You are on page 1of 3

MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN

1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản


- Cấu tạo hữu cơ của tư bản, ký hiệu c/v, là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu
tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
 Cấu tạo giá trị là tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến (c) và tư bản khả
biến (v) khi quan sát theo hình thái giá trị.
(Ví dụ: một nhà sản xuất tư bản có đại lượng $12k, trong đó giá trị TLSX là
$10k, giá trị sức lao động là $2k thì cấu tạo giá trị của tư bản này là:
$10k : $2k = 5:1)
 Cấu tạo kỹ thuật là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng sức lao động sử
dụng những TLSX đó trong quá trình sản xuất khi quan sát nền sản xuất theo
hình thái hiện vật (thường được biểu thị bằng các chỉ tiêu như lượng năng
lượng hay số máy móc do 1 công nhân sử dụng trong sản xuất).
(Ví dụ: 100kW điện/1 công nhân; 10 máy dệt/1 công nhân;...)
 Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự
thay đổi của CTKT sẽ dẫn đến sự thay đổi trong CTGT. C.Mác biểu hiện mối
quan hệ đó bằng phạm trù cấu tạo hữu cơ.
- (Như đã đề cập trong phần thực chất của tích lũy tư bản, tái sản xuất có 2 loại: TSX
giản đơn và TSX mở rộng. Những nhà tư bản lớn sẽ hướng đến hình thức TSX mở
rộng để tăng quy mô sản xuất. Muốn vậy, họ buộc phải trải qua quá trình tích lũy tư
bản, tăng CTKT và từ đó tăng CTGT (công thức G = c + v + m (c là tư bản bất biến, v là
tư bản khả biến, m là giá trị thặng dư)).)
 Tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.

2. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản


- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư. Đây là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.
 Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô tư
bản xã hội.
 Một mặt, đây là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật. Mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình
phát triển của sản xuất TBCN tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.
- Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy
mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư
bản cá biệt lớn hơn, có thể thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt.
 Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư
bản. (Cạnh tranh dẫn đến sự hợp tác tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá
biệt. Tín dụng là phương tiện tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội
vào tay các nhà tư bản.)
 Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là điều thường thấy, đặc biệt ở các
doanh nghiệp, tập đoàn lớn. (Họ luôn có thiên hướng mở rộng quy mô và
phát triển nhanh hơn. Muốn vậy, họ buộc phải mua lại những doanh nghiệp
yếu hơn và nhỏ hơn doanh nghiệp của mình.)
Ví dụ: (về sáp nhập doanh nghiệp) Cái bắt tay giữa tập đoàn VinGroup và tập
đoàn Masan cuối năm 2019
(Gần đây nhất, vào ngày 3/12/2019, chúng ta đã chứng kiến cái bắt tay lịch
sử giữa tập đoàn VinGroup và tập đoàn Masan trong việc phát triển thương
hiệu VinMart và VinEco. Dễ thấy rằng VinGroup là tập đoàn lớn, có thể nói là
hàng đầu Việt Nam, với phát triển đa ngành nghề: ở nhà Vinhomes, đi xe
Vinfast, khám ở Vinmec, học ở Vinschool, đi chợ Vinmart, du lịch Vinpearl,...
VinGroup có lợi thế về hệ thống khách hàng đã quen sử dụng dịch vụ của
VinMart, có nhà phân phối, có mặt bằng và hệ thống nhân viên, quản lý, v.v..
Masan cũng có những lợi thế nhất định. Là đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng
lớn nhất Việt Nam, chúng ta hẳn đã quen với những thương hiệu như: tương
ớt Chinsu, nước mắm Tam thái tử, mì Omachi rất ngon mà không sợ nóng,...
Masan mong muốn mình trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu. Vì vậy, việc
hợp tác với chuỗi VinMart, VinMart+, VinEco là vô cùng cần thiết để cạnh
tranh với các thương hiệu bán lẻ khác như BigC, Saigon Coop, AEON, Lotte,...)

3. Tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với
thu nhập của người lao động làm thuê (cả tuyệt đối lẫn tương đối)
- Thuật ngữ bần cùng hóa được C.Mác sử dụng để chỉ điều kiện sống của công nhân
trong hệ thống TBCN mà trên thực tế, thu nhập mà các nhà tư bản có được lớn hơn
rất nhiều lần so với thu nhập của người lao động làm thuê.
- (Sự gia tăng tích lũy tư bản dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng, nghĩa là tỉ lệ c/v
tăng, do đó tỉ lệ tư bản khả biến có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến,
dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu, tình trạng thất nghiệp.)

 Tích lũy tư bản có tính hai mặt:

- Tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản


- Tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê, biểu hiện dưới 2 hình
thức: bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
 Bần cùng hóa tương đối giai cấp vô sản thể hiện ở tỷ trọng thu nhập của
công nhân trong thu nhập quốc dân giảm xuống dù thu nhập tuyệt đối có thể
tăng lên; còn tỷ trọng thu nhập của giai cấp tư sản trong thu nhập quốc dân
ngày càng tăng lên.
( Bần cùng hóa tương đối giai cấp vô sản không phụ thuộc vào thu nhập
và mức sống của giai cấp công nhân mà phụ thuộc vào sự chênh lệch về mức
tăng thu nhập giữa 2 giai cấp vô sản và tư sản.)
 Bần cùng hóa tuyệt đối giai cấp vô sản biểu hiện ở mức sống của công nhân
bị giảm sút so với trước, xảy ra không chỉ trong trường hợp tiêu dùng cá
nhân bị giảm tuyệt đối, mà kể cả khi tiêu dùng cá nhân tăng lên nhưng mức
tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do hao phí sức lao động lớn hơn.
( Bần cùng hóa tuyệt đối giai cấp vô sản không chỉ do tiền lương thực tế
giảm, mà còn do sự giảm sút của các điều kiện có liên quan đến đời sống vật
chất và tinh thần của công nhân (đe dọa thất nghiệp, cường độ lao động, môi
trường lao động, điều kiện nhà ở, chính sách xã hội,...).)

You might also like