You are on page 1of 3

Nguyên lý tủ cấp đông NH 3 cấp dịch từ bình trống tràn: Môi chất lỏng từ bình

trống tràn sẽ chảy vào các tấm lắc của tủ đông tiếp xúc do sự chênh lệch cột áp
thủy tỉnh, tại đây môi chất sẽ thực hiện quá trình thu nhiệt để làm lạnh tủ đông tiếp
xúc, đồng thời bay hơi chuyển thành hơi quá nhiệt, hơi môi chất sẽ được hút vào
bình tách lỏng 7 (bình tách lỏng có nhiệm vụ tách những cấu tử lỏng bị dòng hơi
cuốn theo, trước khi cho hơi môi chất vào máy nén, vì sự tồn tại của chất lỏng sẽ
gây ra hiện tượng thủy kích làm hư hỏng máy nén), sau đó được đưa vào máy nén
hạ áp để nén lần 1, rồi được đưa qua bình trung gian 6 để làm lạnh, tiếp theo lại
được đưa về máy nén cao áp để thực hiện quá trình nén lần hai (trong quá trình
máy nén hoạt động thì tỏa nhiều nhiệt do đó nước từ tháp giải nhiệt 2 sẽ được cho
vào làm mát máy nén), sau đó hơi môi chất được cho vào bình tách dầu 5 (vì trong
máy nén có dầu bôi trơn, do đó môi chất sẽ có lẫn dầu nếu không loại bỏ sẽ ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của giàn ngưng, cũng như cả hệ thống), sau khi
tách dầu hơi môi chất se được cho vào giàn ngưng, tại đây hơi môi chất sẽ thực
hiện quá trình trao đổi nhiệt (tỏa nhiệt) với nước lạnh từ tháp giải nhiệt 2 và ngưng
tụ tạo thành lỏng cao áp, sau đó môi chất lỏng được đưa vào bình chứa cao áp 3, tại
đây một phần môi chất lỏng sẽ được tiết lưu đưa vào thiết bị trung gian để làm mát
môi chất sau quá trình nén lần 1, phần lớn môi chất lỏng còn lại sẽ được tiết lưu
cho trở lại tủ đông tiếp xúc để thực hiện 1 chu trình mới.

1- Máy nén;2- Tháp giải nhiệt;3- Bình chứa cao áp;4- Bình ngưng;5-Bình tách dầu
6- Bình trung gian;7- Bình tách lỏng;8- Bình trống tràn;9- Tủ cấp đông
10-Bình thu hồi dầu

Nguyên lý tủ cấp đông NH 3 sử dụng bơm cấp dịch.

Môi chất lỏng sẽ được bơm vào các tấm lắc của tủ đông tiếp xúc, tại đây môi
chất sẽ thực hiện quá trình thu nhiệt để làm lạnh tủ đông tiếp xúc, đồng thời bay
hơi chuyển thành hơi quá nhiệt, hơi môi chất sẽ được hút vào bình chứa hạ áp 5
(bình chứa hạ áp 5 có nhiệm vụ tách những cấu tử lỏng bị dòng hơi cuốn theo,
trước khi cho hơi môi chất vào máy nén, vì sự tồn tại của chất lỏng sẽ gây ra hiện
tượng thủy kích làm hư hỏng máy nén), sau đó được đưa vào máy nén hạ áp để nén
lần 1, rồi được đưa qua bình trung gian 6 để làm lạnh, tiếp theo lại được đưa về
máy nén cao áp để thực hiện quá trình nén lần 2, sau đó hơi môi chất được cho vào
bình tách dầu 4 (vì trong máy nén có dầu bôi trơn, do đó môi chất sẽ có lẫn dầu
nếu không loại bỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của giàn ngưng, cũng
như cả hệ thống), sau khi tách dầu hơi môi chất sẽ được cho vào giàn ngưng tụ, tại
đây hơi môi chất sẽ thực hiện quá trình trao đổi nhiệt(tỏa nhiệt) với nước lạnh từ
tháp giải nhiệt và ngưng tụ tạo thành lỏng cao áp, sau đó môi chất lỏng được đưa
vào bình chứa cao áp 2, tại đây một phần môi chất lỏng sẽ được tiết lưu đưa vào
thiết bị trung gian để làm mát môi chất sau quá trình nén lần 1, phần lớn môi chất
lỏng còn lại sẽ được tiết lưu rồi bơm trở lại tủ đông tiếp xúc để thực hiện 1 chu

trình mới.
1- Máy nén; 2- Bình chứa cao áp; 3- Giàn ngưng; 4-Bình tách dầu; 5- Bình chứa hạ
áp; 6- Bình trung gian; 7- Tủ cấp đông; 8-Bình thu hồi dầu; 9-Bơm dịch; 10-Bơm
nước giải nhiệt.

You might also like