You are on page 1of 7

Rules for Writing Out Dollars & Cents in Legal

Documents
The details are key in a legal document. When a document contains a dollar amount such as a figure
owed for a settlement, the exact amount must be clear to any reader. To that end, dollars and cents
in legal documents are written in both words and numbers. This helps to ensure that the correct
amount is understood, especially when there is a large, uneven amount.

1. Cents
o When writing out an amount under one dollar in a legal document, start with
the figure spelled out and followed by the word “cents” — for example, "forty-nine cents."
Note the use of hyphens between the numbers in the tens and ones places of the figure.
Follow the words with the numeric figure in parentheses — for example, "forty-nine cents
(49 cents)." If the amount is under 10 cents, simply write out the full number — “nine
cents,” for example.

Whole-Dollar Amounts
o According to “Legal Writing: How to Write Legal Briefs, Memos, and Other
Legal Documents,” for a whole-dollar amount you can choose to write either the amount
numerically preceded by a dollar sign or write out the full amount in words. For example, if
the amount is $300 you can use “$300” or “three hundred dollars” in the document. Do not
add a decimal place to the figure if there are no cents in the amount.

Dollars and Cents


o To write out dollars and cents, you need to represent the figure with both
words and numbers. If the figure in question is $4,000.35 then you would write it in your
document as "four thousand dollars and thirty-five cents ($4,000.35)." Add the word “and”
between the dollars and cents of the figure to avoid any confusion about the amount. Unlike
with amounts less than $1, when the numbers in parentheses are followed by the word
"cents," the numeric value in this case is preceded by the dollar sign.

Complex Amounts
o For large dollar amounts with several numbers, it is imperative that you write
out the full amount correctly. Separate every three places of the figure with a comma in both
your written and numeric amounts. For example, the figure of $6,435,345.24 would be
written out as "six million, four hundred thirty-five thousand, three hundred forty-five
dollars and twenty-four cents ($6,435,345.24)." Add a hyphen between any numbers with a
value between 21 and 99. For example, a hyphen is added in thirty-five and not three
hundred.

10 Rules for Writing Numbers and Numerals


----ooOoo----
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
(DOCUMENTARY CREDITS)
----ooOoo----
 
Nội dung này được dựa theo bản “quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice
for Documentary Credits) do Phòng thương mại quốc tế (ICC-International Chamber of Commerce) tại Paris ban hành.  ICC
đã ban hành văn bản đầu tiên năm 1933, sau đó được sửa đổi bổ sung qua các năm 1951, 1962, 1983 và văn bản mới nhất là
UCP500, có giá trị hiệu lực kể từ 01/01/1994.  (UCP500 có khoản 50 điều+các tình huống xử lý).
 
1. Khái niệm
    Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng (Ngân hàng
mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (Người xin mở thư tín dụng) cam
kết hay cho phép một ngân hàng khác (Ngân hàng ở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp
thuận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng.
 
2. Các thành phần có liên quan
+ Người xin mở thư tín dụng:  Người mua, nhà nhập khẩu.
+ Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): Là ngân hàng đại diện của nhà nhập khẩu,
sẳn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.
+ Người thụ hưởng:  Là người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kỳ nào đó do người
thụ hưởng chỉ định.
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank):  Là Ngân hàng có nhiệm vụ thông
báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) của ngân
hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi, cũng có thể là ngân hàng phục vụ cho nhà
xuất khẩu.
   Ngoài ra, tùy theo các điều kiện thỏa thuận cụ thể giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu, còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này như
sau:
+ Ngân hàng chiết khấu, hoặc một ngân hàng nào đó được chỉ định để chiết khấu.
+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank):  là Ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình
sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền cho nhà xuất khẩu, trong trường hợp
ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.  Ngân hàng xác nhận này còn
được gọi là Ngân hàng bảo lãnh.
+ Ngân hàng thanh toán (Paying Bank):  Là một ngân hàng khác, được ngân hàng mở thư
tín dụng chỉ định thay mình trả tiền cho bên xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu.
 
3. Mối quan hệ giữa 03 thành phần đối với một L/C  - (Letter Credit)
   a) Mối quan hệ giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C:  Mối quan hệ này
được giải quyết trên cơ sở đơn xin mở L/C và sự đồng ý của ngân hàng mở L/C.  Đây là cơ
sở để giải quyết tranh chấp (nếu có)
   b) Mối quan hệ giữa Ngân hàng mở L/C và đơn vị xuất khẩu:  Mối quan hệ này
được giải quyết trên cơ sở nội dung L/C được viết ra bởi Ngân hàng.
   c) Mối quan hệ giữa đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu:  Mối quan hệ này được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán khi chưa mở L/C.
Tóm lại:  Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp:
Đơn xin mở L/C là cơ sở giải quyết giữa Nhà nhập khẩu và Ngân hàng mở thư tín dụng.
Thư tín dụng là cơ sở giải quyết giữa Nhà xuất khẩu và Ngân hàng mở thư tín dụng.
Hợp đồng là cơ sở giải quyết giữa Nhà xuất khẩu và Nhà nhập khẩu.
Chú ý: Hảy thận trọng khi xem xét một L/C, cần chú ý L/C đó có phù hợp với hợp đồng đã
ký hay không? Nhớ rằng: Đối với nhà nhập khẩu, L/C còn chính là một phương tiện để "cải
chính" lại một số điều bất lợi đối với họ trong hợp đồng đã ký.  Mặc dù, theo đúng nguyên
tắc thì sự "cải chính" này phải được sự thỏa thuận của cả đôi bên.
 
4. Quá trình tiến hành phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
  
  (1)  
NHÀ NHẬP KHẨU   NHÀ XUẤT KHẨU
(Người xin mở thư tín dụng)      (5) (Người thụ hưởng)
             
          
         
         
(2) (10) (11)                                               (4) (6 (9)
  )
   
    
 
  (3)  
NGÂN HÀNG MỞ L/C (7) NGÂN HÀNG THÔNG
BÁO
(NH phục vụ nhà nhập khẩu) (8) (NH đại lý của NH mở L/C)
     
                   
 
  (1) Căn cứ nhu cầu và thoả thuận kinh tế đàm phán, ký kết hợp đồng.
  (2) Nhà nhập khẩu làm đơn gửi Ngân hàng xin mở L/C (theo mẫu Ngân hàng).
  (3) Ngân hàng mở L/C thảo thư tín dụng và chuyển đến ngân hàng thông báo.
  (4) Ngân hàng đại lý thông báo, ghi sổ và chuyển đến nhà xuất khẩu.
  (5) Nhận được L/C, nhà xuất khẩu tổ chức giao hàng theo thỏa thuận.
  (6) Giao hàng xong, lập Bộ chứng từ (theo L/C)+Hối phiếu và chuyển đến NH đại lý.
  (7) Ngân hàng đại lý chuyển Hối phiếu và Bộ chứng từ đến Ngân hàng mở L/C.
  (8) Kiểm tra sự hợp lệ của Bộ chứng từ (đúng L/C), ra lệnh NH đại lý thanh toán.
  (9) Ngân hàng đại lý báo Có, chấp nhận thanh toán cho Nhà xuất khẩu.
(10) Ngân hàng mở L/C báo Nợ, giao bộ chứng từ gốc cho Nhà Nhập khẩu nhận hàng.
(11) Nhà nhập khẩu thanh toán cho Ngân hàng mở L/C khoản nợ đến hạn.
 
 Chú ý:
    - Đơn xin mở L/C lập theo mẫu của Ngân hàng, khi viết đơn phải tôn trọng những điều
kiện trên hợp đồng, tránh mâu thuẩn, trái ngược nhau.  Vì đây là cơ sở pháp lý để giải quyết
tranh chấp, đơn phải làm ít nhất là 02 bản.  Sau khi Ngân hàng ký, đóng dấu xác nhận sẽ
gửi trả lại Nhà nhập khẩu 01 bản.
    - Khi chấp thuận mở L/C, ngân hàng sẽ trích tài khoản của Nhà nhập khẩu, mở tài
khoản tín dụng và thực hiện ký quỹ.  Việc ký quỹ này nhầm đảm bảo khả năng thanh toán
cho L/C được mở.  Tuỳ theo mức độ quan hệ giữa Nhà nhập khẩu và Ngân hàng, mà mức
ký quỹ này sẽ thay đổi theo các tỷ lệ khác nhau.   Việc mở thư tín dụng qua nước xuất khẩu
có thể bằng đường hàng không hoặc điện tín (Telex).
    - Tại Ngân hàng Thông báo (hoặc NH Đại lý của NH mở L/C):  Sau khi nhận được Bộ
chứng từ và Hối phiếu thanh toán của Nhà Xuất khẩu, NH thông báo sẽ kiểm tra, nếu không
phù hợp với L/C, thì gửi trả lại cho Nhà xuất khẩu để điều chỉnh lại cho phù hợp còn ngược
lại, khi Bộ chứng từ đã hợp lệ sẽ chuyển cho Ngân hàng mở thư tín dụng, với thời gian là 02
(hai) ngày làm việc.
    - Tại Ngân hàng mở L/C:  Tiếp tục kiểm tra và đối chiếu Bộ chứng từ với L/C đã mở
thông báo thanh toán (hoặc không thanh toán, trả lại Bộ chứng từ cho Nhà xuất khẩu khi bất
hợp lệ). Thời gian kiểm tra là 07 (bảy) ngày làm việc.
    - Đối với Nhà nhập khẩu, khi nhận được Bộ chứng từ thanh toán từ Ngân hàng mở L/C,
có quyền kiểm tra lại, nếu phát hiện sai sót trầm trọng và bất lợi về phía mình trong thủ tục
nhận hàng, có quyền đề nghị với Ngân hàng mở L/C, từ chối trả tiền.
 
5. Một số chú ý về L/C
Thông thường trong thư tín dụng có các nội dung chủ yếu sau:
    +  Tên và địa chỉ ngân hàng mở thư tín dụng
    +  Số hiệu L/C: dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán, cơ sở trao đổi thư từ, điện tín,
… khi thực hiện hợp đồng.
    +  Địa điểm và ngày mở L/C:  Địa điểm là nơi mà ngân hàng cam kết trả tiền cho nhà
xuất khẩu (có ý nghĩa quan trọng là nơi lựa chọn nguồn luật để giải quyết tranh chấp xảy
ra).  Ngày mở tức ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C. Cũng là ngày
chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu.  Cũng là ngày bắt đầu thời hạn
hiệu lực của tín dụng thư.
    +  Loại thư tín dụng:  Có nhiều loại nên cần phải ghi rõ là loại L/C gì?  Theo UCP500,
nếu không ghi rõ, thì L/C dạng này được xem là loại L/C không thể hủy ngang.
    +  Thời hạn hiệu lực của L/C, địa điểm hết hiệu lực của L/C:  Thời hạn hiệu lực được
tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hiệu lực thanh toán L/C.  Đây cũng là thời hạn cuối
cùng cho việc hoàn thành và xuất trình Bộ chứng từ để được thanh toán.  Về địa điểm hết
hiệu lực, cả 02 bên mua, bán đều muốn địa điểm hết hiệu lực tại nước mình, để họ có thể
chủ động về thời gian trả tiền hay nhận tiền, giảm được chi phí chuyển tiền.
    + Nếu số lượng hàng hóa, hoặc số lượng tiền không thể ghi bằng số tuyệt đối do hàng
hóa khó cân, đong, đo, đếm chính xác các L/C thường dùng từ “about” (khoảng chừng, xấp
xỉ).  Tuy nhiên, theo UCP500, “about” này cho xê dịch không quá số cho phép 10% so với
số tiền ghi trên L/C.
    +  Nếu L/C không ghi ngày xuất trình Bộ chứng từ thì theo điều 43a của UCP500, quy
định trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng, nhưng phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
    +  Thời hạn trả tiền của L/C:  Trong trường hợp trả ngay, thì việc trả tiền phải được thực
hiện ngay sau khi xuất trình hối phiếu trả ngay.
    +  Thời hạn giao hàng:  Nếu L/C ghi “on” (vào ngày), hay “about” (vào khoảng) hoặc
các từ ngữ tương đương thì cho phép giao hàng trước, sau 05 ngày so với ngày giao hàng. 
Ví dụ:  Date of shipment on (about) 06/07/2003, thì Nhà xuất khẩu có thể giao hàng từ
01/07/2003 đến 10/07/2003, kể cả ngày 06/07/2003 và 10/07/2003.
 
     Ngoài ra, còn có các từ như “to”, “from” (Ví dụ: Date of shipment to 06/07/2003, Date
of shipment from 06/07/2003 là tính luôn ngày 06/07/2003) và từ “after”(Ví dụ: Date of
shipment after 06/07/2003, là không tính ngày 06/07/2003).
 
6. Các loại L/C
L/C có thể hủy ngang (Revocable letter of credit): Là loại mà Nhà nhập khẩu có thể
hủy bỏ bất cứ lúc nào, không cần thông báo cho Nhà xuất khẩu và các bên có liên quan. 
Thực chất, loại L/C này chỉ là lời hứa trả tiền chứ không là cam kết trả tiền.
L/C không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại mà sau khi đã mở
trong thời gian hiệu lực thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ mà không có sự đồng ý
của Nhà xuất khẩu và các bên tham gia.
Theo UCP500, nếu một L/C không có ghi là loại gì (tức không ghi hủy ngang, hay không
hủy ngang) thì được hiểu là loại L/C không thể hủy ngang.
L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable letter of credit): Là loại
không thể hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo như thư
tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C.  Sử dụng loại này cần ghi rỏ tên Ngân hàng xác
nhận trong nội dung L/C và Ngân hàng xác nhận phải ký xác nhận trên L/C.
L/C chuyển nhượng (Transferable letter of credit): Là loại không thể hủy ngang, nội
dung thư tín dụng này có quy định quyền được chuyển nhượng một lần và mức chuyển
nhượng là một phần (hay toàn bộ) số tiền đã ghi trên L/C cho một (hay nhiều người), theo
lệnh của người thụ hưởng đầu tiên.  Phí chuyển nhượng sẽ do người thụ hưởng đầu tiên
gánh chịu.
L/C không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse letter of
credit): Là loại không thể hủy ngang, trong nội dung có quy định khi ngân hàng đã trả tiền
cho Nhà xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại dù với bất cứ điều kiện nào.  Trường
hợp này trên Hối phiếu đòi tiền của nhà xuất khẩu phải có thể hiện câu "Without recourse to
drawer".
L/C tuần hoàn (Revolving letter of credit): Là loại không thể hủy ngang, sau khi L/C
sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị lại như cũ và
cứ vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. Tuỳ theo thỏa thuận sẽ có 02 loại tuần hoàn
là : Tuần hoàn tích lũy và Tuần hoàn không tích lũy.
   Có tích lũy: Nếu trong thời gian hiệu lực L/C, Nhà xuất khẩu không giao hàng, thì trong
kỳ hiệu lực kế tiếp, giá trị L/C sẽ được cộng dồn tăng lên thêm của cả kỳ trước.
   Không tích lũy: Số dư giá trị L/C của kỳ trước không cộng dồn vào kỳ này.
   Ngoài ra, dựa vào yếu tố thông báo của ngân hàng mở L/C cho Nhà xuất khẩu, loại này
có 03 cách tuần hoàn:
     Cách 1-Tự động: Giai đoạn sau tự động có giá trị lại mà không cần Ngân hàng thông
báo.
     Cách 2-Không tự động: Phải có Ngân hàng thông báo cho từng giai đoạn.
     Cách 3-Bán tự động: Giai đoạn sau, nếu NH không thông báo, L/C tự động có hiệu lực.
L/C giáp lưng (Back to Back letter of credit): Là loại không thể hủy ngang mà Nhà
nhập khẩu mở cho một Nhà xuất khẩu hưởng để thanh toán tiền hàng cho một Tổ chức xuất
khẩu khác.  L/C ban đầu là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.  Thực hiện loại này
cần chú ý rằng 02 L/C phải được thông qua một ngân hàng phục vụ Tổ chức xuất khẩu, L/c
gốc phải có ngày mở trước ngày của L/C giáp lưng và số tiền trên L/C giáp lưng phải nhỏ
hơn số tiền trên L/C gốc.  Phần chênh lệch do Nhà xuất khẩu trung gian hưởng.
L/C đối ứng: Là loại không thể hủy ngang mà được quy định rằng nó chỉ có giá trị hiệu
lực khi có một L/C khác đối ứng với nó được mở.  Có nghĩa khi Nhà xuất khẩu nhận được
L/C do Nhà nhập khẩu mở, thì Nhà xuất khẩu phải mở lại 01 L/C tương ứng thì nó mới có
giá trị.  Loại này thường được sử dụng cho các bên xuất nhập khẩu có quan hệ thanh toán
trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng, hoặc gia công may mặc, gia công đổi nguyên liệu lấy
thành phẩm. (Chú ý:  Trong gia công, khi Nhập nguyên liệu dùng L/C trả chậm.  Xuất thành
phẩm dùng L/C trả ngay).
L/C dự phòng (Stand By letter of credit): Là loại mà Nhà nhập khẩu yêu cầu Nhà xuất
khẩu phải mở một L/C dự phòng, để dự phòng trường hợp Nhà xuất khẩu không giao hàng,
thì Ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho Nhà nhập khẩu.
L/C thanh toán dần (Deferred payment letter of credit): Là loại không thể hủy ngang
được Ngân hàng mở L/C cam kết với Nhà xuất khẩu thanh toán dần số tiền ghi trong L/C
trong thời gian hiệu lực quy định.
L/C với điều khoản đỏ (Red Clause letter of credit): Là loại L/C mà trong đó có điều
khoản nào đó đặc biệt.  Thường là Nhà nhập khẩu cho phép Nhà xuất khẩu ứng trước một
khoản tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa.
 
7. Nhận xét
Trong điều kiện mua bán quốc tế như hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
có ưu điểm là: Quyền lợi của các bên tham gia mua bán (bao gồm Nhà xuất khẩu và Nhà
nhập khẩu) đều được đảm bảo như nhau, thông qua tổ chức thứ ba là Ngân hàng.  Trong
phương thức này, phía có trách nhiệm cao nhất là Ngân hàng mở thư tín dụng.  Họ sẽ quyết
định thanh toán hoặc không thanh toán cho việc giao dịch mua bán giữa hai bên.
Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là:  Thời gian thanh toán chậm (do phải kiểm
soát chặt chẻ chứng từ) và chi phí cao (do vận chuyển chứng từ nhiều lần, từ nơi này đến
nơi khác, giữa các bên).

PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN


(REMITTANCE)
----ooOoo----
1. Khái niệm
    Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng (Người
mua, Nhà Nhập Khẩu,...) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển trả một số tiền nhất định
cho người hưởng lợi (Người bán, Nhà Xuất Khẩu,...) ở một địa điểm nhất định và trong một
thời gian nhất định.
 
2. Các thành phần có liên quan
+ Khách hàng yêu cầu chuyển tiền:  Người mua, Nhà Nhập Khẩu (Đơn vị mua hay Người
mắc nợ).
+ Người nhận yêu cầu: Ngân hàng phục vụ của Người mua, Nhà Nhập khẩu, (Khách hàng
yêu cầu).
+ Người thụ hưởng:  Người bán, Nhà Xuất Khẩu (Đơn vị bán hay Người hưởng lợi).
 
3. Quá trình tiến hành phương thức chuyển tiền
  
NHÀ XUẤT KHẨU  (1) NHÀ NHẬP KHẨU
(Người thụ hưởng)   (Người yêu cầu)
         
          
         
         
    (5)   (2) (3)
   
    
 
 
NGÂN HÀNG   NGÂN HÀNG
ĐẠI LÝ (4) CHUYỂN TIỀN
 
  (1) Sau khi thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức xuất khẩu
thực hiện việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu đồng thời chuyển giao
toàn bộ chứng từ.
  (2) Tổ chức nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn viết lệnh chuyển tiền gửi đến
ngân hàng phục vụ mình.
  (3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản
của đơn vị để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ, giấy báo đã thanh toán cho đơn vị nhập khẩu.
  (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của
mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người nhận tiền.
  (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng và gửi giấy báo cho đơn vị.
 
4. Hình thức chuyển tiền
    +  Hình thức điện báo (T/T - Telegraphic Transfer):  Việc chuyển tiền được thực hiện
bằng cách ngân hàng sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người
nhận.
    +  Hình thức thư chuyển tiền (M/T - Mail Transfer):  Ngân hàng thực hiện việc chuyển
tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận
 
5. Nhận xét
        - Đây là một phương thức thanh toán nhanh, gọn và tiện lợi
        - Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua.  Quyền lợi của nhà xuất khẩu
không được đảm bảo.  Bởi vì, lúc bây giờ, Bộ chứng từ giao hàng và thanh toán đã chuyển
cho người mua, tức Nhà Nhập Khẩu đã có toàn quyền sở hữu hàng hóa, trong khi Nhà Xuất
Khẩu chưa nhận được tiền.
        - Với phương thức này, Ngân hàng chỉ là người trung gian thực hiện việc thanh toán
theo ủy nhiệm để hưởng một phí mà không bị ràng buộc gì cả về trách nhiệm.
        - Để đảm bảo an toàn, ta có thể dùng phương thức này để thanh toán các khoản
tương đối nhỏ như thanh toán các khoản chi phí, tiền phạt tàu, tiền bồi thường hàng thiếu,...
        - Với số tiền lớn, khi áp dụng phương thức này, cần thiết chú ý đến mối quan hệ có
truyền thống giữa người mua và người bán.  Cả hai phải tuyệt đối tin tưởng nhau, qua quá
khứ quan hệ làm ăn lâu dài.
 
         Chú ý:  Có một phương thức thanh toán quốc tế khác, được gọi là Phương thức mở
tài khoản (Open Account):  Là phương thức thanh toán mà Nhà Xuất Khẩu, sau khi giao
hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành mở tài khoản hay ghi nợ cho Nhà Nhập Khẩu và việc
thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong một thời kỳ nhất định.
          Phương thức này chỉ nên được áp dụng khi giữa các bên có quan hệ thường
xuyên tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các Công ty với nhau, giữa Công ty Mẹ với Công ty con
(Mô hình Công ty Mẹ-Con đa quốc gia), dùng trong thanh toán phí mậu dịch như:  Cước phí,
bảo hiểm, hoa hồng.  Thực chất đây là tín dụng thương mại mà nhà xuất khẩu cung cấp
(như chi hoa hồng chẳng hạn) cho nhà Nhập khẩu.

You might also like