You are on page 1of 24

Công nghệ VLF (Very low frequency)

Phần 1: Tổng quan


Tóm tắt
Nhiều sự phát triển kỹ thuật diễn ra tình cờ, hoặc bằng việc cải tiến các ứng dụng hiện
có hoặc từ những nhu cầu thực tế. Kỹ thuật VLF là một nỗ lực phát triển kỹ thuật có
chủ đích nhằm giải quyết một vấn đề: Thí nghiệm tải điện dung lớn ngoài hiện
trường với điện áp xoay chiều AC. Việc giới thiệu về kỹ thuật VLF đưa ta quay trở lại
những năm đầu thập niên 60, lần đầu được sử dụng để thí nghiệm cho các động cơ,
máy phát bởi các hãng sản xuất GE, ASEA và một vài hãng khác. Ứng dụng này khi đó
được sử dụng rất hạn chế. Sau đó, với mong muốn từ bỏ phương pháp thí nghiệm cáp
lực bằng điện áp DC truyền thống, nhu cầu quay lại thí nghiệm cáp trung thế bằng một
kỹ thuật khác: đó là kỹ thuật VLF AC. Có thể thấy rằng định hướng phát triển VLF là
ứng dụng phổ biến để thí nghiệm cáp lực và là xu hướng phát triển kỹ thuật ngày nay.
Cùng nhìn lại về lịch sử phát triển và cách mà kỹ thuật VLF được sử dụng cho đến bây
giờ.

Giải thích sơ lược


Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, phương pháp thí nghiệm bằng điện áp DC được
phát hiện làm giảm thời gian vận hành của cách điện điện môi rắn, được đưa ra bằng
cách chẩn đoán giá trị đọc của dòng điện dò, đặc biệt đối với các phụ kiện cáp, do đó
yêu cầu cần có một sự thay thế khác. Tất nhiên phương pháp thích hợp để thay thế là sử
dụng điện áp xoay chiều AC. Tuy nhiên, do việc giới hạn về kích thước, khối lượng,
giá thành và tính thực tiễn, cũng như tần số công nghiệp ở điện áp cao và hệ thống cộng
hưởng không phù hợp trong hầu hết các ứng dụng ngoài hiện trường. Vậy phải làm
cách nào?
Mong muốn tìm được một sự thay thế mới cho việc thí nghiệm cáp lực và máy phát
(chủ yếu là cáp lực) bằng điện áp DC, công việc được bắt đầu với dải tần số thấp VLF.
Áp dụng tính chất vật lý cơ bản: tần số của điện áp đặt vào một điện dung càng thấp thì
dòng điện nạp yêu cầu càng thấp. Nói cách khác, tần số càng thấp thì điện trở tương
đương của cáp càng cao, Xc=1/2πfC, dòng điện và công suất yêu cầu thấp. Ngày nay,
có nhiều cấp điện áp VLF để chọn. Tất cả đầu ra đều là tần số 0.1Hz, do đó dòng điện
sẽ giảm 600 lần so với tần số 60Hz. Một vài thiết bị còn giảm xuống tần số 0.01Hz. Giờ
đây, đã có một công cụ để thử cách điện cáp ngoài hiện trường tương đối gọn nhẹ, giá
thành hạ. Một thiết bị VLF 100 lbs (45,4kg) có thể thí nghiệm thay thế cho một bộ
nguồn cộng hưởng nối tiếp khối lượng nhiều tấn ở tần số 60Hz.
VLF được sử dụng lần đầu để thí nghiệm điện áp chịu đựng: Một thí nghiệm khá đơn
giản đạt/không đạt (go/no-go). Nếu cáp không chịu được điện áp bằng 2 đến 3 lần điện
áp danh định, thì coi như cáp đó không đạt yêu cầu. Sẽ tốt hơn nếu nguyên nhân sự cố
tại vị trí có khuyết tất được tìm ra và sửa chữa trong thời gian cắt điện. Ngày nay, việc
sử dụng VLF đã và đang phát triển trong việc thực hiện chẩn đoán cáp lực, nhất là đo
tan delta và thí nghiệm phóng điện cục bộ với nguồn cấp VLF. Thí nghiệm điện áp chịu
đựng AC, TD và PD tất cả đều sử dụng VLF. Giờ đây, ngành điện đã có câu trả lời và
cách giải quyết cho câu hỏi được đặt ra thường xuyên là : “Có thể phát minh ra thứ gì
đó để thí nghiệm cáp lực ngoài hiện trường bằng điện áp xoay chiều AC hay
không?”
VLF là gì?
VLF nghĩa là tần số rất thấp (Very Low Frequency). Một hợp bộ thí nghiệm VLF là
một thiết bị mà có thể phát điện áp cao với tần số 0.1 Hz hoặc thấp hơn. Là một điện áp
xoay chiều cơ bản nhưng với tần số đầu ra thấp hơn nhiều so với tần số công nghiệp
được sử dụng trong các thiết bị cao áp tiêu chuẩn. Nhiều mẫu có sẵn trên thị trường
cung cấp thiết bị ở dải tần số rộng từ 0.1 Hz – 0.01 Hz. Các nhà sản xuất khác nhau tạo
ra những thiết bị VLF theo những cách khác nhau. Hiện nay có 4 đến 5 hãng sản xuất
về VLF.
Những ngày đầu của công nghệ VLF
Công nghệ VLF được phát triển đầu tiên vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 như
một công cụ thí nghiệm máy điện quay cỡ lớn với thiết bị nhỏ hơn nhiều so với thiết bị
cấp nguồn tần số 50/60 Hz tại thời điểm đó. Cả hai hãng ASEA và GE đều tạo ra các
máy phát VLF để sử dụng cho riêng mình, đầu tiên là GE vào năm 1961 và sau đó
không lâu là ASEA. Mặc dù những mô hình VLF ban đầu khá lớn, nhưng chúng vẫn có
kích thước, khối lượng, giá thành và công suất yêu cầu ưu việt hơn so với nguồn cấp
tần số 50/60 Hz và những hệ thống cộng hưởng nối tiếp ra đời sau đó. Ngày nay, nguồn
VLF được sử dụng để thí nghiệm máy điện quay cỡ lớn nhưng việc vận dụng vẫn chưa
được phổ biến. Số lượng lớn động cơ/máy phát được đặt hàng từ những năm 60 đến
nay được thí nghiệm bằng hệ thống cộng hưởng nối tiếp hoặc không thí nghiệm điện áp
tăng cao AC. Do đó có rất ít lý do thuyết phục để sử dụng VLF. Do khối lượng và kích
thước nhỏ gọn, VLF sẽ có lợi thế khi sửa chữa. Một thiết bị VLF 150 pound có thể thí
nghiệm như thiết bị phát tần số 50/60 Hz khối lượng nhiều tấn theo tiêu chuẩn SR.
IEEE433-1974 (chi tiết về thí nghiệm VLF cho máy điện quay). Điện áp thử ở 60 Hz và
0.1 Hz không tương đương. Tiêu chuẩn yêu cầu điện áp thí nghiệm VLF cao hơn 15%
so với 60 Hz. Điện áp VLF gấp 1.63 lần điện áp hiệu dụng AC, được tính bằng điện áp
peak nhân với 1.15 lần như hiển thị trên bảng 1. Còn thời gian đo thì giống nhau.
Ngày nay,  khoảng 99% ứng dụng của VLF là thí nghiệm cho cáp trung thế. Các thiết
bị có điện áp đầu ra cao hơn được sử dụng cho cáp cao thế. Trong thí nghiệp cáp lực, có
nhiều lý do để sử dụng VLF hơn bất kỳ thiết bị nào khác. VLF cung cấp cho người
dùng biện pháp thí nghiệm điện áp AC cho tải điện dung lớn như cáp lực dài, với thiết
bị tương đối nhỏ gọn, giá thành phải chăng. Việc hoạt động và tần số đầu ra 0,1Hz đã
được nghiên cứu rộng rãi cho thí nghiệm cáp và điện áp phá hủy được tìm thấy đáp ứng
đủ các đặc điểm để thay thế thiết bị phát tần số 50/60 Hz. Hầu hết các tổ chức kỹ thuật
trên thế giới đã nắm bắt được kỹ thuật VLF và viết ra một số tiêu chuẩn để sử dụng,
bao gồm IEEE, VDE, IEC,…VLF được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi hàng
trăm hệ thống điện và các ngành khác trên toàn thế giới ở gần 100 quốc gia. Đây có thể
không phải là giải pháp lý tưởng nhất, nhưng VLF thì với VLF TD và VLF PD gần như
tất cả các dữ liệu về tình trạng cáp đều được thu thập.
Lịch sử gần đây
Công ty đầu tiên sản xuất thương mại VLF là Hagenuk năm 1985, hiện nay là một phần
của Seba Dynatronic của Đức. Họ sản xuất một mẫu sản phẩm với điện áp ra 54kV
peak/rms. Giá trị peak và rms ở đây giống nhau vì nó là dạng sóng vuông lưỡng cực
nhưng những đoạn đổi cực tính vẫn trùng với tần số công nghiệp. Nó thường được lấy
là dạng xung vuông cosin. Nó không được sản xuất dưới dạng xung sin do vậy có một
vài hạn chế trong việc sử dụng thiết bị cho đo tan delta và thí nghiệm phóng điện cục
bộ. Công ty thứ hai là Baur của Áo. Baur sản xuất một mẫu sản phẩm với dạng sóng
hình sin điện áp peak 60kV, bắt đầu năm 1988. Hệ thống Biddle cũng sản xuất hai mẫu
sản phẩm sóng sin đầu những năm 80. Cả hai mô hình dạng sóng này đều làm việc tốt
để thí nghiệm điện áp tăng cao cho cáp trung thế.

Chúng khá đắt tiền, lớn, nặng (660lb/300kg Baur – 770lb/350kg Seba) và được gắn vào
các xe chuyên dụng. Cả hai hãng sản xuất đã dần sản xuất những thiết bị nhỏ gọn hơn
và cơ động hơn. Thị trường đầu tiên của công nghệ này là ở châu Âu, phần còn lại của
thế giới cùng với Mỹ bị tụt hậu, phần lớn là do thiếu tiêu chuẩn và kinh nghiệm. Kỹ
thuật này vẫn chưa được chấp nhận cho đến tận cuối thập niên 90 khi mà các vấn đề
liên quan đến thí nghiệm điện áp DC với cáp điện môi rắn và nhu cầu cần một phương
pháp mới thay thế. Năm 1998, High Voltage, Inc. đến từ Mỹ (New Yord) giới thiệu
một dòng thiết bị VLF nhỏ gọn và rẻ tiền hơn. Các thiết bị nằm trong khả năng tài
chính và thực tế của nhiều doanh nghiệp, xu hướng này đã dần khởi sắc và nhiều doanh
nghiệp trên toàn thế giới đã để ý đến VLF. IEEE công bố VLF trong tiêu chuẩn
IEEE400-2001, một tiêu chuẩn thí nghiệm cho nhiều loại cáp và bắt đầu với công việc
này dựa vào một phần tài liệu thí nghiệm cho VLF (IEEE400.2- 2004). Tiêu chuẩn
VDE DIN cũng đã được ban hành ở Đức trong nhiều năm: VDE DIN 0276-620/62. Ở
thời điểm này, hầu như các nhà sản xuất đều sản xuất được ra các thiết bị nhỏ gọn và
chi phí thấp.
VLF cho thí nghiệm cáp
Cáp lực ban đầu được làm từ giấy cách điện, thường là tẩm dầu. Những sợi cáp này phù
hợp khi thí nghiệm bằng điện áp DC. Trong những năm 60, 70, cáp điện môi rắn được
giới thiệu, như High Molecular Weight (HMW), PVC và một số loại khác. Với loại cáp
mới này làm cho các phương pháp thí nghiệm cũ, cụ thể là điện áp DC tăng gấp 5 – 6
lần điện áp danh định. Loại cáp này được cho là có thể vận hành trong vòng 40 năm
nhưng lại bị sự cố khi mới chỉ vận hành 15 – 20 năm. Tại sao? Cáp HMW ban đầu
không được dập ép gấp 2 hoặc 3 lần như bây giờ, đảm bảo sạch sẽ nhất và phương pháp
ít gây nhiễm bẩn nhất. Không những nó phải chịu sự nhiễm bẩn, mà phương pháp này
của các nhà sản xuất để lại những lỗ trống và tạp chất bên trong vật liêu. Chất cách điện
này là nền tảng xuất hiện cây nước, điện tích không gian và một số vấn đề khác. Nhận
thức được rằng chất lượng sản xuất phải được cải thiện, các hãng sản xuất cáp bắt đầu
phương pháp dập ép nhiều lần trong việc sản xuất. Độ tinh khiết cách điện cáp được
đảm bảo tốt hơn và cải thiện toàn bộ cấu trúc. Cùng với đó, những vật liệu mới cũng
được sử dụng sớm như EPR và XLPE.

 Tiếp tục những vấn đề về thí nghiệm


Mặc dù chất lượng cáp đã được cải thiện, và nhiều loại cáp điện môi rắn mới
được sử dụng, nhưng vẫn có nhiều vấn đề, với hàng nghìn mét cáp HMW có vấn đề đã
lắp đặt và nhiều cáp XLPE và EPR đang lắp đặt, chúng đều là cáp cách điện điện môi
rắn. Vấn đề là những loại cáp này đều được thí nghiệm bằng cùng một phương pháp
điện áp DC mà ban đầu sử dụng để thí nghiệm trên cáp cách điện dầu. Cũng không có
những nghiên cứu kỹ thuật nào chỉ ra cách thí nghiệm cáp điện môi rắn này. Những
năm sau đó, chúng tôi nhận ra vấn đề liên quan đến thí nghiệm bằng điện áp DC. Vấn
đề này có hai yếu tố. Dòng điện dò đo với điện áp DC trên cáp điện môi rắn và các loại
mối nối, đầu cáp không chỉ ra được chất lượng của các loại cáp. Phần lớn cáp bị sự cố
trong quá trình vận hành mà trước đó đều vượt qua phép thử với điện áp DC. Vấn đề
thứ hai là việc sử dụng điện áp DC âm và đơn cực gây ra điện tích không gian trong
cáp. Các vùng cây nước và những vị trí khuyết tật khác bị phân cực và tạo ra một vùng
ứng suất lớn khi điện áp AC được cấp vào. Sự cố sẽ xảy ra. Những vùng điện tích này
được gọi là những điện tích không gian bị mắc kẹt (trapped space charges) vì sau khi
thí nghiệm với điện áp DC, chúng vẫn nằm lại trong những vùng cục bộ vì vật liệu điện
môi rắn không cho phép chúng di chuyển và khuếch tán qua cáp như trong cáp ngâm
dầu. Do đó phải tìm ra phương pháp thí nghiệm không sử dụng điện áp DC. Và một
phần cũng quan trọng không kém là ngay cả khi cách điện là hoàn hảo thì trình độ tay
nghề cũng phải được thẩm tra lại. Hầu hết các sự cố là do trình độ tay nghề kém trong
quá trình lắp đặt, các mối nối bị sai trong quá trình sửa chữa, hư hại từ quá điện áp
lớn…, đó là một nhu cầu rõ ràng để sử dụng kỹ thuật VLF cho cáp. Sự an toàn của
người vận hành cũng là một vấn đề, nhiều doanh nghiệp điện cảm thấy không hài lòng
với những phương pháp DC sử dụng để xác định tình trạng nguyên vẹn của cáp.
Bước vào công nghệ VLF
Với những cáp hỏng do thí nghiệm điện áp DC, và với sự hạn chế về ý nghĩa của
kết quả thí nghiệm khi sử dụng điện áp DC, nhu cầu phải tìm ra một phương án mới.
Phương án đó là sử dụng VLF. Chúng tôi vẫn luôn thí nghiệm điện áp AC với những lý
luận rõ ràng, nhưng bị giới hạn ở ngoài hiện trường do kích thước, khối lượng và giá
thành của thiết bị. Công nghệ VLF đã giải quyết tất cả các vấn đề trên. Tần số 0.1 Hz
được xem xét đáp ứng đủ điều kiện kiểm tra phóng điện cục bộ giống như ở tần số 60
Hz, được chấp nhận để sử dụng cho cáp cao áp, có lợi thế gấp 600 lần so với ở tần số
60 Hz trong điều kiện của tải mà nó có thể thí nghiệm. Theo vật lý cơ bản: giảm tần số
dẫn đến dòng điện và công suất yêu cầu để nạp vào tụ điện của cáp cũng giảm theo.
Thiết kế tỉ lệ điện áp và công suất như nào?
Các nhà sản xuất có các sản phẩm từ 0 – 20kV đến 0 – 200kV. Thiết bị VLF
được tính toán bằng uF của tải mà chúng có thể thử được.
Một thông số điển hình là: 0-30kV peak, 0.1Hz @ 0.5 uF. (cáp XLPE 15kV,
điện dung 0.5 uF tương đương với chiều dài 1 dặm). Một vài thiết bị được thiết kế có
hoặc không thay đổi được tần số. Nếu có thì công suất tải tăng tuyến tính với sự giảm
tần số. Ở tần số 0.02 Hz tải định mức là 2.5uF, bằng 5 lần ở tần số 0.1 Hz. Tuy nhiên,
nhìn chung hầu hết các thí nghiệm đều được thực hiện ở tần số 0.1 Hz, với tần số thấp
hơn chỉ sử dụng cho cáp lực dài. Tương tự, thí nghiệm chẩn đoán như phóng điện cục
bộ hoặc tan delta cũng được thực hiện ở tần số 0.1 Hz, vì vậy tần số của thiết bị rất
quan trọng. Một chú ý quan trong theo IEEE433-1974 cho máy điện quay yêu cầu tần
số 0.1 Hz được sử dụng để thí nghiệm các động cơ và máy phát.
Một vài thiết bị VLF có tải định mức là 50 uF ở tần số 0.01 Hz để thí nghiệm cho
những loại cáp rất dài. Hầu hết các thiết bị VLF được thiết kế điện áp tỉ lệ với cấp điện
áp của cáp. Ví dụ, thiết bị 44 kV và 62 kV được yêu cầu để thí nghiệm chấp nhận đưa
vào vận hành (Acceptance) trên cáp 25 kV và 35 kV, tương tự, thiết bị 28 kV – 30 kV
được sản xuất để thí nghiệm cáp 15 kV và một nhà sản xuất có bộ 120 kV và 200 kV để
thí nghiệm cáp từ 69 kV đến 138 kV.
Định nghĩa phép thử
Trong quy trình thí nghiệm đơn giản nhất, thí nghiệm VLF là thí nghiệm
đạt/không đạt. Điện áp được đặt trong một khoảng thời gian dài sau đó tải (cáp) hoặc là
chịu được điện áp đặt đấy hoặc là bị sự cố. Trong bảng 2 và 3, trường hợp này, nếu cáp
giữ được điện áp theo như trong bảng, thì dựa vào kinh nghiệm và nghiên cứu nó được
coi như sẽ không bị sự cố trong vòng 3 – 5 năm nữa. Về điều này, nếu cáp có thể chịu
được 2 – 3 lần điện áp định mức trong vòng 30 – 60 phút, thì đó là cáp tốt. Nếu cáp
không đạt, sau đó nó phải được sửa chữa hoặc thay thế, sau khi sửa chữa, thay thế phải
thí nghiệm lại. Nếu thí nghiệm được thực hiện đúng, VLF không gây ra những khuyết
tật nghiêm trọng trong quá trình vận hành sau đó hoặc gây hư hại đến tình trạng cách
điện của cáp.
Quan trọng: Nếu một khuyết tật đủ mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến phóng điện cục
bộ với điện áp thử thì thời gian thí nghiệm phải đủ để cho các khuyết tật diễn tiến thành
sự cố. Những khuyết tật nhỏ hơn hoặc không có khuyết tật thì không bị ảnh hưởng bởi
điện áp thí nghiệm. Điện áp và thời gian thí nghiệm phù hợp là yếu tố quan trọng trong
quá trình thí nghiệm. Nếu cáp bị sự cố trong quá trình thí nghiệm, chứng tỏ cáp đó
không tốt và sẽ sớm bị sự cố khi vận hành. Sẽ tốt hơn nếu nguyên nhân sự cố được
kiểm soát bằng cách sửa chữa hoặc thay thế. VLF cũng hữu dụng trong việc loại bỏ các
phụ kiện không đảm bảo của cáp.
Bảng 2 và 3: Các cấp điện áp thí nghiệm theo IEEE400.2-2004
(Có thể thay đổi nhỏ với những tiêu chuẩn được hiệu chỉnh lại)
VLF cũng là một công cụ tuyệt vời để thí nghiệm xác định tình trạng sửa chữa trước
khi cấp điện lại, tốt hơn nhiều so với các phương pháp thí nghiệm như Megohmmeter,
DC Hipot, hot stick adaptors, hoặc soak được sử dụng hiện nay.
Các phép thí nghiệm khác sử dụng VLF
Cho đến nay, chúng ta đã mô tả VLF như một công cụ để thí nghiệm điện áp
tăng cao. Chúng ta có thể làm gì thêm với nó? Tạo ra một dạng sóng hình sin VLF có
thể được sử dụng như nguồn cao áp để cấp cho cáp với điện áp AC phục vụ cho mục
đích thí nghiệm chẩn đoán. Có lẽ bạn không muốn mạo hiểm để xảy ra sự cố cáp với
một thí nghiệm VLF, nhưng bạn muốn tìm hiểu một vài thứ về tình trạng của cáp, hoặc
thí nghiệm nhiều cáp để so sánh và thay thế sợi cáp xấu nhất. Có 2 phương pháp chẩn
đoán là: Thí nghiệm tan delta và phóng điện cục bộ.
Thí nghiệm tan delta
Còn được gọi là thí nghiệm góc tổn hao hoặc thí nghiệm hệ số tổn hao, tương tự
với hệ số công suất, nó là phương pháp thông dụng xác định hàm lượng ẩm và các
khuyết tật khác trong cách điện hoặc hộp nối, đầu cáp. Mục đích chung và ưu điểm của
thí nghiệm tan delta là cung cấp dữ liệu như chất lượng của cách điện cáp để phân tích
so sánh trên nhiều cáp giúp thay thế được tối ưu. Ngoài ra, các kế hoạch thí nghiệm bổ
sung cũng được xác định bằng các kết quả của thí nghiệm này.
Về vật lý: Nếu cách điện cáp tốt, nó hoàn toàn là tụ điện. Trong tụ điện, có một góc
lệch 90o thay đổi giữa điện áp đặt vào và dòng điện dung, như hình 1. Cáp càng lão hóa
thì điện dung càng giảm. Trong cách điện có một thành phần điện trở. Chúng ta có thể
đo được thay đổi góc pha giữa 2 thành phần này (điện dung và điện trở). Thực tế góc
pha đo được là tan của góc giữa dòng điện dò Ir (do thành phần điện trở gây ra) và
dòng điện dung Ic (của tụ điện) hay Ir/Ic. Xem hình vẽ. Bằng thí nghiệm TD, chất
lượng của cách điện cáp và các phụ kiện cáp được xác định. Hạn chế của phép thử này
là đưa ra sự giải thích tổng quan cho toàn bộ chiều dài cáp (giải thích chung không giải
thích từng loại cách điện). Hạn chế khác là nó sử dụng tốt nhất khi cách điện của cáp là
cách điện đơn (chỉ sử dụng 1 loại cách điện), các vật liệu khác nhau sẽ có thông số TD
khác nhau. Thí nghiệm TD được thực hiện một cách đầy đủ để có những số liệu xác
thực cho các loại cáp khác nhau và sự thay đổi các đại lượng này theo sự tăng điện áp,
đây là một dữ liệu quan trọng để phân tích. Thí nghiệm có thể bắt đầu ở điện áp 0.5U o,
sau đó lấy giá trị đọc. Tăng điện áp lên 1Uo, tiếp tục lấy giá trị đọc, sau đó 1.25U o,
1.5Uo và phụ thuộc vào tình trạng cáp, có thể lên 1.75U o và 2.0Uo. Mục đích là để lấy
được đường cong TD theo điện áp tăng, xem hình 2. Để tránh xảy ra sự cố trong quá
trình thử cáp nếu đường cong trông khác thường, điện áp không được vượt quá 1.5U o
hoặc 1.6Uo. Chúng ta được biết rằng cách điện cáp rất xuống cấp. Bằng cách thực hiện
như trên, chúng ta có thể đánh giá được cáp ở tình trạng: lão hóa cao (Highly
Degraded), khá lão hóa (Moderately Degraded), và có thể chấp nhận (Acceptable),
hoặc phân loại theo: yêu cầu sửa chữa (Action Required), yêu cầu tìm hiểu thêm
(Further Study Required), hoặc không yêu cầu sửa chữa (No Action Required). Sau đó
chúng ta có thể quyết định vị trí đặt cáp thay thế.
Thí nghiệm phóng điện cục bộ
Chúng ta vừa giải thích về thí nghiệm tan delta, ở đây xác định được tình trạng
cách điện tổng thể của cáp. Bây giờ chúng ta sẽ nói về thí nghiệm phóng điện cục bộ,
với hạng mục này các khuyết tật cụ thể trong cáp sẽ được định vị và đo về độ lớn. Khi
thực hiện đúng, cả hai (định vị và đo) hạng mục đưa ra các dữ liệu tin cậy để chẩn
đoán, nhưng dữ liệu của 2 phép đo là khác nhau. Chọn lựa xem liệu sử dụng như nào để
giảm chi phí, dễ dàng thực hiện, thiết kế hệ thống cáp, và quan trọng nhất, dữ liệu nào
bạn đang tìm kiếm và sẽ làm gì với nó? Trên thế giới có nhiều chuyên gia về lĩnh vực
PD hơn so với tác giả, bài này chỉ là một tóm tắt ngắn gọn để giải thích các phương
pháp PD khác nhau hiện có.
Có 4 phương pháp phát hiện phóng điện cục bộ cho cáp: Đo phóng điện cục bộ Online,
đo và giám sát Online liên tục, thí nghiệm ngoại tuyến (off-line) sử dụng điện áp tần số
công nghiệp, và thí nghiệm ngoại tuyến sử dụng điện áp VLF. Thí nghiệm phóng điện
cục bộ Online sử dụng nhiều cảm biến đặt xung quanh cáp để giảm sát hoạt động PD
trong cáp trong quá trình vận hành. Ở phương pháp này, thông tin thu được hạn chế vì
điện áp đo được thực hiện ở điện áp vận hành trong khi những vấn đề có thể xảy ra ở
điện áp cao hơn. Nó khá hữu ích để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn bên trong các phụ kiện
cáp, những vị trí mà đưa ra mức độ PD cao ở điện áp vận hành. Hiện nay có rất nhiều
nhà cung ứng kỹ thuật này.
Hình 2: Đường cong tan delta cho 3 pha, trong đó một pha có sự cố
Giám sát trực tuyến liên tục PD là phương pháp được thể hiện ở ngay trên cái tên
của nó, giám sát liên tục cáp lực để xem hoạt động PD và thu thập bất kỳ các hiện
tượng nào mà có thể dẫn đến PD. Phương pháp này thường được lắp đặt riêng cho các
nguồn phát quan trọng hoặc đường dây truyền tải. Cũng có nhiều nhà cung ứng về kỹ
thuật này.
Thí nghiệm ngoại tuyến (off-line) sử dụng điện áp tần số công nghiệp sử dụng
nguồn cấp 60 Hz để cấp điện áp trong khi đo PD. Phương pháp này mô phỏng tốt nhất
thí nghiệm trong nhà máy vì nó sử dụng tần số 50/60 Hz và có khả năng thí nghiệm quá
điện áp để đo điện áp khởi đầu phóng điện cục bộ (Partial Discharge Inception
Voltage_PDIV) và điện áp kết thúc phóng điện cục bộ (Partial Discharge Extinction
Voltage_ PDEV). Phương pháp này có thể quan sát chính xác vị trí PD bắt đầu xảy ra
tương ứng với điện áp đặt vào và dấu hiệu của nó khi điện áp giảm thấp xuống. Tuy
nhiên, nó yêu cầu hệ thống nguồn cộng hưởng nối tiếp lớn, nặng và đắt tiền được gắn
vào xe tải. Có một vài nhà cung ứng về kỹ thuật này.
Thí nghiệm ngoại tuyến sử dụng điện áp VLF sử dụng một thiết bị VLF cung cấp
điện áp tần số đầu ra 0.1 Hz. Khi không có thiết bị thử tương đương ở tần số 60 Hz,
VLF có thể thực hiện tốt và đủ để đưa ra các kết quả và vị trí tương đương về PD.
Phương pháp này cung cấp điều khiển quá điện áp dải rộng để đo giá trị điện áp khởi
đầu và kết thúc phóng điện cục bộ. Ưu điểm rõ ràng của VLF là chỉ với trọng lượng
100 hoặc 200 pound nó có thể thực hiện công việc tương đương với các thiết bị 2 tấn ở
tần số 60 Hz. Nhiều công ty hiện nay sản xuất các thiết bị phát hiện PD mà kết hợp
cùng với sản phẩm VLF. Phương pháp này ít tốn kém hơn so với phương pháp tần số
công nghiệp và người dùng sở hữu các thiết bị này có thể dùng để thí nghiệm điện áp
chịu đựng và thí nghiệm TD. Trong đó thí nghiệm TD phổ biến sử dụng VLF, còn thí
nghiệm PD sử dụng VLF mới tiếp cận vào thị trường.
Hiện nay, một hệ thống có thể thực hiện các phép thí nghiệm điện áp chịu đựng
VLF, TD VLF, PD VLF. Nó gần như có thể thu thập được tất cả các thông tin về tình
trạng cáp. Có nhiều nhà cung ứng về kỹ thuật này đang thử đưa hệ thống của họ vào thị
trường. Nhiều hãng sản xuất về PD hiện nay có thể tích hợp thiết bị phát hiện PD với
thiết bị phát nguồn VLF.
Kết luận
Bài viết này đưa ra cái nhìn tổng quan về chủ đề VLF. Tất nhiên có rất nhiều thông tin
về chủ đề mà được đề cập ở đây. Hy vọng rằng bài báo này cung cấp cho những người
không am hiểu VLF một sự giải thích ngắn gọn về kỹ thuật này và cách sử dụng nó.
Một số điểm tổng kết:
VLF đã sử dụng thành công trên toàn thế giới khoảng trên 15 năm
VLF đã được IEEE chấp nhận và các tổ chức thế giới tương đương khoảng trên 10 năm
Có nhiều tiêu chuẩn hiện có ở một vài nước sử dụng thí nghiệm VLF
Với thí nghiệm cáp điện môi rắn ngoài hiện trường, có rất ít sự lựa chọn ngoài VLF
Có nhiều nhà cung ứng về VLF
Thí nghiệm điện áp chịu đựng VLF, TD VLF, PD VLF cung cấp gần như tất cả các
thông tin cần thiết về cáp lực.

Công nghệ VLF (Very low frequency)


Phần 2
Sự nguy hiểm khi thử cáp XLPE với điện áp một chiều tăng cao
1. Phương pháp thử điện áp một chiều tăng cao
Lâu nay, phương pháp thử cáp lực với điện áp một chiều tăng cao vẫn được sử
dụng vì thiết bị thử cáp DC có ưu điểm là nhỏ gọn hơn so với thiết bị thử cao áp AC.
Như chúng ta đã biết, tại tần số xoay chiều công nghiệp cáp lực là một tụ điện có
điện dung rất lớn khoảng 300nF trên một mét chiều dài ( với cáp 66kV). Vậy với 500m
cáp và với điện áp thử xoay chiều khoảng 100kV tại tần số công nghiệp sẽ có dòng điện
điện dung là 4,7A xuất hiện, tương đương với công suất thử của bộ thử AC lên đến
470kVA. Với công suất lớn như vậy đòi hỏi thiết bị có kích thước lớn và giá thành sản
xuất cao. Ngoài ra, với đầu vào điện áp của thiết bị thử AC khoảng 400V thì dòng điện
xuất hiện phía sơ cấp lên đến 1175A. Một phép thử cộng hưởng có thể được sử dụng để
làm giảm dòng điện dung bằng kháng bù. Tuy nhiên hầu hết các thiết bị này có kích
thước lớn, khối lượng nặng và rất đắt đỏ, vì vậy phương pháp thử cáp bằng điện áp
xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp tỏ ra không phù hợp khi thí nghiệm cáp ngoài
hiện trường.
Tuy nhiên, có những sự hạn chế và nguy hiểm khi thử nghiệm cáp XLPE với
điện áp một chiều tăng cao. Cách điện sẽ phải chịu ứng suất lớn không cần thiết bởi
điện áp một chiều ở mức cao, dẫn đến việc giảm tuổi thọ hoặc gây ra hư hỏng cách
điện. Đã có những trường hợp cách điện bị hư hỏng trong thời gian ngắn đưa vào vận
hành sau khi thử cao áp bằng điện áp một chiều tăng cao.
Hình 1 – Cáp lực bị hư hỏng cách điện khi đưa vào vận hành
2. Đáp ứng của cách điện XLPE dưới tác dụng của điện áp một chiều tăng cao
 Đáp ứng của cáp dưới tác dụng của điện áp một chiều và xoay chiều về cơ bản là rất
khác nhau.
Dưới tác dụng điện áp một chiều tăng cao, dòng rò qua cách điện sẽ giảm từ giá trị ban
đầu đến một giá trị cố định trong khoảng thời gian 15 phút. Dòng rò trong cách điện khi
thử cáp bằng điện áp một chiều tăng cao sẽ được chia làm ba thành phần: Thành phần
dòng điện nạp, dòng phân cực và thành phần dòng điện dẫn ( Hình 2).
Thành phần dòng điện nạp (Ia) chính là dòng nạp vào tụ điện (cách điện) và giảm rất
nhanh theo thời gian. Với cáp dài thì thời gian để dòng  điện nạp suy giảm và triệt tiêu
càng lâu.
Thành phần dòng điện phân cực (Ib) là dòng điện gây ra bởi sự phân cực và sự tích tụ
điện tích trong cách điện dưới tác dụng của điện áp một chiều tăng cao. Giá trị dòng
điện phân cực rất nhỏ và có xu hướng giảm nhanh theo thời gian.
Thành phần dòng điện dẫn (Ic) phụ thuộc vào điện áp DC đặt vào nó và giá trị điện trở
cách điện của cáp. Giá trị dòng điện rò hầu như chịu ảnh hưởng bởi giá trị dòng điện
dẫn Ic của cách điện.

Hình 2 – Dòng điện rò trong cách điện dưới tác dụng của điện áp một chiều
3. Vấn đề gặp phải trên cách điện XLPE khi thí nghiệm bằng điện áp một chiều
tăng cao
Dưới tác dụng của điện áp DC sẽ tạo ra những điện tích không gian ( Space Charge)
trong cách điện và tồn tại trong thời gian rất dài. Khi cáp được đưa vào vận hành với
điện áp AC những điện tích không gian này sẽ gây ra ứng suất điện cục bộ và làm giảm
tuổi thọ cách điện.
Điện áp một chiều thí nghiệm điển hình bằng khoảng 2 đến 3 lần điện áp phá hủy
cách điện xoay chiều. Với điện áp cao như vậy là cần thiết cốt để phát hiện những
khuyết tật tiềm ẩn trong cách điện.
Tuy nhiên, việc sử dụng điện áp một chiều ở mức cao dễ gây ra hiện tượng quá
ứng suất trong cách điện. Với cáp lực cũ có thể bị phá hủy cách điện sau khi thử cao áp
DC mặc dù thực tế nó vẫn vận hành được dưới điện áp AC.
Ngược lại, sử dụng điện áp DC lại không mang lại hiệu quả trong việc tìm ra
những khuyết tật thật sự trong cách điện. Với một sợi cáp có khuyết tật, điện áp phá
hủy một chiều cao hơn nhiều so với điện áp phá hủy xoay chiều. Trong khi đó hầu hết
các phép thử Acceptance ngoài hiện trường người ta đều giảm giá trị điện áp thí
nghiệm DC xuống nhỏ hơn so với giá trị thí nghiệm xuất xưởng nên đôi khi vẫn không
phát hiện ra khuyết tật trong cách điện mà vẫn kết luận cách điện đạt tiêu chuẩn vận
hành. Vậy muốn phát hiện ra khuyết tật trong cách điện thì điện áp DC phải đủ cao. Rõ
ràng điều này dấy lên lo ngại về sự bất cập của phép thử cao áp DC với cáp lực XLPE.
4. AC VLF Testing – Thử cao áp tần số thấp là một lựa chọn
Với những vấn đề đã đề cập ở trên thì giải pháp thí nghiệm cáp lực bằng công nghệ
VLF (Very Low Frequency) lần đầu tiên được giới thiệu năm 1986 đã mở ra cho chúng
ta những thuận lợi và tiện ích nhất định. Điện áp thử AC với tần số 0,1Hz giúp công
suất của thiết bị thử giảm đi 500 lần so với thử AC tại tần số 50Hz. Trong thời gian dài
công nghệ này được dùng để thử nghiệm máy phát điện cỡ lớn.

Hình 3 – Sơ đồ nguyên lý hệ thống VLF


VLF sử dụng một tín hiệu điện áp xoay chiều có tần số nhỏ hơn 1Hz. Tại Bắc Mỹ hầu
hết người ta sử dụng tần số 0.1Hz  (hoặc nhỏ hơn như 0.05 Hz, 0.02 Hz, 0.01 Hz) để thí
nghiệm cáp rất dài và có điện dung  rất lớn.
Phương pháp  thí nghiệm VLF cho cáp lực đã được đưa vào tiêu chuẩn Mỹ IEEE400.2
từ năm 2004 và tiêu chuẩn IEC 60502-2 năm 2014 và trở thành phương pháp thí
nghiệm cho cáp lực tiên tiến nhất hiện nay.
Công nghệ VLF (Very low frequency)
Phần 3
Sự phát triển của công nghệ VLF 
1. Giới thiệu
Do những quy định của thị trường điện, sự tin cậy của mạng lưới phân phối trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mạng lưới hoạt động buộc chúng ta phải duy trì hệ
thống cáp lực phân phối một cách thận trọng. Thí nghiệm điện áp tăng cao cho cáp sau
khi lắp đặt hoặc sau sửa chữa làm giảm thiểu đáng kể những hư hỏng trong thời gian
vận hành.
Bài viết này mô tả sử phát triển của công nghệ thí nghiệm VLF ( Very Low
Frequency) – Công nghệ tần số thấp trong hơn hai thập niên đã qua. Kể từ khi ra mắt
công nghệ VLF cho đến nay đã có rất nhiều thay đổi bởi có nhiều hệ thống đi vào hoạt
động, sự nghiên cứu tập hợp các số liệu cũng như những ứng dụng nhận được sự quan
tâm cao những nhà quản lý thiết bị.
2. Tại sao lại là VLF? 
Công nghệ VLF lần đầu tiên được giới thiệu năm 1986. Công nghệ này là
phương pháp thí nghiệm rất mới để thí nghiệm cáp lực cách điện Polyme và thí nghiệm
phóng điện dạng cây trong cách điện XLPE của cáp. Trước đó, một vài nghiên cứu
(1,2) đã chỉ ra rằng phương pháp thí nghiệm cáp bằng điện áp DC truyền thống đã tạo
ra những điện tích không gian trong vật liệu polyme. Những điện tích không gian này
tồn tại lâu hơn 24 giờ trong những vùng vô định hình của cách điện polyme. Nếu chúng
ta đóng điện trở lại trước khi những điện tích không gian đó biến mất thì sẽ gây ra hiện
tượng quá điện áp cục bộ trong cách điện. Hiện tượng này làm xuất hiện những cây
nước ( Water Tree – Gây ra bởi nước trong cách điện rắn) có thể phá hủy cách điện
trong thời gian ngắn sau khi đưa vào vận hành.

Hình 1 – Cây nước trong cách điện (3)


Bởi vậy nên phần lớn các quốc gia đã không cho phép thử cáp PE/XLPE bằng điện áp
DC nữa vì những hạn chế của thí nghiệm DC như (2):
Không cho biết những thông tin rõ ràng của việc hư hỏng như: lỗ hỏng cách điện hoặc
vết cắt
Không tái hiện được sự phân bố ứng suất tồn tại dưới tác dụng của điện áp xoay chiều
tần số công nghiệp. Ứng suất này rất nhạy cảm với nhiệt độ và sự phân bố nhiệt độ.
Dòng rò trong cách điện biến thiên nhiều khi đọc do ảnh hưởng của điều kiện môi
trường .
3. Công nghệ VLF hiện nay
Thời gian đầu công nghệ VLF hoạt động sử dụng sóng VLF Cosin-vuông. Đầu
những năm 90s của thế kỷ trước công nghệ sóng VLF hình Sin đã được giới thiệu. Hai
công nghệ này vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc thí nghiệm vận hành cáp lực sau
lắp đặt cũng như thí nghiệm bảo dưỡng cáp lực cũ để loại trừ những vị trí cách điện yếu
như điểm nối bị thấm nước hoặc cây nước trong cách điện.

Hình 2 – a) Dạng sóng hình Sin – b) Dạng sóng hình Cosin-vuông


Công nghệ VLF bằng điện áp với dạng sóng Sin và Cosin-vuông khác nhau ở bản thân
dạng sóng của chúng. Ngoài hai dạng sóng trên cũng có những hệ thống VLF có thể có
những dạng sóng khác giống với dạng sóng hình Sin. Tuy nhiên, ban đầu hai công nghệ
này là những phương pháp thí nghiệm phổ thông và mỗi phương pháp đều có những ưu
điểm và hạn chế.
3.1 Công nghệ VLF dạng sóng hàm Cosin-vuông
Công nghệ VLF dạng sóng Cosin-vuông là công nghệ VLF xuất hiện đầu tiên.
Hệ thống này bao gồm một nguồn một chiều, một cuộn kháng có thể điều chỉnh được
bằng động cơ và một tụ điện. Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật điện tử người ta
đã thay thể động cơ điều khiển cuộn kháng bằng Thyristor. Kết quả là đã làm cho hệ
thống này nhỏ, gọn nhẹ và hiệu quả hơn.
Một trong những ưu điểm nổi bật của hệ thống này là sự phục hồi năng lượng
trong quá trình đảo ngược cực tính dựa trên nguyên lý cộng hưởng. Bởi vậy, công suất
tiêu thụ của hệ thống tương đối thấp và thử được tải có điện dung cao. Sự đảo ngược
cực tính của hệ thống VLF Cosin-vuông có dạng gần với dạng sóng tần số 50Hz (Hình
3). Vì vậy trường ứng suất của nó có thể so với trường ứng suất ở tần số công nghiệp.
Một hạn chế của công nghệ này là việc đo phóng điện cục bộ
(PD- Partial Discharge) và Tan-delta rất khó khăn. Về sau có thể giải quyết điều này
bằng phương pháp xấp xỉ gần đúng của Hamon (4,5).
Hình 3- Đảo ngược cực tính điện áp hình Cosin-vuông
3.2 Công nghệ VLF dạng sóng hàm Sin
Đầu thập niên 90 hệ thống thí nghiệm VLF dạng sóng hàm Sin được giới thiệu.
Hệ thống này cũng đã sử dụng kỹ thuật điện-điện tử của những năm đó. Với sự phát
triển của kỹ thuật điện tử, hệ thống này càng trở nên nhỏ gọn hơn và công suất thử
nghiệm cao hơn. Nguyên lý của hệ thống này dựa trên một bộ chuyển đổi AC-DC-AC.
Hệ thống thí nghiệm VLF dạng hàm Sin không thể tái sử dụng năng lượng lưu trữ trong
cáp. Năng lượng lưu trữ này cần được giải phóng và chuyển thành nhiệt năng qua điện
trở xả. Bởi vậy nhìn chung tải điện dung mà hệ thống này thử được thấp hơn so với hệ
thống VLF Cosin-vuông.
Ưu điểm của việc sử dụng một sóng hàm Sin thuần túy là những hệ thống này có
thể kết hợp với những phương pháp chẩn đoán khác như đo PD và Tan-delta. Hiện nay
trên thế giới rất nhiều hãng sản xuất thiết bị thí nghiệm nổi tiếng sử dụng công nghệ
này. Trong đó có hãng HIGH VOLTAGE INC của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, với tần số nhỏ hơn 500 đến 600 lần như vậy thì các đặc điểm của PD không
còn giống với tín hiệu PD tại tần số lưới nữa. Nó không đem lại một mối tương quan
với một tín hiệu PD tại tần số lưới 50/60Hz nữa. Hơn nữa, một nghiên cứu mới đây đã
chỉ ra rằng tín hiệu PD dường như biến mất tại những tần số thấp hơn (6).
4. Ảnh hưởng của tần số
Trong hình 4, sự phát triển cây điện tích tại một vài dạng sóng và tần số được vẽ
lại theo sự thay đổi của điện áp (7).  Nghiên cứu này chỉ ra rõ ràng rằng việc thí nghiệm
tại tần số thấp hơn ( e.g: tần số 0,01Hz thay vì 0,1Hz) cho kết quả tốc độ phát triển cây
điện tích là nhỏ hơn so với tần số 0,1Hz khoảng 10 lần. Điều này có nghĩa là thời gian
thí nghiệm ở tần số 0,01Hz sẽ tăng gấp 10 lần tại điện áp thử 3Uo.
S.C Moh (8) đã xác nhận trọng một nghiên cứu về tính hiệu quả của thí nghiệm VLF
trong việc phát hiện những sự cố tiềm ẩn. Những thí nghiệm này đã được thực hiện tại
những tần số thấp hơn vì sự hạn chế về công suất của bộ thử và đã có một tỷ lệ phép
thử không thành công cao hơn 3 lần so với khi thử tại tần số 0,1Hz. Hơn nữa, nghiên
cứu này chỉ ra rằng bộ thử VLF 0,1Hz, 3Uo hiệu quả hơn so với thí nghiệm tại 50Hz,
2Uo.
Hình 4- Tốc độ phát triển cây điện tích là một hàm của điện áp, tần số và dạng sóng
5. Kinh nghiệm thực tiễn
Ví dụ sau đây về thí nghiệm VLF cho cáp trong vòng hơn 10 năm (1987-1998)
tại thành phố Dortmund, Đức. Việc thí nghiệm được tiến hành trên hơn 3000km cáp
( Bảng 1). Nhìn vào số lần phá hủy, hầu hết sự phá hủy xảy ra trên cáp cách điện
Polyme bị não hóa nặng nề. Trung bình có 4.2 lần phá hủy trên 100km cáp được thí
nghiệm.

Bảng 1: Số lần phá hủy cáp trong suốt thời gian thí nghiệm
 Đi vào chi tiết, sự phân bố sự cố theo thời gian thí nghiệm được mô tả như hình 5.
Theo đó thì có đến 66% sự cố sẽ xuất hiện sau khi tiến hành phép thử 10 phút đầu tiên.
75% sự cố sẽ xuất hiện sau khi thử nghiệm 30 phút. 25% sự cố xuất hiện sau trong nửa
giờ còn lại.

Hình 5 – Sự phân bố sự cố xảy ra theo thời gian


Chi tiết hơn nữa để xem sự cố xuất hiện ở đâu? Ở Hình 6 có thể nhìn thấy gần như toàn
bộ sự cố xuất hiện trong vòng 20 phút đầu, điều này ngụ ý rằng nếu cáp mới lắp đặt thì
có thể tiến hành thí nghiệm VLF trong 20 phút là đủ.
Hình 6- Sự phá hủy phụ thuộc vào thời gian thí nghiệm và vị trí sự cố trong cách điện
Số lần sự cố nhiều trong cách điện XLPE do trước đây công nghệ sản xuất nghèo
nàn. Thế hệ đầu của cáp cách điện XLPE với những lớp bán dẫn và Grafit phủ ở ngoài.
Ngày nay cáp lực XLPE đã được cải thiện chất lượng rất nhiều.
6. Kết luận 
Công nghệ VLF đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong việc thí nghiệm vận hành cáp
lực mới sau lắp đặt cũng như sau bảo dưỡng với những cáp có cách điện già cỗi.
Ngày nay một bộ thí nghiệm VLF thường được kết hợp với một chẩn đoán PD. Lợi thế
của việc thêm một chẩn đoán PD sau khi thí nghiệm VLF sẽ làm tăng thêm sự tin cậy
cho hệ thống điện và làm giảm chi phí do gián đoạn cung cấp điện hay do phải cắt điện
không có kế hoạch thậm chí là trả phí đền bù cho khách hàng sử dụng điện.

Công nghệ VLF (Very low frequency)


Phần 4
Sự phụ thuộc tần số của hệ số tổn hao trong cáp trung thế PE/XLPE
Tóm tắt: Đối với những người quản lý hệ thống phân phối điện, việc hiểu biết về tình
trạng của cáp là rất quan trọng. Để đánh giá tình trạng của cáp người ta sử dụng phép
đo hệ số tổn hao tan d. Phép đo hệ số tổn hao tan d ở tần số cố định không phù hợp cho
việc mô tả quá trình lão hóa phức tạp của cáp PE/XLPE. Ngoài ra, bằng cách đo hệ số
tổn hao tan delta trên dải tần số rộng, đặc tính làm việc ở dải tần số khác nhau cho phép
phân tích quá trình lão hóa khác nhau. Bài báo này đưa ra kết quả kiểm tra hệ số tổn
hao tan delta phụ thuộc vào nhiệt độ và ảnh hưởng của quá trình lão hóa nhiệt lên hệ số
tổn hao tan delta của cáp trung thế cách điện PE/XLPE.
Cáp XLPE được phân tích bằng mô hình nhiều lớp. Những ảnh hưởng quan trọng lên
hệ số tổn hao tan delta được xem xét trong mô hình này.
1. Giới thiệu
1.1 Mô tả hệ số tổn hao
Hệ số tổn hao tan delta được xác định bằng công thức (1) mô tả đặc điểm tổn hao góc
pha của một vật liệu cách điện theo hình 1.
tan δ = IR/IC                                      (1)
Hình 1: Mạch cân bằng mô tả hệ số tổn hao tan
Hệ số tổn hao tan delta là đại lượng đặc trưng cho tính chất của vật liệu cách
điện, cơ bản phụ thuộc vào chế độ phân cực tương ứng với tổn hao phân cực (hệ số pol)
và đặc tính dẫn điện (hệ số k). Công thức tương ứng (2):
Pdiel = Pk + Ppol                                     (2)
Hệ số tổn hao tan delta của cáp XLPE với cấu trúc như hình 2 mô tả tổn hao cách điện
Pdiel theo sơ đồ mạch hình 3 bằng tổng tổn hao điện dẫn và tổn hao phân cực của cách
điện chính XLPE giữa lớp bán dẫn bên trong và bên ngoài.

Hình 2: Cấu trúc cơ bản của cáp lực XLPE (photo: Südkabel GmbH)
Điện dung C0 trong hình 3 mô tả khả năng hình học, R K là điện trở một chiều của cách
điện XLPE.

Hình 3: Sơ đồ tương đương mô tả hệ số tổn hao tan delta


Điện dẫn của vật liệu cách điện là do khả năng dẫn điện của các electron và điện
tích tự do. Chúng có thể điều khiển dòng điện dẫn. Trong vật liệu cách điện XLPE
không có các electron di chuyển tự do do mức năng lượng bị lấp đầy. Nhưng nếu có các
khuyết tật như nhiễm bẩn, hoặc nguyên tử hay phân tử, các lỗ hổng trong cấu trúc cách
điện hoặc cáp bị phân hủy do lão hóa thì dẫn đến việc dẫn điện. Công thức liên hệ (3)
được suy ra trong miền thời gian với mật độ dòng điện J trong vật liệu cách điện XLPE.
J = K.E                 (3)
Khi tần số tăng, ảnh hưởng của thành phần điện dung tăng lên. Ảnh hưởng của
điện dẫn lên tổn hao điện môi tan delta giảm xuống. Dưới ứng suất nhiệt, độ dẫn điện k
tăng lên do sự bứt ra của các ion từ hợp chất do kết quả của sự tăng dao động nhiệt.
Nếu đặt một điện trường E vào vật liệu cách điện, các phần tử mang điện tích di chuyển
tự do sẽ bị phân cực. Có 2 loại phân cực: Phân cực dịch (displacement polarization) và
phân cực lưỡng cực (orientation polarization). Trong phân cực dịch, sự dịch chuyển của
các electron bên trong nguyên tử (phân cực điện tử, hệ số e) lớn hơn so với các ion
trong phân tử (phân cực ion, hệ số i). Một loại phân cực dịch đặc biệt là phân cực của
điện tích không gian, nơi chứa các điện tích tự do bên trong vật liệu cách điện di
chuyển sang cực đối diện. Quá trình này dẫn đến sự tích tụ các điện tích không gian ở
bề mặt và bên trong cách điện dẫn đến các vùng lưỡng cực lớn. Nó đặc biệt có ảnh
hưởng ở bề mặt biên giữa phần lớp bán dẫn bên trong và bên ngoài cách điện. Phân cực
lưỡng cực cơ bản dựa vào sự sắp xếp của các phân tử lưỡng cực theo chiều điện trường.
Một ví dụ cơ bản về phân tử lưỡng cực là sự tồn tại của phân tử nước trong vật liệu
cách điện. Mỗi loại phân cực được quy về một miền tần số đặc trưng. Hình 4 mô tả sơ
đồ mạch tương đương nâng cao cho các loại phân cực chính với giá trị tần số tự nhiên
tương ứng fe

Phụ thuộc vào hằng số thời gian của thành phần RC tương ứng được xác định trong
công thức (4), tần số tự nhiên đảm bảo cho loại phân cực mang tính đặc trưng và phù
hợp với thời gian cần thiết để các phân tử lưỡng cực sắp thẳng hàng (phân cực hoàn
toàn).
tpol = Rpol x Cpol                     (4)
Thời gian này gọi là thời gian hồi phục và cũng được hiểu như là góc pha thay đổi giữa
cường độ điện trường E(t) và cảm ứng điện D(t). Hai giá trị này được liên hệ bởi hằng
số điện môi phức ԑ, ở đây góc pha dịch chuyển được vẽ với cả phần thực và phần ảo
của hằng số điện môi phức ԑ (công thức 5)

Hằng số điện môi phức  ԑr theo công thức (5) mô tả hằng số điện môi chung bằng phần
thực  ԑ’r và tổn hao điện môi bằng phần ảo ԑ”r
ԑr = ԑ’r – jԑ”r                                   (6)
Ưu điểm chính của vật liệu cách điện PE tinh khiết là không có các điện cực và tổn hao
điện môi thấp Pdiel. Do đó, sự phân cực của các điện tích không gian có thể được bỏ
qua. Các nhánh liên kết trong chuỗi polyme của vật liệu XLPE tinh khiết gây ra các
khuyết tật trong cấu trúc đối xứng, mà dẫn đến hình thành các điểm lưỡng cực yếu. Tác
dụng của phân cực lưỡng cực (hệ số o) là ngăn cản bằng sự kết dính trong các chuỗi.
Các điện tích không gian và sự phân cực lưỡng cực xảy ra ở bề mặt của các lớp bán dẫn
trong cách điện XLPE.

Công nghệ VLF (Very low frequency)


Phần 4: Tiếp theo 1
1.2 Hệ số tổn hao điện môi tan delta của cáp XLPE
Ảnh hưởng của các lớp bán dẫn được mô tả định tính bằng mô hình nhiều lớp trên hình
5, điện dung Cls và điện trở Rls được gán cho các lớp bán dẫn. Hệ số (i) chỉ lớp bán dẫn
phía trong, (a) chỉ lớp bán dẫn phía ngoài, (h) đặc tính của cách điện chính. Các nhà sản
xuất đưa ra giá trị độ dẫn điện của các lớp bán dẫn với hệ số K ls  0.001 – 0.1S.m-1. Độ
dẫn điện của vật liệu cách điện XLPE đã vận hành lâu có thể được ước lượng K h  10-
13
S.m-1

Hình 5: Mô hình 3 lớp mô tả hệ số tổn hao tan delta


Độ dẫn điện Kls của lớp bán dẫn lớn hơn đáng kể so với cách điện XLPE chính. Áp
dụng Rls  Rh.

Hình 6: Đồ thị hệ số tổn hao điện môi tan delta theo tần số
Hệ số điện môi nằm trong dải ԑr  103. Hệ số điện môi đặc trưng của vật liệu XLPE là
ԑr  2.3. Có thể kết luận là Cls Ch. Đường cong tính toán hệ số tổn hao điện môi tan delta
của mô hình 3 lớp được trình bày trên hình 6. Việc tính toán hệ số tổn hao điện môi tan
delta dựa vào kích thước hình học của cáp loại NA2XS2Y 20kV. Độ dầy của phần cách
điện chính là dh = 5.5 mm. Độ dầy thông thường của lớp bán dẫn là d ls = 1mm. Độ dẫn
điện của lớp bán dẫn bên trong được giả sử là K ls(i) = 0.001S.m-1 và lớp bên ngoài là
Kls(a) = 0.0005S.m-1. Các giá trị này tương ứng với yêu cầu trong IEC 62067:2006. Hằng
số điện môi của lớp bán dẫn được đặt đến 10 3. Hệ số tổn hao điện môi tan delta được
xác định bằng độ dẫn điện của cách điện chính Kh trong dải tần số thấp hơn xấp xỉ 10
Hz. Với việc tăng tần số, ảnh hưởng của lớp bán dẫn tăng lên. Thực tế này có thể được
giải thích bằng việc tăng ảnh hưởng của điện dung cách điện chính C h. Dòng điện chạy
qua điện dung của cách điện chính Ch gây ra tổn hao trên điện trở của lớp bán dẫn R ls.
Mẫu đo hệ số tổn hao điện môi tan delta theo tần số của cáp vận hành lão hóa được
trình bày trên hình 7. Tiến triển của hệ số tổn hao luôn dọc theo hai đường thẳng, mỗi
đường đặc trưng cho độ dẫn điện của cách điện chính và các lớp bán dẫn, hai đường
này được gọi theo nghiên cứu của SCHMIDT [5], LEGUENZA [8] và LUI [9].

Hình 7: Đồ thị hệ số tổn hao điện môi tan delta được đo trên cáp XLPE đã vận hành lâu
Đường thẳng với độ dốc âm làm tăng độ dẫn điện của cách điện chính và điện trở
Rh của mô hình 3 lớp trên hình 5. Việc tăng ảnh hưởng của các lớp bán dẫn và mạch
song song được mô tả bằng Cls // Rls làm độ dốc dương. Độ dẫn điện của cách điện
chính XLPE là hệ quả của lão hóa nhiệt dẫn đến toàn bộ đường cong dịch chuyển về
phía tần số cao hơn. Một ví dụ thực tế cho mô hình 3 lớp được hiển thị trên hình 8.
Trong trường hợp này, độ dẫn điện của cách điện XLPE được tăng đến Kh  10-13S.m-1.
Hình 8: Đồ thị tín toán hệ số tổn hao điện môi tan delta

Công nghệ VLF (Very low frequency)


Phần 4: Tiếp theo 2
2. Kết quả kiểm tra kỹ thuật đo
2.1 Phạm vi kiểm tra
Với kiến thức về sự phụ thuộc tần số của hệ số tổn hao điện môi tan delta, có thể đưa ra
các kết luận tạm thời về cách điện chính XLPE. Các phép đo được thực hiện với thiết bị
phân tích đáp ứng điện môi (Dielectric Response Analyzer). Thiết bị ghi lại hệ số tổn
hao điện môi tan delta trên một dải tần số từ 50μHz đến 5kHz. Sơ đồ lắp đặt phép đo
được thể hiện trên hình 9.

Hình 9: Mạch nguyên lý thiết bị đo hệ số tổn hao tan delta.


Điện áp đặt là 200V. Trong tất cả các phép đo, dòng điện dò sẽ được loại bỏ bởi đầu
guard bổ sung. Chiều dài cáp đo được cố định là 0,7m. Lão hóa nhiệt của cách điện
chính XLPE là một chu kỳ nhiệt xác định. Do đó, cáp được gia nhiệt đến một nhiệt độ
90oC trong khoảng thời gian 10  250 giờ. Giữa các chu kỳ gia nhiệt thực hiện các phép
đo về các thông số điện môi của cáp ở nhiệt độ phòng 23oC. Ngoài ra, phép đo hệ số
tổn hao tan delta là một hàm của nhiệt độ XLPE. Do đó, cáp được gia nhiệt đến 120oC
và điều chỉnh lên 10oC trong mỗi bước đo. Việc đo nhiệt độ được thực hiện sử dụng các
cảm biến nhiệt độ đặt trực tiếp đến cách điện chính XLPE. Quá trình lão hóa nhiệt và
việc tăng độ dẫn điện của cách điện XLPE có thể quan sát được.

Hình 10: Cách điện XLPE sau khi lão hóa nhiệt
Trong hình 10, tình trạng của mẫu cáp XLPE như mới được so sánh với mẫu cáp XLPE
bị lão hóa nhiệt. Việc phân tích cấu trúc của cách điện chính XLPE trước và sau khi lão
hóa nhiệt chỉ ra sự quá độ của cấu trúc XLPE trong vùng tinh thể. Sự thay đổi cấu trúc
này đã được nghiên cứu trong các công trình khác nhau.
Trong hình 11 thể hiện hình ảnh trên kính hiển vi nguyên tử của cáp mới và cáp bị lão
hóa nhiệt

Hình 11: Hình ảnh trên kính hiển vi nguyên tử của cáp mới và sau quá trình lão hóa
nhiệt
2.2  Sự phụ thuộc nhiệt độ của hệ số tổn hao điện môi tan delta
Hình 12 thể hiện sự phụ thuộc của hệ số tổn hao điện môi tan delta vào nhiệt độ của
cáp. Phép đo được thực hiện trên cáp mới.

Hình 12: Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc nhiệt độ của hệ số tổn hao điện môi tan delta
Từ đồ thị, sự phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ của hệ số tổn hao điện môi tan delta của vật
liệu cách điện XLPE trở nên rõ ràng. Thông tin về tình trạng cách điện cáp không thể
xác định nếu không biết nhiệt độ XLPE.
2.3  Hệ số tổn hao điện môi tan delta phụ thuộc vào sự lão hóa nhiệt
Hình 13 hiển thị kết quả các phép đo hệ số tổn hao điện môi tan delta theo tần số là một
hàm của sự lão hóa nhiệt. Giá trị tuyệt đối của hệ số tổn hao điện môi tan delta tăng
cùng với sự gia tăng lão hóa nhiệt của cách điện cáp. Đặc biệt trong dải tần số f < 10
Hz, hệ số tổn hao điện môi tan delta tăng với hệ số k  1000. Hình 13 cho thấy quá trình
lão hóa nhiệt rõ ràng ảnh hưởng lớn đến hệ số tổn hao điện môi tan delta và dẫn đến
thay đổi đường cong tổn hao điện môi. Sự thay đổi này làm dịch chuyển đường thẳng,
độ dẫn điện của cách điện chính gần như không đổi.
Hình 13: Hệ số tổn hao điện môi tan delta phụ thuộc vào quá trình lão hóa nhiệt
Hàm của hệ số tổn hao được tổng hợp lại bằng hai đường thẳng như hình 14. Khoảng
cách nhỏ nhất của các điểm giao nhau của cả hai đường cong di chuyển đến dải tần số
cao hơn.

Hình 14: Đồ thị miêu tả tổn hao điện môi tan delta thông qua đường đặc trưng cho độ
dẫn điện và
đường đặc trưng cho lớp bán dẫn
Đường cong được quan sát có thể dễ dàng được giải thích với các kết quả mô
hình 3 lớp trong mục 2, hình 5. Ở dải tần số lớn hơn 10Hz, ảnh hưởng của quá trình lão
hóa nhiệt đến hệ số tổn hao giảm xuống. Trong dải điện dẫn Kh những ảnh hưởng này
trở lên có hiệu quả. Hệ số tổn hao có thể được đo ở dải tần nhỏ hơn 10 Hz. Phép đo gần
với tần số vận hành không thể mô phỏng được ảnh hưởng của lão hóa. Nhiệt độ phép
đo có ảnh hưởng lớn đến hệ số tổn hao tan delta.
3. Tổng kết
Sự lão hóa của vật liệu cách điện liên quan trực tiếp đến hệ số tổn hao tan delta.
Nguyên nhân là sự thay đổi bề mặt phân tử dẫn đến tăng độ dẫn điện của cách điện
chính Kh.
Trong thời gian thí nghiệm, ảnh hưởng của quá trình lão hóa lên hệ số tổn hao cáp
trung thế cách điện XLPE 20 kV được phân tích. Phép đo được thực hiện bằng đốt
nóng đều cáp mẫu ở nhiệt độ δk = 90°C trong khoảng thời gian t = 2500h
Sự phân tích hệ số tổn hao điện môi tan delta trong một dải tần số rộng đưa ra ảnh
hưởng chủ yếu của lớp bán dẫn ở  tần số 100 Hz và lớn hơn. Trong vùng tần số thấp
dưới 100 Hz, độ dẫn điện Kh của cách điện XLPE chiếm ưu thế. Sự tiến triển của hệ số
tổn hao tan delta luôn xấp xỉ với hai đường thẳng đại diện cho độ dẫn điện của cách
điện chính và các lớp bán dẫn.
Bằng việc nghiên cứu hệ số tổn hao tan delta trên một dải tần số rộng, các quá trình liên
quan đến các dải tần số khác nhau được phân tích. Việc phân tích này đủ để đánh giá
tình trạng của cách điện chính cho đến khi tần số đạt giá trị nhỏ nhất. Hiện tượng này
được xác định trong suốt quá trình nghiên cứu lão hóa trong dải tần số nhỏ hơn 100
Hz.   Lão hóa nhiệt của cách điện XLPE có thể được theo dõi như sự tăng giá trị của độ
dẫn điện Kh trong miền tần số nhỏ hơn 100 Hz. Độ dốc của đường thẳng đặc trưng cho
độ dẫn điện còn lại chủ yếu là hằng số. Độ dẫn điện Kh của cách điện chính tăng lên
dẫn đến sự dịch chuyển nhỏ nhất dọc theo dải tần số đến các vùng tần số cao hơn.
Sự phát triển của thiết bị đo phù hợp để nghiên cứu chất lượng cách điện dường như chỉ
bao trùm dải tần số dưới 100 Hz. Ngoài ra, nó có hiệu quả về công suất cho các thiết bị
được phát triển.
Việc phân tích hệ số tổn hao tan delta ở tần số xác định mà không biết nhiệt độ
của cách điện chính là phương pháp không đủ điều kiện để mô tả quá trình lão hóa cơ
khí trong vật liệu cách điện XLPE. Trong bất cứ trường hợp nào, những ảnh hưởng của
nhiệt độ δk đều bao gồm những thông tin về tình trạng cách điện.
Với quá trình lão hóa nhiệt, sự phân cực bên trong vật liệu XLPE có ảnh hưởng khá
nhỏ đến hệ số tổn hao tan delta. Nhưng nó cần thiết để bổ sung nghiên cứu về tình trạng
lão hóa cơ khí, yếu tố cũng ảnh hưởng đến hệ số tổn hao. Đây là sự lão hóa về điện và
ảnh hưởng của độ ẩm lên vật liệu cách điện XLPE.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của điện và độ ẩm đã trình bày được xem xét trong
việc này. Nó sẽ được thực hiện trong các phép đo tương lại.
Phân tích trên kính hiển vi nguyên tử cho thấy sự thay đổi cấu trúc của chuỗi liên kết
polyethylene. Những vẫn đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong những bài nghiên
cứu sau.
Những phần phụ thuộc được mô tả của tổn hao điện môi được phân tích sử dụng mô
hình ba lớp, phải được kiểm tra bằng cách sử dụng thiết bị đo thích hợp.

You might also like