phần vát mỏng
của gốc tháp vào, buộc dây kín lại. Nếu tháp nhiều cành, vị trí cao nên làm giàn để
đặt gốc tháp. Khoảng 20-30 ngày sau, cắt ngang cành cách phía dưới chỗ tháp
khoảng 2 cm, đưa cây tháp vào nơi mát chăm sóc cho cây khỏe rồi đem trồng. Tháp
cành còn được áp dụng trên sầu riêng, Mít, Vú sữa...

* Tháp luồn vỏ (Hình 4.10)

Cành tháp cắt dài khoảng 6-7 cm có 2-3 mắt. Dùng dao bén cắt vát một bên
cành dài 3-4 cm, chỗ cắt phải thật phẳng không lượn sóng để dễ gắn chặt vào gốc.
Dùng dao rạch một đường thẳng dài 3 cm trên gốc tháp cách mặt đất khoảng 10-15
cm, sau đó rạch ngay trên đầu đường thẳng tạo thành hình chữ T, vết rọc phải sâu
đến gỗ. Lấy đầu dao tách nhẹ chỗ rạch ra, lấy cành đã vát xong luồn vào chỗ hình
chữ T, ấn mạnh vào sát gỗ, dùng dây buộc chặt lại, bôi parafin hay sáp vào chỗ
buộc vào đầu cành tháp. Sau khi tháp khoảng 15 ngày cành tháp không khô héo là
được. Có thể tháp 2-3 cành trên cùng một gốc ghép.

Hình 4.10 Kiểu tháp luồn vỏ

* Tháp vạt vỏ (Hình 4.11)

Chọn gốc tháp khỏe mạnh, cắt ngang thân cách mặt đất 10 cm sau đó dùng
dao, ấn mạnh xuống một bên gốc ghép sâu 3-4 cm (lớp vỏ có dính một lớp gỗ
mỏng). Cành tháp được chuẩn bị giống như trên, nhưng mặt lưng cành tháp nên vạt
nghiêng một ít. Luồn cành tháp đã vát xong vào, dùng dây buộc lại. Dùng parafin
hoặc sáp bôi đầu gốc tháp vào chỗ tháp lại.
41

Hình 4.11 Kiểu tháp vạt vỏ: (a) chuẩn bị gốc tháp, (b) chuẩn
bị cành tháp, và (c) áp cành tháp vào gốc tháp

* Tháp áp (Hình 4.12)

Cắt xéo thân cách gốc ghép cách mặt đất 10-15 cm. Cành tháp cũng được cắt
xéo tương tự, sau đó áp hai mặt cắt lại với nhau. Đường kính của gốc ghép và cành
tháp phải tương đương nhau. Dùng dây buộc chặt lại giữ cho cành tháp vững.
42

Hình 4.12 Kiểu tháp áp

* Tháp yên ngựa (Hình 4.13)

Giống như tháp áp, nhưng gốc tháp và cành tháp được cắt theo kiểu yên
ngựa. Đường kính của gốc tháp và cành tháp phải tương đương nhau.

Hình 4.13 Tháp kiểu yên ngựa

* Tháp bắt cầu (Hình 4.14)

Phương pháp này được áp dụng để cứu sống cây do những nguyên nhân như
sâu bệnh, tổn thương cơ học làm hư hại 1 đoạn vỏ trên thân, nước và chất dinh
dưỡng không lưu thông được làm cây phát triển yếu dần.
Dùng dao bóc bỏ hết lớp vỏ bị tổn thương, cắt dọc lớp vỏ ở đoạn trên và
đoạn dưới, dài 2-3 cm, dùng cành tháp tốt (dài, ngắn tùy theo chiều dài lớp vỏ mất
đi trên gốc) vát mỏng hai đầu rồi luồn vào lớp vỏ đoạn trên và đoạn dưới của gốc
tháp, buộc dây bôi nhựa lại.
43

Hình 4.14 Kiểu tháp bắt cầu: (a) chuẩn bị gốc tháp, (b) chuẩn
bị cành tháp, và (c) đặt cành tháp vào gốc tháp
Chương 5

CÂY CAM QUÝT


(Citrus spp.)

Cam quýt là cây ăn trái quan trọng, chiếm sản lượng 107 triệu tấn trên toàn
thế giới (FAO, 2001), trồng được ở vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới. Đây là loại
cây ăn trái quý, cho nên diện tích trồng cây có múi ngày càng tăng, riêng ở ĐBSCL,
có 37.937 ha được trồng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng (Nguyễn Minh Châu, 1998), và dự kiến
đến năm 2010, tổng diện tích của cây có múi ở Việt Nam là 200.000 ha, đạt năng
suất 10 tấn/ha với tổng sản lượng là 2.000.000 tấn. Tuy nhiên việc canh tác cây có
múi hiện nay đã gặp không ít khó khăn, các nhà vườn đang điêu đứng vì đại dịch
vàng lá gân xanh và bệnh Tristeza. Trong thời gian sắp tới muốn phát triển giống
cây ăn trái quý nầy cần phải hiểu rõ đặc tính cũng như kỹ thuật canh tác và cách
khống chế nguồn bệnh, mang lại nguồn lợi rất lớn cho các nhà vườn chuyên canh
cây có múi.

5.1 Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng

5.1.1 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng

Ở thị trường trong nước và cả thị trường trên thế giới, trái cam quýt được ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể,
không những dùng để ăn tươi, chế biến mà còn có giá trị cao trong y học nhất là
trong trái chứa nhiều vitamin C. Vị chua nhẹ và hơi đắng (bưởi) giúp dễ tiêu hóa và
tuần hoàn của máu. Bảng 5.1 cho thấy trong 100g nước trái, thành phần vitamin C
chiếm tỷ lệ cao (từ 40-55 mg/100 g phần ăn được). Ngoài ra còn có các vitamin A,
B1, B2, PP; vỏ trái giàu pectin được sử dụng làm xu xoa, mứt, kẹo,... Thân, lá, vỏ
trái, hạt... làm thuốc nam hay trích lấy tinh dầu. Vỏ quýt, lá quýt, lá chanh được
dùng làm gia vị. Trái được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như nước giải khát,
sy rô, mứt, rượu bổ...

5.1.2 Nguồn gốc và phân bố

Một số loài cam quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á Châu, trong đó sự phát
sinh của một vài loài cam quýt cũng như những loài cùng họ được phân bố từ biên
giới Đông Bắc của Ấn Độ qua Miến Điện và một vùng phía Nam của đảo Hải Nam.
Những loại nầy bao gồm: chanh Tây, chanh Ta, Chanh Yên, bưởi, Cam ngọt, Cam
chua.
Ở Châu Âu, Chanh Yên (citron) là loại trái đầu tiên trong giống Citrus được
biết đến, trồng ở vùng vịnh Ba Tư, được mô tả trong khoảng 300 năm trước công
nguyên và có lẽ được trồng không muộn hơn 500 năm trước công nguyên. Sau đó,
Chanh Yên đã được trồng ở Ý và những vùng ấm áp hơn ở Châu Âu. Các nước
trồng nhiều chanh như Mỹ, Ý, Mêhicô, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
30

Bảng 5.1 Thành phần dinh dưỡng chứa trong cam, quýt, chanh, bưởi

Loại trái Nước Tro Protein Carbo Xơ Năng Muối khoáng Vitamine
(%) (%) (%) -hydrate (%) lượng (mg/100g) (mg/100g)
(%) (calo) Ca P Fe A B1 B2 PP C

Cam 87,5 0,5 0,5 8,4 1,4 43 34 23 0,4 0,3 0,08 0,03 0,2 48

Chanh 87,5 0,5 0,3 3,6 1,3 18 40 22 0,6 0,3 0,04 0,01 0,01 40

Quýt 88,5 0,6 0,4 8,6 0,8 43 35 17 0,4 0,6 0,08 0,03 0,02 55

Bưởi 83,4 0,4 0,5 15,3 0,7 59 30 19 0,7 0,02 0,05 0,01 0,1 42
47

Giống Cam chua (sour orange) hay cam đắng được phát triển vào thế kỷ thứ 10
ở miền đông Địa Trung Hải, được trồng muộn hơn ở Châu Phi và phía nam Châu Âu.
Chanh Tây (lemon), chanh Ta (lime) và bưởi (pummelo) cũng được phân bố theo kiểu
phát triển ở các vùng tương tự như giống cam Chua ở vào nửa đầu thế kỷ thứ 12. Cam
ngọt (sweet orange) có nguồn gốc từ Châu Âu và được người Bồ Đào Nha du nhập
sang Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 16. Mặc dù cam ngọt đã được trồng ở Châu Âu
nhưng chúng đã không được phổ biến rộng rãi. Các giống Cam Ngọt nầy đã nhanh
chóng trở thành hàng hóa quan trọng của người Bồ Đào Nha, phân bố rộng rãi đến
những quốc gia Địa Trung Hải và trở thành nổi tiếng với tên gọi là "Cam Bồ Đào
Nha”. Các nước sản xuất nhiều cam là Mỹ, Braxin, Tây Ban Nha, Ý, Mêhicô, Ấn Độ,
Ai Cập, Israel, Trung Quốc, Achentina, Nam Phi, Marốc, Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Quýt (mandarin, tangerine) được trồng ở Trung Quốc và Nhật rất sớm. Cây quýt
đầu tiên được mang tới nước Anh vào năm 1805 và được trồng phổ biến nơi đây đến
vùng Địa Trung Hải. Nhiều tác giả cho rằng, hầu hết các giống quýt hàng hoá có nguồn
gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Đông nam Á Châu, riêng quýt Satsuma có nguồn
gốc hoàn toàn ở Nhật Bản. Các nước sản xuất nhiều quýt là Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ,
Ý, Braxin, Trung Quốc và Achentina.
Bưởi Chùm (grapefruit) hay còn gọi là bưởi Vỏ Dính, có nguồn gốc phát sinh ở
West Indies, có lẽ đây là một loại lai của bưởi (pummelo). Các nước trồng bưởi nhiều
là Mỹ, Israel, Achentina và Trung Quốc.

5.1.3 Phân loại

Cam quýt thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae (có khoảng 250 loài), có hai
tộc Citreae và Clauseneae, tộc Citreae có tộc phụ Citrineae. Tộc phụ Citrineae có
khoảng 13 giống, trong đó có 6 giống quan trọng đó là Citrus, Poncirus, Fortunella,
Eremocitrus, Microcitrus và Clymenia. Đặc điểm chung của 6 giống nầy là cho trái có
con tép (phần ăn được trong múi) với cuống thon nhỏ, mọng nước. Số nhị đực nhiều
bằng hay hơn 4 lần số cánh hoa, đây cũng là một trong những đặc điểm xác định các
giống trồng, các giống hoang thường có số nhị đực ít hơn hay chỉ gấp đôi số cánh hoa
và con tép không phát triển.
Ngoại trừ giống Poncirus có lá rụng theo mùa, các giống còn lại đều có lá xanh
quanh năm. Hai trong 6 giống nầy có khả năng chịu lạnh tốt, đó là Poncirus (lá có 3 lá
chét) và Fortunella (kim quất), hai giống nầy có thể lai với giống Citrus và các giống
khác. Giống Eremocitrus và Microcitrus được tìm thấy ở dạng hoang dại, hầu hết có
nguồn gốc từ Úc và Eremocitrus là giống chịu hạn tốt, cả hai đều được lai thành công
với Citrus và Poncirus. Giống thứ 6 là Clymenia được biết duy nhất từ đảo Thái Bình
Dương của New Ireland, không được lai tạo với các giống khác.
Giống Citrus chia làm 2 nhóm nhỏ là Eucitrus và Papeda. Nhóm Papeda có 6
loài, thường được dùng làm gốc ghép chủ yếu là Citrus ichangensis hoặc dùng để lai
với các loài khác, trong quá trình lai tạo đã cho ra được những giống lai nổi tiếng.
Trong nhóm Eucitrus có nhiều loại được trồng phổ biến hiện nay ở các nước
như: Citrus medica L: chanh Yên; Citrus limon (L.) Burm: chanh Tây; Citrus
48

aurantifolia (Christm.) Swing: chanh Ta; Citrus sinensis (L.) Osbeck: cam Ngọt;
Citrus nobilis var. typica Hassk: cam Sành; Citrus grandis (L.) Osbeck: bưởi; Citrus
paradisi Macf: bưởi Chùm, bưởi Vỏ Dính; Citrus reticulata Blanco: quýt; Citrus
nobilis var.microcarpa Hassk: quýt Xiêm; Citrus aurantium L: cam Chua, cam Đắng;
Citrus microcarpa (Hassk.) Bunge: hạnh, tắc.
Hiện nay, trên thế giới có một số loài lai quan trọng được dùng làm gốc ghép
như: Tangor: (quýt x cam Ngọt), Tangelo: (quýt x bưởi Chùm), Lemonime: (chanh Tây
x chanh Ta), Citranger: (cam ngọt x Poncirus), Citrumelo: (bưởi Chùm x Poncirus),
Limequat: (chanh Ta x Kim quất), chanh Sần: (Citrus jambhiri), chanh Ngọt:
(C.limetioides), Chanh Rangpur (C. limonia), Quýt Cleopatra (C. reshni).

5.1.4 Một số giống trồng trên thế giới

* Chanh Ta: Citrus aurantifolia (Christm.) Swingle, 2n=18

Chanh là loại cây trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, dễ trồng và dễ phát triển trên
đất nghèo dinh dưỡng. Cây nhỏ, dạng bụi, nhiều nhánh, cao khoảng 5 m, thường mang
những gai ngắn bén. Trái nhỏ, hình cầu hay xoan, đường kính 3,5-6 cm. Vỏ mỏng dính
vào trái, màu vàng hay xanh vàng nhạt khi chín. Thịt trái màu xanh nhạt hay vàng, rất
chua. Hột nhỏ hình xoan, đa phôi, tử diệp trắng. Trong loài Citrus aurantifolia có hai
nhóm: nhóm chanh lưỡng bội (2n=18) gồm các giống Key, Mexican hoặc West Indian;
nhóm chanh tam bội (3n=27) như giống Tahiti, Persian và Bearss. Nhóm chanh lưỡng
bội thì có dạng cây nhỏ, trái có hột, vỏ trái mỏng và nhiều nước, trong khi ở chanh tam
bội thì trái to không có hột và vỏ trái hơi dầy hơn. Chanh tam bội phát triển tốt hơn
chanh lưỡng bội ở những vùng cao. Các giống chanh Ta và chanh Núm được trồng phổ
biến.

* Chanh Tây: Citrus limon (L.) Burm, 2n=18

Được trồng nhiều ở vùng Á nhiệt đới. Ở vùng nhiệt đới, chanh Tây ít phổ biến
hơn chanh Ta, chúng phát triển tốt nhất ở vùng cao trung bình. Ý, Tây Ban Nha, Hy
Lạp, Hoa Kỳ là những nước sản xuất chính. Cây nhỏ, cao khoảng 3-6 m có gai cứng
lớn. Vỏ trái khá dầy, hơi nhám sần, dính vào thịt. Thịt vàng nhạt, chua, trung bình 7-9
trái/kg. Hột đa phôi với 10-15% cây mầm vô tính, tử diệp trắng. Các giống chanh Tây
gồm có chanh Sần (Rough Lemon), Eureka, Lisbon, Villa France và Meyer. Các giống
chanh nhập nội đang được trồng thử nghiệm gồm có chanh Eureka, chanh Persian.

* Bưởi: Citrus grandis (L.) Osbeck, 2n=18

Là giống cây trồng quan trọng ở Đông Nam Á Châu. Cây cao khoảng 5-15 m,
thường có gai lớn (nhất là trồng hột), nhánh non có lông tơ. Bưởi chịu đựng tốt ở nhiệt
độ cao và cả nhiệt độ thấp; giống cây nầy cũng có khả năng phát triển tốt ở vùng đất
thấp hay khô khan. Ở Thái Lan, giống bưởi Siamese có trái nhỏ dạng quả lê, được
49

trồng trên những bờ mương ngăn mặn. Tập đoàn giống bưởi ở ĐBSCL rất phong phú,
có rất nhiều giống với các tên gọi khác nhau, tuy nhiên hiện nay việc phân biệt rõ các
đặc điểm của từng giống trồng còn nhiều hạn chế.

* Bưởi Chùm, bưởi Vỏ Dính: Citrus paradisi Macf, 2n=18

Dùng để ăn tươi, nước có vị đắng dịu. Múi có thể được đóng hộp hay ép lấy
nước. Đây là giống có lẽ do sự ngẩu biến ở chồi của bưởi (Citrus grandis) hình thành.
Cây có tán rộng, cao 10-15 m, cành có lông. Ở những vùng thấp, nóng, thích hợp cho
việc canh tác bưởi Chùm. Các giống chủ yếu gồm Duncan (có hột), Marsh Seedless
(không hột), Thompson (không hột, thịt hồng), Foster (có hột, thịt hồng) và Hohn
Garner (giống như Duncan nhưng ít hột hơn).

* Quýt: Citrus reticulata Blanco, 2n=18

Dạng cây nhỏ, cao khoảng 2-8 m đôi khi có gai. Lá nhỏ, hẹp, hình xoan, dài 4-8
cm, rộng 1,5-4 cm màu xanh đậm bóng ở mặt trên và xanh vàng nhạt ở mặt dưới,
cuống có cánh nhỏ. Đây là giống khó trồng nhất trong các giống cam quýt. Loại cây
nầy chịu nóng kém, ở vùng có độ cao trung bình cây phát triển tốt nhất.

* Cam Chua, cam Đắng: Citrus aurantium L, 2n=18

Loại trái cây nầy có thể ăn tươi, nhưng thường dùng làm mứt Marmalate và
được sử dụng như một chất cho mùi vị. Tinh dầu ở lá, hoa, trái được dùng trong kỹ
nghệ chế biến dầu thơm. Cam Chua, cam Đắng được dùng làm gốc ghép cho chanh
Tây, cam và bưởi. Cây kháng được bệnh chảy mủ gốc, nhưng dễ bị bệnh Tristeza.
Chiều cao cây khoảng 10 m, có gai mỏng mảnh. Dạng trái gần giống hình cầu, vỏ dầy,
nhám sần, đường kính 4-6 cm, thường có màu đỏ cam khi chín, thơm. Thịt trái rất chua
và đắng, phần lỏi giữa xốp. Trái nặng trung bình 4-5 trái/kg, nhiều hột, đa phôi

* Chanh yên: Citrus medica L, 2n=18 và Phật Thủ: Citrus medica var.dactylis
(Noot.) Swing

Được dùng trong y học và là một chất cho mùi vị của người La Mã hoặc dùng
làm kẹo, mứt. Cây nhỏ, cao khoảng 3 m có gai lớn. Trái lớn, hơi dài 10-20 cm, vỏ
thường có u sần, vàng, rất dầy, múi trái nhỏ, thịt trái xanh nhạt, chua. Hột nhỏ trắng,
đơn phôi.

* Cam Sành: Citrus nobilis var typica Hassk, 2n=18

Tán nhỏ, cao khoảng 3-5 mét, nhiều cành, mọc yếu, không gai. Trái tròn hơi
dẹp, đường kính 7-8,2 cm, cao khoảng 6-8 cm. Đáy trái và cuống lõm xuống, vỏ dầy 4-
6 mm xù xì, màu xanh vàng hay vàng đỏ khi chín. Bầu noãn có 10-14 ngăn, dễ lột, con
50

tép to nhiều nước, vị ngọt hơi chua. Trái nặng trung bình 3-4 trái/kg. Hột hình tròn
trứng, đa phôi, tử diệp trắng.

5.1.5 Các giống được trồng nhiều ở ĐBSCL (Hình 5.1)

* Các giống cam

- Cam Mật: Cam mật được trồng từ lâu ở ĐBSCL mà không biết nguồn gốc từ
đâu. Cây không cao lắm, cây 12 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 3,5 m. Cam mật chiết
trồng 2 năm bắt đầu cho trái, năm thứ ba có thể cho năng suất 20 kg/cây, cây trưởng
thành trung bình cho 45 kg/cây. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 7
tháng, đây là ưu thế trong việc tránh sâu bệnh. Những giống khác thời gian chín dài
hơn, nhất là ở vùng núi cao hay ở khí hậu á nhiệt đới, có khi dài trên 1 năm. Cam Mật
có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường, và chống chịu được sâu bệnh
tốt hơn những giống cam khác, nên được trồng phổ biến ở ĐBSCL, ngay cả trên vùng
đất sét nặng xa sông.
- Cam Sành: Tuy gọi là cam nhưng có đặc tính giống quýt nên còn được gọi là
quýt King vì trái lớn. Cây không cao lắm, nhưng cao hơn cam Mật, cây 6 tuổi trung
bình cao khoảng 3,9 m. Cam Sành chiết trồng 2 năm bắt đầu cho trái, do cành yếu nên
thường phải dùng cây chống đỡ, cây 6 năm tuổi trung bình cho 22 kg trái/cây. Giống
như quýt, thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín của trái cam Sành khá dài, khoảng
10 tháng. Thời gian chín kéo dài bất lợi trong việc hạn chế sâu bệnh, tuy nhiên vẫn
ngắn hơn ở vùng núi cao hoặc vùng Á nhiệt đới. Ngoài ra cam Sành có thể trồng dầy,
sai trái, cho năng suất cao nên người dân trồng nhiều trước đây. Tuy nhiên, rễ cam
Sành không chịu được úng ngập, khi được trồng ở vùng đất nhiều sét, xa sông, thấp
trủng cây dễ bị bệnh vàng lá.
- Cam Dây: có dạng trái giống như cam Mật nhưng vỏ trái xanh nhiều, ít láng
như cam Mật, phẩm chất tương đương cam Mật.
- Cam Soàn: có lẽ là một giống tên gọi Lauxang (hay Lậu Xảng), ở đáy trái có
vết hơi lõm vào nhỏ như đồng tiền, phẩm chất khá, nhiều hột.
- Cam Chua (có lẽ còn gọi là Sảnh): ít phổ biến, không có giá trị kinh tế cao,
có thể để dùng làm gốc ghép.
- Cam Sen: mang đặc tính giống như cam và bưởi, trái rất to, vỏ dầy hơn cam
Mật, múi trái và con tép giống như bưởi, vị chua, không có giá trị kinh tế, thường dùng
để chưng.
Ngoài ra còn có một vài giống cam nhập nội đang được trồng thử nghiệm như
cam Hamlin, cam Valencia.

* Các giống quýt

- Quýt Xiêm: Còn gọi là quýt Đường, không biết được trồng ở ĐBSCL từ bao
giờ và có phải nhập từ Thái Lan hay không. Quýt được trồng bằng hột hay tháp, trồng
bằng hột phải mất 4-5 năm mới cho trái, ngày nay người dân thích trồng cây tháp vì
51

cho trái sớm sau 3-4 năm. Năng suất trung bình mỗi cây có thể đạt 25 kg. Thời gian từ
khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 9 tháng. Ở ĐBSCL, quýt Đường thường được
dùng để ăn tươi vì phẩm chất thơm ngon và có thể lột vỏ và tách múi bằng tay dễ dàng,
được người dân ưa chuộng và trồng rải rác khắp nơi trong vùng trồng cây có múi. Tuy
nhiên trái có nhiều hột, vách múi dai nên không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu trái tươi.
Quýt Đường khó ra bông nên nhà vườn phải xiết nước trong mùa khô, chính vì vậy mà
thị trường không phải lúc nào cũng có quýt Đường.

Cam Mật Cam Sành Quýt Đường Quýt Tiều

Bưởi Da Xanh Bưởi Năm Roi Chanh Giấy Hạnh

Hình 5.1 Dạng trái của một số giống cam quýt trồng phổ biến ở ĐBSCL

- Quýt Tiều: được trồng cách nay không lâu, và xuất hiện ào ạt trong thời gian
gần đây, nhưng không biết có nguồn gốc từ đâu, tên Tiều cũng có thể du nhập từ Trung
Quốc. Quýt Tiều trước đây được trồng bằng hột lâu cho trái, người dân thường trồng
cây tháp hay chiết để mau ăn, nhất là chiết chỉ sau 2 năm là có trái chiến, nhưng tán cây
chưa lớn. Cây 5 tuổi có năng suất trung bình 27 kg/cây. Thời gian từ khi trổ hoa đến
khi trái ăn được khoảng 9 tháng, để cho trái có màu sắc đẹp phải mất đến 10 tháng.
Quýt Tiều có nhiều rễ chùm ăn cạn trên mặt đất, chịu úng ngập kém và dễ bị bệnh vàng
lá nên được trồng ở những nơi thoát thủy tốt. Tuy quýt Tiều cũng có nhiều hột, vách
múi dai, và phẩm chất không ngon bằng quýt Đường, nhưng nhờ trái chín có màu vàng
cam rất đẹp.
52

- Quýt Ta: không được trồng phổ biến vì giá trị kinh tế thấp. Cây sai trái nhưng
trái thì chua nhiều. Dạng trái hơi giống quýt Tiều, khi chín có màu vàng cam, nhưng
thường bị xốp trong ruột, ít nước.
Ngoài ra còn có các loại quýt Hồng, quýt Tàu được trồng rải rác. Các giống quýt
nhập nội đang trồng thử nghiệm gồm có quýt Dancy, quýt Cleopatra (dùng làm gốc
ghép).

* Các giống Bưởi

- Bưởi Năm Roi: Nguồn gốc bưởi Năm Roi được ghi nhận là ở huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long. Cây 6 tuổi trung bình cao khoảng 3,8 m. Bưởi Năm Roi chiết
nhánh lớn trồng 2 năm bắt đầu cho trái, vào năm thứ năm có thể cho năng suất 20
kg/cây, cây trưởng thành trung bình cho 53 kg/cây. Bưởi Năm Roi chính gốc có vài
hột, qua quá trình nhân giống bằng phương pháp chiết đến nay bưởi Năm Roi gần như
không hột. Đây là một ưu thế của bưởi Năm Roi trong việc xuất khẩu trái tươi. Giống
nầy có khả năng thích nghi rộng và chống chịu được sâu bệnh nên được trồng rải rác
khắp nơi trong vùng. Theo đánh giá của nhiều người thì bưởi Năm Roi có phẩm chất
thuộc vào loại ngon trên thế giới. Với những ưu điểm đã được mô tả trên, thì bưởi Năm
Roi có thể xuất khẩu được. Vấn đề là làm sao tổ chức sản xuất để có sản phẩm phù hợp
với những yêu cầu của xuất khẩu.
- Bưởi Da Xanh. Có nguồn gốc ở tỉnh Bến Tre, được biết nhiều trong vài năm
trở lại đây nhờ phẩm chất thơm ngon. Tán cây tròn, phân nhánh đều. Trái hình cầu,
nặng khoảng 1,1 kg; con tép tróc khỏi vách múi tốt, có màu hồng đến đỏ không đều, bó
khá chặt; nước quả khá ngọt, có vị thơm và rất ngon. Vỏ trái khi chín vẫn còn xanh nên
gọi là bưởi Da Xanh. Năng suất trung bình cây 11 năm tuổi là 100 kg/cây. Có những
dòng không hột, thích hợp cho việc xuất khẩu trái tươi.

* Các giống chanh và hạnh

- Chanh Tàu: còn được gọi là chanh Núm, được trồng từ lâu ở ĐBSCL, không
biết nguồn gốc từ đâu. Cây không cao lắm, ở cây 10 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 2,9
m. Chiết nhánh to trồng 2 năm bắt đầu cho trái, năm thứ 7 có thể cho năng suất 30
kg/cây. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 6 tháng. Tùy theo thị trường
tiêu thụ mà có thể thu hoạch sớm hơn, như xuất khẩu sang Trung Quốc phải thu hoạch
lúc 5 hay 5,5 tháng, lúc vỏ trái còn xanh và trái chỉ hơi mềm. Chanh Tàu thích nghi
rộng với điều kiện môi trường, có thể trồng khi mới lên líp lập vườn.
- Chanh Giấy: được trồng từ lâu ở ĐBSCL và cũng chưa được biết nguồn gốc
từ đâu. Cây không cao lắm, cây 7 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 2,7 m. Cây chiết
trồng 2 năm bắt đầu cho trái, cây trưởng thành có thể cho trung bình trên 35 kg/cây.
Chanh giấy dễ ra bông, nên có thể kích thích cho ra bông bất cứ thời gian nào trong
năm. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 6 tháng. Không thể neo trái trên
cây vì dễ rụng. Nhờ nước quả có mùi thơm nên dân địa phương ưa chuộng sử dụng
chanh Giấy hơn chanh Tàu. Chanh giấy được người dân ĐBSCL dùng làm nước chanh
53

đường, chanh muối, hoặc làm gia vị rất phổ biến. Nên chanh Giấy được trồng rải rác
khắp nơi, và thường để cho ra trái quanh năm.
- Hạnh: trước đây được trồng làm cây kiểng trong dịp Tết, nhưng nay trồng
lấy trái làm nước giải khát, làm mức, nên hạnh được trồng rải rác trong vùng nhưng
không nhiều lắm. Cây có tán nhỏ, cây 6 năm tuổi trung bình chỉ cao 2,2 m. Hạnh chiết
trồng chỉ 1 năm là bắt đầu cho trái, cây trưởng thành có thể cho 20 kg/cây/năm. Hoa trổ
quanh năm theo những đợt đọt, nên lúc nào cũng thấy trên cây có hoa và chính vì vậy
mà hạnh thu hoạch cũng quanh năm. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín trên 7
tháng. Hạnh rất dễ trồng, ít bị sâu bệnh, và mau cho trái. Nhưng người dân ĐBSCL
chưa có tập quán sử dụng nhiều nên cây hạnh chỉ được trồng với diện tích nhỏ.

5.2 Đặc điểm sinh học và thực vật

5.2.1 Rễ

Rễ cây cam quýt thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Sự phát triển của rễ thường xen
kẻ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất. Thường thì khi rễ hoạt động mạnh, thân
cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Sự hoạt động của bộ rễ thường kéo dài cả sau
các đợt cành mọc rộ, do đó việc bón phân đầy đủ vào giai đoạn cành phát triển có tác
dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh
dưỡng phân bố gần lớp đất mặt.
Rễ mọc ra từ hột thường khỏe, mọc sâu, nếu đất tơi xốp, thoát nước tốt và có đủ
oxy rễ có thể mọc sâu trên 4 mét, nhưng có ít rễ hút và sự phân bố trên diện tích hẹp.
Do đó ở ĐBSCL, trên những vùng đất thấp, việc trồng cam quýt bằng hột hay gốc tháp
thường bị ảnh hưởng bởi mực thủy cấp. Trái lại, rễ mọc ra từ cây chiết hay cành giâm
thường ăn cạn hơn, phân bố trên diện tích rộng, có nhiều rễ hút cho nên ít bị tác hại bởi
mực thuỷ cấp. Nhìn chung rễ cam quýt phân bố ở tầng sâu 10-30 cm. Rễ hút tập trung
ở tầng sâu 10-25 cm, rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1-8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy
giảm nhiều và tái sinh kém (Trần Thế Tục và ctv., 1998).

5.2.2 Thân, cành

Cam quýt ít có thân chính nếu để cây phát triển tự do, vì vậy cần tạo hình ngay
khi cây bắt đầu phát triển để dễ dàng chăm sóc. Các cành chính thường mọc ra ở các vị
trí trong khoảng 1 mét cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hột.
Tuy nhiên sau giai đoạn ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Ở một vài loài, gai chỉ
mọc ra từ những cành sinh trưởng mạnh.
Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng
nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra,
các cành thứ cấp nầy cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầm
bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ. Trong một năm cây có
thể cho 3-4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, có thể gọi như sau:
54

- Cành mang trái: Cành mang trái mọc ra từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ,
những cành mang trái mọc ở ngọn hay gần ngọn cành mẹ là những cành đậu trái tốt
hơn so với các cành mọc bên trong. Vì phải tập trung dinh dưỡng để nuôi trái nên
thường cành mang trái không tiếp tục cho ra những cành mới trong năm kế tiếp. Sau
khi thu hoạch các cành mang trái thường héo khô đi.
- Cành mẹ: Là cành tạo ra cành mang trái. Cành to khỏe, lâu tròn mình. Cần
nắm được thời vụ ra cành mẹ của cây để có biện pháp bồi dưỡng tích cực, giúp mọc
được nhiều cành mang trái hơn.
- Cành dinh dưỡng: Là tên chỉ chung tất cả các loại cành trong giai đoạn chưa ra
hoa trái, thường mọc vào các mùa trong năm.
- Cành vượt: Là loại cành mọc thẳng lên bên trong tán cây, từ những cành chính
hay thân. Cành phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng láng, đôi khi có gai dài.
Loại cành nầy khi phát triển đã sử dụng nhiều chất dinh dưỡng của cây mà không có
ích lợi nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích tấn công. Do đó, khi cây còn non chưa có
hoa trái thì có thể giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thì nên cắt bỏ.

5.2.3 Lá

Lá gồm có phiến lá và cánh lá. Đối với các loài trồng thì bưởi có cánh lá to nhất,
kế đến là cam, chanh, cam Sành và quýt...Trên cùng một loài thì kích thước cánh lá
cũng thay đổi theo mùa. Một cây cam quýt khoẻ mạnh có thể có 150.000-200.000 lá
với tổng diện tích lá khoảng 200 m2.
Trên lá, khí khổng tập trung nhiều nhất ở mặt lưng, số lượng thay đổi tùy giống,
trung bình 400-500 khí khổng/mm2, kích thước khí khổng rất nhỏ 7 x 3 mm, thường
mở ra lúc 10 sáng đến 4 giờ chiều. Lá còn chứa các túi tinh dầu, hiện diện ở lớp mô
giậu. Ngoại trừ loài cam 3 lá (Poncirus trifoliata) rụng lá theo mùa, các loài còn lại có
lá sống từ một năm hay lâu hơn tùy điều kiện khí hậu và chăm sóc.

5.2.4 Hoa

Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá. Trong điều kiện tự
nhiên hoa thường mọc ra vào đầu mùa mưa hoặc trong kỹ thuật xiết nước kích thích ra
hoa. Cũng có loài sau mỗi đợt ra cành lá thì ra hoa, như ở chanh Ta (Citrus
aurantifolia). Ở ĐBSCL, hoa cam quýt mọc ở cành phát triển vào đầu và cuối mùa
mưa nên cho nhiều vụ trái trong năm.
Hoa cam quýt có dạng hình thuẩn tròn (Hình 5.2a), đỉnh hơi to hơn phía dưới,
đường kính rộng từ 2,5-4 cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Đài hoa dai không
rụng (Hình 5.2b), hình chén, có 3-5 lá đài. Hoa có 4-8 cánh (thường là 5), màu trắng,
dính liền vào nhau ở đáy. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nhô cao
hơn đầu nướm nhụy. Đầu nướm nhụy cái to. Bầu noãn có 8-15 ngăn dính liền nhau tại
một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0-6 tiểu noãn.
55

(a) (b)

Hình 5.2 Hoa cam quýt: (a) hoa hình thuẩn tròn (b) lá đài vẫn còn khi đã đậu trái non

Hầu hết các loài cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể thụ phấn chéo. Có
tác giả cho rằng ở quýt, sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất, mặc dù trái sẽ có nhiều
hột hơn. Ở loài bưởi Chùm (Citrus paradisi) thì nhị đực chín sớm hơn nên làm tăng
khả năng tự thụ. Ở các loài khác thì nhị đực và nhụy cái chín cùng một lúc và nướm có
thể nhận được phấn trong thời gian kéo dài 6-8 ngày. Các loại côn trùng như (ong,
bướm) cũng góp phần quan trọng vào việc thụ phấn nhờ hoa cam quýt màu trắng,
thơm, nhiều mật và hạt phấn dính. Ở một vài giống, hạt phấn không có sức sống như
bưởi Năm Roi, cam Washington Navel.

5.2.5 Trái

Trái cam quýt gồm có 3 phần: ngoại, trung và nội quả bì.
- Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái, gồm có biểu bì với lớp cutin dầy và
các khí khổng (Hình 5.3a). Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu
lục lạp nên có thể quang hợp được khi trái còn xanh. Trong giai đoạn chín, diệp lục tố
sẽ phân hủy, nhóm sắc tố màu Xanthophyll và Carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc
trái thay đổi từ xanh sang vàng hay cam. Màu sắc trái khi chín ở vùng khí hậu Á nhiệt
đới thường đẹp, tươi hơn ở vùng khí hậu Nhiệt đới (khi chín trái vẫn còn màu xanh
nhạt).
- Trung quả bì: Là phần phía trong kế ngoại quả bì, đây là một lớp gồm nhiều
tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt hay hồng nhạt như ở
bưởi. Các tế bào cấu tạo dài với những khoảng gian bào rộng, chứa nhiều đường bột,
vitamin C và pectin. Khi trái còn non hàm lượng pectin cao (20%) giữ vai trò quan
trọng trong việc hút nước cung cấp cho trái. Chiều dầy của phần trung quả bì thay đổi
theo giống, dầy nhất là chanh Yên, bưởi, kế đến là cam, chanh, quýt, hạnh.
- Nội quả bì: Gồm có các múi trái (Hình 5.3b) được bao quanh bởi vách mỏng
trong suốt. Bên trong vách múi có những sợi đa bào (hay còn gọi là con tép, lông mập),
phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một số khoảng trống
56

để hột phát triển. Như vậy nội quả bì cung cấp phần ăn được của trái với dịch nước có
chứa đường và acid (chủ yếu là acid citric).

(a) (b)

Hình 5.3 Trái bưởi: (a) ngoại quả bì, trung quả bì và nội quả bì, (b) múi bưởi

Thời gian chín của trái biến động từ 7-14 tháng kể từ khi thụ phấn. Đối với cam
Mật, thời gian nầy khoảng 7 tháng; cam Sành 9-10 tháng; quýt 9-10 tháng; bưởi, chanh
7-8 tháng... Tỷ lệ đậu trái cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, lượng
nước cung cấp, khí hậu, sâu bệnh... Bộ tán lá của cây cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu
trái, nếu mỗi trái được nuôi bởi một số lá thích hợp thì sẽ phát triển tốt hơn. Thí dụ:
bưởi cần khoảng 60 lá/trái, chanh khoảng 20 lá/trái, cam, quýt khoảng 50 lá/trái (trung
bình là 20-25 lá/trái)... Do đó, việc duy trì bộ tán lá khỏe, nhiều sẽ giúp trái đậu và phát
triển tốt.

5.2.6 Hột

Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hột trong trái và mỗi múi thay đổi
tùy giống. Ở quất (Fortunella), hột nhỏ nhất, kế đến chanh, quýt, cam, lớn nhất là bưởi
(Hình 5.4). Số lượng hột trong mỗi múi có từ 0-6 hột. Có loại cho nhiều hột như bưởi,
có thể có từ 80-100 hột mỗi trái. Có giống hoàn toàn không hột như bưởi Năm Roi,
bưởi Da Xanh, cam Washington Navel, cam Mật Ôn Châu, các giống chanh tam bội.
Ngoại trừ bưởi có hột đơn phôi, hầu hết các loài cam quýt đều có hột đa phôi
(tức có nhiều cây con mọc ra từ mỗi hột). Phôi hữu tính hình thành từ giao tử do sự thụ
tinh của tế bào trứng. Có khoảng 6 hay hơn phôi vô tính phát triển từ tế bào sinh dưỡng
của phôi tâm và vì vậy cây sẽ mang đặc điểm di truyền của cây mẹ. Cây mọc ra từ phôi
hữu tính thường thiếu sức sống, dễ chết và thường bị lấn áp bởi phôi vô tính. Ở cam
quýt, sự thụ phấn cần thiết cho sự phát triển của phôi vô tính.
57

Hình 5.4 Kích thước hột bưởi, cam, quýt và chanh

5.3 Khí hậu và đất đai

5.3.1 Khí hậu

Cam quýt thường được trồng trải dài từ 45 vĩ độ Nam đến 35 vĩ độ Bắc, phần
lớn các loài cam quýt hàng hóa được trồng trong các vùng khí hậu Á nhiệt đới có độ
cao dưới mực nước biển là 760 m. Ở xích đạo, cam quýt không thể phát triển tốt ở độ
cao trên 2000 m. Khí hậu ôn hòa kết hợp với đất đai màu mỡ, thoát thủy tốt cây phát
triển mạnh mẽ và có tuổi thọ cao.

* Nhiệt độ

Cam quýt có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 13-38oC,
thích hợp nhất là từ 23-29oC. Dưới 13oC và trên 42oC thì sự sinh trưởng ngừng lại,
dưới -5oC thì chết. Tổng tích ôn trung bình hằng năm cần cho cam là 2.600-3.400oC,
cho bưởi là 6.0000C (tính từ 120C trở lên làm khởi điểm và nhiệt độ bình quân hằng
năm lớn hơn 150C). Tổng tích ôn có ảnh hưởng đến thời gian chín của trái. Ở vùng
nhiệt đới, tổng tích ôn cần thiết cho cam quýt đạt sớm hơn nhiều nên từ thời gian ra
hoa đến trái chín ngắn hơn vùng Á nhiệt đới.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát triển của trái.
Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng cất giữ kém và
màu sắc trái chín không đẹp (ở nhiệt độ thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn). Ở miền
Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín vỏ trái thường
còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng.
Ngoài ra, nhiệt độ còn tác động đến môi trường rễ, khoảng 25, 26oC là nhiệt độ tối hảo
để rễ cây hút chất đạm tốt nhất.
58

* Ánh sáng

Cam quýt là loại cây không thích ánh sáng trực xạ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
cường độ ánh sáng thích hợp khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng
khoảng 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong ngày mùa hè). Cường độ ánh sáng quá cao
có thể làm nám trái (dễ thấy trên trái cam Sành), mất nước nhiều, sinh trưởng kém dẫn
đến tuổi thọ ngắn. Trong họ cam quýt thì bưởi tương đối chịu đựng được lượng ánh
sáng cao, kế đến là cam. Cam Sành và quýt thì thích lượng ánh sáng vừa phải. Do đó,
việc trồng xen tạo điều kiện có bóng râm sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Có thể tạo
điều kiện ánh sáng vừa phải cho cam quýt ở ĐBSCL bằng việc trồng dầy hợp lý, như
trồng dầy trên hàng nhưng thưa giữa các hàng và có thể bố trí líp trồng theo hướng
Đông-Tây để tránh bớt ánh sáng trực xạ. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về sự đáp
ứng của cây với quang kỳ.

* Vũ lượng và ẩm độ không khí

Vũ lượng hằng năm cần cho cam quýt ít nhất là 875 mm trong trường hợp
không tưới. Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp hằng năm cho cam là từ
1.000-1.400 mm và phân phối đều. Quýt, chanh có yêu cầu vũ lượng lớn hơn từ 1.500-
2.000 mm/năm. Nói chung, cam quýt không thích hợp với khí hậu nhiệt đới quá ẩm và
ẩm độ không khí quá cao (làm tăng sự xuất hiện của sâu bệnh). Yêu cầu ẩm độ không
khí khoảng 75%.

* Gió

Phần lớn các loài cam quýt có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian ngắn,
mức độ chống chịu theo thứ tự sau: Chanh Yên, chanh Ta, chanh Tây, bưởi, cam Ngọt,
cam Chua, quýt, quất (Fortunella) và cam Ba Lá (Poncirus trifoliata). Gió nhẹ với vận
tốc khoảng 5-10 km/giờ, có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong mùa hè, cây được
thoáng mát, giảm sâu bệnh. Khi lập vườn cũng cần lưu ý hướng gió có hại (như hướng
gió Tây Nam ở ĐBSCL) để bố trí trồng cây chắn gió, giúp điều hòa được không khí
trong vườn, giảm đổ ngã, cây thụ phấn tốt trong mùa hoa nở.

5.3.2 Nước

Cây cam quýt rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước, cam Mật bị chết toàn bộ
sau 18 ngày ngập nước (Bảng 5.2). Ở vùng đất thấp, mực thuỷ cấp cao nếu không thoát
nước kịp trong mùa mưa sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng úa và cây chết. Trong kỹ
thuật trồng cam quýt, việc cung cấp nước có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa của
cây. Vào mùa khô hạn nếu cây nhận được nhiều nước sẽ ra hoa ngay, thực tiển cho
thấy ở các vườn cam quýt ở ĐBSCL, thường nông dân ít tưới cho cây trong mùa khô
mà chỉ cung cấp nước khi nào muốn cho cây ra hoa tập trung, điều nầy có ảnh hưởng
xấu đến sự sinh trưởng của cây, nhất là ở những vùng đất cao. Nếu áp dụng kỹ thuật
59

tưới nước đúng lúc, có thể rải vụ trong năm. Do đó, cần có biện pháp giữ ẩm ở mặt líp
để hạn chế bớt tác hại của việc thiếu nước và rễ mọc sâu dần tìm nước.

Bảng 5.2 Mức độ sống sót của một số loài cam quýt sau thời gian ngập
nước trong giai đoạn cây con (Lê Văn Hòa và ctv., 2000)

STT Giống Từ khi ngập Từ khi ngập Từ khi thối rễ


đến thối rễ đến cây chết đến cây chết
(ngày) (ngày) (ngày)
1 Cam 3 lá (Flying Dragon) 63 74 11
2 Volckameriana 46 58 12
3 Cam Citrange Carrizo 43 59 16
4 Cam Sen 40 50 10
5 Sảnh 28 41 13
6 Cam Chua 24 34 10
7 Quýt Ta 22 29 7
8 Cam Soàn 19 26 7
9 Cam Mật 11 18 7

Cần lưu ý đến phẩm chất nước tưới. Không dùng nước phèn, mặn để tưới cho
cam quýt. Lượng muối trong nước tưới phải dưới 1,5 g NaCl/l nước và lượng Mg
không quá 0,3 g/l nước. Chanh và bưởi có thể chịu đựng tương đối với lượng muối cao
trong nước tưới hơn.

5.3.3 Đất

Điều kiện tiên quyết khi chọn đất canh tác cây cam quýt đòi hỏi có tầng canh tác
dầy, pH phù hợp, thoát thủy tốt vì cam quýt có bộ rễ ăn cạn gần lớp đất mặt và yếu. Tốt
nhất là đất thịt pha, mầu mỡ, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất.
Không nên trồng cam quýt trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác
mỏng, mực thủy cấp cao; tầng canh tác phải dầy ít nhất 0,5 m. Riêng ở ĐBSCL, nhà
vườn thường chọn vùng đất phù sa cao ven sông lớn, lên líp kết hợp đê bao đã tạo được
tầng đất canh tác dầy trên dưới 1m, thoát nước tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ
cam quýt phát triển. Độ pH tốt cho cam quýt nằm trong khoảng 4-8, tốt nhất là từ 5,5-
6,5. Đặc biệt cây mẫn cảm xấu với muối B, muối Carbonate và NaCl.

5.3.4 Chất dinh dưỡng

Cây cam quýt cần hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm. Nhất là ở thời kỳ nở hoa
và khi cây ra đọt non cây cần được cung cấp nhiều dưỡng chất. Hàm lượng dưỡng chất
60

thích hợp, có trong lá 4-10 tháng tuổi được lấy ở cành mang trái, được trình bày trong
Bảng 5.3.

Bảng 5.3 Hàm lượng dưỡng chất thích hợp có trong lá 4-10 tháng tuổi

STT Dưỡng chất Hàm lượng


(% chất khô) (ppm chất khô)
1 N 2,2–2,7 -
2 P 0,12–0,8 -
3 K 1,0–1,7 -
4 Ca 3,0–6,0 -
5 Mg 0,3–0,6 -
6 S 0,2–0,3 -
7 Na 0,01–0,15 -
8 B - 50–200
9 Cu - 5,1–15
10 Fe - 60–150
11 Mn - 25–100
12 Mo - 0,1–3
13 Zn - 25–100

* Chất đạm

Trong quá trình phát triển, cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng là điều tối cần
cho cây cam quýt, mà lượng đạm đòi hỏi tương đối lớn đóng vai trò quyết định đến
năng suất và phẩm chất trái. Các thí nghiệm đã chứng tỏ có sự tương quan nhất định
giữa đạm và năng suất. Thí nghiệm trên cam Washington Navel ở vùng Riverside
(California) cho thấy, ở mức độ bón khoảng 2 kg urea/cây trong năm đã thu được năng
suất khoảng 88 kg/cây (khoảng 490 trái/cây). Bón 400 kg N/ha (khoảng 869,5 kg
urea/ha) thì giữa đạm và năng suất có mối tương quan rõ rệt.
Triệu chứng thiếu đạm điển hình là lá có màu xanh vàng nhạt, chồi không mọc
ra dài và cành con có triệu chứng chết khô. Những cây bị thiếu đạm có trái nhỏ, nhạt
màu, vỏ trái nhẵn, mỏng, dai, trái bị chín ép. Cần tránh thừa đạm vì có ảnh hưởng xấu
đến phẩm chất, ngoại hình của cây. Tuy nhiên, cam quýt vẫn chịu được lượng đạm
tương đối lớn, nếu được bón cân đối với lân, kali, Mg và các nguyên tố vi lượng khác.

* Chất lân

Cây bị thiếu lân thì tốc độ sinh trưởng giảm, lá mỏng, màu xanh tối, nhỏ hơn
bình thường và có thể rụng sớm, những lá già hơn ngả màu hồng. Cây ít lớn thêm và
năng suất giảm. Trái có thể rụng nhiều trước khi chín, trái nhỏ rất chua, vỏ dầy, thô và
61

thường rổng ruột, phẩm chất kém. Lân có tác dụng giúp tán lá sinh trưởng tốt, cải thiện
màu sắc lá, tăng số lượng cành mang trái, cải thiện phẩm chất trái và tăng tỷ lệ trái tốt.
Những cây còn non có bộ rễ phát triển ít, cần được bón một lượng lớn phân lân
dễ tiêu. Cần tránh hiện tượng thừa lân, vì lân có thể làm giảm mức dễ tiêu của kẽm và
đồng, có thể gây ra sự thiếu hụt hai nguyên tố này, đặc biệt là trên đất nhẹ. Tuy nhiên,
bón lân hình như thúc đẩy sự hấp thu Mangan, có lẽ thông qua việc hình thành những
Phosphat mangan dễ tan hơn. Một ảnh hưởng khác của việc thừa lân là việc sử dụng
đạm bị mất cân đối.

* Chất Kali

Nhu cầu Kali cao nhất vào lúc cây ra trái và trái lớn. Cần bón kali với số lượng
đủ, nhằm bảo đảm cho quả phát triển tối ưu, đạt năng suất và chất lượng cao, vỏ trái
dầy thích hợp cho việc chuyển vận đi xa. Nếu bón không đủ lượng Kali, trái nhỏ, ảnh
hưởng đến năng suất. Cần tránh hiện tượng thừa Kali vì nó có ảnh hưởng đến sự hấp
thu Calcium và Magnesium, thiếu hai nguyên tố này, sẽ ảnh hưởng xấu đến phẩm chất
trái.
Không có triệu chứng riêng nào được coi là đặc thù của hiện tượng thiếu kali.
Tổng hợp nhiều triệu chứng khác nhau mới có thể cho biết cây có thiếu Kali hay
không. Những triệu chứng thiếu Kali quan trọng nhất là lá bị quăn nhỏ, trở nên dai, mất
diệp lục, rụng hàng loạt sau khi ra hoa, chồi non bị thui, quả nhỏ, tỷ lệ Kali trong lá
thấp, đồng thời tỷ lệ Calcium và Magnesium tương đối cao. Việc cung cấp Kali vào
giai đoạn sắp thu hoạch còn giúp trái chín nhanh và màu sắc đẹp hơn.

* Chất calcium

Trong cây, Calcium có tác động như một chất giải độc, trung hòa hoặc kết tủa
một vài acid hữu cơ vốn bị tăng do hoạt động trao đổi chất trong cây. Thí dụ: acid
Oxalic bị calcium kết tủa, do đó chống được việc hình thành ion Oxalate hòa tan gây
độc. Tác dụng tương tự đối với các nguyên tố baze khác như Natri, Kali và
Magnesium.
Calcium có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng của rễ cây và triệu
chứng đầu tiên của tình trạng thiếu Calcium nghiêm trọng là bộ rễ bị hư. Sau khi rễ cây
bị hại do thiếu calcium, phần trên mặt đất của cây có thể có rất nhiều triệu chứng
không đặc thù giống như úa vàng vì thiếu sắt hay thiếu Mangan, bị độc vì muối... Do
đó việc sử dụng vôi để bón cho các vườn cam ở ĐBSCL cũng cần lưu ý, nhất là trên
những chân đất có nhiễm phèn.

* Chất magnesium

Ở những loại đất có tỷ lệ Mg thấp, hoặc những đất có tỷ lệ kali cao hoặc bón
thừa kali gây nên hiện tượng thiếu Mg do kali. Triệu chứng đầu tiên biểu hiện là có
những đám màu vàng rời rạc ở cả hai bên gân chính, trên những lá trưởng thành trong
62

mùa mưa. Những đám màu vàng ngày càng lớn và hợp lại với nhau, chỉ còn ở phần
cuống lá và đôi khi ở gần ngọn lá còn xanh (ở gần cuống lá có một phần màu xanh
hình chữ V ngược), cuối cùng toàn bộ lá có thể bị ngả vàng. Triệu chứng thiếu Mg có
thể chỉ xuất hiện trên một cành lớn hoặc một phần cây, trong khi phần cây còn lại có
thể vẫn bình thường và triệu chứng nầy có thể biến mất khi lá rụng và trên cây chỉ còn
lại những lá non hơn, không có triệu chứng đó. Thiếu Mg cây rụng trái nhiều, chịu lạnh
kém, bộ rễ mọc kém, năng suất thấp, cây ra quả cách năm rõ rệt. Bưởi Chùm (Citrus
paradisi) hình như mẫm cảm với việc thiếu Mg hơn các loài cam quýt khác.
Khi lượng Mg trong đất và trong lá đều thấp mà lượng calcium và kali lại tối
thích nên bón Mg vào đất hoặc lên lá. Trường hợp trong đất và trong lá thừa kali thì
tạm thời ngừng hoặc giảm bón Kali có thể là cách tốt nhất để tăng Mg trong lá. Khi
triệu chứng thiếu Mg kèm theo tỷ lệ calcium trong lá và trong đất cao thì khó khắc
phục được việc thiếu Mg. Để khắc phục tình trạng thiếu Mg cần tăng cường bón đạm.
Ở đất chua có thể dùng đá Dolomite để cung cấp Mg cho cây, còn ở đất ít chua thì có
thể dùng MgSO4 hay Mg (NO3)2 nồng độ 1% và phun lên lá..

* Chất kẽm

Trong trường hợp thiếu kẽm, lá bị úa vàng kèm theo những sọc xanh không đều
đặn dọc theo gân chính và các gân phụ. Cành non có lóng ngắn lại, lá nhỏ nhọn, mọc
dựng đứng và có chiều hướng chết khô từ ngọn xuống. Trái nhỏ, mất màu, vỏ mềm
không có mùi vị và hình dạng trái không bình thường, năng suất thường bị giảm. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng việc bón vôi hay lân trong nhiều năm đã gây ra hiện tượng
thiếu kẽm, tình trạng tương tự khi bón nhiều đạm kéo dài, tuy nhiên nếu vẫn duy trì
việc phun kẽm hàng năm thì không thấy ảnh hưởng xấu của việc bón đạm và lân đến tỷ
lệ kẽm trong lá.
Bệnh thiếu kẽm là một bệnh rất phổ biến ở vùng trồng cam quýt, có lẽ một phần
do rễ cam quýt hút kẽm yếu. Có thể khắc phục bằng cách phun ZnSO4 0,5% kết hợp
với CaO 0,5% hoặc phun Oxide kẽm 0,2% lên lá.

* Chất đồng

Triệu chứng thiếu đồng thường thể hiện ở trái nhiều hơn là ở lá và cành non. Ở
trái, triệu chứng thiếu đồng thể hiện qua những vết nứt sùi gôm màu sẫm, có thể thành
những mảng hình thù không đều đặn và ngả màu đen khi quả chín. Hiện tượng nầy
xuất hiện ở cam nhiều hơn là ở bưởi Chùm và quýt. Ở lá, có biểu hiện là lá lớn, màu
lục sẫm ở mép lá không đều. Cành non có hình cong như chữ S, có đùn ra nhiều đám
gôm giữa vỏ và gỗ, đôi khi cành bị chết. Những cây thiếu đồng thường nhỏ hơn bình
thường. Trái có hình dạng không đều và có gôm màu đen khi trái già, ruột trái thường
khô, ít nước, chua. Ở trục giữa của múi có gôm, vỏ trái nứt nẻ và rụng sớm. Năng suất
giảm nhiều.
Hiện tượng thiếu đồng có thể xuất hiện trên đất than bùn và đất chua nghèo dinh
dưỡng. Việc bón nhiều vôi và lân liên tục cũng gây ra hiện tượng thiếu đồng. Người ta
63

không cần phải bón đồng cho các loại đất đã có khoảng 55 kg CuO/ha trong 15 cm đất
mặt. Việc cung cấp đồng tốt nhất là phun lên lá bằng CuSO4 0,5% kết hợp với CaO
0,5% .

* Chất sắt

Ở nhiều vùng trồng cam quýt người ta đã nói đến hiện tượng úa vàng do thiếu
sắt. Những triệu chứng chính là một mạng lưới rất mảnh những gân xanh trên nền nhạt
màu hơn nhiều, thường xuất hiện trước ở những lá đọt, lá thường mỏng hơn bình
thường. Đặc biệt ở cam khi bị thiếu sắt nặng, tất cả lá trên cây ngả vàng, có thể bị trắng
toàn bộ rồi mới có những đám úa vàng. Ở giai đoạn nầy thì chẳng bao lâu lá sẽ bị rụng,
cây ít trái, trái nhỏ, cứng. Hiện tượng thiếu sắt là một trong những vấn đề nghiêm trọng
nhưng việc giải quyết chưa thỏa đáng. Ở những đất giàu calcium và pH cao thường hay
có hiện tượng thiếu sắt ở dạng dễ tiêu, cũng thấy hiện tượng nầy ở đất cát chua nghèo
dinh dưỡng. Có thể là đất thực sự thiếu sắt, nhưng thường là sắt khó tiêu do pH đất cao,
hoặc do ảnh hưởng đối kháng của việc thừa đồng trong đất.
Thừa kẽm và Mangan và nhất là đồng có ảnh hưởng đến thiếu sắt. Lân và kali
cao cũng gây ra tình trạng tương tự. Những điều kiện có hại cho bộ rễ như úng, mặn,
nhiệt độ đất thấp, bị tuyến trùng rễ... đều làm cho tình trạng thiếu thêm trầm trọng.
Trên những chân đất chua, người ta đã đề nghị dùng Fe Chelate Ethylendiamin
tetraacetic acid (chelate Fe-EDTA) bón cho cây bị úa vàng vì sắt, mỗi cây khoảng 10-
20 g, có thể bón riêng hoặc trộn với phân bón. Phản ứng thực hiện rất nhanh và thường
những cây bị úa vàng sẽ xanh lại sau 6 tuần kể từ khi dùng Chelate. Nếu cây đang ra
trái thì nên dùng Chelate dạng nước vì dạng bột dính vào trái sẽ làm trái bị cháy.
Thường một lần xử lý có tác dụng 1-2 năm. Nơi đất có pH trên 7, chelate Fe-EDTA dễ
bị thủy phân và sắt bị kết tủa thành hydroxide Fe. Vì vậy, phải dùng những dạng
chelate Fe khác, đắt tiền hơn (như Fe-EDTA-OH hoặc Fe-EDDHA). Việc phủ bồi đất
bằng chất hữu cơ và bón những loại phân có gốc chua để có nhiều sắt tham gia vào
dung dịch đất có thể giúp giảm được rối loạn về sắt.

* Chất mangan

Triệu chứng thiếu Mangan phần nào giống triệu chứng thiếu Mg và kẽm, nhưng
không ảnh hưởng đến kích thước của lá như ở 2 trường hợp trên, thể hiện ở lá non là
các gân xanh nổi rõ trên một nền xanh nhạt hơn. Trong trường hợp cây bị thiếu Mn
nghiêm trọng thì lá từ màu xanh nhạt chuyển thành màu xám đến màu đồng nhạt, lá
non không có vẻ bóng bình thường, sẽ bị rụng sớm. Một triệu chứng khác cũng cho là
thiếu mangan khi phiến lá có đốm nâu, giữa gân lá có những chấm nhạt màu. Hiện
tượng thiếu Mangan thường xuất hiện ở những đất kiềm, đất bón quá nhiều vôi, vì pH
đất cao làm cho Mangan trở thành khó tiêu. Ở những chân đất rất chua lại có thể thấy
dư thừa Mangan, có thể làm cản trở sự hấp thu các nguyên tố khác và gây độc cho cây.
Người ta dùng MnSO4 0,5% kết hợp với CaO 0,25% bón hay phun lên lá, để cung cấp
Mangan cho cây.
64

* Chất boron

Hiện tượng thiếu boron thường thấy ở đất chua lẫn đất kiềm, đôi khi xuất hiện
sau một thời gian hạn dài. Người ta có thể dùng boron bón vào đất hay phun lên lá
(dung dịch 0,1%). Mặt khác tỉ lệ boron trong nước tưới vượt quá 0,5 ppm là độc đối
với cam quýt. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở các lá non, lá có màu xanh nâu tối,
xoắn lại, nhăn nheo, gân lá dầy lên, nứt nẻ, rụng sớm. Thân sùi gôm và thường bị chết
khô từng mảng hình dạng không đều, cành non có dạng chổi, bị khô. Quả thường nhỏ
và cứng có gân màu nâu ở ruột, vỏ trái dầy đôi khi bị nứt nẻ và có lớp nhầy.

* Chất molipden

Đốm vàng là đặc điểm của hiện tượng thiếu Molipden ở cam quýt. Giữa gân lá
xuất hiện những đốm lớn, tròn hoặc hình trứng, màu vàng sáng... Sau đó ở mặt dưới lá
chỗ đốm vàng hóa nâu và có nhựa, cây bị rụng lá nhiều, trên trái có những đốm chết
khô tương tự như những vết cháy nắng.
Sự xuất hiện của bệnh đốm vàng thường có liên quan đến đất chua. Muốn trị
bệnh này phải điều chỉnh pH đất từ 5,5 đến 6,5 và duy trì ở mức đó. Có thể phun Natri
Molypdate với nồng độ 0,0075-0,015% lên lá để trị triệu chứng đốm vàng từ nhẹ đến
khá nặng.

5.4 Kỹ thuật canh tác

5.4.1 Chuẩn bị đất trồng

Ở ĐBSCL, các vườn cam quýt thường được xây dựng trên đất phù sa ven sông,
nơi đây cây trồng phát triển tốt vì đa số vùng nầy có nước ngọt quanh năm. Nhưng
phần lớn có thể bị ngập nước hằng năm vào các tháng 9-10 dl, mặt khác đất có mực
thuỷ cấp cao, do đó khi lập vườn cần phải đào mương lên líp để nâng cao độ dầy tầng
đất canh tác, hạ thấp tầng phèn, hạ thấp mực thủy cấp trong đất, tránh ngập trong mùa
mưa. Mương vườn dùng để dẫn nước tưới, rửa phèn, vận chuyển khi chăm sóc, thu
hoạch và nuôi thuỷ sản,.... Đối với những địa hình đặc thù khác như vùng đồi núi của
tỉnh An Giang thì việc thiết kế có khác là không phải đào mương lên líp nhưng cần
phải có biện pháp chống xói mòn đất.

5.4.2 Kích thước mương líp

Tùy theo địa hình mà ta quyết định kích thước mương líp trồng cây cam quýt
cho phù hợp. Thiết kế mặt líp rộng từ 6-8 mét (trung bình 7 mét) thích hợp cho cách bố
trí trồng 2 hàng, nếu chiều rộng mặt líp quá hẹp, hạn chế sự phát triển bộ rễ cam, còn
líp quá rộng dễ bị úng nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa nắng. Trường hợp
đất thoát nước kém cần làm mương phèn theo chiều ngang của líp (rộng 30-50 cm, sâu
30-50 cm) để tiêu nước nhanh hơn. Chiều cao líp tùy thuộc vào địa hình của đất cao
65

hay thấp, điều chú ý nên bảo đảm mặt líp cách mặt nước cao nhất trong năm từ 30 cm
trở lên, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho bộ rễ phát triển, hạn chế mực thủy cấp
cao trong điều kiện đất đai ở ĐBSCL.
Kích thước mương vườn thay đổi theo kích thước líp, độ cao của đất, thường
rộng trung bình khoảng 1/2 chiều rộng líp (3-4 mét), sâu khoảng 1-1,2 mét. Khi đào
mương không được đưa phèn hay tầng sinh phèn lên làm lớp đất mặt líp.

5.4.3 Nhân giống

* Chiết nhánh

Cam, quýt, chanh, bưởi đều dễ dàng ra rễ khi áp dụng phương pháp chiết nhánh
bó bầu. Sau khi chiết khoảng 45-60 ngày thấy rễ trong bầu chiết có màu ngà, có rễ cấp
2 ra thì có thể cắt nhánh đem trồng.
Một cách chiết khác có thể áp dụng là gieo hột đến khi cây con được 1-2 năm
tuổi thì chiết (bó bầu) ngang thân gần gốc, khi ra rễ thì cắt đem trồng, phương pháp nầy
có thể hạn chế được rễ mọc sâu, tránh ảnh hưởng của mực thuỷ cấp hoặc trồng được
cây con đã quá lớn không tiện bứng.

* Tháp

- Loại gốc tháp

Hiện nay, ở một số nước, có một số gốc tháp thường được sử dụng cho cam
quýt thương phẩm với mục đích giúp cây tháp sinh trưởng khỏe, kháng các bệnh quan
trọng, cho năng suất cao, phẩm chất trái tốt, ... Cây dùng làm gốc tháp gồm có:

+ Chanh Sần (Rough lemon). Giống nầy thuộc loài Citrus jambhiri
Tanaka, dùng để làm gốc tháp vì khả năng chống chịu khá đối với bệnh tristeza và
bệnh Exocortis (do virus). Mẫn cảm với bệnh thối rễ, tuyến trùng. Cây phát triển to
rộng, trồng tốt trên đất pha cát, chịu đựng khô hạn. Cây tháp cho năng suất cao nhưng
phẩm chất trái xấu, không chịu được ngập, không thích hợp cho cây quýt.

+ Cam Ngọt (Sweet orange). Chịu đựng khá đối với bệnh tristeza và
bệnh Exocortis nhưng lại mẫn cảm với bệnh thối rễ và tuyến trùng. Hệ thống rễ mọc
sâu trung bình. Cây phát triển to rộng trên đất thoát nước tốt, sự chịu đựng khô hạn
kém, không chịu ngập, cho năng suất cao và phẩm chất trái tốt.

+ Cam Ba Lá Chét (Poncirus trifoliata). Trồng được trên nhiều loại đất,
nhất là đất thịt, không thích hợp ở những vùng đất có vôi. Cây có kích thước nhỏ, rễ
mọc cạn nhưng phát triển rất nhiều rễ lông. Cây kháng được bệnh thối rễ do nấm
Phytophthora citrophthora, bệnh Tristeza và có thể kháng tuyến trùng, tuy nhiên rất
66

mẫn cảm đối với bệnh Exocortis. Chịu đựng khô hạn kém, nhưng cây cho nhiều trái và
phẩm chất trái rất tốt. Không tiếp hợp được với chanh Eureka.

+ Troyer và Carrizo Citrange. Trồng được trên nhiều loại đất, ngoại trừ
đất nhiều vôi. Rễ mọc sâu trung bình, hệ thống rễ nhánh và rễ lông kém phát triển ở
giai đoạn cây tơ. Cây có kích thước từ trung bình đến to cho năng suất cao và phẩm
chất trái tốt. Cây không tiếp hợp được với chanh Eureka, rất dễ bị thiếu các nguyên tố
vi lượng nhất là trên đất có vôi. Cây kháng được bệnh thối rễ Phytophthora và tỏ ra
chịu đựng khá đối với bệnh Tristeza nhưng lại mẫn cảm đối với bệnh Exocortis.

+ Swingle citrumelo. Không thích hợp trên đất có vôi và đất nặng, khả
năng chịu mặn trung bình. Kích thước cây trung bình, cho năng suất cao và phẩm chất
trái tốt. Không tiếp hợp được với chanh Eureka. Cây kháng được bệnh thối rễ
Phytophthora, chịu đựng khá đối với bệnh Tristeza, Exocortis và tuyến trùng.
Ngoài ra, một số loài khác cũng có thể dùng làm gốc tháp với mức độ khả năng
chống chịu bệnh được biểu hiện ở Bảng 5.4.

Bảng 5.4 Khả năng chống chịu bệnh Tristeza, Psorosis, Exocortis, Xyloporosis và
Phytophthora của các loại gốc tháp

Loại gốc tháp Tristeza Psorosis Exocortis Xyloporosis Phytophthora


(Virus) (Virus) (Virus) (Virus)
1.Citrus ++ - - +++ +
macrophylla
2.Citrus - - - - ++
volkameriana
3.Quýt Cleopatra - - - - ++
4.Milam - - - - ++
5.Chanh Rangpur - - ++ + ++
6.Cam Chua +++ - - - +
Ghi chú: (+): mẫn cảm ít; (++): mẫn cảm trung bình; (+++): rất mẫn cảm
(-): chống chịu; (--): chống chịu khá

- Ươm gốc tháp

Chọn trái to, vừa chín, mọc ngoài trảng, không sâu bệnh. Chọn hột no tròn,
ngâm trong nước cam vắt 2-3 ngày để giúp hột dễ mọc mầm. Vớt hột, phơi trong mát
vài ngày đến khi hột xăn lại, sau đó ngâm hột ướt đều và đem gieo. Trước khi ngâm
hột vào nước cam vắt thì ngâm hột vào nước nóng khoảng 470C trong 10 phút để giết
các bào tử nấm Phytophthora spp. bám ở vỏ hột.
67

Hột nẩy mầm nhanh trong khoảng 10 ngày ở nhiệt độ từ 26-320C. Khoảng 20-30
ngày sau khi gieo, cây được 4-5 lá, đem cấy ra líp với khoảng cách 15-20 cm. Làm
giàn che mưa, nắng. Có thể tưới phân hổn hợp NPK mỗi tháng 1 lần (pha 15-20 g/10
lít).
Cây làm gốc tháp phải có tuổi từ 12 tháng trở lên, khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Nên chọn cây có lá già để tháp, nếu có đọt non thì tỉa bỏ và chờ 7-10 ngày sau mới tiến
hành tháp. Gốc tháp tốt khi mở miệng tháp dễ, không bị dính da.
Để tồn trữ hột cam quýt, nên đựng hột trong bọc nylon may kín miệng, đặt ở nơi
có nhiệt độ từ 6-10 độ C, có thể giữ được 6-8 tháng.

- Chuẩn bị mầm tháp

Chọn nhánh mang mầm tháp từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh (nhất là
bệnh Greening), đã cho trái tốt, năng suất ổn định. Chọn nhánh mọc ngoài trảng, vỏ có
màu xám, dễ tróc, đường kính nhánh tương đương với gốc tháp. Để dễ lấy mầm và
mầm tháp dễ phát triển sau khi tháp, có thể khoanh vỏ nhánh (giống như chiết nhưng
không bó bầu) trước khi tháp 7-10 ngày. Nếu chưa tháp kịp thì giữ nhánh trong điều
kiện mát, ẩm.

- Cách tháp

Dùng phương pháp tháp hình chữ U hay tháp xương (Hình 5.5). Tháp xương có
lợi là gốc tháp chỉ cần khoảng 6 tháng tuổi, và lấy được nhiều mầm tháp trên cành hơn.
Khi tháp xong ngưng tưới nước một ngày, sau đó tưới bình thường. Khoảng 7-10 ngày
sau tháo dây kiểm tra, nếu tháp dính thì buộc dây lại, 10-15 ngày sau tiến hành cắt vỏ
đậy miệng tháp và đọt của gốc tháp, chỗ cắt đọt cách miệng tháp 1,0-1,5 cm về phiá
đối diện, dùng kéo xén tỉa mầm mọc ở dưới mắt tháp để mắt tháp được nuôi dưỡng đầy
đủ. Nếu mắt tháp có hai, ba mầm, cần tỉa bỏ những mầm yếu, chỉ để lại duy nhất một
mầm khoẻ mà thôi. Khoảng 3-4 tháng sau thì đem trồng.

(a) (b)

Hình 5.5 Ghép xương: (a) Gốc tháp và mầm tháp, (c) mầm tháp mọc nhánh non
68

5.4.4 Kỹ thuật trồng

* Thời vụ

Ở ĐBSCL, có thể trồng vào đầu hay cuối mùa mưa. Trồng ở cuối mùa mưa và
cung cấp đầy đủ nước vào mùa nắng tiếp theo sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

* Chuẩn bị mô

Khi trồng cây cam quýt ở những vùng đất có mực thuỷ cấp cao như ở ĐBSCL
cần thiết phải áp dụng phương pháp đắp mô, dùng các loại đất vườn cũ, đất mặt ruộng
(0-15 cm) hay đất bãi bồi ven sông phơi khô,... để đắp mô. Mô có dạng hình tròn,
đường kính khoảng 0,6-0,8 m, cao từ 0,3-0,5 m tùy địa hình. Đất đắp mô có thể trộn
với tro trấu và phân chuồng hoai mục.

* Chuẩn bị cây con

Chọn cây con có bộ rễ phát triển tốt, khỏe, rễ tơ màu vàng sáng và phân bố đều.
Thân cành phân bố có dáng đồng đều, lá màu xanh bóng láng, không sâu bệnh. Cây
con được nhân giống bằng phương pháp chiết, tháp không mang mầm bệnh nguy hiểm
từ cây mẹ như bệnh Greening, Tristeza... Cây con cần được giâm trong vườn ươm
trước để chọn lựa những cây phát triển tốt đem trồng. Thời gian chăm sóc trong vườn
ươm tùy tình hình sinh trưởng của cây con.

* Cách đặt cây con

Đào hố nhỏ ở giữa mô vừa với kích thước bầu cây con, đặt mặt của bầu bằng
mặt mô, lấp đất vừa quá mặt bầu. Đối với cây rễ trần thì phải sửa lại cho hệ thống rễ
phân bố đều, tránh ép về 1 phía (nhất là phía mương vườn, để tránh ảnh hưởng của
nước sau nầy). Sau khi đặt cây, ém đất lại chung quanh gốc, cắm cọc buộc giữ cho cây
không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước.
Đối với nhánh chiết, có thể đặt thẳng hay xiên tùy theo hình dạng của nhánh.
Nếu nhánh có cành bên phân bố đều (khoảng 3-4 cành) thì nên đặt thẳng để cây tạo tán
bình thường. Trường hợp nhánh chiết có ít cành bên thì có thể đặt xiên để kích thích
các cành bên trên nhánh mọc ra, sau đó có thể cắt bỏ đọt cành chính để cây tạo tán
thẳng bình thường.

* Khoảng cách và kiểu trồng

Tùy thuộc vào giống, đất đai, kỹ thuật canh tác, phương pháp nhân giống. Các
loại khoảng cách trồng thích hợp được đề nghị như sau:
- Cam Mật, cam Dây, các loại quýt, chanh :4x4m
- Cam Sành :3x3m
69

- Bưởi :6x6m
Một trong những yếu tố hạn chế năng suất của cam quýt ở vùng ĐBSCL là mật
độ trồng quá dầy, ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn cây cho trái
ổn định (từ năm thứ 5 sau khi trồng trở đi) các tán cây giao nhau, cạnh tranh ánh sáng,
làm cành mang trái không phát triển được ở nơi giao tán. Ngoài ra, việc trồng dầy tạo
điều kiện cho sâu bệnh phát sinh nhiều, có thể trồng dầy trong giai đoạn đầu (khoảng
4-5 năm) với khoảng cách dầy trên hàng, thưa giữa các hàng (2 x 4 m đối với cam), sau
đó khi cây giao tán thì đốn bớt để tạo khoảng cách thích hợp, giúp cây phát triển tốt
hơn. Cần kết hợp giữa khoảng cách trồng với kiểu trồng:
- Kiểu hình vuông và chữ nhật: là kiểu trồng phổ biến, trên líp trồng 2 hàng theo
dạng hình vuông hay hình chữ nhật, kiểu trồng này dễ dàng áp dụng cơ giới hoá
và chăm sóc;
- Kiểu nanh sấu: líp được trồng 2 hàng so le, kiểu trồng này thích hợp cho trồng
dầy;
- Kiểu chữ ngũ: líp được trồng 3 hàng, hai hàng bìa trồng theo kiểu hình vuông,
trồng xen kẻ một hàng ở giữa;
- Tam giác: líp trồng 3 hàng, hai hàng bìa trồng theo kiểu chữ nhật, thêm 1 hàng ở
giữa.

5.4.5 Chăm sóc

* Đắp thêm mô, bồi líp

Sau khi đặt bầu cam quýt được khoảng 6 tháng thì tiến hành đắp đất thêm vào
chân mô để rễ mọc lan ra và mọc cạn. Việc bồi mô tiến hành trong khoảng 2 năm đầu
tiên sau khi trồng, mỗi năm làm 1-2 lần. Từ năm thứ 3 trở đi thì tiến hành bồi toàn líp,
mỗi năm một lần với độ cao bồi từ 2-3 cm. Lưu ý: rễ cam quýt cần nhiều oxy để phát
triển, do đó tránh bồi đất quá dầy gây nghẹt rễ. Việc bồi líp có thể kết hợp đồng thời
với giai đoạn xử lý cho cây ra hoa. Đất bồi mô, líp là đất bùn, bãi sông hay đất mặt
ruộng phơi khô.

* Trồng xen

Khi cây cam quýt còn nhỏ chưa giao nhau tán, nên trồng xen các loại cây ngắn
ngày để tận dụng đất, tăng thu nhập, che phủ đất, hạn chế cỏ dại... Xác bã cây trồng
xen sau khi thu hoạch được dùng làm phân xanh để cải tạo đất. Có thể trồng xen các
loại đậu, rau cải, dưa leo, cà, ớt, củ sắn... Chuối cũng được trồng xen nhưng phải đốn
bỏ kịp thời để tránh che rợp. Đối với các loài thích ánh sáng vừa phải như cam Sành,
quýt thì có thể trồng xen vào 2 bên cạnh líp bằng những cây có tán thưa (như so đũa,
bạch đàn...) để giảm bớt ánh sáng chiếu trực tiếp.
70

* Làm cỏ, che phủ líp, xới đất

Vào giai đoạn đầu, khi cây mới trồng, ở các vườn cam quýt chưa giao tán nếu
thấy cỏ mọc trên mô thì cần làm ngay, nhất là trong mùa mưa, hạn chế cỏ lấn áp cây
con, tránh việc cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng nhất là cỏ tranh, mắc cở. Trong
mùa nắng, cỏ làm xong nên phơi khô để đậy líp. Vào mùa mưa, có thể ngâm cỏ dưới
các mương vườn để tạo chất mùn bồi líp. Làm cỏ bằng dao hay dùng hóa chất diệt
cỏ,... Ở những vườn cây đã trưởng thành nên để cỏ.
Do rễ lông của cam quýt mọc yếu và cạn gần lớp đất mặt nên dễ bị tổn thương
khi nhiệt độ cao trong mùa nắng, do đó việc tủ gốc (hay tủ líp) là một biện pháp quan
trọng giữ ẩm cho đất và bảo vệ rễ. Dùng cỏ khô hay các phụ phẩm thực vật khác như
rơm rạ, cây rẩy đã thu hoạch, lục bình phơi khô... để đậy gốc, líp.
Cần thực hiện xới đất hàng năm với mục đích giúp đất thông thoáng, cung cấp
thêm oxy cho rễ, thúc đẩy quá trình sinh trưởng cây trồng. Ở các vị trí gần gốc thì xới
cạn, còn giữa các hàng thì xới sâu hơn, với độ sâu khoảng 5 cm. Nên dùng cào răng để
kéo trên mặt líp.

* Tưới tiêu nước

Khi cây cam quýt còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên, nhất là trong mùa nắng.
Lưu ý sau khi trồng tránh tưới bằng gàu trực tiếp vào gốc cây con vì dễ làm lung lay
gốc, độ bám vào đất của rễ yếu, cây phát triển kém. Khi cây đã trưởng thành việc tưới
nước có thể kết hợp với kỹ thuật điều khiển cho cây ra hoa. Có thể dùng máy bơm tưới
từ ngọn trở xuống để rửa cây và hạn chế bớt côn trùng đeo bám, nhất là trong giai
đoạn ra hoa; việc làm nầy tiến hành sau khi hoa đã thụ phấn xong để tránh ảnh hưởng
đến khả năng đậu trái. Hiện nay, để chủ động tưới tiêu, tăng hiệu quả, tiết kiệm công và
thời gian, giảm chi phí sản xuất,...nhiều nhà vườn đã áp dụng nhiều kiểu tưới khác
nhau như đặt cống bộng, dùng máy bơm, dùng dây tưới, lập hệ thống giàn tưới cố định
hoặc giàn phun tự động, ...
Cam quýt là loại cây rất sợ úng nước, do đó phải thoát nước kịp thời trong mùa
mưa lũ, giữ mặt líp luôn cao hơn mực nước cao nhất trong năm khoảng từ 30 cm trở
lên, và đây cũng là loại cây chịu hạn kém, thích ẩm vì vậy trong đất luôn có một lượng
nước thích hợp đủ cho sự hoạt động của bộ rễ.

* Kỹ thuật xử lý ra hoa

Đặc điểm chung của các loài cam quýt là sự phân hóa hoa được tiến hành trong
giai đoạn khô hạn; Sau đó, việc cung cấp nước trở lại có tác dụng kích thích ra hoa
đồng loạt. Ở ĐBSCL, tùy theo yêu cầu thu hoạch trái, nông dân có thể dùng biện pháp
xiết nước để kích thích cây ra hoa như sau:
Sau khi mùa mưa chấm dứt ít lâu (tháng 12 dl), tiến hành làm cỏ bờ, rút nước ra
khỏi mương vườn, không tưới, thời gian kéo dài trung bình khoảng 1 tháng. Khi cây có
triệu chứng héo, tiến hành tưới đẫm líp (khoảng 3 ngày tưới), bón phân, phủ líp, vét
71

mương bồi líp. Khi sình khô nứt (khoảng 3 ngày nắng), thì tưới nước trở lại. Trong 5-
10 ngày đầu tiên, tưới nước liên tục mỗi ngày/lần, 10 ngày tiếp theo tưới 2 ngày/lần,
thời gian sau tưới 3 ngày/lần cho đến khi mưa đều. Khoảng 5-10 ngày sau khi tưới
nước cây sẽ ra nụ hoa, trổ hoa rộ trong khoảng 15-20 ngày sau khi tưới. Vụ xử lý nầy
cho trái khoảng tháng 8 dl đối với cam Mật, tháng 9 dl đối với bưởi, tháng 10-11 dl đối
với quýt, cam Sành. Trường hợp muốn có trái bán gần Tết, việc xiết nước có thể làm
trễ hơn vào các tháng 2,3 hay 4 dl.
Phương pháp xử lý ra hoa khác là lợi dụng hạn Bà Chằng trong tháng 7-8 dl để
xiết nước (khoảng 10-15 ngày), tuy nhiên vụ nầy thường không có hiệu quả cao và tính
ổn định kém do ảnh hưởng của mưa...
Ở Ấn Độ, nông dân áp dụng biện pháp phơi rễ bằng cách ngưng tưới khoảng 1
tháng, rồi cuốc lật đất với độ sâu 15-20 cm để phơi rễ thêm khoảng 1 tháng nữa. Sau đó
bón phân, tưới nước trở lại bình thường, cây sẽ ra hoa ngay.
Ở Israel, dùng phương pháp xử lý ra hoa cho cam, chanh bằng các loại hóa chất
như: Dung dịch CCC (2-Chloroethyl trimethyl ammonium chloride) còn gọi là
Cycocel, nồng độ 1.000 ppm; hoặc dùng dung dịch SADH (Succinic acid -2,2-
dimethylhydrazide) còn gọi là B-9, Alar, nồng độ 2.500 ppm và một loại hóa chất khác
nữa đó là dung dịch BOA (Benzothiazole -2- oxyacetic acid), nồng độ 25 ppm.
Để giúp cho việc đậu trái tốt, có thể phun dung dịch BA nồng độ 400 ppm kết
hợp với GA (Gibberellic acid) nồng độ 50 ppm ở giai đoạn 7 ngày sau khi rụng cánh
hoa, sau 13 ngày phun thêm một lần dung dịch GA nồng độ 100 ppm.

* Kỹ thuật bón phân

− Ảnh hưởng của phân bón đến phẩm chất trái cam quýt

Phẩm chất trái cam quýt bao gồm hình dáng bên ngoài, kích thước trái, cấu trúc
vỏ, độ nhẵn, màu sắc vỏ trái và luôn cả chất lượng bên trong. Đặc trưng biểu hiện bằng
những yếu tố như lượng dịch trái, tổng số chất hòa tan và độ chua, đây là khâu quyết
định để đưa sản phẩm cung ứng cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Những
tiêu chuẩn trên được quyết định bởi công thức phân bón hợp lý, trong từng giai đoạn
sinh trưởng của cây.
Nhận xét một cách tổng quát là bón nhiều đạm có chiều hướng làm trái nhỏ đi,
tăng tỷ lệ trái xanh, cấu trúc vỏ ngoài xấu, có lẽ một phần là do cây ra nhiều trái (độ
lớn của trái tỷ lệ ngịch với số trái trên cây). Trong điều kiện chất lân dễ tiêu trong đất
thấp, việc thừa đạm càng tỏ ra có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất trái. Tuy nhiên, việc
bón thừa lân cũng làm cho trái thô và phẩm chất giảm. Bón nhiều kali làm tăng độ lớn
trung bình của trái và độ dầy của vỏ trái, làm giảm tỷ lệ dịch trái, tổng số chất rắn hòa
tan.
72

− Lượng phân bón hằng năm

Tùy loại đất, giống, tình hình sinh trưởng của cây và năng suất mong muốn mà
quyết định lượng phân bón thích hợp. Về cơ bản các loại phân đạm, lân và kali cần
được cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng
cũng cần được bón bổ sung để đạt được năng suất cao. Có thể áp dụng số lượng phân
bón hằng năm cho cây dựa vào Bảng 5.5 (Chang and Bay-Petersen, 2003).

Bảng 5.5 Liều lượng phân bón cho các loại cam quýt (g/cây/năm).

Tuổi cây (năm) hoặc năng N P2O5 K 2O


suất (kg)
Cây tơ (1 - 3) 75 75 75
Cây tơ (5) 150 150 150
Cây trưởng thành (40 kg) 500 250 375
Cây trưởng thành (60 kg) 600 300 450
Cây trưởng thành (900 kg) 800 400 600
Cây trưởng thành (120 kg) 1000 500 750
Cây trưởng thành (150 kg) 1200 600 900

− Cách bón phân

Trong giai đoạn cây con từ 1-3 năm tuổi, bón lân và kali một lần vào cuối mùa
mưa, còn phân đạm nên bón mỗi năm 3-4 lần, chia đều cho mỗi lần bón, có thể pha vào
nước để tưới trong năm đầu tiên, sau đó thì bón gốc. Cây đang cho trái nên bón tối
thiểu là 3 lần: sau khi thu hoạch trái, trước lúc trổ hoa và sau khi đậu trái (Bảng 5.6).
Sau thu hoạch bón cân đối NPK, lúc phát triển trái thì K tăng nhiều hơn.

Bảng 5.6 Phần trăm lượng phân bón ở từng thời điểm cho cây cam quýt

Dưỡng chất Sau thu hoạch Trước trổ Phát triển trái
N 40 40 20
P 2O 5 40 hoặc 100 40 hoặc 0 20 hoặc 0
K2O 30 30 40

Việc bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng rất quan trọng trong canh tác cam
quýt vì có tác dụng làm cho đất tơi xốp, giữ được dinh dưỡng nhiều hơn mà cung cấp
cho cây, hạn chế các bệnh gây hại trên rễ. Tuy nhiên, việc làm nầy đôi khi tạo điều
kiện cho một số côn trùng phát triển nhanh trong đất (như trùng đất) mà hoạt động của
73

chúng đôi khi có ảnh hưởng tới rễ. Ngoài ra, mối và rệp Sáp cũng có thể phát triển
nhiều phá hại rễ, do đó cần có biện pháp phòng trị thích hợp.
Việc bón phân có thể được tiến hành bằng phương pháp tưới cho cây ở giai
đoạn 1 năm tuổi, từ năm thứ 2 trở đi thì bón gốc bằng cách đào rãnh sâu khoảng 5 cm
chung quanh và cách gốc khoảng 0,75-1 mét cho phân vào lấp đất lại, rồi tưới. Khi cây
giao tán thì cuốc nhẹ toàn líp rồi bón phân. Cần phải cẩn thận để tránh làm hại rễ do rải
phân không đều, không được bón phân vào thân cây. Trong một số trường hợp cần
thiết có thể phun urê lên lá với nồng độ khoảng 0,5%, nếu cây mới ra lá non thì sử
dụng nồng độ thấp hơn.

* Kỹ thuật tạo hình, cắt tỉa

Chỉnh hình tạo tán để dễ dàng chăm sóc và điều khiển cây, có tác dụng giúp cho
thân cành phân bố hợp lý, tận dụng được không gian, tăng cường được sự đồng hóa các
chất trong cây do rút ngắn khoảng cách giữa thân cành và bộ rễ. Việc tạo hình cần làm
sớm khi cây còn nhỏ. Trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, có thể tạo cho cây có dạng
hình bán cầu thoáng hạn chế sâu bệnh, đổ ngã. Việc tạo hình cho cây cũng rất thuận lợi
để người nông dân áp dụng kỹ thuật bao trái, một bước tiến mới trong việc sản xuất trái
cây hàng hóa chất lượng cao.
Việc cắt tỉa được tiến hành sau khi thu hoạch trái, cắt bỏ những cành già, cành
vượt, cành bị sâu bệnh, dập gẩy...làm cho cây thông thoáng, nhận đầy đủ ánh sáng
(Hình 5.6). Hàng năm nên xén tỉa một lần, khi xén cây phải làm sao cho cành ngang
dưới mọc điều và nhựa cây phải được đưa lên đầu cành.

* Nuôi ong, kiến Vàng

Để tăng khả năng thụ phấn cho cam quýt có thể bố trí nuôi ong trong vườn, nuôi
ong có thể làm tăng năng suất 15-36%. Nuôi kiến Vàng hạn chế sự phá hại của bọ Xít
Xanh, sâu Vẽ Bùa, rầy Chổng Cánh, kiến hôi. Việc dùng kiến Vàng trong công tác
phòng trị sinh học đã được áp dụng lâu đời ở Trung Quốc, còn các nhà vườn của ta thì
cho rằng kiến Vàng làm cho trái cam quýt có chất lượng tốt hơn như gia tăng về dáng
vẻ bên ngoài, có độ bóng, độ ngọt, độ mọng nước cao hơn ở những cây không có kiến
Vàng, giống như tác động của phân bón. Sự hiện diện của kiến Vàng là cần thiết cho sự
thay đổi về các đặc tính có liên quan đến chất lượng và dáng vẻ bên ngoài của trái cam
quýt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 1999).
74

Chồi đan chéo

Chồi Chồi vượt


mọc
vào
trong

Chồi ngã ba

Chồi song song

Chồi mọc xuống Cành vòng

Chồi gốc

Hình 5.6 Những nhánh và chồi phải được cắt bỏ

5.5 Sâu bệnh hại cam quýt

Cam quýt bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó có không ít những bệnh
khó trị làm năng suất giảm nhiều và có thể làm cây bị chết hàng loạt. Một số loại sâu
bệnh thường gặp trong các vườn cam quýt gồm có:

5.5.1 Côn trùng

* Bọ Xít Xanh (Rhynchocoris poseidon Kirkaldy, còn có tên R. humeralis hoặc P.


serratus)

Loài nầy thường gây hại ở cây cam, quýt, chanh. Trứng hình bầu dục, màu
trắng, đẻ từng trứng dưới bề mặt lá thành từng cụm 10-14 trứng. Trứng rất tròn, mới đẻ
có màu trắng trong, sau đó chuyển sang vàng nhạt, khi sắp nở, trứng có màu đen trên
phần đầu. Ấu trùng có màu vàng tươi, trên ngực, cánh và bụng có nhiều đốm đen to và
75

đen sậm, đốm nhỏ dần khi lột xác. Ngoài ra còn có ấu trùng màu xanh da cam, đen và
nâu, ở 1 số loài còn có 5 gạch đen ngang trên bụng. Thành trùng hoạt động mạnh vào
sáng sớm hay chiều mát trong các vườn rậm rạp (Nguyễn Thị Thu Cúc,2000), có màu
xanh da chanh nhạt, dài 2,5-3 cm, có gai nhọn ở vai. Bọ xít chích hút dịch trái, vết
chích thường nhỏ làm trái rụng nhiều.
Biện pháp phòng trị: Phun thuốc Bassa, Trebon nồng độ 0,2%; Hoặc dùng vợt
để bắt vào buổi sáng. Phòng trị bằng các loài ong ký sinh như Telenomus latisulcus,
Anastatus stantoni, có thể ký sinh trên bọ xít cái và trứng. Việc nuôi kiến Vàng trong
vườn cam quýt cũng hạn chế được sự phá hại của bọ xít.

* Sâu Đục Vỏ Thân (Agrilus occipitalis)

Trứng nhỏ, màu trắng ngà, được đẻ trong vỏ của cành, thân qua các vết thương
hay vết nứt. Ấu trùng có đầu dẹp màu nâu, phân biệt rõ với thân thon nhỏ màu trắng,
ấu trùng đục phá bằng cách đào những đường hầm ngoằn ngoèo trong vỏ và cả trong
những rễ to, đùn phân ra phía ngoài, khi bị nặng thân cành bị chết khô. Sâu hoá nhộng
trong gỗ của thân cành. Thành trùng có màu nâu đỏ lợt cho đến màu đen, xanh dương
nhạt, cắn phá lá tạo thành hình răng cưa ở bìa lá.
Biện pháp phòng trị: Loài sâu nầy khó phòng trị vì ấu trùng sống trong vỏ cây.
Bơm thuốc trừ sâu vào các lỗ đục và bít lại bằng đất sét (hoặc bơm xăng). Dùng móc
sắt để bắt sâu non, dùng vợt để bắt sâu trưởng thành. Cần phòng trị sớm khi mới phát
hiện, có thể cắt bỏ những cành bị gây hại.

* Ruồi Đục Trái (Bactrocera sp.)

Loại ruồi nầy nhỏ hơn ruồi nhà, màu vàng, phá hại nhiều ở giai đoạn trái sắp
chín. Chúng đẻ trứng vào vỏ trái, trứng nở thành giòi đục phá bên trong làm rụng trái,
sau đó hóa thành nhộng trong đất. Xem hình thái và cách phòng trị ở chương 8, mục
8.5.1.

* Sâu Ăn Lá. Gồm có nhiều loài như:

- Loài Papilio polytes

Bướm có màu đen ở cuối cánh, con đực có chỗ lồi ra hình muỗng (Hình 5.7a).
Cánh trước màu đen, rìa cánh phía sau có những đốm nhỏ màu đỏ, trong có một chấm
đen, giữa cánh sau có các đốm trắng, 4 đốm lớn và một đốm nhỏ (Nguyễn thị Thu Cúc,
2000). Ấu trùng màu xanh có những đốm xám nhạt (Hình 5.7b). Nếu bị động, ấu trùng
sẽ tiết ra chất lỏng bốc hơi độc để tự bảo vệ.
76

(a) (b)

Hình 5.7 Sâu Ăn Lá Papilio polytes: (a) Thành trùng bướm và (b) ấu trùng sâu

- Loài Papilio alphenor

Bướm to với sải cánh dài 10 cm, màu đen với những đốm trắng hình trứng to ở
lưng con cái, còn trên lưng cánh con đực có những đốm đỏ hình lưỡi liềm. Mỗi con
đực có chỗ lồi ra hình muỗng ở cuối cánh. Trứng hình cầu lóng lánh, được đẻ từng
trứng trên những lá non. Sâu non ăn lá non và di chuyển đến lá già hơn khi lớn dần.
Sâu non có màu xanh hồng nhạt và một vạch chéo màu nâu xanh lá cây nhạt ở phần
ngực khi mới nở. Khi lớn chuyển dần sang màu xanh lá cây. Bướm dài khoảng 40 mm,
rộng khoảng 12 mm. Nhộng màu xanh treo lơ lửng tại các góc cành nhỏ bằng tơ vòng
quanh ngực. Thiệt hại trên cây non có thể nghiêm trọng do lá bị rụng nhiều.

- Loài Papilio rumanzovia

Có tập quán giống như P.polytes. Bướm có màu đen bóng với cánh trước màu
trắng, có những đốm lưỡi liềm màu đỏ sáng gần mép lưng cánh, sải cánh dài khoảng 14
cm. Thường sâu ăn lá phá hại nặng vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
Biện pháp phòng trị: Thành phần thiên địch sâu ăn lá nầy rất phong phú và là
yếu tố quan trọng trong việc khống chế sự gia tăng mật số, như ong mắt đỏ, kiến Vàng.
Vì vậy không cần dùng thuốc hóa học (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

* Sâu Đục Vỏ Trái (Prays citri Milliire)

Sâu tấn công trên trái làm trái bị biến dạng với những chỗ sưng phồng (Hình
5.8a), lồi lên trên vỏ, thường gặp ở các loại cam quýt vỏ dầy như ở bưởi. Bướm có kích
thước nhỏ, màu trắng với sải cánh rộng khoảng 8 mm. Sâu non màu xanh nhạt, đục lòn
trong vỏ trái tạo những vết u sần phồng lên (Hình 5.8b). Trứng được đẻ vào ban đêm
77

trên vỏ trái non, sâu nở ra thì đào hầm ăn mô bên trong vỏ, khi phát triển đầy đủ thì rời
khỏi trái. Trái có thể bị rụng nhiều khi bị tấn công nặng lúc nhỏ, còn ở giai đoạn sau thì
sự nguy hại không đáng kể, làm cho hình dạng trái u sần, khó bán.
Biện pháp phòng trị: Nên bẻ bỏ tất cả những hoa, trái nghịch vụ để cắt đứt
nguồn thức ăn của sâu khi việc phá hại trở nên trầm trọng. Có thể phun định kỳ các loại
thuốc gốc lân hay gốc cúc tổng hợp liên tiếp 2 lần , mỗi lần cách nhau 1 tuần từ khi bắt
đầu đậu trái.

Hình 5.8 Sâu Đục Vỏ Trái tạo những vết u nần trên vỏ trái

* Sâu Vẽ Bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)

Hầu như trong vườn cây cam quýt nào ở ĐBSCL đều có sự hiện diện của sâu
Vẽ Bùa. Sâu gây hại tập trung ở các vườn ươm và các vườn cây tơ ở vào giai đoạn lá
non, lá sẽ biến dạng (Hình 5.9), khô và rụng đi (Nguyễn thị Thu Cúc, 2000). Sâu non
dài 3,5-4 mm màu xanh lợt phá hại lá bằng cách đào những đường ngoằn ngoèo, ăn lớp
biểu bì của lá, làm lá bị biến dạng, mặt trên lá bị khô đi, lá bị rụng. Trứng dẹp được đẻ
trên lá, làm nhộng trong những đường hầm ở lá. Thường sâu chỉ tấn công ở lá non,
cành non. Vào thời điểm lá ra đọt non (tháng 8-9 dl) là thời kỳ sâu Vẽ Bùa tấn công
mạnh nhất.
Biện pháp phòng trị: Bằng cách nuôi kiến Vàng. Điều khiển sao cho cây ra lá
non đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm sâu liên tục trong năm. Phun kết hợp Dầu
khoáng với thuốc trừ sâu (Dầu khoáng DC-Tron Plus); Hoặc sử dụng luân phiên các
loại thuốc trừ sâu (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) như Bi 58 nồng độ 0,2%, Sumi alpha
0,1%, Dimecron 0,2%, chỉ nên phun thuốc vào giai đoạn cây bắt đầu ra lá mới.
78

Hình 5.9 Sâu Vẽ Bùa làm lá non bị biến dạng

* Rầy Mềm

Có kích thước rất nhỏ, thường tấn công phần non của cây để hút nhựa (Hình
5.10). Một số có màu đen bóng, nhưng đa số có màu xanh lá cây và không có cánh. Ở
vùng nhiệt đới rầy thường là con cái, đẻ con, khi còn nhỏ vẫn sinh sản được (sinh sản
đơn tính), do đó mật số tăng rất nhanh. Rầy tiết ra mật hấp dẫn kiến, kiến mang đi lan
truyền và bảo vệ rầy. Mật do rầy tiết ra còn là môi trường tốt cho nấm bồ hóng phát
triển, làm giảm quang hợp ở lá.
Có 2 loài phổ biến tấn công trên cam quýt là Toxoptera citricidus da màu xanh
và Toxoptera aurantii màu đen. Các loài cam quýt có vỏ mỏng thường dễ bị rầy tấn
công. Sự phá hại trầm trọng của rầy Mềm làm cho cam quýt chết nhiều do sự truyền
bệnh Tristeza.
Biện pháp phòng trị: Có thể dùng thiên địch của rầy Mềm để khống chế sự bộc
phát của chúng và khi dùng thuốc chỉ nên phun trên cây nhiễm bệnh mà thôi (Theo
Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000), phun các loại thuốc Bassa 0,2% hay Sumi alpha 0,1%,
Applaud-Mip 0,2%, 10 ngày 1 lần khi ấu trùng còn nhỏ.

Hình 5.10 Rầy Mềm xuất hiện trên đọt non


79

* Rầy Chổng Cánh (Diaphorina citri Kuwayana)

Trứng màu vàng, hình quả lê, dài khoảng 0,3 mm, thường được đẻ thành từng
chùm ở nách lá hoặc trên lá các chồi non. Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở
thường có màu vàng tươi, có màu xanh lục ở tuổi 2, tuổi 3, màu nâu vàng ở tuổi 4, tuổi
5. Thành trùng có kích thước nhỏ, thân dài 2,5-3,0 mm, màu nâu xám, cánh màu nâu
vàng, chân màu xám nâu (Hình 5.11). Khi đậu, phần bụng của thành trùng nhổng cao
một góc 30º, nên gọi là rầy Chổng Cánh (Nguyễn thị Thu Cúc, 2000).
Loài côn trùng gây hại nghiêm trọng, đặc biệt ở ĐBSCL, chúng truyền vi khuẩn
Liberobacter asiatium gây ra bệnh Greening hay còn gọi là bệnh Vàng Lá Gân Xanh,
một dịch bệnh rất nguy hại cho các vườn cây có múi. Hiện nay dùng biện pháp tổng
hợp loại trừ dần bệnh Vàng Lá Gân Xanh qua việc loại bỏ nguồn bệnh (Nguyễn Bảo
Vệ, 2003), đồng thời trồng cây sạch bệnh, hạn chế sự lây lan của rầy Chổng Cánh, làm
cho vườn cây thông thoáng, có thể dùng Dầu khoáng DC-Tron Plus nồng độ 0,5% và
sử dụng thuốc trừ sâu khi cần thiết. Dùng thuốc Bassa, Trebon, Supracide, Applaud,…

Hình 5.11 Thành trùng rầy Chổng Cánh (Diaphorina citri Kuwayana)

* Rệp Sáp

Có kích thước nhỏ, thân mềm phủ đầy phấn hoặc sáp trắng (Hình 5.12). Chân
ngắn ít di chuyển, gây hại trên bề mặt lá hay cành non bằng cách hút nhựa làm rụng lá.
Rệp Sáp phát triển nhiều trong những tháng khô và giảm trong mùa mưa. Giống như
rệp Dính, rệp Sáp lan truyền nhờ kiến, sống cộng sinh, ăn chất mật do rệp tiết ra và
mang chúng từ nơi nầy sang nơi khác. Nấm bồ hóng thường phát triển trên chất mật
nầy có ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá. Tại ĐBSCL có trên 16 loài rệp Sáp như
Planococcus citriculus, Planococcus lilacinus, Pseudocuccus citriculus,...
80

Hình 5.12 Rệp Sáp (Pseudocuccus citriculus)

Biện pháp phòng trị: Diệt rệp bằng các loại thuốc như Bi 58 0,2%, Supracide
0,2% hoặc rải Basudin 10H. Dùng loại thuốc gốc Lân hữu cơ, kết hợp với dầu khoáng
DC-Tronc Plus (0,5%).

* Rệp Dính

Rệp Dính có kích thước nhỏ hơn rệp Sáp nhiều. Gồm 2 nhóm: có lớp vỏ cứng
bao bọc và không có vỏ cứng bao bọc. Ở nhóm thứ nhất, chúng mất chân và không di
chuyển sau khi lột xác lần thứ nhất, thân rất nhỏ, mềm có lớp sáp mỏng cứng bảo vệ.
Nhóm thứ hai có chân ngắn, di chuyển chậm, da đen dầy và lan truyền do kiến.
Rệp Dính là tác nhân gây hại khá quan trọng trong các vườn cam quýt bằng
cách hút nhựa làm rụng lá, nếu nặng có thể làm chết cây con hay cành non, chồi không
phát triển được bình thường. Rệp còn tấn công trên trái. Xuất hiện nhiều ở mùa khô,
ẩm độ không khí cao. Có nhiều loài như Pulvinaria psidi, Aonidiella aurantii,
Chrysomphalus ficus, Parlatoria ziziphus. Biện pháp phòng trị: Phun các loại thuốc
giống như phòng trị rệp Sáp.

* Ngài Chích Hút Trái

Có trên 15 loài ngài Chích Hút Trái trên cam quýt được ghi nhận ở ĐBSCL
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Trong đó có 4 loài phổ biến là Eudocima salaminia,
Othreis fullonia, Ophiusa coronata (Hình 5.13a) và Rhytia hepermnestra. Thành trùng
loài Eudocima salaminia có thân dài 3-4 cm, sải cánh dài 8-9 cm, cánh trước thường có
màu nâu, cánh sau màu vàng với 2 vệt màu đen, to, hình vòng cung. Đây là loại bướm
đêm, thường phá hại vào ban đêm, dễ phát hiện nhờ có 2 mắt rất sáng và cánh lấp lánh.
81

Thường phá hại trên trái chín bằng cách chích hút dịch trái. Trên trái bị hại có thể có
nhiều lỗ đục. Trái bị chích hút dễ bị nhiễm bệnh và rụng đi (Hình 5.13b).
Biện pháp phòng trị: Làm cỏ, vệ sinh vườn, nhặt bỏ trái rụng để bướm không có
chỗ đẻ trứng. Dùng vợt bắt giết thành trùng vào ban đêm. Có thể dùng các loại thuốc
trừ sâu để phun, kết hợp với việc làm bẩy giống như cách trị ruồi đục trái. Bao trái
cũng là biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng cho những cây cam quýt có giá trị kinh tế
cao.

(b)
(a)

Hình 5.13 Ngài chích hút trái: (a) Thành trùng Ophiusa coronata và
(b) trái bị ngài chích

* Triệu chứng "da cám" trên trái

Đây là triệu chứng xuất hiện rất phổ biến trên các loại trái cam, chanh,
quýt,...làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị thương phẩm (Hình 5.14). Việc xác định tác
nhân hiện nay chưa được rõ ràng, tuy nhiên trong một số trường hợp, có sự hiện hiện
của nhện Đỏ (rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường). Do đó để hạn chế triệu chứng
nầy, có thể áp dụng tạm thời cách phòng trị như sau: Tránh trồng dầy, tỉa cành cho
thông thoáng, vệ sinh vườn thường xuyên, tăng cường bón phân kali, hoặc phun các
loại thuốc có chứa gốc lưu huỳnh.

Hình 5.14 Trái quýt Đường bị da cám trên vỏ trái


82

Ngoài tác nhân gây bệnh kể trên còn có sự xuất hiện của bù lạch, gây hại trên
trái và lá non, làm lá cong queo, trái non rụng. Dùng thuốc Regent, Cypermethrin,
Trebon,... phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần; cũng có thể dùng nước tưới
lên cây. Các loài nhện như nhện Vàng, nhện Đỏ, nhện Trắng, gây hại trên trái cam
quýt, chúng làm cho trái mất giá trị thương phẩm, nên chú ý phòng trừ bằng thuốc
Trebon, Bi 58, ... Hoặc dùng Dầu khoáng DC-Tron Plus nồng độ 0,5%.

5.5.2 Bệnh

* Bệnh Loét (Canker)

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri ( X.citri (Wasse) Dowson.)


Triệu chứng: xuất hiện trên lá, trái, cành, nhất là trên lá. Cành, trái non bị thiệt
hại, chủ yếu ở trong vườn ươm. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng ướt, màu xanh tối, sau đó
biến thành màu nâu nhạt (Hình 5.15), mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái. Trên cành non
có các đốm nâu sần sùi, nếu nặng sẽ làm khô chết cành. Chung quanh vết bệnh trên lá
có thể có quầng màu vàng. Kích thước vết bệnh thay đổi theo loại cây, từ 1-10 mm hay
hơn. Trái có thể bị chai. Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương hay khí khổng, lây
lan qua gió, nước mưa, côn trùng (sâu Vẽ Bùa). Vi khuẩn có thể tồn tại đến 6 tháng
trên vết bệnh, lây lan mạnh .
Để phòng trị bệnh nầy cần loại bỏ các cành, lá, trái bệnh. Phun Copper B,
Kasuran, Ridomil, Benlat-C nồng độ 0,15-0,2%, hoặc hổn hợp thanh phàn vôi 1% ở
giai đoạn vừa đậu trái, phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín. Khi có bệnh,
tránh tưới quá đẫm trong mùa khô hoặc tưới toàn cây, tránh phun thuốc dưỡng cây,
tránh trồng dầy, cần bón phân cân đối (chú ý bón phân kali).

Hình 5.15 Bệnh loét trên lá do Xanthomonas campestris


83

* Bệnh thối gốc, chảy mủ (Foot rot, Gummosis)

Bệnh này do nhiều loại nấm gây ra như: Phytophthora nicotianae var.
parasitica; P. citophthora (Sm. - Sm.) Leonian; P. hibernalis Carme; P. syringae Kleb;
Betryodiplodia theobromae Pat.
Triệu chứng nhận biết ở phần vỏ thân gần gốc, lúc đầu giống như bị sủng nước,
sau đó khô, nứt bong ra dọc theo thân, vỏ thân bị thối nâu, chảy nhựa (Hình 5.16).
Bệnh phát triển vòng quanh thân chính và rễ cái, có thể lan đến các cành bên trên. Rễ
nhỏ, ngắn và thối vỏ, nhất là ở các rễ lông. Lá bị vàng dọc theo gân chánh do bị thiếu
dinh dưỡng, sau đó các chồi non và nhánh lớn bị chết. Bệnh cũng làm thối trái, vùng
thối hơi tròn, có màu nâu tối lan rộng ra khắp trái, có thể thấy khuẩn ty phát triển dày
đặc trên vùng bệnh. Bệnh phát sinh ở môi trường ẩm độ, nhiệt độ cao, vườn quá ẩm,
trồng quá dày, sự chống chịu của gốc ghép kém.

Hình 5.16 Bệnh chảy mủ gốc do nấm Phytophthora

Các biện pháp phòng trị như: Cạo bỏ phần vỏ bị bệnh, bôi vào gỗ thân bằng
dung dịch thuốc gốc đồng như Copper Zinc, Copper B hay Aliette, Ridomil nồng độ
10%. Tưới gốc bằng các loại thuốc Ridomil, Rovral hay Aliette nồng độ 0,2-0,5%, nên
xử lý sớm. Trong kỹ thuật canh tác vườn cây không trồng quá dày, nên trồng cạn, chọn
gốc ghép kháng bệnh như cam chua. Tránh tủ gốc trong mùa mưa hoặc bồi sình làm bít
gốc, tránh gây thương tích ở gốc, rễ khi chăm sóc. Cắt tỉa cành giúp cây được thông
thoáng, tránh để cành trái chạm đất, có hệ thống thoát nước tốt. Nên khử đất trước khi
trồng bằng các loại thuốc gốc đồng.

* Bệnh Vàng Lá Gân Xanh (Greening)

Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra. Bệnh được lây truyền bởi rầy
Diaphorina citri Kuwayama, còn gọi là rầy Chổng Cánh. Đầu tiên trên cây có một số
84

nhánh có lá non chuyển sang màu vàng, trong khi các gân lá vẫn còn xanh và nổi rõ
lên, cho nên có người gọi đây là bệnh vàng bạc hay là bệnh Vàng Lá Gân Xanh (Hình
5.17), trong khi đó các nhánh còn lại vẫn phát triển bình thường. Lá bị bệnh nhỏ, mọc
đứng, dày. Nhánh non bị chết khô, số nhánh bị bệnh trên cây tăng dần đến toàn cây.
Các rễ nhánh và rễ lông bị thối. Trái nhỏ, biến dạng, nhạt màu, múi bên trong bị chai,
hột không nẩy mầm. Cây có thể ra hoa trái mùa nhưng hầu hết bị rụng. Cây bị bệnh có
thể sống một vài năm mới chết. Việc bộc phát bệnh có liên quan đến kỹ thuật canh tác
của người dân (Nguyễn Thị Ngọc Trúc và Nguyễn Bảo Vệ, 2003).

Hình 5.17 Triệu chứng bệnh Vàng Lá Gân Xanh

Áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp để phòng trị bệnh. Loại trừ dần bệnh Vàng
Lá Gân Xanh ra khỏi vườn cam quýt có thể thực hiện bằng cách tiêu hủy ngay cây bị
bệnh, những nhánh bệnh, không lấy giống từ các cây mẹ có triệu chứng bệnh. Những
dụng cụ chăm sóc, chiết, tháp phải khử trùng bằng bột tẩy, cồn cao độ, Clorua thủy
ngân (1%.). Phòng trừ rầy Chổng Cánh làm giảm bớt tác nhân truyền bệnh. Có thể
phun ZnSO4 -ZnMn nồng độ 5 g/l (Nguyễn Thị Minh Châu và Nguyễn Bảo Vệ, 2003).

* Chết cây con (Seeding Blight, Damping off)

Hiện tượng nầy do nhiều loại nấm gây ra như: Phytophthora palmivora Butler,
Rhizoctonia solani Kuhn, Sclerotium rolfsii Sace, Fusarium spp. Bệnh làm cây con bị
chết gục. Nấm xâm nhiễm vào cây con khi hột vừa nẩy mầm. Cây cũng có thể bị tấn
công khi cao được 5-10 cm, vỏ thân ngang mặt đất bị hư và cây bị chết. Nơi gốc cây
bệnh có thể thấy hạch nấm tròn, nâu của nấm Sclerotium hay của nấm Rhizoctonia (dẹt
hơn và có dạng không đều). Nấm bệnh lưu tồn trong đất và lây qua đất hay do mưa bắn
văng lên. Đất trong bầu hay trong líp ương bị úng nước là điều kiện thích hợp cho bệnh
phát triển.
85

Phòng trị bằng cách khử trùng đất bằng nước nóng hay thuốc sát khuẩn, khử
trùng hột giống. Trong vườn nên có hệ thống thoát nước tốt. Phun Ridomyl, Rovral,
Kitazin 0,2%. Nếu tưới vào đất thì pha với nồng độ cao hơn, từ 0,2-0,5%.

* Ghẻ Nham (Scab)

Do nấm Sphaeceloma fawcettii Jenkins (Elsinoe fawcettii). Xuất hiện vết bệnh
nhỏ, tròn, màu nâu nhạt, có thể nối thành mảng lớn (Hình 5.18a). Lá bệnh thường bị
biến dạng, xoắn. Cành non, trái cũng có vết bệnh tương tự (Hình 5.18b).

(a) (a)

Hình 5.18 Bệnh ghẻ Nham trên cam quýt: (a) trên lá và (b) trên trái

Biện pháp phòng trị đối với bệnh nầy là không trồng dầy, không tưới quá đẫm
trong mùa khô, không tưới theo kiểu "rửa cây", vệ sinh vườn, bỏ các cành, lá, trái bệnh.
Có thể phun Benomyl, Copper Zinc, Copper B nồng độ 0,1-0,2%, hoặc Kasuran kết
hợp với Benlate-C nồng độ 0,1-0,2%, định kỳ 15 ngày/lần khi vừa đậu trái hoặc trong
các đợt đọt mới ra. Tăng cường bón phân kali.

* Mốc Hồng (Pink disease)

Do nấm Corticium salmonicolor Berk–Br, những sợi khuẩn ty nấm trắng bò lan
tạo thành những mảng màu hồng, tròn hay bất định trên vỏ cây. Đôi khi chỉ thấy các
mụt màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh bệnh sẽ bị khô
chết. Bệnh phát triển nặng trên vườn trồng dày.
Để phòng trị nên phun Rovral hay các loại thuốc gốc đồng nồng độ 0,15-0,2%.
Hằng năm có thể quét dung dịch Bordeaux 1% vào gốc. Tránh trồng dày, tỉa cành giúp
cây thông thoáng. Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh.
86

* Đốm đen trái (Black spot)

Do nấm Phoma citricarpa Mc Alp (Iuignardia citricarpa Kicly). Xuất hiện đốm
bệnh tròn khoảng 2-3 mm lõm vào vỏ trái, chung quanh có viền màu nâu, giữa tâm vết
bệnh có màu xám trắng, thường có các ổ nấm đen nhỏ như đầu kim. Thường trái dưới
bốn tháng tuổi dễ bị bệnh. Bào tử nấm lây lan chủ yếu nhờ nước.
Phòng trị bệnh nầy nên phun Benomyl, Mancozeb, Rovral hay các loại thuốc
gốc đồng nồng độ 0,1-0,2%. Vệ sinh vườn, quét dọn, loại bỏ lá, trái bị bệnh trong
vườn.

* Thán Thư (Anthracnose)

Do nấm Colletotrichum gleoosporioides (Pemz.) Saco; Glomerella cingulata


(Stonom.) Spaulo. Hiện tượng nầy xuất hiện trên lá có vết bệnh úng nước, từ màu đỏ
sậm chuyển sang nâu sáng và mang các ổ nấm màu hồng nhạt hay màu nâu ở tâm, viền
màu đỏ sậm. Cành non cũng bị nhiễm và bị héo. Trên hoa, có những vết úng nước ở
cánh hoa, sau đó bị thối. Trái non bị rụng để lại cuống và lá đài. Trái lớn cũng bị nhiễm
bệnh, đốm bệnh tròn, màu nâu, lõm vào vỏ trái.
Để phòng trị nên tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh, phun ngừa bằng Benomyl hay
các loại thuốc gốc đồng nồng độ 0,1-0,2% trước khi ra hoa, sau đó phun định kỳ 1
tuần/lần cho đến khi đậu trái.

* Mốc xanh trái

Do hai loài nấm: Penicillium digitatum và P. italicum. Vỏ trái bị úng nước, dễ


vỡ, đốm bệnh lan rộng ra nhanh chóng, trên vùng thối có mốc màu xanh lá cây (P.
digitatum) hay màu xanh da trời (P. italicum), phát triển dày đặc. Sau cùng trái hoàn
toàn bị thối và có mùi hôi. Nấm lây lan do bào tử bay trong không khí, xâm nhập trái
qua vết thương khi thu hoạch, sẹo cuống và cả vỏ trái qua túi tinh dầu.
Phun ngừa trước khi thu hoạch bằng Benomyl hay Topsin M nồng độ 0,5%.
hoặc Rovral 0,15% và khi thu hoạch tránh gây bầm dập. Vệ sinh kho vựa.

* Thối trái (Fruit rot)

Do nấm Diplodia natalensis. Trái thường bị thối từ sẹo cuống, vùng thối có
màu nâu sậm đến đen. Nấm lưu tồn trên các cành bệnh khô, phóng thích bào tử vào
không khí và xâm nhiễm vào cuống trái.
Phòng ngừa bệnh nầy cần cắt tỉa cành thường xuyên, hủy bỏ cành bệnh khô trên
cây. Phun lên cuống trái trước khi thu hoạch bằng Benomyl nồng độ 0,5%, sau khi thu
hoạch ngâm trái vào nước nóng khoảng 450C trong vòng 20 phút, tuy nhiên cần lưu ý
ảnh hưởng của nhiệt đến khả năng tồn trữ trái.
Còn có bệnh thối trái do nấm Alternaria citri. Nấm xâm nhiễm vào trái qua vết
thương, đốm bệnh nhỏ màu nâu, sau đó lan rộng khoảng 2-3 cm và biến dần sang màu
87

đen, trái rụng. Cần phun Rovral 0,1%, các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh
phàn-vôi.

5.6 Thu hoạch và tồn trữ

5.6.1 Thu hoạch

Tùy theo giống và hình thức nhân giống, loại cây mà sau khi trồng khoảng 2-4
năm thì cây cho trái. Đối với trái thì giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường,
trái sẽ được thu hoạch vào giai đoạn từ 6-10 tháng sau khi trổ hoa. Xác định thời điểm
chín khi có 25-50% diện tích vỏ chuyển sang màu vàng, tỷ lệ giữa độ Brix với lượng
acid trong trái thay đổi từ 7/1-10/1, hàm lượng dịch trái chiếm khoảng 50% trọng
lượng trái.
Thời gian hái trái tốt nhất trong ngày vào khoảng 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì
lúc này sương đã khô và trái mất độ trương, do đó giảm được sự tổn thương các tế bào
chứa tinh dầu ở vỏ (tạo những vết bầm ở trái sau khi thu hoạch). Mặt khác, không nên
hái sau khi mưa vì dễ gây thối trái. Nên thu hái bằng kéo nhằm tránh bầm dập. Khi
chuyên chở đi xa nên cắt bỏ cuống trái, lá để giảm xây sát và héo do bốc hơi nước
nhiều. Do yêu cầu thị trường cần phân loại trái và xử lý trái bằng hình thức bao giấy
mỏng hoặc xử lý hóa chất để tăng thời gian bảo quản và dễ vận chuyển đi xa.

5.6.2 Kỹ thuật treo trái

Trái cam chín được phun dung dịch 2,4-D nồng độ khoảng 20 ppm, kết hợp với
Gibberellic acid khoảng 10 ppm và KCl khoảng 0,2%, sẽ giúp treo trái trên cây được
khoảng 2 tháng. Neo trái đúng cách, trái vẫn có màu sắc đẹp và phẩm chất tốt với hàm
lượng vitamin C và đường cao hơn so bình thường. Cây vẫn cho năng suất tốt trong
năm sau nếu được chăm sóc thích hợp. Ở ĐBSCL, một số nông dân có áp dụng kỹ
thuật treo trái bằng cách bón thêm phân đạm và tưới nước thường xuyên trong giai
đoạn trái chín.

5.6.3 Phương pháp tạo màu vàng vỏ trái

Một số loại cam, chanh, quýt khi chín vỏ có màu vàng xanh, do đó có thể áp
dụng một vài phương pháp xử lý để tạo được màu vàng hoàn toàn ở vỏ trái. Loại bỏ
những trái hư xấu, cắt bỏ cuống, đặt trong phòng kín có Ethylene nồng độ 250-500
ppm liên tục trong 6-8 giờ, sau đó cho không khí vào để giảm bớt sự dư thừa khí CO2
(tạo ra do trái hô hấp), tiếp tục xử lý với Ethylene, thời gian xử lý tổng cộng là 36-38
giờ. Có thể dùng Acethylene với nồng độ 1.500-2.000 ppm để thay thế Ethylene. Việc
dùng khí đá (CaC2) với tỷ lệ 10 g cho mỗi dung tích chứa 20 lít cũng cho kết quả tốt.
Một cách khác là nhúng trái trong dung dịch Ethephon nồng độ 1.000 ppm trong 5 phút
rồi đặt trong phòng kín 6-7 ngày, vỏ trái sẽ chuyển sang màu vàng. Nhiệt độ thích hợp
trong khi xử lý là 25 độ C, với ẩm độ tương đối của không khí là 85-90% .
88

5.6.4 Tồn trữ

Tùy theo tính chất của từng loại trái mà có thời gian tồn trữ khác nhau, trong
điều kiện lạnh thích hợp sẽ kéo dài thời gian cất giữ. Nói chung là có thể tồn trữ bưởi,
cam lâu hơn chanh, quýt, hạnh. Yêu cầu về nhiệt độ và ẩm độ tương đối của không khí
khi bảo quản cam quýt được trình bày ở Bảng 5.7

Bảng 5.7 Nhiệt độ, Ẩm độ và thời gian tồn trữ của cam, quýt, bưởi, hạnh

Loài trồng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ tương đối Thời gian tồn trữ
của không khí (%) (tuần lễ)
Cam 5 88-92 5-6
Quýt, chanh 5-10 85-90 4-5
Bưởi 12 85-90 12
Hạnh 10 85-90 2-3
Chương 6

CÂY CHUỐI
(Musa spp.)

Cây chuối thuộc loài Musa, thân thảo (cỏ khổng lồ). Thân chính nằm dưới
đất còn gọi là thân ngầm mà ta gọi là củ, từ thân ngầm đẻ ra nhánh gọi là chồi mà ta
gọi là con chuối. Các bẹ lá được cấu tạo thành hình trôn ốc quyện chặt với nhau,
đây là loại thân giả. Hoa chuối xuất hiện trên thân giả giữa bẹ và cuống lá, chúc
xuống đất. Mỗi thân giả chỉ mang một buồng chuối, vòng đời của nó kết thúc khi
thu hoạch buồng. Chuối là loại cây sinh sản vô tính.

6.1 Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng

6.1.1 Giá trị

* Dinh dưỡng

Chuối là cây ăn trái nhiệt đới cung cấp nhiều năng lượng, chứa nhiều chất
đường bột, các loại vitamin….dễ tiêu hoá. Tuy nhiên chuối chứa ít protein, lipid
nên được dùng như một loại thức ăn bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Chuối còn là thức ăn tráng miệng, thức ăn dậm. Hiện nay trên thế giới có 1/2 sản
lượng chuối được dùng ăn tươi, 1/2 còn lại được sử dụng dưới dạng nấu chín và chế
biến thành các loại thực phẩm khác.

Bảng 6.1 Thành phần dinh dưỡng có trong chuối, tính trên 100g ăn được

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng


Nước 79,2 g Sắt 1,3 mg
Protein 1,8 g Sodium 18,0 mg
Lipid 0,2 g Potassium 435,0 mg
Glucid 18,0 g Vitamin A 80,0 UI
Cellulose 0,2 g riboflavin 0,04 mg
Tro 0,8 g Niacin 0,6 mg
calcium 10,0 mg Vitamin C 8,0 mg
Phosphorus 24,0 mg Năng lượng 72,0 calo

* Công dụng

Trên thế giới, chuối được tiêu thụ dưới hai dạng là dùng để ăn tươi và chuối
nấu làm thực phẩm chính ở một vài quốc gia Phi Châu. Ngoài ra, chuối còn được
dùng chế biến thành các dạng thực phẩm khác như bột chuối, kem ướp lạnh, bánh,
mứt, kẹo, chuối khô, làm rượu, làm giấm hoặc trích lấy tinh dầu...Chuối còn dùng
90

làm thức ăn gia súc. Lấy sáp ở các giống chuối rừng (thuộc loài Acuminata), lấy sợi
ở giống Musa textilis (chuối sợi Abaca),...

6.1.2 Nguồn gốc

Truyền thuyết về lịch sử cây chuối được cho là xuất phát từ vườn của Eden
(Paradise, thiên đường), do đó tên Musa paradisiaca có nghĩa là "trái của thiên
đường" (fruit of paradise). Từ "táo của thiên đường" (apple of paradise) hay "trái vả
của Adam" (Adam's fig) được gọi đầu tiên cho đến khi được thay thế bằng từ
"banana", bởi những người thuộc bộ tộc African Congo. Từ "banana" dường như
được dùng để chỉ chuối dùng ăn tươi, còn từ "plantain" dùng để chỉ chuối được nấu
chín để ăn, tuy nhiên hiện nay việc phân biệt các từ nầy không còn khác biệt rõ.
Chuối là loại cây ăn trái ở vùng nhiệt đới, được trồng khắp Ấn Độ, phía Nam
Trung Quốc, Philippines, Mã Lai... các nước thuộc Đông Phi, Tây Phi, Châu Mỹ...
Các loài hoang dại được tìm thấy rất nhiều ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á.
Nhiều tác giả cho rằng chính từ đây chuối được phát tán đến các nơi trên thế giới.

6.1.3 Phân loại và giống trồng

Cây chuối thuộc bộ Scitaminales, họ Musaceae, họ phụ Musoidae. Trước


đây, theo Linné, chuối trồng trọt được chia thành các nhóm:
- Musa sapientum L. chỉ nhóm chuối trái chín ngọt, ăn tươi.
- Musa parasidiaca L. chỉ nhóm chuối khi chín phải nấu mới ăn được.
- Musa corniculata Rumph. là giống chuối Tá-quạ, trái rất to, dài, thường
được nấu chín để ăn. Buồng có ít nải, trổ hết hoa trên buồng, không còn
bắp chuối như các giống thông thường.
- Musa sinensis (Musa cavendish, Musa nana) chỉ nhóm chuối già lùn.
Cheesman (1948) đã phân biệt hai nguồn gốc chính của các giống chuối
trồng trọt là Musa acuminata Colla và Musa balbisiana Colla. Trong tộc phụ
Musoidae có 2 giống là Ensete và Musa (Bảng 6.2).
- Giống Ensete. Có khoảng 7-8 loài, các loài trong giống nầy là dạng
hoang dại ở Châu Phi, cũng có vài loài ở Châu Á nhiệt đới. Đó là những
cây rất giống chuối về bộ lá nhưng thân ngầm không đẻ nhánh, ít nhất là
trong điều kiện tự nhiên. Các loài nầy chỉ sinh sản bằng hột. Theo
Simmonds (1982), các loài trong giống Ensete có lá bắc và hoa dính liền
với nhau vào cuống buồng, trong khi đó các loài thuộc giống Musa thì lá
bắc và hoa có thể rụng độc lập.
- Giống Musa. Gồm các loài sinh sản bằng hột và các loài trồng có trái
không hột. Các loài sinh sản bằng hột được biết nhiều ở Ấn Độ, Nepal,
Miến Điện, bán đảo Đông Dương, Mã Lai, Indonesia, Philippines, Tân
Guinea và vài quần đảo phía Đông Thái Bình Dương. Các loài sinh sản
bằng hột được xếp vào 2 nhóm:

Bảng 6.2 Đặc điểm của hai loại giống Ensete và Musa
91

Giống Số nhiễm Chi Phân bố Số Sử dụng


sắt thể loài
Ensete 9 Tây Phi đến Tân Guinea 7-8 Sợi, rau

Musa 10 Australimusa Queenland đến Phi Luật 5-6 Sợi, trái


Tân
10 Callimusa Đông Dương và 5-6 Cây cảnh
Indonesia
11 Rhodochlamys Ấn Độ đến Đông Dương 5-6 Cây cảnh

11 Eumusa Nam Ấn Độ đến Nhật và 9-10 Trái, sợi,


Samoa rau

Nhóm 1: có số nhiễm sắc thể 2n= 20, gồm 2 chi:


- Chi Australimusa: gồm 5-6 loài có hột hơi tròn, lép, trong chi nầy
chỉ có một loài có giá trị kinh tế là Musa textilis, có nguồn gốc ở
Philippines, trồng để lấy sợi. Một số loài trong chi nầy, trái có màu
sặc sỡ.
- Chi Callimusa: gồm 5-6 loài, nhỏ cây, phát hoa mọc đứng, thường
gặp ở Mã Lai, Indonesia và Đông Dương, chỉ có giá trị về mặt
nghiên cứu.
Nhóm 2: có số nhiễm sắc thể 2n=22, điểm khác biệt với nhóm 1 là lá bắc có
gân dọc phía ngoài và nổi sáp màu xanh lục, nhóm nầy có 2 chi:
- Chi Rhodochlamys: gồm 5-6 loài, phát hoa mọc đứng và có rất ít
hoa trong mỗi lá bắc.
- Chi Eumusa: có khoảng 9-10 loài, đây là chi quan trọng.
Các loài trong chi nầy có phát hoa mọc ít nhiều cụp xuống, ngang hay hơi
ngang, buồng thỏng nghiêng hay đứng, có trái nhiều ở mỗi nải và xếp thành 2 hàng.
Theo các nghiên cứu về nhiễm sắc thể và di truyền thì các thứ chuối trồng là tạp
chủng giữa Musa acuminata và Musa balbisiana. Cả 2 loài đều là thành viên của
chi Eumusa.
Chuối acuminata thân nhỏ, mảnh khảnh cao độ 3-4 m, mọc thành bụi nhiều
cây và trái cho hột gieo mọc được. Chuối balbisiana thì thân cao to hơn, thân xanh,
trái to nhưng ngắn hơn. Chuối ăn được thuộc chi Eumusa có 22, 33 hoặc 44 nhiễm
thể, số nhiễm thể căn bản trong chi nầy là n = 11, vì vậy gọi là lưỡng bội, tam bội
và tứ bội, trong đó tam bội chiếm đa số và tứ bội rất hiếm.

* Phân loại chuối trồng theo đặc điểm ngoại hình


92

Từ năm 1955, Simmonds và Shepherd đã dựa vào số điểm đánh giá 15 đặc
điểm ngoại hình của chuối để qui định mức độ lai của các giống trồng trọt đối với 2
dòng M. acuminata và M. balbisiana (Bảng 6.3 và Hình 6.1).

Bảng 6.3 Phân loại chuối theo các đặc điểm ngoại hình.

Đặc điểm M. Acuminata M. Balbisiana


1. Màu thân giả Nhiều màu nâu hoặc đốm Đốm ít hoặc không có
đen.
2. Rãnh cuống lá Mép thẳng hoặc bè ra với Bờ mép khép chung quanh,
những cánh phía dưới, không có cánh phía dưới,
không ôm siết thân giả ôm siết thân giả
3. Cùi buồng Thường có lông tơ Nhẵn.
4. Cuống trái Ngắn Dài
5. Noãn sào Hai hàng đều nhau ở mỗi Bốn hàng bất thường ở mỗi
ngăn ngăn
6. Bờ vai lá mo Có tỷ số <0,28 Thường >0,30
7. Sự cuống lá mo Lá mo phản chiếu, cuốn tròn Lá mo nâng lên, nhưng
khi mở ra không cuốn
8. Hình dạng lá mo Mũi giáo hoặc trứng hẹp, Hình trứng rộng, nhọn ít
nhọn nhiều từ bờ vai
9. Đỉnh lá mo Nhọn Tù
10. Màu sắc lá mo Đỏ, đỏ thẩm mờ hoặc vàng Bên ngoài đỏ tía-nâu nhạt
bên ngoài, bên trong màu rõ, bên trong đỏ thẩm sáng
hồng, đỏ thẩm đục hoặc
vàng.
11. Phai nhạt màu bên Bên trong phai nhạt đến Bên trong màu không phai
trong lá mo vàng nhạt màu
12. Vết thẹo lá mo Lồi lên Ít khi lồi
13. Phiến hoa tự do của Gợn sóng bên dưới đỉnh Ít khi gợn sóng
hoa đực
14. Màu hoa đực Kem trắng Pha màu hồng
15. Màu nướm nhụy Cam hoặc vàng nhiều Kem, vàng nhạt hoặc hồng
nhạt

Cách tính điểm:


- Nếu đồng ý một đặc điểm của loài M. acuminata thì ghi 1 điểm.
- Nếu đồng ý một đặc điểm của loài M. balbisiana thì ghi 5 điểm
- Các đặc điểm trung gian được ghi là 2, 3 hoặc 4, tùy theo mức độ biểu hiện.
Phân loại:
- Số điểm: 15-24 là thuộc loài M. acuminata, gồm có lưỡng bội AA, tam bội
AAA, tứ bội AAAA.
- Số điểm từ 25 trở đi là các loài lai giữa M.acuminata và M. balbisiana.
93

Từ 25-44: tam bội AAB.


Từ 45-54: lưỡng bội AB.
Từ 55-64: tam bội ABB.
Từ 65-74: tứ bội ABBB.

Hình 6.1 Minh họa cho Bảng 6.3: M. acuminata bên trái,
M. balbisiana bên phải.

* Phân loại chuối trồng ở Việt Nam theo di truyền

Vào năm 1967-1968, Vakili đã dựa theo Simmonds để phân loại các giống
chuối trồng trọt ở Việt Nam trên căn bản di truyền như sau (Tôn Thất Trình, 1973):
- Nhóm AA (luỡng bội): chuối có lá vàng lục, trái ngắn, vỏ mỏng, thịt trái
rất ngọt. Gồm có Ba Thơm, Cau Trắng, Móng Chim, Già Dẻo (còn gọi là
Xi-mon, Cổ Đỏng), Trăm Nải, chuối Rừng, chuối Thượng, chuối Chà,
chuối Tiêu.
94

- Nhóm AAA (tam bội): gồm Già Cui, Già Hương, Già Lùn, Nanh Heo,
chuối Cau, chuối Lửa, La Bà, Mật Mọi, Cơm.
- Nhóm ABB (tam bội): gồm chuối Xiêm (chuối Sứ), chuối Lá, chuối
Dong, chuối Lá Mật, chuối Bom (chuối Chà), Chà To.
- Nhóm AAB (tam bội): gồm chuối Tá Quạ (Tá Hỏa), chuối Mật.
- Nhóm BB (lưỡng bội): chuối Hột.

* Các giống chuối trồng ở Việt Nam

♦ Nhóm chuối già

- Già Lùn: trái cong và còn xanh khi chín, chóp trái hình cổ chai
ngắn, đầu trái bằng phẳng. Quày ít lông hay lông trung bình, dạng
hình nón cụt, cuống quày còn sót nhiều lá mo chưa rụng hết.
- Già Hương: trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái lõm vô rõ
rệt. Quày có ít lông hay trung bình, hình lăng trụ, cuống quày
không có mo khô vì rụng hết. Vòi noãn khô cũng rụng hết.
- Già Cui: trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái bằng phẳng
hay hơi lõm vô. Quày ít lông hay trung bình, quày hơi có hình nón
cụt vì có một nải mọc xa ra. Mo khô không rụng hết ở quày nhưng
còn lại ít hơn già lùn. Vòi noãn khô còn sót ở trái.

♦ Nhóm chuối Cau

- Cau Mẳn: trái tròn nhưng thẳng, có vỏ láng bóng và màu vàng khi
chín, trái rất nhỏ và ngắn. Quày ít lông hay lông trung bình.
- Cau Quảng: giống như Cau Mẳn, nhưng trái dài và lớn hơn.
- Cau Tây (Bom): giống như Cau Mẳn, nhưng lớn hơn cả Cau
Quảng.

♦ Nhóm chuối Xiêm

- Chuối Xiêm Đen: trái ít cạnh, đầu trái lồi, trái hơi ngắn, kích thước
trung bình, cuống hơi ngắn khoảng 2,5 cm, chóp trái hình cổ chai.
Vỏ trái chín có đốm mốc. Quày không lông. Vòi noãn khô rụng
gần hết.
- Chuối Xiêm Trắng: trái ít cạnh, đầu trái lồi, trái dài hơn và lớn hơn
Xiêm Đen, cuống trái dài khoảng 4 cm, chóp hình cổ chai dài. Vỏ
trái chín có màu lợt hơn Xiêm Đen, không đốm mốc. Quày không
lông. Vòi noãn khô rụng gần hết.
♦ Các loại chuối khác

- Chuối Ximon: ruột trái màu hồng khi còn non, vỏ vàng trắng lợt
khi chín và ăn có vị chua.
95

- Chuối Ngự (Dong): trái có cạnh to, trái thẳng và lớn, đầu trái hơi
lồi một chút. Quày không lông. Vòi noãn khô còn sót nhiều ở trái.

* Một số đặc tính giống chuối già có khả năng xuất khẩu

♦ Già Cui (trồng trong điều kiện Tân Phong, Tiền Giang)

Thân cao khoảng từ 2-2.5 m, đường kính thân khoảng 16-18 cm. Bẹ tím
hồng có vệt đen, tỷ lệ kích thước lá L/l = 2,2-2,3 (L là chiều dài và l là chiều rộng
lá). Chu kỳ sinh trưởng của cây ngắn, từ khi trồng đến khi trổ buồng là 9-9,5 tháng.
Quày hình nón cụt, nải thứ nhất mọc xa cuống quày. Mỗi nải có từ 14-20 trái (nải
nhất đến 20 trái) và mỗi trái nặng 120-180 g. Mỗi nải nặng từ 1,17 kg đến 3,6 kg. Ở
Thủ Đức, mỗi quày nặng trung bình 19,8 kg. Năng suất trung bình 19,8 t/ha (mật độ
1000 cây/ha). Năng suất nầy còn tương đối thấp so với nước ngoài. Chuối già cui
Tân Phong có nhiều đặc tính thực vật của giống Grande Naine theo hình thể quày,
mo còn sót lại ở cuống quày khi trổ hết nải đực, vòi noãn khô cũng còn sót lại. Tuy
nhiên, cuống ở trên bắp lại cong như Poyo, thay vì thẳng như Grande Naine (Tôn
Thất Trình,1973).

♦ Già Cui (trồng ở điều kiện Cần Thơ)

Theo cách mô tả cuả GS Tôn Thất Trình thì loại cây nầy có thân màu hồng
lợt trong bẹ, nhưng bên ngoài thì gồm hai loại: loại bẹ có vệt đen và loại bẹ có vết
tím hồng. Cây cao 2,5-3,1 m, đường kính gốc từ 22-30 cm, kích thước lá L/l =
2,80-2,86. Quày hình nón cụt, trái hình cổ chai rõ rệt, bắp có sọc xám nhạt và lẫn
màu tím, mo cong còn sót lại ở cuống quày, vòi noãn còn sót ở trái khi đốn quày,
cuống trên bắp cong. Mỗi quày có 7-9 nải.

♦ Già Lùn (trồng ở điều kiện Thủ Đức)

Thân màu hồng lợt có sọc trắng, có vệt đen phiá trên bẹ, thân chỉ cao 1.6 m
và có đường kính ở gốc lớn 20-25 cm. Kích thước lá L/l = 2,2-2,3 và đặc biệt là
mép cuống rất rộng, khoảng 5,5 cm so với 3,5 cm ở Già Cui. Cây trổ hơi sớm hơn
Già Cui 1-2 tuần. Quày hình nón trung bình. Đầu trái bằng phẳng, chóp trái hình cổ
chai ngắn hơn Già Cui. Số nải có thể từ 9-10 nải. Nải nhất có đến 24 trái. Trái lớn
hơn Già Cui ở điều kiện tương tự và nặng từ 150-200 g/trái. Ở đất tốt, trái Già Lùn
còn to, nặng hơn nữa và số trái ở nải nhất trên 30 trái. Trái cong hơn các loại chuối
Già khác. Già Lùn hay Ba Lùn (tên gọi ở miền Trung) thích hợp ở vùng cao
nguyên, miền Trung vì chịu đựng lạnh giỏi hơn các giống chuối Già khác (Tôn Thất
Trình,1973).
* Các giống chuối có triển vọng trên thế giới

Người ta thường cho giống chuối Gros Michel là chuối Già Hương, chuối
Grande Naine hay Poyo (Robusta) là chuối Già Cui và chuối Naine là chuối Già
96

Lùn. Trong thực tế thì các giống chuối trên hoàn toàn không giống hẳn với các
giống chuối Già Cui ở Việt Nam.
Các giống chuối trồng xuất khẩu hiện nay trên thế giới gồm có (Bảng 6.4):
- Gros Michel: có nguồn gốc ở Việt Nam, Mã Lai.
- Lacatan: là chuối thân cao nhất của nhóm Cavendish.
- Poyo: còn gọi là chuối Robusta, Tall Mons Mari, Valery.
- Grande Naine: còn gọi là Giant Cavendish, Mons Mari.
- Naine: còn gọi là Dwarf Cavendish, Cavendish, Petite Naine.

6.2 Đặc tính thực vật của cây chuối

6.2.1 Hệ thống rễ

Rễ sơ cấp của cây con trồng bằng hột thường chết sớm và được thay thế
bằng hệ thống rễ hữu hiệu. Cây chuối con trồng bằng củ có hệ thống rễ hữu hiệu
ngay từ những rễ đầu tiên. Các rễ cái thường mọc thành từng nhóm 3-4 rễ ở bề mặt
trục trung tâm của củ chuối, trước tiên có màu trắng và hơi mềm, sau đó trở nên
cứng. Đường kính rễ cái từ 5-10 mm.
Trong suốt thời gian phát triển, số lượng rễ thay đổi tùy theo tình trạng sinh
trưởng của cây, củ chuối mạnh có khoảng 200 đến 300 rễ cái đã tượng hay đã dài
quá củ. Một cây chuối đang sống có tối đa là 500 rễ cái, lúc trổ buồng chỉ còn
khoảng 200-300 rễ cái còn sống ở cây mẹ. Từ lúc trồng đến khi chết cây chuối có
tổng cộng khoảng 600-800 rễ cái.
Trong điều kiện thuận lợi, mỗi ngày rễ cái có thể vươn dài 2-4,2 cm. Chúng
thường mọc nhiều ở phần trên của củ, dưới một chút chỗ tiếp giáp với bẹ lá. Từ vị
trí nầy chúng phát triển theo hướng nằm ngang trong tầng đất mặt, các rễ cái mọc ra
ở phần dưới của củ thường có khuynh hướng mọc theo chiều thẳng đứng. Tuy
nhiên không có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 loại rễ này. Rễ cái có thể phát triển dài
5-10 m và sâu 75 cm, đôi khi mọc sâu xuống trên 1,2 m. Rễ cái mọc nhiều nhất từ
tháng thứ 5 sau khi trồng.
117

Bảng 6.4 Đặc tính một số giống chuối trồng xuất khẩu ở nước ngoài.

Đặc điểm Gros Michel Lacatan Poyo Grande Naine Naine


1. Chiều cao thân giả 4-8 m 4-6 m Thấp hơn 2,5-2,75 m 1,8-2,1m
2. Màu bẹ lá Xanh lợt có vài Màu xanh có - Màu xanh có -
vết hồng nhuộm hồng nâu nhuộm hồng nâu
3. Phiến lá
- Dài 4m 3m 2,08-2,34 m 1,64 m 1,76 m
- Rộng 1,1 m 0,8 m 0,78-0,82 m 0,72 m 0,78 m
- Tỷ số L/l 3,65 3,6-3,8 2,6-2,9 2,3 2,0
4. Hình dạng buồng Trụ Trụ Trụ Nón cụt Nón cụt
5. Trái
- Số nải/buồng 10-14 - - - -
- Số trái/nải 16-22 - - - -
- Hàng phía trong nải 3/4 thẳng 3/4 thẳng 1/2 thẳng 1/3 thẳng Cong
nhất
- Chóp trái Cổ chai Tròn Tròn Tròn Tròn
- Cuống trái To Nhỏ Nhỏ Trung bình Trung bình
6. Chu kỳ sinh trưởng (tháng) 13-15 13-14 Ngắn 11 11
7. Chống chịu Dễ nhiễm bệnh Kháng bệnh Tương đối Chịu lạnh khá -
Panama Panama kháng tốt
Chịu hạn kém Dễ đổ ngã bệnh Panama Ít đổ ngã
Dễ thối quày Rất dễ nhiễm
khi tồn trữ bệnh Sigatoka
98

Từ các rễ cái sẽ mọc ra nhiều rễ nhánh ngang có đường kính nhỏ hơn rễ cái, từ
1-2 mm, dài tối đa khoảng 15 cm, mỗi ngày vươn dài khoảng 1-2 cm. Rễ nhánh ngang
có nhiều rễ lông để hút nước và dưỡng liệu nuôi cây, nên thường được gọi là rễ dinh
dưỡng. Rễ nhánh ngang thường mọc cạn trong tầng đất từ 15-30 cm và mọc ở phần
cuối của rễ cái, vì vậy khi bón phân không nên bón gần gốc.

6.2.2 Cấu tạo của thân chuối

Củ chuối hay còn gọi là thân thật nằm dưới mặt đất, khi phát triển đầy đủ có thể
rộng đến 30 cm (ở giống Gros Michel). Phần bên ngoài chung quanh củ chuối được
bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá có dạng tròn. Ở đáy mỗi bẹ lá đều có một chồi mầm
nhưng chỉ có các chồi ở từ phần giữa củ đến ngọn củ là phát triển được, có khuynh
hướng mọc trồi dần lên. Các sẹo bẹ lá mọc rất gần nhau làm thành khoảng cách lóng
rất ngắn. Phần mô phân sinh ở ngọn củ cho ra các lá chuối ngay từ khi cây còn nhỏ.
Khi cây trưởng thành, điểm tăng trưởng ở củ chuối chuyển dạng thành một phát hoa.
Trước tiên là làm hẹp thân thật từ 30 cm nhỏ lại còn 5-8 cm sau đó vươn dài ra khỏi
thân giả cùng với một phát hoa.
Phần bên trong củ chuối có 2 vùng chính là trục trung tâm và vỏ củ, rễ chuối
phát sinh từ hệ thống mạch tiếp giáp giữa vỏ củ và trục trung tâm (Hình 6.2).
Sau khi tách khỏi cây mẹ, củ chuối phát triển theo chiều ngang ít đi, các chồi
mầm nhanh chóng phát triển lên khỏi mặt đất thành lập một thân mới gọi là thân giả.
Thân giả cao từ 2-8 m tùy giống, được hình thành do các bẹ lá ốp sát vào nhau. Màu
sắc thân giả thay đổi tùy giống.

Hình 6.2 Cấu tạo của thân chuối cắt dọc. sh - bẹ chuối; gp - điểm sinh trưởng;
C - võ; cc - trung trụ; ri - mầm rễ; r - rễ; plt - vết lá; cb - bó mạch.
6.2.3 Chồi
99

Các cây chuối con lúc mới mọc thì thẳng góc với thân thật (củ chuối), sau đó
mới ngóc đầu lên. Khi thân cây con cao được 0,6-0,8 m thì phần dính với củ teo lại.
Cây mẹ có ảnh hưởng cản sức lớn của các phiến lá trên cây chuối con, do đó các lá đầu
tiên của cây con thường có phiến rất nhỏ, còn gân chính rất to, mà ta gọi là lá dinh
dưỡng đầu tiên, hay còn gọi là "chồi lá lưỡi mác". Khi tách cây con ra khỏi gốc cây
mẹ, các lá mọc sau sẽ có phiến lá xanh rõ rệt. Những cây con cao 15-30 cm mà đã có
phiến lá xanh thường là những cây đã tách rời gốc mẹ quá sớm, mất sự ngăn cản cũng
như sự nuôi dưỡng của cây mẹ, gọi là “chồi lá bàng". Chồi vừa ló ra khỏi mặt đất gọi
là "ngó". Ngó chỉ có lá vảy.

6.2.4 Bẹ và lá

Theo Champion (1961) từ khi trồng đến khi thu hoạch, cây chuối mọc ra chừng
25 đến 35 lá có phiến. Theo Summerville (1944), chuối trồng từ chồi lá lưỡi mác cho
ra độ 10 lá với phiến chỉ rộng 5 cm, sau đó mới có 35-40 lá phiến lớn. Nếu tính luôn 10
lá vảy, lá lưỡi mác trước đó, thì một cây chuối có tổng cộng khoảng 60-70 lá. Các loại
lá trên cây gồm có: (a) Lá vảy: mọc trên chồi lúc còn nhỏ, chỉ có bẹ và gân lá; (b)Lá
mác: lá có bẹ với phiến lá rất nhỏ, hình lưỡi mác; (c) Lá mo (lá bắc): mọc trên phát hoa
(cùi buồng) và trên buồng hoa (bắp chuối); (d) Lá cờ: chỉ có một lá cờ, xuất hiện báo
hiệu cây sắp trổ hoa, phiến lá to, ngắn, cuống lá rất rộng; (đ) Lá bàng: là loại lá chính
của cây, cấu tạo gồm bẹ lá, cuống lá, phiến lá với gân chính và các gân phụ; và (e) Đọt
xì gà: là giai đoạn phiến lá chưa nở ra, vẫn còn cuộn tròn lại.

* Bẹ lá

Từ thân thật, bẹ lá mọc thẳng góc với mặt đất. Cắt ngang bẹ thấy có dạng hình
lưỡi liềm, giữa phình to 2-3 cm, mỏng dần về 2 bên. Trong bẹ có những lỗ rổng to
chứa đầy không khí, chiếm gần hết diện tích với các vách ngăn và các bó libe gỗ.
Trong thời gian sinh trưởng, mỗi ngày bẹ lá dài thêm 30 cm. Khi bẹ lá phía ngoài già,
sẽ bị các bẹ non bên trong nong ra, nên thân bẹ càng mở rộng. Trên thân giả, các bẹ lá
xếp thành vòng xoắn ốc, chênh nhau một góc từ 150-170 độ. Chân bẹ mở rộng bao
quanh củ, khi chết để lại sẹo bị suberin hoá.
Ngoài việc đếm lá còn xanh để biết chuối mọc tốt hay xấu, việc quan sát các bẹ
chuối mà phiến lá đã khô sẽ biết chuối mọc mạnh hay yếu. Ở các cây chuối mọc mạnh
thì các bẹ nầy có khuynh hướng tách nghiêng ra khỏi thân giả, bẹ dính sát vào thân khi
cây mọc yếu. Bẹ lá thường sống lâu hơn phiến lá.

* Phiến lá
100

Phiến lá rất rộng, đối xứng ở hai bên gân chính, có dạng hình trứng kéo dài.
Phiến lá dầy 0,35-1 mm, có các gân phụ song song nhau và thẳng góc gân chính. Tùy
giống mà gân phụ nổi rõ lên hay không. Trước khi trổ, lá chuối cuốn lại còn gọi là đọt
xì gà, khi trổ thì phiến bên trái mở ra trước. Khi nhiệt độ >25oC với đầy đủ nước và
dưỡng liệu, đọt xì gà có thể vươn dài 17 cm/ngày, (phát triển mạnh nhất vào ban đêm).
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì khoảng 5-9 ngày sẽ nở một lá (giống Naine và
Poyo), 8-11 ngày ở giống Gros Michel. Nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian nở lá, ở
nhiệt độ <16oC thì lá không nở được, ở 20-25oC thì nở chậm nên lá thường mọc sít sát
vào nhau, ở >25oC lá nở bình thường.
Kích thước phiến lá, hay tỷ số chiều dài/chiều rộng lá (L/l) được dùng để qui
định một số giống chuối Già trồng trọt. Chiều dài phiến lá thường thay đổi nhiều hơn
chiều rộng. Kích thước phiến lá còn tùy thuộc các thời kỳ tăng trưởng của cây chuối,
chất dinh dưỡng, các yếu tố khí hậu (nhất là nhiệt độ).
Một số lá trưởng thành xong một thời gian thì chết. Một cây chuối đang phát
triển tốt, thường có khoảng 10-15 lá bàng, trong đó 4-5 lá trên ngọn là quang hợp
mạnh nhất. Nếu chuối mọc thật tốt thì có thể có 20 lá bàng. Khi quày sắp chín thì số lá
bàng còn độ 6-8 lá trên cây. Như vậy, khi chưa có buồng, một cây chuối cần khoảng 10
lá xanh mới xem là sinh trưởng tạm được. Ở nước ta, chuối trồng ít khi đạt được số lá
nói trên vì mức độ thâm canh thường thấp, sâu bệnh nhiều...

* Cuống lá

Khi quan sát ta thấy đỉnh bẹ hẹp dần và dầy lên tạo thành cuống lá, các bó sợi
trong bẹ xếp chặt hơn nhưng vẫn còn các lỗ thông khí. Cuống lá thường dai chắc để
mang phiến lá. Đối với cuống lá thì hễ càng mọc sau càng dài và to hơn. Khoảng cách
giữa cuống lá và thân giả gọi là lóng giả (Hình 6.3), lóng càng ngắn biểu hiện chỉ thị
sức tăng trưởng của cây kém.

* Gân chính

Xuất phát từ đầu cuống lá kéo dài và nhỏ dần đến tận chóp nhọn mép lá, mang
phiến lá 2 bên. Ở phần gân chính có 1 tầng tế bào đặc biệt để trương nước. Chuối thiếu
nước thì sẽ héo và phiến lá cuốn cong vào ở tầng nầy để giảm bớt sự thoát hơi nước.

* Khí khổng

Ở mặt dưới phiến lá thường nhiều gấp 5 lần mặt trên. Ở giống Gros Michel, mặt
dưới phiến lá chứa 220 khí khổng/mm2, mặt trên là 50. Mức độ thoát hơi nước hay
quang tổng hợp ở mặt dưới lớn hơn mặt trên 4 đến 8 lần. Việc đếm số khí khổng ở lá
chuối giúp phân biệt được giống chuối trồng là lưỡng bội, tam bội hay tứ bội. Giống
lưỡng bội thường mọc yếu hơn.
101

Hình 6.3 Lóng dài trên thân giả chỉ thị chuối tăng trưởng tốt

Summreville (1994) chia thời kỳ tăng trưởng của giống chuối Gros Michel ra
làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn độ 3 tháng. Ở giai đoạn đầu, kích thước lá lớn nhỏ tùy
theo mức độ cung cấp dinh dưỡng trong đất. Ở giai đoạn sau, kích thước lá tùy thuộc
khí hậu, chất dinh dưỡng không còn tác dụng nhiều trên sự phát triển của lá nữa. Chính
nhiệt độ và vũ lượng là 2 yếu tố chính để quyết định sự phát triển lá ở giai đoạn sau.
Nhận xét nầy rất quan trọng trong việc bón phân giúp cho lá phát triển tốt giai đoạn
đầu. Các nghiên cứu trên chuối Poyo cho thấy, các lá ở giai đoạn đầu có tác dụng giúp
củ chuối lớn thêm. Vào thời điểm có lá thứ 8 đến lá thứ 10 thì lá chuối có nhiệm vụ
nuôi buồng.
Trong điều kiện nhiệt đới, ở giống Naine và Poyo, trung bình một tuần lễ có
một lá sẽ nở hoàn toàn. Ở giống Gros Michel là 8-11 ngày. Nhiệt độ thích hợp để lá nở
là từ trên 25oC, nếu nhiệt độ từ 20-25oC thì lá mọc chậm. Thời gian một lá chuối sống
từ khi nở đến khi khô là 100 đến 200 ngày tùy điều kiện dinh dưỡng và sâu bệnh.

6.2.5 Cấu tạo của hoa và trái

* Hoa chuối
102

♦ Thời kỳ tượng buồng hoa

Việc tượng buồng ở chuối được bắt đầu từ sự chuyển dạng của vòm tăng trưởng
trên củ chuối. Ở giống chuối Naine, khi có lá thứ 11 xuất hiện bên trong thân giả thì
thấy được vòm tăng trưởng tượng buồng bằng kính lúp. Nghĩa là khi cây chuối xuất
hiện lá thứ 11 thì vòm tăng trưởng chuyển sang sinh sản.
Theo Alexandrowicz (1955), biểu thị đầu tiên là đỉnh của vòm tăng trưởng có
hình chóp, chứng tỏ thân củ đang vươn lên rất nhanh, mỗi ngày có thể dài 8 cm. Hình
thái bên ngoài của cây hầu như không thay đổi, nhưng nếu đo thật chính xác thì thấy
các phiến lá mọc ra trong khoảng thời gian nầy tương đối dài hơn các lá ra trước đó, có
thể là do sự vươn dài của trụ trung tâm. Trên chuối Poyo, sự phát triển kín của buồng
hoa khoảng 100 ngày. Trong suốt thời gian đó, những hoa nguyên thủy phân hóa
không ngừng và bắt đầu phát triển, đồng thời thân mang buồng hoa tận cùng dài ra để
thoát ra khỏi những lá cuối cùng. Lá cuối cùng ngắn, rộng với gân lá trung tâm khuyết
và rộng ra, lá nầy báo hiệu những bẹ không mang hoa nhú ra tiếp theo đó (lá mo),
những bẹ nầy có dạng hình trứng, nhọn mũi, có gân dọc, màu vàng đến đỏ tím có nổi
sáp ở mặt ngoài, sau đó héo và rụng sớm (Champion, 1963). Ở giống Lacatan, thời
gian để thân thật vươn dài đẩy phát hoa ra khỏi thân giả kéo dài khoảng 1 tháng.

♦ Thời kỳ trổ buồng

Khi thân thật đẩy phát hoa ra khỏi thân giả gọi là trổ buồng. Ở thời kỳ nầy thân
thật tiếp tục dài ra thêm, đường kính nhỏ dần, lúc đầu mầm hoa phải dùng lực đẩy để
vươn lên, biểu hiện rõ khi đầu thân giả phình to mà ta gọi là hiện tượng ra hoa. Lúc
nầy hoa cái (hình thành trái) không tượng ra nữa và chỉ tượng hoa đực mà thôi, đồng
thời phiến lá mọc ra trong lúc nầy hẹp đi và trái bắt đầu phát triển. Ở một số giống
trồng trọt thân nhỏ, có thể thấy thân giả hơi phình ra và đoán được là cây sắp trổ
buồng. Từ khi trổ buồng đến khi trái chín trung bình là 3 tháng. Nếu trời khô hạn thì sẽ
kéo dài ra hơn nữa, từ 150-200 ngày.

♦ Buồng hoa

Buồng hoa là một phát hoa. Trên buồng, hoa mọc thành từng chùm (nải hoa)
trên chóp của thân thật, theo đường xoắn ốc. Những chùm mọc sau có số hoa ít dần và
kích thước cũng nhỏ đi. Khi điểm sinh trưởng cho ra một số chùm hoa cái thì có sự
thay đổi khá đột ngột, số lượng hormone cái đã cạn, khi đó, có sự xuất hiện những
chùm hoa đực với số lượng thường rất nhiều. Trên mỗi chùm có 2 hàng hoa, phát triển
từ phải sang trái luân phiên nhau.
Hoa cái có nướm và vòi nhụy lớn, cánh hoa thường có màu trắng chia thành 5
khía ở đỉnh, nhị đực không có túi phấn. Hoa đực, có noãn sào thoái hóa, vòi nhụy nhỏ
và nhị đực có bao phấn, nhưng ở các giống trồng thì ít khi bao phấn chứa phấn hoa.
103

Một ngày sau khi nở, hoa đực rụng. Hoa cái không có tầng tế bào rụng ở đáy noãn sào
nên không rụng. Đầu nướm nhụy cái có mật hoa để thu hút ong, bướm, kiến... Đôi khi
người ta còn phân biệt hoa lưỡng tính, có noãn sào nhỏ nhưng không hình thành trái
được.
Cách thức bắp chuối mọc chỉ lên trời, mọc ngang hay mọc thòng xuống đất
được dùng để xếp loại các giống chuối trồng trọt (Hình 6.4). Thông thường, khi mới
nở hoa hướng lên trên nhưng trong 1-2 ngày sau thì quay xuống đất.
Ở các giống chuối trồng trọt, những chùm hoa ở gần cuống bắp chuối là những
hoa cái, còn những chùm mọc sau là những hoa đực. Ở nhóm chuối già, trung bình có
9 đến 10 chùm hoa cái (nải), nếu điều kiện thuận lợi, số chùm hoa có thể lên đến 13-15
chùm (nải) và khi thành trái, mỗi buồng có thể nặng 15-18 kg, nếu tốt có thể đạt đến 30
kg/buồng.

Hình 6.4 Cách thức bắp chuối mọc (A) Chỉ thẳng lên trời,
(B) mọc ngang, và (C) thòng xuống

* Trái

♦ Sự phát triển của trái

Ở các giống chuối hoang, thì sự thụ phấn giúp cho trái phát triển và khi trái
trưởng thành chứa nhiều hột màu đen, hột được bao bọc bởi một ít thịt có vị ngọt và
104

phát triển từ vách của noãn sào. Nếu ngăn chận không cho thụ tinh thì trái teo lại và
rụng đi sau vài tuần.
Trọng lượng trái tăng gần như tuyến tính đến 80-90 ngày (thời điểm cắt để xuất
khẩu). Tỷ lệ thịt trái/vỏ tăng đều trong suốt quá trình tăng trưởng của trái .
Kích thước trái trung bình giảm dần từ nải thứ nhất đến nải chót và thường trái
nải chót chỉ đạt 55-60% so với nải thứ nhất. Trong cùng một nải, cũng có sự khác biệt
về kích thước trái, trái ở hàng trên lớn hơn trái ở hàng dưới. Sự khác biệt nầy lớn nhất
ở nải thứ nhất (15%) và giảm dần đến nải cuối cùng thì không có sự khác biệt nữa.
Giống chuối Gros Michel có khoảng 22 trái trên nải lớn nhất. Trong khi ở giống
Già Lùn, Naine, số trái có thể lên đến 30 ở những nải lớn nhất và nải thứ nhì thường
lớn hơn nải thứ nhất. Các giống chuối Già Cui ở Việt Nam thường có 7-9 nải/quày, các
nải lớn nhất ít khi có trên 20 trái.

♦ Số hột ở trái

Trái cũng có thể phát triển không cần sự thụ phấn. Chuối trồng ở Việt Nam
thường phát triển theo cách nầy, gọi là trinh quả sinh. Ruột chuối phát sinh từ lớp tế
bào bên trong vỏ chuối hay từ các ngăn múi chứ không phải từ noãn sào, và không thụ
tinh được vì nó là tam nhiễm, có lẽ do có sự bất thụ các di tử ở noãn sào hay vì nhị đực
không có phấn. Giống chuối già Gros Michel là một giống tam nhiễm, nhị đực không
có phấn, nhưng nếu trồng xen kẻ với một giống có phấn nhiều như chuối rừng thì mỗi
quày có thể có một hai hột, đôi khi có vài chục hột. Nguồn gốc sinh lý của trinh quả
sinh là do các kích thích tố (Auxin hay Cytokinin) nhưng cũng chưa được rõ lắm.

6.3 Khí hậu, đất đai và dinh dưỡng

6.3.1 Khí hậu

Qua phân bố các khu vực trồng chuối thích hợp trên thế giới, cho thấy hiện nay
chuối được trồng ở vĩ độ 30o Bắc và Nam, ở khí hậu Á nhiệt đới và ở những vùng mùa
đông trời khá lạnh. Một vài vùng canh tác chuối nằm xa xích đạo gồm có New South
Wales, Đài Loan, bắc Ấn Độ, Ai Cập, Queenland (Úc Châu), Natal (Nam Phi), Sao
paulo (Braxin) và Israel. Những vùng nằm trong giới hạn trên cũng có nhiều chế độ khí
hậu khác nhau, có vùng thuận lợi nhưng cũng có vùng không thích hợp để chuối phát
triển (Tôn Thất Trình, 1973).
Mặc dù chuối được canh tác nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nhưng
tổng sản lượng thu được kém hơn các vườn chuối trồng trong khí hậu Á nhiệt đới, mặc
dù ở vùng Á nhiệt đới có nhiệt độ thấp vào mùa đông, làm chuối ngưng tăng trưởng cả
tháng. Các vườn chuối vùng nhiệt đới thường có những khuyết điểm vì ở vùng nầy đất
dễ bị thiếu nước trong mùa khô, lượng mưa nhiều trong năm làm chất dinh dưỡng bị
rửa trôi, đất trở nên kém màu mỡ; vả lại do nhiệt độ và ẩm độ cao sâu bệnh phát sinh
nhiều. Cây có tuổi thọ không cao.
105

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hằng năm tối hảo để chuối phát triển từ 20-25oC. Cây chuối
chịu sự tác động của nhiệt độ, ở 16oC chuối Poyo ngưng tăng trưởng trong khi đó
giống Nain (tương đương giống già lùn) chịu được nhiệt độ 11oC (Kuhune, 1970). Vì
vậy trồng giống Naine ở miền Bắc thích hợp hơn những giống chuối khác. Ở vùng Á
nhiệt đới, cứ lên cao 100 mét thì thời gian thu hoạch kéo dài thêm 45 ngày. Ở vùng
nhiệt đới, cứ lên 300 mét thì thời gian thu hoạch kéo dài cũng độ 45 ngày. Chuối sau
khi ngưng tăng trưởng sẽ mọc trở lại khi nhiệt độ tăng lên. Nhiệt độ tối đa làm chuối bị
thiệt hại thì chưa có tài liệu nào đề cập đến.
Nếu chuối chưa tượng buồng, gặp nhiệt độ thấp thì số lá sẽ ra nhiều hơn (40-45
lá thay vì 30-35 lá), thời gian lá xuất hiện lâu hơn, nghĩa là lâu thu hoạch. Do đó, chuối
trồng ở Đà Lạt, Bảo Lộc lâu thu hoạch hơn ở ĐBSCL. Nếu chuối bắt đầu tượng buồng
mà gặp lạnh thì buồng sẽ hư hại, các hoa chuối có ít hơn 5 nhị đực, bầu noãn ít hơn 3
ngăn, cuống quày ngắn làm cho các nải mọc khít, trái nhỏ méo mó. Sau khi trổ buồng
mà gặp trời lạnh thì thời gian chín có thể kéo dài đến 6 tháng, ruột chuối bị vàng đi, vỏ
bị bầm, dễ thối, phẩm chất xấu.
Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong vĩ độ từ 8o30’ đến 10o40’, tức là nằm
trong vùng thuận lợi cho chuối phát triển. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng thường
không quá 3oC, ít khi nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 20oC. Tháng giêng là tháng
có nhiệt độ thấp nhất cũng trên 25oC, còn các tháng khác trong năm là từ 26-28oC. Do
đó, ĐBSCL rất thích hợp để trồng chuối.

* Vũ lượng và nước

Sức chịu đựng khô hạn của chuối không nhiều, sự thiếu hụt nước mang lại hậu
quả nghiêm trọng, khí khổng đóng lại, quang hợp kém hạn chế sự sinh trưởng. Nếu
không có biện pháp tưới nước, lần lượt các lá héo dần đi, nếu tiếp tục thiếu nước bẹ sẽ
héo, thân giả nứt. Hiện tượng nầy nhận thấy lá xụ xuống vào thời điểm nóng nhất. Ở
Việt Nam, vùng khí hậu gió mùa, vũ lượng phân phối không đều trong năm, có nơi bốc
hơi đến 6 mm/ngày (có nơi còn cao hơn nữa) trong mùa nắng làm chuối chậm phát
triển nếu không cung cấp đủ nước.
Lá của chuối Naine thoát hơi nước tối đa mỗi ngày là 5 mm, khi nhiệt độ lên
đến 38oC và ẩm độ tương đối của không khí nhỏ hơn 50%. Nếu tổng bức xạ mặt trời
lớn, làm nhiệt độ cao hơn và ẩm độ tương đối của không khí thấp hơn, thì lá chuối sẽ
uốn cong và héo vào ban trưa, do rễ chuối không đủ sức hút quá 5 mm nước mỗi ngày.
Ở miền nhiệt đới, mỗi tháng nắng cần tưới trên 180 mm mới đủ thỏa mãn nhu cầu về
bốc thoát hơi nước cho chuối giống Naine. Trong mùa mưa, yêu cầu về vũ lượng là
1500-2000 mm, phân bố đều, là đủ cho nhu cầu của chuối. Việt Nam có khí hậu gió
mùa, vũ lượng phân bố không đều trong năm. Mùa nắng kéo dài khoảng 6 tháng,
106

lượng mưa không đáng kể. Và ở vùng đất cao, thủy cấp trong đất rút xuống sâu, chuối
bị thiếu nhiều nước cần phải được tưới.
Nhóm chuối già khi bị thiếu nước thì 3-4 tuần mới nở một lá (thay vì mỗi tuần 1
lá), bẹ chuối ngắn đi, ngọn như bị chùn lại, cuống lá có khuynh hướng xếp theo hình rẽ
quạt, lá già mau khô, lá xanh thì cuốn lại và rũ xuống, chuối chậm trổ buồng, nải mọc
khít lại trên cuống quày, vì cuống quày ngắn lại và chuối có thể trổ ngang hông (Tôn
Thất Trình, 1973). Giống chuối xiêm thì tương đối kháng hạn hơn vì khả năng bốc
thoát hơi nước thấp.
Thừa nước làm rễ chuối bị ngộp. Các tế khổng trong đất phải chứa ít nhất 25-
35% không khí thì rễ chuối mới mọc tốt được. Thừa nước kéo dài trong 15 ngày thì đọt
chuối không mọc dài ra nữa. Hiện tượng thừa nước làm lá chuối bị vàng, lá ra chậm,
chùn ngọn, quày ngắn, nải khít, ruột trái bị vàng. Ở ĐBSCL, lượng mưa tập trung vào
mùa mưa, kết hợp với nước lũ cao nên ở đất thoát thủy kém, hoặc lên líp thấp làm đất
bị úng nước, rễ chuối bị thối đi làm cây sinh trưởng chậm, nếu kéo dài sẽ làm cây chết.
Đối với vùng trồng chuối hàng hoá phải chọn nơi ít bị ảnh hưởng lũ và phải lên líp đủ
cao. Nhu cầu về nước của cây chuối cao và mang tính ổn định, do vậy việc dẫn thủy có
tầm quan trọng trong những vùng trồng chuối hàng hoá.

* Ánh sáng

Tất cả các giống chuối đều cần nhiều ánh sáng. Ánh sáng rất cần thiết cho
quang tổng hợp. Các khí khổng mặt dưới của lá chuối bắt đầu mở để quang hợp khi
cường độ ánh sáng bắt đầu từ 1000 lux và tăng dần từ 2000-10.000 lux, chậm dần từ
10.000 đến 30.000 lux, sau đó sẽ có hiện tượng bảo hoà ánh sáng (A.F.Stutch). Mặt
trên của lá chuối ít quang hợp hơn vì các khí khổng ở mặt trên lá cần cường độ ánh
sáng từ 20.000 lux để mở. Vào mùa mưa, nhiều ngày ánh sáng dưới 30.000 lux sẽ
không đủ cho sự quang tổng hợp tối đa, nhất là trên nhóm chuối Già.
Ở những vườn chuối thiếu ánh sáng thì cây con đời sau thường cao hơn đời
trước khoảng 50cm. Lá màu vàng trắng khi cây bị thiếu quá nhiều ánh sáng. Không
nên để bụi chuối có quá nhiều cây con gây cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng. Nhìn
chung, tác động cuả ánh sáng đến hoạt động của cây chuối ít quan trọng, tuy nhiên cần
có ánh sáng đầy đủ cho cây, để lá phát triển bình thường.

* Gió

Gió bão và băng giá là hai yếu tố khí hậu gây thiệt hại vườn chuối khó khắc
phục nhất. Ở nước ta không có băng giá, nhưng gió bão cần phải được quan tâm khi
lập vườn. Vườn chuối không trồng cây chắn gió sẽ làm lá rách nhiều, ảnh hưởng đến
quang hợp, giảm năng suất sau nầy. Gió lớn làm tróc gốc, gảy thân, gảy bẹ, làm hư hệ
thống rễ, tạo điều kiện cho bệnh Panama xâm nhiễm.

6.3.2 Đất đai


107

Sản xuất chuối hàng hóa phải chọn những vùng đất bằng phẳng, có lợi điểm là
vận chuyển dễ dàng. Đất không bị xói mòn và dễ dẫn thủy. Đất ĐBSCL có thể thỏa
mãn yêu cầu trên, tuy nhiên đất thường có mực thủy cấp cao, hay bị lũ lụt hàng năm,
hàm lượng sét trong đất cao, có nơi bị phèn và mặn. Chọn đất trồng chuối cần căn cứ
vào các yếu tố sau đây:

* Tính chất vật lý

Trong canh tác chuối cần thoả mản các yếu tố về bề sâu trắc diện, độ thông
thoáng và khả năng giữ nước cũng như khả năng thoát thủy. Rễ mọc dài và đâm sâu
khi gặp môi trường thuận lợi, thích hợp cho việc sản xuất, cho nên toàn bộ hệ thống
sinh trưởng của cây lệ thuộc vào tính chất vật lý của đất. Rễ chuối có thể mọc sâu đến
75-120 cm, nên bề sâu của trắc diện trồng trọt cần khoảng 0,6-1 m, không có đá cứng
hay mực nước ngầm hiện diện một thời gian nào đó trong năm. Vào mùa mưa, hầu hết
đất ĐBSCL đều bị ngập, nếu không thì mực thủy cấp trong đất cũng rất gần mặt đất
(ngoại trừ đất thổ cư, chân núi và phù sa cổ).
Đào mương lên líp là biện pháp làm tăng bề sâu trắc diện để bộ rễ chuối phát
triển. Những vùng ngập sâu không nên trồng chuối hàng hóa, vì phải lên líp cao, trong
mùa nắng không đủ nước tưới, chuối bị hốc; Hơn nữa, thỉnh thoảng bị lũ lụt làm thiệt
hại nghiêm trọng cho vườn chuối. Đất nhiều sét có khả năng giữ nước tốt, nhưng thoát
thủy rất kém, khi tưới dễ bị đóng váng trên mặt làm nước chảy tràn không thấm vào
đất được, khắc phục bằng cách bón thêm chất hữu cơ cho vườn chuối. Như vậy chế độ
nước, cũng như độ thông thoáng của đất, là yếu tố cần thiết để lập vườn chuối hàng
hóa. Những dấu hiệu khi đất thoát thủy kém là:
- Nhiều đốm rĩ vàng hay đỏ trong phẩu diện;
- Vào mùa mưa lấy cọc ấn sâu vào đất ướt khi nhổ lên nghe tiếng kêu bì
bõm như mở nút chai;
- Rễ chỉ mọc cạn ở lớp đất bên trên hoặc chóp rễ bị thối nhiều;
- Lá chuối không xanh tươi, có vẻ vàng úa.

* Tính chất hóa học

Chuối dễ trồng trên đất giàu khoáng. Như vậy, khi lập vườn chuối nên lưu ý đến
độ phì của đất giúp cho cây tăng trưởng. Trong điều kiện bất lợi nào đó, cây có khả
năng chống chịu cao. Chuối có thể chịu đựng được độ mặn đến 300-350 mg Cl/l
(1.500 ppm muối tổng số). Tưới nước quá mặn, lá chuối sẽ có nhiều vết sọc nâu, vì vậy
ở những vùng đất mà kinh rạch bị nhiễm mặn trong mùa nắng phải có kinh mương trữ
nước ngọt hoặc khoan "cây nước" để tưới cho chuối.
Chưa có tài liệu nào đề cập đến sự ngộ độc Fe và Al hòa tan trong đất chua có
pH thấp ở cây chuối, vì các vườn chuối tốt trên thế giới đều trồng ở đất có pH cao. Khi
108

lên líp trồng chuối ở ĐBSCL cần chú ý không đưa tầng phèn hoạt động (nhất là phèn
tiềm tàng) lên mặt líp. Những năm đầu sau khi lên líp có thể trồng chuối Xiêm, có lẽ
đây là giống chịu được Fe và Al tốt hơn các giống chuối khác, vấn đề nầy cần được
nghiên cứu thêm.
Chuối có thể được trồng trên đất có pH từ 4,5-8,5. Tuy nhiên, thích hợp nhất là
khoảng 6. Nói chung, đất trồng chuối không được quá chua, cần nhiều chất hữu cơ, có
tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và đầy đủ kali.

6.3.3 Chất dinh dưỡng

* Các nguyên tố đa lượng

♦ Chất đạm

Chuối hấp thu đạm suốt thời gian sinh trưởng. Hai tháng đầu sau khi trồng, mức
hấp thu đạm còn ít, nhưng tăng dần mãi sau đó đến 2 tháng trước khi trổ buồng. Lúc
trổ buồng, lá chuối ra chậm và mức hấp thu đạm giảm bớt. Tuy nhiên, chuối vẫn còn
hấp thu đạm cho đến giữa thời kỳ trái chín (thời gian từ khi trổ buồng đến khi đốn
quày). Do đó, cần cung cấp đạm vào khoảng 1,5 tháng sau khi trồng cho đến 1 tháng
trước khi trổ buồng (Tôn Thất Trình, 1973).
Các nghiên cứu của Martin-Prével (1962) ở chuối Poyo, Naine, Grande Naine
cho biết rằng mỗi tấn quày chuối lấy đi 2 kg N. Nếu tính rằng vườn chuối già ở Việt
Nam cho năng suất 5-10 tấn quày/ha thì đã lấy đi 10-20 kg/ha mỗi mùa. Nếu đạt năng
suất 20-30 tấn quày/ha thì lấy đi 40-60 kg/ha và nếu thâm canh cho năng suất cao 40-
50 tấn/ha thì phải lấy đi từ 80-100 kg N/ha, có khi đến 200-250 kg N/ha mỗi mùa.
Phân tích lá chuối, nồng độ N phải trên 2,6-3% chất khô, chuối mới không có phản
ứng với phân N. Ở nồng độ 1,5% N, lá chuối có dấu hiệu thiếu N rõ rệt.
Đất trồng chuối nên chứa tối thiểu 2% chất hữu cơ trở lên. Nếu ít hơn mức nầy
thì phải bồi dưỡng chất hữu cơ ngay từ năm đầu tiên. Ở ĐBSCL, ngoại trừ đất cát
giồng, phù sa cổ và chân núi, thì hầu hết đất còn lại có hàm lượng hữu cơ cao. Tuy
nhiên, sau một vài năm trồng chuối cần phải bù đắp lại cho đất việc mất chất hữu cơ,
chất N do rửa trôi.
Cây thiếu đạm sẽ mọc yếu, cây nhỏ, lá có màu xanh vàng nhạt, sinh trưởng bị
chậm lại do giảm tốc độ ra lá và giảm kích thước lá mới ra. Những lá già cũng bạc màu
dần, đến giai đoạn cuối mép lá có thể bị chết khô, chuối đẻ chồi ít, ít trổ buồng, năng
suất kém. Bón đầy đủ đạm giúp cây sinh trưởng nhanh, trổ buồng sớm hơn, diện tích lá
tăng làm tăng khả năng quang hợp, trọng lượng trung bình của buồng tăng, trái lớn hơn
thể hiện qua việc tăng tỷ lệ giữa trọng lượng buồng so với số lượng nải. Hiện tượng
thừa đạm sẽ làm cây mẫn cảm hơn đối với các bệnh do nấm và có thể làm ảnh hưởng
xấu đến phẩm chất trái.

♦ Chất kali
109

Trong thời gian đầu sinh trưởng, lượng kali cung cấp cho chuối không đáng kể.
Nhưng số lượng kali cần cho cây trồng vào những tháng kế tiếp với số lượng gấp 20,
30 lần. Điều đặc biệt ở loại cây trồng nầy là sự hấp thu kali rất cao. Nồng độ kali ở lá
chuối có thể lên đến 20% chất khô (rất ít loại cây có thể hấp thu kali nhiều như vậy).
Nhưng đến khi trổ buồng, cây chuối chỉ lấy lượng kali có trong thân, bẹ và cuống lá.
Do đó, ở thời kỳ nầy không cần phải bón thêm kali cho chuối nữa. Hay nói khác đi, sau
khi trổ buồng chuối không còn hấp thu kali nữa. Do đó, cần cung cấp kali vào các
tháng trước khi trổ buồng.
Ở vùng nhiệt đới, sự trực di chất kali trong mùa mưa rất cao, có thể lên đến 200-
300 kg K2O/ha. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đất phải có trên 2 meq K/100 g đất
mới khỏi cần bón phân K (trên 1 meq/100 g là đất giàu K), điều nầy ít tìm thấy ở đất
đai Việt Nam. Ở ĐBSCL, đất có K trao đổi cao là đất ven biển cũng chỉ đạt 0,7
meq/100 g. Do đó, cần phải bón phân K cho vườn chuối ngay từ khi bắt đầu trồng.
Thiếu K thì những lá già ngả màu vàng rất nhanh, xuất hiện những nốt hoại thư
ở rìa lá. Trên lá có những vết nâu sẫm ở gân lá, những vết nứt ở gân và cuống lá, sau
đó, lá bị chết khô nhanh chóng trong vòng một tuần lễ. Thường ở giai đoạn 6-7 tháng
sau khi trồng, triệu chứng thiếu K mới biểu hiện rõ rệt ở chuối. Bón K cho những đất
thiếu K sẽ thúc đẩy thân giả sinh trưởng mạnh và tăng năng suất trái, cải thiện phẩm
chất trái, kéo dài thời gian bảo quản và tăng tính chống bệnh. Bón nhiều K là biện pháp
đặc biệt đối với chuối có triệu chứng ngả vàng quá sớm, một sự rối loạn có lẽ liên quan
đến tỷ lệ N, P và K không cân đối.
Nồng độ K ở lá chuối phải từ 3,3-4,0% chất khô mới đủ thoả mãn nhu cầu K
của cây chuối. Ở mức độ 2,4-2,5% chất khô là có dấu hiệu thiếu K nặng. Ở đất giàu K
hay được bón nhiều K thì có sự hấp thu xa xỉ K. Tỷ lệ K/N gia tăng trong suốt thời kỳ
sinh trưởng, K thường cao gấp 3 lần N và đến khi trổ buồng, chuối hấp thu K gấp 4 lần
N (Tôn Thất Trình, 1973). Trong các thí nghiệm của trung tâm nghiên cứu chuối West
Indies cho thấy, khi bón K dưới dạng K2SO4 giúp trái có màu sắc đẹp hơn so với việc
bón KCl.
♦ Chất lân

So với đạm và kali thì chuối cần tương đối ít lân, tuy nhiên cần quan tâm đến
việc bón lân trong giai đoạn đầu nhằm bảo đảm cho sinh trưởng của chuối không bị
kìm hãm và đạt sản lượng cao. Trong thời gian sinh trưởng, chuối hấp thu lân giống
như N và sự hấp thu nầy chấm dứt khi chuối trổ buồng. Nhiều tác giả cho rằng chính
Mg có tác dụng chuyển vị lân ở cây. Vì vậy cần quân bình tỷ lệ P/Mg. Ngưỡng đủ lân
ở lá chuối là 0,21-0,22% chất khô. Dưới 0,14% chất khô thì có triệu chứng thiếu lân rõ
rệt. Tuy nhiên, các trường hợp thiếu lân ít khi quan sát được ngoài đồng.
Mức lân được coi là vừa đủ nằm trong phạm vi từ 85-100 ppm. Ở đất phèn
thường có lân tổng số cao nhưng lân hữu dụng thấp. Tuy nhiên, ở đất phù sa không
phèn thì có khi lên đến hàng 100 ppm P2O5, như vậy các loại đất nầy có lẽ không cần
bón thêm lân khi trồng chuối. Theo Martin-Prével (1962), khi thiếu lân lá chuối có màu
110

lục sẫm ngả màu xanh hoặc màu đồng, bìa lá hình răng cưa, đứt quảng. Một triệu
chứng khác của việc thiếu lân là trên lá già có những vết hoại tử ở mép và lan nhanh
vào gân chính. Chuối hút lân trong phân bón nhanh nhất trong thời kỳ từ 2-3 tháng sau
khi trồng đến lúc cây bắt đầu phân hóa hoa. Vì vậy, phân lân cần được bón sớm để cây
sử dụng có hiệu quả nhất.

♦ Mg

Hiện tượng thiếu Mg làm cho những lá dưới cùng có mép ngả vàng, phần lá dọc
theo gân chính vẫn còn xanh. Lá càng già hiện tượng úa vàng càng nặng và những đốm
chết khô màu nâu lan dần cho đến khi toàn bộ lá có màu vàng xen lẫn với nhiều đám
chết khô.
Sự mất cân đối giữa kali và Mg do thừa kali gây ra hiện tượng "hoá xanh", được
tìm thấy ở Guinea, Côte D'Ivoire và West Indies. Lá có những đốm màu từ nâu tím đến
xanh ở bên trong cuống và gân lá. Ngoài ra, hiện tượng "hoá xanh" khác ở cuống lá
cũng còn do mất cân đối giữa kali và Mg do Mg gây ra. Muốn ngừa triệu chứng trên
thì tỷ lệ MgO/K2O không được <1.

♦ Calcium

Triệu chứng thiếu calcium là gân phụ bị sần sùi, có những vùng vàng hình góc
cạnh ở mép lá và có những đốm nâu đỏ không liên tục. Đối với chuối Gros Michel
trồng ở Cameroun, Martin-Prével và ctv. (1968) thấy rằng bón calcium nhiều hơn Mg
(đôi khi là kali) có liên quan đến hiện tượng thịt quả vàng. Chuối Giant Cavendish
trồng ở Cameroun có ảnh hưởng xấu nầy do thừa calcium, tác giả nầy cũng cho rằng
triệu chứng vàng sẽ giảm bớt khi bón lưu huỳnh. Nhu cầu calcium đối với cây chuối là
rất ít, khả năng thích ứng ở cây chuối rất tốt, trong điều kiện thiếu calcium thì nó sử
dụng Mg thay cho calcium.
♦ Chất lưu huỳnh

Lưu huỳnh giúp chuối mau mọc, trổ buồng sớm và trái mau chín. Bón phân có
lưu huỳnh trái chuối bớt vàng ruột, nhất là khi bón quá nhiều vôi để cải tạo đất phèn.
Đất cao ở Miền Đông hay ở cao nguyên thường hay thiếu lưu huỳnh. Đất ĐBSCL có
nhiều lưu huỳnh đủ cho cây trồng phát triển, đôi khi dư thừa. Triệu chứng thiếu lưu
huỳnh, trước tiên xuất hiện trên gân lá ở giai đoạn muộn. Thân giả xanh xao, lá non
nhất bị vàng.

* Các nguyên tố vi lượng

♦ Chất đồng
111

Có thể thấy triệu chứng thiếu đồng trên chuối trồng ở đất than bùn. Trên cây lá
mọc buông thỏng xuống hai bên, tán lá cong xuống hình chiếc dù. Có thể trị triệu
chứng thiếu đồng bằng cách phun đồng ở dạng Oxide chlorur đồng.

♦ Chất kẽm

Thiếu kẽm xuất hiện ở đất kiềm có tỷ lệ lân cao. Sự sinh trưởng bị chửng lại. Lá
hẹp và bị vàng từ gân lá, thấy rõ trên lá non, có những vệt xanh bạc nối nhau trong khi
lá già vẫn bình thường. Trên những cây bị bệnh nặng, trái chậm lớn và buồng chuối
non nằm ở vị trí gần như ngang trong một thời gian dài khác thường.

♦ Chất Mn

Thiếu Mn thường thấy ở đất kiềm. Lá bị úa vàng từ giữa gân lá với những điểm
sẩm màu, dần dần lan thành những đám chết khô lớn hơn có viền da cam, toàn bộ mép
lá bị chết khô và nhăn lại, lá cuốn cong xuống phía dưới và tạo thành dạng thuyền,
cuối cùng toàn bộ lá chuyển màu nâu và chết.

♦ Chất sắt

Triệu chứng thiếu sắt ít khi thấy xảy ra ở vườn chuối. Triệu chứng thiếu là lá
non bị vàng vọt và có những vạch ngang. Đất phèn ĐBSCL có nhiều sắt hòa tan, do
vậy ngộ độc sắt của chuối ở vùng đất phèn cần được nghiên cứu.
Cây trồng sinh trưởng dựa vào đặc tính lý hóa của đất. Đặc tính lý đất không
thích hợp, và mất cân đối trong thành phần hóa học đã ảnh hưởng đến chất lượng và
năng suất cây trồng. Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển để cung
cấp đúng và đủ các dưỡng chất khoáng cho cây, bổ sung chất hữu cơ cho đất, ... là yếu
tố quyết định sự thành công trong sản xuất chuối hàng hóa.
6.4 Kỹ thuật canh tác

Mục tiêu để có năng suất cao, sản phẩm đạt chất lượng tốt và có lãi nhiều thì kỹ
thuật canh tác là khâu then chốt trong việc thiết lập vườn, ngoài ra còn có sự tác động
bởi yếu tố địa lý và con người.

6.4.1 Chuẩn bị đất

* Chọn đất

Việc trồng chuối hàng hoá ở ĐBSCL dễ bị trở ngại do ảnh hưởng lũ nặng, đất
thường bị ngập sâu. Mặt khác, do phải lên líp cao, chuối bị hốc và không đủ nước tưới
trong mùa nắng. Ở vùng mặn ven biển, trong mùa nắng, nước mặn xâm nhập vào kinh
rạch, không nên lập vườn chuối hàng hóa. Như vậy, ở thượng nguồn sông Cửu Long bị
112

ảnh hưởng lũ còn hạ nguồn bị ảnh hưởng nước mặn, chỉ có vùng giữa là thuận lợi để
trồng chuối. Tuy nhiên, đất phèn là yếu tố hạn chế diện tích đất trồng chuối trong khu
vực nầy. Cần có khảo sát đất kỹ trước khi quyết định lập vườn.

* Sửa soạn đất

Ở vùng ĐBSCL, sửa soạn đất bao gồm việc lập hệ thống bờ bao, mương dẫn
thủy, thoát thủy và lên líp. Bờ bao dùng để ngăn lũ trong mùa mưa. Những năm lũ lớn
cần phải bơm nước trong vườn chuối ra để líp chuối luôn cao hơn mực nước trong
mương tối thiểu là 30 cm. Bờ bao có kích thước lớn nhỏ tùy nơi.
Kích thước mương líp thay đổi tùy theo độ sâu ngập lũ, độ sâu xuất hiện phèn
và kỹ thuật canh tác. Khi đào mương lên líp không được đưa tầng phèn hoặc vật liệu
sinh phèn lên mặt líp, mương đủ rộng để có thể vận chuyển sản phẩm, vật tư và tưới
chuối trong mùa nắng. Chiều rộng mương thường bằng một nửa hay 1/3 chiều rộng líp.
Đất lên líp trồng chuối ít gặp trở ngại nhất là đất cồn hoặc phù sa ven sông. Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý là có những cù lao giữa sông nhưng vẫn có phèn, như cù lao Ngũ
Hiệp (Tiền Giang), cù lao Quới Thiện (Vĩnh Long). Chúng là những cù lao không
được bồi trong môi trường nước ngọt, mà hình thành trong điều kiện nước lợ của sông,
khi bờ biển bồi dần ra xa, chúng trở thành cù lao ở vùng nước ngọt.
Lên líp vào đầu hay giữa mùa nắng để đất có thời gian khô, khi mưa xuống đất
bong ra và bắt đầu trồng cây được. Kinh nghiệm cho thấy đất mới lên líp nên trồng
chuối Xiêm vài năm, sau đó mới trồng nhóm chuối Già xuất khẩu.
Chuối trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có bề ngang mặt líp khoảng 5 m. Nếu
trồng 3 hàng theo chữ ngũ thì mặt líp phải rộng khoảng 7 m.

* Đào hố đặt con chuối

Đào hố là phương pháp thông dụng nhất, có thể dùng tay hay bằng máy khoan.
Khi đào thấy đất có nhiều sét thì phải đào rộng ra để dễ thoát nước, trung bình hố sâu
40-60 cm và rộng 40-60 cm. Trộn phân chuồng, tro trấu cùng với lớp đất mặt lấp đầy
hố. Khi đặt cây con phải làm sao cho cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu khoảng 10 cm
cách mặt đất.
Chuối trồng trên đất líp không được quá gần bờ mương, cách bờ khoảng 1-
1,2m, vì những vụ sau con chuối có thể tiến về phía mương cho nên cần đủ đất cho rễ
phát triển. Cây chuối có khuynh hướng nghiêng ra bờ mương làm khó chống đỡ quày.

6.4.2 Kỹ thuật trồng

* Thời vụ
113

Nên trồng chuối vào đầu mùa mưa để cây có đủ nước và đỡ tốn công tưới,
nhưng cần lưu ý cho đất thoát thủy tốt. Nếu có đủ nước tưới thì có thể trồng chuối bất
cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, vì chuối trồng bằng cây con không có bầu rễ, vài
tuần rễ sau khi trồng mới có đủ rễ hút nước nuôi cây, vì vậy nên trồng ở những tháng
có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao để thân giả ít bị mất nước.

* Nhân giống

Nếu trồng chuối xuất khẩu tươi, cần trồng giống chuối Già. Ở vườn chuối già,
những năm đầu có thể bứng ra 4 đến 7 con/bụi mỗi năm, khi vườn chuối được 5-6 năm
thì chỉ được một hoặc hai con ở mỗi bụi. Vì vậy khi trồng chuối với diện tích lớn cần
phải thiết lập vườn nhân giống riêng. Một số cách nhân giống đã được áp dụng là:

♦ Nhân giống không để cây mẹ sản xuất quày

Trồng cây mẹ với khoảng cách thưa để cho nhiều con nhất. Cây mẹ trồng được
5 tháng thì bứng hết cây con, vun gốc, bón phân. Sau một tuần lễ, chẻ dọc một số bẹ
ngoài cùng để lộ ra một số mắt ở củ chuối. Lấy mũi dao khuyết một vòng nhỏ quanh
mắt và sau đó tiến hành vun gốc một lần nữa. Khoảng một tuần sau là có cây con mọc
lên, như vậy cứ 2 tuần có thể bứng cây con một lần. Nếu cây mẹ trổ buồng thì chặt
buồng ngay sau khi trổ. Khai thác lấy cây con chuối theo cách nầy tối đa là 6 tháng vì
cây mẹ sẽ chết vì hết bẹ.

♦ Nhân giống cấp tốc bằng cách vun gốc

Chọn đất nhẹ có nhiều hữu cơ, bón phân đạm nhiều. Trồng con chuối với
khoảng cách 2 x 1,5 m. Sau 15 ngày thì vun gốc thật cao khoảng 50-60 cm làm chuối
trồi củ để có thêm được một củ mới bên trên. Mỗi củ sẽ tiếp tục cho thêm chồi con.
Sau 5 tháng thì bứng cả bụi lên, tách những cây con cao từ 20 cm trở lên đem trồng.

♦ Nhân giống bằng củ

Dùng củ chuối ở các vườn đã hết giá trị kinh tế, chọn củ lớn, tốt, cắt hết rễ, chẻ
làm 4-6 miếng, mỗi miếng có mang 1-2 mầm ngủ. Xử lý thuốc sát khuẩn rồi đem ươm
bằng cách úp phần bằng phẳng xuống dưới. Một số con sẽ phát triển và sau 6-7 tháng
được bứng lên để đem trồng.

* Những việc cần làm trước khi đem chuối con đi trồng
114

Khi bứng chuối con nên tránh làm dập thân giả, gây trở ngại cho việc phát triển
lá non về sau. Nếu thân giả bị dập thì cắt bỏ phần dập. Sau khi trồng được khoảng 1
tuần lễ thì có thể cắt bỏ một nửa thân giả để lá non dễ mọc ra.
Củ được gọt sạch rễ, vì các rễ này không có ích trong việc hút nước và dinh
dưỡng. Để kích thích cho rễ mới mau ra, củ chuối được nhúng vào hổn hợp phân
chuồng hoai lỏng có trộn phân lân. Xử lý củ với thuốc sát khuẩn hay tro bếp để ngừa
bệnh. Thời gian tồn trữ củ chuối tối đa là 2 tuần lễ, nếu kéo dài làm củ chậm bén rễ sau
khi trồng.

* Chọn con chuối đem trồng

Ở vùng nhiệt đới, chọn lựa loại con chuối đem trồng rất quan trọng. Kinh
nghiệm cho thấy loại con chuối "lá lưỡi mác", có gốc to và ngọn nhỏ, cao khoảng 1-1,5
m, đường kính thân (cách gốc 20 cm) là 15-20 cm sẽ phát triển tốt nhất sau khi trồng.
Tuy nhiên, việc lựa con chuối đem trồng còn tùy theo mục đích:

♦ Trồng cây lớn để mau thu hoạch

Chọn cây cao khoảng 1,5-2 m, củ lớn và có lá bàng. Gọt hết rễ bên ngoài và các
mắt chuối lồi ra khỏi củ, cắt hết lá đến giữa cuống, trừ một lá ngọn đã nở. Phiến lá
ngọn cũng được cắt một nửa hay 1/3 để giảm thoát hơi nước. Sau khi trồng, nếu có các
chồi con mới mọc ra thì phải tỉa bỏ hết để ưu tiên cho cây phát triển. Ưu điểm của cách
nầy là chuối trổ buồng sớm. Khuyết điểm là chuyển vận khó khăn và buồng nhỏ, nhẹ
cân vào mùa thu hoạch thứ nhất.

♦ Trồng củ cây chuối chưa trổ buồng hay đã đốn quày

Cắt thân giả cây mẹ chỉ còn 15-20 cm trên củ. Gọt hết rễ, để lại 1-2 mắt. Sau khi
trồng được 1-1,5 tháng, củ chuối mọc ra 2 đến 5 con, xén bớt chừa lại 1-2 con. Ưu
điểm của cách này là năng suất chuối khá cao vào mùa thu hoạch thứ nhất, nhưng có
khuyết điểm là lâu thu hoạch.

* Khoảng cách trồng

Mật độ trồng chuối thay đổi tùy theo giống, khí hậu và đất đai. Trên thế giới,
mật độ trồng biến động từ 400 cây đến 4.000-5.000 cây/ha. Thường đất giàu dinh
dưỡng và có bón phân hay giống lớn cây thì trồng thưa, hoặc tùy theo số lượng con
chuối cần chừa lại ở mỗi bụi mà quyết định khoảng cách trồng (nếu chừa 2 con thì
khoảng cách chỉ còn lại một nửa). Ngoài ra, còn tùy theo việc mua bán chuối. Trồng
dầy quày nhỏ nhưng năng suất thường cao hơn, trồng thưa thì ngược lại.
115

Mật độ trồng thích hợp của chuối già hương là 1000-1200 cây/ha, già cui từ
2000-2500 cây/ha và già lùn khoảng 4000 cây/ha. Nói chung, khoảng cách trồng giữa
các hàng và các cây thay đổi trung bình từ 2-3 m.
Khuynh hướng hiện nay trên thế giới là trồng dầy, vì chuối thường được xuất
khẩu dưới dạng nải đựng trong thùng gỗ, thùng giấy bìa cứng hay bao nhựa dẻo thay vì
cả quày như trước đây. Trồng dầy năng suất thường cao hơn, giảm công làm cỏ vì
chuối mau che đất. Tuy nhiên, có bất lợi là khó tỉa con, khó di chuyển và chuối ít chín
đồng loạt.

* Cách trồng

Đặt cây vào giữa hố trồng, lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh
gốc, tưới đẫm. Lưu ý cây chuối sẽ trổ buồng về phía đối diện với sẹo củ (nơi tách ra từ
củ cây mẹ). Do đó, khi trồng cần đặt các sẹo củ cây con cùng quay về một hướng để
khi trổ buồng tất cả đều ở một bên, dễ dàng cho việc chăm sóc và thu hoạch.

6.4.3 Chăm sóc

* Trồng giậm

Sau khi trồng khoảng 30 ngày, nếu thấy cây chết hay phát triển kém thì phải
trồng giậm lại bằng những cây tốt khác. Trường hợp thiếu cây giống, có thể dùng dao
chặt ngang thân cây yếu ớt cách gốc 20-30 cm giúp lá non dễ mọc ra để cây phát triển.

* Bón phân

♦ Phân đạm

Trong thời kỳ sinh trưởng cần bón phân đạm để cây cho ra lá nhanh. Đạm là
nhân tố giúp cây phát triển, nếu thiếu nguyên tố nầy cây sẽ ngừng hoặc chậm phát
triển. Bên cạnh đó cần lưu ý đến tác động xấu của đạm đến khả năng chống chịu đối
với bệnh nấm cuả buồng chuối, có nghĩa là tránh bón vào thời kỳ ra hoa. Các vườn
chuối thâm canh ở ĐBSCL có thể bón từ 80-120 kg N/ha/năm. Trong trường hợp trồng
không thâm canh, có thể bón từ 20-40 kg N/ha/năm
Nếu trồng chuối già có thời gian sinh trưởng 11-12 tháng, thì bón phân đạm bắt
đầu từ 1,5 tháng sau khi trồng đến 7-8 tháng sau khi trồng (trong 6-7 tháng). Nếu chuối
phát triển mạnh, trong mùa mưa bón 1 tháng/ lần. Trong mùa nắng chia ra làm 2-3 lần
bón. Khi chuối đã trổ buồng thì không cần bón phân N nữa. Đối với các vườn chuối
mùa nhì, bắt đầu bón phân N lúc đốn quày cho đến lúc cây con có độ 10 lá.
116

♦ Phân kali

Vào những tháng trước khi trổ buồng cây cần nhiều kali hơn cả, nên bón kali
trong lúc nầy, đến khi trổ buồng không cần phải bón thêm gì cả. Ở các vườn chuối
trồng trên đất giàu kali (chứa khoảng 100-150 ppm K+ trao đổi), có thể bón như sau:
- 120-180 kg K2O/ha (200-300 kg KCl) ở các vườn thâm canh.
- 30-60 kg K2O/ha (50-100 kg KCl) ở các vườn không thâm canh.
Ở đất nghèo kali cần bón tăng lên gấp 2 lần. Bón kali kết hợp với bón phân N.

♦ Phân lân

Nhu cầu về lân của cây chuối tương đối ít, dù ít nhưng không thể thiếu được.
Một tấn quày chuối có thể lấy đi 0,5 kg P2O5, như vậy năng suất 5-10 tấn/ha đã lấy đi
2,5-5 kg P2O5. Ở vườn chuối thâm canh, năng suất 20-30 tấn/ha đã lấy đi 10-15 kg
P2O5. Do đó phải bón tối thiểu là 10-45 kg P2O5/ha/năm. Phân lân được bón lót một lần
trước khi trồng. Trong mùa nhì trở đi thì bón ngay sau khi thu hoạch buồng cây mẹ.

* Tỉa cây con

Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh
dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh ... Một số nghiên cứu cho thấy, con chuối mọc ở vị trí
đối diện với sẹo củ và trên trục thẳng là con khoẻ nhất. Trong điều kiện chăm sóc tốt,
có thể chừa các cây con gối nhau, như vậy mỗi bụi có 3 cây đang phát triển (1 cây mẹ,
2 cây con).
Khi tỉa chồi, áp dụng biện pháp cơ học là cắt ngang thân giả sát mặt đất rồi dùng
đục sắt phá hủy điểm sinh trưởng, hoặc bứng bỏ cây con bằng leng, xà beng. Có thể
dùng hoá chất như nhỏ khoảng 3 giọt 2,4-D 50% dạng nhũ dầu vào đỉnh sinh trưởng
hay dùng kim tiêm thẳng vào đỉnh.

* Bẻ bắp chuối

Sau khi chuối trổ hàng hoa cuối cùng, cho trổ tiếp thêm khoảng 2 hàng hoa đực
nữa thì bẻ bỏ bắp (sau 2-4 tuần trổ quày). Tuy nhiên, cắt bỏ bắp chuối không làm tăng
năng suất bao nhiêu, chỉ khoảng 2-3%. Mùa mưa, vết cắt có thể bị thối, nên cắt xa nải
cuối 20-30 cm.

* Che, chống buồng

Để tránh rám trái do nắng, sau khi bẻ bắp khoảng 10 ngày thì dùng lá chuối khô,
rơm rạ, cỏ khô, ... che những buồng trổ quay về hướng Tây. Cũng có thể áp dụng cách
bao quày để bảo vệ vỏ chuối có màu sắc đẹp, đáp ứng nhu cầu cho thị trường xuất
khẩu. Bao quày bằng nhựa dẻo trong, hay bao màu xanh làm chuối chín sớm, màu vỏ
117

đẹp, nhưng vẫn còn bị cháy nắng. Bao bằng giấy dầu, cột túm ở cuống quày, bên dưới
để trống được dùng phổ biến.
Nếu quày chuối quá nặng cần dùng nạng chống đỡ quày, tránh cây đổ ngã.
Chống quày rẽ nhất là dùng 2 nạng tre để chỏi buồng chuối. Ở những vườn chuối thâm
canh cao, dây cáp được căng dọc theo hàng chuối để đỡ quày.

* Chăm sóc vườn sau thu hoạch

Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, bẹ khô, chuyển ra khỏi
vườn. Cách thức làm vệ sinh vườn nầy nhằm hạn chế sâu bệnh. Đồng thời tiến hành
bón phân cung cấp cho vụ mùa sau.

6.5 Sâu bệnh

6.5.1 Sâu

* Sùng đục củ (Cosmopolites sordidus)

Thành trùng là một loại mọt dài 0,5-1 cm, màu xám, khi mới nở có màu đỏ nâu
hay đen (Hình 6.5). Mọt di chuyển ban đêm, ban ngày ẩn núp ở củ hay bẹ chuối gần
mặt đất. Con cái sống cả năm và đẻ trứng liên tục, chích vào thân chuối đang mọc để
đẻ trứng. Ấu trùng là sùng màu trắng dài 1-1,5 cm, đục phá củ chuối thành những lỗ
đường kính độ 1-1,5 cm, tạo đường đi cho nấm xâm nhiễm. Cây chuối không hấp thu
dinh dưỡng được nên phát triển kém, nếu là cây con thì dễ chết. Cây trổ buồng nhỏ,
trái nhỏ. Khi thấy trong vườn có lá chuối rụng nhiều hoặc cây mọc yếu mà không có
dấu hiệu gì khác thì có thể nghi là bị sùng đục củ chuối.
Để phòng trị sùng đục củ chuối, áp dụng các cách sau:
- Chọn cây con đem trồng không có dấu vết của sùng, không chất đống cây
con qua đêm trước khi trồng để tránh mọt đến đẻ trứng. Không tồn trữ cây
con quá lâu.
- Có thể nhúng cây con trong dung dịch thuốc trừ sâu, như Furadan hay
Basudin trước khi trồng.
- Khi thu hoạch cần chặt sát thân mặt đất, lấp đất lại không để mọt đẻ trứng.
- Chọn giống ít bị sùng đục củ (có thể là giống Poyo).
- Lấy thân chuối chẻ đôi, cắt thành khúc dài 30-60 cm, đặt úp xuống đất dụ
sùng đến để giết.
- Dùng thuốc bột hay hột rải quanh gốc, cách gốc 30 cm; Hặc phun thuốc
nước vào gốc cũng được.
- Trong tương lai có thể dùng Pheromone (Sordidin).
118

Hình 6.5 Sùng đục củ chuối (Cosmopolites sordidus). A - trứng,


B - ấu trùng; C - nhộng; D - thành trùng

* Rầy Mềm (Pentalonia nigronervosa)

Thành trùng dài khoảng 1,0-1,7 cm, có màu nâu đến đen, không cánh hoặc
không cánh có dạng bầu dục (Hình 6.6). Râu đầu màu nhạt. Rầy Mềm thường trú ẩn
trong các bẹ chuối khô chung với kiến, rầy sẽ mọc cánh ở thế hệ thứ 7-10 để di chuyển
sang cây ký chủ mới. Rầy thường chích hút cây con ở gần mặt đất, ở gốc. Cũng phát
hiện được rầy trên ngọn, trong lá còn cuốn tròn chưa nở và ngay cả ở cuống lá.
Rầy chích hút nhựa, nhưng gây hại quan trọng là truyền virus gây bệnh chùn đọt
chuối "Bunchy top". Bệnh gây lá hẹp và mọc xúm xít lại nhau. Lá có những sọc màu
xanh đậm. Cây mọc cằn cổi và lùn, bị nặng thì trái rất nhỏ hoặc không trái. Phòng ngừa
bằng cách loại bỏ ngay những cây có bệnh ra khỏi vườn, không trồng gần vườn có
bệnh. Diệt trừ rầy bằng cách phun các loại thuốc trừ sâu thông thường, cần vệ sinh
vườn, tách bỏ các bẹ chuối khô, diệt kiến.
119

Hình 6.6 Rầy Mềm trên chuối (Pentalonia nigronervosa). A - thành


trùng; B - râu; C - tuyến tiết sáp; D - hậu môn

* Bù lạch (Thrips sp.)

Có nhiều loại màu nâu, trắng hay đen. Kích thước rất nhỏ nên khó thấy. Bù lạch
đẻ trứng dưới lớp biểu bì của ở chồi non, mép bẹ lá và ngay cả trên lá non; còn trên trái
thì ở chỗ tiếp xúc giữa hai trái kế cận. Thành trùng sống trong bẹ lá, lá non hay cuống
lá. Bù lạch di chuyển từ vườn nầy sang vườn khác chủ yếu nhờ gió (thành trùng bay rất
yếu) hoặc qua vật liệu nhân giống (Hình 6.7).

Hình 6.7 Bù lạch trên chuối (Thrips sp.)


120

Bù lạch xâm nhập vào các lá mo tấn công nhiều ở trái non. Trái bị chích hút, khi
trưởng thành sẽ nổi các sẹo ghẻ ở vỏ, màu đỏ nâu và có thể nứt. Phòng trừ bằng cách
phun các loại thuốc trừ sâu.

* Sâu cuốn lá (Erionota thrax Linnaeus).

Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, có màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu hồng.
Ấu trùng màu xanh nhạt, khi lớn có sáp trắng bao quanh, dài khoảng 6 cm (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2000). Nhộng thon dài màu nâu vàng và cũng được phủ lớp sáp trắng.
Thành trùng có màu nâu, chiều dài khoảng 5-5,5 cm (con đực), 6-6,5 cm (con cái).
Cánh trước có 3 đốm vàng nhạt.
Sâu cắt lá và cuốn lại. Lá bị cuốn sẽ khô héo đi. Ở ĐBSCL, sâu xuất hiện cũng
phổ biến nhưng có mật số thấp. Khi bị nặng, cây trụi lá, quầy nhỏ.
Phòng trị bằng cách ngắt bỏ các phần lá bị cuốn, khi có nhiều sâu thì phun các
loại thuốc hóa học.

6.5.2 Tuyến trùng

Gồm có các loài sau: (a) Loài đục rễ (Radopholus similis). Thành trùng dài 0,68
mm, rộng 0,02-0,03 mm, con cái có kim, đầu hơi tròn (Hình 6.8). Tấn công và phá hủy
rễ, tạo các vết màu nâu đỏ hay đen. Rễ ngắn đi và ít mọc rễ nhánh. Tuyến trùng có thể
đục ở vòng ngoài của củ làm vòng củ bị đỏ lên. Tuyến trùng đẻ trứng ở các mô trong
rễ, khi nở sẽ chích hút nhựa tế bào. Các mô chết làm thành các vết đen ở rễ. Cây bị cằn
cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ và dễ bị các loại nấm sống trong đất như Fusarium
oxysporum, Rhizoctonia solani tấn công theo các vết chích hút của tuyến trùng, làm
chết cây. Mật số tuyến trùng tăng nhiều từ mùa thứ 2 trở đi; (b) Tuyến trùng làm sưng
rễ (Meloidogyne incognita). Làm rễ bị sưng với nhiều nốt rễ có kích thước khác nhau.
Loại nầy ít gây thiệt hại; (c) Tuyến trùng xoắn ốc (Heliotylenchus Spp). Sống bên
ngoài rễ làm đứt rễ; và (d) Tuyến trùng chích rễ (Pratylenchus Spp.). Có triệu chứng
tương tự như tuyến trùng đục rễ Radopholus similis.
121

Hình 6.8 Tuyến trùng đục rễ (Radopholus similis). Bên trái: con
cái trưởng thành. Bên phải:con đực trưởng thành

Cách phòng trị:


- Loại bỏ các cây bệnh, đào bỏ cả rễ.
- Cày phơi đất trong 6 tháng trước khi trồng mới.
- Chọn cây con có củ khá lớn (>15cm) ở vườn không bệnh để trồng. Trước
khi trồng gọt bỏ rễ và mặt củ cây con, tránh làm hư các mầm ngủ trên củ.
- Ngâm củ với dung dịch Furadan 0,2% hay Nemagon (250g/400 lít) trong 1
phút, sau đó để khô trong 24 giờ trước khi trồng.
- Tiêm Nemagon vào đất với liều lượng 11,4-34,2 lít/ha trước khi trồng, sau
đó mỗi 6 tháng tiêm lại 11,4 lít/ha. Có thể tiêm DD khoảng 50-70 lít/ha ở
giai đoạn 3 tuần lễ trước khi trồng để tránh ngộ độc thuốc. Tiêm cách gốc 60
cm, sâu 10-15 cm theo vòng tròn.
- Rải Basudin hay Furadan trước khi trồng và lập lại mỗi 6 tháng hay 1 năm.
6.5.3 Bệnh

* Héo rũ Panama (nấm Fusarium oxysporum f. cubense)

Bệnh lan tràn nhanh dẫn đến chết cây, không trồng lại được ở vùng đất bị nhiễm
bệnh, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây. Các lá già bị vàng
trước rồi lan dần lên các lá ngọn. Lá bị vàng từ bìa lá rồi lan vào gân lá, lá bị héo.
Cuống bị gảy nơi tiếp xúc với thân giả, đôi khi ở phần giữa phiến lá. Các lá đọt còn
xanh và mọc thẳng, sau đó có màu xanh nhạt hay hơi vàng, nhăn nheo và cuối cùng
cũng bị héo. Thân giả bị chết nhưng vẫn đứng, có các bẹ ngoài bị nứt dọc theo thân.
Các chồi con vẫn phát triển nhưng sau đó bị héo rụi.
Cắt ngang thân giả sẽ thấy ở các bẹ lá non nhất bên trong có mạch dẫn nhựa đổi
màu vàng, trong khi ở các bẹ lá già bên ngoài có mạch màu nâu. Trong thân thật (củ
chuối) có những đốm vàng, đỏ hay nâu. Chẻ dọc phần gốc của các rễ thấy có sọc đỏ
chạy dần vào củ chuối.
Cách phòng trị :
- Đào bỏ các gốc bị bệnh, rải vôi hay các loại thuốc gốc đồng để khử đất trước
khi trồng trở lại.
- Ở các vườn bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-6 tháng để
diệt nấm.
122

- Không dùng chuối con của các vườn bị bệnh. Khử trùng con chuối bằng các
loại Ridomil, Benomyl 0,2% trước khi trồng. Sát trùng dụng cụ chăm sóc.
- Tránh trồng các giống mẫn cảm với bệnh như già Hương, chuối Xiêm trên
đất chua có pH thấp. Nên thay bằng các giống già Cui.

* Bệnh Đốm Lá Sigatoka (nấm Cercospora musae)

Bệnh chỉ hại các phiến lá, triệu chứng bệnh thường thấy trên các lá thứ 2, 3 hay
4 tính từ ngọn xuống. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ 1-10 mm, rộng 0,5-1 mm,
màu vàng lợt hay xanh nâu (Hình 6.9A). Các đốm nầy thường xếp dọc theo các gân
phụ của phiến lá, phát triển thành các đốm hình thoi nhỏ, màu nâu đen với quầng vàng
chung quanh. Nhiều đốm liên kết có thể làm phiến lá bị khô thành những mảng lớn.
Cây bị bệnh nặng thường không phát triển được các lá đọt.
Trong mùa mưa, nấm bệnh lan theo nước chảy trên lá làm các vết bệnh xếp
thành hàng, vào mùa nắng các đốm bệnh phát triển ở chóp lá, làm cháy mép lá hay
ngọn lá (Hình 6.9B). Quày và nải nhỏ, trái lâu chín, ruột trái màu vàng hay hồng lợt, ăn
có vị chát.
Để phòng trị bệnh không nên trồng chuối trên các chân đất chua, đất phải thoát
thủy tốt. Trồng với mật độ thích hợp, tăng cường bón phân lân, làm cỏ thường xuyên.
Cắt và đốt bỏ các lá bệnh... Phun ngừa bằng hỗn hợp Bordeaux 1%, Benomyl, Ridomil
0,1%.

Ô(A Ô(B
) )

Hình 6.9 Bệnh đốm lá Sigatoka (nấm Cercospora musae). A - vết bệnh; B - đốm bệnh
phát triển ở mép lá do nước mưa

* Bệnh Sọc Đen (nấm Mycosphaerella fijiensis)

Biểu hiện bệnh ở cây con giống với bệnh đốm lá Sigatoka. Trên cây lớn, đốm
bệnh hẹp hơn nhưng cũng rất khó phân biệt. Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới lá,
màu đỏ nâu hay nâu có ánh tím (còn bệnh đốm lá Sigatoka chỉ xuất hiện ở mặt trên lá).
123

Chỉ khi đốm bệnh phát triển thành sọc mới lộ triệu chứng ở mặt trên lá và bìa lá bị
cháy có màu đen sậm như mực. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tương tự như đối với
bệnh đốm lá Sigatoka.

* Bệnh đốm lá Cordana (nấm Cordana musae)

Xuất hiện nhiều đốm hình thoi hay hình trứng lớn, có viền nâu hay đỏ nâu, ở
mặt trên lá, bên trong vết bệnh màu xám trắng, có nhiều vòng đồng tâm. Mặt dưới vết
bệnh có màu nâu xám. Chung quanh vết bệnh thường có quầng vàng. Các vết bệnh có
thể nối liền nhau làm phiến lá bị khô trắng từng mảng lớn. Quy hoạch vườn cây với
mật độ thích hợp, không bị ngập úng, ẩm thấp, vệ sinh thường xuyên, cắt bỏ và thiêu
hủy lá bệnh. Phun các loại thuốc giống như trị bệnh đốm lá Sigatoka.

* Bệnh héo rũ Moko (vi khuẩn Pseudomonas solanacearum)

Biểu hiện bệnh giống như triệu chứng bệnh héo rũ Panama. Cây bị bệnh héo
khá nhanh, lá rũ, trái chín non (chín háp), các bó mạch trong thân bị đổi màu. Tùy theo
giống mà triệu chứng bệnh thể hiện có thể khác nhau. Ở các giống chuối già, đầu tiên
các lá già bên dưới bị vàng, sau đó lan nhanh làm cho tất cả các lá bị vàng úa, rũ
xuống, cuống lá bị gảy nơi tiếp giáp với phiến lá, cây bị thối, ngã trên đất.
Cắt ngang thân giả thấy các mạch dẫn nhựa ở bẹ lá bị đổi sang màu vàng, nâu
hay đen. Cắt ngang thân thật (củ chuối) thấy ở vùng bệnh có ứa giọt vi khuẩn nhầy,
vùng củ chuối bị bệnh mềm nhũn. Ruột trái non bị đen.
Để tránh bệnh héo rũ Moko cần thiết phải dùng cây con không mang mầm bệnh,
hưu canh hay luân canh, nếu có cây bệnh phải tiêu hủy ngay. Sử dụng các giống ít
nhiễm như Lacatan, Poyo. Chọn đất lập vườn chuối ở địa điểm cao ráo, thoát nước tốt
và điều cần nhớ là khử trùng các dụng cụ canh tác.

* Bệnh chùn đọt (Bunchy Top Virus)

Do một loài rầy Mềm Pentalonia nigronervosa truyền mầm bệnh virus. Bệnh
phát triển nặng vào những lúc có ẩm độ cao trong mùa khô, nhất là ở đất giàu dinh
dưỡng và có phủ đất thường xuyên.
Trên lá chuối xuất hiện các sọc xanh lợt ở cuống và phiến lá, song song với các
gân phụ. Cây nhiễm nặng sẽ bị chùn đọt do lá không phát triển, mọc hơi đứng chứ
không xòe ngang như bình thường. Lá bệnh nhỏ, mép lá phát triển không đều, có màu
vàng trắng. Cây bị lùn do nhiễm bệnh sớm và sẽ không trổ buồng. Nếu nhiễm bệnh trễ,
cây có thể vẫn cho trái nhưng buồng nhỏ, trái nhỏ cong queo. Cây có thể trổ buồng
ngang hông.
Điều tất yếu là nên chọn cây con từ các vườn không có bệnh để trồng, vệ sinh
vườn thường xuyên, tránh tủ gốc trong mùa mưa. Nên tiêu hủy ngay đối với tất cả cây
bệnh, kể cả củ chuối và phun thuốc diệt rầy.
124

* Bệnh thối đầu trái (nấm Verticillium theobromae hay Trachysphaera fructigena)

Bệnh làm cho đầu trái bị thối đen, vết thối khô. Vỏ trái có thể bị nứt. Cần xoa
gảy các vòi nhụy ở đầu trái sau khi chuối ra nải khoảng 5-8 ngày. Xoa sớm dễ làm bầm
trái, xoa trễ thì mủ chảy làm dơ trái. Phun dung dịch bordeaux 1% để phòng trị bệnh.

6.6 Thu hoạch và tồn trữ

6.6.1 Thu hoạch và vận chuyển

Thời gian thu hoạch buồng chuối ở vào thời điểm từ 80-95 ngày sau khi ra hoa.
Thông thường dựa vào góc cạnh trên trái để quyết định thời điểm thu hoạch. Chuối để
tiêu thụ nội địa, không phải vận chuyển đi xa, thu hoạch lúc trái đầy đặn, vòi nướm đã
rụng hết. Chuối xuất khẩu thì tùy thời gian vận chuyển mà quyết định lúc đốn quày
(Bảng 6.5). Nếu đốn sớm quá thì phẩm chất không ngon, đốn trễ chuối chín trước khi
đến nơi tiêu thụ.

Bảng 6.5 Thu hoạch chuối theo thời gian di chuyển

Dạng trái thu hoạch Thời gian di chuyển


Tròn mình 5-8 ngày
Trái đạt 3/4 tròn mình 10 ngày
Trái đạt gần 3/4 tròn mình 15-20 ngày

Chanpion (1963) dùng chỉ số P/L của trái ở từng giống để xác định thời gian thu
hoạch. Chỉ số P/L được tính với P là trọng lượng trái (gam) và L là chiều dài trái (cm).
Đo trái ở nải thứ 2 tính từ trên xuống. Ở giống chuối già lùn chỉ số nầy là 7-8,3. Chuối
già cui trồng ở cù lao Tân Phong trước kia được thu hoạch ở giai đoạn 70 ngày sau khi
trổ bắp.
Cách thức đốn quày thay đổi tùy nơi và tùy giống chuối. Đối với nhóm chuối
già lùn thì chỉ cần một người cũng thu hoạch được dễ dàng bằng dao lưỡi dài. Tay trái
nắm gần chót quày, chặt một nhát trên cuống quày cách nải trên cùng khoảng 40-50 cm
để tiện bốc vác. Đối với chuối cao cây thì phải cần 2 người thu hoạch để tránh gãy
buồng, gây thương tích cho trái. Một người dùng dao chặt ngang thân giả cho chuối
nghiêng xuống từ từ, người kia nắm ở chót trục quày kéo xuống, người cầm dao chặt
cuống quày. Phải cẩn thận không để quày rơi xuống đất, va chạm vào trái, gây thương
tích làm nấm bệnh xâm nhập. Tránh chấn thương ở cuống quả chuối là nguyên nhân
gây ra hiện tượng thối rữa, rụng trái.
125

Sau khi thu hoạch, chuối được vận chuyển nhanh đến điểm tập trung để làm
sạch, cắt nải đóng thùng (thời gian tiêu thụ trong vòng 12-18 ngày sau khi đốn quầy).
Ở vườn chuối hàng hoá, quày chuối được đưa đến điểm tập trung bằng hệ thống dây
cáp có ròng rọc móc quày chuối, hạn chế xây xát. Tùy theo kích cở trái mà lấy số nải
trên buồng nhiều hay ít, thường có khoảng 2 nải chót buồng bị loại bỏ. Các trái đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu phải có chiều dài >15 cm và đường kính >3 cm, trái không bị xây xát,
bị bệnh ngoài da, vỏ xanh sáng. Chuối xuất khẩu phải được đóng gói trong thùng bằng
gỗ nhẹ, thùng cạc tông chứa khoảng 14-16 kg chuối, bằng cách cắt rời từng nải, xếp sát
vào nhau cùng một hướng chỏm quả, chung quanh thùng được bọc bởi giấy mềm hoặc
rơm rạ.

6.6.2 Giú chuối

Các quốc gia vùng nhiệt đới sản xuất chuối để tiêu thụ nội địa thì làm chuối
chín bằng cách treo nguyên quày ở chỗ tối. Hoặc treo chuối trong phòng sưởi ấm bằng
nhiệt. Ở nước ta, chuối thường được giú bằng khí đá. Khí đá sẽ tạo ra khí Acethylene
làm chuối chín. Thổi ngang hơi Acethylene ở nồng độ 1-3% qua nơi giú chuối 2-3 lần,
mỗi lần cách nhau 12 hay 24 giờ thì làm chuối chín đều và vàng đều. Nồng độ cao hơn
vẫn không làm hư chuối. Có thể dùng khí Ethylen để giú chuối.
Ở các nước nhập khẩu, chuối từ phòng lạnh được chuyển vào phòng có nhiệt độ
cao hơn, khoảng 21-220C, có ẩm độ tương đối của không khí là 90-95% trong thời gian
2 ngày. Khi vỏ chuối hơi vàng, hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 16-180C và cho thổi khí
Ethylen nồng độ 1/1.000 vào khoảng 2-3 lần cách nhau 12-24 giờ với ẩm độ tương đối
của không khí là 85-95%.

6.6.3 Tồn trữ

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản chuối được lâu là 13-13,50C với ẩm độ tương
đối của không khí từ 85-90%. Hạ nhiệt độ xuống dưới 12-13oC thì nấm bệnh ngừng
phát triển, nhưng dưới 12oC thì trái bị thối đen hay có vết bầm. Để chuối không bị nấm
bệnh, sau đốn nhúng quày vào thuốc trừ nấm (Benomyl) hay nước chlorine.
Chương 7

CÂY KHÓM
(Ananas comosus (L.) Merr.)

Đại bộ phận người dân sinh sống ở miền Nam Việt Nam dùng từ khóm để
chỉ tên gọi của loài cây dứa. Có lẽ cây khóm được nhập từ Brazil (Nam Mỹ), nó có
tên là khóm vì chúng mọc thành từng khóm. Loại cây nầy có mặt ở khắp nơi, từ
thành thị đến nông thôn, từ Bắc vào Nam, chúng được dùng phổ biến cho bữa ăn
hàng ngày của các bà nội trợ, được dùng ăn tươi, một thứ thức uống giải khát qua
công nghệ chế biến, đóng hộp được bày bán chiếm số lượng đáng kể trong cửa
hàng, trong siêu thị. Các nghệ nhân thường dùng trái khóm để cấu tạo nên hình
dạng các con vật như Long, Lân, Quy, Phụng,... chưng trong các vụ lễ Tết, hội hè,
cưới hỏi,... Nói chung, trái khóm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đồng thời còn đi sâu vào
lãnh vực nghệ thuật nhất là ở nông thôn. Theo Nguyễn Minh Châu (1998), ĐBSCL
có diện tích trồng khóm là 17.962 ha trong đó ở Kiên Giang có diện tích trồng
tương đối lớn (8.000 ha), Tiền Giang (4.900 ha), Bạc Liêu (3.276 ha), Cần Thơ
(1.131 ha), Cà Mau (275 ha), Long An (200 ha). Dự kiến đến năm 2010 diện tích
trồng khóm trong cả nước là 50.000 ha với tổng sản lượng 500.000 tấn. Nhà máy
chế biến nước trái khóm cũng được xây dựng tại tỉnh Tiền Giang.

7.1 Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng

7.1.1 Giá trị

* Dinh dưỡng

Khóm là loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng
và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước và thế giới, nước khóm chiếm phần
lớn thị phần nước trái cây giải khát. Toàn bộ trái có chứa: 80-85% nước, 12-15%
đường (2/3 dạng Sucrose, còn lại là dạng Glucose và Fructose), 0,4% protein, 0,5%
tro (chủ yếu là Kali), 0,1% chất béo, một ít chất sợi và một vài loại vitamin (chủ yếu
là C và A). Hàm lượng vitamin C thay đổi từ 8-30 mg/100 g phần ăn được.
Nước khóm còn chứa men Bromelin có tác dụng phân hủy protein, kích
thích tiêu hóa. Ngoài ra nước khóm còn cung cấp nhiều năng lượng, 1 ml nước
khóm cho 1 calo. Toàn bộ trái khóm có 60% phần ăn được.

* Công dụng

Phần lớn việc sản xuất khóm trên thế giới được dùng trong công nghệ chế
biến dưới dạng đóng hộp (vô lon, chai nhựa, hộp giấy,... kích cỡ khác nhau) với
hình thức cắt khoanh hoặc ép lấy nước, nhưng chế biến dạng nước phổ biến hơn cả.
Công dụng khác của khóm khác là làm si rô, rượu, nước giải khát, hay trích acid
citric, men bromelin,... Xuất khẩu trái tươi cũng khá quan trọng, ở một số nước.
Hình thức xuất khẩu trái tươi còn hạn chế trong khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo
128

quản, mức độ xây xát ảnh hưởng đến phẩm chất trái mà thị trường khó chấp nhận.
Ngoài việc ăn tươi, đóng hộp, các phụ phẩm khác của khóm còn được sử dụng để:
- Chế biến thức ăn gia súc. Sau khi ép lấy nước, bã trái dùng chế biến thức
ăn gia súc (1 tấn trái cung cấp được 30 kg thức ăn khô). Thân cây khóm có chứa
tinh bột là nguồn thức ăn tốt cho gia súc.
- Dệt vải. Lá khóm có chứa nhiều sợi trắng, dai chắc, được dùng làm chỉ
may quần áo (ở Philippines và Đài loan). Nếu dùng cho mục đích nầy thì khóm
được trồng dầy trong mát và loại bỏ trái.
- Thân lá khóm. Cũng có thể dùng làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Xác
bả trái sau chế biến đem ủ một năm có chứa khoảng 1,27% N, 0,09% P2O5 và
0,18% K2O cũng là một nguồn phân hữu cơ tốt. Mặt khác sau khi hết chu kỳ sản
xuất, có thể dùng cày, bừa nghiền nát thân lá khóm, trộn thêm vôi, chôn vào đất để
cung cấp chất hữu cơ.

7.1.2 Tình hình sản xuất trên thế giới

Tổng diện tích canh tác khóm của thế giới năm 2002 là 772.900 ha, đạt năng
suất 19,2 t/ha, với tổng sản lượng 14,9 triệu tấn, tăng 300.000 tấn so với năm 2001
(Bảng 7.1). Châu Á có sản lượng khóm hằng năm cao nhất, chiếm 60% sản lượng
khóm trên thế giới. Tuy nhiên, so với 10 năm trước đây thì sản lượng hơi sụt giảm
do mức sản xuất giảm, trong khi mức sản xuất của Châu Mỹ tăng mạnh và mức sản
xuất ở Châu Phi hơi tăng. Mười nước đứng đầu (theo thứ tự) về sản lượng khóm
trên thế giới gồm có: Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Brazil, Hồng Kông, Trung
Quốc, Việt Nam, Indonesia, Mexico và Kénia. Trong đó sản lượng khóm của Thái
Lan hằng năm là 1,7 triệu tấn; Philippines là 1,2 triệu tấn; Ấn Độ, Brazil là 850.000
tấn.

Bảng 7.1 Diện tích, năng suất và sản lượng khóm của thế giới

Năm Diện tích Năng suất Sản lượng


(ha) (t/ha) (x 1.000 t)
2002 772.889 19,2 14.853
2001 755.171 19,3 14.567
2000 748.469 19,2 14.405
1999 732.223 19,6 14.356

Về nhập khẩu khóm: 10 quốc gia đứng đầu (theo thứ tự) là Nhật, Pháp, Hoa
Kỳ, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Bỉ và Canada. Lượng khóm tươi nhập
khẩu hằng năm của Nhật là 140.000 tấn, phần lớn là khóm của Philippines. Về mặt
xuất khẩu khóm: 10 quốc gia đứng đầu là: Philippines, Ivory Coast, Costa Rica,
Cộng hòa Dominic, Honduras, Malaysia, Brazil, Mexico, Hà Lan và Bỉ. Mặc dù
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng khóm cao trên thế giới nhưng
129

không được xếp hạng trong việc xuất khẩu do phẩm chất trái, khả năng chế biến
kém...

7.1.3 Nguồn gốc và phân bố

Lịch sử cây khóm có thể xem là được bắt đầu vào năm 1943 khi ông
Christophe Colomb (Kha Luân Bố) và đồng đội là những người Châu Âu đầu tiên
tìm thấy và ăn thử trái khóm khi đổ bộ xuống đảo Guadeloupe trong Thái Bình
Dương (Nam Mỹ). Lúc đó cây khóm đã phát triển rộng rãi ở Châu Mỹ nhiệt đới và
là một nguồn thức ăn quan trọng của dân da đỏ bản xứ. Năm 1535, cây khóm được
mô tả lần đầu tiên trong quyển Historia General y Natural de Las Indias bởi
Gonzalo Fernandez, một đặc phái viên của vua Tây Ban Nha.
Trước đây người ta ước đoán rằng, những người Ấn Tupi Guarami trong
vùng biên giới của Brazil, Argentina và Paraguay hiện nay đã du nhập và làm cây
khóm thích nghi trong canh tác. Một vài loài Ananas spp. và những giống có liên
quan đã được gặp trong dạng hoang dại ở đó (Collins, 1960). Tuy nhiên, có ý kiến
là Ananas sativus var. "Cayenne" có nguồn gốc ở cao nguyên Guiana và những loài,
giống có liên quan đã mọc lên gần cửa sông Amazon, ở Brazil (gần Sao Paulo) và ở
Paraguay. Một vài loài nầy đã được trồng để lấy sợi. Người ta ước đoán là cuối thế
kỷ thứ 17, cây khóm đã được phát tán đến khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới bởi
các du khách (vì chồi ngọn và các bộ phận của cây có thể chịu đựng được khô hạn
rất tốt nên dễ mang theo). Ngoài các vùng nhiệt đới, khóm cũng được trồng ở một
vài vùng thuận lợi trong khí hậu Á nhiệt đới hoặc trong nhà kính như ở Azore (38
độ N).
Việc trồng khóm đại trà thường tập trung trong một khoảng cách từ xích đạo
và có ưu thế hơn ở dọc duyên hải phía Nam của lục địa (ở phía Tây thì quá lạnh)
hoặc trên những đảo giao tiếp với nhiệt đới (Hawaii, Đài Loan). Ngoài ra khóm
cũng được trồng trong vùng xích đạo như Kenya ở độ cao 500-800 mét trên mực
nước biển (5-20 độ N). Việc trồng trọt ở những vùng đất thấp, nhiệt đới ẩm như
Malaysia, Thái Lan thường tiến hành trên đất than bùn với giống trồng thường là
"Singapore Spanish". Ở duyên hải Ivory thì sản xuất chủ yếu là Cayenne. Hawaii là
một vùng sản xuất khóm chiếm hơn 1/2 sản lượng của thế giới, tuy nhiên đến đầu
năm 1960 thì sản lượng sụt giảm và hiện nay đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Hiện
nay, một số nước Châu Á có sản lượng khóm tăng nhanh chóng, đặc biệt là Thái
Lan và Philippines.

7.1.4 Phân loại

Cây khóm thuộc họ Bromeliaceae, có tên khoa học là Ananas comosus (L.)
Merr. Họ Bromeliaceae có 2 tộc là Pseudananas và Ananas. Theo Smith (1939),
tộc Ananas có 5 loài: Ananas bracteatus, Ananas fritzmuelleri, Ananas comosus,
Ananas erectifolius, Ananas ananassoides.
Ngoài loài Ananas comosus ra, các loài khác chỉ có giá trị trong việc lai
giống. Loài Ananas comosus bao gồm tất cả các giống trồng hiện nay và trong họ
Bromeliaceae chỉ có tộc Ananas là có chồi ngọn trên trái mà thôi.
130

Trên phương diện thực vật, Ananas comosus là một đơn tử diệp đa niên có
hoa và trái ở cuối ngọn. Sau khi cho trái xong thì tiếp tục sống nhờ các mầm ở nách
lá mọc thành chồi với hệ thống mô phân sinh mới ở chóp. Các chồi nầy sống nhờ
thân chính và cũng cho hoa và trái ở cuối ngọn, sau đó tiếp tục các chu kỳ như thế.
Trái của các thế hệ sau thường nhỏ dần di.

7.1.5 Giống trồng

Khóm trồng trên thế giới có nhiều tên gọi khác nhau, dù có thể chỉ là một
giống. Ngoài ra vì ngẫu biến thế hệ (Mutation somatique) quá nhiều nên trong cùng
một giống cũng có thể có nhiều đặc điểm khác nhau. Hiện nay việc phân loại thực
vật cho các giống trồng trọt còn nhiều hạn chế, chủ yếu là phân chia thành các
nhóm như sau:

* Nhóm Cayenne

Giống Cayenne được trồng phổ biến trên thế giới. Tiêu biểu là Smooth
Cayenne (Cayenne lisse). Giống nầy thích hợp cho việc ăn tươi, đây là loại trái
nhiều nước nên rất phù hợp cho chế biến đóng hộp nước khóm giải khát.
Đặc điểm về hình thái (Hình 7.1): Lá gần như không gai, chỉ có một ít gai ở
chóp lá, ít chồi. Trái có dạng hình trụ, mắt dẹp, cạn, trọng lượng trung bình 2,5 kg,
lỏi (cùi) trung bình. Khi chín vỏ trái có màu vàng da cam. Ruột trái màu vàng lợt
đến vàng, vị ngọt, hơi chua, ít xơ, nhiều nước, mềm. Giống nầy mẫn cảm với triệu
chứng héo khô đầu lá (Wilt). Năng suất cao.
Các giống trồng thuộc nhóm Cayenne gồm có: (a) Hawaiian Smooth
Cayenne; (b) Hilo: không có chồi cuống, nhiều chồi thân, trái nhỏ; (c) Cayenne
Guadeloupe: có tính kháng Wilt tốt hơn nhưng trái xấu; (d) Cayenne Martinique;
(e) Smooth Guatemalian; (f) Typhon; (g) Saint Michael; (h) Boronne de Rothschild:
lá có gai.

* Nhóm Queen

Là nhóm được trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay, dùng để ăn tươi rất tốt,
thích hợp cho việc xuất khẩu trái tươi, nhưng kém hiệu quả trong công nghiệp chế
biến đóng hộp nước quả. Lá đầy gai, ngắn hơn lá ở giống Cayenne. Chồi nhỏ, gồm
nhiều chồi cuống (Hình 7.2). Trái có hình nón, mắt khóm sâu, trọng lượng trung
bình 1 kg, có lỏi nhỏ. Vỏ khi chín có màu vàng. Khi chín ruột có màu vàng, vị ngọt
hơn giống Cayenne, ít chua, ít xơ, xơ ngắn, thích hợp cho tiêu thụ tươi. Giống mẫn
cảm với bệnh Wilt. Cho năng suất kém.
131

Hình 7.1 Hình thái nhóm khóm Smoth Cayenne

Các giống trồng thuộc nhóm Queen gồm có: (a) Natal Queen: còn gọi là
Hoàng hậu Quê hương; (b) "Z" Queen: có lẽ là một ngẫu biến của Natal Queen; (c)
Ripley Queen; (d) Mac-Grégor: cây to, chồi thân lớn; (e) Alexandra: được chọn lọc
từ Queen Natal, cây to và chồi thân lớn như Cayenne; (f) Nam Phi Queen.

Hình 7.2 Hình thái khóm nhóm Queen

* Nhóm Spanish (Tây Ban Nha)

Trái dùng để ăn tươi rất tốt, không thích hợp cho công nghệ chế biến nước
quả, chỉ phù hợp cho xuất khẩu trái tươi. Lá dài, hẹp, có gai. Chồi cho nhiều chồi
cuống. Dạng trái hơi tròn (trụ bầu), mắt rộng và dẹp (Hình 7.3). Trọng lượng trái
trung bình từ 1,2-1,5 kg, lỏi rất lớn. Vỏ trái khi chín có màu cam, ruột khi chín màu
trắng đến vàng. Vị ngọt, hơi có vị cay chua, nhiều xơ. Giống kháng bệnh Wilt.
Năng suất kém.
132

Các giống trồng thuộc nhóm Spanish gồm có: (a) Red Spanish: có năng suất
mùa gốc cao hơn mùa tơ; (b) Singapore Spanish: lá không gai, đóng hộp tốt; (c)
Selangor Green: là giống đột biến từ Singapore Spanish; (d) Puerto Rico 1-67: trái
to (2,7 kg), năng suất cao (>70 tấn/ha ), thịt trắng; (e) Ngoài ra còn có giống Puerto-
Rico 1-56 cũng cho năng suất cao; (f) Castilla; (g) Cabezona: đây là giống tam
nhiễm duy nhất trên thế giới, trái to (có thể nặng đến 6-7 kg). Năng suất kém, vì trái
quá to nên khó đóng hộp. Việc chọn lọc từ quần thể giống Singapore Spanish ở Mã
Lai cũng đã chọn được một giống mới, đó là Masmerah, có sức sống cao, nhiều lá,
cây thẳng và cho trái to hơn cây cha mẹ.

Hình 7.3 Trái khóm nhóm Spanish (dạng trụ bầu)

* Nhóm Abacaxi

Ít phổ biến, còn gọi là Brazilian, không thích hợp trong công nghệ chế biến
nước quả đóng hộp, trái dùng để ăn tươi, hạn chế việc xuất khẩu trái tươi. Lá đầy
gai, nhiều chồi cuống. Trái có dạng hình tháp (chóp), trọng lượng trái trung bình 1,5
kg (Hình 7.4). Lỏi từ nhỏ đến rất nhỏ. Vỏ khi chín màu vàng, khi chín thịt có màu
vàng lợt đến trắng. Vị ngọt, mềm, nhiều nước. Kháng được bệnh Wilt khá. Giống
nầy cho năng suất kém.
Các giống trồng thuộc nhóm Abacaxi gồm có: (a) Abacaxi: vỏ trái mỏng,
chín nhanh (có thể còn xanh lúc chín); (b) Pernambuco (Perola): Thịt trắng; (c)
Abalka: giống như Pernambuco nhưng trái to hơn và thịt vàng; (d) Sugar Loaf: trái
nhỏ, nhiều nước, ít xơ; (e) Euleuthera; (f) Venezolano.
133

Hình 7.4 Hình thái khóm nhóm Abacaxi

Ngoài 4 nhóm trên, Leal và Soule (1977) còn đề nghị thêm một nhóm mới là
Maipure. Các giống trong nhóm nầy hoàn toàn không có gai ở lá, như Perolera,
Monte Lirio, Bumanguesa. Trái có hình trụ đến bầu dục, lỏi nhỏ, thịt màu ngà, khá
nhiều xơ. Chất lượng không cao khi dùng xuất tươi và đóng hộp, chỉ thích hợp cho
tiêu thụ tại chỗ. Hiện nay, việc chọn tạo giống căn cứ vào các đặc tính như sức sống
cao; ngắn ngày; kháng được bệnh (nhất là bệnh Wilt); lá không gai, lá ngắn, rộng;
dạng trái hình trụ, mắt dẹp; màu trái đẹp; cuống trái ngắn, chắc; ít lá; thịt trái chắc,
màu đẹp, không xơ, hàm lượng chất khô cao, lượng acid trung bình, hàm lượng
vitamin C cao; chồi cuống, chồi thân có sớm nhưng ít, chỉ khoảng 1-2 chồi.

* Các giống trồng phổ biến trong nước

- Ở miền Bắc. Có các giống như: (a) Dứa Hoa Phú Thọ (Natal Queen):
Victoria; (b) Dứa Hoa Na Hoa (Nam phi Queen): Paris, Yellow Mauritius;
(c) Dứa Hoa Nam Bộ: khóm, thơm Ta; (d) Dứa Ta (Red Spanish): thơm Bẹ
Đỏ, thơm Lửa, dứa Sàn, dứa Buộm, Tam Dương; (e) Độc Bình không gai
(Cayenne): thơm Tây, Sarawak, Hồng Kông.
- Ở miền Nam. Khóm trồng chủ yếu là nhóm Queen, tập trung ở một số tỉnh
như: Cần Thơ, Kiên Giang, Minh Hải, Long An, Tiền Giang và thành phố
Hồ Chí Minh, gồm có các giống Singapore Canning, Alexandra, Mac-
grégor...Nhóm Cayenne chỉ được trồng nhiều ở Bảo Lộc (Lâm Đồng).

7.2 Đặc tính thực vật

7.2.1 Thân
134

Thân ngắn, có trục ở giữa để mang lá và chồi, cây trưởng thành cao đến 1,2
m, đường kính tán rộng 1,3-1,5 m. Bóc lá ra có thân nằm bên trong dài khoảng 20-
30 cm với phần gần ngọn thân to nhất có đường kính 5,5-6,5 cm, cuối thân rộng 2-
3,5 cm (Hình 7.5). Phần thân trên thường cong, phần thân dưới có thể cong tùy loại
chồi đem trồng là chồi cuống hay chồi thân, và thân thẳng nếu chồi đem trồng là
chồi ngọn.

1 8
2 9
10
3
4

5
5

11

Hình 7.5 Hình thái thân khóm. 1: chồi bên; 2: sẹo lá; 3: lóng; 4: nơi rễ mọc ra; 5:
phần bên ngoài của rễ; 6: mô phân sinh; 7: vỏ; 8: trụ trung tâm; 9: hệ
thống mạch dẫn nhựa; 10: phần bên trong của rễ; 11: phần dưới mặt đất.

Trên thân có chia nhiều lóng và đốt. Ở đốt thân (nơi lá đính vào) có mang
những mầm ngủ. Các lóng từ phần giữa thân dài khoảng 1-10 cm tùy theo giống,
điều kiện môi trường... Các lóng từ phần giữa thân trở lên dài hơn các lóng bên
dưới. Bên trong thân khóm chia làm 2 phần gọi là vỏ và trung trụ. Nơi tiếp giáp
giữa vỏ và trung trụ có một hệ thống mạch rất mỏng, chủ yếu gồm các tế bào gỗ và
một ít tế bào libe. Mô mạch không liên tục, bị thủng nhiều chỗ, qua đó các bó mạch
chạy dài đến lá. Chính hệ thống mạch nầy đã tạo ra các rễ phụ mọc ra trên thân.
Trung trụ gồm một khối tế bào nhu mô có nhiều hạt tinh bột và tinh thể, trong đó
135

các bó mạch xếp thành vòng xoắn ốc xuyên qua nhau làm thành một mạng lưới rất
phức tạp.

7.2.2 Lá

* Số lượng lá trên cây

Thay đổi tùy theo giống trồng trọt. Ở nhóm Tây Ban Nha có khoảng 35-40
lá, nhóm Hoàng Hậu có 40-50 lá, nhóm Cayenne có 70-80 lá. Lá xoè và mọc thẳng,
được xếp theo hình xoắn ốc, lá non ở giữa, lá già ngoài cùng. Kiểu xếp lá thường
thấy là 5/12-5/13 (phải qua 5 đường xoắn ốc trên thân mới gặp lại 2 lá cùng nằm
trên một đường thẳng, trong khoảng đó đếm được 12-13 lá).

* Hình dạng lá

Thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên thân, tức theo tuổi lá. Theo Py và
Tisseau (1965), có thể chia làm 6 loại lá như sau (Hình 7.6):
- Lá A: là những lá phía ngoài đã phát triển đầy đủ khi chồi được đem đi
trồng. Lá có chỗ thắt lại rõ rệt ở gần đáy lá.
- Lá B: là những lá chưa phát triển đủ khi chồi được đem trồng, có một
khoảng thắt lại nằm ở vị trí cao hơn so với lá A.
- Lá C: là những lá già nhất phát triển sau khi chồi đã được trồng, trên lá có
một chỗ thắt lại nhưng không rõ.
Các loại lá A,B,C thường mọc từ khoảng giữa thân trở xuống. Khi cây ra hoa
thì thường chỉ còn lại lá C (lá A,B đã héo chết).
- Lá D: là lá đã phát triển đầy đủ, mọc ở phần giữa thân, đính vào thân thành
một góc 45 độ. Đây là những lá lớn và dài nhất trên cây, loại lá D rất quan
trọng vì trọng lượng lá có tương quan chặt chẽ với trọng lượng trái. Việc
phân tích tình trạng dinh dưỡng của cây thường được thực hiện trên lá D.
- Lá E: là những lá đã phát triển đủ, mọc ra ở phần "vai" của thân, hình mũi
lao, gần 1/2 lá không có diệp lục.
- Lá F: là những lá chót của cây, mọc thẳng từ phần đỉnh thân, hình mũi lao,
trên 1/2 lá không có diệp lục.
136

Hình 7.6 Sáu loại lá: A, B, C, D, E, F trên khóm

* Các đặc điểm chung của lá khóm (Hình 7.8)

- Gai lá: lá có nhiều hay ít gai thay đổi tùy giống trồng. Lá các giống thuộc
nhóm Hoàng Hậu, Tây Ban Nha và Tây Phi có gai dọc 2 bên mép lá. Ở
nhóm Cayenne, lá chỉ có một ít gai ở đỉnh.
- Tầng mao bộ: bao bên ngoài lá giống như một lớp sáp mỏng trắng, mặt dưới
lá có nhiều hơn mặt trên.
- Tầng tế bào chứa nước: nằm ở phần giữa lá, gồm một số tế bào hình cột
phía dưới lớp biểu bì. Tầng tế bào nầy giúp lá trữ nước khi khô hạn.
- Bó sợi ở lá: nằm giữa lá, bao bọc bởi các mạch libe và gỗ. Tế bào sợi dài,
chắc, có thể dùng lấy sợi dệt vải.
- Dạng hình máng xối: lá có dạng hình máng xối giúp cây nhận được nước
hữu hiệu, chịu đựng khô hạn tốt.

7.2.3 Chồi

Khóm có 5 loại chồi sau (Hình 7.7 ):

Chồi ngọn
Chồi cuống
Chồi thân trên
137

Hình 7.7 Những loại chồi trên khóm

* Chồi ngọn

Mọc ra từ đầu ngọn trái, mang nhiều lá, lá nhỏ, ít cong lòng máng, gốc chồi
thẳng. Trồng bằng chồi ngọn lâu thu hoạch (khoảng 24 tháng). Có thể dùng mầm
ngủ trên chồi ngọn để nhân giống (phương pháp nhân giống bằng lá).

* Chồi thân

Mọc ra từ mầm ngủ trên thân, thường xuất hiện sau khi cây mẹ đã ra hoa, có
1-2 chồi. Chồi to khoẻ, ít lá, lá dài cứng, tán chồi gọn. Gốc chồi dẹp (do bị đáy lá ép
lại), hơi cong. Chồi thân dùng để thay thế cây mẹ ở mùa gốc (từ vụ 2). Trồng chồi
thân mau thu hoạch, khoảng 12 tháng.

* Chồi cuống

Mọc ra từ mầm ngủ trên cuống trái, ngay sát dưới đáy trái. Hình dạng hơi
giống chồi thân nhưng nhỏ hơn, gốc chồi cong, phình to (giống dạng trái). Trong
sản xuất lớn thường dùng loại chồi nầy vì có số lượng nhiều (từ >3 chồi /cây).
Trường hợp không dùng nhân giống thì có thể bẻ bỏ sớm để trái phát triển tốt hơn.
Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 16-18 tháng.

* Chồi ngầm (chồi rễ, chồi đất)

Mọc ra từ phần thân dưới mặt đất hoặc nơi cổ rễ. Chồi có lá dài, hẹp, mọc
yếu do bị các lá bên trên che ánh sáng. Trồng lâu thu hoạch, khoảng 24 tháng.

7.2.4 Rễ
138

Rễ khóm có 3 nhóm: (a) Rễ sơ cấp: phát sinh từ phôi của hột, chỉ thấy được
khi trồng khóm bằng hột; (b) Rễ phụ: là loại rễ quan trọng nhất của cây, mọc trên
thân, phát sinh từ hệ thống mạch giữa vỏ và trung trụ. Cách chóp thân khoảng 1 cm
đã có rễ phụ mọc ra, màu trắng nhưng không rõ, càng xuống bên dưới thân rễ càng
mọc dài ra và hoá nâu dần. Các rễ mọc ở phần thân trên mặt đất thường ít phân
nhánh và thường dẹp (do các đáy lá ép lại), và chỉ mọc vòng quanh thân. Nếu khi lá
bị tách ra tạo khoảng trống thì rễ có thể mọc xuống đất được. Các rễ mọc ra từ phần
thân dưới mặt đất thì tròn hơn và phân nhánh nhiều; (c) Rễ thứ cấp (rễ nhánh): là
những rễ nhỏ mọc ra từ các rễ phụ.
Nói chung là rễ khóm mọc cạn và tương đối ít đâm nhánh. Rễ có thể mọc dài
1-2 m cách gốc trong điều kiện môi trường thuận lợi. Hầu hết rễ tập trung trong lớp
đất mặt từ 0-15 cm. Rễ ở phần thân trên mặt đất cũng hút được nước và dinh dưỡng.
Do sự sắp xếp của lá nên tất cả các nách lá trên thân có thể chứa được khoảng 80-
100 ml nước, do đó có thể tưới nước hay dung dịch phân lên cây.

7.2.5 Hoa

Hoa khóm là hoa lưỡng tính, hoa gồm có 1 lá bắc, 3 lá đài mập, 3 cánh hoa
có màu tím nối liền thành một ống, 6 nhị đực và 1 vòi nhụy cái (Hình 7.8). Bầu
noãn chia làm 3 ngăn với vách ngăn dầy. Trên trái hoa xếp theo 2 vòng xoắn ốc.
Vòng xoắn theo chiều dốc nhiều chứa khoảng 8-10 hàng, chiều dốc ít chứa khoảng
11-13 hàng. Hoa thường nở buổi sáng, khoảng 5-10 hoa mỗi ngày nên mất 15-20
ngày mới nở hết hoa trên trái. Hoa trong cùng một giống trồng thì không thụ phấn
được, trừ khi lai với giống khác. Nếu thụ phấn, mỗi trái khóm có thể cho đến 3000
hột (Pickersgill, 1976). Có khoảng 100-200 hoa trên mỗi trái.

* Các giai đoạn hình thành hoa

Nhóm Cayenne được xử lý bằng dung dịch Acethylene để kích thích việc
phân hóa hoa tự, cho thấy có 8 giai đoạn hình thành hoa tự như sau:
- Giai đoạn 1: 4 ngày sau khi xử lý, mô phân sinh tận cùng mở rộng.
- Giai doạn 2: 8 ngày sau khi xử lý, hình thành những lá bắc đầu tiên.
- Giai đoạn 3: 12 ngày sau khi xử lý, hình thành hoa và các lá đài.
- Giai đoạn 4: 18 ngày sau khi xử lý, thân trái dài ra.
- Giai đoạn 5: 23 ngày sau khi xử lý, chồi ngọn hình thành.
- Giai đoạn 6: 29 ngày sau khi xử lý, chồi ngọn tiếp tục hình thành.
- Giai đoạn 7: 36 ngày sau khi xử lý, còn gọi là giai đoạn thắt lại, đầu ngọn
lá bắc có màu hồng, chồi ngọn chưa có lục lạp.
- Giai đoạn 8: 46 ngày sau khi xử lý, hoa tự xuất hiện, chồi ngọn có màu đỏ
tươi.

6
7
139

Hình 7.8 Phẩu diện cắt dọc của một hoa khóm. 1: vòi nhụy; 2:
cánh hoa; 3: đài hoa; 4: cupule; 5: tuyến mật (hoa); 6: nhị
hoa; 7: lá bắc; 8: ống dẫn mật hoa; 9: noãn; 10: bầu noãn.

* Tác dụng của kích thích tố trên sự ra hoa

Cơ chế ra hoa của khóm như sau: trong mô phân sinh tận cùng của thân cây
có chất auxin là IAA (Indol Acetic acid) do cây tổng hợp từ các acid amin và
Triptophan, chính nồng độ auxin nầy có tác dụng gây nên sự ra hoa. Muốn cây ra
hoa, hàm lượng của auxin trong mô phân sinh tận cùng cần được duy trì trong một
thời gian giữa 2 mức độ. Khi xử lý cho cây ra hoa bằng kích thích tố như NAA sẽ
có tác dụng làm giảm bớt hàm lượng IAA hoạt tính trong mô phân sinh tận cùng,
tuy nhiên các enzyme oxydase sẽ phá hủy dần dần NAA, do đó hàm lượng IAA lại
từ từ tăng lên. Cây sẽ ra hoa được nếu nồng độ IAA giữ vững một thời gian khá đủ
cho sự phân hoá mầm hoa. Nếu dùng lượng NAA cao, cây sẽ ra hoa chậm vì phải
chờ hàm lượng auxin tăng dần lên để có thể giúp cây phân hoá mầm hoa.
Trong điều kiện tự nhiên, có 2 yếu tố quyết định sự ra hoa của cây khóm là:
phải trải qua giai đoạn sinh trưởng đầy đủ tức là ở vào thời kỳ thành thục với bộ lá
được hình thành hoàn chỉnh (khoảng 28-30 lá ở các giống khóm và 50-60 lá ở các
giống thơm); thời tiết phải ở nhiệt độ thấp và ngày ngắn. Ở vùng xích đạo, nhiệt độ
và quang kỳ là 2 yếu tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa tự nhiên. Ở
ĐBSCL, cây khóm ra hoa tự nhiên vào 2 vụ trong năm: Vụ chính từ tháng 6-7 dl,
vụ phụ từ tháng 12-1 dl.

7.2.6 Trái

Trái khóm là loại trái kép gồm nhiều trái con (100-200 trái con hay hoa). Sau
khi thụ phấn, cánh hoa, nhị đực và vòi nhụy cái tàn héo đi. Gốc lá bắc mập ra, cong
úp lên che các lá đài. Các lá đài trở nên có thịt và hợp lại tạo thành núm, khi trái gần
chín chúng dẹt xuống trở thành "mắt " của trái (Hình 7.9). Các trái con đính vào
một trục phát hoa gọi là cùi trái (lõi), cùi khóm kéo dài ra bên ngoài gọi là cuống
trái.
140

Hình 7.9 Các mắt trên trái khóm

Hình trái thay đổi tùy giống trồng, từ bầu tròn, hình trụ đến chóp cụt (Hình
7.10). Màu thịt trái khi chín thay đổi từ trắng đến vàng đậm. Màu vỏ từ xanh, vàng,
vàng cam đến đỏ. Mùi thơm của trái được cho là của chất Ethyl Butyrate và Amyl
Butyrate. Trong trái hàm lượng đường giảm dần từ đáy lên ngọn. Phần ăn được của
trái là phần mô ở gốc các lá bắc, các lá đài, vòi nhụy, bầu noãn và cùi trái. Thời gian
từ khi trổ hoa đến thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng (nhóm Queen).

6
4
7
141

Hình 7.10 Hình thái của trái khóm trưởng thành. 1: ngọn; 2: cupule và
một phần của hoa; 3: tuyến mật hoa; 4: bầu noãn; 5: thân
ngọn; 6: cupule; 7: trục trung tâm; 8: lá bắc; 9: ống dẫn
mật; 10: đài hoa; 11: trái đơn; 12: cuống trái.

7.3 Khí hậu và đất đai

Mặc dù khóm là cây trồng được trên những vùng đất khó, một loại cây trồng
dễ thích nghi hơn các loại cây trồng khác nhưng nó cũng không ra ngoài ngoại lệ
chịu sự chi phối của môi trường đất, nước, chịu sự tác động của nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng,...

7.3.1 Khí hậu

* Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định toàn bộ hệ thống sinh trưởng và
quyết định sự phát triển của cây. Giới hạn sự phân bố địa lý của vùng trồng khóm là
ở vĩ độ giữa 25 độ Nam và Bắc, tuy nhiên có một vài ngoại lệ như ở Assam (30 độ
B) và Nam phi (33 độ N).
Rễ và lá không phát triển được ở nhiệt độ <160C và >350C. Sự sinh trưởng
tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-270C, cây chết ở nhiệt độ lạnh từ 5-70C. Nói chung sự sinh
trưởng chậm lại và chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn khi càng xa xích đạo, hoặc ở
cùng vĩ độ nhất định khi đi lên vùng cao. Tùy theo nhiệt độ trung bình ở từng nơi
mà cây có những kiểu hình khác nhau, đôi khi bị lầm lẫn là những giống trồng khác
nhau. Những cây mọc trong vùng liên tục nóng và ẩm (miền thấp gần xích đạo), có
đặc điểm sinh trưởng là: chồi lá mọc mạnh, sum suê, lá thường rộng, mềm, các rìa
lá có khi gợn sóng trong thời kỳ đầu của cây, số chồi cuống thường ít và hiện tượng
di truyền "vòng chồi" (có 6-10 chồi cuống trên trái) ít rõ ràng, các chồi thân nằm ở
vị trí cao trên cây. Trái tương đối to, thịt sáng đục, rất ngọt, ít chua, lớp biểu bì trái
thường ít màu sắc, chồi ngọn rất to, mềm và dễ bị thối.
142

Cây trồng trong những miền có nhiệt độ tương đối thấp (vùng cao nhiệt đới)
thường phát triển kém, lá hẹp, cứng, ngắn hơn. Chồi ngọn chắc và nhỏ, số chồi
cuống thì nhiều và hiện tượng "vòng chồi" rõ hơn. Trái thường nhỏ, mắt lồi, thịt
đục, ít màu sắc nhưng biểu bì trái thì sẫm hơn. Độ chua cao, độ đường thấp và ít
thơm.
Trường hợp nhiệt độ cao kèm theo ẩm độ không khí tăng như thường thấy ở
cuối mùa khô thường làm xuất hiện những đốm nâu nhạt ở vùng noãn khổng (mắt
trái) do vi khuẩn xâm nhập gọi là bệnh "hoá nâu mắt", làm giảm sút nghiêm trọng
phẩm chất trái. Mặt khác, nhiệt độ cao có thể đốt cháy biểu bì gây hiện tượng "cảm
nắng". Ở nhiệt độ 250C là tối thích cho trái chín trong điều kiện ở Guinea và Hawaii
(biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 120C ở Guinea và hơi kém hơn ở Hawaii). Nhiệt
độ cao còn làm lượng acid và đường giảm. Khi trái chín vào thời kỳ lạnh và ẩm, độ
ánh sáng yếu, trái thường bị nâu trong ruột.

* Vũ lượng và nước

Khóm là cây đòi hỏi ít về nước, do cách xếp lá và dạng cong lòng máng của
lá giúp cây có thể sử dụng được nước một cách hữu hiệu. Ở những vùng có lượng
mưa phân bố đều quanh năm thì vũ lượng khoảng 1000-1500 mm được xem là
thích hợp nhất. Khóm có thể chịu đựng được ở nơi khô hạn kéo dài, lượng mưa tối
thiểu tối thiểu (600 mm/năm), cũng như những nơi có lượng mưa nhiều (4.000
mm/năm). Nhu cầu nước hằng ngày tương ứng với lượng nước khoảng 1,25-2 mm
(tức khoảng 12,5-20 m3/ha). Để có thể cung cấp lượng nước hữu hiệu cho khóm,
người ta có thể bố trí trồng ở những vùng đất thấp, có mực nước ngầm luôn luôn
cao, tuy nhiên phải lưu ý việc thoát nước. Cần lưu ý thoát nước cho vườn khóm
trong những tháng có vũ lượng cao vì khi ngập úng cây thường bị nấm ký sinh
trong đất gây hại.
Khi bị thiếu nước, cây sẽ sống nhờ lượng nước dự trữ trong tầng tế bào chứa
nước ở lá. Khi nguồn nước nầy cạn cây sẽ có triệu chứng héo: lá chuyển sang màu
vàng rồi đỏ, rìa lá cuốn vòng xuống mặt dưới, gọi là giai đoạn "dây". Nói chung
việc chịu đựng hạn hán của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng. Sau khi
trồng, chồi đã hồi phục, nếu gặp hạn hán 4-6 tháng thì chu kỳ sinh trưởng của cây
thường bị kéo dài thêm một ít và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Trái lại,
nếu cây bị thiếu nước trong giai đoạn bắt đầu phân hóa hoa tự, hình thành trái sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nếu chủ động được chu kỳ sinh trưởng
thì có thể giảm nhẹ tác hại do hạn hán bằng cách bố trí trồng như thế nào để hạn rơi
vào thời kỳ sinh trưởng ít bị ảnh hưởng nhất. Như ở Guinea người ta đạt được kết
quả tốt bằng cách bố trí trồng khóm vào giữa mùa mưa (mùa khô tiến đến sau khi
chồi đã hồi phục) và thu hoạch trái vào khoảng tháng 2-3 dl (giữa mùa khô năm
sau) sau khi đã xử lý kích thích tố tạo hoa vào tháng 7-8 dl năm trước.

* Ánh sáng

Độ chiếu sáng có tác động rất rõ đến năng suất. Độ chiếu sáng có ảnh hưởng
đến sự thành lập lá, màu sắc trái (ở nơi thấp và ánh sáng yếu, cây ra nhiều lá hơn,
trái có màu tối không thích hợp cho bán tươi). Tuy nhiên nếu cường độ ánh sáng
143

quá cao sẽ làm cháy các mô biểu bì tạo vết bỏng ngoài da và thịt trái. Ngoài ra độ
dài ngày còn quyết định đến sự ra hoa. Khóm nhóm Cayenne là cây ngày ngắn, tức
là có sự kế tiếp nhiều thời kỳ bóng tối mới dẫn đến sự ra hoa và chỉ cần chiếu sáng
1 giờ trong đêm tối cũng làm mất tác dụng ra hoa. Tuy nhiên, việc kéo dài nhân tạo
thời gian của ngày cũng không thể ngăn cản sự ra hoa. Do đó, người ta cho rằng
khóm không phải là cây ngày ngắn nghiêm ngặt. Nếu kéo dài thời kỳ bóng tối đi
đôi với việc giảm thấp nhiệt độ thì sự phân hoá hoa tự được sớm hơn, điều nầy giải
thích tại sao khóm trồng ở vùng cao thường ra hoa sớm hơn vùng gần biển. Ngoài
thời gian chiếu sáng, mây mù cũng có ảnh hưởng đến sự ra hoa do ảnh hưởng đến
cường độ ánh sáng. Vào lúc ngày ngắn mà có mây mù nhiều thì cây khóm tượng
hoa sớm hơn.

* Gió

Cây khóm ít làm cản gió nhưng không chịu đươc bão. Có gió trong một thời
gian dài, mặc dù sức gió ôn hòa cũng có thể làm giảm năng suất 25% so với cây
trồng trong cùng điều kiện nhiệt độ, ánh sáng nhưng được che gió. Nếu có gió kèm
theo mưa nhiều thì dễ làm lá bị xây sát và nấm xâm nhập gây bệnh. Các loại gió
khô nóng như gió Lào làm cây mất nhiều nước và đầu lá bị khô héo.

7.3.2 Đất đai

* Tính chất vật lý

Khóm có bộ rễ ăn cạn nên chỉ phát triển dễ dàng trong điều kiện đất tơi xốp,
thoáng (thịt pha cát), hạt đất tròn. Ngoài ra các loại đất phèn, đất than bùn cũng có
thể trồng khóm được. Rễ khóm chịu ngập kém, do đó chủ động được nước trong
canh tác là vấn đề quan trọng. Nếu đất không thoát nước tốt, cây dễ bị thối rễ do
nấm ký sinh trong đất. Trồng khóm thường hạn chế ở những vùng có mưa nhiều,
đất chặt. Nếu trồng trong những vùng có lượng mưa thấp thì tỷ lệ sét trong đất cao
sẽ có lợi để giữ nước tốt. Tốt nhất là nên làm đất kỹ trước khi trồng và có hệ thống
mương tiêu nước thừa.
Những thí nghiệm trong môi trường nhân tạo của Martin-Prevel (1960) cho
thấy, rễ mọc khó khăn trong môi trường hạt quá nhỏ và có cạnh sắc. Thí nghiệm
dùng môi trường hạt nhân tạo nhỏ (chất Polistiren) có đường kính 1-8 mm, dễ nén,
thì rễ phát triển rất tốt. Mặt khác, mực nước ngầm gần mặt đất, kết cấu đất xấu... sẽ
làm hạn chế phạm vi hoạt động của bộ rễ. Đất trồng khóm luôn được cải tạo để gia
tăng độ phì, giúp cây hấp thu dưỡng chất trong việc thâm canh khóm mà vẫn đảm
bảo chất lượng cũng như năng suất.

* Tính chất hóa học

Trong thực tế việc sửa chữa một kết cấu đất xấu thường gặp nhiều khó khăn
hơn bồi dưỡng chất dinh dưỡng cho đất. Do đó đối với khóm, về mặt lý học, đất
được chú trọng hơn. Nói chung là cây khóm không thích đất nhiều vôi, đất mặn, đất
nhiều Mn. Kali thích hợp cho nhu cầu cây khóm, vì vậy đất giàu kali phù hợp cho
144

cây khóm phát triển. Ngoài ra phân hữu cơ cần thiết để cải tạo kết cấu đất trồng. Độ
pH thích hợp thay đổi tùy giống, đối với nhóm Queen là từ 4,5-5,5, Smooth
Cayenne là 5-6 (có thể trồng ở pH 7,5 nhưng phải bón thêm Fe), Red Spanish trồng
ở pH=5 là thích hợp. Cho rằng cây khóm là cây trên vùng đất khó, nhưng trong kỹ
thuật canh tác cần có chế độ chăm sóc phù hợp, bón phân cân đối, hợp lý, đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng để cây khóm phát triển bền vững.

7.3.3 Dinh dưỡng

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng lên sự phát triển của cây
nên biết rõ cây cần những chất gì để phát triển đầy đủ và đã mang đi một khối chất
ứng với số trái thu hoạch và nuôi chồi. Số chênh lệch giữa thu vào và mang đi về
nguyên tắc phải được trả lại cho đất (tính cả phần rửa trôi). Đối với cây khóm, canh
tác một vài vụ đầu trong môi trường đất tốt thì không cần bón thêm chất dinh
dưỡng, cây vẫn đủ khả năng phát triển và đủ khả năng cho trái tốt. Nhưng sau một
vài vụ cây đã lấy mất nhiều chất dinh dưỡng, nên nhu cầu bón phân cho cây là cần
thiết chủ yếu là đạm và kali. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, giai đoạn
cây cần nhiều chất dinh dưỡng là khi cây bắt đầu tăng trưởng và xuyên suốt cho đến
khi cây cho quả thu hoạch, kali là chất dinh dưỡng cần thiết của cây khóm. Việc
canh tác cây khóm không giống như những cây ăn trái dài ngày vì sau vài năm canh
tác, phải phá bỏ vườn cây cũ để trồng lại vườn cây mới, việc cải tạo vườn cần được
quan tâm. Ở Guinea, mỗi hecta trồng 38.500 cây khóm Cayenne, thu hoạch 55 tấn
trái xuất khẩu tươi. Martin-Prével (1970) đã xác định được sự huy động chất dinh
dưỡng (Bảng 7.2) như sau.

Bảng 7.2 Dinh dưỡng tiêu hao trong một vụ thu hoạch (Kg/ha).

N P2O5 K 2O CaO MgO


Số lượng tổng cộng/ha 205,0 58,0 393,0 121,0 42,0
Số lượng lấy đi do 38.500 chồi 24,5 8,0 43,0 10,0 6,2
Số lượng lấy đi do trái 43,0 16,5 131,0 17,0 10,0

Kết quả cho thấy cây đã huy động nhiều N, K2O và CaO. Ở duyên hải Ivory,
trồng giống S.Cayenne, mật độ 60.000 cây/ha, để xuất khẩu trái tươi, người ta đã
bón 4-2-11-2 g/cây (N-P2O5-K2O-MgO). Để sản xuất trái cho chế biến thì tăng
lượng N và K2O lên từ 8-14 g N và 10-12 g K2O /cây.

* Các nguyên tố đa lượng

- Chất đạm

Triệu chứng thiếu N biểu hiện ở cây sinh trưởng chậm lại, lùn và lá có màu
vàng lợt, nhận rõ là lá có dạng máng xối. Cây ít mọc chồi thân, chồi cuống, trái nhỏ,
giảm phẩm chất. Hiện nay, người ta không bón riêng lẽ N mà thường kết hợp N và
145

K, vì đây là 2 nguyên tố chính cho cây khóm. Ở đất có đầy đủ Kali nhưng thiếu N,
nếu bón thêm N thì trái càng to, số lá cũng gia tăng, trọng lượng lá D tăng.
Tiến trình tăng trưởng của cây khóm là một biểu đồ hình chữ S. Trong 4
tháng đầu cây khóm chỉ hấp thu N bằng 1/2 của 4 tháng sau và bằng 1/4 N bất động
của toàn chu kỳ sinh trưởng. Vào giai đoạn đầu, sự tăng trưởng chậm và việc thiếu
N ít quan trọng hơn giai đoạn sau. Thiếu N vào lúc tăng trưởng mạnh (sau 4 tháng)
cây sẽ lâu ra trái, trái nhỏ. Mặt khác, nếu được cung cấp nhiều ánh sáng và nhiệt độ
cao hơn thì sự hấp thu đạm sẽ lớn hơn (vì khi quang hợp cao sẽ tạo nhiều Glucid,
mà tỷ lệ Glucid/Protid rất quan trọng để tạo chất khô trong cây). Nếu bón ít N khi
cây sắp ra trái và khi sắp dùng kích thích tố thì trái ra đều và lớn hơn. Ở giai đoạn
đã ra trái thì nhu cầu N tương đối ít. Thật ra, cây khóm cho đến giai đoạn sắp dùng
kích thích tố vẫn có thể hấp thụ rất nhiều N, nhưng phần lớn là xa xỉ. Các tác hại
khi dùng nhiều N ở giai đoạn nầy như sau:
ƒ Bón nhiều N ở giai đoạn 2 tháng sau khi tượng hoa thì có ảnh hưởng đến
cuống trái, cuống dễ gãy, dễ bị nắng làm bầm trái.
ƒ Bón N lúc trái gần chín thì N không có ảnh hưởng làm tăng trọng lượng
mà thường làm trái bị nứt nẻ. Tuy nhiên bón N ở giai đoạn nầy thì làm
chồi mọc tốt, chu kỳ mùa sau sẽ ngắn lại, thu hoạch sớm hơn. Các
trường hợp bón N quá chậm thường làm trái bị bầm ruột, chua. Do đó,
chỉ nên bón N ở giai đoạn 2 tháng đầu sau khi tượng hoa trong trường
hợp cây mọc yếu mà thôi.
Kết quả Bảng 7.3 cho thấy, bón N không hại đến phẩm chất và làm tăng
năng suất. Tuy nhiên việc lạm dụng N nhiều ở vùng có khí hậu nóng làm trái dễ bị
hư, ruột bị trắng.

Bảng 7.3 Ảnh hưởng của N trên một số đặc tính trái

Liều lượng N Độ acid Chất khô Đường kính Đường kính Trọng lượng
(g/cây) (%) trái (cm) cuống (cm) trái (kg)
0 7,77 12,6 11,7 2,51 1,22
2 7,36 13,2 12,1 2,55 1,43
4 6,93 13,1 12,4 2,72 1,54

Ngoài ra, việc phân tích lá (lá D) cho biết mức độ thiếu thừa dinh dưỡng của
cây ở hai giống Spanich và Smooth cayenne (Bảng 7.4).

Bảng 7.4 Mức độ dinh dưỡng tối hảo ở lá D (% chất khô)

Dinh dưỡng Giống Spanich Giống Smooth cayenne


Đạm 1,70 – 2,20 1,60 – 1,90
Lân 0,20 – 0,25 0,16 – 0,20
Kali 3,50 – 4,00 1,80 – 2,50
146

Việc sử dụng N còn ảnh hưởng đến sự hấp thu các nguyên tố khác như: (a) Ở
đất giàu N nếu bón càng nhiều N thì cây mọc mạnh thêm và hấp thu nhiều Kali; (b)
Ở đất thiếu kali thì sự hấp thu N giảm đi nhất là trong điều kiện khí hậu bất lợi; (c)
Có hiện tượng tích tụ N ở chồi khóm khi thiếu lân.

- Chất lân

Triệu chứng thiếu lân bắt đầu xuất hiện ở lá già rồi từ từ lên lá non (vì lân
trong cây di chuyển từ lá già lên lá non). Hiện tượng thiếu lân tương tự như hiện
tượng thiếu nước. Đầu tiên, phần giữa lá có màu hồng đỏ rồi đỏ nâu, sau đó vàng
nhạt và khô từ ngọn trở xuống. Trái nhỏ (0,5-0,7 kg/trái thay vì 1,2-2,0 kg/trái).
Vào đầu mùa nắng gắt, ở đất thiếu lân cây cho trái có màu vàng sớm, đặc biệt là
vàng ở ngọn trái và có thể khô hẳn trên ngọn. Từ giai đoạn 3 tháng sau khi đặt chồi,
nếu được cung cấp lân thì số lá tăng nhiều hơn. Trung bình số lá mỗi tháng như sau:
ƒ Ở giai đoạn 3,5-4,5 tháng: ra 4-5 lá /tháng
ƒ Ở giai đoạn 6,5-7,5 tháng: ra 5-6 lá /tháng
ƒ Ở giai đoạn 7,5-8,5 tháng: ra 6-7 lá /tháng
Nếu thiếu lân ở giai đoạn 3-5 tháng sau khi trồng trở đi thì mỗi tháng cây chỉ
mọc được 2-3 lá. Khi bón lân đầy đủ thì lá D tăng trưởng dần từ giai đoạn 3,5 tháng
trở đi và nặng 28 g/lá, đến 6 tháng thì nặng 50 g/lá, và nặng 80 g/lá ở giai đoạn 8
tháng. Nếu thiếu lân thì đến tháng thứ 8 lá D chỉ nặng 40 g/lá mà thôi. Ngoài ra việc
cung cấp đầy đủ lân còn làm trọng lượng trái tăng, cây cao, đường kính thân tăng và
số chồi cuống cũng tăng. Tuy nhiên việc bón thừa lân sẽ làm giảm trọng lượng trái.
Nhu cầu lân đối với cây khóm không nhiều nhưng nó ảnh hưởng đến thời kỳ tượng
hoa và phát triển trái. Cung cấp đủ lân giúp cây hấp thu nhiều Kali. Thiếu lân sự
hấp thu Ca, Mg giảm. Chất lân trong sử dụng thường không tương quan đến N.

- Chất kali

Cây khóm có khả năng hấp thu nhiều kali ở giai đoạn tăng trưởng, chính
hàm lượng N hấp thu sẽ qui định nhu cầu Kali. Kali là chất dinh dưỡng tối quan
trọng trong đời sống cây khóm, thành công hay thất bại của nhà vườn là ở chỗ biết
sử dụng đúng lúc và đúng thời điểm. Tuy nhiên, điều nầy còn tùy thuộc vào sự đối
kháng Ca, Mg, Kali quyết định chất lượng, năng suất cũng như mẫu mã, hình dạng
trái.
Thiếu Kali cây yếu ớt ngay khi còn nhỏ, lá ngắn, hẹp, ngã dài. Ở phiến lá
xuất hiện những đốm màu vàng họp lại thành những đám lớn hoặc những băng, sờ
thấy lồi lõm. Trái nhỏ, không có độ chua, không thơm. Nếu đất có đầy đủ kali hoặc
bón đủ kali thì nhu cầu kali ở lá D tăng dần từ khi trồng đến 6 tháng hoặc 8 tháng,
sau đó giảm dần đến khi cây trổ hoa. Nếu cây mọc khoẻ thì chỉ độ 6 tháng là nồng
độ kali sẽ tối đa ở lá D. Đất thiếu kali hay không được bón thêm kali thì kali ở lá D
cũng sẽ giảm sau 4 tháng thay vì sau 6 hay 8 tháng.
Việc bón cân đối giữa đạm và kali rất quan trọng, quyết định sự sinh trưởng
và năng suất. Thường chất N qui định nhu cầu kali ở cây khóm. Nếu cung cấp nhiều
147

N thì cây sẽ hấp thu nhiều kali hơn nhờ phát triển thân, lá, rễ. Tuy nhiên, tỉ lệ hấp
thu N và kali thường bằng 1(K2O/N = 1). Khi bón phân có tỷ lệ K2O/N = 2,5 hoặc
3... là có sự hấp thu xa xỉ kali. Nếu thừa N mà thiếu kali (K2O/N <1) thì có ảnh
hưởng đến phẩm chất trái như làm giảm độ chua, chất khô.

- Chất Mg và Ca

Mg: Vai trò của magnesium là vận chuyển chất hữu cơ trong cây,
đồng thời giữ vai trò trao đổi các chất. Triệu chứng thiếu Mg thường xuất hiện từ
tháng thứ 6 sau khi trồng. Trên lá có những vết rất nhạt màu, dày đặc theo rìa lá.
Khi phân hóa hoa tự, các vết nầy biến hóa nhanh chóng, nối lại với nhau và mặt
ngoài gốc lá có một màu lam đặc biệt xuất hiện, lá bắt đầu héo nhanh.
Ngưỡng tới hạn thiếu của Mg ở lá D là 0,18-0,20% chất khô. Có tác động hỗ
tương giữa Mg và Kali, nếu đất thiếu Mg thì nhiệm vụ của Mg sẽ được Kali thay
thế một phần, nếu lá thiếu Kali thì Mg có thể thay thế nhiệm vụ của kali ở lá. Đất có
nhiều kali hay được bón nhiều kali thì kali sẽ cản trở việc hấp thu Mg ở rễ. Trong
trường hợp đất có quá nhiều kali (Kali/Mg = 0,76 chẳng hạn) thì nên bón Mg vào
gốc lá để cung cấp Mg cho cây. Nếu đất quá nghèo Mg, nhất là ở đất cao, thì nên
bón MgO với liều lượng 2,5 g MgO/cây ở chu kỳ sinh trưởng ngắn và 5 g MgO/cây
ở chu kỳ sinh trưởng dài. Việc bón MgO có thể bón căn bản như bón lân.
Ca: Calcium có tác động đến trọng lượng trái, yếu tố gia tăng năng
suất cho nhà vườn trồng khóm. Triệu chứng thiếu Ca thường khó phát hiện, tuy
nhiên người ta cho rằng những đường vằn, những đám phai màu ở giữa phiến lá,
những chỗ rộp ở mặt dưới lá và lá bị khô ngọn là những biểu hiện của triệu chứng
thiếu Ca. Một số tác giả khác cho rằng, thiếu Ca được biểu hiện bằng những đường
nứt nẻ trên lá và bộ rễ bị suy nhược (độ bám giữ đất yếu khi nhổ cây) và ở mùa gốc,
chồi thường phát triển không bình thường.
Nhu cầu Ca của cây khóm thường thấp. Ở các vườn khóm thường ít xảy ra
triệu chứng thiếu Ca. Nồng độ Ca ở lá D >0,18 % chất khô là tối hảo. Cây càng lớn
thì nồng độ Ca ở lá D càng giảm tương tự như kali. Bón Ca thường ít bị đối kháng
bởi kali hơn so với Mg.

* Các nguyên tố vi lượng

- Chất sắt

Triệu chứng thiếu sắt biểu hiện ở lá non bị vàng rất sớm. Cuối lá có màu
vàng xanh và màu hồng. Sau 2 tháng thì cả cây bị vàng đồng đặc biệt và cây mọc
yếu. Cây trổ hoa chậm và hoa bị khô. Ở cây con, khi thiếu sắt lá màu xanh lợt
nhưng gân lá sậm hơn và có những sọc đậm thẳng góc với gân lá tạo hình lưới.
Cây khóm hấp thu sắt dưới dạng Fe2+ nhiều hơn Fe3+, sự hấp thu nầy theo
Sideris (1949) là tùy theo nồng độ H+ ở gần rễ. Cây khóm không hấp thu được Fe ở
đất kiềm có chứa nhiều CaCO3, đất ít thoát thủy hoặc ở các loại đất acid chứa nhiều
Mn hoán chuyển, do ở các đất nầy Fe thường ở thể Fe3+ nên rất khó hấp thu. Mặt
148

khác, Cu, Zn, Co và nhất là Mn có thể vô hiệu Fe ở các Enzyme bằng cách di
chuyển Fe của các Enzyme nầy để vào thế chỗ.
Nếu thiếu Fe thì các lục lạp sẽ nhỏ đi. Ngoài ra, Fe còn có quan hệ trong sự
hô hấp (là thành phần của Cytochrome trong tế bào chất). Nếu thiếu Kali, lân, Ca
thì cũng có thể thiếu Fe. Tỷ lệ quân bình giữa Mn/Fe rất quan trọng trong việc hấp
thu Fe, nếu Mn/Fe >2 thì lá bị vàng do thiếu Fe. Để cung cấp Fe, có thể phun FeS04
lên lá, liều lượng khoảng 10 kg/ha hoặc phun chelate Fe.

- Chất Mn

Triệu chứng thiếu Mn ít khi thấy ở các vườn khóm, triệu chứng tương tự như
thiếu Fe, nhưng các gân lá bị vàng chứ không xanh như thiếu Fe. Vùng có nhiều
ánh sáng thì dấu hiệu thiếu càng rõ (như ở Hawaii). Ở Cameroun, giống Smooth
Cayen không có dấu hiệu thiếu Mn, trong khi giống G.32-33 thì thiếu Mn rõ rệt,
như vậy có sự ảnh hưởng của giống trong việc hấp thu Mn.
Trong đất, Mn ở dạng MnO hòa tan và hoán chuyển được khi ngoại hấp ở sét
mùn. Triệu chứng thiếu Mn thường xảy ra ở đất có pH >6, đất bảo hòa Ca làm Mn
không hòa tan được, hoặc trên các loại đất trực di quá lớn và úng thủy. Đất có quá
nhiều chất hữu cơ cũng làm Mn ít hòa tan. Thiếu Mn thì quang hợp giảm, các tế
bào sẽ sử dụng nhiều NH4+ hơn NO3-, vì sự khử NO3- là do Enzyme khử
Hydroxylaminase gây ra và quá trình nầy chỉ hữu hiệu khi có Mn (Somers,1942).
Khi thiếu Mn thì Fe3+ sẽ trầm hiện ở gân lá, thừa Mn thì có thể thiếu Fe ở lá, như
vậy có sự đối kháng giữa Fe và Mn. Người ta dùng MnSO4, liều lượng 25-100
kg/ha để bón cho cây khi thiếu Mn. Trường hợp thừa Mn thì bón vôi hay phosphate
để cố định.

- Chất Cu

Triệu chứng thiếu đồng thường xảy ra trên đất cát nhưng chưa được mô tả
trên khóm. Triệu chứng "cổ cong" là do thiếu Zn lúc đầu rồi sau đó là thiếu đồng.
Quan sát khóm trồng trong dung dịch cho thấy, triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở lá
trưởng thành đến khá già. Lá màu xanh lợt, hẹp, bìa gợn sóng, lá nứt nẻ, uốn cong
nhiều vòng. Vào lúc thu hoạch trái, lá bị gảy nhiều và có màu đỏ rượu chát nơi vết
gảy. Rễ ngắn, ít đâm nhánh, cây cằn cổi, yếu ớt.
Triệu chứng thiếu đồng còn thường xảy ra khi đất có pH cao. Tuy nhiên, trên
đất acid, cát nhiều và nghèo đồng, hay đất có nhiều chất hữu cơ làm trầm hiện đồng
(đất than bùn) thì cây vẫn bị thiếu đồng. Cây khóm hấp thu Cu ở thể Cu2+ để tham
gia thành lập diệp lục tố ở các lục lạp, mặt khác còn để kích thích sự hữu hiệu của
Enzyme như Polyphenoloxydase. Triệu chứng thừa đồng cũng được ghi nhận là lá
dài ra, xanh lợt có nhiều vùng ửng đỏ. Trái màu đỏ, nhẹ cân.

- Chất kẽm

Triệu chứng thiếu kẽm thường thay đổi theo từng vùng. Ở Hawaii, lá cây
khóm thiếu kẽm có mang nhiều sọc trắng, mặt trên lá phồng lên. Các lá không có
sọc trắng thì cong rõ rệt, cây rất chậm cho trái. Ở Côte Divoire thì sọc trắng trên lá
149

bất thường, lá bị vàng cam ở nhiều nơi hoặc ở gần bìa ngọn lá cháy khô với vài
đường nứt nẻ. Ở đất có pH cao thì thường thiếu Zn (như pH=6) do Zn trầm hiện với
Ca hoặc lân tạo thể không hòa tan. Tuy nhiên, cây cũng có thể thiếu Zn ở đất acid
và trực di nhiều. Cây khóm hấp thu Zn ở thể Zn2+.

- Chất lưu huỳnh

Thiếu lưu huỳnh được biểu hiện bằng những vết lốm đốm vàng nhạt và lá có
màu giống như thiếu sắt, nhưng rìa gốc lá có màu hồng nhạt.

- Chất Boron

Thiếu B dẫn đến sự hư hỏng các mạch libe và gỗ. Trong trường hợp nghiêm
trọng sẽ làm chết mô phân sinh tận cùng. Năng suất giảm, mã trái không đẹp khi đất
thiếu B.

7.4 Kỹ thuật canh tác

7.4.1 Chuẩn bị đất trồng

* Làm đất

Cây khóm có thể trồng trên đất đồi núi hay ở vùng đồng bằng. Ở mỗi địa
hình có chế độ canh tác riêng. Ở vùng cao, trước khi trồng nên tiến hành cày đất sâu
25-30 cm rồi san bằng mặt. Đất ĐBSCL, khóm thường được trồng trên líp nhằm
mục đích nâng cao tầng canh tác, tránh ngập nước (Hình 7.11). Thiết kế líp rộng từ
4-6 m để dễ thoát nước trong mùa mưa. Mương rộng khoảng 1/2 chiều rộng líp, sâu
từ 1-1,2 m. Trong những vùng đất có tầng sinh phèn nằm gần lớp đất mặt, thì áp
dụng cách lên líp theo băng, tức dùng lớp đất mặt đưa vào giữa líp để trồng khóm
trước, lớp đất sâu được dùng ốp 2 bên líp. Đến năm kế tiếp, phèn đã được rửa, thì
tiếp tục trồng thêm. Kỹ thuật nầy giúp cây con tránh ngộ độc phèn sau khi trồng.
Nếu trồng lại trên đất đã trồng khóm mùa trước thì có thể cày nát thân lá khóm rồi
chôn vào đất, bón thêm vôi, để cung cấp chất hữu cơ cho đất.
150

Hình 7.11 Khóm trồng trên líp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

* Diệt cỏ

Cỏ dại là một trở ngại lớn vì việc làm cỏ thường gặp nhiều khó khăn trong
các rẩy khóm. Do đó, cần diệt sạch cỏ trước khi trồng. Dùng các loại thuốc diệt cỏ
như Dalapon, liều lượng 10-15 kg/ha hay 2,4 D, liều lượng 3-4 kg/ha. Phun 2 lần
cách nhau 7-10 ngày, hoàn thành trước khi trồng 15 ngày. Các rẫy trồng khóm có
thể sử dụng màng phủ nông nghiệp coi như một biện pháp phòng trừ cỏ đồng thời
điều hòa nhiệt độ, giảm lượng nước tưới.

* Bón lót

Trước khi trồng 1-2 ngày tiến hành bón lót toàn bộ phân lân, 1/4 phân đạm
và 1/4 phân kali. Trộn phân rải đều trên líp rồi cày chôn vào đất hoặc bón theo các
hốc trồng.

7.4.2 Chuẩn bị giống trồng

* Tiêu chuẩn giống

Chọn chồi giống từ những cây mẹ tốt, không sâu bệnh (nhất là bệnh héo khô
đầu lá). Cây mẹ cho trái dạng trụ, trái có một chồi ngọn thẳng, ít chồi cuống (<3
chồi). Giống phổ biến là giống Queen, dùng chồi ngọn và chồi nách để nhân giống,
ngày nay có thể nhân giống khóm theo phương pháp cấy mô mới có thể đáp ứng
theo yêu cầu của nhà vườn, nhưng công nghệ cấy mô chưa được phổ biến rộng rãi.
Chồi đem trồng phải mập khoẻ, xanh đậm, phiến lá rộng, dày, không sâu bệnh,
chiều dài chồi không ngắn hơn 20 cm (Bảng 7.5), vì sau khi trồng dễ bị đất văng
vào noãn cây con gây thối (khi mưa hay tưới).

Bảng 7.5 Tiêu chuẩn các loại chồi.

Loại chồi Trọng lượng Chiều dài (cm)


(g)
Chồi thân 200-600 30-40
Chồi cuống 200-250 25-30
Chồi ngọn 200-250 20-25
151

* Xử lý chồi

Để ngừa Rệp sáp gây héo khô đầu lá, ngâm gốc chồi trong dung dịch
Azodrin 0,2%, để ngập 5 cm trong 5 phút. Sau đó vớt ra dựng nơi thoáng mát,
khoảng 24 giờ sau thì đem trồng. Trường hợp ngừa bệnh thối gốc cây con, có thể
nhúng chồi trong dung dịch Ridomil MZ, Aliette nồng độ 0,2%, cách xử lý giống
như trên.

7.4.3 Kỹ thuật trồng

* Thời vụ

Ở miền Nam, thời điểm trồng tốt nhất vào đầu mùa mưa, dễ dàng trong việc
tìm con giống và dự tính thời điểm thích hợp cho cây ra hoa. Ở những vùng tập
trung trồng khóm, biện pháp rải vụ tỏ ra thuận lợi trong kênh phân phối, tiêu thụ và
chống chịu điều kiện bất lợi do thời tiết.

* Mật độ trồng

Thay đổi tùy theo giống, mục đích trồng (đóng hộp, ăn tươi) mà bố trí
khoảng cách trồng thay đổi. Đối với nhóm Queen, khoảng cách trồng như sau: (a)
Khoảng cách cây trên hàng từ 30-40 cm; (b) Khoảng cách giữa 2 hàng con từ 40-60
cm; và (c) Khoảng cách giữa 2 hàng kép từ 60-90 cm. Đối với nhóm Cayenne,
khoảng cách trồng thưa hơn: (a) Khoảng cách cây trên hàng từ 40-60 cm; (b)
Khoảng cách giữa hai hàng con từ 60-80 cm; và (c) Khoảng cách giữa hai hàng kép
từ 90-120 cm
Một số nước trên thế giới có khuynh hướng trồng thật dầy và thâm canh cao
trong một vụ để thu hoạch nhiều trái có kích thước (Hình 7.12), trọng lượng đồng
đều, sau đó trồng lại vụ mới. Hình thức canh tác nầy hạn chế việc phát sinh triệu
chứng héo khô đầu lá (thường thấy trong vụ thứ 2 trở đi).
152

Hình 7.12 Khóm trồng dầy, một vụ có kích cở đều nhau

* Kiểu trồng

Tùy theo chiều rộng líp mà bố trí thích hợp. Thường khóm được trồng theo
hàng kép: kép 2, kép 3... theo hình vuông, nanh sấu.

* Cách trồng

Trồng cây thẳng hàng, đều nhau để có thể cơ giới hóa khi chăm sóc. Trước
khi đặt chồi cần bóc bỏ một vài lá già ở gốc chồi để rễ dễ mọc ra, nếu chồi quá dài
có thể cắt bớt lá. Dùng chét (hay dao nhỏ) chọc lỗ sâu 7-10 cm, rộng 5-7 cm. Chồi
ngọn trồng sâu từ 3-5 cm, chồi cuống 5-7 cm, chồi thân 7-10 cm, ém chặt đất vào
gốc chồi giúp cây đứng vững, sau đó tưới đẫm nước. Vài ngày sau khi trồng chú ý
sửa lại các cây bị ngã do mưa hay tưới.

7.4.4 Chăm sóc

* Trồng dặm

Sau khi trồng 15-20 ngày, tiến hành trồng dặm ở nơi cây chết bằng các cây
tốt khác để cây vườn cây phát triển đồng đều. Lưu ý, sau khi trồng, cây con thường
bị phá hại bởi chuột (cắn ngang thân), nên có biện pháp ngăn chận đúng lúc.

* Trồng xen

Trong năm đầu tiên để hạn chế cỏ dại, có thể trồng xen cây phân xanh ở giữa
2 hàng kép.
* Làm cỏ, vun gốc, cắt lá

Nếu không trồng xen cây phân xanh thì mỗi năm cần làm cỏ từ 3-4 lần. Làm
cỏ bằng tay hay phun thuốc trừ cỏ. Lần làm cỏ cuối cùng kết hợp xới đất, vun gốc.
Việc vun gốc thường quan trọng trong mùa thứ 2 trở đi vì cây ở các đời sau thường
mọc cao (là chồi mọc từ thân cây mẹ đời trước) nên ít tiếp xúc với đất, do đó dễ bị
thiếu nước, dinh dưỡng. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho trái ở mùa gốc
thường nhỏ. Trong mùa gốc, khi thu hoạch xong cần tiến hành cắt bớt lá (rong lá)
để mặt líp được thông thoáng, giảm sâu bệnh.

* Bón phân

Theo Py (1967), các nguyên tắc bón phân cho khóm ở vùng nhiệt đới được
lưu ý như sau: (a) Bón nhiều lần để thường xuyên thỏa mãn nhu cầu của cây; (b)
Bón cân đối các chất để trái có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao; (c) Bón đủ loại
153

dưỡng chất, nhất là trên đất nghèo; (d) Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp; (e) Nên
phân tích lá để kiểm soát sự hữu hiệu của phân bón.

- Phân đạm

Cây khóm có chu kỳ sinh trưởng ngắn (12 tháng, trồng bằng chồi thân) thì
bón 4 g N/cây, còn cây khóm có chu kỳ sinh trưởng dài (16-18 tháng, trồng bằng
chồi cuống) bón 8 g N/cây. Các loại phân đạm được dùng bón cho khóm như urea,
NH4NO3, SA. Tuy nhiên trong nhiều thí nghiệm cho thấy bón SA thường làm giảm
độ chua của trái nhiều hơn so với urea. Cách bón phân N tốt nhất là tưới dưới dạng
dung dịch vào nách các lá già. Nhận biết triệu chứng thừa đạm khi thấy trên cây
xuất hiện nhiều chồi ngọn.

- Phân lân

Được bón khi làm đất lần cuối, hoặc 1-2 ngày trước khi trồng. Đối với khóm
có chu kỳ sinh trưởng ngắn bón 2-4 g P2O5/cây, còn khóm có chu kỳ sinh trưởng
dài bón 4-6 g P2O5/cây. Có thể dùng đá Apatit bón khi đất trồng có pH thấp. Bón
super lân khi đất có pH=5,5-6. Cần lưu ý, việc lạm dụng nhiều lân sẽ làm giảm độ
acid, độ đường của trái.

- Phân kali

Cây khóm có chu kỳ sinh trưởng ngắn, bón 10 g K2O/cây, còn cây khóm có
chu kỳ sinh trưởng dài bón 10-20 g K2O/cây. Phân kali được bón chủ yếu bằng
phương pháp tưới. Ở Mã Lai, việc bón phân KCl có khuynh hướng làm tăng độ acid
của trái. Nồng độ KCl cao có thể gây cháy lá non.
Các kết quả nghiên cứu trên nhóm Queen trồng ở ĐBSCL cho thấy có thể áp
dụng công thức phân bón như sau: 8 g N – 6 g P2O5 – 12 g K2O/cây/vụ thu hoạch.
Thời gian bón cho khóm có chu kỳ 16-18 tháng được chia ra như sau:
- Từ khi trồng đến thu hoạch vụ tơ (mùa 1): (a) Bón lót toàn bộ lân, 1/4 N
và 1/4 K2O; (b) 2-3 tháng sau khi trồng bón 1/4 N và 1/4 K2O; (c) 4-6
tháng sau khi trồng bón 1/4 N và 1/4 K2O; (d) Trước khi xử lý ra hoa 2
tháng bón 1/4 N và 1/4 K2O.
- Bón phân vụ gốc (từ mùa 2 trở đi): (a) Sau khi thu hoạch vụ trước bón
toàn bộ lân, 1/3 N và 1/3 K2O; (b) 2-3 tháng sau thu hoạch bón 1/3 N và
1/3 K2O; (c)Trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón 1/3N và 1/3 K2O.

* Tỉa chồi và để cây con

Nếu cây mẹ sinh trưởng tốt có thể cho 2 chồi thân trên cây. Nên giữ lại một
chồi khoẻ mọc gần mặt đất để thay thế cây mẹ trong mùa sau. Đối với chồi cuống,
nếu không dùng để nhân giống thì nên bẻ bỏ sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
Nếu chồi ngọn mọc quá dài làm trở ngại việc chuyên chở, hình dạng trái không cân
đối thì có thể áp dụng một trong các biện pháp rút ngắn chiều dài như sau:
154

- Dùng móc sắt phá hủy mô phân sinh tận cùng của chồi ngọn (bên trong
noãn chồi);
- Dùng dầu lửa nhỏ vào noãn chồi (2 giọt) để ức chế việc mọc và tăng dài
lá;
- Bẻ bỏ chồi ngọn.
Các biện pháp trên tiến hành lúc chồi ngọn dài khoảng 4-6 cm (sau khi hoa
tàn 10-15 ngày). Khi thu hoạch chồi ngọn dài khoảng 7-8 cm thích hợp cho việc
chuyên chở, hình dạng trái đẹp hơn. Việc tỉa chồi cần làm lúc trời nắng ráo để tránh
nhiễm tạp. Khi áp dụng cách thức bẻ chồi ngọn, lưu ý vết thương có thể làm ảnh
hưởng đến trái.

* Tưới tiêu nước

Trong điều kiện khó khăn về nước tưới, có thể tưới 4 lần trong mùa nắng
cũng có thể đáp ứng được nhu cầu nước cho cây. Cần thoát nước kịp thời trong mùa
mưa lũ ở những vùng đất thấp, tránh thối rễ.

* Chống nắng

Vào mùa hè, do nhiệt độ, ánh sáng cao làm rám trái, nứt nẻ và đọng nước
đưa đến nhiễm tạp gây thối. Do đó, có thể dùng rơm rạ, cỏ khô,... che phủ trái hoặc
buộc túm các lá trên cây lại để che trái.

* Xử lý ra hoa (rải vụ)

Cây khóm thường tượng hoa trong giai đoạn ngày ngắn. Điều kiện để tượng
hoa tùy thuộc các yếu tố: thời tiết, sức sinh trưởng... Kỹ thuật xử lý ra hoa có
mục đích rải vụ thu hoạch trong năm, tránh thu hoạch tập trung gây ứ đọng sản
phẩm ảnh hưởng đến kênh tiêu thụ. Trong công nghệ chế biến, giúp nhà máy hoạt
động thường xuyên, sử dụng lao động hợp lý,...
* Kỹ thuật xử lý ra hoa

- Hun khói củi. Ở quần đảo Azores, người ta đã đốt củi để sưởi ấm khóm
trồng trong nhà kính. Từ đó đã xuất hiện kỹ thuật điều khiển nhân tạo quá trình ra
hoa của khóm. Do trong khói củi có hydrocarbon không no như Ethylene (C2H4) đã
kích thích khóm phân hoá hoa. Kỹ thuật nầy cũng được áp dụng trong những vườn
khóm ở Puerto Rico nhưng phải che bạt giữ khói vì vậy nên không có hiệu quả kinh
tế.
- Ethylene (C2H4). Việc sử dụng Ethylene cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, ở
dạng nầy gặp khó khăn là phải nén Ethylene dạng lỏng và phải có máy phun sương
tương đối lớn để phun lên toàn bộ lá. Việc xử lý cần tiến hành vào ban đêm và
phun lại vài lần.
- NAA (Naphthalen acetic acid). NAA là một chất kích thích sinh trưởng
có tác dụng tương đối mạnh đối với khóm. Nồng độ xử lý thường rất thấp, từ 4-5
ppm, đổ vào noãn cây (50 ml/cây) trong mùa nắng, mùa mưa có thể dùng nồng độ
cao gấp đôi. Khoảng 7 ngày xử lý một lần, nên xử lý 2-3 lần. Việc sử dụng NAA
155

thường làm cuống trái dài ra, do đó cần bón phân để hình dạng trái được cân đối,
tránh gảy cuống, mặt khác cây cũng cho ít chồi thân hơn. Cần xử lý trước khi ra hoa
tự nhiên ít nhất là 2 tháng. Việc phun NAA lên lá ở giống Smooth Cayenne với
nồng độ 60 ppm cũng có tác dụng giúp cây ra hoa sớm 2 tháng.
- 2,4-D (2,4- Dichlorophenoxy acetic acid). Có thể phun 2,4-D lên lá, liều
lượng 0,4 mg chất hữu hiệu/cây. 2,4-D cho tỷ lệ phân hóa mầm hoa chậm, thời gian
ra hoa kéo dài, từ 97-100 ngày sau khi xử lý mới kết thúc ra hoa. Dùng nồng độ
càng cao thì sự ra hoa càng chậm và dễ gây tác hại trên sự sinh trưởng của cây.
- BOH (2-hydrazinoethanol; 2-hydroxyethylhydrazine). Có thể sử dụng
BOH cao hơn liều lượng qui định mà không có tác hại gì. Theo các thí nghiệm thực
hiện tại Martinique, phải dùng tối thiểu là 60 mg BOH tưới vào noãn cây, (từ 3 kg
chất hữu hiệu/ha) và tối thiểu là 100 mg/cây nếu phun lên lá. Nên xử lý vào ban
đêm.
- SNA (muối Natri của Naphthalen acetic acid). Khóm trồng ở Hawaii
được phun dung dịch SNA, nồng độ 25 ppm để kích thích ra hoa.
- MH (Maleic Hydrazide). Nhóm Spanish được phun MH, nồng độ 3000
ppm (10-20 ml/cây) vào thời kỳ trước khi cây ra hoa tự nhiên, đã làm hoa ra chậm 6
tuần và không làm ảnh hưởng gì đến hình dạng và phẩm chất trái.
- Ethrel (2- chloroethyl phosphonic acid). Khi phun Ethrel (còn gọi là
Ethephon) vào mô cây sẽ phát sinh Ethylene có tác dụng kích thích ra hoa. Liều
lượng sử dụng là 4 kg chất hữu hiệu/1000 lít nước/ha. Ưu điểm của chất nầy là có
thể phun vào ban ngày và chỉ cần phun một lần. Ánh sáng không có ảnh hưởng gì
đến Ethrel khi xử lý. Tuy nhiên, dinh dưỡng đạm của cây lại có ảnh hưởng, nếu
lượng đạm trong lá cao vào thời điểm xử lý thì cần tăng lượng chất hữu hiệu để cây
phản ứng tốt hơn. Hiệu quả xử lý thường kém đi khi cây đã già và gần đến thời gian
ngày ngắn. Xử lý bằng Ethrel, chồi mọc chậm hẳn so với Acethylene nhưng trọng
lượng trái gần như không khác biệt. Tránh xử lý Ethrel vào giữa noãn cây vì làm
cây dễ bị rối loạn sinh lý nghiêm trọng, nhất là lúc trời nóng ẩm. Ở ĐBSCL, phun
Ethrel trên nhóm Queen, nồng độ 1000 ppm (50 ml/cây) có tác dụng kích thích hoa
ra tập trung ở giai đoạn 40 ngày sau khi xử lý.
- CaC2 (khí đá, đất đèn). Ở ĐBSCL hiện nay, việc kích thích khóm ra hoa
trái vụ được áp dụng phổ biến bằng CaC2. Các yêu cầu xử lý gồm có: (a) Thời gian
sinh trưởng từ 8-10 tháng sau khi trồng bằng chồi thân, từ 12 tháng tuổi sau khi
trồng đối với chồi cuống. Việc xử lý trên cây còn non cũng cho kết quả ra hoa,
nhưng cây sẽ cho trái nhỏ, phẩm chất kém; (b) Nồng độ CaC2: 2,5-5 g CaC2 pha
trong một lít nước (nước lạnh 100C càng tốt để tránh bốc hơi Acethylene), xử lý cho
20 cây; (c) Xử lý lúc trời mát, càng nhiều lần cho kết quả càng cao.
Cách xử lý: rót hổn hợp khí đá đã pha vào noãn cây (50 ml/cây). Bình chứa
nên đậy kín để tránh bốc hơi (không sử dụng bình bằng đồng để chứa vì dễ gây nổ).
Sau khi xử lý 15 phút thì hữu hiệu dù trời có mưa. Ở nhóm Queen, sau khi xử lý
khoảng 30-40 ngày thì cây ra hoa, khoảng 4 tháng 15 ngày sau khi xử lý thì thu
hoạch. Nhóm Cayenne có thời gian ra hoa trễ hơn, trung bình là 50-60 ngày.

* Trải nylon đen

Việc làm nầy có mục đích:


156

- Điều hòa nhiệt độ đất, giúp rễ mọc tốt hơn.


- Ngăn cản nước mưa làm trực di dưỡng liệu. Trước khi trải nylon, đất đã
được lên líp, bón phân lót và diệt cỏ. Sau khi trải thì xoi lỗ, đặt chồi, vì
thế nước mưa không thấm vào líp được, sự trực di dưỡng liệu không
đáng kể và pH đất không giảm theo thời gian. Sự cách biệt pH giữa lô có
trải nylon và đối chứng lên đến một đơn vị pH sau 6 tháng trồng. Theo
Py (1968), năng suất có thể tăng từ 7-14% .
- Ngăn cản cỏ mọc. Đây là mục đích chính, nhất là trong những vùng mưa
nhiều có ẩm độ và nhiệt độ cao, cỏ mọc rất nhanh làm tăng chi phí làm
cỏ. Tuy nhiên, một số loài cỏ như cỏ cú (Cyperus rotondus) có thể mọc
trở lại khi nylon bị rách.
- Ngăn cản mất nước mùa nắng. Theo Py (1965), ở những vùng có mùa
nắng dài 5 tháng như Guinea, việc trải nylon có thể làm tăng năng suất
thêm 7,3% nhờ giảm bốc thoát hơi nước trong mùa nắng. Ở đất cát, năng
suất có thể tăng đến 20% .
Loại nylon đen được sử dụng hiện nay ở một số nước dày 4/100 mm. Ở nước
ta, kỹ thuật nầy còn hạn chế vì chưa có khả năng cơ giới hóa và chi phí áp dụng
cao.

* Kỹ thuật nhân giống khóm

- Nhân giống bằng chồi

Được áp dụng phổ biến trong sản xuất vì dễ làm. Thường sử dụng chồi
cuống và chồi thân để trồng.

- Nhân giống bằng thân

Ít phổ biến ở ĐBSCL, phương pháp nầy được áp dụng trong trường hợp rất
thiếu chồi giống. Nguyên tắc là kích thích các mầm ngủ trên thân cây mẹ phát triển
thành chồi. Cách làm như sau: (a) Chuẩn bị môi trường giâm: trộn đất, phân chuồng
hoai mục và tro trấu theo tỷ lệ 1:1:1, chỗ giâm phải thoát nước tốt. Cần làm mái che
tránh mưa nắng; (b) Thân khóm sau khi bỏ hết lá được cắt thành từng đoạn dài 2-3
cm, có mang 2-3 mầm ngủ. Nên sử dụng các mầm ngủ ở phần giữa thân vì dễ phát
triển nhất. Xử lý đoạn thân với thuốc sát khuẩn; (c) Dùng dao moi lỗ, đặt đoạn thân
vào môi trường giâm, khoảng cách 15x15 cm, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi dùng
rơm rạ hay cỏ khô đậy lại. Khi mầm mọc nhô lên khỏi mặt đất (khoảng 40-50 ngày
sau khi giâm), dùng phân NPK tưới định kỳ. Chú ý loại bỏ kịp thời các đoạn thân bị
thối. Khi chồi mọc cao >20 cm thì có thể đem trồng. Thu hoạch trái sau 20 tháng.

- Nhân giống bằng lá

Phương pháp nầy thường cho kết quả thấp. Dùng lá chồi ngọn hay chồi thân
để giâm. Môi trường giâm có thể dùng cát hay trấu và làm giàn che mưa nắng.
157

Dùng dao nhỏ bén, tách từng lá có mang theo một mầm ngủ ở đáy lá (nằm trên
thân), xử lý thuốc sát khuẩn (có thể xử lý mầm lá với chất kích thích ra rễ như
NAA) rồi đưa vào môi trường giâm với khoảng cách 10 x 10 cm, sâu 1-1,5 cm, tưới
ẩm thường xuyên. Khi chồi mọc ra, dùng phân NPK tưới định kỳ. Khi chồi mọc cao
10 cm đưa ra líp giâm tiếp tục đến khi đạt được kích thước thích hợp thì đem trồng.
Thu hoạch trái sau 20-24 tháng.

- Nhân giống bằng hột

Hột khóm nhỏ, vỏ cứng, có sức nẩy mầm kém. Do đó, cần xử lý vỏ hột trước
khi gieo. Có thể ngâm hột trong acid H2SO4 nồng độ 1% trong 20 phút để giúp hột
dễ hút nước. Cây con từ phôi hột phát triển chậm, yếu. Phương pháp nầy chỉ dùng
trong công tác lai tạo. Ngoài các phương pháp trên, cây khóm còn được nhân giống
bằng phương pháp cấy mô, thường áp dụng trên nhóm Cayenne vì có số lượng chồi
giống ít.

7.5 Sâu bệnh

7.5.1 Bệnh

* Bệnh thối trái, thối gốc chồi

Bệnh xảy ra trên trái, chồi hay lá. Tác nhân là do nấm Thielaviopsis
paradoxa gây ra. Nấm xâm nhiễm qua các vết bầm giập ở trái khi thu hoạch hay
chuyên chở, từ vết cắt ở cuống trái hay chồi, hoặc do các lá va chạm nhau. Nhiệt độ
thích hợp cho nấm bệnh phát triển là từ 24-27º C và ẩm độ cao (trên 90%).
- Bệnh trên trái: Trái có đốm úng hình nón, chuyển dần sang màu vàng rồi
đen và thối rất nhanh. Nấm còn xâm nhiễm qua mặt cắt của cuống trái khi
thu hoạch, lan dần vào trái gây thối. Vết bệnh có mùi thơm nhẹ.
- Bệnh trên chồi: Nấm xâm nhiễm vào mặt cắt ở đáy chồi, làm chồi bị thối
đen.
- Bệnh trên lá: Lá bị bệnh có những đốm xám, viền nâu. Đốm bệnh sẽ biến
dần sang màu nâu nhạt hay xám trắng, sau đó khô đi làm lá bị biến dạng.
Cách phòng trị: (a) Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh; (b) Nên trồng chồi sạch
bệnh, không chất đống chồi lên nhau trong thời gian dài trước khi trồng; (c) Xử lý
chồi trước khi trồng bằng các loại thuốc gốc đồng như Bordeaux, copper Zinc,...;
(d) Thu hoạch nhẹ nhàng tránh làm xây xát trái, tránh bầm giập vết cắt ở cuống trái
(cần chừa cuống trái dài để có thể cắt ngắn khi bán, tạo mặt cắt tươi ở cuống).
Không chất đống trái lên nhau và chuyên chở càng nhanh càng tốt; (e) Nhiệt độ tồn
trữ thích hợp khoảng 8oC; (f) Sát trùng dụng cụ thu hoạch; (g) Nhúng mặt cắt cuống
trái hoặc cả trái vào dung dịch Benzoic acid 10% hay Sodium salicilamit 1%. Tuy
nhiên thuốc thường không có hiệu quả đối với triệu chứng thối bên hông.

* Bệnh thối đọt và thối rễ


158

Bệnh thối đọt thường xảy ra trên lá non, lá mất tính trương nước và cong,
sau đó héo khô và có màu đỏ vàng hay nâu. Khi kéo nhẹ, các lá đọt sẽ tách khỏi
thân dễ dàng. Gốc lá và ngọn thân bị thối nhũn, có mùi hôi. Trường hợp bệnh xảy
ra trên rễ sẽ làm rễ bị thối đen, thường thấy ở các chân đất thấp thoát thủy kém.
Tác nhân của bệnh thối đọt do nấm Phytophthora parasitica gây ra, phát triển
mạnh ở nhiệt độ 24-270C. Bệnh thối rễ do nấm P. cinnamomi, phát triển nhanh ở
nhiệt độ 19-36oC. Nấm bịnh lưu tồn trong đất, xâm nhiễm vào ngọn thân, gốc lá,
gốc thân hay ở rễ.
Cách phòng trị: (a) Cần có biện pháp thoát thủy tốt ở đất trồng khóm; (b)
Ngâm chồi trong các dung dịch thuốc gốc đồng như Bordeaux, copper Zinc, hoặc
Aliette nồng độ 0,2%. (c) Tránh vun gốc hoặc làm cỏ trong mùa mưa làm văng các
bào tử lên cây. (d) Trồng chồi thân có tính kháng bệnh cao hơn chồi cuống.

* Bệnh thối nhũn trái

Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi tồn trữ
trái trong các kho vựa hoặc trên các trái chín ngoài đồng. Bệnh phát triển rất nhanh,
trong vòng 24 giờ có thể làm thối toàn trái, bên trong thịt trái có những lỗ hổng to,
thịt rời rạc trong khi vỏ bên ngoài vẫn bình thường. Bệnh phá hoại nặng trong mùa
mưa.
Cách phòng trị: Loại bỏ ngay các trái bịnh để phòng ngừa lây lan. Tránh làm
xây xát khi thu hoạch và vận chuyển. Kho chứa phải thoáng mát, không chất khóm
thành đống. Trữ lạnh trái ở nhiệt độ 8-100C càng sớm càng tốt.

* Bệnh khô nâu mắt trái

Bệnh do vi khuẩn Erwinia ananas gây ra, xảy ra trên mắt trái (trái con) ở
vùng noãn khổng. Vết bệnh có màu rỉ sắt nhạt hay sậm, đôi khi có màu đen. Các mô
chung quanh vùng bệnh thì cứng lại. Có thể có nhiều mắt trái bị bệnh trên cùng một
trái, cắt trái ra thấy có những đốm nâu sẫm xen kẻ trên nền thịt trái vàng. Bệnh làm
giảm sút nghiêm trọng đến phẩm chất trái.
Vi khuẩn xâm nhập vào trái ở giai đoạn ra hoa, thường xuất hiện trong các
tháng có nhiệt độ và ẩm độ không khí cao (cuối mùa khô). Để phòng trị nên bố trí
vụ thu hoạch vào trước cuối mùa khô.

* Bệnh héo khô đầu lá

Diễn biến của triệu chứng trên toàn bộ lá có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: trước tiên các lá già đỏ dần lên, sau đó rìa phiến lá cuốn lại về
phía mặt dưới lá, đầu lá cong xuống đất.
- Giai đoạn 2: lá không trương nước nữa và chuyển qua màu hồng vàng, các
đầu lá chuyển sang màu nâu và khô dần.
- Giai đoạn 3: các lá mọc từ giữa thân lá (D và E) lần lượt cong xuống, mép lá
vàng ra, các lá còn lại (lá F) chuyển sang màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.
159

- Giai đoạn 4: các đầu lá còn lại cuối cùng cuốn lại và héo khô.
Thời gian từ khi bị nhiễm đến lúc xuất hiện triệu chứng bệnh thay đổi theo
tuổi cây. Trung bình từ 2-3 tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 5 tháng sau khi
trồng và 4-5 tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 9 tháng sau khi trồng. Khi bị
nhiễm triệu chứng héo, cây vẫn có thể ra hoa, phát triển trái nhưng trái nhỏ và
thường chín héo, phẩm chất kém và nặng hơn trong mùa gốc. Trên các vùng trồng
khóm ở ĐBSCL, triệu chứng héo thường xảy ra nặng trong mùa nắng. Tác nhân lây
truyền bệnh nầy có liên quan đến rệp Sáp (Rầy bông).

7.5.2 Côn trùng

* Rệp Sáp (rầy Bông)

Rệp Sáp có tên khoa học là Dysmicoccus brevipes (Hình 7.13). Các thí
nghiệm cho thấy, sự hiện diện của rệp Sáp trên cây đã làm triệu chứng héo khô đầu
lá biểu hiện rõ rệt. Sau khi trứng nở, ấu trùng phát triển qua 3 tuổi trong vòng 30-40
ngày trước khi thành trùng. Rệp Sáp thường sống tập trung ở gốc các lá già và cả
trong đất chung quanh rễ. Việc lây lan thường do kiến đen sống cộng sinh ăn chất
bài tiết của rệp, mang rệp Sáp từ nơi nầy sang nơi khác. Thường khi trên cây có >10
con cái và khoảng 200-300 ấu trùng đủ tuổi mới đủ sức làm cây héo rụi, trường hợp
nặng có thể có 1000 con/cây.
Cách phòng trị :
- Áp dụng biện pháp sinh học tỏ ra hữu hiệu và phổ biến, các loài thiên địch
sau đây đã được du nhập vào Hawaii để phòng trị rệp Sáp trên khóm như: Anagyrus
ananatis, Euryrhopalus propinquus, Hambeltonia pseudococcinna, Lobodiplosis
pseudococci, Bọ rùa Nephus bilucenarius, Scymnus uncinatus (Rohrbach và ctv.,
1998). Nhóm ong Encyrtids và muỗi Cecidomyid tỏ ra hữu hiệu, nhưng sẽ không có
hiệu quả khi có sự hiện diện của kiến cộng sinh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
160

Hình 7.13 Rệp Sáp phá hại trên khóm

- Nên tiến hành phun thuốc khi phát hiện có khoảng <10 con cái và một số
ấu trùng trên cây. Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn như Azodrin, Bassa, Bi 58,
Disulfoton, Diaphos, Hostathion, Supracide,...nồng độ 0,2%, phun định kỳ mỗi
tháng một lần. Kết hợp bón thêm lân, tưới đủ nước.
- Chọn chồi giống từ cây mẹ khoẻ mạnh không có rệp Sáp và có thể xử lý
chồi giống trước khi trồng bằng hóa chất. Các tài liệu hiện nay cho biết nhóm khóm
Tây Ban Nha có khả năng kháng được triệu chứng héo khô đầu lá. Ở Guinea, việc
bón phân vào cuối mùa mưa ở nách các lá gốc có thể hạn chế rất lớn tác hại của rệp
Sáp, vì sự hiện diện của phân bón ở gốc đã tạo một môi trường không thuận lợi cho
sự phát triển của rệp, mặt khác việc hấp thu dinh dưỡng đã giúp cây đề kháng tốt
hơn.
- Diệt trừ kiến bằng cách rải Basudin hay Furadan để tránh lây lan. Làm
sạch cỏ trong rẩy (như cỏ tranh, cỏ bàng, cỏ ống...). Sau thu hoạch nên cắt bớt lá
trên cây để không tạo điều kiện nóng ẩm giúp rệp Sáp phát triển ở mùa tiếp theo.
Trường hợp nặng, nên tiêu hủy cây bị nhiễm vì trị liệu thường không có hiệu quả
kinh tế.
- Trong điều kiện thâm canh, nên có kế hoạch phun thuốc định kỳ (4-5 lần
trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây), chú ý lần phun cuối cùng trùng vào cuối
mùa mưa để hạn chế Rệp Sáp phát triển mạnh trong mùa khô tiếp theo.

* Nhện đỏ

Nhện đỏ (Dolichotetranychus floridanus) được ghi nhận tấn công trên khóm
ở ĐBSCL. Nó cũng được tìm thấy ở Florida, Cuba, Puerto Rico, Hawaii,
Philippines, Nhật. Con cái dài khoảng 0,3-0,4 mm và rộng 0,1 mm (Hình 7.14). Nó
xuất hiện ở phần đáy lá có màu trắng. Mật độ tăng cao trong điều kiện khô hạn.
161

Hình 7.14 Nhện đỏ trên khóm

7.5.3 Tuyến trùng

Tuyến trùng cũng là một đối tượng gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng
cho nhiều vùng trồng khóm trên thế giới. Có thể có nhiều loại như: Meloidogyne
spp., Meloidogyne incognita, Pratylenchulus brachyurus, Rotylenchus reniformis,
Helicotylenchus spp., Tylenchorynchus spp.
Ở đất sét thường gặp loài Rotylenchus reniformis, ở đất cát là loài
Pratylenchus brachyurus. Loài Meloidogyne spp. thường gặp ở đất vùng cao.
Tuyến trùng chích hút làm sưng rễ (Hình 7.15) hoặc làm rễ bị thối đen, cây sinh
trưởng chậm, yếu ớt. Lá bị úa đỏ, năng suất và phẩm chất trái đều giảm. Ngoài ra,
vết chích hút ở rễ còn tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn khác xâm nhập và
phá hoại rễ.
Biện pháp phòng trị bằng cách dùng Nemagon (DBCP) và DD (Dichloro
propane). Ở giai đoạn 10 ngày trước khi trồng, tiêm vào đất 25 lít DBCP/ha ở độ
sâu 20 cm và 400 lít DD/ha ở độ sâu 30 cm. Khoảng 4 tháng sau khi trồng tiêm 15
lít DBCP/ha ở độ sâu 20 cm. Ngoài ra, có thể rải Furadan 30 kg/ha.

Hình 7.15 Rễ khóm bị sưng do tuyến trùng

7.6 Thu hoạch và tồn trữ


162

7.6.1 Thu hoạch

Nếu thu hoạch trái cho xuất khẩu tươi thì cần thu lúc trái già tối đa, ruột
không còn nhớt, vỏ trái có màu xanh trong, mắt trái nở rộng (ở nhóm Queen là
khoảng 4 tháng 15 ngày sau khi xử lý ra hoa). Nếu thu hoạch trái để tiêu thụ tươi tại
chỗ thì hái khi 1/3 trái chuyển màu vàng. Thu hoạch nhẹ nhàng tránh bầm giập, gảy
chồi ngọn, gảy cuống. Thu hoạch lúc trời nắng ráo. Đánh giá độ chín trái dựa vào
tiêu chuẩn màu sắc vỏ trái, chia ra làm 6 mức độ (Đối với nhóm khóm họ Queen)
như sau:
- Độ chín 4: 100% vỏ trái có màu vàng sẩm, trên 5 hàng mắt mở.
- Độ chín 3: 75-100% vỏ trái có màu vàng tươi, khoảng 4 hàng mắt
mở.
- Độ chín 2: 25-75% vỏ trái có màu vàng tươi, 3 hàng mắt mở.
- Độ chín 1: 25% vỏ trái chuyển màu vàng, một hàng mắt mở.
- Độ chín 0: trái vẫn còn xanh bóng , một hàng mắt mở.
- Độ chín 00: Trái vẫn còn xanh sẫm, mắt chưa mở.
Thu hoạch tại ruộng ở độ chín 1 và 2 có màu vàng sáng đẹp, 4-8 ngày sau ăn
tươi và chế biến đều thích hợp; ở độ chín 3 và 4 dễ dàng bị hỏng sau thu hoạch. Sau
khi thu hoạch trái khóm sẽ không chín thêm nữa.
Khi thu hoạch cần cũng là lúc chuột phát triển mạnh, phá hại rất nhiều, cho
nên cần có biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt . Nên lưu ý tránh dùng thuốc gây ngộ
độc cho người và gia súc (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2000).

7.6.2 Bảo quản, vận chuyển

Để diệt Rệp Sáp trên trái, có thể xông hơi kho vựa bằng Methyl Bromur,
nồng độ 3,2 kg cho 100 m3 kho chứa, ở nhiệt độ 25-300C, trong 2 giờ. Đối với
khóm già, nhiệt độ tồn trữ thích hợp là 11,1-12,80C, ẩm độ tương đối của không khí
là 85-90%, sau 3-4 tuần trái bắt đầu chín. Để bảo quản khóm chín, cần tồn trữ ở
nhiệt độ 7,2-8,90C, ẩm độ tương đối của không khí là 85-90%, thời gian bảo quản
được 4-6 tuần. Khi vận chuyển trái cần nhanh gọn nhưng không mạnh tay.

7.6.3 Chế biến

Ngoài công dụng để ăn tươi, khóm còn được sử dụng nhiều trong chế biến
như cắt thành khoanh hoặc cắt thành miếng nhỏ, ép lấy nước khóm đóng hộp, Tất
cả những quy trình nầy có thể tận dụng tối đa nguồn khóm trong từng thời kỳ thu
hoạch. Để phát triển ngành công nghiệp, nên có hướng quy hoạch nhà máy chế biến
hiện đại, có vùng nguyên liệu, đưa mặt hàng khóm chế biến vào thị trường trong
nước và cho xuất khẩu.
163
Chương 8

CÂY XOÀI
(Mangifera indica L.)

Cây xoài đã theo chân ông bà ta đến vùng ĐBSCL lập nghiệp từ lâu, chúng
có mặt ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau, từ núi cao đến vùng trũng, ngập lũ,
phèn, mặn. Do tính đa dạng của nó, nên cây xoài vốn rất gần gũi với bà con nông
dân vùng sông nước. Cây xoài được xem như là cây ăn trái của người nghèo, và là
trái cây vua trong các loại trái cây.
Trong thập niên qua, xoài hàng hóa được sản xuất với quy mô lớn, được hầu
hết các ngành có liên quan đặc biệt nghiên cứu mang tính toàn diện, khả thi, đưa
giống xoài chất lượng cao ra thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, thỏa mãn
yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài.

8.1 Giá trị, nguồn gốc, phân nhóm và giống trồng

8.1.1 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng

Xoài được xem như là cây ăn trái quan trọng chiếm phần lớn thị phần trái
cây trong nước, được sử dụng rộng rãi từ trái còn xanh đến trái chín. Trái xoài chín
bổ dưỡng hơn cả cà rốt vì ngoài carotene, tiền sinh tố C, giúp cho người ốm mới
khỏi ăn mau lại sức, tăng sức đề kháng, chóng đói, thèm ăn. Thành phần dinh
dưỡng có trong xoài ngoài vitamin C còn có vitamin A, carbohydrate (13,2-20%),
Protein (0,3-0,8%), Lipit (0,1-0.2%), chất xơ (0,6-0,7%), và các khoáng chất như
Calcium, lân,... Tỷ lệ chất khô chiếm 17,4%, đường chiếm 15,4%. Sucrose là đường
chủ yếu trong trái xoài chín (Litz, 1997).

8.1.2 Nguồn gốc và phân bố

Xoài là loại cây ăn trái nhiệt đới, có nguồn gốc từ Ấn Độ chạy dài đến Miến
Điện và được trồng hơn 4.000 năm nay, nên tên khoa học của nó là M. indica L..
Cây xoài được canh tác rộng rãi tại 60 nước thuộc vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới
với sản lượng hàng năm 28.848.000 tấn (Fao, 2001), tiềm năng thương mại của xoài
rất lớn, Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước như Hồng Kông (31,43 tấn),
Australia (18,04 tấn), Singapore (8,28 tấn) và mở rộng thêm thị trường EU, Nga,
Trung Quốc, Campuchia với xoài Cát Bồ, Cát Chu. Những nước có diện tích trồng
xoài lớn như Ấn Độ, Philippines. Ở nước ta, diện tích trồng xoài khoảng 40.700 ha,
riêng diện tích trồng xoài ở ĐBSCL là 12.706 ha (Nguyễn Minh Châu,1998), dự
kiến đến năm 2010, diện tích trồng xoài cả nước là 150.000 ha với tổng sản lượng
1.500.000 tấn.
165

8.1.3 Phân nhóm

Trên thế giới, xoài được chia là 2 nhóm: (a ) Nhóm có hột đơn phôi hay còn
gọi là nhóm Ấn Độ, được trồng ở Ấn Độ và một phần của Mã Lai. Gọi là đơn phôi
vì chỉ có mang một hột hữu tính, chỉ cho ra một cây con. Khuyết điểm của nhóm
nầy là cho trái cách năm và không giữ được đặc tính của cây mẹ. Ưu điểm là có
phẩm chất tốt. (b) Nhóm có hột đa phôi hay còn gọi là nhóm Đông Nam Á, nhóm
nầy thường gặp ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, một phần Mã Lai
và Nam Ấn Độ. Hột thường mang từ 2-12 phôi vô tính (Hình 8.1a và 8.1b), hột đa
phôi có thể có hoặc không mang phôi hữu tính. Do tính chất của hột đa phôi mà khi
gieo có thể cho ra từ 2-5 cây con, thường vô tính (Hình 8.1c), có nghĩa là cây con
mang đặc tính giống cây mẹ, còn cây con hữu tính nếu có thì mọc chậm, yếu ớt. Ưu
điểm của nhóm nầy là cho trái thường xuyên hàng năm.

(a)

(b)
(c)

Hình 8.1 Xoài đa phôi. (a) hột xoài đa phôi; (b) hột xoài đa phôi được tách
ra từng mảnh; (c) hột xoài đa phôi mọc nhiều cây.

8.1.4 Giống trồng

* Giống trồng ở ĐBSCL

Giống xoài rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra được ghi nhận có 43
giống xoài được trồng ở ĐBSCL với những đặc tính nổi trội như sau (Trần Thượng
Tuấn và ctv., 1999):
- Tỷ lệ ăn được trên 80%: xoài Battambang, Cát Hòa Lộc, Mộng Dừa,...
166

- Độ brix trên 20%: xoài Hồng Võ, Ngự, Cát Hòa Lộc
- Dễ ra hoa đậu trái: xoài Thanh Ca, Cát Chu, Bưởi.
- Thích nghi được trên đất phèn: Bưởi, Châu Hạng Võ
- Tỷ lệ hột nhỏ dưới 7% trọng lượng trái: Cát Đen, Đốc Binh Kiều.
Đây là nguồn gen cần được sưu tập để bảo tồn. Kết quả điều tra đánh giá
được 4 giống xoài có triển vọng phát triển ở vùng ĐBSCL: xoài Cát Hòa Lộc, xoài
Cát Chu, xoài Thanh Ca, xoài Châu Hạng Võ, xoài Thơm (Hình 8.2). Sau đây là
đặc tính một số giống xoài phổ biến ở miền Nam như:

Cát Hòa Lộc

Hình 8.2 Hình dạng trái xoài: xoài Cát Hòa Lộc; xoài Bưởi; xoài Cát
Chu; xoài Châu Hạng Võ; xoài Thơm; xoài Thanh Ca

♦ Xoài Cát Hòa Lộc

Giống này được trồng nhiều và tập trung ở Tiền Giang, Đồng Tháp và Cần
Thơ. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh khác đều có trồng, nhất là ở các vườn mới lập
trong vài năm gần đây. Ở các vườn mới này, cây được trồng từ cây tháp nên phát
triển khỏe và khá đồng nhất, và sau 3-5 năm trồng, cây ra hoa kết quả. Ở các vườn
trên 5 năm tuổi, người dân bắt đầu sử dụng hóa chất để điều khiển xoài ra hoa theo
ý muốn. So với những giống khác như xoài Thanh Ca, Cát Chu, Hòn Trắng,... xoài
Cát Hoà Lộc khó ra hoa và ra hoa không tập trung, dẫn đến số lượng trái trên cây ít
và không đồng đều. Dù vậy, diện tích trồng giống cây này vẫn tăng nhanh do phẩm
chất vượt trội của nó. Xoài Cát Hoà Lộc có cỡ trái khá to (431 g), đây là đặc tính
được ưa chuộng đối với thị trường nội địa, nhưng cần phải xem lại nếu có hướng
167

xuất khẩu. Phần thịt trái rất dày (2,5 cm) và hột lại nhỏ (8,2% trọng lượng trái), nên
tỷ lệ phần ăn được khá cao (80,9%). Với cấu trúc thịt trái mịn, chắc và độ brix cao
(21,0%), đây là một trong những giống được đánh giá có phẩm chất ngon nhất. Tuy
nhiên, khảo sát ở Bộ môn Khoa Học Cây Trồng cho thấy xoài Cát Hoà Lộc có một
số yếu điểm là khó bảo quản trái sau thu hoạch vì chỉ hai ngày sau khi thu hoạch,
quá trình chín đã khởi sự. Ngoài ra, nếu thu hoạch trái quá già, khi chín phần thịt
gần hột trong suốt, làm giảm phẩm chất trái đáng kể.

♦ Xoài Bưởi (xoài Ghép)

Được trồng phổ biến ở Tiền Giang và Đồng Tháp, nhất là vùng tiếp giáp với
Đồng Tháp Mười. Xoài Bưởi thường trồng bằng hột và cho trái sau 3 năm trồng.
Xoài Bưởi có phẩm chất không cao nhưng do đặc tính dễ ra hoa đậu trái, cũng như
thích nghi được ở vùng đất phèn nên diện tích gia tăng đáng kể trong những năm
gần đây. Xoài Bưởi có cở trái trung bình (247 g), hột to (16,1% trọng lượng trái) và
thịt trái mỏng (1,7 cm), nên có tỉ lệ phần ăn được thấp (69,1%). Xoài không ngọt
lắm (độ brix 12,5%) thịt nhão và có mùi hôi (mùi bưởi) ở phần gần vỏ, do đó nếu
gọt vỏ dày thì thịt trái không còn mùi hôi. Không nên phát triển giống này nhiều để
ăn tươi vì chất lượng không thể cạnh tranh được với các giống xoài khác. Tuy
nhiên, do vỏ trái dày, có thể vận chuyển xa. Xoài Bưởi sấy được người tiêu dùng ưa
chuộng nhờ giữ được hương thơm của xoài.

♦ Xoài Cát Chu

Trồng nhiều ở Đồng Tháp và rải rác ở một số tỉnh khác. Được phân làm hai
giống xoài Cát Chu Trắng và Cát Chu Đen theo màu vỏ trái. Xoài Cát Chu dễ ra hoa
đậu trái nên có khả năng cho năng suất cao. Từ khi trổ đến khi thu hoạch khá dài,
khoảng 3,5-4 tháng. Trái xoài Cát Chu lớn trung bình (329 g), thịt trái dày (2,3 cm),
hột nhỏ (11,0% trọng lượng trái) nên tỷ lệ phần ăn được nhiều (76,5%). Nơi đầu
trái, chỗ đính cuống, nổi nhọn lên, có lẽ vì vậy mà gọi là Cát Chu. Ngoài những đặc
tính tốt trên, xoài Cát Chu còn được ưa chuộng do có độ ngọt vừa phải (độ brix
14,4%) và thịt trái mịn dẽo. Năng suất cao và ổn định.

♦ Xoài Châu Hạng Võ

Xoài Châu Hạng võ còn được gọi là xoài Đốc Nghệ, xoài Châu Nghệ, xoài
Châu, gồm có 2 loại là Châu Hạng Võ đen và Châu Hạng Võ trắng. Xoài Châu
Hạng Võ trắng có vỏ hơi dầy, xoài Châu Hạng Võ đen trái nhỏ, nhẹ và ngọt hơn
xoài Châu Hạng Võ trắng.
Xoài Châu Hạng Võ có năng suất cao, trung bình cây 10 năm tuổi cho năng
suất 125 kg/cây, và năng suất gia tăng 19 kg mỗi năm (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn
Châu Thanh Tùng, 2003). Trái có trọng lượng trung bình khoảng 400 g, khi chín có
màu vàng nghệ rất đẹp và có tỉ trọng từ 1 trở lên, chỗ đính cuống trái bằng phẳng,
vai lưng trái dốc nhiều nhưng vai bụng trái uốn cong lên, đầu trái và đuôi trái đều
tròn. Thịt trái có hàm lượng đường 8,73%, TSS là 14,4% và pH là 4,5 nên không
168

ngọt gắt và hơi chua nhẹ, rất ngon, thích hợp cho xuất khẩu. Trái có trị số TSS là
14,4 % và pH là 4,5. Tỉ lệ thịt trái chiếm 81,9%, vỏ dầy.
Xoài Châu Hạng Võ dễ ra hoa, đậu trái và cho năng suất cao. Cây chịu đựng
và mọc tốt ngay cả trong điều kiện đất thấp trũng, mặn và phèn. Vỏ trái và thịt trái
có màu sắc đẹp, thơm ngon, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng. Vỏ trái dầy có khả
năng chuyên chở đi xa. Nên thay đổi phương pháp nhân giống bằng cách ghép để
cây mau cho trái và thuận lợi trong việc thâm canh. Có thể sử dụng giống xoài nầy
làm gốc ghép để chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

♦ Xoài Thanh Ca

Là giống rất lâu đời, hiện diện rải rác ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, nhưng diện
tích tập trung nhất là ở An Giang. Xoài Thanh Ca có phẩm chất không cao nhưng
nhờ đặc tính dễ ra hoa đậu trái nên năng suất cao hơn các giống khác. Điều này nói
lên tính thích nghi của giống phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường. Xoài
Thanh Ca có cở trái (280 g) và bề dày thịt trái (1,7 cm), tương đương xoài Bưởi
nhưng hột nhỏ hơn (14,2% trọng lượng trái), tỷ lệ phần ăn được nhiều hơn (73,5%).
Thịt trái cũng nhão như xoài Bưởi nhưng có độ ngọt hơn (độ brix 13,3%).

♦ Xoài Thơm

Có nguồn gốc ở Cái Bè (Tiền Giang). Có 2 loại là xoài Thơm Đen (vỏ có
màu xanh sậm) và xoài Thơm Trắng (vỏ xanh nhạt). Lá non có màu nâu, lá trưởng
thành có phiến phẳng do gân phụ không nổi rõ lên. Trái to, trọng lượng từ 400-500
g, dạng bầu, tròn nơi phần đầu trái (gần cuống). Thịt vàng, thơm, ngọt, dày, dẽ. Tỷ
lệ phần ăn được chiếm hơn 85%. Trái có phẩm chất thơm ngon nhưng hơi khó vận
chuyển và xuất khẩu. Giống xoài nầy cho năng suất khá cao, trung bình có thể đạt
150-200 kg/cây (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1977).

* Các giống xoài để ăn sống

Trong những năm gần đây, xoài ăn sống được tiêu thụ ngày một nhiều ở thị
trường nội địa cũng như nước ngoài. Nhiều giống xoài ở Châu Á đã được chọn có
những đặc tính nổi trội dùng cho việc ăn sống như ngọt và không có nhiều tinh bột.
Giống xoài ăn sống hiện nay gồm có:

♦ Xoài Keow Savoey

Là giống xoài ăn xanh, có nguồn gốc Thái Lan đã được nhập vào Việt Nam
vài ba năm trở lại đây. Giống xoài nầy còn được gọi Kaiew Sawei, Kaow Sawoey,
Kiew Sa Waei, Khiew Savoy, Kyo Savoy, Khieo Sawoel. Hiện nay xoài đã cho trái
và chất lượng khá ngon. Lá xanh đậm, lóng dài, khó ra hoa trong điều kiện tự nhiên.
Trái thuôn dài giống như xoài Thanh Ca của Việt Nam nhưng tròn hơn, vỏ trái xanh
đậm và rất dày, trọng lượng trung bình khoảng 300-350 g, trái vừa cứng bao đầu là
đã có vị ngọt, không chua và hợp khẩu vị. Đây là giống xoài ăn sống ngon nhất của
169

Thái Lan. Nó được giải nhờ thịt trái cứng, dòn và vị ngọt hấp dẫn. Được dùng làm
gỏi. Khi chín trái rất mềm, màu vàng hơi xanh, thịt trái hơi trong và có mùi vị kém.

♦ Xoài Falan

Nguồn gốc từ Thái Lan, còn được gọi xoài Thunder. Trái thuôn dài màu
xanh và hột đa phôi. Giống xoài nhỏ cây, tán lá rộng. Nó cũng là giống xoài ăn sống
thông dụng ở Thái Lan. Falan có nghĩa là sấm sét. Sở dĩ nó có tên như vậy là do trái
trưởng thành dễ bị nứt sau những cơn giông bão hay mưa lớn. Do vậy, nó không
được thu hoạch trong mùa mưa và phải ngưng tưới trước khi hái. Falan có mùi vị
kém hơn Keow Savoey và thường được dùng để ngâm dấm làm dưa. Giống nầy
được sản xuất trái vụ ở Miền Bắc Thái Lan.

♦ Xoài Rad

Nguồn gốc từ Thái Lan, còn có tên Rade, Rhino, Ai Rad và Rhinoceros. Trái
có dạng thuôn dài màu xanh, trọng lượng trung bình 220 g, có hột đa phôi. Xoài
Rad có thể dùng để ăn chín. Rad có nghĩa là con tê giác. Bởi vì trên trái có chỗ lồi
ra giống như cái sừng ở nửa phần trên của trái. Thái Lan đã xuất khẩu xoài nầy sang
Nhật. Xoài có vị hơi chua khi ăn tươi và rất ngọt khi chín.

♦ Xoài Lin Ngo Hou

Nguồn gốc từ Thái Lan, có tên Cobra Tongue. Trái có màu xanh đậm và có
vị ngọt đắng khi ăn sống. Trái dẹp có hình chữ "S" kéo dài, hột đa phôi.

♦ Xoài Nan Klangwan

Nguồn gốc từ Thái Lan, có tên Elephant tusk, Nang Klang Wan,
Nangsangwon, MG 184, Nga Chan, Nuwun Chan, Hong Xiang, Ya-9. Trái dài có
màu xanh, chóp trái cong nhọn và hột đa phôi, trọng lượng trung bình 300 g. Cây có
kích thước trung bình đến lớn với tán lá rậm rạp. Xoài Nan Klangwan được Thái
Lan xuất khẩu sang Nhật. Giống xoài nầy được trồng phổ biến ở Đông Nam Châu Á
nên có nhiều tên gọi khác nhau và cũng được dùng để ăn chín.

♦ Xoài Cedar Bay

Nguồn gốc Đông Nam Châu Á. Còn có tên Raboul, Golek, New Guinea
long, Foo Fat, Ma 162. Trái dài màu xanh, hột đa phôi. Trái to có thể nặng đến 800
g, trung bình 490 g. Giống xoài nầy được trồng nhiều ở Châu Á và là giống dùng để
ăn sống. Được bày bán nhiều ở các chợ Bắc Queensland.

♦ Xoài Pim Sane Mun

Có nguồn gốc Thái Lan. Mun có nghĩa là mập mạp. Trái có màu xanh hơi
tròn, mùi vị hấp dẫn nhất trong các giống xoài ăn sống. Ở vùng canh tác có nhiệt độ
170

thấp thì giống Pim Sane Mun có khuynh hướng cho ra những trái dạng cóc. Ở Thái
Lan những trái dạng cóc được bán ở thị trường nội địa như là xoài không hột.

♦ Xoài Brooks

Nguồn gốc ở Florida, Mỹ. Trái có dạng trứng màu xanh hoặc vàng, trọng
lượng từ 300 đến 800 g. Ở bản xứ, giống xoài nầy không dùng để ăn sống. Còn ở
Úc thì xoài dùng để ăn sống hoặc chín. Xoài Brokks đậu trái rất tốt, tuy nhiên cũng
thường cho trái dạng cóc. Giống nầy đôi khi được dùng để ngâm dấm làm dưa.

♦ Xoài Tượng

Nguồn gốc Việt Nam. Còn có tên Elephant, xoài Cát Tượng. Trái thuôn dài,
to, trọng lượng từ 600-800 g, hột nhỏ và đa phôi. Khi ăn sống, thịt trái rất dòn, ít xơ
và khá chua. Vỏ trái dầy có màu xanh nhạt. Cây to khoẻ. Đây là giống xoài ăn sống
phổ biến ở nước ta. Giống kháng bệnh anthracnose, nhưng không kháng côn trùng.
Cây ra hoa sớm, tháng 3 đã có bán ở chợ (Trần Thế Tục, 2002).

♦ Xoài Nam Doc Mai

Nguồn gốc Thái Lan. Còn được gọi Nam Dog Mai, Nam Docmai. Trái
thuôn dài cân nặng từ 250-400 g. Vỏ trái có màu xanh, phần phơi ra ánh nắng mặt
trời có màu hồng. Hột đa phôi. Ở Thái Lan, xoài Nam Doc Mai không dùng để ăn
sống. Nhưng ở Úc thì xoài được bán chủ yếu để ăn sống. Xoài ăn sống được thu
hoạch lúc vỏ trái có màu xanh trắng là ngon nhất.

8.2 Đặc điểm hình thái

8.2.1 Rễ

Rễ xoài ăn sâu xuống đất, cho nên sức chống chịu hạn giỏi (Phạm Thị
Hương và ctv., 2000) . Phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc 2 m trở lại ở
tầng đất 1,25 m, chỉ có rễ cái có thể ăn sâu đến 6-8 m. Trong những năm đầu bộ rễ
phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trên cây, đến năm thứ 5, 6 rễ ăn sâu xuống
đến 5,5 m.

8.2.2 Thân

Xoài là cây ăn trái lâu năm, thân cao khoảng 10 đến 15 m. Trong điều kiện tự
nhiên cây có thể có đường kính 1 m. Đường kính thân của xoài ở ĐBSCL biến thiên
từ 25 cm (xoài Nghệ, 10 tuổi và xoài Tây, 10 tuổi) đến 68 cm (xoài Lữ Phụng Tiên,
20 tuổi). Chiều cao cây phân bố từ 5 m (xoài Tây, 10 tuổi) đến 15 m (xoài Hòn
Phấn, 15 tuổi), đa số tập trung từ 8 m đến 13 m. Tỉ lệ giữa chiều cao cây và rộng tán
cây cho thấy sự phát triển cân đối của cây, hầu hết các giống đều tập trung trong
khoảng từ 0,9 đến 1,3 m; ngoại trừ các giống xoài Xiêm, Chu Trắng và Voi có chiều
cao cây lớn hơn rất nhiều so với rộng tán (tỉ lệ cao/rộng là 2,0; 1,7 và 1,7 theo thứ
171

tự). Tất cả các giống điều tra đều có dạng cây thẳng (ngoại trừ giống Tứ Quí có
dạng cong), vỏ thân từ hơi sần sùi đến sần sùi (ngoại trừ hai giống Rẻ Quạt và
Thanh Ca Đen có vỏ thân láng), tập tính phân cành nghiêng (ngoại trừ giống Xiêm
phân cành đứng và Rẻ Quạt phân cành ngang) và màu thân từ trắng xám lợt đến nâu
trắng lợt.

8.2.3 Lá

Lá thuộc dạng lá đơn nguyên hình lưỡi mác thuôn, màu xanh đậm, dai. Khí
khẩu có ở cả hai mặt lá, nhưng mặt dưới có nhiều hơn mặt trên (Singh, 1968). Chiều
dài lá 15-30 cm, rộng lá 4-8 cm tuỳ theo giống, có khoảng 12-30 cặp gân chính nối
liền với cuống lá dài khoảng 10 cm. Lá non mới mọc màu nâu đỏ, tím, mềm mại.
Bộ lá phát triển mạnh ở những cây tơ, mỗi một đợt ra lá khi quan sát ta thấy cành
cũng vươn dài thêm khoảng 40-50 cm. Tùy theo tuổi cây, giống, tình trạng sinh
trưởng mà mỗi năm xoài có thể ra từ 1-5 đợt đọt. Xoài sinh trưởng kém đôi khi 2
năm mới ra một đợt đọt. Đọt non dễ bị nấm bệnh tấn công, cần có biện pháp bảo vệ,
nhất là những đợt đọt ra vào mùa mưa.Các giống xoài điều tra có kiểu gân lá từ hơi
đối đến so le, không có kiểu gân lá đối.
Ở ĐBSCL, xoài có chiều dài phiến lá biến thiên từ 19,6 cm ở xoài Hòn
Trắng đến 30,1 cm ở xoài Xiêm Núm. Chiều rộng phiến lá từ 4,4 cm ở xoài Hòn
Trắng đến 7,2 cm ở xoài Hòn Phấn và Cát Hòa Lộc. Như vậy, xoài Hòn Trắng có
kích thước lá nhỏ nhất và Cát Hoà Lộc có lá lớn nhất. Riêng giống xoài Xiêm Núm
có phiến lá dài nhưng chiều rộng phiến lá nhỏ cho thấy dạng lá rất thon dài. Số gân
phụ trên lá là số chẳn và hầu hết các giống khảo sát có số gân thay đổi từ 44-64 gân
(tương đương 22- 32 cặp gân). Trong đó giống xoài Rẻ Quạt có số gân phụ nhiều
nhất (64 gân). Về cuống lá, giống xoài có cuống lá dài nhất là Cát Ghép (5,3 cm) và
có cuống lá ngắn nhất là giống xoài Ghép (2,3 cm). Nốt lá (là phần phình to của
cuống lá) ngắn nhất (<1,0 cm) là giống xoài Rẻ Quạt, dài nhất là giống xoài Cát
Ghép (3,1 cm). Còn lại, các giống có nốt lá dài từ 1,0 cm đến 2,0 cm. Góc đáy lá
hiện diện ở 2 dạng nhọn và tù. Đuôi lá chỉ có ở một dạng là nhọn nhưng mức độ
nhọn khác nhau là: nhọn, nhọn ngắn và nhọn kéo dài.

8.2.4 Hoa

Điểm sinh trưởng của hoa xoài ở chỗ cuối của chồi non sinh ra từ nách lá, dài
khoảng 30 cm trở lên. Một vài trường hợp hoa mọc ra từ nhánh trưởng thành. Phát
hoa khá lớn dài khoảng 40 cm với gié hoa chứa khoảng 300-5000 hoa (Hoa hoàn
chỉnh ở một số giống). Sự hiện diện của số hoa hoàn chỉnh chiếm tỷ lệ khá lớn ở
phần cuối phát hoa, giải thích lý do tại sao hầu hết trái đều được sinh ra ở cuối phát
hoa. Phát hoa có màu vàng lục đến hồng. Cánh hoa có màu trắng tím hay hồng, gồm
5 cánh hoa, 5 đài hoa màu xanh, 5 nhị đực nằm ở phần ngoài đế hoa trong đó chỉ có
2 nhị là có khả năng thụ phấn. Bầu nhụy chứa một túi noãn, vòi nhụy cái ngắn. Trên
một chùm hoa thường có cả hai loại hoa: hoa đực và hoa lưỡng tính (Hình 8.3). Tỷ
lệ hoa lưỡng tính của một giống có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả ban đầu
(Phạm Thị Hương và ctv., 2000). Thời điểm tốt nhất cho hoa thụ phấn là vào buổi
sáng (thời gian tung phấn vào lúc 8-12 giờ), lúc trời nóng, khô ráo.
172

Hình 8.3 Hoa xoài. A – hoa đực; B – hoa lưỡng tính; C – các phần của hoa: Sl = lá
đài, Pl = cánh hoa, Dc = đĩa mật, Fst = nhị hoa hữu thụ, Sst = nhị hoa bất
thụ, Pi = nhụy hoa, Ov = bầu noãn; D – Hoa lưỡng tính với hai nhị hoa
hữu thụ.

8.2.5 Trái

Hình dạng, kích thước, màu sắc trái chỉ thị cho ta biết giống xoài. Trái có
hình trứng đến thuôn dài, dài trái từ 8-10 cm, rộng trái từ 6-7 cm, thịt trái có màu
vàng, từ vàng đến vàng nhạt, hơi đỏ, hoặc màu hơi lục giống vỏ trái, có mùi thơm
dễ chịu, ở một vài loại trái có mùi hôi. Giữa trái có hột, vỏ bao hột rất cứng, hình
dạng và kích thước tùy giống, có ít hoặc nhiều xơ. Thời gian từ khi trổ đến khi thu
hoạch dài ngắn tùy giống, giống sớm dài 2-2,5 tháng; giống muộn từ 3,5-4 tháng.
Trong thời gian đầu phát triển, trái phát triển mạnh theo chiều dài trước, khi đạt
chiều dài tối đa thì phát triển mạnh chiều ngang và hong (Bùi Thị Cẩm Hường và
Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Vì vậy, nếu giai đoạn sau của trái thiếu dinh dưỡng hay gặp
điều kiện bất lợi, trái sẽ bị beo đuôi, có dạng tròn nhiều hơn. Trọng lượng hột gần
như không tăng vào giai đoạn cuối, khoảng 2-3 tuần trước khi thu hoạch (Bảng 8.1);
trong khi đó hàm lượng chất khô của thịt trái và chất xơ vẫn tiếp tục tăng.
Ở ĐBSCL, xoài có 4 dạng trái: tròn, trứng thon, trứng thon dài và dài. Hầu
hết các giống có dạng trái hình trứng thon hoặc trứng thon dài, chỉ có 2 giống có
173

dạng trái dài (Thanh Ca Nghệ và Tượng) và 3 giống có dạng trái tròn (Dừa, Mộng
Dừa và Tứ Quí). Hai giống xoài có lưng trái hơi cong ở giữa là Muổng và Châu
Hạng Võ (Trà Vinh). Trong tất cả các giống thì chỉ có xoài Ghép có đầu trái dạng
cổ chai, các giống còn lại ở dạng tròn đến nhọn. Cấu trúc vỏ trái sần sùi ở giống
xoài: Thơm, Dừa, Nốt Ruồi, Battambang, Hòn Trắng và Đốc Binh Kiều, các giống
còn lại có vỏ trái láng. Màu vỏ trái khi chín của tất cả các giống đều có màu vàng,
biến thiên từ vàng xanh đến vàng tươi, vàng sậm và vàng hồng. Vỏ trái ửng hồng
ghi nhận được ở giống xoài Ghép, Nốt Ruồi, Hồng Vỏ, Thanh Ca Tàu và Tây. Đặc
tính này rất được nhà vườn ưa chuộng vì đẹp rất thích hợp cho việc chưng Tết. Trái
xoài Ghép, Ghép Nghệ và Ghép Xanh có mùi bưởi, xoài Nốt Ruồi và Muổng có
mùi hôi.

Bảng 8.1 Trọng lượng hột, hàm lượng chất khô thịt trái và chất xơ của xoài Châu
Hạng Võ từ 67 đến 109 ngày sau khi trổ (Bùi Thị Cẩm Hường và
Nguyễn Bảo Vệ, 2003)

Hột Chất khô Chất xơ


Tuổi trái Trọng Phần trăm Hàm Phần trăm Hàm Phần trăm
(ngày lượng gia tăng lượng gia tăng mỗi lượng gia tăng
sau khi (g) mỗi tuần (%) tuần (%) (%) mỗi tuần
trổ) (%) (%)
67 13,5 e 10,8g 4,82e
74 24,5 d 81,5 11,6f 7,4 5,20e 7,8
81 38,3 c 56,3 12,6e 8,6 6,18d 18,8
88 39,4 bc 2,87 13,5d 7,1 6,99c 13,1
95 41,7 ab 5,83 15,0c 11,1 8,35b 19,5
102 42,3 ab 1,43 16,2b 8,0 9,21a 10,3
109 42,8a 1,18 17,2a 6,1 9,59a 4,1

Về trọng lượng trái, xoài Tượng có cở trái lớn nhất (697 g). Trong nhóm trái
lớn (> 400 g) có thể kể xoài Ù, Cát Hòa Lộc, Xiêm Núm,... Tổng chất rắn hòa tan
(độ brix) cao nhất là xoài Cát Hòa Lộc (21,0%) và thấp nhất là xoài Ù (10,7%). Một
số giống khác cũng có độ brix khá cao (>20%) như xoài Ngự, Hồng Võ. Tỷ lệ phần
ăn được (tính bằng phần trăm của thịt trái trên trọng lượng toàn trái) của các giống
điều tra từ 65% trở lên và cao nhất là xoài Hòn Quéo (87%). Các giống có tỷ lệ
phần ăn được thấp thường có cở trái nhỏ và tỷ lệ hạt lớn, vì phần vỏ không khác
biệt nhiều giữa các giống, như xoài Đá, xoài Tây, Voi. Trái lại, tỷ lệ phần ăn được
cao thường thấy ở những giống lớn trái có tỷ lệ hạt nhỏ như Hòn Quéo,
Battambang, Mộng Dừa, Cát Hoà Lộc.

8.3 Đất đai và khí hậu

Khí hậu và đất đai là hai nhân tố quan trọng cho việc canh tác xoài, bởi vì nó
không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của xoài.
174

Khi khí hậu và đất đai thuận lợi, sẽ dễ dàng làm tăng năng suất, ít tốn chi phí, cải
tạo môi trường, nên hạ được giá thành sản phẩm. Hiện nay, ở tất cả các nước,
những vùng được chọn trồng xoài hàng hóa phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

8.3.1 Khí hậu

* Nhiệt độ

Khu vực trồng xoài có nhiệt độ từ 24-27oC là điều kiện lý tưởng và thuận lợi
nhất để phát triển và canh tác xoài. Tuy nhiên, nhiệt độ cao (46oC), hoặc nhiệt độ
thấp (5-10oC) xoài cũng có thể chịu đựng được. Thời gian lạnh kéo dài cây bị ảnh
hưởng như rụng lá, rụng hoa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trái.

* Vũ lượng và ẩm độ không khí

Cây xoài chịu đựng được nhiệt độ cao, chịu hạn tốt, nhưng để thu được sản
lượng cao cần lượng nước cung cấp cho cây đầy đủ. Sản lượng và lượng mưa có
mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, ở vùng nào có mùa khô kéo dài và có đủ nước
tưới, trái có phẩm chất ngon hơn và năng suất cũng cao hơn.
Lượng mưa và ẩm độ cao là điều kiện để nấm bệnh phát triển, đặc biệt là ghẻ
và thán thư. Tỷ lệ đậu trái trên cây bị ảnh hưởng nếu mưa đúng vào lúc hoa nở, vì
mưa nhiều làm giảm sự hoạt động của côn trùng, do đó sự thụ phấn khó thành công.
Vì vậy, mùa khô là thời điểm ra hoa tốt nhất.

* Gió

Gió là nguyên nhân gây nên rụng hoa, rụng trái, vì vậy khi quy hoạch vườn
chuyên canh xoài nên lưu ý đến điều nầy. Tác hại rất lớn của gió bão ảnh hưởng
nặng đến vùng trồng xoài chuyên canh như Philippine, đây là quốc gia phải chịu
nhiều thiệt hại do gió xoáy làm giảm sản lượng. ĐBSCL có vận tốc gió trung bình
dưới 3 m/giây, hiếm khi có trung tâm bảo đi qua, nên không cần phải lập vành đai
chắn gió cho vườn xoài. Trái lại, xoài còn được trồng làm cây chắn gió cho một số
loài cây trồng khác, nhờ bộ rễ vững chắc.

8.3.2 Đất

Xoài mọc tốt trên nhiều loại đất có sa cấu từ nhẹ tới nặng. Tốt nhất là đất sét
pha cát hay đất thịt thoát thủy tốt. So với những loại cây ăn trái nhiệt đới khác, xoài
là loại cây ăn trái chịu úng tốt nhất, có lẽ nhờ vào sự thành lập rễ khí sinh trên thân
ngay chỗ mặt nước ngập (Hình 8.4). Sau 5 tháng cho ngập nước ở 3 giống xoài
Châu Hạng Võ, Bưởi và Cát Hòa Lộc cho thấy Xoài Châu Hạng Võ thành lập rễ khí
sinh sớm và nhiều hơn hai giống xoài kia, nên chiều cao và số lá của xoài Châu
Hạng Võ cũng cao hơn, nghĩa là xoài Châu Hạng Võ chịu ngập tốt hơn (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Vĩnh Thúc, 2003).
Cây xoài chịu đựng phèn trong đất tương đối khá, nhiều giống xoài mọc tốt ở
đất phèn Đồng Tháp Mười, Bán Đảo Cà Mau của ĐBSCL. Trắc nghiệm khả năng
175

chống chịu nhôm của 4 giống xoài Bưởi, Châu Hạng Võ, Thanh Ca và Cát Hòa Lộc
trong điều kiện dung dịch dưỡng cho thấy xoài Bưởi và Châu Hạng Võ chống chịu
nhôm tốt nhất. Sau 8 tuần xử lý nhôm ở nồng độ 100 ppm, chiều cao chồi của 2
giống xoài nầy không giảm bao nhiêu so với đối chứng (Bảng 8.2).

Hình 8.4 Xoài thành lập rễ khí sinh khi bị ngập nước

Bảng 8.2 Chiều cao chồi (cm) ở tuần thứ 8 sau khi xử lý nhôm của 4 giống
xoài ở 4 nồng độ xử lý nhôm khác nhau (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Vĩnh
Thúc, 2003)

Giống xoài Nồng độ nhôm xử lý (ppm)


0 50 100 150
Bưởi 9,8 9,5 8,7 5,0
Châu Hạng Võ 12,1 11,0 10,5 7,7
Thanh Ca 10,7 9,1 5,1 4,3
Cát Hòa Lộc 10,1 7,9 6,7 4,3

Mặn trong đất cũng là một yếu tố giới hạn sự phát triển của xoài ở những
vùng ven biển ĐBSCL. Trồng 4 giống xoài trong dung dịch dinh dưỡng có xử lý
mặn (NaCl) ở nhiều nồng độ khác nhau cho thấy xoài Châu Hạng Võ tỏ ra chịu mặn
rất tốt, kế đến là xoài Bưởi, kém nhất là xoài Thanh Ca. Chiều cao chồi của xoài
Bưởi vẫn phát triển bình thường ở nồng độ mặn 6 dS/m (Bảng 8.3).
176

Bảng 8.3 Chiều cao chồi (cm) ở tuần thứ 8 sau khi xử lý mặn (NaCl)
của 4 giống xoài ở 4 nồng độ xử lý mặn khác nhau
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Vĩnh Thúc, 2003)

Nồng độ mặn xử lý (ds/m)


Giống xoài
1,7 4 6 8
Bưởi 10.20 10.20 8.30 4.80
(100) (100) (81.4) (47.1)
Châu Hạng Võ 10.60 10.00 13.20 6.10
(100) (94.3) (124.5) (57.6)
Thanh Ca 11.10 8.70 3.00 3.90
(100) (78.4) (27.0) (35.1)
Cát Hòa Lộc 8.80 8.60 6.70 4.20
(100) (97.7) (76.1) (47.7)
Chữ số trong ngoặc là phần trăm so với đối chứng (1,7 dS/m)

8.3.3 Nước

Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng
11.000m3, kể cả lượng mưa. Sau khi thu hoạch, tưới thường xuyên để duy trì độ ẩm
cho đất, tưới nước đủ ẩm để rễ dễ phát triển và hạn chế rụng trái non vào mùa khô.

8.4 Kỹ thuật canh tác

8.4.1 Nhân giống

Xoài có thể nhân giống vô tính bằng ghép áp, ghép chồi, chiết cành, ghép
cành. Ghép chẻ ngọn và ghép treo là hai phương pháp thông thường và phổ biến
được sử dụng ở Thái Lan. Trong khi đó ở Philippines, ghép ngọn thường được sử
dụng vì nó dễ thực hiện và tỉ lệ thành công cao. Ở Malaysia và Indonesia, phương
pháp thường sử dụng và thành công trong việc nhân giống xoài là tháp bo.
Cây sau khi ghép phải được vô bầu trước khi đem trồng ra vườn. Việc đánh
bầu được thực hiện từ từ, bằng cách đào xung quanh gốc bằng len nhỏ, giữ phần đất
ở quanh bộ rễ. Kích thước bầu đất tùy theo tuổi của cây. Cây ghép được 1 năm tuổi
cần bầu đất có đường kính từ 15-20 cm và chiều cao là 25-30 cm. Cẩn thận khi đánh
bầu, không không làm xáo trộn hệ thống rễ và làm vỡ lớp đất bao quanh. Bầu đất
được đặt vào trong giỏ tre hay bọc nhựa, dùng đất ém chặt bầu. Cắt xén bớt phân
nửa lá để giảm thoát hơi nước của cây. Cây con mới làm bầu được đặt trong bóng
mát một thời gian ngắn trước khi được đem trồng.
177

8.4.2 Thời vụ trồng

Nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 dương lịch, với cây tháp nên tháp
trước 4-6 tháng. Tuy nhiên, nếu đủ nước tưới và che mát, có thể trồng xoài bất cứ
lúc nào trong năm.

8.4.3 Làm đất

Lên liếp cao 0,5-0,8 m, rộng 7 m. Vùng ĐBSCL đất thấp và có nhiều sét, dễ
bị úng nước, nên trồng cây trên mô, đường kính mô từ 60-80 cm, cao 30-60 cm (tùy
thuộc vào cao độ địa hình đất và hệ thống đê bao chống lũ), kiểu canh tác nầy được
gọi là kiểu canh tác đồng bằng. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi ven sông, đất
mặt ruộng, đất mặt vườn cây ăn trái phơi khô trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ
lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Tưới nước cho đất mô ổn định vài tuần trước
khi đặt cây con. Ngoài ra, nên bón lót thêm từ 200-300 g phân 16-16-8 ở dưới mỗi
hốc và xung quanh bầu cây. Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra theo sự phát triển
của rễ.

8.4.4 Khoảng cách trồng

Vì xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm), đồng thời
xoài ưa sáng và có trái ở chồi ngoài tán cây, nên không trồng quá dầy. Để tiện lợi
cho công tác thâm canh (tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu, bệnh hại, xử lý ra bông
đồng loạt, xử lý tiền thu hoạch,…), tùy theo điều kiện cụ thể mà có khoảng cách
trồng khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện thâm canh có thể áp dụng khoảng cách
trồng 6 x 6 m.
Ở Thái Lan áp dụng kiểu canh tác trồng theo mật độ dầy với khoảng cách 4 x
6 m, tương đương với khoảng 400 cây/ha. Trồng dầy phải có biện cắt tỉa, tạo hình
ngay từ đầu, để xoài nhận được ánh sáng tốt nhất, mới cho năng suất cao. Tuy
nhiên, vùng ĐBSCL phải đào mương lên líp, trồng dầy rất khó chăm sóc và di
chuyển.

8.4.5 Tưới nước

Mặc dù là cây chịu hạn nhưng nước có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
trưởng và cho ra lá non. Cây cần có thời gian khô hạn 2, 3 tháng, thời kỳ nầy gọi là
giai đoạn nghỉ ngắn để phân hóa mầm hoa. Sau thời kỳ khô hạn, cây lại cần nước để
cho bông, trái phát triển, vào thời điểm nầy lượng nước cũng góp phần quyết định
đến phẩm chất và năng suất trái.

8.4.6 Tỉa cành, tạo tán

Tỉa cành, tạo tán là khâu chăm sóc không thể thiếu được trong canh tác xoài
hàng hóa; cần phải thực hiện sớm, ngay từ đầu. Do ưu thế của chồi ngọn nên chồi
bên phát triển kém. Bấm ngọn cây sau 1 năm tuổi (khoảng 3-4 lần ra đọt) ở vị trí
cách mặt đất khoảng 0,6-1,0 m để có nhiều chồi bên. Sau khi cắt ngọn, cây sẽ ra
178

nhiều chồi, chỉ giữ lại từ 3-4 chồi theo hướng đều nhau. Vị trí phân cành của 3 cành
không ở cùng một điểm xuất phát từ thân chính là tốt nhất. Đối với một số giống có
cành mọc thẳng đứng, buộc vật nặng treo trên cành, làm cho cành mọc ngang ra.
Khi cành ngang có khoảng 2-3 lần đọt, tiếp tục bấm ngọn cành ngọn cành nầy. Chú
ý giữ lại từ 3-4 chồi mọc ra các hướng tạo cân đối cho tán cây (Hình 8.5).
Cắt, tỉa phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi kỳ thu hoạch
trái, để cây ra đọt mới. Cành nhỏ ốm yếu, cành vượt trong tán, cành bệnh và những
cành đã rụng hết trái phải được cắt tỉa. Cắt tỉa sẽ tạo ra nhánh ngắn lý tưởng, cho
cây có dáng thấp dễ điều khiển, và nhất là tán cây thông thoáng ít sâu bệnh. Dùng
kéo cắt cành nhỏ, dùng cưa tỉa cành lớn.

Hình 8.5 Cây xoài được tạo tán có nhánh phân bố cân đối

8.4.7 Bón phân

Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm của
xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), nếu thiếu phân bón và tưới nước trong
mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa). Lượng phân
bón tùy theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường có
thể bón phân như sau:
* 2 năm đầu: Đào 4-5 lỗ xung quanh và cách gốc theo hình chiếu của tán, bón phân
và lấp đất, số lần bón được chia làm 2 đợt/năm (Tháng 4-5 và tháng 11 dl): Bón
150-300 gr phân 16-16-8 và 100-200 gr Urea/cây/năm hoặc pha 01 muỗng canh
phân 16-16-8 với 1/2 muỗng Urea/thùng 10 lít nước, tưới vào 5, 6 gốc, định kỳ 30
ngày/lần.
* Cây 6-8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao. Bón theo công thức 1,09-
0,90-0,96 (kg N-P-K/cây/năm):
179

o Sau khi thu hoạch bón theo công thức: 0,550-0,300-0,240 kg N-P-
K/cây/năm (Phân urê: 1,2 kg/cây/năm; Lân Long Thành: 2,3
kg/cây/năm; Clorua kali: 0,4 kg/cây/năm).
o Trước khi xử lý ra hoa 30 ngày, bón theo công thức: 0,180-0,300-0,240
kg N-P-K/cây/năm: (Phân urê: 0,4 kg/cây/năm; Lân Long Thành: 2,3
kg/cây/năm; Clorua kali: 0,4 kg/cây/năm).
o Sau khi đậu trái 2 tuần, bón phân theo công thức: 0,360-0,300-0,48 kg N-
P-K/cây/năm (Phân 20-20-15: 1,5 kg/cây/năm; Phân urê: 0,13
kg/cây/năm; Clorua kali: 0,425 kg/cây/ năm).
Liều lượng nầy thay đổi tùy theo tuổi cây và độ màu mỡ của đất. Với công
thức phân trên đã làm tăng năng suất xoài Châu Hạng võ rất đáng kể (Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2003), nhưng không làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái.
So với cách bón của nông dân với liều lượng là 1,07-1,31-0,69 (kg N-P-K/cây/năm)
thì liều lượng nầy đã làm tăng thu nhập trên 50% trong điều kiện ở huyện Càng
Long, tỉnh Trà Vinh.
Ở Malaysia, xoài được khuyến cáo bón phân cho cây ở giai đoạn còn tơ theo
công thức sau (Bảng 8.4):

Bảng 8.4 Chương trình bón phân cho xoài ở Malaysia (Othman and Suranant,
1995)

Tuổi Loại phân Số lượng Số lần bón


(năm) (g/cây) (lần/năm)
1 NPK 15:15:15 113 3
2 NPK 15:15:15 170 3
3 NPKMg 12:12:17:2 1814 2

8.4.8 Xử lý ra hoa

Do cây xoài chỉ ra hoa khi có điều kiện nhiệt độ thấp dưới 20oC (Batten và
McConchie, 1995) nên sự ra hoa và tỉ lệ ra hoa của cây xoài phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố thời tiết. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở ĐBSCL, lượng mưa hàng
năm cao, cây sinh trưởng mạnh và thường thiếu những đợt lạnh đã tác động rất lớn
đến sự ra hoa và tình hình sản xuất xoài. Trong mùa mưa (mùa nghịch) do mưa
nhiều và ẩm độ không khí cao nên việc kích thích ra hoa trong mùa nghịch đạt kết
quả không ổn định. Còn trong mùa khô thì sự ra hoa tùy thuộc vào sự xuất hiện của
những đợt lạnh hàng năm. Mùa thu hoạch xoài khá tập trung nên trong mùa thuận,
sản lượng xoài rất nhiều, giá rẻ, nhưng ở vào những thời điểm khác trong năm, giá
xoài có thể cao hơn 2-3 lần giá xoài chính vụ. Do đó, điều khiển cho xoài ra hoa trái
vụ hay điều khiển cho xoài ra hoa ở những thời điểm thích hợp trong năm là biện
pháp kỹ thuật quan trọng nhằm điều tiết sản lượng xoài, tránh hiện tượng “được
mùa, rớt giá” nhằm ổn định sản xuất và tăng thu nhập cho người trồng xoài.
180

* Quá trình ra hoa của cây xoài

TheoTrần Văn Hâu (2001), quá trình ra hoa của xoài có thể tóm tắt thành 9
giai đoạn như sau:

♦ Giai đoạn 1: ra đọt

Đâm chồi hay ra đọt là yếu tố quan trọng quyết định khả năng ra hoa của
xoài. Xoài chỉ ra hoa trên ngọn của chồi được hình thành trước đó từ 4-9 tháng.
Thông thường chồi non dễ xuất hiện trong mùa khô (do ảnh hưởng của nhiệt độ)
cao hơn trong mùa mưa nếu được bón phân và tưới nước đầy đủ. Khả năng ra đọt
của xoài tùy thuộc vào tuổi của cây. Xoài tơ có thể ra 2-3 đợt đọt trong năm. Trái lại
đối với những cây xoài già mỗi năm chỉ ra một đợt đọt hoặc đôi khi không ra. Cây
xoài thường ra đọt non sau các đợt bị “sốc” như nhiệt độ thấp, ngập úng; hoặc phun
Nitrate kali hay Thioure.

♦ Giai đoạn 2: tích lũy dinh dưỡng

Sau khi ra đọt, chồi sẽ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đậu
trái và nuôi trái tiếp theo. Nếu các chồi non không tích lũy được chất dinh dưỡng
trong giai đoạn nầy, nghĩa là chồi ốm yếu, ngắn, số lá trên chồi ít, khả năng đậu trái
và giữ trái của cây sẽ kém.

♦ Giai đoạn 3: phát triển rễ

Bởi vì sự sinh trưởng của cây xoài không liên tục, nên sau khi chồi phát
triển, rễ sẽ hoạt động để hấp thu chất dinh dưỡng. Đây là giai đoạn thích hợp để bón
phân bổ sung cho cây. Nếu nhận thấy đọt xoài nhỏ, ngắn có nhiều đốt, lá mỏng và
mềm thì không đủ khả năng cho ra hoa.

♦ Giai đoạn 4: nghỉ ngắn

Có thể kích thích cho chồi trưởng thành ra hoa. Tuy nhiên, kích thích ra hoa
trong giai đoạn nầy, xoài sẽ ra bông “lá”, nghĩa là phát hoa xuất hiện theo sau chồi
non.

♦ Giai đoạn 5 và 6: đủ khả năng ra hoa và bắt đầu tượng hoa

Từ lúc đâm chồi (giai đoạn 1) đến khi chồi đủ khả năng ra hoa (giai đoạn 5)
vào khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, mầm hoa có thể hình thành trong thời gian từ 3-9
tháng tùy thuộc vào tháng đâm chồi. Đây là giai đoạn thích hợp để áp dụng các biện
pháp kích thích cho xoài ra hoa. Giống xoài Carabao của Philippines thường đạt
năng suất cao khi kích thích ra hoa ở giai đoạn chồi được 6 tháng tuổi (Bugante,
1995). Nếu kích thích xoài ra hoa sớm, tỉ lệ đậu trái sẽ thấp và tỉ lệ rụng trái non sẽ
rất cao, có lẽ do cây không tích lũy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
181

♦ Giai đoạn 7: miên trạng

Sau khi hình thành, mầm hoa sẽ đi vào thời kỳ miên trạng nếu không có điều
kiện thích hợp để ra hoa. Thời gian miên trạng càng dài cây càng khó ra hoa.

♦ Giai đoạn 8: quyết định ra hoa

Giai đoạn nầy cây có thể ra hoa mà không cần phải kích thích nếu có các
điều kiện thích hợp như:
- Có mùa khô kéo dài, thường vào đầu mùa khô.
- Có những đợt lạnh (nhiệt độ thấp nhất dưới 200C trong khoảng 20-30
ngày) và theo sau là nhiệt độ cao.

♦ Giai đoạn 9: ra hoa

Nếu có các yếu tố tác động đưa mầm hoa ra khỏi thời kỳ miên trạng, mầm
hoa sẽ phát triển và cây sẽ ra hoa. Các tác nhân ảnh hưởng lên sự phá vở miên trạng
mầm hoa là hiện tuợng cây xoài bị “sốc” bởi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ
lạnh, ngập úng hoặc do sự tác động của hóa chất như nitrat kali, Thioure.
Tóm lại, quá trình ra hoa của xoài trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn
đều có ý nghĩa nhất định. Do đó, muốn điều khiển cho xoài ra hoa ta phải tác động
các biện pháp thích hợp trong suốt cả quá trình chứ không chỉ đơn thuần một quá
trình riêng lẻ nào (Hình 8.6).

Tỉa cành, Phun kích thích


bón phân, ra hoa bằng
Thu hoạch tưới nước KNO3
mùa thuận

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ra hoa Ra đọt phát


chính vụ triển cành lá

Hình 8.6 Sơ đồ xử lý ra hoa xoài chính vụ


182

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài

♦ Yếu tố môi trường

Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa và là yếu tố quyết
định để đạt được năng suất cao.
- Nhiệt độ. Nhiệt độ giữ vai trò rất quan trọng quyết định kích thích
ra hoa xoài. Nhiệt độ thấp có thể làm phá vở giai đoạn ngủ nghỉ của mầm hoa và
làm cho cây xoài trổ bông, đặc biệt là nhiệt độ thấp vào ban đêm. Nhiều kết quả
nghiên cứu cho thấy nhiệt độ vào ban đêm dưới 20oC là giới hạn cần thiết cho sự ra
hoa của xoài (Whiley, 1993). Nhiệt độ giữa ngày và đêm cao (30/25oC) cây xoài có
xu hướng sinh trưởng dinh dưỡng mạnh hơn là sinh sản. Theo kinh nghiệm nhiều
năm, nhưng năm nào có gió mùa Đông Bắc về sớm nhiệt độ xuống thấp dưới 20oC
xoài ra hoa sớm hơn các năm khác.
- Ngập úng. Ngập úng cũng là một yếu tố gây “sốc” kích thích ra hoa
trên cây xoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy xoài sẽ ra hoa sau khi bị ngập khoảng 2
tháng. Qua nhiều năm cho thấy năm nào nước lũ dâng cao, năm đó xoài ra hoa sớm.
Do đó, ở những vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt, cây xoài sẽ ra hoa sớm và dễ kích
thích cho xoài ra hoa hơn các vùng khác.
- Sự khô hạn. Việc “xiết nước” để tạo “sốc” cho cây ra hoa trên một
số loại cây trồng như: cam, quýt, chanh, chôm chôm. Nhưng trên cây xoài, ảnh
hưởng nầy không cao, kém hơn so với ảnh hưởng của ngập. Tuy nhiên, ẩm độ đất
cao trong thời kỳ ra hoa sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng dinh dưỡng và làm cho cây ra
hoa không đều.

♦ Yếu tố nội tại của cây

- Giống. Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của
xoài. Ở Philippines, các giống xoài đa phôi như: Carabao, Pico, pahutan rất nhạy
cảm với việc kích thích ra hoa bằng Nitrat kali (Bodad, 1989). Ở Thái Lan, giống
xoài Nam Dok Mai rất mẫn cảm với việc kích thích cho xoài ra hoa bằng Nitrat kali,
nhưng giống Kiow Savoey thì trái lại, rất khó kích thích ra hoa. Hiện nay, đặc điểm
ra hoa của các giống xoài ở Việt Nam chưa được ghi nhận chính thức, nhưng qua
kết quả điều tra được ghi nhận là xoài Cát Hòa Lộc khó kích thích ra hoa, ra hoa
không tập trung; trong khi các giống xoài Thanh Ca, xoài Hòn (Batttambang), xoài
Bưởi, xoài cát Chu là những giống dễ ra hoa (Trần Văn Hâu, 1997).
- Tuổi cây. Tuổi cây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra
hoa của cây xoài. Trần Văn Hâu (1997) khi xử lý ra hoa cho cây xoài cát Hòa Lộc
6-8 năm tuổi, nhân giống bằng cách ương từ hột, nhận thấy rằng ở cùng một nồng
độ 5 g a.i. Paclobutrazol/cây, cây 8 năm tuổi có tỉ lệ ra hoa trên 35% trong mùa
nghịch, trong khi cây 6 và 7 năm tuổi tỉ lệ ra hoa thấp, không có hiệu quả kinh tế.
Kết quả nầy cho thấy rằng, cây xoài 6,7 năm tuổi trồng từ hột ra hoa chưa ổn định,
vẫn còn bị ảnh hưởng của thời kỳ tơ.
- Tuổi cành và chồi. Tuổi cành cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
lên sự ra hoa của xoài. Cành còn non kích thích xoài sẽ ra đọt, trái lại cành quá già
(trên 10 tháng tuổi, hình thành từ năm trước) thì miên trạng rất sâu nên khó kích
183

thích ra hoa. Kết quả nghiên cứu của Bugante (1995) trên các giống của Philippines
cho thấy tuổi cành từ 4-9 tháng tuổi thích hợp cho việc kích thích ra hoa, nhưng
cành 6 tháng cho kết quả cao nhất. Đối với các giống xoài ở ĐBSCL, qua ghi nhận
thì ngoại trừ giống xoài Cát Hòa Lộc kích thích ra hoa đạt hiệu quả cao khi lá
chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh, còn dẽo. Trong khi đó các giống còn lại
như xoài thanh Ca, Thơm, Bưởi thời điểm kích thích ra hoa thích hợp khi lá đang
chuyển sang màu sanh đậm, khoảng 4-5 tháng, tức là lá phải già hơn so với lá của
xoài Cát Hòa Lộc.
- Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây. Ngoài yếu
tố đất đai màu mỡ thì tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất năm trước có ảnh
huởng rất lớn lên sự ra hoa của xoài, đặc biệt đối với các giống xoài có hiện tượng
ra trái cách năm (năm trúng mùa, năm thất mùa) như các giống xoài Ấn Độ. Cây
xoài bị kiệt sức do có tỉ lệ đậu trái quá nhiều hoặc cho năng suất cao trong năm
trước sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo. Do đó,
trong những năm cây đậu trái quá nhiều cần phải tỉa bớt trái hoặc phải bón phân
nhiều hơn để cây xoài không bị suy kiệt ở năm tiếp theo.

♦ Các yếu tố dinh dưỡng

- Chất đạm. Chất đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy cho sự
ra hoa và đậu trái của xoài, quyết định kích thước và phẩm chất trái xoài. Việc bón
đạm cho xoài qua đất cũng thúc đẩy sự ra hoa nhưng không tập trung như phun qua
lá.
- Chất lân. Hàm lượng chất lân thấp, không thúc đẩy sự ra hoa (Singh
and Singh, 1973) nhưng hàm lượng chất lân trong chồi cao rất thích hợp cho sự
khởi phát hoa ở giống xoài Dashehari (Chadha and Pal, 1986).
- Chất kali. Kali là yếu tố quan trọng thứ hai sau đạm ảnh hưởng lên
sự ra hoa của xoài. Bón đạm kết hợp với kali sẽ giúp cải thiện đáng kể sự ra hoa và
khả năng đậu trái cho xoài.
Lượng phân bón thay đổi tùy theo tuổi cây, tán cây, độ màu mỡ của đất, tình
trạng dinh dưỡng,... vườn đã trúng mùa năm trước cần được cung cấp nhiều phân
hơn. Cần bổ sung phân hữu cơ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Hiệu quả của
việc xử lý ra hoa phụ thuộc vào đặc tính giống, tình trạng dinh dưỡng của cây, tuổi
chồi, độ ẩm đất, khí hậu, thời tiết,...

* Các biện pháp xử lý ra hoa xoài

Có nhiều cách để xử lý ra hoa như sau:


- Xông khói được áp dụng chủ yếu ở Philippines. Hiệu quả của việc
xông khói phụ thuộc vào từng giống xoài và thời gian áp dụng thích hợp. Việc xông
khói có hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết khô ráo, có nắng.
- Khoanh nhánh (hay thân) hay tạo vết thương trên thân. Kết quả cho
thấy khấc trên thân 60-75 ngày trước khi phun Nitrat kali sẽ làm tăng tỉ lệ ra hoa và
thu hoạch sớm hơn cây đối chứng 23 ngày, nhưng sự sinh trưởng dinh dưỡng của
cây bị khấc kém hơn so với đối chứng.
184

- Xử lý hóa chất. Các chất ức chế quá trình sinh tổng hợp GA, làm
giảm sự sinh trưởng của cây, qua đó thúc đẩy sự hình thành mầm hoa. Tiêu biểu của
nhóm nầy là Chlormequat chloride, Paclobutrazol. Thioure và Nitrate kali được
dùng để kích thích ra hoa hay phá miên trạng để ra chồi đồng loạt.

8.5 Sâu bệnh

Xoài có nhiều sâu bệnh. Ở ĐBSCL, mùa mưa kéo dài và ẩm độ cao, đồng
thời mực nước sông dâng cao gây ngập úng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tạo điều
kiện cho sâu bệnh phát triển. Xoài trồng bằng hột, không được tạo tán, nên cây cao
to gây khó khăn trong việc phòng trị sâu bệnh. Sâu bệnh gây thiệt hại nhiều nhất là
giai đoạn cây ra đọt non và lúc trổ bông (Bảng 8.5), nhất là khi điều khiển xoài trổ
bông nghịch vụ trong mùa mưa. Cần có biện pháp phòng trị cụ thể đối với những
sâu bệnh nguy hiểm.

Bảng 8.5 Sâu bệnh trong các giai đoạn sinh trưởng của xoài ở ĐBSCL

Giai
Giai Giai
Sâu bệnh chính đoạn Giai Giai Giai Giai
đoạn đoạn
nghỉ sau đoạn lá đoạn lá đoạn ra đoạn
trái thu
thu non già hoa trái già
non hoạch
hoạch
Bệnh thán thư -------- -------- -------- -------- -------
Bệnh phấn trắng -------- --------
Bệnh chết đọt --------
Bệnh bồ hóng --------
Đốm rong --------
Bệnh khô hoa -------- --------
Rầy bông xoài -------- -------- -------- --------
Bọ trĩ (bù lạch) -------- --------
Bọ vòi voi 1 --------
Bọ vòi voi 2 --------
Bọ cắt lá -------- -------
Ruồi đục trái -------- -------- -------
Nhện đỏ --------
Sâu ăn bông -------- --------
Sâu đục trái -------- --------
185

8.5.1 Sâu hại

* Ruồi đục trái (Bactrocera sp.)

Loài ruồi này gồm nhiều loài phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, gây hại
quan trọng trên nhiều loại cây khác nhau như xoài, nhãn, mận, ổi, chôm chôm,...
Ruồi trưởng thành dài 7 mm giống ruồi nhà, ngực có màu nâu đỏ, cánh trong suốt,
mép cánh và lưng bụng có sọc đen, chân màu vàng (Hình 8.7). Trứng được đẻ thành
đám dưới lớp biểu bì vỏ trái, trứng dài 1 mm có màu trắng sữa, sắp nở có màu vàng
nhạt. Ấu trùng thuộc dạng giòi không chân dài 3 mm, đục vào trong ăn phá thịt trái,
gây thối và rụng trái; nơi bị hại có vết thâm khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (3
ngày sau khi ruồi đẻ trứng). Nhộng có màu đỏ nâu, hóa nhộng dưới đất.

Hình 8.7 Ruồi đục trái Bactrocera jarvisi (con cái)

Phòng trị bằng cách:


- Thu lượm những trái bị ruồi gây hại đem xử lý để giết giòi còn trong
trái.
- Sau thu hoạch, cày lật đất để diệt nhộng sống trong đất.
- Đặt bẩy Methyl eugenol để diệt ruồi trưởng thành.
- Phun bả mồi Protein trộn thuốc hóa học để giết ruồi trưởng thành
trước khi đẻ trứng, khi trái trưởng thành định kỳ phun 1 lần/tuần.
- Sử dụng túi chuyên dùng để bao trái.
Đây là đối tượng trong kiểm dịch thực vật của nhiều nước nhập khẩu trái cây
trên thế giới, cần thiết phải diệt trứng và ấu trùng sau thu hoạch. Có thể dùng biện
pháp xông hơi, xử lý nóng,...
186

* Rầy bông xoài (Idioscopus spp.)

Rầy có mặt ở hầu hết các nước có trồng xoài ở Châu Á. Thành trùng có màu
xanh nâu hay xanh nhạt, dài khoảng 4 mm (Hình 8.8a), chiều dài của ấu trùng mới
nở khoảng 0,9 mm. Trứng được đẻ thành từng đám trong nụ bông, gân lá, phiến lá,
mới đẻ có màu trắng, sau đó màu trắng sữa. Ấu trùng có màu sắc biến đổi từ trắng
đến xanh hoặc vàng đen (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Mật số rầy gia tăng khi bắt
đầu trổ bông và đạt cao nhất lúc hoa nở, sau đó giảm dần. Khi trái đã lớn cở ngón
tay cái thì không còn rầy nữa.
Rầy gây hại đọt non, bông (Hình 8.8b) và lá non. Rầy chích làm lá không
phát triển được, lá bị cong, rìa lá khô, còn ở trên bông làm cho phát hoa bị khô và
rụng; Còn ở trái, trái non không phát triển và sẽ bị rụng. Mật số rầy cao có thể thất
thu 100% năng suất. Khi chích hút, rầy còn tiết ra mật đường làm cho nấm bồ hóng
phát triển mạnh gây đen bông và trái, đây cách nhận diện dễ dàng nhất sự có mặt
của rầy. Vườn xoài có rầy hiện diện, khi vào sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy
di chuyển nên rất dễ phát hiện.
Phòng trị bằng cách:
- Sau khi thu hoạch trái cần xén tỉa cho vườn thông thoáng.
- Những vùng thường xuyên bị rầy, cần phun ngừa lúc xoài vừa ra nụ
hoa khi phát hiện có rầy trên lá.
- Ngoài tự nhiên có một số loài thiên địch như bọ xít ăn thịt
(Revudiidae), ong ký sinh và nấm Verticellium lecanii, Hirsutella sp.
Các loại côn trùng nầy sẽ tiêu diệt rầy.
- Dùng các loại thuốc để phun như Actara, Admire, Pyrethroid để phun
khi cần thiết.

(a) (b)

Hình 8.8 Rầy bông xoài: (a) thành trùng và (b) bông xoài bị rầy
187

* Sâu đục trái (Deanolis albizonalis)

Xuất hiện chủ yếu ở Châu Á. Bướm có màu nâu đỏ, chiều ngang cánh
khoảng 25-28 mm (Hình 8.9a; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Thân có những khoang
trắng đỏ xen kẻ nhau. Trứng hình bầu dục, màu sắc thay đổi từ trắng đến nâu nhạt
và trở nên sậm khi sắp nở. Sâu mới nở dài khoảng 3-5 mm, khi phát triển đầy đủ dài
khoảng 20-22 mm, có những khoang trắng đỏ trên lưng. Nhộng (Hình 8.9b) dài từ
11-12 mm, lúc đầu có màu vàng lợt, dần chuyển sang nâu.
Sâu có thể gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, sâu non thường đục
vào cuối trái rồi phát triển bên trong ăn phá, làm trái bị biến dạng, thối và rụng. Trái
bị sâu đục vào có vết nứt và thối nên dễ dàng phát hiện. Khi ăn hết phần hột, sâu sẽ
chuyển sang trái kế cận. Nếu bị nặng năng suất có thể bị giảm đến 50%.
Phòng trị bằng cách thu lượm những trái bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ
nguồn sâu trong trái. Áp dụng biện pháp bao trái từ khi trái còn nhỏ, đường kính
khoảng 3-4 cm. Cần phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời để có biện pháp phòng
trị, diệt được sâu khi mới đục vào trái.

(b)
(a)

Hình 8.9 Sâu đục trái xoài: (a) bướm; (b) nhộng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

* Bọ cắt lá (Deporaus marginatus)

Thành trùng thuộc loại cánh cứng, có màu nâu vàng, dài 5-7 mm (Hình 8.10
A), trứng dài 0,5 mm được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, dưới lớp biểu bì gần gân lá, trên
mỗi lá số trứng có thể lên đến 10-20 trứng. Khi đẻ trứng xong, con cái cắn tiện
ngang, lá rơi xuống đất, trứng nở trong 2 ngày, ấu trùng có 3 ngày tuổi sống trong
đường hầm trên lá trong vòng 7 ngày, sau đó hóa nhộng dưới đất.
Bọ cắt lá gây hại nặng trong vườn ươm cây con. Bọ trưởng thành đẻ trứng
trên bìa lá non vào ban đêm và sau đó cắt ngang lá (Hình 8.10 B), sáng sớm có thể
quan sát nhiều lá non bị cắt rải rác dưới đất. Lá non của cây con bị thiệt hại, ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển của cây, kéo dài giai đoạn cây con trong vườn ươm. Bọ
cắt lá còn gây hại trên vườn sản xuất nhất là các tháng vào mùa khô và chủ yếu ở
giai đoạn cây ra đọt non.
188

Phòng trị bằng cách:


- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
- Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.
- Phun thuốc khi thấy bọ trưởng thành xuất hiện trong vườn như
Polytrin, Karate hoặc thuốc gốc cúc tổng hợp.
- Ở vườn bị nhiễm nặng nên cày đất dưới tán cây, phun thuốc diệt
nhộng.

Hình 8.10 Bọ cắt lá: (A) Thành trùng và (B) lá bị cắt ngắn do bọ cắt lá

* Rệp Sáp (Pseudoccoccus sp)

Có nhiều loài rệp Sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên
trái vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cũng như hình thức của trái, vì thế
giá bán không cao.
Phòng trị bằng cách tạo điều kiện thích hợp để loài ong ký sinh và thiên địch
như bọ rùa phát triển để hạn chế rệp Sáp. Phun thuốc hóa học như dầu D.C Tron
Plus, Admire, supracide.

* Sâu đục ngọn và cành non

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), có 2 nhóm sâu đục ngọn, chồi và cành
non. Một nhóm thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera) do bướm sinh ra là Chlumetia
transversa và Dudua aprobala. Một nhóm khác thuộc Bộ cánh cứng, gồm ba loài
thuộc họ Vòi voi (Curculionidae) và một loài thuộc họ Xén tóc (Cerambycidae).
189

- Nhóm thuộc Bộ cánh vảy

Bướm có thân màu nâu đen (Chlumetia transversa), cánh màu nâu, dài
khoảng 7-8 mm (Hình 8.11a). Thành trùng đẻ trứng vào ban đêm, đẻ rải rác trên
chồi non, lá non. Trứng mới nở có màu trắng, nhưng trở nên màu nâu khi sắp nở.
Ấu trùng có màu hồng, có 5 tuổi, mỗi tuổi biến động từ 2-3 ngày. Nhộng được làm
trong đường đục trong cành non. Một loại bướm khác (Dudua aprobola) có thân
màu nâu, cánh cũng có màu nâu, dài khoảng 6-6,5 mm. Ấu trùng có màu hồng mận,
khi phát triển đầy đủ dài khoảng 11-13 mm (Hình 8.11 b).
Sâu mới nở thường đục ngay vào thân chính, cuống lá non hoặc chồi non,
sau đó sâu chui dần xuống thân chồi non. Chồi bị hại sẽ bị khô héo, khô. Nếu sâu
tấn công trên bông sẽ làm bông khô và rụng. Trong quá trình gây hại cũng được ghi
nhận là nó ăn cả lá non.
Phòng trị bằng cách quan sát thường xuyên xoài lúc ra đọt non, nếu thấy sâu
và chồi héo cần cắt bỏ ngay. Dùng vợt bắt côn trùng vào sáng sớm. Khi bị nhiễm
nhiều, dùng thuốc hóa học gốc lân và cúc tổng hợp để trị. Nên sử dụng thuốc luân
phiên.

(a) (b)

Hình 8.11 Bướm của sâu đục ngọn và cành non: (a) Chlumetia transversa,
(b) Dudua aprobala (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

- Nhóm thuộc Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng có thân hình bầu dục, dài khoảng 4-5 mm, màu nâu, lưng
cong, vòi dài rất cong làm thành một góc 45-50o so với bề ngang của đầu (Hình
8.12a). Con cái đẻ trứng trên các cháng ba của cây, hoặc trong các khe nứt. Sau khi
nở ấu trùng sẽ đục vào trong thân cây, chủ yếu là chỗ phân nhánh (cháng ba của
chồi). Một loài khác cũng đục ngọn cành, nhưng hình dạng khác với loài trên, thân
màu nâu đen, thon dài khoàng 8-8,5 mm. Vòi dài hơi cong làm thành một góc 30-
35o so với bề ngang của đầu (Hình 8.12b). Thành trùng dùng vòi đục nhiều lỗ liên
tiếp vào cành non tạo thành buồng đẻ trứng. Trứng màu trắng sữa. Sau khi nở, ấu
trùng đục vào chồi ăn phá các phần bên trong.
Triệu chứng gây hại rất dễ nhận diện do cành khô không rụng mà còn dính
lại trên cây một thời gian dài. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn triệu chứng nầy với một số
bệnh gây khô lá. Phân biệt là đọt bị gảy gục; phần bên ngoài chỗ gảy có lá bị khô,
190

trong khi lá ở bên trong chỗ gảy vẫn còn xanh. Phòng trị cũng giống như ở Bộ cánh
vảy ở trên.

(b)
(a)
Hình 8.12 Bọ cánh cứng của sâu đục ngọn và cành non: (a) Loài thân bầu dục, và
(b) Loài thân dài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

* Bù lạch

Gồm có 2 loài Scirtothrips dorsalis và thrips sp., trong hai loài nầy thì
Scirtothrips dorsalis xuất hiện phổ biến (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002). Bù lạch đẻ
trứng rời rạt ở mặt dưới lá. Trứng hình bầu dục có màu vàng nhạt. Ấu trùng tuổi 1
có cơ thể trong suốt, sang tuổi 2 ấu trùng đã có kích thước của thành trùng. Nhộng
có màu vàng sậm. Thành trùng có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,1-0,2 mm, màu
vàng đến vàng cam, cánh hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài (Hình
8.13)

(a) (b)

Hình 8.13 Bù lạch trên xoài: (a) thành trùng và (b) trái xoài bị bù lạch
191

Bù lạch chích nhựa từ biểu bì của vỏ trái và lá. Nơi chích trở nên sậm màu,
đọt non trở nên đen cong queo và sau cùng rụng đi, bị nặng thì toàn bộ lá bị rụng. Ở
ĐBSCL, bù lạch xuất hiện nhiều lúc trổ bông và trái non khi có thời tiết nóng và
khô hạn. Bù lạch tiết ra dịch lỏng màu đỏ, khi khô trở nên màu nâu hay đen dính
trên vỏ trái, làm thành một vòng màu nâu đen quanh cuống trái, vết nầy vẫn bám
đến khi trái trưởng thành, làm trái có chất lượng kém (Hình 8.13).
Phun nước lên cây có thể hạn chế được sự phát triển của bù lạch. Đến nay
biện pháp hóa học vẫn là biện pháp chính trong phòng trị bù lạch. Có nhiều loại
thuốc trị được bù lạch, chỉ phun khi bù lạch có mật số 3 con/trái non. Phải thay đổi
thuốc thường xuyên, vì bù lạch dễ lờn thuốc.

8.5.2 Bệnh hại

* Bệnh thán thư (Do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Nấm tấn công lên hoa, trái, lá và cành non, nhất là vào mùa mưa hoặc khi có
sương mù.
Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu chứng bắt đầu có những
đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm đến đen, có hình dạng không hình, lúc thì
hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao và về sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau
thành từng mảng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lỗ
thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng của cây (hình 8.14a).
Trên bông: Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng, bệnh
còn phát triển trên các cành non của cây.
Trên trái: Bệnh còn phát triển trên trái (hình 8.14b), bệnh nhiễm từ lúc trái
còn non đến thu hoạch, lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn, có màu nâu
hoặc nâu đen, sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn
lõm vào phần thịt trái, khoảng 5-10 mm và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt
trái bị chai sượng và thối, sau đó sẽ rụng.
Cách phòng trị:
Trong vườn ươm: Luôn vệ sinh vườn sạch sẽ thoáng mát, có đầy đủ ánh
sáng, tránh ẩm độ không khí cao. Cần chú ý làm sao cho cây con ra đọt non phải
đồng loạt để dễ dàng phòng trị, khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun thuốc
nhằm ngăn chận sự lây lan của bệnh.
Ngoài đồng: Để phòng trị bệnh thán thư trên xoài việc tiêu hủy các cành lá
bệnh để tránh lây lan là rất quan trọng. Tránh trồng quá dày tạo ẩm độ cao làm cho
bệnh phát triển mạnh. Luôn vệ sinh vườn thoáng mát tránh sự lây lan của bệnh.
Trong các đợt ra lộc non, ra bông, trái non cần chú ý đến bệnh, đặc biệt trong
mùa mưa nếu thấy bệnh có triệu chứng cần phun thuốc để phòng trị. Còn ở trên
bông và trái non khi bệnh phát triển nhiều có thể phun định kỳ 7-10 ngày 1 lần bằng
các loại thuốc như Score, Daconil, Nustar, Benomyl, Derosal, Dithane, Copper B,
Antracol, Tilt super,... từ khi hoa nở đến 2 tháng, sau đó giảm số lần phun khoảng 1
tháng phun 1 lần. Ở trái, sau giai đoạn rụng sinh lý của trái, chúng ta có thể sử dụng
bao trái để bao, không những hạn chế bệnh thán thư mà còn giảm các loại bệnh hại
khác.
192

(a) (b)

Hình 8.14 Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides): (a) trên lá và (b) trên
trái

* Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium mangiferae)

Bệnh thường gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm hoặc có sương đêm.
Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường
phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành.
Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ.
Trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm. Bệnh
gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến tạo trái trong điều kiện nóng ẩm,
có sương về đêm, bệnh bộc phát và lây lan rất nhanh.
Phòng trị bằng cách cắt tỉa cành tạo tán cho cây phát triển mạnh, tránh tạo cơ
hội cho bệnh phát triển, cung cấp phân bón đầy đủ. Cần chú ý sự phát triển của
bệnh trong giai đoạn cây ra bông và tạo trái non. Nếu thấy bệnh xuất hiện cần xịt
thuốc để phòng trị ngay bằng các loại thuốc gốc đồng, Tilt super, Score, Bayfidan,
Benomyl, Ridomil, Topsin… theo liều lượng khuyến cáo.
Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (Từ 35-40 ngày tuổi) để
tránh ruồi đục trái và phòng ngừa nấm bệnh. Sử dụng Benomyl với nồng độ 1 g/lít
nước, ở giai đoạn 1 tháng trước thu hoạch để hạn chế bệnh trên trái sau thu hoạch
(đối với vườn không bao trái).

* Bệnh nấm hồng (do Corticium salmonicolor)

Đầu tiên trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng bò lan, sau đó nấm tạo
thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các
gai nấm màu hồng phát triển từ các vết vỏ thân hay nhánh.
Nhánh và thân cây bị nấm tấn công sẽ bị mất dinh dưỡng, sau đó sẽ bị khô và
chết. Ngoài ra, vết bệnh là một lớp phấn phủ màu trắng bao xung quanh thân cành.
Nấm có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt các loại cây ăn trái
như mít, sầu riêng,..
193

Bệnh thường phát triển trên những cây có tàn lá rậm rạp và che khuất nhau,
nhất là vào những tháng mưa ẩm. Do đó, nên trồng cây với khoảng cách hợp lý, tỉa
bớt cành lá vô hiệu để tránh che rợp. Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh, phát
hiện bệnh sớm và đánh chải vùng bệnh bằng dung dịch thuốc hóa học như Bonanza,
Rovral, Validacin hoặc Kitazin.

* Bệnh khô đọt, thối trái (Diplodia natalensis)

Bệnh này gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm, nhất là trong mùa mưa.
Trên nhánh đọt bị các đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá làm lá bị
biến màu nâu. Cành bị khô, nhăn và có thể chảy mủ. Chẻ dọc cành bệnh, bên trong
các mạch dẫn nhựa biến thành màu nâu tạo nên những sọc nâu. Nếu sử dụng cành
ghép, mắt ghép từ cành bị nhiễm bệnh, bệnh có thể phát triển trên cây con sau khi
ghép.
Bệnh tấn công trên trái sau giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển,
làm thối phần thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần làm thối nát cả trái
hoặc nơi vỏ trái bị trầy trụa. Vết thối mềm và lây lan khá nhanh chỉ sau 2-3 ngày,
nhất là trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt khi thu hoạch trái không chừa cuống rất
dễ bị nấm xâm nhập vào.
Phòng trị bằng cách tránh gây bầm dập, rụng cuống trái khi thu hoạch. Khi
thu hoạch cần chú ý tránh sự va chạm giữa các trái, tránh tạo vết thương làm cho
bệnh dễ xâm nhập vào bằng cách đặt từng trái vào thùng chứa giấy báo. Tỉa cành
kết hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trên
vườn. Chọn mắt ghép sạch bệnh để tránh lây lan bệnh cho cây con. Cần phun các
loại thuốc để phòng trị bệnh như Tilt super, Dithane, Carbenzim, Benlate, Manzate,
Topan. Trái sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng
ngừa được bệnh thối trái và thán thư.

* Bệnh đốm vi khuẩn (Xanthomonas campestris)

Bệnh thường gây hại trong mùa mưa và gây hại ở cành non, cuống trái, lá,
trái. Trên lá, vết bệnh thường có màu nâu đến đen và góc cạnh, vết bệnh thường bị
giới hạn bởi các gân phụ trên lá, đôi khi xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng,
nhiều vết bệnh có thể liên kết lại tạo thành mảng cháy lớn.
Trên trái, vết bệnh nhỏ có màu đen hoặc không màu tùy thuộc vào ẩm độ
không khí, vỏ trái bị nứt nhựa chảy ra lúc dầu vết nứt không màu hoặc màu đen (khi
ẩm độ cao), nhựa màu nâu, vết bệnh cũ có màu đen, nếu thời tiết có ẩm độ cao vết
bệnh có thể nhũn ra, trái non bị rụng, trái già nứt ra, đôi khi cũng bị thối và rụng đi.
Khi có dịch bệnh, không nên tưới phun lên toàn cây, không phun phân bón lá
hoặc KNO3 sẽ làm bệnh nặng thêm. Phòng trị bằng cách cắt tỉa cành, trái bị bệnh
đem tiêu hủy. Vệ sinh vườn cây sau những vụ thu hoạch để tạo điều kiện thông
thoáng cho vườn. Phun thuốc gốc đồng để ngừa bệnh như Bordeaux 1%, Coper
Zinc 85 WP, Coc 85 nồng độ 0,2-0,4%, hoặc Kasuran 50 WP, Kasumin 2 L, starner
20 WP nồng độ 0,1-0,2% phun 7-10 ngày/lần.
194

8.6 Bao trái

Bao trái xoài là vấn đề cần thiết trong hệ thống sản xuất trái cây thương
phẩm (Hình 8.15). Bao trái ngăn cản sự tổn thương vật lý giữa các trái với nhau và
tác động trực tiếp của môi trường, là một kỹ thuật ngăn chận liên hệ giữa trái và côn
trùng, đặc biệt là ruồi đục trái. Công việc bao trái thực hiện ở Philippines, đặc biệt
là ở Cebu, từ đầu những thập niên 1950. Trái thường được bao lại từ 55-60 ngày sau
khi đậu trái, hoặc bao trái sau thời điểm rụng trái. Bao trái có thể tiến hành bằng
cách trèo lên từng cây hoặc làm những cái giàn giáo bằng tre giữa các cây, hay dùng
sào dài có hệ thống ròng rọc đứng dưới đất mà bao trái. Trái xoài được bao có vỏ
ngoài sáng đẹp, không vết trầy xước, có thể coi đây là một phần của công nghệ sản
xuất trái cây sạch vì hạn chế được một số nấm bệnh, giảm lượng thuốc trừ sâu.

(a) (b)

Hình 8.15 Bao trái xoài: (a) bằng giấy dầu hoặc (b) bằng bao chuyên dùng

Trong thí nghiệm về thời điểm bao trái, Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong
(2001) kết luận rằng, trái xoài được bao trễ (56 ngày sau khi trổ) dễ bị bệnh gây hại
hơn so với khi được bao sớm (26 ngày sau khi trổ). Tỷ lệ trái rụng ở thời điểm bao
trái sớm cao hơn so với bao trái trễ. Kích thước trái, trọng lượng trái, diệp lục tố ở
vỏ trái, TA, đường tổng số và TSS không bị ảnh hưởng bởi biện pháp bao trái như
trên. Do vậy trong mùa mưa, để có thể hạn chế sâu bệnh hại trên trái xoài, có thể sử
dụng cách bao trái hai lớp là nylon đục màu trắng bên ngoài kết hợp giấy báo bên
trong ở giai đoạn 26 ngày sau khi hoa nở.
195

8.7 Thu hoạch và tồn trữ

8.7.1 Thu hoạch

Có nhiều đặc tính chỉ thị độ già (tuổi thu hoạch) trái xoài. Tuy nhiên, mỗi
đặc tính có những ưu khuyết như sau (Nguyễn Bảo Vệ và ctv. 2001):
∗ Thời gian từ khi trổ đến khi già. Đặc tính chỉ thị nầy dễ áp dụng, mọi
người đều làm được. Tuy nhiên, nó thay đổi theo mùa vụ, vùng canh tác
và kỹ thuật canh tác.
∗ Về đặc tính thành phần hóa học của trái sống. Đây là đặc tính ít khả thi
nhất, vì trong điều kiện bình thường khó có thể xác định được, do đòi hỏi
phải có dụng cụ đo. Khó áp dụng trong sản xuất đại trà. Đặc tính này chỉ
có ý nghĩa trong phòng thí nghiệm, khi xác định nhanh các đặc tính trái
phục vụ cho mục đích thí nghiệm.
∗ Về đặc tính màu sắc vỏ trái. Đặc tính này có thể xác định tuổi trái nhanh
nhất, nhưng nó cũng có rất nhiều hạn chế đối với người chưa có kinh
nghiệm. Vì đây là một đặc tính cảm quan nên nó có thể chính xác với
nguời này nhưng không chính xác với người kia, đồng thời đặc tính này
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi độ sáng không đồng đều trên cùng một cây.
Trên cùng một cây trái non nằm ngoài trảng sẽ dễ bị nhầm là trái già.
∗ Về đặc tính tỷ lệ kích thước trái. Đặc tính này có độ tin cậy cao vì nó
được xác định cụ thể bằng dụng cụ đo. Nhưng đặc tính này có thể bị ảnh
hưởng bởi điều kiện môi trường. Mặt khác, với nhu cầu sản xuất lớn
trong thị trường tiêu thụ và chế biến thì nó sẽ bị hạn chế vì khi muốn xác
định tuổi trái với một số lượng lớn cần rất nhiều công lao động.
∗ Về đặc tính tỷ trọng trái. Đặc tính này là đặc tính xác định tuổi thu hoạch
trái nhanh và khá chính xác và dễ dàng áp dụng ra ngoài thực tế trong
điều kiện sản xuất hay công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên,
không phải giống nào cũng áp dụng được.
Đối với xoài Cát Hòa Lộc, tỷ trọng trái là đặc tính dùng để phân loại độ già
sau khi thu hoạch rất tốt. Tỷ trọng trái cho phẩm chất ngon nhất là từ 1,00 đến 1,02
(Bảng 8.6). Phương pháp này giúp phân loại trái sau thu hoạch rất nhanh, chính xác
và dễ dàng áp dụng ra ngoài thực tế. Trong điều kiện phân loại trái làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến hay xuất khẩu với lượng lớn thì phương pháp nầy càng tỏ
ra có ưu thế.
Trái thu hoạch phải còn nguyên cuống (dài khoảng 5 cm). Dùng dụng cụ hái
có lưới hứng để trái không bị rớt gây xây xát. Trái được để ngược đầu sao cho mủ
không chảy lên trái, cháy nhựa làm giảm chất lượng trái. Năng suất trái thay đổi
theo giống, vùng trồng và kỹ thuật canh tác, trung bình từ 180-200 kg/năm. Tham
khảo năng suất xoài của Thái Lan trong Bảng 8.7.
196

Bảng 8.6 Thành phần hóa học của trái xoài Cát Hòa Lộc ở các tỷ trọng trái khác
nhau

Tỷ trọng TA Đường Chất khô TSS


(%) (%) (%) (%)
0,95 0.27a 5.8a 11.8a 11.1a
0,96 0.43b 5.0a 11.6a 10.0a
0,97 0.29a 5.2a 12.1a 11.5a
0,98 0.14b 6.0a 13.0a 12.5a
0,99 0.11b 6.6a 13.1a 12.9a
1 0.11b 8.6b 17.1b 15.1b
1,01 0.19b 9.7b 20.8b 17.4b
1,02 0.24a 11.3c 22.7c 22.2c
1,03 0.23a 11.2c 20.8c 20.3c
1,04 0.22a 12.1c 22.3c 20.0c

Bảng 8.7 Năng suất xoài theo tuổi cây của Thái Lan

Tuổi Năng suất


(năm) (trái/cây)
4-6 47
7-9 152
10-12 250
13-15 550
>16 860

8.7.2 Phân loại

Thường phân loại trái bằng hình thức thủ công. Phân loại từng trái, chú trọng
đến chất lượng trái cũng như sự biến màu, độ chắc của trái, vết cắt và vết thâm trên
trái gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Sự phân loại cũng được tiến hành với
máy phân loại theo cỡ trái và trái cũng được cân trọng lượng theo tiêu chuẩn quy
định. Thường trái nặng khoảng 200 g bị loại ra theo thị hiếu của thị trường. Máy đo
cở trái có công suất 120 trái/phút và cần 5 người cho quá trình hoạt động của máy,
hai người cho trái vào và 3 người lấy trái ra theo từ ngăn của máy.
Màu sắc các giống xoài Thái không chú ý cho lắm, nhưng có sự đòi hỏi đối
với trái cây xuất khẩu của Philippines. Tất cả trái sau khi được phân loại và đóng
gói theo kích cở thích hợp và dán nhãn. Xông khói để trừ hoàn toàn trứng của ruồi
đục trái, rất cần thiết cho xoài xuất khẩu đến thị trường nước ngoài. Xoài xuất khẩu
phải được đóng thùng có phun khói, hay đóng gói trong giỏ lưới polystyrene (một
loại nhựa chắc nhẹ), sau đó chuyển đến phòng lạnh đã được vệ sinh, có đóng dấu
kiểm định rõ ràng.
197

8.7.3 Bảo quản

Xoài thuộc nhóm trái có hô hấp climacteric nên trái mau chín, dễ bị hư thối
sau khi thu hoạch. Nhất là xoài Cát Hòa Lộc, cường độ hô hấp cao xuất hiện ngay
sau khi thu hoạch và tạo thành đỉnh cao vào ngày thứ 2 sau thu hoạch (Hình 8.16).
Khi đó, lượng CO2 tỏa ra là 1,76 µl CO2 /g /phút. Cường độ hô hấp sau đó lại gia
tăng vào ngày thứ 6, có thể do lúc nầy trái đã bước vào giai đoạn chuyển hóa tích
cực, các chất rắn hòa tan gia tăng cùng lúc với sự gia tăng vị ngọt, mùi thơm. Ngoài
ra, độ già của trái không đồng đều nhau và vỏ trái mỏng nên dễ bị nấm bệnh tấn
công. Vấn đề nầy đã ảnh hưởng phần nào đến khả năng tồn trữ, bảo quản và xuất
khẩu trái tươi.

Hình 8.16 Cường độ hô hấp của xoài Cát Hòa Lộc sau khi
thu hoạch (Trần Thị Kim Ba, 1998)

Trái sau khi thu hoạch cần phải được xử lý nấm bệnh. Nấm bệnh ký sinh trên
vỏ trái sau khi thu hoạch sẽ làm giảm phẩm chất trái, làm trái mau hư, chín nhanh,
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tồn trữ. Ngâm trái trong dung dịch Benomyl
[Methyl -1- (butylcarbamoyl) benzimidazol- 2- ylcarbamate] có nồng độ 1 g/lít ở
nhiệt độ 52oC trong 5 phút phòng trừ được khá tốt bệnh trên vỏ trái. Tuy hóa chất
nầy có LD 50 >9590 mg/kg, khá an toàn khi sử dụng.
Màng nhựa dùng để bao trái sau thu hoạch làm giảm sự trao đổi khí, từ đó làm
giảm cường độ hô hấp và kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên, trên bao cần có độ
thông thoáng nhất định để tránh trái hô hấp trong điều kiện yếm khí. Nhiệt độ lạnh
làm chậm tiến trình sinh lý liên quan đến sự chín của trái và làm giảm sự phát triển
của nấm bệnh. Để tránh chấn thương trái trong điều kiện lạnh cần bao trái khi tồn
trữ để lạnh không làm hư vỏ trái.
Trái xoài Cát Hòa Lộc được bao bằng túi PE có đục 10 lổ kim và bảo quản
trong điều kiện lạnh từ 5-13oC có thể tồn trữ trái được 22 ngày. So với điều kiện
198

bảo quản trái ở nhiệt độ bình thường thì thời gian tồn trữ chỉ được từ 4-6 ngày. Bảo
quản lạnh trái xoài Cát Hòa Lộc kéo dài thời gian tồn trữ và không làm thay đổi tiến
trình chín của trái khi ra khỏi lạnh. Bảo quản lạnh mà không bao trái sẽ làm trái mất
nước, vỏ trái bị nhăn nheo, đồng thời vỏ trái bị chấn thương lạnh có màu thâm đen,
mất giá trị thương phẩm. Tóm lại, bảo quản lạnh có tiềm năng phát triển trong điều
kiện hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alexandrowicz, L. 1955. Étude du développement de l’inflorescence du nananier nain.


I.F.A.C. Ann., 9, pp. 35.
Batten, D.J. and Mc Conchie, C.A. 1995. Floral induction in growing buds of lychee
(Litchi chinensis) and mango (Mangifera indica). Aust. J. Plant Physiol. 22:
783-791.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 2001. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả
đặc sản ở vùng núi thấp. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Hà Nội.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 2002. Kỹ thuật ghép cây ăn quả. Nhà Xuất
Bản Nông Nghiệp. Hà Nội.
Bondad, N.D. 1989. The Mango. Especially as Observed in the Philippines. Rex
Printing Company, Inc., Quezon City, 402 p.
Bugante, R.D.Jr. 1995. Juvenility, phenology, and flowering in mango. The Philippines
Mango Forum 1(2): 71-78.
Chadha, K.L. and R.N. Pal. 1986. Mangifera indica L. In CRC Handbook of
Flowering. Halevy, A.H. (ed.). CRC Press Inc., Florida. Vol. V., p. 211-230.
Champion, J. 1963. Le Bananier. Paris: Editions Maisonneuve et Larose.
Chang, w. and J. Bay-Petersen. 2003. Citrus production, a manual for Asia farmer.
Food and Fertilizer Technology Center. Taiwan.
Cheesman, F.B.H. 1948. Classification of banana IIIc. Kew Bull., 1948, 145-53.
Food and Agriculture Organization. 2001. Selected indicator of food and agriculture
development in Asia-Pacific region, 1990-2000. RAP Publication: 2001/17.
Hoàng Ngọc Thuận. 2000. Nhân giống vô tính cây ăn quả. Nhà Xuất Bản Nông
Nghiệp. Hà Nội.
Lâm Thị Như Ngà, Nguyễn Thị Xuân Thu, và Nguyễn Bảo Vệ. 1999. Xác định một số
đặc tính chỉ thị tuổi thu hoạch trái xoài cát Hòa Lộc. Trang 207-201. Trong
Tuyển Tập Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học Đại Học Cần Thơ 1997-1999.
Cần Thơ.
Lê Thanh Phong và Nguyễn Bảo Vệ. 2001. Một số phương pháp nhân giống cây có
múi. Dự Án VIE/96/025. Trà Vinh
Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Kim Định. 2002. Ảnh hưởng của vật
liệu và thời gian bao trái trên sâu bệnh và màu sắc trái xoài cát (Mangifera
indica L.). Tạp Chí Khoa Học Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Trang: 140-145.
Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Tống Hữu Thuẩn. 2002. Ảnh hưởng của biện
pháp bồi liếp trên năng suất khóm Queen (Ananas comosus (L) Merr.). Tạp Chí
Khoa Học Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Trang: 146-150.
Lê Văn Hòa, Dương Minh, Trần Văn Hòa, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Văn Bé, Phạm Phước
Nhẫn, Lê Vĩnh Thúc và Bùi Thị Dương Khuyều. 1999. Một số kết quả nghiên
cứu về khả năng chịu ngập úng của cây có múi. Tạp chí khoa học. Trường Đại
Học Cần Thơ.
202

Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Bảo Vệ. 2002. So sánh khả năng chịu mặn (NaCl) của 4
giống bưởi Năm Roi, Long, Da Xanh và Đường Lá Cam trong nhà lưới. Tạp Chí
Khoa Học Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Trang: 205-211.
Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Bảo Vệ. 2002. So sánh khả năng chịu mặn (NaCl) của 4
giống xoài Cát Hòa Lộc, Bưởi, Châu Hạng Võ và Thanh Ca trong nhà lưới. Tạp
Chí Khoa Học Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. Trang: 212-217.
Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Đánh giá khả năng chịu ngập của 3 giống xoài
Châu Hạng võ, Bưởi và Cát Hòa Lộc. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học. Tỉnh
Trà Vinh.
Leal F. J. et Soule J., 1977.“Maipure” a new spineless group of pineaaple cultivars.
Hort. Science, 12 (4).
Litz, R.E. (Edited). 1997. The Mango: Mango, production and uses. Cambridge
University. UK.
Martin-Prevel P., 1960. Influence du substrat, du mode d’irrigation et de la variété dans
des cultures d’ananas en milieu artificiel. Réunion Annuelle IRFA, doc. interne,
no 50.
Martin-Prevel P., 1970. Note de synthèse sur les assais fertilisation réalisés en Côte-
d’Ivoire. Document IRFA non publié.
Martin-Prével P., Lacoeuilhe, J.; Marchal, J. 1968. Les éléments minéraux dans les
bananier "Gros Michel" au Cameroun. Fruits, Paris, v.23, n.5, p. 123-128.
Martin-Prével, P. 1962. Les éléments minéraux dans les bananier et dans son régime.
Fruits, Paris, v.17, n.3, p. 123-128.
Ngô Ngọc Hưng, Lê Thị Xuân Hương, và Nguyễn Bảo Vệ. 1990. Tổng kết một số đặc
tính hoá học đất Tây Nam Sông Hậu. Tuyển tập Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học
Trồng Trọt 1990. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyen Bao Ve and Nguyen Thanh Trieu. 1998. Soils of the Mekong Delta in relation
to raised bed construction for fruit tree cultivation. In Proceedings of the first
symposium on fruit production in the Mekong Delta focussing on integrated
pest management in 25/2/1998 at Cantho, Vietnam.
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong. 2002. Nghiên cứu phát triển ngành trồng cây ăn
trái huyện đảo Phú Quốc Kiên Giang. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học, Công Nghệ
và Môi Trường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, lần thứ 18 tại Kiên Giang,
ngày 12/12/2002. Kiên Giang.
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong.2001. Kỹ thuật canh tác cây có múi. Dự Án
VIE/96/025. Trà Vinh.
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Châu Thanh Tùng. 2003. Điều tra tuyển chọn giống xoài
Châu Hạng Võ có phẩm chất ngon, năng suất cao, ít sâu bệnh ở tỉnh Trà Vinh.
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học. Tỉnh Trà Vinh.
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu. 2002. Bảo quản sau thu hoạch trái xoài Cát
Hòa Lộc bằng túi PE và nhiệt độ lạnh. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học, Công Nghệ
và Môi Trường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ 18 tại Kiên Giang,
ngày 12/12/2002. Kiên Giang.
203

Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba. 2002. Phân loại trái xoài Cát Hòa Lộc sau thu
hoạch bằng phương pháp tỉ trọng. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học, Công Nghệ và
Môi Trường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ 18 tại Kiên Giang,
ngày 12/12/2002. Kiên Giang.
Nguyễn Bảo Vệ và Võ Tòng Anh. 1990. Bản đồ đất Đồng Bằng Sông Cửu Long tỉ lệ
1/250.000 phân loại theo Soil Taxonomy. Chương trình 60-B (Chương Trình
Điều Tra Cơ Bản Đồng Bằng Sông Cửu Long Giai Đoạn II). Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong, Dương Minh và Phạm Văn Kim. 2000. Khắc phục
vườn Cây ăn trái sau lũ. Tài liệu khuyến nông. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại
Học Cần Thơ. Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Kim Ba và Trần Thị Bích Vân. 2002. Ảnh hưởng của thời
gian bảo quản lạnh đến phẩm chất xoài Châu Hạng Võ. Tạp Chí Khoa Học Đại
Học Cần Thơ. Cần Thơ. Trang: 6-12.
Nguyễn Bảo Vệ. 1998. Biện pháp tổng hợp nhằm loại trừ dần bệnh vàng lá gân xanh
để khôi phục vườn cam quýt ở Cần Thơ. Trong tập Hội Thảo Chuyên Đề "Bệnh
vàng lá gân xanh trên cam quýt và lúa gạo phẩm chất tốt" được tổ chức ngày 27-
5-1998 tại Cần Thơ. Hội Sinh Học Tỉnh Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Kỹ thuật canh tác tổng hợp để loại trừ dần bệnh vàng lá gân
xanh trên cam quýt. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Một số biện pháp nâng cao chất lượng và bảo quản xoài Cát
Hòa Lộc. Tạp Chí Khoa Học Cần Thơ. 2(2003):16-17/21.
Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng suất và phẩm chất xoài
Châu Hạng Võ gắn liền với địa danh Trà Vinh. Báo cáo kết quả nghiên cứu
khoa học. Sở KHCN Trà Vinh.
Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Sản xuất trái cây sạch hữu cơ. Trong Kỷ yếu Hội Thảo “Nâng
cao chất lượng trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long” tổ chức tại Vĩnh Long
tháng 4/2003, trang: 1-9. Cục Khuyến Nông Khuyến Lâm-Khoa Nông Nghiêp.
Cần Thơ.
Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Tấn Lợi, và Nguyễn Hồng Phú, 1999. Ảnh
hưởng của hợp chất Kẽm và Mangan phun lá đến triệu chứng vàng lá gân xanh
trên cam Mật và quýt Đường tại Cần Thơ. Trang 62-66. Kỷ yếu Hội nghị Khoa
học, Công nghệ và Môi trường Khu Vực ĐBSCL lần thứ 16 - Bộ KHCN-MT.
Nguyen Huy Tai and Nguyen Bao Ve. 2002. Distribution and productive status of the
local mango varieties in the Mekong Delta. Proceedings of the Symposium on
The Selection and Propagation of Valuable Fruit Tree Varieties in The Mekong
Delta. VLIR-CTU IUC Program.
Nguyen Huy Tai, Nguyen Bao Ve, Le Thi Xua, and Le Vinh Thuc. 2002.
Characteristics of the local mango varieties in the Mekong Delta. Proceedings of
the Symposium on The Selection and Propagation of Valuable Fruit Tree
Varieties in The Mekong Delta. VLIR-CTU IUC Program.
Nguyễn Minh Châu. 1989. Đánh giá tiềm năng cây ăn quả vùng ĐBSCL, triển vọng
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Hội Thảo Thương Mại hóa trái cây nhiệt đới Miền
Nam Việt Nam, từ 13-13/6/1998. Tiền Giang.
204

Nguyễn Thị Minh Châu và Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Ảnh hưởng của dung dịch phun lá
(So4Zn+So4Mn) đến triệu chứng vàng lá gân xanh ở cam Mật và quýt Đường có
tuổi cây và mức độ bệnh khác nhau. Phần I: Khắc phục triệu chứng trên lá. Tạp
chí khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thanh Trúc và Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Điều tra, khảo sát sự tương quan
giữa kỹ thuật canh tác và sự xuất hiện bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt ở
ĐBSCL. Tạp chí khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Xuân Hạnh và Mai Văn Trị. 2001. Kết quả bước đầu thu thập, phân loại và
đánh giá về sự sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh trên cây chuối ở
Miền Đông Nam Bộ. Trong: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả
2000-2001. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
Othman, T. and Suranant, S. 1995. The production of economic fruits in South-East
Asia. Oxford University. Newyork.
Phạm Ngọc Liễu. 1998. Điều tra khảo sát bình tuyển và phân nhóm các giống, dòng
bưởi ở một số tỉnh Nam Bộ. Luận án thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Phạm Thị Hương, Trần Thế Tục và Phạm Quang Thạch. 2000. Cây xoài và những điều
cần biết. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.
Phan Kim Hồng Phúc và Nguyễn Văn A. 2002. Kỹ thuật mới về trồng cây ăn trái. Nhà
Xuất Bản Đà Nẳng. Đà Nẳng.
Pickersgill B., 1976. –Pineaaple Ananas comosus, Bromeliaceae in evolution of crop
plants. Ed. N.W. Simmonds, Sc. D. Aicta Frse Fibiol. Longman, London and
New York.
Py C. et TISSEAU M. A., 1965. L’ananas. Techniques agricoles et productions
tropicales. G. P. Maisonneuve et Larose.
Py C., 1965. Les différents types de rejets d’ananas. Fruits, 10 (1), 10-18.
Py C., 1967. Résultats partiels de I’essai “formation bulbilles” en Guinée. Réunion
Annuelle IRFA, doc. interne, no 28.
Py C., 1968. Contribution à I’étude du cycle de I’ananas. Fruits. 23 (8), 403-413.
Rohrbach K. G. et Taniguchi., 1983. Infection of pineapple inflorescences by
Penicillium funiculosum and Fusarium moniliforme under controlled
environmental conditions. Abs. Presentation 1983 Ann. Meet. Iowa State Univ.
June.
Simmonds, N.W. 1982. Bananas. Longman. London and Newyork.
Singh, L.B. 1968. The mango: Botany, cultivation, and utilization. Leonard Hill.
London.
Singh, R. and Singh, R.B. 1973. Changes in the organic phosphorus content of
deblossomed and fruiting mango shoots during fruit growth and flower bud
formation. India J. Hort. 30:38-47.
205

Smith, S.B. 1939. Notes on the taxonomy of Ananas and Pseudonanas. Botanical
Museum leaflets. Haward Univ., 7 (5), 73-81.
Summerville, W. A. T. N. 1944. Studies on nutrition as qualified by development in
Musa cavendish. Lambet . Queensl . J. Agric. Sci 1,1-127.
Tôn Thất Trình. 1973. Căn bản trồng chuối cải thiện ở Việt Nam. Lửa Thiêng. Sài
Gòn.
Tôn Thất Trình. 2000. Tìm hiểu về các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu. Nhà
Xuất Bản Nông Nghiệp. TP Hồ Chí Minh.
Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc Thuận. 1999. Chiết, ghép, giâm cành, tách chồi cây ăn
quả. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Hà Nội.
Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải. 2000. Kỹ thuật trồng dứa. Nhà Xuất Bản Nông
Nghiệp. Hà Nội.
Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận và Đoàn Thế Lư.
1998. Giáo trình cây ăn quả. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Hà Nội.
Trần Thế Tục. 2002. Kỹ thuật trồng xoài, đu đủ, hồng xiêm. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp. Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trần Thị Kim Ba. 1998. Ảnh hưởng của Benzyl Adenine trên sự kéo dài thời gian tồn
trử trái xoài Cát Hòa Lộc. Luận án thạc sĩ Nông Nghiệp. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Trần Thượng Tuấn, Lê Thanh Phong, Dương Minh, Nguyễn Thành Hối. 1997. Cây ăn
trái Đồng Bằng Sông Cửu Long, tập 2. Sở KHCN-MT An Giang.
Trần Thượng Tuấn, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thị Xua, Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Thanh
Phong, Nguyễn Hồng Phú, Lê Vĩnh Thúc, Bùi Văn Tùng. 1999. Điều tra, khảo
sát và đánh giá một số giống cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu long. Trang
201-206. Trong Tuyển Tập Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học Đại Học Cần
Thơ 1997-1999. Cần Thơ.
Trần Thượng Tuấn, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thị Xua, Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Thanh
Phong, Nguyễn Hồng Phú, Lê Vĩnh Thúc và Bùi Văn Tùng. 1999. Điều tra, thu
thập, bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản của các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ. Trường đại Học Cần
Thơ.
Trần Văn Hâu, 2001. Kỹ thuật điều khiển cho xoài ra hoa trái vụ. Tài liệu tập huấn cho
chương trình JIRCAS tại Châu Thành, Cần Thơ.
Tran Van Hau, Nguyen Bao Ve, Le Van Hoa, Nguyen Le Loc Uyen, and Nguyen
Trong Tue. 2002. Effect of thioure on off-season flowering induction of Cat
Hoa Loc mango in Cao Lanh District, Dong Thap Province. Proceedings of the
Symposium on The Selection and Propagation of Valuable Fruit Tree Varieties
in The Mekong Delta. VLIR-CTU IUC Program.
Trần Văn Hâu. 1997. Off-season mango production in the Mekong delta, Vietnam.
Thesis for master degree, Chiang Mai Uni., Thailand. 111p.
Vũ Công Hậu. 1996. Trồng Cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. TP.
Hồ Chí Minh.
206

Whiley, A.W. 1993. Environmental effects on phenology and physiology of mango.


Acta Hort. 341:168 - 177.

You might also like