You are on page 1of 4

CÂU HỎI SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 4. SỰ PHIÊN MÃ VÀ MÃ DI TRUYỀN


I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Quá trình khởi đầu phiên mã bắt đầu tại:
A. Bộ ba khởi đầu B. Vùng khởi động (promoter)
C. Trình tự tăng cương (enhancer) D. Bong bóng phiên mã
Câu 2. Đặc điểm nào KHÔNG đúng với quá trình phiên mã ở tế bào nhân nguyên thủy:
A. Phiên mã tiến hành khi ARN polymerase bám vào vùng khởi động
B. Phiên mã và dịch mã có thể xày ra đồng thời
C. Nhiều loại ARN polymerase chịu trách nhiệm tổng hợp các loại ARN
D. Quá trình tổng hợp ARN chỉ bắt đầu từ dấu xuất phát
Câu 3. Quá trình phiên mã bắt đầu tại:
A. Promoter B. Hộp TATA C. Hộp GC D. Vị trí +1
Câu 4. ARN polymerase được sử dụng ở promoter shock nhiệt là:
A. ααβ β ' σ 32 B. ααβ β ' σ 70 C. ααβ β ' σ 45 D. ααβ β ' σ 42
Câu 5. Nhiều bộ ba mã hóa cho 1 acid amin:
A. Là những bộ ba vô nghĩa B. Là những bộ ba đồng nghĩa
C. Không xảy ra D. Chỉ đúng với methionin và tryptophan
Câu 6. Đặc điểm nào KHÔNG đúng với tế bào nhân thật:
A. Phiên mã và dịch mã không xảy ra đồng thời
B. mARN chứa thông tin nhiều gen.
C. Phiên mã và xử lý pre-mARN có thể xảy ra đồng thời.
D. Phiên mã kết thúc khi gặp trình tự kết thúc.
Câu 7. ADN có khả năng dị xúc tác vì có thể:
A. Nhân đôi B. Sửa sai
C. Bị cắt bởi ADNse D. Làm khuôn mẫu tổng hợp phân tử ARN
Câu 8. Bước nào KHÔNG có trong quá trình phiên mã:
A. ARN polymerase nhân diện promoter
B. ADN được tháo xoắn cục bộ
C. ARN polymerase di chuyển đến vị trí kết thúc
D. Topoisomerase I tách ARN ra khỏi ADN
Câu 9. Quá trình phiên mã bắt đầu tại:
A. Promoter B. Hộp TATA C. Hộp GC D. Base purin
Câu 10. ARN thường bắt đầu bằng base nào:
A. Thymin hay Guanin B. Adenin hay Guanin
C. Adenin hay Thymin D. Cytosin hay Guanin
Câu 11. Lõi xúc tác của ARN polymerase gồm:
A. αβ β ' B. ααβ β ' C. αβ β ' β ' D. αβ β ' σ
Câu 12. ARN polymerase hoạt động cần co-factor:
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Ca2+ D. Na+
Câu 13. ARN polymerase I phiên mã:
A. rARN B. tARN C. mARN D. hnARN
Câu 14. Ở nhân thật mARN đượ cphiên mã bởi ARN polymerase:
A. I B. II C. III D. β
Câu 15. ARN bắt đầu được phiên mã tại vị trí:
A. +1 B. -10 C. -35 D. +2
Câu 16. Hộp Pribnow của tế bào nhân nguyên thủy có trình tự chung là:
A. TATAA B. TATA C. TATAAT D. GTCAC
Câu 17. Yếu tố Rho có bản chất là:
A. Lipid B. Protein C. ARN D. ADN
Câu 18. Yếu tố Rho:
A. Luôn cần thiết cho quá trình phiên mã
B. Bám vào ARN polymerase ngay trước điểm kết thúc
C. Giải phóng ARN và ARN polymerase khỏi sợi ADN
D. Khi Rho bám vào, quá trình phiên mã kết thúc.
Câu 19. Kết thúc phiên mã phụ thuộc yếu tố Rho khi Rho:
A. Gặp bong bóng phiên mã B. Gặp codon kết thúc
C. Nút kẹp tóc D. Trình tự giàu A
Câu 20. ARN polymerase bám vào ADN tại vị trí:
A. Bộ ba khởi đầu B. Hộp TATA C. Promoter D. Hộp GC
Câu 21. Tính suy thoái của mã di truyền:
A. Nhiều bộ ba mã hóa cho một acid amin B. Một bộ ba mã hóa cho nhiều acid amin
C. Một bộ ba mã hoa cho một acid amin D. Bộ ba mã hóa thay đổi giữa các loài
Câu 22. Ở E.coli, kết thúc phiên mã phụ thuộc yếu tố Rho, Rho gắn với ARN tại vị trí:
A. Bong bóng phiên mã B. Trình tự giàu GC
C. 5’ ARN có chiều dài 70 – 80 nucleotid D. Nút kẹp tóc
Câu 23. Codon đồng nghĩa là:
A. Các codon không mã hóa cho acid amin
B. Codon mã hóa cho nhiều acid amin
C. Các codon có nucleotid đầu khác nhau, 2 nucleotid sau giống nhau
D. Các codon mã hóa cho cùng một acid amin.
Câu 24. Tính chất nào KHÔNG đúng với ARN polymerase:
A. Có hoạt tính polymer hóa B. Có hoạt tính sửa sai
C. Giống nhau giữa nhân thật và nhân sơ D. Cấu tạo bởi nhiều tiểu đơn vị
Câu 25. Trong mã di truyền, có bao nhiêu codon:
A. 20 B.24 C. 64 D. 16
Câu 26. Khuôn mẫu trong phiên mã:
A. Sợi phiên mã = Sợi khuôn B. Sợi phiên mã = Sợi mã hóa
C. Sợi không phiên mã = Sợi khuôn D. Trình tự ARN giống sợi khuôn
E. Trình tự ARN giống sợi phiên mã
Câu 27. Tiểu đơn vị σ tách ra khỏi phức hợp phiên mã khi ARN mới sinh đạt chiều dài:
A. 4 base B. 6 base C. 8 base D. 10 base E. 12 base
Câu 28. Vì sao ARN polymerase không cần có hoạt tính sửa sai:
A. Nucleotid kết hợp không đúng được thay thế ngay
B. Sai sót hiếm hoi không di truyền được
C. ARN không phải là nơi lưu trữ thông tin di truyền
D. ARN không tạo ra chính nó
E. A, B, C.
Câu 29. Ở E..coli, promoter có:
A. Vùng TATAAT B. Hộp TATA
C. Vùng TTGACA D. Vùng -35
E. Tất cả
Câu 30. Chức năng quan trọng của hộp -10 và hộp -35 được phát hiện nhờ đột biến:
A. Mất base B. Thay vase này bằng base khác
C. Thêm base D. Đảo vị trí một cặp base
E. A, C
Câu 31. Sự kiện KHÔNG đúng với hiện tượng phiên mã ngược:
A. Cần mồi
B. Đoạn mồi là tARN của tế bào chủ
C. Đoạn mồi là ARN do primase tổng hợp
D. Đoạn mồi gắn vào đầu 3’ của Retrovirus
E. ARN virus trong chuỗi lai bị phân hủy RNAse H.
Câu 32. Đặc điểm nào KHÔNG có trong phiên mã ở tế bào nhân thật:
A. mARN chứa thông tin một gen
B. Đầu 5’ mARN có gắn chóp 7-Methylguanosine
C. Bản phiên mã đầu tiên (pre-mARN) được sử dụng ngay cho việc tổng hợp protein.
D. Có thêm đuôi polyA dài 100-200 nucleotid
E. Có 3 loại ARN polymerase I, II và III.
Câu 33. Acid amin nào chỉ có một codon:
A. Leucin B. Methionin C. Tryptophan D. Alanin E. B và C
Câu 34. Tính chất nào KHÔNG phải của mã di truyền:
A. Có ngoại lệ
B. Một chiều, không chồng lên nhau
C. Phổ biến ở mọi sinh vật là mã bộ 3
D. Đặc hiệu, một codon chỉ mã hóa cho một loại acid amin
E. Suy thoái: nhiều bộ ba mã hóa cho một loại acid amin
Câu 35. Hiện tượng thoái hóa mã là hiện tượng:
A. Một codon mã hóa cho nhiều acid amin.
B. 3 codon UAA, UAG và UGA không mang mã mà có nhiệm vụ báo hiệu chấm dứt việc tổng
hợp chuỗi polypeptid.
C. Mỗi codon chỉ mã hóa cho 1 acid amin.
D. Nhiều codon cùng mã hóa cho 1 acid amin.
E. Toàn bộ sinh giới có cùng loại mã di truyền.
Câu 36. Tổng hợp một chuỗi polypeptid nhân tạo từ ba loại nucleotid A, G và T. Trên chuỗi
polypeptid này sẽ có tối đa bao nhiêu loại codon khác nhau?
A. 64 B. 8 C. 27 D. 9 E. 32
Câu 37. Một chuỗi polynucleotid gồm có 10 nucleotid, sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu sắp xếp khác
nhau trong trình tự các nucleotid đó?
A. 104 B. 1010 C. 410 D. 40 E. 4.102
II. CÂU HỎI NGẮN:
1. Sợi ADN khuôn mẫu dùng để phiên mã ARN có chiều _________________.
2. Sản phẩm của quá trình phiên mã là _________________.
3. Khởi đầu phiên mã khi _______________________.
4. Vùng -10 của promoter ở tế bào nhân nguyên thủy còn được gọi là ______________ hay
__________.
5. Hai trình tự promoter ở tế bào nhân nguyên thủy thường ở vị trí ______ và _______.
6. Vai trò của promoter ____________________________.
7. Ở E.coli, ARN polymerase nào nhận diện promoter shock nhiệt ____________.
8. Các ARN polymerase khác nhau dựa vào độ nhạy với _________________.
9. ARN polymerase ở E.coli gồ m các tiểu đơn vị:
10. Ở E.coli, base đầu tiên được phiên mã thành mARN thường là ___________________.
11. Kết thúc quá trình phiên mã khi yếu tố Rho gặp ______________.
12. Acid amin chỉ có một codon mã hóa: _______________.
13. Acid amin khởi đầu cho chuỗi peptid ở tế bào nhân nguyên thủy: ______________.
14. Enzym xúc tác quá trình phiên mã ngược là ______________________.
15. Kết thúc phiên mã phụ thuộc yếu tố Rho khi __________________.
16. Khởi đầu quá trình phiên mã ở vi khuẩn, ARN polymerase gắn vào vị trí ___________.
17. Một trong 2 mạch ADN được sử dụng để phiên mã gọi là quá trình phiên mã __________.
18. Ở E.coli, promoter gồm các vùng: ________________________.
19. Polycistron mARN có ở ______________.
20. Polycistron là các gen ở vi khuẩn có tính chất: ____________________.
21. Promoter là: ____________________.
22. Sự phiên mã khác sự sao chép: ______________________.
23. Sự phiên mã tạo ra: ____________.
24. Vai trò của yếu tố sigma: _________________.
25. Vì sao ARN polymerase không cần có hoạt tính sửa sai? ___________________.
26. Trong nhiễm sắc thể, các đoạn ADN được phiên mã gọi là __________________.

You might also like