You are on page 1of 197

CÔNG TY ĐIỆN LỰC I

XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC

TÀI LIỆU BỒI HUẤN


CÔNG NHÂN VẬN HÀNH TRẠM VÀ
ĐƯỜNG DÂY

Hà nội 2008

1
MỤC LỤC
PHẦN I : KỸ THUẬT ĐIỆN.
1. Điện năng là gì ?
2. Dòng điện là gì ? Tác dụng của dòng điện? Nêu công thức tính dòng điện ?
3. Hiệu điện thế là gì ? Điện áp là gì , đơn vị đo ?
4. Điện trường , cường độ điện trường là gì ?
5. Từ trường là gì ?
6. Phân biệt điện một chiều và điện xoay chiều hình sin ?
7. Chu kỳ dòng điện xoay chiều ( hình sin ) là gì ? Tần số dòng điện xoay chiều
( hình sin ) là gì, đơn vị đo ?
8. Điện trở là gì ?
9. Điện trở phi tuyến là gì ?
10. Nêu công thức tính điện trở ? Giải thích ý nghĩa, đơn vị tính của mỗi đại
lượng trong công thức tính ?
11. Tính điện trở tương đương trong mạch nối tiếp, song song ?
12. Cho biết điện trở phụ thuộc vào nhiệt dộ ?
13. Khi nào càn diện trở lơn, khi nào cần điện trở nhỏ ?
14.Cảm kháng là gì ? Công thức tính cảm kháng, đơn vị đo ?
15. Dung kháng là gỉ? Các công thức tính dung kháng, đơn vị đo ?
17. Tổng trở là gì? Công thức tính ?
18. Các dạng công suất ? Đơn vị tính từn đại lượng ? Quan hệ giữa các công
suất ?
19. Nêu những thiết bị cung cấp công suất tác dụng, phản kháng , Thiết bị nào
tiêu thụ công suất tác dụng, công suất phản kháng ?
20. Hệ số công suất là gì ? Ý nghĩa và cách nâng cao hệ số công suất ?
21. Tiết diện dây dẫn được chọn căn cứ vào những đại lượng nào ?
22. Tụ điện là gì, cấu tạo và đặc điểm của tụ điện ? Các công thức liên quan đến
tụ điện ?
23. Tính điện dung mắc nối tiết va mắc song , hỗn hợp .
24. Nguyên lý cảm ứng điện từ là gì ?
25. Hỗ cảm là gì? Nêu tác dụng tương hỗ của 2 dây dẫn thẳng song song mang
điện ?
26. Hiện tượng tự cảm ?

2
27. Công dụng của đảo pha của đường dây truyền tải điện ?
28. Nguyên tác hoạt động của máy phát điện 1 chiều , xoay chiều ?
29. Nguyên lý biến đổi dòng điện xoay chiều ?
30. Quan hệ dòng , áp trong mạch xoay chiều thuần trở, thuần cảm, thuần dung
R, L, C nối tiếp, song song và hiện tượng cộng hưởng ?
31. Cách tạo ra hệ thống điện xoay chiều 3 pha, xoay chiều 3 pha 4 dây ?
32. Quan hệ giữa điện áp pha , điện áp dây, dòng điện pha , dòng điện dây trong
mạch đấu sao, tam giác, công suất trong mạng xoay chiều 1 pha, 3 pha ?
33. Phân tích mạng 3 pha trung tính cách điện ( không nối đât ) ?
34. Phân tích mạng 3 pha trung tính nối đất qua cuộn dấp hồ quang ?
35. Phân tích mạng 3 pha trung tính trực tiếp nối đât ?
36. Tại sao trong hệ thông điện áp từ trung áp trở lên người ta chỉ truyền tải 3
dây pha ( không có day trung tính ) ?
37. Khái niệm về sản xuất điện năng, truyền tải và phân phối ?
38. Tổn thất công suất , tổn thất điện năng , ý nghĩa ? Tổn thất điện năng kinh
doanh, tổn thất điện năng kỹ thuật là gì ? các biện pháp khắc phục ?
39. Cách tính tổn thất điện năng trong máy biến áp, trong một đường dây cấp
cho phụ tải ?
40.Tổn thất điện áp là gì ? Cách tính tổn thất điện áp ?
41. Tính tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đường dây truyền tải điện ?
Quy định về thay đổi điện áp trong hệ thống điện ?
42. Tai sao phải nâng cao điện áp để truyền tải điện năng đi xa ?
43. Phân biệt một số khải niệm : Không điện, không tải, tải định mức, non tải,
đầy tải và quá tải ?
44. Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều là gi? Vẽ và giải thích mạch chỉnh lưu
dòng điện xoay chiều ?
45. Thế nào là điện áp bước, điện áp tiếp xúc, cách di chuyển ra khỏi vùng có
điện áp bước? Vẽ hình minh họa ?
46. Các khái niệm chung nỗi đất trong hệ thống điện ?
47. Nêu các quy định về nối đất trong hệ thống điện ?

PHẦN II : THIẾT BỊ ĐIỆN .


a. Ắc quy .
1. Cấu tạo của ắc quy axit, ắc quy kiềm ?

3
2. Ứng dụng của ắc quy trong trạm biên áp và ưu điểm của nó ?
3. Các thông số kỹ thuật của ắc quy axít và ắc quy kiềm ?
4. Phân loại ắc quy, so sánh ưu khuyết điểm của chúng ?
5. Cách chọn ắc quy, và cách đấu ắc quy khi sử dụng ?
6. Vận hành và sử dụng ắc quy ?
7. Cách nạp hình thành một ắc quy mới ?
8. Các hư hỏng ở ắc quy và cách sửa chữa ?
9. Máy nạp là gì ? nguyên lý làm việc của máy nạp ?
10. Quy trình vận hành hệ thống ắc quy của trạm anh , chị đang làm việc
b. Máy biến áp .
1. Máy biến áp là gì ? Phân loại máy biến áp ?
2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp ?
3. Các tổ đấu dây của máy biến áp 3 pha ?
4. Trình bầy về tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong máy biến áp ?.
5. Ý nghĩa các thông số kỹ thuật cơ bản của máy biến áp ?
6. Bộ điều chỉnh dưới tải là gì? Công dụng và nguyên lý làm việc ?
7. Bộ điều chỉnh không điện là gì ? Công dụng và nguyên lý làm việc ?
8. Cấu tạo các thiết bị chính của máy biến áp ?
9. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị phụ của biến áp ? Vai trò của nó
trong máy biến áp ?
10. Công dụng dầu trong máy biến áp ?
11. Hệ thống làm mát máy biến áp, công dụng, phân loại ?
12. Các hư hỏng của máy biến áp và cách xử lý ?
c. Máy cắt điện .
1. Máy cắt điện là gì ?
2. Phân loại máy cắt điện, ưu khuyết điểm của từng loại ?
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng khí SF6 ?
4. . Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng dầu
cách điện ?
5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng chân
không ?
6. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông lò so ?
7. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông bằng dầu thủy lực ?
8. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông bằng không khí nén

4
9. Các thông số chính và yêu cầu của máy cắt diện ?
10. Các hư hỏng thường gặp trong máy cắt điện và cách xử lý ?

d. Dao cách ly .
1. Dao cách ly là gì ?
2. Cấu tạo và phân loại dao cách ly ?
3. Các thông số kỹ thuật của dao cách ly ?
4. Các hư hỏng và cách xử lý ?
e. Máy biến dòng điện .
1. Máy biến dòng điện là gì ? Phân loại máy biến điện áp ?
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu tụ điện ?
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu điện từ ?
4. Các thông số cơ bản của máy biến điện áp ?
5. Sai số của máy biến điện áp, Chế độ làm việc của máy biến điện áp ?
6. Sự khác biệt cơ bản của máy biến dòng điện và máy biến áp tự dùng ?
7. Các hư hỏng và cách xử lý ?
g. Máy biến dòng điện .

1. Máy biến dòng điện là gì ?


2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện ?
3. Các thông số cơ bản của máy biến dòng điện ?
4. Phân loại và chế độ làm việc của máy bién dòng điện ?
5. So sánh máy biến dòng điện và máy biến điện áp ?
6. Sai số của máy biến dòng , phân biệt máy biến dòng và máy biến áp khác,
những khác biệt cơ bản giữa chúng ?
h. Tụ điện .
1. Công dụng của tụ điện cao thế ?
2. Cấu tạo của tụ điện cao thế ?
3. Các thông số của tụ điện cao thế ?
4. Bù dọc là gì, tác dụng của bù dọc ?
5. Bù ngang là gì, tác dụng của bù ngang ?
6. Đấu nối tụ điện cao thế vào lưới như thế nào ?
7. Bảo vệ cho các tụ điện cao thế, những lưu ý khi làm việc với tụ điện cao thế ?

5
8. So sánh ưu nhược điểm của máy bù đồng bộ với tụ điện ?

i. Động cơ không đồng bộ .


1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha ?
2. Ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha , 1 pha trong các trạm biến áp ?
k. Các thiết bị chống sét ?
1. Các loại chống sét trong lưới điện ?
2. Các thông số của thiết bị chống sét ?
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại chống sét van ?

PHẦN III : MẠCH ĐIỀU KHIỂN , ĐO LƢỜNG .


1. Mạch nhất thứ là gì ? Mạch nhị thứ là gì ?
2. Các chức năng của mach điều khiển , đo lường trong trạm biến áp ?
3. Vì sao mạch nhị thứ ( điều khiển, bảo vệ ) sử dụng nguồn điện 1 chiều
thay vì mạch xoay chiều ?
4. Các loại sơ đồ điện trong trạm biến áp, kí hiệu trong mạch điện ?
5. Sơ đồ nối ba máy biến áp ?
6. Sơ đồ nối ba máy biến dòng điện ?
7. Mạch điện nối 3 am pe kế để đo cường độ dòng điện trên 3 pha ?
8. Mạch điện dùng 1 am pe kế và một khóa chuyển mạch dòng điện 3 pha 9.
Mạch điện nối 3 vôn kế để đo điện áp dây của 3 pha ?
10. Mạch điện dùng một vôn kế và khóa chuyển mạch đo điện áp 3 pha ?
11. Mạch điện dùng một oát kế ba pha ba phần tử để đo công suất tác dụng ?
12. Mạch điện dùng một var kế ba pha ba phần tử để đo công suất phản kháng ?
13. Phân tích mạch điện nguyên lý điều khiển của máy cắt điện ? Ứng dụng đối
với các loại máy ngắt của Siemens, ABB …
14. Nguyên lý làm việc đóng , cắt máy ngắt tại chỗ ?
15. Mạch điều khiển dao cách ly ?
16. Mạch điều khiển bộ làm mát máy biến áp ?
17.ạch điều khiển bộ chuyển nấc máy biến áp ?
18. Mạch báo tín hiệu chạm đất ?

6
PHẦN IV : RƠLE BẢO VỆ .

1. Công dụng và các yêu cầu của rơle ?


2. Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng ?
3. Liệt kê các rơle bảo vệ cho máy biến áp ?
4. Liệt kê các rơle bảo vệ cho đường dây ?
5. Nguyên lý làm việc của rơle bảo vệ cắt nhanh ? Nguyên tắc chọn dòng khởi
động của rơle bảo vệ cắt nhanh ?
6. Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng ? Nguyên tắc chọn dòng khởi động của
rơle bảo vệ ?
7. Nguyên lý làm việc của rơle kém áp ? Nguyên tắc chọn dòng khởi động của
rơle bảo vệ ?
8. Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dọc máy biến áp ? Nguyên tắc chọn
dòng khởi động của rơle bảo vệ ?
9. Nguyên lý làm việc của bảo vệ khoảng cách ? Nguyên tắc chọn dòng khởi
động của rơle bảo vệ ?
10. Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng có hướng ? Nguyên tắc chọn dòng
khởi động của rơle bảo vệ ?
11. Nêu các chức năng của các loại rơle kỹ thuật số hiện có của Xí nghiệp cho
các loại rơle bảo vệ :
- Rơle khoảng cách .
- Rơ le qua sdòng .
- Rơ le so lệch.
12. Cách khai thác các thông tin trên các loại rơ le kỹ thuật số ?
13. Bảo vệ tần số thấp F81 là gì ? Nguyên tắc chỉnh định của bảo vệ này như
thế nào ?
14. Tại sao phải đặt thiết bị tự đóng lai trên đường dây ?
15. Quy trình vận hành các rơle bảo vệ kỹ thuật số một số hãng nước ngoài đang
lắp đặt tại các trạm của xí nghiệp .

7
PHẦN V : VẬN HÀNH TRẠM VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THÔNG
ĐIỆN .

1. Đặc điểm vận hành trạm ?


2. Những yêu cầu đối với nhân viên vận hành trạm ?
3. nhiệm vụ chung của nhân viên vận hành trạm biến áp trong chế độ làm việc
bình thường ?
4. Nhiệm vụ của trực chính - nhân viên vận hành trạm biến áp ?
5. Nhiệm vụ của trực phụ - nhân viên vận hành trạm biến áp ?
6. Chế độ giao nhận ca của nhân viên trực trạm biến áp ?
7. Nhiệm vụ của trạm trưởng ?
8. Thế nào là trào lưu công suất ?
9. Hệ thống điều độ của hệ thống điện Quốc gia tổ chức như thế nào ?
10. Thế nào là quyền điều khiển của một cấp điều độ ?
11. Thế nào là quyền kiển tra của một cấp điều độ ?
12. Chức năng nhiệm vụ của công tác điều độ là gì ?
13. Hãy nêu những thủ tục khi đưa một thiết bị ra sửa chưa , đưa vào vận hành
sau khi sửa chữa xong ?
14. Hãy nêu những quy định phân cấp điều khiển , kiểm tra của điều độ miền
cho các thiết bị của trạm nơi anh, chị đang làm việc ?
15. Các quy định về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ?
- Ảnh hưởng của điện áp tới lưới điện như thế nào .
- Cách thay đôi tổn thất điện áp .
- Cách thay đổi điện áp tại các điểm nút, tại đầu lưới điện .
16. Các nhân viên vận hành trạm tham gia điều chỉnh điện áp trong hệ thống
điện như thế nào ?
17. Các quy dịnh về điều chỉnh tần số hệ thống điện ?
- Ảnh hưởng của tần số tới các phụ tải .
- Các biện pháp để điều chỉnh tần số .
18. Các nhân viên vận hành trạm tham gia các công việc gì để góp phần điều
chỉnh tần số ?
19. Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp lực ?
- Quy định về vận hành máy biến áp ở chế độ bình thường, chế độ sự cố .
- Quy định về chế độ kiểm tra máy biến áp trong vận hành .

8
- Quy định về các thủ tục đưa máy biến áp vào vận hành sau khi đại tu
sửa chữ xong .
- Quy định các thủ tục cần thiết khi đưa máy biến áp mới lắp đặt vào vận
hành .
- Quy định về quản lý dầu máy biến áp .
- Ý nghĩa cho 2 máy biến áp vận hành song song .
- Điều kiện để 2 máy biên áp vận hành song song .
- Giải thích ý nghĩa từng điều kiện .
- Cách xử lý sự cố máy biến áp .
- Cách xử lý bất bình thường của máy biến áp
- Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành .
- Quy định về làm mát máy biến áp .
- Quy định về mức dầu trong bình dầu phụ, quy định về nhiệt độ lớp dầu
trên cùng của máy biến áp .
- Quy định về điểm trung tính cuộn dây 110kV của máy biến áp

20. Quy trình vận hành máy cắt điện ? Quy trình vận hành dao cách ly
21. Quy trình vận hành máy biến điện áp, máy biến dòng ?
22. Quy trình vận hành các thiết bị tụ của Xí nghiệp ?
23. Quy trình đánh số thiết bị do Bộ Công nghiệp ban hành ?
24. Quy trình thao tác các thiết bị trong hệ thống điện do Bộ Công nghiệp ban
hành ?
- Các quy định cơ bản thao tác đóng cắt các thiết bị .
- Thao tác máy biến áp.
- Thao tác máy cắt điện .
- Thao tác dao cách ly.
- Thao tác đường dây ...
25. Quy trình Xử lý sự cố Bộ Công nhiệp ban hành .
- Nguyên tác cơ bản xử lý sự cố trong hệ thống điện .
- Quy định cho nhân viên vận hành xử lý sự cố trong hệ thống điện.
- Quy định xử lý khi mất điện toàn trạm .
- Quy định xử lý khi sự cố máy biến áp của trạm do bảo vệ chính làm việc
.
- Quy định xử lý sự cố khi bảo vệ dự phong máy biến áp tác động.

9
- Quy định xử lý sự cố khi các đường dây trung áp tác động bị sự cố rơ
le bảo vệ tác động ....
26. Phân tích kết cấu sơ đồ của các trạm biến áp 110kV hiện có tại Xí nghiệp,
đánh giá ưu nhược điểm ?
27. Trong các trạm biến áp thanh cái có nhiệm vụ gì, hãy phân tích từng loại hệ
thống thanh cái .
28. Quy định vận hành hệ thống tự dùng trong trạm , Vẽ sơ đồ hệ thống tự dùng
trong trạm .
29. Quy định vạn hành hệ thống điện 1 chiều, hệ thống điện 1 chiều cấp cho các
phụ tải nào ?
30. Quy định vận hành hệ thống ắc quy của trạm, Vẽ sơ đồ hệ thống chỉnh lưu
cấp điện cho hệ thống một chiều và nạp cho ắc quy ?
Phần thực hành .

31. Vẽ và thuộc sơ đồ nhất thứ ở trạm anh chi đang làm việc, Ghi đầy đủ các
thông số từng thiết bị và quy định đánh số trên sơ đồ ?
32. Thực hiện khai thác các thông tin trong rơle kỹ thuật số của trạm anh chị
đang làm việc, Đồng thời khai thác các thông tin trên rơle kỹ thuột số đã trang bị
cho các trạm của Xí nghiệp ?
33. Viết phiếu thao tác tách 1 đường dây ra sửa chữa ?
34. Viết phiếu thao tác tách TU thanh cái ở trạm ra sửa chữa ?
35. Viết phiếu thao tác tách máy biến áp chính ra sửa chữa ?
36. Viết phiếu thao tác tách thanh cái 35kV, 22kV, 10kV, 6kV ?
37. Nắm vững các thủ tục và thực hiện trong phiếu công tác ?
38. Thực hành các công việc cho nhân viên vận hành trạm ?
39. Cách đặt và tháo tiếp địa di động trong tram ?
40. Thực hành thao tác đưa các loại máy cắt vào vận hành .
41. Cách đấu hệ thống quạt mát máy biến áp ?
42. Sửa chữa một số hỏng hóc đơn giản của máy ngắt ?

PHẦN VI : KỸ THUẬT ĐƢỜNG DÂY .


1. Lưới điện truyền tải và phận phối là gì, ý nghĩa ?
2. Ranh giới quản lý giữa đường dây và trạm ?
3. Quy định về hành lang an toàn ở các cấp điện áp ?

10
4. Các hạng mục vf thời gian quy định khi kiểm tra đường dây ban ngày, ban
đêm ( định kỳ, đột xuất , sự cố ) ?
5. Quy định an toàn trong công tác kiểm tra đêm đường dây ?
6. Giải thích hiện tượng tăng áp cuối đường dây khi không tải ?
7. Tiêu chuẩn vận hành của cột, chuỗi sứ, dây dẫn, dây chống sét ?
8. Công dụng của các phụ kiện trên đường dây 110kV ?
9. Đường dây (cột, dây dẫn) tải điện thường chịu những lực tác dụng nào ?
10. Liệt kê các loại cột hiện có trên đường dây tải điện ?
11. Cho biết vai trò các loại cột : đỡ thẳng, đỡ góc, néo thẳng , néo góc, đỡ vượt,
dừng?
12. Vì sao khoảng cách các cột và độ cao các cột không đều nhau ?
13. Liệt kê các phụ kiện trên cột dừng ?
14. Cột bị nghiêng ( dọc tuyến, ngang tuyến ) làm thế nào để nhận biết ?
15. Công dụng của bộ chằng néo cột? Thường xử dụng cho koại cột nào ?
16. Công dụng của móng cột điện? Các lực tác dụng lên móng cột điện ?
17. Các biện pháp chống lún cột điện, chống lật cột và chống nhổ móng néo ?
18. Các loại dây pha và các cỡ đai ép hiện có trên lưới điện, giải thích ý nghĩa
các loại dây pha ?
19. Dây nhôm lõi thép, công dụng của thép và nhôm ?
20. Liệt kê các loại dây chống sét hiện có trên đường dây tải điện ?
21. Cho biết khoảng cách đến đất của dây dẫn theo cấp điện áp và vùng dân cư ?
22. Vì sao phải nối đất lưu động ?
23. Cho biết góc bảo vệ của dây chống sét ( cho 1 dây, cho 2 dây )
24. Tại sao có đường dây lại phải dùng 2 dây chống sét, 1 dây chống sét, khoảng
cách ngắn nhất giữa dây dẫn và dây chống sét ?
25. Giải thích hiện tựơng sét đánh vào dây dẫn ?
26. Tại sao mặt trong của sứ lại lõm vào và có những đường cong nhấp nhô ?
27. Vì sao trong những cơn mưa đầu mùa ta thường thấy trên bề mặt ngoài của
sứ bị phóng điện chớp tắt ?
28. Tại sao có vài nơi phương của chuỗi sứ nghiêng ( không vuông góc ) so với
mặt đất ?
29. Cách nhận biết cấp điện áp của 1 đường dây tải điện đang vận hành ?
30. Tại sao có cột có 1 chuỗi sứ có cốt có 2 chuỗi sứ song song trên một pha ?
31. Chọn loại sứ cách điện ở vùng nhiễm bẩn, thực hiện như thế nào ?

11
32. Đường dây có cấp điện áp110kV vận hành 35kV có được không ?
33. Đường dây có cấp điện áp thấp hơn 110kV vận hành điện áp 110kV phải
thực hiện các biện pháp gì ?
34. Các hồ sơ cần thiết khi nghiệm thu quản lý đường dây ?
35. Công dụng của tạ bù trên đường dây ?
36. Giải thích vì sao đường dây cao thế , dây chống sét được nối đất trực tiếp
vào cột hoặc cách điện ?
37. Khi thấy dây đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng người công nhân phải làm
gì ?
38. Khi công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường ôtô, đường làng có
người và xe cộ qua lại, sông mương có thuyền bè qua lại thì phải áp dụng biện
pháp gì ?
39. Chặt cây dọc tuyến phải tuân theo những quy định gì ?
40. Đo tiếp địa cột cho phép tiến hành khi đường dây đang vận hành nhưng phải
đảm bảo các điều kiện gì ?
41. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng gần hoặc giao chéo với
đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện gì ?
42. Đường dây đang vận hành, khi sơn xà và phần trên của cột phải thực hiện
những quy định gì ?
43. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây
đang vận hành thì phải tuân theo những quy định gì ?
44. Quy định về hành lang an toàn lưới điện theo nghi định của nhà nước hiện
nay là gì ?
45. Việc kiểm tra bất thường các đường dây trên không hoặc trên từng đoạn
đường dây trên không phải tiến hành như thế nào ?
46. Thời gian quy định về đại tu 1 đường dây ?
47. Khoảng cách an toàn từ đường dây 110kV đến các đường dây trung thế, hạ
thế và thông tin ?
48. Như thế nào là mối nối đạt yêu cầu kỹ thuật ?
49. Sứ lệch bao nhiêu độ ( so với phương đứng ) thì phải kéo lại ?
50. Tiêu chuẩn vận hành cho phép độ nghiêng của xà ?
Phần thực hành .
48. Cách xác định phạm vi hành lang tại hiện trường ?
49. Liệt kê và nêu các dụng cụ thi công ?

12
50. Cách sử dụng dây da an toàn ?
51. Cách xử lý khi cột nghiêng ?
52. Trình tự trồng 1 cột bê tông bằng tó ?
53. Trình tự dựng một cột sắt ?
54. Trình tự lắp xà 110kV ( cột bê tông ) ?
55. Mô tả cách leo cột bê tông, cột sắt ?
56. Cách sơn cột sắt ?
57. Cách sửa cưa mống cột bê tông ?
58. cách đắp chân cột sắt ?
59. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ căng chuỗi đơn ?
60. Trình tự thao tác để thay một chuỗi sú căng chuỗi đôi ?
61. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ đỡ ?
62. Cách buộc tời quay cáp ?
63. Cách đi cáp Puli đôi, đơn ?
64. Trình tự thu hồi dây dẫn và vây chống sét ?
65. Thao tác ra dây ( kiểm tra dây )… ?
66. Cách lấy độ võng của đường dây ?
67. Trình tự công tác thay dây ?
68. Trình tự công tác kéo dây mới ?
69. Trình tự sang dây cột mới ?
70. Cách dò tìm điểm sự cố đứt dây pha chạm đất ?
71. Trình tự ép nối 1 dây nhôm lõi thép ( dưới đất, trên cao ) ?
72. Cách cuốn tước dây 1 dây pha ?
73. Bố trí nhân lực, dụng cụ để thay một đoạn dây khi qua sông, đường ôtô ?
74. Cách thay tạ chống rung ?
75. Kỹ thuất lắp và tháo dây tiếp địa lưu động ? Tiêu chuẩn của tiếp địa lưu
động ?
76. Dụng cụ và cách đo điện trở tiếp địa cột ?

PHẦN I : KỸ THUẬT ĐIỆN

1. Điện năng là gì ?
Điện năng là một dạng năng lượng có các tính chất sau :

13
- Dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như : cơ năng, nhiệt
năng …
- Không thể dự trữ được như các dạng vật chất khác ngoại trừ các nguồn điện
một chiều như ắc quy, pin ..
- Được tạo ra bằng : sức gió, sức nước, nhiệt ( than , dầu ), năng lượng khác như
nguyên tử, năng lượng mặt trời, gas .
- Rất nguy hiểm nếu sử dụng không đúng quy định an toàn.
- Tốc độ dẫn truyền năng lượng rất nhanh .
- Đơn vị đo điện năng là lượng công suất điện sử dụng trong một khoảng thời
gian, ký hiệu là A; đơn vị đo là kWh, Wh, MWh.

2. Dòng điện là gì ? Tác dụng của dòng điện? Nêu công thức tính dòng điện ?
- Dòng điện là dòng chuyển rời có hướng của các hạt mang điện trong
điện trường.
- Chiều dòng điện theo quy ước là chiều chuyển động của các điện tích
dương .
- Các tác dụng của dòng điện:
+ Tác dụng nhiệt ( làm cho vật dẫn nóng lên )
+ Tác dụng quang ( phát sáng bóng đèn )
+ Tác dụng từ.( trong máy biến áp … )
+ Tác dụng hóa học ( dòng điện chạy qua chất điện phân )
+ Tác dụng sinh lý

3. Hiệu điện thế là gì ? Điện áp là gì , đơn vị đo ?


- Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng
cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên q khi q di
chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q.
AM 
VM =
q
Trong đó: + VM là điện thế tại điểm M
+ AM  là công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ
M ra vô cực

14
+q là độ lớn của điện tích q.
- Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả
năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến
N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện
tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.
AMN
UMN = VM - VN =
q
Trong đó: + VM, VN là điện thế tại điểm M, N.
+ AMN là công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ
M đến N.
+q là độ lớn của điện tích q.
Hiệu điện thế trong hệ SI tính bằng Vôn ( V ), một Vôn là hiệu diện thế
giữa hai điểm M,N khi dịch chuyển điện tích dương 1 Culông (+1C) từ M đến
N, thực hiện công dịch chuyển là 1 Jun .

4. Điện trƣờng , cƣờng độ điện trƣờng là gì ?


- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và
gắn liện với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt
trong nó
Một điện tích Q nằm tại một điêm trong không gian sẽ gây ra xung quanh
nó một điện trường. Một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng
một lực điện. Ngược lại, q cũng gây ra một điện trường tác dụng lên Q một lực
trực đối.

FQq M
+
q


FqQ O
+
Q
- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn
lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn
của q.

15
F
E=
q
Trong đó: - E là cường độ điện trường tại điểm mà ta xét
- F là độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử.
- q là độ lớn của điện tích thử.

5. Từ trƣờng là gì ?
- Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ
thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt
trong nó.
- Nam châm và dây dẫn mang dòng điện sinh ra trong khoảng không gian
xung quanh nó một từ trường.
- Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian nào
đó, người ta sử dụng kim nam châm nhỏ, đặt tại những vị trí bất kì trong khoảng
không gian ấy. Nếu không có tác dụng của từ trường của dòng điện hay một
nam châm thì kim nam châm nói trên luôn nằm theo hướng nam - bắc. Khi có
tác dụng của từ trường của một dòng điện hay một nam châm, kim nam châm
nói trên sẽ quay đến một vị trí cân bằng xác định; vị trí này phụ thuộc vào chỗ
đặt kim nam châm trong từ trường.

6. Phân biệt điện một chiều và điện xoay chiều hình sin ?

- Dòng điện một chiều ( lý tưởng ) : Là dòng điện có độ lớn và chiều không đổi
theo thời gian.
- Dòng điện xoay chiều ( điều hoà hình sin ) : Là dòng điện có độ lớn và chiều
thay đổi theo thời gian với một quy luật hình sin .

7. Chu kỳ dòng điện xoay chiều ( hình sin ) là gì ? Tần số dòng điện xoay
chiều ( hình sin ) là gì, đơn vị đo ?
- Chu kỳ dòng điện xoay chiều : Là thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp
một trạng thái giống nhau của dòng điện.
Kí hiệu là T, đơn vị đo là giây (s).
- Tần số dòng điện xoay chiều : Là số chu kì dòng điện xoay chiều trong
một đơn vị thời gian (s).

16
Kí hiệu là f, đơn vị đo là Hez ( Hz ).. Tần số dòng điện xoay chiều ở nước
ta là 50 Hz.
Từ công thức :
1
f = ----------
T
Suy ra : 1 1
T = ------- = ------ = 0,02s
F 50

8. Điện trở là gì ?
- Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của vật
mang điện.
Đơn vị đo điện trở là Ohm ( Ω )

9. Điện trở phi tuyến là gì ?

- Điện trở phi tuyến là điện trở có giá trị thay đổi theo điện áp đặt lên nó.
- Điện áp bình thường ( điện áp định mức ) R lớn.
- Điện áp tăng cao R giảm .
Điện trở phi tuyến có đặc tính VA là một đường cong.
- Công dụng : Chế tạo chống sét van .

10. Nêu công thức tính điện trở ? Giải thích ý nghĩa, đơn vị tính của mỗi đại
lƣợng trong công thức tính ?

1. Ở nhiệt độ nhất định, điện trở của dây dẫn đồng chất hình trụ có tiết diện S,
chiều dài l, có thể tính bằng công thức đơn giản , được thiết lập bằng thí nghiệm
:
- Công thức tính điện trở:
l
R = .
S
Trong đó :
R : Điện trở, tính bằng ohm ( Ω )

17
ρ : là điện trở suất của dây dẫn.( Ωm )
l : là chiều dài của dây dẫn ( m )
S : tiết diện của dây dẫn .m2
Các chất điện môi có điện trở suất rất lớn, có thể tới 10 8 Ωm . Kim loại có
điện trở suất rất nhỏ khoảng 10-8 đến 10-6 Ωm.
Điên trở suất của vật liệu ở 200C
Vật liệu Điện trở suất ρ ( Ωm )
Đồng 1,72.10-8
Nhôm 2,63.10-8
Sắt 10.10-8
Vàng 2,2.10-8
Bạc 1,6.10-8
Chì 20,8.10-8
Kẽm 5.92.10-8
Wonfram 5,55.10-8
Niken 8,69.10-8 mềm, 9,52.10-8 cứng
Platin 10,3.10-8
Thiếc 11,4.10-8
Thuỷ tinh 109
Sứ 1013
Hổ phách 1019

2. Tính theo định luật ohm ta có :


U
R = -------
I
Trong đó :
U : Hiệu điện thế ( V )
I : Cường độ dòng điện ( A )
R : Điện trở ( Ω )
Ohm ( Ω ) là điện trở của vật dẫn đồng chất sao cho khi hai đầu vật dẫn
có hiệu điện thế không đổi 1 vôn ( V ) thì trong vật dẫn có dòng điện cường độ 1
ampe ( A ) chạy qua

18
11. Tính điện trở tƣơng đƣơng trong mạch nối tiếp, song song ?

- Mạch nối tiếp :


Rtđ = R1 + R2 + ….. + Rn
- Mạch song song :
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + …. + 1/Rn

12. Cho biết điện trở phụ thuộc vào nhiệt dộ ?

Bằng thí nghiệm người ta nhận thấy khi nhiệt độ tăng , điện trở của bất kì
kim loại nào cũng tăng, còn đối với chất điện phân thì hiện tượng sẽ ngược lại,
điện trở của dung dịch điện phân giảm khi nhiệt độ tăng .
Công thức biểu thị sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ :
R = R0 ( 1 + α t )
Với :
R : Điện trở vật dẫn ( Ω )
R0 : Điện trở vật dẫn ở 00C
α : Hệ số nhiệt của điện trở . 1/ 0C
t : Nhiệt độ của vật tại thởi điểm ta tính ( 0 C )

Bảng hệ số nhiệt độ của một số chất .

Vật liệu Hệ số nhiệt độ α ( 1/ 0C )


Đồng thanh 0,0040
Nhôm 0,0040
Sắt 0,00657
Thép 0,0045
Vàng 0,00365
Bạc 0,0036
Chì 0,00428
Kẽm 0,00419

19
Niken 0,0044
Thiếc 0,0044
Platin 0,00392
Wonfram 0,00468

Hiện tượng siêu dẫn: khi nhiệt độ hạ xuống dưới một nhiệt độ T0 nào đó
điện trở của kim loại ( hay hợp kim ) đó giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
Hiện tượng đó gọi là hiện tượng siêu dẫn.

13. Khi nào cần điện trở lớn, khi nào cần điện trở nhỏ ?
Những chỗ cần cách điện thì điện trở càng lớn càng tốt. Ví dụ : Sứ cách
điện, vỏ dây dẫn, ủng, găng tay, sào cách điện …
Cần điện trở nhỏ tại những chỗ tiếp xúc, mối nối, hệ thống nối đất.

14.Cảm kháng là gì ? Công thƣc tính cảm kháng, đơn vị đo ?


- Khi dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây sẽ xuất hiện đại lượng xu
hướng cản trở dòng điện , đại lượng này gọi là cảm kháng.
- Công thức tính: XL = L, đơn vị đo là .
Trong đó: XL là cảm kháng.
- L là độ tự cảm của cuộn dây.
-  là tần số góc.  = 2f với f là tần số dòng điện.

15. Dung kháng là gỉ? Các công thức tính dung kháng, đơn vị đo ?
- Dung kháng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện
xoay chiều đi qua tụ điện.
- Công thức tính: XC = 1/ C.
Trong đó - XC là dung kháng.
- C là điện dung của tụ điện.
-  là tần số góc.  = 2f với f là tần số dòng điện.

16. Tổng trở là gì? Công thức tính ?

20
Tổng trở là một đại lượng vật lý đặc trưng cho mạch điện xoay chiều, thể
hiện mối quan hệ giữa điện áp đặt lên mạch và dòng điện chay qua mạch ( sự
cản trở đối với dòng điện xoay chiều )
Ký hiệu : Z đơn ví : Ω
Ta có theo định luật ohm : Z = u/i
u : Hiệu điện thế xoay chiều đặt lên mạch. ( V )
i : Dòng điện xoay chiều chạy trong mạch ( A )

Hoặc : Z = √ R2 + ( RL - Rc )2
Trong đó :
R : Điện trở thuần .
RL = XL : Cảm kháng
RC = XC : Dung kháng.

17. Các dạng công suất ? Đơn vị tính từng đại lƣợng ? Quan hệ giữa các
công suất ?
- Công suất tác dụng P là công suất trung bình trong một chu kỳ:
Sau khi tính toán ta được: P  UIcos
Đơn vị đo công suất tác dụng là W, kW, MW
Công suất tác dụng P đặc trưng cho sự biến đổi điện năng thành các dạng
năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng v.v...
- Công suất phản kháng Q đặc trưng cho cường độ quá trình trao đổi năng
lượng điện từ trường. Công suất phản kháng được tiêu thụ ở động cơ không
đồng bộ, máy biến áp, trên đường dây điện và mọi nơi có từ trường.
Biểu thức tính toán: Q  UI sin 
Công suất phản kháng có thể được tính bằng tổng công suất phản kháng
của điện cảm và điện dung các nhánh trong mạch điện:
Q  QL  QC   X Ln I n2   X Cn I n2
Trong đó: XLn, XCn, In lần lượt là cảm kháng, dung kháng, dòng điện mỗi
nhánh.
Đơn vị đo của Q là VAr, kVAr hoặc MVAr.
- Công suất biểu kiến S hay công suất toàn phần bao gồm công suất tác
dụng và công suất phản kháng, được định nghĩa dưới dạng biểu thức sau:

21
S = UI = P2  Q2
Đơn vị đo của S là VA, kVA hoặc MVA. S
Q
- Quan hệ giữa S, P, Q được mô tả bằng một tam
giác vuông, trong đó S là cạnh huyền, P và Q là hai cạnh 
góc vuông. Tam giác như hình bên gọi là tam giác công P
suất.
P = S cosφ
Q = S sinφ
Q
tgφ = ----- ⇒ φ = arctgQ/P
P

18. Nêu những thiết bị cung cấp công suất tác dụng, phản kháng , Thiết bị
nào tiêu thụ công suất tác dụng, công suất phản kháng ?
- Các thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng là : Động cơ không đồng bộ, đèn
huỳnh quang , máy biến áp, cuộn kháng điện, lò hồ quang …
- Các thiết bị cung cấp công suất phản kháng : Tụ điện bù ngang, máy bù đồng
bộ, máy phát vận hành ở chế độ bù ( quá kích từ ).
Ngoài ra có thiết bị vừa cung cấp vừa tiêu thụ công suất phản kháng :
Động cơ đồng bộ, máy bù đồng bộ ..
- Các thiết bị cung cấp công suất tác dụng : Công suất tác dụng được cung cấp
từ các máy phát điện của các nhà máy điện . ( thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên
tử, Diesel … )
- Các thiết bị tiêu thụ công suẩt tác dụng là các thiết bị động lực , động cơ, máy
bơm, các lò điện, lò cao, ánh sáng sinh hoạt …

19. Hệ số công suất là gì ? Ý nghĩa và cách nâng cao hệ số công suất ?


- Hệ số công suất là tỷ số giữa công suất tác dụng P và công suất biểu
kiến S.
P
Cos φ = -------
S
P : Công suất tác dụng .

22
S : Công suất biểu kiến.
- Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cos:
1. Máy phát điện làm việc với dòng và điện áp định mức, với Cosφ = 1 sẽ phát
ra công suất tác dụng tỉ lệ với Cosφ. Cosφ càng thấp, công suất tác dụng phát ra
càng bé và do đó không tận dụng được khả năng phát công suất tác dụng của
máy phát điện .
2. Phụ tải dùng điện yêu cầu một công suất tác dụng nhất định với điện áp U ít
biến đổi. Nếu Cosφ thay đổi, dòng điện sẽ thay đổi. Dòng điện tải tiêu thụ tỷ lệ
nghịch với Cosφ; Cosφ càng thấp, dòng điện tải tiêu thụ càng lớn. Dòng điện
tăng sẽ tăng tổn thất điện áp và điện năng trên đường dây.
3. Nếu cosφ càng thấp, tổn thất điện áp càng lớn, do đó để đảm bảo điện áp
không giảm quá nhiều ta phải tăng tiết diện dây dẫn, làm tăng vốn đầu tư xây
dựng đường dây .
- Một số nhật xét
+ Giảm được lượng công suất phản kháng truyền tải trên đường dây từ đó
giảm tổn thất công suất và tổn thất điện áp trong mạng điện.
+ Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp.
+ Tăng khả năng phát công suất tác dụng của các máy phát điện.
- Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cos:
+ Nâng cao hệ số công suất cos tự nhiên: là tìm các biện pháp để các hộ
tiêu thụ điện giảm bớt được lượng công suất phản kháng tiêu thụ như giảm thời
gian chạy không tải của các động cơ, thay thế các động cơ thường xuyên chạy
non tải bằng các động cơ hợp lý hơn...
+ Nâng cao hệ số công suất cos bằng biện pháp bù công suất phản
kháng. Thực chất là đặt các thiết bị bù tại các nút trên hệ thống mà ở đó thiếu
công suất phản kháng (biểu hiện ở điện áp vận hành thấp) hoặc ở gần các hộ tiêu
thụ điện để cung cấp công suất phản kháng theo yêu cầu phụ tải.

20. Cách tính hệ số công suất? Công thức tính dòng điện ?

23
a. Cách tính hệ số công suất :
- Mạch một pha :
P P
Từ công thức : P = U.I Cosφ → Cosφ = ------- = ----
U.I S
P
2 2
S=√P +Q → Cosφ = ---------------
√ P2 + Q2
Với : P : Công suất tác dụng.
Q : Công suất phản kháng.
S : Công suất biểu kiến.

- Mạch ba pha đối xứng :

P = √3 U.I Cosφ
P
Cosφ = --------
√3 U.I

b. Công thức tính dòng điện :


- Mạch một pha :

I = U/Z
I : Giá trị hiệu dụng của dòng điện .( A )
U : Giá trị hiệu dụng của điện áp .( V )
Z : Tổng trở (Ω )

- Mạch ba pha đối xứng :


S
I = ------
√3 U
P
Hoặc : I = ----------
√3 UCosφ

24
21. Tiết diện dây dẫn đƣợc chọn căn cứ vào những đại lƣợng nào ?

* Tiết diện dây dẫn được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế.
I tb
Skt 
J kt
Trong đó: - Skt là tiết diện dây dẫn (mm2)
- Itb là dòng điện trung bình qua phụ tải.
- Jkt: mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2)
Bảng 1. Mật độ dòng điện kinh tế

Mật độ dòng kinh tế A/mm2 với thời gian sử


Tên dụng công suất cực đại, giờ
1000 - 3000 3000 - 5000 5000 - 8760
- Thanh dẫn (góp):
Đồng 2,5 2,1 1,8
Nhôm 1,3 1,1 1,0
- Cáp điện lực cách điện
bằng giấy tầm dầu lõi:
đồng 3,0 2,5 2,0
nhôm 1,6 1,4 1,2

* Kiểm tra theo điều kiện phát nóng lâu dài :


Icpbt ≥ Icb = Ilvmax
Icpbt : Dòng điện cho phép bình thường. Giá trị được hiệu chỉnh theo
nhiệt độ.
Icb : Dòng điện cưỡng bức .
Ilvmax : Dòng điện làm việc cực đại.
* Kiểm tra theo điều kiện vầng quang :
Uvq ≥ Udmht
Trong đó : Uvq : Điện áp tới hạn có thể phát sinh vầng qung.
Udmht : Điện áp định mức của hệ thống

25
Nếu dây dẫn 3 pha bố trí trên đỉnh của tam giác đều giá trị U vq trong điều
kiện thời tiết khô ráo và sáng, áp suất không khí là 760mmHg, nhiệt độ môi
trường xung quanh 250C có thể xác định theo công thức sau:
Uvq = 84.m.r.lg a/r ( kV )
Trong đó : r : bán kính ngoài của dây dẫn.
a : Khoảng cách giữa các trực dây dẫn.
m : Hệ số xét đến độ xù xì của dây dẫn. Đối với dây một sợi,
thanh dẫn để lâu ngày trong không khí m = 0,93 - 0,98. Đối vối dây nhiều sợi
xoắn lấy m = 0,83 - 0,87

22. Tụ điện là gì, cấu tạo và đặc điểm của tụ điện ? Các công thức liên quan
đến tụ điện ?

- Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một
lớp cách điện (điện môi). Tụ điện thường dùng để tích và phóng điện trong
mạch điện, muốn tích điện cho tụ điện người ta nối hai bản cực của tụ điện với
nguồn điện, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ
tích điện âm. Khi tụ điện được tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ
một năng lượng, đó là năng lượng điện trường.
- Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện
thế nhất định gọi là điện dung của tụ điện. Nó được xác định bằng thương số
giữa điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Q
C
U
- Cấu tạo : thường là loại tụ giấy ngâm dầu đặc biệt, gồm hai bản cực là
các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong
một thùng được hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài nhờ hai sứ xuyên .
- Đặc điểm :
+ Trong tụ điện , điện tích ở các cực của tụ điện bằng nhau về giá trị
nhưng ngược nhau về dấu .
+ Tụ điện chủ yếu tích luỹ ( và giải phóng ) năng lượng điện trường .
+ Tổn hao do điện trở nhiệt ở tụ rất nhỏ .
+ Tụ điện cho dòng điện xoay chiều ( AC ) đi qua nhưng chỉ nạp và
phóng điện tích trong mạch một chiều ( DC ).

26
23. Tính điện dung mắc nối tiếp và mắc song song , hỗn hợp .

- Điện dung của bộ tụ mắc nối tiếp: 1/Ctđ = 1/C1 + 1/C2 + ... + 1/Cn
- Điện dung của bộ tụ mắc song song: Ctđ = C1 + C2 + ... Cn.

24. Nguyên lý cảm ứng điện từ là gì ?

- Hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì
trong mạch kín xuất hiện sức điện động cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ
chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín ( khung dây ) biến
thiên .
Ví dụ : Từ thông qua một diện tích giới hạn bởi khung dây ( vòng dây ):
Φ = BS Cosφ
Trong đó : Φ : Từ thông
B : Từ trường xuyên qua vòng dây.
S : Diện tích khung dây .
Φ : Là góc tạo bới véc tơ n vuông góc với khung và véc tơ B.
Từ đó : ecư = -ΔΦ/Δt
ecư : Sức điện động cảm ứng.
ΔΦ : Độ biến thiên từ thông
25. Hỗ cảm là gì? Nêu tác dụng tƣơng hỗ của 2 dây dẫn thẳng song song
mang điện ?

1. Hỗ cảm là gì :
- Hiện tượng hỗ cảm là hiện tượng xuất hiện từ trường trong một cuộn
dây do dòng điện biến thiên trong cuộn dây khác tạo nên.
- Từ thông hỗ cảm trong cuộn dây 2 do dòng điện i1 tạo nên là:
 21  Mi1 với M là hệ số hỗ cảm giữa 2 cuộn dây.
- Khi i1 biến thiên sẽ tạo nên điện áp hỗ cảm đặt lên cuộn dây 2:
d 21 di
u21  M 1
dt dt
- Tương tự điện áp hỗ cảm của cuộn dây 1 do dòng điện i 2 biến thiên tạo
nên là:

27
d 12 di
u12  M 2
dt dt
2. Tác dụng tưng hỗ của 2 dây dẫn thẳng song song mang điện .
Lực tác dụng giữa hai thanh dãn thẳng song song mang điện thì tỷ lệ
thuận với tích các dòng điện trong các thanh dẫn và tỷ lện nghịchvới khoảng
cách giữa hai thanh. Lực tác dụng giữa các thanh dẫn sẽ là lực kéo ( hút ) nếu
các dòng trong hai thanh dẫn là cùng chiều với nhau; trường hợp ngược lại sẽ là
lực đẩy .
2I1I2
F = k --------- l
r
Trong đó :
F : Lực tác dụng tương hỗ lên một đoạn dây dài l
l : Chiều dài của đoạn dây dẫn. ( m )
I2.I2 : Cường độ dòng điện ( A )
μ μ0
Hệ số : k = --------
4.π
Trong đó :
μ : Độ từ thẩm môi trường
μ0 : Độ từ thẩm trong chân không.
μ0 : 4π.10-7 H/m = 1,26.10-6 H/m

26. Hiện tƣợng tự cảm ?

- Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch
điện có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến
thiên của cường độ dòng điện qua mạch.
- Khi trong mạch điện có cường độ dòng điện biến thiên thì trong mạch
xuất hiện suất điện động tự cảm. Giá trị của nó được tính theo công thức:
d di
etc =  =  L ≈ -L ∆I/∆t
dt dt
Trong đó: - etc là suất điện động tự cảm.
-  là từ thông móc vòng với dây dẫn.  = L.i

28
- L là độ tự cảm của cuộn dây.

27. Công dụng của đảo pha của đƣờng dây truyền tải điện ?
- Vì đường dây truyền tải điện có sự cảm ứng giữa các pha với nhau. Mặt
khác dây dẫn bố trí nằm ngang nên xuất hiện dung kháng giữa dây dẫn với dây
dẫn, giữa dây dẫn với mặt đất không đối xứng các thông số L, C giữa các pha, vì
vậy người ta phải đảo pha .
- Công dụng của đảo pha đường dây truyền tải cao áp là cân bằng điện
kháng và điện dung tương hỗ giữa các pha từ đó làm cân bằng điện áp giữa các
pha ở cuối đường dây tải điện và cân bằng điện dung tương hỗ giữa các pha .

28. Nguyên tác hoạt động của máy phát điện 1 chiều , xoay chiều ?

Máy phát điện một chiều :


a. Cấu tạo : Gồm một khung dây có thể quay xung quanh trực đối xứng của nó
trong từ trường đều. T Trục quay vuông góc với từ trường ).
- Một bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên và hai chổi quét để lây điện ra
mạch ngoài.
b. Hoạt động : Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi từ thông qua khung
dây biến thiên điều hoà làm phát sinh khung dây một sức điện động cảm ứng
cũng biến thiên điều hoà. Dòng điện trong khung là dòng điện xoay chiều,
nhưng bố trí hai vành bán khuyên nên khi dòng điện trong khung dây đổi chiều
thì vành bán khuyên đổi chổi quét, nên ở chổi a luôn luôn có dòng điện đi qua
mạch ngoài và ở chổi quét b luôn luôn có dòng điện từ mạch ngoài đi vào. Vậy
chổi a chính là cực dương và chổi b chính là cực âm của máy phát điện một
chiều này. Dòng điện phát ra là dòng điện một chiều .

29. Nguyên lý tạo ra dòng điện xoay chiều ?

Cho một khung dây kim loại có diện tích giới hạn bởi khung là S, có N
vòng dây, quay quanh trục đối xứng xx' của nó trong một từ trường đều B có
phương vuông góc với xx' . Khung quay với vận tốc ω . Giả sử lúc t = 0, pháp

29
tuyến n của khung trùng với phương, chiều của từ trường B. Tại thời điểm t, n
đã quay được một góc ω, lúc này từ thông qua khung dây là :

Φ = NBSCosωt
Vì từ thông qua khung dây biên thiên nên trong khung dây xuất hiện một
sức điện cảm ứng :

e = ------ = NBSωCosωt
Dt
Hay : e = E0sinωt
Với E0 = NBSω : sứ điện động cực đại.
Như vậy, sức điện động trong khung dây biến thiên điều hoà.
Nếu nối hai đầu của khung với mạch ngoài thì trong mạch có dòng điện
biến thiên điều hoà, gọi là dòng điện xoay chiều .

30. Quan hệ dòng , áp trong mạch xoay chiều thuần trở, thuần cảm, thuần
dung R, L, C nối tiếp, song song và hiện tƣợng cộng hƣởng ?

Mạng điện xoay chiều có u = Uosinωt.


1. thuần trở :
u Uo
i = ---- = ---- sinωt
R R
2. Thuần cảm :
u Uo
i = ----- = ------ Sin(ωt +π/2)
XL ωL

3. Thuần dung :
u
i = ------ = UoωCSin(ωt - π/2)
XC
4. Mạch R, L, C mắc nối tiếp :

30
Uo
i = ------ sin(ωt + φ)
Z
Uo
i = --------------------- Sin(ωt + φ)
1
√ R + ( ωL - ----- )2
2

ωC
ωL - 1/ωC ωL - 1/ωC
Với tg φ = ------------ hay φ = arctg -------------
R R
5. Mạng R, L, C mắch song song :

u 1 1 1 1
i = ------ mà ---- = ----+ ----- + -----
Z Z R ωL 1/ωC
u = Uosin(ωt + φ)
1 1 1
→ i = Uo ( ---- + ----- + ------ ).sin(ωt + φ)
R ωL 1/ωC
6. Hiện tượng cộng hưởng khi XL = XC :

Lúc này Z = √R2 +(XL - XC)2 = R


XL - XC
tgφ = ---------- = 0 → φ = 0
Uo U
i = ----- sinωt hay : I = Imax = -----
R R

31. Cách tạo ra hệ thống điện xoay chiều 3 pha, xoay chiều 3 pha 4 dây ?
Ba cuộn dây giống nhau ( phần ứng ) gọi là stato ( phần đứng yên ) , đặt lệch
nhau 120 độ nằm trong từ trường do nam châm điện đồng trục bên trong ( phần
quay ) hay còn gọi là rôto ( phần cảm ). Khi rôto quay từ trường do nam châm

31
điện sinh ra sẽ quét qua các cuộn dây stato, theo định luật cảm ứng điện từ,
trong 3 cuộn dây sinh ra sức điện động cảm ứng bằng nhau về độ lớn và lệch
nhau 120 độ ( về pha ).
Sáu đầu dây của 3 cuộn cảm đấu lại với nhau theo kiểu hình sao thì ta có
mạng xoay chiều 3 pha 4 dây kiểu hình sao.
Sáu đầu dây của 3 cuộn cảm nếu đấu với nhau theo kiểu hình tam giác thì
ta có mạng xoay chiều 3 pha 3 dây kiểu tam giác .
( hình vẽ )

Mạng xoay chiều 3 pha 4 dây là mạng trong đó 3 dây pha và 1 dây trung
tính. Điện áp dây ( U dây ) là điện áp được lấy ra từ hai dây pha. Ta có U dâyAC
,U dâyBC , UdâyAB . Điện áp pha ( U pha ) là điện áp được lây ra từ 1 dây pha và

dây trung tính. Ta có : UAN, UBN, UCN .

( hình vẽ )

32. Quan hệ giữa điện áp pha, điện áp dây, dòng điện pha, dòng điện dây
trong mạch đấu sao, tam giác, công suất mạng xoay chiều 1 pha, 3 pha ?

1. Mạng điện hình sao :


Ud = √3Up
I d = Ip
P = 3UpIp = √3 UdIp = √3UdId
2. Mạng điện hình tam giác .
Ud = Up
Id = √3Ip
P = 3UpUp = √3UdId
33. Phân tích mạng 3 pha trung tính cách điện ( không nối đât ) ?

a) Tình trạng làm việc bình thƣờng. A


Trên hình 33-1 là sơ đồ mạng điện đơn B
giản gồm máy phát, đường dây và phụ tải.
C
ICC ICB ICA

32 Hình 33-1
Mỗi pha của mạng điện đối với đất có một điện dung phân bố rải dọc theo
chiều dài của đường dây. Để đơn giản coi mạng điện 3 pha là đối xứng và các
điện dung C được đặt tập trung ở giữa đường dây.
Điện dung giữa các pha với nhau và dòng điện dung do chúng tạo nên
không tính đến vì chúng không ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của điểm
trung tính.
UA
- Đồ thị véc tơ của điện áp và dòng điện ở trạng
thái làm việc bình thường (hình 33-2): ICB
Trong chế độ làm việc bình thường điện áp giữa ICA

các pha đối với đất đối xứng và có trị số bằng điện U ICC UB
C

áp pha. Tổng hình học các dòng điện điện dung của
Hình 33-2
3 pha bằng không và không có dòng điện chạy
trong đất:
I& = I& = I& ;
CA CB CC I&  I&  I&  I&  0
C CA CB CC

U&A  U&B  U&C  U&f ; U&'0 = U&A + U&B + U&C = 0

b) Khi có một pha chạm đất.


Sơ đồ mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất có pha C chạm đất trực
tiếp (hình 33-3).
A
- Giả sử khi pha C chạm đất trực tiếp,
B
điện áp của pha C đối với đất bằng không
U'C = 0, điện áp hai pha còn lại dịch chuyển C
I‟CB I‟CA
đi một véctơ (-U'C) tức là coi tại chỗ chạm
đất đặt thêm một điện áp (-U'C):
U&' = U& - U& = U&
A A C AC
Hình 33-3
U&'B  U&B  U&C  U&BC
U&'C = U&C - U&C = 0 U’A

U&' AB  U&' A  U&'B  U&AB UA


-I‟C U’AB
Dấu “,” phía trên biểu thị cho chế độ I‟CB
chạm đất. 0‟
I‟CA
0 U’B
UC ICC UB

33 Hình 33-4
Đồ thị véc tơ của điện áp và dòng điện khi pha C chạm đất (hình 33-4).
Từ đồ thị véc tơ ta thấy:
+ Điện áp hai pha không sự cố tăng lên 3 lần:
U ' A = U 'B = 3U A
+ Nên giá trị dòng điện dung của hai pha không sự cố tăng lên 3 lần so
với khi chưa chạm đất:
I 'CB  3ICB ; I 'CA = 3ICA ;
Dòng điện dung của pha chạm đất bằng không: I'CC = 0.
- Dòng điện dung tại chỗ chạm đất:
U d .L
+ Đường dây trên không: I 'C   (A)
350
U d .L
+ Đường dây cáp: I 'C å = (A)
10
Trong đó:
+ Ud: điện áp dây, (kV).
+ L: chiều dài tổng các đường dây có nối điện với nhau, km.
* Nhận xét:
- Khi một pha chạm đất trong hệ thống có trung tính cách điện với đất:
+ Điện áp dây không thay đổi về trị số và lệch nhau một góc 120 0, việc
cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ đấu vào điện áp dây không bị ảnh hưởng và
vẫn làm việc bình thường.
+ Điện áp của pha chạm đất bằng không, điện áp của hai pha còn lại tăng
lên 3 lần và bằng điện áp dây.
+ Điện áp của điểm trung tính tăng từ không đến điện áp pha.
+ Dòng điện điện dung của các pha chạm đất tăng 3 lần, còn dòng điện
dung tại chỗ chạm đất tăng lên 3 lần so với dòng điện dung một pha trước khi
chạm đất.
- Vì điện áp dây không thay đổi và dòng điện dung chạm đất rất nhỏ so với
dòng điện phụ tải nên mạng điện vẫn làm việc bình thường khi chạm đất một
pha. Tuy vậy, đối với các mạng điện này không cho phép làm việc lâu dài khi
một pha chạm đất vì lý do sau:
+ Khi chạm đất một pha, điện áp hai pha còn lại tăng 3 lần, những chỗ
cách điện yếu có thể bị chọc thủng và dẫn đến ngắn mạch giữa các pha.

34
Khắc phục nhược điểm: cách điện pha của mạng điện và các thiết bị điện
trong mạng phải thiết kế theo điện áp dây, nhưng giá thành của thiết bị tăng lên.
+ Dòng điện dung sẽ sinh hồ quang, có thể đốt cháy cách điện tại chỗ chạm
đất và dẫn đến ngắn mạch giữa các pha.
+ Với một trị số dòng điện điện dung nhất định, hồ quang có thể cháy chập
chờn. Vì mạng điện là một mạch vòng dao động (R-L-C), hiện tượng cháy chập
chờn đó sẽ dẫn đến quá điện áp, có thể tới (2,53) lần điện áp định mức. Do đó,
cách điện các pha không chạm đất dễ bị chọc thủng, dẫn đến ngắn mạch giữa
các pha, mặc dù cách điện đã được chế tạo theo điện áp dây.

34. Phân tích mạng 3 pha trung tính nối đất qua cuộn dấp hồ quang ?

Như ở trên đã phân tích, trong


A
mạng 3 pha trung tính cách điện với
B
đất, khi xảy ra chạm đất một pha dòng
điện dung sẽ sinh hồ quang có thể đốt C
I
cháy cách điện tại chỗ chạm đất và IL L IC
ICC ICB ICA

dẫn đến ngắn mạch giữa các pha. Biện


pháp khắc phục là giảm cưỡng bức Hình 34-1

dòng điện chạm đất tới trị số mà hồ quang không thể tự duy trì được bằng cách
nối trung tính của mạng qua cuộn dập hồ quang (hình 34-1).
Cuộn dập hồ quang là cuộn cảm có lõi thép, đặt trong một thùng chứa dầu
máy biến áp. Điện kháng của cuộn dập hồ quang được điểu chỉnh bằng cách
thay đổi số vòng dây hoặc khe hở của lõi thép.
- Trong chế độ làm việc bình thường giống trường hợp trung tính cách điện
đối với đất: điện áp đặt lên cuộn dập hồ quang và dòng điện điện dung chạy
trong cuộn dập hồ quang bằng không.
- Khi chạm đất một pha (pha C): điện áp trên cuộn UC
dập hồ quang tăng lên bằng điện áp pha, trong cuộn dập
hồ quang xuất hiện dòng điện điện cảm IL (chậm sau I‟ IL
C
0
điện áp điểm trung tính 90 ).
Kết quả tại chỗ chạm đất có dòng điện điện dung Hình 34-2

35
I‟C và dòng điện điện cảm IL ngược pha nhau (Hình 4-2) hay IL làm giảm dòng
IC. Nếu điều chỉnh điện kháng của cuộn dập hồ quang thích hợp, dòng điện tại
chỗ chạm đất bằng không.
* Nhận xét:
- Trong thực tế vận hành phải đóng cắt đường dây làm dòng điện điện dung
I‟C thay đổi, nên khó thực hiện được IL = I‟C.
Mặt khác, phải điều chỉnh sao cho: I = IL- I‟C, để cung cấp cho rơle tác
động báo tín hiệu chạm đất cho nhân viên trực vận hành biết kịp thời sử lý và sửa
chữa.
- Nếu mạng điện làm việc với toàn bộ đường dây mà hiệu chỉnh cuộn dập hồ
quang sao cho I‟C > IL, tức là bù thiếu. Khi có một số đường dây bị cắt đi thì
I giảm đi, không đảm bảo cho rơle tác động nên có thể không nhận biết
được tình trạng chạm đất một pha trong mạng.
- Nếu chọn xL của cuộn dập hồ quang sao cho khi tất cả đường dây làm việc có
IL > I‟C, tức là bù thừa. Khi có một số đường dây bị cắt sẽ làm tăng giá trị I,
càng làm cho rơ le dễ tác động, dễ dàng phát hiện có chạm đất một pha.
Tóm lại, trong lưới điện ba pha có trung tính nối đất qua cuộn dập hồ
quang, cần phải bù thừa IL > I‟C
35. Phân tích mạng 3 pha trung tính trực tiếp nối đât ?

- Các mạng có điện áp từ 110kV trở A


lên đều có trung tính trực tiếp nối đất vì:
B
+ Dòng điện dung của mạng rất lớn
C
do điện áp cao và chiều dài đường dây
IN
lớn.
+ Mạng trung tính trực tiếp nối đất, cách
Hình 35-1
điện chỉ cần thiết kế theo điện áp pha: vì Điện cực nối đất

ở bất kỳ chế độ bình thường hay chạm đất, điện áp các dây dẫn đều không vượt
quá điện áp pha. Như vậy chi phí đầu tư cho cách điện sẽ giảm đi rất nhiều.
- Nhược điểm của mạng điện 3 pha trung tính trực tiếp nối đất:
+ Khi có chạm đất một pha (ngắn mạch 1 pha): dòng điện ngắn mạch rất
lớn, rơle sẽ tác động cắt nhanh đường dây bị sự cố, ảnh hưởng tới tính liên tục
cung cấp điện.

36
Để nâng cao hiệu quả làm việc của mạng điện, nên dùng thiết bị tự động
đóng lặp lại để tự động đóng lại các đường dây đã bị cắt khi sự cố, vì phần lớn
các sự cố chạm đất 1 pha có tính chất thoáng qua.
+ Dòng điện chạm đất một pha lớn, nên thiết bị nối đất phức tạp và đắt
tiền.
+ Dòng chạm đất một pha có thể lớn hơn dòng ngắn mạch ba pha. Để hạn
chế nó phải tăng điện kháng thứ tự không bằng cách không nối đất trung điểm
một vài máy biến áp của hệ thống hay nối đất trung tính qua điện kháng nhỏ.
- Mạng điện ba pha điện áp > 1000V trung tính nối đất trực tiếp hay qua
kháng điện nhỏ gọi là mạng điện có dòng điện chạm đất lớn.
- Mạng điện ba pha điện áp < 500V (380/220V hay 220/127V): làm việc
với trung tính trực tiếp nối đất không phải vì nguyên nhân tiết kiệm cách điện
(cách điện của mạng này rất rẻ), mà xuất phát từ an toàn cho người.
Đây là mạng điện sinh hoạt, xác suất người chạm phải điện tương đối lớn.
Nếu trung tính của mạng cách điện với đất, khi một pha chạm đất tình trạng này
kéo dài, người chạm phải dây dẫn pha khác, sẽ phải chịu điện áp dây rất nguy
hiểm. Mặt khác, cần phải có dây trung tính để sử dụng được điện áp pha.

36. Tại sao trong hệ thông điện áp từ trung áp trở lên ngƣời ta chỉ truyền tải
3 dây pha ( không có dây trung tính ) ?

Xung quanh dây dẫn điện sẽ tạo ra một điện trường lớn, điện trường này
sẽ móc vòng trên dây trung tính xẩy ra hiện tượng cảm ứng điện từ và tạo ra
một dòng điện trên dây trung tính. Với cấp điện áp này sẽ làm tổn thất điện năng
lớn .
Trên đường dây truyền tải sự mất cân đối giữa các pha rất nhỏ, nên dòng
trong dây trung tính ( nếu có ) sẽ rất nhỏ .
Ở máy phát điện và trạm biến áp người ta thiết kế trung tính có nối đất có
thể hiểu rằng đất là dây trung tính cho hệ thống truyền tải .

37. Khái niệm về sản xuất điện năng, truyền tải và phân phối ?

Sản xuất điện năng là quá trình chuyển hoá từ năng lượng sơ cấp ( gồm
nhiệt, sức nước, gió, năng lượng nguyên tử … ) thành điện năng.

37
Truyền tải điện là truyền năng lượng điện từ các nhà máy điện đến hệ
thống phân phối thông qua đường dây truyền tải điện và trạm biến áp , với điện
áp cao 500kV, 220kV, 110kV.
Hệ thống phân phối là cung cấp trực tiếp điện năng đến hộ tiêu thụ với
điện áp : 35kV,22kV,10kV, 6kV ( miền Bắc )
( Vẽ một sơ đồ từ nhà máy qua hệ thống truyền tải đến hộ tiêu thụ ).

38. Tổn thất công suất , tổn thất điện năng, ý nghĩa ? Tổn thất điện năng kinh
doanh, tổn thất điện năng kỹ thuật là gì ? các biện pháp khắc phục ?
Để vận chuyển điện năng đến các hộ tiêu thụ ta phải dùng hệ thống đường
dây và các trạm biến áp. Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn và các thiết bị của
trạm biến áp vì chúng có tổng trở ( điện trở, điện kháng ) nên bao giờ cũng có
tổn thất nhất định về công suất tác dụng ∆P và công suất phản kháng ∆Q.
Một khi xẩy ra tổn thất công suất thì đồng nghĩa với việc tổn thất điện
năng. Số năng lượng mất mát ∆A đó biến thành nhiệt làm nóng dây dẫn và máy
biến áp, cuối cùng toả ra ngoài không khí, không có một tác dụng gì .
Lượng điện bị tổn thất, mất đi đó do các nhà máy điện cung cấp. Kết quả
vốn đầu tư cao, tốn thêm nhiên liệu .
Tổn thất điện năng bao gồm : Tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện
năng kinh doanh .

Tổn thất điện năng kỹ thuật là tổn thất điện năng do thiết bị mang điện
gây ra khi có dòng điện chạy qua điện trở thuần của thiết bị đó .
Ví dụ : Tổn thất trong máy biến áp : tổn thất đồng, tổn thất sắt .
Tổn thất trên đường dây : do điện trở dây dẫn , điện trở mối nối .

Tổn thất điện năng kinh doanh là tổn thất điện năng do quản lý và kinh
doanh điện năng.
Ví dụ : Tổn thất do sai số của đồng hồ đo điện năng .
Tổn thất do ăn cắp điện .
Tổn thất do sai sót của nhân viên ghi điện …

39. Cách tính tổn thất điện năng trong máy biến áp, trong một đƣờng dây cấp
cho phụ tải ?

38
1. Tổn thất công suât trong máy biến áp:

S2
∆P = ∆P0 + ∆Pb = ∆P0 + ∆Pn (------ )2
Sdd
I0%Sdd Uo%S22
∆Q = ∆Q0 + ∆Qb = --------- + ----------
100 100Sdd
2. Tổn thất điện áp trên đường dây :
P12.R + Q12.X
∆U = ∆Ud = -------------------
U2
Trong đó :
P12 : Công suất tác dung truyền từ 1 đến 2
Q12 : Công suất phản kháng truyền từ 1 đến 2
R : Điện trở tương đương của đoạn dây dẫn.
X : Điện kháng tương đương của đoạn dây dẫn.
3. Tổn thất điện năng trong máy biến áp :
Spt
ΔAn = ΔP0 .t + ΔPn . ( ------------- ) 2 .τ
Sđm

40.Tổn thất điện áp là gì ? Cách tính tổn thất điện áp ?

Tổn thất điện áp là sự sụt áp trên đường dây. Khi dòng điện chạy trên dây
dẫn vì có điện áp rơi trên R, X nên điện áp ở từng điểm khác nhau dọc theo dây
dẫn không giống nhau và có xu hướng càng xa nguồn tổn thất điện áp càng lớn .
Cách tính tổn thất điện áp căn cứ vào :

39
- Dòng điện phụ tải ( trường hợp đường dây có một phụ tải , đường dây có nhiều
phụ tải đặt cách xa nhau ).
- Công suất phụ tải ( ( trường hợp đường dây có một phụ tải , đường dây có
nhiều phụ tải đặt cách xa nhau )
Cụ thể tính toán có thể tham khảo các tài liệu ở các trường kỹ thuật của
các tác giả : Bùi Ngọc Thư, Nguyễn Văn Đạm .
Tổn thất điện áp là hiệu số điện áp giữa điểm đầu và điểm cuối mà ta
muốn xác định tổn thất của mạng điện có cùng cấp điện áp.

41. Tính tổn thất điện áp trong máy biến áp và trên đƣờng dây truyền tải điện
? Quy định về thay đổi điện áp trong hệ thống điện ?

( Đã có trong phần vận hành HT )

42. Tai sao phải nâng cao điện áp để truyền tải điện năng đi xa ?
Khoảng cách tải điện càng xa, công suất truyền tải càng lớn thì phải nâng
điện áp truyền tải lên cao.
Ta có công thức tính tổn thất điện năng truyền tải :
∆A = R.I2.t
Trong đó : - R là điện trở của dây dẫn truyền tải .
- I là dòng điện trên dây truyền tải.
- t là thời gian truyền tải điện .
Muốn giảm tổn thất điện năng ta phải giảm R và I.
Giảm R tức là tăng tiết diện dây dẫn hoặc phải sử dụng vật liệu có điện
trở rất nhỏ ít có lợi về mặt kinh tế .
Trong khi đó tổn thất điện năng ∆A tỷ lệ với bình phương dòng điện
truyền tải .
Với cùng công suất truyền tải, điện áp truyền tải càng cao thì dòng điện
truyền tải càng nhỏ . ( S = U.I )
Vì vậy việc lựa chọn phương án nâng điện áp lên cao để giảm tổn thất
điện năng được xử dụng hiện nay.
Tuy vây việc lựa chọn trị số điện áp cao ở trị số bao nhiêu còn tuỳ thuộc
vào các yếu tố sau :
- Tính toán kinh tế kỹ thuật giữa vốn đầu tư và hiệu quả giảm tổn thất điện năng.

40
- Chiều dài đường dây truyền tải .
- Công suất truyền tải .
- Cấp điện áp tiêu chuẩn của thiết bị điện trên thế giới , không nên chọn cấp điện
áp mà hiện nay người ta không sử dụng nữa.

43. Phân biệt một số khải niệm : Không điện, không tải, tải định mức, non tải,
đầy tải và quá tải ?

Không điện: không có điện áp và không có dòng điện ( U=0, I=0)


Không tải : không có dòng điện chỉ có điện áp ( I=0, U= Umax )
Tải định mức : Là dòng điện làm việc ở chế độ lâu dài liên tục, có vậy
thiết bị điện mới đảm bảo vận hành đúng tuổi thọ theo thiết kế It=Idm
Không tải : It = 0
Non tải : It < Idm
Quá tải : It > Idm

44. Chỉnh lƣu dòng điện xoay chiều là gi? Vẽ và giải thích mạch chỉnh lƣu
dòng điện xoay chiều ?

Chỉnh lưu là phương pháp tạo ra dòng điện một chiều từ dòng điện xoay
chiều bằng cách chỉnh lưu dòng điện xoay chiều .
Hoạt động : Trong nửa chu kỳ đầu A là cực dương, B là cực âm, dòng
điện truyền từ A tới M qua D1 tới N qua R tới P qua D3 tới Q rồi về B.
Trong nửa chu kỳ sau: B là cực dương, A là cực âm, dòng điện truyền từ
B tới Q qua D2 tới N, quả tới P, qua D4 tới M rồi về A.
Dòng điện qua R là dòng điện 1 chiều vẫn còn nhấp nháy, người ta dùng
mạch lọc ( tụ điện C hoặc L, C ) để giảm bớt sự nhấp nháy .
Ta có hình vẽ sau :

41
45. Thế nào là điện áp bƣớc, điện áp tiếp xúc, cách di chuyển ra khỏi vùng có
điện áp bƣớc? Vẽ hình minh họa ?

a. Điện áp bước :
Xẩy ra khi dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất, sứ cách điện, vỏ bọc cách
điện của dây dẫn bị nứt, vỡ, hư hỏng, điện truyền từ vật dẫn điện ra cột, ra vỏ
máy và xuống đất.
Khi xẩy ra chạm đất, tại điểm chạm đất điện áp bằng điện áp vật mang điện
(điện áp chạm).
Dòng điện chạm đất tản đều vào trong đất về các phía theo hình bán cầu. Theo
chiều dòng điện tản vào đất, tại mỗi điểm xác định được giá trị điện thế theo
công thức đ=Iđ x Rđ. Càng ra xa điểm chạm đất, mật độ dòng điện giảm dần
và điện thế cũng giảm đi, đến khoảng 15 - 20m thì điện thế = 0.
Trong phạm vi khu vực bị chạm đất, nếu có người đi lại trong đó, ứng với mỗi
bước chân (từ 0,5 - 0,8m) có một hiệu điện thế là Ub = a - b. (Ub là điện áp
bước) đặt vào cơ thể. Dưới tác dụng của điện áp bước sẽ có dòng điện đi qua cơ
thể người (từ chân nọ sang chân kia) làm cho người bị điện giật. Càng ở gần
điểm chạm đất điện áp bước càng lớn, càng nguy hiểm; càng ở xa điểm chạm
đất điện áp bước càng nhỏ dần đến = 0.

42
,U

a
Ub
b


l 20m 20m
Hình1:Phân bố điện thế trên đất và điện áp bước(Ub).

Nh÷ng ng-êi dïng ®iÖn ®¸nh c¸, khi ®-a ®iÖn xuèng n-íc ®Ó ®¸nh c¸,
hiÖn t-îng vµ tai n¹n xÈy ra t-¬ng tù nh- hiÖn t-îng ®iÖn ch¹m ®Êt nªu trªn;

b. Điện áp tiếp xúc .


Khi người chạm vào vật mang điện sẽ có điện áp tiếp xúc Utx đặt vào cơ
thể. Dưới tác dụng của Utx sẽ sinh ra dòng điện Ing chạy qua.
Từ thực nghiệm và qua phân tích tai nạn điện, người ta đã xác định được
rằng với loại dòng điện khác nhau và giá trị của chúng khác nhau gây ra những
phản ứng khác nhau trên cơ thể người.

B¶ng 2
Dòng điện Dòng điện xoay chiều Dòng điện một chiều
(mA) (50-60 Hz)
0,6 - 1,5 Ngón tay bị run nhẹ, cảm giác tê. Không có cảm giác.
2-3 Cảm giác tê, ngón tay run mạnh. Không có cảm giác.
5-7 Cơ bắp bị co giật, bàn tay rung. Cảm giác đau, tay tê và nóng
8 - 10 Bàn tay, ngón tay đau, tê, co cơ Cảm giác bị đốt nóng tăng lên
nhưng vẫn có thể tự bứt tay ra khỏi mạnh
vật mang điện
20 - 25 Cảm thấy đau và khó thở,tay co Cơ tay bắt đầu bị co, cảm giác
không thể bứt ra khỏi vật có điện nóng tăng lên.
50 - 80 Nghẹt thở, tim đập mạnh, kéo dài Co giật cơ bắp, tay co quắp,
quá 5 giây có thể bị tê liệt tim khó thở.

43
90 - 100 Hô hấp bị tê liệt, kéo dài quá 3 giây Hô hấp bị tê liệt, kéo dài sẽ liệt
tim sẽ ngừng đập tim.

Dòng điện qua người gây ra những hiện tượng: Làm co thắt cơ bắp, tê liệt
thần kinh, gây bỏng, phân huỷ máu, huỷ hoại cơ quan nội tạng; dòng điện đủ lớn
sẽ làm cho tim ngừng đập và tắt thở.
1. Các yếu tố gây nguy hiểm cho người khi bị điện giật:
a) Loại và giá tri của dòng điện đi qua cơ thể ngƣời (Ing):
Qua thực nghiệm và những phân tích nêu ở trên ta xác định được rằng
cường độ dòng điện nguy hiểm đối với cơ thể người là:
Điện một chiều: Ing nguy hiểm = 100 mA ( 0,1 A ).
Điện xoay chiều: Ing nguy hiểm = 50 mA ( 0,05 A ).
Với những giá trị nêu trên nguy cơ gây tử vong cho người là rất lớn.
Dòng điện được coi là an toàn cho người lấy trị số bằng 1/2 Ing nguy
hiểm
Điện 1 chiều: I at = 50 mA (0,05 A).
Điện xoay chiều: I at = 25 mA ( 0,025 A).
b) Thời gian dòng điện đi qua ngƣời càng lâu càng nguy hiểm. Với giá
trị dòng điện 0,1 A qua người trong thời gian 2 giây có thể gây chết người.
Dòng điện nhỏ nhưng thời gian dài vẫn rất nguy hiểm.

c) Tần số của dòng điện qua ngƣời nguy hiểm khoảng từ 25 đến 100
Hz.
Tần số công nghiệp (50 - 60 Hz) rất nguy hiểm. Tần số cao ít nguy hiểm hơn vì
lúc đó dòng điện chỉ đi ở ngoài da, có thể gây bỏng bề mặt da. Tần số 1000 Hz
trở lên ít nguy hiểm hơn.

d) Đƣờng đi của dòng điện qua cơ thể ngƣời nguy hiểm nhất là khi dòng
điện đi qua tim và não. Xem bảng thống kê dưới đây:

B¶ng 3

44
Đường đi của dòng điên qua người Tỷ lệ dòng điện đi qua tim
Từ tay qua tay 3,3
Từ tay phải qua chân 3,7
Từ tay trái qua chân 6,7
Từ chân qua chân 0,4
Từ đầu qua chân 6,8
Từ đầu qua tay 7,0

Các trường hợp thường hay xẩy ra là tiếp xúc bằng tay vào vật mang điện, trong
đó trường hợp nguy hiểm nhất là từ tay trái qua chân.
2. Các yếu tố làm thay đổi độ lớn của dòng điện qua người:
Ta có công thức Định luật Ôm để tính dòng điện đi qua người:

Utx
Ing = 
Rng

Rng Utx Trong đó Utx là điện áp tiếp xúc;


Rng là điện trở của cơ thể người.

Hình 2: Tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện,

Nếu Rng không thay đổi, khi Utx càng lớn thì Ing càng lớn;
Nếu Utx không thay đổi, Rng càng nhỏ thì Ing càng lớn;

a) Điện trở ngƣời có trị số từ 600, 700 đến 100.000 . Trong kỹ thuật an
toàn người ta lấy trị số trung bình Rng = 1000 .
Điện trở người phụ thuộc nhiều yếu tố: Tình trạng bề mặt của da khô hay
ẩm ướt, độ dầy của lớp sừng ( lớp trai trên mặt da), tình trạng cơ thể, tuổi tác,
sức khoẻ... Da bị tổn thương, điện trở giảm rất nhiều; người uống rượu cũng làm
điện trở giảm.
Khi người làm việc trong môi trường nóng, ẩm, có nhiều bụi, hoá chất
cũng làm cho điện trở người giảm nhiều.

45
Khi người tiếp xúc với vật mang điện, có dòng điện qua người, điện trở
người sẽ giảm đi nhanh chóng do dòng điện đốt cháy lớp sừng cách điện trên
bề mặt của da và làm cho khả năng dẫn điện của cơ thể tăng lên.
b) Điện áp Utx đặt vào ngƣời phụ thuộc vào nguồn điện, tình trạng tiếp
xúc với vật mang điện, giữa người với đất và các vật dẫn điện ở xung quanh..
Từ công thức trên ta có thể xác định giới hạn điện áp tiếp xúc nguy hiểm
cho người: Utx = Ing x Rng
Điện 1 chiều: Uat = 0,05 x 1000 = 50 V
Điện xoay chiều: Uat = 0,025 x 1000 = 25 V
Utx thực tế cao hơn giá trị trên đây thì nguy hiểm, nhỏ hơn giá trị đó thì ít
nguy hiểm.

Yếu tố cơ bản nhất gây tai nạn là dòng điện qua người, dòng điện càng
lớn càng nguy hiểm.
Khi tiếp xúc với vật mang điện, muốn đảm bảo an toàn, cần tìm mọi cách
làm cho dòng điện qua người giảm càng nhỏ càng tốt.
Biện pháp là dùng nguồn điện áp thấp; tăng cường điện trở cách điện giữa
người với đất và các vật dẫn ở xung quanh bằng cách đi ủng, đeo găng, dùng
thảm, sào cách điện.

46. Các khái niệm chung nỗi đất trong hệ thống điện ?
Tác dụng của nối đất là nhằm tản các dòng điện sự cố trong hệ thống điện
vào đất và giữ cho điện áp ở các phần tử bị sự cố thấp . Dòng điện sự cố có thể
hiểu là : phóng điện cách điện, rò rỉ điện ra vỏ thiết bị, phóng điện do sét đánh .
Khi có trang bị nối đất, dòng điện ngắn mạch do cách điện của thiết bị với
vỏ bị hư hỏng, dòng điện sét … sẽ theo dây nối đất xuống các điện cực và chạy
tản vào trong đất. Khi đó thiết bị và tại các điểm của đất ở lân cận sẽ xuất hiện
điện áp phân bố như hình vẽ :

,U

46
a
Ub
b

l
20m 20m
Hình1:Phân bố điện thế trên đất và điện áp bước(Ub).

Từ hình vẽ trên, có thể thấy càng xa bộ phận nối đất điện áp càng giảm và
có thể xem điện áp có thể hoàn toàn bằng không ở điểm đủ xa bộ phận nối đất.(
thông thường là ngoài 20m ) . Độ gốc của đường cong phân bố điện áp phụ
thuộc vào điện dẫn của đất.Điện dẫn của đất càng lớn ( có nghĩa là điện trở suất
của đất càng nhỏ ) thì đường cong càng thoải và điểm có điện áp bằng không
càng xa .
Điện trở suất của đất phụ thuộc vào đặc tính của nó, vào nhiệt độ, độ ẩm
và chất lượng điện phân … chứa trong đất. Điện trở suất sẽ có giá trị lớn nhất
vào mùa đông khi đất lạnh và mùa hè khi đất khô . Trước khi thiết kế nối đất
phải đo điện trở suất của đất. Thông thường đo điện trở suất của đất vào mùa đất
ấm, còn việc tăng điện trở khi đất bị quá khô sẽ được tính bằng hệ số hiệu chỉnh.
Điện trở nối đât ( hay gọi điện trở tản ) được xác định là tỷ số giữa điện
áp của bộ phận nối đất so với điểm có điện áp bằng không, với trị số dòng điện
qua bộ phận nối đất .
Giá trị của điện trở nối đất phụ thuộc vào kết cấu, quy mô của hệ thống
nối đất và điện trở suất của đất .
Đối với điện cực đơn, tại thời điểm có dòng điện tản trong đất nếu tay
người hoặc bộ phận nào đó của cơ thể người chạm vào vỏ của thiết bị thì điện áp
tiếp xúc UTX là điện áp giữa chỗ chạm của cơ thể người với chân người được
xác định :
UTX = φd - φ

Trong đó : φd là điện thế lớn nhất tại điểm 0.


Φ : là điện thể tại điểm trên mặt đất chỗ chân người đứng.

47
Khi có người đi đến gần điểm sự cố thì xuất hiện điện áp bước giữa hai
chân Ub :
Ub = φ1 _ φ2
Trong đó : φ1 là điện thế tại điểm 1.
Φ2 là điện thế tại điểm 2
Để tăng tính an toàn , tránh UTX,, Ub còn khá lớn người ta dùng hai hay
nhiều điện cực, bố trí thích hợp trong diện tích đặt thiết bị . Thông thường là nối
đất hình vòng xung quanh thiết bị.
Lưu ý khi nhiều điện cực đấu song song, giữa chúng sẽ xuất hiện hiện
tượng màn chắn hiệu quả nối đất không cao và sẽ không kinh tế .
47. Nêu các quy định về nối đất trong hệ thống điện ?
Tuỳ theo chức năng người ta chia nối đất làm ba loại :
1. Nối đất làm việc : Nhằm đảm bảo chế độ làm việc bình thường cho hệ thống
điện và thiết bị điện như : nối đất trung tính MBA, máy phát, máy bù, nối đất
dây trung tính trong hệ thống pha - đất , nối đất các máy biến dòng, máy biến
điện áp … nối đất này được thực hiện tuỳ theo chế độ làm việc của hệ thống
điện.
2. Nối đất an toàn hay nối đất bảo vệ : Nối đất vỏ máy và các kết cấu kim loại
bên ngoài của các thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành khi cách
điện của thiết bị bị hư hỏng , rò rỉ điện . Nối đất này phải đảm bảo trong mọi chế
độ ( bình thường hay sự cố ) vỏ các thiết bị không bị có điện hoặc chỉ có một
điện áp đủ thấp không ảnh hưởng đến tính mạng của người khi tiết xúc với nó .
3. Nối đất chống sét : Để tản dòng điện sét một cách thuận lợi và giữ cho điện
áp của các bộ phận thu sét không quá cao để tránh bị phóng điện ngược từ nó
đến thiết bị .

48
PHẦN II : THIẾT BỊ ĐIỆN .
a. Ắc quy .

1. Cấu tạo của ắc quy axit, ắc quy kiềm ?


Ắc quy là thiết bị biến đổi năng lượng điện năng thành hoá năng ( khi
náp điện vào ắc quy ) và biến đổi hoá năng thành điện năng ( khi cho Ác quy
phóng điện ). Ắc quy để cung cấp điện một chiều cho phụ tải .
1. Cấu tạo của ắc quy : Gồm ba phần chính :
* Vỏ bình : thường làm bằng thuỷ tinh, nhựa, chất tổng hợp chịu được
Acít, kiềm .
* Điện cực :
+ Điện cực dương :
- Với Ắc quy Axit : làm bằng PbO2 ép chặt trong khung hình tổ ong làm
bằng chì .
- Với Ắc quy Kiềm : làm bằng Ni(OH)2 nén chặt trong các khung được
khoan nhiều lỗ nhỏ làm bằng thép mạ kền .
+ Điện cực âm :
- Đối với Ắc quy Axit làm bằng Pb ép như trong khung điện cực dương .
- Đối với Ắc quy Kiềm làm bằng Fe(OH)2 nén như trong khung điện cực
dương .
* Dung dịch điện phân :
+ Ắc quy Axit là dung dịch H2SO4.
+ Ắc quy Kiềm là dung dịch KOH.

2. Ứng dụng của ắc quy trong trạm biên áp và ƣu điểm của nó ?

* Trong trạm biến áp , Ắc quy được dùng làm nguồn thao tác một chiều ,
giữ nhiệm vụ cung cấp điện cho các thiết bị nhị thứ như : điều khiển, tín hiệu, rơ
le tự động hoá, ánh sáng sự cố, các cơ cấu tự dùng quan trọng …
* Ưu điểm :
- Tin cậy vì hệ thống Ắc quy độc lập với lưới điện trong trạm .
- Khả năng cho phép quá tải ngắn hạn rất lớn .

49
3. Các thông số kỹ thuật của ắc quy axít và ắc quy kiềm ?

Ắc quy có các thông số chính sau :


- Điện áp định mức : Udm là điện áp cho phép nhỏ nhất các cực của ắc quy
trong giờ phóng điện đầu tiên ở chế độ phóng điện 10 giờ, với Ắc quy Axit là
2V và Ắc quy Kiềm là 1,25V.
- Dòng điện phóng Ip: tuỳ thuộc vào chế độ phóng nhưng không được
vượt quá 5 lần dòng điện phóng trong 10 giờ khi làm việc lâu dài (như khi
phóng trong 1 giờ ). Và không quá 12 lần dòng điện phóng 10 giờ khi làm việc
ngắn hạn ( như khi phóng trong 5 giây ).
- Dung lượng phóng Qp : là năng lượng Ắc quy cung cấp được khi phóng
điện (ở đây hiểu là với điện áp định mức ), phụ thuộc vào dòng điện phóng và
thời gian phóng. Dung lượng định mức là dung lượng ứng với chế độ phóng
nhất định trong 10 giờ.
Thường trên một Ắc quy nhà chế tạo ghi các thông số với dạng như sau :
Udm _ Qp .
Ví dụ : 12V _ 100Ah ; 24V _ 150Ah

4. Phân loại ắc quy, so sánh ƣu khuyết điểm của chúng ?

Dựa theo cấu tạo có hai loại chính là Ắc quy Axit và Ắc quy Kiềm, ưu
điểm của loại này là nhược điểm của loại kia như sau :
* Với Ắc quy Axit có các ưu điểm sau ( so với Ắc quy Kiềm ):
- Điện áp phóng ban đầu cao 2,1 - 2,2V ( so với 1,2 - 1,3V của Ăc quy
Kiềm ).
- Đặc tính phóng điện phẳng hơn.
- Hiệu suất cao hơn .
- Giới han thay đổi điện áp cho phép phóng lớn ( 2,2 - 1,75V)
- Bội số cho phép quá tải ngắn hạn lớn .
- Giá rẻ .

* Đối với Ắc quy Kiềm :


- Tuổi thọ dài hơn.
- Không độc và nguy hiểm đối với môi trường .

50
Ngoài ra hiện nay còn phân loại Ăc quy khô và Ắc quy nước. Ắc quy khô
hiên đang sử dụng rộng rãi vì quản lý vận hành đơn giản, dễ bảo quản .

5. Vận hành và sử dụng ắc quy ?

Khi vận hành sử dụng nguồn một chiều cung cấp bằng hệ thống Ắc quy
phải tuân thủ các quy định sau :
1. Ac quy phải được trong phòng mát, khô ráo. được thông gió thường
xuyên tránh để gần ngọn lửa.
2. Ác quy phải được giữ sách sẽ mặt ngoài và nắp, lỗ thoát khí trên các
nắp không được tắc, các thanh dẫn nối bình và cọc bình phải sạch sẽ, được bôi
Vaseline để tránh Oxy hoá.
3. Phải kiểm tra mức dung dịch hàng ngày ( Ắc quy nước ), mức dung
dịch phải cao hơn vạch " LOW" của nhà chế tạo để tránh cực bị Sulfat hoá, nếu
dung dịch cạn phải bổ xung.
4. Kiểm tra dòng nạp của máy nạp và nạp đầy dàn bình.
5. Hàng năm cần kiểm tra và súc sạch các chất xúc tác rơi xuống đáy bình
để tránh ngắn mạch các tấm cực .

6. Cách nạp hình thành một ắc quy mới ?


* Nạp hình thành Ăc quy mới :
1. Ăc quy mơi sau khi rót dung dịch Axit đợi từ 3-6 giờ mơi bắt đầu nạp
lần đầu.
2. Dòng điện nạp lần đầu thường lấy bằng 1/10 dòng điện phóng liên tục
trong 10 giờ của Ăc quy Axit với thời gian nạp từ 8 _ 60 giờ ( tuỳ theo nhà chế
tạo quy định ).
3. Trong quá trìng nạp nhiệt độ của chất dung dịch sẽ tăng dần nhưng phải
duy trì sao cho không quá 400C, tỷ trọng dung dịch sẽ tăng dần.
4. Giai đoạn cuối của Ăc quy nạp đầy khi :
- Điện thế mối bình ( hay mỗi hộc ) đạt 2,4 _ 2,5V và tỷ trọng chất điện dịch là
1,25 ở 150C.
- Chất điện dịch phải sủi tăm mạnh.
- Thời gian nạp khoảng 8 _ 60 giờ tuỳ theo nhà chế tạo.
* Các chế độ nạp của Ăc quy :

51
- Chế độ nạp ban đầu thường : Inap = Iphóng trong 10 giờ và thời gian nạp
khoảng 8 _ 60 giờ.
- Chế độ nạp thường : Inạp = Iphóng trong 10 giờ và thời gian nạp từ 12 _ 16
giờ .
- Chế độ nạp nhanh : Dùng trong chế độ nạp ban đầu gồm :
+ Giai đoạn 1 : Inạp = 3/2 Iphóng trong 10 giờ cho đến khi điện thế mối bình( hay
mỗi hộc ) là 2,4V
+ Giai đoạn 2 : Inạp = Iphóng trong 10 giờ cho tới khi dung dịch sủi tăm mạnh .
Lưu ý : Quy trình phóng náp cho mỗi loại ắc quy phải tuân theo quy định của
nhà chế tạo được nêu trong tài liệu kỹ thuật .

7. Các hƣ hỏng ở ắc quy và cách sửa chữa ?


Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa :

Hư hỏng Sửa chữa


Bình rỗ, thủng, vách ngăn bị nứt Thay vỏ bình mới hoặc hàn lại
Các tấm cực bị chập mạch do chất Súc rửa sạch các chất rã, thay dung
rã nhiều dịch mới
Ăc quy tự phóng điện do cách điện Thay thế cách điện, dung dịch hoặc
hỏng, có tạp chất trong dung dịch vệ sinh
hoặc dung dịch đầy nối tắt nắp bình
Các đầu cực, đầu cốt bị Oxy hoá Đánh sạch bằng giấy nháp rồi bối
Vaselline vào.
Các bản cực bị Sulfat hoá, cong, Sửa thay lắc hoặc thay Axit mới
phình to.

8. Máy nạp là gì ? nguyên lý làm việc của máy nạp ?


Máy nạp là một thiết bị dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở đầu vào
thành dòng một chiều ở đầu ra để nạp điện cho hệ thống Ăc quy và cung cấp
cho các phụ tải.
Nguyên lý làm việc chung của các máy nạp là dùng một máy biến áp cách
ly có tác dụng phối hợp giữa điện áp nguồn xoay chiều với điện áp ra một chiều
cung cấp cho các phụ tải , đồng thời có nhiệm vụ cách ly mạch xoay chiều với
mạch một chiều, đầu ra của biến áp này được đưa qua bộ chỉnh lưu nửa chu kỳ,

52
chỉnh lưu cầu, hay chỉnh lưu 3 pha hai nửa chu kỳ ( chỉnh lưu cầu ) để biến
thành dòng điện một chiều đưa ra nạp cho hệ thống Ăc quy .

Hình vẽ sơ đồ khối.

Hình vẽ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha.

Hình vẽ chỉnh lưu cầu 3 pha.

53
9. Quy trình vận hành hệ thống ắc quy của trạm anh , chị đang làm việc
( Theo tài liệu hệ thống ắc quy và hệ thống một chiều tại trạm )

b. Máy biến áp .

1. Máy biến áp là gì ? Phân loại máy biến áp ?

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ,
biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành hệ thống dòng
điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không đổi .
Theo công dụng, máy biến áp được phân loại như sau :
1. Máy biến áp lực : Dùng để truyền tải và phân phối công suất trong hệ
thống điện.
2. Máy biến áp chuyên dùng : Dùng cho lò luyên kim, cho các thiết bị
chỉnh lưu, máy biến áp hàn …
3. Máy biến áp tự ngẫu : biến đổi điện áp trong một phạm vị không lớn
lắm dùng để mở máy các động cơ điện xoay chiều
4. Máy biến áp đo lường : Dùng để giảm điện áp và dòng điện lớn để đưa
vào các đồng hồ đo .
5. Máy biến áp thí nghiệm : Dùng để thí nghiệm các điện áp cao.

Phân loại theo cấu tạo :


+ Máy biến áp 2 dây cuốn , máy biến áp 3 dây cuốn .
+ Máy biến áp tự ngầu : Giữa cuộn sơ và thứ cấp không những liên hệ với nhau
về từ mà còn liên hệ với nhau về điện .

54
2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp ?

Máy biến áp gồm mạch từ và các cuộn dây như hình vẽ :

Đây là máy biến áp một pha hai dây cuốn . Dây cuốn 1 có w1 vòng dây và
day cuốn 2 có w2 vòng dây được cuốn trên lõi thép . Khi đặt một điện áp xoay
chiều u1 vào dây cuốn 1, trong đó sẽ sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây
cuốn 1 và 2 cảm ứng tra các sức điện động e1 và e2 . Dây cuốn 2 có sđđ sẽ sinh
ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp là u2 ( nếu không tải i2 = 0 ). Như vây
năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây cuốn 1 sang dây
cuốn 2.
Giả sử điện áp xoay chiều đặt vào là một hàm số hình sin, thì từ thông do
nó sinh ra cũng là hàm số hình sin .

Φ = Φmsinω t .

Do đó theo định luất cảm ứng điện từ, sđđ cảm ứng tronmg các dây cuốn
1 và 2 sẽ là :

e1 = √2E1sin (ωt-π/2 )

e2 = √2E2sin (ωt-π/2 )

Trong đó :

55
E1 = 4,44ƒw1Φm

E2 = 4,44ƒw2 Φm
Là trị hiệu dụng của các sđđ cảm ứng trong dây cuốn w1 và dây cuốn w2 . Sức
điện động cảm ứng này chậm pha với từ thông sinh ra nó một góc π/2
Nếu chia E1 cho E2 ta có tỷ số biến đổi của máy biến áp như sau :
E1 w1
K = ------- = --------
E2 w2
Nếu không kể điện áp rơi trên dây cuốn coi U1 = E1 , U2 = E2 do đó k là tỷ số
biến áp giữa cuốn dây w1 và cuốn dây w2 .

3. Các tổ đấu dây của máy biến áp 3 pha ?


Tổ nối dây của máy biến áp, được hình thành do sự phối hợp kiểu đấu dây
sơ cấp và kiểu đấu dây thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa sđđ dây sơ cấp và
sđđ dây thứ cấp của máy biến áp. Góc lệch pha này phụ thuộc vào các yếu tố
sau :
- Chiều cuốn dây .
- Cách ký hiệu các đầu dây.
- Kiểu đấu dây cuốn ở sơ cấp và thứ cấp .
Tuỳ theo các yếu tố trên ta có các dạng tổ đấu dây : Y/Δ (m) và Y/Y (n),
Δ/Δ (n ) Với :
m : chỉ các số lẻ 1,3,5,7,9,11
n : Chỉ số chẵn 2,4,6,8,10,12
Ký hiệu A,B,C : chỉ các đầu đầu của cuộn dây sơ cấp.
Ký hiệu X,Y,Z : chỉ các đầu cuối của cuộn dây sơ cấp.
Ký hiệu a, b, c : chỉ các đầu đầu của cuộn dây thứ cấp
Ký hiệu x, y, z : chỉ các đầu cuối của cuộn dây thứ cấp.

56
4. Trình bầy về tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong máy biến áp ?.

Tổn thất điện áp trên MBA phụ thuộc nhiều yếu tố .

P.Rn + Q.Xn
ΔU% = ---------------- 100%
U2 đm

Với : - P,Q : Công suất tác dụng và phản kháng do MBA truyền tải ( kW,KVAR
) đã bỏ qua tổn thất công suất trong MBA .
- Rn , Xn : Điện trở và điện kháng của MBA ( Ω )
- Uđm : Điện áp định mức của MBA , muốn quy đổi tổn thất điện áp về
cấp điện áp nào thì lấy Uđm ở cấp điện áp đó .
Trong đó :
ΔPn.U2 đm
Rn = ---------------- 103
S2 đm

Un % . U2 đm
Xn = ------------------- 103
Sđm

Với : ΔPn là tổn thất ngắn mạch của MBA ( KW )


Un % trị số tương đối của điện áp ngắn mạch của MBA
Sđm là dung lượng định mức của MBA ( KVA )
Tổn thất điện năng của MBA :
Tổn thất điện năng của máy biến áp bao gồm tổn thất không tải ( tổn thất
sắt ) và tổn thất có tải ( tổn thất đồng ) thường tính trong thời gian một năm .
Ta có :
Spt
ΔAn = ΔP0 .t + ΔPn . ( ------------- ) 2 .τ
Sđm

57
Với : τ : Thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất ( giờ ) được tính bởi hàm số
phụ thuộc vào : f ( Tmax, cosφtb ) . Trong thực tế τ có thể xác đinh theo công
thức sau : τ = ( 0,124 + Tln .10-4 ) . 8760, giờ . Trong đó :
Tln : Thời gian sử dụng phụ tải lớn nhất .
t : Thời gian vận hành thực tế của MBA ( giờ ) nếu vận hành liên tục t
= 8760 giờ .
ΔP0 , ΔPn : Tổn thất không tải và ngắn mạch của MBA trong lý lịch máy (
KW )
Spt , Sđm : Phụ tải toàn phần ( thường lấy bằng phụ tải tính toán ), dung
lượng định mức của MBA ( KVA ).

5. Ý nghĩa các thông số kỹ thuật cơ bản của máy biến áp ?

Đối với MBA cần lưu ý các thông số kỹ thuật cơ ban sau đây :
- Uđm : Điện áp làm việc định mức của các cuôn dây của MBA.
+ U1đm : điện áp làm việc định mức của cuộn sơ cấp.
+ U2đm : điện áp làm việc định mức của cuộn dây thứ cấp .
- Iđm : Dòng điện định mức của các cuộn dây MBA .
- fđm : Tần số làm việc định mức của MBA .
- Sđm : Công suất định mức của MBA trong điều kiện làm việc định mức.
- Y/Y(m), Δ/Δ (m) hoặc Y/Δ (n) : Tổ đấu dây của MBA.
- Un% : Trị số tương đối của trị số ngặn mạch của MBA.
- Ikt ( hoặc ΔPkt ) : dòng điện không tải hoặc tổn thất không tải của MBA.

Ngoài ra, trên nhãn máy còn ghi một số thông số khác như : trọng lượng
tổng cộng , trọng lượng dầu, chế độ làm mát, số nấc điều chỉnh dưới tải …

6. Bộ điều chỉnh dƣới tải là gì? Công dụng và nguyên lý làm việc ?

Bộ điều áp dưới tải là một cơ cấu cho phép chuyển đổi điều chỉnh điện áp
ra khi máy đang vận hành, trong một phạm vị nhất định nào đó ứng với một giá
trị dòng tải tối đa nào đó .

58
Nguyên lý làm việc : Dựa trên cơ cấu chuyển mạch tròn với kết cấu ngoài
tiếp điểm chính còn có tiếp điểm phụ chịu hồ quang, và điện trở để nối tắt khi bộ
điều chỉnh đang ở vị trí chuyển đổi giữa hai vị trí kế nhau .
Thường bộ điều chỉnh chỉ chế tạo cho phép điều chỉnh thay đổi điện áp
giữa hai vị trí kế nhau bé ( 1,5-3% Uđm )

Hình vẽ minh hoạ .

7. Bộ điều chỉnh không điện là gì ? Công dụng và nguyên lý làm việc ?


Bộ điều áp không điện là một cơ cấu cho phép chuyển đổi điều chỉnh điện
áp ra trong phạm vi nào đó khi máy biến áp không mang điện .
Nguyên lý làm việc : Dựa trên cơ cấu chuyển mạch tròn, hoặc chuyển nối,
kết cấu chỉ mang các đầu tiếp điểm chính. Thường bộ điều áp không điện cho
phép điều chỉnh thay đổi điện áp giữa hai vị trí kế nhau khá lớn .( 7-15%)

8. Cấu tạo các thiết bị chính của máy biến áp ?

Các bộ phận chính của máy biến áp gồm :


+ Mạch từ ( gông từ ) : được chế tạo từ các tấm tole silic dầy 0,35mm có
sơn phủ cất cách điện, được ghép lại với nhau làm nhiệm vụ dẫn truyền từ thông
trong máy biến áp .
+Cuộn dây : được chế tạo bằng dây đồng hoặc dây nhôm đã được bọc
cách điện, được cuốn đồng tâm, cuộn điện áp cao thường được cuốn bên ngoài
cuộn dây mang điện áp thấp, làm nhiệm vụ dẫn truyền dòng điện trong máy biến
áp.
+ Vỏ máy : dùng để cố định mạch từ, chứa toàn bộ mạch từ; cuộn dây và
dầu cách điện .
+ Sứ xuyên : cố định và đưa các đầu dây ra ngoài vỏ máy .

59
+ Dầu cách điện : vừa làm nhiệm vụ tăng cường cách điện phần mang
điện với phần không mang điện trong máy, vừa làm nhiệm vụ truyền nhiệt giữa
phần cuộn dây , mạch từ ra ngoài vỏ máy .

9. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị phụ của biến áp ? Vai trò của nó
trong máy biến áp ?

Các thiết bị phụ của máy biến áp bao gồm :


1. Hệ thống làm mát máy biến áp : được làm bằng cách ghép các ống tròn hoặc
dẹt, nối vào thân máy biên áp bằng các mắt bích nối ( được gọi là cách tản nhiệt
). Nhiệm vụ làm tăng tiết diện tiếp xúc của lượng dầu cách điện trong thân máy
biến áp với không khí để tản nhanh nhiệt cho máy biến áp .

60
2. Quạt gió : được lắp đẳt trên cánh tản nhiệt, được bố trí thổi hoặc hút hơi nóng
trong hệ thống cánh tản nhiệt và thổi ra ngoài nhằm tăng khả năng tản nhiệt cho
máy biến áp .
3. Bơm dầu tuần hoàn : được bố trí để hút dầu nóng trong thân máy biến áp,
bơm qua hệ thống cánh tản nhiệt để nâng cao khả năng tản nhiệt của máy biến
áp, khi nhiệt độ máy biến áp tăng đến giới hạn nào đó ( loại này thường dùng
cho các máy biến áp công suất lớn ).
4. Bộ đổi nấc máy biến áp :
+ Bộ đổi nấc không tải : dùng điều chỉnh điện áp ra trong phạm vi nào đó
khi máy biến áp được cắt điện .
+ Bộ đổi nắc dưới tải : dùng điều chỉnh điện áp ra trong phạm vị nào đó
khi máy biến áp vẫn đang mang điện với giá trị dòng tải nào đó .
5. Bộ phận phòng nổ : là một mặt bích được bịt kín bằng một miếng nhôm hay
phíp mỏng, để giải thoát nhanh áp suất sinh ra trong máy biến áp khi có sự cố
xẩy ra bên trong máy biến áp . Hiện nay người ta thay kính phòng nổ bằng một
van áp lực . Khi sự cố bên trong máy biến áp, áp suất trong máy biến áp tăng
cao đến một giá trị nào đó đựơc chỉnh sẵn , van áp lực sẽ tác động làm giảm
nhanh áp suất trong máy và dầu được phụt ra ngoài qua van áp lực.
6. Rơle gaz : là một bầu chứa có mặt kính, được nối tiếp trong hệ thống ống từ
bình dầu phụ xuống thân máy chính, bên trong đặt hai bộ phao ở hai độ cao
khác nhau. Trên mỗi phao được gắn một tiếp điểm thuỷ ngân hoạt động theo sự
lên xuống của phao. Khi có hiện tượng sinh khí nhiều trong máy biến áp, hoặc
mức dầu trong thùng dầu phụ giảm hụt do rò rỉ hoặc cạn dầu, rơle gaz sẽ hoạt
động. Ban đầu làm hạ phao trên sẽ tác động đóng tiếp điểm đi báo tín hiệu gaz
nhẹ , nặng hơn phao dưới sẽ hoạt động đóng tiếp điểm đi cắt máy cắt tách máy
biến áp ra khỏi lưới .
7. Hệ thống thở , giãn nở theo nhiệt độ của dầu trong máy biến áp : gồm một
bình dầu phụ chính nối xuống thân máy biến áp và các bộ phận cách ly gián tiếp
( loại thùng dầu phụ có ba ngăn họăc có thùng nổi ) hay cách ly trực tiếp ( thùng
dầu phụ có màng nổi ) với không khí bên ngoài. Khi máy biến áp làm việc ứng
với nhiệt độ dầu nào đó, lượng dầu trong thân máy chính giãn nở ( hoặc co lại )
ra sẽ được dồn lên ( hoặc hạ thấp ) trong bình dầu phụ, nhờ bộ phận cách ly nên
dầu và cuộn dây máy biến áp không bị nhiễm ẩm từ môi trường bên ngoài .

61
8. Bộ lọc xi phông nhiệt : là một bình rỗng có chứa chất lọc sạch dầu thường là
hạt silicagen to , ( được giữ lại trong bình bằng các tấm lưới ) , nhờ đối lưu
nhiệt, dầu trong thân máy biến áp trong quá trình làm việc sẽ được dẫn tuần
hoàn qua bộ lọc và sẽ được bộ lọc giữ lại các chất bẩn ( sinh ra trong quá trình
máy biến áo làm việc ).

10. Công dụng dầu trong máy biến áp ?

Dầu trong máy biến áp là loại dầu cách điện, nó có tác dụng sau :
- Có nhiệm vụ cách điện các bộ phận mang điện và phần không mang điện bên
trong máy biến áp .
- Tản nhiệt cho cuộn dây và mạch từ ra môi trường bên ngoài .

11. Hệ thống làm mát máy biến áp, công dụng, phân loại ?

Hệ thống làm mát máy biến áp có nhiệm vụ giải nhiệt nhanh cho phần
mạch từ và cuộn dây máy biến áp, khống chế nhiệt độ của máy biến áp để tránh
phá huỷ cách điện ở trong thân máy biến áp .
Phân loại :
+ Làm mát máy biện áp bằng dầu tự nhiên : nhờ có sự đối lưu bằng dầu bên
trong máy và không khí bên ngoài vỏ máy. Vỏ máy có thể trơn, có gân hoặc
cánh tản nhiệt , thường chỉ dùng cho máy biến áp có công suất bé .

62
+ Làm mát máy biến áp bằng dầu tự nhiên có quạt gió : trên các bộ cánh tản
nhiệt của máy biến áp, có đặt các hệ thống quạt gió để tăng cường độ tản nhiệt
trên bề mặt làm mát.
+ Làm mát máy biến áp bằng tuần hoàn cưỡng bức dầu và không khí : Máy biến
áp có đặt thêm các bơm dầu để bơm tuần hoàn luân chuyển dầu giữa thân máy
và các cánh tản nhiệt có quạt gió .
Ngoài ra còn có loại làm mát máy biến áp bằng dầu và nước, nhưng ít sử
dụng .

12. Các hƣ hỏng của máy biến áp và cách xử lý ?

Hiện tượng và cách phát Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
hiện hư hỏng
1/ Mạch từ:
- Tổn thất không tải tăng, - Cách điện các lá thép già - Đưa máy về xưởng đại tu
độ chớp cháy và điện áp cỗi, hư hỏng cục bộ. lại.
đánh thủng của dầu giảm,
độ axit trong dầu tăng.
- Phát sinh khí mầu sậm - Lõi thép bị ngắn mạch - Đưa máy về xưởng đại
trong rơle gaz, cháy được, cục bộ hoặc bị cháy. tu.
độ chớp cháy của dầu
giảm.
- Có tiếng kêu to bất - Các chi tiết ép mạchtừ - Kiểm tra xiết lại hoặc
thường. gông yếu, lỏng ra, ép kiểm tra giảm bớt điện áp
không chặt chỗ nối hoặc sơ cấp .
điện áp sơ cấp cao quá
định mức.
- Có tiếng lách cách bên - Đứt dây nối đất . - Kiểm tra nối lại.
trong máy khi điện áp
tăng.
2/ Cuộn dây :
- Phát nóng mạnh, dòng - Bị chập vòng dây do hư - Quấn lại cuộn dây.
điện sơ cấp tăng không hỏng cách điện; cuộn dây
lớn, rơle gaz tác động cắt bị hở khỏi dầu do mức dầu
máy ngắt ; khí trong rơle giảm thấp.

63
gaz hứng được màu trắng
sám , cháy được.
- Rơle gaz cùng với rơle - Ngắn mạch giữa các pha - Quấn lại cuộn dây .
quá dòng hoặc so lệch làm hoặc ra vỏ do cách điện
việc; dầu trào ra ống hoặc dầu bị ẩm.
phòng nổ.
3/ Sứ :
- Rơle quá dòng và so lệch - Do vật lạ rơi vào sứ, sứ - Thay sứ mới.
làm việc cùng với các sứ bị nứt hoặc dầu sứ bị giảm
bị phóng điện hoặc đánh quá thấp.
thủng ra vỏ.
4/ Dầu :
- Mức dầu thấp, rơle hơi - Rò rỉ dầu nhiều làm hụt - Bổ sung thêm dầu theo
báo tín hiệu. dầu trong bình dầu phụ. đặc tính của nhà chế tạo
- Rơle gaz báo tín hiệu, - Dầu có lẫn không khí do - Rút chân không MBA để
mức dầu bình thường, khí quá trình nạp dầu khử khí khử khí triệt để trong máy.
hứng được trong rơle gaz không tốt.
không mầu, không mùi,
không cháy.
- Dầu đổi mầu đỏ sẫm - Do MBA thường xuyên - Đại tu máy biến áp, sửa
hoặc đen hoặc có chất lợn bị quá nhiệt hoặc vavhs chữa các phần hư hỏng và
cợn , cách điện giảm nhiều ngăn bộ đổi nấc dưới tải bị thay dầu mới.
rò, bể đã thông với thân
máy, hoặc do hệ thống thở
của MBA không còn đảm
bảo khiến MBA thở trực
tiếp ra không khí bên
ngoài .

c. Máy cắt điện .

1. Máy cắt điện là gì ?


Máy cắt điện là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện ở mọi chế độ
vận hành: chế độ không tải, chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ
đóng cắt dòng ngắn mạch là chế độ nặng nề nhất.

2. Phân loại máy cắt điện, ƣu khuyết điểm của từng loại ?
Dựa vào cấu tao của MC người ta chia thành các loại MC sau:

64
1. MC nhiều dầu: Dầu làm nhiệm vụ cách điện và dập hồ quang
Ưu điểm: Nguyên lý cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền.
Nhược điểm: - Thời gian cắt lớn cỡ 0,15 – 0,2s
- Kích thước và khối lượng lớn
- Bảo dưỡng và sửa chữa phức tạp, dầu cần làm sạch sau một
số lần cắt dòng điện lớn nhất định (nhỏ), dễ gây cháy nổ, ngày nay MC dầu ít
được chế tạo.
2. MC ít dầu: Dầu chỉ làm nhiệm vụ dập hồ quang.
Ưu điểm: Nguyên lý cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền.
- Về kích thước và khối lượng, thời gian đóng cắt nhỏ hơn MC
dầu.
Nhược điểm:
- Công suất cắt ngắn mạch nhỏ hơn MC dầu. Mặt khác vì ít dầu
nên dầu mau bị bẩn, chất lượng dầu giảm nhanh. Do không có
thiết bị hâm nóng dầu nên không thể đặt ở nơi có nhiệt độ thấp.
Hiện nay số lượng MC này đang ít dần do không cạnh tranh
được với các MC tiên tiến khác.
3. MC không khí nén: Không khí được nén lại ở áp suất cao để thổi hồ quang.
Ưu điểm: Khả năng cắt lớn có thể đạt tới 100kA, thời gian cắt bé nên tiếp
điểm có tuổi thọ cao. Loại MC này không dễ cháy nổ như MC dầu.
Nhược điểm: Loại MC này có thiết bị nén khí đi kèm nên thường chỉ sử
dụng tại các trạm có số lượng MC lớn.
4. MC khí SF6 : Khí SF6 trong máy ngắt làm nhiệm vụ cách điện và dập hồ
quang .
Ưu điểm: - khí SF6 có độ bền điện cao
- Hệ số dẫn nhiệt của khí SF6 cao gấp 4 lần không khí vì vậy có thể tăng
mật độ dòng điện trong mạch dẫn điện của MC, giảm khối lượng đồng.
- Khả năng dập hồ quang của buồng dập kiểu thổi dọc khí SF6 cao gấp 6
lần MC không khí vì vậy giảm được thời gian cháy của hồ quang tăng tuổi thọ
của tiếp điểm.
- Khí SF6 là loại khí trơ, khó cháy, không mùi, không độc hại nên khó bị
thay đổi tính chất.

65
- Được chế tạo ở mọi cấp điện áp từ 3kV – 800kV, khả năng cắt lớn, kích
thước nhỏ gọn, độ an toàn và độ tin cậy cao, tuổi thọ cao và chi phí bảo dưỡng
thấp.
Nhược điểm:
- Khí SF6 có nhiệt độ hoá lỏng thấp vì vậy loại khí này chỉ dung ở áp
suất không cao để tránh phải dùng thiết bị hâm nóng. Mặt khác khí chỉ có thể
đảm bảo chất lượng khi không có tạp chất.

5. MC chân không:
Máy ngắt chân không là hồ quang được dập tắt trong môi trường chân
không .
Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, không gây ra cháy nổ, tuổi thọ cao khi
đóng cắt dòng điện định mức, gần như không cần bảo dưỡng định kỳ, thời gian
đóng cắt nhỏ. Dùng rộng rãi ở lưới điện trung áp với dòng định mức tới 5000A.
Nhược điểm: Giá thành cao
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng khí
SF6 ?

Máy ngắt SF6 là dùng khí SF6 để dập hồ quang và cách điện.
Cấu tạo:
Trong MC SF6 hồ quang sẽ nhanh chóng dập tắt nếu có thổi hồ quang, trên cơ
sở đó có hai biện pháp thổi được áp dụng là: Thổi từ và tự thổi kiểu khí nén (
dùng pittông, xi lanh) trong đó nguyên lý tự thổi dùng pittông – xi lanh đướcử
dụng rộng rãi hơn và hiệu quả hơn. Với MC kiểu pittông tự thổi chỉ đòi hỏi
khoảng 20% năng lượng của bộ truyền động khi có cùng tính năng kỹ thuật do
đó chỉ cần bộ truyền động nhỏ gọn, làm việc chắc chắn, đỡ ồn và độ tin cậy cao.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của MC SF6 kiểu tự thổi

66
Quá trình cắt diễn ra như sau: Khi có tín hiệu cắt, trục truyền động 4 quay
kéo theo hệ thống động của buồng cắt (gồm tiếp điểm động hồ quang 2, tiếp
điểm động làm việc xilanh 6, miệng thổi cách điện 9 ) chuyển động tịnh tiến
xuống dưới, đồng thời khí SF6 được nén trong xilanh 6, hệ tiếp điểm làm việc
cắt trước rồi đến hệ tiếp điểm hồ quang. Sau khi hồ quang phát sinh, miệng thổi
9 được giải phóng khỏi tiếp điểm hồ quang 8, khí nén SF6 được thoát ra thổi tắt
hồ quang. Thường ở mỗi bình cắt, có đồng hồ chỉ áp suất SF6 và có van nạp khí
bổ sung.

4. . Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng dầu
cách điện ?

Cấu tạo, nguyên lý họat động:

67
Thùng chứa dầu 1, thùng chứa dầu MBA 2, đổ đầy cỡ 75 đến 80% thể
tích máy. Thùng làm bằng thép, có lớp lót cách điện 9 bên trong để ngăn hồ
quang không lan ra vỏ thùng. Hai sứ xuyên 4 đặt nghiêng để tăng khoảng cách
cách điện trong không khí. Với điện áp dưới 15kV sứ xuyên có cấu tạo đơn
giản, sứ 35kV trong lòng sứ có thêm cách điện bakêlit, sứ 110kV có cấu tạo
kiểu điện dung để điện áp phân bố đều. Phần tiếp điểm 7 của MC được gắn trên
lõi của sứ xuyên. Tiếp điểm động 8 được được gắn với bộ truyền động với trục
truyền động 6 và lò so cắt 5.
Quá trình đóng cắt được thực hiện như sau: Mô men quay từ cơ cấu đóng
( có thể quay bằng tay, động cơ, nam châm điện) quay trục truyền động 6 qua cơ
cấu đòn khớp nâng tiếp điểm động lên tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh đồng thời tích
năng lượng cho lò xo cắt 5. Khi có tín hiệu cắt, chốt giữ lò xo 5 nhả năng lượng
tích ở lò xo được giải phóng, đẩy hệ thống tiếp điểm động xuống dưới, hồ quang
xuất hiện trong dầu và bị dập tắt.

68
5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt điện dập hồ quang bằng chân
không ?
Ở MC chân không, áp suất trong bình dập hồ quang rất thấp, dưới 10 -4 pa
do đó mật độ không khí rất thấp nên độ bền điện trong chân không khá cao, hồ
quang dẽ bị dập tắt và khó có điều kiện cháy lặp lại sau khi cắt dòng điện qua trị
số 0 .
Cấu tạo của buồng dập chân không:

Hình 1: Cấu tạo buồng dập hồ quang


Bên trong buồng cách điện bằng vật liệu composit được đặt hệ thống tiếp
điểm 3 dạng tiếp xúc mặt với thanh dẫn tĩnh 4 và thanh dẫn động 5 chuyển động
tịnh tiến theo cơ cấu dẫn hướng 8, lắp chặt với đáy dưới 2 . Ống xếp kim loại 6
có đầu trên hàn với thanh dẫn động, đầu dưới hàn với tấm đáy 2 với mục đích
đảm bảo chân không cho bình cắt dù cho tiếp điểm động chuyển động nhiều lần.
Với công nghệ hiện đại, buồng chân không có tuổi thọ đến 30000 lần thao tác.
Ống kim loại 7 có vại trò ngăn không cho hơi kim loại bắn vào bề mặt bên trong
ống cách điện làm giảm cách điện.
Khi cắt tiếp điểm động tách khỏi tiếp điểm tĩnh, hồ quang xuất hiện trên
bề mặt tiếp xúc 3 làm kim loại nóng chảy và bay hơi. Hồ quang sẽ bị dập tắt khi
dòng điện đi qua trị số 0. Để tăng khả năng cắt và giảm hao mòn tiếp điểm do hồ
quang sinh ra người ta sử dụng cấu tạo đặc biệt của tiếp điểm để tạo ra lực điện

69
độn của dòng điện thổi hồ quang ra phía ngoài của mặt tiếp xúc. Có hai loại tiếp
điểm như vậy là tiếp điểm có từ trường hướng tâm và tiếp điểm có từ trường
hướng trục.

Hinh 2: Tiếp điểm buồng dập hồ quang


1. Mũ đầu vào, 2. Khí SF6, 3. Cách điện của MC, 4. Tiếp điểm hồ quang, 5.
Tiếp điểm làm việc, 6. Miệng thổi, 7. Tiếp điểm hồ quang, 8. Xi lanh, 9.Pittông,
10. Mặt bích giữa có đầu ra, 11. Tiếp điểm trượt, 12. thanh truyền cách điện, 13.
Sứ cách điện đỡ, 14. buồng cơ cấu truyền động của bình, 15. Cơ cấu chỉ vị trí,
16. Đáy bình cắt, 17. Cơ cấu thu bẩn, 18. Van nạp ga, 19. Cơ cấu động cơ lên
cót lò xo, 20. Tay đòn, 21. Lò xo đóng, 22. Lò xo cắt, 23.Cơ cấu lên dây cót
bằng tay.
Nguyên lý cấu tạo của bộ truyền động kiểu CC -1000, kiểu MC VB
Quá trình đóng: Lò xo 1 được nén , tích năng lượng bởi dây xích 2 nối với
trục khuỷu 3, do cụm động động cơ điện - hộp số hoặc tay quay qua trục quay 5.
Lò xo ở trạng thái chờ nhờ chốt hãm đóng 6. Việc giải phóng chốt hãm 6 được
thực hiện bằng đưa xung điện vào cuộn đóng 8 hoặc nút ấn 7 quay theo chiều
quay kim đồng hồ. Khi chốt 6 được giải phóng năng lượng tích ở lò xo 1 làm
quay cam 9, tác động lên con lăn 10 hệ thống đòn khớp 11, 13, 14 và cuối cùng
là tay đòn 15 làm đóng tiếp điểm trong buồng cắt 16. Đồng thời lò xo 17 được
tích năng lượng cho quá trình cắt. Lò xo tiếp điểm 18 đảm bảo độ lún cần thiết
cho tiếp điểm động tiếp xúc cần thiết.Trạng thái đóng được chốt hãm cắt 12 cố
định.

70
Công tắc điểm cuối 21 để điều khiển động cơ 4 còn cụm tiếp điểm phụ 19
gắn với chuyền động của thanh chuyền động 14.
Quá trình cắt: Được thực hiện nhờ giải phóng chốt hãm cắt 12, lò xo cắt
17 tác động lên thanh truyền động chính 14, tay đòn 15 và buồng cắt 16. Bộ
hoãn xung thuỷ lực 23 hạn chế xung lực ở cuối hành trình cắt, việc giải phóng
chốt hãm cắt 12 được thực hiện bằng tay qua nút ấn 7 quay theo chiều ngược
chiều kim đồng hồ (cắt bằng tay) hoặc bằng điện qua đưa điện vào cuộn cắt 22
qua rơle bảo vệ.
Quá trình tự nạp năng lượng cho lò xo đóng: Sauk hi đóng, việc tích năng
lượng để thực hiện lần đóng tiếp theo của lò xo 1 được thực hiện tự động nhờ
cụm động cơ điều khiển công tắc tiếp điểm cuối 21 và chốt hãm đóng khoá 6
lại.
Rơle chống bơm 24 không cho phép MC đóng lại tuỳ tiện khi đóng nhầm
như kéo dài thời gian lệnh.

6. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông lò xo ?

Bộ truyền động được dùng để đóng mở và duy trì MC ở trạng thái đóng.
Bộ truyền động của MC bao gồm ba bộ phận chủ yếu là bộ tích trữ năng lượng,
bộ điều khiển và bộ truyền năng lượng. Theo quy định, bộ phận tích trữ năng
lượng cần có khả năng cung cấp năng lượng tối thiểu không những đủ để đóng
máy cắt mà còn đủ để thực hiện cho chu trình tự đóng lại. Theo nguyên lý làm
việc người ta phân biệt kiểu truyền động kiểu lò xo, khí nén, thuỷ lực, lò xo -
thuỷ lực.
Bộ truyền động kiểu lò xo.
Bộ truyền động kiểu lò xo là một hệ thống cơ khí dung để đóng cắt các máy cắt
điện.
Với bộ truyền động kiểu lò xo, năng lượng được tích luỹ trong lò xo. Để nén
lò xo người ta dung động cơ điện và dùng chốt để hãm lò xo ở vị trí nén. Khi
đóng máy cắt một nam châm điện sẽ tháo chốt giải phóng năng lượng của lò xo
để đóng MC. Để cắt máy cắt người ta dung một máy cắt nhỏ hơn. Khi MC ở vị
trí đóng, lò xo này ở trạng thái căng và cũng được giữ bằng một chốt riêng. Khi
cắt, nam châm cắt có nhiệm vụ giải phóng chốt, tách lò xo cắt ra khỏi bộ truyền
lực cơ khí và tác động tách các đầu tiếp xúc của máy cắt.

71
7. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền đông bằng dầu thủy lực ?
Bộ truyền động kiểu thuỷ lực
Cũng giống như bộ truyền động kiểu khí nén, bộ phận chủ yếu của bộ truyền
động thuỷ lực là hệ thống xylanh-pittông thuỷ lực và bình chứa nitơ để tích trữ
năng lượng cần thiết. Bộ đệm khí nitơ bị nén sẽ truyền áp lực lên dầu thuỷ lực.
Năng lượng để đóng mở các đầu tiếp xúc của MC được truyền bằng pittông thuỷ
lực giống như nguyên lý hoạt động của bộ truyền động khí nén.

8. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền động bằng không khí nén
Bộ truyền động kiểu khí nén.
Bộ truyền động kiểu khí nén sử dụng năng lượng của khí nén chứa trong bình
đặt trực tiếp trong MC. Nó gồm cơ cấu chủ yếu là hệ thống xylanh-pittông, các
van đóng cắt, các cuộn dây đóng, cắt. Để đóng MC nam châm đóng sẽ tác động
để mở van đóng, không khí nén trong bình sẽ đẩy pittông đi lên và làm cho các
tiếp điểm tiếp xúc lại với nhau. Ngược lại, khi cắt MC, nam châm cắt sẽ tác
động để mở van cắt, không khí nén đẩy pittông đi xuống, các đầu tiếp xúc sẽ mở
ra.
Bộ truyền động kiểu khí nén yêu cầu phải có máy nén khí và hệ thống ống
dẫn áp lực cao. Do vậy nó thường được sử dụng cho MC không khí và được chế
tạo kèm theo MC hoặc đối với trường hợp dung các MC khác với số lượng lớn.

Bộ truyền động kiểu lò xo - thuỷ lực .

Bộ truyền động lò xo-thuỷ lực là cơ cấu truyền động kết hợp hệ thống
thuỷ lực và lò xo. Năng lượng được tích lũy trong lò xo là nhờ tác động của cơ
cấu thuỷ lực. Năng lượng này cũng được truyền bằng hệ thống thuỷ lực để đóng
mở MC nhờ pittông thuỷ lực, làm việc giống như ở bộ truyền động thuỷ lực.
Cơ cấu truyền động lò xo-thuỷ lực được chế tạo theo nhiều kích cỡ. Trên
hình 1 giới thiệu bộ truyền động lò xo-thuỷ lực dung cho MC khí SF6 kiểu tự
thổi.
Hình 1

72
Mặt cắt cơ cấu tác động lò xo - thuỷ lực dung cho máy cắt tự thổi SF6
1- Lò xo; 2 - Pittông lò xo; 3 - cần pittông; 4 - Xilanh tác động; 5 - điểm nối đo
lường; 6 - đầu đổ dầu; 7- khối bơm; 8 - trục truyền động bơm; 9 - máy bơm.

9. Các thông số chính và yêu cầu của máy cắt diện ?


Các thông số chính của máy cắt:
+ Điện áp định mức: Là điện áp cao nhất mà MC có thể làm việc lâu dài. Nó
không những quyết định cách điện giữa các pha, pha - đất mà còn quyết định
cấu tạo của buồng dập hồ quang và khoảng cách giữa các đầu tiếp xúc.
Điện áp định mức của MC không được nhỏ hơn điện áp danh định của
mạng: UdmMC ≥ Udd
+ Dòng điện định mức: Là dòng điện lớn nhất (trị số hiệu dụng) có thể truyền
qua MC một cách liên tục trong các điều kiện làm việc cho trước.
Để MC không bị phát nhiệt khi làm việc thì dòng điện làm việc lớn nhất
qua MC (ICB) không được vượt quá dòng điện định mức (Idm)
IdmMC ≥ ICB
+ Dòng điện ổn định động định mức: iodd ( dòng điện đỉnh định mức) là giá trị
tức thời lớn nhất đầu tiên của dòng điện trong giai đoạn quá độ có thể truyền
qua MC khi ở vị trí đóng. Nói cách khác là trị số tức thời lớn nhất của dòng điện
ngắn mạch chu kỳ đầu có thể chạy qua MC mà không làm cho nó bị hư hỏng do
tác động cơ học của dòng điện.

73
+ Dòng điện cắt định mức: là dòng điện lớn nhất I Cdm (trị số hiệu dụng) mà MC
có thể cắt mạch một cách an toàn khi ngắn mạch, nhiều lần trong giới hạn quy
định. Trong một số trường hợp người ta dùng khái niệm công suất cắt định mức:
Sc.dm = 3 UdmMC. ICdm
Điều kiện dòng ngắn mạch 3 pha nhỏ hơn dòng cắt định mức.
+ Dòng điện đóng định mức: là giá trị đỉnh lớn nhất của dòng điện mà
MC có thể đóng mạch một cách an toàn trong thao tác đóng mạch.
Thường dòng điện đóng định mức của MC bằng dòng ổn định điện động định
mức
+ Dòng định và thời gian ổn định nhiệt định mức:
Là các đại lượng đặc trưng cho khả năng chịu tác động nhiệt ngắn hạn của
dòng điện ngắn mạch.Theo tính toán và thí nghiệm nhà sản xuất cho dòng ổn
định nhiệt định mức và thời gian ổn định nhiệt tương ứng. Với mỗi thiết bị điện
có thể có nhiều trị số và thời gian ổn định nhiệt định mức khác nhau. Một số
máy cắt có dòng điện định mức lớn người ta không cho các tham số này do khả
năng ổn định nhiệt của chúng rất lớn và không cần kiểm tra điều kiện này khi
chọn.

10. Các hƣ hỏng thƣờng gặp trong máy cắt điện và cách xử lý ?

d. Dao cách ly .

1. Dao cách ly là gì ?
Dao cách ly là khí cụ điện dung để đóng cắt mạch điện không có dòng
điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng điện định mức nhiều lần và tạo nên khoảng
cách cách điện an toàn có thể thấy được.
Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp
không tải, dòng điện không tải của MBA . Ỏ trạng thái đóng dao cách ly phải
chịu được dòng điện định mức dài hạn, dòng sự cố ngắn hạn như dòng ổn định
nhiệt, dòng xung kích.
2. Cấu tạo và phân loại dao cách ly ?

1. Dao cách ly kiểu quay hai trụ:

74
Là dao cách ly được sử dụng rộng rãi ở cấp điện áp 72,5 kV đến 420kV,
chủ yếu cho các trạm ngoài trời. Tuỳ theo vị trí của dao mà có thể kèm hoặc
không kèm theo dao nối đất.

Hình 1: Dao CL quay hai trụ kiểu SGF 123


1. Đế quay, 2. Khung, 3. Sứ cách điện, 4. đầu quay, 5. Tay khớp, 6. đầu
cuối cao áp, 7. bộ tác động, 8. cầu dao nối đất.
Để đóng mở DCL người ta dùng hai đế quay, được nối với nhau bằng
thanh kẹp. Các sứ đỡ được gắn với đế quay, trên đỉnh sứ người ta gắn khớp
quay có cần và các tiếp điểm cao áp. Khi thao tác cả hai cần quay đều một góc
900 . Ở vị trí mở DCL có điểm cắt giữa hai trụ sứ tạo nên khoảng cách cách điện
nằm ngang.
Bệ quay được lắp bằng bulông, cho phép điều chỉnh chính xác hệ thống
tiếp xúc. Tuỳ theo yêu cầu mỗi DCL có thể lắp thêm một hoặc hai dao nối đất,
giữa chúng có khoá liên động để tránh thao tác nhầm lẫn và cố định vị trí đề
phòng thay đổi vị trí khi làm việc ở tình huống nguy hiểm như có ngắn mạch,
gió bão….

2. Dao cách ly kiểu quay ba trụ

75
Hình 2: Dao cách ly ba trụ kiểu TDA 145kV
1. Đế quay, 2. Khung, 3. Sứ cách điện cố định, 4. Sứ quay, 5. Cần tiếp
điểm, 6. đầu cao áp, 7. Cơ cấu thao tác, 8. cầu dao nối đất.
Dao CL và dao nối đất có cơ cấu thao tác riêng và có sự liên kết cơ khí
bằng thanh nối.
Dao CL hai trụ có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ. Nhược điểm của loại dao này là
khoảng cách giữa các pha lớn, khi đóng mở cả hai sứ đều chuyển động nên cần
bộ truyền động phức tạp.

Để khắc phục một phần nhược điểm của dao CL hai trụ người ta dùng dao
CL ba trụ. Hai sứ cách điện phía ngoài cố định và được dùng để giữ hệ thống
tiếp xúc. Sứ giữa gắn trên đế quay và đỡ lưỡi dao. Khi thao tác sứ quay khoảng
60 độ để đóng mở dao CL.
Dao tiếp đất nếu có được đặt về phía các tiếp điểm tĩnh của dao CL, hai
sứ cố định phía ngoài.
Nhược điểm của dao CL loại này là dùng tới 3 sứ đắt tiền, nên thường
dùng chúng ở cấp điện áp không cao.

3.Dao CL kiểu quay một trụ, tiếp điểm đóng mở:

76
Hình 3: Dao CL một trụ kiểu TFB 245kV
1. Ổ bi quay, 2. Khung, 3. Sứ cách điện cố định, 4. Sứ quay, 5. Cơ cấu
thanh truyền, 6. Hộp số, 7. Cơ cấu thao tác, 8. cầu dao nối đất, 9. Tiếp điểm treo.
So với các dao CL khác loại dao này đòi hỏi tiết diện mặt bằng nhỏ hơn.
Do vậy chúng được sử dụng trong các trạm cao áp để giảm kích thước trạm đặc
biệt là trong các trạm có nhiều thanh ghóp và dao CL.

4.Dao cách ly hai trụ, cắt ở giữa

77
Hình 4. Dao CL kiểu TK 525kV
1.Ổ quay, 2. Khung, 3. Sứ đỡ, 4. Sứ quay, 5. Cần tiếp điểm, 6. đầu cao áp,
7. Cơ cấu thao tác, 8.Hộp số..
Khi điện áp làm việc của dao CL cao, khoảng cách cách điện của dao CL
lớn đòi hỏi tiếp điểm phải dài. Khi đó để giảm diện tích mặt bằng trạm ngựời ta
sử dụng dao CL loại này. Thường dùng phổ biến ở các cấp điện áp từ 400kV trở
lên.

3. Các thông số kỹ thuật của dao cách ly ?


Các thông số chính và chọn dao CL phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây:
- Điện áp định mức Udm: Để đảm bảo cho hệ thống cách điện được làm việc lâu
dài, tạo ra một khoảng cách an toàn yêu cầu thì điện áp định mức của dao cách
ly phải không nhỏ hơn điện áp danh định của mạng.
Udm ≥ Uddm
- Dòng điện định mức Idm: Để đảm bảo dao CL không bị phát nóng quá mức khi
làm việc lâu dài thì dòng điện làm việc lớn nhất qua dao CL (I CB) không được
vượt quá dòng điện định mức của dao
Idm ≥ ICB
- Dòng điện ổn định động Iôđđ: Để đảm bảo độ bền cơ học của dao CL dưới tác
dụng cơ học của dòng điện ngắn mạch gây ra thì trị số dòng ngắn mạch lớn nhất
qua dao (dòng xung kích iXK) không được vựot quá dòng ổn định động của dao:

78
Iôđđ ≥ iXK
- Dòng ổn định nhiệt Iodnh: Để đảm bảo dao CL không bị phát nóng quá mức cho
phép khi có dòng ngắn mạch đi qua trong một thời gian nào đó (t nh.dm) thì năng
lượng nhiệt do dòng ngắn mạch sinh ra trong thời gian tồn tại của nó ( B N)
không được vượt quá nhiệt lượng định mức của dao CL (Bnh. dm):
Bnh.dm = I2odnh. tnh.dm ≥ BN
Điều kiện này thường thoả mãn với các khí cụ điện có dòng điện cho phép lớn.
Do vậy với các dao CL có dòng định mức ≥ 1000A thì không cần kiểm tra điều
kiện này.

4. Các hƣ hỏng và cách xử lý ?

Các hư hỏng thường gặp ở DCL và cách xử lý chúng :


* Thao tác khó :
- Nguyên nhân do việc lắp ráp các trục nối , trục quay không đúng, hoặc khô mỡ
bôi trơn .
- Sửa chữa : Kiểm tra cân chỉnh lại , vệ sinh bôi mỡ.
* Nóng đỏ, đổi mầu kim loại hoặc rỗ cháy, biến dạng tại ngàm dao.
- Nguyên nhân : Do tiếp xúc xấu hoặc do lò xo ép ngàm bị biến dạng bị hư hỏng
nên các phần tiếp xúc bị phát nhiệt gây cháy.
- Sửa chữa : Kiểm tra xiết lại các mối nối, tăng lực ép lò x hoặc thay mới, đánh
sạch và dũa các vết cháy tại ngàm tiếp xúc, nặng phải thay ngàm mới.
* Sứ đỡ bị phóng điện gây các vết xém hoặc vỡ sứ .
- Nguyên nhân : Do bề mắt sứ bị bẩn, bị quá điện áp, hoặc do các tác nhân bên
ngoài gây nối tắt ( rắn bò, chim bay, chuột, mèo nhẩy vào…)
- Sưỉa chữa : Chùi sạch vết xém, hoặc thay sứ mới nêu hỏng nặng.

e. Máy biến điện áp .

1. Máy biến điện áp là gì ? Phân loại máy biến điện áp ?

Máy biến điện áp ( BU ) là một thiết bị có tác dụng cách ly phần sơ cấp
với thứ cấp, nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, cung
cấp cho thiết bị đo lường, bảo vệ, tự động hoá. Thường công suất của tải máy

79
biến điện áp rất bé ( vài chục đến vài trăm VA ), đồng thời tổng trở mạch ngoài
rất lớn có thể xem như máy biến điện áp thường xuyênlàm việc không tải.

Phân loại máy biến điện áp BU : BU khô, BU dầu, BU 1 pha, BU 3 pha



* BU khô : thường được sử dụng ở cấp điện áp 35kV trở xuống.
* BU dầu : Sử dụng cho mọi yêu cầu .
Với cấp điện áp cao người ta chế tạo theo kiểu phân cấp , phân áp .
* Phân cấp bằng cuộn dây: Gồm nhiều tầng lõi từ, cuộn dây sơ cấp được
chia đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ được cuốn trên lõi cuối cùng .
* Phân áp bằng tụ: Dùng bộ phân áp bằng tụ lấy một phần điện áp cao đư
vào cuộn sơ cấp .

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu tụ điện ?

Nguyên lý làm việc : BU kiểu tụ dùng bộ phân áp bằng tụ để lấy một phần
điện áp cao ( thường từ 10 - 15kV ) đưa vào cuộn sơ cấp và điện áp ra lấy trên
cuộn thứ cấp cung cấp cho thiết bị đo lường , bảo vệ.
Cấu tạo : Gồm hai bộ tụ điện mắc nối tiếp, đấu trực tiếp vào lưới cao áp;
một cuộn dây sơ cấp đấu song song với tụ chịu điện áp thấp từ 10 - 15kV; cuộn
thứ cấp cuốn cùng mạch từ với cuộn sơ cấp sẽ cung cấp điện áp ra thích hợp
theo yêu cầu. Để điện áp thứ cấp không thay đổi theo phụ tải, người ta mắc nối
tiếp với cuộn sơ cấp một kháng điện KĐ và bộ chống nhiễu N.

80
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp kiểu điện từ ?
BU (TU) có thể được chế tạo ba pha (thưưòng cho cấp điện áp ≤35kV)
hoặc một pha cho cấo điện áp ≥ 66kV với một hợac hai cuôn dây thưc cấp. Tuỳ
theo điện áp cần thiết ở phía thứ cấp ta có thể sử dụng các loại BU khác nhau,
đấu nối theo các sơ đồ khác nhau.

Hình 1
Hình 1 là sơ đồ sử dụng 3BU một pha, hai cuộn dây đấu Y0/Y0 , ở phía
thứ cấp lấy được điện áp pha và điện áp dây.

Hình 2
Hình 2 sử dụng 2 BU một pha mắc theo sơ đồ hình V/V để lấy điện áp
dây.

81
Hình 3
Sử dụng 3 BU một pha hoặc 1 BU 3 pha 5 trụ (lõi từ có 5 trụ , 2 trụ ngoài
cùng không quấn dây) 3 cuộn dây đấu Y0/Y0/ , ở phía thức cấp có thể lấy được
điện áp pha, điện áp dây và điện áp thứ tự không ở đầu cuộn tam giác hở. Để lấy
được điện áp thứ tự không ở cuộn tam giác hở thì trung tính của cuộn sơ cấp
phải được nối đất để có đường đi cho dòng thứ tự không I0 khi có chạm đất tạo
từ thông  0 .

Hình 4
Hình 4 sử dụng sơ đồ có 1 BU mục đích phát hiện chạm đất trong mạng
có dòng chạm đất bé.
4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến điện áp ghép tầng ?

82
Khi điện áp lớn hơn 110kV, cách điện cho cuộn sơ cấp của BU kiểu cảm
ứng điện từ với lõi thép sẽ gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này bằng cách
chia cuộn sơ cấp của BU thành nhiều tầng với nhiều lõi thép.
Cấu tạo : Gồm nhiều tầng lõi từ xếp chồng lên nhau, cuộn dâu sơ cấp
được phân bố đều trên tất cả các lõi, cuộ thứ cấp chỉ ở trên lõi từ cuối; số tần lõi
từ phụ thuộc vào cấp diện áp và công nghệ chế tạo .
Nguyên lý làm việc : Vẫn dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ để biến
đổi điện áp cao bên cuộn dây sơ cấp sang điện áp thấp bên cuộn thứ cấp.

Vẽ hình : - Sơ đồ nối dây. - Hình dáng ngoài.

4. Các thông số cơ bản của máy biến điện áp ?

* Tỷ số biến đổi định mức :

U1dm
Kdm = --------- U1dm : Điện áp định mức sơ cấp.

83
U2dm U2dm : Điện áp định mức phía thứ cấp

* Sai số điện áp ∆U% :

Kdm.U2 - U1
∆U% = --------------- . 100%
U1
* Cấp chính xác : Là sai số lớn nhất về trị số điện áp khi nó làm việc
trong điều kiện :
- f = 50 Hz.
- U1 = 0,9 - 1,1 Udm
- Phụ tải thứ cấp thay đổi từ 0,25 đến định mức .
- Cosφ = 0,8.
Cấp chính xác được chế tạo theo 1 trong các mức sau : 0,2 ; 0,5 ; 1,0 ; 3,0
. * Phụ tải của BU : Là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết
điện áp ở thứ cấp là định mức.
U2dm
S = ------------ Với Z = √ r2 + x2 là tổng trở ngoài của BU.
Z

5. Sai số của máy biến điện áp, Chế độ làm việc của máy biến điện áp ?
a) Sơ đồ thay thế của BU:

84
Sai số của BU (TU) là do có thổn thất bên trong máy (bằng điện áp giáng
ở bên trong BU) nên điện áp đo được bên thức cấp Kdm.U2 khác với điện áp thực
tế bên sơ cấp U1, do vậy có sai số về trị số điện áp ∆U và sai số góc δ .
Sai số về trị số điện áp :

Kdm.U2 - U1
∆U% = --------------- . 100%
U1
Sai số góc : Góc lệch pha giữa véc tơ điện áp U1 và vác tơ điện áp U2 gọi
là sai số góc của máy biến điện áp; sai số này có thể âm hoặc dương tuỳ theo
véc tơ KdmU2 nhanh hay chậm pha so với véc tơ U1.
b) Chế độ làm việc
Các phụ tải của BU được mắc song song với nhau nên tải tăng thì tổng trở
phụ tải giảm dẫn đến Itải tăng → U tăng → sai số tăng.
Khi tổng trở phụ tải bằng ∞ ( Zpt = ∞) - hở mạch thứ cấp thì U =0 →
sai số bằng không đây là điều kiện làm việc lý tưởng của BU.
Khi Zpt = 0 (ngắn mạch thứ cấp) dòng thứ cấp = dòng ngắn mạch rất lớn
có thể đốt cháy BU do vậy thứ cấp của BU bao giờ cũng đặt các thiết bị bảo vệ
chống ngắn mạch như cầu chảy, atomat.
6. Sự khác biệt cơ bản của máy biến điện áp và máy biến áp tự dùng ?

+ BU (TU) chỉ cung cấp tín hiệu điện áp nên phụ tải bé còn máy biến áp tự dùng
cung cấp cho phụ tải lớn.
+ BU không có bộ phân điều chỉnh điện áp ra trong khi đó các máy biến áp tự
dùng thưòng có .
+ BU quan tâm nhiều đến sai số và cấp chính xác còn máy biến áp tự dùng thì
không .
+ BU không chú trọng đến việc làm mát máy , trong khi đó máy biến áp tự dùng
thường xuyên phải lưu ý đến vấn đề này .

7. Các hƣ hỏng và cách xử lý ?

BU thường ít hư hỏng vì chủ yếu cung cấp tín hiệu áp, làm việc ở chế độ
tĩnh.

85
Một số BU cũ thường hay bị ẩm dầu cách điện, đứt dây cân bằng giữa đầu
mang điện và ống báo mức dầu. Cách xử lý là thay dầu mới và nối lại dây cân
bằng .
BU bị phóng điện, cháy nổ do chất lượng cuộn dây suy giảm, hoặc dầu
cách điện xấu. Sửa chữa là thay BU mới.

g. Máy biến dòng điện .

1. Máy biến dòng điện là gì ?


Máy biến dòng điện ( BI hoặc TI ) có tác dụng cách ly giữa phân sơ cấp
với thứ cấp, có nhiệm vụ dùng để biến đổi dòng điện từ trị số lớn xuống trị số
nhỏ hơn để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ , tự động hoá. Thường
BI có dòng định mức thứ cấp là 1; 5A hoặc 10A.

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện ?

* Cấu tạo : Gồm một mạch từ trên đó quấn cuộn dây sơ cấp ( thông
thường chỉ 1 vài vòng ) nối tiếp với mạch điện cao thế, và một vài cuộn thứ cấp
để lấy tín hiệu ra cung cấp cho các thiết bị đo lường, bảo vệ… Toàn bộ được
đúc sẵn bằng vật liệu cách điện ( thường từ cấp điện áp nhở hơn hoặc bằng
66kV ), hoặc được đặt cố định trong các ống sứ cách điện chứa đầy dầu cách
điện ( có điện áp trên 66kV ).
* Nguyên lý làm việc : Làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, thông
qua mạch từ lõi thép biến đổi dòng điện lớn phía cao áp sang dòng điện nhỏ
cung cấp cho phụ tải thứ cấp. Tổng trở mạch ngoài của BI rất bé nên có thể xem
như BI luôn làm việc ở chế độ ngắn mạch.

3. Các thông số cơ bản của máy biến dòng điện ?

* Tỷ số biến đổi dòng điện :

I1dm
Kdm = -----------
I2dm

86
Với I1dm, I2dm là dòng điện định mức sơ cấp và thứ cấp của BI.

* Sai số của BI :

+ Về giá trị :
Kdm.I2 - I1
∆I% = ------------- . 100
I1
+ Sai số góc δ1 : Là góc lệch pha giữa dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp (
có thể dương hoặc âm )
+ Cấp chính xác : Là sai số lớn nhất về giá trị dòng điện khi BI làm việc trong
điều kiện :
- f = 50 Hz
- Phụ tải thứ cấp biến thiên từ 0,25 đến định mức .
- Dòng sơ cấp biến thiên từ 100% đến 120%.Idm
Cấp chính xác của BI có các mức 0,2 ; 0,5 ; 1,0 ; 3,0 ; và 10,0.
+ Phụ tải của BI : Là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết dòng điện
thứ cấp là định mức .

S = Z.I22dm Trong đó Z là tổng trở ngoài của BI.

4. Phân loại và chế độ làm việc của máy biến dòng điện ?

Có hai loại chính : Biến dòng kiểu xuyên và biến dòng kiểu đế.
* Biến dòng kiểu xuyên : Cuộn sơ cấp có một thanh dẫn thẳng xuyên qua lõi từ,
trên lõi từ quốn cuộn thứ cấp cvà được bọc bằng nhựa cách điện, thường được
dụng ở cấp điện áp thấp .
* Biến dòng kiểu đế : Cuộn sơ cấp không được bố trí thẳng, được uốn xuyên
qua mạch từ có quốn cuộn thứ cấp được định vị ở phần đế BI, toàn bố các cuộn
dây và mạch từ được ngâm trong dầu cách điện.
Với điện áp cao việc cách điện giữa cuộn sơ , thứ cấp gặp nhiều khó khăn
nên người ta bố trí biến dòng dạng phân cấp, mỗi cấp có một lõi thép riêng.

87
Vấn đề an toàn đối với BI : Để tránh việc chạm chập giữa cuộn sơ cấp
mang điện áp cao với cuộn thứ cấp và vỏ thiết bị, người ta tuyệt đối tuân thủ đấu
tiếp đất thiết bị và một đầu cuộn thứ cấp trước khi đóng điện vận hành.
Do biến dòng vận hành ở trạng thái gần như ngắn mạch nên không được
phép để hở mạch thứ cấp; nếu không có tải phải được nối tắt để tránh quá điện
áp có thể làm hỏng biến dòng .

5. So sánh máy biến dòng điện và máy biến điện áp ?

Biến dòng điện Biến điện áp


+ Cung cấp tín hiệu dòng điện + Cung cấp tín hiệu điện áp
+ Vận hành ở trạng thái gần như + Vận hành trong trạng thái gần
ngắn mạch. như hở mạch.
+ Cuộn sơ cấp mắc nối tiếp với + Cuộn sơ cấp mắc nhánh rẽ từ
mạch cao thế có dòng tải qua nên mạch cao thế nhận điện áp nên
cuộn dây sơ cấp có bản cực và đầu cuộn dây sơ cấp có bản cực và đầu
cosse đều có tiết diện lớn. cosse có tiết diện vừa phải.
+ Số vòng cuộn dây sơ cấp rất nhỏ + Số vòng cuộn sơ cấp rất lớn so
so với số vòng cuộn dây thứ cấp. với số vòng cuộn thư cấp.

h. Tụ điện .

1. Công dụng của tụ điện cao thế ?

Công dụng của tụ điện cao thế :


- Cung cấp công suất phản kháng Q cho lưới điện, nhờ đó nâng cao hệ số công
suất Cosφ trên lưới , dẫn đến giảm tổn thất điện năng trên lưới.
- Góp phần điều chỉnh điện áp và ổn định điện áp cho mạng điện .

2. Cấu tạo của tụ điện cao thế ?

88
Tụ điện cao thế cấo tạo gồm có 2 bản cực bằng lá nhôm mỏng, được lót
cách điện bằng các lớp giấy cách điện mỏng, được cuốn tròn ( hoặc dẹt ), đươc
đặt trong một vỏ thùng hàn kín bằng thiếc mỏng chứa ngập dầu cách điện đặc
biệt, các đầu dây được hàn trên hai bản cực và được đưa ra ngoài bằng hai sứ
xuyên cách điện bắt trên đầu vỏ thùng. Thường các tụ điện cao thế được chế tạo
từ vài chục đến vài trăm KVAR ở điện áp từ 3-35-110kV.

3. Các thông số của tụ điện cao thế ?

Các thông số của tụ điện là :


Udm : Điện áp làm việc định mức của tụ điện . ( kV )
Cdm : Điện dụng của tụ điện ( μF )
fdm : Tần số làm việc định mức ( Hz )
Qdm : Công suất phản kháng định mức ( KVAR )

4. Bù dọc là gì, tác dụng của bù dọc ?

- Bù dọc là phương pháp nối tiếp các thiết bị bù thường là tụ điện tĩnh (
hoặc máy bù đồng bộ ) chen vào các đường dây tải điện dùng trong hệ thống
truyền tải xa .
- Tác dụng của bù dọc là nhằm thay đổi giá trị điện kháng của đường dây,
mục đích để giảm tổn thất điện áp trên đường dây và giúp tăng độ ổn định điện
áp của hệ thông khi có sự cố.

5. Bù ngang là gì, tác dụng của bù ngang ?

- Bù ngang là biện pháp nối rẽ các thiết bị bù ( bộ tụ điện tĩnh, hoặc máy
bù đồng bộ ) vào trên lưới truyền tải và phân phối điện .
- Tác dụng của bù ngang là nhằm bù công suất phản kháng trên đường
dây, để nâng cao hệ số công suất Cosφ, dẫn đến tăng khả năng tải công suất tác
dụng trên đường dây, giúp giảm tổn thất truyền tải và góp phần điều chỉnh và ổn
định điện áp của lưới điện cung cấp điện .

89
6. Đấu nối tụ điện cao thế vào lƣới nhƣ thế nào ?

- Đấu hình sao Y : - Đấu nối hình tam giác ∆

7. Bảo vệ cho các tụ điện cao thế, những lƣu ý khi làm việc với tụ điện cao thế
?

Tuỳ theo sơ đồ thiết kế ban đầu và việc lắp đặt, nhưng thường hiệu quả
nhất là mỗi tụ điện khi đấu trên daay pha được đặt bảo vệ bàng cầu chì tự rơi,
với dòng điện định mức của dây chẩy bảo vệ không vượt quá 110% dòng điện
định mức của tụ điện. Nếu tụ điện được đấu nối trên lưới qua máy cắt điện thì
dòng điện chỉnh định cho bảo vệ cho cả nhóm tụ điện được chỉnh định không
vượt quá 120% dòng điện định mức của cả nhóm tụ điện.

8. So sánh ƣu nhƣợc điểm của máy bù đồng bộ với tụ điện ?

Tụ bù Máy bù đồng bộ
- Là thiết bị tĩnh nên việc lắp đặt, vận - Là máy điện quay nên việc lắp ráp, vận
hành và bảo dưỡng dễ dàng . hành,bảo dưỡng khó khăn
- Được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, - Thường chế tạo với công suất lớn nên
nên việc lắp ráp thuận lợi theo yêu cầu chỉ thích hợp ở những nơi cần bù tập
của phụ tải và hiệu suất sử dụng cao. trung với dung lượng lớn.
- Cấu tạo kém chắc chắn dễ bị phá hỏng - Cấu tạo chắc chắn.
khi xẩy ra sự cố.
- Nhậy cảm với sự biến động của điện áp, - Máy bù đồng bộ làm việc tuìy theo chế
khi điện áp tăng quá 110%Udm của tụ độ kích từ, có thể cung cấp hoặc tiêu thụ
điện, tụ rất dễ bị chọc thủng, khả năng công suất phản kháng của lưới nên còn
phụ chỉ có là nâng cao điện áp cho mạng. được dùng để điều chỉnh điện áp cho
mang điện rất tốt.
- Tiêu thụ điện năng ít. - Tiêu thụ nhiều điện năng.
- Chi phí thấp. - Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cao

90
i. Động cơ không đồng bộ .

1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha ?


1. Cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha : Gồm 2 phần chính.
a. Phần tĩnh : Gồm 3 phần : Lõi thép, dây quấn, và vỏ máy.
- Lõi thép : được được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện được dập nóng thành
hình tròn ghép lại, giữa các lá thép được sơn phủ cách điện để hạn chế dòng
điện xoáy ( Fuco ), trên các lá thép có xẻ các rãnh để đặt ba bộ dây quấn lệch
nhau 1200 về điện để tạo ra từ trường quay .
- Dây quấn : dùng dây đồng hoặc dây nhôm quấn theo kiểu đồng tâm, đồng
khuôn…được đặt cách điện trong các rãnh của lõi thép để tạo ra từ trường quay
làm quay rôto.
- Vỏ máy : để bảo vệ và cố định lõi thép, hai đầu vỏ máy có các nắp máy, có ổ
bi hoặc ổ trượt để đỡ trục rôto, ngoài ra còn có hộp đấu dây gắn trên vỏ máy.
Hình vẽ đông cơ không đồng bộ rô to lồng sóc .

b. Phần quay : ( Rôto )


Phần quay gồm có lõi thép, dây quấn và trục .
- Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau như Stato, mặt ngoài
có rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lỗ để lắp trục, các máy công suất lớn còn có
các lỗ thông gió được bố trí dọc trục; có hai loại rôto là rôto dây quấn và rôto
lồng sóc.

91
- Rôto dây quấn : Trong rãnh rôto có đặt dây quấn 3 pha như stato, thường đấu
Y, ba đầu dây của nó được nối đến 3 vòng tiếp xúc bằng đồng gắn trên đầu trục
rôto, được cách điện với trục, bên ngoài đặt 3 chổi than tì lên 3 vòng tiếp xúc
nối ra biến trở bên ngoài để mở máy hoặc điều chỉnh tốc độ .
- Rôto lồng sóc : Dây dẫn gồm những thanh dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm,
được đặt trong rãnh, hai đầu các thanh dẫn được nối với hai vòng đồng hoặc
vòng nhôm gọi là vòng ngắn mạch.

2. Cấu tạo động cơ không đồng bộ một pha.


Khác với động cơ không đồng bộ 3 pha là :
- Dây quấn stato có hai bộ cuộn dây là cuận chạy ( cuộn làm việc ), và cuộn
khởi động (hay cuộn phụ ) , đặt lệch nhau 90 0 về điện , cuộn khởi động được
đấu nối tiếp với một tụ khởi động và một bộ phận ngắt mạch khi tốc độ động cơ
đạt trên 60% tốc độ định mức .
- Rôto : Với loại rôto dây quấn chỉ có 1 bộ dây quấn và cũng được đưa ra ngoài
bằng vành góp và chổi than. Đối loại lồng sóc tương tự như của 3 pha.
- Động cơ không đồng bộ một pha có vòng ngắn mạch :
Dây quấn stato chỉ có một cuộn dây, phần khởi động ở đây là một vòng
ngắn mạch gắn trên rãnh xẻ 1/3 diện tích mạch cực để tạo ra từ trường chậm sau
so với từ trường cuộn dây và từ trường quay tổng hợp trong máy .

2. Ứng dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha , 1 pha trong các trạm biến áp
?

Động cơ không đồng bộ vì có cấu tạo đơn giản, nên được dùng phổ biến
rộng rãi trong các trạm phân phối và trạm truyền tải điện .
Loại động cơ 3 pha: thường dùng cho các loại bơm, quạt làm mát, quạt
thông gió, đổi nấc máy biến áp, động cơ lên dây cót của máy ngắt, máy công cụ,
thường đặt ở những nơi có sẵn nguồn 3 pha hoặc cần dùng công suất lớn .
Loại động cơ 1 pha : thường dùng cho các bơm, quạt gió, máy nén khí ..
công suất bé. Với loại 1 pha rôto dây quấn, thường được dùng trong các tủ điều
khiển MC , tủ nạp lò xo đóng MC ( loại này lúc khởi động mang tải nặng ).

92
k. Các thiết bị chống sét ?

1. Các loại chống sét trong lƣới điện ?

Thiết bị chống sét có rất nhiều loại, tuỳ theo phạm vi sử dụng và công
nghệ chế tao chúng ta có các loại sau :
- Chống sét sừng hay còn gọi là khe hở phóng điện, thường dùng làm bảo vệ
phụ hoặc làm một bộ phận trong chống sét khác.
- Chống sét ống : được dùng để bảo vệ các đường dây không treo dây chống sét
hoặc bảo vệ phụ cho các trạm biến áp..
- Chống sét van dùng bảo vệ chính chống sóng quá điện áp truyền từ đường dây
vào trạm, trên thanh cái, máy biến áp .
- Kim thu sét thường được bố trí nhiều kim để bảo vệ sét đánh trực tiếp vào trạm
biến áp.
- Dây thu sét : bố trí dọc tuyến dây dẫn ( hoặc đan chéo thành lưới trên phạm vi
trạm biến áp ) để bảo vệ dọc chiều dài các đường dây dẫn điện ( hoặc khu vực
trạm ).

2. Các thông số của thiết bị chống sét ?


- Điện áp định mức.
- Điện áp cho phép lớn nhất.
- Điện áp đánh thủng ( của chống sét van ).

3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại chống sét van ?

1. Cấu tạo :
Chống sét van thường có 3 phần chính : các khe hở phóng điện, và ccác
nam châm vĩnh cửu để chuyển dịch hồ quang, một số chống sét van chỉ có hai
thành phần là các khe hở phóng điện, các điện trở làm việc .
Khe hở phóng điện của chống sét van là một chuỗi các khe hở nhỏ bình
thường các khe hở sẽ cách ly, khi quá điện áp các khe hở phóng điện

93
Điện trở làm việc là loại điện trở phi tuyến, có tác dụng hạn chế dòng điện
qua chống sét van khi có sóng quá điện áp chọc thủng cácc khe hở phóng điện,
giá trị điện trở phi tuyến giảm khi điện áp đặt vào tăng và giá trị điện trở tăng
khi điện áp giảm xuống bằng điện áp của lưới điện .
2. Nguyên lý làm việc :
Khi sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm, chống sét van sẽ
hoạt động do giá trị của điện trở phi tuyến giảm, đồng thời các khe hở phóng
điện làm việc, đưa dòng xung kích của sóng quá điện áp ( và một phần dòng
điện của lưới ) xuống đất, hạ thấp được biên độ của sóng quá điện áp đến giá trị
an toàn cho các thiết bị được bảo vệ. Khi sóng quá điện áp mất đi, giá trị điện
trở phi tuyến tăng khiến chống sét van trở thành cách điện đối với đất .

PHẦN III : MẠCH ĐIỀU KHIỂN , ĐO LƯỜNG .

1. Mạch điện nhất thứ là gì ?


Mạch điện nhất thứ là mạch điện tiếp nhận các nguồn điện cao áp đến
trạm, biến đổi điện áp của nguồn điện nhận được, sau đó phân phối đi nguồn
điện có điện áp biến đổi . Mạch nhất thứ gồm có các cáp dẫn đến và đi ( cáp trên
không hoặc cáp ngầm )nối vào các thanh cái ( thanh góp ) thông qua các máy
cắt điện và dao cách ly ; điện áp của nguồn điện nhận được biến đổi nhờ các
máy biến áp lực; cóa các thiết bị bảo vệ cao áp ( cầu chì cao áp, chống sét van
… ); có các máy biến dòng điện để biến đổi dòng điện cao áp thành dòng điện
hạ áp có cường độ dòng điện nhỏ hơn ( cung cấp tín hiệu dòng điện cho các thiết
bị đo đếm và rơle bảo vệ ); có các máy biến điện áp để biến đổi điện áp cao
thành điện áp hạ áp ( cung cấp tín hiệu điện áp cho các thiết bị đo đếm điện và
rơle bảo vệ ); có máy biến áp tự dùng để biến đổi điện áp cao thành điện áp hạ
áp ( nguồn điện hạ áp tự dùng để cung cấp cho mạch điện nhị thứ, mạch điện
chiếu sáng … ). Ngoài ra trong mạch nhất thứ của trạm biến áp có thể có các
máy bù đồng bộ, các tụ điện bù . Mạch điện nhất thứ mà việc ở điện áp cao ( cấp
điện áp là 6kV, 10kV, 22kV, 35kV, 110kV, 220kV … )

Mạch điện nhị thứ là gì ?

94
Mạch nhị thứ gồm các mạch điện có chức năng kiểm soát sự vận hành của
mạch nhất thứ ( điều khiển, chỉ thị trạng thái, đo đếm thông số điện và bảo vệ
mạch điện nhất thứ ). Mạch điện nhị thứ có các cáp nhị thứ, các dây dẫn điện,
các thiết bị nhị thứ ( thiết bị đo đếm điện, thiết bị điều khiển, rơle bảo vệ … )
được nối mạch theo trình tự nhất định. Mạch nhị thứ làm việc ở điện áp thấp,
dùng dòng điện một chiều ( chiếm phần lớn của mạng điện nhị thứ trong trạm)
và dòng điện xoay chiều ( chiếm phần nhỏ của mạng điện nhị thứ). Mạch điện
nhị thứ được lắp đặt trong các tủ bảng điện; trong các tủ truyền động điều khiển
thiết bị điện, trong mương cáp ống cáp và hộp cáp .
Ngoài ra mạch điện nhị thứ trong trạm biến áp còn có các mạch điện hạ
áp khác là mạch điện chiếu sáng, mạch điện thiết bị thông tin liên lạc .

2. Các chức năng của mạch điện nhị thứ trong trạm biến áp ?
a. Chức năng điều khiển :
Mạch điện nhị thứ dùng để điều khiển sự làm việc của các thiết bị điện
nhất thứ. Đây là loại mạch điều khiển. : Mạch điều khiển đóng , cắt máy cắt
điện, điều khiển đóng mở dao cách ly, mạch điều khiển các thiết bị làm mát và
bộ điều áp dưới tải máy biến áp. Nguồn cấp điện cho điều khiển đóng cắt máy
cắt, dao cách ly thường dùng nguồn một chiều cung cấp độc lập từ các dàn ắc
quy 48V, 110V, 220V đặt tại trạm .Chỉ có một số ít trường hợp dùng nguồn
xoay chiều điều khiển .
b. Chức măng đo đếm :
Mạch điện nhị thứ dùng để đo, đếm các thông số vận hành điện . Có hai
loại mạch điện thực hiện chức năng đo đếm điện, đó là : mạch biến dòng điện
và mạch biến điện áp. Hai mạch này riêng rẽ không nối với nhau, tuy có thể
cùng nối điện để cấp tín hiệu dòng và áp cho một thiết bị đo đếm. Mạch dòng
điện mắc nối tiếp tùe cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện đến các cuộn
dây dòng điện nối tiếp của các thiết bị đo đếm . Mạch biến điện áp mắc song
song cuộn dây thứ cấp của máy biến điện áp nối với cácc cuộn dây điện áp của
các thiết bị đo đếm .
Mạch đo cường độ dòng điện ( A, kA ) cúa các đường dây nhận điện và
phát điện; đo điện áp ( V, kV ) của các thanh cái, của đường dây; đo công suất
tác dụng ( kW, MW ), công suất phản kháng ( kVAR, MVAR ) của máy biến
áp, đường dây; đo tần số dòng điện ( Hz ), đo hệ số công suất ( cosφ ) .

95
Đếm điện năng tác dụng (kWh, MWh ) điện năng phản kháng (kVARh,
MWRh )truyền tải qua máy biến áp, điện năng nhận hoặc phát của các đường
dây .
c. Chức năng bảo vệ rơle :
Mạch này dùng để bảo vệ mạch điện nhất thứ, bằng cách cung cấp liên
tục các thông số vận hành ( tín hiệu dòng điện và điện áp ) trạm cho các rơle
bảo vệ, để các rơle tác động cắt các máy cắt điện, cắt điện loại trừ các phần tử
mạch điện nhất thứ bị sự cố trong khi đang vận hành ra khỏi lưới điện, đảm bảo
cho các phần tử khác liên tục vận hành bình thường .
Mạch rơle bảo vệ gồm mạch biến dòng điện và mạch biến điện áp cấp tín
hiệu cho rơle và tiếp điểm của rơle và nối mạch điện tác động cắt máy cắt . Các
rơle bảo vệ kiểu điện từ cần có mạch điện cấp nguồn nuôi .
Mạch biến dòng mắc nối tiếp cuộn day thứ cấp của máy biến dòng qua
các cuộn dây dòng điện của rơle bảo vệ. Mạch điện áp nối song song cuộn dây
thứ cấp của máy biến điện áp với các cuộn dây điện áp của rơle bảo vệ .
Mạch tác động của rơle được nối từ tiếp điểm của rơle đến mạch điều
khiển cắt máy cắt điện để tự động cắt máy cắt khi có sự cố .Mạch dòng và áp là
loại mạch cấp tín hiệu xoay chiều cho rơle thì mạch cấp nguồn nuôi cho rơle là
mạc dùng điện một chiều cấp từ dàn ắc quy của trạm .
d. Chức năng chỉ thị trạng thái và bảo hiệu sự cố :
Mạch này dùng để chỉ trạng thái làm việc của thiết bị điện nhất thứ (
mạch chỉ thị trạng thái ) khi vận hành bình thường và báo hiệu khi sự cố ( mạch
điện báo sự cố ).
Mạch điện chỉ trạng thái thường dùng đèn báo trạng thái làm việc của
thiết bị như :
- Trạng thái máy cắt điện " đóng "( đèn đỏ sáng ), " cắt " ( đèn xanh sáng)
- Đèn chỉ thị trạng thái " đóng " hoặc " cắt " của dao cách ly .
- Đèn chỉ thị chế độ làm việc của thiết bị làm mát máy biến áp .
Mạch báo hiệu sự cố dùng âm thanh ( chuông, còi điện ) để báo động khi
có sự cố trong trạm biến áp ( như sự cố rơle bảo vệ tác động cắt máy cắt ; sự cố
của thiết bị nhất thứ : máy biến áp, máy cắt … ) và dùng đèn báo sự cố để chỉ thị
thiết bị có sự cố, pha ( A,B hoặc C ) bị sự cố .
e. Mạch truyền tín hiệu xa :

96
Mạch này có chức năng truyền tín hiệu xa : tín hiệu bảo vệ, tín hiệu đo
lường … Được sử dụng trong hệ thống SCADA .

3. Vì sao mạch điện nhị thứ ( điều khiển, bảo vệ ) sử dụng nguồn điện một
chiều thay nguồn điện xoay chiều ?
Nếu mạch nhị thứ dùng nguồn điện xoay chiều thì khi sự cố mất điện toàn
trạm hoặc mất điện tự dùng, sẽ không có nguồn điện cung cấp cho mạch, trong
khi đó nguồn điện một chiều tại trạm biến áp được cung cấp từ dàn bình ắc quy
có tính chất ổn định và độ tin cậy cao .
Nếu trạm mất nguồn điện xoay chiều, điện một chiều từ ắc quy vẫn còn
làm nhiệm vụ bảo vệ, điều khiển không gây nguy hiểm cho trạm .
Với chỉ có dàn ắc quy để cung cấp chỉ sau một thời gian dung lượng của
nó sẽ giảm và sẽ có lúc nguồn một chiều này không đủ cung cấp nguồn cho
mạch nhị thứ. Vì vậy máy nạp tại trạm làm nhiệm vụ biến đổi nguồn điện xoay
chiều thành một chiều để cung cấp cho mạch và nạp cho ắc quy .

4. Các loại sơ đồ điện trong trạm biến áp ?


a. Sơ đồ một sợi ( One- line diagram ) :
Chỉ vẽ một mạch để chỉ mạch điện xoay chiều ba pha, nhưng trên sơ đồ
vẫn vẽ đầy đủ tất cả các thiết bị ( dù có thiết bị ấy chỉ nối mạch trên một pha
hoặc nối mạch trên ba pha ) và cách nối mạch liên kết các thiết bị .
- Nếu sơ đồ một sợi chỉ vẽ các thhiết bị nhất thứ và mạch điện nhất thứ thì có sơ
đồ một sợi nhất thứ .
- Nếu sơ đồ một sợi vẽ mạch điện nhất thứ và vã thêm các mạch nhị thứ, biến
dòng điện, biến điện áp nối thiết bị đo đếm, rơle bảo vệ thì có sơ đồ một sợi nhất
nhị thứ .
Trên sơ đồ một sợi có ghi các thông số kỹ thuật định mức và chỉ tên vận
hành các thiết bị đó .

b. Sơ đồ ba sợi :
Vẽ đủ ba mạch để chỉ mạch điện xoay chiều ba pha, thể hiện tất cả các
thiết bị ( một pha , ba pha ) và cách nối mạch điện liên kết các thiết bị điện .

97
Sơ đồ ba sợi có thể vẽ mạch điện ba pha nhất thứ hoặc vẽ mạch điện ba
pha nhị thứ biến dòng điện, biến điện áp và cũng có thể vẽ cả mạch ba pha nhất
thứ, nhị thứ trên cùng một sơ đồ .
Trên sơ đồ ba sợi, có ghi các thông số kỹ thuật định mức và chỉ tên vận
hành các thiét bị điện .

c. Sơ đồ nguyên lý . ( Schematic diagram )


Vẽ mạch điện nối các thiết bị theo qui luật nhất định, nhằm trình bầy rõ
ràng nguyên lý vận hành của một hay nhiều mạch điện .
- Sơ đồ nguyên lý hợp nhất .
- Sơ đồ nguyên lý dangh khai triển .

d. Sơ đồ nối dây :
Sơ đồ này thườngv dùng chi mạch nhị thứ. Sơ đồ chỉ dẫn nối hai đầu dây
của mỗi dây dãn điện ( có ghi số hiệu dây dẫn, mầu vỏ bọc, tiết diện dây ) vị trí
nối cáp điện ( có ghi số hiệu cáp, tiết diện cáp, số lõi cáp ) nối đến các thiết bị
điện nhị thứ và các trạm nối dây nhằm thực hiện mạch điện đã được xác định
theo sơ đồ nguyên lý .
Sơ đồ nối dây có thể được thay thế bằng các bảng nối dây, bảng nối cáp
gồm các chi tiết nối hai đầu dây dẫn, hai đầu lõi cáp… ghi trong các cột , các
hàng của bảng .

e. Sơ đồ khối :
Trường hợp thiết bị điện gồm nhiều phần tử được kết nối bởi nhiều mạch
điện phức tạp ta phải trình bầy dưới dạng sơ đồ khối .

g. Sơ đồ bố trí thiết bị :
Sơ đồ vẽ sự bố trí thiết bị trên mặt bằng , trên tủ bảng điện, vị trí lắp đặt cáp
điện trong mương cáp, ống cáp trên mắt bằng trạm .

5. Sơ đồ nối ba máy biến điện áp ?


a. Sơ đồ nối ba máy biến điện áp theo hình sao không-sao không.(YN/YN )
Hình 1.

98
A
A
B U1AC U1AB
C O

C U1BC B
* * *
* * * a

a b c
U2ca U2ab

c U2bc b

Điện áp pha thứ cấp :

U1A
U2A = ----- = U2A-n Ku = Tỉ số biến đổi điện áp của máy biến
Ku điện áp

U1B
U2B = ----- = U2B-n Điện áp dây khi ba pha cân bằng :
Ku U2AB = U2CA = U2BC = √ U2A = √ U2B = √ U2C

U1C
U2C = ----- = U2C-n
Ku

- Nối dây sơ cấp và thứ cấp của ba máy biến điện áp đúng cực tính để đảm bảo
sơ đồ véc tơ điện áp đúng.
- Đặt chí hoặc atômat để bảo vệ chống ngắn mạch thứ cấp. Cầu chí hoặc átômát
phải được đặt cả ba pha.

99
- Điểm trung tính phía thứ cấp phải nối đất. Không đặt cầu chí hoặc át tô mát
hoặc thiết bị thao tác đóng ngắt trên dây dẫn chống sét .

b. Sơ đồ nối b máy biến điện áp theo hình sao không- sao không- tam giac hở (
YN/ YN / Δ )

A a
A
B
U1AC U1AB U2ca U2ab
C
O o

C U1BC B c U2bc b

a b c
U2 U2
ca ab

U2
bc

110
- Cuộn thứ cấp chính ( ----- V ) nối YN , cấp tín hiệu cho các thiết bị đo
√3
đếm và rơle bảo vệ.Các điện áp pha, điện áp dây .
110
- Cuộn dây thứ cấp phụ ( ------- V )
3 nối tam giác hở cấp tín hiệu điện áp
Upq để kiểm tra tình trạng cách điện của lưới điện ( gồm có Von-mét đo điện áp
thứ thự không, rơ le bảo vệ chạm đất xoay chiều )
Khi vận hành bình thường, các pha cân bằng, điện áp giữa hai cực hở
mạch p, q là Upq = U0 = 0.
Khi có chạm đất pha ( A, B hoặc C ) thì U0 = Upq ≠ 0

6. Sơ đồ nối ba máy biến dòng điện ?


a. Sơ đồ nối ba máy biến dòng theo hình sao YN phía thứ cấp :
Các dòng điện dây là :

100
I1A = Ki.I2A ; I1B = Ki.I2B ; I1C = Ki.I2C

Hình 3
IA IB IC

ia zt
ib

ic

Ki là tỉ số biến dòng của ba máy biến dòng điện.


Dòng điện chạy trên dây trung tính là tổng vectơ của ba dòng điện dây trên ba
pha.
I1A I1B I1C I1A +I1B + I1C
I2A + I2B + I2C = ----- + ------- + ------ = --------------
Ki Ki Ki Ki

Khi sự cố ngắn mạch một pha, hai pha chạm đất hoặc khi có dòng điện
trên ba pha không cân bằng thì I1A +I1B + I1C ≠ 0 nên có dòng điện I2N chạy trên
dây trung tính của mạch thứ cấp biến dòng .
Sơ đồ nối thứ cấp ba máy biến dòng theo hình sao được dùng hầu hết cho
mạch điện đo đếm và rơle bảo vệ, do đó được đủ ba dòng điện dây chạy trên ba
pha .
+ Cần nối dây sơ cấp và thứ cấp của ba máy biến dòng điện đúng cực tính
.
+ Mạch thứ cấp của máy biến dòng phải có điểm nối đất ( điệm trung tính
hoặc một trong các đầu ra của cuộn thứ cấp )

101
+ Không đặt cầu chì, át tô mát, tiếp điểm phụ thuộc hoặc bất cứ một thiết
bị thao tác đóng ngắt nào nối tiếp trên mạch thứ cấp biến dòng để tránh hở mạch
.

b. Sơ đồ nối dây ba máy biến dòng điện theo hình tam giác phía thứ cấp.

Sơ đồ nối dây thứ cấp ba máy biến dòng điện theo hình tam giác không
đo được cường độ dòng điện dây trên ba pha vì dòng điện trên mỗi dây thứ cấp
là hiệu véc tơ hai dòng điện pha . Sơ đồ có thể gặp trong bảo vệ so lệch dòng
điện so lệch dòng điện máy biến áp nối sao . ( Y ).
Hình 4.

IA IB IC

ia-ib zt
ib-ic

ic-ia

7. Mạch điện nối ba am pe kế để đo cƣờng độ dòng điện dây trên ba pha ?


Dòng điện dây phía mạch điện sơ cấp ba máy biến dòng là :

I1A = Ki.I2A
I1B = Ki.I2B
I1C = Ki I2C

Hình 5.
A
A
B A
C
A 102
Các ampe kế đo được các trị số hiệu dụng I2A , I2B, I2C nên cần nhân với tỉ
số biến dòng Ki để có dòng điện sơ cấp ( phần lớn các ampe kế dùng kèm biến
dòng thì mặt chỉ thị số được vẽ trị số vạch chia đã có nhân với tỉ số biến dòng
tương ứng ).

8. Mạch điện dùng một ampe kế và một khóa chuyển mạch dòng điện ba pha
?
Hình 6.
2 3 2 1 off 1 4 3 2 3 off 3

IA IB IC

ia A
ib

ic
1 2 3
off

Vị trí khoá điều khiển


off * 1 * 2 * 3

103
1-2 x x x x x x
1
3-4 x x x
1-2 x x x x x x
2
3-4 x x x
1-2 x x x x x x
3
3-4 x x

X là tiếp điểm đóng lại .


* : đang trên hành trình chuyển đến vị trí kế tiếp .
Trên hình vẽ là ví dụ một mạch điện dùng một am pe kế và một khoá chuyển
mạch để chuyển đổi bốn vị trí : " Off " ( nối tắt ba mạch dòng điện, không đo
dòng điện ), " 1 ", " 2 ", " 3 " ( đo dòng điện từng pha, hai pha còn lại nối tắt thứ
cấp ) . Trên hành trình chuyển đổi sng vị trí kế tiếp, ba mạch biến dòng được nối
tắt .

9. Mạch điện nối ba vôn kế để đo điện áp dây của ba pha ?

Các vôn kế đo được các điện áp day hiệu dụng phía thứ cấp : U2AB , U2BC
, U2CA Các điện áp dây hiệu dụng phía sơ cấp ( mạch ba pha thứ cấp ) là :
U1AB = Ku.U2AB ; U1BC = KU.U2BC ; U1CA = KU.U2CA
Các vôn kế thường dùng kèm với máy biến điện áp thì mặt chỉ thị số
thường vẽ trị số vạch chia đã nhân với tỉ số biến điện áp tương ứng KU.

Hình 7. U2A

V V
U2B

U2C V

UN

104
10. Mạch điện dùng vôn kế và một khóa chuyển mạch điện áp ba pha ?

Hình 8 .

Mạch điện dùng một vôn kế và một khóa chuyển mạch điện áp có thể đo
được ba điện áp U1-2, U2-3 , U3-1 và có thể đo cả ba điện áp U1, U2, U3 tùy theo
loại khóa chuyển mạch.

11. Mạch điện dùng một Oát kế ba pha ba phần tử để đo công suất tác dụng ?
Oát kế ba pha ba phần tử bao gồm ba cuộn dây tĩnh ( cuộn dòng điện ) và
ba cuộn dây động ( cuộn điện áp ) giống nhau . Ba cuộn dây động gắn trên trục
quay, có một kim chỉ thị. Mômen quay do mỗi phần tử tạo ra sẽ tỉ lệ với công
suất tác dụng của mỗi pha tương ứng. Mômen quay tác động lên trực và kim chỉ
thị quay là tổng đại số của ba mômen quay của ba phần tử. Công suất tác dụng
do oát kế đo được trên mạch thứ cấp biến dòng, biến điện áp là :
P2 = Pw = U2A.I2A.cosφA + U2B.I2B.cosφB + U2C.I2C.cosφC
Công suất tác dụng của mạch điện sơ cấp là :
P1 = Ku.Ki.P2
Ku : Tỉ số biến điện áp .
Ki : Tỉ số biến dòng điện .
Oát kế dùng kèm với biến dòng điện và biến điện áp có thể vẽ vạch đo
trên mặt chỉ thị các trị số đã nhân với Ku.Ki để đọc trực tiếp công suất tác dụng
của mạch điện sơ cấp .
Hình vẽ .

105
12. Mạch điện dùng một var kế ba pha ba phần tử để đo công suất phản
kháng ?

13. Phân tích mạch điện nguyên lý điều khiển của máy cắt điện ? Ứng dụng đối
với các loại máy ngắt của Siemens, ABB …

14. Nguyên lý làm việc đóng , cắt máy ngắt tại chỗ ?
15. Mạch điều khiển dao cách ly ?
16. Mạch điều khiển bộ làm mát máy biến áp ?
17. Mạch điều khiển bộ chuyển nấc máy biến áp ?
18. Mạch báo tín hiệu chạm đất ?

PHẦN IV : RƠLE BẢO VỆ .

1. Công dụng và các yêu cầu của rơle ?

a) Công dụng của RLBV


Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xảy ra các sự cố và tình
trạng làm việc không bình thường của thiết bị. Trong phần lớn các trường hợp,
các sự cố xảy ra kèm theo hiện tượng dòng điện tăng cao và điện áp giảm khá
thấp đặc biệt là các sự cố ngắn mạch. Việc dòng điện chạy qua thiết bị điện tăng
cao phát nóng quá mức cho phép dẫn đến cách điện bị già hóa, hư hỏng thiết bị.
Điện áp giảm thấp dẫn đến thiết bị điện không làm việc bình thường của các
thiết bị (tốc độ động cơ giảm, giảm khả năng truyền tải của các đường dây, ...).
Các chế độ làm việc không bình thường làm cho điện áp và tần số lệch ra
khỏi giới hạn cho phép và nếu kéo dài tình trạng này có thể xuất hiện sự cố.
Nói tóm lại, các sự cố làm rối loạn sự hoạt động bình thường của hệ thống
nói chung và các hộ tiêu thụ điện nói riêng, còn các chế độ làm việc không bình
thường có thể tạo nguy cơ xuất hiện sự cố.

106
Do đó, để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và các hộ tiêu thụ
khi xuất hiện sự cố cần phải phát hiện và loại trừ càng nhanh càng tốt điểm sự
cố ra khỏi hệ thống. Chỉ có thiết bị tự động bảo vệ mới có thể thực hiện tốt các
yêu cầu trên. Thiết bị này được gọi là bảo vệ rơle.
Các hệ thống hiện đại không thể làm việc ổn định nếu thiếu các thiết bị
bảo vệ Rơle , các bảo vệ này theo dõi liên tục tình trạng và chế độ làm việc của
tất cả các phần tử trong hệ thống. Khi xuất hiện sự cố, bảo vệ role phát hiện và
tách điểm sự cố nhờ các máy cắt điện. Khi xuất hiện chế độ làm việc không bình
thường, các bảo vệ sẽ phát hiện và tùy thuộc vào yêu cầu có thể tác động để
khôi phục chế độ làm việc bình thường hoặc báo tín hiệu cho nhân viên trực vận
hành.
b) Yêu cầu đối với thiết bị bảo vệ
1. Tin cậy
Là tính năng đảm bảo cho thiết bị bảo vệ làm việc khi xảy ra sự cố, phân biệt:
- Độ tin cậy tác động: Là khả năng làm việc đúng khi xảy ra sự cố trong phạm
vi đã được xác định của bảo vệ.
- Độ tin cậy không tác động: “ Mức độ chắc chắn rằng Role hoặc hệ thống rơle
không làm việc sai” – là khả năng tránh làm việc nhầm ở chế độ làm việc bình
thường hoặc sự cố xảy ra ngoài phạm vi được xác định cua bảo vệ.
2.Chọn lọc
Là khả năng của bảo vệ có thể phát hiện và loại trừ đúng phần tử bị sự cố
ra khỏi hệ thống, dựa vào nguyên lý làm việc các bảo vệ được phân ra: bảo vệ
có độ chọn lọc tuyệt đối, bảo vệ có độ chọn lọc tương đối
- Chọn lọc tuyệt đối: Là bảo vệ chỉ tác động khi có sự cố xảy ra trong một phạm
vi hoàn toàn xác định, không làm nhiệm vụ dự phòng cho các phần tử lân cận.
Ví dụ : Bảo vệ so lệch.
- Chọn lọc tương đối: Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cho đối tượng được bảo vệ còn có
thể thực hiện chức năng dự phòng cho các phần tử lân cận. Để thực hiện được
chức năng này cần phải phối hợp chặt chẽ đặc tính làm việc của các các bảo vệ
trong hệ thống.
3. Tác động nhanh
Để giảm ảnh hưởng của dòng ngắn mạch lên thiết bị, tăng khả năng đóng
trở lại các đường dây và thanh ghóp bằng các thiết bị TĐL, giảm thời gian các
hộ tiêu thụ phải làm việc với điện áp thấp... các thiết bị bảo vệ phải tác động

107
càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên việc cài đặt thời gian tác động cho thiết bị cần
phối hợp chặt chẽ với yêu cầu chọn lọc.
Bảo vệ chính thông thường có thời gian khoảng 0,2 – 1,5s, bảo vệ dự
phòng khoảng 1,5 đến 2s.
4. Độ nhạy
Đặc trưng cho khả năng cảm nhận sự cố của Role hoặc hệ thống role bảo
vệ, nó được biểu diễn bằng hệ số độ nhạy:
Giá trị tác động tối thiểu
Kn =
Giá trị đặt

Các bảo vệ chính thường có độ nhạy từ 1,5 – 2, dự phòng 1,2 – 1,5.


5. Tính kinh tế
Đối với lưới cao áp ( ≥ 110kV) việc trang bị các thiết bị bảo vệ thường
chỉ chiếm một vài phần trăm giá trị của công trình vì vậy thông thường giá cả
thiết bị bảo vệ không phải là yếu tố quyết định trong lựa chọn chủng loại họăc
nhà cấp hàng cho thiết bị bảo vệ mà yếu tố căn cứ quan trọng để lựa chọn là bốn
yêu cầu kỹ thuật đã nêu trên. Nếu không thỏa mãn các yêu cầu đó sẽ dẫn tới các
hậu quả rất xấu tới hệ thống điện.
Đối với lưới trung áp, hạ áp do số lượng các phần tử cần được bảo vệ lớn,
và yêu cầu đối với các thiết bị bảo vệ không cao bằng các thiết bị bảo vệ nhà
máy điện, lưới truyền tải cao áp và siêu cao áp do vậy cần tính đến yếu tố kinh
tế trong việc lựa chọn thiết bị bảo vệ sao cho đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật
với mức chi phí nhỏ nhất.

2. Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng ?

- Bảo vệ chính: là loại bảo vệ thực hiện tác động nhanh khi xảy ra sự cố trong
phạm vi hay đối tượng cần bảo vệ đã được xác định thì nó phải tác động đầu
tiên.
- Bảo vệ dự phòng: là loại bảo vệ thay thế cho bảo vệ chính trong trường hợp
bảo vệ chính không làm việc hoặc trong tình trạng sửa chữa nhỏ và khi bảo vệ
chính không tác động thì nó có nhiệm vụ tác động loại trừ điểm sự cố ra khỏi hệ
thống. Bảo vệ dự phòng phải tác động với thời gian lớn hơn tác động của bảo

108
vệ chính, nhằm để cho bảo vệ chính loại trừ phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống
trước khi bảo vệ này tác động .

3. Liệt kê các rơle bảo vệ cho máy biến áp ?

1. Các rơle tác động theo dòng điện :


- Rơle bảo vệ quá dòng điện phía sơ cấp : F50/51P pha, chạm đất.
- Rơle bảo vệ quá dòng điện phía thứ cấp : F50/51S pha , chạm đất.
- Rơle bảo vệ so lệch dòng điện : F87T.
- Rơle bảo vệ quá dòng điện dây trung tính : F50/51G
- Rơle bảo vệ chạm đất các cuộn dây : F50REF

2. Các rơle không tác động theo dòng điện.


- Rơle hơi : F96-1, 96-2.
- Rơle nhiệt độ dầu : F26O.
- Rơle nhiệt độ cuộn dây : F26W.
- Rơle mức dầu thân máy : F33
- Rơle áp suất thân máy , bộ đổi nấc dưới tải F63.
Các dạng sự cố thường xảy ra đối với MBA:
+ Hư hỏng bên trong MBA:
- Chạm chập giữa các vòng dây
- Ngắn mạch giũa các cuộn dây
- Chạm đất vỏ và ngắn mạch chạm đất
- Hỏng bộ điều chỉnh bộ điều áp
- Thùng dầu bị thủng hoặc rò dầu
+ Những hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường bên ngoài
MBA:
- Ngắn mạch nhiều pha trong hệ thống
- Ngắn mạch một pha trong hệ thống
- Quá tải
- Quá bão hòa mạch từ
Tùy vào công suất, vị trí và vai trò của MBA trong hệ thống mà người ta
lựa chọn phương thức bảo vệ cho phù hợp
Các loại bảo vệ thường dùng cho MBA

109
Loại hư hỏng Loại bảo vệ
So lệch (chính)
Khoảng cách (dự phòng)
Quá dòng có thời gian (chính
Ngắn mạch hợac dự phòng tùy theo công
suất)
Quá dòng thứ tự không

Chạm chập các vòng dây, thùng Role khí


dầu thủng hoặc bị rò dầu
Quá dòng đện
Quá tải
Hình ảnh nhiệt
Quá bão hòa mạch từ Chống quá bão hòa.

- Bảo vệ so lệch : phạm vi bảo vệ được giới hạn từ TI các phía đưa tín hiệu dòng
điện vào các rơle so lệch.

110
- Bảo vệ rơle hơi: Tác động khi có sự cố xảy ra bên trong thùng dầu MBA.
Có hai mức: báo tín hiệu hơi nhẹ, và mức tác động.
- Bảo vệ quá dòng điện có thời gian: Dùng làm bảo vệ chính cho các MBA có
công suất bé và làm bảo vệ dự phòng cho các MBA có công suất trung bình và
lớn để chống ngắn mạch bên trong và bên ngoài MBA.
- Bảo vệ khoảng cách: Với những MBA có công suất lớn (>100MVA) thường
dùng bảo vệ này thay cho bảo vệ quá dòng có thời gian.
- Bảo vệ chống chạm đất: Đặt ở MBA có trung điểm nối đất trực tiếp

Io>

- Bảo vệ chống quá tải: Nếu quá tải cao và kéo dài MBA bị tăng nhiệt độ quá
mức cho phép, tuổi thọ MBA bị suy giảm nhanh chóng. Đối với các MBA có
công suất bé hoặc trung bình thường sử dụng bảo vệ quá dòng để chống quá tải
nhưng loại bảo vệ này không phản ánh được chế độ mang tải của máy trước khi
xảy ra quá tải. Do đó với các MBA có công suất lớn người ta sử dụng nguyên lý
hình ảnh nhiệt để thực hiện chống quá tải. Bảo vệ này kiểm tra nhiệt độ ở những
điểm khác nhau trong máy và tùy theo mức tăng nhiệt độ mà có cấp tác động
khác nhau: cảnh báo, khởi động bộ làm mát, giảm tải nếu nhiệt độ của máy vẫn
vượt quá mức cho phép trong thời gian quy định thì bảo vệ tách MBA ra khỏi hệ
thống.
- Các bảo vệ khác: bảo vệ áp lực, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây .

4. Liệt kê các rơle bảo vệ cho đƣờng dây ?


1. Liệt kê các rơle bảo vệ đường dây :

- Rơle bảo vệ quá dòng điện không thời gian, có thời gian : F50/51L pha , chạm
đất .
- Rơle so lệch pha cao tần : F85

111
- Rơle quá dòng có hướng ( pha chạm đất ) : F67, 67N.
- Rơle bảo bệ khoảng cách : F21, 44.
2 - Mã số của các bảo vệ thường gặp theo tiêu chuẩn ANSI:
F21: Bảo vệ khoảng cách.
F25: Rơ le kiểm tra đồng bộ.
F27: Bảo vệ kém áp.
F28: Thiết bị phát hiện cháy.
F30: Rơ le cảnh báo.
F49: Bảo vệ quá tải.
F50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (không hướng)
F50N: Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh (không hướng)
F51: Bảo vệ quá dòng có thời gian (không hướng)
F51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian (không hướng)
50BF: Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.
F59: Bảo vệ quá áp.
F67: Bảo vệ quá dòng có hướng
F67N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng
F79: Tự động đóng lại.
F81: Rơ le sa thải phụ tải theo tần số.
F85: Thiết bị trao đổi tín hiệu của bảo vệ với đầu đối diện.
F87B: Rơ le so lệch thanh cái
F87T: Rơ le so lệch máy biến áp.
F90: Tự động điều chỉnh điện áp.
F94: Rơ le trung gian.
FR: Máy ghi sự cố.
FL: Thiết bị xác định điểm sự cố.

5. Nguyên lý làm việc của rơle bảo vệ cắt nhanh ? Nguyên tắc chọn dòng khởi
động của rơle bảo vệ cắt nhanh ?

a. Định nghĩa:
Bảo vệ cắt nhanh là bảo vệ tác động không có thời gian khi dòng điện qua chỗ
đặt bảo vệ vượt quá trị số định trước, gọi là dòng điện chỉnh định.

112
Bảo vệ cắt nhanh là bảo vệ thực hiện tính chọn lọc bằng cách chọn dòng điện
khởi động lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất ở cuối khu vực bảo vệ.
IKđ = kat .Imax(3)

Trong đó: Imax(3) là dòng NM 3 pha max ở cuối đường dây được bảo vệ.
kat là hệ số an toàn. kat =1,3 ? 1,5
Kiểm tra độ nhạy:

Imin(2) là dòng NM 2 pha min tại điểm đặt bảo vệ.


Để đảm bảo tính chọn lọc:
a- Một nguồn cấp : công thức trên
b- 2 nguồn cấp theo sơ đồ

(1)

Ik®CN(A)
(1) Ik®CN(B)

(1‟)

A l l B
Lưu ý: Trên HTĐ lưới chuyên tải và phân phối đa số vận hành mạch vòng vì vậy
để đảm bảo tính chọn lọc của bảo vệ cắt nhanh trong mọi trường hợp phải tính
dòng ngắn mạch cung cấp từ 2 phía trong chế độ max để chọn dòng khởi động.
Nếu có nghi ngờ (Hình vẽ) phải tính Imax(3) tại B do nguồn A và nguồn B cung
cấp.
- Đối với bảo vệ cắt nhanh trong chế độ vận hành của hệ thống phạm vi bảo vệ tối
đa ? 70% chiều dài đường dây được bảo vệ để tránh bảo vệ cắt nhanh tác động khi
ngắn mạch đầu đường dây đối diện ( không chọn lọc).
- Đối với bảo vệ có đặc tính thời gian phụ thuộc cần phải tính dòng điện khởi động
chính xác hơn. Chọn đường đặc tính của từng bảo vệ cho phù hợp đảm bảo bảo vệ
gần điểm ngắn mạch tác động trước.
- Để bảo vệ cắt nhanh có tác dụng trong mọi trường hợp đều phải kiểm tra đảm
bảo độ nhạy ?

113
.b) Sơ đồ Nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý:

RI RG RI RG RG

b
a
Hình 1

RI: Rơ le quá dòng,


RG: Rơ le trung gian.
Hình 1a là sơ đồ nguyên lý của bảo vệ cắt nhanh tác động tức thời, hình
1b là sơ đồ nguyên lý của bảo vệ của bảo vệ cắt nhanh có thờI gian (ở sơ đồ này
có thêm bộ phận tạo thời gian trễ.
Đối với mạng điện có điểm trung tính nốI đất trực tiếp, sơ đồ 3 pha được
sử dụng để chống tất cả các dạng ngắn mạch, sơ đồ sao khuyết được sử dụng để
chống ngắn mạch giữa các pha.
Đối vớI mạng trung tính cách ly thì sử dụng sơ đồ hai pha để chống ngắn
mạch giữa các pha.
c) Nguyên tắc chọn dòng khởi động
Do thời gian tác động ngắn nên để đảm bảo tính chọn lọc cần giới hạn
vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh sao cho nó không được tác động khi có
ngắn mạch ở những phần tử kề có bảo vệ với thời gian tác động bằng hoặc lớn
hơn bảo vệ cắt nhanh đang xét. Muốn vậy phải chọn dòng khởi động của bảo vệ
cắt nhanh lớn hơn dòng điện ngắn mạch cực đại ở cuối vùng đang xét.

6. Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng ? Nguyên tắc chọn dòng khởi động
của rơle bảo vệ ?
a, §Þnh nghÜa:
B¶o vÖ qu¸ dßng lµ b¶o vÖ t¸c ®éng khi dßng ®iÖn qua chç ®Æt b¶o vÖ v-ît
qu¸ trÞ sè ®Þnh tr-íc, gäi lµ dßng ®iÖn chØnh ®Þnh, vµ sÏ t¸c ®éng c¾t m¹ch sau
mét thêi gian ®Þnh tr-íc, gäi lµ thêi gian chØnh ®Þnh.

114
1. Rơle quá dòng điện có đặc tính thời gian độc lập : bao gồm một rơle dòng
điện và một rơle thời gian kết hợp lại. Khi rơle dòng điện tác động sẽ đóng tiếp
điểm để cấp nguồn cho rơle thời gian. Sau một thời gian định trước, rơle thời
gian này sẽ tác động đóng tiếp điểm và tác động đóng máy cắt. Nếu trong thời
gian rơle thời gian tác động mà dòng điện giảm thấp ( sự cố bị loại trừ ) làm cho
rơle dòng điện không làm việc không giữ tiếp điện nữa dẫn đến rơle thời gian
mất điện và không đóng tiếp điểm nữa để đi cắt máy ngắt hay đi báo sự cố.
Thời gian tác động của bảo vệ này không phụ thuộc vào trị số dòng điện
sự cố đi qua rơle.
2. Rơle quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc : được chế tạo theo nguyên
tắc cảm ứng. Dòng điện sự cố được đưa vào cuộn dây tạo từ thông xuyên qua
đĩa nhôm làm xuất hiện dòng điện xoáy trên đĩa và làm quay đĩa. Đĩa này mang
tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh, đi cắt máy ngắt. Thời gian quay của đĩa
từ vị trí ban đầu đến kghi đóng tiếp điểm chính là thời gian tác động của rơle.
Để điều chỉnh thời gian này người ta dùng lò xo xoắn lắp trên trục của đĩa và
điều chỉnh độ xoắn để có phản lực thích hợp. Để điều chỉnh trị số dòng điện tác
động, cuộn dây được chế tạo gồm nhiều đoạn khác nhau và đưa ra nhiều đầu
dây để lựa chọn.
Loại rơle quá dòng kiểu cảm ứng có ưu điểm thời gian tác động càng
ngắn khi dòng qua rơle càng lớn do đĩa quay càng nhanh, do đó loại trừ nhanh
các sự cố nặng trong khi vẫn duy trì thời gian cần thiết đối với các biến động
nhỏ .

b, Dßng chØnh ®Þnh:


Ph¶i ®¶m b¶o b¶o vÖ ph¶i trë vÒ khi sù cè ®-îc lo¹i trõ vµ c¸c ®éng c¬ tù khëi
®éng trë l¹i.
- Dßng chØnh ®Þnh nhÊt thø n¬i ®Æt b¶o vÖ:
K at
I cz  * K mm * I lv max
Kv
Trong ®ã: I cz - Dßng ®iÖn chØnh ®Þnh nhÊt thø.
K at - HÖ sè an toµn tõ 1,2 - 1,5
I lv max - Dßng ®iÖn lµm viÖc lín nhÊt.
Dßng ®iÖn chØnh ®Þnh cña r¬ le:

115
K sd .I cz
I cp 
nI
Trong ®ã: I cp - Dßng ®iÖn chØnh ®Þnh cña r¬ le.
K sd - HÖ sè s¬ ®å
víi s¬ ®å sao ®ñ/thiÕu: K sd  1
víi s¬ ®å tam gi¸c vµ sè t¸m: K sd  3
nI - Tû sè biÕn cña biÕn dßng
I N( 2min
)
KiÓm tra ®é nh¹y: K nh 
Icz
Trong ®ã: I N2 min - Dßng ng¾n m¹ch 2 pha min ë cuèi ®-êng d©y ®-îc b¶o vÖ.
Yªu cÇu: K nh  1,1  1,3 khi lµm b¶o vÖ dù phßng
K nh  1,5  1,8 khi lµm b¶o vÖ chÝnh

c. Thời gian tác động của bảo vệ ;


Để đảm bảo tính chọn lọc, thời gian tác động của bảo vệ được chọn theo
nguyên tắc bậc thang, độ chênh lệch giữa thời gian tác động của các bảo vệ kề
nhau được gọi là bậc thời gian hay bậc chọn lọc :

∆t = t1 _ t2
Giá trị của bậc thời gian ∆t được chọn sao cho khi ngắn mạch thuộc phạm
vị của bảo vệ sau, bảo vệ trược không kịp tác động mặc dù đã khởi động.

7. Nguyên lý làm việc của rơle kém áp ? Nguyên tắc chọn dòng khởi động của
rơle bảo vệ ?

Rơ le kém áp là rơ le tác động khi điện áp đặt vào rơ le thấp hơn giá trị
định trước.
Về nguyên lý : Rơle kém áp cấu tạo gồm một cuộn dây có lõi thép tác động lên
phần động mang tiếp điểm. Khi điện áp cuộn dây đủ lớn, phần động bị hút vào
phần tĩnh và đóng tiếp điểm. Khi điện áp đặt vào cuộn dây hạ thấp dưới mức
định trước, cuộn day không hút và tiếp điểm nhả ra. Đây là trạng thái tác động
của rơ le.

116
Như vậy : Khác với rơle quá ngưỡng, trạng thái bình thường của rơle kém
áp là trạng thái luôn có điện áp .
Thông thường rơle kém áp được thiết kế với thời gian trì hoãn : Nghĩa là
rơ le thực tế gồm phần tử kém áp kết hợp với phần tử tạo thời gian. Khi điện áp
đặt vào giảm đến ngưỡng định trước, phần tử kém áp tác động cấp nguồn cho
phần tử thời gian. Sau thời gian đặt trước, tiếp điểm thời gian tác động đi cắt
hoặc đi báo tín hiệu.

Chỉnh định rơ le kém áp :


Điện áp làm việc của rơle l;à điện áp cực tiểu được xacvs định theo công
thức sau :

Ukd = Ulvmix / (Ktc . Ktv . Ku )


Trong đó :
Ulvmix : Điện áp làm việc cực tiểu ở chế độ bình thường.
Ktc : Hệ số tin cậy.
Kiv : Hệ số trở về của rơle.
Ku : Hệ số của máy biến điện áp.
Độ nhậy của bảo vệ :
Knhay = Ulv . Ku / Ulvmax
Trong đó : Ulvmax là trị số lớn nhất của điện áp dư có thể có ở vị trí đặt bảo vệ
khi ngắn mạch ở cuối vùng bảo vệ .

8. Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dọc máy biến áp ? Nguyên tắc chọn
dòng khởi động của rơle bảo vệ ?

a. Tổng quát:
Bảo vệ so lệch máy biến áp là một trong các bảo vệ quan trọng cho máy biến áp.
Nó dùng làm bảo vệ chính của MBA trong trường hợp sự cố trong cuộn dây.
Vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch nằm giữa các biến dòng. Sự cố điện ở bên trong
MBA là sự phá hại rất nghiệm trọng và tức thời. Ngắn mạch và sự cố chạm đất
trong cuộn dây và ở các đầu MBA thường được bảo vệ so lệch phát hiện. Sự cố
chập vòng dây mà gây phóng điện giữa các thanh dẫn ở cùng 1 cuộn dây, nó

117
cũng có thể phát hiện ra một số vòng dây bị chập đủ lớn. Sự cố chập vòng dây là
sự cố mà bảo vệ khó phát hiện nhất. Một sự cố chập vòng nhỏ gồm vài vòng dây
gây dòng điện nhỏ, bảo vệ không phát hiện được cho đến khi nó phát triển thành
sự cố chạm đất. Với lý do đó, một điều quan trọng là bảo vệ phải có độ nhạy cao
và nó có thể dùng mức đặt độ nhạy để không tác động sai khi ngắn mạch ngoài.
Một điều quan trọng là MBA bị sự cố phải tách ra thật nhanh khi có thể. Vì vậy
bảo vệ so lệch là bộ bảo vệ cần được thiết kế để cắt nhanh, dùng để cắt chọn lọc
MBA bị sự cố ra khỏi lưới.
Bảo vệ so lệch phải không bao giờ tác động khi sự cố ngoài vùng bảo vệ.
Bảo vệ so lệch MBA so sánh dòng điện chạy vào MBA và dòng điện chạy ra
khỏi MBA. MBA lực thường không những thay đổi trị số điện áp mà còn thay
đổi cả góc pha.
Những yếu tố ấy cần phải được xem xét để có phân tích đúng các điều kiện sự
cố của bảo vệ so lệch. Bảo vệ so lệch kiểu cũ yêu cầu phải có biến thế phụ để
hiệu chỉnh đúng góc lệch pha và tỷ số. Bảo vệ kỹ thuật số dựa trên thuật toán so
lệch sẽ bù cả dòng và góc lệch pha. Thông số danh định, tổ véc tơ của MBA lực
và dòng danh định của máy biến dòng sẽ được cài đặt trong phần mềm của rơ le.
Dòng so lệch về lý thuyết phải bằng không trong điều kiện mang tải bình thường
hay khi sự cố ngoài nếu góc lệch pha được bù đúng. Tuy nhiên vẫn có vài hiện
tượng so lệch khác với lúc sự cố bên trong sẽ gây nên dòng so lệch sai và không
mong muốn. Những nguyên nhân chính, gây nên dòng so lệch không mong
muốn là:
- Không tương hợp với vị trí khác nhau của bộ điều chỉnh.
- đặc tính so lệch, phụ tải và điều kiện vận hành của các biến dòng.
- Dòng thứ tự không chỉ chạy ở một phía của MBA lực.
- Dòng điện từ hoá bình thường.
- Dòng điện từ hoá tăng vọt.
- Dòng từ hoá quá kích từ.
-
b. Dòng điện từ hoá tăng vọt:
Sự tăng vọt dòng từ hoá là một điều kiện thoáng qua, nó xuất hiện khi đóng
xung kích MBA. Dòng điện tăng vọt tương tự đến khi điện áp trở về định mức
và đ• giải trừ được sự cố. Dòng từ hoá xuất hiện như một dòng so lệch tới bảo

118
vệ so lệch MBA. Nó không phải là một điều kiện sự cố và bảo vệ phải giữ ổn
định trong lúc dòng tăng vọt thoáng qua.
Hình dáng, độ lớn và khoảng thời gian làm việc của dòng tăng vọt phụ thuộc các
yếu tố sau:
- Kích thước MBA.
- Vị trí của cuộn dây được đóng điện.
- Tổ đấu dây.
- Điểm của sóng khi đóng điện
- Đặc điểm từ của lõi thép.
Dòng tăng vọt có thể xuất hiện ở cả 3 pha và trong trung tính nối đất. Cường độ
dòng điện tăng vọt ở cuộn dây trong thì lớn hơn ở cuộn dây ngoài. Cường độ
dòng tăng vọt ở trường hợp đầu gấp 10 - 20 lần dòng định mức, ở trường hợp
thứ hai gấp 5 - 10 lần. Thông thường cuộn dây cao thế là cuộn dây bên ngoài,
còn cuộn dây hạ thế là cuộn dây bên trong.Dòng tăng vọt tắt tương đối chậm.
Hằng số thời gian quá độ tương đối dài, vào khoảng 0,1 sec đối với MBA 100
KVA và tới 1 sec đối với MBA công suất lớn.
Dạng sóng của dòng từ hóa MBA bao gồm 1 tỷ lệ sóng hài mà nó tăng thành 1
dòng đỉnh được tăng cường tới điều kiện b•o hoà. Dòng tăng vọt là dòng điện 1
chiều ( ở một phía của trục thời gian) có dạng sóng không phải đối xứng qua
trục thời gian. Loại sóng này bao gồm cả sóng hài bậc chẵn và lẻ.
Dòng tăng vọt điển hình bao gồm số lượng sóng hài bậc 2 và 3 và một số sóng
hài bậc cao hơn bị suy giảm.
Sự h•m của sóng bậc hai là một phương pháp có hiệu quả để tránh bảo vệ tác
động sai khi đóng xung kích MBA vì sóng hài bậc 2 luôn có mặt ở dòng điện
tăng vọt. Thành phần hài bậc 2 chứa đựng ở dòng điện so lệch được so sánh với
hài cơ bản của dòng so lệch đó, nếu tỷ số cao hơn mức đặt giới hạn thì điều kiện
tăng vọt được thừa nhận.
Chức năng h•m của sóng hài bậc hai có một mức đặt. Nếu tỷ số của sóng hài bậc
hai và sóng cơ bản trong dòng điện vượt quá giá trị đặt, sự hoạt động của bảo vệ
so lệch sẽ bị h•m.
c. Dòng điện quá kích từ:
Quá kích từ là kết quả của điện áp đặt vào quá cao, có thể phối hợp với tần số
thấp ở khối máy phát - máy biến áp. Điều kiện quá kích thích bản thân nó không
đủ để cắt nhanh MBA nhưng dòng điện kích từ cao được coi như là nguyên

119
nhân chính gây ra dòng so lệch và nó có thể gây nên cắt nhầm của bảo vệ so
lệch.
Cả quá điện áp và tần số thấp đều làm tăng dòng MBA. Một MBA quá kích từ
không phải là MBA bị sự cố , nó chỉ là điều kiện lưới điện không bình thường,
do đó bảo vệ so lệch không được tác động.
Dòng điện quá kích từ chứa đựng nhiều sóng hài bậc lẻ, bởi vì dạng sóng được
đối xứng qua trục thời gian. Vì dòng hài bậc 3 không chạy qua cuộn tam giác,
hài bậc 5 là hài thấp nhất có thể dùng như 1 chuẩn cho qúa kích từ.
Do vậy chức năng của bảo vệ so lệch được cung cấp một bộ h•m sóng hài bậc 5
để ngăn cản bảo vệ làm việc trong điều kiện quá kích thích của MBA.
Nếu tỷ số của sóng bậc 5 với sóng cơ bản trong dòng so lệch cao quá giới hạn
mức đặt thì sẽ hãm không cho bảo vệ làm việc.
Nếu MBA bị làm việc ở diều kiện quá điện áp và tần số thấp phải được cung cấp
thêm bảo vệ quá kích thích dựa trên cơ sở V/Hz.
9. Nguyên lý làm việc của bảo vệ khoảng cách ? Nguyên tắc chọn dòng khởi
động của rơle bảo vệ ?
Định nghĩa: Bảo vệ khoảng cách là bảo vệ tác động khi trở kháng của đường
dây từ chỗ đặt bảo vệ đến điểm sự cố nhỏ hơn trở kháng đặt của bảo vệ và thời
gian đặt đến trị số đặt trước.

C3(A) C3(B)
t
t
C3(C)

C2(A) C2(B) C2(C)


t
C1(A) C1(B) C1(C)
0s

A B C

Phối hợp thời gian của bảo vệ khoảng cách.


Trị số:
- Cấp I: Zcđ ? 75% chiều dài đường dây thời gian t = 0 s

120
- Cấp II: Zcđ ? 1,2 (120%) chiều dài đường dây được bảo vệ, thời gian t =
0,3 - 0,5 s ( tuỳ thuộc loại rơle).
Nếu không đảm bảo Knh ? 1,2 phải phối hợp cấp 2 của đường dây kế tiếp theo
nguyên tắc cấp 2 thời gian bậc thang.
- Cấp III: chọn theo quá dòng
C3 (A) cấp 3 của bảo vệ khoảng cách điểm A phải chờm hết đường dây kế tiếp
với độ nhạy:
Lưu ý: Các trị số chỉnh định đều là trị số nhất thứ chưa qua tỷ số biến dòng TI
và biến áp TU.
Khoá chống dao động
Nguyên tắc: Bảo vệ khoảng cách không được phép tác động khi hệ thống có dao
động điện nhưng không có sự cố. Đối với loại khoá chống dao động phân biệt
giữa dao động và sự cố bằng các thành phần 3Io và I2. Trị số chỉnh định của
khoá chống dao động được đặt như sau:
3Io: Dòng điện 3IOmin sự cố trên thanh cái kế tiếp qua chỗ đặt bảo vệ

I2 : cũng tính tương tự như 3Io


Gần đúng 3Io ≈ 40 † 80A Trị số
I2 ≈ 35÷ 70A nhất thứ
Đối với loại khoá chống dao động dùng nguyên lý bằng cách phân biệt tốc độ
biến thiên vec tơ tổng trở trong trường hợp dao động và sự cố.
Theo kinh nghiệm đối với đường dây 110KV:
dZ / dt =60 ÷ 80 ?/s
Đối với đường dây 220KV:
dZ / dt =80 ÷ 100 ?/s
Việc tính toán để xác định chính xác dZ / dt rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn vì
các dữ liệu đưa vào để tính toán khó có thể sưu tầm đủ. Các giá trị trên được đặt
theo khuyến cáo của nhà chế tạo thiết bị và kinh nghiệm thực tế trong vận hành.

10. Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng có hƣớng ? Nguyên tắc chọn dòng
khởi động của rơle bảo vệ ?

121
11. Nêu các chức năng của các loại rơle kỹ thuật số hiện có của Xí nghiệp
cho các loại rơle bảo vệ :
- Rơle khoảng cách .
1. Rơ le khoảng cách 7SA511. Các đặc tính chủ yếu sau :
a. Chức năng bảo vệ khoảng cách .
- Bảo vệ sự cố ngắn mạch cho tất cả các loại sự cố trên hệ thống điện có trung
tính nối đất trực tiếp, cách điện qua cuộn kháng bù .
- Tuỳ chọn góc pha phụ thuộc và điện áp điều khiển chỉ ra sự cố hoặc chỉ ra
tổng dẫn sự cố .
- Tin cậy trong việc phân biệt tải và sự cố .
- Độ nhậy cao và ổn định cao chống lại sự phân bố dòng điện và dao động điện .
- Có sáu hệ thống do lường cho mỗi vùng bảo vệ khoảng cách, phát hiện sự cố
và chọn hướng .
- Có thể đặt 5 vùng bảo vệ khoảng cách. Có 7 cấp thời gian.
- Xác định hứng bằng so góc pha và ghi nhớ điện áp.
- Chống giao động điện.
- Bảo vệ sự cố vùng chết .
- Chức năng bảo vệ quá dòng khẩn cấp khi mất nguồn điện áp. Hoạt động khi
xác định thời gian cho bảo vệ quá dòng
b. Bảo vệ sự cố chạm đất với độ nhậy cao ( tuỳ chọn ).
c. Chức năng tự đóng lại ( tuỳ chọn ).
d. Kiểm tra điện áp và sự đồng bộ.
e. Định vị khoảng cách sự cố
g. Bảo vệ máy ngặt hỏng

2. Hợp bộ bảo vệ đường dây SEL-321


a. Chức năng bảo vệ khoảng cách : Có 4 vùng tổng trở với đặc tính hình
tròn phản ứng với sự cố pha-pha, pha - đất . 4 vùng tổng trở đắc tính tứ giác
phản ứng với dạng sự cố ngắn mạch pha - đất .
b. Chức năng quá dòng.
c. Khoá chống giao động.
d. Chức năng ghi sự kiện, chỉ thị điểm sự cố, đo lường…
Đây là loại rơle có độ mềm dẻo, linh hoạt rất cao.

122
3. Hợp bộ REL-511. Đặc tính tứ giác.
a. Chức năng bảo vệ khoảng cách .
b. Một số chức năng Logic tuỳ chọn.
c. Phân biệt sự cố và dao động điện.
d. Bảo vệ quá dòng sự cố chạm đất .
e. Đo lường khoảng cách sự cố với độ chính xác cao..
g. Ghi nhận sự kiện.
h. Tự động đóng lại .
i. Kiểm tra đồng bộ.
k. Bảo vệ quá áp .

- Rơ le quá dòng .
1. Bảo vệ quá dòng 7SJ512. Có các chức năng chủ yếu sau :
a. Bảo vệ quá dòng có thời gian.
b. Bảo vệ quá dòng có thời gian và có hướng ( tuỳ chọn ).
c. Bảo vệ vùng chết tứ thời.
d. Bảo vệ quá tải theo nhiệt .
e. Bảo vệ chống chạm đất độ nhậy cao.
g. Chức năng tự đóng lại .
2. Loại rơ le PS 441.
a. Chức năng bảo vệ quá dòng .
- Bảo vệ quá dòng hứng thuận, hướng nghịch hoạc vô hướng .
- Bảo vệ quá dòng hai cấp.
- Bảo vệ quá dòng chạm đất hai cấp .
b. Bảo vệ hư hỏng máy ngắt .

3. Rơ le bảo vệ quá dòng REF 54_


a. Bảo vệ quá dòng pha và quá dòng chạm đất có hường hoặc vô hướng .
b. Bảo vệ 3U0.
c. Bảo vệ quá áp hoặc kém áp .
d. Quá tải theo nhiệt độ.
e. Chức năng điều khiển.
g. Chức năng đo lường .
h. Chức năng giám sát …

123
- Rơ le so lệch.
1. Rơ le so lệch 7UT51. Một số chức năng chủ yếu sau :
a. Bảo vệ so lệch cho máy biến áp .
b. Bảo vệ so lệch máy phát và động cơ.
c.Bảo vệ so lệch với các điểm nhánh rẽ.
d. Bảo vệ chạm đất có giới hạn . ( tuỳ chọn với 7UT513 ).
e. Bảo vệ quá dòng có thời gian.
g. Bảo vệ quá tải theo nhiệt độ .
h. Bảo vệ chạm vỏ ( tuỳ chọn với 7UT513 ).

2. Rơ le bảo vệ so lệch KBCH 120/130/140.


a. Bảo vệ so lệch không đối xứng.
b. Bảo vệ tác động chỉnh định cao.

3. Rơ le bảo vệ so lệch có hãm SPAD 346C.


a. Bảo vệ so lệch pha có hãm để chống ngắn mạch giữa các cuộn dây và
các vòng dây bên trong máy biến áp .
b. Chức năng bảo vệ chống chạm đất các cuộn dây phía cao áp và hạ áp .
c.Chức năng bảo vệ quá dòng pha 3 cấp và quá dòng đất 2 cấp .
d. Chức năng hãm dựa trên sóng hại bậc 5 và tần số cơ bản .
e. Bảo vệ chống hư hỏng máy ngắt .

- Một số loại rơle số của các hãng đựợc sử dụng tại Việt nam :

H·ng ABB
B¶o vÖ kho¶ng c¸ch B¶o vÖ qu¸ dßng B¶o vÖ so lÖch
REL 100, REL 521, SPAA 341 , SPAJ 140 C, RET 316*4, RET 521,
REL 511 SPAJ 141 C, SPAS 348 C, ... SPAD 346

H·ng Siemens
B¶o vÖ kho¶ng c¸ch B¶o vÖ qu¸ dßng B¶o vÖ so lÖch
7SA 511, 7SA 513, 7SJ511, 7SJ 512, 7 SJ 600, 7UT 512, 7UT513, 7SS52
7SA522 7SJ 61/62...

124
H·ng AEG
B¶o vÖ kho¶ng c¸ch B¶o vÖ qu¸ dßng B¶o vÖ so lÖch

PD 551 PS 431, PS 441, PS 451 PQ 721, PQ 731, MCAG

H·ng Alsthom
B¶o vÖ kho¶ng c¸ch B¶o vÖ qu¸ dßng B¶o vÖ so lÖch
LFZR 112 KCGG 140, KCEG 140 LFCB 102
KCGG 142... KBCH 120,130, 140
P431 P121, P122, P123, P127, P633, P634...
P141...

Hãng SEL
B¶o vÖ kho¶ng c¸ch B¶o vÖ qu¸ dßng B¶o vÖ so lÖch
SEL 321, SEL 311C SEL351A, SEL 551, SEL 387
SEL351S...

12. Cách khai thác các thông tin trên các loại rơ le kỹ thuật số ?

13. Bảo vệ tần số thấp F81 là gì ? Nguyên tắc chỉnh định của bảo vệ này nhƣ
thế nào ?
Trong vận hành hệ thống điện, khi xẩy ra sự cố đường dây truyền tải điện
hoặc sự cố máy phát điện gây nên mất một lượng công suất lớn dẫn đến tần số
hệ thống giảm thấp đột ngột, nếu không sử lý kịp thời sẽ gây nên sự cố hệ thông
đưa đến tan rã hệ thống. Để khắc phục sự cố trên phải thực hiện nhanh chóng sa
thải bớt phụ tải để giữ cho ổn định hệ thống . Bảo vệ tần số thấp F81 ( tự động
sa thải phụ tải theo tần số ) có khả năng đáp ứng cho nhiệm vụ trên .
Bảo vệ F81 là loại bảo vệ dựa theo tần số của hệ thống để tác động đi cắt
các phụ tải đã được quy định trược . Đối với loại bảo vệ này việc quy định các
mức tần số cắt với từng lượng công suất cắt là bao nhiêu do Điều độ Hệ thống
điện Quốc gia và Điều độ Hệ thống điện miến tính toán quy định. Với từng mức

125
cắt phụ tai ứng với từng mức tần số sẽ được các đơn vị quản lý vận hành thực
hiện cài đặt cho cắt các đường dây nào …
Thông thường có nhiền mức tần số với nhiều mức công suất cắt khác
nhau với yêu cầu lượng công suất cắt luôn luôn đảm bảo giữ cho tần số hệ thống
trở về ổn định, không gây nên sự cố hệ thống .

14. Tại sao phải đặt thiết bị tự đóng lai trên đƣờng dây ?

15. Quy trình vận hành các rơle bảo vệ kỹ thuật số một số hãng nƣớc ngoài
đang lắp đặt tại các trạm của xí nghiệp .

( Xem quy trình mà Xí nghiệp đã ban hành )

PHẦN V : VẬN HÀNH TRẠM VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THÔNG ĐIỆN .

1. Đặc điểm vận hành trạm ?


Trạm biến áp giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền truyền tải điện năng
từ các nhà máy đến nơi tiêu thụ . Công tác điều hành trạm biến áp có các nội
dung sau :
- Thực hiện các thao tác thiết bị đảm bảo an toàn, không để xẩy ra sự cố chủ
quan .
- Xử lý nhanh, chính xác các sự cố để giảm thời gian mất điện, không để sự cố
lan rộng .
- Theo dõi phát hiện kịp thời các hư hỏng của thiết bi để chủ động đưa thiết bị ra
sửa chữa.
- Đảm bảo các thông số vận hành, ghi chép chính xác, phát hiện kịp thời, báo
cáo các trường hợp thiết bị vận hành vượt quá thông số định mức . Giữ vững
chất lượng điện áp. Vận hành tối ưu hệ thống, tiết kiệm điện năng, góp phần
giảm giá thành và tônt thất trong khâu truyền tải điện năng .

126
2. Những yêu cầu đối với nhân viên vận hành trạm ?
a. Yêu cầu về con người :
- Có khả năng công tác độc lập, ứng xử và giải quyết, ứng phó được tình huống
phức tạp ở từng thời điểm nhất định .
- Có tinh thần kỷ luật, tác phong gương mẫu.
- Có tinh thần trách nhiêm trong lao động sản xuất .
- Có tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức về kỹ thuật, và chuyên môn để sẵn
sàng giải quyết các sự cố, trở ngại trong vận hành .
- Có giác quan tốt, nhậy bén phát hiện kịp thời các trạng thái bất thường của
thiết bị .
b. Trình độ chuyên môn :
- Được đào tạo chuyên môn kỹ thuật điện, về thiết bị điện, và các bộ môn khác
như : vật lý, hóa học, mạch điều khiển đo lường , rơle bảo vệ …biết vận dụng
trong thực tế .
- Nắm vững thông số kỹ thuật, đặc tính, tính năng vận hành của thiết bị.
- Hiểu và thuộc các thông số vận hành cho phép của thiết bị về : điện áp, dòng
điện, nhiệt độ …
- Hiểu và nắm vững quy trình vận hành thiết bị, đọc được các loại sơ đồ trạm .
- Học và hiểu các loại quy trình, quy phạm của ngành điện .

3. nhiệm vụ chung của nhân viên vận hành trạm biến áp trong chế độ làm
việc bình thƣờng ?
a. Ghi chép : ghi chép các loại sổ sách trong quản lý vận hành như :
- Nhật ký vận hành : Ghi chép tất cả các diễn biến hoạt động của trạm : Thời
gian xẩy ra sự cố, các thao tác đóng cắt, tình hình thiết bị, ký nhận bàn giao ca
trực, đặc đioểm diễn biến trong ca trực .
- Sổ công tác : Ghi chép nội dung công tác tại trạm, thành phần các đội công tác,
số phiếu công tác, thủ tục và làm các biện pháp an toàn để giao hiện trường cho
đội công tác, thời gian giao nhận hiện trường , ghi kết quả công tác, các số liệu
thí nghiệm, kí bàn giao hiện trường.
- Phiếu thao tác : Ghi chép nội dung phiếu thao tác ( chuyển từ phiếu số 1 sang
phiếu số 2 ). Thực hiện phiếu thao tác theo đúng quy định .

127
- Bảng ghi thông số vận hành : Ghi chép hàng giờ các thông số vận hành các
thiết bị trạm : Điện áp, dòng điện, công suất,chỉ số điện năng …
- Sổ theo dõi hoạt động thiết bị : Ghi chép số lần cắt ngắn mạch của máy ngắt,
tình trạng máy biến áp , hệ thống một chiều …
b. Thao tác : Thao tác các thiết bị trạm theo lệnh chỉ huy thao tác ( điều
độ viên hoặc KSĐH A1 ) , tuân theo quy trình kỹ thuật an toàn điện: Mệnh lệnh,
phiếu thao tac, trang bị an toàn, thực hiện kiểm tra thiết bị và mệnh lệnh thao tác
đúng quy trình .
c. Kiểm tra thiết bị trong vận hành : Khi kiểm tra phải nắm vững tính
năng, tác dụng, nguyên lý làm việc thiết bị . Khi pháp hiện bất thường phải bao
cáo với lãnh đạo cấp trên và ghi vào sổ nhật ký vận hành và theo dõi xử lý .
d. Theo dõi các đội công tác đến trạm : Thực hiện chế độ phiếu công tac
theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn điện. Khi có đội công tác đến trạm phải
thực hiện các thủ tục và theo dõi thời gian công tác : an toàn khu vực công tác,
các hạng mục thực hiện, trang bị an toàn đội công tác, nghiệm thu bàn giao …
e. Điều chỉnh các thông số vận hành : Điều chỉnh điện áp đóng cắt tụ bù ,
điều chỉnh nấc phân áp của máy biến áp để thay đổi thông số vận hành. Theo dõi
thông số vận hành vượt định mức để báo cáo có biện pháp xử lý .
g. Bảo quản thiết bị và các trang bị trong vận hành : Giữ nơi làm việc
sạch sẽ thoáng mát, các trang thiết bị phục vụ cho vận hành, an toàn và thiết bị
phải bảo quan theo đúng quy định .

4. Nhiệm vụ cụ thể của trực chính vận hành trạm biến áp vủa Xí nghiệp?
a. Trực chính trong ca chịu trách nhiệm phân công điều hành mọi công việc
trong ca, mọi hành vi của nhân viên vận hành .
b. Thực hiện nhiệm vụ thao tác các thiết bị, trong ca trực, trực chính phải trực
tiếp chịu trách nhiệm về chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác .
c. Trong ca trực , trực chính có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi tình hình vận hành
của thiết bị của trạm lúc bình thường cũng như sự cố .
d. Thực hiện việc ghi chép thông số vận hành các thiết bị và ghi chép số sách
vận hành trong ca.
e. Thực hiện chỉ huy sử lý sự cố theo quy trình điều độ và quy trình xử lý sự
cố hệ thống điện của Bộ Công nghiệp ban hành .

128
g. Khi có tổ công tác đến làm việc tại trạm, trực chính phải xém xét nội dung
và tính hợp lệ của phiếu . Chỉ huy việc thao tác và làm biện pháp an toàn , giao
hiên trường làm việc cho đội công tác . Thực hiện công tác giám sát đội công tác
.
h. Ngoài ra Tham gia các công việc sửa chữa thí nghiệm theo quy định của Xí
nghiệp .

5. Nhiệm vụ cụ thể của trực phụ vận hành trạm biến áp của Xí nghiệp ?
a. Chấp hành sự phân điều hành của trực chính .
b. Làm nhiện vụ thao tác dưới sự giám sát của trực chính . Thực hiện việc
thao tác theo đúng quy trình thao tác do Bộ Công nghiệp ban hành .
c. Kiểm tra và theo dõi sự vận hành của các thiết bị : Hệ thông tự dùng . thiết
bị có điện áp ≤ 35kV, hệ thống chiếu sáng, đồng hồ đo lường, trang bị cứu hỏa ,
thiết bị thông gió .
d. Quản lý , ghi chép đầy đủ các loại sổ sách : thông số vận hành đường dây,
nhật ký ắc quy…
e. Khi có hiện tượng không bình thường hoặc sự cố, trực phụ phải nhanh
chóng cùng với trực chính tham gia xử lý sự cố theo Quy trình điều độ và Quy
trình xử lý sự cố hệ thống điện do Bộ Công nghiệp ban hành .
g. Khi có đội công tác đến làm việc , cùng với trực chính làm biện pháp an
toàn và giao hiện trương làm việc cho đội công tác làm việc , có thể tham gia
gian sát đội công tác này .
h. Tham gia công việc sửa chữa , thí nghiệm theo sự phân công của phân
xưởng .

6. Chế độ giao nhận ca của nhân viên trực trạm biến áp ?


Nhân viên vận hành có mặt nơi làm việc trước 15 phút để tìm hiểu sự
việc từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại , nắm rõ tình hình vận hành của
thiết bị .
Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải hiểu :
+ Phương thức vận hành trong ngày.
+ Sơ đồ nối dây của HTĐ, của trạm .
+ Những ghi chép trong sổ nhất ký vận hành và sổ giao ca.
+ Những thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành.

129
+ Những mệnh lệnh trong ca, các công việc trật tự vệ sinh …
+ Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành,
những điều lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca trực phải thực hiện, biệt những
điều lưu ý hoặc giải đáp những điều chưa rõ .
+ Nghiêm cấm : Người đi ca trực 2 ca liên tiếp , người say rượu nhận ca, một
người kiêm hai nhiệm vụ trong ca, tự tiện bỏ nhiệm vụ trực ca hoặc làm những
công việc ngoài nhiệm vụ trực ca hoặc trưởng trạm giao .
+ Trước khi giao ca, nhân viên vận hành phải :
- Hoàn thành các công việc sự vụ trong ca, tính toán thông số, tài liệu vận
hành, vệ sinh công nghiệp .
- Thông bảo cho người nhận ca những thay đổi kết dây trong trạm và các
mệnh lệnh liên quan đến công tác vận hành .
- Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xẩy ra
trong ca mình và các hiện tượng bất thường có thể đe dọa đên vận hành thiết bị
trong trạm .
- Giải thích những thắc mắc của người nhận ca mà họ chưa rõ và ký tên
vào sổ giao ca.
+ Thủ tục giao nhận ca được thực hiện xong khi nhân viên vận hành nhận ca và
nhân viên vận hành giao ca đều ký tên vào sổ giao ca .

7. Nhiệm vụ của trạm trƣởng ?


1. Trạm trưởng là người lãnh đạo trực tiếp của trạm. Quản lý về con người, quản
lý vận hành mọi thiết bị, mọi công trình và mọi hoạt động của trạm trước lãnh
đạo đơn vị .
2. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ cụ thể sau :
- Đảm bảo an toàn lao động cho CBCNV trạm.
- Đế ra và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành, thử nghiệm và sửa chữa
thiết bị trạm .
- Theo dõi giám sát kết quả thí nghiệm định kỳ, đột xuất. Theo dõi đánh
giá chất lượng thiét bị để đề xuát kế hoạch xử lý .
- Biên soạn , hoàn chỉnh quy trình , nội quy trạm.
- Tổ chức và chủ trì học tập quy trình quy phạm cho CBCNV theo kế
hoạch và hường dẫn của Xí nghiệp.

130
- Thực hiện kế hoạch kèm cắp nâng bậc cho công nhân của trạm .
- Lập phương án sửa chữa thiết bị trong trạm theo sự phân công của Xí
nghiệp .
- Tham gia điều tra sự cố và tai nạn lao động .
- Lấp duyết lịch ca.
- Kiểm tra tình hình vận hành các thiết bị trạm hàng ngày, có ý kiến giải
quyết kịp thời .
- Mỗi tuần kiểm tra việc ghi chép thống số ,sổ sách vận hành … Ghi ý
kién nhận xét và ký tên .
- Kiểm tra việc giao nhận ca của nhân viên vận hành .
- Mỗi tháng 2 lần kiểm tra đêm và lập biên bản .
- Kiểm tra dụng cụ, thiết bị dự phòng.
- Lập phương án phòng chống cháy nổ.
- Tổng kế và làm các báo cáo công tác hàng tháng, quý, năm .
- Phải có mặt khi : thí nghiệm định kỳ thiết bị, sửa chữa lớn, những thao
tác phức tạp hoặc những công việc do Giám đốc yêu cầu .

8. Thế nào là trào lƣu công suất ?


Trào lưu công suất là sự phân bổ công suất ( tác dụng, phản kháng ) giữa các
điểm nút trong mạng điện. Sự phân bổ công suất dựa vào các yếu tố sau :
+ Tổng trở đường dây .
+ Điện áp tại các nút .
Tại 1 điểm nút , sự phân bổ công suất phải thỏa mãn định luật Kirchoff 1
( Trong một nút tổng các dòng điện đi vào bằng tổng các dòng điện đi ra )
Thế nào là mất ổn định hệ thống ?
Khi HTĐ làm việc bình thường luôn có P phát = Ptiêu thụ.
Thực tế HTĐ vẫn có những thời điểm dao động, tức là ở một thời điểm
nào đó : Pphát ≠ Ptiêu thụ.
+ Với những dao động nhỏ, đường đặc tính công suất của HTĐ không
thay đổi; Nếu sau khi có dao động nhỏ hệ thống có khả nặng tự trở lại trạng thái
ổn định ban đầu ta gọi là hệ thống có ổn định tĩnh . Nếu sau khi có dao động
nhỏ, HTĐ không trở lại trạng thái ổn định ban đầu người ta gọi là hệ thống mất
ổn định tĩnh .

131
+ Với những dao động lớn ( nguyên nhân do sự cố ngắn mạch, cắt đường
dây đang mang tải lớn, tách máy phát đang phát công suất lớn … ) đường đặc
tính công suất của HTĐ thay đổi. Nếu sau khi có dao động lớn, HTĐ có khả
năng tự trở lại ổn định với trạng thái ổn định mới ta gọi là hệ thống có ổn định
động . Nếu sau khi có dao động lớn, HTĐ không thể trở lai ổn định với trạng
thái ổn định mới ta gọi hệ thống mất ổn định.

9. Hệ thống điều độ của hệ thống điện Quốc gia tổ chức nhƣ thế nào ?

Điều độ HTĐ Quốc gia được chia thành ba cấp :


Cấp điều độ HTĐ Quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn HTĐ Quốc
gia. Cấp điều độ HTĐ Quốc gia do cơ quan Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia (
A0 ) đảm nhiệm .
Cấp điều độ HTĐ miền là cấp chỉ huy HTĐ miền , chịu sự chỉ huy trực
tiếp của cấp điều độ HTĐ Quốc gia. Cấp điều độ HTĐ miền do Trung tâm điều
độ HTĐ miền ( ĐĐM Bắc, ĐĐM Trung, ĐĐM Nam gọi tắt là A1, A3, A2 ) đảm
nhiệm .
Cấp điều độ lưới điện phân phối là cấp chỉ huy điều độ lưới điện phân
phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ miền tương ứng.
Cấp điều độ lưới điện phân phối do các Trung tân hoắc Phòng điều độ của các
công ty điện lực độc lập, các điện lực tỉnh, thành phố thuốc CTĐL1,2,3 đảm
nhiệm .

10. Thế nào là quyền điều khiển của một cấp điều độ ?
Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy
điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị (thay đổi công suất phát P,Q, khởi
động hoắc ngừng tổ máy, dóng cắt máy ngắt, dao cách ly ).
Mọi sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh
chỉ huy điều độ trực tiếp của cấp điều độ này . trừ các trường hợp đặc biệt có
quy định riêng .

11. Thế nào là quyền kiển tra của một cấp điều độ ?

132
Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ
huy điều độ thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị
không thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ này .
Mọi mệnh lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị
phải được sự cho phép của cấp điều độ này , trừ trường hợp đặc biết có quy định
riêng. Sau khi thực hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của
thiết bị phải báo cáo lại kết quả cho cấp điều độ có quyền kiểm tra .

12. Chức năng nhiệm vụ của công tác điều độ là gì ?


Nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều độ HTĐ Quốc gia là :
1. Cung cấp điện an toàn, liên tục.
2. Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTĐ Quốc gia .
3. Đảm bảo chất lượng điện năng .
4. Đảm bảo HTĐ Quốc gia vận hành kinh tế nhất .

Phân biệt chế độ vận hành : Bình thƣờng, bất bình thƣờng, sự cố đối với thiết
bị và trạm .
+ Đối với thiết bị :Trạng thái vận hành bình thường của thiết bị là trạng thái mà
ở đó các thông số vận hành của thiết bị không vượt quá trị số cho phép của thiết
bị đó trong trạm .
Trạng vận hành bất bình thường của thiết bị : Là tình trạng vận hành của
thiết bị với các thông số đã vi phạm chế độ định mức của thiết bị , hoặc giảm
năng lực theo chức năng phải ngừng một số bộ phận của nó. Nhưng chưa ngừng
hẳn thiết bị .
Trạng thái sự cố thiết bị : Là tình trạng vi phạm nghiêm trọng các giá trị
định mức và chức năng thiết bị , phải tách thiết bị đó ra khỏi vận hành .
+ Đối với trạm : Tình trạng vận hành bình thường của trạm là khi tất cả các thiết
bị, theo phương thức ấn định đều hoạt động được trong chế độ định mức . Tình
trạng bất bình thường của trạm là một số thiết bị của trạm đang ở trong tình
trạng bất bình thường hay sự cố, nhưng trạm vẫn chưa ngừng hẳn chức năng
chính ( cung cấp diện cho phụ tải ), dù có thể giảm thấp năng lực . Tình trạng sự
cố của trạm là trạm đã ngừng chức năng chính, do sự cố trên các thiết bị ( không
còn cung cấp điện cho phụ tải, mắc dù vẫn còn điện tự dùng AC, DC…).

133
13. Hãy nêu những thủ tục khi đƣa một thiết bị ra sửa chữa , đƣa vào vận
hành sau khi sửa chữa xong ?
Theo quy trình điều độ Hệ thống điện Quốc gia quy định :
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa hàng năm, đơn vị quản lý vận hành đăng ký với
cấp điều độ có quyền điều khiển kế hoạch sửa chữa thiết bị thuộc quyền điều
khiển của cấp điều độ đó trong tháng sau. Nội dung đăng ký gồm :
1. Tên thiết bị cần sửa chữa.
2. Nội dung công việc chính.
3. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công việc .
4. Yêu cầu khác có liên quan đến công việc .
Phân loại đăng ký là : - Sửa chữa theo kế hoạch.
- Sửa chữa ngoài kế hoạch .
- Sủa chữa sự cố .
Đăng ký sửa chữa theo kế hoạch trên cơ sở lịch sửa chữa hàng tháng, quý ,
năm đã được duyết.
Đăng ký sửa chữa ngoài kế hoạch là sửa chữa thiết bị không có lịch sửa chữa
của tháng , quý năm. Khi giải quyết sửa chữa ngoài kế hoạch, các cấp điều độ
phải thảo luận với đơn vị liên quan .
Đăng ký sửa chữa sự cố là đăng ký các thiết bị đang vận hành có nguy cơ
đẫn đến sự cố
Chỉ có đơn vị quản lý vận hành thiết bị mới có quyền đăng ký tách thiết bị ra
khỏi vận hành hoặc đưa vào dự phòng. Các đơn vị thi công hoặc đơn vị khác
cần tách thiết bị do đơn vị nào quản lý vận hành phải đăng ký với đơn ví đó. Các
cấp điều độ chỉ nhận đăng ký từ các đơn vị quản lý vận hành .
Thời gian sửa chữa, thời gian đăng ký và thủ tục tách thiết bị ra được quy
định như sau :
1.Thời gian sửa chữa tính từ khi tính từ khi tách xong thiết bị ra khỏi vận
hành hoặc dự phòng đến khi nhận bạn giao trở lại để đưa vào vận hành hoặc dự
phòng .
2. Đăng ký tách thiết bị ra sửa chữa, đơi vị quản lý vận hành có trách
nhiệm dự kiến trước thời gian sửa chữa, thời gian tiến hành nghiệm thu, phối
hợp với điều độ thao tác, thời gian thao tác tách và thao tác đưa thiết bị vào vận
hành để đăng ký với điều độ tổng thời gian thực hiện đăng ký công tác.

134
3. Trường hợp phải thay đổi lịch sửa chữa hoặc thí nghiệm thiết bị, đơn vị
quản lý vận hành phải đăng ký lại với cấp điều độ tương ứng trước 48 giờ để
lập phương thức vận hành và thông báo với các đơn vị liên quan . Không kể
công việc là trong hay ngoài kế hoạch .
4. Mắc dù phương thức đã được duyệt , trước khi thao tác phải được sự
đồng ý của đơn vị điều độ có quyền điều khiển .
Đối với các thiết bị đang vận hành ở trạng thái đe dọa sự cố, đòi hỏi phải
khẩn trương sửa chữa. Nhân viên vận hành có quyền tách thiệt bị ra sửa chữa và
hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi tác xong phải báo cáo với cấp điều độ điều
khiển thiết bị về nguyên nhân và thời gian dự kiến tách thiết bị để khắc phục .
Đối với những hư hỏng nhỏ không ảnh hưởng đến phương thức và khách hàng,
nhân viên điều độ có quyền giải quyết trong phạm vi ca trực của mình và báo
cáo với lãnh đạo trực tiếp .

14. Hãy nêu những quy định phân cấp điều khiển , kiểm tra của điều độ miền
cho các thiết bị của trạm nơi anh, chị đang làm việc ?

( Hiện nay đang thực hiện theo thoả thuận phân cấp giữa Trung tâm điều
độ HTĐ miền Bắc với các điều độ Điện lực Tỉnh và Thành phố )

15. Các quy định về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện ?

- Ảnh hƣởng của điện áp tới lƣới điện nhƣ thế nào .

Đối với lưới điện :


Điện áp giảm so với định mức sẽ làm giảm công suất phản kháng phát ra.
Điện áp tăng so với định mức sẽ làm tăng tổn hao không tải máy biến áp, đưa
đến nóng cục bộ, hỏng cách điện khi nhiệt độ quá cao, tăng tổn thất công suất
tác dụng trên đường dây .
Đối với động cơ điện :
Khi điện áp giảm, moment quay và tốc độ động cơ không đồng bộ giảm,
dòng stator tăng làm phát nóng, động cơ khó khởi động, thời gian khởi động kéo
dài .

135
Đối với thiết bị chiếu sáng :
Đèn bị giảm quang thông khi điện áp giảm, giảm 50% tuổi thọ khi điện
áp tăng 5%, dẫn đến cháy đèn khi điện áp tăng 10-20%. Đèn huỳnh quang giảm
tuổi thọ 20-30% khi điện áp tăng 10%, khó khởi động khi điện áp giảm và
không khởi động được khi điện áp giảm 20%.
Đối với phụ tải nhiệt :
Công suất tăng tỷ lện với bình phương điện áp .

- Các biện pháp điều chỉnh điện áp :

Có nhiều cách để điều chỉnh điện áp, ta có thể phân ra như sau :
Theo nguyên lý :
Tăng nguôn công suất phản kháng ( Tăng kích từ máy phát, đặt bù ngang
) hay phân bố lai công suất phản kháng trên lưới ( máy biến áp bổ trợ đường
dây, máy biến áp có đổi nấc, thiết bị bù dọc ) khi hệ thống điện có đủ công suất
phản kháng .
Theo cách thực hiện :
Thay đổi tổn hao điện áp trong các phần tử của lưới ( thay đổi phụ tải,
thay đổi thông số lưới …) hay thay đổi ở đầu cung cấp hoặc ở đầu nhận điện (
nấc máy biến áp ). Thay đổi kết dây trên lưới…
Theo cách điều chỉnh :
Tập trung để thay đổi điện áp toàn khu vực và cục bộ, chỉ thay đổi mức
điện áp của một bộ phận nào đó của lưới .

Việc áp dụng từng biện pháp được xác định tuỳ theo điều kiện chiều dài,
sơ đồ lưới, giá điện, cân bằng công suất phản kháng .

- Cách thay đôi tổn thất điện áp .


Tổn thất điện áp trong các phần tử của lưới ( đường dây, máy biến áp )
được xác định theo công thức sau :
P.R + Q.X
ΔU = --------------
Uđm

136
Tức là phụ thuộc Uđm, phụ tải ( P,Q ) và thông số lưới ( R,X ).
Nếu thay đối Uđm để giảm ΔU thì thường không kinh tế vì Uđm được chọn trên
cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật, xét đến vốn đầu tư và chi phí xây dựng và chi
phí vận hành lưới , do đó thực tế chỉ thay đổi phụ tải và thông số lưới .

Thay đổi phụ tải :


Phụ tải lưới được xác định bằng công suất tiêu thụ của các phụ tải và tổn
hao trong các phần tử trên lưới . Công suất P do máy phát cung cấp nên không
thể thay đổi chỉ với mục đích thay đổi ΔU, trái lại, công suất phản kháng Q còn
được cung cấp từ tụ điện, động cơ đồng bộ làm theo chế độ quá kích thích ( máy
bù đồng bộ ) nên công suất Q cần thiết được cung cấp một phần từ máy phát của
các nhà máy điện, một phần từ các thiết bị bù đặt gần các hộ tiêu thụ. Công suất
Q phát từ hai nguồn nói trên có thể thay đổi phụ tải phản kháng Q của lưới trên
đoạn giữa các nguồn này, tức là thay đổi tổn thất điện áp trên đoạn đó .
Muốn thay đổi điện áp ở cuối mạch điện từ U2 đến U2' phải đặt tại đây
thêm một công suất bù.

U2 - U2'
Qb = ------------
X
X : Trở kháng tổng của tất cả các phần tử nối tiếp trong lưới mà phụ tải
phản kháng của chúng thay đổi khi có Qb .
Để nấng điện áp cuối lưới : U2' > U2 ta có Qb > 0, đặt tại thiết bị , bù
phát công suất phản kháng.
Để giảm điện áp cuối lưới : U2' < U2 ta có Qb < 0 đặt tại thiết bị , tiêu
thụ công suất phản kháng lưới
Đây là phương phát đặt các thiết bị bù ngang như tụ, máy bù đồng bộ,
động cơ đồng bộ có điều chỉnh kích từ… để thay đổi tổn hao điện áp trên đường
dây. Trường hợp U2 là điện áp thanh cái các trạm biến áp trung gian thì chọn
nấc biến áp sao cho Qb cần thiết là nhỏ nhất .

Thay đổi thông số lưới :

137
Thông số lưới tuỳ thuộc vật liệu, tiết diện dây dẫn, cấu tạo lưới ( đường
dây, cáp ngầm … ), số mạch làm việc song .
Khi phụ tải thay đổi có thể thay đổi thông số lưới bằng cách thay đổi số
đường dây, hay số máy biến áp làm việc song song .
+ Số đường dây làm việc song song xác định theo điều kiện đảm bảo cung cấp
điện liên tục, đảm bảo công suất tải. Tăng số đường dây làm việc song song chỉ
nhằm giảm tổn hao điện áp thì không kinh tế bởi vì sẽ tăng vốn đầu tư và chi phí
xây dựng.
+ Khi giảm phụ tải, cắt bớt máy biến áp làm việc song song sẽ có lợi hơn là cắt
đường dây vì tổn hao điện năng thấp hơn và tính đảm bảo của máy biến áp cũng
cao hơn .
Ngoài ra cũng có thể giảm tổn thất điện áp bằng phương pháp bù dọc , tức
là đấu nối tiếp tụ điện vào từng pha của đường dây để bù điện kháng X d của
đường dây, giảm thành phần cảm kháng của tổn hao điện áp trên đường dây.
Tuy vậy phương pháp này chỉ phù hợp ở các đường dây có thành phần kháng
trở lớn ( cosφ ≤ 0,7 - 0,8 ) chỉ khi cos φ ≈ 1 tổn hao điện áp trên đường dây do
Rd quyết định, bù Xd không còn ý nghĩa .
Mặt khác tụ điện nối tiếp cón có tác dụng khi phụ tải dao động mạnh

- Các quy định của nhà nƣớc thay đổi điện áp

Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/ NĐ-CP ngày 02/ 08/ 2001 có quy định về
điện áp:
Điều 31: Bên bán điện phải đảm bảo chất lượng điện năng cho bên mua điện
theo quy định sau:
Về điện áp:
? Trong điều kiện bình thường, điện áp được phép dao động trong khoảng
?5% so với điện áp danh định và được xác định tại phía thứ cấp của MBA cấp
điện cho bên mua điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thoả thuận trong hợp đồng
khi mua điện đạt hệ số công suất COS ? ? 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ phụ tải
đ• thoả thuận trong hợp đồng.
? Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định (sự cố), điện áp được dao động
+5% đến – 10%.)

138
? Trong trường hợp bên mua điện cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu
chuẩn quy định „Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001‟,
các bên phải thoả thuận trong hợp đồng.
Điều 17: Quy định về việc phân cấp điều chỉnh điện áp như sau:
? ĐĐQG chịu trách nhiệm tính toán và quy định điện áp tại các điểm nút
trên HTĐ có cấp điện áp từ 220 kV trở lên.
? TĐH các Miền căn cứ vào mức điện áp đ• quy định ở các điểm nút trên
mà tính toán và điều chỉnh điện áp khu vực quản lý cho phù hợp với quy trình
và quy phạm quản lý kỹ thuật.
? Điều độ các lưới điện phân phối căn cứ vào điện áp do HTĐ Miền quy
định mà tính toán và điều chỉnh điện áp của lưới điện phân phối phù hợp với yêu
cầu của các hộ dùng điện.
Điều 17: Quy định về việc phân cấp điều chỉnh điện áp như sau:
? ĐĐQG chịu trách nhiệm tính toán và quy định điện áp tại các điểm nút
trên HTĐ có cấp điện áp từ 220 kV trở lên.
? TĐH các Miền căn cứ vào mức điện áp đ• quy định ở các điểm nút trên
mà tính toán và điều chỉnh điện áp khu vực quản lý cho phù hợp với quy trình
và quy phạm quản lý kỹ thuật.
? Điều độ các lưới điện phân phối căn cứ vào điện áp do HTĐ Miền quy
định mà tính toán và điều chỉnh điện áp của lưới điện phân phối phù hợp với yêu
cầu của các hộ dùng điện.
1. Huy động thêm nguồn vô công của các nhà máy phát, mày bù đồng bộ
đang vận hành theo trình tự từ gần đến xa điểm thiếu vô công.
2. Huy động thêm các máy bù quay, tụ bù và các nguồn vô công dự phòng
còn lại của HTĐ.
3. Phân bổ lại trào lưu công suất trong HTĐ, bằng cách thay đổi sơ đồ kết
dây trên mạng điện truyền tải và phân phối.
4. Điều chỉnh các các nấc MBA, phù hợp với quy định của nhà chế tạo.
Là điều chỉnh điện áp phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như;
Cho phép MBA được vận hành cao hơn điện áp định mức tại các đầu phân áp
(nấc đặt bộ điều chỉnh điện áp):
5. Có quyền thay đổi biểu đồ điện áp cho phù hợp với tình hình thực tế (có
xét đến giới hạn cho phép với thiết bị)

139
6. Hạn chế một số phụ tải không quan trọng hoặc vượt quá biểu đồ công
suất.
Điều 22: Trong quá trình điều chỉnh điện áp, ở những điểm nút không giữ
được điện áp như biểu đồ đ• qui định, hoặc khi đ• huy động hết nguồn vô công ở
khu vực mà điện áp vẫn dưới 95% điện áp định mức thì có thể tăng thêm vô
công của máy phát điện, máy bù đồng bộ đến giá trị quá tải cho phép lâu dài của
thiết bị đó.

Điều 23: Khi đ• áp dụng hết tất cả các biện pháp để điều chỉnh điện áp mà
điện áp vẫn dưới mức tối thiểu cho phép, đe doạ tới tính ổn định của HTĐ cần
phải thực hiện những biện pháp khẩn cấp theo trình tự:
1. Phân bổ lại phụ tải hữu công giữa các nhà máy điện.
2. Cắt phụ tải ở các nút có điện áp thấp (theo lịch sa thải phụ tải khi có sự
cố).
3. Cắt giảm tải (theo lịch sa thải phụ tải khi có sự cố) tại các vùng mà điện
áp tại đó đang có chiều hướng giảm.
4. Các phụ tải sa thải trong thời gian sự cố điện áp thấp chỉ được đóng lại
theo lệnh của cấp đ• ra lệnh.

16. Các nhân viên vận hành trạm tham gia điều chỉnh điện áp trong hệ thống
điện nhƣ thế nào ?
- Thực hiện nghiêm chỉnh mệnh lệnh của điều độ trong việc điều chỉnh
điện áp.
- Thường xuyên kiểm tra điện áp, thực hiện điều chỉnh các nấc của bộ
điều áp dưới tải theo lệnh của điều độ.
- Thực hiện nghiêm chỉnh mệnh lệnh sa thải phụ tải để đảm bảo điện áp
của trạm và khu vực cung cấp điện .

17. Các quy dịnh về điều chỉnh tần số hệ thống điện ?

Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/NĐ-CP ngày 02/ 08/ 2001 có quy
định về chất lượng điện năng:

140
Điều 31: Bên bán điện phải đảm bảo chất lượng điện năng cho bên
mua điện theo quy định sau:
Về tần số:
Trong điều kiện bình thường, tần số HTĐ được phép dao động trong
phạm vi ? 0,2 Hz so với tần số định mức là 50 Hz. Trong trường hợp HTĐ chưa
ổn định, cho phép độ lệch tần số là ? 0,5 Hz.
Trong trường hợp bên mua điện cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu
chuẩn quy định “Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/ NĐ-CP ngày 02/ 08/
2001", các bên phải thoả thuận trong hợp đồng.

Theo " Quy trỡnh éi?u d? HTé Qu?c gia " quy d?nh :
Điều 24: Tần số định mức của HTĐ Việt Nam là 50,00 Hz cho phép
dao động „? 0,1 Hz quy trình cũ‟ hiện nay là ? 0,2 Hz (Nghị Định 45/ 2001/ NĐ-
CP ngày 02/ 08/ 2001).
Điều 25: KSĐH HTĐ Quốc gia là người chỉ huy điều chỉnh tần số
trong toàn HTĐ QG. Trưởng ca các nhà máy điện, KSĐH HTĐ Miền phải
thường xuyên theo dõi tần số, nghiêm chỉnh chấp hành qui trình và các mệnh
lệnh của KSĐH HTĐ QG về điều chỉnh tần số.

Điều 26: Khi HTĐ tạm thời tách ra thành nhiều khu vực vận hành độc
lập, KSĐH HTĐ QG phải uỷ nhiệm cho KSĐH HTĐ Miền hoặc trưởng ca nhà
máy chỉ huy việc điều chỉnh tần số lưới điện khu vực.

Điều 27: Đồng hồ tần số của ĐĐQG được lấy làm chuẩn cho tất cả
các đồng hồ tần số đặt ở các cơ sở trong HTĐ QG và HTĐ Miền. Khi nhận ca
nhân viên vận hành cấp dưới phải đối chiếu đồng hồ tần số của đơn vị mình với
đồng hồ tần số của điều độ cấp trên, nếu sai lệch quá 0,1 Hz so với đồng hồ tần
số chuẩn phải báo cáo l•nh đạo cho điều chỉnh lại.

Điều 28: Nhiệm vụ của các nhà máy điện điều tần cấp I là phải điều
chỉnh và đưa tần số HTĐ về trong phạm vi 50 ? 0,1 Hz, (hiện tại ? 0,2).

Điều 29: Khi HTĐ vận hành bình thường, qui định NMTĐ Hoà Bình
làm nhiệm vụ điều tần cấp I. Các bộ tự động: Điều chỉnh nhóm công suất hữu

141
công các tổ máy, tự động cân bằng khi nhẩy ĐD 500kV, tự động chống tần số
tăng cao và tự động khởi động theo tần số phải được đưa vào vận hành.
Khi NM TĐ Hoà Bình không còn khả năng đảm nhận nhiệm vụ điều tần
cấp I, KSĐH HTĐ QG phải có những tác động để dành lại công suất dự phòng
cho NM TĐ Hoà Bình điều tần cấp I hoặc chỉ định cho một nhà máy điện khác
làm nhiệm vụ điều tần cấp I thay thế, bởi vì có công suất dự phòng thì mới có
khả năng điều tần.

Điều 30: Tất cả các nhà máy thuỷ điện không làm nhiệm điều tần cấp
I đều phải tham gia điều tần cấp II ( tất cả các nhà máy thuỷ điện phải tham gia
điều tần cấp II, là điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của các tổ máy phát
điện đ• được quy định trước nhằm đưa tần số HTĐ về giới hạn 50,00 ? 0,2 Hz).
Khi tần số vượt quá giới hạn 50,00 ? 0,2 Hz (? 0,5 Hz ) các nhà máy làm nhiệm
vụ điều tần cấp II (kể cả các nhà máy phát theo biểu đồ) đều phải tham gia điều
chỉnh đưa tần số HTĐ về phạm vi 50,00 ? 0,2 Hz (? 0,5 Hz). Khi tần số HTĐ đ•
được đưa về giới hạn trên, các nhà máy đ• tham gia điều tần từ từ đưa công suất
về đúng biểu đồ đ• được giao nếu không có yêu cầu cầu gì khác của KSĐH
HTĐ QG.

Điều 31: Khi tần số HTĐ giảm xuống dưới (cũ 49,80) 49,50 Hz mà đ•
hết khả năng điều chỉnh của tất cả các nhà máy điều tần cấp I, II, KSĐH HTĐ
QG phải áp dụng các biện pháp sau để đưa tần số HTĐ về giới hạn cho phép:
a) Huy động hết công suất dự phòng nóng.
b) Khởi động thêm các tổ máy thuỷ điện, tuabin khí, diesel đang ở
trạng thái dự phòng nguội kể cả các nguồn của khách hàng.
c) Kiểm tra, đôn đốc KSĐH HTĐ Miền hạn chế phụ tải về biểu đồ
đăng ký.

Điều 32: Khi tần số HTĐ duy trì qua 15 phút ở mức dưới 49,00 Hz ,
không cần có lệnh của KSĐH HTĐ QG, KSĐH HTĐ Miền và ĐĐ viên lưới
điện khu vực phải cắt giảm phụ tải (theo lịch sa thải phụ tải khi có sự cố) để đưa
tần số lên 49,50 Hz.
Khi tần số đ• được phục hồi về giới hạn 50,00 ? 0,2 Hz (cũ giới hạn 50,00
? 0,1 Hz) KSĐH HTĐ Miền và ĐĐ viên lưới điện khu vực phải kiểm tra lại sự

142
hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số để báo cáo cho KSĐH
HTĐ QG. Đóng lại phụ tải đ• bị sa thải theo thứ tự ưu tiên.
Các Trung tâm Điều độ HTĐ Miền phải thống kê, đánh giá sự hoạt động
của các bộ sa thải phụ tải theo tần số, kiến nghị xử lý nếu đến mức tác động mà
các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số không hoạt động.
Những phụ tải do KSĐH HTĐ QG cắt hay cắt bởi các thiết bị liên động
cắt phụ tải chỉ được đóng lại khi có lệnh hoặc được sự đồng ý của KSĐH HTĐ
QG.

Điều 33: Khi tần số HTĐ lớn hơn 50,5 Hz mà đ• sử dụng hết các biện
pháp để giảm tần số xuống, KSĐH HTĐ QG có quyền ra lệnh cho các nhà máy
ngưng dụ phòng một số tổ máy, dấm lò sau khi xét đến tính kinh tế, điều kiện kỹ
thuật và khả năng huy động lại.
18. Các nhân viên vận hành trạm tham gia các công việc gì để góp phần điều
chỉnh tần số ?
+ Thường xuyên theo dõi tình hình vận hành trạm và tần số hệ thống .
+ Quản lý tốt và đảm bảo hệ thống rơle tự động sa thải phụ tải theo tần số
( F81 ) đưa vào vận hành và làm việc tốt.Thông báo kịp thời và chính xác sự
hoạt động của bảo vệ này theo yêu cầu của điều độ cấp trên .
+ Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh sa thải phụ tải của Điều độ cấp trên (
Điều độ Quốc gia và điều độ miền thông qua điều độ Điện lực. )

19. Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp lực ?

A- Quy định về vận hành máy biến áp ở chế độ bình thƣờng, chế độ sự
cố .

1. Máy biến áp dầu làm mát bằng quạt gió ( QG ) cho phép ngừng quạt gió
trong trường hợp phụ tải dưới định mức và nhiệt độ lớp dầu trên cùng không
quá 450C.
Hệ thống quạt gió phải tự động làm việc khi nhiẹt độ dầu đạt tới 550C
hoặc khi phụ tải đạt tới định mức không phụ thộc vào nhiệt độ dầu.

143
2. Ở phụ tải định mức, nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt độ dầu
ở lớp trên không được cao quá :
- 750C đối với máy biến áp làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức- quát
gió cưỡng bức . ( KD )
- 900C đối với máy biến áp làm mát tự nhiên bằng dầu ( D ) và đối với
máy biến áp làm mát kiểu quạt gió ( QG ).
- 700C đối với nhiệt độ dầu ở bình làm mát dầu của máy biến áp làm mát
kiểu dầu làm mát tuần hoàn cưỡng bức, nước làm mát cưỡng bức ( ND )

3. Thời gian làm việc ở các chế độ quy định như sau :
+ Máy biến áp làm mát kiểu quạt gió khi tấ cả các quạt gió bị cắt do sự cố
được phép làm việc với phụ tải định mức tuỳ theo nhiệt độ không khí xung
quanh trong thời gian như sau :

Nhiệt độ không khí xung quanh, 0 10 20 30


0
C
Thời gian cho phép, giờ 16 10 6 4

+ Máy biến áp làm mát kiểu KD và ND được phép :


a. Làm việc vói phụ tải định mức trong thời gian 10 phút hoặc làm việc ở chế độ
không tải trong thời gian 30 phút kể từ khi ngừng quạt mát cưỡng bức nhưng
vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Nếu hết thời gian kể trên nhưng nhiệt độ lớp dầu trên
chưa tới 800C - đối với máy biến áp công suất từ 250MVA trở xuống; 75 0Cđối
với máy bién áp trên 250MVA thì cho phép tiếp tục làm việc với phụ tải định
mức cho đến khi đạt tới nhiệt độ kể trên nhưng không kéo dài quá 1 giờ .
b. Làm việc lâu dài với phụ tải giảm bớt khi nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng không
quá 450C khi ngừng toàn bộ hoặc một phần quạt gió , hoặc ngừng nước tuần
hoàn nhưng vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Máy biến áp tuần hoàn dầu định hướng
trong các cuộn dây phải vận hành theo tài liệu nhà chế tạo .

4. Cho phép máy biến áp vận hành với điện áp cao hơn định mức của nấc biến
áp đang vận hành như sau :

144
+ Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25
phụ tải định mức .
+ Ngắn hạn 10% ( dưới 6 giờ một ngày ) với phụ tải không quá định mức
.

5 Quá tải bình thường : thời gian và mức độ quá tỉ phụ thuộc vào đồ thị phụ tải
ngày, nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ non tải khi thấp điểm. ( Tham
khảo bảng cho phép quá tải và thời gian trong quy trình )

6. Các máy biến áp vơi mọi kiểu làm mát và trị số tải trước sự cố, không phụ
thuộc nhiệt độ môi trường làm mát, khi sự cố được phép quá tải ngắn hạn cao
hơn dòng điện định mức như sau :

Đối với máy biến áp dầu :

Quá tải theo dòng điện , % 30 45 60 75 100


Thời gian quá tải , phút 120 80 45 20 10

Đối với máy biến áp khô :

Quá tải theo dòng điện , % 20 30 40 50 60


Thời gian quá tải , phút 60 45 32 18 5

Các máy biến áp dầu được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới 40%
với tổng số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp
, với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93.( khi đó phải tận dụng hết
khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp.)

7. Quy định về chịu được dòng điện ngắn mạch : Các máy biến áp phải chịu
được dòng điện ngắn mạch không quá 25 lần dòng điện định mức mà không hư
hại và biến dạng .

Các máy biến áp được cấp nguồn từ lưới có công suất vô cùng lớn ta có
thể tham khảo ở bảng sau :

145
Uk% Bội số dòng ngắn Thời gian cho phép
mạch ổn định dòng ngắn mạch ,giây
4 25 2,4
5 20 3.7
5,5 18 4
6,5 trở lên 15,5 4

8. Quy định về điểm trung tính của máy biến áp :


Đối với các máy biến áp đấu theo sơ đồ " sao - sao " phía điện áp thấp có
điểm trung tính kéo ra ngoài, dòng điện qua điểm trung tính không vượt quá
25% dòng điện định mức.
Đối với điểm trung tính cuộn dây 110kV của máy biến áp tự ngẫu phải
làm việc ở chế độ nối đất trực tiếp .
Các máy biến áp 110-220kV với điện áp thí nghiệm điểm trung tính
tương ứng bằng 100 và 200 kV có thể làm việc trung tính không nối đất với điều
kiện điểm trung tính đã được bảo vệ bằng chống sét van.
Các máy biến áp 110kV có điện áp thí nghiệm điểm trung tính bằng 85kV
sau khi đã tính toán có thể cho phép làm việc với trung tính không nối đất với
điều kiện trung tính đó đã được bảo vệ bằng chống sét van .
Việc cho phép nối đất trực tiếp các điểm trung tính của MBA 110kV trở
lên là do Điều độ miền hoặc Điều độ Quốc gia tính toán và quy định.

B- Quy định về chế độ kiểm tra máy biến áp trong vận hành .
a. Để đảm bảo MBA làm việc lâu dài và an toàn cần :
- Giám sát nhiệt độ, phụ tải và mức điện áp .
- Giám sát nghiêm ngắt về tiêu chuẩn về chất lượng dầu và đặc tính cách
điện .
- Bảo quản tốt các thiết bị làm mát, điều chỉnh điện áp, bảo vệ dầu và các
trang bị khác.
b. Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm :
1- Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào ( có rạn nứt, bẩn , chẩy
dầu ).
2- Kiểm tra vỏ máy biến áp có còn nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không .

146
3- Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ
và các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực .
4- Kiểm tra trị số của nhiệt kế áp kế.
5- Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục
6- Kiểm tra rơle gaz, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van
giữa rơle gaz và bình dầu phụ .
7- Kiểm tra thiết bị báo tín hiệu .
8- Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn các điểm nối xem các tiếp xúc có bị
phát nóng không .
9- Kiểm tra hệ thống nối đất.
10- Kiểm tra tiếng kêu của máy biến áp có bình thường không .
11- Kiểm tra mầu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở .
12- Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ , cửa ra vào, lỗ thông hơi,
đèn chiếu sáng, lưới chắn.
13- Kiểm tra các trang bị phòng cháy chữa cháy .

C- Quy định về các thủ tục đƣa máy biến áp vào vận hành sau khi đại
tu sửa và mới lắp đặt .

Trong quy trình vận hành máy biến áp, việc đóng điện vào máy biến áp
phải tiến hành theo trình tự sau : Phần kiểm tra :

1. Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết các
dây nối đất, xem lại biển báo rào ngăn tạm thời.
2. Nếu lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng thì phải
tiến hành đo điện trở cách điện, tgδ góc tổn thất điện môi ( đối với cấp điện áp
cao hơn 35kV ) , lấy mẫu dầu phân tích giản đơn. Riêng với các máy biến áp có
nạp nitơ hoặc có màng chất dẻo bảo vệ dầu phân tích thêm về hàm lượng khí
hoà tan . Nếu máy biến áp nối dây cáp ngầm không qua dao cách ly thì có thể đo
điện trở cách điện máy biến áp cùng với cáp, lưu ý khi đo phải cắt máy biến áp
đo lường .
3.Kiểm tra các nhiệt kế , áp kế, kiểm tra mức dầu .

147
4. Kiểm tra xem trong rơle có khí không, van cắt nhanh, các van đường ống dẫn
dầu, van hệ thống làm mát, van lên rơle hơi có mở không.
Kiểm tra vị trí nấc bộ điều chỉnh điện áp xem có đúng với phiếu chỉnh
định không.
Kiểm tra trên mặt máy có dị vật không.
5. Kiểm tra nối đất vở máy và có vết chẩy dầu trên máy không.
6. Kiểm tra các đầu ra và trung tính của máy biến áp có được đấu vào chống sét
van nằm trong sơ đồ bảo vệ máy không.
7. Đóng điện vào máy biến áp theo quy định.

Việc đóng điện máy biến áp sau khi lắp đặt, sửa chữa tiến hành theo
trình tự sau :
1.Tiến hành tất cả các công viêc kiểm tra từ mực 1 đến 6 đã nêu ở trên.
2. Kiểm tra sự tác động của toàn bộ hệ thống rơle bảo vệ máy. Kiểm tra xong
phải có biên bản xác nhận.
Tiếp điểm rơle hơi chuyển sang vị trí cắt, rơ le quá dòng đắt thời gian 0
giây.
3. Kiểm tra sự tác động của tất cả các máy cắt theo tất cả các bảo vệ .
4. Máy biến áp đóng điện khi tất cả các bảo vệ đều đưa vào làm việc .
5. Việc đóng điện máy biến áp chỉ tiến hành ít nhất là sau 12 giờ kể từ khi bổ
xung dầu cuối cùng .
6. Có thể đóng điện máy biến áp từ một trong các phía cao , trung, hạ áp.
Nếu có điều kiện thì nâng điện áp từ từ lên đến định mức, nếu không có điều
kiện thì đóng điện định mức ít nhất 30 phút để nghe cà quan sát trạng thái máy .
Trong thời gian này cho phép cắt các quạt gió cưỡng bức của máy biến áp kiểu
QG và KD nhưng nhiệt độ lớp dầu trên cùng không vượt quá 600C.
7. Tiến hành đóng xung kích máy biến áp ở điện áp định mức đểv kiểm tra xem
các bảo vệ chính có đúng không. ( không tác động khi xung động dòng điện từ
hoá).
8. Nếu kết quả xung kích tốt máy được mang tải và đưa vào vận hành .

D- Quy định về quản lý dầu máy biến áp .

148
* Đối với máy biến áp mới đưa vào vận hành cần lấy mẫu dầu thí nghiệm
theo thời hạn quy định sau đây .
- Với máy biến áp 110kV, sau khi đóng điện 10 ngày, 1 tháng, tiếp theo
lấy mãu thử 1 năm một lần .
* Trong giai đoạn đầu mới vận hành cần tiến hành phân tích sắc tố khí
hoà tan trong dầu :
- Sau 6 tháng với máy biến áp 110kV công suất dưới 60MVA.
- Sau 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng với máy biến áp 110kV công suất
trên 60MVA trở lên .
* Để kéo dài thời gian sử dụng dầu máy biến áp cần thay hạt hấp phụ
trong các bình Xi phông nhiệt và thay hạt chống ẩm trong các bình thở của máy
.
- Hạt hấp phụ khi trị số axit trong dầu đạt 0,1mgKOH trên 1 gram dầu, khi hàm
lượng axit hoà tan trong nước lớn hơn 0,014mgKOH. Độ ẩm của hạt hấp phụ
không vượt quá 5% .
- Hạt hút ẩm thay đổi mầu từ mầu xanh sang hồng nhưng ít nhất phải 6 tháng
thay 1 lần .
* Khi bổ xung dầu biến áp không biết rõ gốc dầu thì phải thực hiện theo
quy định sau :
- Đối với máy biến áp dưới 1000KVA điện áp từ 10kV trở xuống được phép bổ
xung bằng dầu gốc bất kỳ . Nhưng dầu bổ xung phải đạt tiêu chuẩn. Lượng dầu
bổ xung không quá 10% lượng dầu trong máy.
- Đối với máy công suất từ 6300KVA và cấp điện áp từ 35kV trở xuống được
phép bổ xung dầu khác gốc với điều kiện :
+ Dầu bổ xung đạt tiêu chuẩn thí nghiệm .
+ Hỗn hợp dầu bổ xung và dầu trong máy được thử kháng ôxy hoá . +
Dầu bổ xung và dầu trong máy phải có trị số tgδ thấp hơn và độ ổn định kháng ô
xy hoá tốt hơn .
* Đối với máy biến áp có cấp điện áp 110kV trở lên, việc trộn dầu biến áp do
cấp trên quy định .

E- Ý nghĩa cho 2 máy biến áp vận hành song song .

149
Trong các trạm biến áp để đảm bảo các điều kiện kinh tế và kỹ thuật như
tổn hao vận hành tối thiểu, đáp ứng linh hoạt với tính chất phụ tải ( đồ thị phụ
tải ngày, tháng tốc độ phát triển phụ tải …), liên tục truyền tải công suất khi sự
cố hay khi sửa chữa máy biến áp, người ta thường cho hai hoặc nhiều máy biến
áp làm việc song song .

- Điều kiện để 2 máy biên áp vận hành song song .

Điều kiện hai máy biến áp vận hành song song là :


a. Tổ đấu dây giống nhau .
b. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%.
c. Điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ± 10%.
d. Hoàn toàn đồng vị pha .

- Giải thích ý nghĩa từng điều kiện .

a. Điều kiện cùng tổ đấu dây .


Nếu máy biến áp làm việc song song có cùng tổ đấu dây thì điện áp thứ
cấp chúng sẽ trùng pha nhau. Trái lại nếu tổ đấu dây khác nhau thì giữa các điện
áp thứ cấp sẽ có góc lệch pha và góc lệch pha này do các tổ đấu dây quyết định.
Giả sử m.b.a I có tổ đấu dây Y/Δ-11, còn m.b.a II có tổ đấu dây Y/Y-12 thì điện
áp thứ cấp của hai máy biến áp lệch nhau 30o . trong mạch nối liền các dây cuốn
thứ cấp của hai máy biến áp sẽ xuất hiện một s.đ.đ :

ΔE = 2E sin 150 = 0,518 E2


Kết quả ngay khi không tải trong dây cuốn sơ và thứ của m.b.a sẽ có dòng
điện :
ΔE
Icb = ---------
Zn1 + Zn11

Giả sử Zn1 = Zn11 = 0,05 thì

150
0,518
Icb = ------------- = 5,18
0,05 + 0,05

Như vậy trị số dòng điện gấp hơn năm lần dòng điện định mức, dòng điện
này sẽ làm hỏng m.b.a. Vì vậy quy định máy biến áp vận hành song song bắt
buộc phải cùng tổ đấu dây .

b. Điều kiện tỷ số biến bằng nhau :


Nếu tỷ số biện bằng nhau thì khi làm việc song song điện áp thứ cấp lúc
không tải của các máy biến áp sẽ bằng nhau (E21 = E211), trong mạch nối tiếp các
dây cuốn của m.b.a sẽ không có dòng điện.
Giả sử tỷ số biến đổi k khác nhau thì E21 ≠ E211 và ngay khi không tải
trong cuộn dây thứ cấp của các máy biến áp có dòng điện cân bằng I cb sinh ra
bởi điện áp ∆E = E21 - E211 . Dòng điện đó sẽ chạy trong dây cuốn theo chiều
ngược nhau.
Khi có tải, dòng điện cân bằng Icb sẽ cộng vào dòng điện tải làm cho hệ số
tải lẽ ra bằng nhau trở thành khác nhau ảnh hưởng xấu tới việc tận dụng công
suất của máy .
Vì vậy quy định khi máy biến áp vận hành song song tỷ số biến không
được chênh lệch quá 0,5% .

c. Điều kiện trị số điện áp ngắn mạch uk bằng nhau :


Trị số điện áp ngắn mạch uk có liên quan trực tiếp đến sự phân phối tải
giữa các máy biến áp làm việc song song. Giả sử hai máy biến áp làm việc song
song, hệ số phụ tải của m.b.a I và m.b.a II như sau :

S1 S Sdm1 Sdm11
β1 = ------- = ------- ( ------- + -------- )
Sdm1 uk1 uk1 uk11

S11 S Sdm1 Sdm11


β11 = -------- = ------ . ( -------- + -------- )
Sdm11 uk11 uk1 uk11

151
Trong đó :

S = S1 + S11 : Tổng công suất thực tế của hai máy .


Sdm1, Sdm11 : Công suất định mức của máy I và máy II.
Uk1, uk11 : Điện áp ngắt mạch của máy I và máy II.
Như vậy hệ số tải của các m.b.a làm việc song song tỷ lệ nghịch với điện
áp ngắn mạch uk của chúng. Nghĩa là :
1 1
β1 : β11 = ------ : -------
uk1 uk11
nếu uk của các máy bằng nhau thì β bằng nhau, tỉ sẽ phân phối theo tỷ lệ với
công suất máy .Ngược lại nếu uk khác nhau thì m.b.a nào có uk nhỏ sẽ có β lớn
( tải nặng ) còn m.b.a nào có uk lớn sẽ có β nhỏ ( tải nhẹ ).
Thông thường máy biến áp có dung lượng nhỏ thì u k nhỏ, máy biến áp có
dung lượng lớn sẽ có uk lớn. Như vậy các máy biến áp có dung lượng khác nhau
quá nhiều thì làm việc song song không có lợi . Vì vậy theo quy định u k của các
máy biến áp làm việc song song không được khác nhau quá ± 10% và tỷ lệ dung
lượng máy vào khoảng 3/1.

G- Cách xử lý sự cố và bất bình thƣơng máy biến áp .


a. Máy biến áp phải đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau :
1. Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy.
2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và tiếp tục trong điều kiện
làm mát bình thường, phụ tải định mức.
3. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu
phun ra qua van an toàn .
4. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ tháp.
5. Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín
không nằm trong quy định của nhà chế tạo . Đầu cốt bị nóng đỏ .
7. Kết qua phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn theo quy
đinh hoắc khi độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước .
b. Khi nhiệt độ dầu tăng :

152
Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng quá giới hạn nhân viên vận hành phải :
- Kiểm tra phụ tải của MBA và nhiệt độ môi trường làm mát.
- Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy.
c. Một số hiện tượng bất thường :
- Mức dầu hạ thấp mức quy định thì phải bổ xung. Trước đó phải sửa chỗ bị rò
bị chẩy dầu .
- Nếu vì nhiệt độ tăng cao làm mức dầu lên cao quá vạch quy định thì phải thao
bớt dầu khỏi máy.
- Khi rơle hơi báo tín hiệu phải xem xét bên ngoài máy , lấy mẫu khí để phân
tích và kiểm tra tính chất cháy của khí .
d. Rơ le hơi phát tín hiệu nhầm do :
1. Lọt khí vào MBA do có sơ hở của hệ thống làm mát cưỡng bức hoặc không
khí vào theo dầu khi lọc hoặc bơm dầu mới chưa khử khí.
2. Thiếu dầu , mức dầu hạ quá thấp.
3. Xung động do ngắn mạch trên lưới làm dầu bị đẩy ngược lên bình dầu phụ.
4. Chênh lệch áp suất trong bình dầu phụ và ống phòng nổ.
5. Sự cố chạm chập mạch nhị thứ.
e. MBA cắt do sự cố :
Khi MBA bị cắt bởi rơle hơi hoặc rơle so lệch thì chỉ được đưa máy trở
lại vận hành sau khi đã xem xét thử nghiệm, phân tích mẫu khí khi thấy không
có dấu hiệu hư hỏng máy.
Trường hợp MBA bị cắt do bảo vệ dự phòng thì có thể đóng máy biến áp
vào vận hành mà không cần kiểm tra máy .

20. Quy trình vận hành máy cắt điện ? Quy trình vận hành dao cách ly

( Theo tài liệu của Xí nghiệp )

21. Quy trình vận hành máy biến điện áp, máy biến dòng ?

( Theo tài liệu của Xí nghiệp )

153
22. Quy trình vận hành các thiết bị tụ của Xí nghiệp ?

( Theo tài liệu của Xí nghiệp )

23. Quy trình đánh số thiết bị do Bộ Công nghiệp ban hành ?


Tất cả các thiết bị đưa vào vận hành trong HTĐ VN đều phải được đặt tên, đánh
số. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì do cấp điều độ đó
đánh số và phê duyệt.
Việc đánh số thiét bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ nhưng thuộc
quyền kiểm tra của cấp điều độ khác chỉ được ban hành khi có sự đồng ý của
cấp điều độ có quyền kiểm tra.
1-Quy định những chữ số đặc trưng cho cấp điện áp:
- Điện áp 500kV lấy chữ số 5
- Điện áp 220kV lấy chữ số 2
- Điện áp 110kV lấy chữ số 1
- Điện áp 66kV lấy chữ số 7
- Điện áp 35kV lấy chữ số 3
- Điện áp 22kV lấy chữ số 4
- Điện áp 10kV lấy chữ số 9
- Điện áp 15kV lấy chữ số 8
- Điện áp 6kV lấy chữ số 6
2- Thanh cái : Tên thanh cái được quy định bao gồm các ký tự
- Ký tự thứ nhất lấy chữ C
- Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp
Ký tự thứ 3 chỉ số thứ tự thanh cái (Riêng số 9 chỉ thanh cái vòng)
Ví dụ:
C12: Biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV
C21: Biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV
C19: Biểu thị thanh cái vòng điện áp 110 kV
3- Máy cắt: Tên máy cắt quy định bao gồm các ký tự
- Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp.

154
- Ký tự thứ hai đặc trưng cho vị trí máy cắt được quy định như sau:
+ Máy cắt MBA
lấy số 3
+ Máy cắt đường dây lấy số 7, 8
+ Máy cắt MBA tự dùng lấy số 4
+ Máy cắt đầu cực máy phát lấy số 0
+ Máy cắt máy bù quay lấy số 0
+ Máy cắt của tụ điện lấy số 0
- Ký tự thứ ba thể hiện số thứ tự 1, 2, 3...
Đối với máy cắt thanh cái vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là 00.
Đối với máy cắt liên lạc hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của
2 thanh cái.
Ví dụ:
371: MC đường dây 35 kV mạch số 1
131: MC phía 110 kV của MBA T1
641: MC phía 6 kV của MBA tự dùng
903: MC của máy phát số 3 U>10 kV
100: MC 110 kV nối 2 thanh cái với thanh
cái vòng
4- Máy biến áp: tên của MBA bao gồm các ký tự
- Máy biến áp ký hiệu là chữ T, sau chữ T là số thứ tự. VD: T1, T2, T3
- Máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT, MBA tự dùng ký hiệu là TD tiếp theo là số
thứ tự. VD: AT1, AT2, TD1, TD2.
5- Máy biến điện áp:
- Ký hiệu là TU các thiết bị tiếp theo lấy tên của thiết bị mà TU đấu vào. Đối với
các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu
sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
TU171: TU đường dây 171, 110 kV
TU5T2: TU của MBA T2 phía 500 kV
6- Máy biến dòng điện :
- Ký hiệu là TI các thiết bị tiếp theo lấy tên của thiết bị mà TI đấu vào. Đối với
các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu
sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

155
Ví dụ:
TI171 : máy biến dòng điện 110KV nối với
MC 171
7- Chống sét: Tên của chống sét được quy định gồm các ký tự :
- Hai ký tự đầu lấy chữ CS
- Ký tự thứ ba lấy dấu phân cách (-)
- Tiếp theo là tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết
bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 3 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp
điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính MBA
thêm 2 ký tự để phân biệt là (-) và số 0.
Ví dụ:
CS-1T1 : chống sét của MBA T1 phía điện áp
110kV
CS-2T1-0: chống sét mắc vào trung tính T1
cuộn 220kV
CS-271: chống sét đường dây 271
8- Dao cách ly liên quan của MC và TU: Tên của DCL được quy định bao
gồm các ký tự
- Các ký tự đầu là tên của MC nối với DCL (Đối với DCL của TU các ký tự
đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp DCL) tiếp theo là
dấu (-)
- Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
+ Cầu dao thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái
+ Cầu dao đường dây (Cầu dao về phía đường dây) lấy số 7
+ Cầu dao nối với MBA lấy số 3
+ Cầu dao nối thanh cái vòng lấy số 9
+ Cầu dao nối tắt một thiết bị (máy cắt, kháng tụ ...) lấy số 0
+ Cầu dao nối với phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của
phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái đó).

Ví dụ:
331-3 : Biểu thị cầu dao của MBA T1 điện áp 35 kV
TUC22-2 : DCL của TU thanh cái 2 điện áp 220 kV nối với thanh cái 2
171-7 : Biểu thị cầu dao ngoài đường dây 110 kV của MC 171

156
172-9 : Biểu thị cầu dao của MC 172 nối thanh cái vòng
275-0: Biểu thị cầu dao nối tắt MC 275
9- Dao trung tính nối đất MBA: Tên cầu dao trung tính nối đất MBA được quy
định
- Ký tự thứ 1 được đặc trưng cho cấp điện áp
- Ký tự thứ 2 lấy số 3
- Ký tự thứ 3 lấy theo số thứ tự của MBA
- Ký tự thứ 4 lấy dấu (-)
- Ký tự thứ 5 là số 0
Ví dụ:
131-0: dao nối đất trung tính T1 phía 110 kV
231-0 : dao nối đất trung tính T1 phía 220 kV
10- Dao tiếp địa
- Ký tự đầu là tên cầu dao (hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp) có liên quan trực
tiếp.
- Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
+ Tiếp địa đường dây lấy số 6
+ Tiếp địa MBA và TU lấy số 8
+ Tiếp địa máy cắt lấy số 5
+ Tiếp địa thanh cái lấy số 4
Ví dụ:
271-76 : tiếp địa ngoài đường dây 271
331-38 : tiếp địa MBA T1 phía 35 kV
171-15 :tiếp địa máy cắt 171 phía DCL 171-1

24. Quy trình thao tác các thiết bị trong hệ thống điện do Bộ Công nghiệp ban
hành ?
A- Các quy định cơ bản thao tác đóng cắt các thiết bị .
Việc thao tác đóng cắt các thiết bị phải thực hiện các bước sau :
1. Lệnh thao tác : Do người ra lệnh truyền trực tiếp cho người nhận lệnh thông
qua hệ thống thông tin liên lạc.
- Khi truyền lệnh người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định chức danh
và họ tên người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ.

157
- Lệnh thao tác phải rõ ràng , ngắn gọn, phải nói rõ mục đích thao tác và trình tự
tiến hành thao tác.
- Người nhận lệnh phải nhắc lại toàn bộ lệnh và ghi chép đầu đủ trình tự thao
tác, tên người ra lệnh và thời điểm thao tác …
- Lệnh thao tác được coi là hoàn thành khi người nhận lệnh báo cho người ra
lệnh kết quả hoàn thành lệnh thao tác …
2. Phiếu thao tác :
Mọi thao tác phải được thực hiện bằng phiếu thao tác . Trừ các trường
hợp sau :
- Xử lý sự cố , lưu ý ghi chép đầu đủ các thao tác vào sổ nhật ký vận hành .
- Tại cấp điều độ , các thao tác đơn gian không quá 3 bước.
- Thực hiện theo phiếu theo tác mẫu.
3. Thực hiện thao tác :
+ Quan hệ thao tác giữa nhân viên vận hành cấp điều độ với nhân viên
vận hành cấp dưới phải thực hiện theo " Quy trình Điều độ HTĐ Quốc gia " .
Việc tiến hành thao tác phải thực hiện các biện pháp an toàn theo " Quy trình kỹ
thuật an toàn điên " hiện hành .
+ Khi tiến hành thao tác, nhân viên nhận lệnh thao tác phải chú ý các nội
dung sau :
1. Đọc kỹ phiếu và kiểm tra phiếu thao tác phù hợp với nội dung thao tac.
2. Khi thấy không hợp lý hoặc không rõ phải đề nghị người ra lệnh làm sáng tỏ.
Chỉ thực hiện khi đã hiểu rõ các bước thao tác.
3. Người nhận lệnh thao tác phải ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu.
4. Trước khi thao tác phải kiểm tra sơ đồ nối dây thực tế có phù hợp với phiếu
không.
5. Việc thao tác phải thực hiện theo đúng trình tự ghi trong phiếu, không được
phép thay đổi nếu chưa được sụ đồng ý của người ra lệnh.
6. Thực hiện xong các bước thao tác phải đánh dấu vào từng thao tác để tránh
nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục.
7. Trong quá trình tho tac thấy xuất hiện cảnh báo hoặc có trục trặc về thiết bị và
những hiện tựng bất thường phải kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi thực hiện
thao tác tiếp theo.
8. Mọi thao tác dao cách ly hoặc dao tiếp địa bằng điều khiển xa đều phải kiểm
tra trạng thái tại chỗ sau mỗi lần thao tac .

158
+ Hạn chế thao tác vào giờ cao điểm hoặc vào giờ giao nhận ca, trừ
trường hợp sự cố hoặc được phép của lãnh đạo.
+ Mọi thao tác phải tiến hành 2 người , người thao tác có trình độ an toàn
bậc3 trở lên, người giám sát có trình độ an toàn từ bậc 4 trở lên. Trong mọi
trường hợp cả hai người đều chịu tránh nhiệm như nhau về thao tác của mình .
+ Cấm thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị khi các bảo vệ chính
không làm việc .

B- Thao tác máy cắt điện .

Quy định về máy cắt :

+ Máy cắt được phép đóng, cắt dòng phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi cho
phép của máy cắt.
+ Kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn trước khi thao tác.
+ Máy cắt cần đưa ra bảo dưỡng trong các trường hợp sau :
* Đã cắt tổng dòng ngắn mạch đến quy định.
* Số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định.
* Số lần thao tác đóng cắt đến mức quy định .
* Thời gian vận hành đến mức quy định.
+ Máy cắt đang ở trạng thái dự phòng phải kiểm tra trước khi thao tác đưa vào
làm việc .
Kiểm tra máy cắt trước khi thao tác :
- Mạch điều khiển tốt, không chạm đất.
- Kiểm tra chỉ thị của máy cắt.
- Thực hiện đóng cắt thử máy cắt :
* Dao cách ly hai phía đã cắt , chỉ dóng dao tiếp dịa phía máy cắt.
* Nếu đóng dao cách ly một phía máy cắt phải cắt các dao tiếp địa ở ngăn
máy cắt .
Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt bằng đèn hoặc đồng hồ đo không
cần kiểm tra tại chỗ trạng thái của máy cắt :
* Thao tác máy cắt không thao tác dao cách ly.

159
* Sau khi thao tác cắt máy cắt việc thao tác dao cách ly bằng điều khiển
xa.
* Thực hiện thao tác điều khiển xa.
Các máy cắt sau khi số lần cắt ngắn mạch, tổng dòng cắt ngắn mạch khi
cần thiết, sau khi kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn vận hành phải được phép của
Giám đốc hoặc phó giám đôc kỹ thuất của đơn vị quản lý thiết bị cho phép đóng
cắt sự cố thêm .

C- Thao tác dao cách ly.


+ Các dao cách ly được phép thao tác không điện, hoặc nếu thao tác có
điện được phép trong các trường hợp sau :
- Đóng , cắt điểm trung tính máy biến áp.
- Đóng hoặc cắt cuộn dập hồ quang khi lưới điện không bị chạm đất.
- Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh
cái đã đóng .
- Đóng hoặc cắt không tải thanh cái hay đoạn thanh dẫn.
- Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị.
- Đóng và cắt không tải máy biến điện áp và máy biến dòng điện.
- Trường hợp đóng hoặc cắt không tải máy biến áp lực do lãnh đạo đơn vị quản
lý vận hành thiết bị quyết định.tuỳ theo loại dao cách ly.
+ Khi thao tác dao cách ly phải dứt khoát , không dập mạnh cuối hành
trình. Trong quá trình cắt ( hoặc đóng ) khi xuất hiện hồ quang cấm không được
đóng ( hoặc cắt ) lưỡi dao trở lại .
+ Sau khi thao tác dao cách ly xong phải kiểm tra tại chỗ các vị trí của
lưỡi dao .

D- Thao tác máy biến áp

a. Thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa :

1.Kiểm tra trào lưu công suất để tránh quá tải MBA khác…
2. Chuyển nguồn tự dùng nếu tự dùng lấy qua MBA đó.
3. Khoá chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải .

160
4. Cắt các máy cắt hạ áp, trung áp, cao áp của máy biến áp theo trình tự quy
định. ( cắt phụ tải trước, cắt nguồn sau ).
5. Kiểm tra máy biến áp không còn điện áp .
6. Cắt dao cách ly hạ áp, trung áp , cao áp theo trình tự đã quy định.
7. Cắt At tô mát của máy biến điện áp nếu có.
8. Đóng tiếp địa cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp theo quy định.
9. Đơn vị quản lý vận hành làm biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình
kỹ thuật an toàn điện hiện hành .
10. Bàn gia máy biến áp cho đơn vị công tác .

b.Thao tác đứa máy biến áp vào vận hành sau khi sửa chữa :

1. Đơn vị quản lý vận hành nhận bàn giao máy biến áp đã kết thúc công tác ,
người và phương tiện công tac đã rút hết, đã tháo các tiếp địa di động, máy bién
áp đủ tiêu chuẩn vận hành .
2. Cắt hết các tiếp địa các phía của máy biến áp.
3. Đóng Áp tô mát của máy biến điện áp nếu có.
4. Kiểm tra hệ thống bảo vệ , hệ thống làm mát máy biến áp đưa vào làm việc.
5. Đặt nấc phân áp của máy biến áp ở vị trí thích hợp.
6. Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp của máy biến áp.
7. Đóng máy cắt phía nguồn điện phóng điện vào máy biến áp, sau đó đóng các
máy cắt còn lại .
8. Chuyển nguồn tự dùng ( nếu cần thiết ).
9. Sau khi đưa MBA vào làm việc kiểm tra tình trạnh vận hành của máy biến áp,
đưa bộ tự động điều chỉnh nấc phân áp dưới tải vào làm việc.

E. Thao tác đƣờng dây:


1. Thao tác đường dây có một nguồn cung cấp :
A.Thao tác tách đường dây :
- Cắt máy ngắt đường dây.
- Kiểm tra máy cắt cắt tốt 3 pha.
- Cắt dao cách ly đường dây.
- Cắt dao cách ly phía thanh cái .
- Đóng tiếp địa đường dây.

161
- Giao cho đội quản lý vận hành công tác, treo biển báo và làm các biện pháp an
toàn theo Quy trình kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
B. Thao tác đưa đường dây vào vận hành.
- Đơn vị quản lý vận hành trả đường dây, người và tiếp địa di động đã rút hết,
đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành, sẵn sàng đóng điện.
- Cắt dao tiếp địa đường dây.
- Kiểm tra máy ngắt đang ở vị trí mở tốt 3 pha.
- Đóng dao cách ly phía thanh cái.
- Đóng dao cách ly phía đường dây.
- Đóng máy cắt đường dây.

2. Thao tác đường dây có hai nguồn cung cấp.


a. Thao tác tách đường dây ra sửa chữa.

* Cắt máy cắt ở đầu thứ nhất.


* Cắt máy cắt ở đầu thứ hai.
* Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu
thứ hai.
* Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu
thứ nhất.
* Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ nhất.
* Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ hai.
* Lệnh cho hai trạm ở hai đầu đường dây treo biển báo theo qui trình an toàn

b. Thao tỏc dua du?ng dõy vào v?n hành sau khi s?a ch?a xong .
1. Kiểm tra lần cuối đảm bảo tất cả các đơn vị công tác đ• trả đường dây.
2. Lệnh cho các trạm đấu vào đường dây tháo biển báo và cắt tiếp địa đường
dây.
3. Lệnh đóng các dao cách ly phía thanh cái, dao cách ly phía đường dây của
các máy cắt nối vào đường dây, kể cả các dao cách ly của các trạm rẽ nhánh.
4. Đóng các máy cắt nói trên theo đúng qui định, ưu tiên đóng các máy cắt
xa nhà máy điện trước.
Đối với đường dây có nguồn từ hai phía và không có nhánh rẽ có thể tiến hành
đóng điện khôi phục đường dây theo trình tự sau:

162
5. Kiểm tra lần cuối đảm bảo tất cả các đơn vị công tác đ• trả đường dây.
6. Cắt tiếp địa đường dây ở đầu thứ nhất.
7. Cắt tiếp địa đường dây ở đầu thứ hai.
8. Đóng dao cách ly hai phía của máy cắt và dao cách ly đường dây đầu thứ
nhất.
Đóng dao cách ly hai phía của máy cắt và dao cách ly đường dây đầu thứ hai.
9. Đóng máy cắt đường dây theo đúng qui định.

25. Quy trình Xử lý sự cố Bộ Công nghiệp ban hành .

A - Nguyên tác cơ bản xử lý sự cố trong hệ thống điện .

1. Phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa
sự cố tràn lan .
2. Nhanh chóng cấp điện cho khách hàng đặc biệt các khách hàng quan trọng,
đảm bảo chất lượng điện về tần số và điện áp.
3. Đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống.
4. Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng của thiết bị khi sự cố, phân tích hiện
tượng sự cố và dự đoán thời gian khôi phục.
5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố có thể bằng lời nói hoặc băng hệ thống tín hiệu điều
khiển .
6. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời do nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp
truyền đạt cho nhân viên vận hành cấp dưới thông qua hệ thống thông tin liên
lạc. Lệnh phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về
các lệnh của mình trong xử lý sự cố .
7. Trong thời gin xử lý sự cố nghiêm cấm dùng các phương tiện thông tin liên
lạc đang xử lý sự cố vào mục đích khác.
8. Trong quá trình xử lý sự cố phải tuân thủ mọi quy định của Quy trình này ,
các Quy trình , Quy phạm chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác có liên
quan và các tiêu chuẩn an toàn ….

B- Quy định cho nhân viên vận hành khi xử lý sự cố .

Khi sự cố xẩy ra nhân viên vận hành phải nắm rõ các thông tin sau:

163
1. Tên máy cắt, đường dây , tram điện và số lần nhảy máy cắt .
2. Rơle tự động nào tác động, tín hiệu cảnh báo, ghi nhận sự cố trong bộ ghi sự
kiên trong rơle hoặc thiết bị chuyên dùng khác.
3. Tình trạng điện áp ngoài đường dây.
4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác trong trạm.
5. Thời tiết khu vực xẩy ra sự cố và các thông tin khác có liên quan .

C. Quy định xử lý sự cố đường dây trung và cao áp.


.
1- Khi máy cắt đường dây nhảy, nhân viên vận hành cơ sở phải báo cho don v?
di?u d? biết:
- Bảo vệ rơle nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các con bài nào rơi.
- Điện áp đường dây còn hay mất, số lần nhảy của máy cắt.
- Tình trạng làm việc của các thiết bị khác ở cơ sở.
- Tình hình thời tiết khu vực.
Các bước xử lý cụ thể do di?u d? ra lệnh.
2- Nếu máy cắt đường dây nhảy khi có gió b•o cấp 6 trở lên hoặc có hoả hoạn
vùng đường dây đi qua thì không phóng điện lại đường dây.
3- Cho phép phóng điện thử đường dây 2 lần (tính cả lần tự đóng lại).
4- Trong vòng 8h, kể từ lần sự cố thứ nhất những đường dây nhảy thoáng qua 3
lần đóng lại tốt thì đến lần nhảy thứ 4 không được phóng điện nữa mà phải tách
đường dây ra để kiểm tra xử lý.
5- Nếu trên đường dây có các trạm phụ tải, trước khi phóng thử phải cắt hết phụ
tải.
6- Nếu phóng thử lần thứ 2 vẫn xấu thì cho phân đoạn đường dây (tại điểm phân
đoạn đ• quy định) cho phóng điện từ phía không nghi ngờ trước. Nếu tốt làm
biện pháp an toàn đoạn còn lại giao cho đơn vị quản lý sửa chữa. Nếu đường
dây không có phân đoạn thì làm biện pháp an toàn giao ngay cho đơn vị quản lý
sau lần phóng thứ 2 xấu.
7- Đối với đường dây sự cố thoáng qua, sau khi đóng tốt KSĐH A1 căn cứ vào
tình hình cụ thể cho kiểm tra rơle bảo vệ hoặc cho kiểm tra bằng mắt đường dây
đang mang điện.
8- Đối với đường dây 35 kV khi xuất hiện sự cố chạm đất để tránh sự cố 2 điểm
chạm đất trong lưới phải:

164
- Nhanh chóng tìm biện pháp xác định điểm chạm đất thông qua các thông số
của lưới khi xuất hiện sự cố, cho các nhân viên trực trạm xem xét các thiết bị ở
thanh cái 35 kV và từ thanh cái đến hàng rào trạm.
- Lần lượt tách các thiết bị, đường dây bị chạm đất ra khỏi lưới để sửa chữa và
nhanh chóng cấp điện cho khách hàng ở đường dây không bị sự cố.
9- Để xác định chỗ chạm đất trong lưới cần thiết áp dụng các biện pháp theo
trình tự sau:
- Chia lưới ra nhiều vùng khác nhau và kiểm tra từng vùng.
- Ngay trong 1 vùng, ở các trạm có 2 hệ thống thanh góp có thể phân ra 2 vùng
cung cấp riêng biệt.
- Khi phát hiện ra vùng bị chạm đất có thể xử lý cắt lần lượt từng đường dây:
+ Cắt đường dây dài không quan trọng trước.
+ Cắt đường dây ngắn quan trọng sau.
10- Khi phát hiện đường dây bị chạm đất cho phép đóng lại 1 lần. Nếu còn
chạm đất thì cho phân đoạn xử lý.
11- Sau khi cắt lần lượt các đường dây mà không hết chạm đất thì:
- Cắt toàn bộ đường dây để kiểm tra từ thanh góp đến đầu MBA. Tiếp tục tìm
điểm sự cố.
- Nếu từ thanh góp đến đầu MBA tốt như vậy có khả năng 2 điểm chạm đất trên
cùng 1 pha ở 2 đường dây khác nhau.
Thao tác đóng từng đường dây, đường dây xấu còn lại xử lý theo quy trình.
12- Khi đường dây lệch pha 10 kV hay Icđ > 7A bắt buộc phải xử lý.

D- Quy định xử lý khi sự cố máy biến áp .

1- MBA có thể làm việc quá tải. Thời gian và mức độ quá tải phụ thuộc vào chế
độ vận hành, tình trạng từng máy và chỗ đặt máy. Khi xảy ra sự cố có thể cho MBA
quá tải nhất thời theo bảng:
Đối với MBA khô
Bội số Iqtso với Iđm 1,3 1,45 1,6 1,75 2 3
Thời gian quá tải cho phép 120 80 45 20 10 1,5
(phút)
Đối với MBA dầu
Bội số Iqt so với Iđm 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6
Thời gian quá tải cho phép 60 45 32 18 5

165
(phút)

2- Nếu máy cắt MBA nhảy sự cố do bảo vệ quá I làm việc, sau khi xác minh không có
hiện tượng gì của bản thân MBA thì có thể cho phép đóng điện lại vận hành.
3- Khi máy cắt MBA nhảy do bảo vệ rơle hơi tác động, kiểm tra khí trong MBA
không có hiện tượng gì của bản thân MBA thì có thể cho phép đóng điện lại vận hành.
4- Khi máy cắt MBA nhảy do bảo vệ rơle hơi tác động, kiểm tra khí trong MBA
không có màu sắc và không đốt cháy được, ngoài MBA không có hiện tường gì khác
thường thì có thể đưa MBA vào vận hành.
5- Khi máy cắt MBA bảo vệ so lệch tác động phải kiểm tra tình trạng cách điện nội bộ
MBA, sứ và đường cáp. Nếu không có hiện tượng gì khác thường sau khi xác minh
bảo vệ tác động sai hoặc nguyên nhân thoáng qua nào đấy thì được phép cho MBA
vào vận hành.
6- Trong trường hợp máy cắt MBA nhảy do một trong 2 bảo vệ chính hoặc do cả 2
bảo vệ chính đồng thời tác động, trước khi đưa vào vận hành phải có ý kiến đảm bảo
đủ tiêu chuẩn vận hành của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật cơ sở quản lý thiết
bị.
7- Ngoài ra mỏy bi?n ỏp ph?i du?c tỏch ra kh?i v?n hành khi x?y ra 7 tru?ng
h?p dó nờu trong Quy trỡnh v?n hành MBA ho?c ph?n Mỏy bi?n ỏp trong b?n tài li?u
này .

26. Phân tích kết cấu sơ đồ của các trạm biến áp 110kV hiện có tại Xí nghiệp,
đánh giá ƣu nhƣợc điểm ?

( Đánh giá theo từng sơ đồ cụ thể )

27. Trong các trạm biến áp thanh cái có nhiệm vụ gì, hãy phân tích từng loại
hệ thống thanh cái .

28. Quy định vận hành hệ thống tự dùng trong trạm , Vẽ sơ đồ hệ thống tự
dùng trong trạm?.

166
29. Quy định vận hành hệ thống điện 1 chiều, hệ thống điện 1 chiều cấp cho
các phụ tải nào ?

30. Quy định vận hành hệ thống ắc quy của trạm, Vẽ sơ đồ hệ thống chỉnh
lƣu cấp điện cho hệ thống một chiều và nạp cho ắc quy ?

Phần thực hành .

31. Vẽ và thuộc sơ đồ nhất thứ ở trạm anh chi đang làm việc, Ghi đầy đủ các
thông số từng thiết bị và quy định đánh số trên sơ đồ ?
32. Thực hiện khai thác các thông tin trong rơle kỹ thuật số của trạm anh chị
đang làm việc, Đồng thời khai thác các thông tin trên rơle kỹ thuột số đã trang bị
cho các trạm của Xí nghiệp ?
33. Viết phiếu thao tác tách 1 đường dây ra sửa chữa ?
34. Viết phiếu thao tác tách TU thanh cái ở trạm ra sửa chữa ?
35. Viết phiếu thao tác tách máy biến áp chính ra sửa chữa ?
36. Viết phiếu thao tác tách thanh cái 35kV, 22kV, 10kV, 6kV ?
37. Nắm vững các thủ tục và thực hiện trong phiếu công tác ?
38. Thực hành các công việc cho nhân viên vận hành trạm ?
39. Cách đặt và tháo tiếp địa di động trong tram ?
40. Thực hành thao tác đưa các loại máy cắt vào vận hành .
41. Cách đấu hệ thống quạt mát máy biến áp ?
42. Sửa chữa một số hỏng hóc đơn giản của máy ngắt ?

PHẦN VI : KỸ THUẬT ĐƯỜNG DÂY .

1. Lƣới điện truyền tải và phận phối là gì, ý nghĩa ?


Năng lượng điện từ các nhà máy phát điện phát ra có công suất rất lớn (
hàng trăm MW ), điện áp không cao khoảng 13,8kV, 10,5kV…, các nhà máy
điện thưòng nằm xa phụ tải ( đường dây truyền tai ) . Theo công thức : S = U.I .

167
Trong đó : S : Công suất tải trên đường dây .
U : Điện áp tại nguồn phát.
I : Dòng điện chạy trên đường dây .
Nếu giữ nguyên điện áp từ đầu cực của máy phát, truyền tải trên đường
dây thì dòng điện trên dây sẽ lớn . I = S/U, điều này gây tổn thất rất lớn trên
đường dây dài vì công suất tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ thuần với bình phương
của dòng điện theo công thức :
Ptn = R. I2
Trong đó : Ptn : Công suất tỏa nhịêt trên đường dây.
R : Điện trở của đường dây.
I : Dòng điện chạy trên đường dây .
Để giảm công suất tổn hao này ta có thẻ giảm R hoặc giảm I.
- Giảm R , ta có công thức :
R = ρ . l /s
Trong đó : ρ : là điện trở suất của đường dây, tùy thuộc chất liệu dây dẫn
. l : là chiều dài đường dây.
S : là tiết diện dây dẫn .

Muốn giảm R phải tăng tiết diện s lên. Việc này sẽ tăng kím loại mầu làm dây
dẫn, dây to hơn đòi hỏi cột và móng phải đủ lớn tương xứng, việc thi công khó
khăn, tăng vốn đầu tư . Trong khi R chỉ tỉ lệ thuận bậc 1 với P tn- - Giảm I : Việc
giảm I có ý nghĩa quan trong để giảm tổn thất vì P tn tỉ lệ bình phương với I. Hơn
nữa dòng điện trên dây nhỏ sẽ không cần phải tăng tiết diện dây, tiết kiệm được
kim loại mầu .
Yêu cầu đặt ra phải cung cấp công suất lớn cho phụ tải, nhưng muốn dòng
điện nhỏ phải tằn điện áp lên . U tăng bao nhiêu lần thì I giảm đi bấy nhiêu lần (
theo công thức S = U.I )
Vì vây người ta chọn phương án dùng máy tăng áp ngay tại nhà máy phát
điện để tải điện năng đi xa từ điện áp 13,8kV, 10,5kV … lên 110-220-500kV.
Lượng điện năng có công suất lớn , điện áp cao, dòng điện nhỏ này được
dẫn truyền xuyên suôt đất nước gọi là lưới điện Quốc gia, còn gọi là lưới truyền
tải .

168
Ở các phụ tải không thể tiêu thụ ngay điện năng có điện áp cao này được
mà phải có các trạm biến áp phân phối , làm nhiệm vụ giảm áp xuống 35kV,
22kV, 10kV … để cung cấp cho các phụ tải.
Hệ thống các đường dây cao thế , các trạm biến áp cao áp gọi là hệ thống
truyền tải . Các trạm biến áp giảm áp và các đường dây trung áp đến các phụ tải
gọi là hệ thống lưới điện phân phối .

2. Ranh giới quản lý giữa đƣờng dây và trạm ?


Ranh giới quản lý giữa đơn vị quản lý vận hành đường dây và đơn vị
quản lý vận hành biến thế là chỗ nối vào cầu dao phía đường dây của dây dẫn ,
tại trạm đó. Đối với dây chống sét là khóa néo của dây này trên dàn thanh cái
của trạm mà từ đó dây chống sét đi ra cột cuối của đường dây .

3. Quy định về hành lang an toàn ở các cấp điện áp ?

Hành lang an toàn của đường dây cao áp là khoảng không gian giới hạn
bởi hai mặt phẳng thẳng đứng song song với hai dây dẫn ngoài cùng của tuyến
dây, mỗi mặt phẳng cách dây dẫn ngoài cùng tương ứng với nó, tính ra phía bên
ngoài đường dây một khoảng bằng L; trong điều kiện không có gió. L là hành
lang an toàn .
Cấp điện áp : ≤ 15kV : ≤ 35kV : 110kV : 220kV
-----------------------------------------------------------------------------
L : 1m (bọc) : 3m : 4m : 7m
: 2m (trần) : : :

Hành lang an toàn đường cáp điện lực chôn ngầm là hai mặt phẳng như
trên có khoảng cách L :
+ Đất ổn định : 1m
+ Đất không ổn định hoặc lầy : 3m
+ Trong nược ở sông hồ không có tầu thuyền : 50m
+ Trong nước ở sông hồ có tàu thyền : 100m

169
Hành lang an toàn của trạm điện không có tường rào hoặc trạm điện trên
cột là vùng không gian giới hạn bởi mặt phẳng thẳng đứng tính tại từng điểm
của bộ phận mang điện của trạm, cách điểm ngoài cùng của bộ phận đó tính ra
phía ngoài trạm một khoảng L :

Cấp điện áp : ≤ 15kV : ≤ 35kV : 110kV : 220kV


-------------------------------------------------------------------------
L : 2m : 3m : 4m : 6m

4. Các hạng mục và thời gian quy định khi kiểm tra đƣờng dây ban ngày, ban
đêm ( định kỳ, đột xuất , sự cố ) ?

Các đơn vị trực tiếp quản lý đường dây phải thực hiện công tác kiểm tra
đường dây theo các quy định dưới đây :
1. Kiểm tra định kỳ ngày tối thiểu 1 tháng một lần. Nắm vững tình trạng
đường dây và những biến động phát sinh. Đối với khu vực đông dân cư, cây cối
phát triển nhanh, đường dây quá tải nặng cần tăng cường kiểm tra định kỳ 1 tuần
một lần. Khoảng thời gian và khu vực cần kiểm tra tăng cường do Phó giám
đốc Xí nghiệp phụ trách đường dây quyết dịnh .
2. Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 3 tháng một lần, nắm vững chất lượng
vận hành đường dây. Đối với đường dây đang quá tải, một tháng phải kiểm tra
đêm một lần vào giờ cao điểm, có lưu ý những chỗ tiếp xúc và dây đã bị yếu .
3. Kiểm tra đột xuất : Trước hoạc sau khi có mưa bão, thời tiết bất
thường, trước dịp lễ. Nắm vững kịp thời tình trạng đường dây nhằm khắc phục
những chô tiếp xúc xấu và những chỗ dây đã bị yếu .
4. Kiểm tra sự cố : Ngay sau khi xẩy ra sự cố kể cả sự cố thoáng qua .
Khắc phục điểm sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố để khắc phục kịp thời .
5. Kiểm tra kỹ thuật : Cán bộ lãnh đạo , cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý
đường dây và cán bộ các phòng bn Công ty được phân công quản lý vận hành
đường dây kiểm tra nắm tình hình để chỉ đạo khắc phục thiếu sót trong quá trình
vận hành và đắt kế hoạch đại tu bảo dưỡng 1 quý một lần .

170
Ngoài ra đương dây đi qua những nơi bụi bẩn, và vùng ven biển phải tăng
cường số lần kiểm tra để phát hiện chất lượng vận hành của bát cách điện ( sứ,
thuỷ tinh ) và quyết định biện phát xử lý .

5. Quy định an toàn trong công tác kiểm tra đêm đƣờng dây ?

+ Đi hai người, có đủ BHLĐ, có đèn soi đường.


+ Đi trước hướng gió.
+ Cách đường dây ít nhất 5 m.
+ Không được trèo lên cột .

6. Giải thích hiện tƣợng tăng điện áp cuối đƣờng dây khi không tải ?

Đối với các đường dây trên không hoặc dây cáp , ngoài điện trở nhiệt và
điện kháng bố trí dọc theo dây dẫn còn có các tụ điện hình thành theo nguyên
tác :
- 3 tụ điện giữa pha với đất .
- 3 tụ điện giữa từng cặp dây pha.
Ta có mô hình đường dây :
Xét về tác dụng đối với điện áp đường dây, có thể mô hình hóa cho 1 pha.

R X

C/2 C/2

Tính chất của r và x là gây ra độ sụt áp khi có dòng điện tải đi qua,
thường làm giảm dần điện áp trên dường dây, tính từ đầu nguồn về cuối đường
dây .

171
+ Tính chất của tụ là cung cấp công suất phản kháng Qe cho đường dây, Qe
không phụ thuộc vào dòng điện tải đi trên đường dây mà phụ thuộc vào điện áp .
Qe = U2Cω
Đường dây càng dài, C càng lớn, điện áp càng cao, U2 càng lớn, do đó
công suất phản kháng do tụ phát ra trên đường dây càng lớn .
Khi không tải, trên đường dây chỉ có công suất phản kháng do tụ phát lên,
trên đường dây thừa công suất phản kháng nên làm tăng điện áp. Điện áp ở mỗi
điểm càng phía cuối đường dây càng lớn dần lên .

7. Tiêu chuẩn vận hành của cột, chuỗi sứ, dây dẫn, dây chống sét ?
a. Cột :
+ Cột sắt :
- Sai lệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và ngang tuyến không quá
1/200 chiều cao cột . Độ nghiêng dọc và ngang tuyến của xà không quá 100mm
chiều dài xà với khoảng cột 200m; độ lệch 200mm với khoảng cột 200-300m.
Còn nếu khoảng cột > 300m thì độ lệch là 300mm.
- Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến là 100mm chiều dài xà.
- Bộ phận của cột không bi ăn mòn, rỉ không quá 20% tiết diện ngang .
+ Cột bê tông cốt thép .
- Sai lệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và ngang tuyến không quá
1/200 chiều cao cột không quá 1/150 chiều cao cột .
- Độ lệch tim tuyến nhô ra ngang tuyến với khoảng cột là 200m là 100mm. Nếu
khoảng cột > 200m thì độ lệch tim tuyện là 200mm.
- Độ nghiêng của xá so với mặt phẳng nằm ngang là 100mm chiều dài xà..
- Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến là 100mm chiều dài xà.
b. Cách điện :
- Khi kiểm tra bên ngoài nếu thấy bề mặt cách điện bị rạn nứt, cách điênj sứ bị
rạn nứt, mặt cách điện có vết bẩn rửa không sách, chóp bát sứ cách điện bị nứt
hoặc lỏng, bị vết đánh lửa, ty bị rỉ đến 10% tiết diện ngang, trục tâm cáh điện bị
vèo phải thay cách điện khác .
- Độ lệch chuỗi cách điện đỡ dây dẫn so với phương thẳng đứng không quá
15%.

172
- Bát cách điện sứ bị mẻ 1,2cm trở xuống và không có vết nứt thì có thể tiếp tục
cho vận hành .
- Đường dây 110kV cho phép vận hành khi vỡ 2 bát trong chuỗicách điện đỡ 7
bát . Vỡ đến 2 bat trong chuỗi cách điên néo gồm 8 bát .
- Ở nơi nhiều bụi bẩn phải dùng loại bát cách điện loại đặc biệt chịu ăn mòi và
bụi bẩn hoặc tăng cường bát cách điện.
- Ở những nơi gần nhà máy hóa chất, xi măng, ven biển… cần lưu ý các phụ
kiện, khóa néo khóa đỡ ty bát cách điện… phải sơn chịu axít …
c. Dây dẫn :
- Khi dây nhôm đứt trên 17% cần phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại.
Nếu lõi thép bị tổn thương không kể sổ sợi nhôm đứt bao nhiếu phải cắt đi nối
lại .
- Dây chống sét bị đứt trên 17% phải cắt đi nối lại.
Quy định như sau :
Số lượng sợi đứt : 1-4 . Biện pháp xử lý là quấn dây bảo dưỡng chỗ sợi đứt.
Số sợi đứt trên 4 sợi . Biện pháp xử lý là dùng ống vá ép.
- Trong mỗi khoảng cột, mỗi dây cho phép một mối nối, mối nối không được
đặt chỗ võng nhất, cách khóa đỡ kiểu trượt không nhỏ hơn 25m. Những khoảng
vướt đường ôtô, đường sắt, phố , vượt sông… không được có mối nối .
- Đo nhiệt độ mối nối quy định như sau :
Đo 1 năm / 1 lần khi đường dây mang tải cao.
Đo 3 tháng /1 lần khi đường dây đang quá tải.
- Khi độ chênh nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 15 0C phải
đo 3 tháng 1 lần và có kế hoạch bảo dưỡng.
d. Tiếp địa :
- Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng bu lông,
phải được cạo rỉ và không được sơn tại chỗ tiết xúc . Phần ngầm nằm trong đất
phải hàn và không được sơn .
- Điện trở tiếp địa không lớn hơn trị số quy định trong thiết kế và quy phạm . Để
đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây cách trạm khoảng 2km trị số điện trở
phải dưới 10Ω .
- Điện trở tiếp địa của cột được đo khi tách dây tiếp địa ra khỏi cột. Cứ 2 năm đo
điện trở tiếp địa 1 lần. Trường hợp trị số điện trở tiếp địa của cột cao quá phải

173
bổ xung để trị số bằng hoặc nhỏ hơn quy định . Trường hợp sét đánh làm vỡ sứ
phải đo điện trở tiếp địa của cốt này .

8. Công dụng của các phụ kiện trên đƣờng dây 110kV ?
+ Chuỗi sứ : Đỡ sức nặng của dây dẫn và lưc của gió, cách điện dây dẫn với xà .
+ Khóa dây :
- Khóa đỡ : Liên kết dây dẫn, dây chống sét vào chuỗi sứ để đỡ đường dây trong
khoảng cột, bụng lèo, giữ chặt chuỗi sứ cố định ở một điểm trên dây dẫn.
- Khóa néo :Cố định khoảng néo của dây dẫn, dây chống sét vào chuỗi sứ cằng.
+ Armour rod : Lớp cuốn bảo vệ dây dẫn, dây chống sét ở điểm mắc vào khóa
đỡ, tránh sây sát, gẫy khi dây bị rung.
+ Tạ chống rung, lèo chống rung : Hạn chế biên độ rung ( dọc ) của dây dẫn,
dây chống sét ở kế cận vị trí bắt khóa .
+ Sừng hồ quang, vòng hồ quang : Bảo vệ chuỗi sứ tránh :
- Phóng điện qua chuỗi sứ do quá điện áp .
- Phóng điện cục bộ chuỗi sứ do phân bố điện áp không đều trên từng sứ.
+ Sứ phân cách dây chống sét : Cách ly về điện, ở điều kiện bình thường giũa
dây chống sét và chi tiết kim loại của cột ( nối đất ) , giảm tổn thất do cảm ứng
điện từ vì có dòng qua dây dẫn, trong điều kiện bình thường

9. Đƣờng dây ( cột, dây dẫn ) tải điện thông thƣờng chịu những lực tác dụng
nào ?
+ Cột :
- Lực gió lên chính bản thân cột, xà .
- Trọng lượng bản thân của phần trên tác dụng lên phần dưới.
- Trọng lượng sứ, dây dần, phụ kiện, kể cả người công tác.
- Lực giá tác dụng lên dây dẫn, sứ và phụ kiện truyền đến điểm treo, tạo momen
lật.
- Lực kéo của các dây chằng .
- Lực giữ chống lật của móng , đất lấp móng .
- Lực căng của dây dẫn, dây chống sét, tác dụng lên khóa néo ( các cột néo dây,
néo thẳng, néo góc, cột hãm cuối )
+ Dây :
- Trong lượng bản thân, tạ chống rung .

174
- Lực đàn hồi kéo dây căng .
- Lực gió thổi ngang tác động lên mặt dọc dây, làm căng dây dẫn .
Tác dụng rung dọc do nhịp gió ( lực nâng )

10. Liệt kê các loại cột hiện có trên đƣờng dây tải điện ?
Phân loại cột theo :
a. Vật liệu :
- Cột tháp sét mạ kẽm.
- Cột bê tông cốt thép .
- Cột bê tông ly tâm.
- Cột ống théo mạ kẽm.
- Cột thép hình I mạ kẽm .
b. Vai trò của cột trên tuyến :
- Cột đỡ thẳng, cột đỡ góc .
- Cột đỡ vượt.
- Cột đỡ giao chéo .
- Cột néo thẳng .
- Cột căng góc.
- Cột dừng .( cột cuối )
- Cột hãm vượt sông .

11. Cho biết vai trò các loại cột : đỡ thẳng, đỡ góc, néo thẳng , néo góc, đỡ
vƣợt, dừng?

+ Cột đỡ thẳng : Phân đoạn trọng lượng của dây dẫn, dây chống sét trong
khoảng néo , giảm độ võng trong khoảng néo, dây dẫn và dây chống sét được
giảm biên độ giao động ngang của dây giữa hai cột néo.
+ Cột đỡ góc : Tác dụng đỡ, đồng thời tạo ra góc lái cho tuyến dây trong
khoảng néo nhỏ .
+ Cột néo đứng : Kết thúc khoảng néo phù hợp với lực căng cho phép của dây
dãn, dây chống sét .
+ Cột néo góc : Lái góc tuyến dây và chịu lực căng của toàn bộ khoảng néo .
+ Cột đỡ vượt : Tạo độ cao để dây dẫn và dây chống sét vượt qua chứơng ngại.
Thường là loại đỡ thẳng .

175
+ Cột dừng : Hoặc cột cuối, chịu tác dụng lực căng không đối xứng, chủ yếu là
ở một phía, kết thúc đường dây. Cột hãm vượt sông có thể xem như cột dừng .

12. Vì sao khoảng cách các cột và độ cao các cột không đều nhau ?

Khoảng cách các cột và độ cao các cột không đều nhau, nguyên nhân cơ
bản là do địa hình tuyến đường dây đi qua, trong khi yêu cầu về khoảng cách từ
phần mang điện ( dây dẫn ) đến mặt đất phải tuân theo mức quy định tối thiểu
ứng với từng cấp điện áp. Ngoài ra :
- Khoảng cách tối đa giữa hai cột đỡ hoặc cột đỡ đến cột néo, tính với dây dẫn,
dây chống sét đã cho là xác định ( khoảng cột tới hạn ) theo điều kiện gió và
nhiệt độ môi trường .
- Cột néo, cột hãm, cột dừng thường thấp để chống uốn , chống lật tốt .
- Cột đỡ thường cao do treo dây cao để tăng khoảng cách an toàn đến đất - Việc
bố trí các pha trên cột cũng ảnh hưởng đến độ cao của cột, căn cứ yêu cầu
chống sét và khoảng cách tối thiểu đến đất: 3 pha nằm ngang, 3 pha tạo thành ∆

13. Liệt kê các phụ kiện trên cột dừng ( cột cuối )?
Cột dừng là cột kết thúc đường dây, có thể là cột tháp, cột bê tông cốt
thép, nhưng đều là loại cột néo ( góc, thẳng ). Các loại phụ kiện gồm :
- Thân cột, nối đất cột.
- Xà dây điện, nối đất xà .
- Xà hoặc mũ chống sét, nối đất chống sét .
- Dây chằng đối với cột bê tông.
- Sứ cách điện 3 pha: Chuỗi sứ và các phụ kiện như móc treo sứ, sừng hồ quang

- Dây dẫn 3 pha : Khóa néo, tạ chống rung, lèo dây dẫn, khóa đỡ lèo nếu có
chuỗi sứ đỡ lèo .
- Dây chống sét và phụ kiện gồm : Khóa néo, lèo chống sét, tạ chống rung, sứ
phân cách và mỏ chống sét .

14. Cột bị nghiêng ( dọc tuyến, ngang tuyến ) làm thế nào để nhận biết ?
- Đối với cột bê tông ly tâm, ống sắt mạ kẽm: Dùng dây dọi để kiểm tra.

176
- Đối với cột tháp sắt :
+ Để kỉêm tra nghiêng do lún móng không đều ta dùng nivô để đo độ
chênh cao của các mặt móng .
+ Để kiểm tra nghiêng do lắp sai, lắp thiếu chi tiết cột hoặc bị tháo mất
một số chi tiết hoặc cột bị biến dạng do tác động một lực quá mạnh; Sơ bộ có
thể dùng dây dọi đối chiếu độ lệch của điểm tâm cột giữa các mặt cắt ngang
thân cột trên từng đoạn thân.
Để đánh giá chính xác độ nghiêng, chỉ có thể dùng máy quang trắc
chuyên dùng .

15. Công dụng của bộ chằng néo cột? Thƣờng xử dụng cho loại cột nào ?
- Bộ chẳng néo cột có công dụng chính là giữ thăng bằng cho cột :
+ Khử lực tác dụng lên cột, trong điều kiện vận hành bình thường, do
tổng hợp các lực căng tác dụng lên cột từ các phía không cân bằng..
+ Khử lực phát sinh do sự cố ( đứt dây,đổ cột ở khoảng kề bên ) hoặc
trong quá trình thi công sửa chữa( căng dây, hạ dây ) lànm phát sinh lực kéo
không thăng bằng lên cột.
+ Chống đổ , lất cột ở vùng đất yếu , cột cao.
- Thường sử dụng bộ chằng néo cho các loại cột :
+ Căng góc, căng thảng, đỡ góc ( trường hợp đầu ).
+ Đỡ vượt , đỡ thẳng ( trường hợp sau )

16. Công dụng của móng cột điện? Các lực tác dụng lên móng cột điện ?
+ Công dụng :
- Chịu lực nén thẳng đứng do trọng lượng cột và dây .
- Đảm bảo trọng lực và độ nén chống nhổ, bật cột .
- Chống rỉ và các bộ phận chôn dưới đất .
+ Các dạng lực tác dụng :
- Lực nén thẳng đứng, hoặc ngược lại lực nhổ thẳng đứng.
- Momen lật dọc và ngang tuyến .
- Lực nén ngang do độ nén của đất quanh móng .

177
17. Các biện pháp chống lún cột điện, chống lật cột và chống nhổ móng néo ?
+ Chống lún : mặt chân đế đủ lớn để phù hợp tải trọng theo hướng thẳng đứng
và điều kiện địa chất . Có thể dùng bản đế chế tạo sẵn, đúc móng bê tông mặt đế
rộng, dùng đà cản.
+ Chống lật :Lực kéo ngang hay dọc không cân bằng phải được khử bằng biện
pháp bổ xung : Móng sâu, mặt cắt dọc lớn, dùng chằng néo thích hợp. Diện tích
và hướng bố trí đà cản chống lún cũng còn có tác dụng chống lật .
+ Chống nhổ móng néo : Quan trọng nhất là góc tạo với mặt đất của dây néo.
Góc càng nhỏ càng khó bị nhổ. Như vậy vị trí néo phải xa cột. Yếu tố khác là độ
sâu đặt neo, độ lớn của phần diện tích neo vuông góc với dây neo và lực nén của
đất quanh neo phải lớn .

18. Các loại dây pha và các cỡ đai ép hiện có trên lƣới điện, giải thích ý
nghĩa các loại dây pha ?

Dây dẫn và đai ép đều có ký hiệu. Kỹ hiệu này không giống hau với các
tiêu chuẩn kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng . Trên lưới điện hiện nay dùng
nhiều mã dây khác nhau, theo các tiêu chuẩn khác nhau. Các nhóm dây chủ yếu
là :
- Tiêu chuẩn IEC : Mỹ , Nhật.
- --------- JIS : Nhật.
- ------ Nga : ГOOCT
- Theo tiêu chuẩn Viết nam : Dây do Việt nam sản xuất hay đặt hàng từ
Hàn Quốc . Thông thường là :

----------------------------------------------------------------------------------------
Ký hiệu dây : Tiết diện : Đường kính : Đai ép : Dòng điện
: mm2 : mm2 : mm2 : A
: AI : St : AI : T.bộ : St : T.bộ :
---------------------------------------------------------------------------------------
ACSR397,5MCM-26/7 201,3 32,9 7,3 19,85 16 38 580
ACSR397,5MCM-30/7 201,3 47,2 8,76 20,5 20 38 580

178
ACSR477MCM-26/7 241,6 65,4 10,3 22,8 20 38 610
ACSR 795MCM-26/7 410 67,35 10,5 28,5 24 18 900
ACSR330/72 326,8 52,8 9,3 25,3 17,5 36,5 651
AC120/20 115 22 6,0 15,2 380
AC150/26 148 26,6 6,6 17 450
AC185/29 181 34,4 6,9 18,8 510
------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Cỡ đai
ép
chính xác nhất là tính theo kích thước của ống ép , bởi đai ép do các nước khác
nhau chế tạo có thể cùng cỡ nhưng ký hiệu khác nhau.
Ví dụ : Đai 6014SH tương đương đai AE- 24
Ý nghĩa ký hiệu dây dẫn :
Theo JIS hay ATSM : ACSR-s MCM a/b
ACSM : Nhôm lõi thép.
S : Là một số, s-MCM tiết diện phần nhôm của dây
MCM Đơn vi đo diện tích dây. Gần đúng 1MCM = 0,5065mm2
a : Số sợi nhôm thành phần cuốn thành dây.
B : Số sợi thép thành phần.
Theo tiêu chuẩn Nga AC- s1/s2
AC : Dây nhôm lõi thép .
s1 : Tiết diện nhôm ( mm2)
s2 : Tiết diện thép ( mm2)
Ngoài ra sau AC còn thêm kí hiệu KΠ, 2K, O để mô tả đặc điểm dây : Tăng
cường lõi thép, giảm nhẹ, bảo vệ chống rỉ, mặn …

19. Dây nhôm lõi thép, công dụng của thép và nhôm ?
Đường dây cao áp ( thường từ 35kV ), dây dẫn hầu hết sử dụng dây nhôm
lõi thép ( AC… ). Dây này gồm :
+ Phần lõi thép đặc ở bên trong được xoán bằng 7 sợi thép có đường kính
mỗi sợi từ vài ly đến 4 hay 5 ly ( mm). Đây là loại thép tốt, cứng chịu kéo lớn
đến 100 kg/mm2 . Mỗi sợi thép được mạ kẽm để chống rỉ, cứng . Lõi thép có thể
được bôi mỡ, bọc vải nhúng mỡ hoặc bọc bằng nhựa mỏng để tăng độ bền
chống tác động ăn mòn hóa học của môi trường .

179
+ Bên ngoài lõi thép là lớp dây nhôm, cũng được bện xoắn từ những sợi
nhôm nhỏ giống nhau ( 18, 26, 30, sợi ). Sợi nhôm có độ tinh khiết cao ( trên
99% nhôm ).
Công dụng chủ yếu :
+ Thép : Tạo ra độ bến cơ học cần có cho dây dẫn để chịu lực căng khi
dây được treo trên cột, bị căng kéo trong quá trình thi công .
+ Nhôm : Dẫn điện .
Tuy nhiên lớp nhôm cũng góp phần chịu lực nhưng bé, cũng như lõi thép
cũng có khả năng dẫn dòng nhưng bé không đáng kể, còn do hiện tượng mặt
ngoại trong mạng điện xoay chiều ( AC ).
Thép nhôm đều sử dụng dạng bện xoắn từ nhiều sợi nhỏ nhằm tạo khả
năng linh động ( dễ uốn ) của dây, thuận tiện vận chuyển thi công .

20. Liệt kê các loại dây chống sét hiện có trên đƣờng dây tải điện ?

Mã hiệu dây Tiết diện mm2 Số sợi thép Đường kính dây
mm
St.22 21,99 7 6
St.38 37,1 7 7,8
St.70 67,35 7 10,5
St.90 88 7 12
TK.50 48,26 7 9,2

Ngoài ra hiện nay trên đường dây 110kV trở lên người ta dùng dây chống
sét - cáp quang để làm dây chống sét đồng thời sử dụng là đường cáp quang
phục vụ cho thông tin và truyền số liệu .

21. Cho biết khoảng cách đến đất của dây dẫn theo cấp điện áp và vùng dân
cƣ ?
a.Vùng đông dân cư : Thành phố , thị trấn, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp
nông nghiệp, bến đò, cảng, nhà ga, bến xe ôtô, công viên, trường học, khu vực
xóm làng … đông dân hoặc sẽ phát triển trong thời gian 5 năm tới theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt .

180
Điện áp ( kV ) 66kV 110kV 220kV
Khoảng cách đến đất m 7 7 8

b. Vùng ít dân cư : Những nơi không có nhà cửa mặc dù thường xuyen có người
đi lại và các xe , máy nông nghiệp, lâm nghiệp, vận tải qua lại, các vùng đồng
ruộng, đồi trồng cây công nghiệp, vườn rau, vườn cây trồng, nơi có nhà ở thưa
thớt , các công trình kiến trức tạm thời …

Điện áp ( kV ) 66kV 110kV 220kV


Khoảng cách đến đất m 5,5 6 7

c. Vùng khó qua lại : Những nơi các xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, vận tải
không thể qua lại.

Điện áp ( kV ) 66kV 110kV 220kV


Khoảng cách đến đất m 5,5 6 7

d. Vùng khó đến : Nơi người đi bộ khó đến .


Vùng rất khó đến : Mỏm đá, tảng đá, dốc núi …

Điện áp ( kV ) 6,6kV 110kV 220kV


K/C đến đất khó đến 4,5 5 6
K/C đến đất rất khó qua lai 2,5 3 5

22. Vì sao phải nối đất lƣu động ?

Nối đất dây dẫn trên đường dây đã được cắt điện để công tác ( nối đất lưu
động ) vì sau khi đã cắt điện, đang công tac, dây dẫn có thể bất ngờ mang điện
áp từ các nguyên nhân sau :
- Thao tác nhầm ở các trạm nối vào đường dây ( trạm có nhiều tuyến cùng cấp
điện áp, phương tiện thông tin kém, do đổi ca … )

181
- Dây dẫn và cả dây chống sét của đường dây đang công tác chịu tác dụng của
cảm ứng điện từ do đường dây đang vận hành trong các đường dây đi gần, song
song hay giao chéo với nó .
- Dây dẫn ( và dây chống sét ) chịu tác dụng của hiện tượng hưởng ứng ( cảm
ứng tĩnh điện ) của các đám mây bên trên đường dây, nhất là khi trời âm u .
Nối đất lưu động tạo các điểm nối đất cho dây dẫn để giải phóng điện áp
trên dây gây bởi các nguyên nhân trên, các dây dẫn phải được nối một cực nối
đất bảo đảm .

23. Cho biết góc bảo vệ của dây chống sét ( cho 1 dây, cho 2 dây )

Theo quy phạm trang bị điện cho hệ thống có điện áp từ 220kV trở xuống.
+ Đường dây có một dây chống sét bảo vệ. Góc bảo vệ không quá 300.
+ Đường dây có hai dây chống sét bảo vệ. Góc bảo vệ không quá 200.

24. Tại sao có đƣờng dây lại phải dùng 2 dây chống sét, 1 dây chống sét,
khoảng cách ngắn nhất giữa dây dẫn và dây chống sét ?
Trên các đường dây có điện áp từ 110kV trở lên có thể đắt 1 hoặc hai dây
chống sét tuỳ theo góc bảo vệ đường dây hoặc bố trí dây dẫn các pha trên đường
dây . Việc chọn một hoặc hai dây chống sét phải thoả mãn các yêu cấu sau :
+ Ở đường dây điện áp cao ( thường 220kV trở lên ) do khoảng cách giữa
các pha, giữa pha và cột rất lớn nên để cột không quá cao, tối ưu là bố trí ba
phần nằm ngang nếu dùng một dây chống sét ( góc bảo vệ yêu cầu ≤ 30 0 ) thì
chóp chống sét rất cao, khó đảm bảo bền vững cho cột, nên người ta đặt hai dây
chống sét ( yêu cầu góc bảo vệ ≤ 200 ) cho phép giảm đáng kể độ cao của chóp.
+ Trên đường dây có hai dây chống sét 3 pha nằm ngang , khoảng cách
tối đa giữa chúng không quá 5 lần khoảng cách giữa dây chống sét với dây dẫn .
+ Khoảng cách thẳng đứng giữa dây chống sét và dây dẫn ở bất kỳ vị trí
nào trong khoảng cột hay ngay tại cột đều phải đảm bảo góc bảo vệ theo yêu
cầu .
Riêng trong khoảng cột thì khoảng cách tối thiểu xác định như sau :
K/Cột 100 150 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1200 1500
(m)

182
Kcách 2 3.2 4 5.5 7.5 8.5 10 11.5 13 14.5 16 18 21
tối
thiểu
(m)
Đường day 110kV ở miền núi, khoảng cách tối thiểu có thể giảm đến
50% khoảng cách trên, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách pha - pha .

25. Giải thích hiện tựơng sét đánh vào dây dẫn ?

Có hai nguyên nhân sét đánh vào đường dây có dây chống sét trong khi
bảo vệ đủ yêu cầu về góc bảo vệ :
+ Một tỷ lệ rất nhỏ số lần sét đánh trong khu vực lọt qua vùng bảo vệ của dây
chống sét, đánh thẳng vào dây dẫn ( mức đảm bảo của dây chống sét không phải
đảm bảo 100% ).
+ Sét thực sự đánh vảo dây chống sét, nhưng dây dẫn vẫn bị sét do : Trị số điện
trở nối đất cột lớn. Khi dòng sét đánh vào dây chống sét, nó sẽ truyền theo kết
cấu nối đất : Dây chống sét- Nối đất dây chống sét - dọc theo cột - nối đất cột -
ra khắp vùng trong đất . Trên các điện trở, đường đi của dòng sét sẽ tạo ra độ rơi
điện áp xung bằng Isét.Rtđxung . Nếu độ rơi điện áp này lớn hơn khả năng chịu
điện áp xung của chuỗi sứ, sẽ có hiện tượng phóng điện ngược từ kết cấu nối đất
của cột ( thân cột sắt, cánh xà có nối đất ) vào dây dẫn đi qua sứ ( xuyên thủng
cục bộ một số sứ hoặc chỉ phóng điện bề mặt ) . Sau dòng sét đó sẽ có dòng
xoay chiều ( AC ) kế tục, có thể tạo nên sự cố chạm đất 1,2 hay 3 pha .

26. Tại sao mặt trong của sứ lại lõm vào và có những đƣờng cong nhấp nhô ?
+ Mặt trong của sứ được chế tạo lõm vào để đảm bảo nước mưa dưới một góc
nghiêng lớn nhất cũng không làm ướt mặt trong của sứ . Như vậy mặt trong của
sứ luôn khô ráo .
+ Mặt trong của sứ có những đường cong nhấp nhô đồng tâm nhằm làm tăng
chiều dài phóng điện bề mặt men theo mặt sứ . Ngoài ra các đường cong lồi
đồng tâm có tác dụng tăng độ bền cơ của lá sứ, như tác dụng của các gân tăng
cường .

183
27. Vì sao trong những cơn mƣa đầu mùa ta thƣờng thấy trên bề mặt ngoài
của sứ bị phóng điện chớp tắt ?

Trong mùa khô, mặt sứ bị nhiễm bụi bẩn tích luỹ. Lớp bụi khô không dẫn
điện. Khi bắt đầu có mưa, mưa đầu mùa không đủ làn trôi hết bụi bẩn nay mà
làm trên mặt sứ hình thành những đốm bụi ẩm. Bụi ẩm dẫn điện tạo ra phóng
điện bề mặt. Khi bụi ẩm dẫn dòng điện, tác dụng nhiệt của dòng điện làm bụi
khô trở lại, không dẫn điện nữa. Tiếp tục mưa nhỏ thì bụi lại ẩm, lại dẫn điện, lại
khô đi và lại tiếp tục như vậy… tạo nện hiện tượng phóng điện chớp tắt trên mặt
sứ .

28. Tại sao có vài nơi phƣơng của chuỗi sứ nghiêng ( không vuông góc ) so
với mặt đất ?

+ Do mục đích thiết kế , xây dựng : Chuỗi sứ căng, chuỗi sứ đỡ góc


+ Do bố trí : Các chuỗi sứ đỡ tại vị trí chuyển vị tương đối của dây dẫn : từ ba
pha nằm ngang sang ba pha thảng đứng hay tam giác …
+ Do thi công : Tại một số vị trí cột đỡ, trong quá trình căng dây, mắc khoá đỡ,
đơn vị thi công không đủ đảm bảo hướng chuỗi sứ đỡ vuông góc với mặt đất .
+ Do tác dụng làm lệch ngang tuyến của gió. Tình trạng này chỉ xẩy ra tạm thời
khi có gió mạnh và tương đối đều giữa các pha .
+ Do cột lệch ngang, dọc tuyến,do đứt dây chừng hay lún móng .
+ Do xoay xà, nghiêng cột, lực căng không đều giữa các khoảng cột, do đường
dây đang xẩy ra đứt dây, nghiêng hay dổ cột, hoặc sau sự cố đó, việc khôi phục
không đạt nguyên trang ban đầu .

29. Cách nhận biết cấp điện áp của 1 đƣờng dây tải điện đang vận hành ?
Số bát sứ trong một chuỗi sứ trên đường dây tuỳ thuộc vào các yếu tố
sau :
- Loại bát sứ : Độ bền điện của sứ .
- Loại cột : Cột gỗ, bê tông cốt thép, cột kim loại, cột đỡ hay căng
- Độ cao của vị trí đường dây so với mực nước biển ( so với độ cao
1000m )

184
- Mức độ nhiễm bẩn của môi trường nơi đoạn đường dây đi qua .

Do những điều kiện trên, ở cùng một cấp điện áp, số lượng sứ trong một
chuỗi sứ có thể không giống nhau giữa các đường dây, giữa các vị trí cột khác
nhau hay khu vực khác nhau trên cùng một đường dây . Tuy nhiên giữa cấp
điện áp này với cấp điện áp khác thì số lượng sứ có cách biệt rõ nên phân biệt
không quá khó .

Cấp điện áp đường dây 35kV 66kV 110kV 220kV


Số lượng sứ / chuỗi 3-4 5-6 7-9 11-16

30. Tại sao có cột có 1 chuỗi sứ có cột có 2 chuỗi sứ song song trên một pha ?

Số chuỗi sứ đơn, đôi trên một pha tuỳ thuộc vào :


- Độ bền cơ của loại sứ đang sử dụng, sao cho đảm bảo chịu được tải trọng quy
định tác dụng lên chuỗi sứ tại vị trí đó, phù hợp với công dụng của cột đó :
chuỗi đỡ vượt, chuỗi sứ căng.
- Do kết cấu của cột, ví dụ chuỗi sứ hình V trên đường dây 500kV, nhằm giữ vị
trí các pha không chao đảo lệch trong lòng cột và thoat nhanh mưa, ẩm trên
chuỗi sứ .

Chuối sứ đôi thường dùng ở các vị trí sau :


- Cột đỡ khoảng vượt quan trọng , dài hơn nhiều so với khoảng cột trung bình ,
hoặc khoảng cột có độ chênh cao giữa các cột quá lớn . Nói chung chuỗi sứ đôi
làm tăng khả năng chịu lực ở những vị trí chịu tải năng bất thường .
- Cột căng : Có trường hợp dùng chuỗi sứ đơn nhưng phải tăng cấp chịu lực của
sứ so với sứ trên cột đỡ. . Ví dụ : Sứ cột đỡ : 7T, sứ cột căng : 12T, hoặc 16T
.Còn dùng chuỗi sứ đôi : 2x7T, 2x12T …phù hợp với lực căng tính toán tác
dung lên cột .

31. Chọn loại sứ cách điện ở vùng nhiễm bẩn, thực hiện nhƣ thế nào ?

185
Vùng nhiễm bẩn cao, để tránh hiện tượng dò điện, phóng điện bề mặt
chuỗi sứ, chọn cách điện như sau :
+ Loại có tăng cường, dùng cho vùng bụi bẩn: phần sứ ( thuỷ tinh, gốm )
của cách điện cao hơn, có gấp nếp xuống thập hơn để che kín hơn mặt trong sứ
và kim loại ( ty sứ) kéo dài đường phóng điện bề mặt ( ví dụ : sứ ПC70E của
Nga, NGK- FOGTYPE của Nhật ).
+ Chuỗi cách điện có số lượng sự nhiều hơn tiêu chuẩn ứng với cấp điện
áp : 1 hay 2 bát sứ, để tăng chiều dài phóng điện bề mặt chuỗi sứ và để dự
phòng có hư hỏng 1- 2 bát sứ .
Vùng có tác nhân ăn mòn hoá học mạnh : Chọn loại sứ cách điện có cấu
tạo đặc biệt ở phần gần ty sứ ( vòng kẽm bạc ngoài ty sứ ) hoặc sử dụng cách
điện dùng nguyên liệu đặc biệt : composit, sợi thuỷ tinh … không có kim loại dễ
bị ăn mòn .

32. Đƣờng dây có cấp điện áp110kV vận hành 35kV có đƣợc không ?

Đường dây có cấp điện áp 110kV thì các yêu cầu về cách điện pha- pha,
pha - đất các khoảng cách giao chéo, hành lang đều đạt yêu cầu về kỹ thuật dành
cho đường dây 35kV nên có thể vận hành 35kV . Tuy vậy để giảm sóng sét đi
vào trạm 35kV, người ta cần nối tắt các chuỗi sứ ở các pha sao cho phù hợp với
số bát sứ ở đường dây 35kV cho phù hợp với tiêu chuẩn ở một số cột trên toàn
tuyến .
Tuy nhiên lúc này khả năng tải của đường dây sẽ giảm xuống theo quan
hệ công suất cực đại S35max = ( 35/110).S110max
Đồng thời khi tải cùng công suất thì tổn thất trên đường dây sẽ tăng lên .

33. Đƣờng dây có cấp điện áp thấp hơn 110kV vận hành điện áp 110kV phải
thực hiện các biện pháp gì ?

+ Chuỗi sứ : thêm sứ cho phù hợp với cấp điện áp 110kV.

186
+ Xà : Thay xà dài hơn hoặc nối dài xà để đảm bảo khoảng cách pha-pha,
pha-cột ( nằm ngang ), về khoảng cách thẳng đứng phải hạ thấp xà để đảm bảo
khoảng cách pha-pha thẳng đứng và góc bảo vệ chống sét .
+ Cột : Do hai công việc trên cần thiết phải tăng cao cột ở một số vị trí để
đảm bảo khoảng cách dưới cùng đến mặt đất . Cột cao hơn phải xem xét lại khả
năng chịu đựng của các chằng néo cho phù hợp .
+ Dây dẫn : Do việc thêm sứ, nhất là chuỗi sứ căng, độ võng dây dẫn sẽ
căng không đều, có thể làm lệch, nghiêng sứ, dây dẫn giảm lực căng có thể làm
biên độ chao lệch do gió tăng lên nên cần phải căng lại dây dẫn, rời các vị trí
khoá đỡ , khoá néo, buloong và thay khoá néo ép .

34. Các hồ sơ cần thiết khi nghiệm thu quản lý đƣờng dây ?
Khi nghiệm thu đưa đường dây vào vận hành, đơn vị quản lý vận hành
cần có các tài liệu sau :
1. Văn bản luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được xét duyệt.
2. Văn bản về nhiệm vụ thiét kế, thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, những
bản giải trình thuyết minh kết quả tính toán kinh tế kỹ thuật, giải trình kết quả
tính toán về ảnh hưởng công trình đường dây và các công trình có liên quan, (
giao thông, bưu điện , quốc phòng ), tài liệu khảo sát địa chất.
3. các biên bản xác nhận về kỹ thuật thi công các hạng mục : Phần ngầm,
phần nối, kéo dây.
4.Các biên bản thí nghiệm các thiết bị có liên quan. Tài liệu kỹ thuật các
thiết bị trên do nhà chế tạo cấp.
5. Cấc biên bản kiểm tra khảng vượt, khoảng giao chéo.
6. Các văn bản thay đổi thiết kế và bản vẽ kèm theo.
7. Các văn bản cấp đất, đền bù hoa mầu, tài sản của các cơ quan và nhân
dân trên dọc hành lang bẻo vệ đường dây.
- Các bản vễ, biên bản, tài liệu liên quan đến nhà cử, công trình còn tồn tại trong
hành lang bảo vệ đường dây.
- Các hồ sơ liên quan đến tiêu chuẩn an toàn của đường dây và nhà cửa ( theo
các nghị định của nhà nước.
8. Biên bản thống kê các thiết bị đường dây, các công trình phụ, những
dụng cụ, nguyên vật liệu , thiết bị dự phòng .

187
9. Tài liệu hoàn công và các văn bản liên quan .

35. Công dụng của tạ bù trên đƣờng dây ?

Tạ bù là một khối nặng được treo trên đường dây tại vị trí khoá đỡ . Tạ bù
có các công dụng sau :
- Một số vị trí cột đỡ thẳng, trong quá trình thi công định vị thiếu chính xác nên
lệch ngang tuyến , điều này làm cho một pha ngoài cùng sẽ bị đưa gần thân cột,
trong điều kiện bình thường. ( Sứ lệch ngang tuyến ). Để giảm độ lệch này, giữ
cho khoảng cách pha - cột đủ an toàn, người ta đặt tạ bù để kéo chuỗi sứ thành
gần thẳng đứng .
- Một số cột nằm ở vị trí thấp hơn nhiều so với hai cột liền kề nên dây dẫn có xu
hướng bị kéo lên cao ở vị trí khoá đỡ, điều này có thể làm cong chuỗi sứ đỡ,
giảm khoảng cách pha - xà hoặc pha - cột, đồng thời làm dây dễ rung. Để ngăn
ngừa người ta đặt tạ bù để kéo căng chuỗi sứ ( đỡ ).
- Một số vị trí cột néo, chuỗi sứ đỡ lèo bị đưa lệch gần vào thân cột ( dây lèo nhẹ
) . Tạ bù nằm ở vị trí này nhằm kéo thẳng chuỗi sứ đỡ lèo, đảm bảo khoảng cách
lèo - cột đủ an toàn .

36. Giải thích vì sao đƣờng dây cao áp , dây chống sét đƣợc nối đất trực tiếp
vào cột hoặc cách điện ?

Trên đường dây cao áp, khi đường dây mang tải và nhất là khi ngắn
mạch, do tác dụng hỗ cảm giữa dây dẫn với dây chống sét, trên đường dây
chống sét xuất hiện sức điện động cảm ứng ( dọc ), tức là dây chống sét có điện
không phải do sét đánh, sức điện động này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc dòng điện qua
dây pha .
+ Nếu nối đất trực tiếp dây chống sét vào thân cột, sẽ có dòng điện đi từ dây
chống sét vào đất, dòng điện này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào sức điện động cảm
ứng dọc ở trên và trị số nối đất của cột. Dòng điện này gây nên tổn thất điện

188
năng bởi phát nóng qua dây chống sét và nối đất cột. Đường dây dài, dòng tải
trên pha lớn gây nên tổn thất rất đáng kể .
+ Để hạn chế tổn thất, người ta không cho sức điện động dọc sinh ra dòng điện
bằng cách cách ly về điện giữa dây chống sét và nối đất cột . Người ta dùng sứ
phân tiếp . Sứ này có thể bị phá hỏng do quá điện áp khí quyển, hoặc khi sức
điện động dọc lớn đột ngột, để bảo vệ sứ phải trang bị kèm theo mỏ phóng điện,
tạo điều kiện cho dòng sét đi qua và sức điện động dọc đột biến có thể phóng
điện .

Tuy nhiên, khoảng cách hở ra ở mỏ phóng điện chỉ đủ để bảo vệ sứ phân


tiếp, còn sức điện động dọc dây có thể rất lớn nếu đoạn đường dây liên tục dùng
sứ phân tiếp quá dài nên thỉnh thoảng người ta phải nối đất trực tiếp một điểm,
nhằm giảm sức điện động này trong khoảng cột đó xuống mức vừa đủ để không
phóng điện liên tục làm hỏng mỏ phóng điện, vừa gây nhiễu. Vị trí nối đất
thường ở cột néo. Ở gần trạm chọn giải pháp nối đất trực tiếp để tăng mức an
toàn về chống sét cho thiết bị trạm. Việc lựa chọn nối đất trực tiếp sẽ có một số
ưu nhược điểm sau : về nhược điểm dây tổn hao và khó khăn khi nối đất cột .
Về ưu điểm là xây dựng đơn giản, rẻ tiền . Khi dùng sứ phân tiếp cũng có các
ưu khuyết điểm sau . Về khuyết điểm : kết cấu phức tạp . Về ưu điểm : giảm tổn
hao, tiện do nối đất cột. Việc lựa chọn chúng tuỳ thuộc những tính toán kinh tế
kỹ thuật, chọn ra giải pháp tối ưu cho từng đoạn đường dây. Do đó, đường dây
xây dựng do các đơn vị, các quốc gia khác nhau nên sẽ có thiết kế khác nhau
trong việc chọn các giải pháp trên ..

37. Khi thấy dây đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng ngƣời công nhân phải
làm gì ?

Khi dây dẫn đứt rơi xuống đất, vẫn còn có khả năng dây còn mang điện,
điều này cũng có khả năng dây chống sét đứt rơi xuống , song hiểm hơn vì dây
chống sét đứt chạm vào dây pha gần chỗ rơi nhưng máy cắt ở trạm không cắt
hoặc đang chu kỳ đóng lại : tự động đóng lại lần 1, lần 2, lúc đó người công
nhân phải :

189
+ Không đến gần điểm rơi dây dưới 10m để tránh điện áp bước . Điện áp này
lan truyền trên mặt đất khi dây rơi, có mang điện áp nguy hiểm .
+ Tìm cách giám sát hay phong toả khu vực rơi dây phạm vi bán kính cấm lại
gần không nhỏ hơn 10m, cấm mọi người, mọi gia súc không đến gần .
+ Tìm cách báo cáo cấp trên hoặc đơn vị quản lý đường dây .
Ngoài ra còn phải lưu ý trường hợp dây đứt rơi ở vùng có nước ( hồ ao,
sông ngòi … ) thì toàn bộ mặt nước xem như mang điện áp của dây , do đó
khoảng cách tối thiểu đến điểm rơi dây phải tính từ bờ đất( bờ sông, bờ hồ, bờ
ao …) đến nơi người đúng tối thiểu không nhỏ hơn 10m.

38. Khi công tác trên đƣờng dây vƣợt đƣờng sắt, đƣờng ôtô, đƣờng làng có
ngƣời và xe cộ qua lại, sông mƣơng có thuyền bè qua lại thì phải áp dụng
biện pháp gì ?

Trong trường hợp này , về mặt an toàn phải :


+ Đối với đường sắt, đường sông có tầu thuyền qua lại, thì phải báo trước cho
cơ quan quản lý và mời đại diện của họ đến địa điểm công tác để phối hợp đảm
bảo an toàn theo yêu cầu của họ .
+ Khi giao chéo đường bộ ( ôtô, đường làng ) nếu công tác có cản trở giao thông
, cũng phai làm thủ tục xin phép cơ quan quản lý đường bộ, phải cử người cầm
cờ đỏ ( hoặc đèn dầu mầu đỏ nếu vào ban đêm ) đứng hai phía nơi công tác,
dùng barie chắn và có biển báo cách 100m để báo hiệu. Nếu đường có nhiều xe
qua lại phải bắc giàn giáo .

39. Chặt cây dọc tuyến phải tuân theo những quy định gì ?

Chặt cây dọc đường dây phải tuân theo những quy định sau :
+ Người chưa được huấn luyện, chưa có kinh nghiệm không được chặt cây trên
đương dây cao áp .

190
+ Người phụ trách công tác phải có trình độ bậc 3 an toàn và có nhiệm vụ thông
báo cho nhân viên biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp
xúc với dây điện .
+ Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 trở lên, cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ
cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và phía đối
diện . Để tránh cây đổ vào đường dây phải dùng dây thừng buộc và kéo về phía
đối diện với đường dây .
+ Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước. Khi cây sắp dổ, cành sắp gẫy
phải báo cho người xung quanh biết .
+ Khi chặt cây phải dùng thừng buộc vào chuôi dao tránh rơi vào người khác.
Phải có thắt lưng an toàn buộc vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn .
+ Khi chặt cây, chặt cành mà có khả năng rơi vào đường dây thì phải cắt điện.
Nếu không cắt được điện phải có biện pháp để hạ cành an toàn. Nêu là đường
dây cao thế phải có phiếu công tác . khuyến khích các đơn vị dùng cưa máy có
sào cách điện để tỉa chặt cành trong quản lý vận hành .

40. Đo tiếp địa cột cho phép tiến hành khi đƣờng dây đang vận hành nhƣng
phải đảm bảo các điều kiện gì ?

Được phép tiến hành đo tiếp địa khi đường dây đang vận hành nhưng phải
đảm bảo các điều kiện sau :
+ Khi trời không có mưa, giông, sét .
+ Khi tháo dây tiếp đất trên đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì phải
đeo găng tăy cách điện hoặc trước khi tháo phải đấu dây tiếp đất ở cột phải nối
tắt tạm thời dây tiếp địa đó vào một cọc tiếp đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết
diện tối thiểu là 10mm2.

41. Khi làm việc trên đƣờng dây đã cắt điện nhƣng gần hoặc giao chéo với
đƣờng dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện gì ?

+ Đường dây cần công tác phải ở ben dưới đường dây đang vận hành.

191
+ Nếu không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người làm việc thì phải cắt điện
đường dây giao chéo .
+ Nếu có đảm bảo an toàn thì người phụ trách phải có bậc 4 an toàn trở lên,
thâm niên công tác không dưới 2 năm. Công nhân làm việc phải có bậc 2 an
toàn trở lên .
+ Nếu có tháo hay lắp dây dẫn phải đề phòng khả năng dây dẫn bật lên đườn
dây có điện, bằng cách dùng dây thừng quàng qua dây dãn ở hai đầu và ghì
xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất. Lưu ý
nếu là giao chéo phải nối đất hai phía .
+ Khi thi công nếu dùng cáp thép để quay tời thì khoảng cách từ dây cáp thép
đến dây dẫn phải là 2,5m với cấp điện áp35kV, là 3m với điện áp 110kV.

42. Đƣờng dây đang vận hành, khi sơn xà và phần trên của cột phải thực
hiện những quy định gì ?

Khi tiến hàng sơn xà trên đường dây đang vận hành phải thực hiện những
quy định sau :
1. Phải có phiếu công tác .
2. Người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và dụng
cụ mang theo phải cách dây dẫn một khoảng cách tối thiểu sau :
- 0,6m đối với điện áp đến 35kV
- 0,8m đối với điện áp đến 66kV
- 1,0m đối với điện áp đến 110kV
- 2,0m đối với điện áp đến 220kV
3. Khi sơn xà và phần trên của cột, ngoài các quy định trên phải chấp
hành các quy định sau :
- Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có mắt suốt thời gian để giám sát
an toàn.
- Khi phía trên có dây dẫn, dây chống sét phải hết sức chú ý để đảm bảo khoảng
cách an toàn quy định, người làm việc phải chú ý mọi phía để khỏi vi phạm
khoảng cách an toàn với phần mang điện.
- Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà.

192
- Khi sơn phải tránh để sơn rới lên dây dẫn và sứ.
- Chổi sơn phải làm bằng cán chuyên dùng không dài quá 10cm và phải do
người đã được huấn luyện để sơn. Người làm việc có bậc 3 an toàn trở lên.
Người giám sát có bậc 4 an toàn trở lên và giám sát không quá 3 cột liền nhau.

43. Khi làm việc trên đƣờng dây đã cắt điện nhƣng đi chung cột với đƣờng
dây đang vận hành thì phải tuân theo những quy định gì ?

1. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch không được nhỏ
hơn :
3m đối với đường dây 35kV trở xuống
3,5m đối với đường dây 66kV
4m đối với đường dây 110kV
6m đối với đường dây 220kV
2.Phải đặt tiếp đất cho đường dây làm việc trên đó, cứ 500m đặt một bộ
tiếp địa ( tối thiểu phải có hai bộ chặn hai đầu khoảng làm việc )
3.Cấp làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù và ban đêm.Người chỉ
huy phải kiểm tra đúng tuyến và đẩy đủ biển báo an toàn.
4. Cấm ra dây trên cột, cấm cuốn dây thành cuộn trên cột, cấm dùng
thước đo bằng kim loại, và thực hiện mọi biện pháp an toàn khi trèo cao.

44. Quy định về kiểm tra đƣờng dây nhƣ thế nào ?

( Theo Quy trình vận hành sửa chữa đường dây trên không điện áp
110-220kV )

1. Kiểm tra định kỳ ngày : thực hiện vào ban ngày, mỗi nhóm kiểm tra
gồm 2 người trở lên và phải đi bộ bên cạnh hành lang tuyến..
Nội dung kiểm tra : ( Theo quy trình )
2. Kiểm tra định kỳ đêm : thực hiện vào ban đêm mỗi nhóm từ 2 người
trở lên và đị bộ. Nội dung chủ yếu là :
- Sự phát nóng của mối nôío.

193
- Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây và chuỗi sứ.
- Ánh sáng trên cột vượt.
- Các hiện tượng bất thường khác.
3.Kiểm tra đột xuất: Mỗi nhóm từ 2 người trở lên đi dọc tuyến.
4. Kiểm tra sự cố :
- Kiểm tra ngày.
- Kiểm tra đêm.
5.Kiểm tra kỹ thuật : Chủ yếu kiểm tra chất lượng các bộ phận chủ yếu
của đường dây.

45. Việc kiểm tra bất thƣờng các đƣờng dây trên không hoặc trên từng đoạn
đƣờng dây trên không phải tiến hành nhƣ thế nào ?
( Theo Quy trình vận hành sửa chữa đường dây trên không điện áp
110-220kV )

- Các trường hợp tiến hành kiểm tra bất thường :


+ Sau sự cố thoáng qua, vĩnh cửu.
+ Sau thiên tai, bão lớn.
+ Sau khi ssường dây phải làm việc quá tải.
+ Sau sự cố cháy nổ ở khu vực gần đường dây.
+ Xuất hiện bất thường và được thông báo từ cơ sở hoặc nhân dân.
- Tiến hành :
+ Điều kiện an toàn và các mặt chuẩn bị như kiểm tra định kỳ.
+ Xác định khu vực kiểm tra theo tình huống bất thường.
+ Tuỳ yêu cầu kiểm tra bằng mắt hay kiểm tra cắt điện.
+ Các hạng mực kiểm tra không khác kiểm tra định kỳ.
+ Định kỳ tiến hành vệ sinh .

46. Thời gian quy định về đại tu 1 đƣờng dây ?

Công tác sửa chữa đường dây chia ra 3 loại :


1. Sửa chữ thường xuyên.
2. Xử lý sự cố đường dây trong vận hành.
3. Sửa chữa lớn.

194
* Sửa chữa thường xuyên trên tuyến đường dây dựa theo Quy trình bảo
dưỡng , sử chữa và kết quả kiểm tra đột xuất được lập thành kế hoạch.
* Sửa chữa Xử lý sự cố đường dây trong vận hành : Được thực hiện theo
quy trình xử lý sự cố của điều độ vận hành và các biện pháp kỹ thuật đã lập.
Việc thực hiện phải dựa theo tình huống , địa hình cụ thể, đảm bảo sao cho thời
gian xử lý sự cố là ngắn nhất, an toàn và chất lượng.
* Sửa chữa lớn đường dây : Bao gồm đại tu định kỳ và trung tu đường
dây .
- Chu kỳ đại tu đường dây là 6 năm, riêng đối với đường dây ven biển chu kỳ
đại tu là 4 năm .
- Kỳ hạn này có thể thay đổi theo tình trạng cụ thể của đường dây, căn cứ kết
quả kiểm tra, đo lường dự phòng và đã được phê duyệt.
- Đại tu định kỳ nhằm mực đích hồi phục trạng thái hoàn hảo của đường dây và
đảm bảo vận hành tin cậy và kinh tế trong giai đoạn giữa các lần đại tu.

47. Khoảng cách an toàn từ đƣờng dây 110kV đến các đƣờng dây trung thế,
hạ thế và thông tin ?

1.Khoảng cách nhỏ nhất giữa dây dẫn dường dây 110kV giao chéo với
đường dây có điện áp thấp hơn quy định như sau :
+ Với chiều dài khoảng cột là 200m : - Là 3m khi khoảng cách chỗ giao chéo
đến cột gần nhất của đường dây là từ 30m đến 70m .
- Là 4m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là
100m.
+ Với chiều dài khoảng cột là 300m : - Là 3 m khi khoảng cách chỗ giao chéo
đến cột gần nhất của đường dây là từ 30m đến 50m .
- Là 4m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là
70m.
- Là 4,5m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây
là 100m.
- Là 5m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là
120m.

195
2. Đối với đường dây thông tin : Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn của
đường dây đến dây dânc của đường dây thông tin tại chố giao chéo trong chế độ
làm việc bình thường không nhở hơn 3m đối với điện áp 110kV ; không nhỏ
hơn 4m đối điện áp 220kV.

48. Sứ lệch bao nhiêu độ ( so với phƣơng đứng ) thì phải kéo lại ?

49. Tiêu chuẩn vận hành cho phép độ nghiêng của xà ?

Phần thực hành .

48. Cách xác định phạm vi hành lang tại hiện trường ?
49. Liệt kê và nêu các dụng cụ thi công ?
50. Cách sử dụng dây da an toàn ?
51. Cách xử lý khi cột nghiêng ?
52. Trình tự trồng 1 cột bê tông bằng tó ?
53. Trình tự dựng một cột sắt ?
54. Trình tự lắp xà 110kV ( cột bê tông ) ?
55. Mô tả cách leo cột bê tông, cột sắt ?
56. Cách sơn cột sắt ?
57. Cách sửa chữa móng cột bê tông ?
58. Cách đắp chân cột sắt ?
59. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ néo chuỗi đơn ?
60. Trình tự thao tác để thay một chuỗi sứ néo chuỗi đôi ?
61. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ đỡ ?
62. Cách buộc tời quay cáp ?
63. Cách đi cáp Puli đôi, đơn ?
64. Trình tự thu hồi dây dẫn và vây chống sét ?
65. Thao tác ra dây ( kiểm tra dây )… ?
66. Cách lấy độ võng của đường dây ?
67. Trình tự công tác thay dây ?

196
68. Trình tự công tác kéo dây mới ?
69. Trình tự sang dây cột mới ?
70. Cách dò tìm điểm sự cố đứt dây pha chạm đất ?
71. Trình tự ép nối 1 dây nhôm lõi thép ( dưới đất, trên cao ) ?
72. Cách cuốn tước dây 1 dây pha ?
73. Bố trí nhân lực, dụng cụ để thay một đoạn dây khi qua sông, qua đường ôtô
?
74. Cách thay tạ chống rung ?
75. Kỹ thuất lắp và tháo dây tiếp địa lưu động ? Tiêu chuẩn của tiếp địa lưu
động ?
76. Dụng cụ và cách đo điện trở tiếp địa cột ?

197

You might also like