You are on page 1of 12

Học Viện Thánh Giuse – Tỉnh Dòng Tên Việt Nam

Bộ môn: Tìm hiểu Tin Mừng Theo Thánh Gioan


Giáo sư bộ môn: Nguyễn Cao Siêu, SJ.

Sự Tiền Hữu Của Lời Trong Lời Tựa Tin Mừng Theo Thánh Gioan

Thử Tìm Hiểu Ga 1,1-2

Học viên: Vũ Chí Thành, SJ

04.2020
MỤC LỤC

Dẫn nhập ................................................................................................................................... 1


1. Giới hạn bản văn............................................................................................................... 1
2. Tìm hiểu sự hiện hữu của Lời qua nội dung bản văn Ga 1, 1-2 ................................... 2
a. Lúc khởi đầu – Ἐν ἀρχῇ (cc.1a.2) ...................................................................................... 2
b. Lời là Chúa – θεὸς ἦν ὁ λόγος (c.1c) ................................................................................. 4
c. Lời đã luôn hiện hữu hướng về Thiên Chúa – λόγος ἦν πρὸς τὸν θεόν (cc.1b.2) .............. 5
3. Nhận định cá nhân – Lời mời gọi mỗi người quy hướng đời mình về Thiên Chúa ... 6
Kết luận ..................................................................................................................................... 7
THƯ MỤC THAM KHẢO ..................................................................................................... 8
Nội dung bản văn Ga 1,1-21

CGKPV:

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.

Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,

và Ngôi Lời là Thiên Chúa.

2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.

BYZ:

1 Ἐν ἀρχῇ ἦν ὁ λόγος,

καὶ ὁ λόγος ἦν πρὸς τὸν θεόν,

καὶ θεὸς ἦν ὁ λόγος.

2 Οὗτος ἦν ἐν ἀρχῇ πρὸς τὸν θεόν.

Bản dịch đề nghị

1 Lúc khởi đầu đã luôn hiện hữu Lời,

Và Lời đã luôn hiện hữu hướng về Thiên Chúa,

Và Chúa đã luôn là Lời.

2 Lúc khởi đầu, Người (Lời) đã luôn hướng về Thiên Chúa.

1
Bản văn Ga 1,1-2 Việt ngữ trong bài viết được trích theo bản dịch đề nghị của người viết. Tất cả các bản văn
Kinh Thánh khác trong bài này được trích theo bản dịch của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ (CGKPV, Kinh Thánh
- Ấn bản 2011, Nxb. Tôn Giáo, 2011). Ngoài ra, người viết còn sử dụng bản dịch các ngôn ngữ khác theo dữ liệu
của BibleWorks vers.10. Do có nhiều bản dịch khác nhau nên bản Hy-lạp, người viết chọn trích theo bản BGT
(LXX Text).
Dẫn nhập
Một trong những điều thắc mắc cho các độc giả khi đọc lời tựa của Tin Mừng theo thánh Gioan.
Đó là sự hiện hữu của Lời trong tương quan với Thiên Chúa nên được hiểu như thế nào khi
hiện hữu ấy vừa tách biệt với Thiên Chúa vì “Lời đã luôn hướng về Thiên Chúa” nhưng lại vừa
gắn kết mật thiết với Thiên Chúa vì Lời cũng “là Chúa”. Hơn nữa, sự hiện hữu của Lời còn
được giới thiệu như đồng hiện hữu với Thiên Chúa từ đời đời. Bài viết này là một nỗ lực nhằm
giải gỡ phần nào thắc mắc vừa đề cập.
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, không tham vọng giải quyết rốt ráo mọi vấn đề có liên hệ
đến sự hiện hữu của Lời, người viết trước hết sẽ giới hạn bản văn được tìm hiểu. Sau đó là phần
khai triển, tìm hiểu ý nghĩa bản văn. Phần cuối của bài viết là những nhận định của người viết
về bài học và giá trị áp dụng có tính mục vụ mà bản văn gợi mở.
1. Giới hạn bản văn
Lời tựa của Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 1,1-18) là khối bản văn giới thiệu toàn bộ nội dung
mà tác giả sẽ triển khai trong phần còn lại của bản văn Tin Mừng này. Đây là khối bản văn tách
biệt vì có sự biến chuyển về không gian, các nhân vật và nội dung bản văn. Nếu như 18 câu đầu
của chương 1 đang diễn tả căn tính của Lời thì ngay sau đó, câu 19 trở đi, nội dung bản văn
diễn tả khung cảnh một số tư tế, thầy Lê-vi đến hỏi về căn tính của ông Gioan Tẩy Giả. Ngoài
ra, C.S. Keener cho rằng đây là bản văn được thêm vào sau này.2
Lời tựa Ga 1,1-18 được tác giả trình bày dưới hình thức một bài thánh thi.3 Nghệ thuật văn
chương của Lời tựa này có sử dụng biện pháp lặp từ và đối ngẫu. Việc lặp từ thường dễ nhận
ra như: từ khởi đầu đã hiện hữu Lời, Lời luôn hướng về Thiên Chúa,…Lời là sự sống, sự sống
là ánh sáng, ánh sáng đến thế gian,… Còn hình thức đối ngẫu, người viết tạm phân chia nội
dung đoạn văn này thành các cặp như sau:
A – (cc.1-2) Lời luôn hiện hữu hướng về Thiên Chúa từ khởi đầu
B – (cc.3-5) Ân sủng Lời ban tặng cho nhân loại: tạo dựng, sự sống, ánh sáng,…
C – (cc.6-8) Lời chứng của Gioan
D – (c.9) Lời đã đến thế gian làm ánh sáng chiếu soi mọi người
E – (cc.10-11) Lời không được “dân” đón nhận
E’ – (cc.12-13) Lời được những người tin đón nhận
D’ – (c.14) Những người tin nhận thấy vinh quang của Lời đã trở thành thịt
C’ – (c.15) Lời chứng của Gioan
B’ - (cc.16-17) Mọi ơn được ban cho người tin vào Đức Giê-su Ki-tô: ân sủng và sự thật
A’ – (c.18) Chúa-Con-Một luôn hướng vào trong cung lòng Cha tỏ cho người tin về Thiên Chúa

2
x. Craig S. Keener, The Gospel of John, Baker Academic, 2000, tr.333.
Trong giới hạn của bài viết này, người viết chỉ đọc bản văn theo lối đồng đại và bỏ qua phần phê bình lịch sử bản
văn.
3
x. Rudolf Schnakenburg, The Gospel According to John, Vol.1, bản Anh ngữ của Kenvin Smith, Herder &
Herder, 1968, tr.224-225.
2

Thêm nữa, trong khi hai câu đầu của Lời tựa (Ga 1,1-18) diễn tả sự hiện hữu từ đời đời của Lời
trong tương quan mật thiết với Thiên Chúa thì câu 3 trở đi lại nói về giá trị của Lời trong tương
quan với mọi loài thụ tạo như việc không có gì được tạo thành mà không nhờ Lời, hay Lời trở
nên thịt và cắm lều trong thế giới, vinh quang của Con Một,… Do vậy, hai câu Ga 1,1-2 có thể
được coi là một phần tách biệt.4
Trong hai câu đầu này, người ta dễ nhận thấy rằng nội dung câu 2 là sự lặp lại một phần đã nói
ở câu 1 trước đó. Có lẽ đó là vì tác giả bản văn muốn nhấn mạnh và làm nổi bật lên những yếu
tố quan trọng. Một điều thú vị là nếu lồng ghép nội dung hai câu này lại với nhau, người viết
nhận thấy một sơ đồ mà trong đó, các yếu tố có sự liên kết chặt chẽ với nhau như bên dưới:

ὁ λόγος
Ἐν ἀρχῇ ἦν πρὸς τὸν θεόν

θεὸς

Từ sơ đồ trên, người viết nhận thấy có ba yếu tố được làm nổi bật liên quan đến sự tiền hữu của
Lời: (1) thời gian - “Ἐν ἀρχῇ”; (2) Lời là Chúa - “θεὸς ἦν ὁ λόγος”; và (3) tương quan giữa Lời
với Thiên Chúa khi nói Lời đã luôn “πρὸς τὸν θεόν”. Ba yếu tố này cũng là ba mục mà người
viết sẽ triển khai trong phần tìm hiểu bản văn ngay sau đây.
2. Tìm hiểu sự hiện hữu của Lời qua nội dung bản văn Ga 1, 1-2
a. Lúc khởi đầu – Ἐν ἀρχῇ (cc.1a.2)
Gioan bắt đầu Tin Mừng của mình bằng cụm từ ἐν ἀρχῇ. Cụm từ này gợi cho người đọc liên hệ
đến sự khởi đầu của công trình tạo dựng vũ trụ trong St 1,1.5 C. S. Keener cho rằng tác giả bản
văn đã nhắc thời gian lúc khởi đầu như một sự mở ngỏ để dẫn người đọc đến với việc tạo dựng
được nói đến ở câu 3.6 Tuy nhiên, ở đây, tác giả không đơn giản chỉ muốn giải thích bản văn
Sáng Thế nhưng sâu xa hơn, nhằm mục đích diễn giải về sự hiện hữu của Lời, Đức Giê-su Ki-
tô, như được nói thêm trong phần sau của Lời tựa.7 Hạn từ này diễn tả ý tưởng vượt trên thời
gian, thuộc về chân trời vĩnh cửu của Thiên Chúa.8 Ở đây, tác giả Lời tựa muốn diễn tả rằng
Lời đã có từ đời đời và lúc muôn loài được Thiên Chúa tạo dựng thì đã có Lời hiện diện rồi.
Ngoài ra, hạn từ ἐν ἀρχῇ này cũng đã xuất hiện trong một số bản văn Kinh Thánh Cựu ước
thuộc văn chương khôn ngoan để diễn tả về sự hiện hữu của Đức Khôn Ngoan, mà điển hình
nhất là Cn 8,22.9 Thực ra, hạn từ “khởi đầu - ἀρχή” còn xuất hiện ở ngay Cn 8,23 sau đó.10 Mở

4
Mặc dù ở Ga 1,18 xét trong tương quan đối xứng với cc.1-2, hình ảnh Con Một là Chúa và luôn hiện hữu hướng
vào trong cung lòng Cha cũng làm rõ thêm phần nào sự hiện hữu đời đời của Lời, nhưng người viết sẽ chỉ dùng
câu này để làm cứ luận trong bài chứ không thể phân tích sâu nó vì nếu phân tích sâu thì sẽ phát sinh những hạn
từ liên hệ cần đào sâu ý nghĩa thêm.
5
x. John Westcott, The Gospel According to St. John: The Authorized Version with Introduction and Notes, John
Murray, 1892, tr.2.; George R. Beasley-Murray, Word Biblical Commentary vol.36 – John, Word Books Publisher,
1987, tr.10.; Raymond E. Brown, The Anchor Bible – The Gospel According to John (I-XII), Geofrey Chapman,
1975, tr.4.; x. Clinton E. Arnold, Zondervan Exegetical Commentary on the New Testament, Zondervan, 2016,
tr.92.
6
x. Craig S. Keener, The Gospel of John, tr.365.
7
x., Herman N. Ridderbos, The Gospel according to John: A Theological Commentary, bản Anh ngữ của John
Vriend, Eerdmans, 1997, tr.24.
8
x. Doulas Estes, The Temporal Machanics of Fourth Gospel, Brill, Boston, 2008, tr.106-107.
9
x. Craig S. Keener, The Gospel of John, tr.366.
10
κύριος ἔκτισέν με ἀρχὴν ὁδῶν αὐτοῦ εἰς ἔργα αὐτοῦ (c.22)
3

rộng hơn, ở đoạn Cn 8,22-31, Khôn Ngoan được đặc tả như tác phẩm đầu tay của Đức Chúa,
hiện hữu trước mọi thụ tạo và hiện diện trong công trình sáng tạo, khi Đức Chúa tạo dựng muôn
loài.11 Một số nhà chú giải Thánh Kinh còn cho rằng ở đoạn Châm Ngôn này, vị thế thần linh
của Khôn Ngoan đã được diễn tả khi trình bày rằng Khôn Ngoan được xuất phát từ Đức Chúa
ngay lúc khởi đầu (cc.22-25) và có liên hệ trong việc tạo thành vũ trụ. M.P. Horne và Clifford
lưu ý rằng ở c.22, cụm từ ‫אשית דַּ ְר ּ֑כֹו‬
ִׁ֣ ִ ‫ קָָ֭ נָנִ י ֵר‬cho thấy sự hiện diện trước vũ trụ của Khôn Ngoan.12
Bên cạnh đó, sự tồn tại của Khôn Ngoan là từ đời đời, ‫( מֵָ֭ עֹולָם‬c.23) chứ không phải đơn thuần
như khởi đầu hiện hữu của các thụ tạo. Còn trong khi tạo dựng, nếu Cn 3,19 cho thấy Đức Chúa
sử dụng Khôn Ngoan như công cụ để tạo dựng thì ở Cn 8,30, Khôn Ngoan cho thấy căn tính
của mình như vị thần đồng sáng tạo cùng với Đức Chúa.13 Thuật từ được dùng ở đây là ‫ָ֫ ָא ֥מֹון‬
(c.30), có thể mang nghĩa là người thợ cả lành nghề. Với G. Von Rad, việc Khôn Ngoan ở bên
Đức Chúa như tay thợ cả chính là sự tự mặc khải chính mình của Đức Chúa cho con người.14
Điều đó đồng nghĩa với việc Khôn Ngoan được thông chia thần tính với Đức Chúa ngay lúc
khởi đầu. Như thế, sự hiện hữu của Khôn Ngoan lúc khởi đầu thường được liên hệ với việc tạo
dựng.15 Trong đó, Khôn Ngoan có mặt ngay lúc Đức Chúa tạo dựng vạn vật, thậm chí còn cộng
tác vào việc tạo dựng ấy. Vì thế nhiều nhà chú giải Kinh Thánh nhận thấy Đức Khôn Ngoan
phản ánh phần nào hình ảnh Lời trong Ga 1,1-18.16

πρὸ τοῦ αἰῶνος ἐθεμελίωσέν με ἐν ἀρχῇ (c.23)


11
“22 ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người,
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
23 Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
24 Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.
25 Trước khi núi non được đặt nền vững chắc,
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
26 khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
27 Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
28 khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
29 khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.
30 Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
31 vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.”
(Cn 8,22-31)
12
x. Milton P. Horne, Proverbs – Ecclesiastes, Smyth & Helwys Bible Commentary, 2003, tr. 127.
x. James D. Martin, Proverbs, Sheffield Academic Press, 1995, tr.86-87.
L.G. Perdue còn phân tích xa hơn khi trình bày Khôn Ngoan ấy không chỉ là thụ tạo đầu tiên mà còn là thụ tạo
tuyệt vời nhất của Đức Chúa. (x. Leo G. Perdue, Wisdom & Creation, The Theology of Wisdom Literature,
Abingdon Press, 1994, tr.90).
13
x. Milton P. Horne, Proverbs – Ecclesiastes, tr.128.
14
x. R. E. Murphy, Vol. 22: Word Biblical Commentary: Proverbs, Word Biblical Commentary, Dallas: Word
Incorporated., 2002, electrical ed., no.277.
15
x. Hc 1,4; 24,9; Kn 9,8; …
16
Người viết nói Khôn Ngoan trong Cựu ước, cụ thể là ở Cn 8,22-31 vừa được đề cập, chỉ phản ánh phần nào Lời
trong Ga 1,1-18 vì có một số nhà chú giải chỉ ra rằng từ ngữ dùng trong bản văn cho người đọc nhiều cách hiểu về
căn tính của Khôn Ngoan và có những nét thuộc về thụ tạo nơi Khôn Ngoan không thể nào so sánh được với Lời
vốn được nói rõ là Chúa (Ga 1,1c).
4

Với tác giả Lời tựa Ga 1,1-18, Lời không chỉ hiện hữu “từ khởi đầu” (ἀπ᾽ἀρχῆς) nhưng là “lúc
khởi đầu” (ἐν ἀρχῇ). Điều đó cho thấy, Lời không phải có một mốc thời điểm để hình thành
nhưng Lời luôn hiện hữu ngay lúc khởi đầu trong Kairos rồi. Tác giả còn nhấn mạnh điều đó
khi công bố rằng Lời “đã luôn có” (ἦν). Động từ ἦν này chỉ sự hiện hữu (tobe) và được chia ở
thì chưa hoàn thành (imperfect), cho thấy một sự hiện hữu đã kéo dài từ quá khứ đến hiện tại
và sẽ còn kéo dài tới tương lai. Có thể nói, động từ này gợi ra sự hiện hữu có tính vĩnh cửu của
Lời.
b. Lời là Chúa – θεὸς ἦν ὁ λόγος (c.1c)
Mặc dù có vẻ tác giả Lời tựa Tin Mừng thứ tư (Ga 1,1-18) mượn hình ảnh Đức Khôn Ngoan
trong văn chương Khôn Ngoan để một cách loại suy, giới thiệu hình ảnh Lời; tuy nhiên, Lời
được nói đến trong c.1c có những nét rất đặc biệt, khác với Khôn Ngoan của Cựu ước. Khôn
Ngoan có thể được diễn tả có thần tính nhưng không bao giờ được gọi là gọi là Chúa; còn Lời
ở đây được gọi cách minh nhiên là Chúa (Ga 1,1c).
Bên cạnh đó, động từ ἦν ở đây vẫn chia ở thì chưa hoàn thành. Do đó, động từ này cũng muốn
diễn đạt tình trạng đã có từ trước, kéo dài tới hiện tại và vẫn sẽ tiếp tục tình trạng ấy trong tương
lai. Như thế, ἦν ở đây không chỉ nhằm để diễn tả cách thức Lời hiện hữu, nhưng là để cho thấy
một điều quan trọng hơn, căn tính của Lời. Ở đây, tác giả bản văn muốn nhấn mạnh rằng Lời
chính là Chúa.17 Thêm nữa, động từ này còn cho thấy rằng Lời đã là Chúa từ đời đời. Thánh
Ambrosio đã nói về điều này trong bài giảng của Ngài về công trình tạo dựng vũ trụ của Thiên
Chúa. Trong đó, Ngài cho thấy rằng vũ trụ được tạo dựng nên còn Lời thì không được tạo thành
mà ngay từ đời đời, Lời đã là Chúa.18
Ý tưởng về Chúa (θεὸς) được tác giả Lời tựa dùng không giống với ý tưởng thần linh hay chúa
theo lối nghĩ của người Hy Lạp và La Mã thời thế kỷ thứ nhất. Với lối nghĩ của họ, chúa cũng
là thần trong số các vị thần ở thượng cõi, có thể dùng quyền phép để giúp kẻ nào túy ý mình
muốn hay để uy hiếp, dò hỏi người nào đó. Thậm chí, chúa của những người dân ngoại có
những giới hạn, có khi còn đánh cắp thân xác con người, có thể làm chuyện dâm dục với con

Chẳng hạn như L. Perdue cho rằng hạn từ ‫( ָ֫ ָא ֥מֹון‬c.30) có thể mang nghĩa là “tay thợ cả”, nhưng cũng có thể mang
nghĩa là “trẻ thơ”, hay Clines còn đưa thêm nghĩa “người tri kỷ” (x. David A.J. Clines et al., The Dictionary of
Classical Hebrew, Vol. I, Sheffield Phoenix, 1993, tr.312.) Nếu từ này mang một trong hai nghĩa đề cập sau thì
c.30 có thể hiểu là Khôn Ngoan như trẻ thơ/ bạn tri kỷ đùa vui bên Chúa. Theo đó, Khôn Ngoan chỉ đóng vai trò
là chứng nhân khi Đức Chúa tác tạo vũ trụ chứ không phải là đồng tác nhân tạo dựng. (x. Leo G. Perdue, Wisdom
& Creation, tr.90-91.)
Ngoài ra, nếu M.P. Horne và Clifford nại tới ‫ מֵָ֭ עֹולָם‬ở c.23 để nói Khôn Ngoan hiện hữu “từ đời đời”, như một số
bản dịch vẫn dùng từ “from everlasting” (KJV), “depuis toujour” (TOB) thì dựa trên việc phê bình từ ngữ bản văn,
người viết còn thấy rằng gốc từ ‫ עֹולָם‬còn có thể mang nghĩa diễn tả ý tưởng thời gian từ rất xa xưa, từ lâu đời đến
nỗi không thể nhớ nổi hay xác định mốc thời điểm. Một cách khách quan hơn, G.J. Botterweck và các cộng tác
viên trong tập từ điển Theological Dictionary of Old Testament cũng cho thấy cách dùng phong phú của hạn từ
này. (x. G. Johannes Botterweck, et al., Theological Dictionary of Old Testament – Vol.X (- ‫) ָעזַּב נָקַּ ם‬, bản Anh ngữ
của Douglas W. Stott, William B. Eerdmans Publishing, Cambridge, 1999, tr.530-534.). Chẳng hạn như trong một
số bản văn như St 6,4; Gs 24,2; 1Sm 27,8; Is 63,19; Gr 2,20; 5,15; Ed 29,20, từ ‫ עֹולָם‬này chỉ nhằm cho thấy một
khoảng thời gian xa xưa về trước, nhưng vẫn nằm trong trường không thời gian chronos của thụ tạo; còn ở các
đoạn Kinh Thánh như 1Sbn 29,10; Tv 25,6; 93,2; 103,17 lại diễn tả ý thời gian ở trường phạm trù Kairos, từ muôn
muôn thuở. Nếu để ý, người ta dễ thấy rằng điểm chung của những bản văn thuộc nhóm trước có đối tượng đề cập
đều là những thụ tạo. Điều này dường như trái ngược với nhóm những bản văn được đề cập sau, tức là bối cảnh
đều nhắc đến đối tượng áp dụng hạn từ này chính là Đức Chúa. Rất có thể hạn từ này nếu áp dụng cho Đức Chúa
thì sẽ mang nghĩa “đời đời”, còn áp dụng cho đối tượng là thụ tạo thì sẽ mang nghĩa “xa xưa, lâu đời”.
17
x. Raymond E. Brown, The Anchor Bible – The Gospel According to John (I-XII), tr.24.
18
x. Joel C. Elosky, Ancient Christian Commentary on Scripture Vol.IVa – John 1-10, InterVarsity, 2006, tr.8.
5

người, hay giết những kẻ làm đấng ấy nổi giận, … Trái lại, Chúa của người Do Thái là Đấng
Toàn Năng độc nhất, hiện hữu vô thủy vô chung như được đề cập ở Kh 1,8.19 Trong Kinh
Thánh, Chúa của người Do Thái là cũng Chúa duy nhất20 và được xác định bởi mạo từ đứng
ngay trước (ὁ θεὸς). Các bản văn Tân ước cũng dùng hình thức viết này dành riêng cho Chúa
Cha; Chẳng hạn như 2Cr 13,13; Ga 7,29; 8,42; 16,28.21
Ở Ga 1,1c, Lời được gọi là Chúa (θεὸς) nhưng lại không có mạo từ xác định. Một số chuyên
gia như M. Stuart đề ra giả thuyết rằng tác giả bản văn có thể đã bỏ sót mạo từ, giống như ở Ga
1,12.18.22 Tuy nhiên, một lối giải thích khác được một số nhà chuyên môn như Miller,
Bultmann đưa ra rằng đó là vì về mặt ngữ pháp, tác giả bản văn muốn độc giả phân biệt giữa
Lời và Thiên Chúa.23 Trong đó, Lời có thần tính như Thiên Chúa nhưng vẫn có sự tách biệt như
hai ngôi vị khác nhau.
Có thể thấy, Lời là θεὸς được viết không có kèm theo mạo từ. Tuy nhiên, không vì thế mà người
ta được phép hiểu Lời là một chúa hạ cấp hơn Thiên Chúa được viết dưới dạng có mạo từ xác
định, hay hiểu Lời chỉ là thuộc tính thần linh của Thiên Chúa mà thôi. Bởi vì ngay câu 3, tác
giả đã cho thấy vai trò thượng tôn của Lời khi nói muôn vật được tạo thành là nhờ Lời. Những
câu tiếp theo sau đó cũng cho thấy vai trò thiết yếu của Lời cho sự sống của nhân loại. Hơn
nữa, nếu muốn nói Lời là thuộc tính thần linh thì tại sao tác giả không dùng từ θεῖος vốn diễn
đạt ý tốt hơn? Rõ ràng tác giả không muốn nói Lời là θεῖος như kiểu nói về sự chia sẻ thần tính
trong 2Pr 1,4. Ở đây, tác giả chủ đích độc giả thấy rõ câu tuyên xưng “Lời là Chúa” đích thực,
tự bản chất.24 Như thế, vì Lời là Chúa nên tự nơi Lời đã có đầy tràn thần tính. Đồng thời, sự
hiện hữu của Lời với cách thế là Chúa phải là một sự hiện hữu từ đời đời.
c. Lời đã luôn hiện hữu hướng về Thiên Chúa – λόγος ἦν πρὸς τὸν θεόν
(cc.1b.2)
Tác giả Lời tựa Ga 1,1-18 đã nhấn mạnh đến tương quan giữa Lời và Thiên Chúa. Điều đó được
thể hiện khi tác giả dùng câu 2 lặp lại ý đã nhắc đến ở câu 1.25 Tương quan này phần nào đã
được phản ánh bởi tương quan giữa Đức Khôn Ngoan và Đức Chúa trong các bản văn thuộc
văn chương khôn ngoan. Đó là một tương quan gần gũi, mật thiết. Khôn Ngoan không chỉ được
ở bên Đức Chúa trong thời sáng tạo vạn vật26 nhưng còn luôn được kề cận, hiện diện trước nhan
Đức Chúa.27
Tuy nhiên, Lời trong Tin Mừng thư tư này còn có vị thế rất đặc biệt trong tương quan với Thiên
Chúa được diễn đạt qua giới từ πρὸς. Có thể thấy, vì danh từ Thiên Chúa trong cụm πρὸς τὸν
θεόν ở đối cách nên πρὸς ở đây có thể được hiểu là “hướng về” hay “cùng với”.28 Nếu hiểu theo

19
x. Craig S. Keener, The Gospel of John, tr.370-371.
20
x. Đnl 6,4; Is 46,9
21
x. Hoàng Đắc Ánh, Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan, Mai Khôi, 2004, tr.62.
22
x. Craig S. Keener, The Gospel of John, tr.373.
23
x. E. L. Miller, The Logos Was God, Evangelical Quarterly 53, 1981, tr.65–77.
x. Rudolf Bultmann, The Gospel of John: A Commentary, bản Anh ngữ của G. R. Beasley-Murray, R. W. N.
Hoare, và J. K. Riches, Westminster, 1971, tr.33.
24
x. George R. Beasley-Murray, Word Biblical Commentary vol.36 – John, tr.11.
25
x. Craig S. Keener, The Gospel of John, tr.370.
26
x. Kn 9,9; Cn 8,30
27
x. Kn 8,3; Cn 8,31
28
x. Barclay M. Newman, A Concise Greek-English Dictionary on the New Testament, United Bible Society,
London, 1971, tr.152. x. Clinton E. Arnold, Zondervan Exegetical Commentary on the New Testament, tr.89; x.
Francis J. Moloney, Sacra Pagina Series – Vol.4 – The Gospel of John, The Liturgical Press, 1998, tr.35.
6

nghĩa đầu, cụm từ πρὸς τὸν θεόν được xem là trạng thái mà chủ thể luôn hướng về đích điểm.
Ở đây, Lời không hiện hữu mà không hướng về Thiên Chúa. Nghĩa thứ hai cho thấy một sự
song hành. Theo đó, cụm từ πρὸς τὸν θεόν cho thấy Lời ở cùng với Thiên Chúa. A.J. Kelly diễn
tả Lời song hành với Thiên Chúa theo nghĩa rằng Lời đến từ Thiên Chúa, hằng ở cùng Thiên
Chúa từ đời đời; Lời mặc khải cho nhân loại biết về Thiên Chúa;29 Lời ấy cũng là Chúa trong
tương quan là Con Một với Cha là Thiên Chúa.30 C.H. Dodd cũng thêm rằng cụm từ này cho
thấy, trước khi có các thụ tạo, Lời đã hiện diện với Thiên Chúa. Sự hiện hữu của Lời trong
tương quan với Thiên Chúa tuy có sự phân biệt về mặt ngôi vị nhưng đó vẫn là sự hiện diện
gần gũi, mật thiết.31 G.R. Beasley-Murray đi xa hơn khi cho rằng việc ở cùng Thiên Chúa không
chỉ mang nghĩa song hành, hiện diện cùng với, nhưng thậm chí đó còn là sự “nên một với Thiên
Chúa”.32 Còn đối với De la Potterie, tác giả Lời tựa đã cố ý dùng cụm từ “πρὸς τὸν θεόν” để
cho thấy rõ tương quan giữa Lời với Thiên Chúa. Sự hiện hữu luôn hướng về Thiên Chúa của
Lời được diễn tả trong suốt Lời tựa và nổi bật nhất ở câu 18. Theo đó, Lời là Con Một vốn là
Chúa và ngự trong cung lòng Cha từ đời đời.33
3. Nhận định cá nhân – Lời mời gọi mỗi người quy hướng đời mình về Thiên Chúa
Sự hiện hữu của Lời trong hai câu đầu của Lời tựa (Ga 1,1-18) chính là sự hiện hữu của Đức
Giê-su Ki-tô. Theo đó, sự hiện hữu đời đời của Lời cũng là sự hiện hữu theo gia phả thần linh
của Đức Giê-su. Điều đó được dẫn chứng bằng nhiều câu trong Tin Mừng thứ tư này. Thật vậy,
trong Tin Mừng theo thánh Gioan, rất nhiều lần tác giả đã thuật lại những lời nói của Đức Giê-
su để cho thấy điều được diễn tả ở Ga 1,1-2, rằng Ngài chính là Lời đã hiện hữu từ đời đời, là
Chúa và luôn sống trong tâm tình gắn bó mật thiết, hằng hướng về Chúa Cha. Một cách cụ thể,
Đức Giê-su đã mặc khải về sự hiện hữu của mình không chỉ trước khi có tổ phụ Áp-ra-ham (Ga
8,58) nhưng còn từ đời đời, trước khi tạo thành vũ trụ (Ga 17,5.24). Điều này được nhắc lại
trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính một Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa
Cha từ trước muôn đời.”
Hơn nữa, Đức Giê-su mặc khải về mình rằng Ngài từ Chúa Cha mà đến (Ga 7,29; 8,42; 16,28),
tức là thuộc về thượng giới (Ga 8,23), và chính Ngài cũng là Chúa (Ga 13,13). Bởi vì Đức Giê-
su là Chúa nên sự hiện hữu của Ngài là một sự hiện diện vô thủy vô chung, hằng hữu (Ga
8,24.28.58; 13,19). Vì cùng bản thể Chúa với Cha mình nên Đức Giê-su đã nói với Phi-lip-phê
rằng “ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Tất cả những gì nhân loại được nhận lãnh từ
Ngài đều có sự sống. Bên bờ giếng Gia-cóp, Đức Giê-su đã nhận mình là Người có thứ nước
trường sinh (Ga 4,26). Ngoài ra, tác giả đã dùng nguyên chương 6 của Tin mừng này để thuật
lại diễn từ về Bánh Trường Sinh. Trong đó, chính Đức Giê-su là tấm bánh. Như thế, Đức Giê-
su Ki-tô là Lời, là Chúa trở thành thịt (Ga 1,14). Dù đi vào dòng lịch sử nhân loại, Đức Giê-su
vẫn không hề mất đi thần tính là Chúa của mình. Chỉ có những người tin mới có thể tuyên xưng
rằng Đức Giê-su Ki-tô là Chúa (Ga 20,18.28).
Đức Giê-su không chỉ là Lời từ Thiên Chúa mà đến nhưng còn là Lời kết hiệp mật thiết với
Thiên Chúa trong vị thế của Chúa-Con-Một. Đức Giê-su mặc khải Ngài là Con Thiên Chúa (Ga

29
x. Ga 1,18
30
x. Anthony J. Kelly & Francis J. Moloney, Experiencing God in the Gospel of John, Paulist, NewYork, 2003,
tr.33.
31
x. C.H. Dodd, The Interpretation of the Fourth Gospel, Cambridge, 1970, tr.269.
32
x. George R. Beasley-Murray, Word Biblical Commentary vol.36 – John, tr.10.
33
x. Raymond E. Brown, The Anchor Bible – The Gospel According to John (I-XII), tr.5.
7

10,36). Ngài nhiều lần gọi Thiên Chúa là Cha. Hơn thế, Đức Giê-su còn mặc khải tâm thế hiện
hữu của Ngài luôn ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài (Ga 3,2; 8,29.38; 14,10.11.20;
15,10; 16,32). Theo đó, Đức Giê-su vẫn là Chúa, vừa kết hợp nên một với Chúa Cha, nhưng
cũng vừa tách biệt về ngôi vị hiện hữu Cha với Con (Ga 14,28).
Có thể thấy, Lời được giới thiệu trong Ga 1,1-2 đã trở nên Đức Giê-su Ki-tô hữu hạn về thể lý,
Đấng đã hiện diện hữu hạn trong dòng lịch sử nhân loại, để mỗi người được cứu độ nhờ được
liên kết với Người. Thiết nghĩ, hai câu đầu của Lời tựa đã diễn tả căn tính của Lời trong tương
quan với Thiên Chúa; và những câu tiếp theo trong Lời tựa, tương quan và giá trị cứu độ của
Lời trong tương quan với vũ trụ và nhân loại sẽ được đề cập rõ hơn. Trong khuôn khổ bài viết
ngắn, tập trung ở hai câu đầu, người viết không thể trình bày được hết những vấn đề vừa đề
cập. Tuy nhiên, để thấy rõ đặc nét hiện hữu của Lời, đoạn Ga 1,1-2 luôn cần được đọc trong
tổng thể Lời tựa cũng như toàn bộ nội dung của Tin mừng thứ tư này.
Như thế, Lời là Chúa (Ga 1,1c); nhờ Lời mà muôn vật được tạo thành (Ga 1,3-4); và “Lời đã
trở thành thịt” (Ga 1,14), hiện diện hữu hình giữa nhân loại nơi Đức Giê-su Ki-tô. Chính Đức
Giê-su đã trở nên khuôn mẫu Người đích thực cho nhân loại. Do đó, thiết nghĩ, mỗi người được
mời gọi trở nên giống Đức Giê-su nhờ tuân giữ lời Người dạy và sống tâm tình hướng về Chúa
Cha (Ga 14,23). Nhờ trở nên giống Đức Ki-tô, mỗi người được ở lại trong Người nhận lãnh sự
sống đời đời (Ga 1,4; 3,16; 5,26; 11,25-26; 14,6). Đồng thời, nhờ được ở lại trong Đức Giê-su
Ki-tô, mỗi người được trở nên con cái Thiên Chúa (Ga 1,12). Hơn nữa, Đức Giê-su Ki-tô luôn
hướng về Chúa Cha và thi hành sứ mạng Chúa Cha trao, thì mỗi người, vì được kết hiệp với
Đức Ki-tô cũng được mời gọi và được lôi cuốn quy hướng đời mình về Thiên Chúa, để nhờ đó
ngày càng nhận biết sâu xa rằng Đức Giê-su Ki-tô thực sự là Chúa, “Lời đã trở thành thịt” để
ban sự sống cho nhân loại. Một cách cụ thể hơn và như một ví dụ, người viết nhận thấy nơi
Định Thức Thể Chế Dòng Chúa Giê-su, vốn được nhận Đức Giê-su Ki-tô là Thủ lãnh, mỗi Giê-
su Hữu cũng được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, được thể hiện qua thái
độ “trước tiên, mỗi người, bao lâu còn sống phải đặt hết tâm trí vào Thiên Chúa.”34
Kết luận
Hai câu đầu trong Lời tựa của Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 1,1-18) cho thấy sự hiện hữu từ
đời đời của Lời. Tức là Lời đã hiện hữu cùng với Thiên Chúa từ trước khi vạn vật được dựng
nên. Hơn nữa, Lời đã luôn là Chúa nhưng có ngôi vị tách biệt với Thiên Chúa. Sự hiện hữu của
Lời luôn ở với và hướng về Thiên Chúa. Căn tính hiện hữu từ đời đời của Lời và tương quan
mật thiết giữa Lời với Đức Chúa được diễn giải trong toàn bộ bản văn Tin Mừng, thể hiện nơi
Đức Giê-su Ki-tô. Cuối cùng, Ga 1,1-2 còn là lời mời gọi mỗi người trở nên giống Đức Giê-su,
“Lời trở nên thịt” để đem lại sự sống đời đời, trở nên ánh sáng dẫn đường đến với sự hiện hữu
vĩnh cửu trong Thiên Chúa. Trở nên giống Đức Giê-su là sống tâm tình quy hướng trọn vẹn đời
mình về Thiên Chúa.

34
Ignatius Loyola, The Constitutions of the Society of Jesus and Their Complementary Norms, Institute of Jesuit
Sources, 1996, no.1, bản Việt ngữ - Lưu hành nội nộ - của Tỉnh Dòng Tên Việt Nam, tr.7.
8

THƯ MỤC THAM KHẢO


ÁNH, Hoàng Đắc, Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan, Mai Khôi, 2004.
ARNOLD, Clinton E., Zondervan Exegetical Commentary on the New Testament, Zondervan,
2016, tr.92.
BEASLEY-MURRAY, George R., Word Biblical Commentary vol.36 – John, Word Books
Publisher, 1987.
BOTTERWECK, G. Johannes, et al., Theological Dictionary of Old Testament – Vol.X (- ‫נָקַּ ם‬
‫) ָעזַּב‬, bản Anh ngữ của Douglas W. Stott, William B. Eerdmans Publishing,
Cambridge, 1999.
BROWN, Raymond E., The Anchor Bible – The Gospel According to John (I-XII), Geofrey
Chapman, 1975.
BULTMANN, Rudolf, The Gospel of John: A Commentary, bản Anh ngữ của G. R. Beasley-
Murray, R. W. N. Hoare, và J. K. Riches, Westminster, 1971.
CGKPV, Kinh Thánh - Ấn bản 2011, Nxb. Tôn Giáo, 2011.
CLINES, David A.J., et al., The Dictionary of Classical Hebrew, Vol. I, Sheffield Phoenix,
1993.
DODD, C.H., The Interpretation of the Fourth Gospel, Cambridge, 1970.
ELOSKY, Joel C., Ancient Christian Commentary on Scripture Vol.IVa – John 1-10,
InterVarsity, 2006.
ESTES, Doulas, The Temporal Machanics of Fourth Gospel, Brill, Boston, 2008.
HORNE, Milton P., Proverbs – Ecclesiastes, Smyth & Helwys Bible Commentary, 2003.
IGNATIUS LOYOLA, The Constitutions of the Society of Jesus and Their Complementary
Norms, Institute of Jesuit Sources, 1996, bản Việt ngữ - Lưu hành nội nộ - của Tỉnh
Dòng Tên Việt Nam.
KEENER, Craig S., The Gospel of John, Baker Academic, 2000.
KELLY, Anthony J., & Francis J. Moloney, Experiencing God in the Gospel of John, Paulist,
NewYork, 2003.
MARTIN, James D., Proverbs, Sheffield Academic Press, 1995.
MOLONEY, Francis J., Sacra Pagina Series – Vol.4 – The Gospel of John, The Liturgical
Press, 1998
MILLER, E. L., The Logos Was God, Evangelical Quarterly 53, 1981.
MURPHY, R. E., Vol. 22: Word Biblical Commentary: Proverbs, Word Biblical Commentary,
Dallas: Word Incorporated., 2002, electrical ed., no.277.
NEWMAN, Barclay M., A Concise Greek-English Dictionary on the New Testament, United
Bible Society, London, 1971.
PERDUE, Leo G., Wisdom & Creation, The Theology of Wisdom Literature, Abingdon Press,
1994.
9

RIDDERBOS, Herman N., The Gospel according to John: A Theological Commentary, bản
Anh ngữ của John Vriend, Eerdmans, 1997.
SCHNAKENBURG, Rudolf, The Gospel According to John, Vol.1, bản Anh ngữ của Kenvin
Smith, Herder & Herder, 1968.
WESTCOTT, John, The Gospel According to St. John: The Authorized Version with
Introduction and Notes, John Murray, 1892.

You might also like