You are on page 1of 13

Lịch sử quan hệ quốc tế

Cuối kì

1. Nêu và phân tích đặc điểm của chiến tranh lạnh?


Đặc điểm
- Có lúc đối đầu, có lúc hòa dịu trong các thời kì
+ 1945 – 1962: đối đầu căng thẳng vl luôn các mẹ ạ
+ 1962- 1978: hòa hoãn mong manh sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba – ổn định trở lại trong thế
đối đầu. Vì sao?
 Dư luận lo ngại chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân
 Hội nghị Helsinki (1/8/1975) do các nước WARSAW đề nghị  ra được cái định ước 10
điểm giữ nguyên trạng Châu Âu – dấu ấn hòa hoãn Đông Tây.
+ 1978- 1985: đối đầu trở lại (nhưng lợi ích quốc gia – dân tộc là ưu tiên hàng đầu) nhưng không
căng thẳng như giai đoạn 1945 – 1962 (tập trung chạy đua vũ trang, đối đầu với bên ngoài là ưu tiên)
+ 1985 trở đi: hòa dịu vì:
a. Nỗi lo sợ chiến tranh hạt nhân, gánh nặng chạy đua vũ trang
b. Hòa hoãn để củng cố vị trí siêu cường
c. Chính sách đối ngoại mới của tổng thống gorbachov:
+ giảm đối đầu, duy trì môi trường hòa bình
+ ngừng chạy đua vũ trang, tập trung phát triển
+ giảm cam kết bên ngoài, tập trung cho trong nước
+ thỏa hiệp, nhân nhượng với Mỹ
- Không đối đầu trực tiếp về mặt quân sự (phải chỉ đc dẫn chứng – ví dụ Cuban crisis, Berlin crisis, vì sao
kìm chế bên miệng hố chiến tranh) mà đối đầu về văn hóa, tư tưởng, ý thức hệ.
- Quan hệ Đông – Tây mang tính chất toàn cầu: ở khía cạnh nào? (về phạm vi về lãnh thổ: nó bao quát lên tất
cả khu vực chứ ko riêng ở châu Âu; về đối tượng thì làm sao: nó lôi kếo đc mọi đối tượng trên toàn thế giới).
- Có sự chạy đua vũ trang trong quan hệ đối đầu giữa Đông và Tây (bạn dẫn chứng cho mình: chạy như nào)
- Hai cái siêu cường này nỗ lực lôi kéo đồng minh về phía mình để tập hợp lực lượng: các liên minh quân sự
đối kháng nhau: NATO, WARSAW, các Hiệp ước an ninh của hai phe để tập hợp lực lượng
Nguyên nhân

1945 – 1962 1979 - 1985


- Fuck shit Đức, Ý, Nhật bị tiêu diệt  chất - Liên Xô xa rời nguyên tắc nguyên trạng
“keo dính Phát-xít” không còn, cơ sở cho việc ở các khu vực ngoại biên thế giới (Nam
hình thành liên minh chống Phát-xít cũng mất và Đông Bắc châu Phi, và Afghanistan)
đi  mẫu thuẫn vốn có kể từ khi Liên Xô ra - Với việc xích lại gần Trung Quốc và
đời lại nổi lên như mâu thuẫn cơ bản nhất mọi khuyến khích hợp tác Trung – Nhật, Mỹ
thời đại. muốn tạo ra liên minh tay ba Mỹ - Trung
- Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước – Nhật nhằm chống Liên Xô ở Viễn
phương Tây không còn là đồng minh mà là Đông
quan hệ xuất phát trên những lợi ích hoàn toàn - Việc không có nhận thức chung giữa
khác nhau, luôn đấu tranh không khoan Liên Xô và phương Tây trong các vấn đề
nhượng, làm tình hình thế giới căng thẳng đã tạo ra, đầu những năm 1980, bầu
thêm. Tuy nhiên, mối quan hệ kém hữu nghị không khí không tin tưởng lẫn nhau và
không phải là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh định kiến trong quan hệ giữa Liên Xô
trực tiếp giữa hai phe. với thế giới bên ngoài.
- Sự khác nhau về ý thức hệ  hai phe luôn Ba nguyên nhân trên đã khiến khả năng
không tin tưởng lẫn nhau, mâu thuẫn và đấu tìm kiếm các giải pháp thỏa hiệp bị thu
tranh nổ ra trên mọi lĩnh vực. Tháng 12 năm hẹp lại, trong khi những ý đồ giải quyết
1946, cựu thủ tướng Anh Churchill đọc diễn mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình phát
văn lên án chính sách bành trướng cả Liên Xô, triển những mối quan hệ đã đi vào ngõ
vận động “chiến tranh lạnh” với Liên Xô với sự cụt.
đồng tình của tổng thống Truman. Tháng 03
năm 1947, học thuyết Truman ra đời kêu gọi
“ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô
và chủ nghĩa xã hội”. Mỹ tập hợp lực lượng
trên thế giới, hình thành một hệ thống vành đai
các căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các
nước XHCN. Từ đây, cuộc đối đầu chính thức
giữa Liên Xô và Mỹ xảy ra.
Biểu hiện

1947 - 1962 1979 - 1985


- Các nỗ lực thống nhất nước Đức thất bại - Khủng hoảng Afghnistan 1979 (24/12/1979
dẫn đến sự thành lập hai nhà nước Đức: Liên Xô đưa quân vào Afghnistan ủng hộ ph
Anh Pháp Mỹ thành lập Tây Đức chính phủ - Mỹ ủng hộ phe chống chính phủ 
(8/4/1949), Liên Xô thành lập Đông Đức Mỹ nghi ngờ Liên Xô chuẩn bị đột phá vào vịn
(10/1949), hai bên đều không công nhận Persic nhằm kiểm soát các nguồn dầu mỏ. Sâ
lẫn nhau  Anh Pháp Mỹ tái vũ trang Tây hơn, Washington cho rằng Moscow đưa quân và
Đức dẫn đến cuộc khủng hoảng Berlin lần Afghanistan nhằm chiếm lợi thế trong đối đầ
2 (Lần 1 là năm 1948 khi Liên Xô phong toàn cầu (thiết lập “trục chống Mỹ” – Liên X
tỏa kiểm soát các mối liên hệ giữa các khu Ấn Độ, Afghanistan) >< Còn Liên Xô thì tin chắ
vực Tây Berlin với Tây Đức, để trả đũa rằng những sự kiện ở Afghanistan chỉ có ý ngh
việc phương Tây triệu tập hội nghị khu vực và thứ yếu, song Washington lấy đó làm
London), Hội nghị cấp cao để giải quyết cái cớ để chạy đua vũ trang toàn cầu – mục tiê
khủng hoảng Berlin lần 2 thất bại, mà Mỹ luôn mong muốn theo đuổi. Các nướ
Khrushchev (trong khóa họp đại hội đồng thành viên NATO cũng không có cách đánh g
UN 9/1960) lên án Mỹ ăn cướp và lừa đảo thống nhất. Tây Âu không cho rằng Moscow ca
để thay thế luật pháp quốc tế, còn Mỹ thì thiệp vào Afghanistan là sự kiện có ý nghĩa toà
kêu gọi lật đổ chính phủ các nước XHCN, cầu và coi việc hòa hoãn đối với các nước nà
giải phóng cho các dân tộc đang sống sau quan trọng hơn khả năng phải đối đầu với Mỹ.
bức màn sắt  Đêm đó Đông Đức xây bức - 1979: Mỹ tẩy chay Thế vận hội Olympic t
tường Berlin  Dân Đông Đức di cư ồ ạt Moscow
sang Tây Đức  Dân Đức và dân thế giới
nghĩ rằng Liên Xô và Đông Đức đang xâm - 1979 – 1981: cuộc khủng hoảng Ba Lan: M
phạm quyền tự do cá nhân trong đi lại của hậu thuẫn cho phe Công đoàn đoàn kết lật đổ ph
nhân dân. chính phủ (do Liên Xô ủng hộ).
- Chiến tranh Triều Tiên 1950: Liên Xô - Chạy đua hạt nhân dẫn đến khủng hoảng tên lử
ủng hộ cho Bắc Triều Tiên, Mỹ ủng hộ tầm trung: Sau Nixon, hai Tổng thống tiếp theo
Nam Triều Tiên, đánh dấu sự phân cực sâu Gerald Ford và J. Cater thực hiện chính sách đố
sắc trong bối cảnh chiến tranh lạnh ở châu ngoại, về căn bản vẫn chỉ là sự chuyển tiếp chín
Á. sách đối ngoại của Nixon. Tháng 11 năm 198
Ronald Reagan đắc cử Tổng thống trong bối cản
- Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962: Mỹ đặt Mỹ gặp thấy bại nặng nề ở Việt Nam, Iran… v
tên lửa hướng sang Liên Xô và Đông Âu ở địa vị của Mĩ bị giảm sút ở nhiều khu vự
Tây Đức và Thổ Nhĩ Kỳ (bay 15 phút là tới Reagan thực hiện chạy đua vũ trang mạnh m
Moscow cmnr) nên là Liên Xô lo lắng lắm nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự vớ
(do tên lửa đặt ở Đông Âu thì bay 30 phút Liên Xô, khôi phục lại vị trí hàng đầu về quân sự
mới tới Washington). 1959, Cuba giành Từ năm 1980 đến 1986, ngân sách quân sự tăn
được độc lập từ tay chính phủ độc tài thân 50%; năm 1982, ngân sách quân sự chiếm 7.4%
Mỹ Batista thì liền bị Mỹ cấm vận  Cuba GNP. Tháng 11 năm 1983, Reagan hạ lệnh đư
nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô. Liên Xô viện các tên lửa tầm trung Pershing và Cruise vào Tâ
trợ, rồi sau đó là cam kết bảo vệ Cuba (vì Đức, Bỉ, Hà Lan và các nước châu Âu khá
Liên Xô lúc này cũng đang cần một chỗ để Ngày 23 tháng 3 năm 1983, Reagan đề ra k
đặt.. tên lửa chơi lại Mỹ)  Bí mật mang hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI). Đố
tên lửa hạt nhân trong tàu chở hàng sang phó lại, Liên Xô của tăng cường chạy đua v
Cuba. Máy bay U2 do thám của Mỹ bay trang đến 25% tổng sản phẩm quốc dân. Liên X
qua Cuba, thấy Liên Xô lắp xong tên lửa ở cũng triển khai các tên lửa tầm trung SS4, SS
Cuba  Về báo cáo thế là Mỹ lo lắng lắm, SS20 tại các nước Đông Âu và phần lãnh th
phong tỏa cảng biển Cuba (chứ không Mỹ châu Á. Học thuyết Reagan về chạy đua vũ tran
sợ Liên Xô lại chở vào thì chết). Dĩ nhiên khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự đã làm
là Liên Xô và Mỹ cũng chẳng ai muốn một cho cuộc đối đầu Xô – Mỹ thêm căng thẳng v
cuộc chiến tranh hạt nhân cả (thêm nữa là tình hình thế giới thêm phức tạp suốt những năm
Liên Xô lo cho Cuba nước nhỏ, lại gần Mỹ,
lỡ có trâu bò đánh nhau thì ruồi muỗi chết) 1980 – 1984. Chính vì cả Liên Xô và Mỹ đề
 Đồng ý ngồi nói chuyện với nhau: tháng tăng chi phí quân sự, lợi dụng các kẽ hở của Hiệ
12 năm 1962 Liên Xô đem tên lửa về, Mỹ định giải trừ vũ khí hạt nhân để hoàn thiện ch
tháng 4 năm 1963 tháo tên lửa ở Thổ Nhĩ kho vũ khí của mình, Mỹ đặt tên lửa ở Tây Â
Kỳ. Giải quyết xong rồi thì Cuba giận Liên chĩa sang Đông Âu, Liên Xô đặt tên lửa ở Tây Â
Xô vì qua mặt Cuba, không hỏi ý kiến chĩa sang Đông Âu  khủng hoảng tên lửa tầm
Cuba gì cả mà đã rút về rồi  Quan hệ Xô trung đẩy căng thẳng lên cao. Từ năm 1981
– Cu xấu đi (thế là Liên Xô phải dịu ngọt 1983 diễn ra cuộc hội nghị về tên lửa ở Châu Â
ngào khi Fidel sang thăm Liên Xô trong để giải quyết khủng hoảng nhưng thất bại, hai bê
thời gian sau đó). tiếp tục chương trình vũ khí của mình  đối đầ
quay trở lại và dâng cao.

2. Nêu và phân tích những thuận lợi, khó khăn của các nước Á, Phi, Mĩ
Latinh sau khi giành được độc lập? 
1. Thuận lợi:
- Phần lớn các nước này sau khi giành độc lập đều chủ trương chính sách hòa bình,
trung lập, độc lập, chống chủ nghĩa thực dân. Chính vì thế mà các nước này luôn được sự
ủng hộ, cổ vũ từ các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô ủng hộ về mặt kinh tế để giúp các
nước phát triển kinh tế.
- Việc cung cấp viện trợ kinh tế cho các nước Á, Phi đã giúp thúc đẩy sự phát triển
kinh tế tại các quốc gia đó. Một số quốc gia đã tận dụng những nguồn viện trợ này + áp
dụng các chiến lược kinh tế phù hợp => phục hồi và phát triển kinh tế rất nhanh.
- Chính vì có chung lợi ích => chính sách đối ngoại các nước mới giành độc lập có xu
hướng liên kết với nhau => tính liên kết tạo thành một tổ chức, trở thành lực lượng có
tiếng nói trên trường quốc tế (Hội nghị Á-Phi tại Băng-đum 1955), Hội nghị phong trào
không liên kết 1961 ở Belgrade (Nam Tư cũ).
- Các nước Á, Phi, Mĩ-Latin giành độc lập trong bối cảnh chiến tranh lạnh, mặc dù
cuộc chiến này đã gây ra xung đột căng thẳng nhưng trong một số trường hợp cũng làm
cho xung đột giảm bớt, được hạn chế, đặc biệt là mau thuẫn về sắc tộc và tôn giáo trên
phạm vi nhất định; ngăn ngừa sự leo thang của khủng hoảng. Nhiều mâu thuẫn về sắc tộc
và tôn giáo đã bị cuộc chiến giữa 2 phe TBCN và XHCN che lấp.
- Chiến tranh lạnh một mặt hạn chế chính sách đối ngoại của nhiều nước, khiến họ bị
cuốn theo một phe nhưng cũng có những trường hợp họ lựa chọn chính sách trung lập,
tìm kiếm sự cân bằng giữa phương Đông và phương Tây, không bị cuốn theo một trong
hai khối.
2. Khó khăn
- Sau khi giành độc lập, các nước này trở thành nơi đọ sức giữa Mĩ và Liên Xô =>
chịu nhiều sức ép
- Buộc phải lựa chọn đi theo con đường XHCN hay TBCN để phát triển, các nước lựa
chọn mô hình XHCN cũng gặp nhiều khó khăn do sự chống phá của Mĩ đối với chính phủ
thân Liên Xô.
- Phần lớn đều rất nghèo khổ, lạc hậu, chịu nhiều tàn dư từ chế độ thực dân => sau khi
độc lập, cần sự giúp đỡ bên ngoài => điều kiện tiên quyết để Liên Xô và Mĩ lợi dụng và
thao túng.
- Nội bộ tồn tài nhiều những mâu thuẫn. VD: Cuộc nội chiến Angola và Afghanistan
(ví dụ điển hình về việc các siêu cường lợi dụng xung đột nội bộ các quốc gia này để từ
đó nhúng tay vào công việc nội bộ các nước này), xung đột tôn giáo, sắc tộc, các đảng
phái chính trị, do đó xung đột vũ trang diễn ra liên tục, gây bất ổn chính trị.
- Về kinh tế, các cuộc khủng hoàng dầu mỏ đã làm cho không chỉ các quốc gia này
mà ngay cả Mĩ và Liên Xô rơi vào suy thoái. Cán cân thanh toán bị thâm hụt, nợ chồng
chất + lãi suất không ngừng => khủng hoảng nợ nghiêm trọng, tỉ lệ tăng trưởng giảm,
châu Phi rơi vào khủng hoảng liên miên.
- Trong thương mại và quan hệ quốc tế, các nước thế giới thứ ba phải chịu rất nhiều
thiệt thòi, họ chịu sự phụ thuộc về vốn, kì thuật, thị trường xuất khẩu, các loại nguyên liệu
thô với gia rất thấp trong khi đó nhập khẩu các loại hàng hóa từ các nước phát triển với
giá rất cao.
- Từ những khó khăn về mặt kinh tế => xã hội bất ổn, tình trạng đói kém kéo dài, đời
sống nhân dân rất thấp, 70% dân số châu Phi và hơn 1/3 dân số châu Mĩ Latin sống trong
nghèo khổ.
Các nước này có xu hướng lựa chọn xu hướng trung lập sau khi giành được độc
lập.

3. Đánh giá vai trò của phong trào không liên kết trong thế giới hai cực? 
Trong chiến tranh lạnh, Phong trào KLK với những nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của mình, đã
có vai trò và đóng góp quan trọng vào đời sống chính trị quốc tế nói chung và việc bảo vệ lợi
ích đối với các nước đang phát triển nói riêng. Tình hình thế giới, thực tế, đã có những biến
đổi sâu sắc theo chiều hướng tích cực nhờ có sự đoàn kết đấu tranh của các lực lượng hoà
bình, độc lập và dân chủ mà Phong trào Không liên kết là một bộ phận. Phong trào đã góp
phần quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ
chiến tranh hạt nhân, đòi giải trừ quân bị và thành lập khu vực hoà bình và phi hạt nhân.
Phong trào đã cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc,
là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh đòi thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới và trật tự
thông tin quốc tế mới. Phong trào có đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp và
xung đột giữa các nước thành viên bằng biện pháp hoà bình.
4. Hãy nêu và phân tích cục diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 2? 
1. So sánh lực lượng thay đổi
a. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước thành hệ thống hỗ trợ nhau
- Chiến thắng CTTG 2 giúp cho an ninh Liên Xô được ổn định. Biên giới phía Tây và
phía Đông mở rộng, khối đoàn kết liên bang thêm chắc chắn => Vị trí của Liên Xô được nâng
tầm và khẳng định trên trường quốc tế.
- Bước ra khỏi cuộc chiến, Liên Xô bị tàn phá nặng nề (20 triệu người chết, 200 tỉ
USD) nhưng do công cuộc khôi phục kinh tế tốt (kế hoạch 5 năm lần 4 1946-1950) => trụ cột
của phe XHCN.
- Trong khoảng 1945-1959 là khoảng thời gian ra đời một loạt quốc gia XHCN. Ví
dụ: Việt Nm (1945), Romania (1947), Tiệp Khắc (1948), Trung Quốc (1949), Cuba (1959),…
=> Liên Xô không còn là nước XHCN duy nhất. Một loạt các quốc gia từ châu Âu đến châu
Á đã phát triển theo con đường XHCN, tạo nên thế liên hoàn hỗ trợ và giúp đỡ nhau xây
dựng CNXH đồng thời phối hợp chống lại phe Đế quốc.
b. Sự suy yếu của chủ nghĩa Đế quốc và sự lên ngôi của Mĩ.
- Hậu quả của CTTG 2: tình trạng tàn phá và kiệt quệ lan rộng trong hệ thống các
nước Đế quốc, đặc biệt là các nước thua trận như Đức , Ý, Nhật + sự ra đời của các nước
XHCN + phong trào giải phóng dân tộc + sự phát triển của các lực lượng dân chủ ngay trong
lòng các nước Tư bản => Sự suy yếu của các nước Đế quốc.
- Do chiến trường chính của CTTG 2 là ở châu Âu + kiếm lời từ buôn bán vũ khí +
chiến thắng trong cuộc chiến => kinh tế của Mĩ không ngừng phát triển, cùng với đó là sự
phát triển của các lực lượng quân sự + độc quyền sở hữu vũ khí hạt nhân => Mĩ là cường
quốc hàng đầu của phe tư bản và thế giới. Nhiều nước châu Âu (Anh, Pháp, Hi Lạp, Ý) +
Nhật Bản đã phải dựa vào Mĩ để phục hồi nền kinh tế kiệt quệ của mình => tăng cường vai
trò lãnh đạo của mình qua các bản hiệp định.
c. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ và sự ra đời của các nước dân
tộc độc lập
- Nguyên nhân: + CTTG 2 làm suy yếu chính quyền các nước đế quốc => cơ hội để
nổi dậy.
+ Các nước thực dân cố gắng duy trì hệ thống thuộc địa của mình
(Anh ở Ấn Độ và các quốc gia Bắc Phi, Pháp ở Đông Dương,…) => mâu thuẫn giữa nhân
dân thuộc địa và Đế quốc thêm sâu sắc => nhân dân thuộc địa buộc phải đừng lên đấu tranh
giành độc lập.
- Dưới ảnh hưởng của các nước XHCN, các quốc gia Á, Phi, Mĩ-Latin nổ ra các
phong trào giải phóng dân tộc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa thực dân và các thế lực phản động =>
đẩy nhanh quá trình phi thực dân hóa + làm sụp đổ hệ thống thuộc địa + suy yếu các nước Đế
quốc => hình thành các quốc gia độc lập như Ấn Độ, Indonesia,… => tiếng nói ngày càng có
trọng lượng và buộc các nước lớn tính đến tranh thủ và tập hợp lực lượng => Mặc dù các
chính sách của các quốc gia này còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản phù hợp với mục đích
đấu tranh, hòa bình độc lập nên họ thường chung lập trường với các quốc gia XHCN và được
các nước XHCN ủng hộ.
- Đại đa số các quốc gia thuộc địa và bán thuộc địa khác đã giành được độc lập chính
trị và đi theo con đường dân tộc chủ nghĩa. Sau kho thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa Đế
quốc, những nước này đã tập hợp lại để bảo vệ củng cố nền độc lập chính trị và phục hưng
đất nước. Về chính sách đối ngoại, họ có khuynh hướng hòa bình, chống chiến tranh xâm
lược, nhưng muốn đứng giữa 2 hệ thống chính trị TBCN và XHCN => sự ra đời của các nước
thế giới thứ 3 và phong trào không liên kết.
2. Sự thành lập của Liên Hợp Quốc
-
2. Mĩ-Xô xác lập vị trí siêu cường
Mĩ Liên Xô
Quân sự - Là quốc gia độc quyền về - Lực lượng quân sự lớn
vũ khí hạt nhân cho đến mạnh, đặc biệt là ở số
năm 1949 lượng quân có vũ trang ,
- Hàng trăm căn cứ quân sự đóng quân ở châu Âu và
ở nước ngoài (Đức, Ý, châu Á
Nhật, Áo,…) - Năm 1949, thử nghiệm
- Ngân sách quốc phòng thành công bom nguyên tử
tăng cao => phá thế độc quyền, tạo
thế cân bằng với Mĩ
Kinh tế - Vĩ trí địa lý thuận lợi -> - Mặc dù bị ảnh hưởng
không bị ảnh hưởng bởi nặng nề sau chiến tranh
cuộc chiến tranh thế giới nhưng lại có ưu thế về mặt
thứ 2 tài nguyên
- Kinh tế mạnh nhất thời - Kế hoạch kinh tế 5 năm
bấy giờ lần IV (1946-1950) thành
- Nhiều nước phụ thuộc vào công trông việc khôi phục
Mĩ, đặc biệt là các quốc gia nền kinh tế sau chiến tranh.
Tây Âu Sản lượng công nghiệp đạt
vượt mức trước chiến tranh
Chính trị - Là nước có uy tín và - Vì là nước giúp lật thế cờ
quyền lực vượt trội trong chiến tranh thế giới
- Lãnh đạo và bảo hộ các thứ hai => có uy tín và
nước TBCN. Hầu như nước quyền lực vượt trội
Tây Âu nào cũng yêu cầu - Có ảnh hưởng lớn (chưa
Mĩ giúp đỡ về kinh tế và kể đến kiểm soát) đa phần
Chính trị Đông Âu & ảnh hưởng đến
một số nước Châu Á (Triều
Tiên, Bắc Việt Nam , Cộng
sản hóa Trung Quốc)
- Lãnh đạo và bảo hộ các
nước XHCN

5. Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Lạnh? 


1. Khái niệm:
- Bernard Baruch: Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh. Ngày
16/04/1947, ông đã nhắc đến “Chiến tranh Lạnh” trong bài báo trước Hạ viện Mĩ.
- Tháng 9/1947, nhà báo Walter Lippmann đã khiến cho thuật ngữ được biết đến rộng
rãi với bài viết “Cold War” đăng trên tờ báo New York Herald.
=> Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mĩ và
Liên Xô sau khi kết thúc CTTG 2, “Chiến tranh”: sự đối đầu giữa Mĩ-Xô; “lạnh”: không sử
dụng các vũ khí nóng, hay các vũ khí truyền thống, mà thực hiện chạy đua vũ trang (vũ khí
hạt nhân).
2. Nguyên nhân:
a. Môi trường quốc tế:
- Sự thất bại của phe Trục khiến hai nước mất đi một nhân tố cơ bản trong sự ràng
buộc với nhau trong một liên minh hay chí ít là lợi ích chung= > chất keo kết dính là chống
Phát Xít không còn.
- So sánh lực lượng có sự thay đổi:
+ Mĩ và Liên Xô trội hơn hẳn so với các quốc gia còn lại cả về quân sự, chính
trị, kinh tế.
+ Sự xuống dốc của các nước Tây Âu, cụ thể là Anh, Pháp, Ý, Đức => Để lại
một khoảng trống quyền lực => Mĩ nổi lên với vai trò lãnh đạo phe TBCN.
+ Sự hình thành hệ thống các nước XHCN với đầu tàu là Liên Xô.
=> Điều kiện để hình thành thế hai cực.

b. Quá trình giải quyết các vấn đề (tồn tại các bất đồng) + đối kháng về ý thức hệ
giữa Mĩ và Liên Xô
- Các vấn đề Ba Lan, Đức, Nam Tư, Nhật và Trung Quốc… đã được thỏa thuận trong
các hội nghị lớn (Yalta và Potsdam) khi CTTG 2 kết thúc. Tuy nhiên trong quá trình giải
quyết, tình hình có những biến chuyển khác đi so với thỏa thuận. VD: Vấn đề về Ba Lan, Vấn
đề Ba Lan ban đầu đc thỏa thuận là sẽ thành lập 1 chính phủ liên minh giữa những người
cộng sản và các thành viên của chính phủ lưu vong thân phương Tây nhưng do có sự can
thiệp của hồng quân LX => chính phủ cộng sản thắng.
- Trong mỗi vấn đề quốc tế, quan điểm của Liên Xô và Mĩ đều có những nhìn nhận và
đánh giá trái ngược nhau, xuất phát từ lợi ích hoàn toàn khác biệt của hai bên:
+ Phía Liên Xô: Muốn đảm bảo an ninh biên giới phía Tây và phía Đông của
mình => tránh chiến tranh với các nước Tư bản Chủ nghĩa => phục hồi kinh tế và mở rộng
ảnh hưởng trong phe XHCN.
=> Xây dựng các vành đai Đông-Tây bằng cách thực hiện viện trợ, giúp đỡ các chính phủ
thân Liên Xô, liên kết với các nước XHCN khác về kinh tế, quân sự, tạo thế đối trọng với Mĩ
và phương Tây. Điển hình: Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON, hay CMEA, (1/1949);
Hiệp ước quân sự Warsaw (1955),…
+ Phía Mĩ: Đảm bảo an ninh từ phía Đông, mở rộng ảnh hưởng của mình ra
toàn cầu, giữ vai trò chủ đạo trong nền chính trị và kinh tế toàn cầu => Tránh nguy cơ của
cuộc chiến tranh thế giới mới; bảo đảm an ninh không bị uy hiếp từ phía Đông, mở rộng ảnh
hưởng trong giới TBCN và toàn cầu.
=> Mở rộng phạm vi quyền lực, lấp đầy khoảng trống quyền lực ở châu Âu, tạo các tổ chức
mang tính khống chế về kinh tế, chính trị, quân sự => kìm hãm và ngăn chặn sự ảnh hưởng
của Liên Xô và phe XHCN + trói buộc các nước phương Tây vào sự dẫn dắt của mình. Điển
hình là kế hoạch Marshall (đi vào triển khai 4/1948-cuối năm1951), Hệ thống Bretton Woods
(1945-1971) trong đó có sự thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hành thế giới WB
(1945), thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO (4/4/1949)
=> Nghi kị tăng, xung đột là khó tránh khỏi.
c. Sự phát triển tự nhiên của hai thế lực Cách mạng và phản Cách mạng
- Thế lực Cách mạng (các quốc gia thuộc địa, phong trào Cộng sản và công nhân quốc
tế) với mục tiêu vì hòa bình, chống chiến tranh >< Thế lực Phản Cách mạng (các quốc gia
Tây Âu, như Anh và Pháp, muốn lôi kéo Mĩ vào đối phó với phong trào Cộng sản và công
nhân quốc tế).
d. Vai trò của các cá nhân lãnh đạo
- Nhận thức của các nhà lãnh đạo các nước lớn về đối phương có phần chủ quan,
không phù hợp với bối cảnh hiện thực => hoài nghi và thiếu tin tưởng. Ví dụ: Đại biện
George Kennan với “nguy cơ Cộng sản”, các nhân vật trong chính phủ Mĩ cho rằng :“ Nếu
Liên Xô không chế được Đông Âu thì sẽ chiếm được Tây Âu” >< Stalin lo ngại về một cuộc
chiến tranh xâm lược của các nước Đế quốc như hồi năm 1918, hay lo ngại về việc Mĩ vượt
qua ranh giới vùng chiếm đóng ở Đức, tấn công lãnh thổ thuộc kiểm soát của Liên Xô.
- Hành vi của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạch định Chính
sách đối ngoại + Phương thức xử lý của mỗi người cũng khác nhau. Ví dụ: Truman nổi tiếng
là người chống Cộng sản rất quyết liệt, ít thỏa hiệp hơn Roosevelt; Stalin là người cứng rắn
trên nhiều vấn đề như vấn đề Ba Lan, Iran, bồi thường nước Đức; Churchill là người luôn cổ
xúy phong trào chống Cộng.
=> Vai trò của các cá nhân lãnh đạo đưa đến tình trạng đối đầu là rất lớn.

6. Hãy nêu nguyên nhân và ý nghĩa của việc ra đời các nước Thế giới thứ 3? Tại
sao Chiến tranh diễn ra chủ yếu ở các nước Thế giới thứ 3?
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hệ thống các nước thế giới thứ ba là sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc.
1. Nguyên nhân sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau 1945
- Sự lớn mạnh của các lực lượng giải phóng dân tộc.
- Sự suy yếu của các nước Đế quốc + sự ủng hộ của các nước XHCN.
- Sự thay đổi trong chủ nghĩa thực dân.
- Vai trò của Liên hợp quốc và sự ủng hộ quốc tế.
- Tác động của các sự kiện quốc tế.
=> Phong trào giải phóng dân tộc trở thành trào lưu trong quan hệ quốc tế.
2. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau 1945
a. Cấp độ quốc tế
- CTTG 2 làm suy giảm mạnh ảnh hưởng quốc tế của chính quyền thực dân truyền
thống. Quyền lực chuyển từ Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha sang Mĩ và Liên Xô. => Mĩ
và Liên Xô được coi là kế thừa di sản phi thực dân hóa và thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa
theo cách riêng:
*Mĩ:
- Đối với Mĩ, sự tồn tại của thuộc địa trái với quyền dân tộc tự quyết. Chính
quyền Mĩ giành được tự do từ Anh => các thuộc địa khác cũng cần được tự do, cơ sở đó
không ngăn cản Mĩ giành giật thuộc địa.
- Sau chiến tranh, Mĩ có các mục tiêu khác, chống sự bành trướng của Chủ
nghĩa Cộng sản, hợp tác với các Đồng Minh. VD: Philippines được Mĩ trao trả nền độc lập
hạn chế vào năm 1946.
- Thái độ và vị trí cường quốc của Mĩ tạo ra những thay đổi trong chính sách
của các cường quốc thực dân lâu đời hơn và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc. VD:
Anh học tập Mĩ thực hiện cải cách ở thuộc địa.
*Liên Xô:
- Chống lại chủ nghĩa thực dân. Liên Xô ảnh hưởng đến hành động của chủ
nghĩa thực dân thông qua chính sách và sự tồn tại của mình. Chủ nghĩa thực dân không cải tổ
để phong trào giải phóng dân tộc không quá mạnh mẽ, tránh rơi vào sự lãnh đạo của cộng
sản. Nếu có đấu tranh vũ trang Liên Xô sẽ trợ giúp vũ khí.
- Sự thành lập của các tổ chức quốc tế làm giảm, hạn chế khả năng tư do hành động
của các cường quốc thực dân:
+ Từ Hội quốc liên => Liên Hợp Quốc (hệ thống quản thác) => đẩy nhanh tiến
trình độc lập.
+ Hiên chương Liên Hợp Quốc: cam kết nền độc lập tương lai cho những
“lãnh thổ không tự quản”. Các quốc gia tham gia Liên Hợp Quốc quan tâm đến quyền độc lập
cho các thuộc địa. Phê phán các chính sách của chính quyền thực dân.
- CTTG 2 tạo nên những thay đổi trên trường quốc tế => tạo nên thay đổi ở thuộc địa
(chí ít là ở châu Á)
+ Nhật thay thế các cường quốc thực dân đang chiếm đóng những nước thuộc
địa tại châu Á cho đến biên giới Ấn Độ.
+ Nhật đầu hàng, để lại khoảng trống quyền lực. Việt Nam, Indonesia giành
được độc lập trước khi các quốc gia thực dân quay lại => Pháp và Hà Lan không bao giờ có
thể tái lập sự kiểm soát mà họ có trước chiến tranh.
b. Cấp độ quốc gia
- Sau năm 1945, nhiều thay đổi diễn ra trong khuôn khổ năng lực và ước muốn duy trì
thuộc địa của các nước thực dân:
+ Về năng lực: vị trí quốc tế suy yếu, các vấn đề kinh tế,…
+ Ý chí: nhiều chính trị gia hay công luận thay đổi thái độ với các nước thuộc
địa, như không còn muốn sử dụng vũ lực cần thiết để duy trì hình thức cai trị vi phạm các lý
tưởng hô hào ở chính quốc.
- Chính sách của Anh và Pháp khác nhau
Anh Pháp
Phi tập trung hóa quyền lực, tăng quyền - Lấy Paris là trung tâm, đặt một viên toàn
lực cho các hội đồng địa phương; chính quyền tại thuộc địa; từng bước đồng hóa
sách của Anh dần đưa đến mức độ tự quản dân chúng địa phương vào nền văn hóa
của địa phương ngày càng lớn, cuối cùng Pháp nằm trong Liên hiệp Pháp (dưới sự
đạt đến nền độc lập đầy đủ. kiểm soát của Paris).
- Dùng các biện pháp cải cách, vũ lực, đàn
áp tàn bạo hơn Anh.
- Vào năm 1956, Pháp có sự thay đổi trong
chính sách: duy trì sự kiểm soát, nhưng các
thuộc địa được trao quyền đại diện lớn hơn
ở Paris, chính sách đồng hóa được bãi bỏ.

- Chính sách của Bỉ và Bồ Đào Nha (Congo, Guinee, Angola, Mozambique)


Bỉ Bồ Đào Nha
- Chính sách phụ mẫu ở thuộc địa, theo - Bồ Đào Nha nghèo, cộng với thể chế độc
đuổi chính sách đồng hóa của Pháp tài Salazar khiến cho việc truyền bá tư
-Thông qua cải thiện mức sống, người Bỉ tưởng tự do, xây dựng chế độ tự trị là
hi vọng có thể trì hoãn các yêu cầu chính không thể => chế độ thuộc địa duy trì lâu
trị, giáo dục được coi trọng nhất, đến năm 1974, 1975 mới giành được
- Khi các phe phái chính trị được thành lập độc lập.
rồi dẫn đến nổi loạn (1959). Bỉ cũng không
muốn dùng vũ khí để ngăn cản.
Cấp độ địa phương
- Độc lập có thể là cái mà các nước thực dân ban phát, những cũng có thể là cái mà các thuộc
địa tự đoạt lấy, cho nên:
 Độc lập hầu như luôn luôn là cái mà các lãnh tụ dân tôc đấu tranh giành lấy!
iii. Ý nghĩa của sự ra đời các nước Thế giới thứ Ba
1
Xuất hiện các chủ thể quan hệ quốc tế mới
2
Tạo vấn đề mới trong quan hệ quốc tế
3
Tác động đối với hợp tác và xung đột trong quan hệ quốc tế
4
Đóng góp cho hoà bình và tiến bộ xã hội
5
Hình thành 3 thế giới

7. Hãy so sánh quá trình tập hợp lực lượng của Mĩ và Liên Xô trong thời kì
Chiến tranh lạnh
8. Hãy nêu và phân tích 1 trong các cuộc khủng hoảng tiêu biểu trong thời kì
Chiến tranh lạnh.
9. Nguyên nhân Anh thay đổi lập trường từ chỗ từ chối tham gia vào khối thị
trường chung Châu Âu đến chỗ tích cực xin gia nhập tổ chức này?
Các nước mời mọc, Anh từ chối

Mặc dù phải đến năm 1973, Anh mới gia nhập Liên minh châu Âu-EU (lúc này còn
mang tên Cộng đồng châu Âu-EC) nhưng duyên nợ giữa hai bên đã có từ trước.

Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, nhu cầu thắt chặt
quan hệ để ngăn chặn khả năng xảy ra tình trạng gây chiến với nhau giữa các nước
châu Âu ngày càng tăng.

Một trong những người ủng hộ ý tưởng này là cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Trong bài phát biểu tại Đại học Zurich năm 1946, ông Churchill đã đề xuất “một hình
thức Liên bang châu Âu (United States of Europe), một cấu trúc bảo đảm mọi người
được sống trong hòa bình, an toàn và tự do”.

Tuy vậy, khi Pháp, Tây Đức, Bỉ, Ý và Luxembourg thành lập Cộng đồng Than thép
châu Âu (ECSC) vốn là tiền thân của EU vào năm 1951, Anh lại đứng ngoài không
tham gia.
Thậm chí lúc Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg ký Hiệp ước Rome thành
lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1957 cũng đã ngỏ ý mời Anh, nhưng
một lần nữa Anh lại từ chối.

Theo nhiều nhà phân tích, Anh từ chối gia nhập ECSC lẫn EEC vì nước này còn tin
rằng sức mạnh và vị thế của Anh vẫn đủ lớn để tự phát triển mà không cần tới sự
giúp đỡ từ những tổ chức châu Âu.

Anh, vào thời điểm đó, mặc dù đã phải nhường lại vị trí bá quyền số một cho Mỹ
nhưng vẫn còn là một cường quốc lớn. Nước này vẫn có một ghế trong Hội đồng Bảo
an Liên hợp Quốc; có vị trí lớn trong khối thịnh vượng chung (tổ chức liên chính phủ
của 53 quốc gia, trong đó hầu hết từng là lãnh thổ của cựu đế quốc Anh) và có quan
hệ đặc biệt với Mỹ.

Tất cả yếu tố trên cộng với việc vị trí địa lý tự nhiên của Anh đã có phần tách biệt (là
một đảo riêng biệt ở phía tây bắc lục địa châu Âu) khiến Anh tự cho rằng mình không
cần đến châu Âu.

Hành động thể hiện rõ nhất tư tưởng này của Anh chính là việc nước này chỉ gửi
Russell Bretherton, một quan chức cấp trung chuyên lo liệu về mảng thương mại, đến
tham dự hội nghị ký kết Hiệp ước Rome thành lập EEC với tư cách quan sát viên.

Tiến trình gia nhập vất vả của Anh

Tuy nhiên, với tình hình nội bộ và tình hình quốc tế ngày càng thay đổi, Anh đã phải
xét lại tư tưởng của mình.

Sau khi EEC ra đời, Anh đã xúc tiến thành lập Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu
(EFTA) với Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha nhằm phát triển
kinh tế của Anh.

Thế nhưng EFTA hoạt động không hiệu quả như EEC, kinh tế Anh ngày càng xấu đi
trong khi Pháp, Đức nhờ vào EEC đã dần hồi phục sau chiến tranh và dần nổi lên
thành hai thế lực lớn trong khu vực. Hơn nữa, thế giới hai cực lúc này đòi hỏi Anh
phải coi trọng châu Âu. Những thay đổi này đã khiến Anh phải đổi ý.

Ngày 9.8.1960, Anh đã xin gia nhập EEC nhưng nỗ lực này đã bị Tổng thống Pháp
Charles de Gaulle phủ quyết vào năm 1963. Theo ông de Gaulle, Anh “rất khác so với
các nước châu Âu lục địa và sẽ là con ngựa nổi loạn phá hoại tình hình ổn định của
châu Âu”.

Từ năm 1964 đến 1967, Công đảng Anh (Labour Party) nắm quyền, nhiều thành viên
đảng này đã phản đối nên việc xin gia nhập bị gián đoạn.

Đến năm 1967, Thủ tướng Anh Harold Wilson thay đổi thái độ và xin gia nhập EEC.
Nỗ lực hòa nhập lần hai của Anh cũng có kết quả như lần một, tổng thống Pháp một
lần nữa thuyết phục các nước EEC khác phủ quyết việc gia nhập của Anh.
Phải chờ đến khi ông de Gaulle rời nhiệm sở vào năm 1969, việc Anh gia nhập EEC
mới có tiến triển.

Năm 1971, Thủ tướng Anh Edward Heath thuộc đảng Bảo thủ nối lại đàm phán với
EEC và đến năm 1972 thì việc Anh gia nhập EEC đã đạt được hiệp nghị. Một năm
sau, tức năm 1973, Anh chính thức trở thành thành viên của EEC.
Anh và các quốc gia châu Âu khác ban đầu đã từ chối tham gia ECC và thành lập một tổ
chức yếu hơn là Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) năm 1960 như một lựa
chọn thay thế. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1960, các quốc gia ECC bắt đầu có dấu
hiệu tăng trưởng kinh tế đáng kể, và Anh đã thay đổi lập trường của mình. Tuy nhiên,
do các mối quan hệ thân thiết của Anh với Hoa Kỳ, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle
đã hai lần phủ quyết việc Anh gia nhập, và đến tháng 1 năm 1973, Anh mới trở thành
viên EC, sau Ireland và Đan Mạch. Hy Lạp gia nhập EC năm 1981, Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha năm 1986, và Đông Đức cũ như một phần của nước Đức thống nhất gia nhập
năm 1990.

10. Hãy phân tích quan hệ Mĩ - Xô trong giai đoạn 1962-1978. Tại sao nói giai
đoạn này là thời kì hòa hoãn mong manh?

You might also like