You are on page 1of 3

BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT CU LÔNG

Bài 1. Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r = 3 cm trong chân không hút
nhau bằng một lực F = 6.10-9 N. Điện tích tổng cộng của hai điện tích điểm là Q =
10 -9 C. Tính điện tích của mỗi điện tích điểm.

Bài 2. Hai quả cầu giống nhau mang điện tích, cùng đặt trong chân không, và cách
nhau khoảng r = 1m thì chúng hút nhau một lực F1 = 7,2N. Sau đó cho hai quả cầu
đó tiếp xúc với nhau và đưa lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2 = 0,9N.
Tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.

Bài 3. Cho hai điện tích q1 = 4µC, q2 = 9µC đặt tại hai điểm A và B trong chân
không AB = 1m. Xác định vị trí của điểm M để đặt tại M một điện tích q 0, lực điện
tổng hợp tác dụng lên q0 bằng 0, chứng tỏ rằng vị trí của M không phụ thuộc vào
giá trị của q0.

Bài 4. Cho hai điện tích điểm q1 = 16µC và q2 = - 64µC lần lượt đặt tại hai điểm A
và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác
dụng lên điện tích điểm đặt tại :

a. Điểm M: AM = 60cm ; BM = 40cm.

b. Điểm N: AN = 60cm; BN = 80cm.

Bài 5. Cho hai điện tích bằng + q (q > 0) và hai điện tích - q đặt tại bốn đỉnh của
một hình vuông ABCD cạnh a trong chân không. Xác định lực điện tổng hợp tác
dụng lên điện tích đặt ở D (+ q).

Bài 6. Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng
những sợi dây có chiều dài bằng nhau (khối lượng không đáng kể). Khi hai quả cầu
nhiễm điện bằng nhau về độ lớn và cùng dấu chúng đẩy nhau và cách nhau một
khoảng R = 6cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính điện tích mỗi quả cầu.

Bài 7. Người ta đặt ba điện tích q1 = 8.10-9 C, q2 = q3 = - 8.10-9 C tại ba đỉnh của
một tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên
điện tích q0 = 6. 10-9 C đặt tại tâm O của tam giác.
Bài 8. Hai điện tích q1 = 6.10-9 C và q2 = 9.10-6 C lần lượt đặt tại hai điểm AB
trong không khí. Biết AB = 10cm. Tìm vị trí C sao cho khi đặt điện tích q 0 tại đó
thì lực điện tác dụng lên q0 bằng 0. Giả bài toán trong hai trường hợp q0 > 0 và q0
< 0.

Bài 8 *. Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B có cùng khối lượng riêng D có bán kính
lần lượt r và 2r, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây mảnh cách điện
không giãn (có khối lượng không đang kể) có cùng chiều dài l. Ban đầu hai quả
cầu cân bằng, tích điện cho hai quả cầu điện tích 3q, chúng đẩy nhau. Hãy tính góc
lệch của các dây treo so với phương thẳng đứng. Gỉa thiết góc lệch nhỏ. Cho biết,
với cùng một điện thế, điện tích mỗi quả cầu kim loại tỉ lệ thuận với bán kính của
nó.

Hướng dẫn: Với góc lệch nhỏ sin α  α ; tan α  α .

Bài 9 *. Hai quả cầu kim loại nhỏ, hoàn toàn như nhau, được treo vào cùng một
điểm O bằng hai sợi dây mảnh cách điện ( không giãn, có khối lượng không đang
kể) có cùng chiều dài l = 20cm mặt ngoài của chùng tiếp xúc với nhau. Sau khi
truyền cho một trong hai quả cầu đó một điện tích q 0 = 4.10-7 C chúng đẩy nhau và
góc giữa hai dây treo bằng 600.

1. Tính khối lượng mỗi quả cầu.

2. Khi nhúng hệ thống vào dầu hỏa, người ta thấy góc giữa hai dây treo quả
cầu bây giờ chỉ bằng 540. Hãy tìm khối lượng riêng D 1 của chất làm quả
cầu.

3. Muốn cho góc giữa hai dây treo trong không khí và trong dầu hỏa như nhau
thì khối lượng riêng của chất làm quả cầu phải bằng bao nhiêu?

Bài 10*. Cho hệ điện tích cố định


gồm 6 hạt điện tích bố trí như hình
vẽ, trong đó a = 4cm và α = 300. Điện
tích của 6 hạt có cùng độ lớn q = 2α 2α

6.10-6 C. Hãy xác định lực tỉnh điện


F do các điện tích còn lại tác dụng 2a q1
a a
lên q1.

You might also like