You are on page 1of 128

ThS Lê Thị Thu Dung

Chương 1: Những khái niệm


cơ bản về công nghiệp sơn

1.1 Quá trình phát triển của công nghiệp sơn


1.2 Phân loại sơn
1.3 Thành phần chủ yếu của màng sơn
1.1 Quá trình phát triển
của công nghiệp sơn
• Người Ai Cập vẽ hang động bằng hỗn hợp
gồm long trắng trứng, sáp ong, nhựa cây, bột
màu thiên nhiên
• Thế kỷ 20, ngành CN hóa chất phát triển, sơn
tổng hợp ra đời là hỗn hợp của: nhựa, dầu, bột
màu, dung môi, phụ gia.
1.1 Quá trình phát triển
của công nghiệp sơn

Có hai khái niệm cơ bản về sơn:


• Là huyền phù của bột màu, chất độn và dung
dịch chất tạo màng với dung môi tương ứng
• Sơn là tổ hợp lỏng chứa bột màu, khi phủ lên
nền thành lớp mỏng sẽ thành màng phủ
không trong suốt.
 Sơn là hệ phân tán nhiều thành phần (chất
tạo màng, bột màu,…trong môi trường phân tán)
Sau khi phủ lên bề mặt vật liệu nó tạo thành lớp
màng đều đặn, bám chắc, bảo vệ và trang trí bề
mặt vật liệu cần sơn.
1.2 Phân loại sơn

Căn cứ vào bản chất của chất tạo màng:


1. Sơn dầu: thành phần chất tạo màng
chỉ có dầu thảo mộc
2. Sơn dầu nhựa: thành phần chất tạo
màng có dầu thảo mộc và nhựa
3. Sơn tổng hợp: chất tạo màng là nhựa
tổng hợp (sơn epoxy, sơn alkyd,…)
1.2 Phân loại sơn

Căn cứ vào bản chất của môi


trường phân tán:
1. Sơn dung môi: môi trường
phân tán là dung môi hữu cơ
2. Sơn nước: môi trường phân
tán là nước
3. Sơn bột: không có môi trường
phân tán
1.2 Phân loại sơn
Căn cứ vào ứng dụng
1. Sơn chống hà
2. Sơn cách điện
3. Sơn chịu nhiệt
4. Sơn bền hóa chất
5. Sơn bền khí quyển
6. Men tráng gốm sứ
7. Sơn gỗ
8. Sơn kim loại
1.2 Phân loại sơn

Căn cứ vào phương pháp sơn


1. Sơn phun
2. Sơn tĩnh điện
3. Tráng, mạ kim loại
1.2 Phân loại sơn

Một số dạng sơn đặc biệt


1. Sơn dẫn điện
2. Sơn cảm quang
3. Sơn phát sáng
1.3 Thành phần của sơn
Thành phần chính:
• Chất tạo màng: là thành phần chủ yếu, quan
trọng nhất quyết định các tính chất của
màng sơn. (Dầu thảo mộc, nhựa thiên
nhiên, nhựa tổng hợp)
• Chất màu: bột màu, bột độn
• Môi trường phân tán
Thành phần phụ:
• Chất hóa dẻo
• Chất làm khô, đóng rắn
• Chất ổn định.
Ngoài ra, còn có những hợp chất đặc biệt như:
chất diệt khuẩn, dẫn nhiệt, dẫn điện, chất phát
sáng, cảm quang,…
Chương 2: Chất tạo
màng
2.1 Các loại chất tạo màng
2.2 Dung môi
2.3 Chất pha loãng
2.4 Chất màu và bột màu
Chương 2: Chất tạo màng
2.1 Dầu thảo mộc
2.1 Nhựa thiên nhiên
2.1 Nhựa tổng hợp
2.1 Dầu thảo mộc
• Dầu thảo mộc là este của glixerin với axit
béo và thuộc loại triglixeric, có chứa thêm
lượng rất ít chất không béo
• Thành phần của dầu biến đổi tùy theo
phương pháp sản xuất, điều kiện và thời
gian bảo quản dầu trước khi sử dụng.
• Các axit béo chủ yếu trong dầu là những
axit mạch Cacbon có cấu tạo thẳng no
hoặc không no.
2.1.1 Thành phần chủ yếu của Dầu thảo mộc
Axit béo: cấu tạo và tính chất hóa lý
Axit no (không nối đôi) CnH2nO2
Axit no (1 nối đôi) CnH2n-2O2
Axit no (2 nối đôi) CnH2n-4O2
Axit no (3 nối đôi) CnH2n-6O2
Axit no (4 nối đôi) CnH2n-8O2
Axit no (5 nối đôi) CnH2n-10O2
Trong mỗi loại dầu thảo mộc đều chứa vài ba loại axit béo kể trên. Tuy nhiên
có một loại axit béo chủ yếu, chiếm tỷ lệ rất cao so với các axit béo khác
trong một loại dầu.
2.1.1 Thành phần chủ yếu của Dầu thảo mộc
Các axit béo no:
• a. Capric C10H20O2
• a. Lauric C12H24O2
• a. Myristic C12H24O2
• a. Palmitic C12H24O2
• a. Stearic C12H24O2
• a. Arachidic C12H24O2
• a. Behenic C12H24O2
2.1.1 Thành phần chủ yếu của Dầu thảo mộc
Các axit béo không no:
• a. Oleic CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH (có nhiều trong dầu lạc)
• a. Linoleic CH3(CH2)4CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7COOH
• a. Linoleic C2H5CH=CH-CH2-CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7COOH
• a. Riximobic CH3(CH2)5CH-CH2CH=CH(CH2)7COOH (dầu ve)
|
OH
a. Oleostearic: CH3(CH2)3CH=CH-CH=CH-CH=CH-(CH2)7COOH (dầu trẩu)
Tên gọi CTCT M Trọng Hệ số chiết Nhiệt độ Nhiệt độ Chỉ số axit
lượng quang nóng chảy, sôi, 0C
riêng 0C

Axit palmitic CH3(CH2)14COOH 256,4 0,849 1,42699 62,0 215 218,9

Axit stearic CH3(CH2)16COOH 284,5 0,845 1,43003 70,5 238 197,3

Axit arasinoic CH3(CH2)18COOH 321,3 0,824 1,4250 75,4 328 179,6

Ở nhiệt độ thường:
• Phần lớn các axit không no ở trạng thái lỏng, axit no ở trạng thái rắn. Độ nhớt của axit béo không no nhỏ
hơn độ nhớt của axit béo no.
• Khả năng hòa tan vào nước của axit béo giảm dần khi phân tử khối tang lên (do mạch C không có cực
dài ra mà vẫn chỉ có một nhóm cacboxyl). Phân tử C14+ đều không tan trong nước.
• Phân tử khối tang lên thì trọng lượng riêng giảm xuống. Khi đun nóng, thể tích giãn nở nên trọng
lượng riêng giảm xuống.
• Khi chưng cất ở áp suất thường, phân tử C10+ phân hủy, nên phải chưng cất ở áp suất chân không hoạc
bằng hơi nước.
2.1.1 Thành phần chủ yếu của Dầu thảo mộc
Ngoài các axit béo, trong dầu còn có thành phần không béo như sáp,
photphattic, chất màu.
+ Sáp: este của axit béo với rượu cao phân tử
vd: rượu xerilic – C26H53OH
+ Photphatic: este của gryxerin trong đó, ngoài axit béo còn có gốc
photphat có một nguyên tử H được thay thế bằng bazo có N
vd: kephalin
2.1.2 Phân loại dầu thảo mộc
• Người ta phân loại dầu thảo mộc dựa vào khả năng khô của chúng,
khả năng khô do tính không no của axit béo trong dầu quyết định. Độ
không no đợc đánh giá bằng chỉ số Iod CI (CI là số gam iot phản ứng
với 100g dầu. Dựa vào chỉ số IOD này nguoi ta phân loại như sau:
• Dầu khô: CI > 130 - chứa nhiều axit béo không nó có 2-3 nối ôi nên
khô nhanh. (dầu lanh, dầu trảu)
• Dầu bán khô: CI = 95-130: màng sơn khô chậm, dễ nóng chảy, dễ hòa
tan do đó dung để kết hợp với dầu khô (dầu nành, dầu hướng
dương, dầu ngô)
• Dầu không khố: CI < 95 , không dung để sản xuất sơn
2.1.2 Sản xuất
dầu
2.1.2 Sản xuất
dầu
2.1.3 Làm sạch dầu
• Là quá trình tách các hợp chất không béo ở dạng huyền phù hay ở dạng hòa tan,
các axit béo tự do, các chất màu.
• Tác hại của các hợp chất cần tách đối với màng sơn:
• Hợp chất không béo ở dạng huyền phù làm cho màng sơn kém đồng nhất,
kém óng ánh, dễ hút nước và gây khó khan trong quá trình sản xuất như làm
bẩn thiết bị nấu dầu.
• Các hợp chất không béo dạng hòa tan có tính keo như phosphatit, chất nhờn
làm cho màng sơn dễ bị hút nước vì chúng là chất ưa nước. Chúng dễ bị
truơng trong điều kiện thường nên cũng dễ làm cho màng sơn bị rạn nứt.
Nên lượng phosphatit càng nhiều, màng sơn càng sớm dễ bị nứt
• Các axit béo tự do và sản phẩm phân hủy của chúng là axit và aldehyt phân
tử thấp làm giảm tốc độ khô của màng sơn, gây hiện tượng keo hóa viws bột
màu basic (do tạo thành xà phòng) và sẽ làm giảm phẩm chất của màng sơn.
• Các chất màu như clorophin, xangtophin làm cho dầu có màu thẫm không
dung để sản xuất loại sơn trắng và loại sơn có màu sáng được.
2.1.3 Làm sạch dầu
a. Lắng: để lắng dầu trong thời gian 5 ngày trở lên, các hợp chất cơ học
lắng xuống.
Phương pháp này đơn giản những tốn kém thời gian nên ít dùng.
Muốn rút ngắn thời gian có thể:
Nâng nhiệt độ lên khoảng 35-400C
Thêm vào các chất rắn hoạt động bề mặt như đất hoạt tính
Lọc qua màng lọc
2.1.3 Làm sạch dầu
b. Xử lý nhiệt: đun nóng dàu ở nhiệt độ 220-3000C thật nhanh, các chất
keo hòa tan và các chất nhờn sẽ keo tụ lại, sau đó lắng, lọc hoặc ly tâm
để tách chúng ra.
Để lắng nhanh có thể thâm vào một ít đất hoạt tính (<3%)
Do xử lý nhiệt ộ cao nên sự õy hóa dễ xảy ra ở các nối ôi làm ảnh
huởng đến tính chất của dầu (CI giảm, chỉ số axit tang). Vì vậy phải làm
nguội nhanh.
2.1.3 Làm sạch dầu
c. Phương pháp hydat hóa: làm cho các chất keo tan trong dầu và
photphatic tan trong dầu hấp thụ nước, trương lên tách ra khỏi dầu ở
dạng như bông kéo theo các tạp chấ cơ học và một phần các chất màu.
Có thể hydat hóa bằng cách dung nước hoặc hơi nước hoặc
dung dịch chất điện giải (dd muối, HCl đậm đặc,…)
Lưu ý: với các phương pháp trên, trong cặn dầu còn khoảng 30-
35% dầu, có thể thu hồi bằng 2 cách:
- Trích ly bằng dầu xăng.
- Xà phòng hóa dầu trong cặn dầu thành xà phòng.
2.1.3 Làm sạch dầu
d. Tẩy trắng bằng cách hấp phụ: dung đất hoạt tính để hấp phụ các tạp chất có lẫn
trong dầu. Đất hoạt tính thường dung là các loại silicat nhôm ngậm nước
mAl(OH)3nSIO2pH2O.
Mức độ tẩy trắng tỷ lệ thuận với thời gian tẩy, nhưng nếu thời gian quá lâu
thì tốc độ tẩy giảm.
Hàm lượng nước trong đất càng nhiều thì khả năng năng tẩy càng giảm.
Do đó, phái sấy đất thật kỹ trước khi sử dụng.
Phương pháp này tiêu hao dầu do đất hập phụ dầu từ 50-100% khối lượng
đất. Do đó, phải thu hồi dầu từ đất bằng cách:
- Trích ly bằng dầu xăng (dung môi hòa tan dầu mà k hòa tan chất bị hấp
phụ)
- Xử lý để biến dầu thành xà phòng rồi đem dùng
- Dùng đất sau khi hấp phụ làm mattit, chất gắn
2.1.3 Làm sạch dầu

e. Tẩy sạch bằng kiềm: dung dung dịch kiềm trung hòa các axit tự do có mặt trong
dầu. Xà phòng tạo thành kéo theo các tạp chất cơ học, chất nhờn
Để tạp chất lắng nhanh, người ta thường them vào một ít nước nóng hoặc
dung dịch muối ăn. Lượng kiềm dung vừừa đủ để trung hòa các axit béo tự do
(căn cứ vào CI, số mgKOH/g dầu)
Dầu xử lý bằng kiềm có chỉ số axit thấp nhất, tối đa khoảng 0,25 được xem
là dầu tốt nhất dung làm vecni và sản xuất nhựa.
2.1.4 Làm sạch dầu

f. Tẩy sạch bằng axit: cho axit mạnh (H2SO4) vào dầu thô trong thùng chứa. Khuấy
trộn đều, nên cho axit chỉ vừa dủ để than hóa các tạp chất và làm cho chúng tách
ra. Nước được cho vào để dừng phản ứng, axit được tách bằng cách rửa với
nước nóng hoặc hơi nước.
Sau khi để qua đêm, lớp dầu tách ra và được làm khô bằng cách khuấy
trộn để cho nước bay hơi.
Dầu tinh chế bằng axit có chỉ số axit cao do sự tạo thành một vài hợp chất
sunfat. Chỉ số axit cao thuận lợi đối với việc nghiền một số bột màu trong sơn trng
nhà nhưng không dung trong sơn có bột màu có hoạt tính cao.
2.1.4 Làm sạch dầu

Thực tế, người ta thường kết hợp một số phương pháp trong việc làm sạch
dầu:
- PP hydat hóa + tẩy sạch bằng kiềm + tẩy trắng bằng hấp phụ: hydat hóa
bằng đ HCl 0,25% với luọng 2% so với dầu ỏ nhiệt độ 30-500C, (30-40p).
Trung hòa bằng dung dịch NaOH ở nhiệt độ 50-700C (30-40p) với lượng
100-150%. Rửa sạch, tách và sây chân không xà phòng tạo thành. Tảy
trắng dầu chân không với 2% đất hoạt tính (đất đã sấy kỳ ở 95-1000C) trong
1h. Sau đó lọc lấy dầu.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
• Phương pháp chế biến dầu phổ biến nhất là làm đặc dầu để chế tạo sơn.

• Dầu sau làm đặc có độ nhớt khá lớn và chỉ số Iot giảm xuống nhiều. Trọng
lượng riêng và chỉ số axit của dầu cũng có thể tang lên một ít.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu

Quá trình nhiệt trùng hợp tiến hành cho đến khi đạt được độ nhớt mong
muốn:
- Nhiệt độ phản ứng khoảng 280 – 3000C
- Trong môi trường CO2 hoặc N2
- Xúc tác naphtenat của nhôm, chì, canxi oxit, kẽm oxit có thể làm giảm thời
gian phản ứng.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu
Cơ chế phản ứng nhiệt trùng hợp: dầu có nối đôi liên hợp thì sẽ xảy ra
phản ứng cộng hợp dien-ander tạo các sản phẩm dien, dien-trien, trien.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu
Cơ chế phản ứng nhiệt trùng hợp: dầu có nối đôi liên hợp thì sẽ xảy ra
phản ứng cộng hợp dien-ander tạo các sản phẩm dien, dien-trien, trien.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu
Cơ chế phản ứng nhiệt trùng hợp: dầu có nối đôi liên hợp thì sẽ xảy ra
phản ứng cộng hợp dien-ander tạo các sản phẩm dien, dien-trien, trien.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu
Cơ chế phản ứng nhiệt trùng hợp: dầu có nối đôi không liên hợp thì:
1. Nối đôi không liên hợp sẽ chuyển sang liên hợp và xảy ra như trên
2. Trùng hợp mạch trực tiếp.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu - Một số phản ứng phụ
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu
Trong quá trình trùng hợp nhiều chỉ tiêu của dầu bị thay đổi:
1. Chỉ số Iot giảm nhiều, nhưng chỉ giảm xuống một giới hạn nhất định
2. Độ nhớt tăng lên cho đến khi dầu bị keo kết lại.
3. Trọng lượng riêng tăng (không nhiều)
4. Hệ số chiết quang thay đổi tùy theo cấu tạo hóa học của axit béo có
trong dầu.
• Dầu – axit béo không nối đôi cách một (dầu lin) hệ số chiết quang tăng
làm dầu bóng óng ánh hơn.
• Dầu – axit béo có nối đôi cách một (dầu trẩu) thì hệ số chiết quang lại
giảm.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
a. Nhiệt trùng hợp dầu
Trong quá trình trùng hợp nhiều chỉ tiêu của dầu bị thay đổi:
5. Chỉ số axit tăng lên và chỉ số xà phòng hóa giảm nhẹ. Các axit tạo thành
và sản phẩm phân hủy của chúng có khả năng hòa tan dầu trùng hợp,
ngăn chặn hiện tượng keo kết của dầu.
6. Chỉ số chưng cất là số lượng chất ngưng được trước khi dầu bị keo kết cũng
thay đổi tùy theo loại dầu. Dầu trẩu – 0, dầu lin 15-16% (do có phản ứng ngưng
tụ), dầu bông 33%
7. Màu sắc của dầu khi trùng hợp sẽ thẫm lại dần, nhất là đối với dầu chưa
làm sạch, do có tạo thành một số chất phân hủy.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
b. Trùng hợp oxy hóa
Trùng hợp oxy hóa là quá trình:
- Thổi dòng không khí hay oxy vào dầu đun nóng
- Ở khoảng nhiệt độ 130-1500C
- Dầu có thể tự bốc cháy nên max = 2100C

Dầu khô chỉ trùng hợp đến độ đặc 30 hay 35%, còn dầu bán khô thì trùng
hợp oxy hóa đến 35%.
Hầu hết các chỉ tiêu chỉ tiêu dầu đều bị thay đổi khá nhiều, đặc biệt là trọng
lượng riêng, độ nhớt, hàm lượng axit tang lên nhiều.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
b. Trùng hợp oxy hóa
Màng sơn từ dầu trùng hợp oxy hóa:
- Kém bền đối với nước nhưng khô nhanh.
- Chóng bị lão hóa đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt và khi bảo quản thì
dần dần bị quánh lại nên dầu trùng hợp oxy hóa ít được dung để sản xuất
sơn màu.
- Dầu trùng hợp oxy hóa có chứa nhóm hydroxyl nên tan được trong cồn và
có khả năng trộn hợp với sơn nitroxenluloza nên có thể dung làm chất hóa
dẻo cho sơn nitroxenlulola.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
c. Thủy phân dầu và este hóa lại
Với phương pháp này, dầu được tách ra thành axit béo và glyxerin. Các axit
béo được tách riêng ra riêng lẻ bằng chưng cất hoặc kết tinh rồi este hóa lại
với glyxerin tạo một loạt dầu từ khô tốt nhất đến kém nhất.
Cũng có thể làm tăng độ khô hơn nữa bằng cách este hóa các axit béo
bằng các ancol không phải glyxerin có độ chức cao hơn:

dipentaerithrytol
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
c. Thủy phân dầu và este hóa lại
PP: dầu có thể được tách hoặc thủy phân bằng nhiều cách:
- Xà phòng hóa dầu với NaOH sau đó sử lý bằng axit vô cơ thu lại axit béo.
- Cho dầu và lượng nước nhỏ vào nồi chịu áp suất cao để thủy phân thành
axit béo và glyxerin.
Tách axit béo: chưng và kết tinh
Este hóa các axit béo với ancol (dư) ở nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của ancol
để thu được dầu có độ khô khác nhau.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
c. Thủy phân dầu và este hóa lại
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
d. Đồng phân hóa
Cải thiện độ khô của dầu bằng cách thay đổi vị trí nối đôi mà
không thay đổi số nối đôi.
Vd: đồng phân hóa nối đôi không liên hợp
R- CH = CH-CH2 - CH=CH-R’
Thành nối đôi liên hợp
R- CH - CH=CH - CH=CH-R’
Nối đôi liên hợp này làm cho đặc tính khô tốt hơn và trùng hợp
nhanh hơn.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
e. Khử nước trong dầu ve (dầu thầu dầu)
Thành phần axit béo chủ yếu trong dầu ve là axit ricinoleic có
một nối đôi nên nó thuộc loại dầu không khô, nhưng sau khi khử
nước sẽ thành dầu khô.
Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao nên có thể dung xúc tác để hạ
nhiệt độ phản ứng. Xúc tác có thể là H2SO4 đặc hoặc loãng,
dietylsulfat.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
e. Khử nước trong dầu ve (dầu thầu dầu)
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
f. Maleic hóa
- Người ta chế biến dầu với 2-10% anhydit maleic với mục đích tang
nhanh tốc độ trùng hợp các loại dầu có chứa axit béo không nó đó.
2.1.5 Quá trình chế biến dầu
f. Maleic hóa
- Người ta chế biến dầu với 2-10% anhydit maleic với mục đích
tang nhanh tốc độ trùng hợp các loại dầu có chứa axit béo
không nó đó.
- Sản phẩm dầu đã biến tính theo pp này có nhiều ưu điểm: dễ
dàng bị nhiệt trùng hợp hơn, màu sản phẩm sau khi nhiệt trùng
hợp sáng hơn, màng khô hơn, chịu nước và bên khí quyển
hơn.
2.2 Nhựa dùng trong sơn
Nhựa có những trạng thái sau:
- Có thể thay đổi trạng thái vật lý từ rắn, cứng, dòn sang lỏng, nhớt,
không bay hơi.
- Mềm khi gia nhiệt, không có điểm nóng chảy xác định
- Phần lớn hòa tan trong dung môi hữu cơ
- Tạo màng liên tục khi làm lạnh dung dịch nhựa nóng chảy hoặc khi
bay hơi dung môi từ một dung dịch nhựa.
- Một hỗn hợp những chất hòa tan với nhau thì trong suốt (nhựa -
nhựa hoặc nhựa – dung môi), còn nếu không tan thì sẽ đục.
2.2 Nhựa dùng trong sơn - nhựa thiên nhiên
• Nhựa thiên nhiên có nguồn gốc động vật hoặc thực vật
• Nhựa thiên nhiên tham gia vào thành phần của sơn có tác dụng tang độ dính
của màng sơn và bề mặt sơn, làm tăng độ bóng, độ cứng, độ bền đối với ộ
ẩm và tính không thấm khí
• Nhựa có nguồn gốc từ thực vật thu được bằng cách chiết với dung môi, từ
khoáng vật hoặc từ chính nhựa rỉ từ cây.
• Một số loại nhựa thiên nhiên phổ biến như:
- Nhựa thông
- Nhựa thảo mộc vùng nhiệt đới (nhựa cánh kiến đỏ, nhựa cánh kiến
trắng, nhựa cây sơn, nhựa dama)
- Nhựa mỏ
- Bitum và pec
2.2.1 Nhựa thông
• Mủ thông khi chảy ra khỏi vỏ cây là chất lỏng nhớt, sáng màu, qua thời gian
đặc dần lại và xuất hiện các tinh thể axit nhựa.
• Trong mủ thông có khoảng 30% nhựa thông và gần 70% dầu thông. Sau khi
tách dầu, nhựa thông còn lại là một chất rắn trong suốt, giòn, màu vàng
sáng hay nâu nhạt (tùng hương). Màu càng sáng thì phẩm chất nhựa thông
càng tốt.
• Nhựa thông có đặc tính cách điện, nên khi được phối hợp với dầu trẩu,
màng sơn sẽ có thêm tính năng cách điện rất tốt. Nhựa thông cũng có
nhược điểm là trị số axit cao, làm cho màng sơn dễ bị rạn nứt, sơn dễ bị xà
phòng hóa, trương lên hoặc đông đặc lại, khi ta pha với các loại bột có
kiềm tính cao như bột nhôm chì, bột vàng thư, xanh chì, xanh kẽm, trắng
kẽm v.v.
2.2.1 Nhựa thông – Các pp lấy nhựa thông
• Khử axit trong nhựa thông: dùng glyxerin để khử với nhiệt độ 270°c,
nhựa thông sẽ trở thành một thứ nhựa trung tính gọi là este.
• Trích ly nhựa thông trong các đoạn gỗ lá nhọn đã hóa nhựa bằng
dung môi hữu cơ (dầu xăng hay CCI4).
• Trường hợp dùng kiềm để trích ly không tốt bằng và ít dùng vì tạo
thành các muối ạxit nhựa và muối axit béo, hiệu suất tách chất nhựa
ra cũng kém, không quá 70%.
• Chưng cất bằng hơi nước và có chân không dầu taỉ (phế phẩm của
nhà máy sản xuất sunfat xenluloza) sẽ thu được đến 50% nhựa thông.
Ngoài nhựa thông ra còn một lượng lớn axit béo.
2.2.1 Nhựa thông – Thành phần

• Trong nhựa thông có 5 loại axit


nhựa là đồng phân của nhau với
thành phần chung C20H30O2 . Công
thức cấu tạo của các axit nhựa đó
đều có khung của fenantren:
2.2.1 Nhựa thông – Thành phần
• Các axit nhựa đều chứa các nhóm hóa học giống nhau và có tính
chất gần giống nhau:
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
• Nhựa thông là một chất rắn, giòn, trong suốt, dễ dính tay, chảy
mềm ở khoảng nhiệt độ 70 - 80°c và chảy lỏng ở nhiệt độ 120°c.
• Trọng lượng riêng ở 20° là 1,090, hệ số khúc xạ ờ 20° là 1,536 và
chi số axit khoảng 170, chỉ số iot đến 170 - 204.
• Nhựa thông hòa tan trong các lọai rượu metylic, etylic, amylic,
trong benzen, axeton, cloroform, dầu thông, cacbon sunfua, dầu
thào mộc, este, axit axetic. Khi hòa tan vào kiềm sẽ tạo thành xà
phòng.
• Hàm lượng chất không xà phòng hóa thường là 5%, có khi lên đến
10%.
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
Một số phản ứng phổ biến của nhựa thông:
• Redinat kim loại: đó là sản phẩm thay thế toàn bộ hay một phần các
nguyên tử hydro trong nhóm COOH cua nhựa thông bằng kim loại.
• Xà phòng của nhựa thông: Khi cho nhựa thông tác dụng với một lượng
tương ứng dung dịch kiềm 5% trong nước ở 100°C trong khoảng 2 giờ sẽ
được dung dịch xà phòng trong suốt.
• Este nhựa thông: este của nhựa thông với rượu đơn chức (metylic, etylic,
benzylic) với rượu đa chức (glyxerin pentaerytrit)…
• Rượụ nhựa: chế tạo bằng cách khử este của axit nhựa bàng hydro ở áp
suất cao với xúc tác trên cơ sở đồng cromat.
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
Một số phản ứng phổ biến của nhựa thông:
- nhựa thông tác dụng với anhydrit maleic vào các axit nhựa tạo
thảnh ađuc. Aduc tương đối trơ, nên màng sơn có aduc không
bị biến màu, hóa vàng.

- nhựa thông biến tính - nhựa đa tụ: phản ứng ngưng tụ của
nhựa thông với nhựa phenol formaldehyt tạo thành albertol (hẩc
ín nhân tạo). Nhựa này thường dùng thay nhựa copal thiên
nhiên nên gọi là nhựa copal nhân tạo
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
Một số phản ứng phổ
biến của nhựa thông:
- nhựa thông biến tính -
nhựa đa tụ: phản ứng
ngưng tụ của nhựa
thông với nhựa phenol
formaldehyt tạo thành
albertol (hẩc ín nhân
tạo). Nhựa này thường
dùng thay nhựa copal
thiên nhiên nên gọi là
nhựa copal nhân tạo
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
Một số phản ứng phổ biến của nhựa thông:
Khử hydro nhựa thông: là làm cho nhựa thông bớt nhạy cảm với oxy. Ở nhiệt
độ cao nhóm axit abiétic bị khử hydro thành reten, còn nhóm axit d- pimaric
cũng trong điều kiện tương tự sẽ tạo thành pinantren:

Khi cho tác dụng mãnh liệt axit abiétic với các tác nhân khử hydro sê có axit
dehyroabiétic
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
Một số phản ứng phổ biến của nhựa thông:
Khử hydro nhựa thông: là làm cho nhựa thông bớt nhạy cảm với oxy. Ở nhiệt
độ cao nhóm axit abiétic bị khử hydro thành reten, còn nhóm axit d- pimaric
cũng trong điều kiện tương tự sẽ tạo thành pinantren:

Khi cho tác dụng mãnh liệt axit abiétic với các tác nhân khử hydro sê có axit
dehyroabiétic.
Quá trình tự oxy hóa chi xảy ra nhanh chóng khi ta nghiền nhỏ nhựa thông đề
tăng bề mặt tiếp xúc. Oxy hóa nhựa thông để tang độ cứng.
2.2.1 Nhựa thông – Tính chất nhựa thông
Một số phản ứng phổ biến của nhựa thông - Nhiệt phân nhựa thông: ở
khoảng nhiệt độ 250 - 350°c ta thu được
1. Khí CO và C02 chiếm 9% trọng lượng sản phẩm nhiệt phân;
2. Nước có tính axit chứa khoảng 3% axit béo, axit axetic và axit cao hơn
chiếm 3,5% trọng lượng;
3. Phần dầu nhẹ không trộn lần với nước gọi là pinolin chiếm 3,5% trọng
lượng là một hỗn hợp rất phức tạp trong đó chủ yéu là metyỉcyclohexen
và terpen;
4. Cặn còn lại mềm như nhựa đường chiếm 4% trọng lượng;
5. Dầu nhựa là sản phẩm chù yếu chiém đến 77% trọng lượng, là một hỗn
hợp nhiều loại hydrocacbon gồm 4 loại (dầu màu sáng có vẩn đục – 5%,
dầu màu sáng - 56%, dầu xanh – 8%, dầu xanh lá cây – 8%)
2.2.1 Nhựa thông – Bài tập
Trình bày các quy trình biến tính nhựa thông sau đây:
1. Redinat kim loại
2. Aduc nhựa thông maleic
3. Este nhựa thông
2.2.1 Biến tính nhựa thông
a) Redinat kim loại
Canxi redinat là sản phẩm của phản ứng trung hòa axit abiétic bằng canxi hydroxyt:

2C19H19COOH + Ca(OH)2  (C19H29COO)2Ca + 2H2O


Quá trình chế tạo
- Đun nóng chảy nhựa thông và nâng cao nhiệt độ lên 230 - 250°c xong cho vào dần dần
khoảng 6 - 7% vôi tôi.
- Duy trì nhiệt độ đó và khuấy đều cho đến khi có sản phẩm trong suốt.
Đặc điểm và ứng dụng:
- Canxi redinat chảy mềm ở nhiệt độ 135°c, hòa tan trong white spirit và có chỉ số axit
khoảng 60 -75.
-Canxi redinat thường dùng pha trộn với dầu trùng hợp để ché tạo sơn trong nhà. Chống
ẩm tốt.
2.2.1 Biến tính nhựa thông
a) Redinat kim loại
Kẽm redinat là sản phẩm của phản ứng trung hòa axit abiétic bằng canxi
hydroxyt:
2C19H19COOH + Zn(OH)2  (C19H29COO)2Zn + 2H2O
Quá trình chế tạo:
- Cho bột kèm ngấm dầu thành dạng bột nhão rồi mới cho cả bột
nhão đó và nhựa thông vào nồi cùng một lúc.
- Đun nóng hỗn hợp lên 180 -190°c và duy trì ở nhiệt độ này dồng
thời khuấy cho đến khi có sản phẩm trong suốt.
Đặc điểm và ứng dụng: Kẽm Radinat có tác dụng làm cho màng sơn rắn
và bóng hơn.
2.2.1 Biến tính nhựa thông
a) Redinat kim loại
Canxi - Kẽm redinat làm cho màng sơn vừa rắn, bóng lại chống ẩm tốt.
Quá trình chế tạo:
- Thành phần hỗn hợp phản ứng là nhựa thông 95,1%, Vôi 2,1%,
bột kẽm 2,8%. Thời gian phản ứng kéo dài đến 34 giờ.
- Trước tiên đun nóng chảy nhựa thông rồi nâng cao nhiệt độ lên
250 -260°c, ngừng đun và cho vôi, bột kẽm vào từ từ. Khi cho vôi và bột
kèm vào phản ứng tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ lên 270 -280°c.
- Ta duy trì nhiệt độ này cho đến khi dược sản phẩm trong suốt. Đề
nguội xuống 220 - 230°c rồi đổ ngay ra các tấm sắt lớn.
2.2.1 Biến tính nhựa thông
b) Aduc nhựa thông maleic
Là sản phẩm của phản ứng ngưng tụ anhydrit maleic với nhựa thông (tác
dụng ờ dạng axit levopimaric)

Ađuc nóng chảy ở 140°c, có chi số axit khoảng 100-110. Ađuc có tác dụng
làm cho màng sơn rắn và bền với ánh sáng hơn.
2.2.1 Biến tính nhựa thông
c) Este nhựa thông
Nhựa thông trước khi sử dụng nên biến tính bằng rượu đa chức thành
este glyxerin. Các loại este này có chi số axit thấp, nhiệt độ chảy mềm cao
nên có tác dụng làm cho màng sơn rắn, bóng và bền với tác dụng khí
quyển hơn.
2.2.2 Nhựa thảo mộc vùng nhiệt đới
a) Nhựa cánh kiến đỏ
• Cánh kiến đỏ là một loại nhựa thiên nhiên do côn trùng nhả ra. Đầu
tiên cánh kiến đỏ ở dạng hạt hay dạng thanh gọi là gomme lắc.
Người ta đun gomme lắc với nước sôi để xà phòng hóa chất màu
có trong gomme lắc rồi cán thành tấm rất mòng có màu vàng gọi là
senlac (shel lac). Như vậy senlac là cánh kiến đỏ đã chế biến để
sử dụng.
• Thành phần của nhựa cánh kiến đỏ:
- Sáp 6% - Chất màu 6,5%
- Chất nhựa tinh khiết 74,5% - Chất cặn 9,5%
- Nước 3,5%
2.2.2 Nhựa thảo mộc vùng nhiệt đới
a) Nhựa cánh kiến đỏ
• Trong công nghiệp sơn senlac được dùng rất nhiều do màng
senlac nhẵn, rắn bóng, bám dính tốt vào các loại bề mặt khác và
bền vững với ánh sáng Mặt trời.
• Senlac được dùng để chế tạo các chất hoá dẻo cho sơn, nhưng
phần chủ yếu là dùng để chế tạo các loại lớp phủ bề mặt hay các
loại sơn cho kim loại (phủ bóng và bảo vệ): phủ bóng ôtô, đánh
bóng da, quân bài, nhãn giấy, gỗ…
2.2.2 Nhựa thảo mộc vùng nhiệt đới
b) Nhựa cánh kiến trắng
• Cánh kiến trắng là một loại nhựa lấy từ cây bồ đề Styrax
benzoin.Thành phần chủ yếu trong đó ỉà este của axit benzoic nên
còn gọi là nhựa benzoic.
• Cánh kiến trắng tan hoàn toàn trong rượu etylic, tan một phần
trong dầu thông, benzen, cacbon sunfua, cloroform.
• Cánh kiến trắng dùng trong ngành sơn để tăng tính co giãn của
màng sơn và còn dùng trong các ngành khác như dược phẩm,
hương liệu.
2.2.2 Nhựa thảo mộc vùng nhiệt đới
c) Nhựa cây sơn
• Nhựa lấy từ cây sơn Rhus succedanca. Sơn sống là một loại nhũ tương
đặc màu xám trắng nhưng khi để tiếp xúc với không khí thì ở trên bề mặt
sơn sẽ nhanh chóng tạo thành một màng sơn màu đen thẫm có tác dụng
bảo vệ cho toàn khối sơn ở bên dưới không bị oxy hóa (hiện tượng này
gọi là sơn bị cháy).
• Thành phần của nhựa sơn gồm có laccol, nước, men và một vài loại
polysaccarit. Laccol - thành phần chủ yếu trong nhựa sơn - là một
diphenol có nhánh phụ không bão hòa dài đến 15 nguyên tử cacbon.
• Nhựa sơn đã được dùng rất lâu đời để làm các loại hàng mỹ nghệ sơn
mài, sơn quang dầu. Hiện nay đã bước đầu được nghiến cứu sử dụng để
sơn lên kim loại dùng trong các ngành công nghiệp.
2.2.2 Nhựa thảo mộc vùng nhiệt đới
d) Nhựa dama
• Nhựa dama là nhựa lấy từ vỏ cây thuộc họ Diptero cerpes. Thành
phần nhựa dama gồm có khoảng 23% axit damarolic
C54H77OHCOOH 40% rezen thành phần C22H3402 (còn gọi là Oí-
dama) tan trong cồn; 22% rezen có thành phần C32H52O (còn gọi là
/3-dama) không tan trong cồn và 15% dầu este.
• Ngoài thành phần nhựa kể trên còn có sáp không tan trong cồn.
Muốn tách sáp ra khỏi nhựa thì hòa tan nhựa vào benzen rồi thêm
cồn vào để kết tủa sáp.
• Nhựa dama tan hoàn toàn trong dầu thông, benzen, cacbon
suníua, cloroíorm và chỉ tan một phần trong rượu etylic. Nhựa
dama được dùng nhiều trong ngành sơn.
2.2.3 Nhựa mỏ
• Nhựa mỏ lấy từ dưới đất lên cũng xuất phát từ nguồn gốc thực vật và có
nhiều ở các vùng nhiệt đới. Nhựa mỏ gồm có hai loại chủ yếu là nhựa
copal và nhựa anta.
• Nhựa copal có thành phần hóa học chưa được xác định cụ thể, nhiệt độ
chảy mềm cao so với nhiều loại nhựa thiên nhiên khác, sau khi xử lý nhiệt
ở 280 - 320°c và chưng tách các chất bốc thì nhựa copal dễ hòa tan vào
dung môi hơn và kết hợp hoàn toàn với dầu thực vật, được dùng rất
nhiều để sản xuất sơn dầu có phẩm chất cao.
• Gần đây người ta dùng nhựa tổng hợp thay cho nhựa copal.
2.2.3 Nhựa mỏ
• Nhựa anta có thành phần hóa học xác định, gồm có đến 70% polyeste của
axit anta hay axit succinic HOOC(CH2)2COOH nên có phần giống với nhựa
polyeste tổng hợp.
• Nhựa anta có màu vàng nhạt hay nâu nhạt, chảy mềm ở 175°c, nóng
chảy ở 300°c. Nhựa anta tan tốt nhất trong hydrocacbon thơm và dầu
thông.
• Nhựa anta nhiệt phân như nhiệt phân mủ thông cho ta dầu anta chứa
axit succinic và nhựa anta nóng chảy còn lại. Nhựa anta sau quá trình
nhiệt phân bị nhiệt phân hủy một phần nên dễ chảy mềm hơn, dễ hòa tan
hơn và màu bị thẫm hơn.
• Khác với nhựa copal, nhựa anta hiện nay vẫn là một nhựa thiên nhiên
được dùng nhiều để chế tạo sơn dầu.
2.2.3 Bitum và pec - Nhựa đường
• Dùng nhiều vào mục đích kỹ thuật như chống gỉ, chống hà, cách điện.
a) Phân loại
1. Bitum thiên nhiên: bitum mỏ (asphan, asphantit, quặng asphan,…)
2. Bitum nhân tạo: sản phẩm oxy hóa cặn dầu mỏ, hoặc sản phẩm của quá
trình cracking, hoặc chế biến hóa học dầu mỏ bằng dung môi (kiềm, clo,
axit,…)
3. Pec: sản phẩm còn lại của quá trình nhiệt phân các chất hữu cơ như
than đá, gỗ, axit béo.
2.2.3 Bitum và pec - Nhựa đường
b) Thành phần bitum
1. Dầu khoáng là hỗn hợp hydrocacbon loại parafin, loại naphalten và loiaj
polynaphten. Dầu khoáng tan trong tất cả các loại hydrocacbon và
không hấp phụ vào đất sét.
2. Nhựa trung tính là sản phẩm trung gian của quá trình trùng hợp
hydrocacbon. Nhựa trung tính tan trong benzen và có khả năng tự hấp
phụ vào đất sét hay silicagel.
3. Asphalten là sản phẩm trùng hợp, oxy hóa hay lựu hóa nhựa. Asphalten
tan trong benzen không tan trong cồn và xăng.
Ngoài ba thành phần chủ yếu kể trên còn có axit aspaltogenic là sản phẩm
oxy hóa các naphten; ở nhiệt độ cao các axit đó bị khử nước tạo thành
anhydrit và lacton.
2.2.3 Bitum và pec - Nhựa đường
b) Thành phần bitum - Căn cứ vào tính chất của các cấu tử kể trên, chúng ta
tiến hành tách riêng từng cấu tử như sau:
• Trước tiên cho bitum nghiền nhỏ vào cồn, nếu là bitum thiên nhiên thì sẽ
có axit asphaltogenic hào tan vào cồn.
• Sau đó lấy cặn không hòa tan cho vào dung dịc kiềm trong cồn thì các
andydrit, lacton của axit asphaltogenic sẽ bị xà phòng hóa chuyển vào
dung dịch.
• Lại cho cặn không hòa tan vào dầu xăng ta sẽ thu được hai phần: phần
không tan là asphalten và phần tan là dung dịch nhựa và dầu khoáng
trong dầu xăng.
• Dùng đất sét hấp phụ nhựa trung tính và phần còn lại cuối cùng chính là
dầu khoáng.
2.2.3 Bitum và pec - Nhựa đường
c) Tính chất bitum - Ứng dụng
• Trong sản xuất sơn thì hai thành phần nhựa và asphalten là đóng vai trò
quan trọng nhất. Bitum nào càng chứa nhiều nhựa càn dễ kết hợp với dầu
thực vật và như thế cang dễ dàng sử dụng để chế tạo sơn.
• Tóm lại bitum nào dùng để sản xuất sơn cần có các tính chất sau:
- Hòa tan vào dầu thực vật và các thành phần kkhacs của sơn;
- Có nhiệt độ chảy mềm khá cao;
- Tương đối cứng có tác dụng chịu nhiệt và bền với tác dụng của ánh sáng;
- Dính tốt và co giãn
- Có màu đen thẫm và bóng.
• Bitum thường dùng để sản xuất sơn cách điện và sơn đen trong môi trường
ăn mòn và dưới nước.
Quá trình khô của sơn
• Sau khi sơn cần phải có một khoảng thời gian nhất định, để cho dung
môi trong sơn bay hơi và tạo thành liên kết giữa chất tạo màng và bề
mặt vật liệu.
• Tuỳ vào dung môi mà quá trình khô diễn ra nhanh hay chậm. Nếu
chậm thì liên kết giữa sơn và bề mặt vật liệu càng bền chắc; song ảnh
hưởng tới những quá trình gia công tiếp theo, cũng như bụi và hơi
nước bám vào bề mặt làm giảm độ bóng của sơn.
• Nếu sơn khô nhanh quá thì sự liên kết giữa sơn và bề mặt vật liệu
không được chắc chắn , lớp sơn dễ bị bong ra. Đối với nước ta độ ẩm
không khí cao, đòi hỏi sơn phải khô nhanh để nước không bám lên bề
mặt làm giảm độ bóng.
Quá trình khô của sơn
• Trong quá trình khô của sơn còn có quá trình oxi hoá. O2 không khí oxi
hoá các nối đôi có trong sơn ( trong nhựa) tạo ra các gốc peoxyt tự do. Gốc
tự do này lại kết hợp với nối đôi để tạo ra những gốc tự do mới.

• Quá trình sấy khô nếu dùng ánh sáng mặt trời là nguồn sấy thì phải chú ý
tới các nhóm chức dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của tia tử ngoại có trong
ánh sáng mặt trời, do đó làm thay đổi tính chất của sơn.
Quá trình tạo liên kết giữa bề mặt vật liệu và
chất tạo màng
• Các polyme trong sơn được phát triển một cách vô hướng trong không
gian. Chúng nối các mạnh lại tạo những phân tử lớn hơn bám chắc trên
toàn bộ bề mặt của vật liệu.
• Sau khi dung môi bay hơi thì khối lượng phân tử của nhựa đã lớn lên rất
nhiều, trạng thái tập hợp của nhựa cũng đã thay đổi và nó chuyển từ
trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Sơn lúc này đóng rắn và bám chắc lên
bề mặt vật liệu.
Quá trình tạo liên kết giữa bề mặt vật liệu và
chất tạo màng
Giữa chất tạo màng và bề mặt vật liệu tạo thành liên kết. Liên kết này
được chia thành 3 loại:
• Liên kết cơ học: Bề mặt vật liệu vốn gồ ghề. Sau khi dung môi bay hơi,
sơn sẽ điền đầy vào những chỗ lõm đó, làm tăng lực liên kết giữa các
phân tử bề mặt vật liệu và các phân tử chất tạo màng, đồng thời làm
tăng khả năng bám dính giữa sơn và bề mặt vật liệu.
• Liên kết vật lí: Đây là liên kết tĩnh điện giữa sơn và bề mặt vật liệu.
• Liên kết hóa học: Người ta đã chứng minh được sự tồn tại của các ion
trái dấu giữa lớp bề mặt vật liệu sau khi sơn. Liên kết này bền hơn liên
kết vật lý.
2.3 Nhựa tổng hợp
• Nhựa tổng hợp dùng thay thế các loại sơn không chỉ có tác dụng thay thế
cho phần lớn các loại nhựa thiên nhiên mà còn chủ yếu để sản xuất các
loại sơn đặc biệt. Việc sử dụng nhựa tổng hợp còn cho phép chúng ta tiết
kiệm bớt một lượng dầu thực vật trong thực phẩm

• Nhựa tổng hợp chính là các hợp chất cao phân tử mà thường gọi là
polyme. Tính chất của hợp chất cao phân tử phụ thuộc vào phân tử khối,
độ đồng đều về phân tử khối, cấu tạo, thành phần hóa học và độ phân
cực của phân tử.
2.3 Nhựa tổng hợp
Nhựa tổng hợp dùng để chế tạo sơn cần:
• Khả năng hòa tan vào dung môi hữu cơ và khả năng kết hợp các thành
phần khác trong sơn (dầu nhựa thiên nhiên ...);
• Khả năng làm cho màng sơn có các đặc điểm cơ bản là dính tốt, bền mà
lại co giãn, bền với tác dụng của khí quyển;
• Khả năng làm cho màng sơn có một số đặc tính quan trọng như cách
điện, chịu nhiệt, ổn định hóa học.
2.3 Nhựa tổng hợp
1. Phân tử khối tăng cao đến một giới hạn nhất định sẽ làm tăng độ bền
cơ học, tính đàn hồi, độ cứng, tính chịu nhiệt nhưng lại làm giảm khả
năng hòa tan vào dung môi là tính chất quan trọng nhất của nhựa dùng
để chế tạo sơn.
2. Mức độ đồng đều của phân tử khối cũng có ảnh hưởng đến tính chất
của nhựa. Nếu kém đông đều thì các phần có phân tử thấp sẽ làm giảm
độ bền và tính chịu nhiệt của màng sơn nhưng ngược lại, cũng có phần
ưu điểm nhỏ là làm tăng khả năng hòa tan của nhựa.
3. Cấu tạo của cao phân tử có nhiều ảnh hưởng đến các tính chất của
nhựa. Cao phân tử nào cà có nhiều nhánh dài thì càng dễ hòa tan
nhưng lại kém về độ bền cơ học và ngược lại.
2.3 Nhựa tổng hợp
• Nhựa đa tụ
• Nhựa polyeste (nhựa ankyt và nhựa polyeste mạnh thẳng)
• Nhựa phenol formaldehyt
• Nhựa ure formaldehyt
• Nhựa epoxy
• Nhựa xylic hữu cơ
• Nhựa trùng hợp
• Nhựa tổng hợp từ vinyl clorua và nhựa perclovinyl
• Nhựa polyvinyl axetat và polyvinyl axetal
• Nhựa từ caosu clo hóa
• Nhựa trùng hợp khác ( nhựa từ styrol, nhựa polyuretan)
• Các loại este xenluloza
• Nhựa acrylic (polyme acrylic)
2.3.1 Nhựa polyester - nhựa alkyt
• Nhựa polyeste nói chung là sản phẩm đa tụ rượu đa chức với axit đa
chức. Tùy theo số nhóm định chức của cả hai cấu tử mà sản phẩn tạo
thành có cấu trúc không gian hay cấu trúc thẳng.
• Nhựa polyeste cấu trúc không gian còn gọi là nhựa alkyt chế tạo từ
anhydit của axit lưỡng chức mà chủ yếu anhydrit phataleic với rượu
đa chức glyxerin và pentaerytrit.
2.3.1 Nhựa alkyt
• Nhựa alkyl từ anhydrit phtaleic với glyxerin - nhựa gliphta.
anhydrit phtaleic với pentaerytrit - nhựa pentaphtal.
• Màng sơn trên cơ sở nhựa alkyd không biến tính có đặc điểm: bám
dính tốt với vật liệu, đàn hồi, bóng, bềền dưới tác dụng của ánh sáng.
Nhược điểm: giòn, dễ nứt, hút nước, khó hòa tan trong dung môi do
cấu trúc chặt chẽ. Do đó, trong thực tế ít dung nhựa alkyd không biến
tính làm sơn.
• Người ta thường biến tính alkyt bằng axit béo hoặc dầu thực vật.
a) Biến tính alkyd – PP rượu hóa
Ba giai đoạn:
1. Rượu hóa hoặc este hóa dầu thực vật
a) Biến tính alkyd – PP rượu hóa
Ba giai đoạn:
2. Este hóa các este không hoàn chỉnh (glyxerit) bằng anhydrit phtallic ở
nhiệt độ 200-2400C tạo thành axit este
a) Biến tính alkyd – PP rượu hóa
Ba giai đoạn:
3. Polyeste hóa ở 240-2600C có thoát ra nước trong phản ứng và tạo
thành nhựa gliphtal (1) hay pentaphtalic (2)
b) Biến tính alkyt – PP axit béo
Khi tổng hợp alkyt bằng phương pháp này sẽ tạo thành các este không
hoàn chỉnh của axit béo và các rượu đa nguyên tử (giai đoạn este hóa
với các chất tiếp sau của việc polyeste hóa của chúng) theo sơ đồ (nhiệt
độ 200-2500C)

Các alkyt thu được bằng phương pháp axit béo có sắc sáng đặc biệt, độ
dẻo cao và bám dính tốt. Tuy nhuyên phương pháp này ít dùng vì phải
tách vỡ dầu để có được các axit béo không no.
c) Biến tính alkyt – PP với dầu ve
Khác với pp rượu hóa, chúng ta có thể cho đồng thời dầu ve, glyxerin
và anhydrite phtaleic tác dụng với nhau.
c) Biến tính alkyt – PP với dầu ve
Nhựa alkyt biến tính bằng dầu ve có khả năng khô hay không khô tùy
theo nhiệt độ phản ứng:
- 200 – 2200C : nhựa biến tính không khô - nhựa redilic dung trong sơn
nitroxenluloza có tác dụng như chất hóa dẻo. Không khô được là do số
nối đôi ít quá, không có khả năng tạo thành cấu tạo lưới.
- 260 – 2700C : nhựa có khả năng khô, nhờ quá trình khử nước dầu ve.
2.3.2 Nhựa polyeste mạch thẳng
a) Nhựa polyester no
• Được tạo thành từ rượu 2 chức no và axit 2 chức no.
• Nhựa này chủ yếu dùng để sản xuất sơn cách điện.
b) Nhựa polyester không no
• Được tạo thành từ rượu 2 chức và axit 2 chức không no có thể dung
them một ít glyxerin, pentaerythric, axit thơm no,….
• Màng sơn trên cơ sở nhựa polyester không nó có độ bóng cao, cứng,
bền với mài mòn, bền với nhiệt độ, ánhh sáng, nước, dầu xăng,…
nhưng có khuyết điểm là độ bám dính với kim loại thấp.
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
Nhựa novolac - nhựa nhiệt dẻo (vd: iditol)
Nhựa redolic - nhựa nhiệt rắn (vd: bakelit)
Nhựa phenol 100% (vd: từ phenol có nhóm thể para)
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
• Nhựa novolac - nhựa nhiệt dẻo: tạo thành trong điều kiện xúc tác
axit và dư phenol (vd: iditol).
• Trong điều kiện môi trường axit các phân tử rượu oxybenzilic tạo
thành tác dụng nhanh chóng với nhau và với phenol tự do:
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
• Nhựa novolac - nhựa nhiệt dẻo: Cấu tạo của nhựa cũng tương đối
phức tạp nhưng có thể giả thiết cấu tạo của nhựa nhiệt dẻo như sau:

• Phân tử khối của nhựa nhiệt dẻo chỉ khoảng 200 – 700 và phụ thuộc
vào lượng phenol cho dư. Phenol càng dư phân tử khối càng giảm và
do đó nhiệt độ nóng chảy của nhựa và độ nhớt của dung dịch nhựa
cũng giảm.
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
Hai loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến trong sơn:
Nhựa nhiệt dẻo phenol formaldeyt ididol: có màu vàng, mùi phenol,
giòn. Còn sơn iditol là dung dịch nhựa iditol trong cồn mà thành phần
gồm có 10 – 40% iditol , 5 – 10% nhựa thông còn bao nhiêu là cồn có
thể dùng làm sơn bóng.
Nhựa iditol có khuyết điểm là còn chứa phenol tự do nên không bền
với ánh sáng, màng sơn iditol để ra ngoài ánh sáng bị thẫm dần. Do
biến màu và vàng nên sơn iditol hiện nay ít được sử dụng.
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
Hai loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến trong sơn:
• Nhựa nhiệt dẻo cresol – formaldehyt có khả năng trộn hợp với dầu lin
trùng hợp sơ bộ và hỗn hợp dầu lin trùng hợp non với dầu trẩu không
trùng hợp khi đun nóng. Hỗn hợp nhựa với dầu tan được trong xylen
và nhiều dung môi thơm khác.
• Nhờ kết hợp được với dầu nên nhựa tương đối co giãn, có thể dùng
chế tạo sơn cách điện, dùng để ngâm dụng cụ điện.
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
• Nhựa redolic - nhựa nhiệt rắn : tạo thành trong điều kiện có dư
formaldehyt nên ở giai đoạn đầu các rượu phenol tác dụng với nhau
tạo thành dẫn xuất metylol của dioxy diphenylmetan
• Ưu điểm: Cách điện. Bền hóa học, đặc biệt là với axit và dung môi.
Bền với nước cho nên không những chỉ dùng để sản xuất chất dẻo
(bột ép, vật liệu tấm). Keo dán mà còn dùng để làm sơn phủ. Sơn tẩm
cách điện, bền hóa học.
• Nhược điểm: Không bền màu. Rất giòn. Khả năng sử dụng nhựa nhiệt
rắn còn hạn chế nhiều.
2.3.3 Nhựa PF - không biến tính
• Nhựa phenol 100%: là loại nhựa không biến tính có khả năng tan
trong hydrocacbon và trộn hợp được với dầu. Đó là nhờ không dùng
phenol thường mà là phenol có nhóm thế alkyl hay aryl.
• Nhựa alkyl phenol tương đối có màu sáng và bền với ánh sáng, chịu
được kiềm và tác dụng của thời tiết, lại bóng và dính tốt nên được sử
dụng nhiều để làm sơn.
• Ứng dụng: Nâng cao phẩm chất sơn xeluloza, sơn caosu clo hóa, sơn
perclovinyl, sản xuất sơn nền.
2.3.3 Nhựa PF - biến tính
• Biến tính bằng nhựa thông
• Biến tính bằng rượu
• Nhựa phenol biến tính bằng dầu thực vật.
2.3.3 Nhựa PF - biến tính
• Biến tính bằng nhựa thông: Loại nhựa này dùng trong sản xuất sơn
dầu thay cho nhựa copal thiên nhiên nên thường có tên là nhựa copal
tổng hợp (copal nhân tạ ). Khi pha trộn với dầu để chế tạo sơn thì gọi
là sơn albertol.
• Đặc điểm: Rất dễ trộn hợp với dầu thực vật. Cứng. Có T°nc = 130 -
140°C làm sơn dầu mau khô và màng sơn cứng hơn. Dễ dàng trộn với
nitroxenluloza và caosu clo hóa. Nhựa copal nhân tạo tốt nhất là loại
nhựa chế tạo từ phenol có nhóm thế alkyl hay diphenylopropan.
• Công dụng: Dùng để nấu nóng chảy với dầu chẩu sản xuất loại sơn
dầu sấy nóng dùng để sơn đồ hộp.
2.3.3 Nhựa PF - biến tính
• Biến tính bằng rượu: Dùng rượu để este hóa các nhóm metylol của sản
phẩm đầu tiên trong quá trình đa tụ phenol với formaldehyt có tác dụng
làm cho nhựa có khả năng trộn hợp với dầu và tan trong hydrocacbon nhờ
các nhóm thế đính vào làm giảm độ phân cực của nhựa phenol
formaldehyt.
• Sản phẩm là một chất lỏng nhớt màu nâu thẫm có tác dụng:
+ Như một chất tạo màng dùng chế tạo loại sơn sấy nóng ( 170 -
180°C ).
+ Thêm vào sơn từ nhưạ từ nhựa phenol và nhựa khác để tăng độ
bóng, độ dính, tính cách điện,…
+ Thêm vào sơn este xenluloza để có tác dụng như hóa dẻo.
2.3.3 Nhựa PF - biến tính
• Biến tính bằng dầu thực vật: Để tang khả năng hòa tan nhựa vào dầu, tiến
hành đa tụ sơ bộ để tạo phân tử thấp, sau đó cho tác dụng với butanol rồi
mới biến tính bằng dầu thực vật.
• Nhựa tạo thành:

• Nhựa phenol biến tính bằng dầu thực vật có thể dùng sản xuất loại sơn
tương đối đơn giản,bền với nước dung môi và tác dụng của thời tiết.
Thường hay dùng để sản xuất sơn men bền với xăng dầu, sơn đồ hộp chịu
axit.
2.3.4 Nhựa ure formaldehyt (U/F).
• Là một loại nhựa đa tụ, sản xuất từ ure với formaldehyt. Loại nhựa
này khá giòn và dính kèm nên thường chỉ dùng để sản xuất chất dẻo
và loại keo dán gỗ tan trong nước.
• Nhựa ure-formaldehyt chỉ tan trong một số dung môi hạn chế nên
dùng để sản xuất sơn cũng không thuận tiện  phải biến tính nó
bằng một loại rượu.
• Tuy nhiên rất ít khi dùng nguyên liệu nhưa U/F biến tính mà thường
trộn thêm nhựa khác như nhựa gliphtal để tăng tính đàn hồi của
màng sơn và độ dính vào bề mặt kim loại.
• Các loại sơn nào trong thành phần có nhựa U/F thường rất đanh, khô
nhanh, bóng, không bị vàng úa khi đốt nóng…
2.3.4 Nhựa ure formaldehyt (U/F).
• Là một loại nhựa đa tụ, sản xuất từ ure với formaldehyt. Loại nhựa
này khá giòn và dính kèm nên thường chỉ dùng để sản xuất chất dẻo
và loại keo dán gỗ tan trong nước.
• Nhựa ure-formaldehyt chỉ tan trong một số dung môi hạn chế nên
dùng để sản xuất sơn cũng không thuận tiện  phải biến tính nó
bằng một loại rượu.
• Tuy nhiên rất ít khi dùng nguyên liệu nhưa U/F biến tính mà thường
trộn thêm nhựa khác như nhựa gliphtal để tăng tính đàn hồi của
màng sơn và độ dính vào bề mặt kim loại.
• Các loại sơn nào trong thành phần có nhựa U/F thường rất đanh, khô
nhanh, bóng, không bị vàng úa khi đốt nóng…
Câu hỏi ôn tập
1. Sơn là gì? Các ứng dụng cơ bản của sơn? Thành phần của màng
sơn?
2. Sự hình thành màng sơn? Chất tạo màng trong sơn là gì?
3. Dầu thảo mộc là gì? Giới thiệu một số loại dầu thảo mộc phổ biến?
Thành phần chủ yếu của dầu thảo mộc
4. Mục đích của quá trình làm sạch dầu thảo mộc? Trình bày các
phương pháp làm sạch dầu thảo mộc?
5. Trình bày các quá trình chế biến dầu thảo mộc?
Câu hỏi ôn tập
6. Nhựa thiên nhiên là gì?
7. Nhựa thông là gì? Nêu các sản phẩm phổ biến từ nhựa thông?
8. Senlac là gì? Nêu một số qui trình biến tính và ứng dụng của
Senlac?
9. Nhựa mỏ là gì? Bitum là gì? Pec là gì?
10. Nhựa tổng hợp khác nhựa thiên nhiên như thế nào? Nêu một số
loại nhựa tổng hợp phổ biến?
11. Nhựa alkyt là gì? Trình bày các quá trình biến tính và ứng dụng của
nhựa alkyt?
2.3.5 Nhựa epoxy
• Nhựa epoxy là sản phẩm đa tụ từ hợp chất có nhóm epoxy

hay từ hợp chất có khả năng tạo thành nhóm epoxy như epicloridrin và
dicloridrin glyxerin với hợp chất có chứa nhóm hydroxyl – OH như
diphenylopropan, resorin, pyrocatechin, rượu đa chức, nhựa phenol
formaldehyt,…
2.3.5 Nhựa epoxy
Có 3 loại nhựa epoxy phổ biến
• Nhựa epoxy novolac, có hơn hai vòng epoxy. Tương tự như nhựa chế
tạo từ novolac phenolic và epiclohydrin và thường có từ ba đến bốn
vòng epoxy trong mỗi phân tử:

• Nhựa cyclo-aliphalic epoxy, trong đó vòng epoxy được hợp nhất lên
trên một trong các cạnh của vòng cyclo-hexan.
2.3.5 Nhựa epoxy
Có 3 loại nhựa epoxy phổ biến
Có thể chế tạo nhựa acrylic epoxy bằng cách đồng trùng hợp glycidyl
metacrylat:
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Nhựa epoxy là nhựa nhiệt dẻo, không thể tự nó chuyển sang trạng
thái không nóng chảy, không hòa tan được. Có ba loại chất đóng rắn:
chất đóng rắn loại amin, chất đóng rắn loại axit và chất đóng rắn loại
khác.
• Đóng rắn ở nhiệt độ thường (đóng rắn nguội)
• Đóng rắn bằng polyamine.
• Đóng rắn bằng các nhựa polyamit.
• Dùng các chất đóng rắn khác
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Đóng rắn ở nhiệt độ thường: Dầu mạch dài epoxy-este dựa trên dầu
khô của axit béo, có thể được dùng trong chế tạo vecni, nhưng chỉ
chịu bền kém, dễ bị bột hóa khi sơn bên ngoài cửa.
• Các nhựa epoxy hoàn toàn có thể có liên kết ngang trong phản ứng
với các hóa chất có chứa nhóm amin. Các chất đóng rắn có thể phân
loại như sau:
• Đóng rắn bằng polyamine.
• Đóng rắn bằng các nhựa polyamit.
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Đóng rắn bằng polyamine.
• Phản ứng cộng, giữa vòng epoxyt và các nhóm amin sơ cấp và thứ cấp,
không tiếp xúc trực tiếp với vòng benzene, xảy ra ở nhiệt độ trên 15°C và
tạo khả năng đóng rắn nhựa ở nhiệt độ phòng. Để có được nhựa diepoxy
liên kết ngang, số nhóm chức của amin tối thiểu là ba, vì vậy có thể nói là
ba nguyên tử hydro amin.
• Các amin đơn như etylen diamin, H2N CH2CH2 NH2 ( số nhóm chức 4 ) và
detylen triamin, H2N CH2 NH CH2 CH2 NH2 ( số nhóm chức thứ 5 ) được sử
dụng và xem như một dung dịch “ hoạt hóa “. Chất này cho vào sơn ( có
chứa nhựa epoxy) ngay trước khi sử dụng. Các amin không phải là chất xúc
tác vì không bị tiêu hao trong phản ứng hóa học. các nhựa epoxy có phân
tử khối thấp ( khoảng 900 ) được ưu dùng. Liên kết ngang có thể như sau:
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Đóng rắn bằng polyamine.
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Đóng rắn bằng polyamine: Sơn có xu hướng tách lỏng trên bề mặt.
Thiếu sót này có thể được giảm thiểu bằng cách để sơn đã pha chế
trong 12 – 16 giờ trước khi sử dụng. Điều này hoàn toàn bảo đảm vì
sơn ở trong thùng đã được tính trong 48 giờ ở nhiệt độ thường. Có
thể cho phản ứng trước nhựa epoxy với lượng dư amin, sẽ phát sinh
một aduc có chứa các nguyên tử hydro amin không phản ứng:
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Đóng rắn bằng các nhựa polyamit: Các nhựa polyamit được điều chế
từ các polyamine và các dime của axit béo. Dime của các axit béo
được sản xuất từ dầu không no khô của axit béo bằng phản ứng Diesl
– Alder. Một dime axit có thể ở dạng:

• Các nhựa polyamit làm tăng độ dẻo của màng, các nhóm amin được
đặt xa cách nhau trong các phân tử lớn, nhưng các nhóm amit lại trở
thành có liên kết trong cấu trúc polymer nên độ bền với kiềm bị giảm
bớt. Sự đóng rắn chậm hơn và thời gian để trong bình lâu hơn,…
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Chất đóng rắn là amin mạch thẳng (như hexametylen diamin)
• Quá trình đóng rắn xảy ra rất nhanh ngay ở nhiệt độ thường và có tỏa
nhiệt cho nên chỉ cho chất đóng rắn vào nhựa epoxy ngay trước khi
sử dụng.
• Lượng amin cho vào phải tính chính xác, làm sao cho một nguyên tử
hydro hoạt động của nhóm amin tương ứng với một nhóm epoxy vì
dư hay thiếu đều ảnh hưởng đến sản phẩm chất sản phẩm.
• Các loại amin này độc và có tác dụng ăn mòn kim loại nên việc sử
dụng bị hạn chế nhiều.
• Muốn khắc phục một số khuyết điểm nêu trên, người ta thường dùng
loại ađuc là sản phẩm ngưng tụ nhựa epoxy với amin làm chất đóng
rắn. Ví dụ như ađuc số 4 còn gọi là chất đóng rắn.
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Chất đóng rắn là amin thơm ( phenylen-diamin)
• + Quá trình đóng rắn xảy ra chậm hơn và chỉ có khả năng xảy ra ở
nhiệt độ cao. Nhưng đóng rắn ở nhiệt độ cao thì màng sơn chịu nhiệt,
bền cơ học và cách điện tốt hơn là đóng rắn bằng amin mạch thẳng ở
nhiệt độ thường.
• Màng sơn từ nhựa epoxy đóng rắn bằng amin có một số đặc điểm tốt
như:
• Ổn định hóa học cả đối với axit, kiềm và một số dung môi;
• Bền đối với tác dụng của một số thực phẩm (rượu, hoa quả…);
• Bền cơ học, co giãn và cách điện tốt.
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Chất đóng rắn là nhưa polyamit phân tử thấp
• Có thể thực hiện quá trình đóng rắn ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ
cao.
• Lượng polyamit thêm vào khoảng 40-100% lượng nhưa epoxy ảnh
hưởng đến tốc độ đóng rắn và tính chất của màng sơn.
• Đóng rắn bằng nhựa polyamit màng sơn có đặc điểm:
• Dính chặt vào kim loại, gỗ, caosu, nhựa;
• Bền cơ học và rất co giãn.
2.3.5.1 Quá trình đóng rắn nhựa epoxy
• Dùng các loại chất đóng rắn khác
• Nhựa phenol-formaldehyt: đóng rắn ở 1750C, bền với xăng dầu và
chịu nhiệt tốt.
• Nhựa ure và melamin formaldehyt: đóng rắn ở nhiệt độ 150-2000C,
ổn định hóa học kém.
• Isoxyanat: bền với dung môi hữu cơ nhưng kém co giãn và chịu kiềm
kém
2.3.5.2 Quá trình biến tính nhựa epoxy
Nhựa epoxy chứa nhiều nhóm định chức có khả năng phản ứng nên rất
dễ biến tính bằng các biến đổi hóa học hay bằng cách trộn hợp với các
loại nhựa khác.
Quá trình biến tính rất quan trọng vì nhờ có biến tính mà có thể thay
đổi tính chất và hạ giá thành sản phẩm.
Biến tính bằng cách este hóa nhựa epoxy
Biến tính nhựa epoxy bằng cách trộn hợp
2.3.5.2 Quá trình biến tính nhựa epoxy
Biến tính bằng cách este hóa nhựa epoxy: Thường biến tính loại nhựa diepoxy
có phân tử khối cao (2900-3800) hay nhựa polyepoxy và dùng axit béo của dầu
khô, bán khô hay không khô để biến tính. Lượng axit béo là 1-1,5 phân tử với 1
nhóm epoxy.
• Quá trình este hóa tiến hành qua 2 giai đoạn:
+ Trước tiên axit béo tác dụng với nhóm epoxy ở khoảng 130-1600C:
RCOOH + …-CHO-CH2O  R-CO-O-CH2-CHOH-…
+ Sau đó axit béo mới tác dụng với các nhóm hydroxyl mới tạo thành và
các nhóm hydroxyl có trong mạch nhựa epoxyl ở nhiệt độ cao hơn 200-2200C:
RCOOH + R-CO-O-CH2-CHOH-…  R-CO-O-CH2-CH(O-CO-R)-…
• Nhựa biến tính bằng axit béo của dầu có đặc điểm:
+ Có khả năng tự đóng rắn mà không cần thêm chất đóng rắn.
+ Nhựa dính tốt và co giãn hơn là nhựa đóng rắn bằng amin nhưng lại kém
về độ bền hóa học và chịu nước do có chứa các liên kết este.
2.3.5.2 Quá trình biến tính nhựa epoxy
Biến tính nhựa epoxy bằng cách trộn hợp
+ Nhựa epoxy-alkyt:
+ Nhựa epoxy với nhựa phenol: chịu nhiệt tốt
+ Nhựa epoxy đồng trùng hợp với styrol và nhiều hợp chất vinylic
khác như: vinylaxetat, vinylclorua, acrylate, metacrylat dùng để làm
sơn, keo và dùng để ngâm giấy, vải.
+ Nhựa epoxy trộn hợp với caosu butadiene-nitril có khả năng co
giãn ở khoảng nhiệt độ khá rộng.
+ Nhựa epoxy với nhựa polyamit phân tử thấp.
+ Nhựa epoxy với nhựa silic hữu cơ có đặc điểm rất tốt là chịu
nhiệt cao, dính tốt và co giãn nhiều.
2.3.5.3 Sơn epoxy
Nhựa epoxy được sử dụng rất nhiều để chế tạo sơn vì chúng có những
đặc tính sau đây:
• Dính tốt do có nhiều nhóm có cực;
• Tương đối khá co giãn vì các nhóm có cực đó nằm ở các vị trí tương
đối xa nhau;
• Khi đóng rắn không làm thoát ra một sản phẩm phụ nào;
• Bền cơ học tốt sau khi đóng rắn nhờ có cấu trúc không gian đều;
• Ổn định hóa học dung môi, axit yếu và kiềm mạnh nhờ -C-O-C-.
2.3.5.3 Sơn epoxy
• Sơn epoxy đóng rắn nguội
• Sơn epoxy đóng rắn nóng (qua lò sấy hoặc dùng tia tử ngoại)
• Nhựa epoxy/nhựa M/F/sản phẩm alkyt
• Sơn bột
• Sơn epoxy nước
• Sơn epoxy từ nhựa epoxy biến tính
• Sơn epoxy từ hợp chất không no epoxy hóa
Bài tập: Trình bày các hiểu biết về những loại sơn nêu trên.

You might also like